Luận án Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần “điện học” vật lý đại cương góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên đại học ngành kỹ thuật

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun đã được xây dựng trong luận án và việc sử dụng tài liệu trong quá trình dạy học nhằm góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho SV Đại học NKT, đồng thời kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra trong luận án. TNSP được tiến hành qua 2 vòng với các nhiệm vụ cụ thể: TNSP vòng 1 nhằm thử nghiệm hiệu quả của tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun đối với SV Đại học NKT, để nhận biết được những ưu điểm, nhược điểm của tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun; kiểm nghiệm tính khả thi của các hình thức sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun đã đề xuất. Từ kết quả TNSP vòng 1, tác giả rút ra kết luận và điều chỉnh những tồn tại, hạn chế của tài liệu và các kế hoạch dạy học đã thiết kế, tiến hành TNSP vòng 2 trên diện rộng với nhiều đối tượng SV ở nhiều trường ĐH khác nhau, có điều kiện học tập khác nhau nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài luận án.

pdf161 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần “điện học” vật lý đại cương góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên đại học ngành kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khi tự học SV biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập và lý giải các hiện tượng Vật lí trong thực tiễn; SV đã biết tự kiểm tra, đánh giá các kết quả tự học của bản thân và tự điều chỉnh để kết quả học tập cao hơn. Như khi tự học với tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun thuộc tiểu môđun “Điện thế” qua quan sát, qua phiếu học tập nộp lại và các câu hỏi thắc mắc của SV chúng tôi nhận thấy: SV đã xác định được mục tiêu cần nắm vững, vì vậy SV có tâm lý sẵn sàng, tự tin khi tiến hành TH; SV biết tự xác định và phối hợp các phương pháp học phù hợp với bản thân để có thể chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh và hiệu quả nhất, SV chủ động tìm kiếm kiến thức, tiến hành phân tích các dữ kiện, liên tưởng, suy luận, tư duy để trả lời đúng các câu Hình 4.4: Kế hoạch tự học Hình 4.5: Phiếu thắc mắc nhóm trước buổi học 124 Hình 4.6: SV thảo luận nhóm trên lớp hỏi lý thuyết, đồng thời vận dụng các kiến thức vừa học giải các dạng bài tập; khi tự học SV biết tự đánh giá kết quả học tập qua làm các tự kiểm tra test kiến thức lần 1 và lần 2, qua kết qủa bài kiểm tra SV biết đã đạt hay chưa so với yêu cầu, với mức độ kiến thức cần chiếm lĩnh, vì vậy SV có sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình TH, SV biết mình sai ở đâu, chỗ nào cần nắm lại nội dung kiến thức và tự nhận ra những nhược điểm, khó khăn trong học tập của bản thân, từ đó có kế hoạch khắc phục các khó khăn, hạn chế đó. Với nhiệm vụ được giao SV hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy định, có các câu trả lời rõ ràng, mạch lạc, các câu hỏi thắc mắc của SV đúng trọng tâm bài học, có những câu hỏi hay, khó và đặc biệt đó là các câu hỏi vận dụng kiến thức vào trong đời sống và trong khoa học kỹ thuật. Về hoạt động học tập trên lớp: Chúng tôi thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng có sự hỗ trợ của tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun, với tiểu môđun dạy đầu tiên “Điện trường”, tiết học đầu do SV chưa quen với phương pháp học mới, nên nhiều SV còn bỡ ngỡ khi GV yêu cầu SV báo cáo và thảo luận nhóm về những câu hỏi thắc mắc của nhóm. Tuy nhiên, sau khi được GV định hướng, hướng dẫn SV tỏ ra rất thích thú và tích cực, hăng hái trong quá trình trả lời các ý kiến thắc mắc của các nhóm. Theo dõi việc học tập các tiểu môđun “Định lý O - G”, “Điện thế”, chúng tôi thấy các tiết học này, SV đã tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp, đồng thời hăng hái, sôi nổi thảo luận, chủ động trao đổi, đặt câu hỏi và nêu thắc mắc với GV và các bạn SV khác. Ví dụ như ở bài “Định lý O - G”, nếu SV học với phương pháp truyền thống thì thường gặp khó khăn trong việc thiết lập định lý và vận dụng định lý để xác định cường độ điện trường do các vật tích điện gây ra tại một điểm. Do lượng kiến thức của bài là mới, khó, trừu trượng và dài, học với phương pháp truyền thống thì thời gian trên lớp hầu như được dành cho việc thông báo kiến thức, mà không có thời gian vận dụng, tự kiểm tra kiến thức. Tuy nhiên, học với tài liệu tự học có hướng dẫn Hình 4.7: SV trả lời câu hỏi thắc mắc của nhóm khác 125 theo môđun, do SV đã tự tìm hiểu, tự học, nên trong giờ học các em sôi nổi thảo luận, phát biểu, trình bày ý kiến của mình, GV chỉ định hướng cho SV những kiến thức khó, trọng tâm mà không phải giảng giải, thuyết trình nhiều như cách dạy truyền thống, vì vậy thời gian dành cho SV vận dụng lý thuyết vào bài tập được nhiều hơn. Bên cạnh đó với hệ thống các bài tập kèm theo trong tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun, SV tự luyện tập để nắm vững được lý thuyết và bài tập cơ bản của bài học, qua đó giúp SV hiểu bài và nâng cao kết quả học tập. Đối với nhóm đối chứng: Các tiết học vẫn được diễn ra bình thường như ở vòng 1, GV có vận dụng một số PPDH tích cực. Tuy nhiên do lượng kiến thức nhiều, khó và trừu tượng nên SV khó tiếp thu và áp dụng vào giải bài tập. Qua quan sát chúng tôi thấy có nhiều SV không tập trung vào bài giảng của GV, một số SV không trả lời được các yêu cầu của GV. - Phân tích định lượng Sau tổ chức TNSP với việc dạy trực tiếp có kết hợp hướng dẫn SV tự học các kiến thức chương “Điện trường tĩnh” thông qua việc làm các bài tập, bài kiểm tra và tự học với tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun. Cuối đợt TNSP vòng 2, chúng tôi tiến hành cho SV cả 2 nhóm làm bài kiểm tra giống như vòng 1 (Phụ lục 13). Kết quả bài kiểm tra được chấm và xử lí theo lý thuyết thống kê. Bảng 4.10: Phân bố điểm của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC sau khi TN vòng 2 Trường ĐH Tổng số SV Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 76 fi (TN) 0 0 2 9 10 10 16 14 11 4 ĐHCN TP.HCM 77 fi (ĐC) 0 3 4 8 21 16 12 6 3 4 78 fi (TN) 0 2 4 5 8 9 17 14 11 8 ĐHCN Hà Nội 76 fi (ĐC) 0 5 5 8 15 12 18 8 5 0 74 fi (TN) 0 0 2 9 11 9 12 15 11 5 ĐH Điện lực 75 fi (ĐC) 0 3 6 9 13 13 14 11 5 1 Hình 4.8: Phiếu thắc mắc nhóm sau khi thảo luận trên lớp 126 Bảng 4.11: Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm TN, ĐC sau TN vòng 2 Trường ĐH Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 wi (TN) 0 0 2.6 14 27.6 40.8 62 80.3 94.7 100 ĐHCN TP.HCM wi (ĐC) 0 3.9 9.1 19 46.8 67.5 83 90.9 94.8 100 wi (TN) 0 2.6 7.7 14 24.4 35.9 58 75.6 89.7 100 ĐHCN Hà Nội wi (ĐC) 0 6.6 13 24 43.4 59.2 83 93.4 100 100 wi (TN) 0 0 2.7 15 29.7 41.9 58 78.4 93.2 100 ĐH Điện lực wi (ĐC) 0 4 12 24 41.3 58.7 77 92 98.7 100 Biểu đồ 4.3. Đường biểu diễn tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm TN và ĐC trong đợt TNSP vòng 2 Biểu đồ thể hiện đường biểu diễn hội tụ lùi của nhóm TN nằm bên phải của đường biểu thị hội tụ lùi của lớp ĐC. Điều đó cho thấy chất lượng học tập của nhóm lớp TN cao hơn chất lượng của nhóm lớp ĐC. Để có thể khẳng định về chất lượng của đợt TN, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê toán học, thu được kết quả như bảng P.3.7 (Phụ lục 6). Kết quả các chỉ số thống kê như sau: 127 Bảng 4.12: Tính điểm trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn sau TNSP vòng 2 Trường Nhóm Điểm trung bình Phương sai Độ lệch chuẩn TN 6.77 3.44 1.85 ĐHCN TP.HCM ĐC 5.84 3.45 1.86 TN 6.87 4.24 2.06 ĐHCN Hà Nội ĐC 5.77 3.05 1.87 TN 6.81 3.47 1.86 ĐH Điện lực ĐC 5.92 3.64 1.91 Như vậy, ta thấy điểm trung bình cộng của SV ở nhóm TN của các trường đều cao hơn ở nhóm ĐC. Sử dụng phương pháp thống kê với phép thử t - student để xem xét tính hiệu quả của thực nghiệm sư phạm, ta có kết quả: Các chỉ số thống kê thu được như sau: Bảng 4.13: Thống kê với phép thử t - student Trường Bậc tự do Đại lượng TN x t S = tα So sánh t và tα ĐHCN TP.HCM 76 1.91 1.67 t > tα ĐHCN Hà Nội 78 1.82 1.6 t > tα ĐH Điện lực 74 1.91 1.6 t > tα Như vậy đợt TNSP vòng 2 ở cả ba trường có hiệu quả rõ rệt. Bảng 4.14: Kiểm nghiệm giả thiết thống kê E0 Bậc tự do Trường ĐH fTN fĐC Đại lượng 2 2 TN DC SF S = αF So sánh F và αF ĐHCN TP.HCM 76 77 1.0 1.48 F < αF ĐHCN Hà Nội 78 76 1.21 1.48 F < αF ĐH Điện lực 74 75 0.95 1.48 F < αF Cả 3 trường hợp trên đều cho kết quả chấp nhận giả thiết thống kê E0, tức là sự khác nhau giữa phương sai ở nhóm TN và nhóm lớp ĐC ở từng trường là không có ý nghĩa. 128 Bảng 4.15: Kiểm nghiệm giả thiết thống kê H0 Trường ĐH Bậc tự do (NTN+NĐC -2) Đại lượng DCTN DCTN nn s xx t 11 . + − = tα So sánh t và tα ĐHCN TP.HCM 151 2.2 1.96 T > tα ĐHCN Hà Nội 152 2.44 1.96 T > tα ĐH Điện lực 147 2.07 1.96 T > tα Qua kết quả trên khẳng định các kết quả cho phép bác bỏ giả thiết thống kê H0. Như vậy sự khác nhau giữa kết quả nhóm TN và nhóm ĐC ở 3 trường đều có ý nghĩa. Chứng tỏ TNSP ở 3 trường đều có kết quả nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. 4.6.3. Theo dõi sự tiến bộ của một nhóm sinh viên (Nghiên cứu trường hợp) 4.6.3.1. Lựa chọn chọn mẫu Quan điểm lựa chọn mẫu: Việc lựa chọn các đối tượng để theo dõi sự tiến bộ của SV trong quá trình sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun vào tự học VLĐC được dựa vào các tiêu chí sau (được chi tiết hóa từ các tiêu chí đã nêu ở bảng 2.1): - Mức độ tự xác định mục đích tự học. - Mức độ lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tự học. - Mức độ phát hiện và trình bày những thắc mắc về môn học. - Mức độ tự nghiên cứu để tìm ra cách học. - Mức độ tự tìm tòi và đào sâu tri thức VLĐC. - Mức độ tự khắc phục khó khăn trong học tập. - Mức độ vận dụng các kiến thức tự học vào giải bài tập và giải thích các hiện tượng Vật lý trong thực tiễn - Mức độ tự kiểm tra, đánh giá việc tự học của bản thân. Để có được các thông tin, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với GV dạy học phần VLĐC, quan sát thái độ, hành vi và kết quả học tập của các em SV. Kết quả xử lý toàn bộ các thông tin trên sẽ là căn cứ để đề tài lựa chọn đối tượng. Kết quả chọn mẫu: Với cách tiếp cận như trên đề tài đã chọn ra 04 SV để tiến hành quan sát, thu thập và xử lý thông tin để đưa ra những nhận định về quá trình tự học của mỗi SV, cụ thể: 129 (1) Nguyễn Văn Đông: là SV lớp KTPM2 trường ĐHCN Hà Nội. Em là một SV giỏi, có năng lực tự học khá tốt; Em luôn tự giác, chủ động xác định mục đích, nhiệm vụ học tập; Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; Biết tìm tài liệu phục vụ học tập; Tuy nhiên khả năng tự tìm tòi và đào sâu tri thức VLĐC vẫn chưa tốt, việc nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục khó khăn trong học tập còn hạn chế, việc chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập chưa cao; tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của Văn Đông vẫn chưa thực sự tốt. (2) Trần Tuấn Anh: là SV lớp KTPM2 trường ĐHCN Hà Nội. Tuấn Anh là SV có học lực khá, năng lực tự học ở mức độ trung bình; Em chưa tự xác định nhiệm vụ và mục tiêu học tập, chưa có thói quen lập kế hoạch tự học, và chưa tự mình đánh giá kết quả cũng như nhận ra và khắc phục những sai lầm trong học tập; Khả năng hợp tác, chia sẻ trong học tập chưa cao; Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn vẫn chưa tốt. SV Tuấn Anh thường sử dụng GT của trường để tự học ngoài ra em rất ít khi tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo khác. Khi được giới thiệu tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun, em đã thường xuyên tự học với tài liệu tự học này. (3) Bùi Minh Nam: là SV lớp KTPM2 trường ĐHCN Hà Nội. Minh Nam là SV có học lực trung bình, khả năng tự học kém; Ý thức tự giác học tập đang còn hạn chế; SV chưa biết xác lập các kế hoạch học tập cho bản thân; Khả năng tự phát hiện và trình bày những thắc mắc về môn học, cũng như tự nghiên cứu để nắm bắt nội dung cơ bản của VLĐC còn yếu, Minh Nam thường chỉ tự học khi được GV giao nhiệm vụ rõ ràng cần phải hoàn thành. (4) Nguyễn Quý Dương: là SV lớp KTPM2 trường ĐHCN Hà Nội. Dương là SV có học lực yếu, chưa có ý thức tự giác tự học, khả năng tự học kém; SV Dương rất rụt rè, ít trao đổi tiếp xúc với Thầy, với các SV khác; SV Dương thường nghỉ học trên lớp để đi làm thêm do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. 4.6.3.2. Phân tích kết quả theo dõi Chúng tôi tiến hành theo dõi quá trình tự học và đánh giá chất lượng học tập của cả 4 SV được chọn ở trên theo các tiêu chí: Quá trình tự học; Kết quả học tập. Để có các tiêu chí cho việc quan sát, nhận xét quá trình tự học của mỗi SV, chúng tôi đã căn cứ vào các lý luận về tự học trong đó đặc biệt quan tâm đến năng lực tự học của SV. 130 - Kết quả theo dõi đối với SV Nguyễn Văn Đông Bảng 4.16: Kết quả theo dõi năng lực tự học của SV Nguyễn Văn Đông Trước khi TNSP Sau khi TNSP Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Xác định mục tiêu môn học một cách tự giác, chủ động x x Xác định được nhiệm vụ học tập cụ thể và rõ ràng, chi tiết x x Xác định nhiệm vụ phù hợp với năng lực của bản thân x x Nhiệm vụ đề ra phải đảm bảo thời gian để hoàn thành x x Lập kế hoạch TH theo những mục tiêu cụ thể, rõ ràng x x Kế hoạch được lập đảm bảo được tự đánh giá thường xuyên x x Tìm kiếm và sử dụng tài liệu phục vụ môn học x x Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội dung học tập x x Tìm tòi, mở rộng và đào sâu tri thức môn học x x Tìm được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong vấn đề x x Phát hiện và trình bày các thắc mắc về môn học x x Tranh luận, phản bác, bảo vệ các ý kiến của cá nhân hoặc nhóm x x Phối hợp các phương pháp học tập x x Hợp tác chia sẻ trong học tập x x Hoàn thành nhiệm vụ học tập x x Vận dụng kiến thức các môn học liên quan để giải quyết các vấn đề của môn học. x x Vận dụng kiến thức lý thuyết để giải x x 131 Trước khi TNSP Sau khi TNSP Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu các bài tập cụ thể. Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lý trong thực tiễn. x x Kiểm tra kết quả học tập của mình qua các bài tự kiểm tra x x Đánh giá kết quả học tập đạt được so với mục tiêu đã đề ra. x Đánh giá kết quả học tập của mình thông qua nhận xét của GV x x Tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua phản hồi của các SV khác trong nhóm x x Phát huy những thế mạnh của bản thân trong học tập. x x Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục khó khăn trong học tập. x x Rút ra nhận xét về năng lực học tập của bản thân. x x Điều chỉnh kế hoạch TH của bản thân x x - Kết quả theo dõi đối với SV Trần Tuấn Anh: Bảng 4.17: Kết quả theo dõi năng lực tự học của SV Trần Tuấn Anh Trước khi TNSP Sau khi TNSP Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Xác định mục tiêu môn học một cách tự giác, chủ động x x Xác định được nhiệm vụ học tập cụ thể và rõ ràng, chi tiết x x Xác định nhiệm vụ phù hợp với năng lực của bản thân x x Nhiệm vụ đề ra phải đảm bảo thời gian để hoàn thành x x Lập kế hoạch TH theo những mục tiêu cụ x x 132 Trước khi TNSP Sau khi TNSP Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu thể, rõ ràng Kế hoạch được lập đảm bảo được tự đánh giá thường xuyên x x Tìm kiếm và sử dụng tài liệu phục vụ môn học x x Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội dung học tập x x Tìm tòi, mở rộng và đào sâu tri thức môn học x x Tìm được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong vấn đề x x Phát hiện và trình bày các thắc mắc về môn học x x Tranh luận, phản bác, bảo vệ các ý kiến của cá nhân hoặc nhóm x x Phối hợp các phương pháp học tập x x Hợp tác chia sẻ trong học tập x x Hoàn thành nhiệm vụ học tập x x Vận dụng kiến thức các môn học liên quan để giải quyết các vấn đề của môn học. x x Vận dụng kiến thức lý thuyết để giải các bài tập cụ thể. x x Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lý trong thực tiễn. x x Kiểm tra kết quả học tập của mình qua các bài tự kiểm tra x x Đánh giá kết quả học tập đạt được so với mục tiêu đã đề ra. x x Đánh giá kết quả học tập của mình thông qua nhận xét của GV x x Tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua phản hồi của các SV khác x x 133 Trước khi TNSP Sau khi TNSP Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu trong nhóm Phát huy những thế mạnh của bản thân trong học tập. x x Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục khó khăn trong học tập. x x Rút ra nhận xét về năng lực học tập của bản thân. x x Điều chỉnh kế hoạch TH của bản thân x x - Kết quả theo dõi đối với SV Bùi Minh Nam Bảng 4.18: Kết quả theo dõi năng lực tự học của SV Bùi Minh Nam Trước khi TNSP Sau khi TNSP Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Xác định mục tiêu môn học một cách tự giác, chủ động x x Xác định được nhiệm vụ học tập cụ thể và rõ ràng, chi tiết x x Xác định nhiệm vụ phù hợp với năng lực của bản thân x x Nhiệm vụ đề ra phải đảm bảo thời gian để hoàn thành x x Lập kế hoạch TH theo những mục tiêu cụ thể, rõ ràng x x Kế hoạch được lập đảm bảo được tự đánh giá thường xuyên x x Tìm kiếm và sử dụng tài liệu phục vụ môn học x x Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội dung học tập x x Tìm tòi, mở rộng và đào sâu tri thức môn học x x Tìm được mối quan hệ giữa cái đã cho và x x 134 Trước khi TNSP Sau khi TNSP Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu cái phải tìm trong vấn đề Phát hiện và trình bày các thắc mắc về môn học x x Tranh luận, phản bác, bảo vệ các ý kiến của cá nhân hoặc nhóm x x Phối hợp các phương pháp học tập x x Hợp tác chia sẻ trong học tập x x Hoàn thành nhiệm vụ học tập x x Vận dụng kiến thức các môn học liên quan để giải quyết các vấn đề của môn học. x x Vận dụng kiến thức lý thuyết để giải các bài tập cụ thể. x x Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lý trong thực tiễn. x x Kiểm tra kết quả học tập của mình qua các bài tự kiểm tra x x Đánh giá kết quả học tập đạt được so với mục tiêu đã đề ra. x x Đánh giá kết quả học tập của mình thông qua nhận xét của GV x x Tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua phản hồi của các SV khác trong nhóm x x Phát huy những thế mạnh của bản thân trong học tập. x x Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục khó khăn trong học tập. x x Rút ra nhận xét về năng lực học tập của bản thân. x x Điều chỉnh kế hoạch TH của bản thân x x 135 - Kết quả theo dõi đối với SV Nguyễn Quý Dương: Bảng 4.19: Bảng kết quả theo dõi năng lực tự học của SV Nguyễn Quý Dương Trước khi TNSP Sau khi TNSP Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Xác định mục tiêu môn học một cách tự giác, chủ động x x Xác định được nhiệm vụ học tập cụ thể và rõ ràng, chi tiết x x Xác định nhiệm vụ phù hợp với năng lực của bản thân x x Nhiệm vụ đề ra phải đảm bảo thời gian để hoàn thành x x Lập kế hoạch TH theo những mục tiêu cụ thể, rõ ràng x x Kế hoạch được lập đảm bảo được tự đánh giá thường xuyên x x Tìm kiếm và sử dụng tài liệu phục vụ môn học x x Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nội dung học tập x x Tìm tòi, mở rộng và đào sâu tri thức môn học x x Tìm được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong vấn đề x x Phát hiện và trình bày các thắc mắc về môn học x x Tranh luận, phản bác, bảo vệ các ý kiến của cá nhân hoặc nhóm x x Phối hợp các phương pháp học tập x x Hợp tác chia sẻ trong học tập x x Hoàn thành nhiệm vụ học tập x x Vận dụng kiến thức các môn học liên quan để giải quyết các vấn đề của môn học. x x 136 Trước khi TNSP Sau khi TNSP Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Vận dụng kiến thức lý thuyết để giải các bài tập cụ thể. x x Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lý trong thực tiễn. x x Kiểm tra kết quả học tập của mình qua các bài tự kiểm tra x x Đánh giá kết quả học tập đạt được so với mục tiêu đã đề ra. x x Đánh giá kết quả học tập của mình thông qua nhận xét của GV x x Tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua phản hồi của các SV khác trong nhóm x x Phát huy những thế mạnh của bản thân trong học tập. x x Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, khắc phục khó khăn trong học tập. x x Rút ra nhận xét về năng lực học tập của bản thân. x x Điều chỉnh kế hoạch TH của bản thân x x Qua kết quả theo dõi năng lực tự học của SV chúng tôi thấy: - Về định tính: Ở tiểu môđun 1.2: Điện trường Khi GV yêu cầu SV báo cáo lại kết quả tự học ở nhà của mình. Các SV Văn Đông và Tuấn Anh đã mạnh dạn xung phong để trả lời những nội dung kiến thức của bài tự học, tuy nhiên kết quả tự học thông qua các bài tự kiểm tra của các em vẫn còn ở mức khá. Còn các SV Minh Nam và Quý Dương khi được GV yêu cầu báo cáo kết quả tự học, các em còn rụt rè và chưa hoàn thành được hết các phần nhiệm vụ học tập được giao. Sau tiết học, GV gặp và trực tiếp trao đổi thì được biết Minh Nam có học lực trung bình, hay rụt rè khi tham gia hoạt động là do Minh Nam chưa tự tin, khi tự học có hiểu nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa hiểu kĩ (cường độ điện trường do vật 137 tích điện do vật tích điện đều tác dụng lên một điện tích điểm). Còn SV Quý Dương do có học lực yếu, chưa hiểu rõ vấn đề nên chưa dám trình bày. Chúng tôi cùng GV dạy TNSP đã hướng dẫn và động viên các SV đó và yêu cầu tiếp tục việc tự học với tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun. Sang tiểu môđun 1.3 tiếp theo: Định lý O - G. Các SV Văn Đông và Tuấn Anh gần như đã chủ động hoàn toàn trong việc báo cáo kết quả tự học và trả lời ý kiến thắc mắc của các nhóm khác, các em xung phong sẵn sàng tham gia các hoạt động của GV; Minh Nam có học lực trung bình cũng tích cực tham gia hoạt động nhóm và trả lời ý kiến thắc mắc của các nhóm khác. Đến tiểu môđun 1.4: Điện thế. Tất cả 4 SV đều có thể tham gia và báo cáo tốt các phần kiến thức GV giao tự học và tích cực tham gia thảo luận nhóm, các em đã chủ động giơ tay trình bày vấn đề GV yêu cầu. GV gọi SV Quý Dương lên trình bày phần kiến thức trọng tâm của bài, Dương đã tự tin trình bày kiến thức trọng tâm của bài. - Về định lượng: Chúng tôi theo dõi việc tự học của nhóm 4 SV này thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun, thông qua kết quả của các bài kiểm tra sau mỗi buổi học, SV thường xuyên tự học các kiến thức, làm các bài tập và các bài kiểm tra, kết quả theo dõi 5 bài kiểm tra của 4 SV đó thông qua đợt TNSP như sau: Bảng 4.20: Kết quả kiểm tra của nhóm SV(Nghiên cứu trường hợp) TT Họ tên SV Điểm lần 1 Điểm lần 2 Điểm lần 3 Điểm lần 4 Điểm lần 5 1 Nguyễn Văn Đông 7.5 7.0 8.5 8.5 9.0 2 Trần Tuấn Anh 7.0 7.0 7.5 7.5 8.0 3 Bùi Minh Nam 5.0 6.5 7.0 7.5 7.5 4 Nguyễn Quý Dương 4.0 4.5 5.0 5.0 6.0 Nhìn vào điểm của 4 SV, ta nhận thấy sự tiến bộ của các SV là rõ rệt về năng lực học tập, tính tích cực, tự lực trong quá trình học tập. Như vậy, kết quả TNSP cho thấy tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun học phần VLĐC đã góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho SV Đại học NKT. 138 - Kết luận thực nghiệm sư phạm vòng 2: + Việc sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun cho SV tự học là hoàn toàn khả thi, qua tự học với tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun đã góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho SV. + Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun đảm bảo phù hợp cho SV tự học theo nhịp độ cá nhân của mình, giúp SV chủ động, tự giác, hứng thú hơn, đồng thời nâng cao được kết quả học tập của từng cá nhân. + Với tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun có thể giúp GV thay đổi PPDH, GV có thể tổ chức các hoạt động tự học cho SV ngay trên lớp học truyền thống; GV cũng có thể sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun như là một tài liệu tham khảo dùng cho dạy tự học cho SV. 4.7. Điều tra tính khả thi của tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong việc góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên Đại học ngành kĩ thuật Để điều tra tính khả thi, hiệu quả của tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong việc hỗ trợ SV Đại học NKT tự học học phần VLĐC, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 24 GV và 228 SV nhóm TN ở trường ĐHCN TP.HCM; trường ĐHCN Hà Nội, và trường ĐH Điện lực, kết quả thu được như sau: 4.7.1. Thăm dò giảng viên về tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun Qua thu thập số liệu từ phiếu điều tra về nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun, bước đầu có thể khẳng định GV đánh giá cao về tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun. Các đánh giá của GV cụ thể như sau: - Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun có nội dung kiến thức chuẩn, mục tiêu học tập của từng môđun, góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho SV. - Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa thân thiện, dễ sử dụng; từ ngữ trong sáng, dễ hiểu; Cấu trúc các phần nội dung lôgic, phù hợp với đặc điểm nhận thức và tiến trình tiếp nhận tri thức của SV. - Tài liệu góp phần hình thành cho SV phương pháp tự học, cũng như cách thức chiếm lĩnh tri thức mới. - Tài liệu đưa ra một hệ thống bài tập từ dễ đến khó, có phần hướng dẫn cụ thể hoặc đáp số để SV tự nghiên cứu; tài liệu giúp SV có thể thử sức mình ở các cấp độ khác nhau. - Tài liệu đã góp phần hỗ trợ quá trình dạy học của GV trên lớp từ đó làm thay đổi phương pháp dạy học. 139 Bảng 4.21: Kết quả đánh giá tài liệu theo môdun dạng văn bản của GV Đánh giá (%) TT Nội dung Có Không 1 Tài liệu có hướng dẫn theo môđun có góp phần bồi dưỡng năng lực TH cho SV không? 100 0 2 Nội dung kiến thức trong tài liệu có chính xác không? 100 0 3 Tài liệu có cấu trúc phù hợp với đặc điểm nhận thức và tiến trình tiếp nhận tri thức không? 93 7 4 Tài liệu trình bày có đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ không? 86,8 13,2 5 Hệ thống câu hỏi TNKQ có bám sát mục tiêu không? 88,2 11,8 6 Tài liệu có đầy đủ các dạng bài tập cần thiết không? 96,3 3,7 7 Tài liệu có phần hướng dẫn giải bài tập không? Phần hướng dẫn giải có khắc sâu và nâng cao kiến thức không? 89 11 8 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun có góp phần bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho SV không? 96 4 9 Tài liệu có giúp SV tự lực chiếm lĩnh tri thức không? 91,5 8,5 10 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun góp phần bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức cho sinh viên không? 92,2 7,8 Bảng 4.22: Kết quả đánh giá tài liệu theo môdun dạng số hóa của GV Đánh giá (%) TT Nội dung Có Không 1 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa có nội dung và cấu trúc phù hợp với dạng tài liệu tự học không? 100 0 2 Nội dung kiến thức trong tài liệu có chính xác không? 100 0 3 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa có đảm bảo tính khoa học không? 96,4 3,6 4 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa có đảm bảo tính thẩm mỹ, tính sư phạm, tính trực quan không? 88,3 11,7 5 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa có đảm bảo học được mọi lúc, mọi nơi không? 86,8 13,2 6 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa có định hướng cho SV biết cách học, tích cực suy nghĩ, tìm tòi không? 91,6 8,4 7 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa có giúp SV tự học có kết quả cao không? 89 11 8 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa có tính khả thi không? 96 4 9 Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa có giúp SV rèn luyện được kỹ năng TH, có bồi dưỡng năng lực TH cho SV không? 96,2 3,8 10 SV có hứng thú với tài liệu học tập này không? 92 8 140 Bảng 4.23: Ý kiến của GV về khả năng hỗ trợ dạy học của tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun và góp phần bồi dưỡng năng lực tự học của SV Ý kiến của GV TT Nội dung điều tra Tổng số GV Không (%) Được (%) Tốt (%) 1 Hỗ trợ GV trong quá trình giảng bài trên lớp. 24 8,4 12,5 78,1 2 Hỗ trợ GV trong quá trình giao bài tập ở nhà cho SV. 24 0 8,4 91,6 3 Hỗ trợ GV trong quá trình tổ chức cho SV tự làm các bài kiểm tra. 24 0 17,1 82,9 4 Giúp GV trong việc quản lí tự học của SV. 24 4,2 17,1 78,8 5 Giúp GV nâng cao tương tác giữa GV và SV. 24 4,2 21,2 74,6 6 Giúp GV đổi mới phương pháp dạy học học phần VLĐC. 24 0 12,5 87,5 7 Giúp cho việc bồi dưỡng năng lực tự học của SV. 24 12,5 17,1 70,4 8 Định hướng cho SV biết cách học và tự chiếm lĩnh lấy tri thức VLĐC. 24 8,4 12,5 17,1 9 Giúp SV có hứng thú học tập học phần VLĐC hơn 24 7,8 4,7 87,5 Nhìn vào bảng điều tra, chúng ta thấy đa số GV đều khẳng định hiệu quả của việc sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun hỗ trợ cho quá trình dạy học của GV và góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho SV. - Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun có thể giúp GV hỗ trợ đổi mới PPDH (có 87.5 % GV chọn ý kiến Tốt); có thể giúp cho GV theo dõi quá trình tự học của SV dễ dàng hơn. - Về khả năng góp phần bồi dưỡng năng lực tự học của tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun đối với SV, có 70,4% ý kiến GV cho rằng tài liệu giúp cho việc rèn luyện kĩ năng tự học của SV và SV có thể tự chiếm lĩnh tri thức thông qua tài liệu này. Đặc biệt có 83,3% ý kiến GV đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun tạo cho SV hứng thú học tập và đem lại kết quả học tập cao hơn. Như vậy, qua thăm dò GV cho thấy, tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun hoàn toàn khả thi trong việc góp phần bồi dưỡng năng lực tự học VLĐC cho SV; Nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun hoàn toàn phù hợp với mục tiêu dạy và học ở ĐH. 141 4.7.2. Thăm dò SV về việc sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong quá trình tự học VLĐC Thông qua phiếu điều tra SV nhóm TN về việc khai thác tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong quá trình tự học, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 4.24: Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng văn bản của SV Đánh giá (%) TT Nội dung Có Không 1 Các bước hướng dẫn tự học trong tài liệu có thực hiện dễ dàng và phù hợp không? 93 7 2 Nội dung kiến thức và bài tập trong tài liệu có dễ hiểu, từ ngữ có chính xác không? 84,7 15,3 3 Hệ thống kiến thức trong tài liệu có sâu sắc và tổng hợp hơn ở các sách tham khảo khác không? 84,2 15,7 4 Hệ thống bài tập có được sắp xếp từ dễ đến khó(từ cơ bản đến phức tạp)không? 88,1 11,9 5 Hệ thống các bài tập trong tài liệu có giúp em nắm chắc lý thuyết và rèn luyện kĩ năng làm bài tập không? 87,3 12,7 6 Các bài kiểm tra trong tài liệu có giúp em đánh giá được kết quả của việc tự học không? 89,9 10,1 7 Khi tự học với tài liệu có góp phần bồi dưỡng, rèn luyện cho các em năng lực tự học không? 94,3 5,7 8 Kết quả học tập của em sau khi sử dụng tài liệu có cao hơn nhiều không? 93,9 6,1 142 Bảng 4.25: Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa của SV Đánh giá (%) TT Nội Dung Có Không 1 Em có thích sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa trong quá trình tự học không? 97,4 2,6 2 Việc sử dụng tài liệu số hóa và các phần mềm kiểm tra có dễ dàng không? 97,8 2,2 3 Học tập với tài liệu số hóa có thuận lợi trong việc tìm kiếm, tra cứu các kiến thức hoặc thông tin liên quan không? 86,8 13,2 4 Tài liệu số hóa có được thiết kế đẹp không, hình ảnh, chữ viết có rõ ràng không? 92,1 7,9 5 Các hình ảnh, phim, thí nghiệm mô phỏng trong các môđun có giúp em hiểu bài hơn không? 89 11 6 Học tập với các tài liệu số hóa tạo hứng thú và ham muốn tự học, tự tìm hiểu kiến thức của em không? 97,8 2,2 7 Tự học với tài liệu có góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho các em không? 96,1 3,9 8 Sau khi học tập với tài liệu số hóa kết quả học tập của em có cao hơn không? 93,9 6,1 Qua phiếu điều tra chúng tôi thấy, đa số SV nhóm lớp TN đã quan tâm, và thường xuyên sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong quá trình tự học của mình, phần đông SV đều đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun góp phần bồi dưỡng năng lực tự học, và phục vụ tốt cho việc tự học, nâng cao mức độ hiểu bài, làm bài tập. Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun tạo được hứng thú học tập cho SV, giúp các em tích cực chủ động, sáng tạo, hứng thú, yêu thích môn học. Với kết quả điều tra này, chúng tôi có thể khẳng định tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun giúp SV tích cực và tự lực trong quá trình tự học, góp phần bồi dưỡng năng lực tự học và giúp nâng cao chất lượng dạy học học phần VLĐC cho SV Đại học NKT. 143 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Nội dung chương 4 dành để trình bày quá trình tổ chức và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm được tổ chức một cách khoa học cả về chiều rộng(nhiều SV ở các trường khác nhau, trình độ khác nhau tham gia) và chiều sâu(theo dõi các đối tượng cụ thể theo một quá trình). Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy rõ: Nội dung của tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun do đề tài thiết kế, biên soạn hoàn toàn phù hợp với chương trình, nội dung học phần VLĐC cho SV Đại học NKT. Cấu trúc của tài liệu giúp SV lựa chọn được nội dung tự học phù hợp với năng lực bản thân và phát huy tốt khả năng tự học, tự kiểm tra trong quá trình tự học. Các hình thức sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun do đề tài đề xuất sau khi TNSP đã phát hiện được những ưu điểm, hạn chế và khi khắc phục được một số hạn chế hoàn toàn có thể triển khai rộng rãi. Như vậy việc xây dựng, và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun học phần VLĐC góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho SV Đại học NKT ở Việt Nam hiện nay là hoàn toàn khả thi. Việc sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun đã nâng cao được chất lượng của việc tự học. Trong tự học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun SV thường rất hứng thú, tích cực và chủ động. Bên cạnh đó qua điều tra cho thấy việc học tập trên lớp với sự hỗ trợ bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun có sự khác biệt về mặt chất lượng của giờ học VLĐC ở lớp TN với những giờ học của SV ở lớp ĐC theo phương pháp học tập truyền thống. Ở các lớp TN, SV học tập sôi nổi, hăng hái tham gia xây dựng bài mới và kết quả bài kiểm tra cao hơn hẳn so với lớp ĐC. Như vậy, qua kết quả thực nghiệm sư phạm, tính khả thi của các phương án, giả thuyết khoa học của luận án đã được khẳng định. 144 KẾT LUẬN CHUNG Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đặt ra trong đề tài luận án, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu được các vấn đề sau: (1). Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số lý luận cơ bản về tự học, năng lực tự học để từ đó tập trung vào xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho SV Đại học NKT. (2). Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về môđun, môđun dạy học, để làm căn cứ soi sáng khi xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong chương 3. (3). Đưa ra bức tranh mô tả một phần thực trạng tự học VLĐC của SV Đại học NKT. (4). Đề xuất các nguyên tắc, phương hướng và quy trình xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun, đồng thời tiến hành xây dựng 2 môđun với 6 tiểu môđun. Bên cạnh đó đề tài cũng đề ra các phương án sử dụng, khai thác tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho SV Đại học NKT. (5). Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài. Qua kết quả thực nghiệm sư phạm, tính khả thi của các phương án, giả thiết khoa học của luận án đã được khẳng định. Từ kết quả nghiên cứu của luận án cho phép đưa ra một số nhận định sau: (1). Điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, việc xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun học phần VLĐC cho SV Đại học NKT là khả thi, khi sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun, SV trực tiếp khai thác các kiến thức môn học một cách có hệ thống, phù hợp với nhận thức của bản thân, kích thích hứng thú, sự say mê môn học, đặc biệt với tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa có nhiều ưu điểm: SV có thể tự học một cách độc lập, SV có thể tự kiểm tra, đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của bản thân một cách nhanh chóng, từ đó tự điều chỉnh trong học tập sao cho phù hợp. Sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun dạng số hóa thông qua các đĩa CD, qua mạng internet đã làm phong phú nội dung tài liệu tự học, thêm một kênh thông tin để SV tiếp cận kiến thức. 145 (2). Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun được thiết kế theo các nguyên tắc, yêu cầu do luận án đề xuất đã vận dụng những quan điểm lý luận về tự học, về môđun và môđun dạy học, đã khai thác được những điểm mạnh của môđun dạy học. Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phù hợp với mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của học phần VLĐC và hoàn toàn có thể sử dụng để SV tự học, đồng thời GV có thể sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun hỗ trợ giảng dạy trên lớp học truyền thống, góp phần đổi mới phương pháp DH Đại học, xu hướng đổi mới phương pháp DH đang phát triển hiện nay.. (3). Các phương án sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần “Điện học” do luận án đề xuất như: sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun để tự học hoàn toàn, hay sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trên lớp học truyền thống đã đáp ứng được những yêu cầu về tự học và góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho SV Đại học NKT. Một năng lực không thể thiếu trong xã hội ngày càng phát triển và hội nhập. (4). Dựa trên kết quả thu được của luận án, khi có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện toàn bộ nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần “Điện học” và tiến tới mở rộng cho các phần khác của chương trình VLĐC cho SV Đại học NKT. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Trần Đức Khoản (2008), “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ thí nghiệm dạy học Vật lý ở trường dự bị đại học dân tộc”, Tạp chí Giáo dục, số 5/2008, tr 59-60. 2. Trần Đức Khoản (2008), “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ việc tự học Vật lý cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc”, Tạp chí Giáo dục, số 9/2008, tr 45-47. 3. Trần Đức Khoản, Mai Văn Trinh (2011), “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo module phần Vật lý đại cương cho sinh viên các trường Cao đẳng kỹ thuật”, Tạp chí Giáo dục, số 9/2011, tr 46,47,45. 4. Trần Đức Khoản (2013), “Bồi dưỡng năng lực tự học Vật lí đại cương cho sinh viên ngành kĩ thuật bằng tài liệu tự học có hướng dẫn”, Tạp chí Giáo dục, số 8/2013, tr 112, 122, 123. 5. Trần Đức Khoản, Nguyễn Hoàng Sơn (2015), “Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên các trường kĩ thuật trong dạy học phần vật lí đại cương”, Tạp chí Giáo dục, số 7/2015, tr 43-46. 6. Trần Đức Khoản (2015), “Tổ chức dạy học học phần vật lý đại cương cho sinh viên các trường Đại học kĩ thuật với sự hỗ trợ của tài liệu có hướng dẫn theo module”, Tạp chí Giáo dục, số 7/2015, tr157-159,174. 7. Trần Đức Khoản (2015), “Xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo module học phần Vật lý đại cương cho sinh viên Đại học ngành kỹ thuật”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 7/2015, tr25-28. 8. Mai Văn Trinh, Trần Đức Khoản (2015), “Xây dựng tài liệu tự học theo module học phần Vật lý đại cương trong dạy học ở các trường Đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 8/2015, tr19-21. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Tôn Tích Ái (2013), Cơ sở Vật lý Điện từ học - Quang học, Tập 2, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 2. Báo cáo của hội đồng quốc tế vế giáo dục cho thế kỷ 21 gửi UNESCO (1997), Học tập một kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. 4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007. 5. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (1999), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Lê Khánh Bằng (1998), Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Lê Khánh Bằng (2001), Học cách tự học trong thời đại ngày nay, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Lê Khánh Bằng (1998), Cơ sở khoa học của tự học và hướng dẫn tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Lương Duyên Bình, Dư Công Trí, Nguyễn Hữu Hồ (2008), Vật lý đại cương T1, T2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Lương Duyên Bình, Nguyễn Quang Hậu (2008), Bài tập Vật lý đại cương, T1, T2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Dương Huy Cẩn (2009), Tăng cường năng lực tự học cho sinh viên hoá học ở trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 12. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2004), Để tự học có hiệu quả, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Cường (2011), Cơ Sở đổi mới phương pháp dạy học, Trường Đại học Sư phạm Hà nội, Tr.27 14. V.A. Cruchetxki (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, Tập 1, 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 15. David Halliday, Robert Resnich, Jearl Walker(1998), Cơ sở Vật lý, tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, NXB Giáo dục, Hà Nội. 148 16. Lê Hiển Dương (2007), "Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Toán hệ Cao đẳng Sư phạm”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh. 17. Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Hữu Bài (1993), Môđun kỹ năng hành nghề: Phương pháp tiếp cận, hướng dẫn biên soạn và áp dụng, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07. Khoa học công nghệ. 18. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa. 19. Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp ở nước ngoài, Thông báo khoa học (Bản tiếng Nga), Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề Liên Xô, Leningard, 1980. 20. Phạm Minh Hạc (2000), Một số vấn đề tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Trần Thị Minh Hằng (2003), “Một số yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của sinh viên Cao đẳng sư phạm”, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 22. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu, sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trọ của MVT trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh 23. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 24. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Thanh Hồng (2011), “Tổ chức tự học Giáo dục học cho sinh viên ĐHSP qua E-Learning”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 26. Đỗ Huân (1992), Vài nét về đào tạo nghề theo môđun trên thế giới, Thông tin Khoa học Giáo dục và Công nghệ, số 2 năm 1992. 27. Đỗ Huân (1995), “Tiếp cận môđun trong xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo nghề”, Luận án Phó Tiến sĩ, Khoa học Sư phạm - Tâm lý, Hà Nội. 28. Lê Thanh Huy (2013), “Tổ chức hoạt động dạy học vật lí đại cương trong các trường đại học theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ của E-learning”, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Trường Đại học Huế. 29. Đỗ Quốc Huy (2013), Giáo trình vật lý đại cương, tập 2: Điện - Từ, NXB Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh. 30. Đặng Thành Hưng (2004), “Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại”, Tạp chí Giáo dục số 78. 31. Kharlamop, I.F. (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội. 149 32. Kruchetxki.VA(1981), Những cơ sở của tâm lí học sư phạm, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 33. Phạm Văn Lâm (1995), "Nâng cao chất lượng thực tập vật lý đại cương ở trường Đại học kỹ thuật bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, Luận án Phó Tiến sĩ, Khoa học Sư phạm - Tâm lý, Hà Nội. 34. Võ Thành Lâm (2012), Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học ở đại học theo hướng sư phạm tích cực, Trường Đại học Sài Gòn, tr.18 35. Trịnh Quốc Lập (2010), Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh của Việt Nam, Website Trường ĐHKHXH&NV - Đại học Quốc gia, Hà Nội. 36. Nguyễn Văn Lê (1998), Cơ sở khoa học của sự sáng tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 37. Nguyễn Ngọc Long, "Năng lực tư duy quá trình đổi mới tư duy”, Tạp chí Cộng sản, 10/1987. 38. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Lưu Xuân Mới (2000), Lí luận dạy học đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 40. Nguyễn Thanh Nga (2015), "Tổ chức dạy học dự án trong dạy học Vật lí đại cương nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển tư duy kỹ thuật của sinh viên ngành kỹ thuật”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội. 41. Nguyễn Thị Ngà (2010), "Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun phần kiến thức cơ sở hoá học chung - chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội. 42. Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. 43. Nghị quyết chính phủ số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. 44. Đặng Thị Oanh (1995), "Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên khoa hóa học Đại học Sư phạm”, Luận án Phó Tiến sĩ, Khoa học sư phạm - Tâm lý, Hà Nội. 45. Hoàng Phê (Chủ biên) (1994), Từ điển tiếng Việt, NXB KHXH-TT TĐTV. 46. Phạm Thị Phú (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Vật lý và lý luận phương pháp dạy học Vật lý, Giáo trình dành cho học viên cao học ngành Vật lý, Trường Đại học Vinh. 47. Nguyễn Ngọc Quang (1993), Bài giảng chuyên đề lý luận dạy học, Trường Đại học Kỹ thuật mật mã, Hà Nội. 150 48. Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Thị Oanh (1993), “Vận dụng tiếp cận mođun vào việc đào tạo sinh viên sư phạm, ĐHSP Hà Nội”, Đại học Giáo dục chuyên nghiệp, tr.18-19. 49. Trần Văn Quảng, Nguyễn Công Toản, Nguyễn Bảo Chung (2007), Phương pháp giải bài tập vật lý đại cương, NXB Thế giới. 50. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Việt Nam (2012), Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội. 51. Ngô Quang Sơn (2002), "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần dao động và sóng cho học viên lớn tuổi tại các trung tâm giáo dục thường xuyên”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. 52. Rubakin N.A(1973), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên, Hà Nội. 53. Shama G.D (1996), Phương pháp dạy học ở đại học, Unessco. 54. Vũ Văn Tảo (2003), Dạy cách học, Tài liệu Dự án đào tạo giáo viên THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr.8. 55. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2003), "Nghiên cứu xây dựng sử dụng phối hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận nhằm cải tiến hoạt động đánh giá kết quả học tập vật lý ở bậc đại học”, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh. 56. Lâm Quang Thiệp (1998), Việc dạy và học ở đại học và vai trò của nhà giáo đại học trong thời đại thông tin, Giáo dục học Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 57. Nguyễn Thị Tính (2004), "Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn Giáo dục học cho SV các trường ĐHSP”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 58. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 59. Trần Trọng Thủy (2005), "Cơ sở Tâm lý học của việc dạy học ở Đại học”, Tạp chí thông tin khoa học Giáo dục số 115, 116 tr11-5, 22-26. 60. Đinh Công Thuyến, Hồ Ngọc Vinh, Phạm Văn Nin (2008), Tài liệu hướng dẫn và chuẩn bị giảng dạy theo môđun, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. 61. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài tập vật lí (Tập 2: Điện - Từ), NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 62. Nguyễn Hữu Thọ (2013), Giáo trình Vật lí đại cương (Tập 2), NXB Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 151 63. Nguyễn Đình Thước, Hà Văn Hùng (2006), Lý luận dạy học Đại học(Tài liệu dành cho học viên cao học chuyên ngành quản lý Giáo dục), Trường Đại học Vinh. 64. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kì, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 65. Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng (đồng chủ biên), (2009), Phương pháp dạy và học đại học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 66. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kì, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 67. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục. 68. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 69. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 70. Lê Công Triêm (2009), "Đổi mới hoạt động dạy học đại học phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp dạy học trong đào tạo theo tín chỉ, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 71. Trịnh Quang Từ (1995), "Những phương hướng tổ chức hoạt động tự học của sinh viên các trường quân sự”, Luận án Phó Tiến sĩ, Khoa học Sư phạm - Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 72. Từ điển Bách khoa quốc tế về giáo dục, nhóm G7, 1985. 73. Từ điển kỹ thuật bách khoa, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1994. 74. Trương Văn, Quốc Bình (2005), Từ điển giải thích thuật ngữ Công nghệ thông tin Anh - Anh - Việt, NXB Thống kê. 75. Hoàng Ngọc Vinh biên tập (2007), tác giả: Pai Obanya, Juma Shabani, Peter Okebukola, Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục đại học, bản dịch từ ”Guide to teaching and learning in higher education”, Hà Nội. 76. Phạm Viết Vượng (2005), Lý luận giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Tiếng Anh 77. Denyse Tremblay (2002), Adult Education A Lifelong Journey The Competency - Based approach" Helping learners become autonomous", tr.12. 78. Developing Instruction Modues for Teacher Education APEID, Bangkok1978. 79. Effective Vocational Training Design ILO, Genave, 1986. 80. Havinghurst R S. Human Development and Education, New york Longmans Green, 1973. 152 81. Gardner, Howard (1999), Intelligence Reframed “Multiple intelligences for the 21st century”. Basic books. 82. J-J. Guilbert- Eclucational Handbook of health Personel. WHO. Geneva 1987. 83. .J.R. Anderson (1995), Cognitive psychology and its implication (4th ed.), W.H. Freeman and Company, New York. 84. Encyclopedia Brintannica 1971. Kendlall/HuntPublishing Company. 85. Espiritu (1980) Soclal Foundation of Community. Develoment. ManiLa, Carcia Pubbshing House. 86. L.Bushoff, L.D’Hainaut (1981), Cunricula and Lifelong Education, UNESCO. 87. Longman Dictionary of the English Language. Longman 1991. 88. MES -An Approach to Vocational. Training. Ilo, Geneva, 1986. 89. Meyer R. Modules- from Design to Use. Colombus University, 1986. 90. OECD (2002), Definition and seletion of Competencies: Theoretical and Conceptual Foundation. 91. Weiner, F.E. (2001), Comparative performance measurement in schools. Weinheim and Basejl: Beltz Verlag, pp 17-31. 92. Richard N.J (2003), Basic Couseling Skill, Sage. 93. Website: 94. Website: 95. Website: 96. Website: 97. Website: 98. Website: 99. Website: ngày 15/4/2013. 100. Website: ngày 21/9/2011. 101. Website: ày 12/12/2012 102. Website: hoc-o-dai-hoc-1425317523.htm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_va_su_dung_tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_the.pdf
Luận văn liên quan