Tiểu luận Cơ chế hình thành và hoạt động kháng virus của cơ thể. Vai trò và ý nghĩa sinh học

Sự sống trên trái đất đặc biệt là cơ th ể động vật phát triển theo quy luật “cạnh tranh” đây cũng là động lực cho quy luật tiến hóa. Tất cả các cơ thể đều bị tấn công liên tục bởi các cơ thể khác. Để đáp ứng lại s ự xâm nhập cơ thể động vật đã phát triển nhiều chiến thuật bảo vệ khác nhau. Các loài vi sinh vật nói chung và virus nói riêng khi vào bên trong cơ thể động vật đ ã gây ra nhiều bệnh cho cơ thể. Vì vậy đáp ứng miễn dịch để chống lại virus là một cơ ch ế cần thiết cho sự sống của các loài động vật . Các m ầm bệnh khi xâm nhập vào cơ thể phải trải qua các hàng rào b ảo vệ nghiêm ngặt như hàng rào vật lý, hóa học, tế bào. Hiểu được miễn dịch là gì và các cơ chế đáp ứng miễn dịch đã đem lại những phát minh có ích cho loài người, trong tương lai hư ớng nghiên cứu về miễn dịch virus là một hướng đi đầy tiềm năng phát triển và cũng đầy thử thách cho các nhà khoa học.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3694 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ chế hình thành và hoạt động kháng virus của cơ thể. Vai trò và ý nghĩa sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM  ĐỀ TÀI: GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Lớp : ĐHSH7LT Nhóm : 7 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 TIỂU LUẬN CƠ CHế HÌNH THÀNH VÀ HOạT ĐộNG KHÁNG VIRUS CủA CƠ THể. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA SINH HọC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN    ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... TP.HCM, ngày..............tháng..............năm 2011 Ký Tên DANH SÁCH NHÓM STT Họ & Tên MSSV 1 Dương Hoài Bảo 11294681 2 Đặng Đình Khoa 11307051 3 Nguyễn Hoàng Tuấn Nghĩa 4 Huỳnh Công Hướng 11307141 5 Phạm Đình Bách 11322511 6 Lê Văn Thái 7 Phạm Trần Phương Trang 8 Phan Thị Mỹ Dung 9 Trần Thị Hồng Diễm 10 Võ Hải Đăng 11 Nguyễn Thành Trung 12 Đặng Hữu Đại 13 Nguyễn Hoàng 14 Nguyễn Phan Bảo Khánh 15 Nguyễn Thị Phương Thanh 16 Cao Thị Thùy Trang MỤC LỤC Trang Lời Mở Đầu .................................................................................................................................... 1 Nội Dung ............................................................................................................................................ 2 I. Khái niệm miễn dịch ....................................................................................................................... 2 1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 2 1.2. Phân loại ............................................................................................................ 2 1.2.1. Miễn dịch bẩm sinh ......................................................................................... 2 1.2.2. Miễn dịch thích ứng ........................................................................................ 3 II. Kháng nguyên – kháng thể ................................................................................... 4 2.1. Kháng nguyên ............................................................................................................................... 4 2.2. Kháng thể ....................................................................................................................................... 4 III. Cơ chế đáp ứng miễn dịch ......................................................................................................... 6 3.1. Cơ chế miễn dịch bẩm sinh ...................................................................................................... 6 3.2. Trình diện kháng nguyên ........................................................................................................ 12 3.3. Cơ chế bắt cặp kháng nguyên – kháng thể ....................................................................... 14 3.4. Cơ chế miễn dịch thích ứng ................................................................................................... 15 IV. Ứng dụng ....................................................................................................................................... 18 3.1. Sản xuất huyết thanh ................................................................................................................ 18 3.2. Sản xuất vaccine ........................................................................................................................ 19 IV. Vai trò và ý nghĩa sinh học ..................................................................................................... 20 3.1. Vai trò ............................................................................................................................................ 20 3.2. Ý nghĩa .......................................................................................................................................... 20 Kết Luận .......................................................................................................................................... 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 22 Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 1 Lời Mở Đầu Trong cuộc sống hằng ngày cơ thể các loài động vật phải đối diện với rất nhiều mối nguy hiểm trong đó phải kể đến sự xâm nhiễm và gây hại của các loài virus. Để tồn tại và phát triển thì cơ thể phải có cơ chế để phản kháng lại các sự xâm nhập đó. Vậy cơ chế đó là gì? Vào năm 1881, hai nhà khoa học là Luis Paster và Koch đã đưa ra những ý tưởng về miễn dịch. Tiếp đó các nhà khoa học khác cũng đã nghiên cứu và càng khẳng định tính đúng đắn và chính xác của ý tưởng này và ngày càng nghiên cứu sâu hơn về cơ chế miễn dịch. Người ta đã dựa trên cơ chế miễn dịch để phát minh ra nhiều sản phẩm sinh học rất hữu ít cho loài người như các chế phẩm vắc xin để phòng nhiều bệnh.Với vai trò và chức năng to lớn của ngành khoa học miễn dịch học cùng những đóng góp của chúng cho con người nên nhóm chúng em chọn đề tài liên quan đến miễn dịch để làm tiểu luận. Miễn dịch học là một môn khoa học rất sâu và rộng do kiến thức và thời gian hạn hẹp chúng em xin giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình về miễn dịch kháng virus với các nội dung chính như sau: khái quát chung về virus? Con đường xâm nhiễm của virus vào cơ thể động vật ra sao? Cơ thể đã chống trả lại sự xâm nhiễm và gây độc của virus như thế nào? Thông qua việc đó thể hiện được điều gì? Tất cả các vấn đề trên được trả lời trong đề tài “Cơ chế hình thành và hoạt động kháng virus của cơ thể, vai trò và ý nghĩa sinh học của chúng”. Thông qua đề tài nhóm chúng em hy vọng sẽ chuyển tải được toàn bộ nội dung mà nhóm đã tìm hiểu được trên mạng cùng những tài liệu trong sách báo để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về miễn dịch. Tuy nhiên trong quá trình làm đề tài không tránh khỏi những phần hạn chế. Nhóm hy vọng được sự đóng góp của thầy và các bạn để bài báo cáo của mình hoàn thiện và sát với thực tế hơn. Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 2 Nội Dung I. Khái niệm miễn dịch: 1.1. Khái niệm: Miễn dịch (immunity) - trạng thái đề kháng với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. Hệ thống miễn dịch là tập hợp các tế bào, mô và các phân tử tham gia vào quá trình đề kháng chống nhiễm trùng. Đáp ứng miễn dịch - phản ứng có sự phối hợp của các tế bào và phân tử thành phần của hệ thống miễn dịch. 1.2. Phân loại: 1.2.1. Miễn dịch bẩm sinh: MD bẩm sinh: dạng đề kháng luôn luôn tồn tại ở các cá thể, thường trực ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật vào các mô và nhanh chóng loại bỏ các vi sinh vật nếu như chúng đã xâm nhập vào mô rồi. • Phòng tuyến của MD bẩm sinh: + Các rào cản là các biểu mô, các tế bào chuyên biệt và các chất kháng sinh tự nhiên có mặt ở biểu môngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể. + Các tế bào làm nhiệm vụ thực bào, các tế bào lympho chuyên trách có tên gọi là tế bào giết tự nhiên (tế bào NK), và các protein huyết tương bao gồm các protein của hệ thống bổ thểnhận diện đặc hiệu và phản ứng chống lại các VSV nhưng không phản ứng chống lại các chất ngoại lai không có nguồn gốc từ các VSV. • Chức năng của MD bẩm sinh: + Cung cấp khả năng đề kháng sớm, các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh. + Tăng cường cho các đáp ứng miễn dịch thích ứng chống lại các tác nhân nhiễm trùng. Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 3 1.2.2. Miễn dịch thích ứng: MD thích ứng: dạng đề kháng của cơ thể kích thích bởi các vi sinh vật xâm nhập vào các mô  thích ứng với sự có mặt của các vi sinh vật khi chúng đã xâm nhập vào cơ thể. • Phòng tuyến của MD thích ứng: + Các tế bào lympho và các sản phẩm của chúng như các kháng thể. + Sử dụng các tế bào và phân tử của hệ thống miễn dịch bẩm sinh để loại bỏ các vi sinh vật, đồng thời miễn dịch thích ứng. VD: các kháng thể (một thành phần của miễn dịch thích ứng) bám vào các vi sinh vật và các vi sinh vật đã bị các các kháng thể bao phủ  dễ dàng bám vào và hoạt hoá các tế bào làm nhiệm vụ thực bào (một thành phần của miễn dịch bẩm sinh) có vai trò “ăn”, phá huỷ các vi sinh vật. • Các loại MD thích ứng:  Miễn dịch dịch thể (humoral immunity)  Miễn dịch qua trung gian tế bào (cell-mediated immunity) Miễn dịch bẩm sinh và Miễn dịch thích ứng Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 4 II. Kháng nguyên – kháng thể: 2.1. Kháng nguyên: Kháng nguyên là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật thì được hệ thống miễn dịch nhận biết và sinh ra các kháng thể tương ứng là kháng thể dịch thể hoặc kháng thể tế bào có đặc tính kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy. • Đặc tính của kháng nguyên: Tính đặc hiệu: là đặc tính mà kháng nguyên ấy chỉ được nhận biết bởi kháng thể do nó gây ra chứ không phải những kháng thể do các kháng nguyên khác tạo nên. Tính đặc hiệu do tính "lạ" và nhóm quyết định kháng nguyên tạo thành. Tính sinh kháng thể: Là khả năng kích thích hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể. Chỉ có các kháng nguyên hoàn toàn (đa hoá trị) mới có khả năng này. 2.2. Kháng thể: Kháng thể (antibody) là các phân tử immunoglobulin (có bản chất glycoprotein), do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ (vi khuẩn hoặc virus). Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một epitope kháng nguyên duy nhất. Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 5 Các kháng thể được phân thành 5 lớp hay isotype, tùy theo cấu tạo của các domain hằng định của các chuỗi nặng: các chuỗi γ, α, μ, ε và δ lần lượt tương ứng với các immunoglobulin (Ig) thuộc các lớp IgG, IgA, IgM, IgE và IgD. IgG IgA IgM IgE IgD Vị trí chủ yếu Máu Niêm nhầy Các dịch tiết Lympho B Máu Bạch cầu ái kiềm Tế bào mast Lympho B Tỷ lệ 70% đến 75% 15% đến 20% các kháng thể trong huyết thanh 10% < 1% < 1% Hóa trị 2 2 - 4 2 - 10 2 2 Vai trò Trung hòa các độc tố, vi khuẩn và virus Ngưng tụ, trung hòa các vi khuẩn, virus Ngưng tụ, con đường cổ điển của bổ thể Dị ứng, trung hòa các ký sinh trùng Hoạt hóa các tế bào lympho B Các lớp kháng thể Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 6 III. Cơ chế đáp ứng miễn dịch: 3.1. Cơ chế miễn dịch bẩm sinh: Hệ thống miễn dịch bẩm sinh bao gồm các biểu mô tạo nên lớp rào chắn chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, các tế bào trong hệ tuần hoàn và trong các mô, và một số protein huyết tương. Các thành phần này có những vai trò khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau để ngăn chặn không cho vi sinh vật xâm nhập vào các mô của cơ thể, và một khi vi sinh vật đã vào mô rồi thì loại bỏ chúng. • Hàng rào biểu mô: Ba vị trí tiếp giáp giữa cơ thể và môi trường bên ngoài là da, đường tiêu hoá và đường hô hấp. Vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể từ môi trường bên ngoài qua những chỗ tiếp giáp đó thông qua tiếp xúc trực tiếp, do nuốt hoặc hít vào. Cả ba cửa ngõ này đều được che phủ bởi các biểu mô nối liền với nhau có tác dụng như những hàng rào sinh lý ngăn cản không cho vi sinh vật xâm nhập. Các tế bào biểu mô còn tạo ra các chất kháng sinh có bản chất là các peptide có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra biểu mô còn có một loại tế bào lympho có tên là các tế bào lympho trong biểu mô (intraepithelial lymphocyte). Các tế bào lympho trong biểu mô được coi như người gác cổng ngăn không cho các tác nhân nhiễm trùng xâm nhập qua các biểu mô. Các chức năng của biểu mô trong MD bẩm sinh Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 7 • Các tế bào làm nhiệm vụ thực bào: Hai loại tế bào là nhiệm vụ thực bào (gọi tắt là các thực bào) trong máu là các bạch cầu trung tính và các tế bào mono. Đây chính là các tế bào máu được điều động đến các vị trí có nhiễm trùng để nhận diện rồi nuốt các vi sinh vật và giết các vi sinh vật đó. Các bạch cầu trung tính (còn gọi là các tế bào bạch cầu nhân đa hình – polymorphonuclear leukocyte, viết tắt là PMN) là các tế bào bạch cầu có tỷ lệ cao nhất trong máu, khoảng 4.000 đến 10.000 tế bào/ 1 mm3 máu. Khi có nhiễm trùng thì tuỷ xương nhanh chóng tăng cường sản xuất các bạch cầu trung tính và có thể đạt tới số lượng 20.000 tế bào/ 1 mm3 máu. Quá trình sản xuất các bạch cầu trung tính ở tuỷ xương được kích thích bởi các cytokine có tên gọi là các yếu tố kích thích tạo bào lạc (colony-stimulating factor – viết tắt là CSF). Các yếu tố này do rất nhiều loại tế bào tạo ra khi có nhiễm trùng và tác động lên các tế bào gốc ở tuỷ xương, kích thích chúng tăng sinh và kích thích quá trình chín của các tế bào tiền thân của các bạch cầu trung tính làm cho chúng nhanh chóng trở thành các bạch cầu trung tính. Các bạch cầu trung tính là các tế bào đầu tiên đáp ứng lại hầu hết các loại nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm vi khuẩn và nhiễm nấm. Chúng nuốt các vi sinh vật ở trong máu sau đó chúng nhanh chóng chui qua thành mạch máu vào các mô tại những vị trí đang xẩy ra nhiễm trùng. Tại đây chúng cũng nuốt các vi sinh vật và sau đó chết tại đó sau vài giờ. Các tế bào mono thì chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các bạch cầu trung tính trong máu. Tỷ lệ các tế bào mono trong máu vào khoảng 500 đến 1.000 tế bào/ 1 mm3 máu. Các tế bào này cũng nuốt các vi sinh vật trong máu và ở các mô. Khác với các bạch cầu trung tính, các tế bào mono sau khi thoát mạch vào các mô thì tồn tại ở đó lâu hơn. Tại các mô, các tế bào mono biệt hoá thành các tế bào có tên gọi là đại thực bào. Các tế bào mono trong máu và các đại thực bào ở các mô là hai giai đoạn của cùng một dòng tế bào và vì thế chúng thường được gọi là hệ thống các tế bào đơn nhân làm nhiệm vụ thực bào. Các đại thực bào cư trú trong các mô liên kết và trong tất cả các cơ quan của cơ thể, tại đó chúng có cùng chức năng như những tế bào đơn nhân làm nhiệm vụ thực bào vừa mới được điều động từ máu vào mô. Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 8 Sau khi nhận diện các vi sinh vật thì các bạch cầu trung tính và các đại thực bào sẽ “ăn” (chữ Hán Nôm là “thực”) các vi sinh vật. Đồng thời việc nhận diện vi sinh vật còn có tác dụng là hoạt hoá các tế bào làm nhiệm vụ thực bào giết các vi sinh vật mà chúng đã nuốt vào. Quá trình thực bào diễn ra bằng cách các tế bào làm nhiệm vụ thực bào mở rộng màng nguyên sinh chất của chúng ra “ôm” lấy các vi sinh vật hoặc vật lạ mà nó đã nhận diện sau đó màng này đóng lại và đoạn màng đó bứt ra khỏi màng nguyên sinh chất của tế bào làm nhiệm vụ thực bào tạo thành một bọng bên trong có chứa vi sinh vật hoặc vật lạ. Bọng này được gọi là phagosome. Các phagosome sẽ hoà màng vào với các lysosome (tiêu thể) để tạo thành các phagolysosome. Cùng lúc với việc các các thụ thể của tế bào làm nhiệm vụ thực bào bám vào vi sinh vật để nuốt chúng thì các thụ thể ấy cũng gửi các tín hiệu hoạt hoá một số enzyme trong các phagolysosome. Một trong số các enzyme này là oxidase của tế bào làm nhiệm vụ thực bào có tác dụng chuyển phân tử ô-xy thành anion superoxide và các gốc tự do. Các chất này được gọi là các chất trung gian ô-xy phản ứng (reactive oxygen intermediate – viết tắt là ROI) có tác dụng độc đối với các vi sinh vật đã bị tế bào làm nhiệm vụ thực bào nuốt vào. Thực bào và giết các vi sinh vật bên trong tế bào Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 9 Enzyme thứ hai là inducible nitric oxide synthase (viết tắt là iNOS) xúc tác quá trình chuyển đổi arginine thành nitric oxide (ô-xít ni-tơ, viết tắt là NO) cũng là một chất có tác dụng diệt vi sinh vật. Nhóm các enzyme thứ ba là các protease của lysosome có tác dụng phân cắt các protein của vi sinh vật. Tất cả các chất kháng vi sinh vật này được tạo ra chủ yếu ở trong các lysosome và các phagolysosome và chúng tác động lên các vi sinh vật đã được nuốt vào ở bên trong các bọng đó nên không hề gây tổn thương gì cho các tế bào thực bào. Trong những trường hợp phản ứng quá mạnh thì các enzyme kể trên có thể được giải phóng ra khoang gian bào và có thể gây tổn thương cho các mô của cơ thể. Đó là lý do tại sao các phản ứng viêm thường là phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng nhưng đôi khi cũng có thể gây ra cả các tổn thương cho cơ thể. • Các tế bào giết tự nhiên: Các tế bào giết tự nhiên (natural killer – gọi tắt là tế bào NK) là một lớp các tế bào lympho có khả năng đáp ứng chống lại các vi sinh vật sống bên trong tế bào của túc chủ bằng cách giết chết các tế bào nhiễm chúng và bằng cách chế tiết ra IFN-g, một cytokine có tác dụng hoạt hoá đại thực bào. Chức năng của các tế bào NK Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 10 • Hệ thống bổ thể: Hệ thống bổ thể là một tập hợp các protein gắn trên các màng và protein lưu hành trong hệ thống tuần hoàn có vai trò quan trọng trong đề kháng chống vi sinh vật. Hệ thống bổ thể có thể được hoạt hoá bằng một trong ba con đường khác nhau: + Con đường cổ điển (classical pathway) được khởi động sau khi các kháng thể gắn vào các vi sinh vật và các kháng nguyên khác, đây là con đường gắn với đáp ứng miễn dịch dịch thể. + Con đường không cổ điển (Tiếng Anh là alternative pathway – con đường khác; tên gọi con đường không cổ điển nhằm phân biệt với con đường cổ điển) được khởi động khi một số protein của bổ thể được hoạt hoá ở trên bề mặt các vi sinh vật. Các vi sinh vật không ngăn cản được quá trình này do chúng không có các protein điều hoà bổ thể mà chỉ có các tế bào của cơ thể mới có các protein này. Con đường không cổ điển là một thành phần của miễn dịch bẩm sinh. + Con đường thông qua lectin, gọi tắt là con đường lectin (lectin pathway), được hoạt hoá khi một protein của huyết tương có tên là lectin gắn mannose (mannose-binding lectin) gắn vào các gốc mannose ở đầu tận cùng của các glycoprotein trên bề mặt của các vi sinh vật. Phân tử lectin này sẽ hoạt hoá các protein của con đường cổ điển, tuy nhiên quá trình này lại không cần có sự tham gia của các phân tử kháng thể và do vậy con đường lectin cũng là thành phần của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh. Các protein của bổ thể sau khi đã được hoạt hoá có chức năng như những enzyme thuỷ phân protein có tác dụng phân cắt các protein khác của chính hệ thống bổ thể. Thành phần trung tâm của hệ thống bổ thể là một protein huyết tương có tên C3, yếu tố này bị phân cắt bởi các enzyme được tạo ra ở các bước trước đó của quá trình hoạt hoá bổ thể. Sản phẩm chính sau khi C3 bị thuỷ phân là mảnh có ký hiệu C3b, mảnh này gắn theo kiểu đồng hóa trị vào các vi sinh vật và có khả năng hoạt hoá các protein khác ở các bước tiếp theo của chuỗi phản ứng hoạt hoá bổ thể diễn ra ngay trên bề mặt các vi sinh vật. Ba con đường hoạt hoá bổ thể khác nhau ở cách Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 11 khởi động mỗi con đường nhưng chúng đều giống nhau ở những bước cuối cùng cũng như các chức năng cuối cùng của chúng cũng đều giống nhau. Hệ thống bổ thể có ba chức năng trong đề kháng của cơ thể: + Chức năng thứ nhất: được thực hiện nhờ mảnh C3b, mảnh này phủ lên các vi sinh vật tạo thuận lợi cho các tế bào làm nhiệm vụ thực bào có các thụ thể dành cho C3b dễ dàng bắt giữ sau đó tiêu diệt các vi sinh vật đó. + Chức năng thứ hai: do một số sản phẩm phân cắt các của các protein bổ thể có tác dụng hoá hướng động (hấp dẫn hoá học làm các tế bào di chuyển) đối với các bạch cầu trung tính và các tế bào mono và thúc đẩy phản ứng viêm tại nơi diễn ra hoạt hoá bổ thể. Các con đường hoạt hoá bổ thể Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 12 + Chức năng thứ ba: đó là các protein bổ thể tham gia tạo thành các phức hợp protein thuỷ phân được gọi là phức hợp tấn công màng (membrane attack complex) khi được cài vào màng của vi sinh vật thì phức hợp này sẽ tạo ra các lỗ thủng làm cho nước và các ion từ bên ngoài chui vào trong làm chết các vi sinh vật. 3.2. Trình diện kháng nguyên: Các kháng nguyên được nhận diện bởi tế bào lympho B Các tế bào lympho B sử dụng các phân tử kháng thể trên bề mặt của chúng để nhận diện vô số các kháng nguyên khác nhau bao gồm các protein, các polysaccharide, lipid, và các hoá chất nhỏ. Các kháng nguyên này có thể có trên bề mặt các vi sinh vật (ví dụ các kháng nguyên của vỏ hoặc nha bào) hoặc chúng có thể ở dạng hoà tan (ví dụ như các độc tố do các vi sinh vật tiết ra). Đáp ứng với sự kích thích của kháng nguyên và các tín hiệu khác, tế bào B sẽ biệt hoá thành các tế bào plasma chế tiết kháng thể. Các kháng thể chế tiết đi vào máu và vào các dịch tiết của màng nhầy để gắn vào các kháng nguyên, có tác dụng trung hoà và loại bỏ các kháng nguyên đó. Các thụ thể của tế bào B dành cho kháng nguyên và các kháng thể chế tiết thường nhận diện các kháng nguyên ở dạng cấu trúc không gian nguyên thuỷ của chúng mà không cần phải có quá trình xử lý và trình diện kháng nguyên bởi các hệ thống chuyên trách. Có vẻ như cũng không cần phải có các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên trách để trình diện kháng nguyên cho các tế Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 13 bào B “trinh nữ”. Vì thế việc nhận diện kháng nguyên của tế bào B dường như ít được kiểm soát hơn việc nhận diện kháng nguyên của các tế bào T. Các kháng nguyên được nhận diện bởi các tế bào lympho T Hầu hết các tế bào lympho T nhận diện các kháng nguyên là các peptide được gắn vào và trình diện bởi các phân tử protein được mã hoá bởi phức hợp gene hoà hợp mô chủ yếu (major histocompatibility complex - gọi tắt là phức hợp MHC) của các tế bào trình diện kháng nguyên. Phức hợp MHC là một locus nằm trong bộ gene di truyền mà các sản phẩm do chúng mã hoá có chức năng như những phân tử trình diện peptide cho hệ thống miễn dịch. Ở mỗi cá thể, các clone tế bào T khác nhau chỉ có thể nhận diện các peptide khi các peptide này được trình diện bởi các phân tử protein được mã hoá bởi phức hợp MHC (gọi tắt là các phân tử MHC) của chính cá thể đó. Đặc điểm nhận diện này của tế bào T được gọi là nhận diện kháng nguyên trong giới hạn của phân tử MHC (MHC restriction). Như vậy tế bào T có đặc điểm là lưỡng đặc hiệu, có nghĩa là thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên đồng thời nhận diện một số gốc hoá học của peptide kháng nguyên và cũng nhận diện một số gốc hoá học trên phân tử MHC làm nhiệm vụ trình diện peptide kháng nguyên đó. Cần lưu ý là trong cơ thể còn có một lượng nhỏ các tế bào T có khả năng nhận diện các kháng nguyên có bản chất là lipid và các kháng nguyên khác không phải là peptide. Các kháng nguyên này được trình diện bởi các phân tử giống như phân tử MHC lớp I. Mô hình một thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên nhận diện phức hợp peptide được trình diện bởi một phân tử MHC Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 14 3.3. Cơ chế bắt cặp kháng nguyên – kháng thể: Liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên, tương tự như giữa enzyme và cơ chất, có tính thuận nghịch. Liên kết mạnh hay yếu tùy vào số lượng liên kết và độ đặc hiệu giữa vùng nhận diện kháng nguyên trên kháng thể và cấu trúc epitope tương ứng. Ái lực của kháng thể đối với kháng nguyên là hợp lực của các lực liên kết yếu không đồng hóa trị (liên kết hydro, lực van der Waals và các liên kết ion...). Các lực liên kết yếu này chỉ có tác dụng trong một bán kính nhỏ, do đó sự đặc hiệu (hay tính chất bổ sung) trong cấu trúc không gian 3 chiều của 2 vùng phân tử có vai trò quyết định đối với ái lực của kháng thể với kháng nguyên. Như vậy, một kháng nguyên có thể được nhận diện bởi nhiều kháng thể với độ đặc hiệu khác nhau, dòng kháng thể nào phù hợp nhất về cấu trúc 3 chiều với epitope sẽ được khuếch trương mạnh nhất. Vị trí kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể Các vị trí bắt cặp giữa kháng nguyên và kháng thể Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 15 3.4. Cơ chế miễn dịch thích ứng: + Các thụ thể nhận diện đặc hiệu các chất khác nhau do các vi sinh vật tạo ra cũng như những phân tử không có nguồn gốc từ vi sinh vật – các kháng nguyên (antigen). + Các vi sinh vật hoặc các kháng nguyên xâm nhập qua hàng rào biểu mô và chuyển tới các cơ quan lympho, các tế bào lympho nhận diện.VD: các kháng thể có chức năng loại bỏ các vi sinh vật có trong các dịch ngoại bào, các tế bào lympho T hoạt hoá thì loại bỏ các vi sinh vật sống bên trong các tế bào của túc chủ. + Tạo ra các cơ chế chuyên trách để chống lại các loại nhiễm trùng khác nhau.  Miễn dịch dịch thể (humoral immunity): Các protein - kháng thể (antibody) do các tế bào lympho B tạo ra chế tiết vào hệ thống tuần hoàn và các dịch tiết của các màng nhầy  trung hoà và loại bỏ các vi sinh vật cùng các độc tố do chúng tạo ra xuất hiện trong máu và trong các cơ quan có màng nhầy che phủ như đường tiêu hoá và đường hô hấp  ngăn chặn các vi sinh vật xuất hiện ở các màng nhầy, trong máu, không cho xâm nhập vào các tế bào và mô liên kết  ngăn ngừa nhiễm trùng ngay ở giai đoạn rất sớm không cho chúng xuất hiện.  Miễn dịch qua trung gian tế bào (cell-mediated immunity): Tế bào lympho T hoạt hoá các tế bào  thực bào tiêu huỷ các vi sinh vật mà chúng đã nuốt vào rồi chứa trong các bọng thực bào. Tế bào lympho T nhận diện các kháng nguyên được tạo ra bởi các vi sinh vật nội bào - các kháng nguyên có bản chất là protein của vi sinh vật. Tế bào lympho B nhận diện một cách đặc hiệu các kháng nguyên của vi sinh vật ngoại bào – các loại phân tử khác nhau của vi sinh vật bao gồm các protein, carbohydrate và lipid. Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 16 • Trạng thái MD thích ứng:  Miễn dịch thụ động (passive immunity): Chuyển các kháng thể hoặc các tế bào lympho từ một cơ thể khác đã có miễn dịch chủ động sang. Một cá thể chưa có miễn dịch nhận các tế bào (ví dụ như các tế bào lympho) hoặc các phân tử (ví dụ như các kháng thể) từ một cá thể khác đã có miễn dịch với một loại nhiễm trùng nào đó; trong một khoảng thời gian nhất định tương ứng với thời gian tồn tại của các tế bào lympho hoặc các kháng thể được đưa vào, thì cơ thể nhận ấy có khả năng chống lại được nhiễm trùng. Miễn dịch thụ động rất hữu ích trong việc nhanh chóng tạo ra trạng thái miễn dịch ngay cả trước khi cá thể đó hình thành được đáp ứng miễn dịch chủ động nhưng không tạo ra được sức đề kháng lâu bền chống lại nhiễm trùng.  Miễn dịch chủ động (active immunity): Một cơ thể nào đó được tạo ra sau khi bị nhiễm trùng hoặc dùng vaccine. • Đặc điểm đáp ứng MD thích ứng:  Tính đặc hiệu: Khả năng nhận diện và đáp ứng với nhiều loại vi sinh vật khác nhau. Tiếp xúc trước đó với một kháng nguyên sẽ tạo ra được các đáp ứng mạnh hơn trong những lần thử thách tiếp theo với cùng kháng nguyên đó nhưng đáp ứng không mạnh hơn khi thử thách với những kháng nguyên khác, cho dù là các kháng nguyên tương đối giống nhau. Các tế bào lympho biểu lộ các thụ thể phân bố thành từng clone dành cho kháng nguyên, toàn bộ quần thể các tế bào lympho có chứa rất nhiều các clone tế bào khác nhau (mỗi clone là một tập hợp của các tế bào giống hệt nhau được tạo thành từ cùng một tế bào tiền thân). Mỗi clone biểu lộ một thụ thể dành cho kháng nguyên khác với các thụ thể dành cho kháng nguyên mà các clone tế bào khác biểu lộ. Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 17  Trí nhớ miễn dịch: Đáp ứng kỳ đầu (primary response) - các tế bào lympho “trinh nữ” - các tế bào non nớt, chưa tiếp xúc hoặc đáp ứng với các kháng nguyên (naive lymphocyte) - tiếp xúc với kháng nguyên thực hiện. Đáp ứng kỳ sau - kết quả của sự hoạt hoá các tế bào lympho mang trí nhớ miễn dịch (memory lymphocyte) - các tế bào được tạo ra trong đáp ứng kỳ đầu và có đời sống rất dài  tồn tại cho đến những lần đáp ứng sau. Trí nhớ miễn dịch giúp tối ưu hoá khả năng của hệ thống miễn dịch chống lại các nhiễm trùng kéo dài và tái phát vì mỗi lần tiếp xúc với một vi sinh vật lại tạo ra nhiều tế bào mang trí nhớ miễn dịch hơn đồng thời lại hoạt hoá các tế bào mang trí nhớ miễn dịch đã được tạo ra trước đó. • Các pha của đáp ứng MD thích ứng:  Nhận diện kháng nguyên: các tế bào lympho đặc hiệu kháng nguyên nhưng chưa từng tiếp xúc với kháng nguyên sẽ khu trú và nhận diện các kháng nguyên của vi sinh vật.  Hoạt hoá các tế bào lympho: có ít nhất là hai loại tín hiệu Tín hiệu thứ nhất - sự gắn của kháng nguyên vào các thụ thể của tế bào lympho dành cho kháng nguyên, khởi động các đáp ứng miễn dịch. Tín hiệu thứ hai - các vi sinh vật cung cấp và do các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh cung cấp. Các clone tế bào lympho tiếp xúc với kháng nguyên nhân lên do các tế bào phân bào tạo ra một số lượng lớn các tế bào con cháu - nhân rộng clone (clonal expansion). Một số tế bào lympho biệt hoá từ các tế bào “trinh nữ” thành các tế bào lympho thực hiện (efector lymphocyte) là các tế bào tạo ra các chất có tác dụng loại bỏ kháng nguyên.  Loại bỏ kháng nguyên: Các tế bào thực hiện và các sản phẩm do chúng tạo ra có tác dụng loại bỏ các vi sinh vật - hầu hết các tế bào đã được hoạt hoá bởi các kháng nguyên sẽ chết theo một qui trình chết tế bào có kiểm soát - chết tế bào theo chương trình. Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 18  Thoái trào: Các tế bào chết nhanh chóng được dọn sạch bởi các tế bào làm nhiệm vụ thực bào mà không gây ra các phản ứng nguy hại nào.  Trí nhớ miễn dịch: các tế bào còn lại sau đáp ứng - tế bào lympho mang trí nhớ miễn dịch, tồn tại ở trạng thái nghỉ ngơi trong thời gian hàng tháng, hàng năm và phản ứng nhanh chóng trước sự tái xuất hiện của vi sinh vật. IV. Ứng dụng: 3.1. Sản xuất huyết thanh: (dựa trên kháng thể đơn dòng và đa dòng) • Kháng thể đơn dòng: + Là kháng thể kháng một kháng nguyên nào đó được tạo ra từ một dòng tế bào lymphocyte B trong điều kiện invitro. + Các kháng thể đơn dòng giống hệt nhau, chỉ nhận biết một epitope trên một kháng nguyên cho sẵn và được sản xuất bởi cùng một dòng tương bào (biệt hóa từ lympho B). • Kháng thể đa dòng: + Các kháng thể đa dòng là một tập hợp các kháng thể đặc hiệu với các epitope khác nhau trên một kháng nguyên cho trước. + Trong đáp ứng miễn dịch, cơ thể tổng hợp nhiều kháng thể tương ứng với các epitope của cùng một kháng nguyên: đáp ứng như vậy gọi là đa dòng. Kháng thể đơn dòng Kháng thể đa dòng Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 19 3.2. Sản xuất vaccine:  Sản xuất vaccine tái tổ hợp: + Bước 1: xác định đoạn gen mang kháng nguyên trên virus + Bước 2: sử dụng enzyme cắt đặc hiệu cắt lấy đoạn gen đó + Bước 3: cắt gen của thể truyền phage T4 (virus ký sinh trên vi khuẩn) + Bước 4: nối gen của kháng nguyên vào gen của thể truyền + Bước 5: chuyển gen tái tổ hợp vào thể truyền + Bước 6: nuôi cấy thể truyền trên vi khuẩn E.coli + Bước 7: thu dịch nuôi cấy tách chiết tinh chế để sản xuất vaccine Vaccine tái tổ hợp có ý nghĩa như thế nào? + Vaccine tái tổ hợp rất an toàn do nó không chứa mầm bệnh. + Vaccine tái tổ hợp có tốc độ sinh sản cực nhanh nên cho năng suất sản xuất cao. + Ngoài ra không cần bảo quản lạnh nên có rất nhiều thuận lợi. Tương tác KN-KT chuyên biệt Đòi hỏi kỹ thuật cao Không giới hạn về số lượng Tương tác KN-KT không chuyên biệt Dễ sản xuất Giới hạn về số lượng Kháng thể đơn dòng Kháng thể đa dòng Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 20  Sản xuất vaccine ADN: Phân lập một hoặc nhiều gen từ tác nhân gây bệnh (pathogen), đưa các gen này vào trong vòng DNA của plasmid và đóng lại (a). Các vòng DNA sau đó được đưa vào trong các nhóm tế bào nhỏ, thường bằng cách tiêm vào tế bào cơ (b) hoặc đẩy vào da nhờ súng bắn gen (c). Các gen được chọn lựa mã hóa cho các kháng nguyên, các chất có thể gây ra một đáp ứng miễn dịch, thường được sản xuất bởi tác nhân gây bệnh. IV. Vai trò và ý nghĩa sinh học: 3.1. Vai trò: + Đề kháng với nhiễm trùng. + Nhận diện và đáp ứng chống lại những tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài: vi sinh vật, ký sinh trùng, các protein lạ gây độc cho cơ thể,… + Chống ung thư. + Các kháng thể là các chất thử có tính đặc hiệu cao dùng để xác định các loại phân tử khác nhau. 3.2. Ý nghĩa: + Miễn dịch phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. + Dựa vào cơ chế miễn dịch người ta đã sản xuất được nhiều loại vacxin giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng. + Các đáp ứng miễn dịch là những rào cản quan trọng đối với ghép tế bào, mô, cơ quan, cũng như trị liệu gen. + Tiềm năng ứng dụng miễn dịch trị liệu cho ung thư. + Các phương pháp miễn dịch được dùng rộng rãi trong xét nghiệm y học cũng như các nghành khoa học khác. Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 21 Kết Luận Sự sống trên trái đất đặc biệt là cơ thể động vật phát triển theo quy luật “cạnh tranh” đây cũng là động lực cho quy luật tiến hóa. Tất cả các cơ thể đều bị tấn công liên tục bởi các cơ thể khác. Để đáp ứng lại sự xâm nhập cơ thể động vật đã phát triển nhiều chiến thuật bảo vệ khác nhau. Các loài vi sinh vật nói chung và virus nói riêng khi vào bên trong cơ thể động vật đã gây ra nhiều bệnh cho cơ thể. Vì vậy đáp ứng miễn dịch để chống lại virus là một cơ chế cần thiết cho sự sống của các loài động vật . Các mầm bệnh khi xâm nhập vào cơ thể phải trải qua các hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt như hàng rào vật lý, hóa học, tế bào. Hiểu được miễn dịch là gì và các cơ chế đáp ứng miễn dịch đã đem lại những phát minh có ích cho loài người, trong tương lai hướng nghiên cứu về miễn dịch virus là một hướng đi đầy tiềm năng phát triển và cũng đầy thử thách cho các nhà khoa học. Tiểu luận Hóa Sinh Động Vật Trang GVHD: Th.S Lâm Khắc Kỷ Nhóm sinh viên thực hiện 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: 1/ Đỗ Ngọc Liên, Miễn Dịch Học Cơ Sở, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Các Website tham khảo: 1/ 2/ 3/ 4/ 5/ 6/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhsdv_nhom_07_khang_virus_co_the_word__1546.pdf
Luận văn liên quan