Sau hơn 10 năm triển khai hoạt động liên kết, phát triển du lịch, 3 địa phương
Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, từng bước
định vị được thương hiệu du lịch “3 địa phương, 1 điểm đến”, tạo ra điểm đến với sản
phẩm đa dạng, chất lượng, thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế.
Với mục tiêu phát triển cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam trong bối
cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các yếu tố về dịch bệnh bùng phát, làm suy giảm
số lượt khách du lịch, cũng như giảm doanh thu du lịch, ảnh hưởng tới tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế của các địa phương trong cụm. Bối cảnh đó đã khiến cho việc liên
kết xúc tiến theo cụm càng trở nên cấp thiết hơn. Nếu như vào thời điểm năm 2006,
khi các biên bản liên kết du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam bắt đầu được ký kết,
nhu cầu về thành lập cụm du lịch là cần thiết, thì trong bối cảnh Đại dịch Covid – 19
đang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại một số thị trường xúc tiến du lịch trọng điểm của
cụm, vấn đề xúc tiến du lịch của cụm vẫn luôn có tính thời sự và cấp thiết. Chính vì
vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du
lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam” với mong muốn nhìn nhận, đánh giá hoạt động
xúc tiến đang được thực hiện tại cụm, từ đó đề xuất một số giải pháp để tăng cường
hoạt động này trong bối cảnh mới.
189 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên
cứu từ nhiều công trình trong và ngoài nước nhưng vẫn còn tính thời sự và cấp thiết
hiện nay và trong thời gian tới.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, Luận án chắc chắn còn nhiều thiếu
sót, tác giả mong nhận được sự phản hồi từ các nhà khoa học, các doanh nghiệp du
lịch lữ hành, các nhà quản lý du lịch đóng góp để tác giả có thể hoàn thiện nội dung
của Luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn!
152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Bài báo
1. Huỳnh Thị Hòa (2020), Hoạt động xúc tiến du lịch tại cụm du lịch Huế-
Quảng Nam- Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 575,
tháng 10/2020 (số ISSN- 0868-3808)
2. Huỳnh Thị Hòa (2020), Thu hút khách du lịch quốc tế tại cụm du lịch
Thừa Thiên Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam, Tạp chí Tài Chính , số kỳ 2, tháng
11/2020 (741) (số ISSN-2615-8973).
153
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Baotintuc.vn, 2019, Nhiều du khách giàu có sử dụng cầu Hồng Kông – Chu
Hải – Macau để đến Macau, truy cập tại địa chỉ https://baotintuc.vn/thong-cao-bao-
chi/nhieu-du-khach-giau-co-su-dung-cau-hong-kong-chu-hai-macau-de-den-macau-
20190524143009333.htm
2. Bộ Chính trị, 2021, Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 – 2020 xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030.
3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
4. Dự án Fundesco, Cẩm nang marketing và xúc tiến du lịch bền vững ở Hà
Nội (2004), Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du
lịch, Nhà xuất bản Giao thông vận tải
6. Trịnh Xuân Dũng ( 2009), Điểm đến du lịch, lý luận và thực tiến, Tạp chí du
lịch Việt Nam, số 06/2009,
7. Nguyễn Văn Đảng (2007), Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm
đến của ngành du lịch Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Thương mại
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị minh Hòa ( 2008), Giáo trình kinh tế du lịch,
Nhà Xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
9. Trần Minh Đạo ( 2012), Giáo trình Marketing Căn bản, Nhà xuất bản Đại
học kinh tế quốc dân
10. Vũ Mạnh Hà ( 2014), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Giáo dục.
11. Đỗ Thanh Hoa và nhóm tác giả ( 2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy
mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trƣờng quốc
tế trọng điểm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện nghiên cứu phát triển du lịch,
12. Hoàng Ngọc Hải, Hồ Thanh Thủy, 2019, Liên kết vùng trong phát triển du
lịch các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Tạp chí Lý luận số 4 – 2019, truy cập tại địa chỉ
phat-trien-du-lich-cac-tinh-tay-bac-viet-nam.html
13. Nguyễn Thu Hạnh, 2006, Các nguyên tắc và giải pháp xây dựng sản phẩm
154
du lịch thành phố Hạ Long nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, truy cập tại địa chỉ
<
mid=260>
14. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long (2010), ‘Nghiên cứu phát triển
Cluster (Cụm) ngành du lịch: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam’, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, Số 5 (40), 176-186.
16. Phí Thị Hồng Linh (2018), ‘Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung’, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện đào tạo sau đại học, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân
17. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa ( 2006), Giáo trình marketing du
lịch, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân
18. Phạm Thị Trung Mẫn (2016), ‘Năng lực cạnh tranh ngành du lịch Quảng
Nam’, Luận văn Thạc sĩ Chính sách Công, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
19. NCIF, 2020, Báo cáo triển vọng kinh tế VN 2021 và những điều chỉnh trung
hạn 2021 – 2025, Hội thảo Kinh tế Việt Nam trong trung hạn 2021 - 2025, phục hồi và
tăng tốc” ngày 20/1/2021
20. Nguyễn Xuân Quang, 2021, Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ,
Luận án Tiến sĩ kinh tế học, Chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Khoa học xã
hội.
21. Lê Văn Phúc, Phan Hoàn Thái (2020), Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm
ngành du lịch ba địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, Tạp chí
Kinh tế đối ngoại số 119, tháng 1 năm 2020.
22. Nguyễn Xuân Thành (2018), Du lịch Việt Nam: Từ thách thức năng suất
lao động đến yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam
2018, Hà Nội.
23. Trương Hồng Trình và Nguyễn Thị Bích Thủy (2008), ‘Mô hình Cluster du
lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam cho phát triển vùng kinh tế khu vực miền
Trung’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, 6 (29), 136-45.
24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005, Luật Du lịch (2005), NXB
Chính trị quốc gia Hà Nội.
155
25. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 2013, Quyết định số 1622/QĐ-
UBND ngày 26/8/2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2013-2030
26. Sở du lịch Đà Nẵng (2015), Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động liên kết
ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam năm 2015.
27. Sở du lịch Đà Nẵng (2017), kế hoạch Liên kết phát triển du lịch 04 địa
phương Quảng Nam - Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế - Hà Nội năm 2018
28. Sở du lịch Đà Nẵng (2017), Kế hoạch tăng cường xã hội hóa công tác xúc
tiến quảng bá du lịch năm 2017.
29. Sở du lịch Đà Nẵng (2017), Kế hoạch xúc tiến, quảng bá thị trường nước
ngoài
30. Sở du lịch Đà Nẵng, (2017), Số liệu thống kê về du lịch trong các năm 2000
đến 2017
31. Sở du lịch Thừa Thiên Huế (2016), Kế hoạch Liên kết phát triển du lịch 3
địa phương “Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam” năm 2017.
32. Sở du lịch Thừa Thiên Huế (2017), báo cáo Tổng kết hoạt động liên kết
phát triển du lịch 03 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam năm 2017.
33. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam (2016), báo cáo Tổng kết
hoạt động liên kết phát triển du lịch 04 địa phương Hà Nội - Thừa Thiên Huế - Đà
Nẵng - Quảng Nam năm 2016.
34. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam (2017), Thông báo về kết
quả hội nghị tổng kết hoạt động liên kết phát triển du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng –
Thừa Thiên Huế - Hà Nội năm 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm
2017.
35. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, (2017), Số liệu thống kê
về du lịch trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2017
36. Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam (2016), Nghị quyết số 08-NQ/TU về phát triển du
lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Quảng Nam.
37. Tổng Cục Du lịch, 2018, Số liệu thống kê về khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2018.
38. Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2003, Dự án “Xây dựng năng lực cho phát
triển du lịch Việt Nam” (2003).
39. TTXVN, 2020, Nền kinh tế Mỹ tiếp tục giảm tốc, truy cập tại địa chỉ <
156
tuc-giam-toc-97373.aspx>
II. Tài liệu tiếng Anh
40. Baldemoro J., 2013, Tourism promotion. Slideshare. Available:
truy cập tháng
12/2020
41. Beni, M.C. (2003), Globalizacao do Turizmo: Megatendencias do Setor e
a Realidade Brasileira; Aleph: Sao Paulo, Brazil, 2003; 208p, ISBN 978-8576571087
42. Candela G. & Figini P. (2012), The economics of Tourism destinations,
Heidelberg: Springer
43. Cathy H. C. Hsu and Zheng Gu, 2010, Ride on the Gaming Boom: How
Can Hong Kong,Macau and Zhuhai Join Hands to Develop Tourismin the Region?,
Asia Pacific Journal of Tourism Research, Vol. 15, No. 1, March 2010, pp 57 – 77.
ISSN 1094-1665 print/ISSN 1741-6507 online/10/010057– 21 # 2010 Asia Pacific
Tourism Association, DOI: 10.1080/10941660903510057
44. Cater, C.I. 2006. Playing with risk? Participant perceptions of risk and
management implications in adventure tourism. Tourism Management , 27(2): 317-
325
45. Da Cunha, S.K.; da Cunha, J.C, (2005), Tourism cluster competitiveness
and sustainability: Proposal for a systemic model to measure the impact of tourism
on local development. Bar Braz. Adm. Rev. 2005, 2, 47–62. [CrossRef]
46. Esencan Terzibasoglu Coordinator for Destination Management
(2004), Successful Destination Management and Marketing Fundamentals.
47. EU (2002), Final Report on the Expert Group in Enterprise Clusters and
Networks. Available online:
<
OUP_ON_ENTERPRISE_ CLUSTERS_AND_NETWORKS.pdf>
48. Francois Vellas (1999), The International marrketing of travel and tourism,
Mac Millan Press Ltd.
49. G.A. Schmoll, 1977, Tourism promotion : marketing background,
promotion techniques and promotion planning methods, London : Tourism
International Press
157
50. Gao Tian, 2019, A Review of Research on Tourism Integration in
Guangdong-Hong Kong-Macao Greater Bay Area, Advances in Social Science,
Education and Humanities Research, volume 344, 3rd International Conference on
Education, Culture and Social Development (ICECSD 2019).
51. Kachniewska, M. (2014).Towards the Definition of a Tourism Cluster,
Journal of entrepreneurship, management and innovation
JEMI_2013_Vol_9_Issue_1_art 03 pp. 33-56,
52. Hsu, Cathy and Gu, Zheng, "Regional Tourism Collaboration in the Pearl
River Delta, China" (2009), link
ered
53. J. Martin and A. Beerli, “Factors influencing destination image,” Annals of
Tourism Research , vol. 31, no. 3, pp. 657-681, 2004.
54. Mário Franco và Cristina Estevão, 2010, The role of tourism public-private
partnerships in regional development: a conceptual model proposal, Cad.
EBAPE.BR vol.8 no.4 Rio de Janeiro Dec. 2010,
39512010000400003
55. Marrison Alasstair M (1989), Hospitality and Travel marketing, Delmar
Publisher Inc.
56. Monfort, M.V.M (2000), Competitividad y factores de éxito en la “hotelería
de litoral”: Experiencia de los destinos turistícos Benidorm y Peniscola. Ph.D. Thesis,
Universidad de Valencia, Valencia, Spain, 2000
57. Morrison. Alasstair M (1989), Hospitality and travel marketing, Delmar
Publishers INC.
58. Morgan, Nigel (1998), Tourism promotion & Power: Creating images.
Creating identities, John Wiley & Sons Inc, London.
59. Philip Kotler, Jonh Bowen, Jemes Makens J.C.(2006) – Maketing for
Hospitality and tourism – Second Edition, Pearson Prentice Hall, New Jersey, USA
60. Salah Wahab and John J.Pigram, 1997, Tourism, development and growth:
the challenge of sustainability, Routledge, London, 1997, 302 pp; ISBN 0-415-
16002-2
61. Salah Wahab and Chris Cooper (2003), Tourism in the age of globalisation,
Routledge, London and New York.
158
62. Stephen Witt F (1995), Tourism marketing and management handbook,
Prentice Hall, London.
63. Silmon Hudson (2013), Marketing for Tourism, Hospitality and events.
64. Sheikhi, D., & Pazoki, M. (2017). [Assessing and Prioritizing the Factors
Affecting Rural Tourism Marketing Using the Marketing Mix Model (A Case Study:
Jozan District, Malayer Township) (Persian)]. Journal of Rural Research, 8(3), 488-
501.
65. Tarık Yalçınkaya , Tülay Güzel, 2019, A general overview of tourism
clusters, Journal of Tourism Theory and Research, Volume: 5(1), 2019, 27 – 39.
66. UNWTO (2012), Tourism Highlights 2012 edition, UNWTO Publications
Department.
67. UNWTO (2013), Tourism Highlights 2013 edition, UNWTO Publications
Department.
68. UNWTO (2014), UNWTO World Tourism Barometer, UNWTO
Publications Department.
69. Zhang Xianchun, 2018,
Materi-ProfRoy.pdf
III. Tài liệu trên trang web
70.
nam-thoa-thuan-hop-ta.aspx
71. Kết nối du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam
https://danangsensetravel.com/ket-noi-du-lich-hue-da-nang-quang-nam-n.html
72. Greenviet.org, 2015, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, truy cập tại địa chỉ
73. https://sites.google.com/site/dulichmientrunggiare365/tin-tuc-du-lich-
mien-trung/mien-trung-dhoi-net-ve-mien-trung
74.
75. https://core.ac.uk/download/pdf/58912524.pdf
159
Phụ lục
PHIẾU KHẢO SÁT DU KHÁCH
Đề tài : XÚC TIẾN DU LỊCH NHẰM THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN
CỤM DU LỊCH HUẾ- ĐÀ NẴNG- QUẢNG NAM
Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam được thành lập tạo ra sức mạnh phát triển
du lịch của ba địa phương. Cho đến nay cụm du lịch đã đạt được một số kết quả nhất định,
song dường như vẫ còn nhiều bất cập trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến với cụm.
Chính vì vậy, việc tăng cường xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với
cụm là vô cùng cần thiết. Đây cũng chính là đề tài Luận án mà tôi đang thực hiện nghiên
cứu. Thông qua việc khảo sát, tác giả Luận án cũng mong muốn tiếp thu được các ý kiến quý
báu của Ông/bà, từ đó đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị phù hợp giúp đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến, tăng cường thu hút khách du lịch đến cụm trong thời gian tới. Kính mong
Ông/bà bớt chút thời gian trả lời những câu hỏi dưới đây theo thực tế suy nghĩ và thông tin
của bản thân mình. Tác giả cam kết những thông tin mà Ông/bà cung cấp chỉ được sử dụng
vào mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được giữ bí mật.
Trân trọng cảm ơn Ông/bà!
Hue - Da Nang - Quang Nam tourist cluster was established to create the strength of
tourism development of three localities. Up to now, the tourism cluster has achieved certain
results, but it seems that there are still many shortcomings in attracting international tourists
to the cluster. Therefore, increasing tourism promotion to attract international tourists to
the cluster is extremely necessary. This is also the thesis topic that I am doing research.
Through the survey, the author of the thesis also wishes to absorb valuable opinions of your
business, from which proposing a number of suitable solutions and recommendations to help
promote promotion activities, attract tourists to the cluster in the coming time. We hope your
company takes a moment to answer the following questions according to your actual
thoughts and information. The author undertakes that the information she provides is used
for scientific research purposes only and is kept strictly confidential.
Sincerely thank you!
A. THÔNG TIN CHUNG – General information
Cách thức trả lời: Khoanh tròn hoặc tích dấu (X) vào số chỉ phương án lựa chọn)
Method of reply: Circle or tick (X) on the number of selected option)
1. You come
from:
2. Giới tính (Gender): Nam (Male) Nữ (Female)
Khác (Other)
160
3. Độ tuổi (Age): ≤ 24 25 – 44 45 – 64 ≥ 65
4. Đến bằng phương tiện (Arrive by): Air Sea Other
5. Thời gian lưu trú (Time arrival):
≤ 3 days 3 - 5 days 6 – 7 days ≥ 7 days
B. HIỂU BIẾT CỦA DU KHÁCH VỀ CỤM DU LỊCH HUẾ - ĐÀ NẴNG –
QUẢNG NAM - YOUR KNOWLEDGE OF TOURISM IN HUE - DA NANG -
QUANG NAM
Câu 1. Ông/bà có biết đến Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam hay không?
Question 1: Do you know about Hue - Da Nang - Quang Nam tourist cluster?
1. Có - Yes 2. Không - No
Câu 2. Mục đích chuyến đi của Ông/bà?
Question 2:What is the purpose of your trip?
Mục đích /aims Mức độ đồng ý /Agree level
1 2 3 4 5
1. Du lịch nghỉ dưỡng - Resort tourism
2. Thăm bạn bè, người thân - Visiting
friends and relatives
3. Kinh doanh, công việc - Business,
work
4. Hội nghị, hội thảo - Conferences,
seminars
5. Khác – Others (detail
.)
Câu 3. Ông/bà biết đến Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam thông qua
những kênh nào dưới đây?
Question 3: How did you know about the Hue - Da Nang - Quang Nam tourist
cluster through the following channels?
Các kênh/Channels Mức độ đồng ý/ Agree level
1 2 3 4 5
1. Internet (Facebook, Line, Zalo,
Youtube)
2. công ty du lịch lữ hành của nước bạn -
Your country's travel agency
161
3. công ty du lịch lữ hành của Việt Nam -
Vietnam travel agency
4. Người thân, bạn bè giới thiệu -
Relatives and friends introduced
5. Đã đến trong những chuyến đi trước -
Have come on my previous trips
6. Hình thức khác (tạp chí, báo) - Other
forms (magazines, newspapers ...)
Câu 4. Ông/bà đến cụm du lịch là lần thứ mấy?
Question 4: How many times did you visit the cluster Hue – Da Nang – Quang
Nam?
1. Lần đầu - The first time
2. Lần thứ hai - The second time
3. Lần thứ ba - The third time
4. Lần thứ tư - The fourth time
5. Trên 4 lần - More than 4 times
Câu 5. Ông/bà có nhận biết về thương hiệu của cụm du lịch?
Question 5: Are you aware of the tourism cluster's brand (Hue – Da Nang –
Quang Nam)?
1. Chưa nghe thấy - Haven't heard
2. Đến đây mới biết - Only come here
3. Trước khi đến đã nghe nói - Before coming have heard
Câu 6. Điểm đến trong chuyến đi này của Ông/bà?
Question 6: What is your destination in this trip?
1. Huế - Hue
2. Đà Nẵng – Da Nang
3. Quảng Nam – Quang Nam
4. Cả 3 địa phương - All 3 localities
Câu 7. Ông/bà hãy đo lường mức độ hài lòng với các yếu tố sau khi đi đến Cụm
du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam theo thang điểm từ 1 đến 10
Question 7: Please measure the satisfaction level with the factors after going to
Hue - Da Nang - Quang Nam tourist cluster on a scale of 1 to 10.
162
Các yếu tố/ Factors Cho điểm (mức độ từ 1 đến 10) -
Score (levels 1 to 10)
Thời tiết, khí hậu – Air/ Atmosphere/ Weather, climate
Thiên nhiên, phong cảnh - Nature, landscape
Văn hóa - Cultural
Ăn uống - Food
Dịch vụ lưu trú - Lodging
Đi lại, cơ sở hạ tầng - Transportation, infrastructure
Các dịch vụ vui chơi giải trí - Entertainment services
Dịch vụ internet - Internet service
Giá cả các dịch vụ - Prices of services
Câu 8. Những lưu ý khác của Ông/bà khi đến với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng –
Quảng Nam
Question 8: Please note Your other comments about Hue - Da Nang - Quang
Nam tourist cluster
163
KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
Số lượng phiếu phát ra: 210 phiếu
Số phiếu thu về: 150 phiếu – đạt tỷ lệ 72%
Trong đó: mỗi địa phương phát ra 70 phiếu, số phiếu thu về Quảng Nam: 46
phiếu, Huế: 40 phiếu, Đà Nẵng: 64 phiếu
Thời gian khảo sát: thực hiện từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020
Cách thức khảo sát: Khảo sát bằng phiếu đối với các khách du lịch quốc tế đến
3 địa phương.
A. THÔNG TIN CHUNG – General information
1. Về quốc tịch:
Hàn Quốc
18%
31% Trung Quốc
10% Nhật Bản
Úc
19.60% 15.20%
Tây Âu
ASEAN
3.60% 2.20% Các quốc gia khác
2. Về giới tính:
2%
41% Nam
57% Nữ
Khác
Tỷ lệ nam và nữ tham gia khảo sát không chênh lệch nhiều, trong đó có một số
khách du lịch thuộc các giới tính khác
3. Về độ tuổi
Phần lớn du khách ở trong độ tuổi dưới 45 (chiếm 57% trong tổng số người
tham gia khảo sát. Tỷ lệ du khách ở trong độ tuổi từ 45 đến 64 chiếm khoàng 32%.
164
11% 15%
Dưới 24
32% Từ 25 đến 44
42.10%
Từ 45 đến 64
Từ 65 trở lên
4. Phương tiện du lịch đến cụm:
16.70%
25.50% Biển
Hàng không
57.80%
Khác
5. Thời gian lưu trú
12.8% 2%
35.40% Dưới 3 ngày
Từ 3 đến 5 ngày
49.70% Từ 6 đến 7 ngày
Từ 7 ngày trở lên
B. HIỂU BIẾT CỦA DU KHÁCH VỀ CỤM DU LỊCH HUẾ - ĐÀ NẴNG
– QUẢNG NAM - YOUR KNOWLEDGE OF TOURISM IN HUE - DA NANG
- QUANG NAM
Câu 1. Ông/bà có biết đến Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam hay
không?
42.20
%
Có
57.80
% Không
165
Câu 2. Mục đích chuyến đi của Ông/bà?
Question 2:What is the purpose of your trip?
Mục đích /aims Điểm trung
bình
Du lịch nghỉ dưỡng - Resort tourism 4.53
Thăm bạn bè, người thân - Visiting 4.2
friends and relatives
Kinh doanh, công việc - Business, work 4.15
Hội nghị, hội thảo - Conferences, 3.76
seminars
Câu 3. Ông/bà biết đến Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam thông
qua những kênh nào dưới đây?
Điểm trung
Các kênh/Channels
bình
Internet (Facebook, Line, Zalo, Youtube) 4,7
công ty du lịch lữ hành của nước bạn - Your country's travel
4.6
agency
công ty du lịch lữ hành của Việt Nam - Vietnam travel agency
2.5
Người thân, bạn bè giới thiệu - Relatives and friends
3.8
introduced
Đã đến trong những chuyến đi trước - Have come on my
4.3
previous trips
Hình thức khác (tạp chí, báo) - Other forms (magazines,
3.9
newspapers ...)
Hầu hết các du khách quốc tế tìm kiếm thông tin về các địa phương trong cụm
thông qua internet và thông qua các công ty du lịch của nước họ. Đây cũng là một xu
hướng phù hợp với bối cảnh hiện nay khi internet đang dần trở thành một công cụ
không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân trên toàn cầu, nhất là đối
với các khách du lịch trẻ tuổi. Chính vì vậy, việc tăng cường các công cụ xúc tiến qua
internet và thông qua các phương tiện mạng xã hội sẽ là kênh thu hút được các du
khách đến với cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam.
166
Cách thức xúc tiến thông qua các công ty du lịch lữ hành cũng là một kênh xúc
tiến hiệu quả, nhất là đối với các khách du lịch Hàn Quốc, Trung Quốc. Như vậy,
biện pháp tiếp cận tốt nhất đối với thị trường các nước này là marketing trực tiếp,
cụm cần tăng cường quảng bá và bán tour online, tổ chức tour cho khách hàng khu
vực Đông Bắc Á đảm bảo chất lượng về dịch vụ để khi về nước sẽ truyền miệng cho
bạn bè, người thân của mình.
Đối với các khách du lịch từ các nước Tây Âu, thông thường họ cũng đi theo
tour nhưng thường đi trong ngắn ngày. Nhiều khách du lịch Tây Âu đến với cụm du
lịch này theo hình thức truyền miệng (word of mouth) và thông qua các thông tin trên
internet. Do vậy, việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ là một cách gây ấn tượng
đối với các du khách thường có yêu cầu cao về chất lượng các cơ sở lưu trú và dịch
vụ khác.
Khách Thái biết đến du lịch Đà Nẵng phần lớn qua các công ty du lịch (chiếm
60%), tiếp theo là thông qua phim ảnh. Đặc biệt, người Thái biết đến miền Trung Việt
Nam nhờ vào bộ phim truyền hình mà người Thái quay cảnh tại Hội An (Hội An -
Anh yêu em), sau khi bộ phim này phát sóng tại Thái Lan thì người Thái bắt đầu đi
du lịch Hội An, Đà Nẵng. Qua đó, thấy rằng hình thức quảng bá hiệu quả nhất cho
thị trường khách này là quảng cáo trên truyền hình (đặc biệt là báo mới, tạp chí du
lịch, tạp chí kinh doanh). Bên cạnh đó, giới trẻ Thái rất thích phim ảnh (phim chiếu
ở rạp và phim truyền hình).
167
Câu 4. Ông/bà đến cụm du lịch là lần thứ mấy?
Question 4: How many times did you visit the cluster Hue – Da Nang –
Quang Nam?
1.10% 1. Lần đầu - The first time
15.50%
2. Lần thứ hai - The second
39.10%
14.80% time
3. Lần thứ ba - The third
time
29.50% 4. Lần thứ tư - The fourth
time
5. Trên 4 lần - More than 4
times
Câu 5. Ông/bà có nhận biết về thương hiệu của cụm du lịch?
Question 5: Are you aware of the tourism cluster's brand (Hue – Da Nang
– Quang Nam)?
15.40% 1. Chưa nghe thấy
53.30%
31.30% 2. Đến đây mới biết
3. Trước khi đến đã
nghe nói
Câu 6. Điểm đến trong chuyến đi này của Ông/bà?
Question 6: What is your destination in this trip?
168
4. Cả 3 địa phương 67%
3. Quảng Nam 72%
2. Đà Nẵng 78%
1. Huế 75%
60% 65% 70% 75% 80%
Câu 7. Ông/bà hãy đo lường mức độ hài lòng với các yếu tố sau khi đi đến
Cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam theo thang điểm từ 1 đến 10
Question 7: Please measure the satisfaction level with the factors after
going to Hue - Da Nang - Quang Nam tourist cluster on a scale of 1 to 10.
Các du khách quốc tế đến cụm thường bị thu hút bởi các yếu tố về điều kiện khí
hậu, thời tiết và văn hóa, là những điểm đặc trưng của cụm du lịch miền Trung. Chi
phí giá rẻ và đồ ăn ngon là một trong những yếu tố thu hút được sự chú ý của du
khách quốc tế, nhất là đối với các du khách Tây Âu. Dịch vụ internet đã được cải
thiện, tại các nhà ga, các địa điểm công cộng hoặc các nhà hàng, khách sạn đều có
trang bị internet và wifi truy cập miễn phí. Điều này là điểm làm tăng hình ảnh của
các địa phương trong cụm du lịch.
Tuy nhiên, các điểm chưa làm du khách hài lòng là cơ sở hạ tầng giao thông tại
Việt Nam nói chung và tại các địa phương trong cụm du lịch miền Trung nói riêng.
Nhiều du khách thường sợ hãi khi nói về việc sang đường tại Việt Nam. Các dịch vụ
lưu trú cũng chưa thực sự làm hài lòng đối với du khách, nhất là đối với các du khách
phương Tây, thường đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải đạt tiêu chuẩn 4 sao hoặc 5 sao.
169
Giá cả các dịch vụ - Prices of services 8.2
Dịch vụ internet - Internet service 8.4
Các dịch vụ vui chơi giải trí - 7.4
Entertainment services
Đi lại, cơ sở hạ tầng - Transportation, 5.6
infrastructure
Dịch vụ lưu trú - Lodging 6.7
Ăn uống - Food 8.9
Văn hóa - Cultural 8.5
Thiên nhiên, phong cảnh - Nature, 7.6
landscape
Thời tiết, khí hậu – Air/ Atmosphere/ 8.6
Weather, climate
0 2 4 6 8 10
Các dịch vụ tour , điểm tham quan và ăn uống được đánh giá ở mức trung bình.
Dịch vụ vận chuyển, mua sắm, giải trí không được đánh giá cao. Các ý kiến cho rằng
cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam có một số món ngon; nhưng lại không tập
trung; chất lượng dịch vụ ở các quán ăn không đồng đều. Tại Đà Nẵng không có
nhiều môn thể thao giải trí biển dù biển rất đẹp, thiếu các hoạt động động du lịch, giải
trí ngoài trời, và du khách không yên tâm về tiêu chuẩn an toàn của một số môn mạo
hiểm như leo núi, trượt thác.
Trong cụm du lịch cũng thiếu vắng những nơi mua sắm ưng ý, không có nhiều
cửa hàng có thương hiệu nổi tiếng và chất lượng đảm bảo.
Câu 8. Những lưu ý khác của Ông/bà khi đến với cụm du lịch Huế - Đà
Nẵng – Quảng Nam
Question 8: Please note Your other comments about Hue - Da Nang -
Quang Nam tourist cluster
Các vấn đề về mà du khách quốc tế lưu ý khi đến với cụm du lịch thường tập
trung vào các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về các thủ tục xuất nhập cảnh còn nhiều khó khăn như: Thủ tục hải
quan đường bộ tại cửa khẩu Lao Bảo tuy đã cải tiến nhiều nhưng vẫn còn rườm rà,
mất nhiều thời gian chờ đợi, gây hạn chế đối với khách du lịch, đặc biệt là các đoàn
caravan khách du lịch vào Việt Nam.
170
Thứ hai, về chất lượng dịch vụ : Nhiều du khách phàn nàn về chất lượng dịch
vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các địa phương trong cụm nói riêng và đối với
Việt Nam nói chung. Thiếu nhiều dịch vụ và tụ điểm vui chơi giải trí. Chưa có các
sản phẩm du lịch mới để các khách du lịch quay lại miền Trung nói chung lần thứ 2
vì trong các chương trình tour mà các khách du lịch đã trải nghiệm đều là điểm đến
quen thuộc. Sản phẩm du lịch chưa phong phú dẫn đến xu hướng đi du lịch của nhiều
du khách đã có sự thay đổi. Thay vì những nơi quá quen thuộc ở miền Trung thì hiện
nay du khách các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia đổ xô đi Hàn Quốc,
Nhật Bản. Được biết những nơi này có chính sách kích cầu ưu đãi, giảm giá vé điểm
đến cho khách du lịch rất tốt. Cùng với đó, nhiều chuyến bay thuê chuyến đã tạo điều
kiện thuận lợi cho khách du lịch như các du khách đến từ Thái Lan đi du lịch bằng
đường hàng không. Chính sách giá còn quá cao đối với một số nhóm khách hàng do
chưa có liên kết giảm giá với các cơ sở dịch vụ lữ hành của Việt Nam. Nhiều cơ sở lưu
trú có thể tạm chấp nhận nhưng chưa kiểm soát được tình trạng muỗi và côn trùng. Nhiều
cơ sở tham quan xuống cấp, vệ sinh chưa sạch đẹp.
Thứ ba, về cơ sở hạ tầng, giao thông hỗn loạn tại Việt Nam là điều gây ra sự sợ
hãi đối với các du khách quốc tế. Thái độ phục vụ của các nhân viên tại các nhà hàng,
cơ sở lưu trú và các công ty cung cấp dịch vụ khác chưa thực sự chuyên nghiệp và
bất tiện trong việc di chuyển cũng khiến nhiều du khách quốc tế không hài lòng. Thiếu
các điểm dừng chân trong hành trình, các dịch vụ cung cấp còn chưa đa dạng.
Thứ tư, về các chương trình xúc tiến: ngôn ngữ trong các tờ rơi hoặc trong các
địa điểm du lịch như các bảo tàng, các địa điểm tham quan hoặc thậm chí trong hóa
đơn tại nhiều nhà hàng còn chưa được thuyết minh bằng tiếng Nhật, tiếng Thái, Tây
Ban Nha, Ấn Độ, trong khi các du khách thường ưa thích được nhìn thấy ngôn ngữ
của nước mình tại nước ngoài.
Thứ năm, blog quảng bá thương hiệu của cụm nghèo nàn, không có nhiều thông
tin cung cấp về các sản phẩm của cụm. Khách du lịch thường không biết đếm thương
hiệu của cụm.
171
PHỎNG VẤN SÂU ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO CÁC SỞ DU LỊCH/
TT XÚC TIẾN DU LỊCH VÀ ĐẠI DIỆN CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH
I. Thông tin chung về cuộc phỏng vấn:
Thông tin chung về người được phỏng vấn: Họ tên, tuổi, giới tính, trình độ học
vấn/chuyên môn, kinh nghiệm công tác; chức vụ, số năm giữ chức vụ hiện tại.
II. Nội dung phỏng vấn:
1. Căn cứ hình thành liên kết cụm du lịch Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng
Căn cứ hình thành liên kết cụm du lịch Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng
Điều kiện để phát triển cụm du lịch Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng
Lợi ích khi thành lập cụm du lịch Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng?
Cam kết và ràng buộc trách nhiệm của các địa phương trong cụm du lịch? (Cam
kết pháp lý và cơ chế ràng buộc, chế tài khi một tỉnh thành viên không thực hiện các
quy định đề ra)?
Cơ cấu tổ chức của cụm du lịch?
+ Có thành lập ban riêng chuyên về thực hiện các hoạt động của cụm?
+ Có sự liên kết với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội khác khi
thực hiện các hoạt động của cụm?
Du lịch là ngành kinh tế được xác định và tập trung đầu tư để phát triển thành
ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính
trị. Trong xu hướng hội nhập và phát triển, nhất là trong quá trình Việt Nam gia nhập
WTO và hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế, các quốc gia trên thế giới, chắc hẳn
sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Đứng trước bối cảnh và xu hướng đó; đáp ứng những yêu cầu mới của bối cảnh, việc
liên kết hợp tác giữa các địa phương để cùng phát triển là đòi hỏi mang tính cấp thiết,
có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Giai đoạn 2006-2019 thành phố Đà Nẵng đã triển khai ký kết Chương trình hợp
tác liên kết phát triển du lịch với nhiều địa phương, trong đó có cụm liên kết Quảng
Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế qua các chương trình ký kết gồm: Chương trình
liên kết du lịch 03 địa phương (Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế) năm 2006;
Chương trình liên kết du lịch giữa các địa phương của 07 tỉnh miền Trung (Đà Nẵng,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ký kết
năm 2012); Chương trình hợp tác phát triển du lịch Hà Nội - Thừa Thiên Huế - Đà
Nẵng - Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 (ký kết năm 2016).
172
Việc hợp tác phát triển du lịch 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng
Nam đã được triển khai từ năm 2006 qua đó đã đạt được những hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên do còn một số các điểm khác nhau về tính đặc thù của du lịch địa phương
như mùa thấp điểm, định hướng phát triển,... nên công tác liên kết vẫn còn hạn chế.
Nội dung quan trọng nhất để tăng cường công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch 3
địa phương đó là vai trò của các Hiệp hội Du lịch. Trong thời gian đến, Hiệp hội Du
lịch các địa phương cần chủ động có kế hoạch, chương trình cụ thể các nội dung hợp
tác trong việc phát huy vai trò là cầu nối doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước
để phát triển du lịch và đảm bảo các hoạt động liên kết mang lại hiệu quả cao.
Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, cụm Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng -Quảng
Nam được xác định là khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, xây dựng
thương hiệu vùng. Do vậy, thời gian qua việc hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa
3 địa phương được đẩy mạnh và được đánh giá tốt là một trong những mô hình quản
lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao, giảm chi phí và đảm bảo nguyên tắc
phát triển bền vững.
Vừa qua, với sự hỗ trợ của dự án EU, Hiệp hội du lịch và Sở VHTTDL 3 địa
phương đã phối hợp với các chuyên gia của dự án nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến,
xây dựng 3 nhóm sản phẩm riêng biệt là Con đường Di sản, Nghỉ dưỡng biển và Con
đường Sinh thái và Du lịch cộng đồng. Trong thời gian hỗ trợ của Dự án EU, 3 địa
phương đã thành lập 3 tổ công tác gồm Phát triển sản phẩm, Phát triển nguồn nhân
lực và Xúc tiến, quảng bá du lịch.
Ngoài ra, địa phương cũng đang xem xét kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch vùng du lịch của Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Quy hoạch này phân
định Đà Nẵng và Quảng Nam thuộc Vùng Duyên hải Nam Trung bộ trong khi tỉnh
Thừa Thiên Huế lại thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, điều này ảnh hướng rất lớn đến công
tác phối hợp phát triển du lịch 3 địa phương mà theo Tổng cục Du lịch đánh giá thì
cụm Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được xác định là khu vực trọng điểm
phát triển du lịch của cả nước trong nhiều năm tới.
2. Các hoạt động xúc tiến du lịch trong cụm?
Các hoạt động đã thực hiện để xúc tiến, thu hút khách du lịch đến cụm du lịch?
Sự khác biệt giữa xúc tiến theo cụm và xúc tiến du lịch độc lập của từng địa
phương?
173
Bên cạnh các hoạt động xúc tiến du lịch theo cụm, từng địa phương có thực hiện
hoạt động xúc tiến của riêng mình?
Hàng năm, có báo cáo đánh giá hoạt động liên kết và xúc tiến du lịch? Có kế
hoạch hoạt động hàng năm?
Nhân lực, chi phí thực hiện các hoạt động xúc tiến?
Công cụ xúc tiến: quảng bá, website?
Có thực hiện đi học tập mô hình xúc tiến du lịch theo cụm du lịch của nước
ngoài và các địa phương khác? Chi phí và các cá nhân tham gia? Bài học kinh nghiệm
rút ra từ việc xúc tiến du lịch theo cụm?
Các hoạt động liên kết về đào tạo nhân lực trong ngành du lịch, chia sẻ tài
nguyên, các hoạt động liên kết theo chuỗi (mỗi địa phương tập trung vào một dịch
vụ/một lợi thế riêng).
Sự tham gia của các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo nhân lực trong việc lập
kế hoạch xúc tiến theo chuỗi?
Mô hình xúc tiến: kết hợp công – tư hay mô hình nào?
Nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết cùng nhau tạo sức mạnh cho
phát triển du lịch, đồng thời thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch của Bộ
Chính trị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, UBND cấp thành
phố/cấp tỉnh, và các tổ chức/dự án về du lịch căn cứ vào tiềm năng và điều kiện
phát triển du lịch của Đà Nẵng với các địa phương, đặc biệt là vị trí, vai trò đầu mối
phân phối khách và thị trường du lịch, nhất là thị trường khách nội địa, Đà Nẵng với
các địa phương đã cụ thể hóa hoạt động liên kết bằng Chương trình hợp tác phát triển
du lịch giai đoạn với các nội dung liên kết về quản lý nhà nước, xúc tiến quảng bá du
lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch
Qua thời gian triển khai hợp tác liên kết phát triển du lịch, đã đạt được hiệu quả
và đã thực hiện được một số nội dung như: trao đổi, cung cấp thông tin quản lý nhà
nước trong lĩnh vực du lịch (trao đổi nghiệp vụ về quy hoạch, hoạt động lữ hành,
khách sạn, thanh kiểm tra, môi trường du lich, an ninh trật tự). Phối hợp hỗ trợ các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến du lịch; Phối hợp hỗ trợ
khách du lịch đến địa phương; Tham gia hoạt động Hội chợ,
- Về trao đổi thông tin và công tác quản lý nhà nước: Các Phòng Nghiệp vụ Du
lịch, Thanh Tra, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch giữa các địa phương đã thực
hiện phối hợp tốt việc thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, cung cấp
174
thông tin về tình hình phát triển sản phẩm du lịch, các điểm du lịch, chương trình tour
và các sản phẩm du lịch mới của địa phương để giới thiệu đến các doanh nghiệp trong,
ngoài nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hỗ trợ các doanh nghiệp du
lịch tạo điều kiện cho các hướng dẫn viên ở các thị trường tiếng hiếm như: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan tham gia hướng dẫn. Về công tác thanh tra: thời gian qua
Thanh tra Sở Du lịch Đà Nẵng đã kết nối, trao đổi thông tin, giám sát hoạt động lữ
hành, hướng dẫn du lịch được Thanh tra các sở thực hiện tốt; thông báo thông tin về
vi phạm của hướng dẫn du lịch để đơn vị bạn kiểm tra xử lý.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: Các địa phương đã triển khai công tác xúc
tiến, quảng bá giới thiệu du lịch (chủ yếu trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch 03
địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế) bằng việc tăng cường quy
mô, thu hút sự tham gia, tập trung, thống nhất quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch 03
địa phương, cụ thể: Tổ chức chương trình giới thiệu du lịch 03 địa phương tại TP.
HCM và tại Hà Nội; Phối hợp tham gia các hội chợ trong nước như: Hội chợ Du lịch
Quốc tế Việt Nam-VITM Hà Nội, Hội chợ du lịch ITE tại TP. Hồ Chí Minh; tăng tần
suất xuất hiện của hình ảnh du lịch ba địa phương tại các hội chợ quốc tế như Hội
chợ Travex tại thủ đô Manila, Phillippines nằm trong khuôn khổ các hoạt động của
tổ chức ATF (Asian Tourism Forum), Hội chợ ITB-Berlin và chương trình giới thiệu
du lịch 3 địa phương tại Trung tâm Hội nghị City Cube Berlin, CHLB Đức, Hội chợ
IT&CMA tại Bangkok - Thái Lan, Hội chợ JATA Tourism Expo Japan tại Nhật
Bản....
- Đón, tiếp các đoàn Famtrip, Presstrip: Các địa phương thường xuyên phối hợp
với Hiệp hội Du lịch, Hội Lữ hành tổ chức đón và phục vụ các đoàn khảo sát, Famtrip,
Presstrip trong nước và quốc tế do mỗi địa phương mời đến khảo sát, quảng bá du
lịch giữa các địa phương hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch tổ
chức.
- Xuất bản ấn phẩm quảng bá: Các địa phương đã phối hợp xuất bản một lượng
ấn phẩm quảng bá du lịch chung của các địa phương, các túi xách du lịch.gửi đến
du khách tham gia qua các Hội chợ, Roadshow,
- Các địa phương đã hỗ trợ truyền thông quảng bá du lịch trong các dịp đón các
đoàn báo chí, đoàn quay phim, blogger du lịch trong và ngoài nước như đoàn phóng
viên quốc tế đến Đà Nẵng nhân Cuộc đua Thuyền buồm Vòng quanh Thế Giới
Clipper Race 2016, các đài truyền hình quay các phóng sự du lịch nhắm vào du khách
175
nội địa như chương trình Người Việt 4 phương, Chương trình Việt Nam hội nhập,
các bản tin Văn hóa Việt, Chuyện 12 giờ....và phối hợp với các kênh truyền hình quốc
tế như Chanel News Asia, Asia Today, HongKong TV, History... quảng bá du lịch
Đà Nẵng tới các thị trường quốc tế trọng điểm; liên kết với hãng phim Future in Best
Entertainment, History Channel Asia thực hiện bộ phim tại Đà Nẵng để quảng bá
trên các kênh truyền hình của Hàn Quốc KBS, SBS và các kênh truyền hình khác
thuộc các nước Châu Á.
3. Kết quả thực hiện các hoạt động xúc tiến chung của cụm:
+ Số lượng khách du lịch quốc tế của từng tỉnh thay đổi như thế nào sau khi có
hoạt động xúc tiến chung của cụm
+ Doanh thu về du lịch quốc tế của từng tỉnh? Đóng góp vào GDP của tỉnh như
thế nào?
+ Số lượng khách du lịch quốc tế của cả cụm thay đổi như thế nào sau khi có
hoạt động xúc tiến chung?
+ Doanh thu về du lịch quốc tế của từng tỉnh? Đóng góp vào GDP của cụm du
lịch như thế nào?
+ Chi phí thực hiện xúc tiến của cụm? Của mỗi địa phương?
+ Nguồn lực tiến hành xúc tiến của cụm? của mỗi địa phương?
+ Thương hiệu và uy tín của cụm du lịch? Của mỗi địa phương? => có tăng lên
sau khi liên kết theo cụm?
+ Năng lực và chất lượng phục vụ trong ngành du lịch của mỗi địa phương và
của cả cụm?
Các yếu tố nào tác động đến việc xúc tiến du lịch trong cụm?
Khó khăn khi tiến hành liên kết cụm du lịch, Khó khăn khi tiến hành hoạt động
xúc tiến du lịch trong cụm?
Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó là gì?
Các giải pháp cần tập trung?
Tỉnh/thành ƯTH2019
TT Chỉ tiêu ĐVT 2018 ƯTH 2019
phố /2018 (%)
- Tổng khách
LK 7.662.971 8.692.421 +13,4
1 ĐÀ NẴNG DL
+ KQT LK 2.875.371 3.522.928 +22,5
176
Tỉnh/thành ƯTH2019
TT Chỉ tiêu ĐVT 2018 ƯTH 2019
phố /2018 (%)
+ KNĐ LK 4.302.094 5.169.493 +8,0
- Tổng thu DL Tỷ đ 26.532 30.973 +16,7
- Tổng khách
LK 4.332.673 4.700.000 +8,48
DL
THỪA
+ KQT LK 1.951.461 2.115.000 +8,38
2 THIÊN
+ KNĐ LK 2.381.212 2.585.000 +8,56
HUẾ
- Tổng doanh
Tỷ đ 4.473 4.900 +9,55
thu DL
- Tổng khách
(tham quan, lưu LK 6.500.000 7.300.000 +12,31
QUẢNG trú)
3
NAM + KQT LK 3.800.000 4.280.000 +12,63
+ KNĐ LK 2.700.000 3.020.000 +11,85
- Doanh thu DL Tỷ đ 4.700 5.800 +23,40
Liên kết - nhu cầu tất yếu để phát triển; mặc dù Thừa Thiên-Huế nằm ở Bắc
Trung Bộ, Đà Nẵng và Quảng Nam nằm ở Nam Trung Bộ, song cả ba địa phương
đều là những vùng đất di sản nổi tiếng với 4 di sản văn hóa thế giới, sở hữu nhiều bãi
biển đẹp tầm cỡ thế giới và có các khu sinh thái, vườn quốc gia đa dạng về sinh vật
cảnh. Ngoài ra, đây cũng là vùng đất có những hoạt động văn hóa đặc sắc rất có sức
hấp dẫn với du khách như Festival Huế, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng,
Hành trình di sản Quảng Nam Chính vì việc sở hữu nhiều điểm chung về thế mạnh
như vậy, theo lãnh đạo của ba địa phương, việc “bắt tay” phát triển du lịch của ba địa
phương không chỉ là nhu cầu tất yếu, mà còn góp phần trở thành “móc xích” quan
trọng để thúc đẩy phát triển vùng du lịch trọng điểm của miền Trung. Bởi lẽ, nếu
không có sự liên kết, ba địa phương sẽ khó có thể phát huy được thế mạnh riêng, đồng
thời sẽ vấp phải nhiều rào cản do đặc thù của từng địa phương.
Khó khăn khi tiến hành liên kết cụm du lịch, Khó khăn khi tiến hành hoạt
động xúc tiến du lịch trong cụm?
Công tác liên kết, xây dựng chương trình, sự kiện du lịch giữa các địa phương
trong thời gian qua được thống nhất theo hình thức luân phiên, tránh trùng lắp thời
gian, tạo chuỗi sản phẩm thu hút du khách. Qua quá trình triển khai thực hiện, hoạt
177
động liên kết nhận được sự đồng thuận cao của lãnh đạo 03 địa phương, tạo được sự
chủ động trong công tác chuẩn bị và phân bổ kinh phí, sự hưởng ứng tham gia và tài
trợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là Hãng hàng không Vietnam Airlines nên công
tác triển khai khá hiệu quả. Tuy nhiên hoạt động liên kết giữa các địa phương vẫn còn
một số khó khăn: Vấn đề đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá chung của mỗi địa
phương chưa nhiều. Các doanh nghiệp chưa thực sự nhận ra hiệu quả của việc liên
kết nên công tác vận động xã hội hóa các doanh nghiệp tham gia các chương trình
quảng bá còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Công tác liên kết về đào tạo nguồn
nhân lực du lịch còn chưa được chú trọng và triển khai sâu rộng mà chỉ tập trung vào
các hoạt động xúc tiến du lịch.
“ Về công tác quản lý Nhà nước: ba địa phương đã phối hợp trong công tác
quản lý hướng dẫn viên du lịch tạm thời cho nhóm ngôn ngữ tiếng hiếm, công tác
thanh kiểm tra và một số vấn đề khác liên quan tạo điều kiện cho doanh nghiệp du
lịch hoạt động tốt” (ý kiến của lãnh đạo Sở VH,TT và DL tỉnh Đà Nẵng)
- «Một số hoạt động xúc tiến không triển khai được do kinh phí hạn hẹp, các
địa phương không đủ kinh phí để tài trợ cho các hoạt động như tham gia Hội chợ
ITB ở Singapore, tổ chức Roadshow tại Bangkok, Thái Lan. Khó huy động được
các doanh nghiệp hưởng ứng và phía đối tác nước ngoài cũng không huy động được
hội viên tham gia. Cái khó của việc thực hiện xúc tiến là phải có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa cả ba địa phương, rồi huy động doanh nghiệp cùng tham gia. Song, với
nhiều chương trình, thường chỉ có bên Đà Nẵng cố gắng tham gia các hoạt động,
hai địa phương còn lại gặp khó khăn nên nhiều hoạt động không tham gia, làm công
tác triển khai xúc tiến chung của cụm nhiều lúc không hiệu quả» (ý kiến của lãnh
đạo Sở VH,TT và DL tỉnh Đà Nẵng).
Các phòng Nghiệp vụ du lịch, Thanh tra, Trung tâm Xúc tiến du lịch 03 địa
phương đã thường xuyên trao đổi, thông tin chia sẻ kinh nghiệm cho nhau về các lĩnh
vực như: tổ chức cấp đổi thẻ hướng dẫn viên cho HDV đến hạn đổi thẻ, vấn đề hồ sơ
thủ tục xe vận chuyển đạt chuẩn phục vụ du lịch, trao đổi đón đoàn Famtrip, thanh
kiểm tra hướng dẫn viên. đã góp phần tăng cường công tác phối hợp triển khai
nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu vực. (ý kiến của lãnh đạo Sở VH,TT và DL
tỉnh Đà Nẵng).
178
Website 03 địa phương www.theessenceofvietnam.com.vn vẫn được duy trì
hoạt động, tuy nhiên chưa đầu tư nâng cấp xây dựng admin cập nhật để thường xuyên
đăng tải thông tin, hình ảnh mới nhằm đấp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của du
khách và đẩy mạnh, giới thiệu du lịch 03 địa phương đến với công chúng (Ý kiến
lãnh đạo Sở VH,TT và DL tỉnh Quảng Nam)
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch
ba địa phương chưa thể hiện hết vai trò liên kết, phát huy sức mạnh tổng hợp các
doanh nghiệp du lịch để tổ chức các chương trình xúc tiến thị trường lớn ra nước
ngoài (lehoangbeachhotel)
“Hàng năm, chúng tôi phải tài trợ cho khá nhiều hoạt động, sự kiện của tỉnh, rồi
các sự kiện chung của cụm. Chính vì vậy, kiến nghị các Sở Du lịch nên chủ động và
có kế hoạch tổng thể hơn trong việc xúc tiến, giúp các doanh nghiệp có thể thu xếp
tham gia các hoạt động một cách có hiệu quả” (Công ty CP Thanh Tân Thừa Thiên
Huế)
Hình thức và cách thức tổ chức đoàn còn nhiều hạn chế. Hầu như năm nào cũng
chỉ bao gồm các hoạt động tham gia hội chợ, famtrip, presstrip, mà chưa thực sự đánh
giá hiệu quả việc tổ chức tham gia các hoạt động này. Điều này làm doanh nghiệp
không muốn tham gia (Toptravel)
Doanh nghiệp ít tham gia vì chưa thực sự thấy có lợi ích, hầu hết các doanh
nghiệp trong Hiệp hội không mặn mà với việc tham gia các chương trình xúc tiến của
các địa phương (Almanity Hội An resort & spa)
4. Các giải pháp cần tập trung?
a) Đối với cơ quan QLNN về du lịch địa phương (các Sở VHTTDL/Sở Du lịch
của địa phương liên kết)
Để khắc phục những hạn chế này, ba địa phương đã căn cứ tình hình thực tế,
các hoạt động du lịch của từng địa phương để thống nhất xây dựng kế hoạch và cam
kết triển khai cùng nhau đạt hiệu quả cao, tăng cường trao đổi thông tin và kinh
nghiệm của mỗi địa phương. Đồng thời ba địa phương sẽ tranh thủ các nguồn lực từ
các dự án để nâng cao hoạt động trong công tác đào tạo nguồn nhân lực như dự án
EU, ILO; cũng như công tác liên kết với doanh nghiệp cùng tham gia thông qua tổ
chức Hiệp hội Du lịch được đẩy mạnh qua các năm.
179
- Chỉ đạo xuyên suốt theo chương trình, kế hoạch, quy hoạch hàng năm của
ngành du lịch địa phương về mục tiêu, phương hướng và các giải pháp trong từng
giai đoạn;
- Tạo điều kiện có các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp du
lịch, chủ động xây dựng chương trình liên kết, xây dựng sản phẩm du lịch theo thế
mạnh của từng địa phương gắn kết với doanh nghiệp hình thành sản phẩm du lịch đặc
trưng phục vụ du khách.
- Tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà
nước về du lịch, công tác thanh kiểm tra, môi trường du lịch, công tác đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực, công tác xúc tiến quảng bá du lịch
- Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng ngân sách của Nhà nước được phân bổ hằng
năm, địa phương cần huy động nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp, các tổ chức
xã hội để tạo nguồn lực, sức mạnh thúc đẩy phát triển du lịch từng địa phương.
«Đang tiếp tục hoàn thiện bộ thông tin về du lịch ba địa phương bao gồm các
quy hoạch, chiến lược, các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, kế hoạch lớn của
mỗi địa phương; số liệu thống kê về nguồn nhân lực, thị trường khách của ba địa
phương, doanh nghiệp, dự án đầu tư du lịch; kho ảnh du lịch ba địa phương để tổng
hợp và cập nhật thông tin chung tham mưu Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các địa
phương; tạo cơ sở dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách liên kết vùng» (ý kiến của
lãnh đạo Sở VH,TT và DL tỉnh Quảng Nam)
“Các phòng Nghiệp vụ Du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch của từng
địa phương phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình khách du
lịch cũng như các hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn để cùng nhau quản lý và hỗ
trợ . Thanh tra Sở Du lịch các địa phương đã kết nối, trao đổi thông tin, giám sát hoạt
động lữ hành, hướng dẫn du lịch; thông báo thông tin về vi phạm của hướng dẫn du
lịch để đơn vị bạn kiểm tra xử lý” (ý kiến của lãnh đạo Sở VH,TT và DL tỉnh Đà
Nẵng)
“Chúng tôi cũng đã họp để hoàn thiện nhóm sản phẩm đặc trưng cho ba địa
phương dựa theo tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch, lợi thế điểm đến và
mức độ ưu tiên dự án đề xuất các sản phẩm du lịch chung của ba địa phương gồm
Con đường di sản, Nghỉ dưỡng biển và Con đường sinh thái & Du lịch cộng đồng”
(ý kiến của lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế)
b) Đối với doanh nghiệp du lịch, các tổ chức du lịch
180
- Cần chủ động liên kết hình thành chuỗi sản phẩm du lịch với giá ưu đãi phù
hợp với thị hiếu du khách;
- Hợp tác trên tinh thần hỗ trợ nhau và các bên cùng có lợi, đảm bảo hiệu quả
thiết thực cho cộng đồng, các doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội, hợp tác giữ gìn các tài nguyên du lịch cho mục tiêu phát triển bền vững.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức du lịch trong công tác phát triển du lịch của
địa phương nhằm huy động, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch kết nối với cơ quan quản
lý nhà nước tạo sức mạnh tổng hợp trong chương trình liên kết hợp tác phát triển du
lịch.
c) Đối với Trung ương
- Để hỗ trợ tạo điều kiện phát triển du lịch các địa phương, kính đề xuất Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch có hướng hỗ trợ công tác tuyên truyền
quảng bá và hỗ trợ kinh phí triển khai chương trình liên kết phát triển du lịch của các
địa phương hàng năm.
Thời gian qua, việc liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa lịch các địa phương
đã phát huy được thế mạnh riêng của từng nơi, tạo sự gắn kết, tương hỗ lẫn nhau và
được xem là nhiệm vụ quan trọng để đẩy mạnh phát triển du lịch. Với sự mong đợi
đó, hy vọng rằng vì sự nghiệp phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và
các địa phương nói riêng, các hoạt động liên kết hợp tác cho mục tiêu phát triểu du
lịch sẽ nhận được sự đồng thuận giữa lãnh đạo các địa phương, sự hỗ trợ của Trung
ương, sự hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp sẽ tiếp tục đạt được nhiều hiệu quả
trong thời gian đến.