Luận văn Chất lượng công chức bộ tài nguyên và môi trường

1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm: a) Tổ chức phổ biến tiêu chuẩn này cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị biết để phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; b) Phối hợp với cấp ủy đảng cùng cấp xây dựng tiêu chuẩn cụ thể các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của thủ trưởng đơn vị; c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quy hoạch để đảm bảo đủ tiêu chuẩn trước khi thực hiện quy trình bổ nhiệm. 2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm: Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tiêu chuẩn này trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ. Tiêu chuẩn này là cơ sở để Bộ và các đơn vị xem xét, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Trong trường hợp đặc biệt, khi cán bộ chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn, Ban cán sự đảng, Bộ trưởng xem xét cụ thể từng trường hợp để quyết định việc bổ nhiệm. Trong quá trình triển khai thực hiện tiêu chuẩn này, nếu có các vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

pdf119 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng công chức bộ tài nguyên và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t. Kiến nghị thay đổi cơ chế trả lƣơng theo thâm niên sang chế độ trả lƣơng theo việc làm và theo hiệu quả công việc. Cần tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lƣơng, cách trả lƣơng phù hợp với đổi mới cơ chế quản lý trong thực hiện quyền tự chủ đối với từng loại hình tổ chức. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Tiếp tục quan tâm hơn nữa , tạo điều kiện để đội ngũ công chức học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị , làm việc với các trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng, Học viện Hành chính mở các lớp lớp về chuyên ngành , nhằm đạo điều kiện cho công chức tại Bộ đƣợc học tập nâng cao trình độ, kể cả những công chức chƣa thuộc diện quy hoạch và tiếp tục ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại Bộ. Đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ dài hạn, chú trọng quản lý đào tạo, bồi dƣỡng công chức trẻ diện quy hoạch dài hạn, nhằm tạo bản lĩnh và khả năng lãnh đạo, quản lý toàn diện đồng thời góp phần nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ nguồn đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn ngạch công chức theo quy định. Tiếp tục thực hiện chƣơng trình đào tạo công chức trẻ có triển vọng ở nƣớc ngoài . Hoàn thành quy chế quản lý sử dụng công chức đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, tạo môi trƣờng cho công chức phát huy khả năng, tài năng và đóng góp hết mình cho sự nghiệp phát triển chung của đất nƣớc, có chính sách thu hút chất xám vào hệ thống chính trị góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ lãnh ddaojm, quản lý chuyên môn và cán bộ khoa học đầu ngành. 83 KẾT LUẬN Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển sẽ giúp giảm bớt sức lao động của con ngƣời. Nhƣ vậy không có nghĩa là con ngƣời sẽ không còn chỗ đứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại con ngƣời ngày càng có ý nghĩa to lớn không thể thiếu trong sự thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu không có con ngƣời thì cho dù máy móc có hiện đại đến đâu cũng trở thành những đống sắt vô tri vô giác. Qua quá trình làm đề tài luận văn chất lƣợng công chức tại Bộ Tài nguyên và môi trƣờng đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu và nắm bắt kiến thức thực tế nhằm củng cố kiến thức đã đƣợc trang bị từ nhà trƣờng. Trên cơ sở lý thuyết và phân tích thực tế cho thấy những vấn đề tồn tại trong vấn đề xây dựng, sắp xếp lao động cần phải đƣợc hoàn thiện. Bằng cách phân tích đánh giá thông qua các tiêu chí cụ thể em đã đƣa ra các nguyên nhân và một số giải pháp góp phần "Nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức tại Bộ Tài nguyên và môi trƣờng" cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để Bộ có thể tham khảo nhằm mục đích góp phần giải quyết những hạn chế của Bộ. Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm, kiến thức về thực tế tích luỹ còn ít. Một số thông tin, số liệu còn bị hạn chế hoặc không thu thập đƣợc. Các nguồn số liệu chỉ tƣơng đối chính xác, chƣa bao quát đầy đủ vì vậy Luận văn tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Các giải pháp mới chỉ là những suy nghĩ bƣớc đầu, nếu điều kiện cho phép em sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn. Học viên rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, đặc biệt là giảo viên chỉ đạo em là cô Nguyễn Thị Vân Hạnh để Luận Văn của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng luật tài nguyên và môi trường, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2016), Báo cáo số lƣợng, chất lƣợng công chức, Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2016), Báo cáo đánh giá thực trạng đáp ứng yêu cầu công việc, bố trí sử dụng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức ngành Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. 4. Chính phủ (1998), Nghị định 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, ngày 17/11/1998. 5. Chính phủ (2013), Nghị định 21/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 04/03/2013. 6. Chính phủ (2010), Nghị định 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, ngày 05/03/2010. 7. Chính phủ (2010), Nghị định 93/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, ngày 31/08/2010. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb sự thật, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Học viện Hành chính quốc gia (2004), Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 16. Học viện Hành chính quốc gia (2005), Công vụ, công chức, Tài liệu đào tạo tiền công vụ, tập 4. 17. Học viện Hành chính quốc gia (2007), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 18. Hội đồng Bộ trƣởng (1991), Nghị định 169/HĐBT về Công chức, ngày 25/05/1991. 19. Trần Thanh Hƣơng (2010), Một số giải pháp nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chính Minh. 20. Chu Xuân Khánh (2010), Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Hành chính học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 21. Nguyễn Thị La (2015), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính, Học viện Hành chính quốc gia. 22. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội. 23. Thạch Thọ Mốc (2014), Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá đội ngụ công chức ở nước ta hiện nay, Tạp chí tổ chức nhà nƣớc tháng 4/2014. 24. Hoàng Phế ( Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2000. 25. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phƣơng ( Đồng chủ biên) (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật cán bộ, công chức, ngày 23/11/2008. 86 27. Thủ tƣớng Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, ngày 17/09/2001. 28. Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010, Hà Nội. 29. Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2010 – 2020, Hà Nội. 30. Thủ Tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 1557/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, Hà Nội. 31. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sẩm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Viện nghiên cứu hành chính – Học viện Hành chính quốc gia (2000), Một số thuật ngữ hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2015), Báo cáo tổng kết năm 2014, Hà Nội. 34. Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2014), Báo cáo tổng kết năm 2013, Hà Nội. 35. Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2013), Báo cáo tổng kết năm 2012, Hà Nội. 36. Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Báo cáo tổng kết năm 2011, Hà Nội. 37. Webside: (07/06/2016), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 87 PHỤ LỤC Phụ lục 1 BỘ NỘI VỤ Số: 11/2014/TT-BNV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2014 THÔNG TƢ Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính _________________ Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính như sau. Chƣơng I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tƣ này quy định chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính. Điều 2. Đối tƣợng áp dụng Thông tƣ này áp dụng đối với cán bộ, công chức chuyên ngành hành chính làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là cơ quan, tổ chức hành chính). 88 Điều 3. Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành hành chính, bao gồm: 1. Chuyên viên cao cấp Mã số ngạch: 01.001 2. Chuyên viên chính Mã số ngạch: 01.002 3. Chuyên viên Mã số ngạch: 01.003 4. Cán sự Mã số ngạch: 01.004 5. Nhân viên Mã số ngạch: 01.005 Điều 4. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cƣơng, trật tự hành chính; gƣơng mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan; c) Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gƣơng mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân; d) Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; không lợi dụng việc công để mƣu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đ) Thƣờng xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực. Chƣơng II CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Điều 5: Ngạch chuyên viên cao cấp 1. Chức trách 89 Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao nhất về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp tỉnh trở lên, có trách nhiệm chủ trì tham mƣu, tổng hợp và hoạch định chính sách, chiến lƣợc có tính vĩ mô theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phƣơng; tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách. 2. Nhiệm vụ a) Chủ trì xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trƣơng, chính sách kinh tế - xã hội, các đề án, chƣơng trình, dự án có tầm cỡ chiến lƣợc về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội của Bộ, ngành trong phạm vi toàn quốc, hoặc đề án, chƣơng trình, dự án tổng hợp kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; b) Tổ chức chỉ đạo, triển khai hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thể chế quản lý chuyên môn nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả. Trƣờng hợp đặc biệt, trực tiếp thực thi công vụ, nhiệm vụ cụ thể khác khi đƣợc cấp trên giao; c) Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các phƣơng án sửa đổi, bổ sung, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý; d) Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án và các công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp tỉnh nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, phục vụ thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; đ) Chủ trì việc tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dƣỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm của ngành, lĩnh vực. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững và am hiểu sâu sắc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc; định hƣớng phát triển, chiến lƣợc, chính sách của ngành, lĩnh vực đang làm việc; b) Nắm vững và am hiểu hệ thống các kiến thức quản lý hành chính nhà nƣớc, 90 quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực và các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, công chức; c) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nƣớc và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; d) Có năng lực đề xuất, tham mƣu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án, chƣơng trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực công tác để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đ) Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chƣơng trình liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc; e) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất đƣợc các phƣơng pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phƣơng; g) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác trong ngành, lĩnh vực hoặc địa phƣơng; h) Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp thì phải là ngƣời đã chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành đƣợc ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chƣơng trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành đƣợc nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chƣơng trình chuyên ngành hoặc tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội cấp tỉnh đƣợc cấp có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu; i) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng từ đủ 5 năm trở lên (60 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 2 năm (24 tháng). 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với 91 ngành, lĩnh vực công tác; b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị; c) Có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên cao cấp; d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tƣơng đƣơng bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Điều 6. Ngạch chuyên viên chính 1. Chức trách Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ phức tạp trong cơ quan, đơn vị; tham mƣu, tổng hợp xây dựng hoặc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phƣơng. 2. Nhiệm vụ a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, chế độ, chính sách; xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý nhà nƣớc thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi toàn quốc hoặc cấp tỉnh, cấp huyện; b) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phƣơng; c) Tổ chức, hƣớng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc cơ quan từ cấp huyện trở lên; 92 d) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng báo cáo, thống kê, quản lý hồ sơ lƣu trữ, thực hiện quy trình nghiệp vụ; tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý; đ) Chủ trì nghiên cứu những đề tài, đề án về quản lý nghiệp vụ, cải tiến nội dung và nâng cao hiệu quả phƣơng pháp quản lý; e) Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác đƣợc cấp trên giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nƣớc, chế độ công vụ, công chức và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; b) Chủ trì, tổ chức xây dựng hoàn thiện thể chế; chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực hiện; xây dựng các đề án, dự án, chƣơng trình công tác; đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với các chính sách chuẩn bị ban hành; c) Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền; trình bày và bảo vệ đƣợc các ý kiến, nội dung đề xuất; giải quyết tốt các nhiệm vụ đƣợc giao theo dõi, quản lý; d) Tổ chức hƣớng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nƣớc thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phƣơng đang công tác; thực hiện, đề xuất các biện pháp kiểm tra, đánh giá; đ) Tổ chức phối hợp, tổ chức kiểm tra, tổng kết thực thi chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phƣơng; e) Nắm đƣợc tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nƣớc và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; g) Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính thì phải là ngƣời đã chủ trì xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chƣơng trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu; 93 h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc ngạch tƣơng đƣơng từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 3 năm (36 tháng). 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác; b) Có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên chính; c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tƣơng đƣơng bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Điều 7. Ngạch chuyên viên 1. Chức trách Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm tham mƣu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phƣơng. 2. Nhiệm vụ a) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc thuộc ngành, lĩnh vực; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế; 94 b) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mƣu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các công việc có liên quan; c) Hƣớng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt kết quả; d) Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lƣu trữ tƣ liệu, số liệu nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc; đ) Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm đƣợc giao; e) Tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc và báo cáo cấp trên; g) Tập hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đƣợc giao theo dõi để nghiên cứu đề xuất cấp trên. Trực tiếp thực thi thừa hành công vụ, nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác khi đƣợc cấp trên giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ đƣợc giao; b) Hiểu rõ các mục tiêu và đối tƣợng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi đƣợc giao; hiểu đƣợc những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý, khoa học quản lý; tổ chức khoa học quản lý; c) Nắm rõ quy trình xây dựng các phƣơng án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực đƣợc giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề đƣợc giao nghiên cứu, tham mƣu; d) Có phƣơng pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lƣợng và hiệu quả; đ) Am hiểu thực tiễn, kinh tế - xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực đƣợc giao; nắm đƣợc xu hƣớng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nƣớc; 95 e) Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tƣơng đƣơng tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trƣờng hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tƣơng đƣơng tối thiểu là 5 năm (60 tháng). 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác; b) Có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên; c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tƣơng đƣơng bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Điều 8. Ngạch cán sự 1. Chức trách Là công chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu nghiệp vụ kỹ thuật trong các cơ quan, tổ chức hành chính, có trách nhiệm giúp việc lãnh đạo, quản lý hoặc hỗ trợ, phục vụ cho các công chức ở ngạch cao hơn và thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo theo sự phân công của cấp trên. 2. Nhiệm vụ a) Tham gia, hỗ trợ, phục vụ cho việc triển khai các hoạt động công vụ, nhiệm vụ, gồm các việc cụ thể nhƣ xây dựng và triển khai kế hoạch, phƣơng án nghiệp vụ trên cơ sở các quy định, quy chế quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc địa phƣơng; b) Thực hiện các công việc đƣợc phân công; phân tích, đánh giá hiệu quả và báo cáo kịp thời theo yêu cầu và mục tiêu của quản lý; 96 c) Phát hiện và đề xuất các giải pháp để kịp thời điều chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực thi công vụ của các đối tƣợng quản lý, nhằm đảm bảo việc thực hiện chế độ, chính sách, quyết định quản lý đƣợc thi hành nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu lực; d) Tham gia xây dựng và thực hiện chế độ quản lý hồ sơ tài liệu, tổ chức thống kê lƣu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác theo yêu cầu nhiệm vụ. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm đƣợc các nguyên tắc, chế độ, thể lệ, thủ tục và các hƣớng dẫn nghiệp vụ, mục tiêu quản lý của ngành, lĩnh vực; chủ trƣơng của lãnh đạo trực tiếp; b) Nắm chắc các nguyên tắc, trình tự, thủ tục nghiệp vụ hành chính của hệ thống bộ máy nhà nƣớc; c) Hiểu đƣợc tính chất, đặc điểm hoạt động của các đối tƣợng quản lý và nghiệp vụ quản lý; d) Dự thảo đƣợc các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ và tham gia triển khai theo đúng chỉ đạo của cấp trên; đ) Biết sử dụng các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác; e) Công chức dự thi nâng ngạch cán sự phải có thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tƣơng đƣơng tối thiểu là 3 năm (36 tháng). 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm; b) Có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc ngạch cán sự; c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tƣơng đƣơng bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 97 Điều 9. Ngạch nhân viên 1. Chức trách Là ngạch công chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ thực thi, thừa hành trong các cơ quan, tổ chức hành chính, có trách nhiệm phục vụ các hoạt động của cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở lên. 2. Nhiệm vụ a) Đƣợc giao đảm nhiệm các công việc cụ thể nhƣ phô tô, nhân bản các văn bản, tài liệu; tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của cơ quan, tổ chức; b) Kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức; c) Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bảo mật của công tác văn thƣ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. d) Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ khác nhƣ: bảo vệ, lái xe, phục vụ, lễ tân, kỹ thuật và các nhiệm vụ khác khi đƣợc cấp trên giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm đƣợc cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc và trực thuộc; b) Hiểu biết về các nghiệp vụ đơn giản của công tác văn thƣ hoặc các nghiệp vụ, nhiệm vụ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm; thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, bàn giao trong việc chuyển giao, tiếp nhận văn bản, tài liệu; c) Nắm vững quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến công tác văn thƣ; d) Sử dụng thành thạo các phƣơng tiện, kỹ thuật phục vụ in, sao tài liệu và các thiết bị văn phòng. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng a) Tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Trừ trƣờng hợp là lái xe phải có bằng lái đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp; b) Có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ liên quan đến các công việc đƣợc giao nếu nhiệm vụ hoặc vị trí việc làm có yêu cầu. 98 Chƣơng III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 10. Tổ chức thực hiện Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ các quy định tại Thông tƣ này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức chuyên ngành hành chính. Điều 11. Hiệu lực thi hành 1. Thông tƣ này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2014. 2. Bãi bỏ Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29/5/1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính. 3. Bãi bỏ ngạch và mã số các ngạch tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức, cụ thể nhƣ sau: a) Kỹ thuật viên đánh máy (mã số ngạch 01.005); b) Nhân viên đánh máy (mã số ngạch 01.006); c) Nhân viên kỹ thuật (mã số ngạch 01.007); d) Nhân viên văn thƣ (mã số ngạch 01.008); đ) Nhân viên phục vụ (mã số ngạch 01.009); e) Lái xe cơ quan (mã số ngạch 01.010); g) Nhân viên bảo vệ (mã số ngạch 01.011). Đối với công chức hiện đang giữ các ngạch nêu tại Khoản 3 Điều này đƣợc chuyển sang ngạch nhân viên (mã số ngạch 01.005) quy định tại Điều 9 của Thông tƣ này. Điều 12. Trách nhiệm thi hành 1. Các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tƣ này. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vƣớng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để hƣớng dẫn hoặc xem xét, giải quyết./. 99 Phụ lục 2 TIÊU CHUẨN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THUỘC THẨM QUYỀN BỔ NHIỆM CỦA BỘ TRƢỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1674 /QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cần đạt những tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể dƣới đây: I- TIÊU CHUẨN CHUNG 1. Phẩm chất a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với lý tƣởng cách mạng của Đảng, với chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; có ý thức đấu tranh bảo vệ quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; b) Yêu nƣớc, kiên định đƣờng lối đổi mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng; tận tụy phục vụ nhân dân; làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả; c) Gƣơng mẫu về đạo đức, lối sống; cần kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ, trung thực, thẳng thắn, có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình; đoàn kết, dân chủ, chân tình với đồng nghiệp, đồng sự, đƣợc tập thể tín nhiệm; có ý thức tổ chức kỷ luật, không cơ hội, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; d) Gƣơng mẫu chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, nội quy, quy chế của cơ quan, các quy định của địa phƣơng và nơi cƣ trú, đƣợc nhân dân nơi cƣ trú tín nhiệm; không lạm dụng chức quyền và lợi dụng chức quyền của ngƣời thân để mƣu lợi riêng. 2. Năng lực a) Có năng lực tham mƣu, tổ chức, quản lý, lãnh đạo thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành; 100 b) Có khả năng nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và đề xuất các giải pháp, phƣơng pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành; c) Có năng lực và kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành; có khả năng quy tụ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ. 3. Hiểu biết a) Nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành; b) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn, chuyên ngành; c) Hiểu biết sâu về nghiệp vụ quản lý của lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành; d) Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nƣớc, các vấn đề quốc tế quan trọng của khu vực và thế giới. 4. Trình độ a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao; b) Tốt nghiệp lý luận chính trị trung cấp trở lên; c) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ B trở lên; d) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh; đ) Sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị phục vụ cho công tác. 5. Các tiêu chuẩn khác a) Có 5 năm công tác trở lên trong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác thuộc lĩnh vực phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao; b) Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ; c) Có đủ sức khoẻ bảo đảm công tác. II- TIÊU CHUẨN CỤ THỂ 1. Đối với các vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Văn 101 phòng Hội đồng Đánh giá trữ lƣợng khoáng sản, Văn phòng Thƣờng trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam a) Cấp trƣởng (1) Có hiểu biết chung về các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ, về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; am hiểu chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực công tác đƣợc giao; (2) Năng động, quyết đoán trong tổ chức và điều hành công việc; là chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên; (3) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; đã hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên cao cấp và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (4) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên; riêng Vụ trƣởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trƣởng Vụ Hợp tác quốc tế, Chánh Văn phòng Thƣờng trực Ủy ban sông Mê Công phải thông thạo một ngoại ngữ thông dụng; (5) Riêng Vụ trƣởng Vụ Khoa học và Công nghệ phải có học vị tiến sỹ trở lên. b) Cấp phó (1) Có hiểu biết chung về các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ; am hiểu chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực công tác đƣợc giao; (2) Có khả năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao; (3) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; Riêng Phó Vụ trƣởng Vụ Khoa học và Công nghệ phải có học vị thạc sỹ trở lên, Phó Vụ trƣởng Vụ Hợp tác quốc tế phải thông thạo một ngoại ngữ thông dụng. 2. Đối với các tổng cục, cục a) Cấp trƣởng (1) Nắm vững chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực công tác đƣợc giao; am hiểu về các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ, về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; 102 (2) Năng động, nhạy bén, quyết đoán trong tổ chức và điều hành công việc; đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp trƣởng phòng đối với cục, cấp vụ trƣởng đối với tổng cục hoặc tƣơng đƣơng; là chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên; (3) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tƣơng đƣơng và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (4) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên. b) Cấp phó (1) Am hiểu chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực công tác đƣợc giao; về các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ, về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao; đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp phó vụ trƣởng đối với tổng cục, cấp phó trƣởng phòng đối với cục hoặc và tƣơng đƣơng; (3) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp đối với tổng cục, trung cấp đối với cục; hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên cao cấp đối với tổng cục, ngạch chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên đối với cục và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (4) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên đối với tổng cục, trình độ B trở lên đối với cục. 3. Đối với các viện a) Cấp trƣởng (1) Nắm vững chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý khoa học công nghệ và đào tạo; am hiểu về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Có kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý công tác nghiên cứu khoa học; đã hoặc đang là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ trở lên; là nghiên cứu viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên; 103 (3) Có học vị tiến sỹ trở lên chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao; (4) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý kinh tế ngạch nghiên cứu viên cao cấp hoặc tƣơng đƣơng và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (5) Thông thạo một ngoại ngữ thông dụng. b) Cấp phó (1) Am hiểu chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý khoa học công nghệ và đào tạo; về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Có quá trình công tác thực tế, khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao; đã hoặc đang là chủ nhiệm đề tài cấp viện trở lên; (3) Có học vị tiến sỹ trở lên, nếu là thạc sỹ phải có khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao; (4) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý kinh tế ngạch nghiên cứu viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (5) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên. 4. Đối với các trƣờng a) Cấp trƣởng (1) Nắm vững chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức; am hiểu về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Có kinh nghiệm lãnh đạo và năng lực quản lý giáo dục và đào tạo; đã qua giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm; là giảng viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên; (3) Có học vị tiến sỹ trở lên chuyên ngành đào tạo phù hợp nhiệm vụ đào tạo của trƣờng; (4) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; có chứng chỉ bồi dƣỡng về nghiệp vụ sƣ phạm đại học bậc II và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; 104 (5) Thông thạo một ngoại ngữ thông dụng. b) Cấp phó (1) Am hiểu chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức; về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Có khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao; đã qua giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm; (3) Tốt nghiệp thạc sỹ trở lên chuyên ngành phù hợp nhiệm vụ đào tạo của trƣờng; (4) Có chứng chỉ bồi dƣỡng về nghiệp vụ sƣ phạm đại học bậc II và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (5) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên; riêng cấp phó phụ trách đào tạo và nghiên cứu khoa học phải thông thạo một ngoại ngữ thông dụng. 5. Đối với Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn quốc gia a) Cấp trƣởng (1) Nắm vững chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực khí tƣợng thuỷ văn; am hiểu về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Năng động, nhạy bén, có khả năng tổ chức chỉ đạo, tổ chức và điều hành công việc; đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp Giám đốc Đài Khí tƣợng Thuỷ văn khu vực hoặc tƣơng đƣơng trở lên; là chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên; (3) Tốt nghiệp thạc sỹ trở lên chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao; (4) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tƣơng đƣơng và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (5) Thông thạo một ngoại ngữ thông dụng. b) Cấp phó (1) Am hiểu chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực khí tƣợng thuỷ văn; về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; 105 (2) Có khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao; đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp phó trƣởng ban hoặc tƣơng đƣơng trở lên; (3) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tƣơng đƣơng và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; Riêng cấp phó phụ trách công tác khoa học và hợp tác quốc tế phải thông thạo một ngoại ngữ. 6. Đối với các trung tâm khác trực thuộc Bộ, Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam a) Cấp trƣởng (1) Am hiểu chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực công tác đƣợc giao; về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Năng động, nhạy bén, có khả năng chỉ đạo, tổ chức và điều hành công việc; đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp trƣởng phòng hoặc tƣơng đƣơng; là chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên; (3) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tƣơng đƣơng và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (4) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên; Riêng Giám đốc Trung tâm Viễn thám quốc gia phải có trình độ thạc sỹ trở lên. b) Cấp phó (1) Am hiểu chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực công tác đƣợc giao; về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Có khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao; đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp phó trƣởng phòng hoặc tƣơng đƣơng; (3) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên, chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2. 106 7. Đối với báo, tạp chí trực thuộc Bộ a) Cấp trƣởng (1) Nắm vững chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; am hiểu về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Có kinh nghiệm lãnh đạo và năng lực quản lý công tác báo chí; thâm niên công tác ở chức vụ trƣởng ban hay phóng viên, biên tập viên cấp III ít nhất 5 năm; là biên tập viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên; (3) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý kinh tế, chế độ hạch toán kinh tế báo chí và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (4) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên. b) Cấp phó (1) Am hiểu chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; am hiểu về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Có khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao; đã làm việc hoặc tham gia quản lý về báo chí ít nhất 3 năm; (3) Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý kinh tế, chế độ hạch toán kinh tế báo chí và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (4) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên. 8. Đối với các doanh nghiệp a) Cấp trƣởng (1) Am hiểu và biết vận dụng chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh; am hiểu về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Năng động, quyết đoán trong tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh; có giải pháp tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trƣờng, đạt hiệu quả kinh tế 107 cao; đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp giám đốc xí nghiệp trực thuộc và tƣơng đƣơng trở lên; (3) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý kinh tế ngạch kỹ sƣ cao cấp hoặc tƣơng đƣơng và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (4) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên. b) Cấp phó (1) Am hiểu và biết vận dụng chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh; am hiểu về kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng; (2) Có khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao; đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp phó giám đốc xí nghiệp trực thuộc và tƣơng đƣơng trở lên; (3) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý kinh tế ngạch kỹ sƣ chính hoặc tƣơng đƣơng và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2. 9. Đối với các cục, vụ, thuộc tổng cục; ban, văn phòng trực thuộc Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn quốc gia a) Cấp trƣởng (1) Am hiểu chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực công tác đƣợc giao; (2) Có kinh nghiệm lãnh đạo và năng lực quản lý; là chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên; (3) Tốt nghiệp thạc sỹ trở lên đối với vụ, ban tham mƣu về khoa học công nghệ; (4) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2; (5) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên; thông thạo một ngoại ngữ đối với vụ, ban tham mƣu về hợp tác quốc tế. 108 b) Cấp phó (1) Am hiểu chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực công tác đƣợc giao; (2) Có khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao; (3) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 3; (4) Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên đối với vụ, ban tham mƣu về hợp tác quốc tế. Riêng đối với cấp phó của các ban, văn phòng trực thuộc Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn quốc gia, tiêu chuẩn cụ thể do Tổng giám đốc Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn quốc gia quy định. 10. Đối với các trung tâm trực thuộc tổng cục; đài khí tƣợng thủy văn khu vực, trung tâm, liên đoàn trực thuộc Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn quốc gia; liên đoàn, trung tâm trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; liên đoàn trực thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc a) Cấp trƣởng (1) Am hiểu và biết vận dụng chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; (2) Năng động, quyết đoán trong tổ chức và điều hành công việc; đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp trƣởng phòng hoặc tƣơng đƣơng; (3) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý kinh tế ngạch kỹ sƣ cao cấp hoặc tƣơng đƣơng và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 2. b) Cấp phó (1) Biết vận dụng chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; (2) Có khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc phân công; đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp phó trƣởng phòng hoặc tƣơng đƣơng; 109 (3) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý kinh tế ngạch kỹ sƣ chính hoặc tƣơng đƣơng, chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 3. Riêng đối với cấp phó của các trung tâm, liên đoàn trực thuộc Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn quốc gia, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, liên đoàn trực thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc, tiêu chuẩn cụ thể do Thủ trƣởng đơn vị quy định. 11. Đối với các chi cục thuộc cục (1) Am hiểu chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực công tác đƣợc giao; (2) Có kinh nghiệm lãnh đạo và năng lực quản lý; là chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên; (3) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên và chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 3. 12. Đối với các phòng, trung tâm thuộc Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh a) Cấp trƣởng (1) Đạt tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên đối với Văn phòng Bộ và Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh; ngạch thanh tra viên chính trở lên đối với Thanh tra Bộ; (2) Có năng lực điều hành công việc đƣợc giao; (3) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 3. b) Cấp phó (1) Là chuyên viên hoặc tƣơng đƣơng trở lên đối với Văn phòng Bộ và Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh; thanh tra viên trở lên đối với Thanh tra Bộ; (2) Có năng lực điều hành công việc đƣợc phân công; 110 (3) Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 3. III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thủ trƣởng các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm: a) Tổ chức phổ biến tiêu chuẩn này cho cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động thuộc đơn vị biết để phấn đấu, tu dƣỡng, rèn luyện; b) Phối hợp với cấp ủy đảng cùng cấp xây dựng tiêu chuẩn cụ thể các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của thủ trƣởng đơn vị; c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quy hoạch để đảm bảo đủ tiêu chuẩn trƣớc khi thực hiện quy trình bổ nhiệm. 2. Vụ trƣởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm: Hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tiêu chuẩn này trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ. Tiêu chuẩn này là cơ sở để Bộ và các đơn vị xem xét, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Trong trƣờng hợp đặc biệt, khi cán bộ chƣa đạt đầy đủ tiêu chuẩn, Ban cán sự đảng, Bộ trƣởng xem xét cụ thể từng trƣờng hợp để quyết định việc bổ nhiệm. Trong quá trình triển khai thực hiện tiêu chuẩn này, nếu có các vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vƣớng mắc, các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trƣởng xem xét, quyết định./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chat_luong_cong_chuc_bo_tai_nguyen_va_moi_truong.pdf
Luận văn liên quan