Luận văn Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với một số đối tượng đặc biệt

Luận văn có 159 trang, dưới dạng WORD nên chỉnh sửa tốt . MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các biện pháp ngăn chặn là một trong những chế định rất quan trọng của luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Nhưng khi áp dụng với một người sẽ tác động, ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích cơ bản của họ và môi trường chính trị, xã hội xung quanh, đặc biệt, đối với những người là đại biểu cơ quan dân cử, đảng viên, cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân, văn nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng, người có quy tín trong các tôn giáo, dân tộc thiểu số, người nước ngoài. Đối với các đối tượng nêu trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với họ không chỉ đơn thuần là hạn chế một số quyền tự do của họ để bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự mà còn liên quan đến nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đến việc đảm bảo các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ trong công tác điều tra. Do địa vị pháp lý và đặc điểm nhân thân của họ, nên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn thường tác động ảnh hưởng đến các vấn đề nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền là những vấn đề dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng hoặc dễ gây tác động mạnh đến dư luận và phản ứng của số đông quần chúng có liên quan. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua cho thấy, tình hình tội phạm do các đối tượng đặc biệt gây ra ngày càng phổ biến đã đặt ra những yêu cầu mới cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nói riêng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Kết quả đấu tranh đã đem lại nhiều kết quả tốt, kinh nghiệm hay cần được tổng kết bổ sung cho lý luận để nhân rộng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều tra tội phạm, xâm phạm các quyền cơ bản của công dân, gây dư luận xấu trong nhân dân ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và ngành Công an và tạo sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá Nhà nước ta. Để rút ra những kinh nghiệm hay từ thực tiễn đấu tranh và khắc phục những hạn chế trong lý luận góp phần thực hiện tốt việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thời gian tới, việc nghiên cứu vấn đề áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt một cách đầy đủ, hệ thống về mặt lý luận, đánh giá một cách toàn diện, chính xác khác quan về thực tiễn áp dụng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Trong thời gian qua có một số công trình khoa học đã nghiên cứu đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong quá tình giải quyết vụ án hình sự. Nhìn chung, các công trình khoa học trên chủ yếu tập trung phân tích phương diện lí luận quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn và những vướng mắc trong thực tế. Nhưng các vấn đề đó chỉ mang tính chung chung mà chưa đi sâu vào một nhóm đối tượng cụ thể nào. Với góc độ nghiên cứu lý luận về các biện pháp ngăn chặn đã có, một số tác giả đề cập đến trong các tác phẩm " Những điều cần biết về bắt, giữ, khám xét " của Phạm Quang Mỹ, Phạm Hữu Kỳ - Nhà xuất bản CAND (1983). Đây là một trong những tác phẩm đấu tiên luận giải các vấn đề liên quan đến các biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên trong đó tập trung vào các biện pháp có tính cưỡng chế cao như bắt, giữ người. Trong giai đoạn này BLTTHS chưa ra đời vì vậy việc phân tích chúng chỉ ở bước đầu tìm hiểu các vấn đề liên quan. Cuốn " Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam " của Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên - Nhà xuất bản Pháp lý 1993. Đây là tác phẩm ra đời sau khi BLTTHS 1988 có hiệu lực được bốn năm. Các tác giả tập trung phân tích làm rõ những quy định của BLTTHS về các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam. Bên cạnh đó tác phẩm cũng đã phân tích một số vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam. Cuốn " Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” của Nguyễn Mai Bộ - Nhà xuất bản CAND 1997. Tác phẩm này lần đầu tiên đề cập đến tất cả các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS. Trong đó tác gia phân tích tương đối chi tiết các quy định của pháp luật về các biện pháp ngăn chặn, luận giải và nêu ra các ý kiến xung quanh việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Ngoài ra còn có các tài liệu đơn lẻ, một số bài viết trên các tạp chí Trật tự an toàn xã hội, tạp chí Toà án nhân dân, tạp chí Dân chủ và pháp luật, tạp chí Kiểm sát Các tài liệu này cũng chỉ mới khai thác được một số vấn đề về cách thức phương pháp áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gần đây cũng đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biện pháp ngăn chặn. Trong đó có một luận án tiến sĩ nghiên cứu chung về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Một số luận văn thác sĩ khác nghiên cứu về tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn ở một số địa phương hoặc đối với đối tượng là người chưa thành niên. Trong một số tài liệu có tính chất hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cuốn "Sổ tay điều tra hình sự" - Nhà xuất bản CAND 1986, "Giáo trình chiến thuật điều tra hình sự" của Trường Đại học CSND đã nêu rõ hơn về việc chỉ dẫn trong thực tế. Song việc vận dụng đa dạng ở từng địa phương còn tuỳ thuộc nhiều vào các hướng dẫn cụ thể, ý kiến chỉ đạo, các tài liệu trong các cuộc họp rút kinh nghiệm của công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn cụ thể qua điều tra vụ án. Tuy nhiên trong đó vẫn chưa đề cập đến những vướng mắc, khó khăn cũng như đưa ra giải pháp cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt. Xuất phát từ tình hình đó cho nên tôi dã lựa chọn đề tài:" Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với một số đối tượng đặc biệt" nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết nói trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số đối tượng đặc biệt, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong đó chú trọng các yêu cầu về chính trị và nghiệp vụ đối các đối tượng đó. Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu phải giải quyết được những nhiệm vụ sau: - Phân tích làm rõ địa vị pháp lý, đặc điểm của các đối tượng đặc biệt; làm rõ vai trò lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đồng thời liên hệ đến các chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành Công an cũng như các văn bản pháp lý quốc tế có liên đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, từ đó chỉ ra những bất cập của những yêu tố pháp luật, chủ trương, chính sách và chỉ dẫn nghiệp vụ về vấn đề này để có các kiến nghị nhằm hoàn thiện về lí luận và cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số đối tượng đặc biệt. - Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt ở nước ta trong khoảng từ năm 2000 đến nay nhằm tìm ra những kinh nghiệm hay, những khó khăn vướng mắc, những điều bất hợp lý khi áp dụng trên thực tế các biện pháp ngăn chăn đối với các đối tượng đặc biệt cũng như những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vấn đề còn tồn tại đó. - Đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm do các đối tượng đặc biệt thực hiện trong thời gian tới và những yếu tố tác động đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Từ đó, đưa ra các giải pháp trên các phương diện pháp lý, các chỉ dẫn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói riêng và quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung liên quan đến các đối tượng đặc biệt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với loại đối tượng đặc thù là đại biểu cơ quan dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; các chức sắc tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng, người có quy tín trong các dân tộc thiểu số, người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam trong qua trình giải quyết vụ án hình sự. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người nước ngoài trong phạm vi cả nước trong đó chú trọng một số địa phương trọng điểm từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng tiền sử áp dụng biện pháp ngăn chặn để đối chiếu, kết hợp việc khảo sát thực tế; phương pháp chuyên gia, phỏng vấn bằng cách tọa đàm, trao đổi ý kiến với lãnh đạo chủ chốt và các cán bộ làm công tác nghiên cứu, các đồng nghiệp hoạt động thực tế trong lĩnh vực điều tra tội phạm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đồng thời góp phần xây dựng cách thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt bên cạnh những thủ tục pháp lý tố tụng. Về thực tiễn, nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng khai thác trong quá trình biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, dạy và học trong các trường Công an nhân dân; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cán bộ đang làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh với loại tội phạm này từ đó chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, sự chỉ đạo của Bộ Công an về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng trên trong thực tế. 6. Cấu trúc của đề tài - Phần mở đầu - Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Nhận thức chung các đối tượng đặc biệt và các quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt Chương 3: Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt - Phần kết luận

doc157 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5162 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với một số đối tượng đặc biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à yếu tố sinh học trong nhân thân người phạm tội. Các học thuyết sinh vật học coi yếu tố sinh học là cái quyết định sự hình thành phát triển nhân cách, hệ thống nhu cầu, phẩm chất đạo đức, hành vi ứng sử của con người. Bằng hàng loạt các kiến thức sinh vật học, nhân chủng học, di truyền học, tâm thần học... các nhà tội phạm học tư sản theo khuynh hướng này đã quy các nguyên nhân của tội phạm về các đặc điểm sinh học trong nhân thân người phạm tội. Họ đã tuyệt đối hoá vai trò của sinh học trong nhân thân con người, phủ nhận vai trò của các điều kiện, hoàn cảnh xã hội trong quá trình hình thành nhân cách, hành vi ứng xử của con người. Trái với các học thuyết sinh vật học tội phạm, các nhà tội phạm học tư sản theo thuyết xã hội học tội phạm đã hạ thấp và trên thực tế gần như phủ nhận vai trò các yếu tố sinh học trong nhân thân con người, coi con người thuần tuý là sản phẩm của văn hoá, xã hội và kinh tế. E.Saterlend (Mỹ) coi tội phạm là kết quả của quá trình “giáo dục” đối với các cá nhân ở các tiểu nhóm, ở gia đình, trên đường phố... Ong cho rằng nhân tố “bắt chước làm theo” đòng vai trò cơ bản trong việc hình thành nên tác phong hành động phạm tội của cá nhân. Durkheim (Pháp) và những người theo thuyết chức năng coi con người dường như chỉ là những thực thể thụ động là những cái máy vận hành theo những vai trò mà xã hội đã định trước nhằm đảm bảo hài hoà có trật tự của xã hội. Theo họ, xã hội sẽ hoạt động một cách bình thường trong “sự cố kết xã hội” và được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội, mà trước hết là các quy phạm pháp luật. Do vậy, chính trình trạng thiếu quy phạm hoặc quy phạm không rõ ràng, không được thông tin đầy đủ sẽ làm cho con người mất phương hướng, gây rối loạn chức năng xã hội (mất đi sự cố kết xã hội). Các học thuyết khác như thuyết đô thị hoá, công nghiệp hoá, xung đột văn hoá... đều coi yếu xã hội là cơ bản trong nhân thân người phạm tội, là nguyên nhân chính gây ra tội phạm trong xã hội. Ngoài ra, trong tội phạm học tư sản còn tồn tại các học thuyết nào thì các nhà Tội phạm học tư sản vẫn chưa khám phá bản chất thực sự của con người phạm tội, chưa chỉ ra được nguyên nhân đích thực dẫn đến hành vi phạm tội của con người. Các quan điểm đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, suy cho cùng điều nhằm các mục đích: che dấu sự bất bình đẳng giữa con người trong xã hội tư bản, phủ nhận nguồn gốc, bản chất giai cấp của tội phạm; khẳng định tội phạm và nguyên nhân của nó có trong ở mọi xã hội, xã hôị chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại trừ được tội phạm ra khỏi đời sống xã hội của mình. 1.3.2 Quan điểm của tội phạm học xã hội chũ nghĩa Tội phạm học xã hội chủ nghĩa đánh giá vai trò của các yếu tố xã hội và sinh học trong nhân thân người phạm tội xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất và quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người. Trong lịch sử của nền văn minh nhân loại, con người vừa là chủ thể của xã hội lại vùa là chủ thể sinh học có mối quan hệ rất mật thiết và phức tạp, trong đó sự tiến hoá sinh học tạo tiền đề cho tiến hoá xã hội, sự tiến hoá xã hội quy định bản chất của con người. Trong mổi con người cụ thể luôn luôn có sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố xã hội và sinh học. Yếu tố xã hội quyết định, còn yếu tố sinh học alf điều kiện vâtỵ chất, tiền đề cho sự hình thành, phát triển bản chất xã hội và nhân cách con người. Như vậy giải thích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm không chỉ thuần tuý dựa vào yếu tố sinh học hay yếu tố xã hội trong nhân thân người phạm tội, nhưng cũng không nên kết hợp 1 cách chiết trung cả 2 yếu tố đó. “yếu tố sh và yếu tố xã hội không phải là song song tồn tại trong con người mà là môi giới cho nhau, thân nhạp vào nhau và in dấu ấn lên toàn bộ hoạt động của con người” (CNXH và nhân cách – NXB sách giáo khoa mác lênin, HN 1983, Tr 26). Tộ phạm học XHCN nhấn mạnh vai trò quyết định của yếu tố xã hội và không thừa nhận có hiện tượng bẩm sinh, di truyền tội phạm trong nhân thân người phạm tội. Tội phạm là hiện tượng xã hội nên không thể giải thích bằng các quy luật sinh học. Dĩ nhiên các đặc điểm thần kinh, các nét cơ bản của khí chất, tính cáh có ảnh hưởng đến hành vi con người, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định. Con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội, nhưng con người có thể trở thành người phạm tội. Tính cách có ảnh hưởng đến hành vi con người, nhưng đó không phải là các yếu tố quyết định. Con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội. Tính cách con người không phải là phẩm chất bẩm sinh và bất biến, chúng được hình thành từ ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Nhà sinh lý học người Nga Xểtênôp trong công trình nghiên cứu “ phản xạ của nảo “ đã khẳng định: Lượng thần kinh hoạt động của con người có tới 999/1000 sinh ra do sự giáo dục theo nghĩa rộng của từ này, và chỉ 1/1000 phụ thuộc vào tính cá thể. Do đó, tội phạm học XHCN tin tưởng rằng có thể giáo dục cải tạo người phạm tội, tội phạm không phải là hiện tượng vĩnh hằng, nếu những nguyên nhân của tội phạm hoàn toàn bị loại bỏ thì tội phạm cũng tiêu vong. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tội phạm học XHCN bỏ qua hay coi nhẹ các yếu tố sinh học, nhất là các yếu tố có ý nghĩa trong việc hình thành hành vi phạm tội. Khoa học ngày nay đã phát hiện sự liên quan của các đặc điểm tâm sinh lý trong quá trình sống có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của con người và đóng vai trò như những điều kiện thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hình thành một hành vi nào đó. Trong thực tế, có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm như hành vi do người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều kiển hành vi của mình. Đây là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự nên không phải là chủ thể của tội phạm, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh( điều 13 và 14 BLHS). Lại cũng có những người có khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần mà ảnh hưởng đến cách xử sự, khả năng tự kìm chế các quyết định, hành vi không đúng đắn. Chẳng hạn người bị bệnh thái nhân cách, bị tổn thương nảo, nghiện ma tuý, say rượu hoặc các chất kích thích mạnh khác... những người này tuy không bị mất khả năng nhận thức và khả năng điều kiện hành vi nhưng lại giảm khả năng chống đỡ đối với các tác động, của hoàn cảnh, khả năng tự kìm chế kém dễ dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Trong những trường hợp đó họ vẫn có năng lực trách nhiệm hình sự ( năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế) nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự ( điều 14 BLHS). Tòm lại, trong nhân thân người phạm tội, yếu tố xã hội đóng vai trò quyết định nhưng không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến hình thành hệ thống động cơ xử sự của người phạm tội. Yếu tố sinh học tuy không phải là yếu tố quyết định, nhưng nó là tiền đề của các yếu tố xã hội và trong chừng mực nhất định nó cũng có ảnh hưởng tới việc hình thành hành vi của con người. Do đó, nghiên cứu một cách toàn diện tội phạm và con người tội phạm không chỉ nghiên cứu vai trò quyết định của các yếu tố xã hội mà còn phải phát hiện ra những đặc điểm về các thuộc tính sinh học của nhân thân người phạm tội có liên quan đến việc thực hiện tội phạm. Cóa như vậy chúng ta mới xác định chính xác những nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy con người thực hiện hành vi phạm tội, từ đó đề ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm một cách triệt để. 1.4. ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội. Nhân thân người phạm tội là đối tượng được nhiều ngành khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên với những mục đích khác nhau và bằng những phương pháp nghiên cứu khác nhau nên góc độ tiếp cận đối với vấn đề nhân thân người phạm tội của mổi ngành khoa học cũng không giống nhau. Tội phạm học với tư cách là một khoa học chuyên nghiên cứu về tội phạm và người phạm tội cùng những nguyên nhân và điều kiện của nó để đề ra các biện pháp phòng ngừa, cho nên vấn đề nhân thân người phạm tội được nghiên cứu một cách khá toàn diện và mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiển. Trước hết việc nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội góp phần phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận của chính ngành tội phạm học. Bằng mnhững nghiên cứu tổng quát về nhân thân người phạm tội nòi chung và những số liệu về các loại người phạm tội cụ thể góp phần làm rõ thực trạng cơ cấu, diển biến của tình trạng tội phạm và dự đoán xu hướng của nó trong tương lai. Nghiên cứu cụ thể về các dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm tội cho thấy rõ mnhững ảnh hưởng tác động của các yếu tố sinh học và xã hội trong bản thân con người phạm tội cũng như những hoàn cảnh xã hội bên ngoài vẫn đến việc hình thành nhân cách sai lệch, với những phẩm chất các nhân tiêu cực là những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh hành vi phạm tội. Từ những kết quả nghiên cứu cụ thể đó mà tội phạm học đề ra biện pháp phòng ngừa tội phạm đối với từng loại mngười một cách thích hợp. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho các ngành khoa học pháp lý khác sử dụng làm tài liệu để tiếp tục đi sâu nghiên cứu, xem xét các đối tượng của mình, đồng thời là cơ sở để áp dụng các phương pháp, biện pháp trong thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đói với khoa học luật hình sự, nhữnh thông tin về những các đặc điểm dấu hiệu trong nhân thân người phạm tội được khoa học luật hình sự khái quát hoá để nghiên cứu đưa ra những quy phạm pháp luật cụ thể quy định về như: dấu hiệu chủ thể của tội phạm, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những trường hợp được miễn, giảm hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt hoặc áp dụng các biện pháp tư pháp,… ngoài ra ,cũng nhớ rằng nhân thân người phạm tội là một trong những chứng cớ để Toà án quyết định hình phạp đối với người có tội (điều 45 – Bộ luật hình sự 1999 của nước cộng hoà XHCNVN). Khoa học luật tố tụng hình sự dựa vào những thông tin phản náh vaf nhân thân người phạm tội như độ tuổi, giới tính, dân tộc, đặc điểm tâm sinh lý, tiền án, tiền sự ….đề ngiên cứu đưa ra những quy phạm pháp luật quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố xét xử, thi hành án đối với người phạm tội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý đúng người đúng tội, đãm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Nhà nước ta. Dấu hiệu pháp lý về tội phạm và chủ thể của tội phạm được quy định thống nhất, song mổi vụ phạm tội luôn luôn mang tính cá biệt do tính cá biệt của hoàn cảnh và đối tượng thực hiện tội phạm. Khoa hoch Điều tra hình sự dựa trên cơ sở những thông tin về nhân thân người phạm tội như một trong những căn cứ để nghiên cứu phương pháp chiến thuật, những biện pháp điều tra thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội phù hợp với từng loại đối tượng. Trong hoạt động điều tra vụ án, thông tin phản ánh về nhân thân người phạm tội giúp cho việc sàng lọc đối tượng, phát hiện nhanh chóng, chính xác tội phạm và người phạm tội, áp dụng các biện pháp cần thiết cũng như những biện pháp tác động tâm lý, cảm hoá đối tượng trong hỏi cung, đối chất, khám xét thu giữ vật chứng… Khoa học quản lý, giáo dục người phạm tội dựa vào nhân thân người phạm tội và những phương pháp phân loại người phạm tội để nghiên cứu các hình thức, phương pháp giáo dục quản lý người phạm tội, lập phương án phát triển trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, xây dựng quy chế tại các trại giam, cơ sở giáo dục đó… Việc thi hành hình phạt hoặc áp dụng các biện pháp tư pháp đối với từng người phạm tội sẽ không đạt kết quả nếu không có sự phân công hợp lý dựa vào đặc điểm nhân thân của họ. Chẳng hạn như: Xếp phạm nhân vào buồng nào, trại nào, họ phải làm việc gì trong quá trình cải tạo, chế độ học tập sinh hoạt áp dụng đối với từng loại người, hoặc những trường hợp cải tạo không giam giữ, quản chế, bắt buộc chữa bệnh… cần phải có quy chế quản lý giám sát, kết hợp sự giáo dục như thế nào… Trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, những kết quản mnghiên cứu về nhân thân người phạm tôị sẽ cho chúng ta cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Biện pháp phòng ngừa chung trong từng lĩnh vực, địa bàn, đối với từng loại người nhất định được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu về nhân thân người phạm tội nói chung và nhân thân của những người phạm tội có sự giống nhau về loại tội phạm được thực hiện hoặc theo nội dung của những đặc điểm có ý nghĩa trong nhân thân người phạm tội. Chẳng hạn: Phòng mngừa tái phạm, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, phòng ngừa tội phạm do nông dân, công nhân vueen chức nhà nước, học sinh, sinh viên, quân nhân, người không nghề nghiệp…gây ra. Các biện pháp phòng ngừa cá biệt được tiến hành dựa trên những nghiên cứu nhân thân người phạm tội cụ thể, với những khám phá bí mật của sự hình thành nhân cách người phạm tội, một thành tố quan trọng để thể hiện bản sắc riên của từng con người phạm tội. Việc làm rõ các phẩm chất cá nhân tiêu cực vốn có của người phạm tội như các đặc điểm tâm lý, quan điểm, nhận thức cuộc sống, nhu cầu sở trường, sở thích, thói quen… cùng những tác động thường xuyên của môi trường xã hội xunh quanh người phạm tội( gia đình, nhà trường, nơi làm việc, cư trú) giúp cho công tác soạn thảo các biện pháp phòng ngừa và phân côn trách nhiệm cho từng chủ thể trong hoạt động phòng ngừa tội phạm được cụ thể, rõ ràng, hợp lý, đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn góp phần đề ra những chính sách kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục… phục vụ con người, thực hiện chiến lược vì con người nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi thành viên trong xã hội, tạo tiền đề cho việc xây dựng con người mới theo định hướng XHCN. 2.Những dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm tội . Dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm tội là tập hợp những thông tin phản ánh những đặc điểm chủ yếu về người phạm tội, thể hiện bản chất tiêu cực của con người đã thực hiện tội phạm. Trong tội phạm học, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội thường được tiến hành ở ba mức độ khác nhau; Mức độ cá biệt: nhân thân người phạm tội cụ thể( cá nhân người phạm tội) với những thông tin phản ánh những đặc điểm chủ yếu về một con người cụ thể đã được thực hiện hành vi phạm tội. Mức độ nhóm: nghiên cứu loại, dạng người phạm tội được phân loại theo sự giống nhau về loại tội phạm đã thực hiện hoặc theo nội dung của những dấu hiệu nhất định trong nhân thân người phạm tội. Mức độ chung: Ngiên cứu người phạm tội nói chung trong xã hội với những thông tin tổng hợp phản ánh về những đặc điểm, dấu hiệu, những yếu tố cấu tạo nên nhân thân người phạm tội một cách chung nhất, ở tầm vĩ mô trong phạm vi một lĩnh vực, một địa phương hay toàn quốc. Ơ mổi mức độ, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có chiều sâu và độ khái quát khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung nhất khi mnghiên cứu nhân thân người phạm tội là cần phải nắm bắt được những nội dung cần thiết về con người phạm tội, xác định được những yếu tố, điều kiện, môi trường hình thành nhân thân người phạm tội. Những nội dung đó được tập hợp trong hệ thống cá dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm tội và có thể chia làm 3 nhóm như sau: Nhóm dấu hiệu xã hội - nhân khẩu Nhóm dấu hiệu đạo đức – tâm lý. Nhóm dấu hiệu pháp luật hình sự. 2.1 Nhóm dấu hiệu xã hội - nhân khẩu. Những đấu hiệu xã hội - nhân khẩu trong nhân thân người phạm tội cũng giống như trong nhân thân của con người nói chung bao gồm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội… Những dấu hiệu xã hội này bản thân chúng không có ý nghĩa về mặt hình sự, bởi chúng tồn tại trong nhân thân bất kỳ người nào. Tuy nhiên, tập hợp những thông tin về đấu hiệu xã hội – nhân khẩu thu được qua thống kê hình sự sẽ cho chúng ta những cơ sở để rút ra kết luận quan trọng khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội. Mặt khác, nếu kết hợp những dấu hiệu riêng biệt của người phạm tội thì những dấu hiệu xã hội - nhân khẩu sẽ giúp cho chúng ta hiểu trọn vẹn về nhân thân người phạm tội và có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra và thực hiện các biện pháp giáo dục người phạm tội, phòng ngừa tội phạm. 2.1.1. giới tính. Nghiên cứu dấu hiệu giới tính trong nhân thân người phạm tội cụ thể là việc xác định người phạm tội thuộc giới tính nam hay nữ. Ơ mức độ tổng hợp, dấu hiệu này cho thấy tỷ lệ phạm tội giữa các giới khác nhau. Trong thực tế cuộc đấu tranh chống tội phạm ở nước ta hiện nay, tỷ lệ nữ giới phạm tội thấp hơn nhiều hơn so với nam giới. Trung bình cứ 100 người phạm tội thì có khoảng từ 6- 10 người là nữ. Điêudf này cho thấy nam giới dễ bị tácđộng bởi những yếu tố tiêu cực của môi trường và điều kiện sống, những thói hư tật xấu trong xã hội, tư đó hình thành những phẩm chất cá nhân tiêu cực, cộng thêm khả năng điều chỉnh hành vi kém, dể đi vào con đường phạm tội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cơ cấu người phạm tội xét theo giới tính đang có sự thay đổi. Tỷ lệ mnữ giới phạm tội có khuynh hướng tăng lên và các loại tội phạm do họ thực hiện ngày càng đa dạng. Ngoài những tội phạm chủ yếu mà trước đây nữ giới thường phạm phải là: trộm cắp, lừa đảo, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, hành nghề mê tín dị đoan… thì nay trong danh mục đó có thêm nhiều loại tội phạm nguy hiểm như: Bắt cóc trẻ em, buôn bánphụ nữ, chứa mại dâm, môi giới mại dâm, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các chất ma tuý… Đặc biệt đã xuất hiện một số băng nhóm tội phạm có sự tham gia của phụ nữ, thạm chí với vai trò cầm đầu, đã gây ra nhiều vụ rất nghiêm trọng như :giết người, cướp tài sản, bắt cóc tống tiền, cưởng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích… làm cho tình hình TTATXH thêm phức tạp. 2.1.2. Lứa tuổi. Trong đời sống con người phải trãi qua nhiều giai đoạn trưởng thành sinh lý: ấu thơ, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên, già. Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, cùng với những kinh nghiệm sống mà cá nhân tích luỹ được trong quá trình giao tiếp xã hội, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi của con người. Vì vậy, nghiên cứu thông tin về độ tuổi của con người phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm của từng lứa tuổi cũng như ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện tội phạm, từ đó có cách sắp xếp thứ tự ưu tiên trong phòng ngừa và điều tra, xử lý tội phạm đối với từng lứatuổi cho phù hợp. Thực tế cuộc đấu tranh chống tội phạm cho thấy người phạm tội ở độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó những người từ 31 đến 45 tuổi và những người chưa thành niên (từ 14 đến 18 tuổi), còn những người trên 45 tuổi phạm tội chiếm tỷ lệ ít hơn. Đối với từng lứa tuổi khác nhau thì cơ cấu tội phạm được thực hiện cũng có những đặc trưng khác nhau. Chẳng hạn, các tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện nhiều nhất phải kể đến các tội xâm phạm sỡ hữu công dân trong đó chủ yếu là trộm cắp sau mới đến các tội cướp, cướp giật và lừa đảo. Các tội sử dụng bạo lực thường được thực hiện bởi những người có độ tuổi từ 18 đến 30. Còn các tội phạm kinh tếm, tội phạm chức vụ và các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia chủ yếu do những người ở độ tuổi từ 30 trở lên thực hiện. 2.1.3. Trình độ học vấn. Trình độ học vấn là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ nhận thức thế giới xung quanh và sự phát triển trí tuệ con người. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội nói chung và hành vi phạm tội nói riêng. Nghiên cứu trính độ học vấn của người phạm tội chẳng những giúp cho chúng ta có cơ sở để tìm hiểu về quá trình hình thành nhân cách sai lệch của họ (mà giáo dục là một trong những yếu tố nhất định) mà còn cho chúng ta những thông tin về đặc điểm, tính chất, mức độ… của tình trạng tội phạm do những người có trình độ học vấn khác nhau gây ra. Thực tế cho thấy, trình độ học vấn của người phạm tội nhìn chúng thấp hơn so với những người không phạm tội cùng lứa tuổi (do nhiều nguyên nhân khác nhau) đã làm biến dạng sự nhận thức về thế giới xung quanh, cản trở sự hiểu biết đầy đủ về những nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội, về sự tuan thủ nguyên tắc ứng xử trong xã hội (kể cả những nguyên tắc đạo đức cũng như nguyên tắc được quy định trong luật pháp). Nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay cho thấy : Trong tổng số người phạm tội ở độ tuổi này thì có 44% đang học dở tiểu học; 43,3% đang học dở trung học cơ sở; 2,3% đang học dở trung học phổ thông và 5,4% hoàn toàn không bioết đọc bết viết. Học lực của những người chưa thành niên phạm tội thường là yếu kém: 60,7% bị lưu ban từ một lần trở lên; 40,7% bị nhà trường thi hànhkỷ luật cảnh cáo hoặc bị đuổi học. Những người có trình độ học vấn khác nhau thì loại tội phạm họ thường phạm phải cũng khác nhau. Chẳng hạn, những người có trình độ học vấn thấp thường phạm các tội phạm có sử dụng bạo lực hoặc các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng… còn những người có trình độ học vấn cao thường phạm các tội phạm kinh tế, tội phạm có chức vụ. 2.1.4.Trình độ học vấn. Địa vi xã hội của một người thường đi liền với nghề nghiệp của người đó và phụ thuộc vào trình độ học vấn của chính họ. Trình độ học vấn cao hay thấp sẽ tạo khả năng thuận lợi hay khó khăn trong việc tiếp nhận sự đào toạ nghề nghiệp, bố trí việc làm cho người lao động, và chính nghề nghiệp sẽ tạo ra và củng cố địa vị của họ trong xã hội. 2.1.4. Nghề nghiệp, địa vị xã hội. Địa vị xã hội của một người thường đi liền với nghề nghiệp của họ, trình độ học vấn của chính họ. Trình độ học vấn cao hay thấp sẻ tạo khả năng thuận lợi hay khó khăn trong việc tiếp nhận sự đào tạo nghề nghiệp, bố trí việc làm cho người lao động, và chính nghề nghiệp sẽ tạo ra và cũng cố địa vị của họ trong xã hội. Trong nhân thân con người nói chung, nghề nghiệp, địa vị xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi ứng xử của mổi người và nó thường thể hiện những nhân cách riêng của từng loại người xét theo nghề nghiệp, địa vị xã hội. Đối với những người phạm tội cũng vậy, nghề nghiệp địa vị xã hội khác nhau thì khả năng “nhiểm tội” cũng khác nhau. Theo thống kê tội phạm thì đa số người phạm tội là người không có nghề nghiệp, hoặc nghề nghiệp không ổn định, do đó vị trí trong xã hội rất thấp. Đắc biệt đối với những người phạm tội thuộc loại tái phạm, tái phạm nghuy hiểm thì chỉ số này thường rất cao. Đối với những người có nghề nghiệp phạm tội thì phần lớn rơi vào trường hợp người lao động chân tay nặng nhọc và đơn giản như nông dân, công nhân cầu đường, xây dựng, bốc vác… Còn tri thức và người về hưu phạm tội ít hơn. Nghiên cứu dấu hiệu nghề nghiệp, địa vị xã hội trong nhân thân người phạm tội còn cho chúng ta những thông tin phản ánh về cơ cấu tội pạhm trong từng ngành, từng lĩnh vực trong đời sống xã hội. Từ đó cho thấy giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội phải luôn chú trọng đến các hoạt động giáo dục, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, tạo cho họ khả năng lao động, có thu nhập chính đáng để thoả mãn những nhu cầu của con người trong cuộc sống. Mặt khác trong các hoạt động phòng ngừa tôih phạm cũng cần tập trung vào loại nghề nghiệp nhất định, và từng loại người nhất định để đề ra biện pháp phòng ngừa thích hợp. 2.1.5. Hoàn cảnh gia đình. Hoàn cảnh gia đình và sự thay đổi của nó có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của con người. Cùng với các môi trường giáo dục khác , gia đình là nơi định hướng cho các hành vi ứng xử của mổi thành viên. Nghiên cứu dấu hiệu hoàn cảnh gia đình trong nhân thân người phạm tội là nghiên cứu ở các khía cạnh: Quan hệ gia đình, thành phần gia đình và hoàn cảnh kinh tế gia đình với những tác động của nó tới người phạm tội. Về quan hệ gia đình: Đó là những thông tin phản ánh về tình trạng hôn nhân của người phạm tội ( đã kết hôn hay chưa, quan hệ vợ chồng con cái…) và quan hệ với các thành viên khác trong gia đình( On, bà, bố, mẹ, anh chị em ruột…). Các nghiên cứu về người phạm tội cho thấy: nhìn chung những người có gia đình (đã kết hôn) phạm tội ít hơn những người chưa cs gia đình. Phần lớn các trường hợp chính nhân tố gia đình đã có tác đọng tích cực đến cách xử sự của các thành viên, đồng thời gia đình giử vai trò kiểm soát hành vi của các thành viên, hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp người phạm tội sống trong gia đình có cơ cấu không hoàn thiện (bố hoặc mẹ chết, ly hôn, ly thân), gia đình sống bất hoà hoặc có thành viên thường xuyên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức. Về thành phần gia đình: thông tin về thành phần gia đình của người phạm tội chủ yếu có ý nghĩa nghiên cứu các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Những người phạm loại tội này thường rơi vào những gia đình thuộc tầng lớp của giai cấp bóc lột cũ hoặc người đã có thời gian làm việc cho chính quyền cũ đã bị lật đổ. Về hoàn cảnh kinh tế gia đình: Đó là những thông tin về tình trạng kinh tế gia đình của người phạm tội bao gồm: Nguồn thu nhập, mức thu nhập, kiều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, phương tiện đi lại… Nghiên cứu nhân thân người chưa thành niên phạm tội cho thấy: 79% các em sống trong gia đình đông con; 32,3% sống trong gia đình có hoàn cảnh nghèo đói; 40,7% sống trong gia đình đủ ăn; 24,6% sống trong gia đình khá giả. Điều đó cho thấy hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã đẩy cho các em vào con đường phạm tội, nhưng trong những hoàn cảnh khác, chính sự thiéu quan tâm của bố mẹ cũng góp phần nhuộm đen một phần đời của các em. 2.1.6. Quan hệ xã hội. Nghiên cứu quan hệ xã hội của người phạm tội túc là chúng ta tìm hiểu về sự gắn bó, ảnh hưởng qua lại giữa người phạm tội với những người xunh quanh (ngoài quan hệ gia đình). Đó là các quan hệ bạn bè thân thiết, quan hệ trong các nhóm, tổ chức, đoàn thể xã hội hay các câu lạc bộ mà người phạm tội có tham gia sinh hoạt. Những thông tin phản ánh về quan hệ xã hội của một người trog chừng mực nhất định có thể giúp chúng ta lý giải pphần nào về thái độ và hành vi xử sự của người đó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống, từ đó có những tác động tích cực nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội. Đối với mngười phạm tội, nghiên cứu quan hệ xã hội cần phải lưu ý tới những mối quan hệ bất bình thường của họ. Điều đó giúp ích rất nhiều cả trong định hướng điều tra cũng như trong phòng ngừa tội phạm. Ngoài những dấu hiệu chính kể trên, những dấu hiệu khác thuộc nhóm dấu hiệu xã hội nhân khẩunhư: dân tộc, tôn giáo, nơi cư trú, những vị thế xã hội của người phạm tội… cũng có ý nghĩa quan trọng trong nhân thân người phạm tội. Tổng hợp mhiều dấu hiệu xã hội nhân khẩu học trong nhân thân người phạm tội sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc về người phạm tội, từ đó có các biện pháp phòng ngừa hứu hiệu. 2.2. nhóm dấu hiệu đạo đức, tâm lý: tổng hợp những thông tin về các dấu hiệu xã hội – nhân khẩu học cho chúng ta cái nhìn bao quát về nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những dấu hiêuụ ben ngoài, nó chưa cắt nghĩa được lý do tại sao người đó lại phạm tội. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải đi sâu nghiên cứu nghiên cứu mặt bên trong của nhân thân người phạm tội được thể hiện trong nhân cách của người phạm tội mà hiện nat nó được nó đang được nhiều nhà tội phạm học để tâm nghiên cứu. 2.2.1. Đặc điểm phẩm chất đạo đức của người phạm tội. Phẩm cdhất đạo đức là 1 trong những những bộ phận cấu thành nhân cách con người. Nó không phải là thứ có sẵn ngay từ khi con người mới được sinh ra mà được hình thành dần trong quá trình sống của mỗi con người dưới sự tác đọng của môi trường gia đình, nhà trường, xã hội. Phẩm cất ddaoj đức của con người thể hiện ở hệ thống quan điểm, thái độ, nhận thức của người đó đối với các giá trị đạo dức xã hội. Chẳng hạn đối với tổ quốc, đối với nghĩa vụ của công dân, với lao động, với pháp luật, trật tự kỷ cương của xã hội, của tập thể, đối với giua đi8nhf, với những ngươiù xung quanh và với chính bản thân. Khi người đó định hướng với những các giá trị nào đó cho là chủ yếu thì chúng ta có thể đánh giá được khuynh hướng phát triển của nhân cách mức độ biến dạng của nhân cách theo hiều hướng nào đối với lợi ích của xã hội. Phẩm chất đạo đức của con người thường được bộc lộ ra bên ngoài thông qua các hành vi, cáh ứng xử cụ thể của người đó trong những điều kiện hoàn cảnh thực tế. Nghiên cứu về người phạm tội cho ta thấy đa số họ có sự nhận thức không đúng hoặc không đầy đủ về các giá trị đạo đức xã hội vì vậy, thường có thái độ tiêu cực đối với các giá trị đó. Đối với họ lợi ích cá nhân là trên hết, lợi ích chung chỉ được chiếu cố khi không ảnh hưởng đến lợi ích riêng mình, vì vậy khái niệm tổ quốc chỉ là mơ hồ nghĩa vụ công dân thì tìm cách trốn tránh không muốn lao động vất vả nhưng lại ham hưởng thụ sung sứơng…trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ công dân và các tộ xâm phạm sở hữu, đa số người phạm tội thuộc loại lười lao động ích kỷ tàn ác ở các loại tội phạm khác, phần lớn trong số những người phạm tội có đạo đức kém, tuy ở mổi người có mức độ không giống nhau. 2.2.2 đặc điểm tâm lý người phạm tội. Cùng với đặc điểm về phẩm chất đạo đức, các đặc điểm tâm lý của người phạm tội cho chúng ta thấy rõ hơn vì sao những điều kiện hoàn cảnh nhất định một con người lại thực hiện hành vi phạm tội. Những đặc điểm tâm lý của người phạm tội được nghiên cứu ở các góc độ: Đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc điểm tâm lý xã hội, đặc điểm tâm lý pháp luật của người phạm tội. Những đặc điểm tâm lý cá nhân của người phạm tội thể hiện ở nhu cầu, hứng thú, sở thích thói quen, niềm ham mê, ước vọng, xúc cảm, tình cảm, kiểu khí chất… Những đặc điểm này cũng tồn tại ở những người biình thường khác, tuy nhiên ở những người phạm tội thì phần đông là có nhu cầu, hứng thú thấp kém, với những thói hư tật xấu và đặc biệt là biện pháp để thoả mãn những nhu cầu, hứng thú đó thường là trái pháp luật, kể cả pháp luật hình sự. Đối với mỗi loại tội phạm khác nhau thì đặc điểm tâm lý trng con người họ cũng khác nhau, chẳng hạn, người phạm tội lần đầu tâm lýd khác với những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm; người phạm tội xâm phạm sở hữu có nhu cầu, hứng thú khác với những người phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người; người phạm tội thuộc các lứa tuổi, địa vị xã hội … khác nhau cũng có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Do con người phạm tội luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp nên trong mỗi con người còn có cả các đặc điểm tâm lý xã hội, được thể hiện dưới các hình thức như: tình cảm cộng đồng, tâm trạng nhóm, phong tục tập quán, nghi lể… những đặc điểm này được hình thành trong quá trình giao tiếp giữa bản thân người phạm tội với cá nhân khác trong cùng quan hệ cộng đồng, tập thể, nhóm xã hội. Tâm lý pháp luật là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu, xem xét đối với người phạm tội. Đặc điểm tâm lý pháp luật trong nhân thân người phạm tội thể hiện sự nhận thức về pháp luật, thái độ, tình cảm, xúc cảm… đối với pháp luật của người phạm tội. Nhìn chung người phạm tội có hiểu biết rất thấp về pháp luật, trong khi đó lại có thái độ không tôn trọng pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhiều người trong số họ tin vào khả năng trốn tránh được sự trừng phạt của pháp luật và luôn có hy vọng rằng cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ không phát hiện, làm rõ được hành vi của phạm tội của mình. Khi bị bắt , hầu hết người phạm tội tìm mọi cách phủ nhận hoặc giảm nhẹ tội của mình và đổ tội cho người khác. Cá biệt có những người phạm tội nguy hiểm không công nhân pháp luật xuất phát từ tư tưởng chống đối chế độ, chống lại lợi ích xã hội nói chung. Toàn bộ đời sống tâm lý của con người nói chung rất phức tạp và đang dạng, đối với người phạm tội cũng vậy. Việc tìm hiểu khám phá những đặc điểm tâm lý người phạm tội vì thế cũng khkông phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi chúng ta phải có những kiến thức nhất định về tâm lý học, nhất là tâm lý học tội phạm. Cùng với những đặc điểm dấu hhiệu về xã hội – nhân khẩu, những đặc điểm về đạo đức tâm lý của người phạm tội giúp cho hoạt động phòng ngừa tội phạm tìm ra những biện pháp tác động phù hợp với từng loại đối tượng có những phẩm chất đạo đức tâm lý khác nhau. Mặt khác, nghiên cứu tâm lý đạo đức, tâm lý người phạm tội cũng phục vụ đắc lựccho hoạt động điều tra, xử lý người phạm tội được nhanh chóng, chính xác cvà có biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội đạt hiệu quả cao. Nhóm dấu hiệu pháp luật hình sự. Nhóm dấu hiệu pháp luật hình sự bao gồm những dấu hiệu thể hiện tính chất nguy hiểm của tội phạm và của nhân thân người phạm tội. Đối với những người bình thường khác thì đặc điểm nhân thân của họ không có những dấu hiệu này. Vì vậy, đây là căn cứ để phân biệt giữa nhân thân người phạm tội với nhân thân người bình thường (không phải là người phạm tội). Các dấu hiệu pháp luật hình sự trong nhân thân người phạm tội bao gồm: Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; Động cơ, mục đích phạm tội; Phạm tội một mình hay đồng phạm; Phạm tội lần đầu hay tái phạm; Các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ khác. 2.3.1. Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi không những là căn cứ để xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội có phải là tội phạm hay không (khoản 4 Điều 8 BLHS) mà còm được dùng làm căn cứ để phân loại tội phạm (khoản 2, 3 Điều 8 BLHS). Tại khoản 4 Điều 8 BLHS quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được xác định bởi: Tính chất của khách thể bị xâm hại; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện hành vi phạm tội; tính chất mức độ lỗi; động cơ mục đích thực hiện hành vi; mức độ hậu quả tác hại do hành vi gây ra; đặc điểm nhân thân người thực hiện hành vi và hoàn cảnh chính trị xã hội, thời gian địa điểm thực hiện hành vi… Tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội càng cao thì trách nhiệm hình sự của người thực hiện tội phạm càng nặng nề. Dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tộ, Bộ luật hình sự chia tội phạm thành 4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. Tội phạm nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù. Tội phạm rất nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Nghiên cứu loại tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện không chỉ cho ta thấy rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của họ mà còn có ý nghĩa rất lớn trong phòng ngừa, điều tra, xử lý và giáo dục người phạm tội. 2.3.2. Động cơ, mục đích phạm tội. Nghiên cứu động cơ, mục đích thực hiện tội phạm của người phạm tội vừa góp phần là rõ nguyên nhân thực hiện tội phạm của họ, đồng thời cũng giúp cho việc đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó. Trong khoa học pháp lý hình sự, động cơ, mục đích thực hiện tội phạm là những dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm. Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiên tội phạm. Mục đích phạm tội là yêu cầu cần đạt được và mong nuốn đạt được khi một người thực hiện hành vi phạm tội. Dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội nói chung không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cơ bản, trừ các trường hợp luật định, bởi lẽ không phải mọi tội phạm đều có động cơ mục đích phạm tội. Động cơ mục đích tội phạm thường được thể hiện trong các tội phạ được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Còn đối với những tội phạm được thực hiện phạm tội do vô ý thì không có động cơ mục đích phạm tội vì người phạm tội không mong muốn thực hiện tội phạm, trong những trường hợp đó nó chỉ thể hiện động cơ ứng xử các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Do động cơ phạm tội là động lực bên trong thức đẩy một người thực hiện hành vi phạm tội, và mục đích là yêu cầu cần đạt được kghi thực hiện hành vi đó cho nên động cơ phạm tội càng mãnh liệt, mục đích phạm tội càng rõ ràng thì tính chất của tội phạm càng nguy hiểm và hậu quả của tội phạm càng nghiêm trọng. Điều đó dẫn đến việc đánh giá tính chất nguy hiểm của chính nhân thân người phạm tội và giúp cho việc tìm ra những biện pháp tác động tích cực nhằm loại trừ động cơ phạm tội, ngăn cản mục đích tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại mà người phạm tội có thể gây ra cho xã hội. 2.3.3. Phạm tội một mình hay đồng phạm. Trong thực tế, tội phạm thường được thực hiện dưới một trong hai hình thức; Phạm tội một mình hay đồng phạm. Phạm tội một mình là trường hợp tội phạm được thực hiện bởi một người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy đình của Bộ luật hình sự. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên có ý cùng thực hiện một tội phạm (khoản 1 Điều 20 BLHS). Trong hai hình thức thực hiện tội phạm nói trên thì hình thức đồng phạm bao giờ cũng nguy hiểm hơn so với phạm tội một mình bỡi vì trong vụ án có đồng phạm những người phạ tội có thể hỗ trợ cho nhau ngay từ trước, trong và cả sau khi thực hiện tội phạm, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cho xã hội và gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Khi nghiên cứu đặc điểm này trong nhân thân người phạm tội, nếu có hình thức đồng phạm thì cần phải làm rõ được các nội dung sau: Thứ nhất, người phạm tội thuộc loại người nào trong đồng phạm. Bộ luật hình sự quy định có 4 loại người trong đồng phạm (khoản 2 Điều 20 BLHS), bao gồm: Người thực hành: Là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức: Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục: Là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức: Là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Thứ hai, đồng phạm mà người phạm tội có tham gia thuộc loại đồng phạm nào. Khoa học pháp lý hình sự đã chỉ ra các căn cứ để phân loại các hình thức đồng phạm. Căn cứ vào những dấu hiệu khách quan, có đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp. Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia thực hiện tội phạm đều giữ vai trò là người thực hành. Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó các loại người bằng những hành vi khác nhau, giữ vai trò khác nhau khi thực hiện tội phạm. Căm cứ vào dấu hiệu chủ quan, có đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước. Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia có sự thoả thuận với nhau từ trước để thực hiện tội phạm. Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia thực hiện tội phạm không có sự bàn bạc, thoả thuận với nhau từ trước. Căn cứ vào mức độ quan hệ của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, có hình thức phạm tội có tổ chức. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt và rất nguy hiểm, bởi trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Việc phân tích đầy đủ những thông tin nói trên về người phạm tội có ý nghĩa rất lớn trong phòng ngừa tội phạm đặc biệt là các vụ phạm tội có tổ chức trong những năm qua có xu hướng gia tăng, với sự phát triển của các băng ổ nhóm tội phạm ở các địa phương trong cả nước. 2.3.4. Phạm tội lần đầu hay tái phạm. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là chúng ta đang nghiên cứu nhân thân của con người ít nhất đã một lần phạm tội. Sự khác nhau về số lần phạm tội nói lên tính chất nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội khác nhau, cho nên trách nhiệm hình sự mà họ phải chịu cũng khác nhau. Người phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm bao giờ cũng có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn nhiều so với người mới phạm tội lần đầu, ở họ đã có kinh nghiệm trong việc thực hiện tội phạm cũng như đối phó với hoạt động điều tra, xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật, có khả năng thực hiện tội phạm nghiêm trọng hơn. Vì vậy, phòng ngừa tái phạm là một trong những mục tiêu cấp bách trước mắt của hoạt động phòng ngừa tội phạm, nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà tỷ lệ tái phạm còn tương đối cao. (Thực tế cuộc đấu tranh chống tội phạm cho thấy: Một số loại tội phạm thường có tỷ lệ tái phạm cao như: Cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo tài sản công dân, cố ý gây thương tích, đánh bạc, hành nghề mê tín dị đoan… Lứa tuổi tái phạm nhiều nhất là 18 đến 30). Khi nghiên cứu đặc điểm này trong nhân thân người phạm tội, chúng ta cần làm rõ được các nội dung sau: Đã từng vi phạm pháp luật hình sự nhưng chưa đến mức coi là tội phạm, (trước đây thường gọi là tiền sự). Đây là trường hợp người phạm tội trước đây đã có hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể nên không bị coi là tội phạm và được sử lý bằng các biện pháp khác theo quy định tại khoản 4 Điều 8 BLHS. Phạm tội lần đầu hay phạm tội nhiều lần. Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội thực hiện một tội phạm mà trước đó đã từng phạm tội đó ít nhất một lần nhưng chưa bị xét xử. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Đây là trường hợp người phạm tội trong quá khứ đã phạm một tội và đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích (còn gọi là đã có tiền án) nay lại phạm một tội mới. Điều kiện để coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm được quy định cụ thể trong điều 49 BLHS. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mới được quy định BLHS 1999. người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cực kỳ nguy hiểm cho xã hội bởi trong con người đó có thể hội tụ cả một số đặc điểm khác nhau như: Có nhiều tiền sự, phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, phạm tội có tổ chức, tái phạm, tái phạm nguy hiểm và đặc biệt là họ có thể sinh sống chủ yếu bằng việc thực hiện tội phạm. 2.3.5. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khác. Ngoài các đặc điểm quan trọng thể hiện dấu hiệu pháp luật hình sự của nhân thần người phạm tội nói trên, trong quá trình nghiên cứu Tội phạm học, chúng ta cần làm rõ các đặc điểm khác có liên quan đến người phạm tội như: Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 25 BLHS), những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 46 BLHS), những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 48 BLHS), những trường hợp được miễn hình phạt (Điều 54 BLHS), miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 57, 58, 59 BLHS)… Tóm lại, việc nghiên cứu để xác định những đặc điểm trong nhân thân người phạm tội phải dựa vào những dấu hiệu đặc trưng được hình thành từ những tập hợp thông tin phản ánh trực tiếp về người phạm tội. Từ những dấu hiệu đặc trưng đó, chúng ta thấy nhân thân người phạm tội là một hệ thống các dấu hiệu taọ thành một thể thống nhất không tách rời, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Dấu hiệu xã hội – nhân khẩu phản ánh sự tác động trực tiếp của môi trường sống đối với con người phạm tội. Môi trường sống đó, bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, được tiếp thu và phản ánh trong nhận thức của họ trên cơ sở phù hợp với những đặc điểm tâm lý cá nhân và dần dần hình thành hệ thống động cơ xử sự, thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi cụ thể trong đó có hành vi phạm tội. Việc nghiên cứu sâu sắc các dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm tội cho chúng ta thấy những đặc điểm nào ảnh hưởng tới quyết định thực hiện tội phạm, từ đó có thể dự báo tội phạm xảy ra trong tương lai, đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa sớm áp dụng đối với những người có những đặc điểm đó. 3. Phân loại người phạm tội. Phân loại người phạm tội là việc chia những người phạm tội thành các nhóm khác nhau theo những tiêu chí nhất định giúp cho việc nghiên cứu nguyên nhân phạm tội, điều tra, xử lý, giáo dục và phòng ngừa đối với từng loại người phạm tội được thuận lợi và có hiệu quả. Tiêu chí để phân loại người phạm tội thường được rút ra từ chính những dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm tội. Trong nghiên cứu Tội phạm học cũng như trong thực tế cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, người ta thường sử dụng các cách phân loại người phạm tội như sau: 3.1 Phân loại người phạm tội theo dấu hiệu xã hội – nhân khẩu. 3.1.1. Phân loại theo giới tính. Theo giới tính có thể chia người phạm tội thành hai loại: Người phạm tội là nam giới. Người phạm tội là nữ giới. Việc phân loại người phạm tội theo giới tính không chỉ cho chúng ta thực trạng tình trạng tội phạm do các giới khác nhau gây ra mà còn phục vụ công tác điều tra, xử lý và giáo dục người phạm tội phù hợp với đặc điểm giới tính của họ, theo quy định của pháp luật. 3.1.2. Phân loại theo lứa tuổi. Căn cứ độ tuổi của người phạm tội, có thể chia thành nhiều nhóm với những thang, bậc về độ tuổi khác nhau tuỳ theo nội dung, cách thức, mục đích nghiên cứu, phân loại người phạm tội. Chẳng hạn, chúng ta có thể chia người phạm tội thành hai nhóm: Người chưa thành niên phạm tội. Người thành niên phạm tội (với mốc phần chia là đủ 18 tuổi theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân dự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam). Cụ thể hơn nữa khi nghiên cứu lứa tuổi người phạm tội, căn cứ quy định của pháp luật về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đặc điểm tam lý của từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau, có thể phân chia người phạm tội thành các nhóm: Người từ 14 đến 16 tuổi. Người từ 16 tuối đến dưới 18 tuổi. Người từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi. Người từ 31 đến 40 tuổi. Người từ 41 đến 50 tuổi. Người từ 51 tuổi trở lên. Ngoài ra, theo những quan niệm chung của xã hội về sự phân loại tuổi tác của con người, còn có thể chia người phạm tội thành bốn nhóm: Người chưa thành niên; thanh niên; trung niên, người già. 3.1.3. Phân loại theo địa vị xã hội, nghề nghiệp. Phân loại theo địa vị xã hội, nghề nghiệp thường chia người phạm tội thành các nhóm sau: Người phạm tội là nông dân. Người phạm tội là công nhân, viên chức Nhà nước. Người phạm tội là học sinh, sinh viên. Người phạm tội là quân nhân, công an. Người phạm tội là người nghỉ mất sức, hưu trí. Người phạm tội là người không nghề nghiệp. 3.1.4 Phân loại theo trình độ học vấn. Dựa vào tiêu chí trình độ học vấn của người phạm tội, có thể chia người phạm tội thành các nhóm: Người không biết chữ; Người có trình độ tiểu học; Người có trình độ trung học cơ sở; Người có trình độ trung học phổ thông; Người có trình độ đại học trở lên. Phân loại người phạm tội theo dấu hiệu xã hội – nhân khẩu thường được áp dụng khi phân tích cơ cấu tình trạng tội phạm để làm rõ thêm những đặc điểm về chất của tình trạng tội phạm. Nó cho chúng ta biết thực trạng và khả năng phạm tội của các nhóm dân cư trong xã hội, từ đó xác định phương hướng chung cho hoạt động phòng ngừa tội phạm. 3.2 Phân loại người phạm tội theo các dấu hiệu pháp luật hình sự. 3.2.1. Phân loại theo động cơ, mục đích phạm tội. Theo động cơ thực hiện tội phạm, có thể phân loại người phạm tội thành các nhóm: Những người người phạm tội do hận thù giai cấp, do bất mãn với chế độ. Những người phạm tội do hận thù cá nhân. Những người phạm tội do động cơ bạo lực, coi thường các giá trị con người. Những người phạm tội do động cơ vụ lợi. Những người phạm tội do động cơ mang tính chất tình huống khác (do lạc hậu, do bị cưỡng bức, khống chế, đe doạ, do bị kích động, do say rượu hoặc chất kích thích mạnh khác…). Theo mục đích thực hiện tội phạm, người phạm tội có thể được phân loại thành các nhóm: Người phạm tội vì mục đích chống chính quyền nhân dân. Người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản, thu lợi bất chính. Người phạm tội nhằm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ người khác. Người phạm tội nhằm xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Người phạm tội nhằm các mục đích khác (che dấu tội phạm khác,…). 3.2.2 Phân loại theo đặc điểm về tiền án tiền sự. Căn cứ vào đặc điểm tiền án, tiền sự có thể chia người phạm tội thành các loại: Những người phạm tội lần đầu thuộc các loại tội phạm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (chưa có tiền án, tiền sự). Những người phạm tội lần đầu nhưng trước đó đã có những vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính (đã có tiền sự). Những người tái phạm (đã có tiền án). Những người tái phạm nguy hiểm (đã có nhiều tiền án hoặc có tiền án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý ). Những người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (loại lưu manh chuyên nghiệp, có nhiều tiền án, tiền sự). 3.2.3. Phân loại theo dấu hiệu lỗi khi thực hiện tội phạm. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi phạm tội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội. Vì vậy, hình thức lỗi khi thực hiện tội phạm phản ánh tính chất, mức độ của xu hướng chống đối xã hội của người phạm tội. Căn cứ vào các hình thức lỗi khi thực hiện tội phạm, có thể chia người phạm tội thành các nhóm: Những người cố ý phạm tội, dưới hình thức cố ý trực tiếp. Những người cố ý phạm tội, dưới hình thức cố ý gián tiếp. Những người vô ý phạm tội, vì quá tự tin. Những người vô ý phạm tội, vì cẩu thả. 3.2.4. Phân loại theo những đặc điểm về chủ thể của phạm tội. Dựa theo một số đặc điểm về chủ thể của tội phạm mà người phạm tội có thể được chia thành các nhóm: Những người có chức vụ, quyền hạn… (thuộc loại chủ thể đặc biệt); Những người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Tóm lại, mỗi một người phạm tội đều có những đặc điểm dấu hiệu riêng biệt, tạo nên sự đa dạng đối với toàn bộ những người phạm tội nói chung. Vì vậy, để áp dụng được các biện pháp phòng ngừa thích hợp cũng như tiến hành điều tra, xử lý, giáo dục cải tạo người phạm tội đạt kết quả tốt cần phải phân loại người phạm tội thành các nhóm có những đặc điểm chung giống nhau. Tuy nhiên, dù phân loại người phạm tội theo tiêu chí nào thì đó cũng chỉ là sự sắp xếp một cách tương đối. Khi tiến hành nghiên cứu đối với loại người phạm tội nào thì chúng ta cần phải kết hợp đi sâu nghiên cứu toàn bộ những đặc điểm dấu hiệu trong nhân thân của người phạm tội đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn- Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với một số đối tượng đặc biệt.doc
Luận văn liên quan