Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để
bắt kịp xu thế phát triển kinh tế chung của toàn cầu.Góp tiếng nói quyết định là hoạt
động xuất khẩu,một nguồn cung cấp ngoại tệ chính để trang trải cho các nhu cầu
nhập khẩu của nề kinh tế,góp phần cân đối,duy trì và mở rộng tái sản xuất trong
nước,tranh thủ những tiến bộ khoa học công nghệ thế giới,đáp ứng nhu cầu không
ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.
93 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cao su ở Công ty Thực phẩm miền Bắc (fonexim) - Bộ Thương Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu
đồng lợi nhuận.
Với mức lợi nhuận trên tỷ suất doanh lợi tương ứng là:
Năm 1999: 57931/2348629 = 0,0247
Năm 2000: 67667/ 3497000 = 0,0194
Năm 2001: 98709 /4256000 = 0,0232
Lợi nhuận thu được khi bỏ một đồng chi phí xuất khẩu giảm từ 0,0247 năm 1999
xuống 0,0194 năm 2000 và có dấu hiệu tăng lên vào năm 2001 lên 0,0232
Như vậy, một đồng chi phí xuất khẩu đem lại lơị nhuận cao nhất vào năm 199 và
thấp nhất vào năm 2000.Nguyên nhân là do sự rớt giá nghiêm trọng của giá cả cao
su thế giưói năm 2000 (giá thấp nhất trong vòng 30 năm qua).
Giá giảm, trong khi chi phí để xuất khẩu vẫn giữ nguyên đã làm sụt giảm lợi
nhuận xuất khẩu cao su cuat công ty một cách đáng kể. Đến năm 2001, giá cao su
trên thị trường thế giưói đã có dấu hiệu hồi phục. Vì vậy mà tỷ suất lợi nhuận của
xuất khẩu cao su được cải thiện rõ rệt.
Để đánh giá chỉ tiêu này ta có bảng sau:
Biểu 13 : Tỷ lệ thực hiện xuất khẩu cao su so với kế hoạch thời gian qua.
Năm Kế hoạch Thực hiện %
1997 322 548 170
1998 821 1479 180
1999 2460 4528 184
2000 3421 6500 190
2001 3800 7600 200
Nguồn phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Qua bảng trên ta thấy hoạt động xuất khẩu cao su của công ty đều vượt kế hoạch
trong các năm qua.
Năm 1997 thực hiện so với kế hoạch bằng 170 %
Năm 1998 thực hiện so với kế hoạch bằng 180 %
Năm 1999 thực hiện so với kế hoạch bằng 184 %
Năm 2000 thực hiện so với kế hoạch bằng 190 %
Năm 2001 thực hiện so với kế hoạch băng 200 % kế hoạch.
Điều đó cho thấy hoạt động xuất khẩu cao su của công ty mặc dù bị ảnh hưởng
không nhỏ của các tác đọng khách quan nhưng vẫn đạt được những kết quả khả
quan.
Theo phân tích của các chuyên gia, trong những tháng tới của năm 2002 giá cao
su xuất khẩu sẽ không ngừng tăng lên. Và như vậy hoạt động xuất khẩu cao su sẽ
có triển vọng tăng cao hơn nữa.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chung nhất và quan trọng nhất đối với các nhà kinh doanh
xuất khẩu. Song nó không phản ánh chính xác chất lượng kinh doanh cũng như tiềm
lực kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác nó không cho phép so sánh hiệu quả
kinh doanh giữa các kỳ với nhau.
III. Kết luận rút ra qua phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cao su
của công ty thực phẩm miền Bắc thời gian qua
1.Những thuận lợi.
Trong những năm qua hoạt dộng sản xuất cao su của công ty đã có nhữg bước phát
triển đáng kể. Đạt được điều này ngoài sự nỗ lực của bản thân công ty còn có những
thuận lợi lớn từ phía nhà nước cụ thể là.
1.1.Những thuận lợi khách quan và bản thân công ty:
a)Những thuận lợi khách quan.
-Chính sách mở cửa năng động cùng với chính sách ngoại giao “Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” nên kết quả đạt được trong thời
gian qua đã tạo vị thếmới, thuận lợi hơn cho Việt Nam trong việc hoà nhập vào sự
phân công lao động và mậu dịch quốc tế. Đặc biệt trong những năm gần đây Việt
Nam đã đạt được những thành công lớn trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại như: Việc
mỹ bãi bỏ cấm vận, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và hai nước đã kí kết
hiệp định thương mại Việt Mỹ trong năm 2000, Việt Nam gia nhập khối Asean, trở
thành thành viên chính thức Apech, đồng thời tiến hành kí hiệp định khung hợp tác
quốc tế giữa Việt Nam và liên minh châu Âu cũng như trong tương lai sẽ phấn đấu
trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTU)…. Tất cả
những điều này đã tạo ra một sinh lực mới cho các doanh nghiệp Viêtj Nam trong
quan hệ thương mại với nước ngoài trong đó có F0NEXIM – Bộ thương mại.
Nền kinh tế thị trường cùng với sự bung ra hàng loạt các loại hình công ty làm
cho tính cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt, do đó đồi hỏi doanh
nghiệp phải không ngừng phát huy tính năng động sáng tạo của mình cũng như
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩmcoi hệ quả kinh doanh là hàng đầu cũng
thông qua hoạt động thực tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhà nước đã từng
bước hoàn thiện chính sách quản lý phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh được thuận lợi. Nói chung, nhà nước đã không ngừng tích
cực đổi mới chinh sách kinh tế đối ngoại, kinh tế ngoại thương nói chung và chính
sách xuất khẩu nói riêng nhằn phát huy quyền chủ động sáng tạo của các địa
phương, các ngành, các đơn vị cơ sở, xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp, coi lợi ích
kinh tế là động lực chủ yếu thúc đẩy các tổ chức kinh tế tham gia vào thị trường lớn
.
b. Thuận lợi từ bản thân công ty .
Là doanh nghiệp nhà nước có uy tín nên trong những năm qua công ty cũng có
những thuận lợi nhất định .
- Nguồn cung cấp cho xuất khẩu lớn và tương đối ổn định
- Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng công ty cũng đã có sự tích luỹ kinh
nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu trên thực tế thế giới rất đáng quí để có thể biết
được những mặt hàng kinh doanh và sự am hiểu thực tế. Đây là một thuận lợi giúp
công ty hạn chế được những rủi ro khi kinh doanh trong việc ký kết hợp đồng, có
thể thiết lập những mối quan hệ làm ăn với các nguồn cung cấp một cách tốt đẹp .
- Công ty có một đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo, hầu hết họ là những
người năng động , sáng tạo , nhiệt tình và trung thành với công ty với những thuận
lợi như vậy , những năm qua trong quá trình hoạt động và phát triển của mình công
ty đã đạt được những thành công cụ thể .
1.2 Thành công của công ty .
- Công ty đã tạo đươc mối liên kết chặt chẽ với các cơ sở thu mua cũng như
quan hệ bạn hàng với các nhà sản xuất chế biến, tạo nên mốiquan hệ thống nhất từ
trên suống dưới. Sở dĩ tạo ra được những mối
Liên kết là do công ty đã biết gắn lợi ích của mình vói lợi ích của các nhà cung
cấp. Thực tế đã chứng minh không có mối quan hệ kinh tế nào bền vững bằng mối
quan hệ kinh tế hai bên cùng có lợi.
-Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng năm trong hoạt động xuất khẩu
cao su công ty đã thu về một lượng lớn ngoại tệ, tăng lợi nhuận góp phần tạo thêm
nguồn vốn cho công ty cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
Tuy gặp nhiều khó khăn ở các khẩu baỏ quản, tiêu thụ.. song hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty đã có nhiều bước tiến rõ rệt. Thể hiện là 5 năm qua số
lượng cao su xuất khẩu của công ty đã không ngừng tăng, nếu như năm 1997 cao su
xuất khẩu của công ty đã đạt kim ngạch 537.040 USSD thì đến năm 2001 kim
ngạch xuất khẩu cao su công ty đã đạt 4.256.000 USD. Đây thực sự là một kết quả
khả quan đối với hoạt động xuất khẩu công ty , nó có thể tự bù đắp được chi
phí,đảm bảo có lãi tăng lợi nhuận của công ty.
-Trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu cao su của mình cũng như
xuất khẩu các mặt hàng khác nói chung, đội ngũ cán bộ công ty ngày được nâng
cao về kinh nghiệm thông qua việc thườn xuyên cọ sát thực tế, đó là yếu tố góp
phần quan trọng vào thắng lợi bước đâù hoạt động kinh doanh xuất khẩu cao su của
công ty. Mặt khác trong những năm qua từ việc xuất khẩu cao su cũng góp phần
tăng thu nhập, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, tạo cho họ sự
yên tâm trong công việc, khuyến khích khả năng sáng tạo của mỗi người để họ làm
việc có hiệu quả cao.
Mặc dù thời gian tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty nhiều
nhưng với việc thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu đã từng bước khẳng định sự vững
vàng cảu mình trong kinh doanh. Quá trình này cũng giúp cho công ty rút ra được
nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc giao dịch với khách hàng, từ đó có
thể phân loại được twrfng khách hàng với nhu cầu khác nhau của họ ở các thị
trường khác nhau để có cách ứng sử một cách hợp lý...
Cùng với thành công này, với sự phát triển và phấn đấu không ngừng của
mình chắc chắn công ty sẽ vận dụng được tốt nhất các thời cơ, phát huy ưu điểm có
thể mở rộng quy mô hoạt động của mình đưa uy tín của công ty ngày một có vị thế
rõ rệt trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.Khó khăn và hạn chế
2.1. Những khó khăn
a-Khó khăn khách quan.
-Do Việt Nam không phải là thành viên chính thức của tổ chức TMTG (WTO)
nên không được hưởng quy chế cũng như các ưu đãi khác về thuế quan.
Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước cũng có những thuận lợi
hơn nhưng chưa thực sự hoàn chỉnh, có nhiều vấn đề còn khá cứng nhắc, không
thoáng. Mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi với cơ chế mới, giảm bớt đi nhiều các thủ
tục hành chính nhưng điều hành này vẫn chưa đủ sức thyết phục các doanh nghiệp
yên tâm trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình.
-Vấn đề vốn và sự hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói chung và với
mặt hàng cao su nói riêng vẫn chưa được quan tâm 1 cách đúng mức và kịp thời. Vì
thế cũng rề gây ra khó khăn cho các công ty hoạt động lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng
nông sản.
b-Về phiá Công ty
-Dưới tác động của cơ chế thị trường, số lượng của các đơn vị kinh doanh
các mặt hàng nông sản nói chung và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu cao su cũng
đang ngày càng phát triển, tạo nên sự ganh đua mua bán, dẫn đến giá mua hàng cao
và giá bấn lại hạ xuống. Cả hai điều này đều không tốt mà lại điên ra đồng thời nên
càng gây thiệt hại cho công ty. Hiện nay công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với
các công ty thương mại trong nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân hoạt động
xuất khẩu nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng cao su trên thị trường. Mặt khác với sự
cạnh tranh với một số đổi thủ ở thị trường nước ngoài nhe: Inđônêsia, Malaysia và
Thái Lan... Do vậy đây thực sự là khó khăn rất lớn đối với công ty trong việc ổn
định và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thiếu vốn cũng là khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu cao su
công ty,vì thế đã có nhiều cơ hội để tuột mất.Trên thực tế nguồn vốn của công ty
bao gồm:
+Nguồn vốn do ngân sách nhà nước từ khi mới thành lập (là rất nhỏ), còn
chủ yếu là vốn vay. Do vậy khi sử dụng vốn đi vay công ty phải có sự cân nhắc giữa
hiệu quả kinh doanh và chi phí phải trả cho đồng vốn vay đó. Chính điều này đã
cản trở công ty trong việc huy động vốn. Mặt khác công ty cũng không thể hy vọng
các khoản tín dụng từ phía khách hàng hoặc của người cung cấp.
-Mặc dù trong 5 năm hoạt động của mình công ty đã có một đội ngũ cán bộ
kinh doanh nhiệt tình, gắn bó với công việc song những người có đủ trình độ nghiệp
vụ chưa nhiều. Do vậy trong việc thực hiện hoạt động xuất khẩu cao su nói riêng và
hoạt động xuất khẩu của công ty nói chung thường gặp phải những khó khăn về
giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng...Làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
công ty .
2.2.Những hạn chế
Trong hoạt động xuất khẩu chỉ đạt ở mức trung bình so với thế giới. Vì vậy,
công ty cũng còn nhiều hạn chế về chất lượng cao su xuất khẩu. Mặt khác do các
nguồn hàng nằm xa thành phố nên việc thu gom tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến
việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập hàng, dễ gây tổn thất lớn, Diều
này đã phần nào làm giamr đi năng lực cạnh tranh của công ty, cũng như làm giảm
đi lợi nhuận,, uy tín của công ty.
-Về giá cả:
Do chất lượng cao su còn thấp nên giá cao su xuất khẩu của công ty cũng
thường thấp hơn so với các bạn hàng xuất khẩu khác trên thị trường thế giới. Vì
vậy, khi xuất khẩu thị trường cao su sang nước ngoài công ty thường phải chịu sức
ép giá của khách hàng cũng như khó giành được thế chủ động trong việc ký kết
hoạt động mua bán của mình .
-Về thị trường xuất khẩu .
Mặc dù thị trường xuất khẩu xt cao su của Việt Nam là tương đối lớn tuy
nhiên thị trường xuất khẩu cao su của công ty còn rát nhỏ hẹp, chủ yếu là xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc. Vì vậy, thời gian tới công ty còn phaie mở rộng hơn
nữa thị trường xuất khẩu của mình . Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
của công ty
-Tổ chức xuất khẩu :
Tới mặt hàng xuất khẩu cao su của công ty vẫn chủ yếu là dạng thô và sở chế
do vậy hoạt động xuất khẩu cao su công ty vẫn chưa có tốc độ tăng trưởng vững
chắc. Kim ngạch xuất khẩu qua các năm còn nhiều chênh lệch. Và thực tế hoạt động
tỏ chức xuất khẩu của công ty còn rất cồng kềnh, lãng phí , chưa có
Sự quản lý đúngmức nên chưa tạo được sự thông nhất cho toàn công ty .
3. Nguyên nhân làm hạn chế công tác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su
của công ty .
3.1. Nguyên nhân khách quan :
- Nước ta nằm trong khu vực Đông nam á , nơi có nhiều nước cũng có matự
hàng nông sản xuất khẩu giống nhau ( cà phê ,gạo ,cao su..)nên tính cznhj tranh là
rất lớn. Các doanh nghiệp Việt nam lại mới tham gia vào hoạt động kinh doanh trên
thị trường thế giới trong điều kiện thị trường thế giới đã được phân chia , phân công
lao động quốc tế đã được xây dựngtương đối ổn định . Các doanh nghiệp việt nam
còn đang non trẻ đã phải chấp nhận cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia có
nhiều kinh nghiêm trên thị trường .
- Hệ thống chính sách của nhà nước
Hiện nay việc sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt nam đòi hỏi nhà nước
cần có những chính sách tăng cường đầu tư một cách thích hợp và hợp lý. Để không
những có thể xuất khẩu được một lượng cao su lớn mà còn làm cho sức cạnh tranh
của cao su xuất khẩu ở Việt nam ngày càng mạnh trên thi trường quốc tế và mang
lại lợi nhuận một cách tối ưu nhất .
- Cơ chế quản lý trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung còn nhiều bất cập .
Từ năm 1995 nhà nước ta đã tổ chức và sắp xép lại hệ thống lưu thông ,phân
phối các đầu mối xuất khẩu .Nhà nước tự do hoá lưu thông phân phối , mở rộng
quyền tự chủ cho các loại hình doanh nghiệp có thể mua bán cao su ở thị trường
nội địa để từ đó phục vu cho xuất khẩu . Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu cao su vẫn
còn chủ yếu tập trung vào những công ty lớn , phần nào đã có được những sức
mạnh và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy luôn có sự cạnh tranh
không lành mạnh giữa các thương nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động mua bán cao
su xuất khẩu .
Mặt khác công tác quản lý hoạt động xuất khẩu vẫn còn nhiều tồn tại thể
hiện :
+ Hệ thống vănbản pháp qui chưa hoàn chỉnh , nhiều công văn còn chung
chung chưa rõ ràng , cụ thể là một số qui định còn bất hợp lý hay không có tính khả
thi .Và đăc biệt là sự bất ổn định , thay đổi quá nhiều,qua nhanh của những văn bản
này khiến cho các doanh nghiệp chưa thưc sự yên tâm trong hoạt động xuất nhập
khẩu .
+ Hệ thống thuế xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, các danh mục hàng
hoá tính thuế chưa đầy đủ dẫn đến việc áp dụng tuỳ tiện , nhiều thuế xuất chưa hợp
lý , còn có các hiện tượng thuế chồng thuế.
+ Công tác hải quan vẫn gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu .Các
thủ tục này tuy đã có sự đơn giản song người xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều phiền
phức trong thái độ quan liêu của các nhân viên hải quan , họ thường thiếu tinh thần
hợp tác và không mấy thiện chí.
+ Công tác tổ chức thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh
nghiệp chưa tốt , chưa kịp thời , đồng bộ và chất lượng chưa cao. Nhà nước chưa
quan tâm đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất,
tạo nguồn hướng dẫn và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng
thị trường xuất khẩu .
3.2. Những nguyên nhân chủ quan
-Công ty vẫn chưa có đủ uy tín và tên tuổi trên thị trương fquốc tế, nhiều mặt
hàng cao su của công ty đến nay vẫn rất khó khăn trong việc tạo chỗ đứng trên thị
trường thế giưoí.
-Công ty chưa chủ động đưa ra những biện pháp Marketing cần thiết để tìm
hiểu một cách sâu sắc hơn nhu cầu thị trường. Vì vậy mà khả năng tìm kiếm thông
tin về thị trường của công ty chưa mang tính cập nhật, nhanh chóng và chính xác,
tạo nên sự không ổn định về thị trường và kả năng xâm nhập là không mấy hiệu
quả.
-Chưa hình thành hệ thống phânphối trực tiếp ở nước ngoài. Chưa có một đội
ngũ tiếp thị chuyên môn nên ngay cả ở các thị trường truyền thống cũng vẫn phải
bán qua các nhà nhập khẩu của họ. Do đó mạng lưới tiêu thụ mặt hàng cao su là rất
khó khăn và khả năng kinh doanh trên thị trường luôn bất ổn.
-Mặc dù hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty hầu hết đều có
trình độ đại học, cao đẳng, năng động nhưng trong môi trường kinh doanh quốc tế
ngày nay luôn thường xuyên biến động vì vậy mà có nhiều người không theo kịp
được thời cuộc, họ làm việc theo một nguyên tắc quá cứng nhắc, có nhiệt tình song
lại chậm chạp và quan liêu. Thực tế, xu hướng hiện nay thì không còn thích hợp với
những người như vậy mà đòi hỏi phải có sự linh hoạt, năng động sáng tạo, có khả
năng dự báo, nắm bắt nhanh những thông tin về tình hình kinh tế thế giới. Do vậy
đã làm ảnh hưởng đến quá trình giao dịch, thực hiện hợp đồng cũng như tăng khả
năng tìm hiểu thị trường, khách hàng,...
-Một nguyên nhân cũng hết sức cơ bản khiến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
cao su ở công ty còn thấp, đó là vấn đề quản lý và sử dụng vốn. Việc quản lý vốn
còn rất lỏng lẻo và không hiệu quả làm tăng chi phí, mất cơ hội và kinh doanh
không mang lại lợi nhuận.
Như vậy qua phân tích các dữ liệu trên,thực tế công ty còn rất nhiều khó
khăn thử thách trước mắt. Do đó việc đưa ra giải pháp hữu hiệu hiện nay cho quá
trình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cao su ở công ty luôn được xem là vấn đề cần
thiết trong sự phát triển của toàn công ty.
Chương III
phương hướng và biện pháp thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu cao su ở công ty
thực phẩm miền bắc
I. Dự báo thị trường cao su thế giới
Sự rớt giá cao su bắt đầu mang tính chất nghiêm trọng từ năm 1997 và xuống
thấp tới mức kỷ lục trong vòng 30 năm qua vào những tháng cuối năm 2000. Tổ
chức cao su thiên nhiên quốc tế (INRo) đã thất bại trong việc kêu gọi các nước
thành viên giữ mức giá xuất khẩu tối thiểu nên Thái Lan, Malaysia- hai nước chiếm
khoảng 60% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đã quyết định rút khỏi INRo và
làm cho tổ chức này tan rã. Ngay sau đó 3 nước Thái Lan, Malaysia, Indonêsia với
sản lượng 4,5 triệu tấn/năm, chiếm 80% sản lượng thế giới đã đi tới thống nhất sẽ
ký một hiệp định về cao su. Theo đó, sẽ có một Uỷ ban thẩm định đề ra mức giá
xuất khẩu cao su tối thiểu và các quyết định về hợp đồng bán cao su kỳ hạn cũng
như kế hoạch giữ cao su dự trữ. Tuy nhiên các cuộc họp cấp Bộ trưởng 3 nước liên
tục bị hoãn nhiều lần từ tháng 12/2000 sang tháng 1/2001 và tới nay 1 Hiệp định tay
3 như vậy vẫn chưa được ký kết do không nhất trí được chương trình nghị sự. Trong
khi đó Nhật Bản- nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 3 thế giới nhu cầu tiêu
thụ năm 2002 giảm 2,2% so với năm 2001, chỉ còn 1,446 triệu tấn. Theo Hiệp hội
các nhà chế biến cao su miền Bắc, năm nay nhu cầu cao su cho sản xuất săm lốp
giảm 35 ngàn tấn, nhu cầu tiêu thụ cao su tổng hợp giảm 52 ngàn tấn. Chính trong
thời điểm khó nhất vè giá cao su, các chuyên gia về cao su vẫn dự đoán: cao su là
mặt hàng có nhiều triển vọng nhất trong năm 2002 so với đa số các mặt công nghiệp
khác không mấy khả quan lý do chính là nguồn cung cấp từ Malaysia, Thái Lan,
Indonesia giảm. Malaysia là nước sản xuất cao su lớn thứ 3 thế giới, năm 1990 đã
sản xuất được 1,5 triệu tấn nhưng đến năm 1999 chỉ còn 883,484 tấn, giảm xuống
768872 tấn năm 2000 và xuống 608400 tấn năm 2001 do nông dân phá diện tích
cao su để chuyển sang trồng cọ dầu. Hiện nay nước này vẫn còn xuất khẩu hàng
năm khoảng 600.000 tấn nhưng lại phải nhập lại 500.000 tấn/năm cho nhu cầu nội
địa. Đầu năm 2002, nhà nước Malaysia đã cấp 263 triệu USD tín dụng để khôi phục
lại diện tích. Nhưng phải mất từ 4- 8 năm cây cao su mới cho mủ. Thái Lan- nước
sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới. Trong 2 năm qua diện tích đã hạn
chế ở mức 2 triệu ha nên ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu. Nhìn chung nguồn
cung trên năm 2000 giảm khoảng 10% so với năm 2001. Mặt khác, Trung Quốc
nước tiêu thụ cao su lớn thứ 2 thế giới vẫn tiếp tục giữ được sự tăng trưởng kinh tế
đáng khích lệ, khoảng 8- 9%, năm 2001 đã nhập của Thái Lan 300 ngàn tấn và năm
2002 sẽ tăng lên chút ít. Chính vì những lý do nàh, 3 tháng đầu năm 2002, giá cao
su thế giới có nhiều khởi sắc. Tại TokyO, giá cao su giao ngay tăng đều qua các
tháng, đến tháng 3 tăng 18,1%, so với tháng 1/2002. Còn tại thị trường Thượng Hải
(Trung Quốc) giá biến động từ không thay đổi đến tăng nhẹ. Tuy nhiên, giá cao su ở
đây chịu ảnh hưởng bởi nhập khẩu từ Indonesia giá rẻ (do đồng Tupia nước này bị
mất giá so với USD). Đối với Việt Nam, năm 2002 là năm thuận lợi cho xuất khẩu
cao su. Sự hạn chế nguồn cung từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia tạo điều kiện cho
nhiều khách hàng đến Việt Nam. Đồng thời, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam là Trung Quốc đang tiếp tục tăng nhu cầu tiêu thụ cao su. Chính vì vậy, trong
4 tháng đầu năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu 80 ngàn tấn, bằng 102,3% so với
cùng kỳ 2001. Chúng ta cũng đang khai thác cơ hội kinh doanh cao su bằng cách
hợp tác cho Malaysia đầu tư khai thác cao su thiên nhiên để bù vào sản lượng nước
này bị giảm sút. Phía Malaysia khẳng định có thể tiêu thụ hết 50 ngàn tấn mủ cao su
latex/năm của Việt Nam. Nhiều chuyên gia khẳng định cùng với diễn biến thuận lợi
trên thị trường thế giới, việc hợp tác giữa Việt Nam- Malaysia nếu thành công có
thể thúc đẩy giá bán cao su của Việt Nam hiện đang ở mức bình quân thành công có
thể thúc đẩy giá bán cao su của Việt Nam hiện đang ở mức bình quân 538 USD/tấn
lên 560 USD/tấn trong vòng 3 tháng tới.
Xét tương quan cung- cầu trên phạm vi thế giới, giá cao su từ nay đến hết năm
2000 vẫn còn tăng dù không đột biến và có nhiều khả năng tiếp tục và tăng trong 6
tháng đầunăm 2002.
II. Phương hướng xuất khẩu cao su.
1. Định hướng xuất khẩu cao su của Việt Nam
Năm 1999 Việt Nam đã xuất khẩu được 265.331 tấn cao su thiên nhiên đạt tổng
trị giá trên 146,8 triệu USD.
Năm 2000 Việt Nam đã xuất khẩu được 273.401 tấn cao su thiên nhiên trị giá
166.022.498 USD tăng 3,04% về lượng và tăng 13% về giá trị so với năm 1999.
Như vậy, chúng ta có thể thấy ngành công nghiệp cao su là một trong những
ngành xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, việc trồng và xuất khẩu cao su
ở Việt Nam lại rất thuận lợi.
Như chúng ta đã biết, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là
điều kiện rất thuận lợi cho tài nguyên rừng phát triển trong đó có cây cao su. Hiện
nay nước ta có khoảng 700.000 ha cây cao su, trồng phổ biến ở miền Trung, Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ, mọt số vùng mà cây hoa màu và cây công nghiệp khác
phát triển kém thì ở đó cây cao su lại phát triển được. Mặt khác xét về lợi ích kinh
tế thì chi phí để trồng cây cao su là rất rẻ ở Việt Nam.
Với tiềm năng rộng lớn về đất đai, khí hậu thuận lợi triển vọng xuất khẩu cao su
của Việt Nam là rất sáng sủa. Đó là lợi thế so sánh mà Việt Nam có được so với các
nước khác. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc sản xuất và xuất
khẩu cao su. Trong các kỳ đại hội Đảng ta không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng
của hoạt động xuất khẩu cao su.
Phương hướng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong thời gian tới là khuyến
khích các doanh nghiệp tăng cường khối lượng xuất khẩu. Ưu đãi đầu tư trong và
ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất cao su để xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng
cao su xuất khẩu, nói cách khác chuyển dạng hàng hoá nguyên liệu thô sang hàng
hoá chế biến với hàm lượng lao động kỹ thuật cao, có giá trị lớn, đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
Giá xuất khẩu cao su là một vấn đề lớn của Việt Nam. So với thế giới giá xuất
khẩu cao su của Việt Nam thường thấp hơn từ 10- 15% thậm chí có những thời
điểm tới 20%. Nguyên nhân là do chất lượng còn thấp. Vì vậy Việt Nam có phương
hướng khắc phục điểm yếu này bằng cách chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị công
nghệ chế biến cao su để nâng dần tỷ trọng cao su chế biến tinh trong cao su xuất
khẩu đồng thời tăng sức cạnh tranh của mặt hàng cao su Việt Nam trên thị trường
thế giới.
Bên cạnh đó, duy trì các mối quan hệ buôn bán với các bạn hàng truyền thống,
đặc biệt là Trung Quốc. Đây là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam
và việc xuất khẩu này rất thuận lợi vì có quan hệ tự nhiên và văn hoá rất gần gũi.
Ngoài ra, Nhà nước còn phối hợp với các doanh nghiệp tham gia vào việc tìm kiếm
thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Từ những định hướng trên, mục
tiêu của nhà nước đặt ra là tăng kim ngạch xuất khẩu cao su lên 196 triệu USD vào
năm 2002 và phấn đấu đạt 287 triệu USD vào năm 2010. Khối lượng cao su xuất
khẩu tăng lên 35 ngàn tấn năm 2002 và phấn đấu đạt 454 ngàn tấn vào năm 2010.
2. Định hướng xuất khẩu cao su của công ty
2.1. Mục tiêu xuất khẩu cao su
Một tổ chức khi kinh doanh đều có vô vàn mục tiêu. Điều quan trọng là mục
tiêu nào được công ty xác định là phù hợp với tiềm năng của công ty ở hiện tại và
tương lai. Việc định ra các mụctiêu cụ thể là vô cùng cần thiết, căn cứ vào đó công
ty có thể lập ra các chiến lược, kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
Công ty thực phẩm miền Bắc là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất
nhập khẩu, hạch toán kinh doanh độc lập như các đơn vị kinh doanh khác, hiệuquả
cao trong hoạt động kinh doanh là mục tiêu số một đối với công ty. Mở rộng quy
mô kinh doanh xuất nhập khẩu cả về khối lượng, kim ngạch, mở rộng thị trường,
nâng cao hiệu quả xuất khẩu các mặt hàng, đặc biệt là mặt hàng chủ lực cao su.
Tập trung tìm kiếm bạn hàng mới, thị trường mới, tăng kim ngạch xuất khẩu
củng cố mối quan hệ làm ăn với bạn hàng truyền thống là Trung Quốc.
Mục tiêu phát triển xuất khẩu cao su năm 2002 là:
+ Khối lượng xuất khẩu: 10.000 tấn
+ Kim ngạch xuất khẩu: 5,6 triệu USD
Để thực hiện mục tiêu trên, công ty đã đề ra nhiều các biện pháp khác nhau. Đối
với lĩnh vực xuất khẩu cao su, công ty đã đề ra những hướng đi cụ thể và thích hợp.
2.2. Phương hướng xuất khẩu cao su
- Tiếp tục đầu tư sức lực và chi phí hợp lý để củng cố mở rộng thị trường. Đặc
biệt quan tâm hơn nữa đến thị trường EU và singapore, Nhật Bản, tăng cường quan
hệ với thị trường Trung Quốc.
Tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Bộ Thương mại để tìm kiếm thị
trường và bạn hàng. Tăng cường bám thị trường nội địa, phát huy thế mạnh về vốn,
kinh nghiệm tìm cách làm thích hợp để thâm nhập thị trường.
- Tiếp tục áp dụng các phương thức kinh doanh linh hoạt trong kinh doanh cao
su để tăng thêm số hợp đồng xuất khẩu.
- Duy trì sự phát triển ổn định của mặt hàng truyền thống cao su.
- Thiết lập cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý. Tăng mặt hàng cao su xuất khẩu
đã qua chế biến, giảm các mặt hàng cao su xuất khẩu thô.
III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su ở công ty Thực phẩm miền Bắc
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
Thị trường là vấn đề trọng yếu của nền kinh tế thị trường, cho nên bất cứ một đơn
vị sản xuất kinh doanh nào hoạt động trong cơ chế thị trường thì công việc đầu tiên
của họ cũng là nghiên cứu thị trường. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu thì công việc này lại càng cần thiết và cực kỳ quan trọng bởi thị
trường ở xa, những chính sách điều chỉnh hd thương mại lại diễn ra thường xuyên ở
các nước, thị hiếu trào lưu tiêu dùng cũng luôn thay đổi... thực hiện công tác nghiên
cứu thị trường tốt sẽ tạo điều kiện giúp các nhà doanh nghiệp đưa ra những quyết
định đúng đắn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tránh được những tổn thất
không đáng có.
Công ty có thể tự tiến hành nghiên cứu thị trường, ngoài ra có thể sử dụng các
nhà cố vấn chuyên môn để tiến hành nghiên cứu rộng, độc lập và kỹ lưỡng.
Ngày nay thông tin đã trở thành một nguồn lực bên cạnh các nguồn lực khác,
chúng ta muốn hiểu biết về khách hàng phải thông qua thông tin. Nhu cầu về thông
tin ngày càng trở nên cấp bách do thị trường thay đổi về quy mô và phạm vi sự thay
đổi về chất của nhu cầu, sự lựa chọn của khách hàng thay đổi, sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt với những hình thức ngày càng đa dạng. Chính vì vậy thu thập và sử lý
thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu thị trường .
Thời gian qua, việc thu thập và xử lý thông tin của Công ty thực phẩm miền Bắc
còn chậm, chưa đầy đủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn. Chính vì vậy mà trong thời gian
tới Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác này. Có nhiều cách mà thông qua đó
công ty có thể có được những thông tin cần thiết về thị trường .
- Nguồn ghi chép nội bộ
Trước đây, công ty đã bỏ qua nguồn này. Đây là nguồn cung cấp thông tin về thị
trường hết sức chính xác, hơn nữa chi phí ít lại đơn giản. Tuy nhiên nguồn này chưa
cho phép doanh nghiệp có cái nhìn bao quát tổng thể thị trường khu vực và thế giới.
Công ty có thể thu thập thông tin từ các báo cáo về đơn đặt hàng tình hình tiêu thụ,
giá cả, mức dự trữ...
- Nguồn sách báo ấn phẩm
Đây là một trong các nguồn mà từ trước đến nay công ty rất hay sử dụng để thu
thập thông tin. Thông qua những sách báo chuyên ngành, tạp chí, các báo cáo của
chính phủ, của Bộ Thương mại đặc biệt qua mạng internet công ty có thể có những
thông tin cập nhật nhất.
Công ty cũng cần tăng cường tham gia hội chợ triển lãm trong nước và các nước
trong khu vực nhằm giới thiệu mặt hàng kinh doanh và tìm kiếm những cơ hội kinh
doanh mới cho công ty.
Công ty nên đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty ở những thị
trường nước ngoài trọng điểm. Các đại diện này ngoài việc giúp công ty trong giao
dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng tại khu vực đó còn thu thập thông tin
cho công tác nghiên cứu thị trường .
Công ty nên đưa ra các phiếu điều tra với các câu hỏi nhằm xác định nhu cầu về
sản phẩm của khách hàng, đặc điểm kỹ thuật, giá cả, khối lượng. Phiếu điều tra sẽ là
nguồn dồi dào thông tin hữu ích. Tuy nhiên công ty cần xem xét cẩn thận kết quả
thăm dò thị trường vì việc thăm dò này không được giới hạn trong khuôn khổ
những khách hàng hiện có nhằm tránh việc thu được những thông tin không chính
xác.
Khách hàng hiện tại và tương lai là dòng máu nuôi dưỡng công ty. Tăng cường
đối thoại với khách hàng, mời họ đến trụ sở công ty để thảo luận hững suy nghĩ của
họ đối với hàng hoá của công ty. Thường xuyên tham khảo ý kiến của họ làm việc
cùng nhau sẽ tạo ra sự ràng buộc thương mại vững chắc nhiều hơn so với mối quan
hệ buôn bán đơn thuần. Những cuộc gặp gỡ thảo luận không chính thức có thể trở
thành điểm tựa quan trọng để phát triển những ý tưởng mới. Như vậy công ty sẽ
luôn nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng, đảm bảo được các quyết định đưa ra
sẽ được thị trường chấp nhận.
Sau khi thu thập thông tin công ty cần phân tích kỹ lưỡng kết quả đạt được. Từ
đó lựa chọn thị trường trọng điểm để tìm kiếm đối tác cho xuất khẩu mặt hàng cao
su.
Sau khi lựa chọn được các thị trường trọng điểm, công ty cần phải chú ý đến các
hoạt động marketing để lôi kéo khách hàng từ thị trường đó. Việc thực hiện các
công cụ marketing phải thích hợp với đặc điểm của mỗi thị trường.
Chất lượng hàng hoá là nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Vì vậy
công ty cần nâng cao hiệu quả công tác giám định chất lượng hàng hoá. Giá cũng là
một yếu tố quan trọng trong marketing xuất khẩu. Giá cả là công cụ để công ty thực
hiện lợi nhuận nhưng cũng là công cụ để lôi kéo khách hàng. Mức giá hợp lý là mức
giá thu hút được nhiều khách hàng trong khi vẫn đảm bảo mức lợi nhuận dự kiến.
Công ty nên áp dụng chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt để thu hút được nhiều đối
tượng khách hàng mua với khối lượng lớn và những khách hàng truyền thống.
Các biện pháp xúc tiến và khuếch trương cũng rất quan trọng để bán được hàng
xuất khẩu. Công ty nên áp dụng các biện pháp: Quảng cáo trên mạng internet, tham
gia các hội chợ quốc tế, gửi các đơn chào hàng đến các nhà nhập khẩu nước ngoài...
tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu khuếch trương uy tín hàng hoá của mình.
Mặc dù hiện nay, công ty có quan hệ với các bạn hàng ở hầu hết các khu vực trên
thế giới. Tuy nhiên trong hoạt động xuất khẩu cao su của công ty còn rất nhỏ hẹp.
Thị trường xuất khẩu cao su truyền thống của công ty chỉ là Trung Quốc. Vì vậy
một mặt tăng cường quan hệ buôn bán với Trung Quốc, mặt khác công ty cần mở
rộng thêm thị trường xuất khẩu cao su của mình sang các quốc gia và khu vực khác.
Mặt hàng xuất khẩu cao su Việt Nam có rất nhiều khách hàng lớn, truyền thống
như SNG, Đông Âu và Trung Quốc, ngoài ra các thị trường Mỹ, Tây Âu, Đài Loan
cũng là những thị trường nhập khẩu cao su của Việt Nam với khối lượng lớn. Là
một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, vì vậy côngty có thể thông
qua Bộ chủ quản của mình để mở rộng thêm thị trường hoặc thông qua các quan hệ
khác trong xuất khẩu với các quốc gia mà công ty có quan hệ nhằm mở rộng thêm
thị trường xuất khẩu cao su của công ty.
2. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu
Công tác tạo nguồn hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu.
Nguồn hàng tốt đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu của thị trường, thực hiện
đúng thời hạn của hợp đồng với chất lượng tốt sẽ là nhân tố quan trọng đem lại
thành coong trong thương vụ và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Cũng như các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khác FONEXIM nhận thức được tầm quan
trọng của công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Trong thu mua hàng hoá, lựa chọn nguồn hàng được công ty hết sức coi trọng.
Những yêu cầu về hàng hoá, cách thức mua của công ty... có được đáp ứng tốt hay
không đều tuỳ thuộc vào quyết định này. Để thực hiện được điều đó công ty tiến
hành như sau:
2.1. Hoàn thiện bộ máy thu mua tạo nguồn hàng.
Bộ máy thu mua tạo nguồn hàng phải gọn nhẹ, năng động cán bộ thu mua phải
có năng lực thực sự và biết phát huy năng lực đó một cách chủ động, sáng tạo. Đưa
vào đặc điểm của thị trường cung cấp, đặc điểm của loại hàng cao su, công ty cần
có những cán bộ thu mua chuyên trách để quen với thị trường nắm rõ đặc điểm của
nguồn hàng. Công ty tổ chức theo kiểu chuyên doanh, như vậy không chỉ phát huy
tác dụng ở khâu thu mua tạo nguồn hàng mà còn gắn liền hoạt động mua bán với
nhau để tránh tình trạng tồn đọng hàng hoá, gây ứ đọng hoặc xuống cấp về phẩm
chất của mặt hàng. Các phòng kế hoạch thị trường, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu
trực tiếp cử cán bộ đi khai thác nguồn hàng. Cán bộ thu mua là người xem xét, kiểm
tra chất lượng sản phẩm, phải có sự am hiểu về sản phẩm như tiêu chuẩn về chất
lượng, tính chất lý hoá của mặt hàng để có thể xác định đún tiêu chuẩn mặt hàng.
Đồng thời phải có trách nhiệm giữ vững bạn hàng ổn định. Bởi có bạn hàng ổn định
sẽ có được nguồn hàng ổn định. Đó là những yếu tố góp phần tạo nên sự thắng lợi
của công ty.
2.2. Mở rộng hình thức tạo nguồn
Các hình thức tạo nguồn hiện nay ở công ty còn nhiều hạn chế. Hình thức chủ
yếu công ty sử dụng là mua từ các đầu mối khác nhau ở các địa phương hoặc thu
mua tập trung qua các trung gian. Hình thức này có ưu điểm là nhanh gọn, không
phải đầu tư trong thời gian dài, công ty lại có thể nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng
kinh doanh. Tuy nhiên nhượcđiểm của hình thức này là không chủ động được về
chất lượng, chi phí... Công ty cần phải đa dạng hoá hơn nữa các hình thức thu mua,
cụ thể:
- Tổ chức tốt mạng lưới thu mua hàng cao su, giảm bớt hình thức thu mua qua
trung gian vừa làm tăng giá, vừa khó kiểm soát về chất lượng.
- Tăng đầu mối thu mua ở ngay vùng nguyên liệu hoặc trực tiếp đặt hàng tại các
lâm trường sản xuất cao su ở ngay vùng nguyên liệu hoặc trực tiếp đặt hàng tại các
lâm trường sản xuất cao su để chủ động hơn về chất lượng, giảm chi phí, chủ động
về thời gian nhập hàng.
- Mở rộng phạm vi thu mua nguyên liệu, thiết lập thêm các đại lý thu mua ở Tây
Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
2.3. Hoàn thiện, đổi mới cơ chế thu mua
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công ty phải tổ chức thu mua hàng một
cách linh hoạt có hiệu quả, phải chấp nhận các khoản chi phí để cạnh tranh. Trước
đây công ty có chú ý đến việc bảo quản kiểm tra chất lượng hàng hoá trong khâu
thu mua, song chưa đòi hỏi khắt khe nên có một số lô hàng bị biến chất, mất mát.
Trong thời gian tới cần đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm giữ vững và nâng cao
chất lượng hàng hoá như tổ chức kiểm tra chất lượng hàng trong khâu thu mua, chú
ý đến bảo quản hàng hoá trong kho. Công ty cần đưa ra văn bản hoặc các quy định
về kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm gắn trách nhiệm của cán bộ thu mua với
công ty, giải quyết tốt các nghiệp vụ phát sinh để nâng cao trình độ ý thức trách
nhiệm của họ.
Một vấn đề nữa mà công tác quản lý thu mua phải quan tâm đó là công ty cần
kiểm tra và theo dõi sát sao nguồn hàng thu mua được, tránh tình trạng mất mát,
thất thoát hàng hoá. Đồng thời xem xét, nghiên cứu đưa ra các giải pháp tối ưu
nhằm tối thiểu hoá chi phí trong quá trình thu mua tạo nguồn.
3. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh
Trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, con người là
yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Có người đã đặt con người ở vị
trí số 1, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp. Chính con
người với năng lực thật sự của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng được
sức mạnh khác một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội. Tuy nhiên do
tình hình hiện nay trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng được đầy đủ
trong cơ chế thị trường, còn nhiều hạn chế. Do vậy công ty cần áp dụng hợp lý các
hình thức đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân
viên nhằm đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty. Để thực hiện
được mục tiêu trên công ty cần thực hiện các công tác sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cả về
chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức quản lý. Giúp cho các trưởng phòng nghiệp vụ có
thể tổ chức quản lý sắp xếp lao động và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Thường
xuyên gửi đến các cán bộ là trưởng, phó các phòng nghiệp vụ đi học các lớp bồi
dưỡng cán bộ. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu hiện nay và chiến lược phát
triển trong tương lai của công ty.
- Đối với đội ngũ công nhân viên làm công tác chuyên môn nghiệp vụ thì những
kiến thức về ngoại thuương, ngoại ngữ, tin học... là rất cần thiết. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập giữa các nền kinh tế trên thế
giới thì kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ nhập khẩu không khỏi bị lạc hậu. Bên
cạnh đó ở công ty thực phẩm miền Bắc có một số nhân viên làm chuyên môn được
đào tạo từ các trường đại học Kinh tế quốc dân, ngoại thương từ trước những năm
1990. Do vậy khả năng thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các
quan hệ giao dịch thương mại còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian tới công ty thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ ngắn hạn
cho đội ngũ nhân viên nghiệp vụ. Tạo thuận lợi cho các cán bộ nhân viên đi học lớp
nâng cao trình độ sau đại học như thạc sĩ kinh tế. Việc bồi dưỡng này có thể phân
đều cho các phòng để các trưởng phòng chủ động sắp xếp bố trí công việc cho nhân
viên để đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh liên tục và có hiệu quả.
Bên cạnh một số biện pháp trên, công ty cần chú ý, quan tâm tới đời sống vật
chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ công nhân viên, áp dụng hình thức trả lương khen
thưởng, khuyến khích vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Thường
xuyên tổ chức các buổi nói chuyện về tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Thường
xuyên tổ chức các buổi nói chuyện về tình hình trong nước và thế giới đặc biệt là
tình hinhf kinh doanh của công ty cho cán bộ công nhân viên, tạo sự gắn bó hơn
trong công ty. Ngoài ra, hàng năm tổ chức cho một số hoặc tất cả cán bộ đi thăm
quan kinh tế các tỉnh vừa nghỉ ngơi, vừa nâng cao kiến thức hiểu biết nhằm phát
huy có hiệu quả nhân tố con người trong công ty.
4. Hoàn thiện phương thức xuất khẩu
Phương thức kinh doanh có ảnh hưởng trong cạnh tranh, từ đó quyết định vị trí
của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy hoàn thiện phương thức kinh doanh xuất
khẩu có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành bại của công ty. Cùng với
việc hoàn thiện phương thức xuất khẩu công ty cần đa dạng hoá các phương thức
kinh doanh xuất khẩu. Hiện tại phương thức kinh doanh xuất khẩu của công ty chủ
yếu là xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy trong thời gian tới ngoài việc tiếp tục thực hiện
những phương thức kinh doanh xuất khẩu truyền thống, công ty nên áp dụng các
hình thức khác như xuất khẩu uỷ thác, buôn bán đối lưu, hàng đổi hàng, hình thức
này vừa giúp cho công ty tăng được kim ngạch xuất khẩu đồng thời tránh được các
thủ tục phiền hà cho cả hai bên khi tiến hành phương thức khác.
Đa dạng hoá phương thức xuất khẩu sẽ tạo cho công ty nhiều cơ hội kinh doanh
hơn. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng vẫn là hoàn thiện các phương thức kinh doanh
xuất khẩu . Có như vậy hoạt động kinh doanh xuất khẩu mới đạt được kết quả tốt
hơn. Để hoàn thiện được công tác này, công ty phải không ngừng bồi dưỡng nghiệp
vụ cho cán bộ chuyên môn. Có như vậy, nhânv iên hoạt động trong lĩnh vực xuất
khẩu mới nắm bắt được những thay đổi của quá trình kinh doanh xuất khẩu trong
mỗi thời kỳ. Từ đó có thể hoàn thiện được nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu của
mình, hoàn thiện các phương thức kinh doanh xuất khẩu mà doanh nghiệp đang áp
dụng và sẽ áp dụng trong thời gian tới.
5. Biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước các hoạt động kinh
doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đều chịu sự quản lý của Nhà
nước. Các hoạt động quản lý vĩ mô thông qua cơ chế chính sách quản lý có ảnh
hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu. Do vậy đối với một công ty kinh doanh xuất
nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu ngoài nỗ lực của công ty, nhà nước cần có cơ chế
chính sách quản lý xuất khẩu thích hợp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Một là, hoàn thiện và bổ sung hệ thống luật pháp chính sách
Mặc dù, định hướng phát triển kinh tế của doanh nghiệp trong thời gian tới là
hướng về xuất khẩu. Tuy nhiên nhà nước vẫn chưa có những biện pháp hiệu quả
khuyến khích các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu. Hiện nay ở nước ta thủ tục
xuất khẩu đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời
gian, gây khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Vì vậy nhà nước cần đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu. Tạo mọi
điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu một cách
có hiệu quả nhất.
Có một chính sách thuế rõ ràng và hiệu quả. Nhà nước cần quy định cụ thể
chính xác tên hàng, mức thuế, nhà nước quản lý bằng hạn ngạch hay bằng giấy phép
để doanh nghiệp làm cơ sở để ký kết hợp đồng và khai baó hải quan, tính thuế.
Hai là, hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp yêu cầu về vốn xuất khẩu là rất lớn,
để có đủ vốn cho đầu tư đồng bộ vào các khâu quan trọng, chính sách tài chính
nhằm thu hút được các nguồn vốn cho xuất khẩu : cho vay vốn tín dụng nhà nước
thông qua hệ thống ngân hàng thương mại
Ba là, nâng cao đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ đó tạo ra các
sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, trước mắt cũng như lâu dài cần
tập trung cho công tác nghiên cứu lai tạo giống kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất
khẩu
Bốn là, lập các quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Nhà nước nghiên cứu xây dựng và triển
khai áp dụng các quỹ tài trợ xuất khẩu bằng nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp
của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu... Nghiên cứu áp dụng các hình thức hỗ
trợ xuất khẩu như: Bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong
trường hợp cần thiết, cấp tín dụng bổ sung kịp thời vào thời điểm quan trọng.
Nghiên cứu, xây dựng và hình thành quỹ khai thác thị trường xuất khẩu nhằm hỗ trợ
giúp cho các hoạt động marketing ở thị trường nước ngoài, giúp đỡ kỹ thuật, dịch
vụ... nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.
Năm là, hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ xuất khẩu. Có
quy hoạch và kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, nghiên cứu khoa học ở
trong và ngoài nước.
Sáu là, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường. Hầu hết các doanh
nghiệp đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của
tình trạng này là khong đủ chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường một cách
thoả đáng. Do vậy, trong thời gian tới Nhà nước và các bộ có liên quan phải đặc biệt
chú ý đến công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của
thị trường quốc tế, thông tin về giá cả kịp thời cho các doanh nghiệp để tránh tình
trạng bị ép giá, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội thăm dò, tìm
kiếm thị trường.
Bảy là, mở rộng các mối quan hệ thương mại quốc tế
Đa dạng hoá quan hệ thương mại quốc tế là một tất yếu trong xu hướng toàn cầu
hoá kinh tế hiện nay. Để mở đường cho hoạt động thương mại quốc tế, nhà nước
cần phải thiết lập được các mối quan hệ hữu hảo về chính trị đối ngoại với tất cả các
quốc gia, khu vực trên thế giới.
Trong tình hình hiện nay, Việt Nam nên sớm nghiên cứu tìm ra các giải pháp để
phấn đấu trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó
việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước châu Âu và châu Phi cũng là
phương hướng chiến lược cho xuất khẩu Việt Nam.
Kết luận
Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để
bắt kịp xu thế phát triển kinh tế chung của toàn cầu.Góp tiếng nói quyết định là hoạt
động xuất khẩu,một nguồn cung cấp ngoại tệ chính để trang trải cho các nhu cầu
nhập khẩu của nề kinh tế,góp phần cân đối,duy trì và mở rộng tái sản xuất trong
nước,tranh thủ những tiến bộ khoa học công nghệ thế giới,đáp ứng nhu cầu không
ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.
Công ty Thực phẩm miền Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước tham gia vào lĩnh
vực xuất nhập khẩu từ ngay những ngày đầu.Hiện nay công ty đã tạo lập được một
vị trí tương đối vững vàng trên thị trường trong nước cũng như thế giới.Đặc biệt la
hoạt động xuất khẩu cao su đã và đang có vai trò ,ảnh hưởng rất lớn tới việc thúc
đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam nói chung.Trên cơ sở định hướng của Đảng và
Nhà nước công ty vẫn luôn coi cao su là mặt hàng xuất khẩu chiến lược trong
những năm tới và tích cực tìm kiếm những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu mặt hàng này.
Nhận thức đuợc điều đó ,cộng với sự quan tâm,lòng mong muốn đóng góp ý kiến
vào sự nghiệp chung của Công ty,của đất nước,tôi mạnh dạn đề xuất một số biện
pháp như đã trình bày.Những kiến nghị này chỉ mang tính chất định hướng khoa
học do còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn,bởi vậy tôi rất mong sẽ nhận được những
góp ý,bổ sung từ phía thầy cô giáo và cán bộ trong Công ty .
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình thương mại quốc tế
2.Giao trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
3.Giáo trình Marketing thương mại quốc tế
4.Kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của công ty thực phẩm
miền bắc
5.Tạp chí thương mại thị trường
6.Tạp chí ngoại thương
7.Thời báo kinh tế
Mục lục
Lời mở đầu
Chương I : những vấn đề cơ bảnvề kinh doanh xuất khẩu cao su mặt hàng
cao su…………………………………6
I.Khái quát về kinh doanh xuất khẩu hàng hoá………6
1.Khái niệm về kinh doanh xuất khẩu……………………………..6
2.Vai trò của kinh doanh xuất khẩu hàng hoá…………………….7
3.Nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hoá………………………………13
4.Các hình thức xuất khẩu…………………………………………15
II.nội dung kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cao su…19
1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu…………………………………19
2.Xây dựng chiến lược và kế hoạch xuất khẩu……………………..21
3.Tổ chức giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng………………..22
4.Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu…………………………..30
5.Đánh giá hiệu quả xuất khẩu……………………………………..34
III.thị trường cao su thế giới và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất
khẩu cao su…………………….37
1.Thị trường xuất khẩu cao su thế giới……………………………..37
2.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cao su………...40
chương II :thực trạng kinh doanh xuất khẩu cao su của công ty thực phẩm
miền bắc – bộ thương mại……45
I.khái quát chung về công ty thực phẩm miền
bắc……………………………………………………………………….45
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty………………45
2.Bộ máy tổ chức,chức năng nhiệm vụ của công ty………………47
3.Đặc điểm vốn kinh doanh của công ty…………………………..51
4.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty……………………..56
II.thực trạng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cao
su……………………………………………………………………………62
1.thực trạng xuất khẩu của công ty nói chung…………………….62
2.Kim ngạch xuất khẩu cao su……………………………………..63
3.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu……………………………………….65
4.Thị trường và bạn hàng xuất khẩu……………………………….66
5.Phương thức xuất khẩu……………………………………………69
6.Tổ chức nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cao su………………..70
7.Các biện pháp công ty đã sử dụng………………………………..71
8.Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cao su…………………………..72
III.kết luận rút ra qua phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cao su của
công ty thực phẩm miền bắc thời gian
qua……………………………………………………..74
1.Những thuận lợi……………………………………………………74
2.Khó khăn và hạn chế………………………………………………77
3.Nguyên nhân làm hạn chế công tác thúc dẩy hoạt động xuất khẩu cao
su của công ty…………………………………………………………..79
chương III : phương hướng và biện pháp thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu cao
suở công ty thực phẩm miền
bắc………………………………………………………………….83
I.dự báo thị trường cao su thế giới………………………..83
II.phương hướng xuất khẩu cao su…………………………85
1.Định hướng xuất khẩu cao su của Việt nam……………………..85
2.Định hướng xuất khẩu cao su của công ty……………………….86
III.giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su ở công ty thực phẩm miền
bắc………………………………………………….87
1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường……………………...87
2.Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu…………………91
3.Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh…………………………………..93
4.Hoàn thiện phương thức kinh doanh……………………………..94
5.Biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước……………………………….95
kết luận
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100270_7607.pdf