Luận văn Bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh thực trạng và giải pháp

Trên cơ sở phát huy nội lực, cùng với sự ủng hộ của trung ương và hợp tác của các tổ chức quốc gia, quốc tế, tỉnh cần huy động mọi lực lượng, mọi tổ chức và cá nhân cùng tham gia vào sự nghiệp nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục đối với các cấp học và bậc học, từng bước giảm khoảng cách và không ngừng nâng cao tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp học ở hai giới của tỉnh ngang bằng với các tỉnh trong vùng kinh tế phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, tranh thủ tận dụng những ưu điểm khắc phục những hạn chế để phát triểnsự nghiệp bình đẳng giới theo hướng tích cực nhất, mang lại kết quả cao nhất trong thời gian ngắn. Trong quá trình thực hiện luận văn này, người nghiên cứu đã cố gắng để nêu bật được nội dung của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên do trình độ người viết có hạn và thời gian tương đối ngắn với các điều kiện tiếp cận tài liệu còn khiêm tốn nên kết quả nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi chân thành biết ơn sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và độc giả để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Trong tương lai, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu hơn trong việc phân tích và làm rõ một số vấn đề mà bản luận văn này chưa thể hiện được.

pdf117 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho các nhà máy và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tăng cường công tác xúc tiến mời gọi đầu tư, rà sóat, bổ sung các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đã ban hành để thu hút đầu tư hiệu quả hơn. Đối với phát triển thương mại - dịch vụ và xuất khẩu: Khuyến khích phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải, ngân hàng, viễn thôngphục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; phát triển sâu rộng mạng lưới thương mại. Thu hút đầu tư phát triển đa dạng hóa hoạt động du lịch. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp tục phấn đấu ổn định đầu ra và gia tăng xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế. Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm - Triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nông thôn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết ngày càng nhiều việc làm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Quan tâm công tác giải quyết việc làm, chú trọng nâng cao tay nghề cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, tăng cường giới thiệu việc làm và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, phấn đấu tạo việc mới cho khoảng 20.000 lao động, trong đó đưa khoảng 200 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tại nạn lao động, cải thiện điều kiện làm việc nhằm giảm thiểu tai nạn lao động. Giải pháp thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo - Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; dự án hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cũng như chuyển đổi ngành nghề giải quyết việc làm theo Quyết định 167 và 74 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo. Tiếp tục triển khai Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy về phát triển tòan diện vùng đồng bào Khmer và các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh. - Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của pháp luật. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách công nhận những tôn giáo hoạt động đúng khuôn khổ của pháp luật. Khuyến khích tôn giáo phát triển theo hướng đồng hành cùng dân tộc, tốt đời, đẹp đạo. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngăn chặn sự phá hoại, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với chính sách tôn giáo của Việt Nam. Giải pháp thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội - Duy trì các thành tích trong công tác xóa đói giảm nghèo; nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng sâu, vùng đông đồng bào dân tộc nhằm giảm dần sự chênh lệch về phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân giữa các vùng. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 3% theo chuẩn mới, trong đồng bào dân tộc Khmer giảm 4%. - Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững; tổ chức, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 135, 167, 74 Giảm nghèo gắn với dạy nghề và giải quyết việc làm. - Đa dạng hóa các loại hình trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân đạo, phi chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. - Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân tham gia công tác đền ơn, đáp nghĩa” nhằm huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng. Giải pháp định hướng đầu tư phát triển - Huy động tối đa các nguồn vốn để phục vụ đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Thu hút đầu tư vào các công trình phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án trọng điểm của tỉnh dưới nhiều hình thức đa dạng phù hợp ưu thế của nhà đầu tư và quy định pháp luật. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí; ưu tiên huy động các nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng, các dự án phục vụ xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tập trung vốn cho các công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2011; chủ động phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương triển khai xây dựng cầu Cổ Chiên, cầu Long Bình 3, cầu Tầm Phương, tuyến tránh của quốc lộ qua thành phố Trà Vinh và các thị trấn, đường vào Đền thờ Bác, đường tỉnh 915; phối hợp với trung ương đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng và thi công các công trình, dự án quan trọng trên địa bàn như Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào Sông Hậu, các quốc lộ 53, 54, 60... - Tăng cường công tác xúc tiến, mời gọi đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Tập trung giải ngân nhanh và có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. - Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn của các công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước trong tất cả các khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán, đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn một cách công khai, minh bạch; thực hiện tốt phân cấp đầu tư; tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ngành và huyện – thị. - Công bố, quản lý và triển khai thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thành phố đến năm 2020. 3.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Để thực hiện bình đẳng giới đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau: - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, các ngành, các địa phương đối với công tác bình đẳng giới. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Thực hiện lồng ghép giới vào chương trình phát triển kinh tế xã hội từ tỉnh đấn huyện, xã. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới. - Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 nhằm hỗ trợ cho các Sở, Ban, Ngành, huyện, thành phố nhằm giải quyết các vấn đề trọng tâm của công tác bình đẳng giới. - Phát triển các hệ thống dịch vụ có chất lượng nhằm hỗ trợ nữ và nam bình đẳng về cơ hội, tham gia thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường xã hội hóa và phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động bình đẳng giới. - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho công tác bình đẳng giới; chi ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên kinh phí nguồn lực cho những ngành, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao về bất bình đẳng giới, vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng sâu còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng đồng bào dân tộc Khmer. - Tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020; triển khai thưc hiện Chương trình hành động về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lồng ghép các chỉ tiêu bình đẳng giới, tiến bộ phụ nữ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực và địa phương. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, tạo nguồn và đề bạt cán bộ nữ. Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều hình thức khác để giúp mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc hiểu và biết cách tự bảo vệ quyền lợi của mình. - Nâng cao hiểu biết tiến bộ về giới là một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với nhiều ưu tiên chính sách. Bởi các chiến lược để thúc đẩy bình đẳng giới phải giải quyết những ý tưởng và định kiến lâu nay về quan hệ giới và chuẩn mực của giới nam và giới nữ trong xã hội. Những chiến lược nhằm thay đổi thái độ do đó phải đi cùng với những chiến lược thay đổi chính sách và phân bổ nguồn lực. Trong bối cảnh của nước ta nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, sẽ còn cần thời gian để có thể đưa ra những dấu hiệu và sự khích lệ cần thiết để giải quyết một số những thành kiến và định kiến này. - Vấn đề thay đổi nhận thức là một điều rất quan trọng để có thể tiến tới xã hội bình đẳng giới hơn. Và trong quá trình đó, biện pháp khá hiệu quả là đưa luật pháp quốc gia và quốc tế vào thực tiễn cuộc sống. Bởi vì, pháp luật không chỉ bảo đảm quyền bình đẳng cho người dân mà còn là phương tiện tác động tới chuyển biến nhận thức của toàn xã hội. - Giáo dục là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế-xã hội, sự phát triển giáo dục vừa bị chi phối, vừa có tác động qua lại với nhiều nhân tố khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được thực hiện góp phần không nhỏ vào việc nâng cao bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện; thực hiện tốt Chương trình đảm bảo chất lượng trường học và các phong trào thi đua của ngành giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp cho học sinh, sinh viên; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, chú ý đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học trong vùng có đông đồng bào Khmer, vùng nông thôn; nâng chất lượng phổ cập giáo dục; thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Phấn đấu huy động học sinh trong độ tuổi đi học các cấp học đạt các chỉ tiêu đề ra. Thêm vào đó cần phát triển quy mô đào tạo ở các cấp học, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, chú trọng đào tạo nghề; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động, đào tạo theo hợp đồng; điều chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường quản lý chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đối với lĩnh vực giáo dục- đào tạo cần chú trọng thực hiện một số giải pháp mang tính đặc thù riêng: + Đưa nội dung về bình đẳng giới vào tuyên truyền ở cấp phổ thông trung học, trung học cơ sở. Đưa nội dung về giới vào chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo Cao cấp, Trung cấp lý luận chính trị, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ nguồn, cán bộ chủ chốt. + Có chính sách học bổng, hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ. Đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn; chính sách đặc thù cho giáo viên mầm non ở vùng sâu; chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới. + Tham mưu để loại bỏ những thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong hệ thống sách giáo khoa hiện nay. + Thực hiện lồng ghép giới trong các chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, dân tộc ở các cấp học, bậc học. PHẦN KẾT LUẬN Những kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài luận văn có thể tóm tắt ở những điểm chính sau đây: 1- Bằng phương pháp phân tích so sánh và quan điểm địa lý-lịch sử, chúng tôi đã xác định việc nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục cũng là một trong những tiêu chí mà mỗi địa phương, mỗi quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt được. Nhìn vào các tiêu chí đánh giá bình đẳng giới trong giáo dục, người ta có thể đánh giá được mức độ bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục của mỗi quốc gia. Mặc dù, chỉ số giáo dục là một trong ba tiêu chí tạo nên thước đo tổng hợp về chỉ số phát triển con người được UNDP đưa ra vào thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, chỉ số giáo dục chỉ có thể đo trình độ phát triển giáo dục của con người nói chung, không phản ánh sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục. Để có thể đo và so sánh sự phát triển giáo dục của con người theo giới, người ta dựa vào việc tính toán chỉ số phát triển giáo dục con người cho riêng từng giới nam, nữ. Bình đẳng giới trong giáo dục là điều kiện để giáo dục phát triển bền vững, xã hội công bằng với các cơ hội học tập được phân phối một cách công bằng đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội không phân biệt giới tính. 2- Từ việc đánh giá các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội để phân tích thực trạng bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh, người nghiên cứu nhận thấy rằng: - Về điều kiện tự nhiên: Vị trí lãnh thổ vừa giáp biển vừa giáp sông là yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của địa phương nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp. Nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Cổ Chiên và sông Hậu, làm cho lãnh thổ bị cách ly với các tỉnh lân cận. Ngoài ra, do nằm lệch với tuyến quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch của đồng bằng Sông Cửu Long, việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế, văn hóa thông qua đường bộ nối với Vĩnh Long, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn nhiều hạn chế. Do đó, giao thông đường thủy ở tỉnh có nhiều lợi thế hơn so với giao thông đường bộ. Với đường bờ biển dài, tạo lợi thế để tỉnh phát triển kinh tế biển, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hóa với các tỉnh trong vùng, trong nước và thông thương với quốc tế. Ngoài ra, sự tổng hợp các yếu tố về địa chất, khí hậu, nguồn nước, đất đai, thảm thực vật rất thích hợp cho nông-lâm và thủy sản và một phần nhỏ cho phát triển công nghiệp và phân bố dân cư. - Về các đặc điểm kinh tế-xã hội: Trà Vinh là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển. Không có tài nguyên khoáng sản nên khả năng thu hút nguồn nhân lực rất thấp trong khi đó, lại chịu ảnh hưởng mạnh của sức hút từ các đô thị lớn, từ các khu công nghiệp ngoài tỉnh nên tốc độ di dân cơ học từ trong ra ngoài tỉnh tương đối cao. Di dân cơ học làm tăng thu nhập cho các nông hộ, giảm sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong tỉnh, nhưng lại gây nên tình trạng thiếu hụt lao động thời vụ trong nông – ngư nghiệp, đặc biệt là vào vụ thu hoạch. Vì vậy cần đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông – ngư nghiệp, từng bước đưa máy móc, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm dần lao động chân tay. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, cần có sự đầu tư lớn của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới. - Về phát triển kinh tế: Từ đầu những năm 1990 của thế kỷ XX cho đến nay nền kinh tế tỉnh Trà Vinh có những thay đổi to lớn. Trong giai đoạn 1993 – 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm của tỉnh đạt 8,9%, đến giai đoạn 2001 – 2010 là 11,56%. Thu nhập thực tế của người dân tăng bình quân 2%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 636 USD, các nhu cầu thiết yếu của nhân dân ngày càng được đáp ứng và hoàn thiện. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tỉnh Trà Vinh đang dần được cải thiện. Cơ cấu kinh tế đang có xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh; phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, tăng tỷ trọng xuất khẩu thành phẩm; phát triển thương mại - dịch vụ và xuất khẩu theo hướng khuyến khích phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, phát triển sâu rộng mạng lưới thương mại. Tỷ trọng của các khu vực kinh tế trong GDP của năm 2009 là nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 47%, công nghiệp-xây dựng chiếm 20,45 và dịch vụ chiếm 32,6%. 3- Từ những điều kiện thuận lợi kể trên, sự nghiệp giáo dục của tỉnh mà điển hình là vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục thời gian qua có những chuyển biến tích cực. + Công tác giáo dục phổ thông ở tỉnh đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên kết quả tổng điều tra dân số cũng cho thấy một số vấn đề còn tồn tại và cần khắc phục. Đó là việc còn một số trẻ chưa bao giờ đến trường hoặc đã đi học nhưng phải bỏ học ngay từ những năm đầu của bậc học phổ thông. Số này chiếm một tỷ lệ khá lớn: 2% trẻ em từ 5-9 tuổi chưa đến trường và tỷ lệ bỏ học trong số này là 0.37 %. Số tuổi càng cao thì tỷ lệ bỏ học tăng dần. Cụ thể là trong nhóm 10-14 tuổi có 3,21 % bỏ học và con số này là 4,28 % bỏ học ở nhóm tuổi 15-17 tuổi. Tỷ lệ trẻ chưa đến trường và bỏ học ở nữ cao hơn nam, nông thôn cao hơn thành thị, các dân tộc khác cao hơn dân tộc Kinh. Tỷ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi bậc tiểu học đạt 99,50%, bậc trung học cơ sở đạt 90,45% , trung học phổ thông 68,50%. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp đạt 82,50 %. Tỷ lệ học sinh bỏ học từ đầu năm học đến nay đã được kéo giảm còn 1,96 %. Công tác giáo dục, đào tạo con em đồng bào dân tộc được tiếp tục quan tâm, số học sinh đang theo học ở các cấp học 52.394 em chiếm 25,44 % tổng số học sinh toàn tỉnh. + Bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh có những bước chuyển biến rõ rệt giữa thành thị, nông thôn và giữa các huyện trong toàn tỉnh từ năm 1999 đến năm 2009: Về tỷ lệ huy động đúng tuổi vào 3 cấp học: Ở bậc tiểu học tỷ lệ huy động đúng tuổi vào trường tiểu học của hai giới là tương đương và đều có tiến bộ sau 10 năm ở cả thành thị và nông thôn. Bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở do vừa đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi lần lượt vào cuối năm 2005 và 2008 nên đã có bước tiến dài trên dưới 10 điểm phần trăm sau 10 năm; trong đó bậc tiểu học là 10,2 điểm phần trăm còn bậc trung học cơ sở là 36,1 điểm phần trăm. Bậc trung học phổ đang trong giai đoạn thực hiện phổ cập và có tỷ lệ huy động còn thấp vào năm 1999 nên chỉ tăng khoảng 8 điểm phần trăm sau 10 năm. Tuy nhiên tỷ lê trung học cơ sở và trung học phổ thông xuất hiện sự chênh lệch: ở địa bàn nông thôn, nữ được huy động với tỷ lệ cao hơn nam, sự chênh lệch lên đến trên 6 điểm phần trăm. Về tỷ lệ biết đọc, biết viết, mặc dù vẫn còn thấp hơn nam giới song trong 10 năm qua, nữ giới có bước tiến bộ gần gấp năm lần, tăng thêm 6,3 điểm phần trăm trong khi nam giới chỉ tăng được 1,3 điểm phần trăm. Điều này chứng tỏ có sự tiến bộ rõ rệt trong bình đẳng giới về biết đọc, biết viết. Thêm vào đó, tỷ lệ biết đọc, biết viết của nữ nông thôn tiến nhanh hơn nữ ở thành thị 6,20 điểm phần trăm. Công tác phổ cập giáo dục ở nông thôn trong nữ giới đã đạt thành quả đáng mừng. Cuối cùng, trong các huyện, phụ nữ ở huyện Trà Cú đạt tỷ lệ biết đọc, biết viết thấp nhất đạt 75,70% vào năm 2009. Đây là nơi có tỷ lệ thấp nhất so với toàn tỉnh vào năm 2009, thấp hơn cả tỷ lệ nữ biết đọc, biết viết ở nông thôn. Có thể thành phần dân tộc có đông đảo phụ nữ người Khmer của huyện là nguyên nhân giúp lý giải tình trạng này. Còn huyện có tỷ lệ biết đọc biết viết của phụ nữ cao nhất là huyện Càng Long, đạt 92,50 %, so với tỷ lệ biết đọc biết viết của nam trong huyện thì nữ chỉ thua kém 1,20 điểm phần trăm, mức chênh lệch thấp nhất trong 8 huyện, thành phố. Từ kết quả tổng hợp về tỷ lệ huy động đúng tuổi vào trường học và tỷ lệ biết đọc, biết viết: Trong 10 năm qua, chỉ số giáo dục của phụ nữ tỉnh từ 0,682 tăng lên 0,798, trong khi chỉ số giáo dục của nam giới tiến chậm hơn, chỉ thêm được 0,059. Mức thua kém nam giới về chỉ số giáo dục của nữ đã giảm. Với tỷ lệ thu hút vào 3 cấp học tốt hơn nam và tỷ lệ người biết đọc biết viết tăng nhanh hơn nam, có thể tin rằng với đà này thì mặc dù hiện nay chỉ số giáo dục nữ vẫn còn thua kém nam nhưng trong vòng không quá 10 năm nữa, nữ sẽ có thể vươn lên ngang với nam giới. Trong 8 huyện, thành phố thì thành phố Trà Vinh có chỉ số giáo dục của cả nam lẫn nữ cao nhất theo giới: 0,906 và 0,918. Phụ nữ hai huyện giáo duc chậm phát triển là Trà Cú và Duyên Hải đã có bước tiến đáng kể so với chị em các huyện khác, chỉ số giáo dục trong 10 năm tăng lên được trên 0,090 điểm, trong khi mức tiến bộ chung của phụ nữ là 0,116. + Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh trong những năm qua, có nhiều chuyển biến tích cực, đã tăng về quy mô, có tiến bộ về chất lượng, nhất là ở các huyện có nền kinh tế còn ở trình độ thấp. Việc xây dựng mới trường lớp, phát triển các cơ sở dạy nghề được thực hiện theo quy hoạch. Số lượng trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đã được nâng cấp và mở rộng cùng với việc tăng số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp hàng năm. Xét về mặt bằng dân trí, trình độ học vấn trung bình (trung bình số năm đến trường của tất cả người lớn từ 25 tuổi trở lên) đã được nâng từ 6,14 vào năm 1999 lên 8,9 vào năm 2009. Tỷ lệ người biết chữ từ 5 tuổi trở lên là 90,2 % (nam 92,13 %, nữ 88,27 %, thành thị 97 %, nông thôn 89 %). Nếu chỉ tính riêng cho những người từ lớp 3 trở lên và trong độ tuổi từ 15 đến 35 thì tỷ lệ biết chữ sẽ là 96,4%, trong đó 97% ở nam, 95,8 % ở nữ, 98,7 % ở khu vực thành thị và 94,8% ở khu vực nông thôn. Tỉnh đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở và đang cố gắng phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học phổ thông trong thời gian sớm nhất. 4- Căn cứ vào thực trạng bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh, nguyên nhân còn tồn tại bất bình đẳng về giới trong giáo dục giữa các huyện, giữa khu vực thành thị và nông thôn, người nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần vào nỗ lực chung của các cấp chính quyền địa phương và nhân dân của tỉnh trong việc giảm bớt tình trạng bất bình đẳng, không ngừng nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục cho tỉnh. Trên cơ sở phát huy nội lực, cùng với sự ủng hộ của trung ương và hợp tác của các tổ chức quốc gia, quốc tế, tỉnh cần huy động mọi lực lượng, mọi tổ chức và cá nhân cùng tham gia vào sự nghiệp nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục đối với các cấp học và bậc học, từng bước giảm khoảng cách và không ngừng nâng cao tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp học ở hai giới của tỉnh ngang bằng với các tỉnh trong vùng kinh tế phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, tranh thủ tận dụng những ưu điểm khắc phục những hạn chế để phát triển sự nghiệp bình đẳng giới theo hướng tích cực nhất, mang lại kết quả cao nhất trong thời gian ngắn. Trong quá trình thực hiện luận văn này, người nghiên cứu đã cố gắng để nêu bật được nội dung của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên do trình độ người viết có hạn và thời gian tương đối ngắn với các điều kiện tiếp cận tài liệu còn khiêm tốn nên kết quả nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi chân thành biết ơn sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và độc giả để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Trong tương lai, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu hơn trong việc phân tích và làm rõ một số vấn đề mà bản luận văn này chưa thể hiện được. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Trà Vinh (2011), Hệ thống văn bản vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. NXB Công ty cổ phần Văn hóa Tổng hợp Trà Vinh, Trà Vinh. 2. Báo cáo phát triển Việt Nam (2007), Hướng đến tầm cao mới, NXB Hà Nội, Hà Nội. 3. Phạm Văn Bích (2011), “Giới và quan hệ giới ở nông thôn Châu Âu qua tạp chí Sociologia Ruralis”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, 21 (1), tr 44-56. 4. TS. Đỗ Thị Bình - TS. Trần Thị Vân Anh (2003), Giới và công tác giảm nghèo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Bộ lao động-Thương binh và xã hội (2011), Hội nghị tổng kết Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 6. Cục thống kê tỉnh Trà Vinh (2000), Kết quả Tổng điều tra Dân số-Nhà ở 01/4/ 1999 tỉnh Trà Vinh. NXB Cục thống kê tỉnh Trà Vinh, Trà Vinh. 7. Cục thống kê tỉnh Trà Vinh (2010), Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, NXB Thông tin và Truyền thông, Trà Vinh. 8. Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh (2005), Chỉ số phát triển con người (HDI) thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1999-2004, NXB Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 10. Nguyễn Kim Hồng (1999), Dân số học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Đặng Bá Lâm (2001), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XXI – Chiến lược phát triển, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Vũ Tự Lập (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2004), Báo cáo đánh giá thực trạng bình đẳng giới tại Việt Nam, Hà Nội. 14. Lê Ngọc Hùng – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Xã hội học về giới và phát triển, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 15. TS. Đỗ Thị Bích Loan (2011), “Bình đẳng giới trong giáo dục ở Việt Nam – Những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 67, tr 20-23. 16. Phan Đào Việt Long dịch (2004), Hệ số Gini trong giáo dục: Một công cụ chưa được khai thác trong phân tích chính sách giáo dục-Trường hợp Việt Nam, Viện nghiên cứu giáo dục, Hà Nội. 17. Trương Văn Minh (2002), Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí minh-Thực trạng và giải phá, Luận án thạc sỹ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 18. Ngân hàng thế giới (2001), Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về Quyền, Nguồn lực và Tiếng nói, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 19. Bùi Vũ Thanh Nhật (2006), Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận – Hiện trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ Địa lý học, Trường Đại học sư phạm TP. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh. 20. Trương Trần Hoàng Phúc (2011), “Một số quan điểm về phụ nữ trong lịch sử tư tưởng trước Mác”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, 21(2), tr 23-36. 21. GS. Lê Thi – PTS. Đỗ Thị Bình (1997), Mười năm bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 22. Nguyễn Viết Thịnh – Đỗ Thị Minh Đức (2000), Giáo trình Địa lý kinh tế-xã hội (Tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội. 23. GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS Đỗ Thị Minh Đức (2005), Phân kiểu kinh tế-xã hội cấp tỉnh và cấp huyện Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 24. Hồ Sĩ Quý (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. PGS.TS Lê Thị Quý (2009), Giáo trình Xã hội học giới, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 26. GS.TS. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. UNDP (2001). Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Lê Minh Vĩnh-Văn Ngọc Trúc Phương dịch (2004), Cách làm một khóa luận tốt nghiệp đại học ngành địa lí và các ngành liên quan, Khoa Địa lí trường Đại Học Khoa học Xã hội- Nhân văn TP. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh. 29. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỉ XXI- Kinh nghiệm của các quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Viện nghiên cứu giáo dục-Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (2004), Hệ số GINI trong giáo dục- Một công cụ chưa được khai thác trong phân tích chính sách giáo dục, Trường hợp Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hóa Giáo dục Quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh. 31. Phan Huy Xu (1999), Địa lý các nước Đông Nam Á, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 32. Trang web: - www.travinh.gov.vn - travinhtrade.com.vn - www.xuctientravinh.com.vn - sgdtravinh.edu.vn - en.wikipedia.org/wiki/Tra_Vinh_province Tài liệu nước ngoài 33. The Work Bank (2008), Work Development Indicators 2008, Washington, DC. 34. The Work Bank (2009), Work Development Indicators 2009. Washington, DC. 35. UNDP (2001), Human Development Report 2001, New York. 36. UNDP (2002), Human Development Report 2002, New York. 37. United Nations (2001), Population, Environment and Development 2001, New York: Population Division, Department of Economic and Social Affairs, United Nations. PHỤ LỤC Bảng 1. Số học sinh phổ thông trong độ tuổi 6-17 phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tổng số học sinh phổ thông Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Toàn tỉnh 50.073 47.636 21.022 19.483 9.613 8.634 80.708 75.753 Thành thị 5.585 5.238 3.219 2.881 2.049 2.140 10.853 10.259 Nông thôn 44.488 42.398 17.803 16.512 7.564 6.494 69.855 65.404 TP.Trà Vinh 3.535 3.322 1.654 1.522 1.419 1.311 6.608 6.155 Huyện Càng Long 8.972 8.654 3.815 3.627 2.295 2.119 15.082 14.400 Huyện Châu Thành 7.522 7.228 2.872 2.688 1.036 862 11.430 10.778 Huyện Cầu Kè 5.607 5.360 2.235 1.964 824 722 8.666 8.046 Huyện Tiểu Cần 4.936 4.638 1.955 1.887 874 770 7.765 7.295 Huyện Cầu Ngang 6.244 5.856 3.168 2.971 1.310 1.238 10.722 10.065 Huyện Trà Cú 9.322 8.913 3.523 3.191 1.199 976 14.044 13.080 Huyện Duyên Hải 3.935 3.665 1.800 1.633 706 586 6.441 5.884 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 2. Số người trong độ tuổi 6-17 tuổi phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Số người trong độ tuổi 6-10 Số người trong độ tuổi 11-14 Số người trong độ tuổi 15-17 Tổng số người trong độ tuổi 6-17 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Toàn tỉnh 58.381 55.680 5.201 49.178 36.499 35.745 100.081 140.603 Thành thị 6.148 5.783 5.606 5.195 4.326 4.297 16.080 15.275 Nông thôn 52.233 49.887 46.406 43.983 32.173 31.448 130.812 125.318 TP.Trà Vinh 3.837 3.567 3.144 2.944 2.758 2.688 9.739 9.199 Huyện Càng Long 9.939 9.476 8.779 8.412 5.988 5.843 24.706 23.731 Huyện Châu Thành 8.501 8.238 7.631 7.325 5.420 5.333 21.552 20.896 Huyện Cầu Kè 6.616 6.307 5.551 5.193 4.345 4.296 16.512 15.796 Huyện Tiểu Cần 5.796 6.679 5.090 4.771 3.830 3.728 14.716 15.178 Huyện Cầu Ngang 7.233 6.814 7.271 6.911 4.743 4.621 19.247 37.715 Huyện Trà Cú 11.599 11.149 9.690 9.175 6.319 6.218 27.608 26.542 Huyện Duyên Hải 4.860 4.550 4.755 4.448 3.096 3.018 12.711 12.016 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 3. Tỷ lệ huy động đúng tuổi vào ba cấp học phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Huy động đúng tuổi vào 3 cấp học Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Toàn tỉnh 85,8 85,6 40,4 39,6 26,3 24,3 50,8 49,8 Thành thị 90,8 90,6 57,5 55,5 47,4 49,8 65,2 65,4 Nông thôn 85,2 85,0 38,6 37,6 23,5 20,7 49,1 47,7 TP.Trà Vinh 92,1 93,1 52,6 51,8 51,4 48,8 65,5 64,5 Huyện Càng Long 90,3 91,3 43,5 43,1 38,3 36,3 57,4 56,8 Huyện Châu Thành 88,5 87,7 37,5 36,7 19,1 16,3 48,4 47,0 Huyện Cầu Kè 84,8 85,0 40,0 38,0 19,0 16,8 47,9 46,7 Huyện Tiểu Cần 85,2 83,2 38,0 40,0 22,8 20,8 48,7 47,9 Huyện Cầu Ngang 86,3 85,9 43,6 43,0 27,6 26,8 52,5 51,7 Huyện Trà Cú 80,4 80,0 36,4 34,8 19,0 15,6 45,3 43,5 Huyện Duyên Hải 81,0 80,6 37,9 36,7 22,8 19,4 47,2 45,6 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 4. Số học sinh phổ thông trong độ tuổi 6-17 phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tổng số học sinh phổ thông Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Toàn tỉnh 48.080 38123 24270 23.607 9.025 10.635 81.375 72.365 Thành thị 6.093 5.757 4.817 4.758 2.409 2.699 13.319 13.214 Nông thôn 34.787 32.366 19.453 19.849 6.616 7.936 60.856 60.151 TP.Trà Vinh 4.037 3.478 2.265 2.177 1.716 2.000 8.318 7.955 Huyện Càng Long 5.806 5.598 4.355 4.275 2.379 2.636 12.240 12.209 Huyện Châu Thành 5.081 4.879 3.373 3.276 676 827 9.130 8.982 Huyện Cầu Kè 4.366 4.042 2.318 2.301 659 787 7.343 7.130 Huyện Tiểu Cần 4.245 3.898 2.485 2.325 693 840 7.423 7.063 Huyện Cầu Ngang 5.397 5.100 3.153 3.136 1.089 1.238 9.639 9.474 Huyện Trà Cú 7.199 6.799 3.916 3.864 1.161 1.543 12.276 12.206 Huyện Duyên Hải 4.785 4.292 2.405 2.253 652 764 7.842 7.309 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 5. Số người trong độ tuổi 6-17 tuổi phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Số người trong độ tuổi 6-10 Số người trong độ tuổi 11-14 Số người trong độ tuổi 15-17 Tổng số người trong độ tuổi 6-17 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Toàn tỉnh 42.649 39.712 33.816 29.060 29.201 25.829 105.666 94.601 Thành thị 6.153 5.845 5.563 5.126 3.780 3.557 15.496 14.528 Nông thôn 35.496 33.867 2.253 23.934 25.421 22.272 89.170 80.073 TP.Trà Vinh 4.095 3.524 2.908 2.368 2.517 2.490 9.520 8.382 Huyện Càng Long 5.895 5.694 5.678 4.898 4.274 3.873 15.847 14.465 Huyện Châu Thành 5.236 5.040 4.792 4.056 4.135 3.735 14.163 12.831 Huyện Cầu Kè 4.465 4.133 3.433 2.893 2.980 2.431 10.878 9.457 Huyện Tiểu Cần 4.412 4.060 3.538 2.815 3.184 2.604 11.134 9.479 Huyện Cầu Ngang 5.596 5.280 4.332 3.739 3.921 3.421 13.849 12.440 Huyện Trà Cú 7.998 7.550 5.775 5.361 5.190 4.796 18.963 17.707 Huyện Duyên Hải 4.952 4.431 3.360 2.930 2.800 2.679 11.112 10.040 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 6. Tỷ lệ huy động đúng tuổi vào ba cấp học phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Huy động đúng tuổi vào 3 cấp học Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Toàn tỉnh 95,8 96,0 71,8 80,4 30,9 36,4 66,0 72,6 Thành thị 99,0 98, 86,6 92,6 63,7 75,5 83,1 88,9 Nông thôn 98,2 95,6 68,9 82,9 26,0 35,0 64,4 71,2 TP.Trà Vinh 98,5 98,7 77,4 91,0 68,2 80,0 81,4 89,9 Huyện Càng Long 98,5 98,3 76,7 87,3 55,1 68,1 76,8 84,6 Huyện Châu Thành 97,0 96,8 70,4 80,0 16,2 22,0 61,2 66,3 Huyện Cầu Kè 97,8 97,8 67,5 79,5 22,1 32,3 62,3 69,7 Huyện Tiểu Cần 96,2 96,0 70,0 82,0 21,8 32,2 63,0 69,7 Huyện Cầu Ngang 96,4 96,5 73,0 83,0 27,8 36,2 65,7 71,9 Huyện Trà Cú 90,0 90,0 67,8 72,0 22,0 32,0 61,9 64,6 Huyện Duyên Hải 96,6 96,8 71,6 76,7 23,5 28,5 64,0 67,1 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 7. Số người từ 15+ và số người từ 15+ biết đọc biết viết phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Số người từ 15+ biết đọc, biết viết Số người từ 15+ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 538.728 269.944 268.784 651.861 307.007 344.854 Thành thị 83.197 39.684 43.513 90.293 41.701 48.592 Nông thôn 455.531 230.260 225.271 561.568 265.306 296.262 TP. Trà Vinh 46.064 21.915 24.149 51.009 23.325 27.684 Huyện Càng Long 92.536 44.983 47.553 104.856 49.563 55.293 Huyện Châu Thành 83.679 41.950 41.729 103.046 48.898 54.148 Huyện cầu Kè 65.913 33.098 32.815 80.270 38.120 42.150 Huyện Tiểu Cần 57.605 28.886 28.719 70.303 32.973 37.330 Huyện Cầu Ngang 68.165 34.467 33.698 84.525 39.822 44.703 Huyện Trà Cú 81.143 42.251 38.892 103.980 48.792 55.188 Huyện Duyên Hải 43.623 22.394 21.229 53.872 25.514 28.358 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 8. Tỷ lệ dân số từ 15+ biết đọc, biết viết phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 82,64 87,92 77,36 Thành thị 92,14 95,16 89,12 Nông thôn 81,11 86,79 75,43 TP. Trà Vinh 90,30 93,45 87,15 Huyện Càng Long 88,25 90,75 85,75 Huyện Châu Thành 81,20 85,79 76,61 Huyện Cầu Kè 82,14 86,82 77,46 Huyện Tiểu Cần 81,93 87,60 76,26 Huyện Cầu Ngang 80,64 86,55 74,73 Huyện Trà Cú 78,03 86,59 70,01 Huyện Duyên Hải 80,97 87,77 74,17 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 9. Số người trong độ tuổi 6-10 tuổi đang học tiểu học và số người trong độ tuổi 6-10 tuổi phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Số người trong độ tuổi 6-10 đang học tiểu học Số người trong độ tuổi 6- 10 Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 97.709 50.073 47.636 114.061 58.318 55.680 Thành thị 10.823 5.585 5.238 11.931 6.148 5.783 Nông thôn 86.886 44.488 42.398 102.130 52.233 49.877 TP.Trà Vinh 6.857 3.535 3.322 7.404 3.837 3.567 Huyện Càng Long 17.626 8.972 8.654 19.415 9.939 9.476 Huyện Châu Thành 14.750 7.522 7.228 16.739 8.501 8.238 Huyện Cầu Kè 10.967 5.607 5.360 12.923 6.616 6.307 Huyện Tiểu Cần 9.574 4.936 4.638 11.375 5.796 5.579 Huyện Cầu Ngang 12.100 6.244 5.856 14.047 7.233 6.814 Huyện Trà Cú 18.235 9.322 8.913 22.748 11.599 11.149 Huyện Duyên Hải 7.600 3.935 3.665 9.410 4.860 4.550 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 10. Số người trong độ tuổi 11-14 tuổi đang học THCS và số người trong độ tuổi 11-14 tuổi phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Số người trong độ tuổi 11-14 đang học THCS Số người trong độ tuổi 11- 14 Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 40.505 21.022 19.483 101.190 52.012 49.178 Thành thị 6.100 3.219 2.881 10.801 5.606 5.195 Nông thôn 34.405 17.893 16.512 90.398 46.406 43.983 TP.Trà Vinh 3.176 1.654 1.522 6.088 3.144 2.944 Huyện Càng Long 7.442 3.815 3.627 17.191 8.779 8.412 Huyện Châu Thành 5.560 2.872 2.688 14.956 7.631 7.325 Huyện Cầu Kè 4.199 2.235 1.964 10.744 5.551 5.193 Huyện Tiểu Cần 3.842 1.955 1.887 9.861 5.090 4.771 Huyện Cầu Ngang 6.139 3.168 2.971 14.182 7.271 6.911 Huyện Trà Cú 6.714 3.523 3.191 18.865 9.690 9.175 Huyện Duyên Hải 3.433 1.800 1.633 9.203 4.755 4.448 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 11. Số người trong độ tuổi 15-17 tuổi đang học THPT và số người trong độ tuổi 15-17 tuổi phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Số người trong độ tuổi 15-17 đang học THPT Số người trong độ tuổi 15-17 Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 18.247 9.613 8.634 72.244 36.499 35.745 Thành thị 4.189 2.049 2.140 8.623 4.326 4.297 Nông thôn 14.058 7.564 6.494 63.621 32.173 31.448 TP.Trà Vinh 2.730 1.419 1.311 5.446 2.758 2.688 Huyện Càng Long 4.414 2.295 2.119 11.831 5.988 5.843 Huyện Châu Thành 1.898 1.036 862 10.753 5.420 5.333 Huyện Cầu Kè 1.546 824 722 8.641 4.345 4.296 Huyện Tiểu Cần 1.644 874 770 7.558 3.830 3.728 Huyện Cầu Ngang 2.548 1.310 1.238 9.364 4.743 4.621 Huyện Trà Cú 2.175 1.199 976 12.537 6.319 6.218 Huyện Duyên Hải 1.292 706 586 6.114 3.096 3.018 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 12. Tỷ lệ huy động đúng tuổi vào từng cấp học phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 6-10 tuổi đang học tiểu học 11-14 tuổi đang học THCS 15-17 tuổi đang học THPT Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 85,7 85,8 85,6 40,0 40,4 39,6 25,3 26,3 24,3 Thành thị 90,7 90,8 90,6 56,5 57,5 55,5 48,6 47,4 49,8 Nông thôn 85,1 85,2 85,0 38,1 38,6 37,6 22,1 23,5 20,7 TP. Trà Vinh 92,6 92,1 93,1 52,2 52,6 51,8 50,1 51,4 48,8 Huyện Càng Long 90,8 90,3 91,3 43,3 43,5 43,1 37,3 38,3 36,3 Huyện Châu Thành 88,1 88,5 87,7 37,2 37,5 36,7 17,7 19,1 16,3 Huyện Cầu Kè 84,9 84,8 85,0 39,0 40,0 38,0 17,9 19,0 16,8 Huyện Tiểu Cần 84,2 85,2 83,2 39,0 38,0 40,0 21,8 22,8 20,8 Huyện Cầu Ngang 86,1 86,3 85,9 43,3 43,6 43,0 27,2 27,6 26,8 Huyện Trà Cú 80,2 80,4 80,0 35,6 36,4 38,4 17,3 19,0 15,6 Huyện Duyên Hải 80,8 81,0 80,6 37,3 37,4 36,7 21,1 22,8 19,4 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 13. Tỷ lệ huy động đúng tuổi vào ba cấp học phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 50,3 50,8 49,8 Thành thị 65,3 65,2 65,4 Nông thôn 48,4 49,1 47,7 TP. Trà Vinh 65,0 65,5 64,5 Huyện Càng Long 57,1 57,4 56,8 Huyện Châu Thành 47,7 48,4 47,0 Huyện Cầu Kè 47,3 47,9 46,7 Huyện Tiểu Cần 48,3 48,7 47,9 Huyện Cầu Ngang 52,2 52,5 51,7 Huyện Trà Cú 44,4 45,3 43,5 Huyện Duyên Hải 46,4 47,2 45,6 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 14. Chỉ số phát triển giáo dục phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 0,718 0,755 0,682 Thành thị 0,832 0,852 0,812 Nông thôn 0.702 0,742 0,662 TP. Trà Vinh 0,819 0,841 0,797 Huyện Càng Long 0,779 0,797 0,761 Huyện Châu Thành 0,700 0,733 0,667 Huyện Cầu Kè 0,705 0,738 0,672 Huyện Tiểu Cần 0,707 0,746 0,668 Huyện Cầu Ngang 0,711 0,752 0,670 Huyện Trà Cú 0,668 0,728 0,608 Huyện Duyên Hải 0,695 0,743 0,645 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 15. Số người từ 15+ và số người từ 15+ biết đọc biết viết phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Số người từ 15+ biết đọc, biết viết Số người từ 15+ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 657.990 329.127 328.863 761.423 368.843 392.580 Thành thị 110.636 51.243 58.393 120.108 56.306 63.802 Nông thôn 547.354 277.884 269.470 641.315 312.537 328.778 TP. Trà Vinh 73.537 34.808 38.729 78.228 36.439 41.789 Huyện Càng Long 100.830 49.290 51.540 108.291 52.624 55.667 Huyện Châu Thành 86.855 43.445 43.410 102.871 49.952 52.919 Huyện Cầu Kè 72.379 35.546 36.833 82.845 40.365 42.480 Huyện Tiểu Cần 71.063 34.887 36.176 83.706 40.238 43.468 Huyện Cầu Ngang 83.565 42.128 41.437 99.520 48.388 51.132 Huyện Trà Cú 109.225 56.938 52.287 134.033 65.211 68.822 Huyện Duyên Hải 60.536 32.585 27.951 71.929 35.626 36.303 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 16. Tỷ lệ dân số từ 15+ biết đọc, biết viết phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 86,41 89,23 83,59 Thành thị 92,11 91,00 93,22 Nông thôn 85,34 88,91 81,77 TP. Trà Vinh 94,01 95,52 92,68 Huyện Càng Long 93,10 93,66 92,54 Huyện Châu Thành 84,43 86,97 81,89 Huyện Cầu Kè 87,36 88,06 86,66 Huyện Tiểu Cần 84,89 86,70 83,08 Huyện Cầu Ngang 83,96 87,06 80,86 Huyện Trà Cú 81,49 87,31 75,67 Huyện Duyên Hải 84,16 91,46 76,86 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 17. Số người trong độ tuổi 6-10 tuổi đang học tiểu học và số người trong độ tuổi 6-10 tuổi phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Số người trong độ tuổi 6-10 đang học tiểu học Số người trong độ tuổi 6-10 Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 79.003 40.880 38.123 82.361 42.649 39.712 Thành thị 11.850 6.093 5.757 11.998 6.153 5.845 Nông thôn 67.153 34.787 32.366 70.363 35.496 33.867 TP.Trà Vinh 7.515 4.037 3.478 7.619 4.095 3.524 Huyện Càng Long 11.404 5.806 5.598 11.589 5.895 5.694 Huyện Châu Thành 9.960 5.081 4.879 10.276 5.236 5.040 Huyện Cầu Kè 8.408 4.366 4.042 8.598 4.465 4.133 Huyện Tiểu Cần 8.144 4.245 3.898 8.472 4.412 4.060 Huyện Cầu Ngang 10.497 5.397 5.100 10.876 5.596 5.280 Huyện Trà Cú 13.998 7.199 6.799 15.548 7.998 7.550 Huyện Duyên Hải 9.077 4.785 4.292 9.383 4.592 4.431 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 18. Số người trong độ tuổi 11-14 tuổi đang học THCS và số người trong độ tuổi 11-14 tuổi phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Số người trong độ tuổi 11-14 đang học THCS Số người trong độ tuổi 11-14 Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 47.877 24.270 23.607 62.876 33.816 29.060 Thành thị 9.575 4.817 4.758 10.689 5.563 5.126 Nông thôn 38.302 19.453 19.849 52.187 28.253 23.934 TP.Trà Vinh 4.442 2.265 2.177 5.276 2.908 2.368 Huyện Càng Long 8.630 4.355 4.275 10.576 5.678 4.849 Huyện Châu Thành 6.649 3.373 3.276 8.848 4.792 4.056 Huyện Cầu Kè 4.619 2.318 2.301 6.326 3.433 2.893 Huyện Tiểu Cần 4.810 2.485 2.325 6.353 3.538 2.815 Huyện Cầu Ngang 6.289 3.153 3.136 8.071 4.332 3.739 Huyện Trà Cú 7.780 3.916 3.864 11.136 5.775 5.361 Huyện Duyên Hải 4.658 2.405 2.253 6.290 3.360 2.930 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 19. Số người trong độ tuổi 15-17 tuổi đang học THPT và số người trong độ tuổi 15-17 tuổi phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Số người trong độ tuổi 15- 17 đang học THPT Số người trong độ tuổi 15-17 Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 19.660 9.025 10.635 55.030 29.201 25.829 Thành thị 5.108 2.409 2.699 7.338 3.780 3.557 Nông thôn 14.552 6.616 7.936 47.692 25.421 22.272 TP.Trà Vinh 3.716 1.716 2.000 5.007 2.517 2.490 Huyện Càng Long 5.015 2.379 2.636 8.147 4.274 3.873 Huyện Châu Thành 1.503 676 827 7.870 4.135 3.735 Huyện Cầu Kè 1.446 659 787 5.411 2.980 2.431 Huyện Tiểu Cần 1.533 693 840 5.788 3.184 2.604 Huyện Cầu Ngang 2.327 1.089 1.238 7.342 3.921 3.421 Huyện Trà Cú 2.704 1.161 1.543 9.986 5.190 4.796 Huyện Duyên Hải 1.416 652 764 5.479 2.800 2.679 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 20. Tỷ lệ huy động đúng tuổi vào từng cấp học chia theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 6-10 tuổi đang học tiểu học 11-14 tuổi đang học THCS 15-17 tuổi đang học THPT Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 95,9 95,8 96,0 76,1 71,8 80,4 35,7 30,9 36,4 Thành thị 98,8 99,0 98,6 89,6 86,6 92,6 69,6 63,7 75,5 Nông thôn 95,4 98,2 95,6 73,4 68,9 82,9 30,5 26,0 35,0 TP. Trà Vinh 98,6 98,5 98,7 84,2 77,4 91,0 74,2 68,2 80,0 Huyện Càng Long 98,4 98,5 98,3 81,6 76,7 87,3 61,6 55,1 68,1 Huyện Châu Thành 96,9 97,0 96,8 75,1 70,4 80,0 19,1 16,2 22,0 Huyện Cầu Kè 97,8 97,8 97,8 73,0 67,5 79,5 26,7 22,1 32,3 Huyện Tiểu Cần 96,1 96,2 96,0 75,7 70,0 82,0 26,5 21,8 32,2 Huyện Cầu Ngang 96,5 96,4 96,5 78,0 73,0 83,0 31,5 27,8 36,2 Huyện Trà Cú 90,0 90,0 90,0 70,0 67,8 72,2 27,0 22,0 32,0 Huyện Duyên Hải 96,7 96,6 96,8 74,0 71,6 76,7 26,0 23,5 28,5 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 21. Tỷ lệ huy động đúng tuổi vào ba cấp học chia theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 69,3 66,0 72,6 Thành thị 86,0 83,1 88,9 Nông thôn 66,3 64,4 71,2 TP. Trà Vinh 85,7 81,4 90,0 Huyện Càng Long 80,7 76,8 84,6 Huyện Châu Thành 63,7 61,2 66,3 Huyện Cầu Kè 65,8 62,3 69,7 Huyện Tiểu Cần 66,2 63,0 69,7 Huyện Cầu Ngang 68,6 65,7 71,9 Huyện Trà Cú 62,3 61,9 64,6 Huyện Duyên Hải 65,5 64,0 67,1 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 22. Chỉ số phát triển giáo dục phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 0,807 0,814 0,798 Thành thị 0,900 0,884 0,918 Nông thôn 0,790 0,807 0,783 TP. Trà Vinh 0,912 0,906 0,918 Huyện Càng Long 0,890 0,881 0,899 Huyện Châu Thành 0,775 0,784 0,766 Huyện Cầu Kè 0,802 0,794 0,810 Huyện Tiểu Cần 0,786 0,788 0,778 Huyện Cầu Ngang 0,788 0,798 0,778 Huyện Trà Cú 0,750 0,788 0,712 Huyện Duyên Hải 0,779 0,822 0,736 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 23. Tỷ lệ dân số 15+ biết đọc, biết viết phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 và 2009 Năm 1999 Năm 2009 Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 82,6 87,9 77,3 86,4 89,2 83,6 Thành thị 92,1 95,2 89,0 92,1 91,0 93,2 Nông thôn 81,1 86,8 75,4 85,3 88,9 81,6 TP. Trà Vinh 90,3 93,5 87,1 94,0 95,5 92,5 Huyện Càng Long 88,3 90,8 85,8 93,1 93,7 92,5 Huyện Châu Thành 81,2 85,8 76,6 84,4 86,9 81,9 Huyện Cầu Kè 82,1 86,8 77,4 87,4 88,1 86,7 Huyện Tiểu Cần 81,9 87,5 76,3 84,9 86,7 83,1 Huyện Cầu Ngang 80,6 86,5 74,7 84,0 87,1 80,9 Huyện Trà Cú 78,0 86,0 70,0 81,5 87,3 75,7 Huyện Duyên Hải 81,0 87,8 74,2 84,2 91,5 76,9 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009 Bảng 24. Tỷ lệ huy động đúng tuổi vào ba cấp học phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Huy động đúng tuổi vào 3 cấp học Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Toàn tỉnh 85,8 85,6 40,4 39,6 26,3 24,3 50,8 49,8 Thành thị 90,8 90,6 57,5 55,5 47,4 49,8 65,2 65,4 Nông thôn 85,2 85,0 38,6 37,6 23,5 20,7 49,1 47,7 TP.Trà Vinh 92,1 93,1 52,6 51,8 51,4 48,8 65,5 64,5 Huyện Càng Long 90,3 91,3 43,5 43,1 38,3 36,3 57,4 56,8 Huyện Châu Thành 88,5 87,7 37,5 36,7 19,1 16,3 48,4 47,0 Huyện Cầu Kè 84,8 85,0 40,0 38,0 19,0 16,8 47,9 46,7 Huyện Tiểu Cần 85,2 83,2 38,0 40,0 22,8 20,8 48,7 47,9 Huyện Cầu Ngang 86,3 85,9 43,6 43,0 27,6 26,8 52,5 51,7 Huyện Trà Cú 80,4 80,0 36,4 34,8 19,0 15,6 45,3 43,5 Huyện Duyên Hải 81,0 80,6 37,9 36,7 22,8 19,4 47,2 45,6 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 Bảng 25. Tỷ lệ huy động đúng tuổi vào ba cấp học phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 2009 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Huyđộngđúng tuổi vào 3 cấp học Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Toàn tỉnh 95,8 96,0 71,8 80,4 30,9 36,4 66,0 72,6 Thành thị 99,0 98,0 86,6 92,6 63,7 75,5 83,1 88,9 Nông thôn 98,2 95,6 68,9 82,9 26,0 35,0 64,4 71,2 TP.Trà Vinh 98,5 98,7 77,4 91,0 68,2 80,2 81,4 90,0 Huyện Càng Long 98,5 98,3 76,7 87,3 55,1 68,1 76,8 84,6 Huyện Châu Thành 97,0 96,8 70,4 80,0 16,2 22,0 61,2 66,3 Huyện Cầu Kè 97,8 97,8 67,5 79,5 22,1 32,3 62,3 69,7 Huyện Tiểu Cần 96,2 96,0 70,0 82,0 21,8 32,2 63,0 69,7 Huyện Cầu Ngang 96,4 96,5 73,0 83,0 27,8 36,2 65,7 71,9 Huyện Trà Cú 90,0 90,0 67,8 72,0 22,0 32,0 61,9 64,6 Huyện Duyên Hải 96,6 96,8 71,6 76,7 23,5 28,5 64,0 67,1 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 Bảng 26. Huy động đúng tuổi vào ba cấp học phân theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 và 2009 Năm 1999 Năm 2009 Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 50,3 50,8 49,8 69,3 66,0 72,6 Thành thị 65,3 65,2 65,4 86,0 83,1 88,9 Nông thôn 48,4 49,1 47,7 66,3 64,4 71,2 TP. Trà Vinh 65,0 65,5 64,5 85,7 81,4 90,0 Huyện Càng Long 57,1 57,4 56,8 80,7 76,8 84,6 Huyện Châu Thành 47,7 48,4 47,0 63,7 61,2 66,3 Huyện Cầu Kè 47,3 47,9 46,7 65,8 62,3 69,7 Huyện Tiểu Cần 48,3 48,7 47,9 66,2 63,0 69,7 Huyện Cầu Ngang 52,2 52,5 51,7 68,6 65,7 71,9 Huyện Trà Cú 44,4 45,3 43,5 62,3 61,9 64,6 Huyện Duyên Hải 46,4 47,2 45,6 65,5 64,0 67,1 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009 Bảng 27. Chỉ số phát triển giáo dục theo giới ở tỉnh Trà Vinh, năm 1999 và 2009 Năm 1999 Năm 2009 Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Toàn tỉnh 0,718 0,755 0,682 0,807 0,814 0,798 Thành thị 0,832 0,852 0,812 0,900 0,884 0,918 Nông thôn 0,702 0,742 0,662 0,790 0,807 0,783 TP. Trà Vinh 0,819 0,841 0,197 0,912 0,906 0,918 Huyện Càng Long 0,779 0,797 0,761 0,890 0,881 0,899 Huyện Châu Thành 0,700 0,733 0,667 0,775 0,784 0,766 Huyện Cầu Kè 0,705 0,738 0,672 0,802 0,794 0,810 Huyện Tiểu Cần 0,707 0,746 0,668 0,786 0,788 0,778 Huyện Cầu Ngang 0,711 0,752 0,670 0,788 0,798 0,778 Huyện Trà Cú 0,668 0,728 0,608 0,750 0,788 0,712 Huyện Duyên Hải 0,695 0,743 0,645 0,779 0,822 0,736 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbinh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_tra_vinh_thuc_trang_va_giai_phap_2909.pdf
Luận văn liên quan