Để tăng cường việc bảo vệ quyền con người trong TTHS - một trong những
lĩnh vực có nguy cơ vi phạm cao, nhằm cho pháp luật và thực tiễn tố tụng nước ta phù
hợp hơn với pháp luật quốc tế trên cơ sở các điều kiện kinh tế xã hội nước ta, cần có
những giải pháp hữu hiệu, khả thi khác nhau. Trong đó có các giải pháp quan trọng
như: hoàn thiện các quy định của Hiến pháp, BLTTHS về các nguyên tắc tố tụng;
hoàn thiện địa vị tố tụng của các chủ thể TTHS; sửa đổi, bổ sung các quy định về các
biện pháp ngăn chặn, hoàn thiện các thủ tục tố tụng, nhất là thủ tục xét xử vụ án hình
sự. đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người ở nước ta.
86 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3955 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững người tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải
là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về
hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên”.
Tuy nhiên, quy định này chỉ mang tính hình thức vì trên thực tế, cả CQĐT,
VKS và Tòa án đều chưa có lực lượng nhân sự chuyên biệt để tiến hành tố tụng đối
với người chưa thành niên.
Mặt khác, trình tự, thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội vẫn
chưa được quy định cụ thể. Cho nên, các phiên tòa xét xử người chưa thành niên
cũng giống như với xét xử người đã thành niên, không hề có sự khác biệt nào dù
rằng người chưa thành niên cần phải có môi trường xét xử thân thiện hơn. Không
những thế, với những vụ án có đồng phạm là người đã thành niên thì các bị cáo
cũng bị đưa ra xét xử trong cùng một vụ án và đều cùng tuân thủ một trình tự tố
tụng như nhau, không có sự phân biệt nào. BLTTHS có những quy định riêng cho
người chưa thành niên phạm tội từ giai đoạn điều tra, truy tố, vậy tại sao tại phiên
57
tòa lại không thể hiện được những chính sách mà Nhà nước ưu tiên giành cho
những đối tượng này? Ngoài ra, BLHS quy định không xử phạt tù chung thân hoặc
tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội cho thấy rằng việc xử lý người chưa
thành niên phạm tội không nhằm mục đích trừng trị mà chủ yếu là để giáo dục, giúp
đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã
hội. Nếu sau khi chấp hành hình phạt mà việc tái hòa nhập trở nên khó khăn, không
có cơ hội làm lại cuộc đời dẫn đến ngựa quen đường cũ thì thà phải chịu một mức
án nặng ban đầu còn tốt hơn. Để cho việc tái hòa nhập của người chưa thành niên
được đảm bảo về sau, thiết nghĩ, các phiên tòa xét xử người chưa thành nên cần
phải được xử kín. Khoản 1 điều 307 BLTTHS quy định “Trong trường hợp cần
thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín”. Theo tôi, đối với các vụ án mà bị cáo là
người chưa thành niên thì cần phải xét xử kín và tuyên án công khai là được. Việc
xét xử kín sẽ tránh cho bị cáo tâm lý nặng nề bị sự phán xét của dư luận. Từ phiên
tòa Lê Văn Luyện ta có thể thấy mọi nhất cử nhất động của bị cáo đều bị soi xét đến
từng chân tơ, kẽ tóc. Việc hình ảnh của bị cáo bị lan truyền chóng mặt trên các
phương tiện thông tin đại chúng làm cho hình ảnh của Lê Văn Luyện tràn ngập
khắp mọi nơi, cái tên, khuôn mặt, ánh mắt của Lê Văn Luyện ai cũng biết. Với mức
độ phủ sóng như thế thì cơ hội tái hòa nhập xã hội của Luyện sẽ như thế nào, hay
rồi sẽ cùng đường tiếp tục lấn sâu vào tội lỗi?
3.1.4. Tình trạng tồn đọng án, án quá hạn luật định:
Hàng năm, số lượng án lưu hạ do các cơ quan tiến hành tố tụng chưa giải
quyết kịp thời tương đối lớn. Hàng năm, các Tòa án chỉ xét xử 85% - 90% các vụ án
thụ lý trong năm; đặc biệt, nhiều vụ án kéo dài nhiều năm, vi phạm thời hạn theo
quy định của BLTTHS.
Ngoài ra, do quy định căn cứ giám đốc thẩm chưa rõ ràng, bao gồm cả pháp
luật và sự việc, nên nhiều vụ án được xét xử nhiều lần, thậm chí hàng chục lần, kéo
dài quá trình xử lý vụ án, gây thiệt thòi cho quyền lợi cũng như tâm lý của người
phạm tội, thậm chí có một số trường hợp chết trong thời gian bị tạm giam; việc tạm
giam bị kéo dài...
58
3.1.5. Tình trạng bắt, giam giữ người tùy tiện còn tồn tại
Theo số liệu Điều tra, Truy tố, Xét xử từ 2004 – 2012 của VKSNDTC thì số
người tạm giữ được trả tự do vì không phạm tội hoặc xử lý hành chính là 20.073
người. Tuy số liệu này không hoàn toàn phản ánh việc bắt giam giữ tùy tiện nhưng
cũng khiến chúng ta đặt một câu hỏi rằng: tại sao CQĐT không cân nhắc việc tạm
giữ ngay từ đầu đối với những trường hợp này.
Trên thực tế đã có những trường hợp bắt giam người rất tùy tiện. Đó là vụ
việc “con bị xâm hại, mẹ thành bị can” của mẹ con cô giáo Bùi Thị Đức (giáo viên
Trường THCS Sơn La, Thành Phố Sơn La, tỉnh Sơn La) xảy ra vào năm 2010. Sau
khi con gái thứ hai bị tên Nguyễn Văn Hưởng xâm hại vào tối 27/8/2010, cô Đức đã
đồng ý thỏa thuận với gia đình thủ phạm nhận số tiền 130 triệu đồng bồi thường.
Đêm 30/8/2010, Hưởng cùng mẹ đẻ và hai anh đến đưa trước 50 triệu đồng. Đêm
đó Hưởng và mẹ xin ngủ nhờ lại nhà còn hai người anh quay về nhà để lo tiền. Tuy
nhiên, vào tầm 02 giờ sáng ngày 31/8/2010 thì lực lượng Công an Thành phố Sơn
La đến nhà chị Đức kiểm tra việc khai báo tạm trú tạm vắng, đưa chị về trụ sở rồi
thông báo chị phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” và bắt tạm giam luôn. Khoan hãy nói
đến sự vô tội của cô Đức trong trường hợp này mà việc tiến hành bắt tạm giam của
Công an Thành phố Sơn La rất tùy tiện, coi nhẹ pháp luật. Không chỉ tiến hành bắt
người vào ban đêm mà việc bắt người, việc tạm giam đối với cô Đức không được
thông báo cho gia đình, chính quyền địa phương hay trường THCS Sơn La – nơi cô
Đức công tác biết. Đồng thời Công an Thành phố Sơn La cũng quên mất quyền lợi
chính đáng của bé gái mới bị hãm hại cần có người thân chăm sóc, mà chị Đức là
chỗ dựa duy nhất (chồng chị Đức mất sớm, con gái lớn đi học xa nhà).
Tuy việc bắt tạm giam này kịp thời “bị” dừng lại ở ngày thứ 23 nhưng mãi
mãi vẫn là một “vết đen” của Công an Thành phố Sơn La khi “phù phép biến” mẹ bị
hại thành bị can
3.1.6. Tình trạng tạm giam kéo dài, thời hạn không rõ ràng
Tạm giam với ý nghĩa là một biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương
VI BLTTHS. Tuy nhiên, thời hạn tạm giam lại được quy định tại bốn chương khác
59
nhau: Chương IX. Những quy định chung về điều tra (Điều 120. Thời hạn tạm giam
để điều tra); Chương XV. Quyết định việc truy tố (Điều 166. Thời hạn tạm giam để
truy tố); Chương XVII. Chuẩn bị xét xử (Điều 177.Thời hạn tạm giam để xét xử sơ
thẩm); Chương XXIV. (Điều 243. Thời gian tạm giam để xét xử phúc thẩm)
Các điều luật trên đều quy định một cách cụ thể thời gian tạm giam trong
mỗi gian đoạn. Tuy nhiên, tổng thời gian bị tạm giam của một bị cáo không phải là
phép cộng của các điều luật trên, mà có khi là sự tạm giam “vô thời hạn”. Sự thật
tưởng chừng như quá vô lý, mâu thuẫn với các quy định trên vẫn đang nghiễm
nhiên tồn tại trong thực tế. Và “lá bùa hộ mệnh” cho sự phi lý đó là quy định tại
Điều 252: “Sau khi Tòa ám cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc
xét xử lại thì CQĐT tiến hành điều tra lại, VKS truy tố lại và Tòa án cấp sơ thẩm
xét xử lại vụ án theo thủ tục chung”. Quy định này biến việc “tạm giam” không còn
là “tạm” nữa mà là “giam kéo dài”. Đây được xem là sự vô lý hợp lý.
Theo số liệu Điều tra, truy tố, xét xử từ 2004 – 2012 của VKSNDTC thì số
vụ án mà Tòa án cấp Phúc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại là 2.229 vụ án với
4.166 bị cáo. Câu hỏi đặt ra ở đây là trong số đó có bao nhiêu bị cáo bị áp dụng biện
pháp tạm giam? Và mức án đối với những bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam là
bao nhiêu? Có bị cáo nào phải chịu mức án đúng bằng thời gian đã bị tạm giam hay
không? Có mức án nào “lẻ” đến một, hai ngày hay không? Mức án đó là tương
xứng hay là hơi nặng vì Tòa án phải tính phương án thoát trách nhiệm bồi thường
cho các cơ quan tiến hành tố tụng?
Xin trả lời rằng, các trường hợp trên trong thực tế đều đã xảy ra. Không
những thế, còn có những cá nhân bị tạm giam oan từ năm này qua năm khác. Điển
hình cho việc “tạm giam kéo dài” trường hợp bà Nguyễn Thị Lâm (trú tại xã Tân
Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) bị tạm giam oan 07 năm trời trong “Kỳ án
vườn điều”; chị Nguyễn Thị Tiến (con gái bà Lâm) bị tạm giam 06 năm; anh
Nguyễn Văn Sơn (con trai bà Lâm) bị tạm giam 05 năm
3.1.7. Xét xử oan sai
Theo số liệu Điều tra, Truy tố, Xét xử từ 2004 – 2012 của VKSNDTC thì:
60
- Số bị cáo Tòa án cấp Phúc thẩm hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án: 349
- Số bị cáo Tòa án cấp Phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm: 46.631
- Số bị cáo Tòa án cấp Phúc thẩm tuyên không phạm tội: 53
- Số bị cáo không phạm tội giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm: 04
Nếu nhìn nhận ở ý nghĩa của việc giải quyết vụ án theo nguyên tắc hai cấp
xét xử thì có thể tự hào nói rằng nguyên tắc này đã phát huy được việc bảo đảm việc
xét xử đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội.
Nhưng nếu nhìn nhận ở góc độ khác thì việc xét xử oan sai của cấp sơ thẩm
đã làm ảnh hưởng một loạt các quyền con người của những người bị oan sai, đặc
biệt là những nhân quyền cơ bản. Điển hình cho việc xét xử oan sai không thể
không nhắc đến “Kỳ án vườn điều” với việc 09 thành viên trong gia đình bà
Nguyễn Thị Lâm (trú tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) bị tạm giam
oan sai, xét xử oan sai, tạm giam kéo dài, xét xử kéo dài. Sau 07 năm trời bị cuốn
vào vòng lao lý, cuối cùng ba thế hệ trong gia đình bà Lâm cũng được đình chỉ điều
tra, trả tự do vì không đủ chứng cứ buộc tội. Tuy nhiên, tính thời gian tạm giam của
Công an Bình Thuận đã áp dụng, nếu các “bị cáo” này nếu không kháng cáo kêu
oan thì cũng đã thực hiện xong hình phạt. Còn bà Nguyễn Thị Nhung đã qua đời
trong thời gian truy tố, đến khi chết vẫn còn trăn trở với nỗi oan tày trời. “Kỳ án
Vườn điều” mãi được nhắc đến trong lịch sử tư pháp Việt Nam với những nỗi đau
không bao giờ nguôi.
Nói đến việc xét xử oan sai cũng phải nhắc đến vụ án anh Nguyễn Minh Hùng
ở tỉnh Tây Ninh được tuyên vô tội sau bốn lần xét xử trong đó hai lần bị cấp sơ thẩm
tuyên án tử hình về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Khi anh Hùng bị tạm giam
để điều tra thì vợ mới có bầu. Sau 05 năm 11 ngày bị tạm giam chờ cái vòng luẩn
quẩn hủy án – điều tra lại – xét xử lại thì con anh đã chuẩn bị vào lớp một.
Trong thực tế, các vụ án càng phức tạp thì nguy cơ bị cáo phải áp dụng biện
pháp tạm giam lại càng lớn, thời gian điều tra đồng nghĩa với thời giam tạm giam
lại càng lâu. Việc điều tra phiến diện, không đầy đủ lại dễ dẫn đến xét xử oan sai.
Do đó, nó lại hàm chứa càng nhiều các tổn hại trong thực tế.
61
3.2. Một số kiến nghị đảm bảo quyền con người trong giai đoạn xét xử ở
Việt Nam hiện nay
3.2.1. Tăng cường giáo dục về quyền con người cho cán bộ hoạt động tư pháp
Muốn bảo đảm quyền con người thì trước hết phải hiểu như thế nào là quyền
con người rồi từ đó mới có thể áp dụng vào thực tiễn. Quyền con người ở khía cạnh
giáo dục là một ngành học khá mới mẻ. Trong các trường Luật, ngành học này mới
chỉ được bắt đầu giảng dạy từ năm 2007. Ngay cả tại thời điểm hiện nay, với một số
người, khái niệm quyền con người vẫn còn khá mới mẻ, xa lạ và chủ yếu mang màu
sắc chính trị. Do đó, yêu cầu các cán bộ hoạt động tư pháp hiểu rõ về nhân quyền là
một đòi hỏi khá cao. Với những ai ham học hỏi, tự nghiên cứu tìm hiểu thì có thể
tham khảo qua sách báo, mạng internet. Tuy nhiên, sự học hỏi đó không được toàn
diện và đầy đủ. Vì vậy, cần phải trang bị kiến thức về quyền con người cho các cán
bộ hoạt động trong ngành tư pháp. Để sự tiếp thu thực sự có hiệu quả thì trước hết
cần phải tạo điều kiện cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp được đào tạo
một cách bài bản có hệ thống tại các trường có giảng dạy về nhân quyền, sau nữa là
truyền đạt thông qua các chương trình tập huấn, hội thảo Có như vậy, quyền con
người mới được hiểu đúng, hiểu đủ, từ đó mới dễ thực thi trong thực tế.
Có một thực tế được phản ánh là ở một số tỉnh thành, việc cán bộ, công chức
Tòa án muốn học lên Cao học cần phải lựa chọn đúng với chuyên môn làm việc của
mình (Hình Sự, Dân sự, Kinh tế). Quy định này thoạt nhìn thì hợp lý nhưng xem
xét ở góc độ khác sẽ là một sự thiếu sót. Việc học thêm, học lên về quyền con người
là rất quan trọng. Phải đặt quyền con người làm nền tảng của mọi hoạt động tố tụng
thì quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp mới được bảo vệ và thúc đẩy một cách
có hiệu quả. Do đó, các cán bộ hoạt động Tư pháp nói chung và cán bộ Tòa án nói
riêng phải được trang bị kiến thức về quyền con người.
3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền con người trong hoạt
động xét xử
3.2.2.1. Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 theo hướng sau
- Trước hết, Hiến pháp cần phải bổ sung quy định về quyền sống.
62
Quyền sống là một nhân quyền vô cùng quan trọng và thiêng liêng của mỗi
con người nhưng trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản nào ghi
nhận về quyền này. Hiến pháp 1992 chỉ ghi nhận tại Điều 71 rằng: “Công dân có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm”. BLDS tái khẳng định lại quy định này tại Điều 32.
BLHS dành hẳn chương XII quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con người, theo đó mọi hành vi vô cớ đe dọa hay tước
mạng sống của con người đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Tuy nhiên, vẫn
chưa có một văn bản nào ghi nhận rõ ràng “Mọi người có quyền sống” như trong
UDHR, ICCPR. Do đó, cần phải sớm ghi nhận quyền sống vào Hiến pháp một cách
rõ ràng, cụ thể và trực tiếp.
- Ghi nhận quyền con người cùng với quyền công dân:
Một số quyền mà Hiến pháp ghi nhận như quyền bình đẳng trước pháp luật,
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền
khiếu nại, tố cáo tại các điều 52, 71, 73, 74 phải được mở rộng áp dụng cho cả
các đối tượng không phải là công dân Việt Nam. Đó là những nhân quyền cơ bản
mà mọi con người đều được hưởng, không riêng gì công dân của một đất nước nào.
Hiện nay, số lượng người nước ngoài đến tham quan, du lịch, làm việc, sinh sống
tại Việt Nam ngày càng tăng, cần phải đảm bảo cho họ những nhân quyền này. Từ
sự mở rộng về phạm vi điều chỉnh của các điều trên thì tên chương V cần phải sửa
từ “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Có như vậy, sự ghi nhận về quyền con người mới rõ
nét, trực tiếp và cụ thể, không chung chung như hiện nay.
- Hoàn thiện quy định về quyền bào chữa.
Quyền bào chữa là một quyền rất quan trọng trong TTHS, tuy nhiên điều 132
Hiến pháp mới chỉ quy định:
“Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc
nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo
và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
63
Quy định như vậy là chưa đầy đủ vì cần phải ghi nhận quyền bào chữa cho
cả người bị tạm giữ, quyền bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án hình sự được gọi chung là đương sự và “quyền bào chữa” đối với những
người này được gọi là “quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp”. Ngoài ra, quyền tự bào
chữa và quyền nhờ người khác bào chữa không loại trừ nhau mà có thể thực hiện
đồng thời cả hai quyền này. Do đó, điều này nên được sửa đổi lại như sau: “Quyền
bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của
đương sự được bảo đảm. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể tự bào chữa và
nhờ người khác bào chữa; đương sự có thể tự bảo vệ lợi ích hợp pháp và nhờ
người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp”.
- Sửa đổi nguyên tắc suy đoán vô tội.
Suy đoán vô tội được xem là một giá trị tinh thần của nhân loại tuy nhiên
nguyên tắc này không được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể và chính xác trong
Hiến pháp Việt Nam cũng như các văn bản luật khác.
Điều 72 Hiến pháp 1992 chỉ quy định:
“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được
bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật
trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử
lý nghiêm minh”.
Quy định này đã chuyển tải được nội dung chính của nguyên tắc suy đoán vô
tội, nhưng quy định như thế là chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc suy đoán vô tội của
Luật quốc tế về nhân quyền. Và nếu nói Điều 72 Hiến pháp là nguyên tắc suy đoán
vô tội thì cũng không đúng vì nội dung thứ hai của điều này không phải là một phần
của nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội.
Mặt khác, phạm vi chủ thể trong điều luật này là quá rộng vì những người
64
không bị tình nghi là tội phạm thì đương nhiên là vô tội, do đó, cần phải rút gọn
phạm vi chủ thể của nguyên tắc này, chỉ bao gồm những người bị tình nghi phạm
tội mà thôi. Việc gắn hình phạt với nội dung nguyên tắc này cũng không hợp lý, có
thể dẫn đến cách hiểu tuyên bố một người phạm tội và quyết định hình phạt đối với
người đó thuộc chức năng Tòa án; còn cơ quan khác thì có thể coi một người phạm
tội, miễn rằng cơ quan đó không áp dụng hình phạt. Do đó, nguyên tắc này cần
được hoàn thiện.
Có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội
nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở những điểm sau:
“Một là không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có
bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Hai là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội, người bị
buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh nhưng có quyền đưa ra chứng cứ và
các yêu cầu chứng minh họ không phạm tội hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự.
Ba là mọi nghi ngờ về tội phạm của người bị tình nghi phạm tội nếu không
được loại trừ theo trình tự thủ tục pháp luật quy định thì phải được giải thích theo
hướng có lợi cho người bị tình nghi ”[18], [8]
Theo chúng tôi, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội chỉ cần bao hàm
điểm thứ nhất và điểm thứ hai là được, không cần nêu ra điểm thứ ba. Vì giải thích
theo hướng có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là nguyên tắc hoạt động
xuyên suốt trong quá trình TTHS. Do đó, ta có thể tham khảo quy định của Khoản 2
Điều 14 ICCPR để quy định như sau: “Người bị cáo buộc về hình sự có quyền được
coi là vô tội cho đến khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp
luật bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
- Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của hai hệ thống cơ quan VKS và
Tòa án.
Cần quy định rõ Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; còn VKS
là cơ quan thuộc chính phủ, thực hiện quyền công tố. Đồng thời, bỏ quy định VKS
65
có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp như điều 137 Hiến pháp 1992 để đảm
bảo tính khách quan và độc lập cho Tòa án. Và việc quy định về hai hệ thống cơ
quan này cũng nên tách ra thành hai chương khác biệt, không nên gộp chung vào
một chương như hiện nay. Việc gộp chung các quy định về VKS và Tòa án sẽ càng
làm cho cách hiểu hai cơ quan này đều là cơ quan tư pháp. Từ sự quy định này sẽ có
sự điều chỉnh cụ thể hơn trong BLTTHS về chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động
của Tòa án và Viện kiểm sát.
3.2.2.2. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự 2003
Nghiên cứu các quy định của BLTTHS, qua phân tích những bất cập, hạn
chế tại Chương 2, chúng tôi thấy cần hoàn thiện các quy định liên quan đến vấn đề
quyền con người theo hướng sau:
- Sửa lại Điều 1 về nhiệm vụ của BLTTHS như sau:“BLTTHS góp phần bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN ” BLTTHS có nhiệm vụ
bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân chứ không chỉ của “công dân” như quy
định hiện hành.
- Sửa đổi một số điều quy định các nguyên tắc cơ bản:
Các quyền mà BLTTHS 2003 ghi nhận cho công dân tại các Điều 4, 5, 6, 7,
8 (quyền được tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản; bình đẳng trước pháp luật;
quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân;
quyền bất khả xâm phạm về thân thể; bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín) phải được mở rộng áp dụng cho cả các đối tượng
không phải là công dân Việt Nam. Theo đó, các từ “công dân” trong các điều luật
trên cần phải được thay bằng từ “mọi người”
Ngoài ra, tại Điều 4 vẫn còn hai điểm bất cập nữa.
Thứ nhất, không nên dùng từ “quyền cơ bản” vì sẽ dẫn đến cách hiểu chỉ
tôn trọng và bảo vệ các “quyền cơ bản” còn các “quyền không cơ bản” thì không
được tôn trọng và bảo vệ. Trong tố tụng hình sự, mọi quyền đều cần được tôn
trọng và bảo vệ...
66
Thứ hai, các chủ thể có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc này theo quy định
tại Điều 4 là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT; Viện trưởng, Phó Viện trưởng
VKS; Chánh án, Phó chánh án Tòa án; Hội thẩm. Quy định như thế vẫn còn thiếu
một chủ thể là “Thư ký tòa án”. Về lý luận, Thư ký tòa án cũng là một trong những
người tiến hành tố tụng, về thực tế là những người có sự tiếp xúc, gặp gỡ với bị can,
bị cáo trong quá trình tố tụng. Do đó, Thư ký tòa án cũng cần phải có trách nhiệm
tôn trọng và bảo vệ các quyền của những người tham gia tố tụng. Do đó Điều 4 nên
sửa đổi lại như sau:
“Điều 4. Tôn trọng và bảo vệ các quyền con người.
Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên,
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án Tòa án,
Thẩm phán, Hội Thẩm, Thư ký tòa án phải tôn trọng và bảo vệ các quyền con
người, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp
ngăn chặn đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét
thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa”.
- Hoàn thiện Điều 8 BLTTHS 2003.
Ngoài việc mở rộng đối tượng áp dụng Điều này cho tất cả mọi người thì nên
thay cụm từ “của công dân” ở cuối đoạn một thành “của người khác một cách tùy
tiện”. Việc quy định như thế này sẽ làm cho đoạn một và đoạn hai của điều luật có
sự liên quan, dễ hiểu và không bị mâu thuẫn nhau.
- Để cụ thể hóa việc quy định rõ ràng, tách biệt chức năng, nhiệm vụ của
VKS và Tòa án như chúng tôi đã đề xuất tại phần sửa đổi Hiến pháp, BLTTHS
2003 cần phải có những sự quy định cụ thể như sau:
+ Sửa đổi các quy định để Tòa án thực hiện đúng chức năng xét xử:
Thứ nhất, hoàn thiện Điều 10 theo hướng việc chứng minh xác định sự thật
của vụ án chỉ thuộc về CQĐT và VKS. Tòa án không có trách nhiệm chứng minh,
mà xem xét chứng cứ của các bên để xác định sự thật khách quan làm cơ sở cho
phán quyết của mình.
Thứ hai, bỏ quy định giao cho Tòa án quyền khởi tố vụ án hình sự tại các
67
Điều 13, 104. Việc giao trách nhiệm khởi tố vụ án cho Tòa án (Điều 10) và HĐXX
(Điều 104) như hiện nay là bất cập. Về mặt lý luận, khởi tố là chức năng của bên
buộc tội, của CQĐT và Viện kiểm sát; về thực tiễn, nếu Tòa án vừa khởi tố vừa xét
xử thì cũng như vừa đá bóng, vừa thổi còi, không đảm bảo được tính khách quan.
Vì vậy, không nên quy định cho Tòa án trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự mà chỉ
quy định là Tòa án có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án.
Thứ ba, bỏ quy định về thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Khi đã thụ lý hồ sơ mà Tòa án phát hiện ra việc
thiếu các chứng cứ quan trọng hay nhận định bị cáo phạm một tội khác thì nên tiến
hành xét xử và tuyên không đủ chứng cứ để buộc tội bị cáo. Trách nhiệm chứng
minh tội phạm là của CQĐT và VKS, nếu hai cơ quan này không thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ của mình thì phải chịu hậu quả cho sự yếu kém, tắc trách đó
chứ không thể bắt bị can phải kéo dài thời gian tham gia tố tụng để chờ sự hoàn
thiện về chứng cứ để buộc tội mình. Quy định như thế này trước hết để bảo đảm
quyền không bị xét xử quá mức chậm trễ cho bị can. Mặt khác, Tòa án phải giữ vai
trò khách quan để xét xử. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung các chứng cứ vô hình
chung Tòa án đã có ý chí kết tội ngay từ đầu.
Thứ tư, bỏ các quy định HĐXX vẫn xét xử về toàn bộ vụ án dù Kiểm sát viên
rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại Điều
195; Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong
cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố tại
Điều 196; HĐXX vẫn tiếp tục xét xử khi VKS rút quyết định truy tố tại Điều 221.
Theo chúng tôi, xuất phát từ tư duy “Tòa án có chức năng khởi tố vụ án” nên
BLTTHS 2003 mới có các quy định tại Điều 195, 196 và 221 như vậy. Các quy
định đó là trái với cơ chế, nguyên tắc tố tụng là Tòa án chỉ xét xử khi có sự buộc tội.
Sự buộc tội làm phát sinh việc xét xử. Khi VKS rút quyết định truy tố thì không còn
căn cứ cho việc xét xử. Trong trường hợp này, việc xét xử phải được đình chỉ trong
bất kỳ giai đoạn tố tụng nào. Nếu như Tòa án không đồng ý với việc rút quyết định
truy tố thì có thể kiến nghị với Tòa án cấp trên để xem xét và phục hồi tố tụng đối
68
với vụ án [22]. Cũng xuất phát từ lập luận này, cần phải sửa đổi Điều 249 về quyền
hạn tuyệt đối của Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn
trong trường hợp có kháng nghị của VKS hoặc kháng cáo của người bị hại. Bản án,
quyết định của cấp phúc thẩm có hiệu lực ngay mà BLTTHS giao cho Tòa án cấp
phúc thẩm có quyền áp dụng điều khoản của BLTTHS về tội nặng hơn khi VKS
chưa truy tố không chỉ là sự vi phạm phân công chức năng trong tố tụng hình sự mà
còn vi phạm quyền bào chữa của bị cáo.
Thứ năm, Sửa đổi quy định để VKS tập trung thực hiện tốt chức năng buộc tội.
+ Bỏ quy định VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại Điều 23. Việc quy
định VKS vừa buộc tội vừa kiểm sát việc tuân theo pháp luật cả quá trình tố tụng là
bất hợp lý, làm ảnh hưởng đến sự độc lập xét xử của Tòa án.
+ Bỏ quy định Viện kiểm sát là một trong ba cơ quan tiến hành tố tụng; Viện
trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên là một trong những người
tiến hành tố tụng tại Điều 33. Việc quy định địa vị pháp lý bên buộc tội ngang hàng
với cơ quan xét xử là không phù hợp. Cần quy định Viện kiểm sát cũng chỉ là một
bên tham gia tố tụng, có địa vị bình đẳng với bên bị buộc tội.
+ Cũng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của VKS và Tòa án thì Điều 207
cũng cần phải được sửa đổi cho phù hợp với những điểm mà chúng tôi đã phân tích
ở trên. Việc quy định trình tự xét hỏi của Kiểm sát viên sau Chủ tọa phiên tòa và
các Hội thẩm nhân dân như Điều 207 là chưa hợp lý. Khi xét hỏi nên để bên buộc
tội hỏi trước đồng thời cũng phải quy định cho bên bị buộc tội có quyền đặt câu hỏi
ngược trở lại với bên buộc tội. Sau khi các bên hỏi đáp xong mọi vấn đề thì Hội
đồng xét xử mới tham gia hỏi để làm sáng tỏ các vấn đề chưa được đề cập đến,
đồng thời để xác định xem bên nào có lý hơn. Việc HĐXX hỏi trước rồi đến Kiểm
sát viên hỏi vô hình chung làm cho hai cơ quan này lẫn lộn, không phân biệt được
vai trò, vị trí của từng cơ quan. Mặt khác, quy định này dẫn đến thực tiễn là HĐXX
hỏi hết những vấn đề trọng tâm, làm thay nhiệm vụ của Kiểm sát viên.
- Tiếp tục hoàn thiện quy định về quyền bào chữa theo hướng:
+ Mở rộng phạm vi người bào chữa. Điều 56 quy định người bào chữa gồm
69
luật sư, người đại diện hợp pháp và bào chữa viên nhân dân. Sự quy định như thế
này là bất cập vì trên thực tế có nhiều người có trình độ, đạo đức, nhiệt tình nhưng
lại không phải là 3 đối tượng trên nên không thể tham gia tố tụng. Trong đó, “bào
chữa viên nhân dân” được xem như là một quy định mang tính hình thức. Bào chữa
viên nhân dân “là người được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành
viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên
của tổ chức mình” nhưng ngoài BLTTH thì không có một văn bản nào quy định về
“bào chữa viên nhân dân” [10]. Hoạt động của bào chữa viên nhân dân cũng không
được tổ chức thành một hệ thống, điều kiện để trở thành bào chữa viên nhân dân
cũng không được quy định. Do đó, để khắc phục tính hình thức của “bào chữa viên”
nhân dân cũng như để tránh sự lãng phí về nguồn lực thì cần phải mở rộng phạm vi
người bào chữa. Theo đó, nên quy định người bào chữa là bất cứ người nào được bị
cáo nhờ và được sự đồng ý của người đó.
+ Sửa đổi quy định về thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa. Điều
58 quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường
hợp bắt người theo trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị
truy nã thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Theo tôi,
nên quy định để người bào chữa có thể tham gia tố tụng ngay khi có quyết định tạm
giữ trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia.
+ Bỏ quy định về việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Việc quy định
về cấp giấy chứng nhận người bào chữa như hiện nay là quy định mang tính thủ tục
hành chính rườm rà cần phải bãi bỏ. Theo tôi, khi người bị tạm giữ/bị can/bị cáo
muốn mời người bào chữa và được sự đồng ý của người đó (người bào chữa không
thuộc trường hợp không được bào chữa) thì nên công nhận tư cách bào chữa ngay
cho họ. Cơ quan tiến hành cần tạo điều kiện để người bào chữa thực hiện trách
nhiệm của mình ngay, không nên kéo dài thời gian, sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi
của người bị tạm giữ/bị can/bị cáo. Đặc biệt, việc quy định tư cách bào chữa ngay
sẽ có tác dụng rất lớn đối với những vụ án áp dụng thủ tục rút gọn.
+ Sửa các quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 48, Điểm e Khoản 2 Điều 49,
70
Điểm e Khoản 2 Điều 50 từ “Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” thành
“Tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa”.
Xét cả lý luận và thực tiễn thì quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào
chữa không loại trừ lẫn nhau. Khoản 2 Điều 217 cũng quy định nếu bị cáo có người
bào chữa thì người bào chữa trình bày lời bào chữa trước, sau đó, bị cáo có quyền
bổ sung ý kiến bào chữa. Trên thực tế thì với những vụ án có người bào chữa thì cơ
quan tiến hành tố tụng cũng không loại bỏ quyền tự bào chữa của người bị buộc tội.
Do đó, các điểm trên cần phải thay từ “hoặc” thành từ “và” mới là đúng đắn.
- Hoàn thiện quy định về thủ tục rút gọn để tăng tính khả thi trong thực tế;
đảm bảo cho việc xét xử vụ án được nhanh chóng, không bị trì hoãn.
+ Thứ nhất, nên quy định việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với cả giai đoạn
xét xử phúc thẩm để đảm bảo tính đồng bộ.
Theo quy định hiện nay, trình tự phúc thẩm vẫn áp dụng theo thủ tục chung,
nghĩa là thời hạn xét xử phúc thẩm vẫn là 60 ngày (Điều 242) trong khi đó, nếu các
giai đoạn trước áp dụng thủ tục rút gọn thì từ giai đoạn điều tra đến xét xử sơ thẩm
chỉ mất 30 ngày. Việc thời hạn xét xử 60 ngày không chỉ làm kéo dài thời gian tố
tụng, làm mất ý nghĩa việc áp dụng thủ tục rút gọn ở các giai đoạn trước mà còn tạo
ra sự chênh lệch về thời gian tố tụng giữa các xét xử phúc thẩm với các giai đoạn
trước. Do đó, nên áp dụng thủ tục rút gọn đối với cả giai đoạn phúc thẩm. Và thời
hạn xét xử phúc thẩm nên quy định ở mức từ 15 – 20 ngày là phù hợp.
+ Sửa đổi điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn:
Theo quy định tại Điều 319 thì thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ
bốn điều kiện: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; Sự việc phạm tội
đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng.
Việc quy định bốn yếu tố như trên đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Thứ nhất là điều kiện “người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang”.
Theo Điều 82 thì phạm tội quả tang là “người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau
khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt”. Số vụ án bị bắt quả tang trên
71
thực tế không nhiều. Mặt khác, có nhiều vụ án tuy không thuộc trường hợp phạm tội
quả tang nhưng lại thỏa mãn các yếu tố còn lại, đặc biệt là sự việc phạm tội đơn giản,
chứng cứ rõ ràng thì cũng không thể áp dụng thủ tục rút gọn. Do đó, quy định này đã
thu hẹp số lượng vụ án có thể áp dụng thủ tục rút gọn trên thực tế. Theo tôi, trong các
điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn thì điều kiện “sự việc phạm tội đơn giản, chứng
cứ rõ ràng” là yếu tố quan trọng nhất. Đây là yếu tố ảnh hưởng nhất đến thời gian giải
quyết vụ án chứ không phải là việc phạm tội quả tang. Do đó, nên bỏ điều kiện thứ
nhất để thủ tục này có điều kiện thực thi nhiều hơn trên thực tế.
Thứ hai, về điều kiện “tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng”
theo tôi cũng cần sửa đổi. Theo Khoản 3 Điều 8 BLHS thì “Tội phạm ít nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù”. Trong khi đó, số lượng án ít nghiêm
trọng trên thực tế không nhiều. Hiện nay, tình hình tội phạm gia tăng theo xu hướng
ngày phức tạp, số lượng tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm
số lượng lớn. Do đó, cần phải mở rộng phạm vi để áp dụng thủ tục rút gọn đối với
cả những tội phạm nghiêm trọng (là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt
là đến bảy năm tù).
Thứ ba, về thời hạn hoạt động tố tụng nên điều chỉnh lại ở mức độ phù hợp
hơn. Việc rút quá ngắn thời gian tố tụng như quy định hiện tại (thời hạn điều tra là
12 ngày, thời hạn truy tố là 4 ngày, thời hạn xét xử là 14 ngày) sẽ khiến các cơ quan
tiến hành tố tụng, nhất là cơ quan điều tra e dè, ngại áp dụng thủ tục này vì sợ vi
phạm thời gian. Theo tôi, sẽ điều chỉnh lại ở mức thời hạn điều tra là 20 ngày, thời
hạn truy tố là 07 ngày, thời hạn xét xử là 20 ngày là tương đối phù hợp.
Thứ tư, để bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo, theo chúng tôi, cần bổ
sung thêm một điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn nữa là có sự đồng ý của bị can,
bị cáo. Áp dụng thủ tục rút gọn là lược bớt một số thủ tục, điều đó có thể dẫn đến
bất lợi cho bị can, bị cáo trong thực hiện một số quyền và thủ tục tố tụng. Vì vậy, ý
chí bị can, bị cáo trong trường hợp này cần được tôn trọng. Có như vậy, việc áp
dụng thủ tục rút gọn mới không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
72
- Hoàn thiện thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo
hướng: Phiên tòa hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội phải được tiến
hành theo thủ tục đặc biệt, đảm bảo môi trường thân thiện. Đặc biệt xét xử đối với
những đối tượng này phải được xét xử kín đồng thời không được công bố hình ảnh
của người đó lên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội như đã được chúng tôi phân tích trong
kiến nghị hoàn thiện Hiến pháp 1992
- Ghi nhận nguyên tắc tranh tụng:
Điều 19 BLTTHS 2003 quy định: “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa
bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận
dân chủ trước Tòa án” và chương XXI của BLTTHS cũng quy định về việc tranh
luận tại phiên tòa. Tuy nhiên, với tất cả những điều trên thì đó vẫn chưa phải là sự
ghi nhận nguyên tắc tranh tụng. Vậy có cần phải ghi nhận nguyên tắc này không?
Hiện nay chúng ta đang duy trì mô hình tố tụng hỗn hợp giữa thẩm vấn và tranh
tụng để kết hợp ưu điểm của cả hai mô hình này. Do đó, nhiều người e ngại việc
ghi nhận nguyên tắc tranh tụng sẽ làm cho mô hình tố tụng của nước ta trở thành
mô hình tố tụng tranh tụng. Từ đó dẫn tới phải sửa đổi toàn bộ hệ thống pháp luật,
tổ chức bộ máy cũng như các thiết chế thượng tầng kiến trúc tương ứng, làm ảnh
hưởng đến định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, theo ý kiến của chúng tôi, việc
ghi nhận nguyên tắc tranh tụng là cần thiết, đồng thời phải đảm bảo mọi điều kiện
để việc tranh tụng có chất lượng trong thực tế, không còn là quy định mang tính
hình thức nữa. Quy định nguyên tắc tranh tụng không có nghĩa là chúng ta chuyển
hẳn sang mô hình tranh tụng mà chỉ là chọn lọc những điểm tiến bộ của mô hình
tranh tụng để áp dụng. Mặt khác, nếu như việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng đặt ra
yêu cầu phải sửa đổi một số các quy định khác thì chúng ta cũng phải cố gắng thay
đổi để tiến tới sự phù hợp nhất có thể.
- Ghi nhận quyền im lặng cho những người bị tình nghi phạm tội vào các
điều 48, 49, 50 BLTTHS. Quyền im lặng được xem là “quyền văn minh” và quyền
rất quan trọng trong tố tụng hình sự. BLTTHS tuy thừa nhận quyền im lặng nhưng
73
lại không ghi nhận trực tiếp vào quyền của những người bị tình nghi phạm tội tại
các điều 48, 49, 50 mà quy định gián tiếp qua Điều 209. Khoản 4 Điều 209
BLTTHS nói rằng: “Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì HĐXX, Kiểm sát viên,
người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiếp tục hỏi những người
khác và xem xét vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án”.
- Ghi nhận quyền được xét xử không chậm trễ vào các nguyên tắc cơ bản của
BLTTHS. Đồng thời có quy định rõ ràng về thời hạn điều tra, truy tố, xét xử cũng
như thời hạn tạm giam để tránh việc lợi dụng tạm giam để điều tra, tạm giam vô
thời hạn và việc giải quyết vụ án kéo dài từ năm này qua năm khác.
2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc
biệt là Tòa án
- Đẩy mạnh tiến độ thành lập và đi vào hoạt động mô hình VKS và Tòa án
khu vực trên toàn quốc để bảo đảm độc lập xét xử.
- Xác định rõ Tòa án là cơ quan thực hiện quyền Tư pháp đồng thời đảm bảo
những điều kiện để Tòa án thực hiện quyền Tư pháp trong thực tế, đặc biệt là phải
nâng cao chế độ lương, phụ cấp, công tác phí để cán bộ công chức Tòa án có thể
đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình ở mức trung bình, yên tâm công tác mà
không phải lo về “cơm, áo, gạo, tiền”. Các chế độ của cán bộ, công chức Tòa án
hiện nay còn thấp. Trong khi đó, việc mở các phiên tòa lưu động tuy có ý nghĩa tích
cực trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nhưng cũng làm tiêu tốn một số
kinh phí nhất định, ảnh hưởng đến ngân sách đơn vị. Do đó cần phải có những đảm
bảo về tài chính nhất định để Tòa án thực hiện nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, để Thẩm phán yên tâm làm việc và làm việc có hiệu quả thì cần
phải quy định lại nhiệm kỳ của Thẩm phán. Hiện nay, nhiệm kỳ của Thẩm phán là
05 năm trong khi đó thủ tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm chặt chẽ, nhiều quy trình, mất
nhiều thời gian; nếu có vi phạm thì có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào. Do đó, nên
quy định nhiệm kỳ của Thẩm phán là 10 năm hoặc là vô thời hạn.
- Trong mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cần xác định rõ mối
quan hệ “chế ước”, chứ không chỉ là “phối hợp” để tránh sự bao che lẫn nhau, dẫn
đến tình trạng “sai một ly, đi một dặm”.
74
- Tăng cường đào tạo lực lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
theo hướng đủ về số lượng và cao về chất lượng. Đặc biệt phải đào tạo kiến thức về
quyền con người cho đội ngũ này.
- Trang bị cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc hiện đại, hiệu quả.
2.4. Triển khai việc thành lập Cơ quan nhân quyền Quốc gia Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện nay thì Việt Nam vẫn chưa có cơ quan nào có thể
coi là Cơ quan nhân quyền quốc gia. Các cơ quan như Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ
nữ, Ủy ban Dân tộc (của Chính phủ), Hội đồng Dân tộc (của Quốc Hội) tuy có một
số hoạt động giống với mô hình Cơ quan nhân quyền quốc gia nhưng không thể coi
là các Cơ quan nhân quyền quốc gia vì không phù hợp với Nguyên tắc Pa – ri về
tính độc lập và chức năng, nhiệm vụ.
Với tình hình kinh tế, xã hội và chính trị hiện nay, thành lập Cơ quan Nhân
quyền Quốc gia Việt Nam để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người là phù hợp.
Việc thành lập Cơ quan Nhân quyền Quốc gia trước hết là sự hoàn thiện cơ chế, bộ
máy về bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền, phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền
con người mà Việt Nam đã tham gia. Sau đó, chính những hoạt động của Cơ quan
này sẽ giúp cho Nhà nước giải quyết nhanh chóng các vấn đề về nhân quyền (mà
trong tương lai, xu hướng sẽ càng tăng về số lượng và tính phức tạp)[14]
Việc thành lập Cơ quan Nhân quyền Quốc gia theo mô hình nào đòi hỏi phải
có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về mọi mặt. Tuy nhiên, chúng ta có thể học hỏi hai
mô hình của cơ chế nhân quyền quốc gia mà chúng tôi đã nêu trong chương II
(Thanh tra Quốc Hội và Ủy ban Nhân quyền). Ngoài mặt nghiên cứu về lý luận thì
chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của một số nước đã thành lập Cơ
quan Nhân quyền Quốc gia như: Úc, Đan Mạch, Philipphin, Thái Lan, Indonesia,
Tây Ban Nha, Venezuela
Dù là theo mô hình nào đi nữa thì Cơ quan Nhân quyền Quốc gia cũng phải
đảm bảo được những hiệu quả hoạt động sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về quyền con người cho mọi đối tượng,
tầng lớp trong xã hội.
75
- Soạn thảo các báo cáo, khuyến nghị, đề xuất về quyền con người. Tư vấn
cho các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến quyền con người.
- Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, đánh giá sự tương
thích và khả năng “nội luật hóa” vào Pháp luật quốc gia.
- Hợp tác với các Cơ quan nhân quyền các quốc gia, khu vực và quốc tế
- Tiếp nhận, giải quyết các đơn từ, khiếu nại về quyền con người (nếu thuộc
thẩm quyền). Còn nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền thì chuyển ngay đến cơ
quan có thẩm quyền để người dân đỡ mất thời gian, công sức
Trong thực tiễn TTHS, đặc biệt là qua các kỳ án oan như “Kỳ án vườn điều”,
“Kỳ án vườn mít” ta đều thấy rằng để giải nỗi oan, người dân thường phải đội
đơn đi kêu oan suốt năm trời, thậm chí là từ năm này qua năm khác, hầu như phải
gõ cửa mọi nơi, mọi chốn, miễn là nơi nào có hy vọng. Với việc kêu oan đó, người
dân không chỉ mất thời gian, công sức, tiền bạc mà nhiều lúc niềm hi vọng vừa
nhóm lên lại bị chôn vùi vì nhận được sự từ chối lịch thiệp “không đúng thẩm
quyền, không đúng cấp” Nếu Cơ quan Nhân quyền Quốc gia Việt Nam được
thành lập thì người dân sẽ có một địa chỉ tin cậy để kêu cứu và Cơ quan này sẽ có
trách nhiệm xem xét, đánh giá vụ việc. Sau đó, sẽ chuyển đơn và những đánh giá
khách quan của Cơ quan mình để Tòa án xem xét, đánh giá lại theo trình tự tái
thẩm/giám đốc thẩm.
Do đó, đã đến lúc Việt Nam lựa chọn một mô hình Cơ quan nhân quyền quốc
gia để tăng thêm sự bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.
76
KẾT LUẬN
1. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
bằng các quy định, chính sách và các hoạt động thực tiễn. Mọi chủ trương, đường
lối, chính sách của Việt Nam đều hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người. Con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Chúng ta đã đạt
được một số thành tích đáng tự hào về nhân quyền nói chung và nhân quyền trong
TTHS nói riêng.
Tuy nhiên, trong TTHS, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại một
số bất cập trong pháp luật và hạn chế trong thực tiễn cần được nghiên cứu hoàn
thiện đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phù hợp
hơn với luật nhân quyền quốc tế.
2. Quyền con người trong TTHS được thể hiện ở nhiều chế định khác nhau
(như các nguyên tắc TTHS, địa vị tố tụng của người tham gia tố tụng, các biện pháp
ngăn chặn và các thủ tục tố tụng...) trong các quy định của pháp luật và thực tiễn
điều tra, truy tố, xét xử; trong đó xét xử là hoạt động trọng tâm của quá trình tố
tụng, thể hiện tập trung các vấn đề về quyền con người trong TTHS.
3. Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng, nhất là trong Hiến pháp,
BLTTHS, nghiên cứu thực tiễn xét xử của Tòa án cho thấy các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự nước ta cơ bản đã thể hiện được tư tưởng tôn trọng và bảo vệ
quyền con người, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thực tiễn TTHS nói
chung, xét xử nói riêng ở nước ta.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, quan điểm xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta và sự phát triển của Luật nhân quyền quốc
tế, các quy định của pháp luật hiện hành còn có những bất cập, chưa thể hiện đầy đủ
quan điểm quyền con người của Đảng và Nhà nước ta, dẫn đến những hạn chế trong
thực tiễn, không ít trường hợp vi phạm quyền con người: tình trạng trì hoãn việc xét
xử vụ án; quyền tố tụng của người tham gia tố tụng còn bị hạn chế, thiếu bình đẳng;
bắt, giam giữ kéo dài, không ít trường hợp xử oan người không có tội...
77
4. Để tăng cường việc bảo vệ quyền con người trong TTHS - một trong những
lĩnh vực có nguy cơ vi phạm cao, nhằm cho pháp luật và thực tiễn tố tụng nước ta phù
hợp hơn với pháp luật quốc tế trên cơ sở các điều kiện kinh tế xã hội nước ta, cần có
những giải pháp hữu hiệu, khả thi khác nhau. Trong đó có các giải pháp quan trọng
như: hoàn thiện các quy định của Hiến pháp, BLTTHS về các nguyên tắc tố tụng;
hoàn thiện địa vị tố tụng của các chủ thể TTHS; sửa đổi, bổ sung các quy định về các
biện pháp ngăn chặn, hoàn thiện các thủ tục tố tụng, nhất là thủ tục xét xử vụ án hình
sự... đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người ở nước ta.
Ngoài ra, cùng với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, cần phải tiến
hành đồng bộ các giải pháp về đổi mới tổ chức, hoạt động các cơ quan tư pháp mà
trung tâm là hệ thống Tòa án; biện pháp nhận thức, tư tưởng, bảo đảm... để các quy
định của pháp luật mang tính khả thi.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh (2007), “Quyền con người ở Việt Nam hiện nay – thực
trạng và giải pháp đảm bảo phát triển”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, số 8, tr6-9.
2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác tư pháp trong thời gian tới”.
3. (tại
4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW “Về chiến lược cái cách tư pháp
đến năm 2020”
5. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo số 46/BC “Về tổng kết 05 năm thi hành Luật luật sư”
6. Chính phủ (2005), Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam (tại
7. Chính phủ (2009), Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con
người ở Việt Nam năm 2009 (tại
040807104143/nr040807105001/ns090723074537)
8. Nguyễn Ngọc Chí (2008), “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng
hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8, tr 5-9.
9. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên - 2012), Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây
dựng Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Đại học luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật tố tụng hình sự, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
11. Trần Văn Độ (2013), “Quyền Tư pháp phải do duy nhất Tòa án thực hiện”,
Báo Công lý, số 15, tr2
12. Trần Văn Độ, “Xác định chức năng của TA trong việc giải quyết vụ án hình sự
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 09, tr 9-12.
13. Trần Văn Độ, “Yêu cầu của cải cách tư pháp về xác định Tòa án là trung tâm
và hoạt động xét xử là trọng tâm và những vấn đề đặt ra đối với việc sửa đổi
BLTTHS”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số11, tr5-7
14. Vũ Công Giao (2013), Triển vọng thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia ở
Việt Nam ( tại
quan-nhan-quyen-quoc-gia-o-viet-nam).
79
15. Nguyễn Quang Hiền (2004), “Pháp luật – phương tiện quan trọng để bảo vệ
quyền con người”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 01, tr 5-6.
16. Nguyễn Quang Hiền (2013), “Nguyên tắc khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật-thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp điện tử.
17. Đinh Thế Hưng (2010), “Các điều kiện đảm bảo quyền con người ở Việt
Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10, tr15-17
18. Đinh Thế Hưng (2010), “Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế
định về xét xử của Luật TTHS Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14,
tr9-13.Tường Duy Kiên (2006), Chuẩn mực quốc tế bảo đảm quyền con người
trong hoạt động tố tụng hình sự, Tạp chí nghề Luật số 5, tr 7-11.
19. Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội (2006), Bảo vệ các quyền con người
bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học
Quốc gia Hà Nội.
20. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Bảo vệ quyền con người bằng
pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Tập hợp những bình luận/khuyến
nghị chung của các Ủy ban Công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội.
22. Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật
về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế
về quyền con người, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
24. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Hỏi – Đáp về quyền con người,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
25. Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội (2011), Luật Nhân quyền Quốc tế-những
vấn đề cơ bản, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
26. Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
80
27. Võ Thị Kim Oanh (2010), “Bảo đảm quyền con người trong Tư pháp hình sự
Việt Nam”, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
28. Quốc Hội (1992), Hiến pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Quốc Hội (2002), Luật tổ chức Tòa án, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
30. Quốc Hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Quốc Hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
32. Quốc Hội (2004), Pháp lệnh điều tra vụ án hình sự, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
33. Quốc Hội (2009), Bộ luật Hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đinh Văn Quế (2011), Trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, NXB Hải
Phòng, Hải Phòng.
35. Lã Khánh Tùng (2008), “Quyền được xét xử công bằng”,Tạp chí kiểm sát, số
15, tr 9-11.
36. Đào Trí Úc (2011), “Cải cách Tư pháp và việc hoàn thiện các nguyên tắc cơ
bản của TTHS Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15, tr8-9.
37. Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người và hội luật sư quốc tế
(2009), Quyền con người trong quản lý tư pháp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
38. Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học BLTTHS, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội.
39. Cẩm Vân (2012), Thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên: Bảo
vệ trẻ em trước “sóng gió” cuộc đời
WEBSITE
40.
41.
42.
425040.htm
43.
2102351.html
44.
45.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_ths_bao_dam_quyen_con_nguoi_trong_hoat_dong_xet_xu_vu_an_hinh_su_0477.pdf