Luận văn Biên soạn ebook hóa học hữu 3 bằng phần mềm Adobe acrobat 9.0 pro extended

Trong đời đại hiện nay, hoạt động dạy và học đặc biệt là bộ môn môn hoá học rất cần có tính trực quan sinh động cao, cho nên việc áp dụng công nghệ thông tin là vô cùng phù hợp. Do đó, em đưa ra một số kiến nghị như sau: - Sinh viên nên tự trau dồi kiến thức tin học cho mình, tìm tòi thêm các phần mềm tin học và tự tìm kiếm các nguồn tư liệu trên Internet, tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại trên các trang web về giáo dục.

pdf95 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biên soạn ebook hóa học hữu 3 bằng phần mềm Adobe acrobat 9.0 pro extended, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dụng nào đang chạy trên máy tính của bạn. Tự động lưu vào 1 trong 23 định dạng hỗ trợ, hoặc gửi nó qua máy in, gửi qua email, hay lưu tạm trong clipboard. Dùng bộ biên tập tích hợp trong SnagIt cho phép chỉnh sửa, chú giải, và làm đẹp thêm các ảnh chụp. Với trình duyệt Catalog Browserđể tổ chức các file của người dùng. Giúp tăng năng suất làm việc khi tạo các thuyết trình chuyên nghiệp và các tài liệu rất hoàn mỹ. Phiên bản SnagIt 9 với giao diện thân thiện sẽ giúp người dùng có thể chụp, quayphim màn hình dễ dàng hơn, đặc biệt là khả năng chỉ chụp text trên giao diện màn hình. Có các tính năng mạnh mới cho phép người dùng biên tập các đối tượng ngay trên công cụ biên tập SnagIt Editor mà không cần sử dụng phần mềm biên tập ảnh khác. Màn hình chính của SnagIt 9  Tính năng chụp ảnh Trên cửa sổ chính có nhiều tính năng chụp hình khác nhau như chụp một cửa sổ (Window), chụp một vùng đã chọn (Region), chụp toàn màn hình (Full Screen), chụp trang web (web page), chụp một đối tượng (Object) . Ứng với mỗi tính năng ta có thể ấn định một hot key (phím tắt) để thao tác nhanh.  Khả năng biên tập ảnh Sau khi chụp ảnh của màn hình, hình ảnh sẽ được xuất hiện trong cửa sổ SnagIt Editor. Đây là nơi người dùng có thể thực hiện công việc biên tập ảnh. Dưới đây là một số tính năng tiêu biểu về khả năng biên tập của SnagIt 9: - Hỗ trợ sao lưu dưới 23 định dạng ảnh phổ biến như: jpeg, jpg, bmp, có thể gửi ảnh chụp đến máy in, qua email hoặc lưu tạm trong bộ nhớ clipboard. - Giúp tạo thành một máy in ảo, nhờ thế mà nó cho phép người dùng có thể lưu tấm ảnh vừa chụp dưới dạng tập tin PDF để chia sẻ dữ liệu dễ dàng trên mạng. - Hỗ trợ nhiều tùy chọn chú thích cho ảnh như: thêm đoạn text, thêm các chỉ dẫn mũi tên, đóng dấu cho tấm ảnh, vectơ... một cách chuyên nghiệp mà không cần phải sử dụng những phần mềm khác. Nó cũng cho phép người dùng xóa các chi tiết cảm thấy thừa, cắt bỏ và di chuyển nó sang một nơi khác để lấy hình cần thực hiện chụp. - Chụp trang web có các đường liên kết rồi lưu nó sang một số định dạng liên kết như: mht, adobe pdf, macromedia flash (swf). - Các thao tác chỉnh sửa ảnh chụp có thể dễ dàng thực hiện ngay với chuột nếu không muốn dùng bàn phím để ghi chú thích. CHƯƠNG 3: CÁC BƯỚC THIẾT KẾ EBOOK HOÁ HỌC 3.1. Nghiên cứu tài liệu Hóa học hữu cơ là một chuyên ngành rộng lớn của hóa học. Tài liệu chuyên viết về hóa học hữu cơ là vô số. Do đó cần chọn lựa tài liệu kĩ càng, phù hợp với nội dung cần biên soạn. Để thiết kế eBook cơ sở hóa học hữu cơ 3 dành cho sinh viên năm 3 khoa Hóa Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, em đã lựa bốn tài liệu: - Giáo trình Cơ sở hóa học hữu cơ -Tập 2 - Lê Văn Đăng (2002): Giáo trình này đang dùng để giảng dạy cho sinh viên năm 3 khoa Hóa Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình viết dễ hiểu, nội dung tổng quát về các kiến thức cơ sở của hóa học hữu cơ 3. - Hoá học hữu cơ 3 - Đỗ Đình Rãng (2006) - NXB Giáo Dục Việt Nam: Sách này được viết và biên soạn dễ hiểu và nội dung chuyên sâu. Đây là tài liệu tham khảo phù hợp cho sinh viên Đại học sư phạm chuyên ngành Hóa. - Organic Chemistry, Fourth edition - Francis A. Carey - The McGraw- Hill Companies: Đây là một cuốn eBook hóa học hữu cơ tương đối đầy đủ, toàn diện về chương trình hữu cơ 1,2,3. Nội dung chuyên sâu, khoa học, trình bày hợp lí và cập nhật. Ngoài ra cuốn eBook được thiết kế rất đẹp với nhiều hình ảnh màu bắt mắt và sinh động. - Danh pháp hợp chất hữu cơ – Trần Quốc Sơn - NXB Giáo Dục Việt Nam (2011): Cuốn sách này giới thiệu những nguyên tắc cơ bản về danh pháp IUPAC của các loại hợp chất hữu cơ thường gặp. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên Đại học sư phạm chuyên ngành Hoá. Các tài liệu này là nền tảng để biên soạn cuốn eBook Hoá học hữu cơ 3 dành cho sinh viên năm 3 khoa Hóa Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Soạn văn bản bằng Microsoft Office Word 2007 3.2.1. Thao tác trong word 2007 Đây là thao tác cơ bản quan trọng nhất trong quá trình biên soạn E-book, vì E-book được xây dựng trên cơ sở văn bản Word rồi sau đó mới chuyển qua file PDF. Word là một ứng dụng phổ thông, quen thuộc với mọi đối tượng người dùng, nên dưới đây chỉ giới thiệu một vài cách thao tác nhanh trên Word 2007 3.2.1.1. Xây dựng thanh Quick Access Toolbar Như đã giới thiệu ở trên, thanh công cụ này sẽ giúp người dùng thao tác nhanh hơn. Với những icon có sẵn, người dùng dễ dàng chọn được công cụ thích hợp mà không cần tìm kiếm trong các ribbon. Ví dụ: Để Insert Symbol, người dùng phải vào menu Insert > Symbol. Trong khi, ta chỉ cần một lần nhấp chuột vào icon Insert Symbol trên thanh Quick Access Toolbar. Cách tiến hành: Click vào > chọn More Commands Trong hộp thoại hiện ra, chọn những công cụ cần hiện thị > OK. Để sắp xếp thứ tự hiển thị các công cụ, dùng 3.2.1.2 Thiết kế style Hệ thống style này được áp dụng cho toàn bộ văn bản, giúp tháo tác nhanh chóng hơn. Ví dụ: Chọn toàn bộ văn bản là Normal, với mỗi đề mục lớn chọn các Heading phù hợp. Cách tiến hành: Right click vào một loại style > Modify Trong hộp thoại, chọn Format để lựa chọn các định dạng cho phù hợp với mục đích sử dụng. 3.2.1.3. Lập bảng mục lục Có thể lập bảng mục lục cho file Word dựa trên các Heading đã chọn trong Styles. Cho nên khi chọn các style cho tài liệu, cần lưu ý chọn theo đúng thứ tự Heading1, 2, 3 tương ứng với các cấp đề mục trong nội dung văn bản để thuận tiện khi tạo bảng mục lục. Cách tiến hành: Cách tạo bảng mục lục: - Di chuyển chuột đến vị trí trang cần tạo bảng mục lục. - Vào menu References > Table of Contents > chọn kiểu thích hợp Cách chỉnh sửa bảng mục lục: Khi nội dung tài liệu thay đổi, cần cập nhật bảng mục lục: menu References > Update Table Trong hộp thoại Update Table of Contents có 2 lựa chọn: + Update pages numbers only: Chỉ cập nhật số trang. + Update entire table: Cập nhật toàn bộ (bao gồm cả số trang và các đề mục). 3.2.1.4. Cài đặt Chemistry Formatter add-ins Add-ins là một cài đặt nhỏ được đính kèm vào Word để bổ sung một số tính năng thuận lợi cho người dùng. Chemistry Formatter là một add-in rất hữu ích để soạn thảo nhanh các công thức hóa học, nó cũng có thể được cài đặt vào Power point và Excel. Ví dụ: Khi nhập Cu2+(dd) + SO42-(dd) CuSO4.5H2O ΔH = 1E4 J/molrồi bôi đen, click , chương trình tự động chuyển thành Cu2+(dd) + SO42-(dd) CuSO4·5H2O ΔH = 1 × 104 J/mol Cách cài đặt cho word: Đầu tiên tắt hết các ứng dụng Word đang chạy, sau đó vào trang web sau: - Kéo thanh cuộn tìm dòng Word Add –in sau đó chọn mục download thích hợp với máy của bạn - Chép chính xác file này vào thư mục sau: Đối với máy xài Win XP C:\Documents and setting\UserName\Application Data\Microsoft\Word\Startup, với “UserName” sẽ khác nhau tuỳ máy. Đối với máy xài Win 7 C:\Users\UserName\AppData\Roaming\Microsoft\Templates , với “UserName” sẽ khác nhau tuỳ máy. Sau đó, tiếp tục vào thư mục trên, copy và paste file vừa dowload vào thư mục này. - Tiếp theo, ta mở Microsoft Word 2003, vào menu Tools  Templates and Add- Ins, đánh dấu chọn Chem Formatter Word.XP.dot và nhấn OK. - Đối với Word 2007, vào Developer > Document Template hiện ra hộp thoại: Chọn Chemistry Formatter for Word 2007 Chúng ta sẽ thấy biểu tượng xuất hiện trên thanh công cụ. 3.2.1.5. Chức năng tìm kiếm và thay thế Trên ribbon có công cụ Editing, gồm các chức năng: Find: Tìm kiếm một từ bất kì trong toàn bộ văn bản. Replace: Thay thế từ này bằng một từ khác. Công cụ này rất hữu ích để sửa lỗi hệ thống của toàn văn bản Sau đó chọn Replace All để sửa tất cả các từ trong văn bản. 3.2.1.6. Chèn và hiệu chỉnh lưu đồ Smart Art là tập hợp các loại đồ họa ta có thể sử dụng để tổ chức thông tin trong tài liệu. Để chèn SmartArt: - Đặt con trỏ vào nơi ta muốn chèn minh họa hay hình ảnh - Chọn tab Insert trên vùng Ribbon - Chọn nút SmartArt - Chọn vào SmartArt ta muốn - Chọn OK, sau đó chèn văn bản vào. Để hiệu chỉnh SmartArt, chọn Tab Design và các nhóm liên quan: 3.2.2. Vẽ cấu trúc hoá học bằng Chemwindow 6.0 Chemwindow 6.0 là công cụ không thể thiếu khi vẽ các cấu trúc hợp chất hóa học hữu cơ.  Các thanh tác vụ cơ bản của Chemwindow 6.0 Standard Tools: Thanh công cụ cơ bản Custom palette: Bao gồm các loại mũi tên và các loại dấu Commands: Thanh chứa các lệnh như save, print, open, undo, Bonds Tools: Thanh tạo liên kết Graphic Tools: Thanh tạo đồ họa (ví dụ như là ô vuông, ngoặc đơn,.) Orbital Tools: Thanh vẽ orbital Others Tools: Thanh chứa một số lệnh khác (ví dụ: lệnh xóa, vẽ cấu hình ghế,) Reaction Tools: Vẽ các mũi tên biểu diễn quá trình phản ứng Symbols Tools: Thanh chứa các kí tự Template Tools: Chứa một số định dạng chất Style Bar: Chỉnh sửa một số thuộc tính (ví dụ: kiểu chữ, màu chữ)) Graphic Style Bar: Chỉnh sửa lại đồ họa (ví dụ: độ lớn của viền, màu của viền,..) Zoom Bar: Phóng to và thu nhỏ (cả trang hoặc một đối tượng)  Viết công thức hoá học và nhập văn bản trong ChemWin 6 - Để viết các công thức hoá học: chọn công cụ Label - Để vẽ các liên kết: Chọ công cụ Standard bond để vẽ liên kết đơn, nếu vẽ liên kết đôi có thể nhấp đôi chuột trái, hoặc liên kết ba nhấp ba chuột trái, nếu nhấp bốn chuột trái thì trở về liên kết đơn. - Để vẽ các công thức vòng: chọn các công cụ . - Để chọn các hình mẫu: chọn công cụ - Để trình bày các khung mang nội dung đối thoại : chọn công cụ - Để vẽ các liên kết cho công thức lập thể: chọ các công cụ - Để vẽ mũi tên: chọn công cụ - Để quay các đối tượng: chọn công cụ - Để viết văn bản: chọn công cụ . Chú ý trong ChemWin 6 chưa có hỗ trợ bảng mã Unicode nên chọn font VNI-Times và bảng mã VNI-WindownsMuốn viết kí hiệu α, β cho văn bản thì chọn kiểu font Eucild Symbol. Bạn có thể thay đổi một số định dạng ( Styles file ) như font chữ, cỡ chữ, độ dài liên kết, hoặc thêm các tập file mẫu ( Template file ) chứa các công thức, hình ảnh,có sẵn và chọn đơn vị của thước đo: bằng cách vào menu File\Preferences. Ngoài ra có thể thay đổi chiều dài liên kết, khoảng cách trống của liên kết đôi, ba, chọn Font chữ, cỡ chữ,cho định dạng file hiện hành và cũng có thể lưu lại dùng cho lần sau bằng cách vào menu Edit\Override style Ví dụ: Kết hợp các thanh này với nhau, ta có thể vẽ được chu trình phức tạp một cách đẹp mắt glucozô CH3 C COO O CH3CO S CoACO2 H2O HS CoA HS CoA COO CH2 C OHOOC CH2 COO COO CH COOC CH2 COO COO CH CHOOC CH2 COO OH COO C CHOOC CH2 COO O COO C CH2 CH2 COO O CO2 CO CH2 CH2 COO S (CoA) COO CH2 CH2 COO COO CH COO CH COO CH CH2 COO OH COO C CH2 COO O (1) Oxalaxetat Xitrat H2O (2) NADH NAD * (10) -2H H2O (9) Malat Fumarat (8) NADH NAD * 2[H] Sucxinat HS CoA PO43- GDP GTP HS CoA (7) (6) CO2 NADH NAD Sucxinyl-CoA * (5) Oxalosucxinat 2[H] (4) Aconitat H2O Isoxitrat  Các thao tác nhanh khi soạn văn bản Sau khi các bạn chèn công thức từ ChemWin 6 vào Word, nếu bạn cần phải sửa lại công thức thì bạn chỉ cần nhấp double chuột phải vào công thức thì cửa sổ làm việc của ChemWin 6 hiện ra. Bạn có thể thực hiện mọi thao tác như ở ChemWin 6. Muốn thao tác trên ChemWin được nhanh thì bạn nên vào View cho hiện các thanh công cụ. 3.2.3 Vẽ cấu trúc không gian của công thức hóa học bằng ACD/Chemskecth Phần mềm ACD/ ChemSketch có tình năng chuyển hình ảnh các công thức cấu tạo từ hình ảnh 2D sang hình ảnh 3D một cách nhanh chóng. Nhờ đó chúng ta có thể nhìn thấy cấu trúc không gian của công thức cấu tạo mà mình nghiên cứu. 3.2.3.1 Vẽ công thức cấu tạo của côn thức hoá học trong ACD/Chemketch  Structure toolbar (Thanh công cụ cấu trúc) : Chọn, di chuyển các nguyên tử, liên kết : Chọn, quay điều chỉnh kích cỡ đối tượng : Quay cấu trúc thành dạng 3D : Chọn đối tượng : Vẽ các liên kết ở chế độ bình thường : Vẽ các liên kết liên tiếp nhau : Vẽ liên kết dạng 3D hướng về người xem : Vẽ liên kết 3D hướng ra xa người xem : Bộ các liên kết : Bộ các liên kết đặc biệt Vẽ các đường cong và xác định tâm của cấu trúc : Vẽ nhóm thế CH3 đại diện cho cả 3 vị trí o-, m-, p- : Vẽ dấu “ +” của phản ứng : Bộ các mũi tên phản ứng : Chèn điều kiện của phản ứng : tính toán số liệu của phản ứng : Tạo sơ đồ phản ứng : Vẽ các dấu ngoặc của polime : Thay đổi sự sắp xếp của các liên kết đôi : Quay cấu trúc để liên kết được chọn thành nằm ngang : Quay để liên kết được chọn thành nằm dọc : Quay xung quanh trục của một liên kết được chọn : Quay cấu trúc từ trên xuống dưới : Quay cấu trúc từ trái qua phải : Tạo nhanh một đối tượng mẫu : Tự động điều chỉnh kích thước của cấu trúc được chọn : Kiểm tra và đưa ra dạng tautome của cấu trúc hữu cơ : Tạo cấu trúc 3D từ cấu trúc 2D : Tính, trình bày, công thức, khối lượng phần bị đứt của cấu trúc  Thanh Atom bar ( thanh công cụ nguyên tử ) : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học : Bộ công cụ chỉ rõ những nguyên tử nào có trong cấu trúc : Bộ công cụ định rõ những liên kết trong cấu trúc : Những nguyên tử có sẵn trên thanh công cụ : Chèn một nhãn thay thế cho nguyên tử, nhóm nguyên tử : thay thế những nguyên tử bởi các gốc : Thay đổi điện tích của nguyên tử tạo gốc : Tạo thuộc tính mới cho nguyên tử : Đánh số các nguyên tử trong vùng làm việc bằng tay  References toolbar (Thanh công cụ nghiên cứu) : Chỉ có thể dùng trong bảng thương mại : Mở bảng chứa các hợp chất hữu cơ : Các hợp chất hữu cơ có sẵn trên thanh công cụ Ví dụ: bạn kết hợp các thanh này với nhau có thể vẽ được các công thức đẹp mắt như sau 3.2.3.2 Vẽ cấu trúc không gian của công thức cấu tạo Chuyển hình ảnh các công thức cấu tạo từ hình ảnh 2D sang hình ảnh 3D Cách thực hiện Bước 1: Từ cửa sổ ChemSketch trỏ chuột vào menu ADC/Labs rồi chọn : 1 3D Viewer Màn hình sẽ chuyển sang cửa sổ 3D Viewer Bước 2: Nhấp chuột vào nút ChemSketch để trở về cửa sổ ChemSketch Ở cửa sổ ChemSketch trỏ chuột vào menu ADC/Lads ta thấy : √ 1 3D Viewer ( Loaded) Bước 3 Chọn công thức cấu tạo dạng 2D cần chuyển đổi sang dạng 3D Nhấp chuột vào nút Copy to 3D để chuyển đổi và cửa sổ 3D View sẽ mở ra cho xem. Bước 4: Xem công thức cấu tạo dạng 3D và sử dụng các tính năng của 3D Viewer trên thanh công cụ của 3D Viewer. Thanh công cụ của 3D Viewer Ngoài những lệnh khá quen thuộc như save, open filecòn một số lệnh mới như : Chọn nguyên tử : Quay cấu trúc 3D : Quay cấu trúc quanh trục Z : Di chuyển cấu trúc : Đổi cỡ cấu trúc : Các dạng hiển thị của cấu trúc : Khoảng cách giữa 2 nguyên tử : Tính góc liên kết giữa 3 nguyên tử : Tính góc liên kết xoắn giữa bốn nnguyên tử : Thu ảnh qua gương của cấu trúc hiện thời : Chuyển đổi từ cấu trúc R sang S và ngược lại : Thay đổi màu : Quay phân tử một cách tự động : Quay phân tử và thay đổi cách hiển thị phân tử một cách tự động : Tối ưu hoá cấu trúc 3D Bước 5: Cuối cùng bạn lưu hình ảnh cấu trúc 3D lại. Bạn chọn File > Save( hoặc nhấn vào trên thanh công cụ ). Muốn chọn kiểu lưu thì vào Save as type. Lưu ý nếu bạn muốn dễ chèn vào word, powerpointthì vào Save as type chọn BMP images (* .bmp), GIF images ( * .gif), Agmated GIF images ( * .gif) 3.2.4 Chụp hình bằng SnagIt 9 Đối với những hình ảnh phức tạp, khó vẽ, có thể sử dụng công cụ chụp hình này để chụp lại hình vẽ rồi dán vào vị trí cần thiết. Hai chế độ thường sử dụng: - Region: Chụp hình một vùng đã chọn. - Object: Chụp một vật thể. - Window: Chụp một cửa sổ. Để dễ dàng thao tác, ta cài đặt sẵn phím tắt tương ứng với mỗi chế độ chụp: nhắp chuột phải vào một chế độ chụp > Set Hotkey rồi chọn phím tắt thích hợp. 3.2.4.1 Công cụ biên tập ảnh SnagIt Editor Sau khi chụp một hình ảnh, chương trình tự động chuyển hình chụp sang SnagIt Editor để biên tập ảnh chụp. Một số công cụ chỉnh sửa thông dụng:  Image: + Rotate: Quay image (ảnh chụp). + Resize: Phóng to hay thu nhỏ image. + Canvas Color: Chọn màu cho background (nền) của image. + Crop: Cắt bỏ phần không cần thiết bằng cách quét chọn vùng cần giữ lại rồi chọn Crop. + Cut Out: Cắt bỏ một đoạn ở giữa và nối hai đoạn còn lại với nhau bằng cách quét chọn một vùng cần cắt bỏ rồi chọn Cut Out. + Trim: Cắt bỏ phần background còn dư ra. Ví dụ:  Draw Trong menu này, cần lưu ý các công cụ sau: (1) Selection: Chọn đối tượng. (2) Callout: Vẽ autoshape. (3) Arrow: Vẽ các loại mũi tên. (4) Stamp: Dán tem, kí hiệu để đánh dấu, nhấn mạnh. (5) Pen: Vẽ đường nét. (6) Highlight Area: Tô nền. (7) Zoom: Phóng to hay thu nhỏ. (8) Text: Vẽ textbox để nhập dữ liệu. (9) Line: Vẽ đường nét. (10) Shape: Vẽ các hình dạng có sẵn. (11) Fill: Tô màu cho background. (12) Erase: Xóa đối tượng. 3.2.5 Chuyển đổi từ file Word sang file PDF Định dạng file của Word 2007 là docx. Để thực hiện được eBook ta phải chuyển sang định dạng PDF (Portable Document Format). PDF là một định dạng tập tin với bố cục cố định, phù hợp cho việc chia sẻ. Định dạng PDF đảm bảo khi tập tin được xem trực tuyến hay in ra, nó vẫn giữ nguyên định dạng ban đầu và dữ liệu trong tập tin không dễ bị sửa đổi. Để xem một tập tin PDF ta phải cài đặt một chương trình đọc PDF trên máy tính. Chương trình đọc PDF phổ biến nhất là Acrobat Reader ( Ngoài ra, có thể chuyển bất kỳ tài liệu có thể in được nào sang định dạng PDF với một máy in PDF. Với Word 2007, ta có thêm nhiều lựa chọn để chuyển một tài liệu Office sang định dạng PDF: Lưu file bằng định dạng PDF: Cần cài đặt thêm add-ins Microsoft Save as PDF or XPS dành cho Word trên trang web www.micosoft.com . Sử dụng chức năng Save As để lưu file Word dưới định dạng PDF. Chọn Save As > PDF or XPS . Trong hộp thoại hiện ra chọn Options Dùng phần mềm Acrobat: Trên thanh menu của Word 2007 đã tích hợp sẵn ứng dụng Acrobat > Create PDF. Lưu ý chương trình đòi hỏi phải save file Word trước khi chuyển. Ngoài ra có thể dùng các phần mềm chuyên dụng chuyển file Word thành PDF như: Solid Converter, Convert 2PDF 3.2.6 Thao tác trong Adobe Acrobat Pro 9 3.2.6.1 Chỉnh sửa trong file PDF  Chỉnh sửa text: - Menu Tools> Advanced Editing> TouchUp Text (hoặc chọn công cụ TouchUp Text trong thanh công cụ Advanced Editing) - Click vào vùng text muốn chỉnh sửa. Lúc này xuất hiện một khung ranh giới giới hạn vùng text có thể chỉnh sửa. - Chọn đoạn muốn chỉnh sửa: + Menu Edit > Select All để chọn tất cả text trong khung ranh giới. + Kéo để chọn ký tự, vùng kí tự hoặc một dòng. - Chỉnh sửa văn bản bằng cách: + Gõ đoạn text mới thay thế cho đoạn cũ. + Nhấn Del (từ bàn phím) rồi gõ đoạn text mới. +Sao chép đoạn text bất kì rồi dán vào vùng thích hợp. Thuộc tính của văn bản cần chỉnh sửa - Chọn công cụ TouchUp Text. - Click vào trong văn bản muốn chỉnh sửa. - Right click vào văn bản > chọn Properties. - Trong hộp thoại TouchUp Properties, click vào tab Text, bạn có thể thay đổi các thuộc tính văn bản sau đây: - Font: Thay đổi font bằng các font có sẵn của chương trình. - Font Size: Thay đổi kích thước chữ. - Word Spacing: Thay đổi khoảng cách giữa hai hoặc nhiều từ trong văn bản. - Color: Chọn màu sắc.  Nhập thêm text Dùng công cụ Typewriter hoặc vào Tool > Typerwrite để gõ trực tiếp text vào tài liệu.  Chèn thêm hình ảnh hay đối tượng - Chọn công cụ TouchUp Object - Right click vào vị trí cần đặt > Place Image - Chọn file cần chèn vào > Open. - Chỉnh sửa lại kích thước và vị trí của hình ảnh đúng theo yêu cầu. - Chỉnh sửa hình ảnh chọn công cụ TouchUp Object . Lúc này ta có thể tự do di chuyển, chỉnh sửa các đối tượng là hình vẽ trong tài liệu. Lời khuyên: Chỉnh sửa trực tiếp trong Adobe Acrobat 9 là rất phức tạp, có những lỗi không thể sửa chữa được nên ta phải hoàn thiện tài liệu trên văn bản Word trước khi chuyển qua PDF.  Thêm chức năng đa phương tiện vào file PDF Thêm viddeo, âm thanh và nội dung tươnng tác vào file PDF sẽ biến nó thành các công cụ truyền thông đa phương tiện làm tăng sự quan tâm và hứng thú của người đọc đối với các văn bản. Thêm file multimedia cho tài liệu PDF Hầu hết các loại file multimedia có thể được chuyển đổi sang định dạng FLV khi thêm chúng vào PDF. Những tập tin này bao gồm ASF, ASX, AVI, 3GPP, MOV, MP4, MPEG, MPG, QT và các file WMV. Các file âm thanh MP3 cũng có thể được thêm vào fiel PDF để trình diễn. Những video không được định dạng H.264 không tự động chuyển đổi sang định dạng FLV. - Mở PDF. - Chọn Tools > Multimedia, và chọn công cụ thích hợp. - Kéo hoặc double click để chọn vị trí muốn chèn file multimedia. - Click Browse để tìm đường dẫn đến các file Multimedia > Open. - Sử dụng các tùy chọn trên hộp thoại Insert Video để thay đổi tính năng của file multimedia nếu cần thiết > OK. Không phải tất cả các tùy chọn đều có sẵn cho mọi file multimedia Maintain Original H.264 Encoding Nếu một file được định dạng H.264, tùy chọn này được tự động chọn. Xoá tùy chọn này nếu cần các tính năng riêng chỉ có sẵn cho các tập tin FLV hoặc tạo ra một file có kích thước nhỏ hơn để gửi qua email. Snap To Content Proportions Đảm bảo rằng khu vực trình diễn giữ nguyên tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của file video gốc. Preview and Trim Để giảm kích thước của một video hoặc loại bỏ các khung hình không cần thiết, kéo con trỏ Start và End trên thanh trượt đến vị trí mong muốn. Set Poster Image From Current Frame Đối với file video, hình ảnh poster được hiển thị trên trang PDF khi các video không phải đang trình diễn. Di chuyển điểm đánh dấu trên thanh trượt đến frame muốn sử dụng, sau đó click Set Poster Image From Current Frame. Show Advanced Options Mở hộp thoại để thiết lập các cài đặt bổ sung: chất lượng video, các nút điều khiển trình diễn và các tùy chọn hiển thị. Các tùy chọn có sẵn phụ thuộc vào định dạng của các file multimedia bạn đang chèn cũng như tùy thuộc tính năng của phần mềm Acrobat Pro hay Acrobat Pro Extended. Create Legacy Multimedia Content Mở hộp thoại để cài đặt chức năng multimedia tương thích với các phiên bản cũ của Acrobat.. 3.2.6.2 Lập bảng mục lục Bảng mục lục là công cụ hữu ích giúp người dùng dễ dàng di chuyển giữa các nội dung, thuận lợi khi tìm kiếm thông tin, thao tác nhanh chóng Để lập bảng mục lục, ta dùng công cụ Bookmark. Với chức năng này, khi ta nhắp chuột vào một đề mục bất kì trong bookmark thì tài liệu tự động nhảy đến trang chứa đề mục.  Cách tạo bookmark trong cùng một file PDF Dùng chuột bôi đen đề mục cần chèn vào mục lục > right click > Add Bookmark (phím tắt Ctrl + B). Lúc này trong panel Bookmark sẽ xuất hiện đề mục tương ứng. Nếu chúng ta muốn tạo một danh sách các bài đi kèm chung với file mà chúng ta đang sử dụng thì chúng ta nhấp vào nút sau đó nhấp , chúng ta muốn tạo bao nhiêu tên thì chúng ta nhấp bấy nhiêu nút . Nhưng nếu trong Chương 1 có Bài 1 (tức là Bài 1 là thư mục con của Chương 1) thì chúng ta sẽ nhấp 2 lần , sau đó viết vào dòng lệnh hiện ra sau khi nhấp lần lượt là Chương 1 và Bài 1. Như đã nói ở trên Bài 1 là thư mục con của Chương 1, lúc này ta sẽ nhấp vào Bài 1 và rê con trỏ xuống dưới chữ “ Chương 1”. Ta sẽ được hình ảnh như trên.  Cách tạo một hệ thống Bookmark Bạn có thể lập một danh sách các bookmark (mục lục) để hiển thị mối quan hệ giữa các đề mục, gồm đề mục con và đề mục cha. Có thể mở rộng và thu gọn danh sách này theo thứ bậc như mong muốn.  Lập một hoặc nhiều bookmark - Chọn một hoặc nhiều bookmark muốn lập trong danh sách. - Kéo biểu tượng bookmark của đề mục con đến vị trí ngay dưới biểu tượng bookmark của đề mục cha.  Di chuyển bookmark ra khỏi vị trí lồng nhau - Chọn một hay một dãy bookmark muốn di chuyển. - Di chuyển bằng cách: Kéo biểu tượng bookmark đến vị trí thích hợp. Chọn Cut từ menu , chọn bookmark đề mục cha, sau đó chọn Paste Under Selected Bookmark chọn từ menu .  Mở rộng hoặc thu gọn tất cả các cấp của bookmkark - Chọn một hay một dãy bookmark muốn di chuyển. - Di chuyển bằng cách: Kéo biểu tượng bookmark đến vị trí thích hợp Chọn Cut từ menu chọn bookmark đề mục cha, sau đó chọn Paste Under Selected Bookmark chọn từ menu .  Mở rộng hoặc thu gọn tất cả các cấp của bookmkark Từ menu Chọn Expand Top-Level Bookmarks hoặc Collapse Top- Level Bookmarks.  Tạo bookmark cho nhiều file PDF khác nhau Đối với eBook phức tạp gồm nhiều chương, để thuận tiện cho việc chỉnh sửa từng chương riêng lẻ mà không làm ảnh hưởng đến các chương khác, ta không nên gom tất cả các chương của eBook vào cùng một file PDF duy nhất mà nên tách rời thành từng chương, rồi sau đó liên kết các chương lại thành 1 cuốn ebool hoàn chỉnh. Cách thực hiện: Bước 1: Lưu 5 file PDF (Chương 13, Chương 14, , Chương 17) vào cùng một folder. Bước 2: Mở file PDF Chương 13, trong panel bookmark, chọn New Bookmark. Sửa tên lại thành Chương 1. Bước 3: Làm tương tự để được Chương 14, Chương 15, , Chương 17.  Định dạng chữ trong bookmark Chọn đề mục cần chỉnh, từ menu chọn propertiesxuất hiện hộp thoại bookmark Properties. Chọn Appearance: + Style : thay đổi kiểu định dạng chữ như thường, in đậm, in nghiêng. + Color: thay đổi màu sắc của chữ. 3.2.6.3. Cách tạo liên kết trong E-book  Tạo liên kết giữa các file PDF (giữa các chương) với nhau Để tạo liên kết cho file PDF Chương 14 với file PDF Chương 13, ta làm như sau: right click > Properties > Actions. Trong hộp thoại hiện ra, chọn Open a file > Add > chọn đường dẫn đến file PDF Chương 13 > OK. Trong hộp thoại hiện ra, chọn OK. Làm tương tự để tạo liên kết cho file PDF Chương 15, Chương 16, Chương 17 với file PDF Chương 13.  Tạo liên kết giữa các bài trong file PDF Sau khi đã tạo tất cả các Bookmark cho mỗi chương, mỗi chương gồm 5-10 bài, ta tiến hành liên kết giữa các bài trong mỗi chương như sau: Ví dụ: Trong Chương 13, liên kết tới đường dẫn bài 1 của chương 14. Trong Chương 13, chọn Bookmark bài 1 của chương 14 > right click > Properties > Action > xuất hiện hộp thoại: Trong hộp thoại hiện ra, chọn Go to a page view > Add > xuất hiện hộp thoại: Mở file PDF chương 14, dùng chuột di chuyển đến bài 1 của chương 14, khi đã tới vị trí cần chọn > nhấn Set Link > xuất hiện hộp thoại ban đầu...> OK Làm tương tự với Bookmark các câu còn lại, ta sẽ liên kết đường dẫn từ chương 13 tới bài 2 , bài 6 ,..., bài 10 của chương 14. Làm tương tự với tất cả Bookmark của các chương còn lại trong file PDF. Chương 13, ta sẽ tạo được liên kết giữa chương với tất cả các bài còn lại. Sau đó lưu lại rồi đóng file PDF chương 13. Ví dụ Khi mở file PDF Chương 13, left click vào bookmark Bài 3 Chương 14 thì chương trình tự động nhảy sang file PDF của chương 14 ngay tại vị trí Bài 3. Làm tương tự đối với Chương 14, Chương 15, để liên kết nó với các bài trong 5 chương. 3.2.6.4 Mẹo nhỏ để tạo nhanh bookmark và liên kết trong bookmark Bạn dùng word 2007 hoặc 2010 có tích hợp sẵn Adobe Acrobat trong chương trình. Khi bạn chuyển qua file PDF chọn Acrobat > Creat PDF hoặc Save as > Adobe PDF. Bạn có thể tạo bookmark và liên kết giữa chúng bằng cách : Chọn options Hiện ra hộp thoại Acrobat PDF Maker Chọn Create Bookmarks > Covert Word Heading to bookmarks> OK Khi chuyển qua PDF thì chương trình sẽ tạo bookmarks dựa vào heading trong word và tự động liên kết trong file PDF. Như vậy, bạn chỉ cần 1 thao tác nhỏ đã tạo xong một file PDF với bookmarks và liên kết trong file PDF. 3.2.6.5 Kết hợp nhiều file PDF thành một file duy nhất - Mở một file PDF làm file gốc - Menu Documents > Insert Pages > From File. - Chọn file PDF cần chèn vào và chọn select . - Trong hộp thoại Insert Pages, chọn vị trí cần đặt file chèn > OK - Có thể lưu đè lên file PDF ban đầu hay chọn Save As để luu dưới dạng file mới. Chức năng này đặc biệt hữu ích và thuận lợi cho người dùng khi muốn xâu kết các file PDF đơn lẻ thành một file PDF hoàn chỉnh thống nhất. Ví dụ: Liên kết file PDF 5 chương của cuốn eBook thành một file PDF duy nhất “Hoá hữu cơ 3” hay khi chỉ cần chỉnh sửa một trang của PDF, ta có thể xóa trang này đi (Documents > Delete Pages) và chèn trang mới vào (Documents > Insert Pages). 3.2.6.6. Thay đổi số trang Chọn Pages > Options > Number pagexuất hiện hộp thoại Page numbering. Bạn có thể định dạng lại số trang, thay đổi kiểu đánh số trang, trang bắt đầu đánh sốtuỳ ý.  Thực hiện theo những chỉ dẫn cụ thể trong phần này, bạn có thể thiết kế được cuốn eBook hóa học cho riêng mình để làm tài liệu tham khảo hay chia sẻ qua mạng Internet. Chúc bạn thành công CHƯƠNG 4: EBOOK HOÁ HỌC HỮU CƠ 3 EBook “ Hoá học hữu cơ 3” là 1 file định dạng PDF có dung lượng 586 MB, gồm 429 trang, có 5 chương. - CHƯƠNG 13 HỢP CHẤT CHỨA NITƠ - CHƯƠNG 14 CÁC HỢP CHẤT DỊ VÒNG - CHƯƠNG 15 HỢP CHẤT HIĐROCACBONYL VÀ GLUXIT - CHƯƠNG 16 AMINOAXIT - PROTEIN - CHƯƠNG17 HỢP CHẤT CAO PHÂN TỬ Ebook “ Hoá học hữu cơ 3” còn chứa hơn 150 hình ảnh và 25 video thí nghiệm hoá học. Đặc biệc, các video thí nghiệm này rất rõ nét về hình ảnh lẫn âm thanh. Ngoài ra, còn có hướng dẫn cách thực hiện, có phương trình phản ứng minh hoạ...rất sinh động và hấp dẫn. Bảng thống kê đặc điểm 25 video về hoá học hữu cơ STT Tên chương Tên thí nghiệm Dung lượng (MB) Thời gian Định dạng 1 Chương 13 Hợp chất chứa nitơ Phản ứng axetyl hoá anilin 50,3 0:04:13 WMV 2 Phản ứng brom hoá anilin 1,72 0:01:02 WMV 3 Phản ứng sunfo hoá anilin 16,4 0:02:34 WMV 4 Tính chất hoá học của metylamin 80,2 0:04:56 WMV 5 Chưng cất lôi cuốn hơi nước anilin 80,8 0:06:59 WMV 6 Chương 15 Hợp chất hidrocacbonyl và gluxit Thí nghiệm glucozơ tác dụng với thuốc thử Tollens 50,0 0:04:20 WMV 7 Phản ứng glucozơ với thuốc thử Felinh đun nóng 3,69 0:02:07 FLV 8 Phản ứng của nhóm hiđroxi trong phân tử monosaccarit 57,8 0:05:00 WMV 9 Monosaccarit phản ứng với sữa vôi 1,69 0:01:11 WMV 10 Phản ứng của nhóm cacbonyl trong phân tử monosaccarit 90,0 0:08:43 WMV 11 Phản ứng màu của monosaccarit 72,1 0:04:41 WMV 12 Quy trình sản xuất đường mía 5,58 0:01:50 FLV 13 Phản ứng hồ tinh bột với iôt 5,81 0:03:20 FLV 14 Chương 16 Aminoaxit- Phản ứng của axit aminoaxetic với các chất chỉ thị 25,0 0:02:12 WMV 15 protein Phản ứng aminoaxetic với axit nitro 22,1 0:01:53 WMV 16 Phản ứng của aminoaxetic với đồng (II) oxit 17,2 0:02:41 WMV 17 Phản ứng màu α-aminoaxit với ninhiđrin 22,5 0:02:06 WMV 18 Cấu trúc bậc 1 của protein 4,4 0:00:32 AVI 19 Cấu trúc bậc 2 của protein 2,17 0:00:12 AVI 20 Cấu trúc bậc 3 của protein 10,1 0:00:45 AVI 21 Cấu trúc bậc 4 của protein 4,92 0:00:42 AVI 22 Sự đông tụ protit khi đun nóng 51,1 0:04:20 WMV 23 Kết tủa protit bằng muối kim loại nặng 47,3 0:04:00 WMV 24 Kết tủa protit bằng axit vô cơ đặc 29,0 0:02:26 WMV 25 Thí nghiệm phản ứng màu của protit 97,5 0:08:30 WMV CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 5.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng ebook “ Hoá học hữu cơ 3” trong quá trình tự học của sinh viên khoa Hoá trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 5.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm cho một số bạn lớp hoá năm 4 của trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh là Hoá 4A và Hoá 4B. Lí do chính để chọn các lớp này là: - Các bạn đã học qua chương trình hóa học hữu cơ 3 của khoa Hoá trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh nên các bạn có thể đối chứng lại sách giáo trình đã học. - Các bạn đều chọn môn thi tốt nghiệp là môn Hoá hữu cơ. - Các bạn đều có trang thiết bị để phục vụ cho việc học tập bằng ebook. 5.3. Tiến hành thực nghiệm Đầu tiên, em cho chia sẽ ebook “ Hoá học hữu cơ 3” cho các bạn tham khảo. Qua một thời gian sử dụng, em cho các bạn đánh giá sản phẩm ebook “ Hoá học hữu cơ 3” bằng phiếu điều tra thông tin. Sau đó, em thống kê, xử lí số liệu, phân tích tổng hợp ý kiến. 5.4. Kết quả thực nghiệm Tiến hành lấy ý kiến của 45 bạn sinh viên trong 2 lớp thực nghiệm, em thu được kết quả sau: Tiêu chí đánh giá Ebook “ Hoá học hữu cơ 3” Tần số Phần trăm Nội dung Đầy đủ các kiến thức quan trọng cần thiết 37 82,22% Nội dung phong phú 34 75,56% Kiến thức chính xác, khoa học, thiết thực 35 77,78% Có thêm nhiều hình ảnh và video minh hoạ sinh động mang tính trực quan 38 84,44% Tính thiết thực 42 93,33% Hình thức Thiết kế khoa học 37 82,22% Bố cục hợp lí, logic 36 80% Trình bày đẹp mắt, hấp dẫn 36 80 % Tính khả thi Dễ sử dụng 41 91,11% Phù hợp với trình độ học tập của sinh viên 36 80% Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của sinh viên 34 75,56% Phù hợp với điều kiện thực tế ( sinh viên có máy tính ) 34 75,56% Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của sinh viên 32 71,11% Hiệu quả Dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh 36 80% Tạo hứng thú trong học tập 36 80% Chất lượng học tập được nâng lên 34 75,56% Góp phần vào việc đổi mới phương pháp học tập 37 82,22% Từ bảng số liệu cho thấy kết quả đánh giá của sinh viên về ebook được thiết kế như sau: - Đánh giá về nội dung: + Đầy đủ các kiến thức quan trọng cần thiết 82,22% + Nội dung phong phú: 77,78% + Kiến thức chính xác, khoa học: 77,78% + Có thêm nhiều hình ảnh và video minh hoạ sinh động mang tính trực quan: 84,44% + Tính thiết thực: 93,33% - Đánh giá về hình thức: + Thiết kế khoa học: 82,22% + Bố cục hợp lí, logic: 80% + Trình bày đẹp mắt, hấp dẫn: 80 % - Đánh giá tính khả thi: + Dễ sử dụng: 91,11% + Phù hợp với trình độ học tập của sinh viên: 80% + Phù hợp với điều kiện thực tế ( sinh viên có máy tính ): 75,56% + Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của sinh viên: 75,56% - Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng ebook + Dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh: 80% + Tạo hứng thú trong học tập: 80% + Chất lượng học tập được nâng lên: 75,56% + Góp phần vào việc đổi mới phương pháp học tập: 82,22% Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đều đánh giá cao ebook, đều tích cực ứng dụng ebook trong quá trình học tập. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận 1.1 Kết quả nghiên cứu 1.1.1 Về khoá luận - Tìm hiểu xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong quá trình dạy học và vai trò tự học. - Giới thiệu khái quát về E-book: khái niệm, đặc điểm, tình hình sử dụng E-book hiện nay. - Giới thiệu khái quát về các phần mềm ứng dụng để biên soạn E-book: Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended, Adobe Reader X, Microsoft Office Word 2007, Chemwindow 6.0, ADC/ ChemSketch, SnagIt 9, Mathtype 6.7. - Hướng dẫn cụ thể các bước biên soạn một cuốn E-book hóa học.  Đóng góp - Giúp sinh viên có cách nhìn đúng đắn về xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay. - Rèn luyện và hoàn thiện kĩ năng ứng dụng tin học trong dạy và học. Vận dụng các phần mềm để thiết kế eBook. - Ứng dụng triệt để các phần mềm tin học để hỗ trợ tối đa cho quá trình dạy và học. 1.1.2 Về sản phẩm ebook “ Hoá học hữu cơ 3” - Ebook “ Hoá học hữu cơ 3” là 1 file PDF gồm 429 trang, nội dung về khái niệm, danh pháp, phương pháp điều chế, tính chất của các hợp chất chứa nitơ, hợp chất dị vòng, aminoaxit, protein và hợp chất cao phân tử được biên soạn dễ hiểu, phù hợp với chương trình học của sinh viên năm 3 khoa Hoá trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - Ebook “ Hoá học hữu cơ 3”gồm 5 chương, 30 bài được thiết kế khoa học, bố cục hợp lí, trình bày đẹp mắt, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn người đọc. Ngoài ra, còn có các hình ảnh và video minh hoạ tăng hứng thú, nâng cao hiệu quả của quá trình tự học và nghiên cứu của sinh viên. - Trong cuốn ebook “ Hoá học hữu cơ 3”, mỗi chương đều có bảng mục lục trình bày từng bài, từng phần riêng lẻ rất dễ dàng cho bạn đọc tìm kiếm thông tin và nghiên cứu. Ngoài ra, bạn đọc có thể đánh số trang mình cần tìm ebook sẽ tự động chuyển tới trang mà bạn mong muốn. Với những tính năng trên, ebook này thật sự mang lại nhiều tiện ích cho bạn đọc. Cuối cùng, toàn bộ sản phẩm này được thực hiện là một đĩa DVD với dung lượng 1,38 GB nên rất dễ dàng cho việc bảo quản và sử dụng. Đặc biệc là bạn đọc có thể dùng phần mềm Acrobat Reader X (dung lượng 106 MB) để xem, ghi chútrực tiếp lên file PDF. Nếu máy có cấu hình tốt thì chúng ta có thể dùng phần mềm tạo E-book là Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended để đọc PDF (dung lượng sau cài đặt là 1,8 GB).  Đóng góp - Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên và những người yêu thích hóa học. Với dung lượng nhỏ nhẹ, cuốn ebook này có thể dễ dàng trao đổi qua Internet. - Phát huy tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên. - Phát huy khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của sinh viên. 1.1.3 Khảo sát để đánh giá đề tài Tiến hành khảo sát trên 45 sinh viên khoa Hoá trường Đại học Sư phạm Tp. HCM bằng cách cho sử dụng thử ebook “ Hoá học hữu cơ 3” sau đó điều tra bằng phiếu câu hỏi. Kết quả nhận được như sau: - Về hình thức: ebook được thiết kế khá bắt mắt, thu hút người sử dụng và có tính thẩm mĩ cao. - Về nội dung: ebook giới thiệu được đầy đủ những kiến thức cơ bản, nâng cao và có liên hệ thực tế cũng như các video thí nghiệm và nhiều hình ảnh minh hoạ sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn. - Về tính khả thi: Phù hợp với điều kiện học tập và nhu cầu tự học của sinh viên. - Về hiệu quả: đem lại hiệu cao trong học tập giúp sinh viên nhanh hiểu bài, nhớ lâu, tạo hứng thú trong việc nghiên cứu và tìm tòi tri thức. 1.2 Nhận định 1.2.1 Thuận lợi  Về phía giảng viên: - Thêm nguồn tài liệu tham khảo, có thể thảo luận với sinh viên các vấn đề trong cuốn eBook. - Giúp giảng viên hoàn thiện các kĩ năng sử dụng các phầm mềm tin học trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Giới thiệu với sinh viên các nguồn eBook hóa học hay dùng làm tài liệu tham khảo. - Ứng dụng để thiết kế eBook phục vụ cho mục đích giảng dạy. - Khai thác khả năng tự nghiên cứu của sinh viên trong quá trình học. Giúp sinh viên phát huy tính tích cực chủ động trong học tập. - Dễ dàng thay đổi nội dung và cập nhật thường xuyên các giáo trình được viết dưới dạng eBook.  Về phía sinh viên - Sinh viên có thêm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ nhu cầu tự nghiên cứu. - Hướng sinh viên đến việc sử dụng tin học làm công cụ hỗ trợ đắc lực cho nghiên cứu, học tập. - Với nguồn tài liệu eBook phong phú trên mạng Internet, sinh viên phát huy kĩ năng tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong học tập, bổ sung và hoàn thiện vốn kiến thức của mình. - Việc lồng ghép thí nghiệm hóa học vào eBook giúp cho sinh viên đỡ nhàm chán, đưa hóa học trở nên thực tế hơn chứ không đơn giản chỉ là lí thuyết. - Với các hình ảnh, thí nghiệm minh họa sinh động sẽ góp phần tạo hứng thú, niềm say mê hóa học cho sinh viên. 1.2.2 Khó khăn  Về phía sinh viên thực hiện đề tài + Nghiên cứu tài liệu: Đây là khâu quan trọng nhất quyết định nội dung của cuốn eBook hóa học. Phải cẩn thận lọc lựa các nội dung cần thiết từ 4 nguồn tài liệu tham khảo đã nêu ở trên để đưa vào cuốn eBook. + Sử dụng phần mềm ADC/ chemsketch: Đây là lần đầu tiên em tiếp cận với phần mềm này nên cũng mất thời gian để làm quen. Mặt khác, để vẽ được các cấu trúc hóa học với độ chính xác cao và rõ ràng cũng là một công trình tốn kém thời gian. + Sử dụng phần mềm Chemwin 6.0: Đây là phần mềm không khó sử dụng nhưng để vẽ các sơ đồ phức tạp như chu trình krep thì rất mất thời gian và công sức. + Chuyển từ file word sang PDF: Đây là giai đoạn phức tạp nhất trong cả quá trình thiết kế cuốn eBook. Với các file word đơn giản chỉ gồm văn bản (text) và hình ảnh (image), chương trình sẽ tự động chuyển nguyên vẹn thành file PDF. Tuy nhiên, với các file phức tạp thì file PDF sẽ bị lỗi. + Sử dụng phần mềm Adobe Acrobat Pro Extended 9.0: Đây là một phần mềm khá mới với em, vì vậy để sử dụng nó để tạo thành cuốn ebook có đầy đủ tính năng thì mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu. + Trong quá trình thực nghiệm do những điều kiện khách quan nên em chỉ thực nghiệm ở mức định tính bằng phiếu khảo sát.  Khó khăn chung của sinh viên + Kiến thức và kĩ năng sử dụng tin học của sinh viên còn giới hạn và không cập nhật. + Một số sinh viên chưa có điều kiện vật chất để có máy vi tính riêng. + Khả năng tiếp cận kiến thức mới còn yếu, vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi các phương pháp day-học truyền thống thụ động. 2. Đề xuất ý kiến Trong đời đại hiện nay, hoạt động dạy và học đặc biệt là bộ môn môn hoá học rất cần có tính trực quan sinh động cao, cho nên việc áp dụng công nghệ thông tin là vô cùng phù hợp. Do đó, em đưa ra một số kiến nghị như sau: - Sinh viên nên tự trau dồi kiến thức tin học cho mình, tìm tòi thêm các phần mềm tin học và tự tìm kiếm các nguồn tư liệu trên Internet, tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại trên các trang web về giáo dục. - Sinh viên cũng nên chuẩn bị cho mình những hành trang, những kinh nghiệm và những phương pháp dạy học hiệu quả trước khi đi thực tập cũng như sau khi ra trường. - Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn phải hoàn thiện mình vì phẩm chất của người giáo viên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. 3. Hướng phát triển của đề tài - Thiết kế thêm nhiều hình ảnh, phim thí nghiệm lồng vào eBook hóa học để minh họa tính chất của chất nghiên cứu. - Vận dụng cách thiết kế eBook để thiết kế kho eBook làm nguồn tài liệu tham khảo. - Đưa eBook “Hoá học hữu cơ 3” lên mạng Internet để dễ dàng trao đổi, chia sẻ.  Em hi vọng những đóng góp của đề tài, trong một chừng mực nào đó sẽ góp phần nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của các bạn sinh viên vào quá trình tự học. Đồng thời, ebook “ Hoá học hữu cơ 3” sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích giúp nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên khoá Hoá trường Đại học Sư phạm Tp. HCM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị về tăng cường giảnng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin tronng ngành giáo dục giai đoạn 2008 -2012. 2. Trịnh Văn Biều (2002), Các phương pháp dạy học có hiệu quả, Trường ĐHSP Tp. HCM. 3. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học, Trường ĐHSP Tp. HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP Tp. HCM. 5. Phạm Quốc Thành (2012), Thiết kế ebook hỗ trợ dạy học môn hoá học chương nguyên tử và chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học – Định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản, luận văn thạc sĩ, trường ĐHSP Tp.HCM. 6. Lê Văn Đăng (2002), Cơ sở hóa học hữu cơ tập II, Trường ĐHSP TPHCM. 7. Đỗ Đình Rãng (2006), Hóa học hữu cơ 3, NXB Giáo dục Việt Nam. 8. Lê Ngọc Thạch (2002), Hoá học hữu cơ, NXB ĐHQG TP.HCM. 9. Thái Doãn Tĩnh (2006), Cơ sở hoá hữu cơ tập 3, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 10. Robert Thornton Morrison and Robert neilson Boyd (1969), Organic chemistry, New York Universty. 11. Fracis A Carey (2001), Organic chemistry, the McGraw- Hill companies. 12. Trần Quốc Sơn (2011), Danh pháp hợp chất hữu cơ, NXB Giáo dục Việt Nam. 13. www.edu.go.vn 14. www.hoahocngaynay.com 15. www.violet.vn 16. www.youtube.com PHỤ LỤC Trường Đại học sư phạm TPHCM Khoa Hoá ------------------------------------------- PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN Chào các bạn! Việc học hoá hữu cơ 3 là vô cùng quan trọng với các bạn sinh viên chuyên nghành hoá. Vì vậy, một cuốn sách hay sẽ góp phần không nhỏ vào thành công trong việc học của bạn. Nếu như những cuốn sách hoá học bạn đã từng đọc chỉ cung cấp cho bạn những kiến thức và hình ảnh minh hoạ ít ỏi thì giờ đây với đề tài mình chọn nghiên cứu “ Biên soạn ebook Hoá học hữu cơ 3 bằng phần mềm Adobe Acrobat Pro Extended 9” đã cho ra đời một sản phẩm mới về công nghệ thông tin. Ebook “ Hoá học hữu cơ 3” không chỉ cung cấp đầy đủ kiến thức mà còn có nhiều hình ảnh, video minh họa đẹp mắt, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn bạn đến với con đường tìm ra tri thức hoá học mới. Các bạn vui lòng điền vào một số thông tin cá nhân: Bạn học lớp nào:  Nam Nữ Câu 1. Bạn hiểu như thế nào là ebook (sách điện tử). Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Sách điện tử không in trên giấy, là 1 dạng thông tin dưới nhiều định dạng như doc, pdf, chm đòi hỏi phải có những thiết bị và phần mềm chuyên dụng mới xem được. B. Sách điện tử không in trên giấy, là 1 dạng thông tin dưới nhiều định dạng như mp3, gif, flv đòi hỏi phải có những thiết bị và phần mềm chuyên dụng mới xem được. C. Sách điện tử không in trên giấy, là 1 dạng thông tin dưới nhiều định dạng như doc, pdf, chm không cần dùng những thiết bị và phần mềm chuyên dụng để xem. D. Sách điện tử không in trên giấy, là 1 dạng thông tin dưới nhiều định dạng như mp3, gif, flv không cần dùng những thiết bị và phần mềm chuyên dụng để xem. Câu 2. Các bạn sử dụng các thiết bị nào sau đây để đọc ebook . Lựa chọn nhiều đáp án. A. Máy tính B. Điện thoại di động C. Máy tính bỏ túi ( pocket PC ) D. Thiết bị khác. Câu 3. Những lợi ích khi bạn sử dụng ebook so với sách in: A. Không phải lo lắng sách của bạn sẽ bị sờ rách, mối mọt sau 1 thời gian lâu không sử dụng. B. Dễ dàng bảo quản, chia sẽ cho bạn bè trên mạng internet C. Chi phí thấp ( có thể miễn phí ) D. Ý kiến khác ( .......................................................................................................... ) Câu 4. Thời gian bạn sử dụng ebook cho quá trình tự học. A. Thường xuyên B. Bình thường C. Rất hiếm D. Không có. Câu 5: Về hình thức, bạn cảm thấy màu sắc, kiểu chữ, bố cục trình bày của ebook hoá hữu học 3 như thế nào? A. Màu sắc hài hoà hoà, đẹp mắt và bố cục trình bày hợp lí, rõ ràng. B. Bình thường C. Màu sắc không hài hoà hoà nhưng bố cục trình bày hợp lí, rõ ràng. D. Màu sắc hài hoà hoà, đẹp mắt nhưng bố cục trình bày không hợp lí. E. Màu sắc không hài hoà hoà và bố cục trình bày không hợp lí. Câu 6: Qua 1 thời gian sử dụng, việc sử dụng ebook hữu cơ đối với bạn: A. Đơn giản, dễ sử dụng B. Khá khó khăn vì không quen dùng C. Không biết dùng D. Ý kiến khác ( .......................................................................................................... ) Câu 7: Về nội dung, ebook “ Hoá học hữu cơ 3” đã hỗ trợ cho bạn những mảng kiến thức nào? A. Kiến thức cơ bản về các chất hợp chất chứa amin, hợp chất dị vòng, gluxit, amino axit, protein, polime... B. Ngoài kiến thức cơ bản các chất hợp chất chứa amin, hợp chất dị vòng, gluxit, amino axit, protein, polime...còn có những kiến thức nâng cao chuyên ngành. C. Kiến thức cơ bản về các chất hợp chất chứa amin, hợp chất dị vòng, gluxit, amino axit, protein, polime..., kiến thức nâng cao chuyên ngành và kiến thức vận dụng vào cuốc sống D. Không mảng nào. Câu 8: Bạn thấy ebook “Hoá học hữu cơ 3” nổi bật gì hơn so với các ebook hoá học khác. Bạn có thể lựa chọn nhiều đáp án. A. Màu sắc hài hoà, đẹp mắt và bố cục trình bày hợp lí, rõ ràng. B. Hình ảnh, video thí nghiệm minh hoạ hấp dẫn, lôi cuốn. C. Cung cấp đầy đủ kiến thức về chuyên ngành và ứng dụng vào cuộc sống. D. Không có điểm gì nổi bật. Câu 9: Nội dung kiến thức trong ebook “Hoá hữu cơ 3” giúp ích gì cho bạn trong cuộc sống ? A. Hiểu hơn về công thức cấu tạo, tính chất nguồn, nguồn gốccủa nhiều chất quen thuộc như clorophin ( trong diệp lục cây xanh), vitamin B12, vitamin B1 B. Bình thường C. Chẳng có gì. D. Ý kiến khác ( ......................................................................................................... ). Câu 10. Đối với bạn, quá trình tự học, nghiên cứu, khám phá, tìm tòi tri thức mới bằng sách điện tử “ Hoá học hữu cơ 3” là A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Bình thường D. Không cần thiết. Câu 11. Quá trình tự học của bạn sẽ diễn ra như thế nào nếu có một cuốn sách điện tử như ebook “ Hoá hữu cơ 3”. Bạn có thể lựa chọn nhiều đáp án. A. Dễ tiếp thu kiến thức, hiểu bài sâu sắc, nhớ bài lâu hơn. B. Tăng hứng thú, nâng cao khả năng tự học, nghiên cứu. C. Bình thường D. Ý kiến khác( ........................................................................................................... ) Câu 14: Bạn nghĩ ebook “ Hoá học hữu cơ 3” có phải là nguồn tài liệu hữu ích cho sinh viên chuyên ngành hoá không? A. Có B. Không Câu 15. Bạn mong đợi một cuốn ebook “ Hoá hữu cơ 3” như thế nào? A. Đẹp về hình thức, hay về nội dung B. Đẹp về hình thức, nội dung hấp dẫn có nhiều hình ảnh, video minh hoạ C. Đẹp về hình thức, nội dung không cần hay. D. Đẹp về hình thức, hay về nội dung E. Ý kiến khác ( ............................................................................................................. ..................................................................................................................................... ) Câu 15: Cuốn ebook “ Hoá học hữu cơ 3” có giúp ích cho bạn trong kì thi tốt nghiệp sắp tới không? A. Rất nhiều B. Bình thường C. Không có D. Ý kiến khác Thành công bắt đầu từ những ý tưởng mới lạ Vì vậy, để hoàn thiện hơn về cuốn ebook này mình rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành từ các bạn ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cám ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các bạn. Chúc các bạn đạt được kết quả tốt trong kì thi tốt nghiệp sắp tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_03_1613129205_9052.pdf
Luận văn liên quan