Luận văn Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng

Quần đảo Cát Bà có diện tích tự nhiên là 33.670 ha, bao gồm 13.478 ha đất tự nhiên và 20.192 ha mặt biển. Quần đảo Cát bà có 388 hòn đảo, lớn nhỏ, trong đó có đảo lớn nhất là đảo Cát Bà. Quần đảo Cát Bà có những giá trị đặc biệt về tài nguyên du lịch sinh thái như: hệ sinh thái biển, rừng nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, hệ thống hang động núi đá vôi.được đánh giá là nơi hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam. Ngoài ra, Quần đảo Cát Bà là nơi lưu giữ nhiều di chỉ khảo cổ học có giá trị, tiêu biểu nhất là di chỉ Cái Bèo. Ngày nay, Cát Bà đã và đang được đông đảo du khách và bạn bè trong nước và quốc tế biết đến là quần đảo có những giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học, mỹ học, cấu trúc địa chất, địa mạo và di chỉ khảo cổ học, tạo lên hình ảnh Quần đảo Cát Bà là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất của cả nước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Cát Bà cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến phát triển du lịch bền vững của du lịch Cát Bà. Nhận thức về điều đó, nên tác giả mạnh dạn nghiên cứu thực trạng du lịch Cát Bà giai đoạn 2009 – 2015 để xây dựng mục tiêu, phương hướng và đề ra giải pháp phát triển bền vững du lịch Cát Bà trong thời gian tới.93 Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ thì khả năng tổng hợp, bao quát toàn diện những vấn đề mang tính vĩ mô liên quan đến phát triển du lịch bền vững Cát Bà chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, song với tâm huyết của mình, tác giả mong muốn luận văn sẽ đóng góp nhất định vào việc phát triển bền vững du lịch Cát Bà. Qua nghiên cứu đề tài luận văn này, tác giả xin đề nghị: - Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Trung tâm Môi trường Quần đảo Cát Bà trực thuộc huyện Cát Hải để làm nhiệm vụ theo dõi, đánh giá, tổng hợp thông tin và tham mưu xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường về tài nguyên thiên thiên và môi trường Quần đảo Cát Bà; đồng thời làm nhiệm vụ là đầu mối thống nhất tiếp nhận các dự án từ các các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức các hoạt động truyền thông môi trường và tổ giáo dục môi trường cho các trường học trong và ngoài huyện Cát Hải đến học tập, tìm hiểu về môi trường. - Thành lập Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cát Bà theo Quyết định số 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Phính phủ. - Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố, huyện Cát Hải kiên quyết không giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án du lịch nghỉ dưỡng trên các đảo, bãi cát nằm trong các vịnh Bến Bèo và vịnh Lan Hạ. Không đồng ý cho triển khai các dự án du lịch thuộc diện tích Vườn Quốc gia Cát Bà trên các đảo thuộc các Vịnh Bến Bèo và vịnh Lan Hạ. Có kế hoạch di dời các cơ sở kinh doanh lưu trú ra khỏi khu vực vịnh Bến Bèo, Vịnh Lan Hạ. Bởi việc đầu tư xây dựng các dự án nghỉ dưỡng trên các đảo nằm trong các vịnh Lan Hạ làm phá vỡ cảnh quan môi trường vịnh Lan Hạ, ảnh hưởng đến môi trường do các cơ sở lưu trú trên xả xuống biển; các cơ sở này không đảm bảo các yêu cầu về an toàn, y tế cho du khách. Mặt khác, các cơ quan chức năng khó kiểm soát hoạt động của các tổ chức và cá nhân do địa bàn cách trở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an

pdf102 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch đến Cát Bà chia cho các tháng trong năm cho thấy du lịch Cát Bà chia ra làm hai mùa rõ rệt. Khách đến đông vào thời điểm mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9) và ít về mùa đông (từ tháng 1,2,3 và tháng 10,11 và tháng 12). Nguyên nhân của việc này là do du lịch Cát Bà là du lịch sinh thái tắm biển nên du khách đến Cát Bà đông vào mùa hè chủ yếu là khách trong nước đến để du lịch nghỉ mát và tắm biển vào mùa hè. Do đó, khiến lượng khách du lịch đến Cát Bà tăng cao vào các tháng mùa hè. Vào mùa đông khách du lịch trong nước ít đi du lịch, do thời tiết lạnh, song đây lại là thời điểm khách du lịch quốc tế đến Cát Bà đông hơn cả. Do đó, việc thu hút khách du lịch Quốc tế đến với Cát Bà chính là giải pháp cho hoạt động du lịch vào mùa đông của du lịch Cát Bà. Bảng 2.10: Thống kê tổng số lượng khách trong nước qua các tháng giai đoạn 2009 - 2015 *ĐVT: lượt khách Năm Số khách du lịch qua từng tháng Tổng cộng Th.1 Th.2 Th.3 Th.4 Th.5 Th.6 Th.7 Th.8 Th. 9 Th.10 Th.11 Th.12 2009 12.000 9.000 13.000 55.000 89.000 187.800 170.000 90.000 50.000 10.000 15.000 18.000 718.800 2011 10.000 12.000 12.000 33.000 103.000 230.500 237.000 141.500 39.500 500 1.200 2.800 823.000 2013 8.000 8.000 11.000 53.000 124.000 169.500 258.800 131.500 90.300 11.500 11.800 15.600 893.000 2014 10.500 17.500 9.500 45.300 143.200 217.300 291.600 133.500 96.200 17.500 14.100 18.300 1.014.500 2015 12.200 17.700 10.200 63.300 163.200 236.500 305.700 63.700 68.300 18.500 12.600 11.700 983.600 Tổng cộng 52.700 64.200 55.700 249.600 622.400 1.041.600 1.263.100 560.200 344.300 58.000 54.700 66.400 4.432.900 Tỷ lệ % 1,19% 1,45% 1,26% 5,63% 14,04% 23,50% 28,50% 12,64% 7,54% 1,30% 1,23% 1,50% 100% * Nguồn: Phòng Văn hóa TTTT và Du lịch huyện Cát Hải 74 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 Th.1 Th.3 Th.5 Th.7 Th.9 Th.11 số lượng khách trong nước qua từng tháng Hình 2.8 .Đồ thị biểu diễn lượng khách du lịch trong nước đến Cát Bà qua các tháng giai đoạn 2009 - 2015 Giao thông đi lại khó khăn, chi phí cho các nhu cầu cơ bản khi đến du lịch Cát Bà đắt hơn so với các trung tâm du lịch trong khu vực. Giao thông là vấn đề bất lợi và hạn chế của du lịch Cát Bà. Hiện nay, khách du dến Cát Bà chủ yếu đi bằng 3 tuyến đường chính. Một là, tuyến đường bộ Đình Vũ - Cát Hải - Cát Bà, đi qua tuyến phà là tuyến phà Đình Vũ - Ninh Tiếp và Bến Gót - Cái Viềng. Chiều dài hành trình từ trung tâm thành phố đến Cát Bà khoảng 55 km; Tổng thời gian đi từ trung tâm thành phố Hải Phòng đến Cát Bà khoảng 03 giờ. Hai là, Tuyến Phà Tuần Châu - Gia Luận - Cát Bà. Chiều dài hành trình khoảng 30 km; thời gian hành trình 02h. Ba là, Tuyến đường Thủy từ Bến Bính đi Cát Bà bằng tàu cao tốc; chiều dài hành trình khoảng 41 km; thời gian hành trình khoảng 01 giờ. Việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến Cát Bà hoặc từ Tuần Châu (Hạ Long) về đến Cát Bà dù tuyến đường không dài song thời gian hành trình tốn nhiều 75 thời gian. Mặt khác, vào các mùa cao điểm du lịch các tháng hè, tình trạng quá tải khách thường xuyên xảy ra, nên các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh vận tải không đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân, nhất là hai việc di chuyển bằng đường bộ tuyến Cát Bà - Cát Hải - Hải Phòng qua hai phà Đình Vũ - Ninh Tiếp và Bến Gót - Cái Viềng và Tuyến đường Cát Bà - Tuần Châu qua phà Gia Luận - Tuần Châu. Vào những ngày cao điểm khách đi đường bộ qua hai tuyến phà phà Đình Vũ - Ninh Tiếp và Bến Gót - Cái Viềng và Tuyến đường Cát Bà - Tuần Châu thường phải đợi phà từ 1 đến 4 giờ nên gây tâm lý bức xúc và phản cảm cho khách du lịch. Mặt khác cước phí giao thông đi Cát Bà so với một số trung tâm du lịch khác đắt hơn 2 lần. Theo số liệu điều tra chi tiêu khách du lịch năm 2012 của Chi Cục Thống kê huyện Cát Hải, mức cước phí trung bình cho một khách du lịch đến Cát Bà tính từ thành phố Hải Phòng là 262.000 đồng cho cả 2 chiều. Nếu tính cho giá thực tế năm 2013 ta được như sau: Chi phí cước phí giao trung bình năm 2013 cho khách du lịch = Chi phí cước phí năm 2012 + Chi phí cước phí năm 2012 x chỉ số CPI 2013. = 262.000 + 262.000 x 6,04% = 278.000 đồng/2 lượt = 139.000 đồng. Qua khảo sát thực tế giá vé phương tiện vận chuyển hành khách tuyến Cát Bà - Hải Phòng cho thấy giá vé thấp nhất là 130.000đ/người/lượt và giá vé cao nhất 220.000đ/người/lượt. Ngoài ra, khi khách du lịch đến Cát Bà họ muốn di chuyển trong nội bộ đảo Cát Bà khi đi tham quan du lịch họ phải chi thêm tiền mua vé xe buýt hoặc đi xe ôm. Do đó khiến chi phí cho việc đi lại đến Cát Bà cũng tăng cao hơn so với nhiều trung tâm du lịch khác trong khu vực. Bảng 2.11: Bảng giá vé tàu, xe tuyến Cát Bà - Hải Phòng và ngược lại Số TT Công ty kinh doanh vận chuyển hành khách Giá vé/ người/ lượt Hình thức vận chuyển Thời gian hành trình 1 Công ty Cổ phần vận tải và du lịch Cát Bà 130.000đ Liên vận Xe ô tô - Tàu - Xe ô tô 02 giờ 15 phút 2 Công ty cổ phần Phát triển Hải Phòng 150.000đ Liên vận Tàu - Xe ô tô 02 giờ 00 phút 76 3 Công ty Cổ phần Vận Tải và Du lịch Hải Phòng 200.000đ Tàu tốc hành 01 giờ 00 phút 4 Công ty Cổ phần khu du lịch đảo Cát Bà 220.000đ Tàu tốc hành 50 phút *Nguồn: Tác giả Nếu so sánh từ thời gian hành trình và chi phí từ Hà Nội đi đến một số trung tâm du lịch khu vực miền Bắc và đến Cát Bà cho ta thấy rõ vấn đề giao thông đã và đang là vấn đề thách thức của du lịch Cát Bà. Với khoản cách là 150 km từ Hà Nội đi Cát Bà, thời gian hành trình là 5 giờ, dài gấp 1,66 lần so với thời gian đi Hạ Long - Quảng Ninh và 2,5 lần thời gian đi Tràng An - Ninh Bình. Cước phí giao thông từ Hà Nội đi Cát Bà bình quân mất 209.000 đồng, đắt gấp 2 lần cước phí đi thành phố Hạ Long và Khu du lịch Trang An - Ninh Bình. Bảng 2.12: Bảng so sáng độ dài, chi phí và thời gian hành trình từ Hà Nội đi một số điểm trung tâm du lịch và Cát Bà Tuyến giao thông Độ dài Thời gian hành trình trung bình Cước phí HN - HP - Cát Bà 150 km 5 giờ 209.000 HP - TP Hạ Long 150 km 3 giờ 100.000đ HN - Khu du lịch Tràng An - Ninh Bình 100km 2 giờ 100.000đ *Nguồn: Tác giả + Chí phí Giao thông Hà Nội - Cát Bà = Chí phí tuyến HN - HP + Chi phí HP - Cát Bà = 70.000 + 139.000 = 209.000 đ. Cước phí giao thông đến Cát Bà đắt gấp 2 lần so với đi Hạ Long, Quảng Ninh và Tràng An - Ninh Bình khiến chi phí chi cho nhu cầu cơ bản của khách du lịch khi đi Cát Bà tăng cao hơn khi đến tham quan các Trung tâm du lịch trong khu vực miền Bắc. 2.3.2.4. Chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà được dự báo được những hệ lụy về xã hội và môi trường khi đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch. 77 Việc phát triển du lịch tại Quần đảo Cát Bà khiến khoảng cách giàu nghèo trong giai tầng dân cư ngày càng gia tăng. Những người được hưởng lợi ích từ du lịch có điều kiện phát triển và trở nên giàu có, khiến khoảng cách về thu nhập của người hưởng lợi ích từ du lịch và những người lao động không được hưởng lợi ích từ lao động gia tăng. Mặt khác, do tác động của du lịch nên giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao trong mùa du lịch, khiến những người lao động hưởng lương (công chức, viên chức, người lao động ...) và một bộ phận nông dân, ngư dân phải chịu tác động của việc tăng giá hàng hóa dịch vụ tiêu dùng. Do đó, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ về mâu thuẫn xã hội, gây mất ổn định giữa những người hưởng lợi từ du lịch và những người lao động, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đây là yếu tố đe dọa đến việc phát triển bền vững xã hôi của du lịch Cát Bà. Mặt khác, ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm môi trường trên biên trên các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà là rất đáng quan ngại, đe dọa đến sự phát triển bền vững của huyện. 2.3.3. Cơ hội Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Năm 2013, Quần đảo Cát Bà được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà, Quần đảo Cát Bà có phần lớn diện tích là Vườn Quốc Gia, Khu bảo tồn biển. Những danh hiệu này là công cụ hữu hiệu để quảng bá du lịch Cát Bà đến với du khách trong nước và quốc tế. Phát triển du lịch Cát Bà bền vững nhận được sự quan tâm đầu tư, ủng hộ lớn của các tổ chức quốc tế, Chính phủ, TP Hải Phòng. Nhiều dự án đầu tư đã và đang được triển khai đầu tư trên địa bàn đảo Cát Bà. Quần đảo Cát Bà có vị trí thuận lợi nằm trong tam giác tăng trưởng năng động nhất khu vực miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Quần đảo Cát Bà có vị trí liền kề với hai trung tâm du lịch Đồ Sơn và Hạ Long, đặc biệt là nằm kề vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới, một thương hiệu du lịch mạnh đã được được đông đảo du khách trong nước và Quốc tế biết đến. Đây là điều kiện để thuận lợi để liên kết du lịch và thu hút khách du lịch theo “dòng chảy” khách du lịch giữa các trung tâm du lịch. 78 2.3.4. Thách thức - Du lịch Cát Bà phát triển tự phát, thiếu các quy hoạch quản lý ngành và quy hoạch không gian đô thị, do đó, việc phát triển đô thị du lịch thiếu mỹ quan, không tương xứng với định hướng là trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế. Do đó dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường. - Chưa xây dựng được chiến lược phát triển du lịch qua từng giai đoạn, dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Do đó chưa có giải pháp phát triển cho du lịch được hiệu quả. - Hoạt động quảng bá du lịch không có tính kế hoạch, còn mang tính cục bộ. Các cơ quan chức năng chưa làm tốt công tác phổ biến thông tin du lịch và quảng bá tài nguyên du lịch tịch tại chỗ, trực quan. Du khách chưa được tư vấn kịp thời và cung cấp đầy đủ về thông tin du lịch. - Du lịch Cát Bà còn mang nặng tính thời vụ, do đó dẫn đến lãnh phí nguồn lực đầu tư xã hội. Các khách sạn, nhà nghỉ và các cơ sở du lịch chỉ hoạt động chủ yếu và mùa hè, và hoạt động cầm chừng vào mùa đông, do đó, dẫn đến lãng phí về cơ sở vật chất của cơ sở kinh doanh du lịch do không có thu nhập vào mùa đông nhưng chi phí bảo dưỡng, khấu hao, nhất là hao mòn vô hình về cơ sở vật chất vẫn tiếp diễn. Giao thông đi lại cách trở, khó khăn. - Cơ chế phân chia lợi ích từ du lịch giữa các doanh nghiệp, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương còn bất cập, do đó không động viên, khuyến khích cộng đồng dân cư, nhất là cộng đồng dân cư các xã, thị trấn sinh sống ở vùng đệm Vườn Quốc gia tích cực tham gia bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tình trạng săn bắt chim, thú, khai thác gỗ chưa được khắc phục triệt để. Phần lớn cư dân sinh sống tại các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Bà chưa được hưởng lợi ích trực tiếp từ hoạt động du lịch. - Du lịch Cát Bà chịu sự cạnh tranh trực tiếp của du lịch Hạ Long. - Quần đảo Cát Bà chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và bão và triều cường. Mùa du lịch Cát Bà vào mùa hè, nhưng mùa hè cũng là 79 mùa của Bão, nếu bão xảy ra nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch đến với Cát Bà. - Biến đổi và suy thoái tài nguyên môi trường biển do tác động của các dự án đầu tư ở khu vực quần đảo Cát Bà, nhất là sự tác động do việc xây dựng dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. 2.3.5. Nguyên nhân của điểm yếu 2.3.5.1. Nguyên nhân chủ quan - Nhận thức của xã hội đối với vai trò phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng còn hạn chế, quản lý nhà nước về du lịch còn thụ động, thiếu chuyên nghiệp. - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với ngành du lịch thiếu tính ổn định, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên ngành, liên vùng còn hạn chế. Không có tổ chức quản lý du lịch ở cấp huyện, dẫn đến sự thiếu hụt về thông tin quản lý và các biện pháp cần thiết để thực hiện quản lý nhà nước. Sự phối hợp các ngành, các cấp chưa được thường xuyên trong việc quản lý các hoạt động xung quanh và trong các khu, điểm tham quan du lịch, nên nhiều hoạt động dịch vụ tự phát gay mất trật tự, mỹ quan, không phù hợp theo quy hoạch phát triển du lịch. - Trình độ năng lực cán bộ quản lý, điều hành tour còn hạn chế, chưa tạo được nhiều thiện cảm đối với du khách trong và ngoài nước đến với Cát Bà. 2.3.5.2. Nguyên nhân khách quan Ngành Du lịch chịu tác động tiêu cực của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế- tài chính của các quốc gia trong khu vực và các thị trường truyền thống. Sự cạnh tranh giữa các địa phương có sự tương đồng về nguồn tài nguyên và loại hình du lịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến các dòng khách truyền thống của Cát Bà. Các sản du lịch còn trùng lắp với các địa phương trong vùng, chưa thực hiện các giải pháp để đa dạng hóa sản phẩm tạo sản phẩm đặc thù riệng biệt, thị trường còn hạn hẹp. Đầu tư còn giới hạn và trình độ năng lực của nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới, phát triển ngành. 80 Môi trường ô nhiễm, giá cả không được quản lý cũng tác động tới du lịch Cát Bà. Tiềm năng du lịch khá phong phú, nhưng vốn đầu tư khai thác thiếu, biện pháp huy động vốn, kêu gọi đầu tư chưa kịp thời để động viên mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế tham gia. Công tác xúc tiến du lịch chưa được đẩy mạnh, chưa đi vào chiều sâu và chưa nhắm đến các thị trường mục tiêu. Chưa phối hợp các tổ chức cũng như cung cấp thông tin cần thiết hỗ trợ các doanh nghiệp tìm biện pháp đẩy mạnh thực hiện trực tiếp kinh doanh lữ hành quốc tế, nên dù lượng khách tăng cao mà hiệu quả không cao. Tiểu kết chương 2 Qua những nội dung đã nghiên cứu ở chương 2 và căn cứ vào thực trạng chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng, có thể đưa ra một số kết luận sau: - Việc phát triển du lịch bền vững ở Khu du lịch Cát Bà trong những năm gần đây đã có những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. - Tuy nhiên sự phát triển du lịch một cách mạnh mẽ cũng gây ra những tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường và đời sống xã hội của người dân địa phương, phát triển du lịch chưa đi cùng với bảo vệ môi trường. Đó là dấu hiệu của phát triển du lịch chưa bền vững. Đây là cơ sở để tác giả nghiên cứu và tìm ra các cách thức và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà trong tương lai. 81 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. Quan điểm phát triển bền vững Khu du lịch Cát Bà - Phát triển du lịch Cát Bà bền vững vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Phát triển du lịch Cát Bà trở thành ngành kinh tế trung tâm của huyện Cát Hải. - Đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong tổng GDP. Phát triển du lịch Cát Bà theo hướng chú trọng về chất lượng tăng trưởng. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch, tạo tính khác biệt về các sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh của Du lịch Cát Bà với các trung tâm du lịch trong khu vực Bắc Bộ và cả nước. - Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, đồng thời phát triển du lịch đại chúng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của du lịch Cát Bà. - Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn và tôn tạo tài nguyên thiên nhiên và phát triển văn hóa, nâng cao thu nhập, giải quyết sinh kế cho nhân dân địa phương. Phát triển du lịch phải chú trọng bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên mang tính toàn cầu về sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và bảo tồn phát triển các giá trị về văn hóa, lịch sử của cộng đồng dân cư vùng quần đảo Cát Bà. - Quan tâm và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch cho cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để cộng đồng cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương có trách nhiệm bảo vệ và bảo tồn tài nguyên du lịch. - Phát triển du lịch phải gắn liền với các yêu cầu bảo đảm an ninh biển đảo, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội 82 3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng trong thời gian tới 3.2.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng đảo Cát Bà trở thành một trung tâm du lịch sinh thái rừng - núi - biển - đảo của cả nước và quốc tế. Phát triển đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch xanh đẳng cấp quốc tế, nơi du khách có được những trải nghiêm tốt nhất và các giá trị sinh thái - cảnh quan thiên nhiên mang tính đặc hữu toàn cầu. 3.2.2. Mục tiêu cụ thể Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Cát Bà đón 1.500.000 lượt khách, trong đó có 500.000 lượt khách quốc tế. Đến năm 2020, du lịch Cát Bà đón khoảng 2.400.000 lượt khách, trong đó có khoảng 900.000 lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015, du lịch Cát Bà có 4.700 buồng nghỉ, trong đó có 420 buồng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao; 1050 buồng nghỉ đạt từ 1 đến 3 sao. Đến năm 2030, du lịch Cát Bà có 6.200 buồng nghỉ, trong đó có 750 buồng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao, 2100 buồng nghỉ đạt từ 1 đến 3 sao. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Cát Bà thu hút 6.100 lao động, trong đó có 3.200 lao động trực tiếp, 2.900 lao động gián tiếp; đến năm 2030, du lịch Cát Bà thu hút 10.400 lao động, trong đó có 5.000 lao động trực tiếp và 5.400 lao động gián tiếp. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.050 tỷ đồng vào năm 2020 và 2.240 tỷ đồng vào năm 2050. Đến năm 2020, hoàn thiện và đưa vào sử dụng một số dự án đầu tư về du lịch Cát Bà như: hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông cầu, phà, cảng, bến tàu du lịch; nhà máy xử lý rác thải, các hồ chứa nước ngọt, đường điện 110 kv từ nguồn vốn ngân sách. Huy động nguồn xã hội hóa đầu tư hoàn thiện dự án khu đô thị du lịch Cái Giá, Khu nghỉ dưỡng cao cấp và sân golf Xuân Đám...; xây dựng các tuyến cáp treo du lịch; triển khai dự án đường motoray Cát Bà - Vườn Quốc gia. 3.2.3. Phương hướng phát triển bền vững du lịch Cát Bà - Phát triển du lịch Cát Bà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Cát Bà cùng với Đồ Sơn, Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước và 83 Quốc tế. Quần đảo Cát Bà trở thành khu kinh tế - du lịch, động lực phát triển mạnh của thành phố và khu vực. - Phát triển du lịch cao cấp kết hợp hài hòa với du lịch đại chúng. - Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch Cát Bà có bản sắc riêng, tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch với thương hiệu Cát Bà Đảo ngọc thuần khiết với thiên nhiên hoang sơ, nơi hội tụ những giá trị toàn cầu về sinh thái - cảnh quan; là cửa đến không gian di sản thế giới ở vùng Duyên hải Đông Bắc; có sức hấp dẫn mạnh ở Việt Nam và quốc tế. - Xây dựng Quần đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch xanh, trung tâm du lịch đẳng cấp thế giới, xứng đáng với vị thế, tiềm năng, giá trị vốn có. 3.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 3.3.1. Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà cần đặt trong mối quan hệ với Quy hoạch du lịch Cát Bà và các quy hoạch ngành liên quan theo mục tiêu bền vững Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải được xây dựng và phê duyệt vào năm 2004. Qua 10 năm thực hiện, do sự tác động của nhiều nguyên nhân nên đến nay một số nội dung quy hoạch không còn phù hợp, đòi hỏi cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch làm căn cứ để hoạch định chiến lược, giải pháp và lựa chọn các mục tiêu ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải cũng sự phát triển du lịch Cát Bà. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch Cát Bà bền vững là căn cứ để xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể và giải pháp phát triển du lịch Cát Bà; đồng thời là điều kiện kiên quyết để phát triển du lịch Cát Bà bền vững trong tương lai. Du lịch là ngành kinh tế liên quan đến tổng thể các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó để phát triển du lịch ngoài việc xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch du lịch cần xây dựng quy hoạch ngành liên quan để bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững của du lịch. Đối với Cát Bà, đó là các 84 quy hoạch về nuôi trồng hải sản, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch kiến trúc không gian đô thị, quy hoạch về địa điểm xử lý rác thải, chất thải... Về nguyên tắc xây dựng quy hoạch du lịch Quần đảo Cát Bà - Quy hoạch du lịch Quần đảo Cát Bà phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng; phù hợp với mục tiêu “Xây dựng đảo Cát Bà trở thành trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế” đã được nêu ra trong Nghị quyết 16 của Ban thường vụ Thành ủy về xây dựng và phát triển huyện Cát Hải đến năm 2020. - Quy hoạch phải bảo đảm kết hợp hài hòa giữa việc vận dụng lý luận, kiến thức khoa học, tầm nhìn của các chuyên gia và điều kiện thực tiễn của địa phương. Quy hoạch phải có tính công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch. Bảo đảm tính khả thi trong thực hiện quy hoạch. - Quy hoạch du lịch Quần đảo Cát Bà trở thành một trung tâm du lịch “xanh” đẳng cấp quốc tế. Quy hoạch phải dựa trên các nguyên tắc về phát triển bền vững là phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và cải thiện sinh kế và nâng cao mức sống của người dân địa phương. Quy hoạch bảo đảm phù hợp với việc bảo tồn, phát triển TNDL và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, lịch sử của địa phương, phát triển sinh kế và nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư. Bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch. Phát huy thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của các địa phương nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả TNDL. Nội dung quy hoạch Cát Bà và quy hoạch cụ thể các vùng, khu, tuyến, điểm du lịch Nội dung của quy hoạch phải xác định rõ vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch Cát Bà trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải và du lịch thành phố Hải Phòng; phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng TNDL, thị trường du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; xác định các quan điểm mục tiêu, tính chất quy mô phát triển cho từng khu vực quy hoạch; đưa ra được các dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch; xác định các danh mục các khu vực dự án ưu tiên đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho du lịch ở từng 85 khu vực; đánh giá được tác động môi trường, tính toán các yếu tố để bảo vệ được TNDL và môi trường; xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch. * Quy hoạch các vùng du lịch: Quy hoạch thị trấn Cát Bà thành đô thị du lịch văn minh hiện đại. Nơi tập trung các khách sạn, nhà nghỉ, các khu nghỉ dưỡng du lịch, trung tâm thương mại, nhà hàng, cửa hàng bán hàng lưu niệm. Quy hoạch phát triển các trung du lịch cộng đồng, du lịch xanh và du lịch sinh thái tại các xã Việt Hải, Phù Long, Xuân Đám, Gia Luận, Thôn Liên Minh, xã Trân Châu và Làng chài trên vịnh Bến Bèo, vịnh Lan Hạ. Quy hoạch Vườn Quốc gia trở thành một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và chữa bệnh và trung tâm giáo dục bảo vệ môi trường. * Quy hoạch phát triển các loại hình du lịch: - Du lịch tham quan: Quần đảo Cát Bà có cảnh quan thiên nhiên đẹp và kỳ vĩ, do đó, mỗi điểm đến, mỗi làng, xã trên đảo Cát Bà đều là điểm đến tham quan ngắm cảnh hấp dẫn, trong đó tập trung quy hoạch tham quan ngắm cảnh vịnh thuộc quần đảo Cát Bà; tham quan các điểm cao như Pháo đài Thần Công, Đỉnh Cao vọng, Rừng Kim Giao; tham quan hệ thống các hang, động như: Động Hoa Cương (Gia Luận), Động Thiên Long (xã Phù Long), Hang Quân y (Trân Châu), Động Trung Trang (Vườn Quốc Gia); Quần đảo Long Châu và Ngọn Hải Đăng, đảo Long Châu. - Du lịch sinh thái: Phát triển chủ yếu ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà với các điểm đến chính là: Rừng kim giao, đỉnh Ngự Lâm, Mây Bầu, Ao ếch, Làng Việt Hải, Rừng ngập mặt xã Phù Long, khu vực Giỏ Cùng trên vịnh Lan Hạ... - Du lịch nghỉ dưỡng: Điểm đến là các bãi tắm Cát Cò I, Cát Cò II, Cát Cò 3, Cát Dứa, Cát Ông, Năm Cát... - Du lịch cộng đồng: Điểm đến là các làng Việt Hải, Phù Long, Gia Luận, Xuân Đám, Thôn Liên Minh xã Trân Châu.. - Du lịch thể thao, mạo hiểm: với các hoạt động chủ yếu là chơi thể thao, Leo núi, lặn biển: Điểm đến là khu nghỉ dưỡng sân golf Xuân Đám, khu vực xã 86 Viêt Hải, Nam Cát, Ba Trái đào, Đảo Long Châu... - Du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội : Lễ hội Làng Cá 31.3; Lễ hội cầu ngư thị trấn Cát Hải 21 tháng giêng; lễ hội Xa Mã Hoàng châu 10.6; hệ thống các đền, chùa trên đảo: Đền Hiền Hào, Đền Gia Luận, Đền Xuân Đám, Chùa Linh Ứng Về quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch Sau khi Quy hoạch du lịch Cát Bà được phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải có trách nhiệm công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức cá nhân liên quan triển khai thực hiện và tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch. Việc thực hiện các dự án phát triển du lịch, dự án có ảnh hưởng đến việc khai thác và phát triển tài nguyên du lịch. Do đó, các dự án đầu tư vào địa bàn Quần đảo Cát Bà phải phù hợp với quy hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt, các dự án thực hiện phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các Sở, Ngành chức năng của thành phố có liên quan để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ quy hoạch theo cơ chế giữa quản lý theo chuyên ngành và quản lý tại địa phương. Trong quá trình cấp phép đầu tư các dự án, tuân thủ và thực hiện nghiêm theo quy hoạch. Tuân thủ nghiêm mục đích sử dụng đất dành cho các phân khu chức năng theo quy hoạch, hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được duyệt. Xác định rõ từng khu đất dành cho các công trình kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch trong các khu, tuyến điểm du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt, quyết định và công bố. Không giao, cho thuê đất đối với dự án đầu tư trái quy hoạch, dự án đầu tư có ảnh hưởng tiêu cực đến TNDL và môi trường. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn để mọi tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy hoạch phát triển du lịch. 3.3.2. Cần nhấn mạnh tới công tác tuyên truyền, quảng bá, các hoạt động xúc tiến du lịch Đây là một trong những giải pháp cần được ưu tiên đối với chính sách này vì phát triển du lịch gắn với bền vững còn chưa được nhiều người dân biết tới. - Tăng cường công tác quảng bá du lịch trên hệ thống các cơ quan thông tin đại chúng trong nước và quốc tế. Đầu tư nâng cấp trang website của du lịch Cát Bà 87 (www.catba.com.vn) theo nhiều thứ tiếng như: tiếng Việt, tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung..). Đăng tải cụ thể, đầy đủ thông tin trên về du lịch Cát Bà trên trang website du lịch Cát Bà để du khách dễ dàng truy cập và tìm hiểu thông tin như: + Thông tin về tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên; các tour, tuyến, điểm tham quan du lịch, các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, các bãi tắm, hang động... + Thông tin về giao thông đi và đến: khoảng cách, đường đi, các loại phương tiện, tuyến vận chuyển, ngày giờ hoạt động của tàu, xe ... + Thông tin về các tài nguyên du lịch nhân văn (di tích lịch sử văn hóa, đền, chùa, miếu) và văn hóa bản địa. + Thông tin về các trung tâm thông tin, lực lượng hỗ trợ khách du lịch, cứu hộ, cứu nạn, cảnh sát, bệnh viện.... + Thông tin về giá cả hàng hóa, dịch vụ, hàng lưu niệm, ẩm thực.... 3.3.3. Cần tập trung hơn vào các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; lựa chọn những thông điệp ý nghĩa để tuyên truyền trực quan. Tổ chức tốt các hoạt động truyền thông nhân các sự kiện môi trường và các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và tài nguyên du lịch Cát Bà. Nghiên cứu và đưa chương trình giáo dục môi trường và tìm hiểu giá trị tài nguyên thiên nhiên Quần đảo Cát Bà vào chương trình học tập ngoại khóa của học sinh các trường học phổ thông trên địa bàn huyện. Kinh nghiệm về tuyên truyền bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất là tuyên truyền cho trẻ em để tạo lan tỏa trong gia đình và xã hội. - Triển khai thực hiện nghiêm các quy định về Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ đa dạng sinh học và các văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Thực hiện nghiêm các cam kết, điều quốc tế về bảo vệ môi trường Quần đảo Cát Bà và quy chế quản lý Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà. - Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng; đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng săn, bắt động vật, khai thác lâm sản trái phép; 88 đấu tranh, kiểm tra, xử lý các nhà hàng, các tụ điểm mua bán, chế biến thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã; tổ chức chiến dịch toàn dân bài trừ, tố giác các đối tượng săn bắt, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã và sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã trên địa bàn huyện. - Khuyến khích ứng dụng phát triển và sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, năng lượng sạch, thân thiện với môi trường trong các cơ sở dịch vụ, du lịch. Khuyến khích phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, nhất là du lịch sinh thái, du lịch xanh. 3.3.4. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật - Tiếp tục ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn của Trung ương và thành phố để đầu tư, nâng cấp, mở rộng các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông như: Đường xuyên đảo, bến tàu du lịch, nâng cấp các tuyến phà Bến Gót - Cái Viềng, Gia Luận - Tuần Châu. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia đầu tư kinh doanh du lịch tại Cát Bà. - Xây dựng cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI) vào du lịch Cát Bà, nhất là mời gọi các tập đoàn kinh doanh du lịch có uy tín trong khu vực và thế giới để học tập kinh nghiệm quản lý, nghiệm vụ và kết hợp đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. - Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn Trung ương theo Quyết định 439/QĐ-TTg ngày 03/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư và đưa vào sử dụng các hồ chứa nước ngọt Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám và Việt Hải ...phục vụ sinh hoạt của nhân dân và du lịch - Đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống đường dây tải điện 110 kv Chợ rộc Cát Bà. - Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác, lò đốt rác và hệ thống các công trình xử lý nước thải trên đảo Cát Bà. - Xây dựng hệ thống xe buýt thân thiện với môi trường hoạt động vận tải hành khách trong phạm vi đảo. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường mono rail xuyên đảo Phù Long - Vườn Quốc gia Cát Bà - Trung tâm du lịch Cát Bà. Tiến tới loại bỏ hoàn toàn phương tiện giao thông tư nhân vào đảo Cát Bà. Xây dựng Cát Bà trở 89 thành trung tâm du lịch có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, tạo cho Cát Bà một không gian giao thông khác biệt, một hòn đảo du lịch sinh thái không có tiếng còi xe ô tô, không sử dụng phương tiện giao thông tư nhân trên các tuyến du lịch. Mọi phương tiện tư nhân đến Cát Bà sẽ được để lại bãi xe đầu mối khu vực Bến Gót, đảo Cát Hải và bãi xe đảo Tuần Châu; khách du lịch sau khi lên đảo Cát Bà sẽ sử dụng hệ thống se buýt công cộng thân thiện với môi trường trên đảo Cát Bà. - Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu vui chơi giải trí. Phấn đấu đến năm 2015 có 420 buồng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao. Đến năm 2020, du lịch Cát Bà có có 750 buồng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao. Ưu tiên xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe kết hợp du lịch, trung tâm thương mại... Phát triển đội tàu du lịch theo hướng nâng cao chất lượng, dịch vụ. - Đầu tư tôn tạo các điểm di tích lịch sử văn hóa, các khu di chỉ khảo cổ học thành một điểm đến du lịch. Xây dựng Nhà văn hóa và Thông tin huyện Cát Hải để trưng bày, giới thiệu về lịch sử phát triển, văn hóa bản địa và tài nguyên thiên nhiên, điểm đến du lịch huyện Cát Hải. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa các xã phát triển du lịch công đồng theo hướng kết hợp giữa công năng sử dụng hoạt động văn hóa địa phương và bảo tàng giới thiệu lịch sử, phong tục, tập quán, văn hoa bản địa của cư dân và tài nguyên du lịch. Xây dựng Nhà văn hóa và Trung tâm thông tin huyện Cát Hải và Nhà văn hóa các xã trở thành một điểm tham quan trong các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Việc xây dựng và sắp đặt, giới thiệu trong các nhà văn hóa cần nghiên cứu thấu đáo, thực hiện nghiêm túc và thuê đơn vị tư vấn, các họa sỹ để thực hiện. - Khi cấp phép các dự án đầu tư trên địa bàn khu vực Cát Bà, chính quyền thành phố và của huyện Cát Hải cần tính tới việc giành diện tích đất cho đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi và sinh hoạt cộng đồng, công viên, sân vận động, quảng trường, nơi sinh hoạt tập thể của cộng đồng. 3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực Căn cứ bảng phân tích thực trạng lao động du lịch Cát Bà có thể nói, đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Cát Bà là một yêu cầu đòi hỏi thiết thực, cấp bách. Để 90 đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng lao động của du lịch Cát Bà, cụ thể như sau: - Lựa chọn cán bộ có năng lực cử đi tham gia đào tạo chuyên sâu về du lịch; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có phẩm chất và năng lực, có tư duy hệ thống, có cách tiếp cận với những ý tưởng mới, sáng tạo và có tâm huyết, trách nhiệm, đủ sức tham mưu cho lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện một cách hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. - Tổ chức điều tra nhu cầu lao động trong ngành du lịch. Phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn, nấu ăn), ngoại ngữ cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch tại Cát Bà, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Cát Bà. - Mở các lớp dạy về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho những người dân trực tiếp tham gia làm du lịch cộng đồng. - Ưu tiên cho đào tạo hướng dẫn viên và diễn giải viên du lịch, chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, diễn giải viên là người dân bản địa; nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ hướng dẫn viên, diễn giải viên. Đào tạo diễn giải viên là yêu cầu bắt buộc đối với việc phát triển du lịch sinh thái và du lịch xanh... - Tổ chức các cuộc thi về tay nghề, nghiệp vụ du lịch như đầu bếp giỏi, lễ tân giỏi, bartender giỏi...để qua đó khuyến khích lực lượng lao động tự học tập, sáng tạo, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo và liên kết đào tạo tay nghề, nghiệp vụ về du lịch. - Yêu cầu các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động làm việc trong ngành du lịch bắt buộc phải qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch. 3.3.6. Tăng cường liên kết du lịch và phát triển sản phẩm du lịch Cát Bà Do du lịch là hoạt động có tính chất liên vùng và xã hội hóa cao, do đó phát triển du lịch đòi hỏi phải đẩy mạnh các hoạt động liên kết. Đối với du lịch Cát Bà một yêu cầu có tính bắt buộc là phải đẩy mạnh các hoạt động liên kết với các trung tâm du lịch Hạ Long, Vân Đồn, Đồ Sơn... trong việc khai thác tài nguyên, bảo tồn và quảng lý tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá điểm 91 đến, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ giao thông vận tải, nghỉ dưỡng. Đồng thời, liên kết với các công ty lữ hành, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch và tổ chức các tour, tuyến du lịch. Đẩy mạnh các hoạt động liên kết trong việc thu hút khách du lịch đến với Cát Bà. Bản thân các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, các cơ quan chức năng xúc tiến du lịch Cát Bà cần đẩy mạnh các hoạt động tiên kết và tạo mối quan hệ gắn bó với các doanh nghiệp lữ hành ở Hải Phòng, Hà Nội, Hạ Long và Đồ Sơn trong việc marketing, thu hút khách du lịch và tổ chức các tour du lịch liên kết đến với Cát Bà cũng như các trung tâm du lịch trong khu vực liên kết. Đề nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ, giúp đỡ địa phương trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến, liên kết, thu hút khách du lịch quốc tế bằng các hình thức như: tổ chức các hội nghị các doanh nghiệp Lữ hành, đăng cai giới thiệu và mời các công ty lữ hành quốc tế ở các thị trường truyền thống đến khảo sát, tham quan tại Cát Bà. Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chính sách phát triển du lịch bền vững và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng, tác giả đã xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này trong tương lai tại địa bàn nghiên cứu. Có rất nhiều biện pháp được tác giả nghiên cứu và xây dựng như: - Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà cần đặt trong mối quan hệ với Quy hoạch du lịch Cát Bà và các quy hoạch ngành liên quan theo mục tiêu bền vững - Cần nhấn mạnh tới công tác tuyên truyền, quảng bá, các hoạt động xúc tiến du lịch - Cần tập trung hơn vào các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên - Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật 92 - Đào tạo nguồn nhân lực - Tăng cường liên kết du lịch và phát triển sản phẩm du lịch Cát Bà Để phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng thông qua xây dựng chính sách có hiệu quả, các biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ, có sự tham gia của các bên có liên quan. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Quần đảo Cát Bà có diện tích tự nhiên là 33.670 ha, bao gồm 13.478 ha đất tự nhiên và 20.192 ha mặt biển. Quần đảo Cát bà có 388 hòn đảo, lớn nhỏ, trong đó có đảo lớn nhất là đảo Cát Bà. Quần đảo Cát Bà có những giá trị đặc biệt về tài nguyên du lịch sinh thái như: hệ sinh thái biển, rừng nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, hệ thống hang động núi đá vôi...được đánh giá là nơi hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam. Ngoài ra, Quần đảo Cát Bà là nơi lưu giữ nhiều di chỉ khảo cổ học có giá trị, tiêu biểu nhất là di chỉ Cái Bèo. Ngày nay, Cát Bà đã và đang được đông đảo du khách và bạn bè trong nước và quốc tế biết đến là quần đảo có những giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học, mỹ học, cấu trúc địa chất, địa mạo và di chỉ khảo cổ học, tạo lên hình ảnh Quần đảo Cát Bà là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất của cả nước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Cát Bà cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến phát triển du lịch bền vững của du lịch Cát Bà. Nhận thức về điều đó, nên tác giả mạnh dạn nghiên cứu thực trạng du lịch Cát Bà giai đoạn 2009 – 2015 để xây dựng mục tiêu, phương hướng và đề ra giải pháp phát triển bền vững du lịch Cát Bà trong thời gian tới. 93 Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ thì khả năng tổng hợp, bao quát toàn diện những vấn đề mang tính vĩ mô liên quan đến phát triển du lịch bền vững Cát Bà chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, song với tâm huyết của mình, tác giả mong muốn luận văn sẽ đóng góp nhất định vào việc phát triển bền vững du lịch Cát Bà. Qua nghiên cứu đề tài luận văn này, tác giả xin đề nghị: - Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Trung tâm Môi trường Quần đảo Cát Bà trực thuộc huyện Cát Hải để làm nhiệm vụ theo dõi, đánh giá, tổng hợp thông tin và tham mưu xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường về tài nguyên thiên thiên và môi trường Quần đảo Cát Bà; đồng thời làm nhiệm vụ là đầu mối thống nhất tiếp nhận các dự án từ các các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức các hoạt động truyền thông môi trường và tổ giáo dục môi trường cho các trường học trong và ngoài huyện Cát Hải đến học tập, tìm hiểu về môi trường. - Thành lập Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cát Bà theo Quyết định số 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Phính phủ. - Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố, huyện Cát Hải kiên quyết không giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án du lịch nghỉ dưỡng trên các đảo, bãi cát nằm trong các vịnh Bến Bèo và vịnh Lan Hạ. Không đồng ý cho triển khai các dự án du lịch thuộc diện tích Vườn Quốc gia Cát Bà trên các đảo thuộc các Vịnh Bến Bèo và vịnh Lan Hạ. Có kế hoạch di dời các cơ sở kinh doanh lưu trú ra khỏi khu vực vịnh Bến Bèo, Vịnh Lan Hạ. Bởi việc đầu tư xây dựng các dự án nghỉ dưỡng trên các đảo nằm trong các vịnh Lan Hạ làm phá vỡ cảnh quan môi trường vịnh Lan Hạ, ảnh hưởng đến môi trường do các cơ sở lưu trú trên xả xuống biển; các cơ sở này không đảm bảo các yêu cầu về an toàn, y tế cho du khách. Mặt khác, các cơ quan chức năng khó kiểm soát hoạt động của các tổ chức và cá nhân do địa bàn cách trở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh trật tự và đe dọa trực tiếp đến yêu cầu phát triển bền vững của du lịch Cát Bà. 94 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng, Nội san Khoa Hành chính học, tháng 3/2017 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1996), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị quyết số 09/NQ-TƯ ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 3. Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng, Thông báo số 82- TB/TU ngày 04/8/2012 sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 09 – NQ/TU ngày 22/11/2006 của Ban thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010 định hướng đến 2020, Hải Phòng. 4. Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng, Nghị Quyết số 09-NQ/TU ngày 22/11/2016 của Ban thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010 định hướng đến năm 2020, Hải Phòng. 5. Câu lạc bộ hưu trí du lịch Thành phố Hải Phòng(2005), 50 năm du lịch hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng. 6. Chính phủ, Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều tại Luật Du lịch, Hà Nội. 7. Cục xúc tiến Việt Nam(2002), Sản phẩm và làng nghề Việt Nam, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2008, Hà Nội. 9. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008. 10. Hội đồng lịch sử Thành phố Hải Phòng (1990), Địa chí Hải Phòng-tập 1, Sở Văn hóa thông tin Hải Phòng, Hải Phòng. 11. Hội đồng lịch sử Thành phỗ Hải Phòng (1993), Lược khảo đường phố Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng. 96 12. Trần Ngọc Hương, Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, 2012. 13. Phạm Trung Lương (chủ biên), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục 2000, Hà Nội. 14. Lê Chi Mai, Những vấn đề cơ bản về chính sách và qui trình chính sách, NXB Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh, 2001. 15. Phạm Thị Khánh Ngọc, Du lịch Hải Phòng- Thực trạng, phương hướng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế của, 1999. 16. Quốc hội, Hiến pháp 2013. 17. Quốc hội, Luật Du lịch (44/2005/QH11 ngày 15/6/2005). 18. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch , NXB ĐHQG, Hà Nội 19. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 20. Hồ Thị Kim Thoa, đề tài NCKH cấp Bộ “Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam”, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch 2014, Hà Nội. 21. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 30/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng Bằng số Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”. 22. Trần Mạnh Thường(2005), Việt Nam Văn hóa & Du lịch, NXB Thông tấn, Hà Nội. 23. Tạ Duy Trinh, Du Lịch Hải Phòng (Guide book), NXB Hải Phòng, Hải Phòng 2001. 24. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Báo cáo số 239/BC –UBND ngày 06/11/2015 Báo cáo tiềm năng du lịch và định hướng phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng, Hải Phòng. 97 25. Bùi Thị Hải Yến (2009), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. CÁC TRANG WEB www.haiphong.gov.vn www.vi.wikipedia.org www.dulichhaiphong.gov.vn www. diemtinviet.com www.diendankienthuc.net BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Để phục vụ nghiên cứu đề tài “Chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng”, nhóm nghiên cứu mong muốn khảo sát nhu cầu của quý anh/chị liên quan tới chính sách này. Các câu hỏi dưới đây chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Rất mong sự hợp tác của quý anh/chị. 1. Anh/chị đến từ đâu: 2. Anh/chị bao nhiêu tuổi (đánh dấu X vào ô tương ứng) Dưới 31 31-35 36-40 41-45 46-50 51-55 56-60 Trên 60 3. Giới tính (đánh dấu X vào ô tương ứng): 98 Nam Nữ 4.Dân tộc (đánh dấu X vào ô tương ứng): Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số 5. Tôn giáo (đánh dấu X vào ô tương ứng): Không Khác 6. Đây là lần thứ bao nhiêu anh/chị đến Cát Bà: 7.Anh/chị thường đi du lịch với ai? Bạn bè Đồng nghiệp Gia đình Người yêu Một mình Khác 8. Mục đích của anh/chị đến đây là Du lịch thuần túy Thăm người thân Công tác Học tập Dự hội nghị Lý do khác (ghi rõ). 9. Anh/chị thường lưu lại Cát Bà bao lâu? ...................................................................................................................................... 10. Anh/chị biết đến Khu du lịch Cát Bà thông qua kênh thông tin nào? (đánh dấu x vào ô tương ứng) Báo, tạp chí Ti vi 99 Radio Bạn bè, người thân, đồng nghiệp Tờ rơi Đại lý du lịch Internet Sách hướng dẫn du lịch 11. Anh/chị vui lòng có biết đánh giá của mình về các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Cát Bà Dịch vụ Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng Ý kiến khác Toàn chuyên đi Phong cảnh Môi trường Quà lưu niệm Giao thông Dich vụ giải trí, thể thao Món ăn Phong ngủ Chất lượng của nhân viên Các tour du lịch Môi trường an ninh Sự thân thiện của cư dân 12. Anh/chị hãy sắp xếp các loại hình du lịch sau đây tại Khu du lịch Cát Bà theo thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao? Chỉ tiêu Tham quan làng nghề 100 Du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà Tham gia các họat động thường nhật của người địa phương (câu cá, thẻ mực,) Tham gia các lễ hội truyền thống Tham quan các thắng cảnh thiên nhiên Mua sắm hàng lưu niệm Họat động khác (ghi rõ)..................................... 13. Anh/chị có đề nghị gì để phát triển du lịch nơi đây? ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... CẢM ƠN VÌ SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Bảng 2.1.Thống kê cơ sở vật chất trong phục vụ du lịch giai đoạn 2009 - 2015 45 2.2. Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Cát Hải giai đoạn 2009- 2015 50 2.3 Bảng 2.3: Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Cát 51 101 Bà giai đoạn 2009 - 2015 2.4 Bảng 2.4. Thống kê số lượng khách du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2009 – 2015 52 2.5 Bảng 2.5. Thống kế số thu ngân sách từ du lịch giai đoạn 2009 – 2015 56 2.6 Bảng 2.6 Bảng tổng hợp điều tra về mức độ hài lòng của khách du lịch đối với các dịch vụ du lịch Cát Bà (%) 60 2.7 Biểu 2.7. Số liệu so sánh về du lịch Cát Bà và du lịch Hạ Long giai đoạn 2009 – 2015 61 2.8 Bảng 2.8. Thống kê tổng số lượng khách du lịch qua các tháng giai đoạn 2009 - 2015 62 2.9 Bảng 2.9: Thống kê tổng số lượng khách quốc tế qua các thánggiai đoạn 2009 - 2015 64 2.10 Bảng 2.10: Thống kê tổng số lượng khách trong nước qua các tháng giai đoạn 2009 - 2015 65 2.11 Bảng 2.11: Bảng giá vé tàu, xe tuyến Cát Bà - Hải Phòng và ngược lại 67 2.12. Bảng 2.12: Bảng so sáng độ dài, chi phí và thời gian hành trình từ Hà Nội đi một số điểm trung tâm du lịch và Cát Bà 68 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Hình 1.1. Quan niệm về phát triển bền vững 18 1.2 Hình 1.2. Tam giác mục tiêu phát triển du lịch bền vững 25 2.1 Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu độ tuổi lao động du lịch Cát Bà 44 102 2.2 Hình 2.2. Tỷ trọng bình quân GDP các ngành kinh tế huyện Cát Hải giai đoạn 2009 – 2015 50 2.3 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ cơ cấu trình độ lao động du lịch Cát Bà 58 2.5 Hình 2.4. Biểu đồ so sánh số lượng khách du lịch Cát Bà và du lịch Hạ Long giai đoạn 2009 - 2015 61 2.6 Hình 2.5: Biểu đồ so sánh doanh thu từ du lịch Cát Bà và du lịch Hạ Long giai đoạn 2009 - 2015 61 2.7 Hình 2.6. Đồ thị biểu diễn tổng số lượng khách du lịch đến Cát Bà qua các tháng giai đoạn 2009 – 2015 63 2.8 Hình 2.7. Đồ thị biểu diễn lượng khách du lịch quốc tế đến Cát Bà giai đoạn 2009 – 2015 64 2.9 Hình 2.8 .Đồ thị biểu diễn lượng khách du lịch trong nước đến Cát Bà qua các tháng giai đoạn 2009 - 2015 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chinh_sach_phat_trien_du_lich_ben_vung_khu_du_lich.pdf
Luận văn liên quan