Trong thời gian quan, Nhà nước thu từ nông dân sử dụng đất nông nghiệp các
khoản: tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và một số lệ phí quản lý đất đai. Nhìn chung,
tổng thu thuế sử dụng đất nông nghiệp không lớn. Từ năm 2003 đến năm 2014, Chính
phủ đã quyết định miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho tất cả hộ
nông dân và miễn hoàn toàn thuế sử dụng đất cho hộ nông dân nghèo, giảm 50% cho
diện tích vượt hạn điền. Tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với diện tích đất vượt hạn điền
hoặc đất đấu thầu. Các khoản lệ phí về đất không lớn, thường là phí cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, phí trích lục bản đồ, phí đăng ký đất.
198 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập khẩu,
sẽ gia tăng áp lực hơn đối với việc giảm sút nguồn thu”. Vì lẽ trên, việc tái cấu trúc hệ
thống thuế là điều cần xem xét của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh kinh tế-xã hội
hiện nay. Việc tạo ra một hệ thống thuế có cơ sở thuế bao quát hơn và thuế suất vừa
phải sẽ giúp tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội do thuế tạo ra. Bởi lẽ theo Quy tắc
Ramsey cho rằng: “tổn thất từ đánh thuế gia tăng theo bình phương thuế suất, Chính
phủ nên trải dài đánh thuế trên diện rộng, không nên đánh thuế vào một nhóm hàng
hóa với thuế suất cao”. Bên cạnh đó, việc hình thành và mở rộng đối tượng chịu thuế
147
tài sản kết hợp căn cứ tính thuế dựa theo giá thị trường của tài sản chịu thuế và thuế
suất lũy tiến sẽ giúp cho tính công bẳng của thuế theo chiều ngang cũng như công
bằng dọc được thể hiện rõ hơn.
Thứ hai, việc xây dựng chính thuế tài sản cũng như hoạt động quản lý thuế cần
được hiện đại hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả quản lý thuế có thể cải thiện được
thông qua việc thúc đẩy những nổ lực như: (1) Thực thi pháp luật và (2) Sự hợp tác
giữa Cơ quan thuế và các ban ngành liên quan.
(1).Việc thực thi pháp luật và chính sách thuế tài sản đóng một vai trò quan
trọng trong công cuộc cải cách thuế. Nghiên cứu mô hình thuế tài sản ở chương 4 đã
chỉ ra những nguyên tắc nằm trong phạm vi của việc thực thi pháp luật và chính sách
thuế tài sản như tính đơn giản, minh bạch và khả thi.
(2). Sự hợp tác giữa Cơ quan thuế và các ban ngành liên quan là rất cần thiết
cho việc thực thi chính sách thuế tài sản như: Xác định giá tính thuế tài sản, các thông
tin số liệu về kê khai và quản lý tài sản..., các ban ngành liên quan nên xem xét việc
đánh đổi giữa tính công bằng và tính hiệu quả của thuế tài sản, vấn đề nào sẽ được đặt
lên hàng đầu cho chính sách.
Thuế tài sản nằm trong mối quan hệ với các loại thuế khác trong toàn bộ hệ
thống thuế ở nước ta và là loại thuế ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mọi tầng lớp
nhân dân, đặc biệt với hơn chục triệu hộ nông dân phải nộp thuế sử dụng đất nông
nghiệp, đất ở và đất kinh doanh. Vì vậy, khi thực hiện thuế tài sản phải giải quyết
đồng bộ các điều kiện chủ yếu để có thể bảo đảm triển khai thuế tài sản một cách
thuận lợi, đó là:
- Cần có sự chủ động và quyết tâm cao từ phía chính phủ đối với chương trình cải
cách, bao gồm cả việc cụ thể hóa trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai
đoạn 2011-2020.
- Việc xây dựng chính sách, chế độ được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thận
trọng, phân tích khách quan, toàn diện, tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp để có
những quy định khả thi.
- Nhanh chóng hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở đó, thực hiện phân loại đất theo các
mục đích sử dụng đất khác nhau.
- Thành lập Hội đồng tư vấn thuế địa phương nhằm xây dựng khung giá tính thuế tài
sản, phân hạng tài sản chịu thuế, hạn mức chịu thuế...
- Ứng dụng công nghệ thông tin để cập nhật và theo dõi những biến động về tình
hình sử dụng những tài sản mà nhà nước cần quản lý. Hiện đại hóa quản lý thuế tài
sản theo phương thức quản lý thu thuế tài sản trên mạng vi tính thống nhất cả nước
148
bằng cách cấp "mã số" của thửa đất, lô đất theo bản đồ địa chính cho từng tổ chức,
cá nhân sử dụng đất để quản lý tổng diện tích đất tính thuế của cả nước, từng địa
phương, từng chủ sử dụng đất, theo dõi tình hình biến động của từng thửa đất (thay
đổi chủ sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất)
- Thiết lập hệ thống chứng từ hợp pháp về những tài sản nhà nước cần quản lý và có
quy định chế tài phù hợp. Thực hiện chế độ báo cáo và quản lý thuế tài sản từ các
cơ quan quản lý về thu thuế tài sản theo yêu cầu, biểu mẫu thống nhất.
- Phân định rõ trách nhiệm cho các cấp chính quyền trong việc quản lý các tài sản
thuộc diện nhà nước quản lý. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế tài sản theo
hướng trực tiếp hành thu phân cấp cho các chi cục, ở Cục thuế và Tổng Cục thuế
có bộ phận chỉ đạo, hướng dẫn quản lý thuế tài sản.
- Hạn chế việc lồng ghép chính sách xã hội vào trong chính sách thuế để đảm bảo sự
đơn giản trong chính sách thuế.
- Văn bản Luật thuế tài sản cần được ban hành đồng bộ với các Nghị định, Thông tư
quy định và hướng dẫn thi hành cụ thể theo những quan điểm nhất quán, gắn chính
sách thuế với các quy định pháp lý về quản lý tài sản.
- Thực hiện đào tạo cán bộ công chức thuế thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ,
quy trình quản lý thu thuế tài sản. Cải tiến thủ tục hành chính theo hướng đơn giản,
đặc biệt là bồi dưỡng đạo đức, phong cách làm việc lịch sự, chu đáo, tận tình với
người nộp thuế, đồng thời phải có quy chế xử lý nghiêm minh với cán bộ thuế có
hành vi vi phạm đạo đức cán bộ thuế.
- Mở rộng và đa đạng hóa các hình thức tuyên truyền để nâng cao trình độ hiểu biết
về chính sách thuế của đông đảo các tầng lớp dân cư, qua đó làm cho mọi người
thấy rõ trách nhiệm, tự giác làm tốt nghĩa vụ thuế tài sản.
- Tăng cường cơ sở vật chất đối với bộ phận tổ chức thu thuế tài sản tại cơ quan thu
thuế. Văn phòng giao dịch nơi trực tiếp thu thuế phải đảm bảo khang trang, có đủ
phương tiện, trang thiết bị đảm bảo cho cán bộ thuế làm việc giao dịch với người
nộp thuế văn minh, lịch sự.
Kết luận chương 5
Qua đối chiếu giữa cơ sở lý luận về thuế tài sản và thực trạng về chính sách
thuế liên quan đến tài sản ở Việt nam. Tác giả nhận thấy, việc xây dựng chính sách
thuế tài sản thật sự là một yêu cầu cần thiết mang tính khách quan bởi lẽ:
- Đất nước đang trong quá trình đổi mới và phát triển, thu nhập và đời sống của đa
số nhân dân tăng lên nhanh chóng. Cùng với quá trình đô thị hóa, việc mở rộng
diện tích đất ở, xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản phát triển nhanh, kéo theo sự
149
gia tăng khoảng cách giàu nghèo của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Để góp
phần thực hiện phân phối lại thu nhập trong dân cư, thực hiện mục tiêu công bằng
xã hội, nhưng vẫn bảo đảm sự tăng trưởng vững chắc, ổn định của nền kinh tế, các
nhà nghiên cứu cần thiết phải xem xét, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế hiện hành.
Trong đó, chế độ thu ngân sách đối với đất đai, nhà cửa, tài sản được điều chỉnh
chủ yếu thông qua chính sách thuế đối với tài sản.
- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các quan hệ tài sản, nhà cửa, đất đai
đang biến động khá phức tạp, đa dạng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn
trong phạm vi quốc tế. Vì vậy, chính sách thuế đối với tài sản cần rõ ràng hơn và
phù hợp hơn với thông lệ quốc tế để góp phần đắc lực vào yêu cầu quản lý tài sản
quốc gia, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập.
- Quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế tất yếu dẫn đến sự giảm sút
nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu Chính sách thuế được hoàn
thiện theo hướng tăng tỷ trọng thu trong nước, trên cơ sở phát triển sản xuất kinh
doanh, nâng dần tỷ lệ thuế trực thu trong tổng thu ngân sách. Vì vậy, cần xem xét
việc cải cách các sắc thuế nội địa, trong đó có thuế đối với tài sản nhằm khai thác
thêm nguồn thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu không ngừng tăng lên của ngân sách nhà
nước.
- Việc hoàn thiện mô hình thuế tài sản sẽ góp phần bảo đảm mối quan hệ hữu cơ với
các sắc thuế khác trong quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế, tiến dần đến
việc xây dựng một hệ thống thuế hoàn chỉnh và đồng bộ.
KẾT LUẬN
Luận án “Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam” được hoàn thiện dựa trên
cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn nhằm nghiên cứu các nội dung cốt lõi để xây dựng
mô hình thuế tài sản ở Việt Nam trong những năm tới. Trong phạm vi nghiên cứu có
hạn, luận án đã thực hiện các nội dung và kết quả đạt được chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý luận liên
quan đến tài sản và thuế tài sản, làm rõ các yếu tố cấu thành thuế tài sản, tầm quan
trọng của thuế tài sản, vai trò và vị trị chiến lược của thuế tài sản trong hệ thống thuế
quốc gia
Thứ hai, luận án chỉ ra được cách thức thiết lập mô hình thuế tài sản, những
nhân tố cốt lỗi cấu thành mô hình thuế tài sản.
Thứ ba, luận án đã phân tích và chỉ rõ thực trạng về việc quản lý tài sản hiện
nay, các chính sách thuế có liên quan đến tài sản đang được áp dụng hiện tại, từ đó chỉ
150
ra các ưu điểm và khuyết điểm của chính sách thuế hiện nay, những mặt đã đạt được
và những mặt còn hạn chế trong quá trình vận dụng của nước ta hiện nay.
Thứ tư, luận án đã tìm hiểu và đúc kết những kinh nghiệm vận dụng mô hình
thuế thuế tài sản ở một số quốc gia khác như Thụy Điển, Đài Loan, Cộng Hòa Pháp
từ đó vận dụng cho việc xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam
Thứ năm, qua nghiên cứu bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội ở Việt nam, luận án
đã đề xuất mô hình thuế tài sản trong giai đoạn tới cho Việt Nam cũng như các điều
kiện để chính sách thuế tài sản thực hiện được hoàn chỉnh.
Như vậy, trong chiến lược cải cách thuế ở nước ta từ nay đến 2020, luận án đề
xuất mô hình thuế tài sản gồm các sắc thuế: Thuế đăng ký tài sản, thuế sử dụng đất
nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế nhà, thuế công trình xây dựng
gắn liền trên đất, thuế phương tiện giao thông. Các sắc thuế này có mối quan hệ
tương thích, bổ sung và phụ thuộc nhau theo ý nghĩa hệ thống. Có thể thấy rằng sự tồn
tại nhiều hình thái của thuế tài sản không đơn giản là để tận thu mà còn là yêu cầu
khách quan mang tính kỹ thuật nghiệp vụ và lô-gíc hệ thống. Sự kết hợp chặt chẽ và
hợp lý giữa các loại thuế tài sản không những tạo điều kiện thực hiện mục tiêu toàn bộ
hệ thống thuế một cách hữu hiệu nhất mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của
công tác hành thu. Chính vì vậy, tuy thuế tài sản không phải là loại thuế mang lại tỷ
trọng thu lớn cho ngân sách ở Việt nam, song luôn được coi là loại thuế phức tạp cần
được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ban hành.
Trong điều kiện thời gian có hạn, luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc xây
dựng mô hình thuế tài sản, chủ yếu nghiên cứu các thành tố của mô hình thuế tài sản
sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam, không đi vào phần nghiên
cứu dự báo của mô hình (số thu thuế của mô hình) và chi tiết cách thức vận dụng mô
hình (chính sách áp dụng). Tác giả mong muốn trong tương lai gần sẽ tiếp tục hoàn tất
phần tiếp theo của mô hình nhằm đóng góp một phần nghiên cứu khoa học cho ngành
tài chính nhà nước trong công cuộc cải cách thuế./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
1. Bùi Hồng Điệp (2014), “Về hiệu quả của việc áp dụng chính sách thuế tài sản ở
Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 10, tháng
5/2014, trang 83-85.
2. Bùi Hồng Điệp (2014), “Chính sách thuế đối với tài sản ở Việt Nam”, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 16, tháng 8/2014, trang 3-5.
3. Bùi Hồng Điệp (2014), “Kinh nghiệm đánh thuế tài sản ở một số quốc gia trên thế
giới”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội – Trung tâm Thông tin và Dự
báo Kinh tế-Xã hội Quốc gia, số 107, tháng 11/2014, trang 30-38.
4. Bùi Hồng Điệp (2014), “Tình hình thuế và ngân sách của Việt Nam giai đoạn
2003-2012”, Tạp Kinh tế và Dự báo-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 23, tháng
12/2014, trang 10-12.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính (2007), “Đánh thuế tài sản để bình ổn thị trường bất động sản”,
Trang thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2009,
.
2. Bộ Tài chính (2007), “Thuế tài sản-Kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng tại
Việt nam”, Trang thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 11 tháng 6 năm
2008, .
3. Bộ Tài chính (2008), Cách đánh thuế tài sản ở Việt Nam, Tài liệu Hội thảo ngày
22 và 23/8/2008 tại Hải Phòng.
4. Bộ Tài chính (2008), “Hội thảo cách đánh thuế tài sản ở Việt Nam”, Trang thông
tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009,
.
5. Bộ Tài chính (2009), Cải cách thuế của Việt Nam, Tài liệu Hội thảo ngày 26 và
27/2/2009 tại TP. Hồ Chí Minh.
6. Bộ Tài chính (2009), “Dự thảo Luật thuế nhà, đất: Hướng tới rõ ràng, công bằng
và minh bạch”, Trang thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 28 tháng 12
năm 2009, .
7. Bộ Tài chính (2015), “Số liệu công khai dự toán, quyết toán NSNN hàng năm”,
Trang thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015,
.
8. Đàm Văn Huệ (2006), Thuế đất đai – công cụ quản lý và điều tiết thị trường
BĐS, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. Đinh Văn Ân, Trần Kim Chung (2008), “Phát triển thị trường bất động sản: Phải
phối hợp đồng bộ các chính sách”, Tạp chí Tài chính, số 3, trang 41-44.
10. Đỗ Đức Định (2004), Kinh tế học phát triển về công nghiệp hóa và cải cách nền
kinh tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội
11. ETV2 (2009), “Thuế tài sản - Các phương thức quốc tế tốt nhất và khả năng thực
hiện ở Việt Nam”, Trang thông tin điện tử ETV2, truy cập ngày 31 tháng 12 năm
2009, .
12. Fulbright (2014), “Tài chính công”, Trang thông tin điện tử Fulbright, truy cập
ngày 12 tháng 4 năm 2014,
13. Gangadha Prasad Shukla, Phạm Minh Đức, Michael Engelschalk, Lê Minh Tuấn
(2011), Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công
bằng hơn, Ban quản lý kinh tế và xóa đói giảm nghèo Khu vực Châu Á Thái
Bình Dương, Hà Nội.
14. Harvey S.Rosen (2004), Tài chính công, Bản dịch Tiếng Việt của Khoa Tài
chính nhà nước – Đại học Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.
15. Hoàng Thị Giang (2008), “Xây dựng luật thuế tài sản hay pháp luật thuế tài sản ở
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán , số 10, trang 66-67.
16. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong kinh
tế xã hội, Nhà xuất bản Thống Kê.
17. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài chính,
Hà Nội.
18. Huỳnh Huy Quế (2008), “Góp ý hoàn thiện Dự luật thuế tài sản”, Tạp chí Thuế
nhà nước, số 38,39,40.
19. Ngô Văn Khương (2009), “Góp ý xây dựng luật thuế tài sản ở Việt Nam”, Tạp
chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 1, trang 53-56.
20. Nguyễn Đình Chiến (2006), “Thuế tài sản và khả năng áp dụng ở Việt Nam”,
Thuế Nhà Nước, kỳ 1 tháng 3, trang 9-11.
21. Nguyễn Đình Chiến (2006), “Xây dựng chính sách thuế đánh vào tài sản ở Việt
Nam trong thời gian tới”, Nghiên cứu tài chính kế toán, số 1/18, trang 22-24.
22. Nguyễn Hồng Sơn và Trần Quang Tuyến (2014), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam”, Kinh tế và Chính trị thế giới, số 5(217).
23. Nguyễn Hồng Thắng, Sử Đình Thành (2010), Mô hình tài chính công, tài liệu
lưu hành nội bộ, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
24. Nguyễn Văn Hiệu, Lê Xuân Trường (2008), Hệ thống thuế một số nước Asean và
Trung Quốc, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
25. Phan Thị Minh Lý, Lại Xuân Thủy (2011), “Đo lường công bằng chiều dọc của
thuế GTGT- Bằng chứng từ nghiên cứu từ các hộ gia đình ở Thừa Thiên Huế”,
Tạp chí Khoa học và Công Nghệ-Đại Học Đà Nẵng, số 1(42), trang 159-165.
26. Quách Đức Pháp (2002), “Nghiên cứu thuế tài sản áp dụng tại Việt Nam trong
những năm tới”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
27. Quốc hội (2005), Luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam số
33/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà nội.
28. Quốc hội (2013), Luật đất đai số 45/2013/QH13, Quốc hội ban hành ngày 29
tháng 11 năm 2013, Hà nội.
29. Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài (2006), Lý thuyết Tài chính công, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
30. Sử Đình Thành và cộng sự (2015), “Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam
kết hội nhập Quốc tế đến năm 2010”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 3, trang 2-26.
31. Tổng cục thống kê (2015), “Niên giám thống kê năm”, Trang thông tin điện tử
Tổng cục thuế, truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2015,
32. Tổng cục thuế (2008), “Thuế nhà và thuế đất: Cần cải cách toàn diện”, Trang
thông tin điện tử Tổng cục thuế, truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008,
33. Tổng cục thuế (2009), “Chính sách thuế trong quản lý Nhà nước về đất đai”,
Trang thông tin điện tử Tổng cục thuế, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2009,
34. Tổng cục thuế (2009), “Tác động của thuế đối với thị trường bất động sản”,
Trang thông tin điện tử Tổng cục thuế, truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009,
35. Tổng cục thuế (2008), “Thuế tài sản và khả năng áp dụng tại Việt Nam”, Trang
thông tin điện tử Tổng cục thuế, truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008,
36. Tổng cục thuế (2009), “Thuế Tài Sản ở Việt Nam nên xây dựng theo hướng
nào?”, Trang thông tin điện tử Tổng cục thuế, truy cập ngày 10 tháng 10 năm
2009,
37. Tổng cục thuế (2009), “Định hướng chính sách tài chính liên quan đến đất đai”,
Trang thông tin điện tử Tổng cục thuế, truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2009,
38. Việt Tuấn (2008), “Xây dựng dự thảo Luật thuế tài sản ở Việt Nam: Những đề
xuất từ thực tế”, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 33, trang 8-9.
39. Vũ Đình Ánh (2008), “Chính sách thuế, phí, lệ phí đối với thị trường bất động
sản: Để vừa quản lý hiệu quả, vừa thúc đẩy thị trường phát triển?”, Tạp chí Tài
chính, số 2, trang 26-30.
Tiếng Anh
40. ADB (2015), Key indicators for Asia and the Pacific 2015,
41. Barro R.J. (1991), “Economic growth in across-section of countries”, Quarterly
Journal of Economics, No 106.
42. Bird R. M., Martinez j. & Torgler B. (2004), Societal institutions and tax effort
in developing countries, Georgia State University, Attalanta Georgia.
43. Caspresen E. & Metcalf G. (1994), "Is a Value Added Tax regressive? Annual
versus lifetime incidence measures", National Tax Journal, No 4, pp. 731-746.
44. Chenery & Robinson (1986), Industrialization and growth, Oxford University
Press, for the World Bank.
45. David L. Cameron (1999), Property taxex, Willamette University Publishers,
USA, pp. 95-127.
46. Edel Matthew & Sclar Elliot (1974), ‘Taxes, Spending, and Property Values:
Supply Adjustment in a Tiebout-Oates Model’, Journal of Political Economy,
No 82, pp. 941-954.
47. Fischel William A. (1975), Fiscal Zoning and Land Use Controls, Lexington
Books, Lexington, MA.
48. Hamilton Bruce W. (1975), ‘Property Taxes and the Tiebout Hypothesis:
Some Empirical Evidence’, Fiscal Zoning and Land Use Controls,
Lexington Books, MA, pp. 13-29.
49. Hamilton Bruce W. (1976), ‘The Effects of Property Taxes and Local Public
Spending on Property Values: A Theoretical Comment’, Journal of Political
Economy, No 84, pp. 647-650.
50. Hamilton Bruce W. (1983), Local Provision of Public Services: The Tiebout
Model After Twenty-Five Years, Academic Press, New York.
51. IMF (2015), IMF eLibrary data,
52. Jonathan Gruber (2005), Puclic Finace and Public Policy, Worth Publishers.
53. Kakwani N.C. (1984), "On the measurement of Tax Progressivity and
Redistributive Effects of Taxes with Applications to Horizontal and Vertical
Equity", Advances in Econometriecs, Vol. 3, pp. 149-168.
54. King R. G. & Rebelo S. (1990), “Public policy and economic growth:
Developing neoclassical implications”, Journal of Political Economics, No 98,
pp. 126-150.
55. Le T.M., Moreno Dodson B. & Rojchaichaninthorn J. (2008), Expanding taxable
capacity and reaching revenue potential: Cross-country analysis, World bank,
Washington DC.
56. Mieszkowski (1972), ‘The Property Tax: An Excise or Profits Tax’, Journal of
Public Economics, No 1, pp. 73-96.
57. Mieszkowski & Zodrow (1983), Local Provision of Public Services:The Tiebout
Model After Twenty-Five Years, Academic Press, New York.
58. Mieszkowski & Zodrow (1989), ‘Taxation and the Tiebout Model: The
Differential Effects of Head Taxes, Taxes in Land Rents, and Property Taxes’,
Journal of Economic Literature, No 27, pp. 1098-1146.
59. Murphy Higgins (2007), Concepts in Federal Taxation, Thomson Publishers,
USA.
60. Musgrave R.A. (1984), Public finance in theory and practice, McGraw-Hill
Book.
61. Netzer (1966), Economics of the Property Tax, Washington DC, Brookings
Institution.
62. Netzer (1973), ‘The Incidence of the Property Tax Revisited’, National Tax
Journal, No 26, pp. 515-535.
63. Oates Wallace E. (1969), ‘The Effects of Property Taxes and Local Public
Spending on Property Values: An Empirical Study of Tax Capitalization and the
Tiebout Hypothesis’, Journal of Political Economy, No7, pp. 957-971.
64. OECD (2015), Tax revenue,
65. Robert Carroll J. & John Yinger (1994), ‘Is the Property Tax a Benefit Tax? The
Case of Rental Housing’, National Tax Journal, No 47, pp. 295-316.
66. Rosengard J. K. (1998), Property Tax Reform in Developing Countries, Kluver
Academic Publishers, Boston.
67. Simon (1943), ‘The Incidence of a Tax on Urban Real Property’, Quarterly
Journal of Economics, No 57, pp. 398-421.
68. Tamaoka M. (1994), "The Regressivity os a Value Added Tax : Tax Credit
Method and Subtraction Method : A Japanese Case", Fiscal Studies, Vol. 15, No
. 2, pp. 57-73.
69. Thomson (1965), ‘The Property Tax and the Rate of Interest’, The American
Property Tax, Lincoln School of Public Finance, California.
70. Wassmer Robert W. (1993), ‘Property Taxation, Property Base, and Property
Value: An Empirical Test of the “New View”’, National Tax Journal, No 46,
pp. 135-159.
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: Phiếu điều tra về chính sách thuế hiện nay 1-2
Phụ lục 1.2: Kết quả điều tra về chính sách thuế hiện nay 3-4
Phụ lục 2.1: Nội dung thảo luận 5-6
Phụ lục 2.2: Phiếu phỏng vấn chuyên gia 7-8
Phụ lục 3.1: Phiếu điều tra 9-10
Phụ lục 3.2: Mã hóa các biến quan sát của mô hình 11
Phụ lục 3.3: Các biến còn lại sau khi kiểm định Cronch’s Alpha 12
Phụ lục 3.4: Kết quả phân tích từ SPSS 18.0 13-22
Phụ lục 3.5: Phiếu phỏng vấn chuyên gia 23-25
Phụ lục 3.6: Phiếu phỏng vấn chuyên gia 26-27
Phụ lục 4: Thu ngân sách Nhà nước 28
Phụ lục 5 : Doanh thu thuế dự kiến đối với thuế SDĐNN 29-30
Phụ lục 6 : Doanh thu thuế dự kiến đối với thuế SDĐPNN 31-47
Phụ lục 7 : Doanh thu thuế dự kiến đối với thuế nhà 48
Phụ lục 8 : Doanh thu thuế dự kiến đối với thuế đăng ký tài sản 49
Phụ lục 9 : Doanh thu thuế dự kiến đối với thuế phương tiện giao thông 50
Phụ lục 10 : Doanh thu thuế dự kiến đối với thuế công trình xây dựng 50
Phụ lục 11.1 : Mẫu thu thập dữ liệu Thu nhập và chi tiêu hộ gia đình 51-68
Phụ lục 11.2 : Kết quả điều tra thu nhập và chi tiêu hộ gia đình 69
Phụ lục 11.3 : Mức độ tập trung thu nhập (GR) 70
Phụ lục 11.4 : Mức độ tập trung thu nhập (GC) 71
Phụ lục 11.5 : Mức độ tập trung thuế tài sản (T) 72
Phụ lục 12.1 : Bảng thống kê GDP, GDP bình quân đầu người, thuế tài sản, kim
ngạch XNK, giá trị nông nghiệp và Dân số 73
Phụ lục 12.2 : Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng khả năng thu thuế
tài sản 74
1
Phụ lục 1.1
PHIẾU ĐIỀU TRA
MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN :
Giới tính : Nam Nữ
Trình độ: Đại học Trên đại học
Nghề nghiệp:....................................................................................................................
Đơn vị công tác:.............................................................................................................
Thâm niên công tác < 5 năm Từ 5 năm đến < 10 năm
Từ 10 năm đến <15 năm Từ 15 năm trở lên
Nhằm để thu thập thông tin và dữ liệu cho việc nghiên cứu mô hình thuế tài sản ở
Việt Nam trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay, xin Ông/Bà vui lòng tham gia
đóng góp ý kiến nhận định theo những nội dung theo bảng hỏi sau đây:
NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN
RKĐY: rất không đồng ý KĐY: không đồng ý
KYK: không ý kiến ĐY: đồng ý RĐY: rất đồng ý
TT
Xin quý vị cho biết nhận xét về
chính sách thuế SDĐNN hiện
nay
RK K K R
ĐY ĐY YK ĐY ĐY
1.1
Tỷ trọng thu thuế SDĐNN so với
NSNN hiện nay
1.2
Cách phân loại hạng đất hiện nay
làm căn cứ tính thuế
1.3 Định suất thuế áp dụng hiện nay
1.4
Chính sách miễn giảm thuế
SDĐNN
1.5
Tính khoa học của việc quản lý
thu thuế SDĐNN hiện nay
TT
Xin quý vị cho biết nhận xét về
chính sách thuế nhà đất hiện
nay
RK K K R
ĐY ĐY YK ĐY ĐY
2.1
Tỷ trọng thu thuế nhà đất so tổng
thu NSNN hiện nay
2.2
Cách thức phân loại hạng đất hiện
nay làm căn cứ tính thuế
2.3
Quy định về đối tượng chịu thuế
nhà đất hiện nay
2.4 Quy định giá tính thuế
2.5
Chính sách miễn giảm thuế nhà
đất
2
TT
Xin quý vị cho biết nhận xét về
chính sách lệ phí trước bạ hiện
nay
RK K K R
ĐY ĐY YK ĐY ĐY
3.1
Tỷ trọng thu thuế trước bạ so tổng
thu NSNN hiện nay
3.2 Là khoản thu lệ phí hành chính
3.3 Là khoản thu mang tính chất thuế
3.4 Căn cứ tính thuế trước bạ hiện nay
3.5
Những quy định hiện nay về giá
trị TS để tính lệ phí trước bạ
TT
Xin quý vị cho biết quan điểm
của mình về các sắc thuế liên
quan đến tài sản hiện nay
Mang tính
chất thuế tài
sản
Chỉ liên quan
đến tài sản
4.1 Thuế SDĐNN
4.2 Thuế SDĐ phi NN
4.3 Tiền sử dụng đất
4.4 Tiền thuê đất
4.5 Lệ phí trước bạ
4.6
Thuế TN đối với chuyển nhượng
BĐS
4.7 Thuế Tài nguyên
4.8 Lệ phí địa chính
3
Phụ lục 1.2
Kết quả điều tra từ Bảng hỏi (Phụ lục 1.1)
TT Chính sách thuế SDĐNN hiện nay
RK K K R
ĐY ĐY YK ĐY ĐY
1.1
Tỷ trọng thu thuế SDĐNN so với
NSNN hiện nay
135 29 11 5 -
1.2
Cách phân loại hạng đất hiện nay làm
căn cứ tính thuế
- - 9 27 144
1.3 Định suất thuế hiện nay 155 20 5 - -
1.4 Chính sách miễn giảm thuế SDĐNN 92 40 29 16 4
1.5
Tính khoa học của việc quản lý thu thuế
SDĐNN hiện nay
130 31 14 5 -
TT Chính sách thuế nhà đất hiện nay
RK K K R
ĐY ĐY YK ĐY ĐY
2.1
Tỷ trọng thu thuế nhà đất so tổng thu
NSNN hiện nay
135 38 5 2 -
2.2
Cách thức phân loại hạng đất hiện nay
làm căn cứ tính thuế
121 47 7 4 2
2.3
Quy định về đối tượng chịu thuế nhà
đất hiện nay
117 32 16 11 4
2.4 Quy định giá tính thuế 160 20 - - -
2.5 Chính sách miễn giảm thuế nhà đất 119 40 13 9 -
4
TT
Chính sách lệ phí trước bạ hiện nay
RK K K R
ĐY ĐY YK ĐY ĐY
3.1
Tỷ trọng thu thuế trước bạ so tổng thu
NSNN hiện nay
- 29 - 45 106
3.2 Là khoản thu lệ phí hành chính 153 27 - - -
3.3 Là khoản thu mang tính chất thuế - - - 27 153
3.4 Căn cứ tính thuế trước bạ hiện nay 149 22 9 - -
3.5
Những quy định hiện nay về giá trị TS
để tính lệ phí trước bạ
117 58 5 - -
TT Quan điểm về các sắc thuế liên quan đến
tài sản hiện nay
Mang tính chất
thuế TS
Chỉ liên quan
đến TS
4.1 Thuế SDĐNN 175 5
4.2 Thuế SDĐ phi NN 180 -
4.3 Tiền sử dụng đất 4 176
4.4 Tiền thuê đất - 180
4.5 Lệ phí trước bạ 178 2
4.6 Thuế TN đối với chuyển nhượng BĐS 5 175
4.7 Thuế Tài nguyên 4 176
4.8 Lệ phí địa chính - 180
5
Phụ lục 2.1:
VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
--------------------------------
NỘI DUNG THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
Nhóm thảo luận:
Trưởng nhóm:
Thư ký:
Địa điểm tổ chức:
Thành phần tham dự:
Thời gian:
Nhằm để thu thập thông tin và dữ liệu cho việc nghiên cứu mô hình thuế tài sản
ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay với định hướng mô hình thuế tài
sản cần phải đảm bảo tính hiệu quả. Viện Kế Toán-Kiểm Toán và Tài Chính Doanh
Nghiệp tổ chức buổi thảo luận chuyên đề với những nội dung sau:
A. Thuế tài sản
- Tại sao phải đánh thuế tài sản?
- Thuế tài sản có vai trò và sự ảnh hưởng như thế nào?
- Dưới góc độ Luật thuế của Việt Nam hiện nay quy
định như thế nào về thuế tài sản?
B. Đối tượng chịu thuế tài sản
- Những đối tượng tài sản nào thuộc phạm vi đánh
thuế tài sản?
- Tại sao phải mở rộng đối tượng chịu thuế tài sản?
- Tài sản nào nên chịu thuế trong nhóm? Tại sao?
Bất động sản
Động sản
Tài sản tài chính
Tài sản vô hình
Tài sản khác
C. Hình thức đánh thuế tài sản
- Nên áp dụng hình thức đánh thuế nào cho phù hợp?
- Tại sao không đánh thuế thu nhập từ tài sản?
- Tập trung vào những tài sản nào để đánh thuế?
- Đánh thuế định kỳ hay thường xuyên?
6
D. Căn cứ tính thuế tài sản
- Nên áp dụng giá tính thuế như thế nào cho phù hợp?
- Dạng thuế suất nào cho phù hợp?
E. Tính hiệu quả thuế tài sản
- Để cho mô hình thuế tài sản ở Việt Nam đạt hiệu quả
thì cần dựa trên những tiêu chí nào để xây dựng.
7
Phụ lục 2.2:
VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
--------------------------------
PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
Nhóm thảo luận:
Trưởng nhóm:
Thành viên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Ngày thực hiện phỏng vấn:
Viện Kế Toán-Kiểm Toán và Tài Chính Doanh Nghiệp xin chân thành cám ơn
quý vị đã đến tham dự buổi thảo luận chuyên đề. Sau khi tổng hợp kết quả thảo luận
nhóm, nhằm để thu thập thông tin và dữ liệu cho việc nghiên cứu mô hình thuế tài sản
ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay với định hướng mô hình thuế tài
sản cần phải đảm bảo tính hiệu quả, xin ông/bà vui lòng cho biết những nhận định sau:
Theo ông/bà nên hay không đánh thuế tài sản đối với:
Đồng
ý
Không
đồng ý
1 Quyền sử dụng đất nông nghiệp
2 Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp
3 Nhà
4 Công trình xây dựng gắn liền trên đất (khu nghỉ dưỡng, hồ bơi,
công viên, vườn cảnh, các công trình kiến trúc khác không sử
dụng cho mục đích kinh doanh)
5 Tài sản đăng ký sử dụng (trước bạ)
6 Tài nguyên (quyền khai thác)
7 Phương tiện giao thông (máy bay, ô tô, mô tô, tàu thuyền)
8 Tài sản vô hình (bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, thương
hiệu)
9 Chứng khoán
8
Theo ông/bà đánh thuế tài sản thì nên:
Đồng
ý
Không
đồng ý
10 Tập trung vào những TS Nhà nước cần quản lý
11 Tập trung vào những tài sản có giá trị lớn
12 Dựa trên thu nhập của tài sản
13 Dựa trên giá trị của tài sản
14 Dựa trên tỷ lệ chịu thuế (% trên giá trị tài sản)
15 Quy định ngưỡng chịu thuế
16 Đánh thuế một lần khi thiết lập quyền sở hữu TS
17 Đánh thuế hàng năm đối với TS
Theo ông/bà về căn cứ tính thuế tài sản thì nên dựa vào:
Đồng
ý
Không
đồng ý
18 Giá thị trường của tài sản
19 Giá trị ròng của tài sản chịu thuế
20 Giá trị tài sản ấn định
21 Thuế suất lũy tiến
22 Thuế suất tỷ lệ (trung bình)
23 Thuế suất lũy thoái
Theo ông/bà để có một hệ thống thuế tài sản hiệu quả thì cần dựa vào
Đồng
ý
Không
đồng ý
24 Hiệu quả kinh tế
25 Tính bền vững và khả thi
26 Độ đàn hồi ổn định
27 Thể hiện tính công bằng
28 Giảm chi phí thực thi khi thực hiện (đơn giản, minh bạch, linh
hoạt)
Xin cám ơn
9
Phụ lục 3.1
VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
PHIẾU ĐIỀU TRA
MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN :
Giới tính : Nam Nữ
Trình độ: Đại học Trên đại học
Nghề nghiệp:....................................................................................................................
Đơn vị công tác:.............................................................................................................
Thâm niên công tác < 5 năm Từ 5 năm đến < 10 năm
Từ 10 năm đến <15 năm Từ 15 năm trở lên
Nhằm để thu thập thông tin và dữ liệu cho việc nghiên cứu mô hình thuế tài sản ở
Việt Nam trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay, xin Ông/Bà vui lòng tham gia
đóng góp ý kiến nhận định theo những nội dung sau:
NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN
Xin cho biết mức độ tán thành của Anh/Chị đối với các
vấn đề sau đây
1 2 3 4 5
Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng
ý
Trả lời bằng cách khoanh tròn vào ô tương ứng, nghĩa
là:
Chọn ô số (1): khi Hoàn toàn không đồng ý
Chọn ô số (5): khi Hoàn toàn đồng ý
Chọn một trong các ô số (2), (3), (4) tương ứng với các
mức độ trung gian. H
o
àn
t
o
àn
k
h
ô
n
g
đ
ồ
n
g
ý
K
h
ô
n
g
đ
ồ
n
g
ý
K
h
ô
n
g
ý
k
iế
n
Đ
ồ
n
g
ý
H
o
àn
t
o
àn
đ
ồ
n
g
ý
Theo ông/bà nên đánh thuế tài sản đối với:
1 Quyền sử dụng đất nông nghiệp 1 2 3 4 5
2 Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp 1 2 3 4 5
3 Nhà 1 2 3 4 5
4 Công trình xây dựng gắn liền trên đất (khu nghỉ
dưỡng, hồ bơi, công viên, vườn cảnh, các công
trình kiến trúc khác không sử dụng cho mục
đích kinh doanh)
1 2 3 4 5
10
5 Tài sản đăng ký sử dụng (trước bạ) 1 2 3 4 5
6 Tài nguyên (quyền khai thác) 1 2 3 4 5
7 Phương tiện giao thông (máy bay, ô tô, mô tô, tàu
thuyền)
1 2 3 4 5
8 Tài sản vô hình (bản quyền, bằng phát minh, sáng
chế, thương hiệu)
1 2 3 4 5
9 Chứng khoán 1 2 3 4 5
Theo ông/bà đánh thuế tài sản thì nên:
10 Tập trung vào những TS Nhà nước cần quản lý 1 2 3 4 5
11 Tập trung vào những tài sản có giá trị lớn 1 2 3 4 5
12 Dựa trên thu nhập của tài sản 1 2 3 4 5
13 Dựa trên giá trị của tài sản 1 2 3 4 5
14 Dựa trên tỷ lệ chịu thuế (% trên giá trị tài sản) 1 2 3 4 5
15 Quy định ngưỡng chịu thuế 1 2 3 4 5
16 Đánh thuế một lần khi thiết lập quyền sở hữu TS 1 2 3 4 5
17 Đánh thuế hàng năm đối với TS 1 2 3 4 5
Theo ông/bà về căn cứ tính thuế tài sản thì nên dựa vào:
18 Giá thị trường của tài sản 1 2 3 4 5
19 Giá trị ròng của tài sản chịu thuế 1 2 3 4 5
20 Giá trị tài sản ấn định 1 2 3 4 5
21 Thuế suất lũy tiến 1 2 3 4 5
22 Thuế suất tỷ lệ (trung bình) 1 2 3 4 5
23 Thuế suất lũy thoái 1 2 3 4 5
Theo ông/bà để có một hệ thống thuế tài sản hiệu quả thì cần dựa vào :
24 Hiệu quả kinh tế 1 2 3 4 5
25 Tính bền vững và khả thi 1 2 3 4 5
26 Độ đàn hồi ổn định 1 2 3 4 5
27 Thể hiện tính công bằng 1 2 3 4 5
28 Giảm chi phí thực thi khi thực hiện (đơn giản,
minh bạch, linh hoạt)
1 2 3 4 5
Xin cám ơn.
11
Phụ lục 3.2: Mã hóa các biến quan sát của mô hình
Thành phần TT Biến quan sát Mã hóa
Đối tượng
chịu thuế tài
sản
1 Quyền sử dụng đất nông nghiệp D01
2 Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp D02
3 Nhà ở D03
4 Công trình xây dựng gắn liền trên đất D04
5 Tài sản đăng ký sử dụng (trước bạ) D05
6 Tài nguyên (quyền khai thác) D06
7 Phương tiện giao thông D07
8 Tài sản vô hình (bản quyền, bằng phát minh,
sáng chế, thương hiệu) D08
9 Chứng khoán D09
Hình thức
đánh thuế tài
sản
10 Tập trung vào những tài sản Nhà nước cần
quản lý H10
11 Tập trung vào những tài sản có giá trị lớn H11
12 Dựa trên thu nhập của tài sản H12
13 Dựa trên giá trị của tài sản H13
14 Dựa trên tỷ lệ chịu thuế (% trên giá trị tài sản) H14
15 Quy định ngưỡng chịu thuế H15
16 Đánh thuế một lần khi thiết lập quyền sở hữu
tài sản H16
17 Đánh thuế hàng năm đối với tài sản H17
Căn cứ tính
thuế tài sản
18 Giá thị trường của tài sản C18
19 Giá trị ròng của tài sản chịu thuế C19
20 Giá trị tài sản ấn định C20
21 Thuế suất lũy tiến C21
22 Thuế suất tỷ lệ (trung bình) C22
23 Thuế suất lũy thoái C23
Tính hiệu quả
của thuế tài
sản
24 Hiệu quả kinh tế T24
25 Tính bền vững và khả thi T25
26 Độ đàn hồi ổn định T26
27 Thể hiện tính công bằng T27
28 Giảm chi phí thực thi khi thực hiện T28
12
Phụ lục 3.3: Các biến còn lại của mô hình sau khi kiểm định Hệ số
Cronbach’s Alpha
Thành
phần
Biến
Mã hóa
Đối tượng
chịu thuế
tài sản
1 Quyền sử dụng đất nông nghiệp D01
2 Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp D02
3 Nhà ở D03
4 Công trình xây dựng gắn liền trên đất D04
5 Tài sản đăng ký sử dụng (trước bạ) D05
6 Phương tiện giao thông D07
Hình thức
đánh thuế
tài sản
7 Tập trung vào những tài sản Nhà nước cần quản lý H10
8 Tập trung vào những tài sản có giá trị lớn H11
9 Dựa trên giá trị của tài sản H13
10 Dựa trên tỷ lệ chịu thuế (% trên giá trị tài sản) H14
11 Quy định ngưỡng chịu thuế H15
12 Đánh thuế một lần khi thiết lập quyền sở hữu tài
sản
H16
13 Đánh thuế hàng năm đối với tài sản H17
Căn cứ tính
thuế tài sản
14 Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tính thuế C18
15 Giá trị tài sản ấn định C20
16 Thuế suất lũy tiến C21
17 Thuế suất tỷ lệ (trung bình) C22
Tính hiệu
quả của
thuế tài sản
18 Hiệu quả kinh tế T24
19 Tính bền vững và khả thi T25
20 Độ đàn hồi ổn định T26
21 Thể hiện tính công bằng T27
22 Giảm chi phí thực thi khi thực hiện T28
13
Phụ lục 3.4: Kết quả phân tích từ SPSS 18.0
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
D01 180 1 5 3.59 .996
D02 180 1 5 3.62 1.099
D03 180 1 5 3.72 1.009
D04 180 1 5 3.83 .890
D05 180 1 5 3.48 1.070
D06 180 1 5 3.77 1.003
D07 180 1 5 3.57 1.073
D08 180 1 5 3.87 .997
D09 180 1 5 3.75 1.040
H10 180 1 5 3.53 1.169
H11 180 1 5 3.58 1.030
H12 180 1 5 4.09 1.026
H13 180 1 5 3.82 .924
H14 180 1 5 3.59 1.082
H15 180 1 5 3.68 1.012
H16 180 1 5 3.57 1.099
H17 180 1 5 3.64 1.034
C18 180 1 5 4.17 .906
C19 180 1 5 3.78 1.323
C20 180 1 5 4.33 .871
C21 180 1 5 3.97 .881
C22 180 1 5 4.46 .828
C23 180 1 5 3.83 1.343
T24 180 1 5 3.86 1.107
T25 180 1 5 3.62 1.105
T26 180 1 5 3.78 .995
T27 180 1 5 3.75 1.056
T28 180 1 5 3.85 .960
Valid N
(listwise)
180
14
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.803 9
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
D01 29.61 25.948 .579 .773
D02 29.58 25.730 .527 .780
D03 29.48 25.827 .582 .772
D04 29.38 26.370 .618 .770
D05 29.72 25.353 .586 .771
D06 29.44 28.750 .284 .810
D07 29.64 24.925 .629 .765
D08 29.33 27.039 .461 .788
D09 29.46 29.132 .231 .817
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.817 8
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
D01 25.86 22.176 .636 .782
D02 25.83 21.994 .575 .790
D03 25.73 21.973 .649 .780
D04 25.63 22.648 .672 .780
D05 25.97 21.547 .648 .779
D06 25.69 26.998 .108 .851
D07 25.89 21.351 .668 .776
D08 25.58 24.412 .378 .817
15
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.851 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
D01 22.09 20.030 .671 .822
D02 22.07 19.928 .597 .833
D03 21.97 19.809 .687 .819
D04 21.86 20.567 .699 .820
D05 22.21 19.349 .691 .818
D07 22.12 19.393 .683 .820
D08 21.82 23.212 .290 .874
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.874 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
D01 18.22 16.900 .650 .857
D02 18.19 16.716 .588 .869
D03 18.09 16.332 .719 .845
D04 17.99 17.039 .733 .846
D05 18.33 16.145 .689 .850
D07 18.25 16.021 .703 .848
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.862 8
16
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
H10 25.97 25.323 .771 .824
H11 25.92 28.206 .595 .846
H12 25.42 31.094 .317 .876
H13 25.69 28.964 .598 .846
H14 25.92 27.742 .602 .846
H15 25.83 27.819 .649 .840
H16 25.93 27.046 .658 .839
H17 25.86 27.238 .692 .835
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.876 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
H10 21.88 21.322 .778 .841
H11 21.83 23.950 .604 .865
H13 21.60 24.845 .585 .867
H14 21.83 23.641 .597 .866
H15 21.74 23.557 .663 .857
H16 21.84 22.881 .667 .857
H17 21.77 23.026 .706 .852
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.582 6
17
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
C18 20.37 9.352 .475 .478
C19 20.76 10.485 .067 .672
C20 20.21 9.061 .570 .445
C21 20.57 9.811 .403 .509
C22 20.08 9.458 .523 .469
C23 20.71 9.661 .161 .630
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.672 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
C18 16.59 7.058 .541 .573
C20 16.43 6.996 .593 .554
C21 16.79 7.508 .456 .611
C22 16.30 7.373 .539 .581
C23 16.93 7.363 .181 .783
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.783 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
C18 12.76 4.239 .617 .715
C20 12.60 4.264 .651 .697
C21 12.96 4.724 .487 .781
C22 12.47 4.541 .606 .722
18
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.813 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
T24 14.99 9.827 .661 .757
T25 15.24 10.652 .523 .801
T26 15.08 11.145 .528 .797
T27 15.11 10.363 .612 .773
T28 15.01 10.419 .694 .751
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.824
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 1.471
df 136
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
D01 1.000 .580
D02 1.000 .506
D03 1.000 .692
D04 1.000 .703
D05 1.000 .625
D07 1.000 .672
H10 1.000 .751
H11 1.000 .529
H13 1.000 .511
H14 1.000 .502
H15 1.000 .596
H16 1.000 .581
H17 1.000 .651
19
C18 1.000 .636
C20 1.000 .672
C21 1.000 .500
C22 1.000 .630
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Total Variance Explained
Comp
onent
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of
Squared Loadings
Rotation Sums of
Squared Loadings
Total
% of
Variance
Cumulati
ve % Total
% of
Variance
Cumula
tive % Total
% of
Variance
Cumula
tive %
1 5.464 32.139 32.139 5.464 32.139 32.139 4.058 23.872 23.872
2 2.864 16.849 48.988 2.864 16.849 48.988 3.798 22.341 46.213
3 2.010 11.821 60.809 2.010 11.821 60.809 2.481 14.596 60.809
4 .862 5.068 65.877
5 .797 4.688 70.565
6 .656 3.860 74.425
7 .602 3.542 77.968
8 .582 3.426 81.393
9 .532 3.132 84.526
10 .523 3.075 87.600
11 .437 2.571 90.171
12 .422 2.485 92.656
13 .345 2.032 94.688
14 .279 1.643 96.331
15 .260 1.530 97.861
16 .229 1.346 99.207
17 .135 .793 100.000
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
20
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3
H10 .863
H17 .801
H15 .768
H16 .749
H11 .697
H14 .681
H13 .637
D04 .813
D03 .810
D07 .810
D05 .785
D01 .752
D02 .653
C20 .804
C18 .770
C22 .768
C21 .705
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.788
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 297.386
df 10
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
T24 1.000 .651
T25 1.000 .476
T26 1.000 .492
T27 1.000 .581
T28 1.000 .683
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
21
Total Variance Explained
Comp
onent
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
% of
Variance Cumulative %
1 2.883 57.661 57.661 2.883 57.661 57.661
2 .742 14.844 72.505
3 .634 12.671 85.176
4 .394 7.878 93.054
5 .347 6.946 100.000
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Component Matrixa
Component
1
T28 .827
T24 .807
T27 .762
T26 .701
T25 .690
Extraction Method:
Principal Component
Analysis.
a. 1 components
extracted.
Correlations
F_Doituong F_Hinhthuc F_Cancu F_Hieuqua
F_Doituong Pearson
Correlation
1 .283** .284** .567**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 180 180 180 180
F_Hinhthuc Pearson
Correlation
.283** 1 .250** .486**
Sig. (2-tailed) .000 .001 .000
N 180 180 180 180
22
F_Cancu Pearson
Correlation
.284** .250** 1 .503**
Sig. (2-tailed) .000 .001 .000
N 180 180 180 180
F_Hieuqua Pearson
Correlation
.567** .486** .503** 1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000
N 180 180 180 180
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Variables Entered/Removedb
Model
Variables
Entered
Variables
Removed Method
1 F_Cancu,
F_Hinhthuc,
F_Doituonga
. Enter
a. All requested variables entered.
b. Dependent Variable: F_Hieuqua
Model Summary
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of
the Estimate
1 .725a .526 .518 .54904
a. Predictors: (Constant), F_Cancu, F_Hinhthuc,
F_Doituong
ANOVAb
Model
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 58.956 3 19.652 65.194 .000a
Residual 53.053 176 .301
Total 112.010 179
a. Predictors: (Constant), F_Cancu, F_Hinhthuc,
F_Doituong
b. Dependent Variable: F_Hieuqua
23
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardize
d
Coefficients
t Sig.
Collinearity Statistics
B
Std.
Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) -.269 .303 -.889 .375
F_Doituong .387 .055 .393 7.075 .000 .871 1.148
F_Hinhthuc .294 .055 .296 5.378 .000 .889 1.125
F_Cancu .370 .064 .317 5.761 .000 .888 1.126
a. Dependent Variable:
F_Hieuqua
Collinearity Diagnosticsa
Mode
l
Dimen
sion Eigenvalue
Condition
Index
Variance Proportions
(Constant) F_Doituong F_Hinhthuc F_Cancu
1 1 3.928 1.000 .00 .00 .00 .00
2 .033 10.909 .00 .57 .66 .00
3 .027 12.002 .10 .42 .31 .29
4 .012 17.965 .90 .01 .03 .71
a. Dependent Variable: F_Hieuqua
24
Phụ lục 3.5:
VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
--------------------------------
PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Ngày thực hiện phỏng vấn:
Nhằm để thu thập thông tin và dữ liệu cho việc nghiên cứu mô hình thuế tài sản
ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay với mục tiêu trong ngắn hạn, thuế
tài sản nhằm đạt được tính bền vững, khả thi và giảm chi phí thực thi chính sách trong
quá trình thực hiện.Viện Kế Toán-Kiểm Toán và Tài Chính Doanh Nghiệp xin ông/bà
cho biết những nhận định sau:
1. Để cho mô hình thuế tài sản vận dụng được bền vững, khả thi và giảm chi phí trong
thực thi chính sách thì cần tập trung vào những yếu tố nào? Và xin giải thích vì
sao?
----------------------------------------------------------------------------------------------- -
----------------------------------------------------------------------------------------------
2. Theo ý kiến của ông/bà để cho mô hình thuế tài sản vận dụng được bền vững, khả
thi và giảm chi phí trong thực thi chính sách, theo ông/bà thì nên đánh thuế tài sản
vào những đối tượng nào sau đây:
- Quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp
- Nhà
- Công trình xây dựng gắn liền trên đất
- Tài sản đăng ký
- Phương tiện giao thông
25
3. Để cho mô hình thuế tài sản vận dụng được bền vững, khả thi và giảm chi phí
trong thực thi chính sách thì nên áp dụng hình thức đánh thuế nào cho phù hợp?
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
4. Theo ông/bà để cho mô hình thuế tài sản vận dụng được bền vững, khả thi và
giảm chi phí trong thực thi chính sách thì nên căn cứ tính thuế như thế nào cho phù
hợp? Xin nêu rõ về thuế suất và giá tính thuế?
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Xin cám ơn
26
Phụ lục 3.6:
VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
--------------------------------
PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Ngày thực hiện phỏng vấn:
Nhằm để thu thập thông tin và dữ liệu cho việc nghiên cứu mô hình thuế tài sản
ở Việt Nam, trong chiến lược dài hạn, mục tiêu của thuế tài sản nhằm thể hiện tính
công bằng cao hơn, đạt hiệu quả kinh tế, thuế tài sản cần có độ đàn hồi cao và ổn
định. .Viện Kế Toán-Kiểm Toán và Tài Chính Doanh Nghiệp xin ông/bà cho biết
những nhận định sau:
1. Để cho mô hình thuế tài sản ở Việt Nam thể hiện tính công bằng cao hơn, đạt hiệu
quả kinh tế, thuế tài sản cần có độ đàn hồi cao và ổn định thì cần tập trung vào
những yếu tố nào? Và xin giải thích vì sao?
----------------------------------------------------------------------------------------------- -
----------------------------------------------------------------------------------------------
2. Theo ý kiến của ông/bà để cho mô hình thuế tài sản ở Việt Nam thể hiện tính công
bằng cao hơn, đạt hiệu quả kinh tế, thuế tài sản cần có độ đàn hồi cao và ổn định,
theo ông/bà thì nên đánh thuế tài sản vào những đối tượng nào sau đây:
- Quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Quyền sử dụng đất phi nông nghiệp
- Nhà
- Công trình xây dựng gắn liền trên đất
- Tài sản đăng ký
- Phương tiện giao thông
27
3. Để cho mô hình thuế tài sản ở Việt Nam thể hiện tính công bằng cao hơn, đạt
hiệu quả kinh tế, thuế tài sản cần có độ đàn hồi cao và ổn định thì nên áp dụng
hình thức đánh thuế nào cho phù hợp?
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
4. Theo ông/bà để cho mô hình thuế tài sản ở Việt Nam thể hiện tính công bằng
cao hơn, đạt hiệu quả kinh tế, thuế tài sản cần có độ đàn hồi cao và ổn định thì nên
căn cứ tính thuế như thế nào cho phù hợp? Xin nêu rõ về thuế suất và giá tính
thuế?
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Xin cám ơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_xay_dung_mo_hinh_thue_tai_san_o_viet_nam.pdf