Luận án Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh của các nước trên thế giới, cùng với thực tế điều kiện, đặc thù của TTĐ Việt Nam hiện nay. Luận án đã đưa ra các kiến nghị tập trung vào nội tại của ngành điện Việt Nam cũng như các cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển thành công VWEM chuẩn bị cho bước phát triển đến mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, cụ thể gồm 02 nhóm giải pháp chính là: về chính sách và cơ sở pháp lý: chính sách thu hút đầu tư phát triển điện lực, chính sách giá điện, chuyển đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện giữa người mua duy nhất và các đơn vị phát điện, chính sách đối với lĩnh vực công ích trong hoạt động điện lực, vai trò của đơn vị điện lực nhà nước và điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động điện lực và nhóm giải pháp về xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

pdf194 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ổn định, biên độ dao động thấp hơn, giá thị trường dễ được dự báo trước và ít có khả năng tăng cao như trong thị trường PBP. Như vậy, trong mô hình CBP rủi ro đầu tư được đánh giá thấp hơn so với thị trường PBP, do đó khuyến khích đầu tư vào nguồn điện. Tuy nhiên, thị trường này cân thiết phải có cơ chế thanh toán chi phí công suất rõ ràng và minh bạch, nhằm hạn chế các nhà đầu tư đưa ra mức suất đầu tư cao, làm tăng chi phí cho cả HTĐ. Khả năng duy trì giá điện ổn định, không có những biến động lớn 155 Đối với tiêu chí này, mô hình CBP tỏ ra ưu việt hơn so với mô hình PBP. Thực tế vận TTĐ ở các nước cho thấy, khi áp dụng mô hình CBP do có cơ chế thanh toán phí công suất nên các nhà máy phát điện chỉ cạnh tranh trong giá trần của chi phí biến đổi để được phát điện nên giá trần chung của toàn thị trường thường không cao, vì vậy giá điện chung toàn thị trường thường ít có dao động tăng đột ngột, giá phát điện thường ổn định. Trong khi đó khi áp dụng mô hình PBP do phải cạnh tranh phát điện theo giá toàn phần để thu hồi đủ chi phí đầu tư, nên giá trần thị trường thường được quy định ở mức rất cao (ở một số thị trường có thể lên tới 10.000USD/MWh) nên vào những giờ cao điểm của hệ thống khi dự phòng thấp, giá thị trường có thể bị đẩy lên rất cao. Điều này cũng có thể xảy ra với những thị trường có tỷ lệ thuỷ điện cao, vào mùa khô khi các nhà máy thuỷ điện có công suất phát thấp. Vì vậy giá điện trong thị trường PBP sẽ có nhiều biến động nhiều hơn so với trong thị trường CBP cả về các thời điểm trong ngày và thời gian trong năm. Khả năng nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh điện Trong cả 2 mô hình khi được đưa vào vận hành do các khâu phát điện - truyền tải - phân phối bán lẻ điện đã được tách biệt nên hiệu quả trong sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao so với mô hình hiện tại. Mô hình PBP có tính cạnh tranh cao hơn trong khâu phát điện nên sẽ giúp nâng cao hiệu quả khẩu này. Thị trường PBP đặc biệt khuyến khích các đơn vị phát điện tăng khả năng sẵn sàng tại các giờ cao điểm vì có cơ hội thu lợi nhuận cao hơn vào các giờ này. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ không đạt được nếu thị trường có sự lũng đoạn nâng giá cao hơn giá thực. Trong khi đó, tuy có mức độ cạnh tranh thấp hơn nhưng thị trường CPB vẫn tạo ra động lực cho các đơn vị phát điện cạnh tranh trên chi phí biến đổi, cho phép đơn vị điều hành thị trường có thể vận hành các nguồn điện tối ưu với chi phí thực tế thấp nhất. Mặc khác, với có chế trả chi phí công suất khác nhau cho các giờ của hệ thống sẽ tạo động lực để các NMĐ nâng cao độ sẵn sàng vào giờ cao điểm. Từ đó nâng cao hiệu quả chung của toàn bộ khâu phát điện. 156 Khả năng hạn chế lũng đoạn thị trường Qua thực tiễn vận hành thị trường tại các nước, có thể thấy mô hình PBP tiềm ẩn cơ hội cho các đơn vị phát điện lớn lũng đoạn thị trường và làm giá để kiếm lời. Vì là thị trường chào giá toàn phần nên một đơn vị phát điện chiếm thị phần lớn trong một số giờ của biểu đồ phụ tải hệ thống có thể thông qua cách chào giá cao hơn nhiều giá thực tế nhằm thu lợi nhuận cao hơn bù đắp những giờ không được huy động, hoặc gìm giá xuống thấp hơn mức giá cạnh tranh nhằm loại bỏ các đơn vị phát điện nhỏ. Nhược điểm này gần như được loại trừ trong mô hình CBP nhờ các hạn chế về mức giá trần cho chi phí biến đổi không quá cao so với chi phí thực tế của các nhà máy. 3.2.2.2.3. Lựa chọn mô hình cho VWEM Với mô hình áp dụng thị trường CBP được áp dụng trong VCGM hiện nay, cùng với phân tích thực tế vận hành tại TTĐ các nước về những ưu, nhược điểm giữa việc áp dụng hai mô hình PBP và CBP cộng với đánh giá các tiêu chí liên quan đến tính ổn định và phát triển bền vững của từng mô hình đối với thị trường mua bán buôn điện năng Việt Nam. Luận án đề xuất tiếp tục áp dụng mô hình CBP và cần thực hiện một số nội dung nhằm khắc phục hạn chế của mô hình CBP như sau: - Việc chuyển sang thị trường bán buôn cũng bắt đầu bằng việc giảm dần tỷ lệ hợp đồng hợp đồng mua bán điện giữa SB và các đơn vị phát điện. Tuy nhiên, quá trình chuyển sang thị trường bán buôn từ mô hình CBP sẽ phức tạp hơn nếu hợp đồng mua bán điện là hợp đồng hai thành phần điện năng và công suất. Việc giảm tỷ lệ về hợp đồng công suất sẽ dẫn đến khả năng tăng mức giá chào của các đơn vị phát điện nhằm đảm bảo cho các đơn vị phát điện thu đủ phần chi phí cố định mất đi từ việc giảm tỷ lệ hợp đồng. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cũng đòi hỏi cơ chế phân bổ lại các hợp đồng công suất đã ký của SB cho các đơn vị bán buôn mới và yêu cầu các đơn vị bán buôn mới ký kết các hợp đồng công suất cho phần năng lượng mua thêm từ các đơn vị phát điện. Nhược điểm trên của thị trường CBP sẽ được khắc phục nếu áp dụng cơ chế thanh toán phí công suất theo thị trường trong từng thời điểm giao dịch. Khi đó thay 157 vì phải có cơ chế phân bổ lại hoặc ký kết các hợp đồng công suất mới, các đơn vị mua điện mới trên thị trường (đơn vị bán buôn) sẽ thanh toán phí công suất trực tiếp theo lượng điện năng giao dịch hàng giờ. 3.2.2.3. Thị trường thứ cấp trong VWEM Kế thừa cơ chế của VCGM, xem xét lý thuyết về TTĐ bán buôn và rút kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển TTĐ của các nước, Luận án đề xuất mô hình VWEM tiếp tục bao gồm hai thị trường thứ cấp là: - Thị trường hợp đồng mua bán điện song phương; - TTĐ giao ngay. Tuy nhiên, hai thị trường thứ cấp vận hành trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh có nhiều điểm khác biệt so với trong thị trường phát điện cạnh tranh cần xem xét, cụ thể như sau: 3.2.2.3.1. Thị trường hợp đồng mua bán điện song phương Trong thị trường hợp đồng mua bán điện song phương, các công ty phân phối có thể mua điện trực tiếp từ các đơn vị bán điện (các đơn vị phát điện hoặc các đơn vị kinh doanh điện). Việc này dẫn đến một số lượng lớn các hợp đồng mua bán điện song phương giữa các bên mua điện và bán điện trong thị trường cạnh tranh bán buôn điện, các hợp đồng này được áp dụng trên cơ sở tự nguyện của các bên có tính đến ràng buộc của hệ thống. 3.2.2.3.2. Thị trường giao ngay TTĐ giao ngay cũng có vai trò như thị trường cân bằng dư. Nhìn chung, các đơn vị bán và mua điện không cân đối chính xác được lượng công suất mà họ sản xuất hoặc rút ra với lượng công suất bán và mua quy định trong hợp đồng song phương, vì thế họ phải thu mua từ TTĐ một lượng chênh lệch (giữa lượng điện thực tế và hợp đồng). TTĐ giao ngay sẽ đảm bảo việc cân bằng trong thời gian thực giữa cung và cầu. Vai trò chính của MO là so sánh các lượng điện bán theo hợp đồng với các lượng điện do các đơn vị phát điện sản xuất, lượng điện mua theo hợp đồng với lượng điện do các đơn vị mua đã mua, và tính toán lượng điện mà các đơn vị mua điện và các đơn vị bán điện đã mua và bán thông qua thị trường. 158 TTĐ giao ngay vận hành theo thời gian thực, với các giá điện giao ngay thay đổi từ một giai đoạn điều độ đến giai đoạn điều độ kế tiếp. Điều này đòi hỏi các hệ thống thông tin liên lạc và thương mại điện lực phải thực hiện được các trao đổi thông tin giữa các đơn vị bán, các đơn vị mua và Đơn vị vận hành HTĐ. Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, hệ thống phải được vận hành nhằm đáp ứng các hợp đồng của tất cả các đơn vị mua và bán điện, đồng thời giảm thiểu các chi phí cung cấp điện thông qua thị trường. Điều này đạt được bởi tất cả các đơn vị bán và mua điện tham gia và một thỏa thuận nhiều bên về vận hành HTĐ. SO cũng là một bên ký kết thỏa thuận và cung cấp các dịch vụ vận hành HTĐ cho tất cả các thành phần tham gia thị trường. Các công ty phân phối được lựa chọn việc mua điện từ TTĐ giao ngay để đáp ứng nhu cầu điện còn lại chưa được đáp ứng từ các hợp đồng song phương. Trong trường hợp giá điện trong TTĐ thấp hơn các chi phí phát điện của một đơn vị phát điện, đơn vị phát điện này có thể quyết định mua điện từ TTĐ giao ngay để đáp ứng các yêu cầu theo hợp đồng của các đơn vị này thay vì tự sản xuất điện. Việc này sẽ giúp đạt được các hiệu quả gia tăng của hệ thống. Giá thị trường được xác định bởi giá chào của đơn vị phát điện được điều độ có giá cao nhất, và là giá trả cho tất cả các đơn vị phát điện bán điện vào TTĐ và do tất cả các đơn vị mua điện từ TTĐ trả. Các công ty phân phối có thể mua phần lớn nhu cầu điện của họ trực tiếp từ các đơn vị bán buôn điện (phát điện hoặc kinh doanh điện) hoặc TTĐ song phương, và được lựa chọn mua nhu cầu điện còn lại ở TTĐ giao ngay. Các đơn vị phát điện tham gia chào giá trên thị trường để bán điện cho các đơn vị mua buôn điện hoặc, các công ty phân phối hoặc các khách hàng lớn khi mua điện trực tiếp thông qua các hợp đồng mua bán điện song phương. Trong mô hình này, quyền tự chủ của các đơn vị mua điện, bán điện (ngoại trừ các khách hàng mua lẻ điện năng) được nâng cao, tính cạnh tranh cao hơn trong mua bán buôn điện và có thể đạt được hiệu quả lớn hơn, cạnh tranh tăng lên có thể dẫn đến giảm giá bán điện. Trong khâu phân phối và bán lẻ, các công ty phân phối bán lẻ vẫn được đặc quyền bán điện cho các khách hàng mua điện qui mô nhỏ trên địa bàn trừ các khách 159 hàng lớn như các nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại, khách sạn...được quyền tự do lựa chọn người bán trên thị trường. Mô hình thị trường cạnh tranh bán buôn cho phép các khách hàng mua điện lớn được phép mua điện trực tiếp từ các công ty phát điện. Trong trường hợp này, các khách hàng phải trả cho công ty truyền tải khoản chi phí truyền tải. Phương pháp xác định giá truyền tải và kiểm soát và điều tiết của Nhà nước tương tự như trong mô hình một người mua. Trong trường hợp lưới truyền tải bị giới hạn thì việc xác định mức giá cho từng vùng cũng được xác định theo nguyên tắc mức giá điện ở một số khu vực do bị giới hạn truyền tải sẽ cao hơn khu vực không bị giới hạn. Đây sẽ là tín hiệu để các nhà đầu tư đầu tư xây dựng mới các nhà máy điện hoặc công ty truyền tải phải xây dựng thêm lưới truyền tải. Đối với các khách hàng mua điện đặc biệt là các khách hàng tiêu thụ điện lớn, giá truyền tải là yếu tố để họ tính toán lựa chọn vị trí kết nối với lưới điện quốc gia có lợi nhất cho việc kinh doanh của doanh nghiệp. 3.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM Mục tiêu các giải pháp đề ra là phải giải quyết được các tồn tại của mô hình ngành điện hiện tại và đáp ứng được các yêu cầu phát triển mô hình VWEM trong tương lai. 3.3.1. Về chính sách và cơ sở pháp lý của Nhà nước 3.3.1.1. Thu hút đầu tư phát triển điện lực Với những hạn chế về gánh nặng đầu tư phát triển nguồn, lưới điện mà khả năng đáp ứng vốn từ Chính phủ rất khó đảm bảo trong quá trình tạo lập và phát triển TTĐ cạnh tranh nhằm đảm bảo được tỷ trọng nguồn điện thích hợp cũng như lưới điện truyền tải đảm bảo không tắc nghẽn là một trong những nội dung quan trọng của việc xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Do đó, cần có cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút các nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế vào các khâu của hoạt động SXKD điện để tạo nên thị trường cạnh tranh trong chính bản thân các khâu của quá trình này. Để thực hiện thành công vấn đề này, luận án đưa ra một số giải pháp như sau: 160 - Cần cải cách và điều chỉnh giá điện theo lộ trình đã định cùng một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính khác nhằm đảm bảo cho EVN tăng dần khả năng tự cân đối tài chính, tạo được uy tín tài chính trên thị trường trong và ngoài nước, tiến tới tự vay tự trả không cần có bảo lãnh của Nhà nước thì vấn đề quan trọng là phải tiếp tục tạo ra một khuôn khổ pháp lý rõ ràng để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển điện lực. Song song với việc đầu tư vào khâu phát điện với nhiều hình thức như NMĐ độc lập, BOT, liên doanh, cần đẩy mạnh công tác đầu tư mở rộng, tăng cường ổn định, nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với khâu truyền tải, phân phối điện, nhằm tiến đến các mô hình TTĐ: phát điện, bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình phát triển TTĐ đã được Chính phủ phê duyệt. - Trong điều kiện đồng tiền Việt Nam chưa chuyển đổi được với các đồng tiền mạnh của các nước phát triển, ngoài các chế độ ưu đãi đã được luật pháp quy định, cần phải nghiên cứu ban hành một số chế độ, chính sách về ngân hàng, tài chính liên quan đến việc chuyển đổi tiền thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý để tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động điện lực,. Không đưa ra các cơ chế, chính sách có tính phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. - Song song với việc ban hành các chế độ, chính sách về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách liên quan đến các sắc thuế, vấn đề xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và nhiên liệu, vấn đề sử dụng đất đai và tài nguyên v.v cho phù hợp với yêu cầu thu hút các nhà đầu tư phát triển nguồn, lưới điện nhằm đảm bảo cho TTĐ cạnh tranh hoạt động có hiệu quả. - Đa dạng hóa các hình thức sở hữu vốn và tài sản của Nhà nước: Vấn đề bán cổ phần cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia sở hữu, quản lý doanh nghiệp hiện có của nhà nước, cần phải bổ sung hành lang pháp lý để mạnh dạn bán cổ phần cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để họ tham gia sở hữu vốn và tài sản tại các đơn vị phát điện, phân phối điện. - Khâu mua buôn điện cần thành lập mới các đơn vị mua buôn điện thị trường có đủ tiềm năng hoạt động, do vậy cần có chính sách để tạo dựng nên các 161 đơn vị mua buôn thị trường, đảm bảo vận hành được thị trường bán buôn điện. - Vì vậy, việc khẩn trương triển khai nghiên cứu hành lang pháp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc liên kết lưới điện nước ta với các nước trong khu vực, trước mắt là liên kết lưới điện với các nước láng giềng là Lào và Campuchia theo các hiệp định đã ký kết là điều rất cần thiết cho thúc đẩy phát triển TTĐ Việt Nam. 3.3.1.2. Giá điện Nhà nước quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp thông qua các văn bản pháp luật và chính sách. Hệ thống văn bản pháp luật chung cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành cần tăng tính ổn định, đồng bộ phù hợp với đặc thù ngành điện. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quy định rõ chế độ hỗ trợ đầu tư và trợ giá điện cho hoạt động công ích của các doanh nghiệp điện lực tại các vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn để thực hiện mục tiêu phân cấp toàn diện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp điện lực được chủ động hoàn toàn trong SXKD cũng như thực hiện cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường. Phân tích lý thuyết về TTĐ đã đề cập rõ các loại giá ứng dụng cho các loại hàng hóa đặc thù là điện năng và các dịch vụ phụ trợ cùng với kinh nghiệm các nước về việc điều hành các loại giá trong TTĐ, kết hợp với thực trạng những hạn chế trong công tác xây dựng, quản lý và điều hành các loại giá, phí trong TTĐ Việt Nam hiện nay, để đảm bảo ổn định thị trường, hiệu quả cho các nhà đầu tư tham gia mua bán điện và người tiêu dùng điện cuối cùng trong điều kiện VWEM vận hành, cần làm rõ những mâu thuẫn về cơ chế xác định giá điện trong giai đoạn này để có giải pháp phù hợp. Khi hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ nảy sinh mâu thuẫn: (i) muốn đảm bảo cho người sử dụng điện có lợi ích thiết thực, thì giá điện phải giảm, trong trường hợp này sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng nguồn, lưới điện và sẽ dẫn đến khủng hoảng thiếu điện; (ii) muốn thu hút được đầu tư phát triển nguồn, lưới điện thì giá điện phải đáp ứng được yêu cầu thu hồi vốn đầu tư, có lợi nhuận cao hơn mức lãi suất tiền gửi hoặc cho vay, trong trường hợp này sẽ không thoả mãn được lợi ích của người sử 162 dụng điện. Như vậy, hoặc là người sử dụng điện không đồng tình, hoặc là đơn vị điện lực không đồng tình. Để tranh thủ sự đồng tình của cả hai phía, cơ chế định giá điện, quản lý các chi phí và lợi nhuận đối với mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh phải đáp ứng được cả lợi ích của người sử dụng điện và lợi ích của người đầu tư phát triển nguồn, lưới điện. Đối với một số loại nguồn điện giá thành đầu tư xây dựng cao, khả năng điều chỉnh công suất phát theo sự thay đổi của biểu đồ phụ tải ngày đêm hạn chế như NMĐ nguyên tử hoặc phát công suất điện chỉ là phụ, còn nhiệm vụ khác mới là chính, tức là việc phát công suất điện phụ thuộc vào các mục đích khác, thì việc tham gia vào TTĐ cạnh tranh cũng sẽ gặp khó khăn. Như vậy, loại nguồn điện này sẽ khó có thể đồng tình với việc tạo lập và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Do đó phải có chính sách cụ thể về thu hồi vốn đầu tư đối với loại nguồn điện này để có được sự đồng tình về TTĐ cạnh tranh. Vấn đề lợi ích khách hàng nhỏ: Đối với khách hàng sử dụng điện nhỏ, điển hình là khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, một khi Nhà nước quy định giá bán điện, thì họ rất khó cảm nhận được việc TTĐ cạnh tranh sẽ mang lại cho họ lợi ích thiết thực. Nhu vậy, sẽ có hai khả năng xảy ra (i) là họ sẽ thờ ơ, không quan tâm đến việc tạo lập và phát triển TTĐ cạnh tranh, (ii) là họ phản đối việc tạo lập và phát triển TTĐ cạnh tranh. Do đó, cần phải định ra một cơ chế về điều chỉnh lợi nhuận thích hợp để bán điện cho đối tượng này. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, các khách hàng nhỏ chưa có điều kiện tự chọn mua điện của đơn vị phân phối điện, bán lẻ điện ở xa địa bàn của mình, nên phải quy định cơ chế định giá điện minh bạch, công khai, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng và phải có các biện pháp, hình thức chống ép giá, nâng giá, đảm bảo cho khách hàng nhỏ được hưởng giá điện hợp lý. Để tiến tới giai đoạn khách hàng nhỏ có thể tự lựa chọn đối tác bán điện và hình thức mua điện, đòi hỏi phải hoàn thiện, hiện đại hoá hệ thống thông tin truyền tín hiệu, trang thiết bị công nghệ tin học trong HTĐ quốc gia và phải liên kết với mạng tin học ở bên ngoài, nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu mua bán điện theo chu kỳ thời gian giao dịch trên thị trường. 163 Do vậy, cần có cơ chế, chính sách thích hợp về giá cả, lợi nhuận và ưu đãi để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư phát triển đồng thời tạo môi trường thu hút đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá ở các vùng nông thôn, miền núi, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đại bộ phận số dân nông thôn, tăng sức mua và khả năng thanh toán cho nhu cầu sử dụng điện. Cải tiến và hoàn thiện biểu giá điện hiện hành theo hướng: - Thực hiện điều chỉnh giá bán điện theo thay đổi của giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái và cơ cấu sản lượng điện phát. - Giảm dần tiến tới bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các miền; nghiên cứu thực hiện biểu giá bán điện theo mùa và theo vùng. - Bổ sung biểu giá điện hai thành phần: Giá công suất và giá điện năng; trước tiên áp dụng cho các khách hàng sử dụng điện lớn. - Giá bán điện cần phải xem xét tới các đặc thù vùng và cư dân các vùng: Biên giới, hải đảo, nông thôn, miền núi v.v với những điều tiết trợ giá, trợ thuế cần thiết để giảm bớt cách biệt về hưởng thụ năng lượng điện, thúc đẩy phát triển KT - XH và đô thị hóa giữa các khu vực và bộ phận dân cư, giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị. - Giá điện được điều chỉnh dần từng bước nhằm đạt chi phí biên dài hạn của HTĐ đến năm 2020 tương đương 8÷9 UScents/kWh, bảo đảm cho ngành điện có khả năng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển HTĐ. - Việc định giá bán điện phải nhằm mục tiêu bảo tồn năng lượng, tránh lãng phí nguồn năng lượng không tái tạo, khuyến khích sử dụng hợp lý các dạng năng lượng và sử dụng năng lượng nội địa, giảm phụ thuộc năng lượng ngoại nhập. Bên cạnh đó, do Luật Điện lực năm 2004 được ban hành trong thời điểm ngành điện Việt Nam đang hoàn toàn độc quyền, các mô hình phát triển TTĐ cạnh tranh còn chưa được rõ ràng, nên đến nay có một số điểm không còn phù hợp cho việc phát triển TTĐ cạnh tranh Việt Nam. Một trong những điểm bất hợp lý lớn nhất của Luật Điện lực năm 2004 chính là sự kiểm soát giá quá chặt chẽ của Chính phủ. Trong TTĐ cạnh tranh, giá cả chính là tín hiệu mà qua đó thị trường điều tiết hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, vì vậy nếu Nhà nước kiểm soát giá 164 quá chặt chẽ sẽ dẫn đến làm cho các tín hiệu điều chỉnh của thị trường bị sai lệch và dẫn đến hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ không đạt được tối ưu. Để phát huy được tính hiệu quả của TTĐ cạnh tranh cần phải giảm bớt mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường. Tính cạnh tranh của thị trường càng cao thì sự can thiệp của Nhà nước càng phải được thu hẹp. Bảng dưới đây là đề xuất lộ trình giảm sự can thiệp của Nhà nước vào TTĐ cạnh tranh Việt Nam qua từng giai đoạn. Bảng 3.7. Đề xuất lộ trình giảm sự can thiệp của Nhà nước về giá trong các giai đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam TT TTĐ Việt Nam Điều tiết của thị trường Điều tiết của Chính phủ 1 Thị trường phát điện cạnh tranh - Xác định giá điện năng phát trên thị trường đấu giá thời gian thực. - Quy định khung giá (trần và sàn) điện năng phát trên thị trường đấu giá thời gian thực. - Kiểm soát giá các hợp đồng mua bán điện dài hạn giữa các NMĐ với CTĐL. - Kiểm soát giá bán lẻ điện năng, giá truyền tải phân phối. 2 Thị trường bán buôn điện cạnh tranh - Xác định giá điện năng phát trên thị trường đấu giá thời gian thực. - Xác định giá mua bán buôn điện năng giữa các NMĐ với CTĐL và khách hàng lớn. - Quy định khung giá (trần và sàn) điện năng phát trên thị trường đấu giá thời gian thực. - Quy định khung giá điện năng mua bán giữa các NMĐ và CTĐL. - Kiểm soát giá bán lẻ điện năng, giá truyền tải phân phối. 3 Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh - Xác định giá điện năng phát trên thị trường đấu giá thời gian thực. - Xác định giá mua bán buôn điện năng giữa các NMĐ với CTĐL và khách hàng lớn. - Xác định giá bán lẻ điện. - Quy định khung giá (trần và sàn) điện năng phát trên thị trường đấu giá thời gian thực, giá bán buôn điện năng, giá bán lẻ điện năng. 165 3.3.1.3. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường bán buôn điện cạnh tranh Những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động giao dịch trên TTĐ cạnh tranh phải phù hợp với đặc thù của loại hàng hoá đặc biệt là điện năng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của TTĐ. Do vậy, cần phải xây dựng, ban hành cũng như nghiên cứu hiệu chỉnh cho phù hợp với khả năng phát triển của TTĐ đối với các văn bản Nhà nước có liên quan đến quản lý vận hành và đấu nối và lưới điện truyền tải quốc gia trong điều kiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh: - Nguyên tắc và phương pháp chào giá, định giá điện, giá dịch vụ điện; - Đo đếm điện, thanh toán, kiểm soát tần số và điện áp; - Chế độ và kế hoạch dự phòng trong HTĐ, thí nghiệm điện, giám sát điện năng và quản lý nhu cầu điện, an toàn điện; - Điều tiết hoạt động điện lực; thanh tra chuyên ngành điện lực; xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện; - Quản lý hoạt động của thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Củng cố các hoạt động của cơ quan điều tiết điện lực do bởi cơ quan điều tiết điện lực có vai trò hết sức quan trọng trong điều kiện mức độ phức tạp ngày càng tăng trong các mối quan hệ, giao dịch của các đối tượng tham gia VWEM nhằm: - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện; - Đảm bảo tính công khai, công bằng, bình đẳng trong SXKD điện; - Thực hiện các nội dung điều tiết hoạt động điện lực để cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp vào hoạt động SXKD điện và nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; - Kiểm soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động điện lực; - Cân bằng giữa lợi ích của nhà nước, đơn vị điện lực với lợi ích của khách hàng sử dụng điện. 166 3.3.1.4. Lĩnh vực công ích trong hoạt động điện lực Hiện nay EVN đang tiến hành kinh doanh điện đồng thời với việc thực hiện các nghĩa vụ công ích. EVN phải tự cân đối để bù chéo từ việc bán điện cho các hộ sản xuất sang bán điện cho các khách hàng tiêu thụ điện sinh hoạt, điện phục vụ ở vùng nông thôn...vì vậy hiệu quả kinh tế không cao. Để thực hiện việc cải tổ cơ cấu ngành điện, cần phải kiến nghị Nhà nước phân tách rõ ràng giữa hoạt động kinh doanh với công ích dựa trên nguyên tắc doanh nghiệp kinh doanh lấy lợi nhuận làm mục tiêu con doanh nghiệp công ích lấy việc phục vụ. Theo đó, Nhà nước cần ban hành sớm cơ chế, hướng dẫn để tách mọi hoạt động mang tính chất công ích ra khỏi các khâu của hoạt động SXKD điện, nhất là khâu đưa điện về nông thôn, miền núi. Những hoạt động công ích này cần được ngân sách Nhà nước bảo đảm trợ giá trực tiếp, có thể thông qua các CTĐL thực hiện chức năng phân phối bán lẻ hoặc bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào thực hiện các hoạt động này. 3.3.1.5. Về chuyển đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện giữa người mua duy nhất và các đơn vị phát điện Do bởi, VCGM được xây dựng theo mô hình chào giá theo chi phí, theo đó việc chuyển sang thị trường bán buôn bắt đầu bằng việc giảm dần tỷ lệ hợp đồng mua bán điện giữa Người mua duy nhất và các đơn vị phát điện. Tuy nhiên, quá trình chuyển sang thị trường bán buôn sẽ phức tạp nếu hợp đồng mua bán điện là hợp đồng hai thành phần điện năng và công suất. Việc giảm tỷ lệ về hợp đồng công suất sẽ dẫn đến khả năng tăng mức giá chào của các đơn vị phát điện nhằm đảm bảo cho các đơn vị phát điện thu đủ phần chi phí cố định mất đi từ việc giảm tỷ lệ hợp đồng. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cũng đòi hỏi cơ chế phân bổ lại các hợp đồng công suất đã ký của Người mua duy nhất cho các đơn vị bán buôn mới và yêu cầu các đơn vị bán buôn mới ký kết các hợp đồng công suất cho phần năng lượng mua thêm từ các đơn vị phát điện. Nhược điểm trên của thị trường phát điện cạnh tranh chào giá theo chi phí của Việt Nam sẽ được khắc phục nếu áp dụng cơ chế thanh toán phí công suất theo 167 thị trường trong từng thời điểm giao dịch. Khi đó thay vì phải có cơ chế phân bổ lại hoặc ký kết các hợp đồng công suất mới, các đơn vị mua điện mới trên thị trường sẽ thanh toán phí công suất trực tiếp theo lượng điện năng giao dịch hàng giờ. Tuy nhiên, cơ chế hợp đồng mua bán điện hai thành phần có ưu điểm là đảm bảo cho nhà đầu tư thu hồi được toàn bộ chi phí cố định. Nhưng hợp đồng công suất có nhược điểm cơ bản là mức phí công suất sẽ phải trả cho Đơn vị phát điện có thể cao hơn so với nhu cầu thực tế của hệ thống trong trường hợp đầu tư quá mức dẫn tới dư thừa công suất. Nhược điểm nữa của cơ chế này là khó chuyển đổi các hợp đồng công suất khi thị trường chuyển sang giai đoạn cạnh tranh bán buôn. Ngoài ra, do áp dụng giá hợp đồng đã ký làm cơ sở để thanh toán nên cơ chế hợp đồng mua bán điện hai thành phần cũng không phản ánh được sự khác biệt về nhu cầu cũng như giá trị công suất trong các giờ khác nhau. Do vậy Nhà nước cần quy định rõ vấn đề về chi phí thu hồi để khắc phục khi áp dụng cơ chế thanh toán phí công suất theo thị trường trong từng thời điểm giao dịch. Khi đó thay vì phải có cơ chế phân bổ lại hoặc ký kết các hợp đồng công suất mới, các đơn vị mua điện mới trên thị trường (đơn vị bán buôn) sẽ thanh toán phí công suất trực tiếp theo lượng điện năng giao dịch hàng giờ đảm bảo cho các đơn vị phát điện có thể thu hồi đủ chi phí đầu tư trong quá trình chuyển đổi thị trường, đảm bảo cân bằng và ổn định thị trường. 3.3.2. Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật 3.3.2.1. Nguồn điện Phân tích dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng điện giai đoạn 2015 - 2020, có tính đến năm 2030, giai đoạn này với lộ trình hình thành và phát triển TTĐ đã nằm trong mô hình thị trường bán buôn điện và chuyển sang bán lẻ cạnh tranh. Do vậy khả năng đáp ứng nhu cầu điện là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của từng mô hình TTĐ Việt Nam. Để đảm bảo cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoạt động có hiệu quả, lượng công suất khả dụng của các loại nguồn điện trong HTĐ quốc gia ít nhất phải lớn hơn công suất cao nhất của phụ tải từ 20- 30% (theo số liệu của Úc là 23-25%, của Niu Di-lân là trên 31%), với dự báo về 168 phát triển nguồn điện và nhu cầu điện theo Quy hoạch điện VII tỷ lệ dự phòng trong giai đoạn này đều từ 26% đến 49% đây là tỷ lệ dự phòng khá tốt đảm bảo cho vận hành thị trường. Tuy vậy, với những hạn chế về việc xây dựng và phát triển các loại nguồn điện, cần đề ra một số giải pháp nhằm đảm bảo đưa vào vận hành các nguồn điện đúng tiến độ, dự báo đã đề ra cụ thể: Đối với HTĐ mà mức chênh lệch giữa công suất sử dụng trong thấp điểm đêm (Pmin từ 22 giờ đến 5 giờ) so với công suất sử dụng trong cao điểm tối (Pmax từ 18 giờ đến 21 giờ) tới 50% như HTĐ Việt Nam hiện nay và trong 5 - 7 năm sắp tới, đòi hỏi phải đảm bảo một lượng công suất dự phòng bằng 40 - 50% Pmax, có khả năng huy động linh hoạt để phụ đỉnh biểu đồ phụ tải ngày đêm. Đồng thời công suất của các nhà máy thuỷ điện chiếm trên 50% công suất khả dụng của các loại nguồn điện, do vậy đặc biệt lưu ý đến việc xác định tổng công suất đảm bảo của tất cả các nhà máy thủy điện, đặc biệt là đối với hồ chứa làm nhiệm vụ chống lũ hạ du để bố trí công suất của các loại nguồn điện khác bù đủ lượng công suất thiếu hụt, nhằm đáp ứng công suất tiêu thụ cao nhất của HTĐ. 3.3.2.2. Lưới điện truyền tải, phân phối Để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định với độ tin cậy cao, năng lực của lưới điện truyền tải, phân phối cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: Tạo mạch vòng khép kín, có bố trí thiết bị và hệ thống điều khiển tự động đóng lặp lại khi có sự cố. Tiết diện dây dẫn của các đường dây phải có dự phòng đủ mức tải công suất khi tách mạch vòng. Dung lượng của MBA cũng phải được bố trí đủ công suất dự phòng để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ khi tách mạch vòng. Lắp đặt đủ số lượng và dung lượng thiết bị bù công suất phản kháng để duy trì điện áp lúc bình thường và khi có sự cố tách mạch vòng. 3.3.2.3. Về hệ thống tự động hóa, điều khiển và thông tin liên lạc Cải tạo và nâng cấp hệ thống các trang thiết bị bảo vệ, truyền tín hiệu điều khiển và thông tin liên lạc hiện có. Lắp đặt mới hoặc bổ sung hệ thống SCADA phục vụ cho điều khiển và thu nhập thông tin, số liệu. Từ thực tế kinh nghiệm các 169 nước về SO và MO trong các thị trường bán buôn điện các nước, cần phải có hai giải pháp SCADA/EMS phục vụ riêng cho hai cơ quan này. Với HTĐ Việt Nam vận hành tương đối ổn định, việc cần thiết để đảm bảo vận hành ổn định VWEM, nên cung cấp sự hỗ trợ xử lý thông tin tích hợp đối với tất cả các chức năng: - Các chức năng chủ yếu thuộc về vận hành thị trường; - Các chức năng điều khiển nguồn phát, bao gồm tự động điều khiển nguồn phát và điều độ kinh tế; - Chức năng ổn định hệ thống liên quan giữa vận hành TTĐ và điều độ HTĐ. Việc tích hợp này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự tách biệt về mặt tổ chức giữa những đơn vị tham gia hoạt động điện lực, và không ảnh hưởng đến sự phân chia cấu trúc thị trường thành các đơn vị phát điện, công ty phân phối, công ty bán buôn hay bán lẻ, SO và MO. Dưới đây là cấu trúc hệ thống thông tin tích hợp hỗ trợ vận hành HTĐ và TTĐ đề xuất áp dụng cho VWEM: Hệ thống lưu trữ thông tin Hệ thống Off-line HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG Người dùng khác Đơn vị tham gia chào giá thị trường Trạm 500kV NMĐ nhỏ SO SCADA/EMS Trung tâm Điều độ HTĐ Miền Bắc SCADA/EMS Trung tâm Điều độ HTĐ Miền Trung SCADA/EMS Trung tâm Điều độ HTĐ Miền Nam SCADA/EMS NMĐ Lớn Trạm RTU/SA S Trạm RTU/SA S Trạm RTU/SA S Trạm RTU/SA S Trạm RTU/SA S Trạm RTU/SA S Truyền tin giữa các trung tâm điều khiển SO khác Hình 3.7. Sơ đồ phân cấp trao đổi thông tin dữ liệu tích hợp trong VWEM 170 Hệ thống SCADA/EMS và hệ thống thị trường được tách biệt về mặt vật lý, nhưng phải trao đổi được với nhau một khối lượng lớn dữ liệu. Sự tách biệt của các hệ thống này tuân thủ theo quy định của TTĐ, nhằm nâng cao độ tin cậy của thông tin và đảm bảo sự linh hoạt để có thể kết nối, nếu cần thiết, tới tất cả các cấu trúc thông tin riêng biệt. Cũng như hệ thống SCADA/EMS, hệ thống thị trường thực hiện việc xử lý thông tin off-line, on-line, đồng thời, thời gian thực, nhưng phạm vi chức năng của nó hoàn toàn khác, bao gồm: - Quản lý các hoạt động thương mại, nghĩa là quản lý các nhu cầu và các giao dịch điện năng; - Xử lý các nhu cầu và các giao dịch diện năng như vậy để đưa ra biểu đồ phát cho các tổ máy phát, đảm bảo tính kinh tế. - Thiết lập giá điện năng, cung cấp đầy đủ việc quản lý thông tin và các dịch vụ thanh toán điện năng. - Giám sát và điều khiển các thiết bị đo lường thương mại. 3.3.2.4. Về công nghệ tin học Trang bị bổ sung hoặc trang bị hệ thống phần mềm chung cho các đơn vị hoạt động trong HTĐ quốc gia phù hợp với hoạt động điều hành trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Liên kết các đường truyền dẫn giữa các đơn vị có đấu nối với HTĐ quốc gia và mạng tin học bên ngoài. Đầu tư nâng cấp mạng nội bộ EVN, nâng cao chất lượng thông tin nội bộ của ngành. Cụ thể là thay thế các kênh tải ba bằng cáp quang, sử dụng các đường truyền thông tin quang để kết nội hệ thống tổng đài nội bộ của ngành phục vụ công tác SXKD điện năng, hướng đến tính hiện đại, mức độ tự động hoá cáo, đáp ứng được tính kinh tế trong công tác quản lý điều hành HTĐ cũng như vận hành TTĐ. 171 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Nghiên cứu lý thuyết về TTĐ cùng với kinh nghiệm thực tiễn phát triển TTĐ của các nước trên thế giới, cùng với thực trạng ngành điện Việt Nam hiện nay cho thấy TTĐ Việt Nam phát triển từ TTĐ phát điện cạnh trên lên thị trường bán buôn điện cạnh tranh là xu thế tất yếu. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu Chương 3 của Luận án đã tập trung được những nội dung sau: - Trên cơ sở những dự báo đáp ứng của ngành điện đối với nhu cầu cả về nguồn điện và hệ thống lưới điện truyền tải, luận án đã đánh giá được những điểm cần thiết để xây dựng và phát triển mô hình thị trường cạnh tranh phát điện lên mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh. - Phân tích và đưa ra được các mục tiêu cùng những yêu cầu cụ thể cần phải thực hiện nhằm chuyển đổi được mô hình VCGM sang giai đoạn thị trường bán buôn điện; - Đề xuất mô hình cùng với các thành viên thị trường, mối quan hệ giữa các thành viên trong thị trường và cơ chế vận hành của VWEM; - Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển VWEM trên cơ sở điều kiện của TTĐ Việt Nam hiện nay. Các giải pháp tập trung vào nội tại của ngành điện Việt Nam cũng như các cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển thành công VWEM trong thời gian đến gồm: về chính sách và cơ sở pháp lý: chính sách thu hút đầu tư phát triển điện lực, chính sách giá điện, vai trò của đơn vị điện lực nhà nước và điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động điện lực; vấn đề về xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho vận hành VWEM. 172 KẾT LUẬN TTĐ là xu hướng phát triển tất yếu của nhiều nước trên thế giới. TTĐ hình thành đảm bảo khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia. Theo định hướng phát triển TTĐ Việt Nam, việc phát triển các mô hình TTĐ phù hợp với đặc thù của ngành điện và nền kinh tế Việt Nam là điều cấp thiết nhằm đảm bảo ngành điện Việt Nam nói chung, TTĐ Việt Nam nói riêng phát triển ổn định, bền vững. Nhằm thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng, phát triển từng bước TTĐ cạnh tranh theo thứ tự: Thị trường phát điện cạnh tranh; Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, Luận án“Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam” đã tập trung giải quyết được các vấn đề về mặt lý luận, thực tiễn cũng như các giải pháp cụ thể cho việc phát triển VWEM, cụ thể như sau: 1. Phân tích đặc trưng riêng chỉ có ở loại hàng hoá, sản phẩm điện năng cũng như vai trò cực kỳ quan trọng của điện năng trong nền kinh tế và đời sống của con người. Do vậy, đa số các CTĐL trên thế giới đều được tổ chức theo mô hình một CTĐL quản lý và độc quyền kinh doanh tất cả các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối, ngành điện được xem là ngành có tính chất độc quyền tự nhiên. 2. Luận án đã nghiên cứu việc thúc đẩy phát triển các mô hình TTĐ cạnh tranh của các nước trên thế giới như là một xu thế tất yếu để nâng cao hiệu quả SXKD của các CTĐL đồng thời nâng quyền được đáp ứng tốt nhất của khách hàng mua điện. Luận án cũng đi sâu xem xét các hình thức tổ chức TTĐ theo từng mô hình tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng quốc gia như: mô hình thị trường phát điện, thị trường bán buôn điện, mô hình thị trường bán lẻ điện; các TTĐ thứ cấp trong các mô hình TTĐ như: TTĐ giao ngay, hợp đồng mua bán điện song phương, hợp đồng mua bán điện dạng sai khác, thị trường các dịch vụ phụ trong TTĐ. Qua đó, cho thấy rằng kinh nghiệm của các nước là bài học quí báu trên nhiều phương diện cho nước ta trong nghiên cứu xây dựng TTĐ trong thời gian tới. 173 3. Phân tích, đánh giá hiện trạng ngành điện Việt Nam, thực trạng công tác mua bán điện của ngành điện Việt Nam. Nghiên cứu các cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển TTĐ Việt Nam và các định hướng phát triển TTĐ Việt Nam trong thời gian đến. Đồng thời, xem xét một số công trình nghiên cứu, đề án, dự án xây dựng TTĐ điện Việt Nam, Luận án đưa ra kết luận rằng các đề tài nghiên cứu này chỉ chủ yếu tập trung ở khâu xây dựng VCGM, chưa đề cập đến giai đoạn TTĐ Việt Nam phát triển thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong những năm tới. 4. Nghiên cứu các quy định về VCGM, qua đó đưa ra mô hình cấu trúc của VCGM, mối quan hệ giữa các đơn vị trong thị trường. Đồng thời, xác định rõ các cơ chế vận hành của VCGM thông qua các quy định về vận hành, điều tiết, quản lý VCGM. Đánh giá thực trạng VCGM hiện nay với các ưu, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại cần khắc phục để đảm bảo sự bền vững và phát triển thị trường. 5. Phân tích cơ sở và nhu cầu phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời thực hiện việc phân loại và và đi sâu vào nhận định, phân tích 06 nhóm mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển thành công VWEM. 6. Luận án đưa ra mô hình cấu trúc của VWEM trong tương lai, mối quan hệ giữa các đơn vị trong thị trường và phân tích các cơ chế vận hành của VWEM. 7. Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh của các nước trên thế giới, cùng với thực tế điều kiện, đặc thù của TTĐ Việt Nam hiện nay. Luận án đã đưa ra các kiến nghị tập trung vào nội tại của ngành điện Việt Nam cũng như các cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển thành công VWEM chuẩn bị cho bước phát triển đến mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, cụ thể gồm 02 nhóm giải pháp chính là: về chính sách và cơ sở pháp lý: chính sách thu hút đầu tư phát triển điện lực, chính sách giá điện, chuyển đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện giữa người mua duy nhất và các đơn vị phát điện, chính sách đối với lĩnh vực công ích trong hoạt động điện lực, vai trò của đơn vị điện lực nhà nước và điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động điện lực và nhóm giải pháp về xây dựng hạ tầng kỹ thuật. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thành Sơn (2005), Các mô hình quản lý TTĐ và khả năng áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học Đà Nẵng, số 9, 2005. 2. Nguyễn Thành Sơn (2009), Định hướng phát triển TTĐ cạnh tranh tại Việt Nam, Tạp chí điện & Đời sống, Hội Điện lực Việt Nam, số 126 tháng 10/2009. 3. Nguyễn Thành Sơn (2014), Một số giải pháp phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam hiện nay, Tạp chí điện & Đời sống, Hội Điện lực Việt Nam, số 179 tháng 03/2014. 4. Nguyễn Thành Sơn (2014), Xây dựng và phát triển thị trường bán điện cạnh tranh nhìn từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới, Tạp chí điện & Đời sống, Hội Điện lực Việt Nam, số 180 tháng 04/2014. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Công nghiệp (2003), Đề tài nghiên cứu khoa học Nghiên cứu lộ trình hình thành và phát triển thị trường năng lượng Việt Nam. 2. Bộ Công thương (2009), Quyết định số 6713/QĐ-BCT ngày 31/12/2009 về việc Phê duyệt thiết kế Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam. 3. Chính phủ (2010), Quyết định số 1208/2011/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 Về Phê duyệt qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030. 4. Cục Điều tiết điện lực (2008), Báo cáo tư vấn thiết kế thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam - Công ty tư vấn Campbell Carr. 5. Cục Điều tiết điện lực (2008), Đề án thiết kế tổng thể thị trường phát điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện cho phát triển TTĐ. 6. Cục Điều tiết điện lực (2009), Báo cáo Dự án xây dựng quy định thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam. 7. Hiệp hội Tư vấn Kinh tế (2005), Giá bán buôn, Biên phân phối, Xây dựng biểu giá bán lẻ và Xây dựng Mô hình tài chính cho Nhà tín dụng độc lập. 8. Nguyễn Anh Tuấn (2003), Hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. 9. Nguyễn Mạnh Hiền (2008), Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến sự phát triển của TTĐ Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ. 10. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (2004), Luật số 28/2004/QH11 ngày 14/12/2004 - Luật về Điện lực. 11. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (2002), Chiến lược phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020. 12. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (2004), Đề án xây dựng TTĐ cạnh tranh giai đoạn 1. 13. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (2006), Báo cáo Tư vấn hỗ trợ và triển khai Dự án cổ phần hoá ngành điện Việt Nam. 14. Savu C. Savulescu (2010), Báo cáo cuối cùng Dịch vụ Tư vấn về Hạ tầng Công nghệ thông tin phục vụ TTĐ tại Việt Nam: Đánh giá hiện trạng, Thiết kế tổng thể và Xây dựng kế hoạch thực hiện đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 15. Tạ Thị Bích Hạnh (2008), Nghiên cứu tính toán phí đấu nối và giá truyền tải trong TTĐ, Luận văn Thạc sĩ. 16. Vụ Công tác lập pháp (2005), Những nội dung cơ bản của Luật Điện lực. Tiếng Anh 17. ADB (2004), Vietnam roadmap for Power Sector reform. 18. Asia Pacific Energy Research Center (2000), Electricity Sector Deregulation in the APEC Region. 19. Chris Harris (2006), Electricity Markets - Pricing, Structures and Economics, John Wiley & Sons, Ltd. 20. Daniel Krischen and Goran Strbac (2004), Fundamentals of Power System Economics, John Wiley & Sons, Ltd. 21. Energy Market Authority (2004), Introduction to the Singapore New Electricity Market. 22. Frank A. Wolak (2003), Market Design and Price Behavior in Restructured Electricity Markets: An International Comparison. 23. Frank A. Wolak (2003), Designing competitive wholesale electricity markets for Latin American countries. 24. Geoffrey Rothwell and Tomás Gómez (2006), Electricity Economics. 25. International Energy Agency (1999), Electricity Market Reform. 26. International Energy Agency (2001), Competition in Electricity Market. 27. International Energy Agency (2001), Regulatory Institutions in Liberalised Electricity Markets. 28. KEMA (2007), Vietnam power market design. 29. Lassi Simila (2006), The Electricity Sector in Russsia - From Central Planing to Liberalized Markets. 30. Loi Lei Lai (2002), Power System Restructing and Deregulation - Trading, Performance and Information Technology, John Wiley & Sons, Ltd. 31. Maria Fe Villamejor-Mendoza (2008), Competition in Electricity Markets: The Case of the Philippines. 32. Mohammad Shahidehpour, Hatim Yamin, Zuyi Li (2002), Market Operations Electric Power Systems, John Wiley & Sons, Ltd. 33. NEMCO (2005), Australia’s National Electricity Market - Wholesale Market Operation. 34. Philippine Wholesale Electricity Spot Market (2004), Market Network Model Development & Maintenance - Criteria and Procedures. 35. Soluziona (2006), The single market model in Vietnam. 36. Steven Stoft (2002), Power System Economics - Designing Markets for Electricity. 37. The World Bank (1997), China Power Sector Regulation in a Socialist Market Economy. 38. The World Bank (2001), Fostering Competition in China’s Power Markets. 39. The World Bank (2001), New Wave of Power sector Reform in China. 40. William W.Hogan (1998), Competitive electricity market design: A Wholesale Primer. 41. William W.Hogan (1993), A competitive electricity market model. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Các văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến hoạt động của TTĐ Việt Nam Phụ lục 2. Dự kiến công suất các nhà máy điện toàn hệ thống năm 2015 Phụ lục 3. Bảng giá điện bình quân một số quốc gia trên thế giới Phụ lục 1. Các văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến hoạt động của TTĐ Việt Nam Nội dung Giao dịch thương mại Vận hành kỹ thuật Giá điện Luật Luật điện lực số 28/2004/QH11 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Lộ trình hình thành và phát triển TTĐ26/2006/QD-TTg LuậtNghi định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực 68/2010/ND-CP Cơ chế tự động điều chỉnh giá điện theo thị trường 24/2011/QD-TTg Thông tư/Quyết định của Bộ Công Thương ban hành Thiết kế Thị trường PĐCT Việt Nam – VCGM 6713/QĐ-BCT TT QĐ đo đếm điện năng trong VCGM 27/2009/TT-BCT Biểu giá điện bán buôn TT Quy định Vận hành TT PĐ CT VN 18/2010/TT-BCT TT Quy định Hệ thống điện Truyền tải 12/2010/TT-BCT TT Quy định về giá truyền tải điện 14/2010/TT-BCT TT Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên TTĐL 40/2010/TT-BCT TT Quy định về phí vận hành HTĐ và TTĐ 13/2010/TT-BCT TT QĐ về khung giá phát điện và HĐMBĐ mẫu41/2010/TT-BCT TT Quy định Hệ thống điện phân phối32/2010/TT-BCT Quy định về Giá phân phối và giá bản lẻ Thiết kế HTCS CNTT cho VCGM6941/QD- BCT TT quy định về phí điều tiết hoạt động điện lực Quy trình do Cục Điều tiết Điện lực Ban hành Các Quy trình vận hành chi tiết(đã ban hành hầu hết các Quy trình dưới TT18, TT27) Phụ lục 2. Dự kiến công suất các nhà máy điện toàn hệ thống năm 2015 STT Tên nhà máy Công suất (MW) A EVN 26,678 I Tổng công ty phát điện chiến lược 6,160 1 Hoà Bình 1,920 2 Sơn La 2,400 3 Ialy 720 4 Plei Krông 100 5 Sê San 3 260 6 Sê San 4 360 7 Trị An 400 II Tổng công ty phát điện 1 7,220 1 Đồng Nai 4 340 2 Nghi Sơn 1 600 3 Duyên Hải 1 1,200 4 Duyên Hải 3 1,200 5 Đại Ninh 300 6 Bản Vẽ 320 7 Sông Tranh 2 190 8 Đồng Nai 3 180 9 Đa Nhim 160 10 Hàm Thuận 300 11 Đa Mi 175 12 Uông Bí 1 105 13 Uông Bí 2 300 14 Uông Bí MR2 300 15 Ninh Bình 100 16 Quảng Ninh 1 600 17 Khe Bố 100 18 A Lưới 150 19 Quảng Ninh 2 600 II Tổng công ty phát điện 2 6,525 1 Hải Phòng 2 600 2 Trung Sơn 260 3 Sông Bung 4 156 4 Sông Bung 2 100 5 Ô Môn 1&2 330 6 Ô Môn 3 750 7 Ô Môn 4 750 8 Thác Mơ MR 75 9 Quảng Trị 64 STT Tên nhà máy Công suất (MW) 10 Thủ Đức 276 11 An Khê Ka Nak 173 12 Phả Lại 1 440 13 Phả Lại 2 600 14 Thác Mơ 150 15 Hải Phòng 1 600 16 Sông Ba Hạ 220 17 A Vương 210 18 Buôn Kốp 280 19 Buôn Tua Srah 86 20 Srêpok 3 220 21 Cần Thơ 185 II Tổng công ty phát điện 3 6,773 1 Bản Chát 220 2 Huội Quảng 520 3 Mông Dương 1 1,000 4 Thái Bình 1 600 5 Vĩnh Tân II 1,200 6 Thượng Kon Tum 220 7 Sekaman 3 250 8 Sekaman 1 290 9 Bà Rịa 399 10 Phú Mỹ 2 1,138 11 Phú Mỹ 1 468 12 Phú Mỹ 4 468 II Tập đoàn PVN 5,222 1 Cà Mau 1 750 2 Cà Mau 2 750 3 Đạm Phú Mỹ 18 4 Nhơn Trạch 1 450 5 Lọc dầu Dung Quốc 104 6 Nhơn Trạch 2 750 7 Vũng Áng 1 1,200 8 Thái Bình 2 1,200 III Tập đoàn TKV 1,485 1 Cao Ngạn 115 2 Na Dương 110 3 Sơn Động 220 4 Cẩm Phả I 300 5 Cẩm Phả II 300 STT Tên nhà máy Công suất (MW) 6 Mạo Khê 440 IV Tập đoàn Sông Đà 414 1 Sê San 3A 108 2 Nậm Chiến 2 32 3 Cần Đơn 78 4 Nậm Chiến 1 196 V IPP/BOT 7,928 1 Cái Lân 39 2 Formosa 160 3 Hiệp Phước 375 4 Phú Mỹ 2.2 733 5 Phú Mỹ 3 733 6 Sông Côn 2 63 7 Thuỷ điện Bắc Bình 32 8 Bình Điền 44 9 Vedan 72 10 Bourbon 24 11 Cửa Đạt 97 12 Srê Pok 4 80 13 Đăk Mi 4 210 14 Na Le 90 15 Đăk Rtih 144 16 Sê San 4A 63 17 Đak Rinh 125 18 Hua Na 180 19 Nậm Mô 100 20 Đồng Nai 2 78 21 Bảo Lạc 190 22 Nho Quế 3 110 23 Thăng Long 600 24 Vĩnh Tân 1 1,200 25 Nghi Sơn II 1,200 26 Duyên Hải II 600 27 Vĩnh Sơn 66 28 Sông Hinh 70 29 Thác Bà 108 30 Tuyên Quang 342 VII Mua Trung Quốc 1,021 Cộng toàn quốc năm 2015 42,748 Phụ lục 3. Bảng giá điện bình quân một số quốc gia trên thế giới TT Quốc gia Giá điện (US cents/kWh) Năm 1 Brunei 8,6 2010 2 Đài Loan 11,8 1/10/2008 3 Hong Kong 12,04 1/1/2012 4 Indonesia 7,56 2010 5 Lào 6,81 2010 6 Malaysia 7,42 1/12/2007 7 Philippines 30,46 1/3/2010 8 Singapore 21,96 1/1/2012 9 Thái Lan 7,25 5/3/2011 10 Anh 21,99 1/11/2011 11 Bỉ 29,06 1/11/2011 12 Brazil 34,18 1/1/2011 13 Bồ Đào Nha 25,25 1/11/2011 14 Canada 10,78 1/1/2011 15 Chile 23,11 1/1/2011 16 Croatia 17,55 1/7/2008 17 Đan Mạch 40,38 1/11/2011 18 Dubai 07,62 2011 19 Đức 36,48 1/11/2011 20 Hungary 23,44 1/11/2011 21 Hà Lan 28,89 1/11/2011 22 Ireland 28,36 1/11/2011 23 Israel 12,34 1/1/2012 24 Latvia 15,40 1/11/2011 25 Moldova 11,11 1/4/2011 26 Mỹ 11,2 2011 27 Nga 9,58 1/1/2012 28 Phần Lan 20,65 1/11/2011 29 Pháp 19,39 1/11/2011 30 Pê ru 10,44 2007 31 Tây Ban Nha 27,06 1/1/2012 32 Thụy Điển 27,10 1/11/2011 33 Thổ Nhĩ Kỳ 13,1 1/7/2011 34 Uruguay 18,68 18/2/2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_nguyen_thanh_son_noi_dung_la_8343.pdf
Luận văn liên quan