Hơn 80 năm kể từ ngày du nhập, một thời gian chưa phải là dài so với bề dày
lịch sử của Phật giáo cả n ước, nhưng Phật giáo Lâm Đồng đã có một thế đứng chân
khá vững chắc, một môi trường phát triển khá thuận lợi. Trong quá trình tồn tại và
phát triển, trải qua biết bao thăng trầm và biến đổi theo sự biến đổi của lịch sử dân
tộc. Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của người
dân Lâm Đồng đặc biệt là trên các lĩnh vực đạo đức, lối sống và văn hóa nghệ thuật.
Phật giáo Lâm Đồng để lại một hệ thống những giá trị nhân bản có ích cho việc rèn
luyện con người. Đó là đạo lý sống nhân ái, vị tha, hướng thiện, có tình, có nghĩa, là
nếp sống cần cù, giản dị, chịu thương, chịu khó, yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc
sống. Tất cả những điều đó đều giúp cho con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái
mỹ.
102 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịa phương và khách tham quan du
lịch trong và ngoài nước, như chùa Linh Sơn, chùa Thiên Vương Cổ Sát, Thiền viện Trúc
Lâm. Hằng năm những ngôi chùa này đã thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, lễ
chùa. Điều đó cho thấy chùa Lâm Đồng không những là nơi đáp ứng nhu cầu tâm linh
cho quần chúng nhân dân mà còn là nơi thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, làm vui, làm đẹp cho
du khách đến tham quan.
Hơn nữa, các tư tưởng đạo đức Phật giáo: từ bi, hỷ xả, vị tha, nhân ái, hướng
thiện đã thâm nhập trở thành tình cảm, hành vi, lối sống của nhân dân không kể là tín đồ
đạo Phật hay không theo đạo Phật, điều đó chắc chắn sẽ trở thành trường tồn trong đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân Lâm Đồng. Những giá trị nhân bản đó hiện nay vẫn
còn cần thiết, nhằm giáo dục con người sống tốt, sống thiện. Đặc biệt là trong tình hình
hiện nay, trước tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một số bộ phận cán bộ,
đảng viên, cũng như quần chúng nhân dân, nhất là trong thanh thiếu niên, thì những giá
trị nhân văn đó càng có ý nghĩa lớn lao.
Với ý nghĩa đó, cho nên không thể nhìn nhận Phật giáo đơn thuần chỉ ở khía cạnh
tôn giáo, mà cần phải nhìn nhận nó với tính cách là một bộ phận của văn hóa nên đối xử
với nó cũng phải hết sức có văn hóa, không nên bài bác những mặt trái của nó một cách
thiếu văn hóa.
Thế nhưng trong thời gian vừa qua, việc khai thác các giá trị văn hóa tôn giáo nói
chung, Phật giáo nói riêng chưa được quan tâm, chú ý. Mặc dù trong phương hướng phát
triển kinh tế, xã hội năm 2000 - 2005 có đề cập đến vấn đề phát triển du lịch, dịch vụ,
trong đó tập trung đầu tư xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của
Tỉnh, trên thực tế chỉ mới tập trung khai thác thế mạnh du lịch trên phương diện cảnh
quan thiên nhiên, nhà nghỉ và các hoạt động dịch vụ. Còn đối với các sinh hoạt văn hóa
Phật giáo chỉ xem đó là hoạt động mang tính chất tôn giáo thuần túy. Vì vậy, mới chỉ chú
ý đến công tác quản lý, mà chưa chú ý tập trung đầu tư, khai thác nó phục vụ cho ngành
du lịch, làm lợi cho kinh tế của địa phương, để mặc cho những kẻ cơ hội, lợi dụng cửa
chùa buôn thần bán thánh, kinh doanh bất hợp pháp để làm giàu cho bản thân. Điều đó
hạn chế rất nhiều đến sự phát triển kinh tế địa phương.
Vì thế, nhằm khai thác tốt tiềm năng sẵn có, để phát triển ngành du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế động lực, phục vụ cho nhiệm vụ kinh tế, xã hội của tỉnh.
Khi hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh không thể không
tính toán đến việc khai thác những giá trị văn hóa, tinh thần của Phật giáo phục vụ cho
việc mở mang, phát triển ngành kinh tế du lịch được tỉnh xác định là ngành trọng điểm, thế
mạnh góp phần tăng ngân sách cho tỉnh, tạo điều kiện cho nhân dân Lâm Đồng nâng cao
nhận thức, mở rộng giao lưu, hội nhập với đất nước và quốc tế.
Hai là, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo ở Lâm Đồng góp
phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc, truyền thống dân tộc
Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, mang đậm đà bản sắc dân tộc
phải trên cơ sở phát huy và kế thừa có chọn lọc các giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp mà
nhân loại đã để lại. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhận thức rằng người Việt Nam vốn
không có tư tưởng bài ngoại, cũng không vọng ngoại hay sùng ngoại, chúng ta không quá
dễ dãi chấp nhận tràn lan mọi luồng tư tưởng, văn hóa từ bên ngoài. Tín ngưỡng tôn giáo
nào, từ đâu đến, vị trí của nó trước hết phải được khảo nghiệm của lịch sử dựng nước và
giữ nước, sau nữa phải tôn trọng bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc ta.
Chúng ta có một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc nhưng nền văn hóa
dân tộc không phải khép kín. Chúng ta sẵn sàng tiếp thu những gì là tốt đẹp, là tích cực
trong mọi di sản tinh thần của xã hội (kể cả di sản tôn giáo) để kế thừa, đồng thời loại trừ
những mặt tiêu cực và không phù hợp. Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, không thể có một nền văn hóa phi lịch sử, cắt đứt lịch sử, từ trên trời rơi
xuống, do đó phải tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa, văn minh của nhân loại.
Phật giáo là tôn giáo lớn, chung cho nhiều nước, song di sản văn hóa Phật giáo lại là tài
sản riêng của văn hóa dân tộc. Bảo tồn và nuôi dưỡng di sản Phật giáo là bằng chứng của
một nền văn hóa cao.
Trên toàn bộ ý nghĩa đó kế thừa những giá trị tích cực của Phật giáo và hạn chế
những mặt tiêu cực của Phật giáo là việc làm cần thiết để bảo tồn và phát triển nền văn
hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
Sự du nhập và phát triển của Phật giáo Lâm Đồng đã để lại những giá trị văn
hóa(vật chất và tinh thần) đó là những cơ sở vật chất, chùa chiền với những kiến trúc
nghệ thuật, hội họa, kết hợp hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên mang đậm nét dân tộc,
những áng văn, thơ làm xao động lòng người, như chùa Linh Sơn, Linh Phong, Thiên
Vương Cổ Sát và đặc biệt là Thiền viện Trúc Lâm. Triết lý Phật giáo trở thành một tình
cảm tốt đẹp trong hành vi, lối sống của người Lâm Đồng, lễ hội Phật giáo (như lễ Vu
Lan, lễ phóng sinh, tục ăn chay...) mang ý nghĩa nhân văn tiến bộ, phù hợp với công cuộc
xây dựng xã hội hôm nay, đó là những yếu tố cần được bảo tồn và phát huy.
Nhưng, Phật giáo cũng là Tôn giáo thủ tiêu đấu tranh, dễ tiếp thu những yếu tố
huyền bí, mê tín. Sự phát triển của Phật giáo bao hàm cả yếu tố tiêu cực thì không thể là
mục tiêu của xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Vì Phật giáo tự nó không thể cải tạo xã hội
theo hướng cách mạng tiến bộ được. Thực tế hiện nay ở một số nơi trong tỉnh, tình trạng
lợi dụng cửa chùa để kinh doanh, hành nghề mê tín, dị đoan vẫn đang xảy ra. Hiện tượng
rút thăm, xin quẻ, lấy số tử vi, bán nhang đèn, giấy tiền vàng mã trước cổng chùa, cảnh
huyên náo, tấp nập, níu kéo mời chào, gây phiền hà cho khách, làm ảnh hưởng đến môi
trường cảnh quan, an ninh trật tự xã hội.
Do đó, hướng đưa các cơ sở thờ tự của Phật giáo thành nơi sinh hoạt văn hóa
lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của phật tử, cũng như đáp ứng nhu
cầu văn hóa tinh thần của người dân Lâm Đồng và của khách tham quan du lịch là việc
nên làm. Tuy nhiên cần có sự quản lý của Nhà nước trong việc tu sửa hay dựng mới kiến
trúc chùa chiền, đền miếu, nhất thiết phải theo kiến trúc tôn giáo được Nhà nước và tổ
chức tôn giáo đó thống nhất, không được tùy tiện theo ý của những người bỏ tiền công
đức mà phải mang tính văn hóa, cho dù kiến trúc đó không đồ sộ, khiêm tốn nếu giữ
đúng được kiến trúc cổ truyền cũng góp phần làm tôn cả một tổng thể kiến trúc một địa
phương. Mọi hoạt động nấp dưới danh nghĩa văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo chống lại
hoặc làm băng hoại những giá trị văn hóa dân tộc nói chung và những giá trị văn hóa tôn
giáo tín ngưỡng nói riêng đều phải ngăn chặn, bài trừ và xử lý nghiêm theo pháp luật.
Mặt khác cần có kế hoạch để chọn lọc, duy trì những lễ hội, tập tục Phật giáo mang ý
nghĩa nhân văn tiến bộ, nhằm xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng.
Thông qua đó mà nâng cao nhận thức cho quần chúng về thẩm mỹ đạo đức của nền văn
hóa mới để quần chúng có thể lựa chọn, tiếp thu những thuần phong, mỹ tục phù hợp với
đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân hiện nay. Có như vậy mới quản lý, hạn chế các
hoạt động mê tín, các hoạt động lợi dụng Phật giáo thực hiện "diễn biến hòa bình" trong
lĩnh vực tư tưởng, văn hóa chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Phải thấy rằng đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa mà đặc biệt là trên lĩnh vực văn
hóa tôn giáo đó là vấn đề hết sức tế nhị. ở đây mối quan hệ giữa xây và chống cần được
nhìn nhận không chỉ là biểu hiện trước mắt mà phải nhìn toàn diện lâu dài. Tất cả vấn đề
trên đòi hỏi sự nghiên cứu công phu, sự gạn đục, khơi trong một cách khoa học để chọn
lọc, tiếp thu, phát huy những yếu tố tương đồng, tích cực của Phật giáo phục vụ công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Ba là, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với tín đồ Phật
giáo Lâm Đồng
Có thể thấy cuộc đấu tranh với những điều kiện tồn tại xã hội làm nảy sinh tôn
giáo nói chung, Phật giáo nói riêng bao hàm nhiều vấn đề trên nhiều lĩnh vực khác nhau
nhưng tập trung nhất có tính thiết yếu là giải pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho quần chúng tín đồ.
Về lý luận phải thấy rằng Tôn giáo chưa thể mất đi chừng nào con người còn
nghèo khổ, xã hội còn bất công, bị đè nén và áp bức thì Tôn giáo vẫn là nhu cầu tình cảm
của quần chúng, dù là "tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức" hay "hạnh phúc hư ảo"
của nhân dân thì vẫn là cần thiết khi hạnh phúc thực sự chưa có được. Trong Tôn giáo
con người tìm thấy sự an ủi, xoa dịu bớt nỗi buồn trần thế. Nếu xã hội không còn nghèo
đói và bất công, cùng bao sự may rủi, cay đắng gây khổ đau cho con người thì "niết bàn",
"thiên đàng" cũng chẳng hấp dẫn bao nhiêu. Xóa đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, dân trí cho tín đồ Phật giáo chính là xóa dần đi nguồn gốc nảy sinh "Hạnh phúc
hư ảo" và hướng về hạnh phúc thật sự ở thế giới hiện hữu. Thực vậy muốn xóa bỏ hạnh
phúc hư ảo thì phải xây dựng một xã hội hiện thực tốt đẹp mang lại hạnh phúc thật sự cho
đồng bào có đạo, "Thiên đường hư ảo" chỉ có thể đánh đổi bằng "Thiên đường hiện thực"
và "Thiên đường hiện thực" không thể xây bằng lòng tin tôn giáo hoặc những vòng hào
quang thần thánh, hay những bông hoa giả... mà bằng chính cơ sở vật chất cụ thể, thật sự
trong hiện thực do chính bàn tay con người làm ra ở thế giới trần tục này chứ không đâu
khác hơn. Vì vậy công việc đầu tiên là cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa xã
hội cho quần chúng nhân dân nói chung, tín đồ Phật giáo nói riêng.
ở Lâm Đồng, những năm gần đây, thành tựu của công cuộc đổi mới là đem lại
cho nhân dân nói chung và tín đồ nói riêng sự cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh
thần, nâng cao dân trí, đã tạo cho đồng bào phật tử tin tưởng vào đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước ta mà gắn bó với dân tộc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, Phần đông tín đồ Phật giáo Lâm Đồng là nông dân sống bằng nghề làm vườn,
lao động thủ công, buôn bán nhỏ nên có mức sống thấp so với đời sống chung của xã hội,
tình trạng đói nghèo trong nhân dân còn chiếm tỷ lệ cao 8,8% (13% ở vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc 27%), bình quân đầu người năm 2000 là 216,2 USD tính theo giá thực tế,
trong khi đó cả nước là 400 USD. Nhìn chung GDP bình quân đầu người của Lâm Đồng
quá thấp so với cả nước, điều này ảnh hưởng không ít đến niềm tin của tín đồ Phật giáo
[40, tr. 17]. Thêm vào nữa là thiên tai, bão lụt thường xuyên xảy ra, tệ nạn xã hội luôn đe
dọa, đó chính là cơ sở xã hội cho Tôn giáo tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy ở đâu,
nơi nào tình hình kinh tế sa sút, xã hội mất ổn định, công bằng xã hội và quyền tự do của
con người bị vi phạm thì ở đó niềm tin tôn giáo lại tăng lên. Trong khi đó Nhà nước chưa
có một chương trình, dự án chuyên biệt nào nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao
dân trí, hạn chế tai họa trong đồng bào Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Có lẽ
chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với tín đồ tôn giáo nói chung, Phật giáo
nói riêng "mới chỉ dừng lại ở nghị quyết và khẩu hiệu" chứ chưa trở thành những hành
động cụ thể. Nếu so với lĩnh vực dân tộc miền núi thì nhiều chương trình, dự án đã và
đang được thực thi đem lại hiệu quả rất tích cực thì lĩnh vực Tôn giáo cần phải theo đó để
có những chương trình, dự án phù hợp với đặc điểm, tính chất của công tác Tôn giáo
đang đặt ra trong nhiệm vụ cách mạng hiện tại. Đó là công cụ hữu hiệu nhất để động viên
đồng bào có đạo nói chung, tín đồ Phật giáo nói riêng tin tưởng, theo Đảng thực hiện
đường hướng "đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội" mà Giáo hội Phật giáo đã đề ra.
Để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho quần chúng nhân dân
Lâm Đồng nói chung, đồng bào có đạo nói riêng, trước hết phải có kế hoạch đầu tư xây
dựng và phát triển nông thôn toàn diện, trước hết chú ý xây dựng cơ sở hạ tầng điện,
đường, trường, trạm để mở rộng giao lưu với các vùng kinh tế phát triển. Phải nâng mức
sống của đồng bào tín đồ Phật giáo lên ngang bằng mức sống chung của cả nước. Xây
dựng và phát triển các mô hình hợp tác, các phong trào giúp nhau làm kinh tế như: phong
trào xóa đói giảm nghèo; thành lập các hội như hội người làm vườn, hội người chơi cây
cảnh, hội trồng cà phê...; phát triển dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm cho thanh thiếu
niên là tín đồ Phật giáo. Trên cơ sở đó để các hội viên có thể trao đổi kinh nghiệm, giúp
đỡ về vốn, giải quyết công ăn việc làm, giảm bớt lao động dư thừa trong nhân dân, tạo
điều kiện để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân Lâm Đồng. Đối với
những vùng còn quá khó khăn tỉnh cần xây dựng các dự án và đề nghị nhà nước giúp vốn
theo chính sách, chế độ xây dựng vùng kinh tế mới.
Cùng với việc nâng cao đời sống vật chất, vấn đề đặt ra cần nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần, mà trước hết là nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật cho nhân
dân nói chung và đồng bào có đạo nói riêng kể cả các chức sắc tôn giáo. Bởi lẽ nguyên
nhân tồn tại của tôn giáo ngoài kinh tế còn có nhận thức. Nhìn chung mặt bằng về dân trí
trong đồng bào Phật giáo ở Lâm Đồng còn thấp, sự am hiểu đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa cao, tình trạng bỏ học trong thanh thiếu niên là Phật
giáo còn nhiều. Các lĩnh vực về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội cũng còn nhiều vấn đề bức
xúc chưa được đầu tư giải quyết có hiệu quả, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu. Tệ
nạn xã hội, tình trạng phạm pháp, lưu hành văn hóa phẩm độc hại và các biểu hiện tiêu
cực khác trong xã hội có chiều hướng tăng lên, nhất là trong đối tượng thanh thiếu niên,
làm xói mòn những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Thực trạng trên do nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân công tác tư tưởng chưa theo kịp tình hình, thiếu
giáo dục trang bị kiến thức cho quần chúng [40, tr. 20].
Việc giáo dục những tri thức về tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội, quán triệt quan
điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta cho quần
chúng tín đồ ở cơ sở là rất cần thiết, song chưa đủ. Để nâng cao trình độ dân trí cho quần
chúng nói chung, tín đồ Phật giáo nói riêng, chúng ta cần trang bị kiến thức một cách
toàn diện. Đó là kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật, phẩm chất đạo đức cách mạng và
đạo đức tôn giáo truyền thống v.v... cũng như hiểu biết pháp luật cho nhân dân nói chung
và đồng bào có đạo nói riêng kể cả các chức sắc Tôn giáo. Các đoàn thể chính trị xã hội,
trước hết Mặt trận, hội Phụ nữ tỉnh phải có nhiều hình thức thường xuyên cung cấp thông
tin, chính sách pháp luật Nhà nước đối với đội ngũ chức sắc, nhà tu hành và tín đồ Phật
giáo. Cần chú trọng giáo dục về giới, pháp luật cho chị em nữ xuất gia tu hành để giúp
cho chị em có thêm kiến thức hiểu biết về mọi mặt để giải tỏa sự ràng buộc bởi thần
quyền trong tôn giáo. Việc nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào Phật giáo cũng là
nhằm hóa dần ảo tưởng "đám mây mù" đã từng thâm nhập và chi phối vào đời sống của
người dân trong lịch sử.
Đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại các cơ sở nhằm
góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phong phú đa dạng, mà trước hết khôi phục
lại phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Truyên truyền vận động xây dựng các làng
văn hóa gắn với xã hội. Xây dựng gia đình văn hóa nhằm đạt 4 tiêu chuẩn: Gia đình hòa
thuận, hạnh phúc, tiến bộ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tình làng nghĩa xóm; Thực hiện kế
hoạch hóa gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, chăm sóc tốt người nhà; Xóa bỏ các
phong tục, tập quán tín ngưỡng lạc hậu; Có kế hoạch bảo vệ, kế thừa và phát huy vốn văn
hóa truyền thống, đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí để thanh, thiếu niên sinh hoạt.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. Đầu tư xây dựng các trạm phát sóng
để đảm bảo sự phủ sóng đến các vùng sâu, vùng xa. Đấu tranh chống các hoạt động mê
tín, dị đoan và truyền đạo trái phép.
Bên cạnh đó cần duy trì các hoạt động lễ hội, đó là sinh hoạt văn hóa mang đậm
đà bản sắc dân tộc. Đồng thời thông qua hoạt động lễ hội làm phong phú bản sắc văn hóa
Việt Nam, loại bỏ yếu tố mê tín trong các sinh hoạt lễ hội, gây ảnh hưởng trong đời sống
văn hóa và tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, phải kết hợp giáo dục các mặt trên như thế nào, xác định nội dung ra
sao để phù hợp với quần chúng tín đồ ở cơ sở. Đành rằng không thể cùng một lúc tiến
hành các nội dung trên, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà nhấn mạnh mặt này, giảm nhẹ mặt
kia. Điều quan trọng là cấp ủy Đảng phải chú trọng cả ba mặt, không được xem nhẹ mặt
nào.
Việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính
sách của Đảng là cần thiết song trong tình hình hiện nay chúng ta không thể giáo dục cho
quần chúng một cách toàn diện mà chủ yếu tập trung giáo dục làm rõ quan điểm đường
lối chính sach của Đảng về kinh tế, văn hóa, tôn giáo v.v... Bởi vì, đường lối chính sách
của Đảng là sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử cụ
thể của một đất nước ta hiện nay.
Trong tình trạng một bộ phận xã hội suy thoái về đạo đức, việc giáo dục phẩm
chất đạo đức cách mạng, đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục đạo
đức tôn giáo nói chung, đạo đức Phật giáo nói riêng là rất quan trọng, nó sẽ góp phần
thiết lập kỷ cương xã hội để mọi người sống có đạo lý và theo đúng pháp luật.
Trang bị cho quần chúng tín đồ kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật để xây
dựng "niềm tin khoa học" và từng bước xóa đi "niềm tin tôn giáo" đang ngự trị trong họ.
Giáo dục tinh thần làm chủ, truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, lòng
tự hào dân tộc là cần thiết đối với quần chúng tín đồ.
Với nội dung trên, tùy từng đối tượng mà chúng ta lựa chọn các phương pháp
giáo dục cho phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực.
Như vậy có "an cư mới lạc nghiệp", chăm lo phát triển kinh tế, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần chúng nhân dân, trong đó có quần
chúng tôn giáo là vấn đề quan trọng tạo điều kiện để tín đồ phát huy thế mạnh của
mình, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, đoàn kết chống lại bọn xấu lợi
dụng chia rẽ tôn giáo - dân tộc.
Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước bằng pháp luật,
đẩy mạnh công tác vận động quần chúng đối với tăng, ni, phật tử sống "tốt đời, đẹp
đạo" đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư
Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta
thắng lợi thông qua cương lĩnh và các nghị quyết chuyên đề và được thể chế bằng văn
bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Trong lĩnh vực Tôn giáo, Đảng ta có quan điểm
đúng đắn được nêu trong Nghị quyết 24 (1990), chỉ thị 37 của Bộ Chính trị (1998) và
ngày càng được bổ sung, hoàn thiện như đã trình bày trong phần giải pháp chung. Những
quan điểm ấy có trở thành hiện thực trong đời sống nhân dân có đạo và đời sống xã hội
hay không là tùy thuộc vào năng lực lãnh đạo, triển khai của cấp ủy Đảng, nhất là cấp cơ
sở, phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do vậy, tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, xây dựng lực lượng nòng cốt, lực lượng chính trị trong các Tôn giáo là vấn đề
quyết định sự thắng lợi của công tác Tôn giáo. Khi giải quyết các vụ việc về Tôn giáo
hoặc có liên quan đến Tôn giáo phải tính toán hợp lý các yếu tố đối nội, đối ngoại, đảm
bảo đúng người, đúng việc, phải tuyên truyền để quần chúng tín đồ đồng tình, ủng hộ,
tránh những sơ hở vô hình chung tạo điều kiện cho kẻ địch, bọn phản động xuyên tạc,
kích động chống Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, điều đó đòi hỏi bộ máy quản lý Nhà
nước đối với các hoạt động Tôn giáo phải được củng cố và hoàn thiện đáp ứng với nhiệm
vụ đặt ra. Đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về Tôn giáo và quy định cụ thể của
các địa phương cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của các địa phương là rất cần thiết.
Đó là căn cứ chủ yếu cho việc giải quyết các vấn đề Tôn giáo, tránh tùy tiện, áp đặt chủ
quan hoặc không thống nhất giữa ngành, cơ quan chức năng sẽ gây nên hậu quả xấu khó
lường.
Hiện nay, quản lý Nhà nước đối với hoạt động Tôn giáo ở Lâm Đồng chưa chặt
chẽ, thiếu tập trung, hiệu lực thấp, hiệu quả còn nhiều hạn chế. Nhiều nơi còn có thái độ
cứng nhắc, chưa thoát khỏi mặc cảm cũ hoặc những định kiến do tư duy cũ để lại, làm
cho tín đồ các Tôn giáo thiếu tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với Tôn giáo, tạo sơ hở cho kẻ địch và bọn phản động tuyên truyền "cộng sản
chống Tôn giáo". Tập hợp kích động quần chúng thực hiện "diễn biến hòa bình"
chống lại cách mạng nước ta. Có lúc, có nơi lại biểu hiện buông lỏng quản lý, giải
quyết các vụ việc, công việc về Tôn giáo hoặc có liên quan đến Tôn giáo một cách xuôi
chiều cho xong việc, thiếu cân nhắc thận trọng, không lường hết được hậu quả xấu,
cũng là sơ hở cho những hoạt động lợi dụng Tôn giáo lấn lướt chính quyền, ngấm ngầm
chống phá cách mạng.
Một biểu hiện nữa do thiếu hiểu biết về Tôn giáo, nhận thức không đầy đủ về
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với Tôn giáo nên tránh giải quyết các
vụ việc về Tôn giáo hoặc có liên quan đến Tôn giáo, dây dưa kéo dài hoặc đùn đẩy lên
cấp trên, không làm hết chức năng, thẩm quyền được giao, cũng gây ra những tác hại
không kém các biểu hiện cứng nhắc hoặc buông lỏng.
Trong công tác tôn giáo hiện nay ở Lâm Đồng, vấn đề nổi cộm là việc tôn tạo,
sửa chữa, xây dựng các cơ sở thờ tự, chùa chiền, đình, miếu, am cốc cho phù hợp với nhu
cầu tín ngưỡng của quần chúng và quy hoạch cảnh quan của mỗi vùng. Việc cho phép
xây dựng cơ sở thờ tự phải tính đến môi trường văn hóa, giao lưu, hội nhập của đồng bào
có đạo, kiến trúc phải phù hợp với các truyền thống văn hóa của địa phương, của cả dân
tộc và quỹ đất đai của địa phương. Bởi lẽ, công trình kiến trúc tôn giáo là nơi sinh hoạt
Tôn giáo, đồng thời cũng là cảnh quan văn hóa. Thực tế tình hình xây dựng, sửa chữa
không đúng với bản vẽ thiết kế hoặc trái phép còn diễn ra như chùa Tâm ấn, Thiền Lâm -
Đà Lạt, Đức Trọng, Di Linh. Do đó cần khắc phục khuynh hướng phát triển một cách tự
phát, hạn chế việc phát triển các cơ sở Tôn giáo ở những nơi chưa quy hoạch nhất là vùng
nông thôn, đưa các hoạt động giáo dục, y tế, sản xuất, dịch vụ ra khỏi các cơ sở thờ tự.
Quản lý các hoạt động hội đoàn của Phật giáo theo đúng quy định của pháp luật.
Chấn chỉnh lại việc cho phép xuất bản các văn hóa phẩm, đồ dùng việc đạo có
liên quan đến mê tín, nhất là vàng mã, sách bói toán. Tăng cường quản lý của Nhà nước
trên lĩnh vực lưu hành ấn phẩm, băng hình có liên quan đến Tôn giáo Phật giáo.
Thực tế, một số chùa ở Lâm Đồng đều có phát hành băng hình có liên quan đến
chùa của mình, việc đúc tượng, thỉnh tượng một cách tự do, tràn lan, không theo sự quản
lý của Nhà nước, vì vậy dẫn đến tình trạng "am", "miếu" xuất hiện ngày càng nhiều, ở
đâu có tượng Phật là ở đó có người thờ cúng. Kiểm tra chặt chẽ việc đúc tượng, thỉnh
tượng Phật, vẽ tranh, ảnh hoặc phục chế lại các sự kiện có liên quan đến những nhân vật
lịch sử, chính trị phức tạp của một số Tôn giáo (trong đó có Phật giáo).
ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo ngành Văn hóa thông tin khẩn trương lập hồ sơ
và đưa vào quản lý các di tích văn hóa của các cơ sở Tôn giáo hiện có trong tỉnh, nhất là
các công trình kiến trúc văn hóa Tôn giáo để trình Nhà nước xem xét công bố, xếp hạng
và tổ chức quản lý theo quy định đối với các danh lam thắng cảnh (Phật giáo) của địa
phương. Thường xuyên động viên biểu dương những nơi làm tốt, nhắc nhở những nơi
làm chưa tốt, nhất là phải có kế hoạch, biện pháp đấu tranh phê phán xử lý hành chính,
hoặc bằng pháp luật khi cần thiết đối với những kẻ lợi dụng các cơ sở thờ tự Tôn giáo để
thực hiện các hình thức mê tín dị đoan, nâng cao trách nhiệm của Giáo hội, các chức sắc
và tín đồ có đạo tự giác xây dựng môi trường văn hóa Tôn giáo - tín ngưỡng lành mạnh.
Đảng ta đã chỉ rõ: Nội dung cốt lõi của công tác Tôn giáo là công tác vận động
quần chúng, quần chúng là nguồn sức mạnh làm nên sự nghiệp cách mạng, cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng. Khi quần chúng đã ủng hộ, đã tin theo nhất định thắng lợi.
Bác Hồ đã dạy:
"Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Chính sách đúng bằng mấy mà dân không hiểu, dân không tin thì cũng là vô
nghĩa. Đặc điểm của quần chúng tín đồ Phật giáo có ưu điểm là có tâm thiện, gắn bó với
dân tộc, ủng hộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng có hạn chế là đại đa số trình
độ dân trí rất thấp, không những hạn chế về nhận thức xã hội mà hạn chế cả về Phật pháp
rất dễ sa đà vào con đường mê tín hoặc cả tin dễ bị kích động. Làm cho quần chúng tín
đồ tự giác vạch mặt, tố cáo những phần tử lợi dụng tín ngưỡng chống lại chính quyền.
Cần phát huy phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc trong quần chúng tín đồ. Vạch trần bọn
đội lốt tín đồ còn ẩn nấp trong tôn giáo bằng chính sự cảnh giác của họ. Trên lĩnh vực
này, Đảng bộ Lâm Đồng thực hiện phương châm "lấy dân làm gốc" phát động và dựa vào
lực lượng quần chúng là chính. Qua đấu tranh đã thu hút được những kết quả đáng kể,
như phát hiện trường hợp Trương Thành Tâm tu trái phép, có những hoạt động gây ảnh
hưởng xấu trong giới tăng, ni, phật tử Lâm Đồng và sau đó đã đưa ra xử trước toàn thể
quần chúng nhân dân. Việc làm đó đã thu hút hàng trăm người đến dự, đồng tình ủng hộ.
Thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, và các tổ chức xã hội
phải tuyên truyền, giải thích cho tăng, ni, phật tử hiểu đúng đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về Tôn giáo, đây là công việc đòi hỏi phải kiên trì, khéo léo vận
dụng các hình thức linh hoạt phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Thực tế ở Lâm Đồng
hiện nay ảnh hưởng của các đoàn thể, nhân dân với tín đồ Phật giáo rất mờ nhạt, việc xây
dựng cốt cán trong Tăng ni, phật tử hầu như mới chỉ bắt đầu, một mặt do nhận thức về
Tôn giáo về đường lối, chính sách Tôn giáo của Đảng và Nhà nước, của cán bộ, các đoàn
thể quá yếu, mặt khác sự chỉ đạo của đoàn thể cấp trên hầu như còn rất hạn chế, vẫn còn
chung chung, chưa có những chuyên đề cụ thể, giải pháp hữu hiệu.
Các cơ quan chuyên trách làm công tác tôn giáo cần chủ động phối hợp với
giáo hội trong việc giải quyết xem xét các nhu cầu chính đáng của tăng, ni phật tử, đối
với các sinh hoạt Phật giáo. Tạo mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa chính quyền với
các tổ chức Giáo hội Phật giáo, trong công tác này, việc xây dựng lực lượng nòng cốt,
cộng tác viên là rất quan trọng, Cần chú ý có chủ trương, chính sách, phát triển đảng
viên trong Phật giáo, xây dựng đội ngũ cộng tác viên đáng tin cậy để tập hợp lực
lượng có lợi cho ta, đồng thời nắm bắt và phản ánh kịp thời tình hình trong nội bộ các
tổ chức Giáo hội Phật giáo, trong tín đồ giúp cho lãnh đạo có hướng chủ động, ngăn
chặn và có hướng giải quyết kịp thời những vụ việc có thể xảy ra. Tranh thủ sự đồng
tình của những người có uy tín đối với quần chúng tín đồ. Công việc này có ý nghĩa
rất lớn góp phần thắng lợi trong việc thực hiện đấu tranh chống bọn xấu lợi dụng Phật
giáo.
Ba mặt của một vấn đề công tác Tôn giáo: Sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản
lý Nhà nước bằng pháp luật và công tác vận động quần chúng có mối quan hệ khăng khít,
biện chứng với nhau, là một thể thống nhất đưa đến sự thành công hay thất bại của công
tác này. Vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ mất đi khi sự quản lý Nhà nước lỏng lẻo, công tác
vận động quần chúng yếu kém, nếu quần chúng không hiểu Đảng, không tin Đảng, không
phục tùng Nhà nước và ngược lại khi quần chúng tin ở đường lối lãnh đạo của Đảng thì
pháp luật được thực hiện một cách tự giác, vai trò lãnh đạo của Đảng được đề cao, mọi sự
chống phá của kẻ địch được nhân dân phát hiện, ngăn chặn và chính nhân dân là người
đấu tranh chống lại âm mưu của kẻ địch.
Năm là, thường xuyên đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác Tôn
giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của công tác
Tôn giáo hiện nay
Nhìn vào đời sống vật chất, tinh thần của nước ta nói chung và Lâm Đồng
những năm gần đây, chúng ta nhận thấy các sinh hoạt Tôn giáo được phục hồi và phát
triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng. Riêng Phật giáo số người theo ngày một đông
không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, thành phần nghề nghiệp, số gia đình phật tử ngày
càng gia tăng, hoạt động tích cực. Các lễ hội Phật giáo và sinh hoạt Phật giáo, được tổ
chức long trọng, ngày càng có vị trí lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân, số xuất
gia đi tu ngày một nhiều và được đào tạo ngày càng cơ bản ở các trường Phật học hoặc
kèm cặp tại nơi thờ tự, kinh sách Phật giáo được xuất bản và lưu hành ngày càng rộng
rãi. Việc xây sửa nơi thờ tự, mua bán tượng Phật, đúc chuông có sự gia tăng nhảy vọt...
Đồng thời, các vụ việc vi phạm các quy định của Nhà nước về hoạt động Tôn giáo như
xây dựng nơi thờ tự không xin phép, hoặc xây quá phạm vi cho phép, mua bán, vận
chuyển đồ thờ tự, in ấn, phát hành kinh sách bừa bãi, tu chui, thụ giới chui vẫn xảy ra,
việc rước sách ồn ào gây ách tắc giao thông, làm mất trật tự công cộng vẫn còn...
Những vi phạm quy định trên đây một phần do người trụ trì nơi thờ tự (tăng, ni, ban hộ
tự), tín đồ cố ý làm trái, nhưng đại đa số những vi phạm là do không được hướng dẫn cụ
thể, các thủ tục xin phép còn rườm rà "ngâm lâu" không được giải quyết, công tác quản
lý của các cơ quan chức năng lỏng lẻo, thiếu thống nhất và suy cho cùng là do đội ngũ
cán bộ làm công tác Tôn giáo hiện tại mỏng về số lượng, yếu kém về chất lượng, chủ
yếu là làm kiêm nhiệm, chưa được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về
Tôn giáo, nhất là các Tôn giáo cụ thể, chưa nắm vững đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước, các quy định cụ thể của các ngành chức năng và địa phương về các hoạt
động Tôn giáo. Hiện nay ở Lâm Đồng đội ngũ làm công tác tôn giáo còn quá ít (ở Ban
Tôn giáo tỉnh có 4 đồng chí chuyên trách trong đó có 01 trung cấp, 03 đại học) nhưng
hầu hết lại không được đào tạo theo chuyên môn công tác, mà rút từ các ngành nghề
khác qua. Cấp huyện, thị xã thì hầu như không có chủ yếu là kiêm nhiệm. ở Lâm Đồng
hiện nay ngoài Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Dân vận ủy ban mặt trận Tổ quốc, Công an tỉnh
có bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi công tác Tôn giáo, còn các cơ quan chức năng
khác như Địa chính, Văn hóa, các cơ quan báo chí, tuyên truyền, các đoàn thể nhân
dân... hầu như không có cán bộ theo dõi công tác Tôn giáo, nếu có chỉ là kiêm nhiệm,
công tác Tôn giáo coi như làm thêm, khi cần có báo cáo về công tác Tôn giáo thì đi lấy
số liệu ở các cơ quan khác, không mấy khi đề xuất được chủ trương, giải pháp gì thuộc
lĩnh vực phụ trách liên quan đến Tôn giáo. ở cấp huyện và xã thì tình trạng càng trở nên
trầm trọng, không những không có cán bộ chuyên trách mà còn tùy hứng phân công,
nơi thì giao cho Công an phụ trách, nơi thì do Ban Dân vận quản lý, nơi thì do Văn
phòng ủy ban nhân dân huyện giúp việc... Như vậy không thể tránh khỏi sự thiếu thống
nhất trong nhìn nhận, đánh giá và đề xuất giải quyết xử lý các công việc về Tôn giáo và
liên quan đến Tôn giáo và do đó không thể có sự đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ
cho cán bộ làm công tác Tôn giáo được. Còn ở cấp xã thì chủ yếu là do đồng chí Phó
Chủ tịch - Trưởng Công an xã phụ trách. Do vậy, việc giải quyết thường cứng nhắc,
thiếu tính vận động, thuyết phục và tùy hứng trong quá trình giải quyết, xử lý các nội
dung công tác cụ thể.
Đã đến lúc cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có cả số
kiêm nhiệm làm công tác Tôn giáo những kiến thức cơ bản về Tôn giáo và đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về công tác Tôn giáo. Mặt khác cần quy
hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác Tôn giáo một cách đồng bộ ở các ngành, các
cấp từ Trung ương đến cơ sở. Kết hợp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên để giải quyết
đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trước mắt với quy hoạch đào tạo chính quy các hệ trung
cấp, cử nhân, sau đại học, đáp ứng công tác cán bộ về Tôn giáo lâu dài. Phải quán triệt
sâu sắc quan điểm của Đảng ta: công tác Tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị do Đảng lãnh đạo, có như vậy mới đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra.
Vấn đề đặt ra đối với công tác cán bộ ở Lâm Đồng phải coi trọng việc xây dựng
và từng bước củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chuyên trách,
hình thành mạng lưới cán bộ đó đến tận cơ sở. Đội ngũ cán bộ đó không chỉ có kinh
nghiệm bản lĩnh trong hoạt động thực tiễn về công tác quần chúng, không những đòi hỏi
có lòng nhiệt tình, tận tụy với công việc mà còn phải được trang bị các kiến thức cơ bản
về luật pháp, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, đặc biệt, là các kiến thức chuyên sâu
về tổ chức, giáo lý, giáo luật của từng tôn giáo cụ thể. Bởi lẽ làm công tác tôn giáo là một
công việc đầy phức tạp mà không am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ tôn giáo, sự ràng
buộc vào kinh nghiệm sẵn có, không nhạy bén nắm bắt diễn biến đang thay đổi trong đời
sống của các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng thì rút cuộc, chính họ sẽ làm ảnh
hưởng uy tín của Đảng và Nhà nước trước con mắt của quần chúng có đạo. Thực tiễn ở
Lâm Đồng trong những năm qua cho thấy các vụ việc "lộn xộn" do các cá nhân và các tổ
chức Phật giáo gây ra, nếu đội ngũ cán bộ của chúng ta có trình độ, có bản lĩnh vững
vàng thì sẽ ngăn chặn và giải quyết một cách thuyết phục, được lòng dân. Ngược lại có
những vụ việc đơn giản, nhỏ hẹp nhưng cán bộ của chúng ta trực tiếp xử lý nóng vội,
thiếu bình tĩnh sẽ dẫn đến những diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng xấu trong quần
chúng nhân dân.
Trong điều kiện đặc thù của Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Lâm Đồng
nói riêng đòi hỏi cán bộ làm công tác tôn giáo không chỉ nhạy cảm về phương diện chính
trị mà còn có sự am hiểu sâu sắc về tâm lý, đạo đức, văn hóa xã hội v.v... không chỉ nắm
vững các kiến thức phổ biến mà còn phải hiểu khá cặn kẽ các đặc thù.
Trước mắt, để có đội ngũ cán bộ đảm đương được công tác tôn giáo, Đảng và
Nhà nước vừa phải đào tạo cấp tốc, ngắn hạn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đương chức,
đồng thời có kế hoạch đào tạo chuyên sâu chuẩn bị cho lâu dài. Với đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo phải có một bằng Đại học chuyên ngành. Trên cơ sở đó phấn đấu đến
năm 2005 bắt đầu nâng cao trình độ của một bộ phận đồng chí có khả năng và tâm đắc
với công việc lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Bên cạnh đó cũng nên có kế hoạch bồi dưỡng
kiến thức căn bản về công tác tôn giáo cho cán bộ chính quyền cơ sở, là cấp hành chính
trực tiếp giải quyết công việc nảy sinh hàng ngày với quần chúng.
Cùng với việc đào tạo cán bộ, Đảng và Nhà nước cần có sự phân cấp quản lý và
xây dựng quy chế phối hợp hành động với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết
các vấn đề liên quan đến Tôn giáo, cũng như chính sách ưu đãi đối với các cán bộ làm
công tác Tôn giáo. Các cơ quan chuyên trách làm công tác Tôn giáo và chính quyền cần
chủ động phối hợp với Giáo hội trong việc giải quyết xem xét các nhu cầu chính đáng
của tăng, ni, phật tử trong các sinh hoạt Phật giáo, tạo một quan hệ hiểu biết lẫn nhau
giữa các tổ chức Giáo hội Phật giáo trong công tác này. Việc xây dựng nòng cốt, cộng tác
viên là rất quan trọng cần phải chú ý. Có chủ trương, chính sách phát triển đảng viên
trong Phật giáo, xây dựng đội ngũ cộng tác viên đáng tin cậy để tập hợp lực lượng có lợi
cho ta, đồng thời nắm bắt và phản ánh kịp thời tình hình nội bộ các tổ chức Giáo hội Phật
giáo, trong tín đồ giúp cho lãnh đạo có hướng chủ động ngăn chặn, giải quyết kịp thời
những vụ việc có thể xảy ra.
Tóm lại: Để góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần ở Lâm Đồng ngày
càng lành mạnh, tiến bộ, góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Những giải pháp trên đây là vô cùng cần thiết. Trong đó, có những giải
pháp cần tiến hành trước mắt, nhưng cũng có những giải pháp cần phải giải quyết lâu
dài, gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Thực
hiện các giải pháp đó đòi hỏi phải có thời gian và điều kiện thích hợp. Mọi sự nôn nóng
đều không mang lại kết quả tốt đẹp, làm mất đi và làm tổn thương đến mối quan hệ đạo
- đời, vi phạm chính sách Tôn giáo mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.
Kết Luận
Hơn 80 năm kể từ ngày du nhập, một thời gian chưa phải là dài so với bề dày
lịch sử của Phật giáo cả nước, nhưng Phật giáo Lâm Đồng đã có một thế đứng chân
khá vững chắc, một môi trường phát triển khá thuận lợi. Trong quá trình tồn tại và
phát triển, trải qua biết bao thăng trầm và biến đổi theo sự biến đổi của lịch sử dân
tộc. Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của người
dân Lâm Đồng đặc biệt là trên các lĩnh vực đạo đức, lối sống và văn hóa nghệ thuật.
Phật giáo Lâm Đồng để lại một hệ thống những giá trị nhân bản có ích cho việc rèn
luyện con người. Đó là đạo lý sống nhân ái, vị tha, hướng thiện, có tình, có nghĩa, là
nếp sống cần cù, giản dị, chịu thương, chịu khó, yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc
sống. Tất cả những điều đó đều giúp cho con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái
mỹ. Đồng thời trong quá trình đó, Phật giáo cũng đã để lại trong lòng người dân Lâm
Đồng biết bao tiếng nói văn hóa, đó là những lễ nghi, những phong tục, tập quán, lối
ứng xử giao tiếp thẩm mỹ và những công trình kiến trúc chùa chiền có giá trị nghệ
thuật cao, mang đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần
của người dân Lâm Đồng ngày càng phong phú, lành mạnh...
Tuy nhiên, Phật giáo cũng không tránh khỏi hạn chế nhất định trong nhận thức,
trong tư duy, nếp nghĩ của người dân Lâm Đồng. Nó đã phần nào níu kéo sự năng động
sáng tạo, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Những mặt tiêu cực này là miếng đất khá
thuận lợi, rất dễ bị các phần tử hành nghề mê tín, dị đoan, những kẻ cơ hội lợi dụng để
kinh doanh, kiếm tiền và đặc biệt là sơ hở để các thế lực thù địch phản động trong và
ngoài nước, trong và ngoài tôn giáo chống phá cách mạng, chống phá công cuộc đổi mới
và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực trên đã,
đang và sẽ ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Lâm Đồng.
Dự báo trong tương lai, Phật giáo nói chung, Phật giáo Lâm Đồng nói riêng sẽ
còn tiếp tục tồn tại và phát triển trong một thời gian lâu dài. Tình hình diễn biến có thể
theo nhiều chiều cạnh khác nhau, nhưng điều có thể khẳng định là Phật giáo vẫn còn
chức năng xã hội cần thiết, đáp ứng nhu cầu tinh thần cho một bộ phận nhân dân.
Nhận thức được điều đó, đặt đúng vị trí của nó trong đời sống xã hội của dân tộc,
phát huy mặt tích cực, đấu tranh, khắc phục dần những mặt tiêu cực của Phật giáo là yêu
cầu khách quan của sự phát triển văn hóa, phát triển xã hội nhằm xây dựng nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Điều đó trong Chỉ thị về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới"
ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: "Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn
giáo được tôn trọng và khuyến khích, phát huy... mọi hành vi gây tổn hại đến các giá trị
đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc... đều bị xử lý theo pháp luật".
Để làm tốt nhiệm vụ đó,cần phải có thời gian, đồng thời phải phát huy sức mạnh
của các cấp, các ngành chức năng và đặc biệt là sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân
dân, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ gắn tín ngưỡng Phật giáo với quá trình xây dựng và phát
triển mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương. Tránh tình trạng nôn nóng, chủ quan
trong nhận thức và trong thực tiễn hành động, gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ
giữa "đạo" và "đời".
Với tính cách là một tôn giáo, một học thuyết đạo đức, Phật giáo sẽ còn tồn tại
lâu dài với dân tộc. Nhưng một vấn đề có thể thấy trước rằng nếu Phật giáo biết phát huy
những giá trị trong lý thuyết của mình thì nó vẫn giữ được vị trí xứng đáng trong tâm hồn
người Việt Nam, cũng như người dân Lâm Đồng trong hiện tại và tương lai, ngược lại,
nếu chỉ biết đáp ứng những tâm lý thiển cận của con người thì không bao lâu nó sẽ bị thời
đại vượt qua. Trình độ nhận thức ngày nay rất nhạy cảm để sàng lọc, giữ lấy, hoặc loại bỏ
những gì là giá trị và lạc hậu của các học thuyết, các tín ngưỡng, trong đó có Phật giáo.
Văn hóa là những giá trị còn lại sau sự sàng lọc công bằng của thời gian. Phật
giáo vào Lâm Đồng nhanh chóng hòa chung với tâm lý, tư tưởng, văn hóa tinh thần của
người dân Lâm Đồng và suốt chiều dài lịch sử đã có những đóng góp tích cực vào sự
nghiệp dựng nước và giữ nước. Hiện tại Phật giáo vẫn có vai trò quan trọng trong đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Trong tương lai, nếu biết hạn chế dần những mặt
tiêu cực, chúng ta tin rằng, Phật giáo Lâm Đồng sẽ còn tiếp tục có những đóng góp hơn
nữa trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
Tài Liệu THAM Khảo
1. Ban chấp hành Trung ương (15/6/1998), Thông báo 145 TB/TW kết luận của Bộ
Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác tôn giáo trong tình hình mới.
2. Ban chỉ đạo tổng kết NQ 24/TW (30/2/1998), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị
quyết số 24 NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) về tăng cường công tác tôn
giáo trong tình hình mới. Phương hướng công tác tôn giáo thời kỳ mới.
3. Ban dân vận tỉnh Lâm Đồng (13/2/1998), Báo cáo sơ kết việc thực hiện công văn số
166/CV - TU của Ban thường vụ tỉnh ủy về quản lý sinh hoạt gia đình phật tử
thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4. Ban dân vận tỉnh Lâm Đồng (12/5/1999), Báo cáo tình hình và công tác tôn giáo
tỉnh Lâm Đồng thời gian qua.
5. Ban tôn giáo Chính phủ (1991), Thông tư 01, TT - TGCP, Hà Nội.
6. Ban tôn giáo Chính phủ (1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội.
7. Ban tôn giáo Chính phủ (1995), Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực tôn giáo, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
8. Ban tôn giáo Chính phủ (7/10/1997), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị định số
69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
9. Ban tôn giáo Chính phủ (2000), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn
giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
10. Ban tôn giáo Lâm Đồng (2000), Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm.
11. Ban tôn giáo Lâm Đồng (1997), Lịch sử hình thành và phát triển các tôn giáo ở
Lâm Đồng, Đề tài khoa học cấp Tỉnh.
12. Ban tôn giáo Lâm Đồng (1995), Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo tỉnh Lâm Đồng
và công tác tôn giáo trong tình hình mới, Đề tài khoa học cấp tỉnh.
13. Báo nhân dân ngày 25-3-1951.
14. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và
châu thổ Bắc Bộ, Nxb Văn hóa tư tưởng, Hà Nội.
15. Bộ môn khoa học Về Tín ngưỡng và tôn giáo (1997), Đặc điểm cơ bản của một số
tôn giáo lớn ở Việt Nam, Hà Nội.
16. Các Mác (1997), Góp phần phê phán pháp quyền của Hê-Ghen, Nxb Sự Thật, Hà
Nội.
17. Các Mác - Ph. Ăngghen (1980), Toàn tập, tập 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
18. Thích Minh Châu (1993), Năm giới một nếp sống lành mạnh, an lạc, hạnh phúc,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thiền viện Vạn Hạnh xuất bản.
19. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Hà Nội.
20. Nguyễn Hiền Đức (1995), Lịch sử Phật giáo đàng trong, Nxb thành phố Hồ Chí
Minh.
21. Trần Văn Giáp (1932), "Phật giáo ở Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII", Tạp
chí Trường Viễn Đông Bác Cổ thuộc Pháp, tập 32, Hà Nội.
22. Trần Văn Giàu (1993), Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb thành phố Hồ
Chí Minh.
23. Thanh Hương (1949), Trí - tuệ - Phật, Tân Việt ấn hành, Hà Nội.
24. Thái Hoàng (1993), "Về tín ngưỡng và mê tín", Báo Hà Nội mới, ngày 3/4.
25. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh, Về tín ngưỡng tôn giáo, Tập 5, Nxb Khoa học xã hội.
29. Đặng Thu Nga (2000), ảnh hưởng của đạo cao đài đối với đời sống tinh thần nhân
dân Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ triết học.
30. Trần Quang Nhiếp (1998), "Tư tưởng đạo đức lối sống những vấn đề then chốt của
văn hóa", Tạp chí Cộng sản, (20).
31. Thích Thánh Nghiêm (1991), Phật giáo chánh tín, Huyền Chân dịch, Viện nghiên
cứu Phật học, Hà Nội.
32. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, Tập 12, Nxb Tiến Bộ, Maxcơva.
33. Phân viện Đà Nẵng (1999), Đặc điểm xu hướng vận động của Phật giáo ở miền
Trung và một số kiến nghị về chính sách đối với Phật giáo trong giai đoạn
hiện nay, Đề tài khoa học.
34. Trần Cao Phong (1999), Phật giáo Huế và ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến
sự hình thành nhân cách con người Huế, Luận văn thạc sĩ triết học.
35. Tỉnh ủy Lâm Đồng (1997), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh giải quyết Fulrô,
góp phần củng cố xây dựng toàn diện vùng dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng
(1975 - 1997).
36. Tỉnh ủy Lâm Đồng (15/5/1997), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 24/NQ-TU
của Bộ Chính trị (khóa VI) về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình
mới.
37. Tỉnh ủy Lâm Đồng (21/11/1998), Chỉ thị 37/CP-TW về tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới.
38. Tỉnh ủy Lâm Đồng (12/10/1999), Báo cáo công tác xây dựng củng cố tổ chức cơ sở
Đảng và công tác phát triển Đảng viên là người có đạo ở địa bàn có đông
đồng bào theo đạo.
39. Tỉnh ủy Lâm Đồng (6/1/2000), Kết luận của Ban thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị sơ
kết công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở vùng có đồng bào theo đạo và
công tác phát triển đảng viên là người có đạo.
40. Tỉnh ủy Lâm Đồng (1996), Văn kiện Đại hội VII Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ
VI.
41. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí
Minh.
42. Nguyễn Tài Thư, (1993), "Phật giáo với sự hình thành nhân cách con người Việt
Nam hiện nay". Tạp chí Triết học, (4).
43. Nguyễn Tài Thư, (chủ biên) (1997), ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối
với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Nguyễn Tài Thư (1998), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
45. Lê Hữu Tuấn (1998), ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời
sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội.
46. Trần Sỹ Thứ (1999), Dân tộc và dân cư Lâm Đồng, Nxb Thống kê.
47. Thích Thanh Từ (1995), Phật giáo với dân tộc, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ
Chí Minh.
48. Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1996), Tôn giáo tín
ngưỡng hiện nay, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, Hà Nội.
49. Trương Trổ (Chủ biên) (1993), Đà Lạt - Thành phố cao nguyên, Nxb thành phố Hồ
Chí Minh.
50. Phạm Thị Xê (1996), ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong lối sống
người Huế hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học.
51. ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (1993), Đà Lạt - Thành phố cao nguyên, Nxb
thành phố Hồ Chí Minh.
52. ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (2000), Đà Lạt - Điểm hẹn năm 2000, Nxb Văn
nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
53. ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (1989), Những
kết quả nghiên cứu kinh tế - xã hội Lâm Đồng.
54. Đặng Nguyên Vạn (chủ biên) (1998), Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa VIII (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
56. Viện Hồ Chí Minh (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (tập 2), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
57. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1995), Đạo đức học Phật giáo, Nxb thành
phố Hồ Chí Minh.
58. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (2000), Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (3).
59. Viện Thông tin khoa học, Bộ môn khoa học Về Tín ngưỡng tôn giáo (1997), Những
đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, Hà Nội.
60. Viện Triết học (1998), Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Hà
Nội.
Phụ lục 1
Thống kê Đảng viên là người có đạo
tỉnh Lâm Đồng - năm 2000
Đơn vị tính: người
ST
T
Đơn vị
Tổng số
Đảng viên
Phật
giáo
Công
giáo
Tin
lành
Cao đài Ghi chú
1 Đơn Dương 43 12 23 4 4
2 Lâm Hà 42 9 28 1 4
3 Bảo Lộc 72 36 34 2
4 Lạc Dương 45 13 32
5 Đức Trọng 33 3 17 13
6 Đạ Hoai 19 15 4
7 Dạ Tẻh 38 28 9 1
8 Cát Tiên 15 8
9 Di Linh 23 23
10 Bảo Lâm 16 16
11 Đà Lạt 25 21 3 1
12 Dân chính 27 24 3
13 Doanh
nghiệp
10 2 8
Cộng 408 157 189 50 12
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng)
Phụ lục 5
Tổng hợp chức sắc, chức việc, nơi thờ tự
các tôn giáo tỉnh Lâm Đồng - đến năm 2000
I. Phật giáo:
1. Chức sắc: 972 người
Trong đó: Hòa thượng 3 người
Thượng tọa 19 người
Đại đức 121 người
Ni sư trưởng 3 người
Ni sư 18 người
Ni cô 608 người
Tu sĩ 20 người
2. Chức việc: - Số ban hộ tự: 15
- Số người: 132
3. Nơi thờ tự: Tổng số: 114
Trong đó: Chùa: 80
Thiền viện: 01
Tịnh Xá: 18
Niệm phật đường: 15
II. Công giáo
1. Chức sắc: Tổng số 718 người
Trong đó: Giám mục 1 người
Linh mục dòng 45 người
Linh mục triều 88 người
Tu sỹ 575 người
2. Chức việc: - Ban hành giáo xứ 59
Số người tham gia 232
- Ban hành giáo họ 39
Số người tham gia 117
3. Nơi thờ tự: Tổng số: 138
Trong đó: Tòa giám mục 1
- Nhà thờ: 78
- Nhà nguyện: 20
- Tu viện: 19
- Đền thánh: 10
III. Tin lành
1. Chức sắc: Tổng số 126 người
Trong đó: Mục sư 32 người
Giảng sư và Truyền đạo sinh 94 người
2. Chức việc: Tổng số ban chấp sự hội thánh: 46
Số người tham gia: 182
3. Nơi thờ tự: Nhà thờ 47
IV. Cao đài
1. Chức sắc: Tổng số 38 người
Trong đó: - Giáo sư 2 người
- Giáo hữu 2 người
- Lễ sanh 34 người
2. Chức việc: Số ban cai quản thánh thất: 15
Số người tham gia: 133
3. Nơi thờ tự: Thánh thất, điện thờ: 12
(Nguồn:Ban Tôn giáo tỉnh Lâm Đồng)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 177_3083.pdf