MƠ ĐÂU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế
phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa đất nước. Về cơ
bản có thể xem công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống
cơ sở vật chất của ngành công nghiệp, của các ngành sản xuất khác và các
ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục
vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Công nghiệp hoá dẫn
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân
số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới.
Quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia là sự hình thành hệ thống cơ
sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trước hết là các ngành công
nghiệp. Kết quả chính của quá trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
Kết quả trên đây của quá trình công nghiệp hóa tất yếu gắn liền sự hình
thành các cơ sở, các khu công nghiệp các khu thương mại, dịch vụ và các khu
dân cư mới. Điều đó dẫn tới sự hình thành các khu đô thị mới hoặc sự mở
rộng quy mô của các khu đô thị đã có.
Như vậy sự hình thành các khu đô thị mới và mở rộng các đô thị đã có
bắt nguồn từ sự tác động của quá trình công nghiệp hoá và diễn ra song song
với quá trình công nghiệp hoá. Nói cách khác, quá trình đô thị hoá là một quá
trình bắt nguồn từ quá trình công nghiệp hoá và ngắn liền với quá trình công
nghiệp hoá. Do vậy, có thể khẳng định rằng đô thị hoá là một quá trình tất yếu
và phổ biến của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình
thành các đô thị mới và mở rộng các đô thị hiện có là một xu hướng tất yếu.
Sự hình thành các khu đô thị mới, các tuyến giao thông mới những năm
qua tại thành phố Thái Nguyên và sự hình thành các phường xã mới là xu thế
tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đồng thời với
việc đô thị hoá vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người dân thuộc diện quy
hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Cuộc sống của người dân sau khi cắt
phần đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng như thế nào? Nhận thức
được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của đô thị hoá đối với cuộc sống của
người nông dân, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ả̉nh hưởng của xu
hướng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên”
Lơi cam đoan . i
Lơi cam ơn ii
Mục lục iii
Danh mục ḱý tư viết tắt . vii
Danh mục bang biêu, sơ đồ . viiii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết cua đê t̀ài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
3. Đôi tượng v̀i pham vi nghiên cứu . 2
4. ́ nghĩa khoa học cua luận văn . 3
5. Bô cục cua luận văn: . 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, kinh tế hộ nông dân và ảnh
hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân 5
1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 5
1.1.1.1. Hô nông dân . 5
1.1.1.2. Đông thái kinh tế hô nông dân . 7
1.1.2. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị . 9
1.1.2.1. Khái niệm về đô thị 9
1.1.2.2. Phân loại đô thị 10
1.1.2.3. Chức năng của đô thị . 11
1.1.2.4 Chức năng vùng ngoại thành, ngoại thị 12
1.1.2.5. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 12
1.1.3. Lý luận về đô thị hoá 13
1.1.3.1. Khái niệm đô thị hoá 13
1.1.3.2. Tính tất yếu của đô thị hoá . 14
1.1.3.3. Quan điểm của đô thị hoá 15
1.1.3.4. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và quá trình công nghiệp hoá 16
1.1.3.5 Tác động của đô thị hoá 17
1.2. Thực tiễn quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam 20
1.2.1. Tình hình đô thị hoá trên thế giới . 21
1.2.2. Kinh nghiệm đô thị hoá ở một số nước trên thế giới 22
1.2.2.1. Hà Lan 22
1.2.2.2. Trung Quốc 23
1.2.3. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam 25
1.2.4. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam . 28
1.3. Phương pháp nghiên cứu . 30
1.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu . 30
1.3.2. Cơ sở phương pháp luận . 30
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu 30
1.3.3.1. Chọn địa điêm nghiên cứu . 30
1.3.3.2. Phương pháp thu thập t̀i liêu thông tin . 31
1.3.4. Phương pháp xử lý số liệu . 33
1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 35
Chương 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI ĐỜI
SỐNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN
2.1. Đặc điểm của thành phố Thái Nguyên . 37
2.1.1. Điêu kiên kinh tế - chính trị 37
2.1.2. Điêu kiên kinh tế - xã hôi 42
2.2. Thực trạng của quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên 43
2.2.1. Qú́a trình hình thành v̀ phát triển đô thị hoá . 43
2.2.2. Sư biến đông vê đất đai trong quá trình đô thị h́oa cua th̀anh phô Thái
nguyên . 45
2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân được điều tra . 48
2.3.1. Tình hình cơ ban cua các hô điêu tra 48
2.3.2. Tình hình biến đông đất đai cua các hô điêu tra . 50
2.3.3. Tình hình chung v̀ nghê nghiêp cua hô . 52
2.3.4. Nguồn lưc cua hô 54
2.3.5. Thu nhập cua hô 56
2.3.6. Tình hình sử dụng tiên đên bù đất cua các hô điêu tra . 60
2.4. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp 62
2.5. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp . 66
2.6. Ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập của các hộ nông dân . 68
2.7. Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hoá tới kinh tế hộ thông qua các
câu hỏi định tính 75
2.7.1. Mức đô anh hưởng đến thu nhập do tác đông cua đô thị hóa . 75
2.7.2. Mức đô tác đông cua đô thị hoá 77
2.7.3. Kế hoach cua hô nông dân thành phô Thái nguyên trong trong thơi gian
tới . 80
2.8. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sản xuất nông nghiệp
trên đại bàn thành phố Thái Nguyên 81
2.8.1. Tác đông tích cưc 81
2.8.2. Tác đông tiêu cưc 83
Chương 3: MÔT SÔ GIAI PHAP NÂNG CAO ĐƠI SÔNG KINH TÊ HÔ
TRONG QUA TRINH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN
3.1. Định hướng phát triển đô thị hoá thành phố Thái Nguyên tới năm 2020 86
3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị . 86
3.1.2 Phân khu chức năng 87
3.1.3. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị 90
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống đời sống kinh tế
hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa . 90
3.2.1. Giải pháp từ phía các hộ nông dân . 91
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền Thành phố . 92
3.2.2.1. Quy hoạch tổng thể 92
3.2.2.2. Giải pháp về lao động - việc làm . 93
3.2.2.3. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường . 94
3.2.3. Các giải pháp từ phía nhà nước 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận . 98
2. Kiến nghị . 99
DANH ṂUC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PḤUC ḶUC
128 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những sản phẩm này ngày càng nhiều.
Quá trình ĐTH cũng góp phần nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông làm
cho giao lưu hàng hoá được phát triển. Do đó, người từ nơi khác có thể dễ
dàng đến mua sản phẩm do nông dân sản xuất ra cũng như người dân có thể
thuận tiện mang hàng nông sản ra bán ở những chợ đầu mối lớn của thành
phố: Chợ Thái, chợ Đống Quang...
Ba là, ĐTH góp phần tăng khả năng tích tụ ruộng đất.
ĐTH mở ra những cơ hội việc làm mới cho người lao động. Họ không
nhất thiết phải bám trụ lấy mảnh đất của mình mới có thể sinh sống được.
Những hộ mà có lao động chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, không đủ lao
động hoặc không đủ vốn đầu tư sản xuất thì sẽ cho mượn, cho thuê đất. Nhờ vậy,
những hộ mong muốn có được nhiều đất để sản xuất đã có thêm đất, thuận tiện
cho việc chăm sóc cả một vườn cây theo hướng: “một công đôi ba việc”. Doanh
thu của hộ đó từ sản xuất nông nghiệp nhờ vậy cũng được tăng lên.
Bốn là, ĐTH giúp sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi.
ĐTH mang lại cơ sở hạ tầng phát triển tương đối toàn diện: đường giao
thông thuận tiện, mạng lưới điện an toàn và toàn vẹn, hệ thống thuỷ lợi được
kiên cố hoá, tạo điều kiện thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.
ĐTH góp phần làm cho thương mại dịch vụ phát triển mạnh. Do đó các
khâu cung ứng các loại hình dịch vụ nông nghiệp cũng được phát triển. Nhiều
tụ điểm buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, các loại thức ăn gia súc, gia
cầm mọc lên đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người sản xuất. ĐTH
gắn với CNH nên máy móc cơ giới phục vụ sản xuất không ngừng tăng, giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
phóng được sức lao động cho nông dân. Dịch vụ cày bừa, tuốt lúa thuê liên
tục phát triển.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng phát triển, các hộ nông dân còn được hưởng sự
trợ giúp đắc lực từ các cấp chính quyền như hội khuyến nông, hội làm vườn
của thành phố, của tỉnh... Họ truyền đạt khoa học kỹ thuật và cung cấp kiến
thức, thông tin cần thiết đến người nông dân.
Việc vay vốn của người nông dân để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp
cũng được dễ dàng hơn. Họ có thể vay tiền từ ngân hàng hay từ quỹ tín dụng
nhân dân. Nhờ đó mà hộ nông dân có thể chủ động được trong sản xuất lẫn
trong kinh doanh.
ĐTH làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu của người nông dân. Trình
độ dân trí của người nông dân mỗi ngày được nâng cao do họ thường xuyên
được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, với khoa học kỹ thuật
hiện đại. Do đó người nông dân ngày càng thể hiện được tính năng động, chủ
động, sáng tạo của mình. Họ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, sử dụng những giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Họ ham
học hỏi, tìm tòi những quy trình kĩ thuật chăm sóc tiên tiến; sử dụng thuốc trừ
sâu, phân bón ngày càng hợp lý và có hiệu quả. Năng suất sản xuất nông
nghiệp cũng nhờ vậy mà ngày càng ngày phát triển.
Như vậy, ảnh hưởng tích cực của ĐTH đến ngành sản xuất nông nghiệp
rất lớn, nó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp của hộ
nông dân. Do đó các hộ nông dân cũng như các ban ngành đoàn thể cần phải
phối hợp hài hoà, hợp lý, đồng bộ trong hầu hết công việc để phát huy những
ảnh hưởng tích cực của quá trình ĐTH đến sản xuất nông nghiệp.
2.8.2. Tác động tiêu cực
Ngoài những tác động tích cực như đã phân tích ở phần trên thì ĐTH còn
có những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp của hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm quy mô sản xuất nhỏ lại.
Quá trình ĐTH diễn ra, các khu đô thị, khu công nghiệp, các tuyến đường liên
tỉnh.. liên tiếp được xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, hầu hết lấy
từ diện tích đất nông nghiệp. Tới đây, diện tích đất nông nghiệp ở thành phố
Thái Nguyên sẽ lại tiếp tục bị thu hẹp, dự án gần nhất trong tương lai sẽ là
xây dựng khu đô thị. Do đó, quy mô sản xuất nông nghiệp của hộ sẽ bị giảm
đi.
Đất nông nghiệp bị giảm, làm chăn nuôi gia súc, gia cầm bị giảm đi. Đất
nông nghiệp bị thu hồi, nhiều lao động sẽ không có kế sinh nhai. Lao động
nông nghiệp là lao động phổ thông, hầu hết chưa qua đào tạo tay nghề. Nếu bị
thu hồi hết đất thì nhiều lao động, đặc biệt là những người đã có tuổi, chỉ quen
với công việc đồng áng sẽ lâm vào tình cảnh thất nghiệp hoặc làm những việc
không có tính ổn định lâu dài. Đây là một vấn đề nan giải mà Đảng và Nhà
nước cần chú tâm giải quyết.
Hai là, ĐTH gây lãng phí tài nguyên đất.
Thực tế diện tích đất canh tác mà hộ nông dân coi như không sử dụng
được còn lớn hơn so với diện tích đất nông nghiệp mà hộ được đền bù. Lý do
của hiện tượng này là sau khi bị mất đất, nhiều hộ vẫn còn một dải đất sát
cạnh khu đất bị thu hồi. Tuy nhiên, hộ không thể gieo trồng trên diện tích đất
này vì nó quá nhỏ hoặc theo một dải dài, rất khó có thể canh tác được.
Các công ty, xí nghiệp mọc lên, dân cư đông đúc nên nước thải ra nhiều,
làm cho đất thay đổi, đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường, kìm hãm sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Năng suất lúa cũng như nuôi
trồng thủy sản vì vậy bị giảm đi nhiều. Các cơ sở sản xuất TTCN cũng đã và
đang đưa vào môi trường một lượng chất thải khá lớn, ảnh hưởng đến chất
lượng nông sản cũng như sức khoẻ con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông
nghiệp do quá trình ĐTH.
Nhiều nông dân nhất là tầng lớp thanh niên đã di chuyển sang khu vực
khác làm giảm lao động nông nghiệp. Như vậy, nếu xét riêng ở lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, sự giảm bớt lao động nông nghiệp sẽ gây khó khăn cho sản
xuất, đặc biệt là vào thời gian chính vụ. Nhiều hộ nông dân thành phố Thái
nguyên hiện nay vào thời điểm cấy, gặt đã phải thuê lao động từ các huyện,
thị xã lân cận Đại Từ, Phú Lương, thị xã Sông Công...với chi phí cao. Năm
2007 thuê cấy là 50.000 đồng/công, thuê gặt là 70.000 đồng/công. Nhưng
xem xét trên tổng thể nền kinh tế thì đây là một hiện tượng tích cực, nó thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Bốn là, ĐTH làm giảm sự mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp của hộ nông
dân.
Nhiều hộ nông dân không dám đầu tư nhiểu vào nông nghiệp, đặc biệt là
cho trồng cây ăn quả. Nguyên do vì các cấp chính quyền thường không có
quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết lâu dài cho địa phương.
Người nông dân muốn có một sự đảm bảo an toàn cho những gì họ đầu tư về
công sức và tiền của. Những người đầu tư nhiều vốn cho sản xuất nông
nghiệp luôn có tâm trạng thắc thỏm, không biết khi nào thì Nhà nước thu hồi
đất.
Do đó, nhiều hộ đã không mạnh dạn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.
Một số hộ cầm chừng đợi Nhà nước thu hồi đất để nhận được tiền đền bù.
Tóm lại, ĐTH là một xu hướng tốt nhưng những mặt tích của nó chỉ thực
sự phát huy một cách hiệu quả khi chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn
của quá trình dựa trên sự bố trí và quy hoạch tổng thể phù hợp, hạn chế được
những tác động tiêu cực của ĐTH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG KINH TẾ
HỘ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN
3.1. Định hƣớng phát triển đô thị hoá thành phố Thái Nguyên tới
năm 2020
3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị
Dự báo quy mô đất đai thành phố Thái Nguyên đến năm 2020
Với dự kiến mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập thêm một số xã của
một số huyện phụ cận vào thành phố Thái Nguyên, diện tích thành phố Thái
Nguyên đến năm 2020 sẽ là 18.707 ha (tăng 1.000 ha), trong đó 17.707 ha đất
tự nhiên hiện nay của thành phố và 1.000 ha tăng lên theo hướng về phía Bắc
Sông Cầu thuộc địa phận xã Cao Ngạn và xã Đồng Bẩm của huyện Đồng Hỷ
[10].
Phát triển không gian thành phố Thái Nguyên theo các hướng sau:
- Phía Bắc thành phố: Xây dựng khu công nghiệp tập trung để di chuyển
một số nhà máy, xí nghiệp nằm rải rác trong nội thành.
- Phía Nam thành phố: Phát triển đến hết xã Lương Sơn, xây dựng các
khu ở mới kết hợp cải tạo các khu ở hiện có, dành quỹ đất phí Đông giáp sông
Cầu của xã này cho xây dựng khu du lịch sinh thái.
- Phía Tây thành phố: Xây dựng khu công viêncây xanh thể dục - thể
thao cấp vùng tới hết phường Thịnh Đán.
- Phía Đông thành phố: Phát triển sang xã Cao Ngạn và xã Đồng Bẩm,
chủ yếu khai thác cảnh quan, hạn chế xây dựng tập trung để đảm bảo thoát lũ
sông Cầu. Khai thác cảnh quan hai bên sông Cầu đoạn từ Quán Triều đến bến
Oánh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
3.1.2. Phân khu chức năng
a) Các khu dân cư
Bao gồm khu dân cư phía Bắc và khu dân cư phía Nam Thành phố:
- Khu dân cư phía Bắc Thành Phố bao gồm ba khu ở:
* Khu ở số 1 (thuộc các phường Tân Long, Quán Triều, Quang Vinh;
khu đô thị mới thuộc phường Thịnh Đán và các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn
thuộc huyện Đồng Hỷ hiện nay) với diện tích khoảng 900 ha, dân số khoảng
11,9 vạn người;
* Khu ở số 2 (thuộc các phường Túc Duyên, Trưng Vương, Hoàng Văn
Thụ, Đồng Quang, Quang Trung, Phan Đình Phùng và Gia Sàng) với diện
tích khoảng 610 ha, dân số khoảng 9,1 vạn người;
* Khu ở số 3 (thuộc các phường Tân Thịnh, Tân Lập và Thịnh Đán) với
diện tích khoảng 600 ha, dân số khoảng 9 vạn người;
- Khu dân cư phía Nam Thành phố bao gồm hai khu ở:
* Khu ở số 4 (thuộc các phường Phú Xá, Trung Thành và Tân Thành)
được hình thành trên cơ sở quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ và xây dựng
các khu ở mới với diện tích khoảng 650 ha, dân số khoảng 7,8 vạn người;
* Khu ở số 5 (thuộc các phường Cam Giá và Hương Sơn) được hình
thành trên cơ sở quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ với diện tích khoảng 600
ha, dân số khoảng 7,2 triệu người.
b) Các khu công nghiệp
Tổng diện tích các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố đến năm
2020 vào khoảng 700 ha với 5 cụm chính như sau:
- Cụm công nghiệp số 1 (khoảng 100 ha) nằm ở phía Tây Bắc Thành
phố, thuộc phường Tân Long.
- Cụm công nghiệp số 2 (khoảng 60 ha) gồm các khu công nghiệp hiện
có ở phía Bắc, trong đó giữ lại các cơ sở không độc hại, không gây ô nhiễm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
môi trường nằm rải rác trong các phường Quang Vinh, Phan Đình Phùng và
Nhà máy điện Cao Ngạn và di chuyển các xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường
đến Cụm công nghiệp số 1 nói trên.
- Cụm công nghiệp số 3 (khoảng 290 ha) gồm các khu công nghiệp phía
Nam bao gồm Xí nghiệp hợp thành của Công ty liên hiệp Gang Thép Thái
Nguyên và một số xí nghiệp khác.
- Cum công nghiệp số 4 (150 ha): là khu công nghiệp tập trung thuộc địa
bàn phường Tân Lập, bao gồm các xí nghiệp chế tạo lắp ráp máy móc điện tử,
chế biến khoáng sản đá quý.
- Cụm công nghiệp số 5 (100ha): là khu công nghiệp tập trung thuộc địa
bàn phường Thịnh Đán, tại đây phát triển các loại hình công nghiệp công
nghệ cao.
c) Các khu thương mại, dịch vụ công cộng
Tổng diện tích các khu thương mại, dịch vụ công cộng trên địa bàn
Thành phố đến năm 2020 vào khoảng 225 ha, tập trung chủ yếu tại hai trục
sau:
- Trục dịch vụ thương mại phía Bắc là trung tâm dịch vụ cấp thành phố
và cấp vùng, từ Bảo tàng kéo dài theo trục đường Hoàng Văn Thụ, đường
Quang Trung đi Hồ Núi Cốc.
- Trục dịch vụ thương mại phía Nam là trung tâm cấp thành phố kéo dài
theo các tuyến đường Cách mạng tháng 8 - Vó Ngựa - Lưu Nhân Trú.
Hệ thống chợ được giữa nguyên vị trí như hiện nay nhưng sẽ được cải
tạo và mở rộng, nâng cấp theo yêu cầu của từng khu vực.
d) Đất cho các công trình giáo dục, y tế và du lịch
Tổng diện tích đất dành cho các trường đại học, chuyên nghiệp, giáo
dục, y tế và du lịch trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 khoảng 360 ha, bao
gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
- Đại học Thái Nguyên có diện tích 314,5 ha tại phường Quang Trung,
phường Tân Thịnh và xã Thịnh Đán hiện nay đã có quy hoạch chi tiết được
duyệt và 45,5 ha đất các trường Đại học Y khoa, Đại học Công nghiệp và Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại.
- Các trường chuyên nghiệp khác không thuộc Đại học Thái Nguyên
gồm 13 trường (diện tích 106,6 ha) giữ nguyên vị trí hiện tại, được nâng cấp
cải tạo, mở rộng khi có yêu cầu, phù hợp với quy mô từng trường.
e) Đất cho các công trình công cộng khác
- Đối với các cơ sở y tế: Giữ nguyên vị trí hiện nay của các Trung tâm Y
tế cấp vùng và cấp tỉnh (Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và một
số bệnh viện khác).
- Các khu du lịch: Ưu tiên phát triển khai thác dịch vụ du lịch, nghỉ
dưỡng vùng lòng Hồ Núi Cốc.
- Các khu cây xanh, thể dục - thể thao:
+ Khu trung tâm công viên cây xanh, thể dục thể thao cấp vùng (diện
tích 100 ha) sẽ được bố trí tại địa bàn phường Thịnh Đán và phường Tân
Thịnh, phía Nam đường đi Hồ Núi Cốc.
+ Trung tâm công viên cây xanh, thể dục thể thao cấp thành phố (diện
tích 215 ha) gồm: khu phía Bắc bố trí tại trung tâm Thành phố và khu phía
Nam bố trí tại phía Bắc đường Lưu Nhân Trú.
+ Khu cây xanh cách ly: chủ yếu trồng cây chống khói bụi và chống ồn
xung quang khu công nghiệp Gang thép thuộc phường Phú Xá và cụm công
nghiệp số 1 và số 2.
+ Khu cây xanh 2 bên sông Cầu từ phường Tân Long đến xã Lương Sơn.
- Đất quốc phòng - an ninh (khoảng 61 ha): Một phần kho và xưởng có
nguy cơ cháy nổ nằm ở gần các khu đô thị sẽ được di chuyển ra khỏi khu vực
nội thành của Thành phố để đảm bảo an toàn đô thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
3.1.3. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị
Xây dựng thành phố Thái Nguyên mang đậm bản sắc Vùng TDMNBB:
- Hạn chế tối đa việc thay đổi địa hình tự nhiên để giữ gìn bản sắc kiến
trúc của vùng trung du, khai thác cảnh quan đẹp 2 bên sông Cầu.
- Cải tạo, chỉnh trang các khu phố hiện có phù hợp với quy hoạch được
duyệt; các khu đô thị mới xây dựng hiện đại nhưng phù hợp với bản sắc văn
hoá vùng trung du.
- Tại các trung tâm Thành phố xây dựng công trình cao tầng để tạo
không gian kiến trúc hiện đại, tiết kiệm đất xây dựng và nâng cao mật độ dân
cư. Các công trình mới phải đảm bảo phù hợp với các công trình tiêu biểu
(điểm nhấn) của thành phố (như trung tâm thương mại, bảo tàng tổng hợp...).
- Tại các khu vực xa trung tâm thành phố xây dựng các công trình thấp
tầng, chủ yếu là nhà vườn để đảm bảo cảnh quan tự nhiên, phù hợp với địa
hình trung du.
- Tăng cường trồng cây xanh trong và xung quang các khu công nghiệp.
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ
nông dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa
Đô thị hoá tác động rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của hộ nông
dân. Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế ở các hộ nông dân, chúng tôi
thấy để nâng cao đời sống của hộ nông dân trong điều kiện ĐTH đang diễn ra
mạnh mẽ cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Trong khuôn khổ luận văn,
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu; một mặt nhằm
khắc phục những tác động tiêu cực, mặt khác phát huy những tác động tích
cực của quá trình ĐTH đến phát triển kinh tế hộ. Sau đây là một số vấn đề cần
dặc biệt quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
3.2.1. Giải pháp từ phía các hộ nông dân
+ Tăng cường, tập trung đầu tư vốn vào những cây trồng, vật nuôi có giá
trị kinh tế cao.
+ Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng
năng suất lao động, nâng cao chất lượng nông sản phẩm.
+ Trong quá trình đầu tư sản xuất các hộ phải xác định phương án sản
xuất kinh doanh, tính toán sơ bộ các khoản chi phí đầu tư để xác định lượng
vốn cần đầu tư, từ đó xác định vốn vay cho phù hợp.
+ Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộ nông dân sản xuất giỏi.
+ Chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh hoanh, sản xuất nông nghiệp theo
định hướng của thành phố, theo khả năng của hộ.
Để có thể nâng cao được kết quả và hiệu quả kinh tế trong việc chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, các hộ cần lựa chọn cây trồng phù hợp với chất đất của
mình nhất, tìm được giống cây có năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
Nếu các hộ bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả đầu tư và hiệu quả sử dụng đất rõ rệt.
Để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ở tầm vĩ mô, Nhà
nước cần điều tra khảo sát mẫu đất từ đó, quy hoạch cụ thể vườn cây, các khu
chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau an toàn; hỗ trợ các cây giống có năng
suất và chất lượng cao. Tổ chức các lớp học tập huấn về quy trình chăm sóc
rau an toàn, giới thiệu kịp thời loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho người nông
dân.
Ở tầm vi mô, các hộ nông dân cần chủ động và mạnh dạn chuyển đổi cơ
cấu cây trồng ở những nơi thích hợp. Tăng cường đầu tư vốn, quản lý và
chăm sóc vườn cây, đặc biệt là thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tuân thủ đúng với
quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn về tỷ lệ cây trồng, phần bón, phun
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
thuốc. Tìm hiểu và xã định đúng loại sâu bệnh trên cây, từ đó có biện pháp xử
lý chính xác.
Ở những mảnh ruộng không thuận cho việc trồng lúa do không đủ nước
tưới, người dân có thể trồng các loại rau cung cấp cho thị trường: rau muống,
rau ngót, mồng tơi ...
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần đặc biệt chú ý đến hệ thống các
công trình chung phục vụ sản xuất như các công trình thuỷ lợi, điện, đường
giao thông ... đảm bảo việc cung cấp nước đầy đủ, nguồn nước sạch, đảm bảo
vệ sinh môi trường. Khi chuyển đổi cần tuyệt đối tránh việc làm ảnh hưởng
đến sản xuất của các hộ xung quanh do không tính toán trước khi chuyển đổi.
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền Thành phố
3.2.2.1. Quy hoạch tổng thể
Nói đến xây dựng và phát triển đô thị phải gắn liền với quy hoạch tổng
thể. Đất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên năm 2007 là 11.694,1 ha, vận
dụng phương pháp ngoại suy đơn giản dựa vào lượng tăng giảm bình quân,
chúng tôi dự báo đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của thành phố Thái
Nguyên còn 11.222,4 ha.
Như vậy, các cấp chính quyền cần có một quy hoạch vừa tổng thể lâu dài
đồng thời cũng cần chi tiết cho thành phố Thái Nguyên: bao giờ sẽ thu hồi
đất, thu hồi ở đâu, với diện tích là bao nhiêu? ... Từ đó có quy hoạch các vùng
trồng cây ăn quả cho người nông dân, tránh tình trạng để họ lo lắng về quy
hoạch của thành phố trong tương lai như thế nào. Có như vậy người nông dân
mới yên tâm đầu tư cho xây dựng, nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất
cũng như mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Nên phân vùng cụ thể và tập trung cho các khu đô thị và khu công
nghiệp tránh việc xây dựng mỗi chỗ một ít vừa làm mất cảnh quan chung, vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
khiến sản xuất nông nghiệp bị phân tán. Việc tập trung xây dựng như vậy
cũng thuận tiện cho việc xử lý nước thải từ các khu đô thị đưa ra.
3.2.2.2. Giải pháp về lao động - việc làm
Vấn đề quan tâm lo lắng nhất hiện nay và trong giai đoạn tới đối với
người lao động thành phố Thái Nguyên là sự giảm sút đất canh tác ảnh hưởng
đến việc làm và đời sống của họ. ĐTH đã đẩy nông dân đến mất đất hoặc
giảm đất sản xuất nông nghiệp khiến nhiều người nông dân không có việc
làm.
Để có thể thu hút lao động thất nghiệp do mất đất, trước mắt cần phải
chú ý thực hiện một số biện pháp:
Thứ nhất, Thành phố cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các
cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề
để nghề rèn truyền thống không bị mai một. Chính quyền thành phố có thể
mở những lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho tầng lớp lao động địa
phương.
Thứ hai, cần đào tạo nghề không chỉ cho lao động bị mất đất mà còn cho
cả tầng lớp lao động trong tương lai. Trong thời gian tới cần chú trọng công
tác đào tạo nghề, cụ thể cần tăng cường đầu tư cho trung tâm đào tạo nghề của
xã sao cho có hiệu quả nhất. Tiếp tục xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động
đào tạo nghề. Chính quyền địa phương cần liên kết với các doanh nghiệp có
thể ưu tiên tuyển dụng luôn những lao động đã qua đào tạo này. Chính quyền
nên đề ra chính sách là nếu địa phương sử dụng người lao động địa phương
thì sẽ hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra, trường dạy nghề cần phải đạt được những tiêu
chuẩn do doanh nghiệp đưa ra. Do đó, trường dạy nghề cũng cần liên kết với
các doanh nghiệp: doanh nghiệp cử giáo viên hỗ trợ trong giảng dạy, học sinh
ở trường dạy nghề có thể đến thực tập tại các doanh nghiệp. Trích một phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
tiền do chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các trường dạy nghề của địa
phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ một phần học phí
đối với con em những gia đình bị thu hồi đất.
Thứ ba, đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất
thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình
thức tín dụng thích hợp.
3.2.2.3. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường
Năng suất và chất lượng của các mặt hàng nông sản liên quan nhiều đến
môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
Như đã phân tích ở phần 3.1.2.2, để giải quyết về vấn đề ô nhiễm môi
trường nước, điều cần thiết là phải có kế hoạch tập trung các khu công nghiệp,
khu dân cư, xây dựng hệ thống thoát nược một cách khoa học để tạo điều kiện
dễ dàng hoạt động xử lý nước thải.
Đối với doanh nghiệp không thực hiện các quy định về xử lý nước thải
do địa phương đề ra thì doanh nghiệp đó phải chịu phạt nhất định về kinh tế
hoặc về các thủ tục hành chính (chẳng hạn như sau khi được phổ biến mà sau
3 tháng vẫn không chấp hành các tiêu chuẩn về xử lý nước thải sẽ bị yêu cầu
tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh).
Để có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước cần nâng cao
nhận thức của người dân bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của việc bảo
vệ môi trường nước. Người dân không nên đưa nước thải trực tiếp ra hệ thống
mương của thành phố.
Chính quyền thành phố cần nâng cấp và làm mới hệ thống cống cũng
như xây dựng nhà máy xử lý nước thải của người dân cũng như của các cơ sở
TTCN, các khu công nghiệp và đô thị.
Chính quyền thành phố cần báo cáo với huyện về tình trạng ô nhiễm môi
trường nước do khu công nghiệp mới xây dựng gây nên, yêu cầu họ phải có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
biện pháp xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường. Việc này cần
phải có sự liên kết với các cơ quan, đơn vị liên quan.
3.2.3. Các giải pháp từ phía nhà nước
- Giải pháp về cơ chế, chính sách:
* Về công tác quản lý nhà nước nói chung:
+ Tập trung thực hiện với hiệu quả ngày càng cao các cơ chế, chính sách
trong các lĩnh vực: kế hoạch hoá, quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng, quản
lý ngân sách, quản lý hành chính, quản lý và sử dụng đất, quản lý thị trường,
các lĩnh vực xã hội.
+ Thực hiện tốt chính sách sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn
vinh nhân tài, tạo điều kiện về lực lượng tri thức trong tỉnh tham gia tích cực
vào giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nâng cao giáo dục pháp luật, trợ giúp quản lý cho người nghèo.
* Về chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ
Qua khảo sát thực tế cho thấy còn không ít hộ chưa nắm bắt được các
hình thức khoa học kỹ thuật, làm theo cảm tính, quen kiểu qua loa đại khái.
Việc nâng cao trình độ KHKT cho nông dân là hết sức cần thiết, nhất là trong
quá trình CNH - ĐHH nông nghiệp nông thôn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức về KHKT, tuân thủ đúng quy
trình công nghệ.
Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cần giúp các hộ nông dân có
được các buổi tập huấn kỹ thuật để phổ biến kiến thức, giải đáp những băn
khoăn, thắc mắc của các hộ nông dân, phổ biến các quy trình công nghệ mới.
Tăng cường tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức toạ đàm tham quan học tập
kinh nghiệm. Đây là hình thức rất có hiệu quả giúp cho nông dân nắm bắt được các
kiến thức khoa học kỹ thuật và các kinh nghiệm quý báu trong sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Khuyến khích thành lập và phát triển tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như:
hiệp hội làm vườn, hiệp hội chăm sóc sinh vật cảnh... Đây là tổ chức mang
tính tự nguyện cao, có tác dụng rất tốt trong việc giúp đỡ lẫn nhau để phát
triển sản xuất.
* Về chính sách đền bù đất đai
Việc tính giá đền bù đất ở vùng Thành phố Thái nguyên vẫn tính theo
giá đất nông nghiệp. Trên thực tế, khi dự kiến xây dựng khu đô thị mới, khu
công nghiệp, đường giao thông.. .. thì phần đất giáp ranh của đất nông nghiệp
bị thu hồi đã bị thay đổi giá trị, không còn mang giá trị của đất nông nghiệp
nữa. Do đó, mức giá đền bù hiện nay vẫn chưa được thoả đáng đối với người
nông dân. Nhà nước và các ban ngành cần xây dựng khung giá đất hợp lý
hơn.
* Về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng góp phần cho sự thành công trong sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông phường xã, đường nội
đồng, cứng hoá kênh mương cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần dành quỹ đất, xây dựng quy hoạch
chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển hệ thống các
cụm công nghiệp, làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.
* Về chính sách tín dụng ngân hàng
Thực tế nhiều hộ ngại vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ
khá là những hộ mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển đổi
cây trồng. Như vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như
kinh tế nói chung cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn để
khuyến khích các hộ tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh để có thể
nâng cao thu nhập cho hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với
người dân đã tương đối thuận lợi. Ngân hàng và quỹ tín dụng đã cải tiến một
số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà
nước cần tăng cường vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với những
hộ chuyển đổi cây ăn quả vì đây là loại cây sau vài năm mới cho thu hoạch,
tiền đầu tư ban đầu lại khá lớn.
* Về chính sách thị trường
+ Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu, thị
trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho
nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông
thôn, nơi tập trung nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường.
+ Phổ biến kịp thời các thông tin về thị trường, đầu tư nâng cao năng lực
dự báo thị trường. Hình thành hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trong
toàn thành phố, nhất là đối với các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản.
+ Xây dựng mạng lới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng
khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích moi thành phần kinh tế
tham gia. Hình thành hệ thống tiêu thu nông sản cho nông dân qua sàn giao
dịch.
- Giải pháp về nguồn nhân lực: Tiếp tục mở rộng dạy nghề bằng nhiều
hình thức; có chính sách đào tạo nghề cho lao động nơi tiến hành ĐTH, giúp
những người dân bị mất đất nhưng chưa có việc làm thường xuyên.
- Về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
và từ tỉnh ngoài vào thành phố, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư
và mở rộng sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu tiến trình ĐTH ở thành phố Thái Nguyên từ năm 2005
đến năm 2007 cho thấy, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
* Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi phía
Bắc và của tỉnh Thái Nguyên; có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, việc quy
hoạch phát triển thành phố tương xứng với vị trí, vai trò đã được xác định
trong Quyết định 278/200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là rất quan
trọng và cấp thiết của tỉnh Thái Nguyên.
* Thực trạng về ảnh hưởng của đô thị hoá tới đòi sống kinh tế hộ nông
dân tại thành phố Thái Nguyên từ năm 2005 - 2007 đã thể hiện rõ một số điều
đáng lưu ý như sau:
- Quá trình ĐTH có tác động rất lớn đối với kinh tế hộ nông dân: Thu
nhập của hộ tăng lên 15,29%, chủ yếu là trong lĩnh vực KD - DV (tăng
48,51%). Nguồn thu từ nông nghiệp giảm một cách đáng kể tới 28,57%.
- Mức sống của hộ nông dân được tăng lên trong thời gian qua do nhiều
hộ nhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất. Họ sử dụng chúng
vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm. Chỉ
có một số ít đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển cơ cấu ngành
nghề.
- Về vấn đề sức khỏe: Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý
thức chăm lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều hơn.
- Về vấn đề môi trường: Các công trình lớn liên tục được xây dựng trên địa
bàn thành phố ngày càng gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
Để phát triển kinh tế hộ nông dân cần thực hiện các giải pháp chủ yếu
sau: Giải pháp về lao động - việc làm; Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
Các giải pháp từ phía nhà nước như: chính sách quản lý nhà nước nói chung,
chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ, .chính sách đền
bù đất đai, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng
ngân hàng và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
2. Kiến nghị
Để nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân tại khu vực ĐTH trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị:
- Đối với Nhà nước: Cần áp đồng bộ các chính sách như chính sách tín
dụng, chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế tại địa
điểm ĐTH.
- Đối với tỉnh: Tỉnh cần có các chính sách cụ thể hơn nữa về quy hoạch
khu đô thị, khu tái định cư cho người nông dân bị mất đất. Tỉnh cần đẩy mạnh
công tác
- Đối với thành phố: Thành phố cần thường xuyên chỉ đạo, từng bước cụ
thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ nông dân. Đồng thời trong quá trình
thực hiện quy hoạch cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các chính sách cho phù
hợp với tình hình kinh tế của vùng.
- Đối với hộ nông dân: Các hộ cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh
dạn đầu từ sản xuất nhằm nâng cao đời sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Ban giải phóng mặt bằng thành phố Thái Nguyên (2008), Báo cáo
công tác 3 năm thực hiện giải phóng mặt bằng thành phố Thái
Nguyên (2004-2007).
2/ Bộ Xây dựng (1999), Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm
2020, NXB Xây dựng, Hà Nội.
3/ Bộ Xây dựng (1995), Đô thị Việt Nam tập 1, NXB Xây dựng, Hà Nội.
4/ Nguyễn Đình Cự (1997), Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
5/ Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa
học xã hội.
6/ Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam, tập I và II, Nxb Xây
Dựng.
7/ Nghị định của Chính phủ số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm
2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
8/ Nghị quyết của HĐND thành phố Thái Nguyên năm 2007
9/ Niên giám thống kê Thành phố Thái Nguyên: 2003, 2004, 2006, 2007.
10/ Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
02/11/2005 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
11/ Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á. Viện KHXH tại Tp. Hồ Chí
Minh, Môi trường nhân văn và đô thị hoá tại Việt Nam, Đông Nam
Á và Nhật Bản, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1997.
12/ UBND thành phố Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng hợp quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH thành phố Thái Nguyên đến 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
13/ UBND thành phố Thái Nguyên (2007), Các tài liệu định hướng
chiến lược phát triển KT-XH Thái Nguyên năm 2000 - 2020.
14/ UBND thành phố Thái Nguyên (2007), Kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2000-2005.
15/ Bassand, Michel (chủ biên) (2001), Đô thị hóa, khủng hoảng sinh
thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
PHỤ LỤC
* Trƣớc Đô thị hóa
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R 0.85483
R Square 0.730734
Adjusted R
Square 0.718925
Standard Error 18646.84
Observations 120
ANOVA
df SS MS F
Significance
F
Regression 5 1.08E+11 2.15E+10 61.87476 6.99E-31
Residual 114 3.96E+10 3.48E+08
Total 119 1.47E+11
Coefficients
Standard
Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95%
Intercept 21910.97 3884.197 5.641056 1.25E-07 14216.41 29605.53
LĐ 3091.003 1411.006 2.190637 0.030513 295.8107 5886.196
DT 0.21315 0.604946 0.35235 0.725224 1.41155 0.985239
TT 0.249117 0.967398 0.257513 0.797247 -1.66729 2.165525
CN 1.294793 0.238924 5.419271 3.38E-07 0.821487 1.7681
CP 1.298163 0.079274 16.37554 1.01E-31 1.141121 1.455205
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
* Sau Đô thị hóa
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R 0.945026
R Square 0.893073
Adjusted R
Square 0.887396
Standard Error 19958.29
Observations 120
ANOVA
df SS MS F
Significance
F
Regression 6 3.76E+11 6.27E+10 157.3001 1.87E-52
Residual 113 4.5E+10 3.98E+08
Total 119 4.21E+11
Coefficients
Standard
Error t Stat P-value Lower 95%
Upper
95%
Intercept 20783.73 4163.312 4.992114 2.19E-06 12535.46 29032
LĐ 3987.196 1482.748 2.68906 0.00825 1049.606 6924.787
DT 1.6286 1.165845 1.39693 0.165173 3.93835 0.681151
TT 0.685284 0.990732 0.691695 0.490548 -1.27753 2.648103
CN 1.282375 0.249226 5.145434 1.14E-06 0.788614 1.776137
CP 1.236107 0.041399 29.85863 1.94E-55 1.154089 1.318125
ĐT 16306.06 5019.763 3.248373 0.001529 6361.006 26251.12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
I. Thông tin chung về hộ
1. Họ và tên chủ hộ ......................................................... Tuổi: ..............................
Dân tộc: ........... Nam (nữ): ................ Trình độ học vấn: ........................................
Thôn: ....................................................... Phường(Xã): ..........................................
Thành phố Thái Nguyên
2. Phân loại hộ theo nghề nghiệp:
- Chuyên sản xuất kinh doanh:
- Hộ sản xuất nông nghiệp
+ Nông nghiệp
+ Lâm nghiệp
+ Thuỷ sản
+ Hộ kiêm
- Hộ khác
...................................................................................................................................
Biểu 1: Giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn
Các thành viên trong gia đình
STT Họ và tên
Nam
(nữ)
Tuổi
Trình độ
học vấn
Nghề
nghiệp
Tình trạng
việc làm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Ghi rõ Mục 7: 1 - Đang đi học
Tập phiếu mang số
thứ tự.....................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
2- Có việc làm thường xuyên
3- Có việc làm thời vụ
4- Không có việc làm
5- Khác(ghi rõ).
Biểu 2: Những thành viên ngoài gia đình đang sống tại hộ
Họ tên Dân tộc Tuổi
Giới
tính
Trình
độ học
vấn
Nghề
nghiệp
Số tháng lao
động trong
năm
I. Thuê thường xuyên
1.
2.
3
4
5
6
II. Thuê thời vụ
1.
2.
3
4
5
6
7
8
9
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
Biểu 3: Tình hình biến động đất đai của hộ trƣớc và sau đô thị hoá
ĐVT: m2
Chỉ tiêu
Diện tích
trƣớc khi bị
thu hồi
Diện tích
sau khi bị
thu hồi
Giá trị đền bù
(đ)
Tổng diện tích đất
I/ Đất nông nghiệp
1- Đất trồng cây hàng năm
1.1 Đất lúa
1.2 Đất trồng cây hoa màu
khác
2- Đất vườn tạp
3- Đất trồng cây lâu năm
4- Đất mặt nước
II/ Đất ở
III/ Đất chƣa sử dụng
1- Đất bằng chưa sử dụng
2- Đất mặt nước chưa sử
dụng
3- Đất chưa sử dụng khác
IV. Đất khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
Bỉểu 4: Mục đích sử dụng số tiền đƣợc đền bù của hộ
Chỉ tiêu Giá trị sử dụng
1. Đầu tư sản xuất
1.1. Trồng trọt
+ Lúa
+ Cây hàng năm khác
+ Cây ăn quả
+ Cây lâu năm
+ Sản phẩm phụ trồng trọt
1.2. Chăn nuôi
+ Lợn
+ Gà, vịt
+ Gia cầm khác
+ Trâu, bò
+ Gia súc khác
1.3 Thuỷ sản
1.4 Lâm nghiệp
1.5 Khác
2. Đầu tư kinh doanh
2.1 Dịch vụ ăn uống
2.2 Nhà nghỉ, phòng trọ
2.3 Sửa chữa
+ Xe máy, xe đạp
+ Điện tử
2.4 Dịch vụ khác
3. Đầu tư xây dựng
3.1 Nhà ở
3.2 Nhà xưởng
3.3 Chuồng trại
3.4 Xây dựng khác
4. Chi phí cho đào tạo nghề
5. Chi phí tìm việc làm
6. Đầu tư, chi phí khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
Biểu 5: Thu nhập từ nông nghiệp của hộ
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Trước đô thị hoá Sau đô thị hoá
Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá
Tổng thu
1. Trồng trọt
1.1 Lúa
1.2 Cây hàng năm khác
1.3 Cây ăn quả
1.4 Cây lâu năm
1.5 Sản phẩm phụ trồng trọt
2. Chăn nuôi
2.1 Lợn
2.2 Gà, vịt
2.3 Gia cầm khác
2.4 Trâu, bò
2.5 Gia súc khác
3 Thuỷ sản
4. Lâm nghiệp
Biểu 6: Chi cho hoạt động sản xuất trồng trọt của hộ
Chỉ tiêu
Trƣớc ĐTH Sau ĐTH
Đvt Số lƣợng Đơn giá Đvt Số lƣợng Đơn giá
1. Hạt giống, cây giống
2. Cây giống
3. Phân hữu cơ
4. Phân hoá học (đạm, lân, kali, NPK,...)
5. Thuốc trừ sâu diệt cỏ
6. Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng
7. Năng lượng, nhiên liệu (điện, xăng, dầu, mỡ, chất
đốt...)
8. Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng
9. Khấu hao tài sản cố định
10. Thuê và đấu thầu đất
11. Thuê máy móc t. bị, p.tiện và thuê vận chuyển
12. Thuê súc vật cày kéo
13. Trả công lao động thuê ngoài
14. Thuỷ lợi phí, thủy nông nội đồng
15. Trả lãi tiền vay cho sản xuất trồng trọt
16. Thuế nông nghiệp
17. Các khoản chi phí khác
Tổng chi
109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
Biểu 7: Chi cho hoạt động sản xuất chăn nuôi, thuỷ sản của hộ
đvt: 1000đ
Chỉ tiêu
Trƣớc ĐTH Sau ĐTH
Đvt Số lƣợng Đơn giá Đvt Số lƣợng Đơn giá
A. Chi chăn nuôi
1. Giống gia súc, gia cầm
2. Thức ăn
3. Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng
4. Khấu hao tài sản cố định
5. Thuê và đấu thầu đất
6. Trả công lao động thuê ngoài
7. Thuốc phòng, chữa bệnh gia súc, gia cầm
8. Trả lãi tiền vay cho sản xuất chăn nuôi
9. Thuế kinh doanh
10. Các khoản chi phí khác
Tổng chi
B. Chi thuỷ sản
1. Giống
2. Thức ăn
3. Thuốc phòng, chữa bệnh
4. Chi khác
Biểu 8: Các nguồn thu phi nông nghiệp của hộ
Chỉ tiêu ĐVT
Trƣớc đô thị hoá Sau đô thị hoá
Số
công
Số tiền
Số
công
Só tiền
1. Thu từ sản xuất tiểu thủ công
nghiệp
1000đ
2. Thu từ kinh doanh dịch vụ 1000đ
3. Thu từ đi làm thuê 1000đ
4. Lương, thưởng 1000đ
5. Thu khác 1000đ
Biểu 9: Chi cho hoạt động sản xuất phi nông lâm nghiệp của hộ
Chỉ tiêu Trƣớc ĐTH Sau ĐTH
1. Nguyên vật liệu chính, phụ...
2. Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền, mau hỏng...
3. Điện
4. Nước
5. Xăng, dầu, mỡ, chất đố́t, ...
6. Sửa chữa nhỏ, duy trì bảo dưỡng
7. Khấu hao TSCĐ
8. Thuê đất, nhà xưởng, cửa hàng, máy
móc và các phương tiợ̀n sản xuát khác
9. Vậ̣n chuyển (thuê và phí)
10. Chi phí nhân công, kể cả thành viên
gia đình
Tổng chi
111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
Biểu 10: Tài sản và các phƣơng tiện sinh họat của hộ
Chỉ tiêu ĐVT
Số lƣợng Giá trị (1.000đ)
Trƣớc
ĐTH
Sau
ĐTH
Trƣớc
ĐTH
Sau
ĐTH
1. Vườn cây lâu năm cho sản phẩm
2. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản
3. Diện tích đất kinh doanh khác
4. Trâu, bò, ngựa cày kéo, sinh sản
5. Lợn nái, lợn đực giống
6. Đàn gia súc, gia cầm cơ bản
7. Chuồng trại chăn nuôi
8. Máy nghiền, thái thức ăn gia súc
9. Máy xay xát
10. Máy tuốt lúa
11. Bình bơm thuốc trừ sâu
12. Hòm quạt thóc
13. Nhà xưởng
14. Cửa hàng
15. Ô tô
16. Xe máy
17. Xe đạp
18. Xe bò, xe cải tiến
19. Phương tiện vận tải khác
20. Máy ca, xẻ gỗ
21. Máy bơm nớc
22. Máy phát điện
24. Máy tính, in, máy phô tô
25. Máy khâu, máy dệt, thêu, vắt sổ
26. Đầu video
27. Ti vi mầu
28. Ti vi đen trắng
29. Dàn nghe nhạc các loại
30. Radio/Radio Cassettes
31. Tủ lạnh, tủ đá
32. Quạt điện
33. Tủ các loại khác
34. Giường, phản, sập
35. Bàn ghế, xa lông, tràng kỷ
36. Các đồ có giá trị khác
Tổng giá trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
Biểu 11: Tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ trƣớc thời điểm ĐTH
Chỉ tiêu Số lƣợng
Lãi suất
(theo
tháng)
Năm
vay
Thời
hạn
(tháng)
Mục
đích gì
Khó
khăn gì
1. Vốn tự có
2. Vốn vay
- Ngân hàng NN & PTNT
- Ngân hàng chính sách
- Ngân hàng khác (ghi rõ )
- Dự án
Xóa đói giảm nghèo
Vay ưu đãi
Vay tư nhân
Biểu 12: Tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ sau thời điểm ĐTH
Chỉ tiêu Số lƣợng
Lãi suất
(theo
tháng)
Năm
vay
Thời
hạn
(tháng)
Mục
đích gì
Khó
khăn gì
1. Vốn tự có
2. Vốn vay
- Ngân hàng NN & PTNT
- Ngân hàng chính sách
- Ngân hàng khác (ghi rõ )
- Dự án
- Xóa đói giảm nghèo
- Vay ưu đãi
- Vay tư nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
Mục đích vay vốn:
1- Đầu tư cho sản xuất nghiệp của hộ
2- Đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp, tiẻu thủ nông nghiệp
3- Đầu tư kinh doanh dịch vụ
4- Đầu tư khác (ghi rõ)
Khó khăn:
1- Không có tài sản thế chấp
2- Lãi suất cao
3- Thời hạn vay ngắn
4- Thủ tục khó khăn
5- Lý do khác (ghi rõ)
Biểu 13: Biến động lao động của hộ trƣớc và sau đô thị hoá
Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%)
I. Trước đô thị hoá
1. Tổng lao động của hộ
- Lao động nông nghiệp
- Lao động phi nông nghiệp
2. Số người không có việc làm
II. Sau đô thị hoá
1.Tổng lao động của hộ
- Lao động nông nghiệp
- Lao động phi nông nghiệp
2. Số người không có việc làm
+ Hộ có thành viên được nhận vào làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên
địa bàn hay không
- Có
- Không
+ Nếu có thì số lượng là bao nhiêu?..............
+ Có được hõ trợ đào tạo không?
- Có
- Không
Nếu không có thì vì sao?
.......................................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
II. Tổng cộng thu chi cả năm của hộ
1. Tổng nguồn thu (1.000đ) ...................................................................... Trong đó:
+ Thu từ hoạt động nông nghiệp (1.000đ) ..............................................................
+ Thu từ hoạt động chăn nuôi (1.000đ) ...................................................................
+ Thu từ hoạt động dịch vụ nông nghiệp (1.000đ) ................................................
+ Thu khác (1.000đ) .................................................................................................
2. Tổng chi phí (1.000đ)........................................................................... Trong đó:
+ Chi cho hoạt động nông nghiệp (1.000đ) ..............................................................
+ Chi cho hoạt động chăn nuôi (1.000đ) ..................................................................
+ Chi cho hoạt động dịch vụ nông nghiệp (1.000đ) ................................................
+ Chi khác (1.000đ) ..................................................................................................
3. Tổng thu nhập (1.000đ) .........................................................................................
III. Thu nhập / ngƣời / tháng (1.000đ)
Thu nhập (Tổng thu - Tổng chi phí sản xuất) (1.000đ) ................................................
Bình quân 1 khẩu 1 năm (1.000đ) .................................................................................
IV. Thông tin về nhà ở của hộ
Câu hỏi 1: Hộ Ông (bà) thực tế đang ở trong mấy ngôi nhà/ căn hộ?
Có, số lượng.... Chưa
Câu hỏi 2: Tổng diện tích sử dụng? m2
Câu hỏi 3: Ngôi nhà Ông (bà) đang ở thuộc loại nào?
+ Nhà kiểu biệt thự
+ Nhà kiên cố khép kín
+ Nhà kiên cố không khép kín
+ Nhà bán kiên cố
+ Nhà tạm và khác
Câu hỏi 4: Ông (bà) có sở hữu toàn bộ căn nhà không?
Có Không
Câu hỏi 5: Giá trị ngôi nhà? …………… triệu đồng
A. Thông tin khác về đất đai, nhà ở của hộ
1. Ông bà có được đền bù bằng đất không?
- Có:
- Không:
2. Diện tích được đền bù? .............m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
3. Nếu có thì dùng để làm gì ? Diện tích sử dụng?
Nhà ở ……………….… m2
Trồng trọt ………………m2
Khu sản xuất ……………m2
Khu kinh doanh ............... m
2
B. Nhu cầu của hộ về vốn
1. Gia đình có cần vay vốn dể phát triển sản xuất không ?
Có Không
2. Nếu có thì để sản xuất, kinh doanh gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………
3. Gia đình cần vay tổng số vốn là: .................... triệu đồng, với lãi suất ........... trong
thời gian .........................
4. Gia đình có gửi tiết kiệm hay cho vay không?
- Có số tiền là: ...................... triệu đồng, với lãi suất ...........,
- Không
C. Nhu cầu khác:
1. Gia đình có ý định chuyển ngành nghề sản xuất hay không?
Có Không
* Nếu có thì gặp những thuận lợi, khó khăn gì?
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
2. Gia đình có nguyện vọng nâng cao kiến thức hay không ?
Có Không
3. Nếu có thì gia đình quan tâm đến lĩnh vực nào ?
Quản trị kinh doanh Khoa học kỹ thụât
Văn hóa Dạy nghề
Khác (ghi rõ)
……………………………………………………………………
4. Gia đình có nguyện vọng vay vốn để giải quyết việc làm hay không ?
Có Không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
D. Đánh giá của hộ:
1. Sau khi đô thị hoá, nguồn nước của gia đình có bị ảnh hưởng không?
Có Không
* Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào ?
Đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt
Không đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt
Nguồn nước bị ô nhiễm không dùng cho sinh hoạt và sản xuất được
2. Môi trường sống có bị ảnh hưởng sau đô thị hoá không ?
Có Không
* Nếu có thì bị ảnh hưởng như thế nào?
Ô nhiễm
Không ô nhiễm
3. Ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi của hộ như thế nào?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
4. Những vấn đề xã hội phát sinh?
* Ảnh hưởng về mặt an ninh:
Có Không
Nếu có thì nguyên nhân:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
* Ảnh hưởng về mặt trật tự xã hội:
Có Không
Nếu có thì nguyên nhân:
................................................................................................................................
..................................................................................................................................
* Về mặt tệ nạn xã hội:
Có Không
Nếu có thì nguyên nhân:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
* Những ảnh hưởng khác: (ghi rõ)
Có Không
Nếu có thì nguyên nhân:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
5. Đánh giá của hộ về quá trình đô thị hoá
Chỉ tiêu Kinh tế Xã hội Môi trƣờng
1. Tốt
2. Khá
3. Trung bình
4. Xấu
6. Đời sống của hộ sau đô thị hoá so với trước đô thị hoá?
- Tốt hơn rất nhiều
- Tốt hơn
- Như cũ
- Giảm sút
7. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới vấn đề trên:
- Không có đất sản xuất
- Ảnh hưởng môi trường
- Không có việc làm
- Có thêm việc làm phi nông nghiệp
- Được hỗ trợ
- Có cơ hội được học nghề và tìm việc mới
VII. Xin ông (bà) có ý kiến đóng góp trong việc phát triển đời sống của địa
phƣơng.
Các dự định Giải pháp
Ngày ...... tháng ..... năm 200....
Xác nhận của chủ hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ả̉nh hưởng của xu hướng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.pdf