Trong nhiều năm qua, ngành dệt may của Việt Nam luôn giữ vị trí là
ngành công nghiệp chủ lực và là mũi nhọn xuất khẩu của cả nước. Với kim
ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước, hàng dệt may của nước ta đang dần chiếm
lĩnh các thị trường quốc tế. Hội nhập KTQT, các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến và
được tiếp cận rộng hơn với thị trường quốc tế, có cơ hội hợp tác phát triển tốt
và bình đẳng hơn. Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp dệt may cũng sẽ
phải chịu thêm nhiều sức ép cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh với các doanh
nghiệp dệt may nước ngoài để thâm nhập được vào thị trường của họ, mà còn
cạnh tranh với họ trên chính thị trường nội địa.
Thị trường kinh doanh hàng dệt may thế giới cạnh tranh ngày càng gay
gắt, lợi thế cạnh tranh xuất khẩu nhìn chung vẫn nghiêng về các nước đang
phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Campuchia
Thương mại dệt may thế giới sẽ ngày càng tập trung vào tay các tập đoàn bán
lẻ đa quốc gia, từ việc chuyển dịch đầu tư, sản xuất, thiết kế sản phẩm, phân
khúc thị trường, tổ chức các chuỗi sản xuất - cung ứng cho đến khâu tiêu thị
sản phẩm cuối cùng. Các nước nhỏ, các nhà sản xuất và các công ty trung
gian nhỏ ngày càng khó có cơ hội phát triển nếu nằm ngoài các chuỗi giá trị
này. Việt Nam dù đã tham gia vào chuỗi nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn
bị coi là “đi trên đôi chân của người khác”do tỷ lệ gia công cao, chưa thâm
nhập sâu vào chuỗi giá trị.
Với mục tiêu đặt ra cho Luận án là thông qua việc phân tích, đánh giá
thực trạng xuất khẩu hàng dệt may trong bối cảnh Việt Nam tham gia các
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đồng thời đánh giá tác động của các
FTAs thế hệ mới tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam, từ đó, Luận án có
những đề xuất đối với Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trong
việc triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh quy mô, kim ngạch xuất khẩu
dệt may củaViệt Nam trong thời gian tới
211 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 15/01/2024 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp nào. Các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam về cơ bản nhận thức được vấn đề đó, song lại chưa thực sự chú trọng
xây dựng hình ảnh thương hiệu riêng cho mình. Theo đánh giá của VITAS,
hiện nay rất ít các doanh nghiệp dệt may có năng lực xây dựng và phát triển
thương hiệu riêng cho mình. Một số doanh nghiệp dệt may tên tuổi đã có
thương hiệu nhất định nhưng chỉ mới dừng lại ở thị trường nội địa mà chưa
vươn tầm khu vực và thế giới (VCCI, 2017; Sacombank, 2020). Khi đề cập
đến thương hiệu, người tiêu dùng và đối tác sẽ hình dung ngay đến chất
lượng sản phẩm, mẫu mã, tiêu chí kỹ thuật, nhãn mác. Một khi xây dựng
được thương hiệu ở cấp độ khu vực và vươn ra thế giới, điều này sẽ rất
thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu trong
khi các hiệp định FTAs được thực thi. Bên cạnh các vấn đề cơ bản về sản
phẩm, kênh phân phối riêng chính là yếu tố quan trọng để xây dựng thương
hiệu của doang nghiệp. Kênh phân phối ở một góc độ nào đó chính là chất
169
dẫn để thương hiệu đến với thị trường, cũng là chất liên kết giữa sản phẩm
và thị trường. Theo Nguyệt A. Vũ (2014), sự liên kết giữa các doanh nghiệp
dệt may và người tiêu dùng ở Việt Nam đang rất yếu, đối với thị trường khu
vực và thế giới lại còn yếu hơn. Thực tế trên thế giới chứng mình rằng bất
cứ một thương hiệu ngành may mặc nào cũng có những kênh phân phối
riêng không chỉ ở thị trường nội địa mà còn trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay,
Việt Nam đã hoàn tất những bước cuối cùng để tiến tới thực thi hiệp định
EVFTA và CPTPP, do đó đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp xuất
khẩu dệt may thiết lập các kênh phân phối ở thị trường các quốc gia này.
Bước đầu các doanh nghiệp dệt may có thể thiết lập văn phòng đại diện, hợp
tác với các kênh phân phối sở tại và xa hơn là tiến tới xây dựng kênh phân
phối riêng ở các thị trường xuất khẩu. Việc xây dựng thương hiệu và kênh
phân phối riêng bề ngoài là hai công đoạn riêng lẻ trong chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp nhưng thực chất chúng có quan hệ mật thiết với
nhau, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may phải
đồng thời thực hiện cả hai chiến lược này. Kênh phân phối riêng chính là
cách thức tốt nhất để một doanh nghiệp tạo sự liên kết vững chắc giữa sản
phẩm của mình và thị trường hay người tiêu dùng.
Hình 4.10: Dệt may và Liên kết thị trường
Nguồn: Nguyệt A. Vũ (2014)
170
4.4.2.4. Giải pháp về quy tắc xuất xứ - ngoại lệ xuất xứ
Để thúc đẩy xuất khẩu dệt may, tận dụng được những lợi ích về cắt
giảm thuế quan từ các FTA thế hệ mới, Việt Nam trước tiên cần đáp ứng được
các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Theo quy tắc xuất xứ trong cam kết của
EVFTA (từ vải trở đi) và CPTPP (từ sợi trở đi), các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi phần lớn doanh nghiệp dệt may của
Việt Nam mới chỉ đang thực hiện các công đoạn cắt và may, trong khi vải
nguyên liệu sử dụng để sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ các thị trường
chưa có FTA với EU và không tham gia CPTPP, chủ yếu đến từ Trung Quốc
và Đài Loan. Do đó, một mặt Chính phủ Việt Nam cần có chính sách định
hướng/khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng đầu tư và phát triển công
nghiệp dệt và công nghiệp phụ trợ may để đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất
xứ trong các cam kết của Hiệp định (Vanzetti and Vu, 2014; VCCI, 2017).
Bên cạnh việc các doanh nghiệp phải chuyển đổi sản xuất theo hướng tiên
tiến, chú trọng đầu tư phát triển công nghệ thì cách thức tận dụng các ngoại lệ
về xuất xứ trong các Hiệp định FTA thế hệ mới như trường hợp Hàn Quốc
trong EVFTA hay các quốc gia thuộc CPTPP trong hiệp định CPTPP là cách
thức hiệu quả nhất để vượt qua các rào cản về cam kết xuất xứ này. Quy tắc
xuất xứ 2 công đoạn trong Hiệp định EVFTA và quy tắc xuất xứ 3 công đoạn
trong CPTPP nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải và nhuộm, hoàn tất và
may phải được thực hiện trong nội khối của Hiệp định sẽ khuyến khích các
doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng
của khối, tuy nhiên đó là vấn đề của chiến lược đổi mới, chuyển dịch cơ cấu
trong trung và dài hạn, còn trong ngắn hạn áp dụng ngoại lệ xuất xứ là
phương cách linh hoạt nhất để các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm dệt
may của Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của mình đến thị trường các
quốc gia EU và các thị trường thành viên của CPTPP.
171
Tiểu kết chương 4
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong những năm gần đây đóng góp
tỷ phần rất lớn cho xuất khẩu chung của Việt Nam, đồng thời chiếm giữ vai
trò và vị trí chiến lược trong quá trình tiến ra thị trường quốc tế. Quyết định
quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 cho thấy Chính phủ Việt Nam coi trọng việc phát triển ngành
dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, chuyển đổi phương thức
sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh
đáp ứng thị trường tiêu dùng trong nước, xuất khẩu dệt may được xác định là
phương thức cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của toàn ngành.
Hiện nay, hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng nhất đối
với Việt Nam là EVFTA và CPTPP đã chính thức có hiệu lực với những
phạm vi cam kết mở rộng và mức độ cam kết cao nhất mà Việt Nam từng
tham gia đàm phán và ký kết. Với ưu tiên chiến lược trong đàm phán, xuất
khẩu dệt may của Việt Nam trong thời gian tới khi các hiệp định này có hiệu
lực được dự báo sẽ có nhiều xung lực mới cho phát triển, tuy nhiên nó cũng
được dự đoán sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức.
Để thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quá trình thực thi các
hiệp định FTA thế hệ mới, Nhà nước cần thực hiện một loạt các nhóm giải
pháp liên quan đến thị trường, đầu tư, quản lý, nguồn nhân lực, khoa học công
nghệ, bảo vệ môi trường và nguồn nguyên phụ liệu. Bên cạnh đó, bản thân
doanh nghiệp cũng phải tự cải biên chính mình sao cho thích ứng và phù hợp
với các cam kết trong các FTA thế hệ mới, đồng thời áp dụng các biện pháp
nhằm tối ưu hóa các điều khoản mà các FTA thế hệ mới đem lại. Tái cấu trúc
ngành may mặc, xây dựng thương hiệu và kênh phân phối riêng, đồng thời tận
dụng nguyên tắc ngoại lệ trong cam kết xuất xứ là các giải pháp mà doanh
nghiệp dệt may cần phải tiến hành ngay từ bây giờ nhằm tận dụng các lợi thế
mà FTA thế hệ mới mang lại.
172
KẾT LUẬN
Trong nhiều năm qua, ngành dệt may của Việt Nam luôn giữ vị trí là
ngành công nghiệp chủ lực và là mũi nhọn xuất khẩu của cả nước. Với kim
ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước, hàng dệt may của nước ta đang dần chiếm
lĩnh các thị trường quốc tế. Hội nhập KTQT, các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến và
được tiếp cận rộng hơn với thị trường quốc tế, có cơ hội hợp tác phát triển tốt
và bình đẳng hơn. Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp dệt may cũng sẽ
phải chịu thêm nhiều sức ép cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh với các doanh
nghiệp dệt may nước ngoài để thâm nhập được vào thị trường của họ, mà còn
cạnh tranh với họ trên chính thị trường nội địa.
Thị trường kinh doanh hàng dệt may thế giới cạnh tranh ngày càng gay
gắt, lợi thế cạnh tranh xuất khẩu nhìn chung vẫn nghiêng về các nước đang
phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Campuchia
Thương mại dệt may thế giới sẽ ngày càng tập trung vào tay các tập đoàn bán
lẻ đa quốc gia, từ việc chuyển dịch đầu tư, sản xuất, thiết kế sản phẩm, phân
khúc thị trường, tổ chức các chuỗi sản xuất - cung ứng cho đến khâu tiêu thị
sản phẩm cuối cùng. Các nước nhỏ, các nhà sản xuất và các công ty trung
gian nhỏ ngày càng khó có cơ hội phát triển nếu nằm ngoài các chuỗi giá trị
này. Việt Nam dù đã tham gia vào chuỗi nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn
bị coi là “đi trên đôi chân của người khác”do tỷ lệ gia công cao, chưa thâm
nhập sâu vào chuỗi giá trị.
Với mục tiêu đặt ra cho Luận án là thông qua việc phân tích, đánh giá
thực trạng xuất khẩu hàng dệt may trong bối cảnh Việt Nam tham gia các
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đồng thời đánh giá tác động của các
FTAs thế hệ mới tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam, từ đó, Luận án có
những đề xuất đối với Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trong
việc triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh quy mô, kim ngạch xuất khẩu
dệt may củaViệt Nam trong thời gian tới
173
Để thực hiện mục tiêu này, Luận án đã áp dụng tổng hợp các phương
pháp như phương pháp kế thừa, phương pháp phân tích hệ thống, phương
pháp phân tích tổng hợp và so sánh phối hợp với phương pháp ý kiến chuyên
gia, phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp khảo sát, thống kê và đã
đạt được những kết quả chính sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận về xuất khẩu dệt may trong bối cảnh hình thành
các hiệp định tự do thế hệ mới. Luận án làm rõ đặc điểm và các nhân tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Đồng thời, các khái niệm và sự
khác biệt giữa hiệp định thương mại tự do truyền thống và hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới cũng được chỉ rõ.
- Phân tích bức tranh xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh
hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong đó, những cơ
hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam nói
chung và xuất khẩu dệt may nói riêng được chỉ ra một cách cụ thể.
- Phân tích bối cảnh trong nước và thế giới tác động đến xuất khẩu dệt
may Việt Nam trong quá trình hình thành các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới.
- Phân tích quan điểm, định hướng và các giải pháp để thúc đẩy xuất
khẩu dệt may Việt Nam trong quá trình hình thành các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới.
- Từ góc độ tiếp cận đánh giá cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu dệt
may của Việt Nam trong bối cảnh hình thành các FTA thế hệ mới, Luận án đề
xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong
bối cảnh Việt Nam tham gia các FTAs thế hệ mới. Để thúc đẩy xuất khẩu dệt
may, tận dụng được những lợi ích về cắt giảm thuế quan từ các FTA, Việt
Nam trước tiên cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Các
đơn hàng của Việt Nam phần lớn vẫn may theo hình thức gia công, nguồn vải
chủ yếu nhập khẩu nên việc đáp ứng về quy tắc xuất xứ là khá khó khăn. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chuyển đổi từ phương thức
gia công CMT (cắt, may, hoàn thiện sản phẩm) sang phương thức OEM
174
(phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và ODM (Phương thức bao
gồm cả sản xuất và thiết kế), tiến tới là phương thức OBM (Phương thức sản
xuất có thương hiệu riêng), từ đó sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu
dệt may của Việt Nam. Ngoài ra, để thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam
trong những năm tới, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực sản xuất, tự
chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất kinh
doanh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu về môi
trường và lao động./.
175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1) Bộ Công Thương. (2015). Tóm tắt cam kết về Dệt may trong TPP. Hà
Nội, Việt Nam.
2) Bộ Công Thương (2016). Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2016-2021.
Hà Nội: NXB Công thương.
3) Nguyễn Hồng Chỉnh. (2017). Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt
may Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (Luận án Tiến sỹ). Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
4) Vũ Văn Diện. (2019). Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới. Tạp chí Tài chính, 2/2019.
5) Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo và Ngô Hoài Thu. (2018).
Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường EU bằng mô hình trọng lực. Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, số 7, 72-78.
6) Vũ Kim Dũng. (2015). Mô hình đàn sếu bay. Tạp chí Khoa học và công
nghệ, số 7/2015.
7) Vũ Quốc Dũng. (2007).Dệt may Việt Nam hậu WTO: Thực trạng và
những mục tiêu hướng tới.Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 9/2007.
8) Đỗ Thị Đông. (2011). Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết
của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam. Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
9) Dương Đình Giám (2001). Phương hướng và các biện pháp chủ yếu
nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt – may trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Luận án Tiến sỹ). Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
10) Bùi Trường Giang. (2010). Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ
sở lý luận và thực tiễn Đông Á. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.
176
11) Nguyễn Hoàng Giang. (2014). Giải pháp xây dựng chiến lược thương
hiệu ngành dệt may Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 5/2014.
12) Trần Thị Thuận Giang và Ngô Nguyễn Thảo Vy. (2017). Hiện tượng
chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ: Tương lai
của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Tạp chí
Khoa học Pháp lý, số 4(107)/2017.
13) Thu Hoài (2019). TPP và những tác động tới dệt may Việt Nam. Tạp chí
Công thương, số 1(12), 18-19.
14) Phan Thanh Hoàn. (2017). Cơ hội và thách thức của Dệt may Việt Nam
trong bối cảnh gia nhập TPP. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số
126(5A), 173–184.
15) Nguyễn Hoàng. (2009). Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu vào thị trường các nước EU của doanh nghiệp dệt may Việt Nam
trong gia đoạn hiện nay (Luận án Tiến sỹ). Trường Đại học Thương mại,
Hà Nội.
16) Hà Văn Hội (2012). Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt
Nam. VNU Journal of Science: Economics and Business, số 28(1).
17) Hà Văn Hội. (2012). Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam:
Những bất lợi, khó khăn và biện pháp đối phó. VNU Journal of Science:
Economics and Business, số 28(4).
18) Vũ Thanh Hương và Nguyễn Thị Minh Phương. (2016). Đánh giá tác
động theo ngành của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU: Sử
dụng các chỉ số thương mại. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và
Kinh doanh, số 32(3), 28-38.
19) JICA và NEU. (2004). Chính sách công nghiệp và thương mại Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
20) Nguyễn Việt Khôi và Shashi Kant Chaudhary. (2019). Vị thế của Việt
Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. VNU Journal of Social Sciences and
Humanities, số 5(3).
177
21) Nguyễn Đức Kiên. (2018). Đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp
từ ngành dệt may. Tạp chí Cộng sản, số 135(2018).
22) Nguyễn Hoàng Khởi và Lưu Tiến Thuận. (2015). Những tác động chính
của Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương đến doanh
nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Trà Vinh, số 17(3), 32-38.
23) Nguyễn Thị Lan. (2016). Triển vọng của dệt may Việt Nam trong chuỗi
giá trị toàn cầu. Tạp chí Tài chính, số 3/2016.
24) Phạm Thùy Linh, Phạm Hoàng Linh và Trần Thị Thu Trâm. (2017).
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập mới. Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 167(7).
25) Vũ Hồng Loan. (2013). TPP – Hiệp định thương mại tự do của thế kỷ
XXI. Tạp chí Tài chính, số 6/2013.
26) Nguyễn Thị Cẩm Loan. (2014). Chuẩn bị của ngành dệt may Việt Nam
trước thềm TPP. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, số 2(1).
27) Cao Quý Long. (2012). Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới (Luận văn thạc
sỹ). Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội.
28) Phạm Thị Lụa. (2014). Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu
và giải pháp của Việt Nam (Luận án Tiến sỹ). Viện nghiên cứu Thương
mại, Hà Nội.
29) Ngô Dương Minh. (2017). Những rào cản đối với các doanh nghiệp Việt
Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Tại chí Khoa học
và Đào tạo Ngân hàng, số 190(3), 34-43.
30) Trương Thị Phúc Nguyên. (2020). Báo cáo cập nhật ngành dệt may.
FPT Securities.
31) Đỗ Thị Hòa Nhã, Nguyễn Thị Oanh và Ngô Hoài Thu. (2019). Phân tích
tình hình xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
178
EU. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, số
196(S.03).
32) Trần Thị Bích Nhung. (2017). Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế,
số 95(95).
33) Lê Thị Kiều Oanh và Đỗ Thị Thu Hồng. (2019). Phát triển ngành Dệt
may Việt Nam trong tình hình hiện nay. Tạp chí Tài chính, số 2
(10/2019).
34) Kim Ngọc. (2015). Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: Cơ hội
và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt
Nam, số 9/2015.
35) Phạm Thị Thu Phương. (2000). Những giải pháp chiến lược nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành May mặc Việt Nam. Hà Nội:
Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
36) Nguyễn Văn Quang. (2020). Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị toàn cầu
hàng may mặc Việt Nam. Tạp chí Công thương, số 1/2020.
37) Lương Xuân Quỳ. (2014). Việt Nam và TPP. Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, số 14(24).
38) Lê Xuân Sang và Nguyễn Thị Thu Huyền. (2011). Chính sách thúc đẩy
phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt
Nam. Tham luận trình bày tại Hội thảo “Chính sách tài chính hỗ trợ phát
triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”. Hà Nội.
39) Nguyễn Ngọc Sơn. (2007). Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành dệt may. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 35-39.
40) Nguyễn Thanh Tâm. (2016). Tổng quan về các FTA thế hệ mới. Trường
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
41) Nguyễn Xuân Thọ. (2019). Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Luận án Tiến
sỹ). Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
179
42) Lê Hồng Thuận. (2017). Báo cáo Ngành Dệt may: Thay đổi để bứt phá.
Fpt Securities.
43) Lê Quang Thuận. (2019). Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và
tác động tới kinh tế Việt Nam. Tạp chí Tài chính, 7/2019.
44) Võ Thanh Thu. (2013). Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt
may sang thị trường Mỹ sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Tạp chí Kinh
tế Phát triển, số 267(1), 45-53.
45) Võ Thanh Thu và Ngô Thị Hải Xuân. (2015). Định hướng phát triển
ngành dệt may VN đáp ứng yêu cầu hội nhập TPP. Tạp chí Phát triển
Kinh tế, số 26(1), 59-73.
46) Lê Thị Thúy. (2017). Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Cơ hội và
thách thức đối với Việt Nam. Khoa học Xã hội Việt Nam, số 5(114), 19-
29.
47) Nguyễn Thị Thúy. (2014). Giải pháp cho Việt Nam khi gia nhập các
hiệp định thương mại và TPP. Đại học Thăng Long, Hà Nội.
48) Lê Thanh Thủy. Ngành dệt may trong xu thế cách mạng công nghiệp
4.0. Tạp chí Tài chính, số 8/2019.
49) Phương Thanh Thủy. (2016). Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Tạp chí Khoa học Xã hội
Việt Nam, số 12, 1-28.
50) Phùng Thị Quỳnh Trang. (2017). Ngành dệt may Việt Nam: Thúc đẩy
thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
Tạp chí Môi trường, số 2017/11.
51) Trung Tâm WTO. (2018).
52) Trương Hồng Trình và Cộng sự. (2010). Tiếp cần chuỗi giá trị cho việc
nâng cấp ngành dệt may Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số
2(37).
53) VCCI. (2017). EVFTA và ngành dệt may, giày dép Việt Nam. Trung tâm
WTO.
180
54) Nguyệt A. Vũ. (2014). Ngành dệt may Việt Nam. Báo cáo Ngành
VietinbankSC, Hà Nội.
55) Ngô Thị Hải Xuân. (2012). Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái
Bình Dương: Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may VN xuất khẩu
sang thị trường Mỹ. Tạp chí Kinh tế Kinh tế, số 265(11).
56) Sacombank. (2020). Báo cáo ngành dệt may năm 2019. Sacombak-SBS,
Securities Company.
II. Tài liệu Tiếng Anh
57) Akamatsu, K. (1962). A historical pattern of economic growth in
developing countries. The Developing Economies, 1(s1), 3-25.
58) Anderson, J.E. and Wincoop, E. (2003). Gravity with Gravitas: A
Solution to the Border Puzzle. American Economic Review, 93, 170–192.
59) Baldwin R.E. (2006). Multilateralising Regionalism: Spaghetti Bowls as
Building Blocs on the Path to Global Free Trade. The World Economy,
29(11), 1451-1518.
60) Buchanan, F. R., Anwar, S. T., & Tran, T. X. (2013). Spotlight on an
emerging market: Assessing the footwear and apparel industries in
Vietnam. Global Business and Organizational Excellence, 32(2), 38-51.
61) Chandra, P. (2005). The textile and apparel industry in India. Indian
Institute of Management, Ahmedabad, India.
62) Chi, D. Q. (2020). Social and economic upgrading in the garment supply
chain in Vietnam (No. 137/2020). Working Paper.
63) Chi, T. (2011). Building a sustainable supply chain: an analysis of
corporate social responsibility (CSR) practices in the Chinese textile and
apparel industry. Journal of the Textile Institute, 102(10), 837-848.
64) Cox, A. (2015). The pressure of wildcat strikes on the transformation of
industrial relations in a developing country: The case of the garment and
textile industry in Vietnam. Journal of Industrial Relations, 57(2), 271-
290.
181
65) De Marchi, V., Giuliani, E., & Rabellotti, R. (2018). Do global value
chains offer developing countries learning and innovation
opportunities?. The European Journal of Development Research, 30(3),
389-407.
66) Drejet, R., & Rappaport, A. N. N. (2014). Energy efficiency and working
conditions in Vietnamese apparel factories. Fletcher F. World Aff., 38,
167.
67) Egan, V. (2012). Business constraints and recessionary effects on small
firms in Vietnam: A case study of the retail clothing industry.
In Advances in Business in Asia: The Opportunities, Threats, and Future
Trends of Businesses in China, India and the ASEAN
Countries (101(116), 101-116). Cambridge Scholars Publishing in
association with GSE Research.
68) Feenstra, R. C. (2015). Advanced international trade: theory and
evidence. Princeton university press.
69) Gereffi, G., & Memedovic, O. (2003). The Global Apparel value Chain:
what prospects for upgrading by developing countries. UN Industrial
Development Organization. Vienna: Austria.
70) Goto, K., Natsuda, K., & Thoburn, J. (2011). Meeting the challenge of
China: the Vietnamese garment industry in the post MFA era. Global
Networks, 11(3), 355-379.
71) Goto, K. (2012). Is the Vietnamese garment industry at a turning point?:
upgrading from the export to the domestic market. Inst. of Developing
Economies, Japan External Trade Organization.
72) Goto, K. (2013). Starting businesses through reciprocal informal
subcontracting: Evidence from the informal garment industry in Ho Chi
Minh city. Journal of International Development, 25(4), 562-582.
73) Goto, K. (2017). Development through innovation: The case of the Asian
apparel value chain. In Global innovation and entrepreneurship (95-
111). Palgrave Macmillan, Cham.
182
74) Gregory, R., Anstie, R., & Klug, E. (1991). Why are low-skilled
immigrants in the United States poorly paid relative to their Australian
counterparts? Some of the issues illustrated in the context of the
footwear, clothing, and textile industries. In Immigration, trade, and the
labor market (pp. 385-406): University of Chicago Press.
75) Grumiller, J., Raza, W., Staritz, C., Tröster, B., von Arnim, R., & Grohs,
H. (2018). The economic and social effects of the EU Free Trade
Agreement with Vietnam. ÖFSE–Austrian Foundation for Development
Research, 8, 2018.
76) Gujarati, D.N., and Porter, D.C. (2003). Basic econometrics
(4ed.). Singapore: McGrew Hill Book Co.
77) Ho, D., Kumar, A., & Shiwakoti, N. (2017, December). Supply chain
collaboration—A case study of textile and apparel industry. In 2017
IEEE International Conference on Industrial Engineering and
Engineering Management (IEEM) (pp. 1367-1371). IEEE.
78) Ho, H. T. T., & Watanabe, T. (2020). The dynamics of textile firm
responses to the restriction of endocrine disrupting surfactants: a
Vietnam case study. Journal of Risk Research, 23(4), 504-521.
79) Hoang, D., & Jones, B. (2012). Why do corporate codes of conduct fail?
Women workers and clothing supply chains in Vietnam. Global Social
Policy, 12(1), 67-85.
80) Jacobs, B., Simpson, L., Nelson, S., & Karpova, E. (2016). Matching
Sourcing Destination with Fashion Brands’ Business Model:
Comparative Advantages of Bangladesh and Vietnam Apparel
Industries. Fashion, Industry and Education, 14(2), 11-23.
81) Jagdish N.B. (1998). A Stream of Windows: Unsettling Reflections on
Trade, Immigration, and Democracy. Massachusetts Institute.
82) Keane, J., & te Velde, D. W. (2008). The role of textile and clothing
industries in growth and development strategies. Overseas Development
Institute, 7.
183
83) Kenta, G. (2007). Industrial Upgrading of the Vietnamese Garment
Industry: An Analysis from the Global Value Chains Perspective (No.
07-1, p. 4). RCAPS working paper.
84) Kenta, G. (2012). Is the Vietnamese garment industry at a turning point?:
upgrading from the export to the domestic market. In Fukinishi (Ed).,
“Dynamics of the Garment Industry in Low-Income Countries:
Experience ò Asia and Afria (Interim Report). Chousakenkyu
Houkokusho, IDE-JETRO, 2012.
85) Knutsen, H. M. (2004). Industrial development in the buyer-driven
networks: the garment industry in Vietnam and Sri Lanka. Journal of
Economic Geography, 4, 545–564.
86) Knutsen, H. M., & Nguyen, C. M. (2004). Preferential treatment in a
transition economy: the case of state‐owned enterprises in the textile and
garment industry in Vietnam. Norsk Geografisk Tidsskrift-Norwegian
Journal of Geography, 58(3), 125-135.
87) Kojima, K. (2000). The “flying geese” model of Asian economic
development: origin, theoretical extensions, and regional policy
implications. Journal of Asian Economics, 11(4), 375-401.
88) Le, Q. A., Tran, V. A., & Nguyen Duc, B. L. (2019). The Belt and Road
Initiative and Its Perceived Impacts on the Textile and Garment Industry
of Vietnam. Journal of Open Innovation: Technology, Market, and
Complexity, 5(3), 59.
89) Le, T. N., & Wang, C. N. (2017). The integrated approach for
sustainable performance evaluation in value chain of Vietnam textile and
apparel industry. Sustainability, 9(3), 477.
90) Lee, J. G., & Linda, N. S. (2016). Assessing the challenges and
opportunities for small and medium enterprises (SMEs) in the
Vietnamese apparel retail market. In International Textile and Apparel
Association Annual Conference Proceedings (Vol. 73, No. 1). Iowa State
University Digital Press.
184
91) Lo Thi, H. V., & Guzikova, L. A. (2020). Industry 4.0 in Vietnam:
strategic planning experience. Asia and Africa Today, (8), 64-68.
92) Lu, S. (2018). Evaluation of the Potential Impact of CPTPP and EVFTA
on Vietnam's Apparel Exports: Are We Over-optimistic about Vietnam's
Export Potential?. In International Textile and Apparel Association
Annual Conference Proceedings (Vol. 75, No. 1). Iowa State University
Digital Press.
93) Luong, H. V. (2001). The strength of Vietnamese industrial fabric:
institutional mechanisms of firm competitiveness in the textile and
garment industry. Journal of Asian Business, 17, 17–44.
94) MacIntosh, M. (2013). Institutional influences on firm level HRM: Some
evidence from the Vietnamese garment and footwear sectors. Asia
Pacific Journal of Human Resources, 51(2), 228-247.
95) Mai, N. T. N., & Phong, H. T. (2020). Supplier selection criteria in
Vietnam: A case study in textile and apparel industry. Journal of Asian
Business and Economic Studies, 26(S02), 71-100.
96) Munny, A. A., Ali, S. M., Kabir, G., Moktadir, M. A., Rahman, T., &
Mahtab, Z. (2019). Enablers of social sustainability in the supply chain:
An example of footwear industry from an emerging
economy. Sustainable Production and Consumption, 20, 230-242.
97) Nadvi, K., Thoburn, J. T., Thang, B. T., Ha, N. T. T., Hoa, N. T., Le, D.
H., & Armas, E. B. D. (2004). Vietnam in the global garment and textile
value chain: impacts on firms and workers. Journal of International
Development, 16(1), 111-123.
98) Nadvi, K., Thoburn, J., Thang, B. T., Ha, N. T. T., Hoa, N. T., & Le, D.
H. (2004). Challenges to Vietnamese firms in the world garment and
textile value chain, and the implications for alleviating poverty. Journal
of the Asia Pacific economy, 9(2), 249-267.
185
99) Nayak, R., Akbari, M., & Far, S. M. (2019). Recent sustainable trends in
Vietnam's fashion supply chain. Journal of Cleaner Production, 225,
291-303.
100) Ngo, C. N. (2017). Industrial Development, Liberalisation and Impacts
of Vietnam–China Border Trade: The Case of the Vietnamese Textile
and Garment Sector. European Journal of East Asian Studies, 16(1),
154-184.
101) Nguyen, C. M., & Le, Q. V. (2005). Institutional constraints and private
sector development: the textile and garment industry in Vietnam. ASEAN
Economic Bulletin, 297-313.
102) Nguyen, M. T. T., Nguyen, L. H., & Nguyen, H. V. (2019). Materialistic
values and green apparel purchase intention among young Vietnamese
consumers. Young Consumers.
103) Nguyen, N. H., Beeton, R. J., & Halog, A. (2014). Who Influence the
Environmental Adaptation Process of Small and Medium Sized Textile
and Garment Companies in Vietnam?. In Roadmap to Sustainable
Textiles and Clothing (pp. 189-207). Springer, Singapore.
104) Nguyen, N. H., Beeton, R. J., Halog, A., & Duong, A. T. (2015).
Environmental Adaptation by Small and Medium Sized Textile and
Garment Companies in Vietnam—Is Governance an Issue?. In Roadmap
to Sustainable Textiles and Clothing (pp. 87-107). Springer, Singapore.
105) Nguyen, P. M. H., & Dornberger, U. (2013). Functional Upgrading in
Global Apparel Value Chain: The Case of Vietnam. Economic and
Social Development: Book of Proceedings, 620.
106) Nguyen, T. V., Le, N. T., Dinh, H. L., & Pham, H. T. (2020). Greasing,
rent-seeking bribes and firm growth: evidence from garment and textile
firms in Vietnam. Crime, Law and Social Change, 1-17.
107) Nguyen, V. T. T., & Le, L. T. (2019). ‘Without United States’ Trans-
Pacific Partnership Agreement and Vietnam’s Apparel
Industry. Emerging Markets Finance and Trade, 1-25.
186
108) Nguyen, V. N. (2016). The barriers to Vietnam’s textile companies when
participating in the global textile value chain. Science and Technology
Development Journal, 19(1), 102-110.
109) Nong, N. M. T., & Ho, P. T. (2019). Criteria for Supplier Selection in
Textile and Apparel Industry: A Case Study in Vietnam. The Journal of
Asian Finance, Economics and Business, 6(2), 213-221.
110) Oteifa, H., Stiel, H., & Feilding, R. (2000). Vietnam’s Garment Industry:
Moving up the Value Chain. MPDF Private sector Discussion No. 7.
Mekong Project Development Facility.
111) Pelzman, J. (2006). Implications for the Vietnamese Textile and Apparel
Industry in Light of Abolishing the Multifiber Arrangement and the US-
Vietnam Bilateral Investment Treaty. Globalization and East Asia:
Opportunities and Challenges, 233.
112) Pelzman, J., & Shoham, A. (2010). Comparison of PRC and Vietnam's
responses to the elimination of US textile and apparel quotas: economic
and cultural perspectives. International Journal of Business and
Emerging Markets, 2(4), 385-408.
113) Pertiwi, S. B. (2017). Explaining the fast-growing textile and garment
industries (TGI) in Vietnam (2000-2015). Journal of ASEAN
Studies, 5(2), 157-169.
114) Phan, T., Doan, X., & Nguyen, T. (2020). The impact of supply chain
practices on performance through supply chain integration in textile and
garment industry of Vietnam. Uncertain Supply Chain
Management, 8(1), 175-186.
115) Phong, D. T., & Van Thong, N. (2008). Review of the textile coloration
industry in Vietnam. Coloration Technology, 124(6), 331-340.
116) Santos Silva, J.M.C. and Tenreyro, S. (2006). The Log of Gravity. The
Review of Economics and Statistics, 88, 641–658.
187
117) Santos Silva, J. M. C. and Tenreyro, S. (2011). Further Simulation
Evidence on the Performance of the Poisson Pseudo-Maximum
Likelihood Estimator. Economics Letters, 112(2), 220-222.
118) Schaumburg-Müller, H. (2009). Garment exports from Vietnam: changes
in supplier strategies. Journal of the Asia Pacific Economy, 14(2), 162-
171.
119) Schmid, G., & Phillips, O. (1980). Textile trade and the pattern of
economic growth. Review of World Economics, 116(2), 294-306.
120) Tewari, M. (2006). Adjustment in India's textile and apparel industry:
reworking historical legacies in a post-MFA world. Environment and
Planning A, 38(12), 2325-2344.
121) Thai, V. N., Tokai, A., Yamamoto, Y., & Nguyen, D. T. (2011). Eco-
labeling criteria for textile products with the support of textile flows: A
case study of the vietnamese textile industry. Journal of Sustainable
Energy & Environment, 2, 105-115.
122) Thoburn, J., Sutherland, K., & Hoa, N. T. (2007). Globalization and
Poverty: Impacts on Households of employment and restructuring in the
textiles industry of Vietnam. Journal of the Asia Pacific Economy, 12(3),
345-366.
123) Thomsen, T. (2007). Accessing golobal value chain? The rold of
business-state relations in the private clothing industry in Vietnam.
Journal of Economic Geography, 7, 753-766.
124) Thomsen, L. (2009). Internal business organisation in the private
garment industry in Vietnam: the roles of ethnicity, origin and
location. Competition & Change, 13(1), 29-50.
125) Thu, V. T. (2019). Effects of EVFTA on Vietnam’s apparel exports: An
application of WITS-SMART simulation model. Journal of Asian
Business and Economic Studies, 25(S02), 04-28.
188
126) Tran, A. N. (1996). Through the eye of the needle: Vietnamese textile
and garment industries rejoining the global economy. Crossroads: An
Interdisciplinary Journal of Southeast Asian Studies, 83-126.
127) Tran, A.N. (2012). Vietnamese Textile and Garment Industry in the
Global Supply Chain: State Strategies and Workers'Responses. SBGS
Faculty Publications and Presentations, 20.
128) Tran, T., Tran, T., Burgess, J., Müller, S., & Weber, M. (2018). An
Exploration of Extraordinary Characteristics Impacting on the
Improvement of Competitive Advantage of Vietnam’s Garment Industry.
In 2018 4th International Conference on Green Technology and
Sustainable Development (GTSD) (pp. 466-469). IEEE.
129) Vanzetti, D., & Huong, P. L. (2014). Rules of origin, labour standards
and the TPP. Paper presented at the 17th Annual Conference on Global
Economic Analysis.
130) Vixathep, S., & Matsunaga, N. (2012). Firm performance in a
transitional economy: a case study of Vietnam's garment
industry. Journal of the Asia Pacific Economy, 17(1), 74-93.
131) Vu, H. T., & Pham, L. C. (2016). A dynamic approach to assess
international competitiveness of Vietnam’s garment and textile industry.
SpringerPlus, 5(1), 203.
132) Vu, T., Nguyen, N., Nguyen, X., Nguyen, Q., & Nguyen, H. (2020).
Corporate social responsibility, employee commitment, reputation,
government support and financial performance in Vietnam's export
textile enterprises. Accounting, 6(6), 1045-1058.
133) Vu, T. T. M., Maung, Z., Nguyen, L. G., Nguyen, H. Q., Truong, T. T.,
Minh, K., ... & Nguyen, C. T. (2018). Prevalence of Allergic Rhinitis
and Individual Prevention Practices Among Textile Workers in
Vietnam. Global Journal of Health Science, 10(7).
134) Wang, C. N., Nguyen, H. K., & Liao, R. Y. (2017). Partner selection in
supply chain of Vietnam’s textile and apparel industry: The application
189
of a hybrid DEA and GM (1,1) approach. Mathematical Problems in
Engineering, 2017.
135) Yotov, Y.V., Piermartini, P., Monteiro, J.A., and Larch, M. (2016). An
advanced guide to trade policy analysis: The structure Gravity Model.
United Nations and World Trade Organization: WTO Publications.
136) Zhang, Z., To, C., & Cao, N. (2004). How do Industry Clusters Success:
A Case Study in China’s Textiles and Apparel Industries. Journal of
Textile and Apparel, Technology and Management, 4(2), 1-10.
137) Zimon, D., Madzík, P., & Sroufe, R. (2020). The Influence of ISO 9001
& ISO 14001 on Sustainable Supply Chain Management in the Textile
Industry. Sustainability, 12(10), 4282.
PHỤ LỤC
A. Tổng hợp kết quả khảo sát
Chọn " không"
Q4
Chọn " Có" Q4
Row Labels Tuổi
20-30 52 21.85% 56 78.15%
31-40 121 50.84% 137 49.16%
40-50 55 23.11% 77 76.89%
tren 50 10 4.20% 10 95.80%
Grand Total 238 280
Row Labels Q2
Nam 90 37.82% 106 37.86%
Nữ 148 62.18% 174 62.14%
Row Labels Q3
Sau Đại học 20 8.40% 19 6.79%
Cao đẳng/Đại học 132 55.46% 68 24.29%
Trung cấp, đào tạp nghề 84 35.29% 186 66.43%
Trung học phổ thông 2 0.84% 7 2.50%
190
Trung học cơ sơ 0 0.00% 0 0.00%
Tiểu học 0 0.00% 0 0.00%
Khác 0 0.00% 0 0.00%
Row Labels Q4
100% vốn nhà nước 30 12.61% 37 13.21%
Liên doanh với nước ngoài 33 13.87% 29 10.36%
Nhà nước 140 58.82% 179 63.93%
Tư nhân 35 14.71% 35 12.50%
Khác 0 0.00% 0 0.00%
Row Labels Q6
Chuyên gia 13 13.87% 11 3.93%
Trợ lý quản lý và tương đương 15 10.50% 9 3.21%
Khác 74 31.09% 84 30.00%
Nhân viên 109 33.19% 152 54.29%
Trưởng/phó bộ phận và tương
đương
20 11.34% 14 5.00%
Trưởng/phó bộ phận và tương
đương
7 10 3.57%
Row Labels Q7
Biết một Hiệp định 47 19.75% 51 18.21%
Biết đầy đủ các hiệp định 83 34.87% 98 35.00%
Biết hơn một hiệp định 59 24.79% 77 27.50%
Không biết 49 20.59% 54 19.29%
Row Labels Q8
Hiểu bình thường 95 39.92% 103 36.79%
Hiểu kỹ 77 32.35% 104 37.14%
Hiểu rất kỹ 7 2.94% 13 4.64%
Hiểu sơ sài 59 24.79% 60 21.43%
Row Labels Q9
191
Bình thường 100 42.02% 112 40.00%
Không biết 19 7.98% 16 5.71%
Không triển vọng 22 9.24% 28 10.00%
Rất triển vọng 53 22.27% 79 28.21%
Triển vọng 44 18.49% 45 16.07%
Row Labels Q10
Bạn bè, gia đình 71 29.83% 64 22.86%
Cơ quan quản lý nhà nước 86 36.13% 94 33.57%
Đối tác kinh doanh 30 12.61% 49 17.50%
Truyền thông 51 21.43% 73 26.07%
Row Labels Q12
Bình thường 14 5.88% 24 8.57%
Không biết 3 1.26% 2 0.71%
Không ủng hộ 57 23.95% 53 18.93%
Rất ủng hộ 82 34.45% 102 36.43%
Ủng hộ 82 34.45% 99 35.36%
Row Labels Q13
có 169 71.01% 211 75.36%
không 69 28.99% 69 24.64%
Row Labels Q14
Bình thường 57 23.95% 53 18.93%
Ít tán thành 32 13.45% 36 12.86%
Rất tán thành 36 15.13% 44 15.71%
Tán Thành 113 47.48% 147 52.50%
Row Labels Q17
Đơn giản hóa thủ tục hành chính 47 19.75% 53 18.93%
Cung cấp thông tin và hỗ trợ chi
tiết thông tin về các Hiệp định
44 18.49% 37 13.21%
Hỗ trợ tiếp cận thị trường nước 42 17.65% 48 17.14%
192
ngoài
Hỗ trợ thông tin về thị trường
trong nước
24 10.08% 39 13.93%
Hỗ trợ về khoa học, công nghệ và
tài chính
18 7.56% 12 4.29%
Hỗ trợ xây dựng nguồn nguyên
liệu đầu vào
23 9.66% 41 14.64%
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho ngành dệt may
40 16.81% 50 17.86%
Row Labels Q18
Xây dựng chiến lược nâng cao
chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu
mã
36 15.13% 47 16.79%
Nâng cấp kênh marketing nhằm
tiếp xúc và mở rộng thị trường
mới
32 13.45% 38 13.57%
Cải tiến khoa học công nghệ, ứng
dụng khoa học công nghệ thân
thiện với môi trường, đáp ứng các
điều kiện của hiệp định
41 17.23% 49 17.50%
Xây dựng chuỗi giá trị nhấn mạnh
đến các công đoạn tạo giá trị lớn
hơn
26 10.92% 33 11.79%
Xây dựng thương hiệu quốc gia và
mang tầm quốc tế
70 29.41% 86 30.71%
Mở rộng hoạt động sản xuất 33 13.87% 27 9.64%
Row Labels Q19
Cạnh tranh từ các đối tác bên
ngoài
40 16.81% 40 14.29%
193
Chất lượng sản phẩm thấp 17 7.14% 13 4.64%
Thiếu hụt nguồn nhiên liệu đầu
vào
23 9.66% 52 18.57%
Trình độ khoa học kỹ thuật thấp 45 18.91% 30 10.71%
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng
cao
29 12.18% 55 19.64%
Nguồn vốn ít 48 20.17% 27 9.64%
Cơ chế quản lý nhà nước 30 12.61% 15 5.36%
Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa
đáp ứng yêu cầu
7 2.94% 48 17.14%
Row Labels Q20
Tìm hiểu kỹ nội dung, chuẩn mực,
các quy định, quy trình và các thủ
tục liên quan đến các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới
36 15.13% 51 18.21%
Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng
nguồn nhân lực nhằm đáp ứng với
yêu cầu mới
35 14.71% 43 15.36%
Từng bước tiến hành cải cách bộ
máy quản lý theo hướng hiện đại,
tiên tiến và hiệu quả.
35 14.71% 41 14.64%
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để tiến hành đổi mới và chuyển
giao công nghệ mới
39 16.39% 34 12.14%
Tiến hành tìm hiểu, tiếp xúc, mở
rộng và thúc đẩy hoạt động kinh
doanh ở các thị trường mới
22 9.24% 36 12.86%
Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên
liệu đầu vào phục vụ sản xuất
28 11.76% 46 16.43%
194
Nâng cao hiệu quả sản xuất, chất
lượng sản phẩm và xây dựng
chiến lược thương hiệu mạnh
43 18.07% 29 10.36%
Row Labels Q22
Tác động rất lớn 83 29.64% 77 32.35%
Tác động lớn 75 26.79% 55 23.11%
Tác động bình thường 44 15.71% 44 18.49%
Ít tác động 40 14.29% 39 16.39%
Không tác động 38 13.57% 23 9.66%
Row Labels Q23
Ảnh hưởng rất tích cực 45 18.91% 55 19.64%
Ảnh hưởng tích cực 34 14.29% 32 11.43%
Ảnh hưởng rất tiêu cực 6 2.52% 9 3.21%
Ảnh hưởng tiêu cực 9 3.78% 11 3.93%
Ảnh hưởng tích cực nhiều hơn tiêu
cực
42 17.65% 55 19.64%
Ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn tích
cực
9 3.78% 19 6.79%
Ảnh hưởng như nhau 45 18.91% 44 15.71%
Không ảnh hưởng 48 20.17% 55 19.64%
Row Labels Q24
Rất triển vọng 60 25.21% 79 28.21%
Triển vọng 83 34.87% 87 31.07%
Bình thường 48 20.17% 52 18.57%
Không triển vọng 29 12.18% 39 13.93%
Không biết 18 7.56% 23 8.21%
B. Bảng Khảo Sát
Bảng hỏi Khảo sát
195
Xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới
Xin chân thành cảm ơn ông/bà đã tham gia Khảo sát "Xuất khẩu dệt may Việt
Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
Mục đích tiến hành khảo sát Xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình
thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm đánh giá nhận thức
của người dân và doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
để phục vụ tư liệu cho việc viết luận án Tiến sỹ “Xuất khẩu dệt may Việt Nam
trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và nội dung được cung cấp trong khảo sát
đều được giữ bí mật, và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Quý vị!
A. Thông tin chung
1. Tuổi: 2. Giới tính: Nam
Nữ
3. Trình độ/chuyên môn
A. Tiểu học B. Trung học cơ sở
C. Trung học phổ thông D. Trung cấp/đào tạo nghề
E. Cao đẳng/Đại học F. Sau đại học
G. Khác (nêu rõ)
4. Xin ông bà cho biết công việc của mình có liên quan đến ngành dệt may
không?
A. Có B. Không
5. Xin cho biết công việc hiện tại của ông bà thuộc khu vực nào?
A. Tư nhân B. Nhà nước
C. Liên doanh với nước ngoài D. 100% vốn nhà nước
E. Khác (nêu rõ)
6. Chức vụ cao nhất hiện tại của ông bà?
A. Nhân viên B. Chuyên gia
196
C. Trưởng/phó bộ phận và tương đương D. Trợ lý quản lý và tương
đương
E. Trưởng/phó phòng và tương đương F. Khác (nêu rõ)
B. Thông tin về các hiệp định thương mại tự do kiểu mới
7. Ông bà có biết (nghe) đến các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hay
không?
A. Biết một Hiệp định B. Biết hơn một Hiệp định
C. Biết đầy đủ các Hiệp định D. Không biết (nếu không
biết chuyển sang câu 11)
8. Doanh nghiệp của ông/bà đã tìm hiểu thông tin về các Hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới chưa?
A. Hiểu rất kỹ B. Hiểu kỹ
C. Hiểu bình thường D. Hiểu sơ sài
E. Chưa tìm hiểu
9. Doanh nghiệp của ông/bà nhận định gì về cơ hội khi Việt Nam tham gia
các hiệp định đó?
A. Rất triển vọng
B. Triển vọng
C. Bình thường
D. Không có triển vọng
E. Không biết
10. Ông bà biết đến các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới qua kênh
thông tin nào?
A. Cơ quan quản lý của nhà nước B. Các kinh truyền thông (TV,
Radio, báo mạng, mạng xã
hội)
C. Đối tác kinh doanh D. Qua bạn bè, người thân
E. Khác (nêu rõ)
11. Xin cho biết mức độ am hiểu của Ông Bà về các Hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới sau? (Theo mức độ am hiểu từ thấp đến cao).
197
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Mức độ hiểu biết
0 1 2 3 4 5
11.1 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương
11.2 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên
minh châu Âu
11.3 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn
Quốc
11.4 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh
kinh tế Á – Âu
11.5 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
12. Xin cho biết quan điểm của Ông Bà về việc Việt Nam tham gia đàm phán
và ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới?
A. Rất ủng hộ B. Ủng hộ
C. Bình thường D. Không ủng hộ
E. Không biết
C. Ngành dệt may và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
13. Ông Bà có tán thành quan điểm cho rằng ngành dệt may nên được chú
trọng đặc biệt trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam
đang theo đuổi?
A. Có B. Không
14. Nếu trả lời “Có” trong câu 13, xin cho biết mức độ tán thành?
A. Rất tán thành B. Tán thành
C. Bình thường C. Ít tán thành
D. Ý kiến khác
198
15. Theo Ông bà, mức độ tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực
dệt may của Việt Nam sẽ như thế nào?
A. Tác động rất lớn B. Tác động lớn
C. Tác động bình thường D. Ít tác động
E. Không tác động E. Ý kiến khác
16. Theo Ông Bà, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nào có tác động như
thế nào đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam?
(theo thứ tự lớn nhấttừ 0 đến 5).
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Thứ tự
0 1 2 3 4 5
16.1 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP)
16.2 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên
minh châu Âu (EVFTA)
16.3 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn
Quốc
16.4 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh
kinh tế Á – Âu (VN-EAEU)
16.5 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP)
17. Theo Ông Bà, ưu tiên mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay
mong muốn nhà nước hỗ trợ trong quá trình hội nhập (có thể chọn nhiều đáp
án)?
A. Đơn giản hóa thủ tục hành chính
B. Cung cấp thông tin và hỗ trợ chi tiết thông tin về các Hiệp định
C. Hỗ trợ tiếp cận thị trường nước ngoài
199
D.Hỗ trợ thông tin về thị trường trong nước
E. Hỗ trợ về khoa học, công nghệ và tài chính
F. Hỗ trợ xây dựng nguồn nguyên liệu đầu vào
G. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may
H. Hỗ trợ khác (nêu rõ)
18. Theo Ông Bà, doanh nghiệp dệt may cần làm gì để nắm bắt cơ hội từ các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới? (có thể chọn nhiều hơn một đáp án)
A. Xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu
mã
B. Nâng cấp kênh marketing nhằm tiếp xúc và mở rộng thị trường mới
C. Cải tiến khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ thân
thiện với môi trường, đáp ứng các điều kiện của hiệp định
D. Xây dựng chuỗi giá trị nhấn mạnh đến các công đoạn tạo giá trị lớn
hơn
E. Xây dựng thương hiệu quốc gia và mang tầm quốc tế
G. Mở rộng hoạt động sản xuất
H. Ý kiến khác
19. Theo Ông Bà, ngành dệt may Việt Nam đối diện với thách thức nào khi
Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới? (có thể chọn
nhiều hơn một đáp án)
A. Cạnh tranh từ các đối tác bên ngoài
B. Chất lượng sản phẩm thấp
C. Thiếu hụt nguồn nhiên liệu đầu vào
D. Trình độ khoa học kỹ thuật thấp
E. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
F. Nguồn vốn ít
H. Cơ chế quản lý nhà nước
G. Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu
K. Khác (nêu rõ)
200
20. Doanh nghiệp của Ông/Bà đã triển khai những hoạt động gì để tận dụng
cơ hội, phát huy những lợi thế của mình và khắc phục những khó khăn, hạn
chế những thách thức từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới?
A. Tìm hiểu kỹ nội dung, chuẩn mực, các quy định, quy trình và các
thủ tục liên quan đến các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
B. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng với
yêu cầu mới
C. Từng bước tiến hành cải cách bộ máy quản lý theo hướng hiện đại,
tiên tiến và hiệu quả.
D. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành đổi mới và chuyển
giao công nghệ mới
E. Tiến hành tìm hiểu, tiếp xúc, mở rộng và thúc đẩy hoạt động kinh
doanh ở các thị trường mới
F. Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất
G. Nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến
lược thương hiệu mạnh
H. Khác (nêu rõ)
21. Doanh nghiệp của ông/bà có tuân thủ những quy định của các Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới và các cam kết của Việt Nam trong sản xuất và
xuất khẩu hàng dệt, may?
A. Rất tuân thủ B. Tuân thủ
C. Tuân thủ bình thường C. Tuân thủ hạn chế
D. Chưa tuân thủ
22. Theo Ông Bà, cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động như thế nào đến
ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới?
A. Tác động rất lớn B. Tác động lớn
C. Tác động bình thường D. Ít tác động
E. Không tác động F. Ý kiến khác
201
23. Theo Ông bà, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ hiện nay có ảnh hưởng
đến chiến lược xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam hay không?
A. Ảnh hưởng rất tích cực B. Ảnh hưởng tích cực
C. Ảnh hưởng rất tiêu cực D. Ảnh hưởng tiêu cực
E. Ảnh hưởng tích cực nhiều hơn tiêu cực F. Ảnh hưởng tiêu cực
nhiều hơn tích cực
G. Ảnh hưởng như nhau H. Không ảnh hưởng
24. Theo Ông Bà, triển vọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam khi các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực?
A. Rất triển vọng
B. Triển vọng
C. Bình thường
D. Không có triển vọng
E. Không biết
Xin chân thành cảm ơn!
202