Luận văn Bảo tồn và phát huy di sàn văn hóa thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa -Hiện đại hóa

Việc xã hội hóa hoạt động bảo tàng thực tế trong những năm qua cho thấy khá phức tạp, chưa có sự định hình, ổn định, mỗi nơi một kiểu và mỗi cách nghĩ khác nhau. Xã hội hóa hoạt động bảo tàng không đồng nghĩa với việc phát triển hoạt động này một cách tự do, manh mún. Bảo tàng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý, định hướng hoạt động theo luật pháp một cách nghiêm túc. Bảo tàng nhà nước cần sự đầu tư ban đầu đúng mức, thỏa đáng từ cơ sở vật chất , trang thiết bị, đến kinh phí hoạt động, để bản thân Bảo tàng đủ sức vươn lên về mọi mặt, nâng cao trách nhiệm hơn nữa của một đơn vị nhà nước, đủ sức đề kháng, đủ tầm để thực hiện xã hội hóa, tránh “tư nhân hóa”, “thương mại hóa” hoạt động Bảo tàng. Cần thực hiện phương châm “đưa Bảo tàng đến với công chúng” và “đưa công chúng đến với Bảo tàng” nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để thực hiện, chẳng hạn như: tổ chức trưng bày lưu động tại nhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau, đặc biệt quan tâm những nơi mà người dân ít có điều kiện đến với Bảo tàng. Tổ chức nghiên cứu và xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về Bảo tàng, về các hoạt động, về các giá trị di sản văn hóa mà Bảo tàng đang lưu giữ, dưới nhiều dạng khác nhau để phục vụ đông đảo công chúng.

pdf14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Bảo tồn và phát huy di sàn văn hóa thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa -Hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sàn văn hóa thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa - hiện đại hóa Báo cáo kiến nghị đề tài Trong quá trình nghiên cứu đề tài Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: 1. Về quan điểm xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Để đạt đến những thành công trong bảo tồn và phát huy DSVH, trước tiên cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của hoạt động này, từ đó đề ra các quan điểm xây dựng chính sách bảo tồn phát huy DSVH một cách đúng đắn. Hiện nay, khi xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy DSVH, nhiều quốc gia thường quan tâm đến một số mục tiêu cơ bản, có thể tham khảo như sau : Một là, trong xu thế hội nhập quốc tế, cần phải hướng tới việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa và bảo vệ, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc để tạo nền tảng tinh thần cho phát triển. Hai là, văn hóa cần được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế và văn hóa là hai yếu tố tương tác, phụ thuộc và bổ sung cho nhau.Và do đó, việc bảo tồn DSVH không được cản trở, mà ngược lại, còn phải tạo ra động lực cho phát triển xét dưới góc độ tác động tới việc hình thành nhân cách con người và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ trực tiếp cho phát triển. Ba là, DSVH được xác định là bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống của con người. DSVH, đặc biệt là di tích lịch sử, văn hóa, là loại tài sản quý giá không thể tái sinh và không thể thay thế, nhưng rất dễ bị biến dạng do tác động của khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh, sự phát triển kinh tế một cách ồ ạt, sự khai thác không có sự kiểm soát chặt chẽ và sau cùng, là việc bảo tồn, trùng tu thiếu chuyên nghiệp, không theo đúng những chuẩn mực khoa học v.v.. Bốn là, con người được coi là trung tâm của quá trình phát triển. Do đó, DSVH phải được gắn với con người và cộng đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa), coi việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội là mục tiêu hoạt động. Năm là, yếu tố hiện đại là những giá trị văn hóa được sáng tạo căn bản dựa trên cơ sở những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Như thế, hiện đại chính là sự hội nhập giữa dân tộc và quốc tế. Và cái gọi là hiện đại hôm nay (những giá trị văn hóa do chúng ta sáng tạo ra) sẽ trở thành quá khứ của tương lai - cái mà chúng ta gọi là cổ truyền. Rõ ràng, giữa cổ truyền và hiện đại có rất nhiều gạch nối và sự bổ sung liên tục bởi những giá trị văn hóa. Công tác bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa chính là hoạt động giữ gìn ngọn lửa truyền thống văn hóa và đem đến ý nghĩa sinh động cho khái niệm truyền thống. Có thể hiểu việc "giữ lửa và tiếp lửa" là thổi sinh khí văn hóa cổ truyền vào đương đại, để cho cổ truyền không bao giờ xưa cũ, mà luôn luôn mới và có vị trí xứng đáng trong đời sống đương đại. Sáu là, DSVH là sản phẩm của những điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị cụ thể qua nhiều thời kỳ lịch sử. Vì thế, mối liên hệ của các di tích lịch sử và văn hóa với thời kỳ lịch sử mà chung được sáng tạo ra là những thông tin mà những người làm công tác bảo tồn và trùng tu cần quan tâm, trong đó có hai yếu tố quan trọng nhất là tính nguyên gốc và tính chân xác lịch sử của di tích. Tính nguyên gốc gắn bó với những bộ phận cấu thành của di tích được sáng tạo ngay từ lúc khởi dựng. Còn tính chân xác lịch sử lại gắn với những dấu ấn sáng tạo được hình thành trong quá trình tồn tại của di tích (các bộ phận kiến trúc, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, chức năng truyền thống và những công năng tương ứng của di tích...). Như vậy, yếu tố nguyên gốc và yếu tố chân xác lịch sử sẽ quyết định các mặt giá trị của di tích. Đến lượt mình, các mặt giá trị của di tích và nhu cầu khai thác và sử dụng nó sẽ quyết định phương pháp bảo tồn và trùng tu di tích. Bảy là, không nên coi công tác bảo tồn và trùng tu di tích là một loạt những công thức hay mô hình sẵn có mang tính vạn năng, cứng nhắc. Ngược lại, trong công tác bảo tồn và trùng tu di tích, những mô hình, nguyên tắc mang tính chất lý thuyết phải được vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, nét đặc thù và các mặt giá trị tiêu biểu của những di tích cụ thể theo thứ tự ưu tiên như sau: - Ưu tiên hàng đầu là bảo vệ và phát huy các mặt giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa: giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và những chức năng truyền thống cũng như công năng mới của di tích. - áp dụng mọi biện pháp có thể để bảo tồn và trùng tu, tạo điều kiện lưu giữ lâu dài và chuyển giao yếu tố nguyên gốc và tính chân xác lịch sử của di sản văn hóa cho thế hệ tiếp theo - những người sẽ có các điều kiện vật chất và kỹ thuật chắc chắn là hơn hẳn chúng ta, có thể đưa ra những phương án bảo tồn thích hợp hơn. - Việc bảo tồn và trùng tu còn phải đảm bảo duy trì được những chức năng truyền thống của di tích. Bởi vì, những chức năng truyền thống đó sẽ tạo cho di tích khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thời đại. Tám là, những điều trình bày trên cho thấy, trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, (trường hợp đang đề cập là đối với các DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ từ sau năm 1986 đến nay) cần quán triệt và thực hiện mấy vấn đề cơ bản sau : - Chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích, nhưng cần thiết lập một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ để đảm bảo cho di tích được ổn định lâu dài. - Di tích có thể sử dụng và phát huy phục vụ nhu cầu xã hội theo những chuẩn mực khoa học đã được xác định. Sử dụng và phát huy các mặt giá trị của di tích cũng chính là biện pháp bảo tồn có hiệu quả nhất. 2. Về quan điểm bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH - Cần khẩn trương bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về bảo tồn DSVH bằng văn bản pháp quy đi đôi với tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước qua việc triển khai các chương trình quan trọng như : + Khoanh vùng, cắm mốc giới, giải phóng mặt bằng bảo vệ di tích danh thắng. + Thành lập Hội đồng chuyên ngành thẩm định và nghiệm thu các công trình tu bổ tôn tạo di tích; Xây dựng quy định về việc đăng ký cổ vật, bảo tàng, nhà trưng bày, các bộ sưu tập tư nhân; Quy định về việc triển khai các dự án khảo cổ học trên địa bàn tỉnh, thành phố. Xây dựng kế hoạch quy hoạch mặt bằng các di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh. + Xây dựng quy chế về việc các tổ chức cá nhân gửi sản phẩm, hiện vật về bảo tàng lưu giữ. + Xây dựng chế độ phụ cấp hàng tháng cho ngưòi bảo vệ thường xuyên tại các di tích đã được xếp hạng do cấp xã trực tiếp quản lý. + Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về DSVH trên địa bàn tỉnh, thành phố (thành lập hệ thống các Ban Quản lý di tích) + Khai thác tiềm năng về vốn thực hiện bảo tồn và phát huy DSVH (ngân sách Trung ương, địa phương, nguồn vốn xã hội hoá) - DSVH phải được coi là “nhân vật trung tâm “ của các đô thị hiện đại. Cần đặt những tên gọi có tính chất cổ xưa, truyền thống cho các công trình kiến trúc mới hoàn toàn, gợi ra những giá trị trường tồn với thời gian, có sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Tạo ra những nét xưa cũ trên dáng hình đô thị hiện đại (chẳng hạn như dự án Con đường gốm sứ trên đê Yên Phụ- Hà Nội). Các loại hình nghệ thuật cổ truyền với hình thức đa dạng cần được đưa vào những trung tâm văn hóa lớn, tạo ra những quầng sáng của văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại (Chẳng hạn như hát xẩm trong tuyến phố đi bộ Hàng Ngang, Hàng Đào) - Bảo tồn và phát huy các Báu vật nhân văn sống (các nghệ nhân) bằng chế độ chính sách ưu đãi đặc biệt, kết hợp với đào tạo nghệ nhân trẻ trong sự dìu dắt của các nghệ nhân lâu năm. Tôn vinh các danh hiệu nghệ nhân dân gian trên các vùng miền theo định kỳ hàng năm và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế. - Cần có kế hoạch và thực thi việc sưu tầm, lưu trữ và truyền bá các tư liệu nghe nhìn, truyền bá các kỹ năng truyền thống, đưa việc giảng dạy văn hóa truyền thống Việt Nam vào hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện giáo dục học đường về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, tăng cường tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, nghệ thuật. Đan xen và vận thông các yếu tố văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại (quảng cáo, trang trí, thiết kế kiến trúc, mỹ thuật...). - Cần lập hệ thống hồ sơ về các DSVH cần được tôn vinh và bảo vệ một cách khoa học, hợp lý. Xây dựng và tiến tới hoàn thiện “bản đồ di sản” của vùng văn hóa. - Tăng cường hoạt động dịch vụ văn hóa thể thao, giải trí, du lịch, tham quan để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong ký ức cộng đồng. - “Bảo tàng hóa” các DSVH trong đời sống cộng đồng (nhân rộng các hình thức bảo tàng tư nhân) - Đề nghị UNESCO công nhận thành phố Hà Nội là thành phố sáng tạo (thành phố làng nghề) - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để có khả năng tốt nhất trong việc phục nguyên, làm sống lại các giá trị truyền thống (như công nghệ đồ họa 3 D, các phần mềm tin học, khôi phục các kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, đúc, nặn, các kỹ thuật tạo tác truyền thống...), tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, kỹ thuật trong bảo tồn và phát huy DSVH. 3. Những việc cần làm ngay trong công tác bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay (qua thực tiễn một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ) 3.1. Về cách thức khôi phục, bảo tồn và phát huy các làng nghề cổ truyền đang có nguy cơ mai một Sản phẩm làng nghề cổ truyền thường có tính kỹ thuật và nghệ thuật độc đáo, kết tinh những vẻ đẹp văn hóa dân tộc truyền lại cho thế hệ mai sau. Tuy nhiên, hiện nay nhiều làng nghề cổ truyền có nguy cơ bị suy thoái, thu nhập chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu của địa phương, số lượng lao động cũng không nhiều, nhiều nghề chỉ làm theo thời vụ và không phát triển. Để bảo tồn và phát huy nghề thủ công chính tại các làng nghề cổ truyền cần phải thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Thành phố, hình thành quỹ hỗ trợ, đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát, xác định và xây dung đề án để duy trì một vài hộ hoặc nhóm hộ nghề, các nghệ nhân phục vụ nhu cầu du lịch, văn hóa hiện có; sưu tầm thu thập, bảo tồn và lưu trữ tư liệu về làng nghề cổ truyền, đặc biệt trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Cần tạo những tuyến “phố nghề - làng nghề”, hỗ trợ kinh phí để xây dựng bộ giáo trình giảng dạy và tổ chức đào tạo, dạy nghề cho các làng nghề mà trước mắt là đào tạo nghề cho thợ cả từ các nghệ nhân, thợ giỏi. Hỗ trợ xây dựng các phòng trưng bày các hình ảnh, các mẫu sản phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, khu trình diễn nghề và xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường và mở rộng sản xuất. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho bảo tồn và phát huy nghề thủ công chính tại các làng nghề cổ truyền. Quy hoạch phát triển nghề cổ truyền gắn với du lịch và chính sách đất đai, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đầu tư và tài chính tín dụng, thương mại và hội nhập quốc tế. Chính phủ nên có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các làng nghề được công nhận đạt danh hiệu “Làng văn hóa - Làng nghề” về vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm lãi xuất cho vây hỗ trợ phát triển sản xuất trung, dài hạn để phù hợp với hội nhận kinh tế quốc tế. Các bộ, ngành Trung ương khi có chính sách mới của Chính phủ ban hành cần ra Thông tư hướng dẫn kịp thời; hỗ trợ vốn đầu tư cho phát triển nghề cổ truyền cần kết hợp với du lịch và khắc phục ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông cần có chương trình quảng bá sản phẩm, hỗ trợ kinh phí cho làng nghề, doanh nghiệp làng nghề, hộ gia đình, nghệ nhân đăng ký tham gia hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch làng nghề; tổ chức các tuyến du lịch làng nghề; có chương trình hợp tác quốc tế về nguyên liệu cho làng nghề. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện các chương trình khuyến công quốc gia, bảo tồn và phát triển làng nghề cổ truyền, ngành nghề nông thôn. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và các tổ chức có liên quan ở Trung ương cần quan tâm quan hệ với các tổ chức quốc tế hỗ trợ cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin để giúp doanh nghiệp, làng nghề tiếp cận thị trường quốc tế để xuất khẩu các sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu cho các làng nghề. 3.2. Phát huy mạnh mẽ vai trò của gia đình và dòng họ trong bảo tồn và phát huy DSVH Trong nền văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại, gia đình, dòng họ luôn luôn có vai trò giáo dục giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp. Mỗi dòng họ sẽ có một cách làm, một giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể và truyền thống của mình để giúp đỡ các thành viên làm ăn thoát khỏi đói nghèo, từng bước có đời sống ổn định và phát triển, có điều kiện giữ gìn và phát huy giá trị DSVH của gia tộc và địa phương. Hiện nay, muốn bảo tồn và phát huy được sức mạnh của văn hóa làng cần phải tận dụng những yếu tố tích cực của Hương ước, đồng thời khắc phục hạn chế những hạn chế của luật tục này. 3.3. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hoá cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy DSVH Thiết chế văn hoá là một tổ chức xã hội có kết cấu bên trong khá chặt chẽ nhằm đáp ứng nhu cầu hằng xuyên của con người. Thời đại nào cũng cần đến những thiết chế văn hoá để chuyển tải văn hoá chính thống của Nhà nước đến với con người, đồng thời tổ chức đời sống văn hoá tại khu vực dân cư. Thiết chế văn hoá làng xã bao gồm: đình, chùa, nhà thờ... Đây là những thiết chế văn hoá được xây dựng từ xa xưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo, mặc dù vậy cho đến nay sự hiện diện của các thiết chế văn hoá này vẫn giữ một vai trò không thể thiếu được trong đời sống văn hoá làng, xã. Cùng với những thiết chế văn hoá cổ xưa này, do nhu cầu của đời sống hiện tại, một loạt các thiết chế văn hoá mới đã được xây dựng. Đó là hệ thống nhà văn hoá, thư viện - tủ sách, sân vận động, trụ sở các câu lạc bộ văn hoá, cơ sở truyền thanh. Để các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đạt hiệu quả thiết thực, nhất thiết phải chú trọng xây dựng và hoàn thiện mạng lưới thiết chế văn hoá. Trong đó quan trọng nhất là xây dựng nhà văn hoá làng, câu lạc bộ văn hoá thôn. Đồng thời phải chú trọng đầu tư nâng cấp các thiết bị, cơ sở vật chất của nhà văn hoá, đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng. 3.4. Đổi mới công tác quản lý Nhà nước nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội cổ truyền trong xã hội hiện đại Hiện nay, do sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng nhu cầu văn hoá tinh thần của con người là điều kiện làm cho lễ hội cổ truyền phát triển mạnh. Chưa bao giờ xu hướng đề cao tâm linh, tín ngưỡng lại được coi trọng như hiện nay. Sự phát triển của kinh tế thị trường và mặt trái của nó đã làm nảy nở lối sống thực dụng, quá coi trọng các lợi ích vật chất kết hợp xu hướng duy tâm và mê tín dị đoan “phú quý sinh lễ nghĩa” có nguy cơ lan tràn trong cộng đồng. Thêm nữa, sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ và ứng dụng của nó trong đời sống sẽ làm thay đổi hình sinh hoạt lễ hội và làm các trò chơi trong lễ hội biến dạng và mai một. Lễ hội cổ truyền đang biến đổi trên các phương diện: + Biến đổi về thời gian, không gian tổ chức lễ hội. + Biến đổi về nghi lễ trong lễ hội. + Biến đổi trò chơi, trò diễn trong lễ hội. + Biến đổi về chủ thể tham dự lễ hội. Trong xã hội hiện đại, lễ hội đang bộc lộ một số nhược điểm như kéo dài thời gian ở các lễ hội trong khi nội dung còn sơ sài là điều bất cập. Những ý kiến cho rằng bảo tồn lễ hội nguyên xi như nó vẫn có, hoặc hiện đại hoá lễ hội, xem nhẹ nghi thức, chú ý đưa văn hoá hiện đại vào lễ hội đều cần phải điều chỉnh. Khôi phục lễ hội theo xu hướng vừa bảo tồn vừa cách tân là xu hướng phù hợp nhất. Những nghi thức rườm rà, câu nệ, dài dòng cần lược bớt, thời gian tế lễ nên rút ngắn lại nhưng vẫn đảm bảo sự long trọng, thiêng liêng của nghi thức. Văn tế ở nhiều lễ hội vẫn sử dụng chữ Hán nên tác dụng rất hạn chế. Nếu dùng văn tế bằng tiếng Việt thì đại đa số quần chúng nhất là thanh thiếu niên đến với lễ hội có thể hiểu được. Họ sẽ rung cảm và tự hào với truyền thống của cha ông, tác dụng giáo dục sẽ tăng lên. Phần hội có thể đưa thêm các trò chơi, trò diễn với liều lượng hợp lý và không làm lễ hội biến dạng. Đồng thời, cần sử dụng phương tiện hiện đại như loa phóng thanh, đèn chiếu sáng, máy tăng âm, quay camera... để các nghi thức tế lễ, dâng hương được long trọng và phổ cập rộng rãi đến người tham gia lễ hội. 3.5. Xây dựng kế hoạch công tác bảo tồn và phát huy DSVH vật thể ở Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Dương trong thời gian tới Nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy DSVH ở Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Dương, cần bám sát vào chương trỡnh mục tiờu quốc gia về văn hóa và tập trung giải quyết một số điểm sau: - Tạo lập sự kết hợp hài hũa giữa nhu cầu bảo tồn DSVH với quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội như một trong những định hướng chiến lược của quy hoạch phát triển của tỉnh, thành. - Tập trung kiểm kê, đánh giá, phân loại các di tích cơ sở; xây dựng và triển khai những dự án đầu tư nâng cấp DSVH bằng nhiều nguồn lực khác nhau. - Khẩn trương hoàn tất hồ sơ khoa học để có cơ sở xếp hạng DSVH quốc gia cho các di tích có giá trị, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, kịp thời ngăn ngừa những sự sửa chữa, xây dựng tùy tiện làm mất dần những di sản kiến trúc vốn có của di tích. - Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục kết hợp với việc tăng cường xử lý cỏc hành vi vi phạm để từng bước tạo lập và duy trỡ kỷ cương quản lý ở mọi cấp mọi ngành và mọi người dân. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về công tác bảo tồn DSVH, xử lý nghiờm và kịp thời những hành vi vi phạm phỏp luật này. Đồng thời, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và kinh phí của nhân dân đóng góp cho việc tu bổ và phát huy DSVH vật thể. - Tạo lập sự hợp tác liên ngành giữa các cơ quan của Trung ương và địa phương. - Đẩy mạnh quá trỡnh xó hội húa nhằm huy động sự tham gia của cỏc tổ chức kinh tế, xó hội trong nước và nước ngoài cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy các DSVH, góp phần tạo ra những động lực của sự phát triển. - Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát huy DSVH nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ dưới mọi hỡnh thức. Bảo tồn và khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thỏc sẽ gõy lóng phớ tài nguyờn, hạn chế việc phỏt huy giỏ trị; nếu chỉ khai thỏc mà khụng bảo tồn thỡ cũn nguy hiểm hơn nữa, điều đó sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại môi trường và những hậu quả to lớn khác cho toàn xó hội. Bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH là nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng. 3.6. Tăng cường xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH Muốn huy động được sự tham gia của toàn xã hội, cần phải sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả sự đóng góp trí tuệ, vật chất của cả cộng đồng cho sự nghiệp bảo vệ, phát huy di sản văn hóa. Tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để công chúng được trực tiếp tham gia, đồng thời được hưởng thụ các kết quả do hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH mang lại. Vì vậy, Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách cho việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn DSVH, khuyến khích huy động cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật cho bảo tàng Nhà nước. Các địa phương nên thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền về xã hội hóa với hình thức đa dạng, có chiều sâu và phổ biến đến tận người dân. Tuyên truyền, phổ biến các mô hình xã hội hóa hoạt động tốt, các tổ chức, cá nhân tích cực trong các hoạt động xã hội hóa. Quá trình xã hội hoá công việc bảo tồn di tích là một hoạt động đúng hướng, nhưng nếu không được quản lý, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ thì sẽ góp phần làm cho vi phạm di tích tăng lên. Ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp vào công tác bảo vệ và tu bổ di tích. Nguồn lực của xã hội cho hoạt động bảo tồn DSVH còn rất lớn nhưng nguồn lực này chưa được quy tụ và định hướng vào những công việc thật sự cấp bách (bảo quản, gia cố, tu bổ), mà thường chú trọng vào xây dựng mới ở di tích. Người dân nói chung không có đủ kiến thức về chuyên môn, về bảo tồn di tích và thường có tâm lý, ước nguyện trùng tu theo hướng xây dựng di tích cho to đẹp, khang trang... Vì vậy có trường hợp nhân dân góp tiền, có khi xin phép, cũng có khi tự ý thuê các công ty xây dựng, các nhóm thợ tu sửa hay xây dựng lại các đình chùa, đền, miếu, tô lại tượng thờ theo ý của họ. Nếu không kịp thời chấn chỉnh những bất cập trên, Nhà nước đầu tư càng nhiều, "xã hội hoá" càng mạnh, kinh phí dành cho trùng tu di tích càng lớn bao nhiêu, thì DSVH sẽ càng bị phá hủy nhanh chóng bấy nhiêu. Nhiệm vụ của ngành bảo tồn di sản văn hóa là phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, đồng thời quản lý, giám sát mọi hoạt động liên quan đến di tích. Việc xã hội hóa hoạt động bảo tàng thực tế trong những năm qua cho thấy khá phức tạp, chưa có sự định hình, ổn định, mỗi nơi một kiểu và mỗi cách nghĩ khác nhau. Xã hội hóa hoạt động bảo tàng không đồng nghĩa với việc phát triển hoạt động này một cách tự do, manh mún. Bảo tàng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý, định hướng hoạt động theo luật pháp một cách nghiêm túc. Bảo tàng nhà nước cần sự đầu tư ban đầu đúng mức, thỏa đáng từ cơ sở vật chất , trang thiết bị, đến kinh phí hoạt động, để bản thân Bảo tàng đủ sức vươn lên về mọi mặt, nâng cao trách nhiệm hơn nữa của một đơn vị nhà nước, đủ sức đề kháng, đủ tầm để thực hiện xã hội hóa, tránh “tư nhân hóa”, “thương mại hóa” hoạt động Bảo tàng. Cần thực hiện phương châm “đưa Bảo tàng đến với công chúng” và “đưa công chúng đến với Bảo tàng” nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để thực hiện, chẳng hạn như: tổ chức trưng bày lưu động tại nhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau, đặc biệt quan tâm những nơi mà người dân ít có điều kiện đến với Bảo tàng. Tổ chức nghiên cứu và xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về Bảo tàng, về các hoạt động, về các giá trị di sản văn hóa mà Bảo tàng đang lưu giữ, dưới nhiều dạng khác nhau để phục vụ đông đảo công chúng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức hệ thống trưng bày cố định, tổ chức trưng bày lưu động thu hút công chúng đến tham quan, cơ quan bảo tàng cần phối hợp với các tổ chức, cá nhân để trưng bày các sưu tập khác nhau, tạo sự phong phú đa dạng trong hoạt động, chủ động liên hệ với các cơ quan, đoàn thể, các hội quần chúng, các trường học tổ chức các cuộc tham quan, học tập đạt hiệu quả tốt trong bảo tồn phát huy DSVH. DSVH dân tộc nằm trong từng gia đình, dòng họ, làng xã, nên cần phát động phong trào toàn dân gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá nhằm huy động sức lực, trí tuệ, nguồn kinh phí của toàn xã hội sử dụng cho các công việc sau : + Tuyên truyền các giá trị DSVH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khuyến khích các doanh nghiệp tài trợ cho các chuyên mục trên Đài phát thanh & Truyền hình tỉnh, thành phố, báo chí, các cuộc thi tìm hiểu về DSVH. + Thành lập quỹ DSVH bằng nguồn từ các doanh nghiệp trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trong khu vực và các tổ chức xã hội nhân dân đóng góp. + Thành lập các Hội Di sản văn hóa ở các tỉnh, thành phố. 3.7. Tăng cường nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho công tác bảo tồn và phát huy DSVH Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác DSVH bằng hình thức mở các lớp tập huấn, tham quan học tập trong và ngoài nước, bổ sung đội ngũ cán bộ được đào tạo có chuyên môn, nghiệp vụ cao cho các đơn vị chức năng bảo tồn DSVH cấp tỉnh, thành phố. Hoàn thiện hệ thống thiết chế bảo tồn DSVH, đẩy nhanh việc nâng cấp nhà Bảo tàng tỉnh, thành phố, thường xuyên bổ sung hiện vật. Kịp thời vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để bảo quản, giữ gìn tài liệu, hiện vật tốt nhất, phục vụ khách tham quan. Đẩy mạnh việc xây dựng mạng lưới nhà văn hóa thôn để tăng cường các hoạt động tuyên truyền và giữ gìn các DSVH. Khuyến khích xây dựng bảo tàng tư nhân, sưu tập tư nhân, phòng truyền thống trường học, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp một cách đa dạng, phong phú. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và khuyến khích những sáng kiến trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Tổ chức hội thảo hàng năm để tranh thủ ý kiến các nhà khoa học và các nghệ nhân, tạo điều kiện cho nhà quản lý nhận diện, lựa chọn và xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu. 3.8. Đầu tư, ứng dụng công nghệ tin học thích đáng trong công tác lưu trữ, tuyên truyền cho di tích Cần khẩn trương đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ tin học xây dựng ngân hàng dữ liệu quản lý di sản khoa học để lưu giữ, sử dụng lâu dài. Tiếp tục trang bị các thiết bị hiện đại để thuyết minh, giới thiệu di sản văn hóa tại Bảo tàng tỉnh, thành phố; Ban Quản lý di tích; nhà truyền thống; nhà trưng bày và các di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. 3.9. Tăng cường vai trò quản lý của cơ quan chức năng trong bảo tồn và phát huy DSVH Để tăng cường vai trò các cơ quan chức năng trong bảo tồn và phát huy DSVH, cần làm tốt một số việc sau: - Một là, tổ chức thực hiện quy chế và giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, nhằm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH ở địa phương sau khi được phê duyệt. - Hai là, hướng dẫn thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích tại địa phương. - Ba là, điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ DSVH phi vật thể thuộc địa bàn quản lý. - Bốn là, hướng dẫn thủ tục và cấp phép nghiên cứu, sưu tầm DSVH phi vật thể trên địa bàn quản lý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Năm là, tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn quản lý. Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình bên ngoài khu vực di tích của địa phương có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích. - Sáu là, tổ chức thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở Hà Nội theo quy định của pháp luật. - Bảy là, tổ chức đăng ký và quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn. - Tám là, quản lý, hướng dẫn hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử tại địa phương. - Chín là, tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, giáo dục ý thức bảo vệ và phát huy DSVH trong cộng đồng dân cư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46_4733.pdf
Luận văn liên quan