1. Phạm nhân là con người được sinh ra trong những điều kiện tự nhiên và xã
hội nhất định. Với tư cách là thực thể sinh học - xã hội, được hoạt động và phát
triển, hình thành nhân cách (tích cực, tiêu cực) trong môi trường xã
hội và chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường xã hội. Đồng thời phạm nhân là
sản phẩm của Nhà nước và chế độ xã hội, là tổng thể các yếu tố do Nhà nước và xã
hội tạo nên trong đó yếu tố pháp luật là quan trọng tạo nên vị trí của người thi hành
án phạt tù.
2. Chế độ XHCN của ta không thể coi người thi hành án phạt tù là loại bỏ đi,
là cặn bã xã hội và phải khẳng định rằng họ vốn là công dân của một Nhà nước, của
một chế độ và rằng Nhà nước Việt Nam coi con người là vốn quý của xã hội, tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do, bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và các
quyền liên quan đến họ và các quyền, nghĩa vụ đó đã trở thành nguyên tắc nhất
quán trong chính sách pháp luật và thực tiễn. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam,
Bộ luật Hình sự, Bộ luật Thi hành án hình sự của Nhà nước CHXHCN Việt Nam và
các văn bản pháp luật khác đã tập trung hoàn thiện và thể chế hoá các quy định liên
quan đến quyền bất khả xâm phạm thân thể là quyền được sống của mỗi người
trong đó có con người phạm nhân. Đối với vấn đề quản lý và giáo dục phạm nhân
cũng như thực hiện các chế độ, chính sách bảo đảm những quyền người thi hành án
phạt tù cần phải được các thủ trưởng đơn vị trại giam quán triệt và xử lý nghiêm
minh đối với những CBCS có những hành vi đánh đập, xâm hại tới tính mạng, sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm và các quyền lợi khác của họ. Điều này chẳng những
phù hợp với luật pháp hình sự Việt Nam, luật về nhân quyền của Việt Nam mà còn
phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về quyền con người.
3. Các nhóm quyền về kinh tế, chính trị, dân sự, văn hóa, xã hội, cũng như
các quyền về tự do cá nhân của công dân, đã được pháp luật Việt Nam cụ thể hoá,
quy định rất rõ ràng. Đối với phạm nhân, ngoài những quyền mà pháp luật không
tước bỏ hoặc bị hạn chế, pháp luật Việt Nam cũng cần phải cụ thể hoá, quy định rõ105
ràng để người tù có cơ hội được hưởng theo các nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc
pháp chế XHCN mà pháp luật đã quy định.
4. Từ những kết quả nghiên cứu, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt
cũng như lâu dài, tác giả xin đề xuất: Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho
chỉnh sửa, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố
tụng hình sự cũng như các văn bản hướng dẫn khác) phải quán triệt quan điểm trừng
trị và giáo dục hài hoà, đảm bảo không giảm tính nghiêm minh của pháp luật,
nhưng cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với người thi
hành án phạt tù.
5. Để đảo bảo quyền và nghĩa vụ của người thi hành hình phạt tù cần đẩy
mạnh hơn nữa công tác đào tạo các bộ, nâng cao kiến thức sư phạm, tâm lý cho cán
bộ giáo dục, quản giáo, những cán bộ quản lý trực tiếp quản lý phạm nhân. Chú
trọng rèn luyện kỹ năng ứng xử trong CBCS. Quan tâm hơn nữa cơ sở vật chất, đổi
mới trang thiết bị nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho
phạm nhân cũng như cán bộ làm công tác trại giam. Thực hiện chế độ chính sách
đối với phạm nhân như giảm thời hạn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, khen
thưởng kỷ luật, các chế độ ăn, mặc, ở, phòng chữa bệnh, lao động, bảo hiểm để
bảo đảm quyền lợi cho phạm nhân. Đồng thời tăng cường duy trì trật tự kỷ luật để
buộc phạm nhân phải thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với Nhà nước.
6. Đề nghị các Bộ, ban, ngành chức năng, tổ chức xã hội, chính quyền các
cấp quan tâm, phối hợp cùng Tổng cục VIII - Bộ Công an thực hiện tốt nhiệm vụ
giáo dục cải tạo phạm nhân, trong đó các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách là: bảo vệ
chăm sóc sức khoẻ phòng chống HIV/AIDS cho CBCS và phạm nhân thuộc chức
năng và nhiệm vụ của Bộ Y tế, dạy văn hoá, giáo dục công dân thuộc Bộ Giáo dục
và đào tạo; hướng nghiệp, dạy nghề, cai nghiện ma tuý thuộc Bộ Lao động thương
binh và xã hội, có cơ chế tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống cho phạm nhân khi
mãn hạn tù. Những vấn đề trên nếu được quan tâm thích đáng thì chắc chắn nghĩa
vụ và quyền của người chấp hành hình phạt tù sẽ được bảo đảm hơn. Điều đó cũng
thể hiện đúng mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
116 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân - Từ thực tiễn các trại giam khu vực miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp.
87
người, quyền công dân trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Việc xây dựng các đạo
luật theo nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn
bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật; được tiếnh hành công khai, minh
bạch với sự tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của các nhóm đối tượng chịu sự điều
chỉnh của văn bản và trong nhiều trường hợp được công bố rộng rãi trên các phương
tiện thông tin đại chúng để người dân tham gia đóng góp ý kiến.
Đồng thời, các đạo luật được ban hành đã cố gắng đến mức tối đa nội luật hóa
các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế, theo quy định của Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) là “không làm cản trở việc thực hiện
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Kết quả nghiên cứu, rà soát và phân tích so sánh giữa các quy định của pháp
luật hiện hành với Hiến pháp năm 2013 và các Công ước quốc tế về quyền con
người mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập cho thấy, vẫn còn nhiều quy định trong các
đạo luật hiện hành chưa tương thích với các quy định của Hiến pháp năm 2013 và
các Công ước nêu trên. Ví dụ, trong lĩnh vực tư pháp, còn nhiều khe hở để bảo vệ
quyền thân thể của con người, công dân nói chung, của phạm nhân nói riêng. Hiện
tại, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có các
quy định liên quan đến hành vi tra tấn cả về thể chất và tinh thần tại nhiều điều
khoản như quy định về tội bức cung; tội dùng nhục hình; tội gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, tội hành hạ
người khác; tội làm nhục người khác; tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc
cấp trên; tội làm nhục, hành hung đồng đội; tội ngược đãi tù binh, hàng
binh...nhưng chưa quy định "tra tấn" thành một tội danh riêng. Do vậy, cần sửa
đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, theo đó, cần quy định rõ khái niệm tra tấn, bao gồm cả
tra tấn về thể xác lẫn tinh thần và tra tấn thành một tội danh trong Bộ luật hình sự
phù hợp với định nghĩa tra tấn quy định tại Công ước và các quy định trong tố tụng
hình sự về bồi thường những tổn thất về tinh thần của nạn nhân bị tra tấn, đối xử tàn
bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người.
Hoàn thiện hệ thống cơ chế xoay quanh đảm bảo quyền công dân của phạm
nhân tại các trại giam cần lấy pháp luật thi hành án hình sự làm trọng tâm (nòng cốt
88
là Luật Thi hành án hình sự năm 2010), bên cạnh có, cần hoàn thiện hệ thống pháp
luật về lao động, việc làm, chăm sóc y tế đối với phạm nhân, chính sách, pháp luật
riêng đối với phạm nhân đặc thù là nữ, là người chưa thành niên. Cùng với đó là
kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thi hành
án hình sự, hệ thống trại giam, cũng như cơ chế kiểm soát khác của nhà nước, xã
hội đối với công tác bảo đảm quyền công dân trong các trại giam.
3.1.2. Tăng cường cơ chế kiểm soát mang tính tư pháp đối với thi hành án hình
sự để bảo vệ quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam
Hoạt động thi hành án hình sự được thực hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật
về thi hành án hình sự. Theo quy định hiện hành, hoạt động thi hành án hình sự chịu
sự kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát và tòa án. Đây là hai cơ quan có chức năng
tư pháp, có thể sử dụng quyền lực nhà nước để trực tiếp can thiệp vào quá trình thi
hành án hình sự khi thấy có vấn đề, hay vi phạm pháp luật, theo đó, những vi phạm
pháp luật của chủ thể trại giam đối với quyền công dân của phạm nhân có thể bị
truy tố, hoặc những vấn đề, bất cập khác trong thi hành án được phát hiện và đề
xuất biện pháp giải quyết.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện
nay, cần thiết phải hoàn thiện hai cơ chế kiểm soát mang tính quyền lực tư pháp này
để bảo đảm quyền của phạm nhân trong các trại giam.
3.1.3. Thay đổi và nâng cao nhận thức về hoạt động chấp hành hình phạt tù đối
với phạm nhân gắn với huy động sự tham gia của xã hội vào tăng cường các điều
kiện cho bảo vệ, bảo đảm quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam
Công tác thi hành án, bảo đảm quyền con người đối với phạm nhân nằm
trong tổng thể các điều kiện bảo đảm từ pháp lý, chính trị, kinh tế, xã hội đến tư
tưởng. Để tăng cường bảo đảm quyền con người, quyền công dân của phạm nhân
chấp hành hình phạt tù tại các trại giam, cần thay đổi nhận thức của nhiều nhóm
người trong xã hội về hoạt động chấp hành hình phạt tù theo hướng tạo nên một môi
trường thi hành án an toàn, trật tự, nhân đạo để cải biến nhận thức của những con
người đã từng có hành vi phạm tội sớm trở thành người bình thường, hoạt động theo
các quy chuẩn pháp luật, đạo đức. Đây cũng là lý do mà ở nhiều nước trên thế giới,
89
họ có điều kiện để tạo một môi trường nhà tù có những điều kiện tối thiểu cơ bản
đối với con người để họ cải tạo, điều duy nhất khác với bên ngoài là họ bị tách khỏi
các điều kiện môi trường của hành vi phạm tội.
Cùng với thay đổi nhận thức về hoạt động chấp hành hình phạt tù của cả chủ
thể là cơ quan nhà nước và xã hội, Nhà nước cần có chính sách huy động rộng rãi
nguồn lực của xã hội vào công tác thi hành án hình sự, để vừa giảm gánh nặng chi
phí cho Nhà nước, vừa tạo môi trường mang nhiều hơn tính xã hội cho việc cải tạo
phạm nhân. Điều này có thể đem lại nhiều khả năng tốt cho việc bảo đảm quyền
công dân của phạm nhân.
Những quan điểm trên thể hiện nhận thức mang tính hệ thống về tiếp cận các
giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền công dân của phạm nhân trong các trại
giam ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhóm giải pháp chung nhằm tăng cƣờng bảo vệ quyền công dân của phạm
nhân tại các trại giam ở nƣớc ta hiện nay
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ, bảo đảm quyền công dân nói chung,
quyền công dân của phạm nhân nói riêng, gắn với các bảo vệ, bảo đảm quyền
con người
3.2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự
Thứ nhất, cần bổ sung trong Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định
về thế nào là hành vi tra tấn và quy định nghiêm cấm hành vi tra tấn. Mặc dù Bộ
luật hình sự năm 1999 đã có quy định cấu thành tội phạm đối với hành vi dùng
nhục hình, cố ý gây thương tích hay hành hạ người khác; mặc dù Luật Thi hành
án hình sự có quy định nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp
của người chấp hành án, và nghiêm cấm xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
người chấp hành án, nhưng – với tư cách là đạo luật trực tiếp quy định về nguyên
tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền
trong thi hành án hình sự, quy định về quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án
hình sự, cũng như về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong
thi hành án hình sự – Luật này cần quy định việc tôn trọng sức khỏe của người
chấp hành án thành một nguyên tắc thi hành án hình sự, và cần quy định rõ thế nào
90
là hành vi tra tấn, đồng thời cần quy định nghiêm cấm hành vi tra tấn trong khi thi
hành án hình sự. Cụ thể là: 1) Bổ sung khoản 19 trong Điều 3 như sau: “19. Tra tấn
trong thi hành án hình sự là hành vi của cán bộ thi hành án tự mình hoặc xúi giục,
ưng thuận để người khác gây đau đớn nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho
người chấp hành án, vì mục đích trừng phạt, đe dọa, ép buộc hoặc vì bất kỳ một lý
do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử”; 2) Bổ sung tại khoản 3 Điều 4 từ “sức
khỏe” ngay trước từ “nhân phẩm” và ngăn cách với từ đó bằng dấu phảy như sau:
“3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng sức khỏe, nhân phẩm, quyền, lợi
ích hợp pháp của người chấp hành án; 3) Bổ sung khoản 11 trong Điều 9 như sau:
“11. Tra tấn trong thi hành án hình sự”.
Thứ hai, Nhà nước cần ban hành văn bản quy định cụ thể về việc sử dụng
dụng cụ giam giữ trong thi hành án hình sự để tránh sự tùy tiện trong việc sử dụng
những dụng cụ này và tránh xâm hại tới quyền của người chấp hành án. Đây là
việc làm hết sức cần thiết, một mặt vừa bảo đảm về căn cứ pháp lý cho cán bộ thi
hành án hình sự trong việc sử dụng dụng cụ giam giữ, mặt khác vừa bảo vệ được
quyền của người chấp hành án.
Thứ ba, pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam cũng nên bổ sung những
quy định nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền của những người chấp hành án phạt tù là
nữ giới dựa trên tinh thần của Các quy tắc Bangkok, trong đó cần đặc biệt chú
trọng đây là đối tượng cần được bảo vệ do họ rất dễ bị xâm hại tình dục, nhất là tại
môi trường trại giam. Mặc dù là phạm nhân, nhưng là nữ giới, họ rất cần được tư
vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới tính. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần bổ
sung quy định về việc phân loại phạm nhân để giam giữ riêng đối với những người
chuyển giới. Mặc dù số lượng phạm nhân chuyển giới chưa nhiều nhưng không có
nghĩa là không có. Hơn nữa, trường hợp phạm nhân chuyển giới có hình dạng bên
ngoài trái ngược với đặc điểm giới tính ghi trong căn cước mà vẫn giam chung với
những người có cùng giới tính ghi trong căn cước thì thật không nên vì phạm nhân
sẽ phải đứng trước nguy cơ bị dè bỉu, bị kỳ thị và bị xâm hại.
Thứ tư,pháp luật thi hành án hình sự cũng nên có quy định về việc cho phép
thực hiện nghi lễ tôn giáo vào thời gian nhất định trong tuần hoặc trong tháng nếu
91
số phạm nhân theo tôn giáo ấy tại nơi giam giữ đạt đến một số lượng nào đó. Đối
với mỗi cá nhân, có lẽ không tòa án nào nghiêm khắc bằng Tòa án lương tâm, việc
đánh thức lương tâm của người từng phạm tội bằng các điều răn dạy của tôn giáo
rất có ý nghĩa và có lẽ cũng đạt hiệu quả nhất định trong việc giáo dục và uốn nắn
các phạm nhân. Tôn giáo nào cũng hướng tới một mục đích tác động nhằm hướng
thiện con người. Sự rao giảng ân cần của những người truyền giáo rất có thể chạm
đến lòng trắc ẩn của mỗi phạm nhân, giúp họ nhận ra sai lầm và quyết tâm hướng
thiện. Thiết nghĩ, kết hợp đa dạng các biện pháp giáo dục cải tạo người chấp hành
án là việc nên làm, đồng thời lại bảo đảm quyền được đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng,
tôn giáo của con người trong thi hành án hình sự.
Thứ năm, Luật Việc làm năm 2013 vốn là một văn bản quan trọng liên quan
mật thiết tới công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho những người chấp hành xong
án phạt tù. Tuy nhiên, mặc dù được ban hành ngày 16/11/2013, hiệu lực từ ngày
01/01/2015 – tức là được ban hành muộn hơn so với Luật Thi hành án hình sự,
Nghị định 80/2011/NĐ-CP và Thông tư 39/2013/TT-BCA như đã nêu ở Mục 2,
nhưng Luật Việc làm lại không quy định người chấp hành xong án phạt tù với tư
cách là một nhóm đối tượng cần được hưởng chính sách hỗ trợ tạo việc làm.
Chống kỳ thị, giáo dục, tư vấn và thái độ cảm thông của cộng đồng là rất cần thiết
đối với người vừa chấp hành xong án phạt tù. Song chúng tôi cho rằng, sẽ thiết
thực và hiệu quả hơn nếu họ được có việc làm ổn định. Có việc làm, họ sẽ chí thú
làm ăn, giảm đi mặc cảm, quyết tâm hướng thiện – giúp họ có việc làm cũng chính
là góp phần giảm đi gánh nặng cho xã hội một cách trực tiếp và gián tiếp.
Nói tóm lại, trong những năm gần đây, pháp luật nước ta đã có được những
bước tiến quan trọng trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người của phạm
nhân. Tuy nhiên, hệ thống các quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự vẫn cần
thường xuyên được hệ thống hóa, pháp điển hóa, kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc
ban hành văn bản pháp luật mới điều chỉnh những vấn đề còn bất cập liên quan tới
quyền con người trong thi hành án hình sự, đặc biệt là đối với phạm nhân. Tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người trong thi
hành án phạt tù có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân
92
về quyền con người của phạm nhân, đồng thời góp phần xóa đi những trở ngại về
nhân quyền và khẳng định với cộng đồng quốc tế về trình độ phát triển, sự văn
minh và sẵn sàng hội nhập của Việt Nam với tất cả các nước thế giới trên mọi
phương diện.
3.2.1.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý đối với phạm nhân
Theo đó, cần nghiên cứu, luật hóa quy định luật sư có quyền tham gia bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân trong giai đoạn thi hành án.
Hệ thống pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả
của công tác thi hành án phạt tù. Với hệ thống pháp luật hoàn thiện tức là đảm
bảo việc thể chế hoá chính sách của Đảng, của Nhà nước về tổ chức và nhiệm
vụ, quyền năng và trách nhiệm các chủ thể trong lĩnh vực thi hành án phạt tù
nói riêng và thi hành án hình sự nói chung.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả nhận thấy hiện nay, Bộ luật
Hình sự, tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự không quy định về nguyên
tắc cũng như các Điều luật cụ thể, không đề cập đến vấn đề tham gia của Luật
sư trong giai đoạn thi hành án phạt tù.
Theo quy định của Điều 56, 58 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Luật sư,
người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tham gia tố tụng từ khi
khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt
người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì Luật sư có mặt từ khi có
quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội
xâm phạm ANQG thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để Luật
sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra... Luật sư có nghĩa vụ sử dụng mọi
biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
của bị can, bị cáo.
Vấn đề ở đây là quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân trong quá trình
chấp hành án phạt tù ở trại giam, Luật sư có được tham gia bảo vệ hay không?
Tranh luận về sự tham gia của Luật sư trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
phạm nhân còn có hai quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, việc quy định
93
của pháp luật dừng lại ở mức độ cho Luật sư chỉ tham gia bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là đủ. Việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của phạm nhân thuộc về các cơ quan tổ chức thi hành án phạt tù. Vậy cụ thể là cơ
quan nào? Được quy định ở những văn bản quy phạm pháp luật nào? Thực ra nó
mới chỉ được đề cập ở những văn bản đơn lẻ và chủ yếu là “tự bảo vệ” của phạm
nhân thể hiện qua quyền khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Viện kiểm sát trong quá
trình kiểm sát thi hành án phạt tù phát hiện mà thôi. Tác giả cho rằng thi hành án
hình sự trong đó thi hành án phạt tù là một giai đoạn tố tụng hình sự Việt Nam.
Phạm nhân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng bị quản lý tham gia giai đoạn này. Do
vậy như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ngoài việc tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình, phạm nhân phải có quyền mời Luật sư bảo vệ cho mình theo Hiến pháp
và pháp luật. Việc cho phép và đảm bảo Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của phạm nhân không chỉ mở rộng những nguyên tắc dân chủ trong công tác
thi hành án hình sự mà còn nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tổ chức thi
hành án phạt tù ở các trại giam hiện nay, tăng cường pháp chế XHCN. Trên thực
tế, chúng tôi đã thấy có phạm nhân Paul Francis Gadd, sinh năm 1944, công dân
Vương quốc Anh, phạm tội Dâm ô đối với trẻ em, bị phạt 3 năm tù và chấp hành
hình phạt tù tại Trại giam Thủ Đức, Bộ Công an. Trong giai đoạn điều tra, truy tố,
xét xử và trong suốt thời gian chấp hành hình phạt tù, phạm nhân Paul Francis
Gadd được Luật sư Lê Thành Kính, thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh
bảo vệ quyền lợi hợp pháp, và cho đến ngày anh ta được trả tự do vẫn có mặt
của Luật sư để trợ giúp về các thủ tục cần thiết. Mọi sự so sánh có thể là khập
khễnh bởi mỗi người có những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau nhưng về phía
pháp luật cần phải có qui định về vấn đề này nhằm bảo đảm quyền hợp pháp cho
phạm nhân.
Tác giả cho rằng thi hành án hình sự trong đó thi hành án phạt tù là một giai
đoạn tố tụng hình sự Việt Nam. Phạm nhân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng bị
quản lý tham gia giai đoạn này. Do vậy như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ngoài
việc tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, phạm nhân phải có quyền mời Luật
sư bảo vệ cho mình theo Hiến pháp và pháp luật. Việc cho phép và đảm bảo Luật
94
sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân không chỉ mở rộng những
nguyên tắc dân chủ trong công tác thi hành án hình sự mà còn nâng cao hiệu quả,
chất lượng công tác tổ chức thi hành án phạt tù ở các trại giam hiện nay, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3.2.1.3. Đổi mới cơ chế pháp lý để giải quyết các khiếu nại, tố cáo của phạm nhân
Hiện nay, theo quy định, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của phạm
nhân đang thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp. Cũng theo các quy định
hiện hành của pháp luật thi hành án hình sự thì: Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02
lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín.Giám thị trại giam phải kiểm tra,
kiểm duyệt thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận. Vậy, thư của phạm nhân theo
quy định phải kiểm duyệt còn đơn thư khiếu nại, tố cáo (có trường hợp hình thức
bên ngoài là thư, nội dung bên trong là đơn thư khiếu nại, tố cáo) thì sao, có phải
kiểm duyệt hay không và nếu phải kiểm duyệt thì ai là người kiểm duyệt? Đây là
một vấn đề lớn đang đặt ra cho công tác quản lý, giáo dục phạm nhân hiện nay. Để
giải quyết vấn đề trên, tác giả đề xuất sửa đổi pháp luật thi hành án hình sự theo
hướng xác định trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo (lần đầu) của phạm nhân chính là Giám thị trại giam: Giám thị trại giam
trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời,
đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho
phạm nhân có khiếu nại, tố cáo biết; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng các
biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải
quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
giải quyết của mình.
3.2.1.4. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời, xử lý
nghiêm minh các vi phạm đối với quyền của phạm nhân
- Thi hành án phạt tù là hoạt động tư pháp đặc biệt liên quan nhiều đến
quyền con người, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của phạm nhân và cá nhân, tổ
chức có liên quan. Thi hành án phạt tù là toàn bộ hoạt động quản lý, giam giữ,
giáo dục người bị kết án phạt tù tại trại giam được điều chỉnh bởi pháp luật thi
hành án phạt tù. Mặt khác hoạt động thi hành án phạt tù là một lĩnh vực nhạy
95
cảm về chính trị rất dễ bị các thế lực bên ngoài lợi dụng. Do vậy việc thanh
tra và kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác thi hành án phạt tù
của Giám thị trại giam nói riêng và của Cơ quan thi hành án phạt tù nói chung
theo đúng quy định của pháp luật là rất cần thiết, đáng được quan tâm thoả
đáng và phải được tiến hành thường xuyên. Song thực tế những năm qua vấn
đề thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi hành án phạt tù ở các trại giam còn
nhiều sơ hở, yếu kém, đôi khi buông lỏng, thiếu thống nhất. Việc kiểm tra,
thanh tra chủ yếu được các cơ quan thanh tra cấp trên tiến hành theo sự vụ
hoặc theo chuyên đề ở một đơn vị nào đó.
- Tăng cường vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự theo tinh thần cải
cách tư pháp.
+Nhất thể hóa các quy định về thẩm quyền của Toà án trong Thi
hành án hình sự.
Luật Thi hành án hình sự đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Theo đó, các quy định trước đây của
Pháp lệnh Thi hành án phạt tù đã được thay đổi và bổ sung thành luật, nhưng
một số văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Pháp lệnh này vẫn không được
nhắc đến việc có còn hiệu lực pháp luật hay không vì về cơ bản nó không trái
các quy định mới của Luật Thi hành án hình sự, hoặc cần sửa đổi, bổ sung
thêm cho phù hợp với Luật mới. Ví dụ như Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP
ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hướng dẫn thi hành
một số quy định trong Phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Toà
án” của Bộ luật tố tụng hình sự; Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày
02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng dụng một
số quy định của Bộ Luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành
hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt Theo quy định tại Hiến pháp 1992,
(sửa đổi bổ sung năm 2013) thì “Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”; “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [45, Điều 102]. Nhưng theo quy định tại thông
tư 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 Hướng dẫn thi
96
hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân” thì
thẩm phán không được độc lập áp dụng pháp luật được quy định tại các Điều 58,
28, 76 Bộ Luật hình sự mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý kiến thẩm định của cơ quan
quản lý thi hành án (Tổng cục VIII-Bộ công an). Theo quy định của pháp luật hiện
hành (Hiến pháp, Bộ luật TTHS, Bộ luật hình sự) thì cơ quan quản lý thi hành án
hình sự không có chức năng và thẩm quyền xét giảm án phạt tù.Theo quy định tại
Điều 33 Luật Thi hành án hình sự thì thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành
án phạt tù thuộc trại giam, nơi người chấp hành án phạt tù trực tiếp cải tạo. Tổng
cục VIII-Bộ công an không có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt
tù, nhưng qua việc “thẩm định”,
Tổng cục VIII-Bộ công an lại là cơ quan quyết định việc đề nghị mức giảm
và đối tượng giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Các trại giam sau khi có kết
quả họp xét giảm án phải chuyển cho Tổng cục VIII- Bộ công an để Tổng cục
này duyệt lại và chuyển về Toà án để xem xét. Nhưng Toà án chỉ được xét
trong phạm vi mức thẩm định của cơ quan quản lý thi hành án (Tổng cục
VIII) và vô hình chung, vai trò của toà án đã mặc nhiên biến mất. Vì vậy, xem xét
sự phối hợp của các cơ quan tư pháp trung ương trong việc hướng dẫn, thực hiện
pháp luật vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự hiểu nhau và chưa đồng bộ, dẫn đến việc
ban hành văn bản hướng dẫn có phần chưa sát với luật thực định. Cần có quy định
lại hoặc đề nghị xem xét lại tính hợp pháp, hợp hiến của văn bản dưới luật này để
bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (Thông tư hướng dẫn) và các cơ
quan tư pháp trung ương cần tôn trọng Luật, Bộ luật để có hướng dẫn mang tính
thống nhất và chủ động hơn trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành lật,
tránh tình trạng một cơ quan soạn thảo và mang tính chủ quan, có lợi cho một ngành
để đưa vào những câu từ trong văn bản mang tính mập mờ, dễ hiểu nhầm hoặc gây
khó khăn cho việc áp dụng trong thực tế (Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-
BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 Hướng dẫn thi hành các quy
định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân là một ví dụ điển
hình về việc hướng dẫn gây hiểu nhầm và trái với các quy định của BLHS,
97
BLTTHS về vai trò của cơ quan quản lý thi hành án hình sự và thẩm quyền của Toà
án trong xét giảm án).
- Tăng cường vai trò của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần bố trí đủ số lượng biên chế cho công tác
kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; tăng cường Kiểm sát viên,
cán bộ có năng lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát các hoạt động tư
pháp trong đó chú trọng quan tâm đến số lượng, chất lượng cán bộ thực hiện nhiệm
vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, hoàn thiện
các chế độ, chính sách đối với cán bộ kiểm sát, đặc biệt quan tâm đến kinh phí hoạt
động và trang thiết bị làm việc cho cán bộ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi
hành án hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với trường Đại học kiểm sát và
trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự cho
Kiểm sát viên, cán bộ VKSND cấp tỉnh và cấp huyện, nhất là về kiến thức thực tiễn
trong công tác kiểm sát.
Quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ có vai trò quan trọng
trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên ở bất cứ khâu công tác nào.
Tuy nhiên trong điều kiện tác nghiệp hầu hết ở các đơn vị trại giam, trại tạm giam,...
xa xôi, hẻo lánh, môi trường làm việc vất vả, nguy hiểm, độc hại, do vậy chế độ đãi
ngộ đối với cán bộ thực hiện kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
cần thiết phải có sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa của lãnh đạo các cấp và các
cấp bộ, ngành liên quan. Do vậy, đề nghị các cấp bộ, ngành tiếp tục quan tâm cho
hưởng chính sách phụ cấp đặc thù (phụ cấp độc hại) cho cán bộ, công chức làm
nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
3.2.2. Thực hiện tốt chính sách pháp luật đối với phạm nhân, tích cực thực hiện
xã hội hóa công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân
Thực tiễn chỉ ra rằng, chỉ khi chúng ta thực hiện tốt các chính sách, pháp luật
đã được quy định một cách nghiêm túc bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch
98
trong hoạt động thi hành án phạt tù thì chắc chắn rằng cuộc sống của người chấp
hành án phạt tù sẽ được bảo đảm, những khiếm khuyết tồn tại mới dần dần được
khắc phục.
Trước hết là thực hiện chế độ giam giữ, quản lý. Cần có sự phân loại và cá
thể hoá biện pháp quản lý, giam giữ riêng cho từng loại đối tượng nhằm phát huy
tốt hiệu quả của công tác quản lý, giam giữ, giáo dục và cải tạo phạm nhân, góp
phần đảm bảo an toàn trại giam và thực hiện tốt chính sách pháp luật đối với họ.
Thứ hai, có quy định quản lý khoa học trong việc tạo điều kiện cho phạm
nhân được lao động và lao động tuỳ theo khả năng, sức khoẻ. Việc bố trí thời gian,
sắp xếp công việc theo pháp luật nhưng phải có sự thích hợp và có tính vừa sức,
không nên vì mục đích kinh tế để ép (cưỡng bức) lao động quá giờ, quá sức. Cán bộ
nên tôn trọng quyền lựa chọn công việc của phạm nhân, đáp ứng yêu cầu đào tạo
nghề thích hợp. Thực tế cho thấy các trại giam chưa chú trọng vào việc này. Một
điều đáng hướng tới trong tương lai là việc trả công cho phạm nhân theo quy định
của pháp luật về lao động (Công dân Việt Nam lao động được trả lương theo giá trị
lao động của bản thân và được bảo hiểm lao động theo Luật Bảo hiểm xã hội).
Thứ ba, các chế độ về ăn, mặc, ở, phòng chữa bệnh, giáo dục và rèn luyện,
giảm thời hạn, đặc xá cần được bảo đảm theo quy định của pháp luật thi hành án
hình sự và các luật khác có liên quan. Trong luận văn này tác giả cũng muốn đề cập
đến những trường hợp phạm nhân phạm tội về quản lý kinh tế và chức vụ, những
phạm nhân có hình phạt về kinh tế cũng như những phạm nhân vì hoàn cảnh quá
khó khăn không thể bồi thường, trả nợ... cũng cần phải có chính sách phù hợp, cụ
thể với từng đối tượng để khuyến khích họ lao động cải tạo (với chính sách hiện
nay, hầu như họ sẽ không có cơ hội không được xét giảm, được xét đặc xá tha tù
trước thời hạn kể cả khi họ có quá trình lao động cải tạo rất tiến bộ).
Để công tác giáo dục và cải tạo phạm nhân đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải xã
hội hoá từng bước và huy động sự tham gia của các lực lượng vào hoạt động này.
Nếu chỉ quan tâm đến trừng trị, giam giữ có thể chỉ cần Cơ quan thi hành án, nhưng
để giáo dục, cải tạo hàng chục vạn phạm nhân trở thành người có ích cho xã hội thì
đòi hỏi phải có sức mạnh vật chất và tinh thần, trách nhiệm và trí tuệ của toàn xã
99
hội mới có thể mang lại hiệu quả thiết thực. Để phát huy vai trò của gia đình phạm
nhân và sức mạnh của các lực lượng xã hội vào công tác cải tạo phạm nhân, cần
phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Một là, thống nhất nhận thức của các lực lượng xã hội để chủ động xây dựng
môi trường giáo dục phạm nhân, mà trước hết là việc xác định vị trí, tầm quan trọng
của công tác trại giam và sau đó là xác định trên thực tế trách nhiệm của các cơ
quan, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể xã hội, của gia đình phạm nhân và mỗi công
dân trong việc tham gia vào công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân. Trong
mối quan hệ đó, trại giam phải đóng vai trò chủ động và chủ đạo, các cơ quan, ban
ngành, tổ chức xã hội đóng vai trò nòng cốt và gia đình phạm nhân phải là lực
lượng tham gia tích cực. Đó chính là cơ chế phối hợp để thực hiện nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa trại giam và gia đình phạm nhân trong việc xây
dựng môi trường giáo dục và cải tạo, bởi phạm nhân tuy bị cách ly bởi gia đình và
xã hội nhưng sự ảnh hưởng của gia đình đối với họ vẫn là rất lớn. Sự quan tâm của
gia đình đối với phạm nhân, dù là nhỏ nhất cũng gây cho phạm nhân những cảm
xúc, củng cố cho họ niềm vui, niềm tin để vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt trách
nhiệm, bổn phận của mình. Vì vậy phải biết sử dụng ảnh hưởng của gia đình đối với
phạm nhân thông qua các hình thức, biện pháp như tổ chức các kỳ “Hội nghị gia
đình phạm nhân”; tổ chức cho thân nhân phạm nhân thăm nơi ăn, ở, sinh hoạt, học
tập, lao động của phạm nhân để họ yên tâm; thông báo kết quả cải tạo của con em
họ cho gia đình biết, đồng thời bàn bạc thống nhất chung chương trình, kế hoạch và
biện pháp phối hợp hoạt động quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân cũng như giúp
đỡ những phạm nhân không có gia đình đến thăm gặp
Ba là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành chức năng, các tổ chức
và cá nhân trong việc giáo dục phạm nhân. Sự phối hợp này phải được thể chế hoá
trên cơ sở quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành,
các tổ chức khác nhau cũng như ý thức tự giác của họ. Xã hội, gia đình và mọi công
dân dang rộng vòng tay nhân ái tiếp nhận những người từng lầm lỗi trở về với tấm
100
lòng bao dung, độ lượng và sự giúp đỡ chân tình, cởi mở thì hy vọng sẽ gặt hái
được kết quả của sự hoàn lương, hối lỗi của họ.
3.3. Nhóm giải pháp riêng nhằm tăng cƣờng bảo vệ quyền công dân của phạm
nhân tại các trại giam ở miền trung nƣớc ta hiện nay
3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng
Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng uỷ Công an Trung ương và Chỉ thị của
Bộ trưởng về nhiệm vụ công tác Công an năm 2017, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng có thẩm quyền cần tập trung vào quán triệt tư tưởng, quan điểm các
vấn đề như: nhấn mạnh về công tác xây dựng lực lượng, coi đây là nhiệm vụ trọng
tâm trong nhiều năm tới của lực lượng CAND nói chung, ngành thi hành án hình sự
nói riêng; các trại giam cần chủ động hơn nữa trong công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng cho CBCS; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn chấn chỉnh sai
phạm; chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCS, thực hiện tốt khẩu
hiệu hành động của toàn lực lượng CAND trong năm 2017 “Đổi mới, chủ động, kỷ
cương, trách nhiệm, hiểu quả”; đánh giá, rà soát, bổ sung đội ngũ cán bộ trong quy
hoạch để bồi dưỡng, tạo nguồn trong thời gian tới. Quán triệt, thực hiện tốt Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI.
Các trại giam cần tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên
quan hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện các văn bản hướng dẫn, xử lí giải quyết và đề ra các giải pháp khắc phục
những tồn tại, vướng mắc trong công tác thi hành án hình sự và công tác tái hoà
nhập cộng đồng.
Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý giam
giữ các loại đối tượng, tăng cường công tác tuần tra, canh gác, bảo vệ không để xảy
ra đột xuất bất ngờ, đưa vật cấm vào cơ sở giam giữ.
Chú trọng nghiên cứu, cải cách chương trình, nội dung và nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân, thực hiện nghiêm chính sách, chế độ,
pháp luật đối với phạm nhân; tăng cường giáo dục cá biệt đối với các đối tượng
thường xuyên vi phạm nội quy kỷ luật; chấp hành nghiêm các quy định của pháp
luật về giam giữ, giáo dục, cải tạo, làm tiền đề cho công tác phòng ngừa, kiềm chế
101
tội phạm; phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức đoàn thể nghiên cứu cơ chế từng
bước xã hội hoá công tác giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; đề xuất giải pháp triển
khai công tác tái hoà nhập cộng đồng...
3.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và nâng cao chất
lượng cán bộ thực hiện công tác giam giữ, quản lý, giáo dục phạm nhân
Yêu cầu trước tiên của trại giam là phải quản lý, giam giữ chặt chẽ phạm
nhân, không để họ có điều kiện trốn, chống phá, vi phạm nội quy trại giam và vi
phạm pháp luật, đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất sự lan truyền cái xấu,
tiêu cực của người này sang người khác. Việc giam giữ phạm nhân trong các buồng
tập thể đông người tạo cho họ có môi trường giao tiếp và sinh hoạt tập thể.
Nhưng khi muốn bóc tách, cách li những đối tượng nguy hiểm, chống đối có
hành vi đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người
khác thì rất khó khăn, vì nhiều trại giam không có phòng riêng. Thực trạng này
có nhiều nguyên nhân từ khó khăn của nền kinh tế, nhưng điều quan trọng là
phải nhận thức đúng từ quan điểm xây dựng môi trường giáo dục cũng như từ
yêu cầu quản lý và giáo dục phạm nhân nói chung để định hướng đúng đắn cho
việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trại giam.
Vấn đề bổ sung vào mô hình thiết kế cũng như kịp thời đầu tư xây
dựng nhằm bảo đảm việc giam giữ có sự phân hoá rõ rệt các loại phạm nhân,
không để những phạm nhân chống đối hay vi phạm tác động xấu đến những
phạm nhân khác là yêu cầu hết sức cấp thiết. Mô hình xây dựng nhà giam,
buồng giam phải căn cứ vào từng loại đối tượng cụ thể để thiết kế cho phù
hợp. Trong một trại giam phải có nhiều loại buồng giam, nếu có buồng đông
người thì chỉ giành cho số phạm nhân có mức án thấp, ít nguy hiểm hoặc sắp
ra trại và số lượng cũng cần hạn chế, không nên quá 30 người một phòng ở.
Đối với phạm nhân, ngoài thời gian đi lao động, cuộc sống của họ chủ
yếu diễn ra trong nhà giam và trong khu giam giữ. Vì vậy, nói đến củng cố,
cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất thành môi trường giáo dục, trước hết cần chú
trọng những vấn đề cơ bản sau:
102
a. Củng cố nhà ở và công trình vệ sinh, nơi tắm rửa, giặt giũ của phạm
nhân để nó trở thành những cơ sở vật chất có ý nghĩa giáo dục. Thực tiễn đã
chứng minh, điều kiện sống chật chội không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, mà
còn tạo nên những căng thẳng về mặt tâm lý, con người dễ trở nên bực bội,
cáu bẳn, chán chường và từ đó nảy sinh những thái độ, hành vi tiêu cực.
Do đó, nhà ở và các công trình vệ sinh, những yếu tố vật chất khác cần được
nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu giam giữ và giáo dục. Đây được coi là yêu cầu
bức thiết, được ưu tiên hàng đầu vì sẽ tăng cường quản lý phạm nhân tốt hơn, đảm
bảo an toàn tính mạng cho họ và biến thành môi trường giáo dục đầu
tiên, gần gũi với mọi phạm nhân.
b. Xây dựng, sửa chữa nhà ăn và bệnh xá phạm nhân là thể hiện sinh
động quan điểm, chính sách nhân đạo của Đảng, nhà nước đối với người phạm tội,
tôn trọng con người và coi sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, dù đó là người
phạm tội. Hiện nay, trong thiết kế mô hình xây dựng trại giam đã có nhà ăn riêng
cho các đội phạm nhân bên cạnh buồng ở nhưng còn nhiều trại giam chưa có. Do đó
phải gấp rút xây dựng để đảm bảo cho việc ăn uống mang tính nhân văn và có ý
nghĩa giáo dục. Bệnh xá cho phạm nhân cũng cần được tăng cường đầu tư bảo đảm
yêu cầ u phòng, chữa bệnh của phạm nhân.
c. Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với việc ứng dụng rộng rãi thành
tựu hoa học công nghệ trong đó có công nghệ khí sinh học bioga để giữ gìn vệ sinh
môi trường, công nghệ xử lý nước sạch nhằm góp phần vào việc giải quyết vấn
đề chất thải, nước sinh hoạt, tiết kiện năng lượng, chống gây ô nhiễm và giảm thiểu
các tại hại của môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho CBCS và phạm nhân.
d. Xây dựng và phát triển các điều kiện phục vụ học tập, lao động và cải
thiện đời sống văn hoá tinh thần, thể dục thể thao cho phạm nhân. Trong điều kiện
trại giam, việc tổ chức học tập và các hoạt động văn hoá tinh thần, thể dục thể thao
sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn phạm nhân và phục hồi những
phẩm chất nhân cách của họ. Do đó cũng phải củng cố và phát triển những điều
kiện phục vụ cho các yêu cầu này. Không thể nói đến giáo dục phạm nhân nếu
103
không có nơi cho phạm nhân học tập, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao, vui
chơi giải trí
Để triển khai giải pháp nêu trên, cùng với việc tập trung đầu tư của Nhà
nước, cần có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành chức năng
trong việc cấp đất, cấp kinh phí đầu tư xây dựng, ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ trong đó vai trò chỉ đạo của Bộ Công an là rất quan trọng nhằm thống
nhất nhận thức và tổ chức thực hiện từ việc thiết kế mô hình trại giam đến triển khai
những công việc cụ thể trên thực tế. Có như vậy mới tạo ra những chuyển động
đồng bộ và mang lại hiệu quả cao.
Một trong những giải pháp quan trọng nữa chính là công tác giáo dục đào
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ cán bộ làm công tác trại giam
phục vụ cho công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cũng như bảo đảm các quyền,
nghĩa vụ của phạm nhân.
Xác định vị trí, vai trò của lực lượng Cảnh sát trại giam, là một lực lượng
nghiệp vụ của ngành Công an, phải giải quyết đồng thời nhiều vấn đề thuộc về chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa phải xử lý nhiều thao tác hành chính,
pháp lý, nghiệp vụ cụ thể, chặt chẽ mang tính nguyên tắc, vừa phải có nghệ thuật
giải quyết rất nhiều tình huống phát sinh đột xuất có liên quan đến đối tượng quản
lý; cùng một lúc phải đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như: vai trò của người cán
bộ Công an, người thực thi pháp luật làm công tác quản lý, giam giữ, đấu tranh khai
thác, vai trò của nhà giáo dục, vai trò của nhà tổ chức lao động sản xuất, hướng
nghiệp dạy nghề cho phạm nhân... Để thực hiện được tốt những vai trò ấy, người
cán bộ trại giam phải am hiểu rất nhiều kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ, ngoài ra
còn cả những kiến thức về tâm lý, về sư phạm và về kinh tế... Việc đào tạo bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác
trại giam luôn là việc làm cần thiết và cấp bách trong mọi thời kỳ, mọi giai đoạn; và
làm tốt được điều này cũng chính là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo
việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của phạm nhân.
104
KẾT LUẬN
1. Phạm nhân là con người được sinh ra trong những điều kiện tự nhiên và xã
hội nhất định. Với tư cách là thực thể sinh học - xã hội, được hoạt động và phát
triển, hình thành nhân cách (tích cực, tiêu cực) trong môi trường xã
hội và chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường xã hội. Đồng thời phạm nhân là
sản phẩm của Nhà nước và chế độ xã hội, là tổng thể các yếu tố do Nhà nước và xã
hội tạo nên trong đó yếu tố pháp luật là quan trọng tạo nên vị trí của người thi hành
án phạt tù.
2. Chế độ XHCN của ta không thể coi người thi hành án phạt tù là loại bỏ đi,
là cặn bã xã hội và phải khẳng định rằng họ vốn là công dân của một Nhà nước, của
một chế độ và rằng Nhà nước Việt Nam coi con người là vốn quý của xã hội, tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do, bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và các
quyền liên quan đến họ và các quyền, nghĩa vụ đó đã trở thành nguyên tắc nhất
quán trong chính sách pháp luật và thực tiễn. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam,
Bộ luật Hình sự, Bộ luật Thi hành án hình sự của Nhà nước CHXHCN Việt Nam và
các văn bản pháp luật khác đã tập trung hoàn thiện và thể chế hoá các quy định liên
quan đến quyền bất khả xâm phạm thân thể là quyền được sống của mỗi người
trong đó có con người phạm nhân. Đối với vấn đề quản lý và giáo dục phạm nhân
cũng như thực hiện các chế độ, chính sách bảo đảm những quyền người thi hành án
phạt tù cần phải được các thủ trưởng đơn vị trại giam quán triệt và xử lý nghiêm
minh đối với những CBCS có những hành vi đánh đập, xâm hại tới tính mạng, sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm và các quyền lợi khác của họ. Điều này chẳng những
phù hợp với luật pháp hình sự Việt Nam, luật về nhân quyền của Việt Nam mà còn
phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về quyền con người.
3. Các nhóm quyền về kinh tế, chính trị, dân sự, văn hóa, xã hội, cũng như
các quyền về tự do cá nhân của công dân, đã được pháp luật Việt Nam cụ thể hoá,
quy định rất rõ ràng. Đối với phạm nhân, ngoài những quyền mà pháp luật không
tước bỏ hoặc bị hạn chế, pháp luật Việt Nam cũng cần phải cụ thể hoá, quy định rõ
105
ràng để người tù có cơ hội được hưởng theo các nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc
pháp chế XHCN mà pháp luật đã quy định.
4. Từ những kết quả nghiên cứu, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt
cũng như lâu dài, tác giả xin đề xuất: Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho
chỉnh sửa, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố
tụng hình sự cũng như các văn bản hướng dẫn khác) phải quán triệt quan điểm trừng
trị và giáo dục hài hoà, đảm bảo không giảm tính nghiêm minh của pháp luật,
nhưng cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với người thi
hành án phạt tù.
5. Để đảo bảo quyền và nghĩa vụ của người thi hành hình phạt tù cần đẩy
mạnh hơn nữa công tác đào tạo các bộ, nâng cao kiến thức sư phạm, tâm lý cho cán
bộ giáo dục, quản giáo, những cán bộ quản lý trực tiếp quản lý phạm nhân. Chú
trọng rèn luyện kỹ năng ứng xử trong CBCS. Quan tâm hơn nữa cơ sở vật chất, đổi
mới trang thiết bị nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho
phạm nhân cũng như cán bộ làm công tác trại giam. Thực hiện chế độ chính sách
đối với phạm nhân như giảm thời hạn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, khen
thưởng kỷ luật, các chế độ ăn, mặc, ở, phòng chữa bệnh, lao động, bảo hiểm để
bảo đảm quyền lợi cho phạm nhân. Đồng thời tăng cường duy trì trật tự kỷ luật để
buộc phạm nhân phải thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với Nhà nước.
6. Đề nghị các Bộ, ban, ngành chức năng, tổ chức xã hội, chính quyền các
cấp quan tâm, phối hợp cùng Tổng cục VIII - Bộ Công an thực hiện tốt nhiệm vụ
giáo dục cải tạo phạm nhân, trong đó các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách là: bảo vệ
chăm sóc sức khoẻ phòng chống HIV/AIDS cho CBCS và phạm nhân thuộc chức
năng và nhiệm vụ của Bộ Y tế, dạy văn hoá, giáo dục công dân thuộc Bộ Giáo dục
và đào tạo; hướng nghiệp, dạy nghề, cai nghiện ma tuý thuộc Bộ Lao động thương
binh và xã hội, có cơ chế tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống cho phạm nhân khi
mãn hạn tù... Những vấn đề trên nếu được quan tâm thích đáng thì chắc chắn nghĩa
vụ và quyền của người chấp hành hình phạt tù sẽ được bảo đảm hơn. Điều đó cũng
thể hiện đúng mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.G. Cô-va-liốp (1971), Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1998), Thông báo số 118/TB-TW ngày
21/01/1998 về ý kiến kết luận của Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị về vấn đề
Công an tham gia làm kinh tế, Hà Nội.
3. Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ (2005), Tài liệu Hội nghị tổng kết Chỉ thị
12 của Ban Bí thư về quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta,
Hà Nội.
4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam,
Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
5. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1991), Tài liệu hướng dẫn học tập Văn
kiện Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Tư tưởng – Văn hoá, Hà Nội.
6. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1996), Tài liệu học tập Văn kiện Đại hội
VIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại
hội IX của Đảng (dành cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
8. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2006), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội X
của Đảng (dành cho cán bộ, đảng viên cơ sở), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Ngọc Bích (1988), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
11. Lê Thị Bừng (2003), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình
mới, Hà Nội.
107
13. Bộ Công an (2011), Thông tư số 36/2011/TT-BCA ngày 26/05/2011 quy định
về Nội quy trại giam, Hà Nội.
14. Bộ Công an (2011), Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/06/2011 quy định
về việc phạm nhân gặp người thân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc
điện thoại với thân nhân, Hà Nội.
15. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012),
Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày
06/02/2012 hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục
công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt,
giải trí cho phạm nhân, Hà Nội.
16. Bộ Tư pháp (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
17. C.Mác - Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (1999), Những
văn bản pháp luật phục vụ cho công tác trại giam, cơ sở giáo dục,
trường giáo dưỡng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
20. Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an
(2005), Lực lượng Cảnh sát trại giam - 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng
thành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an
(2006), Báo cáo tổng kết công tác trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng
từ năm 1996 đến năm 2006, Hà Nội.
22. Chính phủ (1993, 2008), Quy chế trại giam 1993, sửa đổi bổ sung năm 2008, Hà Nội.
23. Chính phủ (2011), Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 quy định về tổ
chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với
phạm nhân, Hà Nội.
24. Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (2002), Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
25. Công ước số 29 Công ước về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc của Tổ chức
lao động thế giới, 1930.
108
26. Đảng uỷ Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng - Bộ Công
an (2001), Nghị quyết số 08/NQ-ĐU(P12) ngày 23/11/2001 về tiếp tục đổi mới
và nâng cao chất lượng công tác giáo dục phạm nhân, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002
của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
29. Hội Luật gia Việt Nam (Biên soạn) (2007), Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc
tế cơ bản về quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
30. Thanh Lê (2002), Xã hội học tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979.
32. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1946), Hiến pháp Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà, Hà Nội.
33. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1959), Hiến pháp Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà, Hà Nội.
34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, Hà Nội.
35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992, 2001), Hiến pháp
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001), Hà Nội.
36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999, 2009), Bộ Luật
Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Hà Nội.
37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Toà
án nhân dân, Hà Nội.
38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
39. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ Luật tố tụng
hình sự, Hà Nội.
40. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Dân sự, Hà Nội.
109
41. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006, 2012), Luật Luật sư
2006, sửa đổi bổ sung năm 2012, Hà Nội.
42. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Đặc xá, Hà Nội.
43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thi hành án
dân sự, Hà Nội.
44. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Hôn nhân gia
đình, Hà Nội.
45. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thi hành án
hình sự, Hà Nội.
46. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại, Hà
Nội.
47. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Tố cáo, Hà Nội.
48. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ luật Lao
động, Hà Nội.
49. Phan Xuân Sơn (2009), Hoàn thiện môi trường trại giam, Đề tài nghiên cứu cấp
Bộ, Hà Nội.
50. Tổng cục VIII thuộc Bộ Công an (2013), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án
hình sự và hỗ trợ tư pháp từ năm 2010 đến năm 2013, Hà Nội.
51. Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh (2005), Các văn kiện cơ bản về luật nhân đạo quốc tế, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội.
52. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993, 2007), Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, sửa
đổi bổ sung năm 2007, Hà Nội.
53. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003, 2008), Pháp lệnh Dân số năm 2003, sửa đổi
bổ sung năm 2008, Hà Nội.
54. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
55. Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (2000), Hồ
Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
56. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2010), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
110
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_bao_ve_quyen_cong_dan_cua_pham_nhan_tu_thuc_tien_ca.pdf