Luận văn Biện pháp để nâng cao thu nhập quốc dân
Việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất sẽ làm tăng năng xuất lao
động và làm cho sản phẩm thặng dư tăng lên đó là điều tất nhiên nhưng điều đó
áp dụng vào Việt Nam có phù hợp không trong khi trình độ tay nghề của công
nhân ta chưa cao vì vậy đi đôi với việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Biện pháp để nâng cao thu nhập quốc dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Biện pháp để nâng cao thu
nhập quốc dân
Lời mở đầu
Lịch sử loài người đã trải qua 5 chế độ xã hội: Nguyên thuỷ, phong kiến,
chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội. Mỗi chế độ đều gắn một
phương thức sản xuất riêng, không chế độ nào giống chế độ nào. Nếu xã hội
chủ nghĩa là xã hội của dân, do dân và vì dân thì chủ nghĩa tư bản lại hoạt động
theo kiểu bóc lột giá trị thặng dư.
Vậy bằng những phương pháp nào để bóc lột được nhiều giá trị thặng dư dưới
chủ nghĩa tư bản và sự vận dụng để làm ra nhiều sản phẩm thặng dư ở Việt
Nam.
Với những hiểu biết còn hạn hẹp về môn kinh tế chính trị Mác Lênin nói
chung và những hiểu biết về những giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản nói
riêng em không có tham vọng đưa ra những nhận định mới mẻ chỉ mong vận
dụng được một phần nào kiến thức để chỉ ra trước những biện pháp để tăng
cường bóc lột giá trị thặng dư và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.
Bài viết của em được chia làm 2 phần
I. Lý luận kinh tế chính trị về giá trị thặng dư chước chủ nghĩa tư bản.
II. Vận dụng lý luận về giá trị thặng dư vào điều kiện Việt Nam.
ĐỀ TÀI: “Biện pháp để nâng cao thu nhập quốc dân”
1. Giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư là mục đích cuối cùng của bất cứ nhà tư bản nào dưới
chủ nghĩa tư bản. Làm thế nào để thu được càng nhiều giá trị thặng dư nhất? đó
là câu hỏi mà các nhà tư bản luôn luôn đặt ra cho mình, và để trả lời câu hỏi ấy
nhà tư bản sẽ làm bất cứ điều gì miễn sao thu được càng nhiều giá trị thặng dư
càng tốt. Nhưng một câu hỏi được đặt ra các nhà tư bản sản xuất giá trị thặng
dư bằng cách nào?. Cũng như mọi chế độ khác quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa là một quá trình lao động, nhưng mang tính đặc thù là quá trình sản xuất
ra của cải đồng thời cũng là sản xuất ra giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất ra
giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị, nếu quá trình này dừng lại tại
một điểm mà giá trị mới tạo ra ngang bằng với giá trị sức lao động thì chỉ sản
xuất ra giá trị đơn giản. Nếu qúa trình này vượt qua điểm đó sẽ có sản xuất ra
giá trị thặng dư, khi người công nhân lao động thì sức lao động của họ đã bán
cho nhà tư bản từ đây ta có thể định nghĩa được giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là phần giá trị mới đổi ra ngoài giá trị sức lao động do
người công nhân sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
2. Những biện pháp để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư dưới chủ
nghĩa tư bản.
Để có khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn nhà tư bản dùng nhiều
phương pháp khác nhau tuỳ theo điều kiện kinh tế-kỹ thuật trong từng giai
đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế-kỹ thuật
trong tong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản các nhà tư bản đã áp dụng
các biện pháp bóc lột giá trị thặng dư khác nhau trong những thời kỳ khác nhau
và trong từng giai đoạn ấy xuất hiện các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư
cơ bản trong giai đoạn phát triển kinh tế – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản. Trải
qua các giai đoạn phát triển kinh tế – kỹ thuật các nhà tư bản đã áp dụng 2 biện
pháp bóc lột giá trị thặng dư cơ bản nhất đó là: giá trị thặng dư tuyệt đối và giá
trị thặng dư tương đối.
Để tăng thêm giá trị thặng dư mỗi nhà tư bản đều tìm mọi cách làm thế
nào để tăng thêm phần lao động không được trả công cho công nhân. Vì chúng
ta biết rằng giá trị thặng dư là một phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động mà người công nhân sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Vì vậy
trước khi xem xét đến 2 biện pháp bóc lột giá trị thặng dư cơ bản của chủ nghĩa
tư bản chúng ta cần xem đâu là phần lao động không được trả công của công
nhân, từ đó ta biết rõ hơn phương pháp bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư
bản.
Chúng ta có thể phân chia ngày lao động của người công nhân ra làm
công.
Bộ phận:
+ Bộ phận thứ nhất là thời gian lao động cần thiết.
+ Bộ phận thứ hai là thời gian lao động thặng dư.
Trong thời gian lao động cần thiết, người công nhân sáng tạo ra giá trị
sức lao động của mình tức là sáng tạo ra một lượng giá trị dủ bảo đảm cho đời
sống bản thân và gia đình họ. Nó cần thiết cho người công nhân và cũng cần
thiết cho nhà tư bản.
Trong thời gian lao động thăng dư, người công nhân sáng tạo ra giá trị
thặng dư mà nhà tư bản chiếm lấy.
Ngày lao động của người công nhân có thể phân chia theo sơ đồ sau:
1 2 3 4 5 6 7 8
|--------|--------|--------|--------|--------|--------|--------|--------|
Thời gian lao động xã hội cần thiết Thời gian lao động thặng dư
|---1---| giờ lao động
Sơ đồ được tính theo ngày lao động 8 giờ.
Bằng cách phân chia ngày lao động của công nhân như trên, chúng ta có
thể đi sâu vào phân tích các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư của các nhà tư
bản dưới chủ nghĩa tư bản.
2.1 Giá trị thặng dư tuyệt đối.
Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối được các nhà tư bản áp
dụng trong những thời kỳ đàu chủ nghĩa tư bản bằng cách kéo dài ngày lao
động một cách tuyệt đối trong lúc vẫn giữ nguyên thời gian lao động cần thiết
huặc tăng cường độ lao động trong lúc ngày lao động không đổi. Tuy nhiên
phương pháp này bị giới hạn ở chỗ:
Phương a TGLDCT b TGLDTD c
Pháp SX 4h 4h
GTTD tuyệt 8
đối h 4
m’= 100%=100%
Giả thiết: 4
-Ngày LĐ
biến đổi từ
3h đến 10h 10 a TGLDCT b TGLDTD c c’
-TGLĐ cần h 4h (6h=4h + 2h)
thiết không
đổi 6
-TGLĐ m’ = 100% = 150%
thặng dư 4
biến đổi
Trong phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối các nhà tư bản
không ngừng ding thủ đoạn kéo dài ngày lao động để bóc lột được thêm giá trị
thặng dư vì vậy ngày lao động của công nhân không phải là 8 giờ mà có khi là
12h, 13h một ngày nhiều khi tới 15h, 16h huặc hơn thế nữa tuy nhiên việc kéo
dài này cũng không thể vượt quá giới hạn được vì công nhân cũng cần phải
khôi phục lại sức lao động và cần có những nhu cầu về tinh thần và xã hội.
Nhưng mặt khác cũng không thể rút ngắn đến chừng mực chỉ ngang với giá trị
thặng dư xã hội cần thiết và do đó thời gian lao động thặng dư biến thành con
số không. Nếu như vậy sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị chấm dứt ngay. Do đó
đi đôi với việc kéo dài ngày lao động chủ nghĩa tư bản còn áp dụng biện pháp
là tăng cường độ lao động, tuy nhiên đây cũng là một hình thức tương đương
với việc kéo dài ngày lao động.
Do đó việc quy định ngày lao động được quyết định bởi cuộc đấu tranh
giữa hai giai cấp công nhân và giai cấp tư bản. Do hai giai cấp đều dựa trên luật
của trao đổi hàng hoá để giành lấy quyền quy định giờ lao động. Do đó trong
lịch sử các cuốc đấu tranh giữa hai giai cấp kéo dài từ thế kỷ này sang thế kỷ
khác để quy định ngày lao động, và một số ít nước đã giành được thắng lợi
ngày làm 8h.
2.2 Giá trị thặng dư tương đối.
Phương pháp này được áp dụng ở giai đoạn sau của chủ nghĩa tư bản
bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết, do đó kéo dài tương ứng thời
gian lao động thặng dư khi ngày lao động không đổi bằng cách hạ thấp giá trị
sức lao động tức là tăng nguồn sức lao động trong những ngành sản xuất tư liệu
ding sơ đồ dưới đây:
Phương a TGLDCT b TGLDTD c
Pháp SX 4h 4h
GTTD tương 8
đối h 4
m’= 100%=100%
Giả thiết: 4
-Ngày LĐ
không đổi
và giới hạn TGLDCT TGLDTD
là 8h 10 a b’ b c
-TGLĐ cần h 2h (2h + 4h = 6h)
thiết và
TGLĐ 6
thặng dư m’ = 100% = 300%
biến đổi 2
Giá trị sức lao động được quyết định bởi các giá trị các tư liệu tiêu ding
và dịch vụ để sản xuất, tái sản xuất sức lao động,nên muốn hạ thấp giá trị sức
lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cẫn thiết cho
người công nhân. Điều đó có chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng
xuất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu dùng và các ngành sản
xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.
Muốn tăng năng xuất lao động phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ, mà
điều này trước tiên thường có thể diễn ra ở một số xí nghiệp nào đó còn số
đông xí nghiệp khác thì chưa có điều kiện để tiến hành. Nhưng trong quá trình
cải tiến sản xuất của mình một số nhà tư bản đã làm xuất hiện một hình thức
bóc lột giá trị thặng dư khác nữa đó chính là giá trị tiêu ding siêu nghạch.
Giá trị thặng dư siêu nghạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp
dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị
trường của nó. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu nghạch là hình thức biến tướng
của giá trị thặng dư tương đối vì giá trị thặng dư siêu nghạch và giá trị thặng dư
tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng xuất lao động, chỉ khác ở chỗ một bên
là tăng năng xuất lao động cá biệt ( sức người) và một bên tăng năng xuất lao
động xã hội (thặng dư).
Tuy nhiên giá trị thặng dư siêu nghạch không tồn tại bền lâu mà cũng
không cùng một lúc nó xuất hiện đồng loạt trong các xí nghiệp mà nó chỉ xuất
hiện ở một xí nghiệp nào đó do đổi mới công nghệ để tăng năng xuất lao động
cá biệt nhưng nó cũng không tồn tại mãi trong xí nghiệp đó và nó cũng không
mất đi, giá trị thặng dư thặng dư chỉ chuyển từ xí nghiệp này sàng xí nghiệp
khác do sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp với nhau nhờ đổi mới công nghệ, để
nâng cao năng xuất lao động cá biệt của xí nghiệp mình, và cũng vì một lý do
khác là trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tự do với nhau giữa các xí
nghiệp với nhau thì không có bí mật nào tồn tại lâu dài được. Do đó trong từng
xí nghiệp thì giá trị thặng dư siêu nghạch chỉ là một hiện tượng tạm thời nhưng
trong phạm vi toàn xã hội thì nó thường xuyên tồn tại.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa việc sử dụng máy móc không phải là để giảm
nhẹ cường độ lao động của người công nhân mà trong đại đa số trường hợp lại
tăng cường độ lao động. Do áp dụng máy móc không đồng bộ nên công nhân
phải chạy theo tốc độ vận hành của máy móc. Ngay trong nền sản xuất hiện đại
áp dụng tự động hoá cao, cường độ lao động của người lao động vẫn tăng nên
dưới những hình thức mới, cường độ lao động thần kinh thay thế cho cường độ
lao động của cơ bắp. vì tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự như
kéo dài ngày lao động, nên sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện hiện đại
vẫn là một sự kết hợp một cách tinh vi cả hai phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư.
Tuy giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối có sự khác nhau,
nhưng cả hai loại đó đều là một bộ phận giá trị mới do công nhân sáng tạo ra,
đều có nguồn gốc là lao động không được trả công.
II. Vận dụng lý luận về giá trị thặng dư vào điều kiện Việt Nam.
Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào thì việc thu được nhiều lợi nhuận
vẫn là mục tiêu chính và hàng đầu khi áp dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào
quá trình sản xuất. Trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng không nằm ngoài
cái quy luật ấy, nhưng nền sản xuất xã hội chủ nghĩa khác biệt với nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa ở chỗ: khi áp dụng khoa học công nghệ cao vào quá trình
sản xuất các doanh nghiệp không thu được giá trị thặng dư như các nhà tư bản
trước chủ nghĩa tư bản mà họ chỉ thu được sản phẩm thặng dư mà thôi. Vì vậy
việc áp dụng các biện pháp để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư dưới chủ
nghĩa tư bản và điều kiện Việt Nam chỉ có thể xét dưới góc độ làm thế nào để
sản xuất ra nhiều sảnn phẩm thặng dư chứ không phải giá trị thặng dư như
trước chủ nghĩa tư bản.
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay như chúng ta đã biết: Việt
Nam đang trên đường hội nhập, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức
của khối ASEAN. Gia nhập ASEAN chúng ta phải chấp nhận luật chơi của
kinh tế thị trường AETA và CEFT chỉ được đánh thuế 0% đến 5% đối với các
mặt hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN. Điều này có thể nói là một thách
thức lớn đối với mặt hàng Việt Nam, bởi lẽ khi đó hàng hoá các nước ASEAN
sẽ dễ dàng sâm nhập thị trường Việt Nam, hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh
tranh rất mạnh mẽ ngay trong thị trường trong nước với một mặt hàng giá và
chất lượng như hiện nay, liệu các sản phẩm Việt Nam có đủ sức cạnh tranh và
vươn ra thị trường quốc tế hay không?
Đứng trước tình hình này bắt buộc các nhà doanh nghiệp trong nước
phải nghĩ cách làm sao cho hàng hoá của mình cạnh tranh được với các mặt
hàng của nước bạn trong khi thuế nhập khẩu chỉ là từ 0% đến 5%, tức đó là giá
cả của sản phẩm và mặt hàng sẽ là yếu tố quyết định cho sự thắng lợi của các
doanh nghiệp khi phải cạnh tranh ngay trên thị trường của mình với lợi thế gần
như ngang bằng nhau. Điều đó bắt buộc các nhà doanh nghiệp Việt Nam phải
đầu tư để cải tiến sản xuất bằng cách thay đổi công nghệ và kỹ thuật nhằm nâng
cao năng xuất lao động từ đó thu được nhiều sản phẩm thặng dư hơn và giảm
được giá cả của sản phẩm của mình do đó có thể cạnh tranh được với các mặt
hàng của nước bạn.
Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam như hiện nay thì không phải
doanh nghiệp nào cũng có điều kiện để đổi mới công nghệ sản xuất của mình.
Do đó ở đây cần có sự hỗ trợ của đảng và nhà nước nhằm khắc phục sự chênh
loch về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong nước đảm bảo cho sự cạnh tranh
công bằng giữa các doanh nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
đưa nền kinh tế đi lên.
Việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất sẽ làm tăng năng xuất lao
động và làm cho sản phẩm thặng dư tăng lên đó là điều tất nhiên nhưng điều đó
áp dụng vào Việt Nam có phù hợp không trong khi trình độ tay nghề của công
nhân ta chưa cao vì vậy đi đôi với việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Trong hoàn cảnh điều kiện kinh tế hiện nay và trong quá trình hội nhập
vào nền kinh tế thế giới hiện nay. Các nhà doanh nghiệp Việt Nam đang đứng
trước nhiều khó khăn và thử thách, tuy nhiên không phải không có những điều
kiện thuận lợi nhất định cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam nếu họ biết cách
vận dụng một cách hợp lý và tận dụng mọi cơ hội nếu có thể. Điều đó còn tuỳ
thuộc vào các nhà doanh nghiệp Việt Nam họ có tận dụng những điều kiện
thuận lợi mà mình có được.
Nhưng không phải chỉ có các nhà doanh nghiệp tự vận động trong quá
trình hội nhập ấy mà đảng và nhà nước cũng phải cùng tham gia vào quá trình
hội nhập, để đóng vai trò cân bằng cân đối kinh tế giữa các doanh nghiệp trong
nước cần đảm bảo sự cạnh tranh ngang bằng giữa các doanh nghiệp với nhau.
Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
Việt Nam. Chính vì vậy ở đây các doanh nghiệp phải tự tạo cho mình những
điều kiện cho chính. đây chính là yếu tố căn bản để đưa một doanh nghiệp đi
lên nhờ những biện pháp tăng sản phẩm thặng dư nhằm giảm giá cả của sản
phẩm doanh nghiệp mình, từ đó tạo cho mình một thế đứng tốt trong việc cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp nước bạn, cũng cần phải nâng cao tay nghề cho
công nhân.
Kết luận
Qua bài tiểu luận này, chúng ta biết được rằng bất kỳ một chế độ xã hội
nào quá trình phát triển từ thấp đến cao của mọi quá trình sản xuất trong mọi xã
hội thì mọi quá trình sản xuất ấy các nhà doanh nghiệp trong chủ nghĩa xã hội,
các nhà tư bản trong chủ nghĩa tư bản thì mục đích hàng đầu của họ vẫn là làm
thế nào để họ có đuợc nhiều giá trị thặng dư (chủ nghĩa tư bản), sản phẩm
thặng dư (chủ nghĩa xã hội).
Riêng với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay thì việc thu được
nhiều sản phẩm thặng dư đó vẫn là một công việc khá khó khăn vì cơ sở hạ
tầng của các doanh nghiệp Việt Nam và khoa học kỹ thuật của ta vẫn còn rất
thấp. Vì vậy sự quan tâm của đảng và nhà nước ta sẽ thúc đẩy được sự phát
triển trong các doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Biện pháp để nâng cao thu nhập quốc dân.pdf