Luận văn Bước đầu nghiên cứu mô hình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình

Môi trường là nơi con người ta sống, lao động và học tập. Vì vậy đều có nhu cầu sống trong môi trường trong sạch không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy sự phát triển của các công ty trong vấn đề bảo vệ môi trường sống chung của toàn xã hội là một tất yếu khách quan. Những công ty như thế này đã và đang từng ngày góp phần làm cho môi trường sống của con người ngày càng tốt hơn, cảnh quan thiên nhiên và môi trường đã được nâng cao và ngày càng có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Vì thế Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình có một vai trò to lớn đó là làm sao để giữ gìn cho môi trường ngày càng xanh – sạch - đẹp làm cho cuộc sống thị xã ngày càng văn minh lịch sự.

pdf68 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu mô hình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thải tới nhà máy ở phường Tiền Phong. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là bằng xe cơ giới và được bố trí theo lịch trình làm việc cả về thời gian và địa điểm trên địa bàn thị xã. Toàn bộ công ty có 52 xe các loại trong đó số xe được bố trí vận chuyển rác thải trực tiếp là 40 xe trong đó có 15 xe vận chuyển rác thải ngày và 25 xe vận chuyển theo ca đêm được phân bố thích hợp tại tất cả các điểm tập kết rác trên toàn thị xã. Bảng 3: Số lượng xe cơ giới phục vụ vận chuyển rác. Loại xe Số xe Số lượt/ ngày KL/xe(tấn) KL/ngày Xe IFA cẩu rác 2 2 5 20 Xe ép rác 3 2 5 30 Xe công nông 5 2 2,5 25 Xe Zin 130 2 2 3 12 Xe ủi 1 2 3 6 (Nguồn: Công ty Thị Chính- 2003.) Phần lớn số xe phục vụ công tác vận chuyển đã được sử dụng từ lâu, hiệu suất sử dụng thấp chỉ đạt từ 75-80%. Vì vậy công tác vận chuyển nhiều lúc bị đình trệ, ứ đọng do nhiều nguyên nhân khác nhau một phần là do hỏng hóc, trục trặc hoặc xe phải tu sửa, bảo dưỡng… Nhiều phương tiện đã quá cũ, rão cần được thay thế dần. Do đó, công ty cần được trang bị thêm các phương tịên phục vụ vận chuyển để dự phòng khi có sự cố xảy ra để tránh các vấn đề 32 về bố trí lao động và tránh việc tồn đọng rác thải tại các điểm tập kết nhất là vào mùa hè oi bức. Một vấn đề bức xúc đối với công tác vận chuyển rác thải là trong địa bàn thị xã số hộ dân trong ngõ phố gần gấp 6 lần số hộ ở các khu vực đường chính, nhiều hộ cách xa trục đường chính hàng trăm mét, do đó hàng ngày họ không thể mang rác đến các điểm tập kết ở ngoài đường chính được gây khó khăn cho việc thu gom và vận chuyển, gây tác hại cho sức khoẻ người dân. Bình quân mỗi ngày thị xã Thái Bình thải ra một lượng rác từ 120 - 150 m3 tương đương với 70 - 80 tấn một ngày, nếu việc vận chuyển không được tiến hành khẩn trương và thông suốt thì rác ở các điểm tập kết làm tắc nghẽn giao thông, gây mùi khó chịu cho người đi đường và các hộ dân lân cận nhất là lúc trời mưa và giữa trưa nóng bức mùi rác bốc lên và làm ô nhiễm nguồn nước như các điểm tập kết tại đường Lý Bôn, Minh Khai… Công tác vận chuyển được công ty phân bố làm 2 chuyến(ca) ca1 từ 4h sáng với 25 xe gom từ đêm hôm trước với khối lượng từ 50 - 60 tấn với 105 người và ca 2 từ 19 h tối với khối lượng rác thu từ sáng tới tối ngày hôm đó như bảng sau. Bảng 4: Khối lượng rác được vận chuyển. Ca làm việc Lượng rác(tấn) Số xe(cái) Nguồn lực(người) Ca ngày 10 - 20 15 164 Ca đêm 50 - 60 25 105 Tổng/ngày 60 - 80 40 269 (Nguồn: Công ty Thị Chính- 2003.) Trong một ngày đêm công ty vận chuyển được 80 tấn rác với 40 xe, các xe này ban ngày tuy được để tập trung tại các điểm tập trung nhưng lại gây cản trở giao thông như trên đường Bắc Bỗ Xuyên, Minh Khai… làm mất mỹ quan đô thị. III. ẢNH HƯỞNG CỦA QUĂ TRÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN. 33 3.1. Ảnh hưởng đến môi trường. Cùng với sự phát triển quá trình đô thị hoá đang diễn ra ngày một sôi động trên khắp đất nước. Sự phát triển của quá trình đô thị hoá làm cho cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện, nhưng mặt khác nó ra cho các nhà quản lý và các nhà khoa học những vấn đề môi trương hết sức cấp bách và lâu dài. Trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường là quan trọng nhất đặc biệt là ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt tạo ra tại các đô thị. Đó là nguyên nhân làm giảm chất lượng môi trường sống và hạn chế sự phát triển của các đô thị. Để tránh được sự ô nhiễm đó thì trước hết phải có giải pháp để hạn chế các nguồn gốc gây ô nhiễm từ quá trình thu gom và vận chuyển rác thải. Chất thải rắn sinh hoạt được phát sinh ở mọi nơi từ các hộ gia đình, các khu chợ đến các điểm vui chơi giải trí. Vì thế việc quản lý chất thải phải bắt đầu từ nguồn chất thải.yếu tố chủ yếu và quan trọng trong việc phân loại là tính nguy hại tôí thiểu với sức khoẻ con người, tính sửa đổi với thu gom và tính hậu quả và chi phí. Tuy nhiên việc cung cấp các thiết bị lưu giữ và thu gom chất thải trong các hộ gia đình lại rất đắt và không thuận lợi nên có các thùng chứa đặt tại các điểm công cộng phục vụ cho việc thu gom thuận tiện tránh để tình trạng chất thải tồn đọng và vứt bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người. Nếu quá trình thu gom, vận chuyển không được thực hiện và quản lý chặt chẽ thì sẽ làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới môi trường như: - Tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi, các loại côn trùng có cánh và loài gặm nhấm. - Mang rác rưởi và bụi theo gió làm ô nhiễm không khí. - Gây ra mùi khó chịu và khí độc. - Rò rỉ chất thải nhất là khi trời mưa làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Sự ảnh hưởng này được thể hiện bằng sơ đồ sau: 34 Sơ đồ 1: Ảnh hưởng của thu gom, vận chuyển tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Tai nạn Thu gom rác Vận chuyển rác Nước rác Mùi rác ổ bệnh Bụi Khí thải Tiếng ồn Bụi Ô nhiễm nước Ô nhiễm không khí Thu gom- vận chuyển 35 3.2. Ảnh hưởng của rác thải tồn đọng. Sự tồn đọng rác thải có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu và căn bản là người dân chưa đổ rác đúng nơi quy định. Họ còn đổ rác ở vườn nhà mình, đổ ở hồ, ao Sự tồn đọng rác là quá trình gây ra nhiều nguyên nhân của các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Rác tồn đọng trên đường phố, ngõ nghách hay các khu đông dân cư lâu ngày sẽ tạo ra các khí thải độc hại như Nitơ, CH4, NH3, CO2,…. đây là các loại khí độc ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người. Sơ đồ 2: ảnh hưởng của phế thải tồn đọng. Chất thải tồn đọng Môi trường bị ô nhiễm Sức khoẻ con người Môi trường gây bệnh ách tắc giao thông ảnh hưởng đến đời sống, văn Mất mỹ quan Hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh Tác động xấu đến kinh tế - xã hội- văn hoá và môi trường 36 Mặt khác, rác thải tồn đọng còn ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị, rác thải tại các điểm tập kết, bãi tập trung nếu không được thu gom, vận chuyển kịp thời để tồn động lại gây ách tắc giao thông trên đường và còn có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Ngoài ra nếu rác thải tồn đọng quá lâu trong ngày còn có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường, tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ dân cư, các công ty, xí nghiệp bố trí xung quanh điểm tập kết rác. Người ta đã đánh giá được sự ảnh hưởng của khí thải độc hại, của rác thải tồn đọng tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Bảng 7 : Thành phần % các khí thải của rác thải tồn đọng qua thời gian. STT Rác tồn đọng theo giờ Thành phần % khí thải theo thể tích Nitơ Cácbonic Mêtan Khí khác 1 0 – 3 5,2 88 0,5 1,8 2 3 –6 3,8 76 15 5,2 3 6 – 12 0,4 65 29 13,6 4 12 - 18 1,1 52 40 6,9 5 18 – 24 0,4 53 45 1,6 6 24 – 30 0,2 50 48 1,8 7 30 – 36 1,3 46 51 1,7 37 8 36 – 42 0,9 50 47 2,1 9 42 – 48 0,4 51 48 0,6 (Nguồn: URENCO- 2002) Đối với nước rác: lượng rác thải tồn đọng do nhiều nguyên nhân tại các bãi tập kết, khu tập trung, rác đổ vô ý thức của người dân… nếu để lâu ngày không thu gom và vận chuyển tới các bãi chôn lấp kịp thời rác sẽ tự phân huỷ trong điều kiện ẩm thấp, độ ẩm cao từ 60 - 80% sẽ sinh ra nước và khí độc hại. Lượng nước ngấm qua rác cộng với lượng nước sinh ra từ chất hữu cơ bị phân huỷ trong rác thải lâu ngày bị tích đọng lại ở đáy bãi rác hoặc ngấm xuống đất , nguồn nước này chứa rất nhiều chất độc hại gây ô nhiễm đất, nước và không khí đặc biệt là ô nhiễm tới nước ngầm. Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Thái Bình thì nồng độ các chất gây ô nhiễm nguồn nước và đất của nước rác như sau: COD :2000 - 30.000mg/l BOD5(200C) :1200- 2500mg/l Nitơ hữu cơ :200mg/l NO3 :25mg/l Độ kiềm :300mg/l Từ nồng độ đo đạc được trong nước rác so với tiêu chuẩn chất lượng nước cho phép có thể thấy các chất độc hại trong nước rác gấp nhiều lần so với quy định, như tiêu chuẩn của COD là từ 10-35mg/l, BOD5(200C) là từ 4 - 25mg/l thì ở đây gấp tới hàng nghìn lần. Từ đó chúng ta có thể thấy được nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng nếu như không xử lý và có biện pháp kịp thời. Đặc biệt là đối với một tỉnh thuần nông như Thái Bình, đại bộ phận dân cư còn dùng nước giếng khơi và giếng khoan thì sự tồn đọng và vứt rác bừa bãi khi gặp trời mưa nước mưa sẽ ngấm vào nước rác và chảy xuống các rãnh, cống, ao, hồ và ngấm vào nước ngầm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân. 38 Chính vì những ảnh hưởng và tác động tới môi trường đó mà ngày nay việc bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề vô cùng cấp bách và trọng yếu của mỗi quốc gia và toàn nhân loại vì nó liên quan đến vấn đề sống còn của cả thế giới. Cùng với việc bảo vệ môi trường là việc khuyến khích các quốc gia áp dụng các tiến bộ của các thành tựu khoa học công nghệ với điều kiện kinh phí cho phép vào xử lý chất thải đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt, nhằm giảm thiểu chất thải với những phương thức thực tế đảm bảo cho môi trường ngày càng xanh- sạch- đẹp và tăng mỹ quan đô thị. CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỊ CHÍNH THỊ XÃ THÁI BÌNH I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY. 1.1. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường . Nhờ có sự hoạt động nỗ lực của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình mà các đường phố luôn được quét dọn sạch sẽ trước khi bước sang một ngày mới, 39 làm cho địa phận thị xã luôn có môi trường tốthơn trong mọi hoạt dộng kinh tế khác. Hoạt động đã thúc đẩy trực tiếp hay gián tiếp nền kinh tế của khu vực cũng như thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế, nhằm thay đổi công nghệ theo xu hướng kinh tế thị trường để tạo ra những sản phẩm hàng hoá thân với môi trường hơn. Mặt khác kinh tế và môi trường luôn là hai mặt đối lập nhau, nhưng xét đi xét lại thì đây là hai mặt song song cùng tồn tại phát triển. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến phát triển kinh tế mà không chú ý tới bảo vệ môi trường sẽ gây ra các tác động rất nguy hiểm đối với con người. Nhưng mặt khác nếu chúng ta chỉ chú ý tới bảo vệ môi trường mà quên đi sự phát triển kinh tế thì chúng ta sẽ bị lạc hậu so với các nước trên thế giới. Chính vì những lý do trên mà chúng ta phải đặt sự phát triển kinh tế trong mối quan hệ với môi trường để đảm bảo không có những tai hoạ xảy ra đối với môi trường do hoạt động kinh tế gây ra. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước nhưng chúng ta vẫn chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội mà họ mới chỉ chú ý đến lợi nhuận của kinh tế đem lại đôi khi bất chấp cả vấn đề môi trường. Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới thì với tốc độ phát triển như ở nước ta hiện nay( GDP tăng từ 7 – 8%/năm) thì đến năm 2020 môi trường của chúng ta sẽ bị ô nhiễm 4 – 5 lần hiện nay, thật là một vấn đề đáng lo ngại. Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là phải làm thế nào để có một môi trường ngày một sạch đẹp hơn, cuộc sống của người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần những vẫn đảm bảo được môi trường sống tốt. Tất điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Kinh tế tăng Tăng việc làm Tăng quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị 40 1.2. Hiệu quả tài chính của Công ty. Hiệu quả tài chính là một phạm trù phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí phải bỏ ra để thực hiện hoạt động hoặc một quyết định nào đó trong quá trình hoạt động của con người ở mọi lĩnh vực và thời điểm. Mối tương quan này có thể được thể hiện bằng đại lượng hệ số hoặc số hiệu.Để thực hiện bất kỳ một nhiệm vụ nào đều phải có các phương án và phải lựa chọn được phương án tôí ưu nhất phù hợp với điều kiện và quy luật đề ra. Về mặt chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị mà thị xã và Sở Khoa học công nghệ và môi trường Thái Bình cấp mỗi năm và theo cách tính thông thường hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt xét trên khía cạnh tài chính được tính theo công thức: NPV =    5 1 )1( )( t tr CB NPV : Hiệu quả kinh tế của hoạt động đem lại. C: Chi phí bỏ ra trong năm bao gồm: Phần chi phí để thu gom,vận chuyển và xử lý khối lượng chất thải của công ty. 41 B: Phần doanh thu ứng với khối lượng chất thải của thị xã cộng với phần giá trị thu hồi từ chất thải trong năm, hợp đồng vệ sinh môi trường với các đơn vị và từ thu phí của dân cư về vệ sinh môi trường. t : Thời gian kế hoạch ( t = 5 năm). r : Tỉ lệ chiết khấu ( r = 0.8%) t = 5 năm là thời kỳ kế hoạch của Công ty từ khi có đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích của UBND thị xã Thái Bình 1/2003. - Giá trị Công ty mang lại qua các năm: B + Theo dự tính của Công ty thì công tác hợp đồng vệ sinh đem lại cho Công ty là: Năm 2003 : 2756 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2004 : 2776 Năm 2005 : 2967 Năm 2006 : 3264 Năm 2007 : 3753 Tổng : 15516 + Phí thu từ người dân. Dân số nội thị bình quân 7,5 vạn người. Theo quyết định 157/ ĐA- UB của UBND thị xã Thái Bình quy định mức thu như sau: Hộ có từ 3 khẩu trở xuống thu : 2000đ/tháng. Hộ có từ 4 –5 khẩu thu : 3000đ/tháng. Hộ có từ 6 khẩu trở lên thu : 4000đ/tháng. Ta lấy mức thu bình quân là 1000đ/người/tháng. Giá trị thu được của người dân là: Bảng 8: Tiền phí thu được trong kỳ là: Năm Dân số nội thị Mức thu/năm Tỉ lệ đạt(%) Số tiền thu được 2003 72000 12000 75 1944 2004 72500 12000 80 2088 42 2005 73000 24000 85 2978,4 2006 73500 24000 90 3175,2 2007 74000 36000 95 4218 Tổng 14403,6 ( Nguồn: Công ty Thị Chính ) Với số tiền thu được Công ty được giữ lại 60%, do đó số tiền Công ty thu được sẽ là: 14403,6 x 60% = 8642.16( triệu). + Tính giá trị thu hồi phế thải của Công ty đem lại. Công thức tính giá trị thu hồi: Giá trị thu hồi = Tỉ lệ x Hệ số thu hồi x Đơn giá/tấn x Khối lượng thu trong năm. Bảng 9 : Giá trị thu hồi phế thải trong năm 2003: Thành phần Tỷ lệ(%) Hệ số thu hồi Đơn giá/ tấn Klượng rác/năm Giá trị thu hồi / năm Giấy 2,7 0,73 2.000 19800 78.051.600 Nhựa 3 0,8 350 19800 16.632.000 Kim loại 0,9 0,85 6.500 19800 98.455.500 Thuỷ tinh 0,5 0,71 200 19800 1.405.800 Chất hữu cơ 51,98 0,17 600 19800 104.978.808 Cao su 1,3 0,12 250 19800 772.200 Vải, sợi, gỗ 1,6 0,15 1.000 19800 4.752.000 Tổng 305.056.908 (Nguồn: Công ty Thị Chính ) Từ số liệu có được của Công ty ta có thể ước tính được số liệu về giá trị thu hồi của Công ty các năm tiếp theo như sau: Bảng 10 : Dự tính giá trị thu hồi qua các năm Năm Kl rác/năm Gtrị thu hồi 2003 19800 305.056.908 2004 21340 328.773.856,4 2005 22720 350.034.771,2 43 2006 24573 378.582.941,6 2007 26392 406.607.292,3 Tổng 1.769.055.770 (Nguồn: Công ty Thị Chính ) Từ giá trị tính toán được ta có số tiền mà Công ty Thị Chính thu được là:1.769.055.770đ hay 1.769,1 triệu đồng. + Ngoài ra khi Công ty vận chuyển lên bãi lấp trũng ở hồ Chiến Thắng thì theo Sở Tài chính – Vật giá Thái Bình Công ty sẽ được tính tương đương với 25000đ/tấn chất thải được vận chuyển . Vì vậy giá trị vận chuyển rác thải sẽ là: Bảng 11: Giá trị vận chuyển chất thải trong kỳ Năm Kl rác / năm Đơn giá Thành tiền(trđ) 2003 19800 25000 495 2004 21340 25000 533,5 2005 22720 25000 568 2006 24573 25000 614,325 2007 26392 25000 659,8 Tổng 2870,125 (Nguồn: Công ty Thị Chính ) Từ các kết quả trên, ta có giá trị doanh thu của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình mang lại trong kỳ là: B = Giá trị thu hồi + Giá trị hợp đồng trong năm + Giá trị khối lượng rác thu được + Phí VSMT.  B = 15.516 + 8.642,16 +1.769,1 + 2.870,125 = 28.797,385 Hay B = 28.797 (triệu đồng) - Tính chi phí mà Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình phải bỏ ra để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. + Chi phí xử lý rác. 44 Giá trị quy đổi khối lượng rác là: 1 m3 = 0,146 tấn. Chi phí để xử lý một tấn rác thải của Công ty là 6500đ/m3. Do đó chí phí mà Công ty phải bỏ ra để xử lý khối lượng rác hàng năm là Bảng 12: Chi phí xử lý rác thải hàng năm Năm KL rác M3/ năm Chi phí xử lý Thành tiền 2003 2980,8 6500 18.790.200 2004 3115,64 6500 20.251.660 2005 3317,12 6500 21.561.280 2006 3587,658 6500 23.319.777 2007 3853,232 6500 25.046.008 Tổng 108.968.925 (Nguồn: Công ty Thị Chính ) Chi phí xử lý chất thải trong kỳ của Công ty là: 109 triệu đồng. + Chi phí thu gom, vận chuyển của Công ty gồm có chi phí quản lý và chi phí của công tác thu gom, vận chuyển của công nhân, bao gồm: Quỹ lương + phụ cấp. Chi phí sản xuất và phục vụ sản xuất. * Quỹ lương và phụ cấp của Công ty: Quỹ lương bao gồm lương của công nhân và lương của cán bộ quản lý. Với mức lương tối thiểu áp dụng là 290.000 đồng, thì lương trung bình của cán bộ công nhân viên trong Công ty là: 650.000 đồng/người/tháng . Trả lương công nhân trong năm = Lương TB /người/tháng x Số công nhân x số tháng. = 650.000 x 305 x 12 = 2.379.000.000 Phụ cấp của công nhân bao gồm phụ cấp chức vụ ( 0,1 - 0,2 mức lương) và phụ cấp độc hại ( tuỳ từng mức độ có hệ số phụ cấp là 0,1 ; 0,2 ; 0,3 mức lương). Ta sẽ lấy trung bình là 0,2 mức lương, trong đó có 1 giám đốc, 3 45 phó giám đốc và 270 công nhân được hưởng mức trợ cấp, tổng cộng là 274 người. với mức trợ cấp đó mỗi tháng một người sẽ được 58.000đồng/tháng tiền trợ cấp. Tiền trợ cấp = 274 x 58000 = 15.892.000 Tổng trợ cấp trong năm là : 15.892.000 x12 = 190.704.000  Tiền trả công nhân viên là: Quỹ lương + phụ cấp = 2.379.000.000 + 190.704.000  Quỹ lương và phụ cấp = 2.716.560.000 đồng hay 2.717 triệu đồng/năm. Công nhân của Công ty Thị Chính cứ từ 2 –3 năm sẽ được tăng lương một lần và khi đó mức lương trung bình và phụ cấp cũng thay đổi theo. Do đó ta có thể dự báo được tiền lương mà Công ty phải trả trong kỳ là: Năm 2003 : 2.717 ( Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2004 : 2.820 Năm 2005 : 2.970 Năm 2006 : 3.150 Năm 2007 : 3.350 Tổng : 15.007 * Chi phí sản xuất và phục vụ sản xuất của Công ty Thị Chính bao gồm chi phí đầu tư thiết bị thu gom, bảo hộ lao động, chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và khấu hao TSCĐ. Bảng 13 : Khấu hao TSCĐ. (Đơn vị: 1000đ) Tên TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn luỹ kế 12/2003 Kế hoạch trích năm 2003 Tỷ lệ trích % Số tiền khấu hao Nhà cửa, vật kiến trúc 894.295 421.731 12 107.315 46 Máy móc thiết bị 2.009.930 976.977 6,5 130.645 Phương tiện vận tải 6.204.225 2.584.454 11 682.465 Thiết bị quản lý 143.992 61.498 10 14.400 Tổng 9.252.442 4.044.660 934.825 (Nguồn: Công ty Thị Chính ) Khấu hao TSCĐ của Công ty trong năm 2003 là 934.825.000 hay 935 triệu đồng. Như vậy khấu hao TSCĐ của Công ty trong kỳ sẽ là: KHTSCĐ = 935 x 5 = 4.675 ( triệu đồng) Chi phí bảo hộ lao động(BHLĐ) cho công nhân lao động trong năm là: Bảng 14: Chi phí bảo hộ lao động cho công nhân năm 2003 STT Dụng cụ SL/năm Đơn giá Thành tiền 1 Quần áo bảo hộ 1 bộ 110.000 110.000 2 Áo phản quang 1/2 bộ 110.000 55.000 3 Quần áo mưa 1/2 bộ 120.000 60.000 4 Ủng cao su 1 đôi 36.000 36.000 5 Dày vải 2 đôi 20.000 40.000 6 Găng tay 6 đôi 2.500 15.000 7 Khẩu trang 6 cái 1.500 9.000 8 Mũ nón 3 cái 10.000 30.000 9 Xà phòng 6 kg 10.000 60.000 10 Xẻng 4 cái 20.000 80.000 11 Chổi 72 cái 3.000 216.000 12 Cào 4 cái 20.000 80.000 Tổng 791.000 ( Nguồn: Công ty Thị Chính ) Chi phí BHLĐ và dụng cụ thu gom cho 1 công nhân /năm là 791.000. Vậy chi phí BHLĐ của công ty trong năm là: 791.000 x 270 = 213.570.000đ. Chi phí BHLĐ và dụng cụ thu gom trong kỳ của Công ty là: 213.570.000 x 5 = 1.067.850.000 47 Hay 1.068 triệu đồng Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm là: Bảng 15: Chi phí sản xuất kinh doanh TT Nội dung công việc ĐV KL /năm ĐG Kinh phí I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Thu dọn rác: Quét gom rác Quét tua rác Tua vỉa làm cỏ Quét cát, quét rác trên hè, đường Xúc rác đổ bãi đổ lên xe Vận chuyển rác ra bãi San ủi bãi rác Dãy cỏ vỉa hè, gốc cây Xúc đất vỉa, đất thải Vận chuyển đất máng Công tác tưới nước rửa đường Ha Km Km 4000m 2 Tấn Tấn Tấn 100m2 m3 m3 100m2 7.387 9.010 820 7.291 9.584 19.468 19.468 5.765 3.960 3.960 9.106 62.278 65.016 46.641 68.731 29.890 24.498 14.976 36.882 14.007 24.498 9.106 460.047.586 585.794.160 38.245.620 501.117.721 286.465.760 476.927.064 291.552.768 212.624.730 55.467.720 97.012.080 50.083.000 II 1 2 3 4 Nạo vét cống rãnh: Nạo vét cống Xúc đất cống Vận chuyển bùn cống Duy trì sông trục m3 m3 tấn km 3.722 3.722 4.838 1.584 121.427 14.850 24.498 79.649 451.951.294 55.271.700 118.521.324 126.164.016 II 1 2 Thu dọn hố xí 2 ngăn: Hố xí 2 ngăn Hố xí công cộng Tấn Ca 120 1.080 381.345 18.050 45.761.400 19.494.000 Tổng cộng 3.872.501.943 ( Nguồn: Công ty Thị Chính ) Chi phí sản xuất, kinh doanh của Công ty trong năm 2003 là: 3.872.501.943đ hay là 3.873 triệu đồng. Do đó chí phí trong kỳ sẽ là: 3.873 x 5 = 19.365 (tr đ) 48 - Tổng chí phí mà Công ty bỏ ra trong kỳ là: C = 109 + 15.007 + 4.675 + 1.068 + 19.365 = 40.224  C = 40.224 triệu đồng. Vậy hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình trong kỳ là: NPV=    5 1 )1( )( t tr CB  NPV = 5)008,01( )224.40385,797.28(   = - 10.980,318 trđ Theo tính toán, thống kê của Công ty thì 80% vốn do Ngân sách cấp được dùng trong khâu thu gom, vận chuyển. Trong đó mỗi năm Ngân sách cấp cho Công ty là 5 tỷ đồng. Ngân sách cấp trong kỳ là: 5.000 x 0,8 x 5 = 20.000 trđ Như vậy nếu tính cả nguồn thu của Công ty từ Ngân sách Nhà nước cấp thì lợi ích của Công ty trong kỳ kế hoạch là: NPV = 5)008,01( )224.40385,797.48(   = 8.238,53 trđ Sở dĩ như vậy là vì Công ty Thị Chính là một đơn vị hoạt động công ích nên nếu xét trên khía cạnh tài chính thì lợi ích của Công ty trong kỳ sẽ lỗ một khoản là: 10.980,318 trđ, còn nếu tính cả nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước thì Công ty sẽ có lợi nhuận là: 8.238,53 trđ. II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THỊ CHÍNH THỊ XÃ THÁI BÌNH 2.1. Hiệu quả kinh tế của Công ty. Lợi ích kinh tế của Công ty mang lại chính là phần lợi ích xét trên khía cạnh tài chính của Công ty và là - 10.980,318 triệu đồng. 2.2. Hiệu quả môi trường mà Công ty mang lại. Hiệu quả về môi trường do Công ty Thị Chính mang lại là: 49 E = EB – EC Trong đó: EB : Lợi ích chất lượng môi trường của Công ty đem lại. EC : Chi phí chât lượng môi trường. 2.2.1. Lợi ích chất lượng môi trường Công ty đem lại. Lợi ích môi trường gồm có lợi ích về nâng cao chất lượng môi trường, lợi ích từ việc thu gom rác thải phế liệu, lợi ích của việc giảm khối lượng rác thải phải vận chuyển đi chôn lấp và các lợi ích khác chưa lượng hoá được. - Lợi ích từ việc nâng cao chất lượng môi trường . Qua điều tra khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra đối với người dân trên địa bàn thị xã trong việc sẵn sàng chi trả(WTP) thêm một khoản tiền ngoài mức phí đang thu là 1000đ/người/tháng như hiện nay nếu có một chất lượng môi trường tốt hơn tức là công tác thu gom, vận chuyển được đầu tư phát triển tiến tới thu gom được 100% rác thải thải ra mỗi ngày. Qua điều tra 60 người trên địa bàn thị xã Thái Bình cho kết quả như sau: Bảng điều tra WTP STT Số tiền Số người Tỉ lệ 1 500 18 30 2 1.000 15 25 3 1.500 13 21,6 4 2.000 10 16,7 5 2.500 4 6,7 Tổng 60 100 Từ bảng số liệu trên có thể tính được số tiền trung bình một người dân sằn sàng trả thêm ngoài mức phí đang thu là: WTP = 60 4250010200013150015100018500 xxxxx  =1225 đồng 50 Với dân số nội thị là 7,5 vạn người thì số tiền sẵn sàng chi trả của người dân trong một năm là: EB1 = 1225 x 75000 x 12 = 1102,5 ( triệu đ). - Lợi ích từ việc thu gom phế liệu. Phế liệu được thu gom đem tái chế không chỉ tiết kiệm được một phần tài nguyên mà mặt khác còn tạo cho người thu gom rác phế liệu co thêm thu nhập và giảm lượng rác thải phải vận chuyển đi chôn lấp. *Lợi ích của việc tạo thu cho người thu gom rác phế liệu:B1 Giả sử mỗi người đi thu gom rác phế liệu để bán có thu nhập là 250000đ/người/tháng thì với thị xã có khoảng 80 người đi nhặt rác tại các bãi rác và điểm tập kết thì ta có: B1 = 250.000 x 80 x 12 = 336.000.000 = 336 triệu/năm. *Lợi ích thu từ việc giảm lượng rác thải phải vận chuyển đi chôn lấp:B2 B2 = MxK Trong đó: K là cước vận chuyển đến bãi chôn lấp, K = 25.000đ/tấn. M: Khối lượng rác không phải vận chuyển do hoạt động thu gom phế liệu. Với mức thu nhập 336 triệu/năm, với đơn giá của rác phế liệu được thu gom trung bình là 600 đ/kg = 600.000 đ/tấn thì khối lượng rác phế liệu thu gom được là:336.000.000/600.000 = 560 tấn. Lợi ích thu được từ việc không phải vận chuyển phế phải đi chôn lấp là: B2 = 25.000 x 560 = 14 triệu/năm. Vậy lợi ích từ việc thu gom rác phế liệu là: EB2 = B1 + B2 = 336 + 14 = 350 triệu - Lợi ích khác chưa được lượng hoá. 51 Ngoài những lợi ích đã được lượng hoá ra thì công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt còn có các lợi ích đối với môi trường mà chúng ta chưa thể lượng hoá hết được như: Lợi ích sau khi đóng bãi ( tức là sau khi bãi rác đã được vận hành hết 100% khả năng chôn lấp) khi đó ở đây đã có sẵn mạng lưới giao thông phát triển từ trước sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo và như vậy nó sẽ làm cho đời sống dân cư tại khu vực này được cải thiện. Sau khi đóng bãi đất sẽ được sử dụng để trồng cây xanh tạo ra môi trường không khí thoáng mát và điều hoà khí hậu xung quanh vùng. Tổng lợi ích môi trường là: EB = EB1 + EB2 = 1.102,5 + 350 =1.452,5 triệu đồng 2.2.2. Chi phí môi trường. EC = EC1 + EC2 +…. - Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp rác thải:EC1 EC1 = 2xSxPx(Q1-Q2) + AxS Trong đó: S: Diện tích bị ảnh hưởng bởi bãi chôn lấp. P: Giá lương thực. Q1: Sản lượng lương thực trung bình trước khi hình thành bãi chôn lấp. Q2: Sản lượng lương thực sau khi vận hành bãi. A: Mức chi phí khác do bãi chôn lấp gây ra ( thuốc chuột, nilon quây ruộng) Do có bãi rác nên sản lượng chuột gia tăng do đó đã phá hoại mùa màng. Do có nước rác lan ra làm ô nhiễm nguồn nước nông nghiệp. Do năng suất lúa giảm sút đáng kể và người dân còn phải bỏ một khoản chi phí khá lớn để mua thuốc diệt chuột và mua nilon bao quanh ruộng nhằm hạn chế sự phá hoại của chuột. 52 Hai loại chi phí này khoảng 18.000đ/sào/năm. + Năng suất lúa trung bình trước khi có bãi rác là 200 kg/sào/vụ. + Năng suất khi có bãi rác là 140 kg/sào/vụ. Diện tích lúa bị ảnh hưởng chủ yếu xung quanh bãi rác, các điểm tập kết rác bên đường, cạnh bờ ruộng. Trung bình mất 1 ha để đổ rác và làm điểm tập kết rác nên ảnh hưởng tới khoảng 1,8 ha lúa. 1 sào( Bắc Bộ) = 360 m2 do đó 1,8 ha = 18.000 m2 = 50 sào. Giá thóc hiện nay là P = 1.900 (đ/kg). Vậy EC1 = 2x50x1.900x(200 – 140) + 18.000 x50 = 12,3 triệu/năm - Chi phí môi trường tính thông qua bệnh tật của người dân và của người lao động: EC2. Sử dụng phương pháp tính thông qua mức bệnh tật, số lần mắc bệnh giữa vùng bị hưởng do rác thải và vùng không bị ảnh hưởng bởi rác thải. Theo báo cáo của UBND tỉnh và Sở Y tê Thái Bình thì chi phí chữa bệnh cho người bị ảnh hưởng bởi rác thải là 50,68 triệu/năm. Chi phí cho người lao động thu gom và vận chuyển rác thải chính là phụ cấp độc hại đối với những người lao động trực tiếp tiếp xúc với rác, phụ cấp 58.000 đ/người/tháng với số lao động là 270 người thì chi phí hàng năm là: 58.000x270x12 = 187,92 (triệu/năm). Vậy EC2 = 187,92 + 50,68 = 238,6 (triệu/năm). - Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất:EC3. Với quỹ đất dùng vào việc chôn lấp rác thải của thị xã Thái Bình nếu được dùng vào việc trồng lúa và hoa màu với năng suất trung bình là 160 kg/sào/vụ. Mỗi năm 2 vụ thì năng suất một sào là 320kg thì với quỹ đất 1 ha dành cho việc chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt của thị xã mỗi năm thì chi phí cơ hội của việc sử dụng đất là: 1ha = 10.000 m2/360 m2 = 27,78 sào. 53 EC3 = 27,78x320x1.900 = 16,89 (triệu/năm). - Chi phí môi trường khác chưa lượng hoá: Ngoài những chi phí môi trường đã được lượng hoá ở trên còn có những chi phí môi trường khác mà mặc dù chúng ta có thể nhìn thây được nhưng chưa có đủ điều kiện để lượng hoá chúng như: + Ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm: những người dân sống gần bãi rác, điểm tập kêt thì nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng. Vì vậy mỗi hộ phải xây một bể nước mưa để lấy nước dùng sinh hoạt hàng ngày còn nước giếng khơi chỉ để tắm giặt. Đó là chi phí để xây dựng bể nước mưa của mỗi hộ gia đình. + Làm mất cảnh quan tự nhiên: ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường xung quanh bãi rác và các vùng lân cận làm xáo trộn khung cảnh thiên nhiên, ảnh hưởng tới khách du lịch và cơ hội đầu từ phát triển kinh tế của thị xã. + Chi phí để xử lý ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước: Đó là chi phí mà các hộ dân cư sống gần bãi rác phải đầu tư xây dựng để phòng tránh và khử mùi hôi thối của rác thải. Tất cả các chi phí đó đều chưa được lượng hoá một cách cụ thể. Tóm lại, tổng chi phí môi trường là: EC = EC1 + EC2 + EC3 = 12,3 + 238,6 + 16,89 = 267,79 triệu/năm. Vậy lợi ích môi trường của việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt mà công ty mang lại mỗi năm là: E = EB – EC = 1.452,5 – 267,79 =1.184,71 (triệu/năm). Lợi ích môi trường của Công ty trong 5 năm dự tính là: 1.184,71 x 5 =5.923,55 trđ 2.3. Hiệu quả về mặt xã hội: S = I – C Trong đó: S là hiệu quả về mặt xã hội mà công ty mang lại. I là lợi ích xã hội. 54 C: Chi phí mà xã hội phải bỏ ra. 2.3.1. Lợi ích của công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt mang lại cho xã hội mỗi năm: I Lợi ích mang lại cho xã hội mỗi năm của công tác thu gom và vận chuyển rác thải chính là việc tạo ra công ăn việc làm cho những người lao động trong xã hội đang làm việc trực tiếp tại công ty. Số lao động phục vụ trực tiếp cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình là 2 người với mức thu nhập trung bình 1 tháng là 650.000đ/ người thì lợi ích mang lại cho xã hội mỗi năm là: I = 650.000x270x12 = 2.106 (triệu/năm) Ngoài ra còn có các lợi ích về việc làm sạch đường ngõ phố, tạo cảnh quan thiên nhiên sạch sẽ và thoáng mát góp phần lam tăng năng suất lao động của mọi người trong ngày làm việc và thu hút được khách du lịch. 2.3.2. Chi phí mà xã hội phải bỏ ra: C Chi phí của xã hội phải bỏ ra do công tác thu gom và vận chuyển rác thải bao gồm chi phí khám chữa bệnh cho người dân khi họ bị mắc các bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra: C = EC2 = 238,6 (triệu/năm) và các chi phí khác mà xã hội phải bỏ ra để xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí mà chúng ta chưa lượng hoá hết được. Như vậy công tac thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty Thị Chính mang lại lợi ích cho xã hội mỗi năm là: S = I – C = 2.106 - 238,6 = 1.867,4 (triệu/năm) Vậy lợi ích của Công ty trong 5 năm kế hoạch được dự tính là: 1.867,4 x 5 = 9.337 trđ Tóm lại tổng các loại lợi ích và chi phí của Công ty trong kỳ kế hoạch là: 55  LI = - 10.980,318 + 5.923,55 + 9.337 = 4.280,232 trđ Như vậy, với kết quả phân tích trên thì khi chưa tính đến lợi ích về mặt xã hội và lợi ích về môi trường thì hiệu quả hoạt độngcủa Công ty là không có hiệu quả và không nên tiến hành đầu tư hoạt động bởi nó cho hiệu quả là lỗ 10.980,318 trđ nhưng nếu xét trên góc độ của khía cạnh môi trường thì lợi ích của Công ty mang lại cho xã hội và môi trường là rất lớn, nó đem lại lợi ích trong kỳ là 4.280,232 trđ. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG KHÂU THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA CÔNG TY THỊ CHÍNH THỊ XÃ THÁI BÌNH. 56 Môi trường là nơi con người sống, lao động và làm việc. Chính vì vậy mọi người đều có nhu cầu sống trong môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm. Để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người dân thị xã Thái Bình về một môi trường ngày một xanh- sạch- đẹp hơn, Công ty Thị Chính đã cố gắng lao động hết sức mình để đạt được mục tiêu chung của toàn xã hội. Công ty đang cố gắng thu gom, vận chuyển lượng rác thải phát sinh hàng ngày để đem tới bãi chôn lấp hàng ngày, nhưng điều này còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng phường,điều kiện kinh tế xã hội trong khâu thu gom, vận chuyển và ý thức trách nhiệm của mọi người dân. Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình đang có kế hoạc đến năm 2020 sẽ cơ bản đạt mức kế hoạch thu gom, vận chuyển 100% khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Do đó để đạt mục tiêu này thì công ty cũng như mọi người dân đều phải biết được trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho toàn xã hội. Phương án của công ty là vừa đảm bảo được mục tiêu kế hoạch, vừa đảm bảo được sức khoẻ cho người lao động trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải và tận dụng được một cách tối ưu nhất nguồn phế liệu để tái chế, giảm thiểu mức ô nhiễm và nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường hàng ngày. Qua tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình cùng với cách xắp xếp lao động theo ca của công ty cho thấy lao động của công ty trong lĩnh vực vệ sinh môi trường còn nhiều khó khăn và gây tác hại đối với sức khoẻ, đồng thời không đảm bảo được vệ sinh môi trường chung cho cộng đồng gây ra nhiều vấn đề như ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất,…. Làm mất mỹ quan đô thị, làm giảm khả năng du lịch tham quan của du khách. Xuất phát từ những vấn đề quan trọng đó, công ty cần có các giải pháp đối với công tác thu gom, vận chuyển rác thải góp phần làm cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải ngày càng tốt hơn. 57 1.1. Phân loại rác thải ngay tại các hộ gia đình. Rác thải sinh hoạt hiện nay hầu hết không được phân loại mà đổ lẫn vào nhau gây mùi hôi thối, vừa lãng phí thẫm chí còn rất độc hại cho người thu gom, vận chuyển và người làm công tác phân loại rác sau này khi đem chôn lấp hoặc đốt rác. Nguyên nhân chủ yếu là do thành phần hữu cơ trong rác chiếm một tỷ lệ khá lớn như : rau, quả, thưc ăn thừa….. hơn nữa thùng rác của các hộ gia đình hầu như không có lắp đậy nên khi để trong nhà gây ô nhiễm môi trường sống, tạo mùi hôi thối và là điều kiện cho ruồi, bọ, và vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nhất là các hộ gia đình ở khu tập thể hay để các thùng đựng rác ở cầu thang hoặc rìa đường gây mùi khó chịu cho người đi đường và ô nhiễm môi trường đối với những người xung quanh. Rác thải sinh hoạt nếu không được phân loại trước khi thu gom, vận chuyển không chỉ gây khó khăn cho những người trực tiếp thu gom mà còn là mối nguy hiểm cho những người làm trong khâu vận chuyển và xử lý rác nhất là những người xử lý rác, họ trực tiếp phải đối mặt với rác thải sau khi thu gom,vận chuyển đến thì rác đã gây ra mùi hôi thối hay rỉ nước rác… chủ yếu là do rác hữu cơ gây ra. khi rác không được phân loại, để lẫn lộn giữa rác hữu cơ và vô cơ thì không những không tận dụng được các chất hữu cơ làm phân vi sinh mà còn không tận dụng được triệt để rác phế liệu có thể tái chế và cũng là nguyên nhân làm cho các phản ứng hoá học xảy ra và gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. đặc biệt là những loại rác khó phân huỷ khi đem chôn lấp như: thuỷ tinh, sắt, thép…. Nhất là đối với túi nylon có thời gian phân huỷ từ 20 – 5000 năm trong khi đó lượng túi nylon lại đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày. Còn nếu đem đốt thì gây ra những khí độc nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu khí quyển và con người xung quanh khu vực đốt rác. Rác nếu được phân loại ngay tại nguồn phát sinh ra nó không những có thể tiết kiệm được một phần phế liệu cho việc tái chế mà còn có thể phân loại 58 các thành phần hữu cơ để sản xuất phân vi sinh. Trong thành phần của rác thải còn có đến 10% là các loại phế liệu có thể tái chế và sử dụng như : kim loại, thuỷ tinh, nhựa, …… Riêng thành phần hữu cơ chiếm tới 51,9% trong tổng lượng rác phát sinh còn lại các nguyên liệu không thể tái chế được nhưng có thể dùng vào mục đích khác. Như vậy nếu ta phân loại rác hữu cơ riêng đem xử lý thành phân bón cho cây trồng rất tốt mà không gây nguy hại như một số loại phân bón hoa học khác. Trước những vấn đề được đề cập như trên mục đích để nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Vì vậy để đảm bảo được vệ sinh môi trường chung cho chính mình và cộng đồng thì người dân phải có tránh nhiệm phân loại theo từng thành phần rác thải chủ yếu là hai loại sau: - Chất thải hữu cơ: Rau, củ quả,thức ăn xác động vật,… Thành phần rác hữu cơ là nguyên nhân chính của rác bốc mùi hay là những đống rác bị tồn đọng rỉ nưóc nên loại rác này phải được đổ vao những thùng kín và có nắp đạy với dung tích 15 lít. Như vậy một thùng rác có thể chứa đựng 4 – 5 ngày mà không có mùi hôi. Công nghệ này là giải pháp tối ưu trong khi người dân để rác kể cả ở trong nhà tránh được mùi hôi thối mà công nhân môi trường trực tiếp xúc với nó. - Chất thải vô cơ: Kim loại, đồ nhựa, đất cát, nilon… Thành phần rác vô cơ vừa sạch lại không gây nguy hại cho sức khoẻ con người mà lại còn là nguồn nguyên liệu tái chế được, một số chất phế thải lại có thể sử dụng được vào mục đích khác như: than, đất, than sỉ dùng để lấp ao hay làm gạch từ sỉ… như vậy thành phần này được thu gom sẽ là nguồn thu chung cho công ty để bù vào các hoạt động khác. Như vậy, chất thải rắn sinh hoạt vừa tận dụng để trở thành nguyên liệu có ích dùng cho cây trồng hay thay thế các loại phân hoá học làm hại đến con người, môi trường đất, môi trường nước, đặc biệt là nước ngầm trong khi đại bộ phân dân ở thị xã Thái Bình còn sử dụng nguồn nước giếng khơi và giếng khoan là chủ yếu. 59 1.2. Công tác truyền thông môi trường. Xã hội ngày nay là xã hội thông tin hoá cao độ, trong đó phương tiện thông tin đại chúng có vị trí trong đời sống cộng đồng. Thông thường chúng ta vẫn thường xuyên biết các thông tin về môi trường qua các phương tiện đại chúng như: đài, báo, ti vi cùng các phương tiện hiện đại khác. chính vì vậy chiến dịch truyền thông về môi trường tới mọi người dân để mọi người hiểu biết và ý thức được trách nhiệm của mình trong vấn đề bảo vệ môi trường. Những phong trào đó có thể là cao trào, có tác dụng sâu rộng mang lại hiệu quả khả quan. Đưa hình thức giáo dục môi trường một cách bắt buộc đối với mỗi học sinh tuỳ từng độ tuổi mà có những hình thức giáo dục khác nhau và làm sao để có thể tuỳ từng đối tượng cần phải nắm chắc khái niệm về môi trường và sự cần thiết của môi trường đối với cuộc sống, còn đối tượng quá tuổi đi học thì thông qua hệ thống truyền thông của xã, phường. Thường xuyên tuyên truyền những tác hại do rác thải gây ra cho sức khoẻ con người và khối lượng thành phần rác do con người sản sinh, đồng thời nói rõ những lợi ích của việc thu gom để góp công, góp của vào việc thực hiện thu gom tốt hơn. Thường xuyên phải phối hợp giữa công ty môi trường và các phường xã để tổ chức các tuần lễ về môi trường đồng thời vận động để người dân tham gia để người dân sớm có thể nhận thức được thực tế sự phát thải rác thải. 1.3. Phương án dùng thùng nhựa quy định để đựng rác. Hiện nay trên toàn thị xã Thái Bình mỗi gia đình đều dùng các thùng rác từ các thung hỏng hoặc các thùng nhựa do mình mua. Những thùng đựng 60 rác này thường không có nắp đậy nên bốc mùi gây ô nhiễm cho chính gia đình hay là mất vệ sinh thị xã. Khi thùng rác đầy người dân mang đi đổ thường hay làm rơi ra đường, nước rác chảy xuống đường vì các thùng rác này đa số là các thùng tận dụng. Để nâng cao chất lượng môi trường sống và cảnh quan đô thị đáp ứng theo quá trình đô thị hoá nên thay thế các thùng đựng rác trong dân cư bằng các thùng có nắp đậy kín. Nếu thực hiện quá trình phân loại rác ngay tại gia đình thì công ty phải cung cấp cho mỗi gia đình hai thùng đựng rác: một thùng đựng rác hữu cơ, một thùng đựng rác vô cơ. Các thùng này phải theo quy định chung của thị xã. *Quy cách của thùng đựng rác: - Thùng được làm bằng nhựa, có nắp đậy vừa nhẹ, vừa không nhìn rõ rác, không ngửi thấy mùi, không bị rò rỉ nước rác và thuận tiện khi đem đổ. - Thùng có quai xách dễ mang đi lại, trên thùng có quy định chung để tránh nhân dân sử dụng vào mục đích khác. - Hạn chế việc sử dụng bừa bãi ra đường, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường sống chung. Mọi gia đình sử dụng thùng đựng rác giống nhau vừa tránh được ô nhiễm, vừa mang tính văn minh lịch sự. Đây là một phương án không mang tính kinh tế song lại mang hoàn tính xã hội công ích và được đánh giá bằng hiệu quả công việc đem lại chất lượng môi trường sống của con người và xã hội sẽ được cải thiện. Môi trường không bị ô nhiễm, bảo vệ được sức khoẻ con người, giữ gìn cho môi trường thị xã trong lành sạch sẽ, cảnh quan tự nhiên và nhân tạo của thị xã ngày càng sạch đẹp, phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Huy động được mọi người cùng tham gia vào công tác vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức của mỗi người dân trong cộng đồng xã hội đối với môi trường, xoá bỏ được thói quen đổ rác bừa bãi không đúng giờ, đúng nơi quy định và đảm bảo được mục tiêu thu gom 100% lượng rác thải phát sinh trong ngày. 61 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. Để đẩy nhanh quá trình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường,đảm bảo cuộc sống trong lành cho con người, việc mở rộng quy mô, phạm vi mô hình quần chúng tham giabảo vệ môi trường ở địa phươnglà cần thiết và bức xúc. Nhằm phát huy đượckhả năng và tránh nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn bảo vệ môi sinh, đề cao vai trò tham gia tuyên truyền vận động tổ chức đoàn thể xã hội, hội phụ nữ, hội người cao tuổi,…Làm cho mọi người dânhiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của công tác quản lý chất thải.Vì vậy công tác vệ sinh môi trường cần để cho các phường tự quản lý dể đỡ một phần nguồn chi cho Ngân sách. Sở GTCC phối hợp với Sở KHCN&MT cần có các điều luật cụ thể đề xuất trực tiếp với thành phố về khen thưởng các tổ chức hay cá nhân tham gia tốt công tác vệ sinh môi trường và xử phạt nghiêm đối với hành vi vi phạm vệ sinh môi trường và trong quản lý rác thải. Để giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước thành phố cần xem xét lại mức thu phí cho vệ sinh hiện nay cho thích hợp. Giám sát chặt chẽ trách nhiệm của người thu phí đồng thời giải thích cho người dân hiểu được trachs nhiệm của mình trong công tác vệ sinh môi trường. Để tiến tới thu phí vệ sinh môi trường đạt hơn 90%. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động vệ sinh môi trường. Từng bước thực hiện tư nhân hoá loại hình dịch vụ này. Khuyến khích các thành phần quốc doanh tham gia đầu tư vào một số công đoạn trong quá trình thu gom, vận chuyển rác thải. Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình phải tăng cường năng lực quản lý của cơ quan môi trường, giành thế chủ động đối với công tác vệ sinh môi trường. 62 KẾT LUẬN Môi trường là nơi con người ta sống, lao động và học tập. Vì vậy đều có nhu cầu sống trong môi trường trong sạch không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy sự phát triển của các công ty trong vấn đề bảo vệ môi trường sống chung của toàn xã hội là một tất yếu khách quan. Những công ty như thế này đã và đang từng ngày góp phần làm cho môi trường sống của con người ngày càng tốt hơn, cảnh quan thiên nhiên và môi trường đã được nâng cao và ngày càng có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Vì thế Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình có một vai trò to lớn đó là làm sao để giữ gìn cho môi trường ngày càng xanh – sạch - đẹp làm cho cuộc sống thị xã ngày càng văn minh lịch sự. Một trong những hoạt động chính của Công ty là thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng, đây là một trong những vấn đề cấp bách, nó là một trong những yếu tố làm huỷ hoại môi trường dẫn đến suy thoái môi trường. Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình đã và đang từng ngày từng giờ nỗ lực hết mình nhằm hoàn thành nhiệm vụ đề ra đó là giữ cho môi trường trên địa bàn thị xã luôn luôn trong lành, sạch sẽ, cải thiện được môi trường sống, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Đó chính là một trong những nhiệm vụ tiên quyết của Công ty. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thì cuộc sống của con người cũng ngày được một cải thiện. Nhưng mặt khác mức sống của con người tăng lên thì cũng kéo theo nó là sự gia tăng của khối lượng chất thải. Vì vậy để bảo vệ môi trường sống chung của toàn xã hội trong sự phat triên nhanh chóng của nền kinh tế đòi hỏi Công ty Thị Chính phải có những phương pháp thu gom, vận chuyển rác thải phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp làm công việc này. Điều đó đòi hỏi Công ty phải 63 không ngừng đổi mới và hoàn thiện mình để ngày càng phục vụ nhiệm vụ công ích tốt hơn. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Để giúp cho việc nghiên cứu khảo sát, điều tra hiện trạng môi trường của thành phố Hà Nội, để đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, mong anh ( chị ) vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi vào chỗ trống hoặc đánh dấu “x” vào ô vuông ( ). Xin chân thành cảm ơn. 1. Họ và tên:…………..………………….Tuổi………… Nam (Nữ) 2. Địa chỉ:………………………………………………………………. 3. Trình độ văn hoá:……………………………………………………. 4. Số nhân khẩu trong gia đình:………………………………………… 5. Mức thu nhập hàng tháng của gia đình:……………………………... 6. Gia đình có quan tâm tới các thông tin về môi trường không? - Có - Không 7. Thông tin môi trường mà gia đình biết được là thông qua: - Ti vi - Sách báo - Nguồn khác 8. Đánh giá của gia đình về tình hình vệ sinh môi trường chung của thành phố hiện nay: - Tốt - Bình thường - Ô nhiễm - Rất ô nhiễm 9. Lượng rác thải của gia đình hàng ngày khoảng ………..kg. 10. Nếu có một dự án xây dựng trạm trung chuyển và dự án sẽ đem lại chất lượng môi trường tốt hơn cho thành phố thì gia đình đồng ý chi trả thêm bao nhiêu tiền/người/ tháng: 64 - 500 đ - 1500 đ - 1000 đ - 2000 đ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GVC Lê Trọng Hoa: Giáo trình Quản lý môi trường. 2. Kỹ sư Trần Văn Tuấn: Dự án tiền khả thi xử lý phế thải rắn làm sạch môi trường sản xuất phân bón tại thị xã Thái Bình 3. Giáo trình kinh tế chất thải – Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia 4. Tình hình chung về môi trường và chất phế thải ở thị xã Thái Bình – Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường Thái Bình 5. Các số liệu chủ yếu về chất phế thải ở thị xã Thái Bình – Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình. 6. Đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích – UBND thị xã Thái Bình. 7. Đề án 157/DA-UB về phân cấp công tác vệ sinh đường phố và thu lệ phí vệ sinh – UBND thị xã Thái Bình. 8. Quyết định số 249/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Bình về việc thành lập công ty Thị Chính. 9. Định mức công tác vệ sinh môi trường – Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình. 65 66 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 Chương I: Những vấn đề chung về chất thải và quản lý chất thải 6 I. Tổng quan về chất thải 6 1.1. Khái niệm về chất thải. 6 1.2. Các thuộc tính của chất thải. 6 1.3. Các nguồn chất thải gây ô nhiễm 7 1.3.1. Chất thải từ công nghiệp 7 1.3.2. Chất thải từ nông nghiệp 8 1.3.3. Nguồn chất thải từ sinh hoạt của con người 8 1.3.4. Nguồn chất thải từ ô nhiễm giao thông vận tải 9 1.4. Sự lan truyền của chất thải gây ô nhiễm 9 II. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt 10 2.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 10 2.2. Biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt 10 2.3. Kinh ngiệm tổ chức và quản lý chất thải răn sinh hoạt 11 III. Phương pháp nghiên cứu 12 3.1. Phương pháp nghiên cứu 12 3.2. Nguồn số liệu 12 Chương II: Thực trạng thu gom,vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình 14 I. Tình hình vệ sinh môi trường ở thị xã Thái Bình 14 1.1. Tổng quan về thị xã Thái Bình 14 67 1.2. Tình hình vệ sinh môi trường ở thị xã Thái Bình 16 1.2.1. Sơ lược về rác thải ở thị xã Thái Bình 16 1.2.2. Các phương án xử lý rác thải hiện nay 16 1.3. Nguồn và khối lượng rác thải ở thị xã Thái Bình 18 1.3.1. Thu gom rác thải tại các nguồn 19 1.3.2. Khối lượng rác được thu gom 21 1.4. Thành phần rác thải ở thị xã Thái Bình 22 II. Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình 24 2.1. Tổ chức sản xuất ở Công ty Thị Chính Thái Bình 24 2.2. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải 28 2.2.1. Công tác thu gom. 28 2.2.2. Công tác vận chuyển 29 III. Ảnh hưởng của quá trình thu gom, vận chuyển 31 3.1. Ảnh hưởng đến môi trường 31 3.2. Ảnh hưởng của rác thải tồng đọng 33 Chương III: Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình 37 I. Đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty 37 1.1. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường 37 1.2. Hiệu quả tài chính của Công ty 38 II. Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của Công ty 46 2.1. Hiệu quả kinh tế của Công ty 46 2.2.Hiệu quả môi trường mà Công ty mang lại 47 2.2.1. Lợi ích chất lượng môi trường Công ty đem lại 47 2.2.2. Chi phí về môi trường 49 68 2.3. Hiệu quả về mặt xã hội 51 2.3.1. Lợi ích mang lại mỗi năm 52 2.3.2. Chi phí mà xã hội phải bỏ ra 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 I. Một số giải pháp trong khâu thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính 54 1.1. Phân loại rác ngay tại các hộ gia đình 55 1.2. Công tác truyền thông môi trường 57 1.3. Phương án dùng thùng nhựa quy định để đựng rác 58 II. Một số kiến nghị 59 Kết luận 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_moi_truong_11__2077.pdf
Luận văn liên quan