Luận văn Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)

Có chính sách nhập cư vào đô thị ưu tiên cho người có trình độ chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ, người có trình độ học vấn cao (đặc biệt là các chuyên gia tư vấn các mặt công nghệ, kinh tế, thị trường, luật pháp, đào tạo), người có vốn, chuyển dịch nhanh cơ cấu dân số theo hướng phi nông nghiệp. - Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang thiết bị hiện đại trong và ngoài thành phố để đào tạo lao động kĩ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. - Xây dựng và mở rộng thêm các cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy. - Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài là các chuyên gia đầu ngành phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân trong tỉnh. Rà soát lại lực lượng cán bộ, kĩ sư - công nhân kĩ thuật được đào tạo đang làm trong các cơ quan nhà nước trong thành phố để có kế hoạch điều chỉnh phân công hợp lí nhằm tăng cường thêm nhân lực cho các cơ sở công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới

pdf126 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành thị xuống còn khoảng 4% năm 2010 và dưới 3% vào năm 2020 và nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên khoảng 83% vào năm 2010 và trên 90% năm 2020. Bằng mọi nguồn vốn và nhiều hình thức đầu tư để tạo nhiều việc làm mới, hàng năm thu hút thêm 15- 20 ngàn lao động (2006- 2010) và 8-10 ngàn lao động (2011-2020). Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30,5% năm 2010 và khoảng 51% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn 10% năm 2010 và dưới 3% vào năm 2020. - Phấn đấu đến năm 2010, tỉ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học như sau: nhà trẻ trên 12%; mẫu giáo trên 70%; tiểu học 100%; trung học cơ sở trên 99% và phổ thông trung học là 62%. Đến năm 2010 không còn người mù chữ và toàn Tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, tỉ lệ huy động học sinh so độ tuổi, nhà trẻ là 50%, mẫu giáo 99%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99,9%, trung học phổ thông đạt 75%. - Đến năm 2010: 100% số hộ có điện sử dụng; 100% dân cư có nước sạch sử dụng; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã và 20-30% được trải nhựa. - Thực hiện các biện pháp đồng bộ để hạn chế và giảm đáng kể và tiến tới loại trừ các bệnh nhiễm vi rút HIV và AIDS và các bệnh dịch khác. Đến năm 2010, 100% trạm y tế xã có bác sĩ, đạt 5 bác sĩ/vạn dân và khoảng 6 bác sĩ/vạn dân vào năm 2020; nâng tỉ lệ giường bệnh trên vạn dân 22 giường (2010) lên 23,4 giường (2020); giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng (<5 tuổi) dưới 17% (2010) và 10% (2020), tỉ suất chết trẻ em (<5 tuổi) 2,2% (2010 và dưới 1,0% (2020) ... - Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn tỉnh. Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đưa các môn thể thao mũi nhọn và truyền thống của địa phương tiến kịp trình độ khu vực và cả nước. *Mục tiêu về môi trường - Bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, bảo vệ rừng ngập nước ven biển - Các đô thị, các khu công nghiệp tập trung phải được xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam. - Phòng chống hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt... gây ra. Để đạt các chỉ tiêu nêu trên, tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng một chiến lược xúc tiến có ý nghĩa quyết định trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ các tỉnh khác trong nước vào các công trình trọng điểm của Tỉnh trên toàn địa bàn. Các khâu đột phá và mục tiêu phát triển của Tỉnh sẽ có tác động rất lớn đến các huyện thị, đặc biệt là TP. Mỹ Tho với vai trò là trung tâm lớn nhất của Tỉnh, đô thị loại 2, nơi tiếp cận quen thuộc nhất đối với đầu tư nước ngoài, với khu công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Phường 9, Tân Mỹ Chánh, Trung An, Bình Đức. Trong tương lai, TP. Mỹ Tho cũng sẽ trở thành đầu mối thu hút đầu tư cho khu công nghiệp Tân Hương, khu công nghiệp Long Giang, cụm công nghiệp các huyện thị trong Tỉnh, sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, CDCCKT, và chất lượng phát triển KT-XH của toàn Tỉnh. Là trung tâm trung chuyển cho cả khu vực, hiện nay TP. Mỹ Tho có khả năng quy tụ các mặt hàng chủ lực của Tỉnh đã được xác định là có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như gạo, nếp, rau hoa, trái cây và thủy hải sản, từ đó có khả năng phát triển thêm các sản phẩm : - Chế biến với chất lượng cao nông sản, súc sản, thủy hải sản hướng về xuất khẩu, thu hút nhiều lao động, - Sản xuất các mặt hàng nước giải khát, bánh kẹo chất lượng cao phục vụ trong Tỉnh, trong nước và xuất khẩu - Sản xuất dược phẩm phục vụ trong Tỉnh, trong nước - May mặc, giày da, lắp ráp điện - điện tử - cơ khí gia công: hướng về xuất khẩu hoặc phục vụ trong Tỉnh, trong nước và thu hút nhiều lao động; - Cơ khí chế tạo, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền: phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp và gia dụng - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ : hướng về xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. 3.1.1.2 Định hướng phát triển KT-XH TP. Mỹ Tho đến năm 2020 - Huy động cao nhất các nguồn lực, trước hết là nội lực trong tỉnh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa công nông nghiệp, xây dựng môi trường và nền tảng hạ tầng công nông nghiệp, thương mại dịch vụ để thu hút đầu tư, tạo ra một vùng sản xuất kinh doanh hàng hóa quan trọng của tỉnh, với tốc độ phát triển cao, hiệu quả, bền vững. - Gắn phát triển KT-XH của TP. Mỹ Tho với các huyện thị trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực Bắc sông Tiền,tiếp tục phát triển các mặt văn hóa nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân ngay càng ngang bằng với các thành phố khác trong nước. - Định hướng đầu tư chiến lược : + Mở rộng thành phố và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn quốc gia về đô thị loại II trước năm 2015,chuẩn bị tiến lên các tiêu chí của đô thị loại I sau năm 2020. TP. Mỹ Tho sẽ là trung tâm của khu vực Bắc sông Tiền, là trọng tâm phát triển của tỉnh trong hội nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là mũi đột phá phát triển KT-XH của tỉnh. + Phát triển TP. Mỹ Tho thành một trung tâm đầu tư, trung tâm công nghiệp, đầu mối thương mại dịch vụ, hội chợ - thông tin – triển lãm, du lịch sinh thái, trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo của khu vực Bắc sông Tiền. + Đầu tư hoàn chỉnh khu công nghiệp Mỹ Tho, mở rộng các cụm công nghiệp Trung An, đầu tư xây dựng khu công nghiệp Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh + Thu hút đầu tư xây dựng khu đô thị trung tâm mới tại ngã ba Trung Lương với chức năng trung tâm tài chính - thương mại - dịch vụ của tỉnh. Từng bước xây dựng khu đô thị phía Tây tại Bình Tạo. + Xây dựng chợ đầu mối trái cây và hình thành sàn giao dịch nông sn3 tại ngã ba Trung Lương cặp sông Bảo Định. + Hình thành một số bệnh viện có khả năng chuẩn đoán và điều trị có kĩ thuật cao, làm vệ tinh cho các bệnh viện chuyên khoa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cho nhân dân trong tỉnh và khu vực Bắc sông Tiền. + Xây dựng khu du lịch Thới Sơn, Tân Long và các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một quần thể du lịch sống động. + Phát triển giao thông nội thành, tạo ra các khu dân cư mới, các điểm tập kết hàng hóa, trung tâm phân phối, cung ứng hàng hóa tiểu vùng. + Hình thành vành đai xanh nông nghiệp tại vùng ven nội thành phục vụ dân cư khu đô thị và khu công nghiệp, kết hợp tạo sinh thái cảnh quan. + Khu vực ngoại thành phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền rau màu thực phẩm, hoa kiểng, trái cây, chăn nuôi và các dịch vụ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, gắn liền với bảo quản, sơ chế nhỏ. Hoàn thiện điện khí hóa, mạng lưới giao thông, xây dựng cầu kiên cố, đạt giá trị vận tải hàng hóa, phát triển hệ thống cấp nước sạch, công nghệ thông tin, phát triển bưu chính viễn thông, nâng cao thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động để chuyển sang khu vực công nghiêp và dịch vụ phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, mạng lưới bảo quản, sơ chế cho công nghiệp. - Mục tiêu kinh tế: + Tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn 13,1%/năm trong giai đoạn 2006- 2010; 13,4%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 13,8%/năm trong giai đoạn 2016- 2020, bình quân 13,5%/năm trong 15 năm. + Riêng tốc độ tăng trưởng GDP của địa phương 10,6%/năm trong giai đoạn 2006-2010; từ 14,4%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 13,6%/năm trong giai đoạn 2016-2020, bình quân từ 12,8/năm trong 15 năm. + Về cơ cấu kinh tế: Đến năm 2015: Công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 57% lên 61% năm 2020; Nông lâm nghiệp giảm từ 12% năm 2015 xuống 7% năm 2020; thương mại - dịch vụ tăng từ 31% năm 2015 lên 32% năm 2020. + GDP bình quân đầu người của địa phương theo giá hiện hành tăng từ khoảng 33,7 triệu đồng lên 74,1 triệu đồng, tương đương với giá so sánh 1994 tăng từ 13,5 triệu đồng năm 2015 lên 23,8 triệu đồng năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,1%/năm. + Dân số TP. Mỹ Tho dự kiến sẽ tăng từ 213.619 người năm 2009 lên 235.408 người năm 2015 và 260.824 người năm 2020 bình quân tăng 2,67%/năm ở giai đoạn 2009-2015 và 2,79%/năm ở giai đoạn 2016-2020. Trong đó phát triển tự nhiên khoảng 1% và tăng cơ học khoảng 1,6-1,8%. Dân số cơ học đến TP. Mỹ Tho dự kiến khoảng trên dưới 5.000 người mỗi năm, hoạt động trong các lĩnh vực công, thương nghiệp. + Về cơ cấu: Dân số nội thành sẽ tăng từ 61,23% năm 2009 lên 71,11% năm 2015 và 88% năm 2020, chủ yếu do chuyển các xã hiện có các thành phường mới. Dân số phi nông nghiệp tăng nhanh từ 72,7% năm 2009 lên 90,4% năm 2015 và đạt khoảng 94,2% năm 2020 đa số là do chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - thương mại - dịch vụ hoặc kết hợp hoạt động nông nghiệp - thương mại, dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp. Trong khi đó, dân số nông nghiệp giảm nhanh từ 27,3% năm 2009 còn 9,6% năm 2015 và ổn định khoảng 5,8% năm 2020. + Lao động trong độ tuổi cũng sẽ chuyển biến tích cực: Lao động khu vực I sẽ giảm tỉ lệ sử dụng từ 11,24% năm 2009, sau đó giảm nhanh còn 9,1% năm 2015 và 7,6% năm 2020. Lao động khu vực II tăng nhanh từ 19%, 22% và 27,7%. Lao động khu vực III hiện nay từ 46,6%, sau đó tăng lên 53,3% và 56,6%. Bảng 3.1 Quy hoạch dân số TP. Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang đến nam 2020 STT Đơn vị hành chính Dân số Năm 2009 Giai đoạn 2016-2020 5,591 6238 2 Phường 2 13,530 15095 3 Phường 3 10,316 11509 4 Phường 4 16,283 18166 5 Phường 5 20,388 22746 6 Phường 6 23,105 25778 7 Phường 7 8,969 10006 8 Phừơng 8 11,812 13178 9 Phường 9 7,062 7879 10 Phường 10 8,402 8,806 11 Phường 11 8,017 11,616 12 Phường Tân Long 3,425 3821 13 Phường Bình Tạo 11935 17667 14 Phường an Trung 3678 5444 15 Phường TrungAn 5589 8273 16 Phường Trung Chánh 7602 11190 17 Phường Trung Lương 5756 8787 18 Phường Thạnh Phong 5465 6006 19 Phường Đạo Thạnh 6454 11023 20 Xã Thới Sơn 5,515 6095 21 Xã Lương Hòa 4544 7761 22 Xã Tân Mỹ Chánh 4601 5609 23 Xã Phước Thạnh 8190 9984 24 Xã Mỹ Phong 7410 8146 Thành phố 213639 260824 Nguồn: Sở Nội Vụ TP. Mỹ Tho 3.1.2 Lợi thế, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển KT-XH TP. Mỹ Tho Qua phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội, các thuận lợi – hạn chế có thể tổng kết như sau: 3.1.2.1 Các lợi thế TP. Mỹ Tho là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang, được xác định là cửa ngõ thứ nhất của Tỉnh trong tiếp nhận đầu tư trong và ngoài nước, với thế mạnh kinh tế là công thương nghiệp, hiện đóng góp khoảng 15,7% vào GDP của toàn tỉnh Tiền Giang (1.284 tỉ đồng/8.166 tỉ đồng). Trong 5 gần đây, bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất công nghiệp, phát triển thương mại du lịch dịch vụ, Thành phố cũng quan tâm phát triển các sản phẩm nông nghiệp hướng thị, từ đó tạo một sức bật mới cho phát triển toàn diện và hài hòa kinh tế xã hội. Về mặt kinh tế, tuy hệ thống hạ tầng kinh tế chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng Thành phố cũng đã có hệ thống giao thông thủy bộ, bến cảng, điện, nước, thông tin liên lạc, có hệ thống trung tâm thương mại-siêu thị-chợ-ngân hàng-bảo hiểm, có các khu cụm công nghiệp sẵn sàng đón nhận đầu tư. TP. Mỹ Tho hiện liên thông với TP Hồ Chí Minh bằng QL1A, và trong tương lai bằng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh đi TP Cần Thơ, tuyến xe lửa xuyên ĐBSCL, với cự ly di chuyển khoảng 1 giờ đồng hồ, có lợi thế trực tiếp tiếp nhận xu hướng dịch chuyển kinh tế xã hội, nhất là về công nghiệp và dịch vụ của TP Hồ Chí Minh, nhằm khai thác lợi thế của sự lan tỏa từ cực tăng trưởng này. Mặt khác, TP. Mỹ Tho còn có QL60 nối với Bến Tre và các tỉnh ven biển của ĐBSCL, tạo nên điểm kinh tế trung chuyển quan trọng của các tỉnh trong khu vực, giúp Thành phố có cơ hội phát triển đều khắp và đa dạng. Về nguồn nhân lực, hiện nay Thành phố là nơi tập trung các cơ sở đào tạo từ Trường công nhân đến Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, do đó lực lượng vừa dồi dào về số lượng, vừa khá về trình độ chuyên môn kĩ thuật. Số lao động có văn bằng chứng chỉ chiếm đến 31,8% lao động nghề nghiệp so với bình quân 13,6% của cả Tỉnh, là một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào TP. Mỹ Tho. Hiện nay, TP. Mỹ Tho được đầu tư để trở thành đô thị loại II trực thuộc Tỉnh, hệ thống hạ tầng kĩ thuật nội thành và liên huyện sẽ được tập trung đầu tư, các chủ trương, chính sách và hệ thống thể chế cũng sẽ được hoàn chỉnh để tạo một môi trường thuận lợi thu hút đầu tư cả trong lẫn ngoài nước, sẽ có tác động mạnh đến các huyện lân cận, từ đó tạo nên một lực tổng hợp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cũng như trong thu hút đầu tư. Những thuận lợi nêu trên sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nền công thương nghiệp, du lịch và dịch vụ, nông nghiệp, phát triển đô thị, tạo cho TP. Mỹ Tho cơ hội nâng cao khả năng tăng trưởng trong thời kỳ sắp tới. 3.1.2.2 Các khó khăn, hạn chế Cơ cấu kinh tế của Thành phố hiện nay là công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ lực và thương mại dịch vụ đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Tốc độ phát triển trong 5 năm qua tương đối cao so với các huyện thị trong Tỉnh, nhưng còn thấp so với một số thành phố trong cả nước, chưa ổn định do nông nghiệp còn nhiều chịu ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh, chưa bền vững do vốn ít và thị trường - giá cả còn bấp bênh, các ngành công nghiệp có hiệu quả cao (tỉ lệ giá trị tăng thêm/giá trị sản xuất lớn) còn ít, hoặc làm gia công. Trong một chừng mực, ngành thương mại dịch vụ phát triển đã tạo cho Thành phố một nền sản xuất kinh doanh đa dạng, năng động, nhưng chưa phát huy hết sức mạnh do các điều kiện hạ tầng kĩ thuật còn kém. Thực trạng kinh tế trên thể hiện cụ thể như sau : - Khu vực nông nghiệp phát triển với tốc độ khá 6,1%/năm nhưng trong quá trình đô thị hóa, quỹ đất nông nghiệp có khuynh hướng giảm nhanh và ngành đánh bắt có khuynh hướng chựng lại; tình hình dịch bệnh và giá cả thị trường chưa ổn định đối với ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. - Khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng tuy có phát triển, nhưng còn chậm, do lực lượng ngoài quốc doanh đang chiếm giữ vai trò nòng cốt hầu hết là các cơ sở được đầu tư ít, kĩ thuật và trang bị kém, công nghệ chưa được cải tiến dẫn đến thiếu lợi thế so sánh trên thương trường; - Khu vực thương mại dịch vụ bao gồm các ngành thương mại, du lịch, vận tải, ngân hàng, giáo dục, y tế, văn hóa thể dục thể thao, ... tuy có nhiều nỗ lực trong đầu tư nhưng chưa đạt quy mô và chất lượng cao, chưa hình thành được các điểm kinh doanh lớn làm động lực cho phát triển toàn nền kinh tế. Kinh tế phát triển khiến mức sống của đại bộ phận dân cư tăng đáng kể, nhất là tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận dân cư nông thôn gặp khó khăn, sự phân hóa giàu nghèo tăng giảm tùy theo tình hình sản xuất, thị trường và giá cả nông sản, nhất là khi nông súc sản bị thiệt hại do dịch bệnh. Công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo tuy có được tập trung giải quyết nhưng chưa thật sự bền vững. Hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật (đường sá, cầu, bến cảng, bến bãi, điện, nước sạch, thủy lợi) nhìn chung tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu và một số mặt còn yếu. Các hệ thống hậu cần công nghiệp (khu cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, điện nước công nghiệp, thoát nước thải rác công nghiệp), hệ thống cơ sở dịch vụ và phục vụ (chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận tải ) chưa được đầu tư có quy mô. Hạ tầng xã hội một số mặt còn yếu, nhất là mặt văn xã tại các xã, đời sống văn hóa chưa sôi động; số phường xã văn hóa còn ít. Tiến trình phát triển đô thị còn chậm và có quy mô nhỏ so với đô thị loại II. 3.1.2.3 Các thách thức Khi Việt Nam hội nhập toàn diện với AFTA và WTO, Tiền Giang nói chung, TP. Mỹ Tho nói riêng, sẽ chịu nhiều áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa của Tỉnh, nông thủy sản sẽ bị tranh mua gây khó khăn cho công nghiệp địa phương, trong khi sản phẩm công nghiệp chưa đủ khả năng tranh bán với hàng nhập khẩu, cũng như chưa chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình phát triển chung, nguồn nhân lực được đào tạo của Thành phố có khả năng sẽ dịch chuyển ra khỏi Tỉnh là một thách thức đối với Thành phố. Nếu Tỉnh không có chính sách giữ và thu hút lao động hợp lí, TP. Mỹ Tho và các huyện sẽ khó có cơ hội giữ nguồn lao động tại chỗ và tiếp nhận nguồn lao động có chất lượng cao từ nơi khác đến. Trong quá trình phát triển KT-XH của Thành phố, đặc biệt khi đã là một đô thị lớn có tốc độ tăng trưởng >10%, một số vấn đề tiêu cực sẽ phát sinh cần khắc phục như : - Tăng trưởng đô thị hóa cao dễ dẫn đến suy thoái môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Và nếu xảy ra ở mức độ nghiêm trọng sẽ làm tăng đầu tư và chi phí xử lí, có tác động làm giảm GDP. - Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa tăng vốn đầu tư để khai thác các sản phẩm tươi sống, hàm lượng công nghệ thấp, giá trị thấp, dẫn đến kém ổn định về thị trường và rất dễ vướng những rào cản kĩ thuật trong tương lai khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới. - Phát triển công nghiệp sử dụng công nghệ và trang thiết bị lạc hậu khiến gia tăng phát thải và sự cố tạo nên các tác động về môi trường triệt tiêu thành quả KT-XH. - Phát triển công thương nghiệp và đô thị nhanh có khả năng dẫn đến khoảng cách thu nhập phi nông nghiệp/nông nghiệp và đô thị/nông thôn ngày càng lớn, dễ dẫn đến những hệ quả tiêu cực về mặt xã hội. Trong thế chủ động hội nhập của cả nước vào nền kinh tế thế giới, trên cơ sở tiềm năng, TP. Mỹ Tho sẽ cùng tỉnh Tiền Giang tận dụng các cơ hội để tạo nên những lợi thế cạnh tranh, vượt qua các hạn chế và thách thức. 3.1.2.4 Các cơ hội Với vị trí địa lí kinh tế, tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, và nguồn nhân lực như đã nêu trên, TP. Mỹ Tho nếu được mở rộng xứng tầm với đô thị loại II, sẽ có quỹ đất để bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh công thương nghiệp có quy mô lớn, cũng như hình thành vành đai xanh, trong đó có một phần có thể phát triển nền nông nghiệp hướng thị, có khả năng thâm nhập thị trường các đô thị lớn. Hệ canh tác vườn sẽ hình thành các khu villa nhà vườn có khả năng kết hợp du lịch sinh thái. Hiện nay, các chủ trương, chính sách và hệ thống thể chế của Tỉnh, trong đó quan trọng nhất là cải cách hành chính và phân cấp ngân sách, cũng đã và đang được hoàn chỉnh để tạo một môi trường thuận lợi thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh cả trong lẫn ngoài Tỉnh, và thu hút dân cư tài năng các nơi khác đến lập nghiệp. Dân số khá dồi dào về số lượng, năng động, hiếu học, lao động được đào tạo khá đông, nếu được đào tạo nâng cấp liên tục trong 10-15 năm, sẽ là một nguồn nhân lực nòng cốt cho công cuộc phát triển tỉnh Tiền Giang và khu vực Bắc sông Tiền. Mặt khác, theo tiến độ phát triển KT-XH dự kiến của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng ĐBSCL, cũng như phát triển nội tại của TX Gò Công (hình thành một cực đô thị mới phía Đông tỉnh Tiền Giang), đặc biệt là trong giai đoạn sắp tới, các cơ hội sẽ được mở rộng ra khi các tuyến giao thông cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đi TP Cần Thơ, tuyến QL60 từ ngã 3 Trung Lương đi về Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng hoàn tất, TP. Mỹ Tho sẽ là địa bàn trung chuyển và giao lưu kinh tế xã hội văn hóa của 2 vùng kinh tế lớn này theo các hướng: - Trung tâm điều phối về thương mại - dịch vụ theo hướng tập kết trung chuyển nông sản từ vùng ĐBSCL về các đô thị lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các hàng hóa công nghiệp theo hướng ngược lại - Trung tâm được phân bố một số cơ sở về KT-XH quan trọng nhằm giảm áp lực cũng như cung cấp một phần nguồn lực cho khu vực trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Trung tâm du lịch sinh thái sông nước của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 3.2 Định hướng phát triển đô thị ở TP. Mỹ Tho đến năm 2020 - Mở rộng quy mô theo 3 hướng Tây, Bắc, Đông với các khu chức năng phù hợp, kết hợp cải tạo đô thị với tiến độ và quy mô hợp lí, có kết cấu hạ tàng hiện đại, phân khu chức năng thuận lợi cho phát triển KT-XH, bảo đảm môi trường an ninh đô thị. - Phát triển đô thị có kiến trúc cảnh quan chủ đạo là sông nước và mảng xanh, hình thành nhiều khu chức năng đô thị với kiến trúc cảnh quan đặc trưng, trên đó bố trí hệ thống đường vành đai, đường đối ngoại, đường trục, đường hành lang, hệ thống giao thông nội thị -Phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ đô thị hóa đạt 87% - Hình thành nên các khu chức năng đô thị: + Khu chức năng đô thị trung tâm:Gồm các phường 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, Tân Long, một phần phường 5. Là nơi tập trung các công trình hành chính, chính trị, thương mại dịch vụ quy mô cấp thành phố cấp tỉnh, đồng thời cũng là khu vực tập trung dân cư với mật độ cao nhất thành phố, phát triển chủ yếu là thương mại dịch vụ, đầu tư tôn tạo, nâng cấp cảnh quan đô thị, cải thiện kết hợp phát triển mới các kết cấu hạ tầng và các khu dân cư, phát triển trung tâm thương mại - dịch vụ, trung tâm đầu mối du lịch sinh thái, du lịch sông nước vùng cồn bãi. + Khu chức năng đô thị mới: Bao gồm phương 10, 11, Mỹ Phong, Đạo Thạnh, Trung Lương và một phần phường 5. Khu chức năng đô thị mới được quy hoạch hướng về trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa bàn phát triển các khu dân cư mới cũng như các công trình thương mại, trung tâm triển lãm – hội chợ, khách sạn cao ốc văn phòng, đầu mối dịch vụ đầu tư, chợ đầu mối trái cây, khu phố tị, khu chuẩn đoán bệnh viện kĩ thuật cao. + Khu chức năng đô thị công nghiệp: Bao gồm Bình Tạo, Trung An được quy hoạch hướng về phía Tây và thông ra đường cao tốc, là địa bàn phát triển khu công nghiệp của thành phố. Đầu tư hoàn chỉnh khu công nghiệp Mỹ Tho, hình thành các khu cụm công nghiệp vệ tinh, khu dân cư và dịch vụ phục vụ công nghiệp, kết hợp với cảng Mỹ Tho và các công trình kết cấu hạ tầng đầu mối quan trọng. + Khu chức năng đô thị xanh: Bao gồm phường 9, Tân Mỹ Chánh. Là địa bàn phát triển các khu villa nhà vườn được chuyển dịch từ các trang trại quy mô nhỏ tại Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong. Trên địa bàn còn có cụm công nghiệp phường 9, cảng cá Mỹ Tho. 3.3 Giải pháp 3.3.1 Một số giải pháp cho vấn đề đô thị hóa ở TP. Mỹ Tho 3.3.1.1 Xác định quy mô đô thị hợp lí - Quy mô đô thị được mở rộng ra theo 3 hướng Tây, Bắc và Đông với các khu chức năng phù hợp. - Khu vực đô thị mở rộng phía Tây, dự kiến sẽ hình thành các phường Bình Tạo (một phần xã Bình Đức và toàn bộ ấp Bình Tạo của xã Trung An), Trung An, An Trung (xã Trung An còn lại chia đôi), chức năng chính là khu đô thị công nghiệp, bao gồm khu trung tâm phát triển công nghiệp tại khu vực Bình Đức hiện nay, các cụm tuyến công nghiệp vệ tinh, cảng Mỹ Tho, các khu dân cư và dịch vụ phục vụ công nghiệp - Khu vực đô thị mở rộng phía Bắc, dự kiến sẽ hình thành các phường Trung Lương (2 ấp của xã Long An và có khả năng điều chỉnh thêm một phần địa giới phường 10), Thạnh Phong (một phần xã Mỹ Phong), Đạo Thạnh (phần còn lại của xã Đạo Thạnh), được xây dựng thành khu đô thị Mỹ Tho mới hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chức năng chính là khu đô thị dịch vụ - thương mại với nhiều khu chức năng quan trọng như: khu trung tâm thương mại, trung tâm giải trí - triển lãm - hội chợ, khách sạn, cao ốc văn phòng, đầu mối dịch vụ đầu tư, chợ đầu mối trái cây, khu phố thị, một số cơ sở y tế chất lượng quốc tế. Ngoài ra, dự kiến khu trung tâm tỉnh Tiền Giang có thể sẽ được dịch chuyển đến khu Bắc Bảo Định. - Khu vực đô thị mở rộng phía Đông, dự kiến sẽ hình thành phường Trung Chánh (một phần xã Tân Mỹ Chánh), chức năng chính là khu đô thị xanh với các khu nghĩ dưỡng, biệt thự nhà vườn. - Mở rộng kết hợp với cải tạo đô thị với tiến độ và quy mô hợp lí, có kết cấu hạ tầng hiện đại, phân khu chức năng thuận lợi cho phát triển KT-XH, bảo đảm môi trường và an ninh đô thị, tạo điều kiện phát triển các nguồn lực, hạn chế các vấn đề tệ nạn và an ninh xã hội, đưa TP. Mỹ Tho xứng tầm đô thị loại 2 và trở thành đô thị trung tâm vùng Bắc sông Tiền. - Về kiến trúc cảnh quan, cảnh quan chủ đạo đối với các đô thị là sông nước và mảng xanh, trên cơ sở đó, hình thành nhiều khu chức năng đô thị với kiến trúc cảnh quan đặc trưng, trên đó bố trí hợp lí hệ thống đường vành đai, đường đối ngoại, đường trục, đường hành lang, hệ thống giao thông nội thị... và các kết cấu hạ tầng, công trình công cộng đô thị. 3.3.1.2 Lập và thực hiện quy hoạch đồng bộ Thành phố sẽ thành lập Ban Chỉ đạo (hoặc Ban Quản lí) có nhiệm vụ thể chế hóa quy hoạch, thông báo và giao nhiệm vụ cho các Phòng ban, phường xã, tổ chức phối hợp hành động giữa các ngành và địa phương trong các đề án triển khai quy hoạch, chỉ đạo công tác đào tạo huấn luyện lực lượng, theo dõi các động thái tiếp diễn của nền kinh tế xã hội và môi trường của Thành phố khi triển khai quy hoạch nhằm đánh giá, kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện, và đề xuất các điều chỉnh bổ sung quy hoạch hằng năm, cũng như đề xuất các chủ trương kịp thời và phù hợp với thế phát triển của Thành phố để lãnh đạo Thành phố giải quyết hoặc kiến nghị với Tỉnh. Mặt khác, Ban Chỉ đạo sẽ phối hợp chặt chẽ, tranh thủ sự hỗ trợ của các Sở, ngành Tỉnh trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, Ban Chỉ đạo sẽ công khai hóa văn bản quy hoạch, quyết định phê duyệt, in ấn, tuyên truyền, quảng bá thu hút sự chú ý của nhân dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tham gia thực hiện quy hoạch. Ban Chỉ đạo sẽ triển khai quy hoạch qua các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hằng năm, bám sát mục tiêu và chỉ tiêu đã được duyệt; tăng cường giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch, báo động để lãnh đạo Tỉnh kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thích ứng với tình hình mới, nhiệm vụ mới. Cuối mỗi giai đoạn quy hoạch (năm 2010, 2015, 2020), Ban Chỉ đạo tổ chức đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, bổ sung và điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế. 3.3.1.3 Hoàn thiện Bộ máy quản lí và nâng cao hiệu quả quản lí. Đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu, tích cực giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng thời gian theo luật định. Tăng cường công tác đối thoại với nhân dân, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng theo kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc thi hành án. Tiếp tục xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tại phòng, ban, phường, xã để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng chương trình công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011- 2020 trên địa bàn thành phố. 3.3.1.4 Tăng cường công tác quản lí kinh tế. Phát triển kinh tế luôn là nền tảng của mọi hoạt động xã hội. Để phát triển đô thị không thể xem nhẹ vấn đề phát triển kinh tế. Nhưng không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá. Công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch các ngành là vấn đề cần thiết và cấp bách đối với các đô thị. Mỗi đô thị cần xác định cho mình phương hướng, tốc độ và các ngành kinh tế chủ lực nhằm khai thác có hiệu quả cao đối với thế mạnh và các nguồn lực của đô thị. Tăng cường công tác quản lí kinh tế cần bắt đầu từ việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt việc lập và thực thi quy hoạch. Tiếp theo là thiết lập một hành lang pháp lí về quản lí kinh tế của đô thị mình phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay của Việt Nam. Điều tiết hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp thông qua hành lang 3.3.1.5 Quản lí đất đai và nhà ở cần nhanh chóng đi vào thế ổn định. Để có cơ sở pháp lí cho việc quản lí sử dụng đất đai, trên cơ sở định hướng của quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, cần tiến hành thực hiện ngay quy hoạch sử dụng đất đai cấp Thành phố và quy hoạch sử dụng đất đai cấp phường xã (kể cả các phường xã mới) giai đoạn 2006-2015, đặc biệt làm nhanh quy hoạch chi tiết các khu đất đô thị, đất khu cụm công nghiệp, đất khu trung tâm thương mại dịch vụ. Đối với cấp phường, cần phối hợp với ngành xây dựng, tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai các phường trước năm 2010. Đối với cấp xã, tối thiểu cũng cần phải phối hợp với ngành xây dựng quy hoạch khu trung tâm các xã và các tụ điểm dân cư quan trọng trước năm 2010, nhất là các xã sẽ chia tách một phần để chuyển thành đơn vị phường mới. Đặc biệt quan tâm dành quỹ đất cho xây dựng các công trình đạt chuẩn quốc gia (trường học, trạm y tế ...). Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, công bố ranh giới đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, công bố các chỉ giới đỏ. Cải thiện hệ thống quản lí sử dụng đất đai từ cấp xã phường, cập nhật hiện trạng sử dụng đất hàng năm để làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp sau mỗi kỳ 5 năm. Xây dựng khung giá đất hằng năm với nguyên tắc "không hồi tố", từ đó giao đất, cho thuê, đấu giá quyền sử dụng đất. Kiến nghị Tỉnh có chính sách vốn hóa quỹ đất công và có các chính sách linh hoạt để người dân đưa đất đai vào hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh bằng cách hùn vốn, chuyển thành cổ phiếu . Xem đất đai là nguồn vốn quan trọng của Thành phố trong mọi thương lượng đổi đất lấy công trình, cũng như vận động nhân dân đầu tư bằng đất đai của họ vào phát triển các công trình đô thị. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện tổng hợp các nhu cầu sử dung đất của các ngành, do vậy trong quá trình quy hoạch cụ thể của từng ngành nếu có sự biến động lớn, cần có sự xem xét điều chỉnh chung và phải có sự phối hợp để xử lí, đảm bảo hài hòa mục tiêu phát triển chung của xã hội, của từng ngành. - Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, phát triển quỹ đất. - Phân cấp cụ thể trách nhiệm về quản lí quy hoạch, theo đơn vị hành chính (xã, phường) và theo từng ngành, từng mục đích sử dụng, theo quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP (29/10/2004) của Chính phủ. - Tăng cường biện pháp thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất, phát hiện các vi phạm để xử lí kịp thời. - Quản lí chặt chẽ việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản và việc giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích khai thác. 3.3.1.6 Giải quyết đồng bộ vấn đề giao thông đô thị Để giải quyết vấn đề giao thông trước hết cần tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này phải được ưu tiên thực hiện hàng đầu trong các dự án của thành phố. Cụ thể như: Hệ thống đường nội đô và điểm đỗ xe, vấn đề vận tải công cộng ở các đô thị: hệ thống xe buýt, xe điện,... Kết hợp quy hoạch giao thông và quy hoạch các ngành điện lực, bưu chính viễn thông để tính đến khả năng đào đường lắp đặt các thiết bị... Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống đường nội đô và hệ thống bãi đỗ xe trong thành phố và tại các công sở, siêu thị, trung tâm thương mại. Tổ chức tốt công tác phân luồng, phân tuyến, khai thác có hiệu quả cao nhất những cơ sở hạ tầng hiện có, nhanh chóng tiếp cận tin học hiện đại trong quản lí giao thông... Sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông, xử phạt nghiêm minh, đúng người - đúng tội. Kiên quyết xóa bỏ các hình thức buôn bán vỉa hè, các loại xe thồ cồng kềnh gây ách tắc giao thông. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến luật giao thông đường bộ trong nhân dân. Kết hợp với nhân dân bằng hình thức “ Nhà nước với nhân dân cùng làm” cải thiện các tuyến đường nội thị và đường nông thôn trên địa bàn thành phố (trong đó đề nghị tỉnh hỗ trợ phần vốn đối ứng hợp lí cho các hạng mục xây dựng và cải tạo hệ thống đường nông thôn), cho phép các doanh nghiệp ứng vốn thi công xây dựng công trình, đổi đất lấy công trình, đầu tư theo hình thức BOT, BO (đối với các hạng mục đường đô thị, đường trong cụm công nghiệp, một số tuyến đường trục có tiềm năng phát huy hiệu quả kinh tế). Kiến nghị Trung Ương và tỉnh sớm đầu tư dứt điểm các tuyến giao thông thủy bộ do trung ương và tỉnh quản lí trên địa bàn thành phố (QL1A, QL 60, QL50, các tuyến đường tỉnh) nhằm tạo các tuyến trục cơ sở để phát triển các tuyến giao thông do thành phố quản lí, các tuyến đường đô thị, đường nông thôn, thành mạng giao thông liền vùng theo như quy hoạch, đặc biệt là các tuyến đường vành đai, đường đối ngoại, đường trục đô thị. Tăng cường đô thị hóa ngoại vi, di chuyển một số cơ quan ra ngoại vi thành phố đặc biệt là các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Sớm hình thành làng các trường đại học ở ngoại vi thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lí việc lấn chiếm lòng, lề đường, lấn chiếm đất công, xây dựng nhà không phép trong nhân dân. Thường xuyên kiểm tra, duy tu, sửa chữa kịp thời các tuyến đường bị hư hỏng, hệ thống chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông - Kết hợp đồng bộ giữa ngành giao thông và ngành thủy lợi đối với các công trình trọng điểm (như công trình nạo vét và hệ thống đê bao các sông rạch...) nhằm phát huy hiệu quả đầu tư cho hệ thống giao thông thủy bộ. 3.3.1.7 Các giải pháp bảo vệ môi trường Tăng cường công tác kiểm tra, chăm sóc cây bóng mát ở nội ô. Thực hiện kế hoạch trông cây xanh tại các tuyến đường mới nâng cấp. Thường xuyên duy tu, dặm vá các tuyến đường hư hỏng, vét cát lề đường, hốt sình hố ga, chặt cỏ lề đường đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Thường xuyên kiểm tra môi trường, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh môi trường và có những biện pháp khắc phục những tác động có ảnh hưởng đến môi trường. Tiếp tục kiểm tra xử lí môi trường trong chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giải quyết tốt hơn đơn khiếu nại của nhân dân về ô nhiễm môi trường. - Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường. Cần có quy hoạch chung về hệ thống xử lí rác thải công nghiệp và sinh hoạt. Khi duyệt dự án đầu tư nhất thiết phải đánh giá được tác động của dự án đối với môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Tăng cường công tác giáo dục: là biện pháp lâu dài, để công tác bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ của mọi người, được mọi người quan tâm 3.3.2 Giải pháp phát triển kinh tế và tạo hướng CDCCKT có hiệu quả 3.3.2.1 Nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành - Trên cơ sở định hướng phát triển đô thị cũng như các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đến năm 2020, cần tiến hành quy hoạch xây dựng tổng thể và chi tiết các khu chức năng đô thị 1/2000, 1/1000, 1/500, trong đó cần phân tiểu khu chức năng, các chỉ giới đỏ và xác định tiến độ phát triển phù hợp với khả năng đầu tư, đảm bảo phát triển đô thị một cách có hệ thống, hài hòa giữa chỉnh trang khu chức năng đô thị trung tâm và phát triển các khu chức năng đô thị mới; công khai quy hoạch cho nhân dân biết. - Trên cơ sở quy hoạch đô thị, triển khai các dự án đầu tư xây dựng đô thị, tập trung vào các lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kĩ thuật và xã hội, tạo môi trường và có chính sách kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lãnh vực xây dựng đô thị (khu thương mại trung tâm, khu dịch vụ về y tế - giáo dục - văn hóa, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, khu tái định cư, khu dân cư mật độ cao, khu dân cư trung cao cấp...). - Đặc biệt trên địa bàn TP. Mỹ Tho có 4 hình thái đô thị: 1 đô thị trung tâm hành chính văn hóa, 1 đô thị mang tính chất công nghiệp, 1 đô thị dịch vụ và 1 đô thị sinh thái. Do đó, cần nghiên cứu thiết kế hài hòa giữa dân cư - cảnh quan - chức năng trên các loại đô thị này, làm cơ sở kêu gọi đầu tư, huy động vốn xây dựng đô thị kết hợp với phát triển sản xuất. - Để việc phát triển đô thị đạt tính khả thi cao, tránh tình trạng phải giải tỏa nhiều lần và có các tác động tiêu cực lên tình trạng giá cả đất đai, cảnh quan kiến trúc, quá trình xây dựng và thực hiện các dự án phát triển đô thị tổng hợp cần dứt điểm trên từng khu chức năng (xây dựng đường giao thông, mua đất, xây dựng chỉ giới đỏ và cơ sở hạ tầng, xây dựng khu hành chính, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng...). - Ngoài ra, trên cơ sở các đồ án quy hoạch, cần sớm xác định các khu vực cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đơn giản hóa thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; song song đó, cần nhanh chóng và công bố chỉ giới đỏ và quy cách xây dựng trên từng khu chức năng. - Thành phố cần xây dựng chính sách và cơ chế kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, Tỉnh thành lập Quỹ đầu tư phát triển đô thị huy động vốn và đất đai trong dân. 3.3.2.2 Phát triển mạnh mẽ thị trường - Tổ chức thu thập định kỳ các thông tin từ Sở Thương mại, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Viện - Trường, các chợ đầu mối, các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, các ấn phẩm thông tin thị trường; tiến hành phân tích thông tin có liên quan và thông báo hiện trạng - dự báo về thị trường thông qua các phương tiện truyền thông và các lớp tập huấn khuyến nông ngư. - Tập trung xây dựng các chợ vựa đầu mối kiêm chức năng trung tâm giao dịch nông sản, thủy sản tại Trung Lương và Tân Mỹ Chánh. - Bên cạnh các biện pháp tổ chức thị trường truyền thống (chợ đầu mối, hệ thống thu mua phân phối, hệ thống tồn trữ, sơ chế, vận chuyển...), cần chú trọng đến việc tiêu thụ thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh nông sản phẩm, phát triển các khu du lịch, sử dụng các phương tiện truyền thông về giá trị tiêu thụ của các loại sản phẩm có chất lượng xác nhận. - Hỗ trợ, tạo điều kiện khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp, trang trại lớn có khả năng tổ chức tiêu thụ, chế biến hoặc có khả năng xúc tiến các đầu mối tiêu thụ. - Khuyến khích người nuôi trồng tham gia và hoạt động hữu hiệu trong các hiệp hội, hỗ trợ việc gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm 3.3.2.3 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư, đầu tư có hiệu quả Thành phố tập trung đầu tư cho kinh tế công nghiệp - thương mại dịch vụ và hạ tầng kĩ thuật đô thị. Trong phát triển dịch vụ, Thành phố quan tâm đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo bậc Cao đẳng Đại học và y tế kĩ thuật cao, từng bước nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân tương xứng với thụ hưởng vật chất kinh tế. Bảng 3.2 Dự kiến về cơ cấu đầu tư đến năm 2020 2006-10 2011-15 2016-20 Toàn thời kỳ - Khu vực I 8,11 2,33 1,62 2,91 - Khu vực II 35,40 47,60 52,75 48,38 - Khu vực III 23,98 28,88 29,79 28,56 - Hệ thống hạ tầng kĩ thuật 9,76 10,81 6,49 8,26 - Hệ thống hạ tầng phúc lợi 22,76 10,38 9,35 11,90 Nguồn: Sở Nội vụ TP. Mỹ Tho Nhanh chóng có cơ chế chính sách cụ thể riêng cho các khu đô thị mới trong việc thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng cụm công nghiệp, xây dựng chợ, xây dựng các khu dân cư mới, các trung tâm thương mại dịch vụ, các điểm vui chơi giải trí, để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa như chính sách về đất đai, về vốn, để trong một thời gian ngắn hoàn chỉnh hạ tầng đô thị, làm nền tảng đối tác, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Tỉnh có chính sách thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, đầu tư vào những hoạt động kinh tế mà Thành phố có lợi thế, tiềm năng phát triển như công nghiệp chế biến, công nghệ cao, thương mại dịch vụ, du lịch, trong đó chính sách trợ giá giải tỏa đền bù đất đai, hỗ trợ tiền thuê đất lâu dài, cung ứng và đào tạo lao động, xây nhà ở cho công nhân, đảm bảo cơ sở hạ tầng kĩ thuật, chính sách tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, chính sách xúc tiến đầu tư trên cơ sở phù hợp với các quy định luật pháp và trong thẩm quyền của Tỉnh. 3.3.2.4 Đổi mới công nghệ Tỉnh phân cấp vốn đầu tư ngân sách cho Thành phố để thu thập thông tin, tăng cường công tác thống kê cho những mục tiêu của Thành phố; tăng cường công tác khuyến công; xây dựng liên hiệp các phòng lab từ các viện, trường, bệnh viện; lập cơ sở dữ liệu thông tin và nối mạng thông tin; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học công nghệ; hình thành trang web của Thành phố trong trang web của Tỉnh, phổ biến thông tin và hình ảnh của Thành phố trên mạng internet, phổ biến thông tin khoa học kĩ thuật thị trường cho các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Cho Thành phố được sử dụng các cộng tác viên là các nhà khoa học và chuyên gia trong các lãnh vực mà Thành phố còn thiếu. Mở các lớp tập huấn, các hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ lực lượng khoa học công nghệ và quản lí môi trường địa phương. Hỗ trợ ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ trong công nghiệp, xây dựng và nông ngư nghiệp; hỗ trợ việc tư vấn chuyển giao và mua công nghệ, tiêu chuẩn hóa, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp. Đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn và thuế cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới. Đưa nhanh công nghệ thông tin vào trường học, các cơ quan quản lí Nhà nước. - Tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ vào các ngành mà thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu mà thành phố có điều kiện sản xuất và đảm bảo cạnh tranh được. - Hỗ trợ ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ trong công nghiệp, xây dựng và nông ngư nghiệp, hỗ trợ việc tư vấn chuyển giao và mua thiết bị công nghệ, tiêu chuẩn hóa, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp. Đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn và thuế cho các doanh nghiệp chuyển đổi, ứng dụng công nghệ mới. 3.3.2.5 Đẩy mạnh đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo và nâng cao chất lương đào tạo nguồn nhân lực. Tỉnh hỗ trợ ngân sách đài thọ công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cơ bản về quản lí (đô thị, kế toán, kế hoạch, hành chính văn thư, quản lí nhân sự ) và đưa vào sử dụng lao động theo hướng phi nông nghiệp. Tỉnh hỗ trợ ngân sách đài thọ toàn phần hoặc một phần học phí cho các học viên trường nghề, các lớp đào tạo thợ chuyên môn kĩ thuật và quản lí, trước mắt phục vụ cho các khu cụm công nghiệp, lâu dài cho xuất khẩu lao động, đặc biệt có chính sách ưu đãi cho lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Có chính sách nhập cư vào đô thị ưu tiên cho người có trình độ chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ, người có trình độ học vấn cao (đặc biệt là các chuyên gia tư vấn các mặt công nghệ, kinh tế, thị trường, luật pháp, đào tạo), người có vốn, chuyển dịch nhanh cơ cấu dân số theo hướng phi nông nghiệp. - Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang thiết bị hiện đại trong và ngoài thành phố để đào tạo lao động kĩ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. - Xây dựng và mở rộng thêm các cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy. - Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài là các chuyên gia đầu ngành phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân trong tỉnh. Rà soát lại lực lượng cán bộ, kĩ sư - công nhân kĩ thuật được đào tạo đang làm trong các cơ quan nhà nước trong thành phố để có kế hoạch điều chỉnh phân công hợp lí nhằm tăng cường thêm nhân lực cho các cơ sở công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới. 3.3.2.6 Hoàn thiện cơ chế chính sách - Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ (vốn tín dụng, thuế các loại, hỗ trợ cán bộ kĩ thuật, thông tin) giai đoạn ban đầu cho các nông hộ ứng dụng giống, kĩ thuật và mô hình nuôi trồng mới, kiểm soát môi trường nuôi trồng, tự động hóa, cơ giới hóa một số khâu kĩ thuật. Ưu tiên áp dụng đối với các doanh nghiệp ngoài thành phố vào xây dựng trại hoặc liên doanh nhằm tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Chính sách về vốn đầu tư (vốn từ các Công ty trong và ngoài Tỉnh, vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp, vốn cho vay ưu đãi, vốn Quỹ hỗ trợ đầu tư, vốn Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, khuyến khích nông dân hùn vốn thành lập các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản) - Chính sách về đất công nghiệp (giá cho thuê cạnh tranh, bỏ tiền thuê đất, xây dựng trước hạ tầng ) - Chính sách giải tỏa đền bù và tái định cư - Chính sách xúc tiến đầu tư (đơn vị xúc tiến trực thuộc UBND Tỉnh, vốn ngân sách, quỹ khen thưởng xúc tiến), cải tổ bộ máy và quy trình xét duyệt - cấp giấy phép đầu tư - Chính sách xây dựng các khu nhà ở và dịch vụ cho công nhân các khu cụm công nghiệp, đặc biệt là tại khu đô thị Bình Tạo. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiều đề tài, tác giả luận văn rút ra được một số kết luận cơ bản như sau: Quá trình đô thị hóa có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Mỹ Tho. Sự thay đổi về đặc điểm tập trung dân cư cũng như quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của người dân làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành nghề. Cụ thể, tại TP. Mỹ Tho, tỉ lệ dân số hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng và chiếm trên 75% dân số lao động thúc đẩy công nghiệp phát triển. Cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế cũng giảm đi đáng kể cùng với sự giảm tỉ lệ lao động trong nhóm này. Quá trình đô thị hóa đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, quy hoạch lại đô thị sao cho hợp lí và hiệu quả. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, đất công nghiệp tăng nhanh là xu thế tất yếu, kéo theo tỉ lệ nông nghiệp giảm, tỉ lệ công nghiệp tăng, dịch vụ cũng tăng giảm không ổn định tùy theo giai đoạn và không chịu ảnh hưởng nhiều lắm từ chuyển dịch mục đích sử dụng đất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thể hiện trong sự thay đổi nội bộ từng ngành trong ba khu vực kinh tế. Đồng thời cũng phân bố theo không gian hợp lí. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế ở TP. Mỹ Tho thể hiện không rõ nhìn chung là theo hướng kinh doanh hình thức cá thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Bá ( 1999 ), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất bản Xây Dựng. 2. Võ Kim Cương (2004), “Quản lí đô thị thời kì chuyển đổi”, Nhà xuất bản Xây dựng. 3. Mạc Đường (2002), “Dân tộc học- Đô thị và vấn đề đô thị hóa”, Nhà xuất bản Trẻ. 4. Nguyễn Kim Hồng chủ biên, Giáo trình Địa Lí Kinh Tế Xã Hội Đại Cương 5. Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Tuệ, năm 1999, Địa lí địa phương, NXB Giáo dục. 6. Đặng Văn Phan (2009), “Địa lí KT-XH Việt Nam thời kì hội nhập”, Trường Đại học Cửu Long. 7. Đặng Văn Phan (2007), “Tổ chức lãnh thổ KT-XH Việt Nam”, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Cửu Long. 8. Huỳnh Phẩm Dũng Phát ( 2009 ), CDCCKT tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1995 - 2007 và định hướng đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ Địa lí học chuyên ngành Địa lí học, Trường ĐHSP Tp. HCM 9. Đàm Trung Phường ( 1995 ), Đô thị Việt Nam, Nhà xuất bản Xây Dựng. 10. Phạm Thị Xuân Thọ ( 2008 ), Địa lí đô thị, Nhà xuất bản Giáo Dục. 11. Nguyễn Trần Quế ( 2004 ), CDCCKT Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội 12. Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (1996), “Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á”, Viện Khoa học Xã hội và Thành phố Hồ Chí Minh, NXB TP.HCM. 13. Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2000 14. Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2005 15. Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2010 16. Niên giám Thống kê TP.Mỹ Tho năm 2011 17. Sở Nội Vụ TP. Mỹ Tho, “Báo cáo chính trị Của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành ủy Mỹ Tho khóa IX tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Mỹ Tho lần thứ X (2010 - 2015) PHỤ LỤC Bảng 1: Hiện trạng dân số TP. Mỹ Tho thời kì 1995 - 2010 (Đơn vị: người) 1995 2000 2005 2010 Dân số thành phố 156646 160720 170369 Dân số nội thành 105422 107419 136512 158061 Dân số ngoại thành 51224 53301 33857 56696 Dân số NN 69747 69434 52641 17825 Dân số phi NN 86899 91286 117728 196932 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang Bảng 2: Cân đối nguồn lao động Đơn vị: Người Nguồn: Niên giám thống kê 2011 – Chi cục thống kê TP. Mỹ Tho 2000 2005 2010 Số người trong độ tuổi lao động 110.591 117.784 151.459 Số người ngoài độ tuổi có tham gia lao động 3.125 3.273 4.164 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 76.618 81.913 104.816 Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học 13.884 15.198 19.547 Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ 14.137 16.004 19.545 Bảng 3:Tình hình sử dụng đất nông nghiệp Đơn vị tính : ha 2000 2005 2010 2011 Tổng diện tích 4831,41 4858,78 8154,08 8154,08 Đất nông nghiệp 3212,72 3113,09 5127,07 5127,07 Đất SX nông nghiệp 3212,72 3110,41 5119,26 5119,26 Đất trồng cây hàng năm 918,03 781,97 998,38 998,38 Đất trồng lúa, màu 892,97 682,03 651,07 651,07 Đất trồng cây lâu năm 2294,69 2328,44 4120,88 4120,88 Nguồn: Niên giám thống kê 2011 – Chi cục thống kê TP. Mỹ Tho Bảng 4: Giá trị sản xuất theo khu vực kinh tế TP. Mỹ Tho 1995-2011 1995 2000 2005 2007 2009 2010 2011 GDP giá HH 496 068 997 587 2 065 858 3542643 5827 642 6695687 8084378 - Khu vực I 123 893 298 850 304 144 347 423 678 029 687829 694157 - Khu vực II 162 637 294 286 968 654 1 894 477 3 406 807 4033545 5080027 - Khu vực III 209 538 404 451 793 059 1 300 743 1 742 806 1974313 2310194 GDP giá SS94 444 641 748 454 1 283 889 2368777 3055538 3639906 4 097 006 - Khu vực I 130 846 227 378 235 665 238 701 281222 282 054 277 858 - Khu vực II 125 656 174 770 447 409 973 216 1327477 1 733 069 1 970 145 - Khu vực III 188 139 346 306 600 815 1 156 860 1446839 1 624 783 1849003 Nguồn: Niên giám thống kê 2011 – Chi cục thống kê TP. Mỹ Tho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2012_08_21_5370718785_3726.pdf
Luận văn liên quan