Đà Nẵng là thành phố có tài nguyên du lịch biển phong phú và đa dạng với
định hướng phát triển ngành du lịch, đặc biệt với du lịch biển là ngành kinh tế mũi
nhọn. Những phân tích, tổng hợp trong những năm qua cho thấy chính sách phát
triển du lịch biển của thành phố đã đạt được những thành quả nhất định góp phần
thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển du lịch biển của thành phố. Qua đó khẳng
định vị thế của Đà Nẵng trong thị trường du lịch biển trong nước cũng như điền tên
mình vào danh sách những điểm đến du lịch biển hấp dẫn trên bản đồ thế giới. Tuy
nhiên bên cạnh đó, thông qua quá trình tồn tại và thực thi chính sách đã thể hiện
việc chính sách phát triển du lịch biển hiện nay của thành phố Đà Nẵng vẫn còn đó
những hạn chế chưa được khắc phục. Những hạn chế này có thể xuất phát từ nhiều
nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau tuy nhiên những hạn chế này đều
đang hạn chế, kìm hãm, gây ra những khó khăn nhất định cho sự phát triển du lịch
biển của thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy, để có thể phát triển hơn nữa du lịch biển
của thành phố Đà Nẵng rất cần những điều chỉnh cần thiết đối với chính sách phát99
triển du lịch biển của thành phố, nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm của chính
sách cũng như khắc phục, hạn chế những hạn chế còn tồn tại của chính sách.
Từ những lập luận, phân tích của mình luận văn “Chính sách phát triển du lịch
biển Đà Nẵng” đã hệ thống những có sở lý luận có liên quan đến khái niệm, đặc
điểm, nội dung của phát triển du lịch biển cũng như chính sách phát triển du lịch
biển nói chung. Từ đó hệ thống một cách khái quát, cũng như đưa ra những nhận
định, phân tích về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại
của chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng hiện nay. Qua đó đưa
ra những quan điểm về định hướng, cũng như những phương án phù hợp nhằm mục
đích phát huy hơn nữa những ưu điểm của chính sách, đồng thời khắc phục những
hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua. Cùng với đó, để góp phần hoàn thiện hơn
nữa chính sách phát triển du lịch biển của Đà Nẵng luận văn cũng đã đưa ra những
ý kiến đề xuất cụ thể đối với Nhà nước cũng như các Bộ, Ngành liên quan. Nghiên
cứu còn là cơ sở tham khảo cho các nhà chính sách trong việc hoàn thiện chính sách
phát triển du lịch biển Đà Nẵng, qua đó góp phần giúp thành phố Đà Nẵng khai thác
tối đa các tiềm năng, cơ hội phát triển cũng như khắc phục được những khó khăn,
thách thức đối với phát triển du lịch biển tại địa phương.
Với những nội dung được truyền tải, luận văn được hy vọng sẽ góp phần vào
việc hoàn thiện hơn nữa chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng ở
thời điểm hiện tại. Qua đó góp phần phát triển hơn nữa du lịch biển của thành phố
Đà Nẵn. Nhằm hướng tới mục tiêu khẳng định, phát triển hơn nữa vị thế của du lịch
biển Đà Nẵng đối với khách du lịch trong nước cũng như đưa du lịch biển Đà Nẵng
trở thành một điểm đến có vị trí cao trên bản đồ du lịch thế giới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng và thầy cô để tác giả
có thể hoàn thiện hơn nữa luận văn cũng như giúp luận văn có tính khả thi hơn.
311 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch của khách nội địa. Các loại hình du lịch có khả năng
thu hút khách nội địa trong nước gồm: du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch sinh thái và
du lịch mạo hiểm. Cụ thể thị trường khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng bao gồm
các nhóm khách chính:
- Khách nghỉ cuối tuần: bao gồm dân cư trú tại Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng,
khu vực lân cận đi nghỉ dưỡng.
- Khách tham quan cố đô Huế, Đà Nẵng, Hội An, Mỹ Sơn kết hợp nghỉ
dưỡng, tắm biển từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trên cả nước.
- Khách du lịch thương mại, du lịch đô thị: từ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các
thành phố lớn.
- Khách đi tour từ Bắc vào Nam...
- Khách đi nghỉ tuần trăng mật: các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội,Tp Hồ Chí
Minh, các thành phố lớn.
3.1.3. Định hƣớng về phát triển sản phẩm du lịch biển
3.1.3.1. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù
Một trong những hạn chế cơ bản của phát triển sản phẩm du lịch Đà Nẵng nói
chung và sản phẩm du lịch biển Đà Nẵng nói riêng thời gian qua là chưa chú trọng
nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Đây là nguyên nhân chủ yếu của
tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch với các địa phương khác từ đó ảnh hưởng
rất lớn đến sức hấp dẫn của du lịch biển Đà Nẵng. Đồng thời gây khó khăn cho việc
xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch biển Đà Nẵng.
Chính vì vậy để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới du lịch biển Đà
Nẵng cần phải xác định rõ sản phẩm du lịch đặc thù cho mình. Theo Đề án phát
triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 do UBND thành phố Đà Nẵng
đã ban hành, để tạo cơ sở cho việc khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế du
lịch, tạo bước đột phá đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng
góp lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Đề án đặt ra mục tiêu tập
80
trung phát triển du lịch biển cao cấp, mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Bên cạnh
đó, đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung phát triển chiều sâu
theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp, hình thành các sản phẩm du
lịch mới, có sức cạnh tranh cao, ưu tiên phát triển theo 3 nhóm sản phẩm chính
trong đó bao gồm sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp với các phương án cụ
thể nhu tập trung đầu tư, xây dựng các khách sạn cao cấp, trung tâm du lịch ven
biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế
3.1.3.2. Xây dựng các sản phẩm liên kết
Bên cạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch biển thành phố Đà
Nẵng cần quan tâm xây dựng các sản phẩm du lịch liên kết theo vùng miền (giữa
các địa phương lân cận như Huế, Quảng Nam) và theo loại hình du lịch (kết hợp
nghỉ dưỡng biển với khám phá thiên nhiên, văn hoá). Điều này sẽ cho phép làm
tăng tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch chính, tăng hiệu quả kinh doanh du lịch.
3.1.3.3. Xây dựng các sản phẩm du lịch phụ trợ
Mục tiêu của định hướng này nhằm đa dạng hoá các dịch vụ du lịch, tránh sự
nhàm chán cho khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, nâng cao
sức cạnh tranh của du lịch biển Đà Nẵng so với các địa phương khác trong nước
cũng như trong khu vực. Trong thời gian tới du lịch biển Đà Nẵng cần đầu tư phát
triển hơn nữa những sản phẩm du lịch thể thao biển như lướt ván, nhảy dù, đua
thuyền buồm, lặn biển, tham quan đáy biển, câu cá, v.v. nhằm nâng cao chất lượng
cũng như giá dịch vụ.
3.1.3.4. Định hướng sản phẩm cho các thị trường nguồn
Các thị trường khách du lịch khác nhau sẽ khác nhau về đặc điểm, sở thích và
nhu cầu. Do vậy với từng thị trường khách cần có những sản phẩm phù hợp để đáp
ứng nhu cầu du lịch. Trên cơ sở định hướng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị
trường khách thì cần thiết xây dựng tour, tuyến du lịch tương ứng. Đối với khách có
nhu cầu đi nghỉ dưỡng dài ngày thì cung cấp nhiều dịch vụ, họat động du lịch năng
động để kéo dài thời gian lưu trú của khách. Đối với khách đến như một điểm dừng
81
chân thì chú trọng các dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí ban đêm, tắm biển...
3.1.4. Định hƣớng hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch biển
Trong thời gian qua hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch biển của thành phố
Đà Nẵng đã được thành phố tập chung đầu tư và đã mang lại nhiều kết quả.Tập
trung đầu tư, tăng cường đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch xúc tiến, quảng bá về
du lịch nói chung cũng như du lịch biển Đà Nẵng nói riêng trên thị trường du lịch
quốc tế. Tích cực và chủ động tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế
chuyên về du lịch biển đảo. Tổ chức các đoàn Fam, Press cho các hãng lữ hành,
nhà báo nước ngoài chuyên viết về du lịch biển đảo để đến tìm hiểu, làm quen và
giới thiệu với khách hàng tiềm năng về sản phẩm du lịch biển của Đà Nẵng. Tăng
cường sử dụng, khai thác công nghệ thông tin, mạng Internet phục vụ công tác
tuyên truyền, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng.
- Tập trung chủ đề về du lịch biển trong các hoạt động xúc tiến quảng bá du
lịch của thành phố.
- Phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phối hợp, tham gia các
hoạt động xúc tiến du lịch do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch
chủ trì tổ chức, đặc biệt là các hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài.
- Chọn lọc, tập trung nguồn lực thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch ở một số
thị trường trọng điểm về du lịch biển của thành phố Đà Nẵng: trong điều kiện kinh
phí và các nguồn lực khác có hạn, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cần xác định
được kế hoạch có tính chiến lược đối với từng thị trường đặc biệt là đối với các thị
trường trọng điểm, tránh tình trạng tổ chức các hoạt động xúc tiến dàn trải cả về
không gian và thời gian vì có thể dẫn đến việc không gây được ấn tượng cho khách
du lịch tiềm năng.
3.1.5. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển
Trong giai đoạn vừa qua, ngành du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng của
thành phố Đà Nẵng đã và đang dần khắc phục sự thiếu hụt nguồn nhân lực một cách
trầm trọng. Với nhiều biện pháp có hiệu quả được áp dụng, nguồn nhân lực phục vụ
82
du lịch biển của thành phố Đà Nẵng đã được cải thiện một các đáng kể về cả chất
lượng và số lượng nhân lực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du
lịch biển của thành phố hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với sự
phát triển của du lịch biển của thành phố trong tương lai.
Nhằm khắc phục các hạn chế về nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển trong
giai đoạn vừa qua cũng như đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch
biển trong tương lai. Trong thời gian tới ngành du lịch nói chung trong đó có ngành
du lịch biển của thành phố Đà Nẵng nói riêng tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch biển có đầy đủ các kỹ năng đáp ứng
được những yêu cầu ngày càng cao của du khách.
Đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao kỹ năng dịch vụ du lịch cho cộng đồng
dân cư có mong muốn và điều kiện tham gia hoạt động du lịch. Cần coi đây là
nguồn lao động quan trọng không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch biển mà
còn góp phần hạn chế ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch biển.
3.1.6. Định hƣớng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển
Một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến sự phát triển du lịch biển
nói chung đó chính là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Trong giai đoạn vừa
qua với nhiều giải pháp hỗ trợ, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói
chung cũng như du lịch biển nói riêng. Thành phố Đà Nẵng đã thu hút được số
lượng rất lớn các nhà đầu tư, các dự án đầu tư lớn vào hệ thống cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch biển của thành phố. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn còn rất nhiều các dự án
đầu tư chưa được triển khai, hay chậm tiến độ... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến
cảnh quan, cũng như việc khai thác các tiềm năng du lịch biển của thành phố. Cùng
với đó, đề có thể phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp thành phố Đà Nẵng cần
tiếp tục có những giải pháp nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng, đặc biệt là đối với cá dự
án đầu tư lớn.
Do vậy, trong thời gian tới Đà Nẵng định hướng thị trường tập trung hoàn
83
thiện cơ sở hạ tầng du lịch, thu hút và hỗ trợ thúc đẩy các dự án đầu tư nhằm khai
thác tốt hơn tiềm năng du lịch thành phố, sớm tạo ra thế và lực mới trong cạnh tranh
phát triển.
3.1.7. Bảo vệ, cải thiện môi trƣờng du lịch biển
Đà Nẵng là thành phố có tài nguyên du lịch biển phong phú, đa dạng với bờ
biển, phong cảnh thiên nhiên nhận được nhiều sự ưu ái của thiên nhiên. Tuy nhiên,
tình trạng nước thải, rác thải chưa được xử lý triệt để, khai thác các nguồn lợi tự
nhiên quá mức gây biến dạng cảnh quan, làm suy giảm các loài sinh vật... đang diễn
ra khá nghiêm trọng tại nhiều điểm du lịch biển của Đà Nẵng.
Bên cạnh những đóng góp mà ngành du lịch biển mang lại, thì ngành du lịch
biển đang trở thành tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển tại các khu vực du
lịch của thành phố. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu
du lịch biển nêu trên, là do công tác vệ sinh môi trường chưa được các tổ chức, cá
nhân kinh doanh trong lĩnh vực này quan tâm một cách thường xuyên.
Rác thải chưa được thu gom, xử lý triệt để, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi
trường, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn; hệ
thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, cho nên nguồn nước thải tại các
khu vực này chủ yếu được xả thẳng ra biển... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến du
lịch biển nước ta nói chung cũng như du lịch biển của thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều phương án, hoạt động cụ
thể nhằm bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường của thành phố nói chung cũng
như môi trường biển của thành phố nói riêng. Trong giai đoạn sắp tới thành phố Đà
Nẵng tiếp tục duy trì, hoàn thiện việc phát triển du lịch biển của thành phố theo định
hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Phát triển du lịch biển song song với
hoạt động cải thiện, bảo vệ chất lượng môi trường du lịch nói chung cũng như môi
trường du lịch biển nói chung của thành phố. Qua đó hướng tới việc phát triển du
lịch biển một cách bền vững.
84
3.2. Đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
3.2.1. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện các chƣơng trình chính sách phát triển
du lịch biển Đà Nẵng
- Một số đề xuất nhằm nhằm cải thiện, khắc phục các hạn chế của tính mùa
vụ trong du lịch biển: Đối với hoạt động du lịch biển nói chung, đa số khách đi du
lịch với mục đích nghỉ dưỡng kết hợp tắm biển là những loại hình du lịch chủ yếu
của hoạt động du lịch biển. Đây là những loại hình du lịch phụ thuộc và chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện khí hậu. Trên
thực tế, những điểm, khu du lịch biển ở những nơi có điều kiện khí hậu phân hóa
sâu sắc theo thời gian trong năm, thì tính thời vụ trong hoạt động du lịch ở nơi đó
cũng rõ rệt và mùa du lịch thường trùng với mùa khí hậu thuận lợi cho hoạt động du
lịch.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và
ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo
dài. Do đặc thù của mình nên ở Đà Nẵng, mùa vụ du lịch rất rõ rệt: từ tháng 9 đến
tháng 12 Đà Nẵng rất vắng khách du lịch.
Tuy nhiên, từ tháng 9 đến tháng 12 tuy là mùa thấp điểm với du lịch Đà Nẵng
nhưng đây lại là thời điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất, cũng
như là thời điểm bắt đầu mùa cao điểm khách quốc tế tập trung tương đối nhiều ở
Hội An. Do đó, Đà Nẵng cần phải có những phương án cần thiết để “kéo” khách
đến với mình trong thời gian này bằng việc điều chỉnh các sự kiện phù hợp với thời
tiết để thu hút du khách như du lịch tâm linh hay du lịch hội thảo; tăng cường
nghiên cứu lượng khách đến Việt Nam vào thời gian này là những đối tượng nào để
từ đó có chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch.
85
Cùng với đó, việc nghiên cứu một số ý tưởng để có thể khai thác điều kiện
mưa, bão như một tài nguyên du lịch là điều cần thiết. Mưa, bão ở Đà Nẵng có thể
là điều kiện khó khăn cho việc khai thác, cung cấp các sản phẩm du lịch biển chủ
yếu như tắm biển và tham quan, nhưng lại có thể là điều kiện để phát triển các sản
phẩm du lịch biển mang tính trải nghiệm. Cụ thể như du khách có thể đến Đà Nẵng
để trải nghiệm cuộc sống của Đà Nẵng vào mùa bão, trải nghiệm cảm giác phải đối
phó với những cơn bão cùng người dân địa phương.
- Mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu, áp dụng các phương án xúc tiến thị trường,
quảng bá du lịch biển mới, có hiệu quả cao tại các địa phương trong và ngoài
nước. Công tác tuyên truyền tiếp thị có vai trò quan trọng trong việc quảng bá
thương hiệu du lịch thành phố đến với đại chúng. Trong thời gian tới, ngành du lịch
Đà Nẵng nên tập trung đầu tư hơn nữa cho hoạt động này thông qua việc duy trì và
đầu tư hơn nữa cho các hoạt động xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch hiện có
như: tổ chức các chương trình, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh; tham gia các Hội chợ; tổ chức các đoàn presstrip, đón Đoàn
khảo sát và tổ chức Hội nghị các hãng lữ hành Đức tại Đà Nẵng; tổ chức và đón các
đoàn famtrip, đường bay; hỗ trợ đoàn quay phim về du lịch; quảng bá thông tin, hình
ảnh du lịch Đà Nẵng trên Cổng Thông tin điện tử, các trang mạng xã hội, E-
newletters, Bản tin du lịch; xuất bản và tái xuất bản các ấn phẩm du lịch (Danang
FantastiCity, M.I.C.E, bưu ảnh tiếng Đức,).
Bên cạnh đó, các hình thức quảng bá du lịch mới như quảng như quảng bá du
lịch qua phim ảnh là hình thức quảng bá có hiệu quả cao cần được thành phố đầu tư
chủ động hơn nữa. Thời gian vừa qua, một số địa danh nổi tiếng của Đà Nẵng như
cầu Sông Hàn, khu nghỉ dưỡng Intercontinental, biển Mỹ Khê đã được đưa vào các
phim như “Trái tim có nắng”, “Tuổi thanh xuân”. Gần đây nhất, khán giả cả nước
một lần nữa biết đến Đà Nẵng qua những thước phim về các cây cầu nổi tiếng bắc
qua sông Hàn, khu du lịch Bà Nà Hills, đèo Hải Vân, núi Sơn Trà trong bộ phim
“Zippo, mù tạt và em” được phát sóng trên kênh VTV3.
86
Trên thực tế, quảng bá du lịch qua phim ảnh là cách rất tốt, tạo hiệu ứng xã hội
và sự lan tỏa cao. Khán giả muốn tận mắt thấy và trải nghiệm những cảnh đẹp từ
phim nên hiệu quả quảng bá theo hình thức điện ảnh có tác dụng mạnh mẽ trong
việc thu hút khách du lịch. Các công ty lữ hành tại nhiều quốc gia đã đưa các điểm
du lịch “ăn theo” các bộ phim nổi tiếng vào những lộ trình tour để tăng tính hấp dẫn
cho chương trình, rõ nét nhất là Hàn Quốc với hàng loạt những điểm đến trong các
bộ phim trở thành nơi thu hút đông đảo khách quốc tế.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng có thể khai thác nhiều
hơn vào loại hình quảng bá này. Chủ động mời, hợp tác với các hãng, đoàn làm
phim để có những bộ phim và các ấn phẩm ca nhạc được quay tại Đà Nẵng, về Đà
Nẵng với những cảnh quay ấn tượng và chất lượng, từ đó quảng bá du lịch nói
chung và du lịch biển nói riêng của Đà Nẵng đến du khách trong nước cũng như
quốc tế trở nên hiệu quả hơn.
- Tập trung, đẩy mạnh hơn nữa đến công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động gây
ô nhiễm môi trường. Đối với du lịch nói chung, đặc biệt là du lịch biển nói riêng,
yếu tố chất lượng mô trường biển ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển. Kinh nghiệm
của một số quốc gia cũng như địa phương trong nước cũng cho thấy những tác động
mạnh mẽ của yếu tố môi trường đến phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch
biển nói riêng.
Trong giai đoạn vừa qua, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ô
nhiễm môi trường xảy ra ở một số địa điểm du lịch biển của thành phố xuất phát từ
việc thiếu tập trung, quan tâm của thành phố trong công tác kiểm tra xử lý đối với
các cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Chính vì vậy, để hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển, đặc biệt trong
hoạt động bảo vệ môi trường du lịch biển thành phố cần tập trung, đẩy mạnh hơn
nữa công tác kiểm tra, xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm
môi trường cũng như có các phương án cụ thể để khắc phục các vấn đề về môi
trường du lịch biển đang còn tồn tại của thành phố.
87
- Phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng trong du lịch biển. Nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ trong phát triển du lịch biển có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với việc xác định các giải pháp ứng phó của du lịch biển với tác động của
biến đổi khí hậu, khắc phục các sự cố môi trường, xử lý giác thải, cải thiện môi
trường biển...qua đó thể hiện vai trò quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch
biển.
Tuy nhiên, chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng trong
thời gian qua chưa thực sự chú trọng đến hoạt động đầu tư phát triển khoa học kỹ
thuật phục vụ du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng.
Chính vì vậy, trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng cần xây dựng các chương
trình, biện pháp cụ thể đối với nhằm đảm bảo có sự đầu tư thoả đáng hơn cho công
tác nghiên cứu khoa học công nghệ úng dụng trong du lịch nói chung cũng như du
lịch biển nói riêng.
- Đẩy mạnh và khai thác hiệu quả sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động
phát triển du lịch biển. Chính sách du lịch biển của thành phố Đà Nẵng hiện nay đã
có nhiều phương án chính sách nhằm đảm bảo sự tham gia của cộng đồng người
dân, khách du lịch vào hoạt động phát triển du lịch biển. Cụ thể, chính sách đã đưa
ra nhiều phương án nhằm nâng cao hiểu biết của phát triển du lịch biển, bảo vệ môi
trường biển thông qua các hoạt động tập huấn, tuyên truyền
Tuy nhiên, qua quá trình thực thi cũng như nội dung các phương án chưa thực
sự có hiệu quả trong việc khuyến khích, kêu gọi cộng đồng người dân, khách du
lịch tham gia hoạt động phát triển du lịch biển của thành phố, đặc biệt là trong hoạt
động cải tạo, bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường du lịch biển của
thành phố nói riêng.
Những thành công nổi bật từ hoạt động huy động sự tham gia của cộng đồng
trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường du lịch của đảo Nami, Hàn Quốc là bài học
kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng và thực hiện các phương án nhằm huy
động sự tham gia của cộng đồng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường của thành
88
phố Đà Nẵng. Những phương án, biện pháp nhằm huy động, cũng như nâng cao ý
thức của người dân và khác du lịch đối với việc bảo vệ môi trường của đảo Nami,
Hàn Quốc hoàn toàn có thể được áp dụng đối với việc xây dựng và thực hiện việc
huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường nói
chung cũng như môi trường du lịch biển nói riêng.
Như vậy, trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng cần xây dựng, hoàn thiện các
phương án nhằm khuyến khích sự thàm gia cũng như nâng cao vai trò của cộng
đồng vào phát triển du lịch biển. Đồng thời áp dụng, học tập các kinh nghiêm trong
việc Nhằm đảm bảo sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng
trên các đảo, vào hoạt động phát triển du lịch góp phần vào bảo tồn tài nguyên, môi
trường biển.
3.2.2. Đẩy mạnh việc khai thác các ý tƣởng về phát triển du lịch biển từ các cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc cho chính sách phát triển du lịch biển thông
qua việc tổ chức các cuộc thi về ý tƣởng, sáng tạo
Sự sáng tạo, cũng như sự phong phú về mặt ý tưởng của các cá nhân và tổ
chức trong và ngoài nước là rất lớn. Đây là nguồn “tài nguyên về mặt ý tưởng” đối
với việc tạo ra những phương án chính sách sáng tạo, chất lượng cho các chương
trình của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng mà đặc biệt là đối với chương
trình về phát triển sản phẩm du lịch biển; chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch
biển.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, thành phố Đà Nẵng chưa thực sự quan tâm,
đầu tư trong việc khai thác các ý tưởng sáng tạo từ các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước. Điều này góp phần tạo ra sự đơn điệu, thiếu sáng tạo, đổi mới trong
việc xây dựng các phương án chính sách cụ thể trong chính sách phát triển du lịch
biển của Đà Nẵng.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng cần mạnh dạn tổ chức
các cuộc thi về các ý tưởng sáng tạo đối với các lĩnh vực hoạt động liên quan đến
phát triển du lịch biển như xúc tiến, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng; xây dựng các
89
sản phẩm du lịch biển cũng như những ý tưởng sáng tạo đối với hoạt động bảo vệ
môi trường nói chung cũng như môi trường du lịch biển nói riêng. Việc này sẽ giúp
thành phố khai thác một cách hiệu quả “nguồn tài nguyên về ý tưởng” từ các cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước qua đó tạo ra phong phú, đa dạng các nguồn ý
tưởng, sáng tạo cũng như chất lượng các ý tưởng cho việc xây dựng các phương án
chính sách.
Một số sáng kiến đề xuất nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch biển mới được
đề xuất trong nội dung luận văn như: Tổ chức các đội tàu đánh cá thành loại hình du
lịch trải nghiệm theo hình thức khách du lịch có thể mua vé để có thể cùng các tàu
cá ra khơi. Độ dài của các chuyến tàu từ 2 – 3 ngày tùy theo nhu cầu của khách.
Trong quá trình ra khơi cùng ngư dân, du khách có thể trải nghiệm cảm giác là một
ngư dân thực sự với các hoạt động cụ thể như đánh bắt hải sản, tự chế biến và
thưởng thức hải sản vừa đánh bắt nhờ sự giúp đỡ của các ngư dân trên tàu. Sản
phẩm du lịch này khi được hình thành sẽ hướng tới thị phần khách du lịch từ
phương Tây như Nga, Anh, Úc, những nước có văn hóa du lịch theo xu hướng trải
nghiệm. Nếu có thể phát triển, loại sản phẩm du lịch này có thể góp phần làm phong
phú, đa dạng hơn số lượng sản phẩm du lịch biển của Đà Nẵng. Cùng với đó, với sự
tham gia trực tiếp của ngư dân vào việc cung cấp sản phẩm du lịch sẽ giúp cải thiện
hơn thu nhập cho ngư dân trên địa bàn thành phố. Cuối cùng, thông qua loại hình
sản phẩm du lịch này, thành phố có thể lồng ghép việc tuyên truyền, khẳng định chủ
quyền biển, đảo đến du khách trong và ngoài nước.
3.2.3. Đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực có liên
quan đến quá trình xây dựng, hoạch định chính sách phát triển du lịch biển
Một trong những hạn chế của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng đó
là tính dự báo, cũng như tầm nhìn của chính sách còn hạn chế. Việc không dự báo
đúng, hay chủ quan trước các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai khiến chính sách
phát triển du lịch biển Đà Nẵng thiếu tính chủ động trước sự xuất hiện của một số
vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển như vấn đề ô nhiễm môi trường, hướng
dẫn viên chui, hay các tác động của các tour du lịch 0 đồng...
90
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế này là sự hạn chế trong
năng lực hoạch định, dự báo, đánh giá vấn đề của nguồn nhân lực tham gia quá
trình xây dựng, hoạch định chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
Chính vì vậy, thành phố Đà Nẵng cần có những biện pháp nhằm đào tạo,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia xây dựng, hoạch định chính sách phát
triển du lịch biển Đà Nẵng. Thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng về xây
dựng, hoạch định chính sách công, khả năng dự báo, đánh giá vấn đề với sự tham
gia của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Cũng như tổ chức các
chương trình tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng, hoạch định chính
sách với các địa phương trong và ngoài nước đã có nhiều thành công trong linhc
vực này.
3.2.4. Nâng cao vai trò, sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng trong việc
xây dựng và hoạch định chính sách công
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của
chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng trong thòi gian qua đó là
sự hạn về cai trò và sự tham của các bên liên quan, cộng đồng trong việc xây dựng
và hoạch định chính sách công. Tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách công chỉ
được nâng cao nhất khi có sự đồng tình, ủng hộ và tham gia của các bên liên quan
cũng như cộng đồng.
Chính vì vậy, trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng cần thực hiện một số biện
pháp nhằm cao vai trò, sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng trong việc xây
dựng và hoạch định chính sách công thông qua việc tổ chức việc lấy ý kiến góp ý
của các bên liên quan cũng như cộng đồng người dân cho việc xây dựng, hoạch
định chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng. Đặc biệt là đối với việc xây dựng
các phương án chính sách có liên quan đến việc hoạch định, quy hoạch phát triển
các điểm, các sản phẩm du lịch biển.
3.2.5. Nghiên cứu điều chỉnh một số mục tiêu cụ thể còn hạn chế của chính sách
91
Mục tiêu về số lượng cơ sở lưu trú cụ thể về số lượng cơ sở lưu trú, chất
lượng, số phòng của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng hiện nay đã thể
hiện sự hạn chế, bất cập khi số lượng các cơ sở, số phòng tăng quá nhanh so với dự
báo của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng. Điều này có thể dẫn đến sự
thiếu chất lượng trong việc xác định mục tiêu của chính sách khi kết quả đạt được
vượt quá xa so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra, xét về phương diện quản lý đối với
chính sách phát triển du lịch biển có thể thấy việc tăng quá nhanh số lượng cơ sở
lưu trú như vậy có thể dẫn đến việc thừa cung đối với hệ thống cơ sở lưu trú phục
vụ du lịch của Đà Nẵng.
Chính vì vậy, trong thời gian tới thành phố cần có những nghiên cứu, đánh giá
cụ thể nhằm điều chỉnh mục tiêu về cơ sở lưu trú của chính sách phát triển du lịch
biển Đà Nẵng sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như định hướng phát triển của
thành phố. Nếu nhận thấy việc thực trạng phát triển các cơ sở lưu trú như hiện nay
có thể dãn đến nhiều hệ quả xấu đối với phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong thời
gian tới thì cần có những biện pháp chính sách cụ t hể nhằm điều chỉnh mục tiêu,
cũng như tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú pơhucj vụ du lịch biển.
3.3. Một số kiến nghị cụ thể
3.3.1. Kiến nghị với Quốc Hội và Chính phủ
- Đẩy mạnh khai thác quan hệ ngoại giao để có thể dành quyền đăng cai tổ
chức các sự kiện chính trị, văn hóa, các sự kiện thể thao, Quảng bá, phát triển du
lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng thông qua hình thức tổ chức các sự
kiện chính trị, văn hóa, thể dục thể thao đang dần trở thành một xu hướng ở nước
ta. Thông qua việc tổ chức các sự kiện, chương trình này ngành du lịch Việt Nam
nói chung cũng như ngành du lịch của các địa phương nói riêng trong đó có du lịch
biển của thành phố Đà Nẵng có nhiều cơ hội để quảng bá du lịch của quốc gia, địa
phương mình đến khách du lịch quốc tế cũng như trong nước.
Để các đại phương trong nước như Đà Nẵng có thể có cơ hội đăng cai, tổ chức
các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao quốc tế phần lớn phụ thuộc vào
92
hoạt động ngoại giao của Nhà nước ta. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ
cần tiếp tục khai thác quan hệ ngoại giao để có thể dành quyền đăng cai tổ chức các
sự kiện chính trị, văn hóa, các sự kiện thể thao, các sự kiện quan trọng khác để từ đó
có thể tạo cơ hội cho các địa phương trong nước như có Đà Nẵng có cơ hội đăng cai
tổ chức các sự kiện này. Thông qua đó quảng bá hình ảnh, xúc tiến thị trường du
lịch nước ta nói chung cũng như du lịch Đà Nẵng trong đó có ngành du lịch biển nói
riêng góp phần phát triển du lịch biển của thành phố.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý nhằm quản lý đối với các hoạt động kinh
doanh dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch. Trong thời gian qua, một số hoạt
động kinh doanh, hành nghề trái phép như hướng dẫn viên chui, các của hàng chỉ
bán hàng cho khách Trung Quốc, Tour 0 đồng xuất hiện ngày càng nhiều và gây
ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển của du lịch nước ta trong đó có du lịch
biển của thành phố Đà Nẵng. Việc phát hiện và xử lý các sai phạm nêu trên chủ yếu
do các địa phương tự xử lý thông qua các chế tài xử phạt hành chính, đồng thời việc
xử lý các vi phạm nêu trên chưa thực sự đồng bồ giữa các địa phương do chưa có
các quy định pháp luật chung đối với việc sử lý các sai phạm này. Nhiều địa phương
trong đó có Đà Nẵng còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các sai
phạm nêu trên.
Chính vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý
nhằm quản lý đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ liên quan đến hoạt động du
lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi
hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phi pháp.
. - Duy trì, nghiên cứu phát triển chính sách Visa, thị thực thông thoáng. Theo
báo cáo của Tổng cục Du lịch, trong 3 tháng đầu năm tất cả các thị trường gửi
khách trọng điểm từ châu Âu đến Việt Nam có mức chi tiêu cao đều tăng cao, đặc
biệt là từ 5 quốc gia Tây Âu mới được miễn thị thực (Ý tăng 28%, Tây Ban Nha
tăng 27%, Anh tăng 23%, Đức tăng 19% và Pháp tăng 11%), trong đó thị trường
Pháp đã chững lại trong mấy năm qua nhưng đã tăng trưởng trở lại. Sự tăng trưởng
mạnh của 5 thị trường Tâu Âu thể hiện rõ rệt qua 3 quý kể từ khi chính sách miễn
93
visa có hiệu lực: Quý III/2015 tăng 4%, quý IV/2015 tăng 16%, quý I/2016 tăng
20%. Tổng cộng sau 9 tháng miễn thị thực, 5 thị trường Tây Âu tăng trưởng 14%.
Những kết quả nêu trên đã thể hiện rõ hiệu quả rõ nét của chính sách miễn
Visa du lịch. Chính vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ cần tiếp tục thực hiện
chính sách Visa thị thực thông thoáng, nghiên cứu gia hạn miễn Visa đối với các
nước hiện đang được miễn Visa, đồng thời nghiên cứu mở rộng số lượng các quốc
gia thuộc hệ thống miễn thị thực song phương, đơn phương vào Việt Nam. Qua đó
nhằm góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch trong nước trong thời gian tới khi
xu thế hội nhập và di chuyển ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Đầu tư, hoàn thiện chính sách xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Việt Nam
đối với thị trường khách du lịch quốc tế. Rất nhiều chuyên gia du lịch đã so sánh
tiềm năng du lịch của Việt Nam với các nước và đều công nhận Việt Nam có nhiều
lợi thế về mặt tiềm năng hơn. Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động xúc tiến du lịch
của ta chỉ tiếp cận được một bộ phận nhỏ công chúng quốc tế. Đây là điều rất đáng
tiếc của ngành du lịch Việt Nam.
Cùng lúc đó, trong thời gian qua có rất nhiều công ty du lịch nước ngoài đặt
văn phòng đại diện ở Việt Nam để tiếp cận thị trường khách trong nước. Nhưng
ngược lại, đến nay cả ngành du lịch và cả những công ty du lịch Việt Nam hầu như
chưa có văn phòng đại diện nào đặt ở nước ngoài. Có thể nói, nếu so sánh với các
nước trong khu vựccông tác quảng bá của ngành du lịch Việt Nam càng ngày càng
lùi xa. Ngay ở trong khu vực chúng ta thua cả Campuchia và coi như gần “đội sổ”,
chắc có khi chỉ xếp ngang ngửa hoặc hơn Lào, Myanmar.
Theo kinh nghiệm của các quốc gia có ngành du lịch phát triển đều là những
nơi quan tâm đặc biệt đến khâu tiếp thị. Chính vì vậy, trong thời gian tới, với vai trò
là Bộ quản lý ngành Du lịch Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần hoàn thiện, chú
trọng hơn nữa đến chính sách quảng bá hình ảnh, xúc tiến thị trường khai thác
khách du lịch đối với thị trường khách quốc tế. Cụ thể nên nghiên cứu xem xét việc
94
đầu tư hơn nữa nguồn kinh phí cho hoạt động quảng bá, xúc tiến thị trường khách
du lịch quốc tế. Đồng thời nghiên cứu các phương án, giải pháp, kinh nghiệm về
quảng bá, xúc tiến thị trường của các quốc gia trên thế giới nhằm thực hiện hoạt
động quảng bá, xúc tiến thị trường một cách có hiệu quả, chất lượng.
- Đầu tư, hợp tác nghiên cứu hoạt động du lịch. Tổ chức, chỉ đạo công tác
nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch của Việt Nam cũng như
các địa phương cụ thể như các vấn đề về xu hướng phát triển du lịch; nhu cầu của
khách du lịch; xu hướng du lịch; các phương án phát triển du lịch; Kết quả
nghiên cứu sẽ là căn cứ chỉ đạo về khai thác thị trường ở tầm vĩ mô cũng như là căn
cứ cho việc xây dựng các phương án, chính sách phát triển du lịch nói chung cũng
như du lịch biển nói riêng của các địa phương.
- Hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch cho các địa phương.
Bên cạnh hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch
nói chung cũng như du lịch biển nói riêng của từng địa phương, Bộ Văn hóa thể
thao và du lịch cũng cần có những chính sách về hướng dẫn, hỗ trợ, nâng cao chất
lượng xây dựng, hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung cũng như du
lịch biển nói riêng cho từng địa phương thông qua việc nâng cao chất lượng các cá
nhân, các nhà hoạch định chính sách của địa phương những người trực tiếp tham gia
quá trình hoạch định, thực thi chính sách.
3.3.3. Các kiến nghị đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng
3.3.3.1. Đối với Sở du lịch
- Thường xuyên, liên tục đánh giá tính khả thi của các mục tiêu cụ thể, đánh giá
hiệu quả, chất lượng các phương án chính sách phát triển du lịch biển của thành
phố. Chủ động cập nhật, nghiên cứu các chính sách phát triển du lịch biển của các
quốc gia trên thế giới, các địa phương trong nước nhằm rút ra các bài học kinh
nghiệm trong việc xây dựng chính sách phát triển du lịch biển của địa phương mình.
95
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia
xây dựng chính sách phát triển du lịch biển của thành phố. Qua đó kịp thời đưa ra
những đánh giá, điều chỉnh đối với chính sách phát triển du lịch biển của thành phố
Đà Nẵng. Nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
- Trao đổi, liên kết với các sở, ban, ngành khác của địa phương nhằm đề xuất,
xây dựng, hoàn thiện các phương án chính sách có liên quan đến phạm vi quản lý,
cần sự phối hợp của các sở, ban, ngành khác như Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sự đồng bộ, tính hệ
thống chặt chẽ của các mục tiêu, các phương án của chính sách. Qua đó đảm bảo
tính hiệu quả, chất lượng của chính sách nói chung cũng như đảm bảo hiệu quả thực
thi chính sách một cách hiệu quả.
3.3.3.2. Đối với Sở Thông tin và truyền thông, Sở Ngoại vụ
Hỗ trợ, phối hợp với Sở Du lịch, đề xuất các phương án chính sách về truyền
thông, quảng bá du lịch Đà Nẵng nói chung cũng như du lịch biển Đà Nẵng nói
chung cho thành phố. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng các phương án về xúc
tiến, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng trong chính sách phát triển du lịch nói chung
cũng như chính sách phát triển du lịch biển nói riêng của thành phố Đà Nẵng.
3.3.3.3. Đối cới Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Cục Hải
quan Đà Nẵng
Chủ động giám sát hoạt động nhập cảnh của khách du lịch, các hoạt động dịch
vụ liên quan đến du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng của các cá nhân,
tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Qua đó kịp thời phát hiện các khó khăn,
vướng mắc đối với hoạt động nhập cảnh, những hành vi vi phạm pháp luật của các
cá nhân, tổ chức có liên quan đến dịch vụ du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng
của thành phố Đà Nẵng. Nhằm kịp thời đề xuất các phương án hỗ trợ, đơn giản hóa
các thủ tục hành chính, nhập cảnh tạo thuận lợi cho khách du lịch đến với Đà Nẵng,
đồng thời kịp thời báo cáo, đề xuất các phương án giải quyết các hành vi vi phạm
pháp luật của các cá nhân tổ chức có liên quan đến dịch vụ du lịch, du lịch biển của
96
thành phố Đà Nẵng để thành phố kịp thời nắm bắt và có những phương án chính
sách kịp thời xử lý các vấn đề góp phần hoàn thiện chính sách phát triển du lịch
biển quả thành phố Đà Nẵng.
3.3.3.4. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Chủ động phối hợp với Sở Du lịch, nghiên cứu thực trạng chính sách phát
triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu các chính sách phát triển du
lịch nói chung, du lịch biển nói riêng của các địa điểm du lịch, các quốc gia trên thế
giới. Từ đó đề xuất các phương án, chính sách liên quan nhằm hoàn thiện chính
sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng.
3.3.3.5. Đối với Sở Tài nguyên và môi trường
Nghiên cứu các phương án nhằm bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường,
khắc phục các sự cố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của thành
phố trong đó có chất lượng môi trường biển qua đó đảm bảo chất lượng môi trường
du lịch biển của thành phố. Đồng thời nghiên cứu đề xuất các phương án nhằm xử
lý, hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các cá nhân, tổ chức.
3.3.3.6. Hiệp hội du lịch thành phố đà nẵng và các doanh nghiệp du lịchhoạt
động kinh doanh dịch vụ du lịch biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Là cầu nối giữa các doanh nghiệp du lịch với chính quyền địa phương. Đề
xuất các phương án nhằm nâng cao sự đóng góp, tham gia của các cá nhân, tổ chức
du lịch trong hoạt động xây dựng, hoàn thiện cũng như thực chính sách phát triển
du lịch biển của thành phố. Cũng như đề xuất các phương án, giải pháp cụ thể liên
quan đến xúc tiến, quảng bá hình ảnh, quản lý hoạt động du lịch, xây dựng và phát
triển các sản phẩm du lịch
97
TIỂU KẾT CHƢƠNG
Dựa trên cơ sở những nội dung phân tích, nhận định về thực trạng, những ưu
điểm, hạn chế của chính sách phát triển du lịch biển cũng như những cơ hội và
thách thức trong tương lai đối với phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng ở
Chương 2. Nội dung Chương 3 của luận văn đã nghiên cứu, phân tích đưa ra những
quan điểm về định hướng phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng trong thời
gian sắp tới. Những quan điểm, định hướng này là những quan điểm phát triển du
lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng của thành phố Đà Nẵng được thể
hiện qua những đề án, chương trình cụ thể của thành phố. Đồng thời, một số quan
điểm, định hướng được xây dựng dựa trên những nghiên cứu, phân tích về các xu
hướng liên quan đến phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng
trên cùng với thực trạng du lịch biển của thành phố Đà Nẵng, những cơ hội, thách
thức đặt ra trong thời gian tới.
Cùng với đó nội dung chương cũng đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm
hoàn thiện nội dung chính sách.Những nội dung đề xuất này là cơ sở tham khảo cho
việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà
Nẵng. Trên cơ sở những phương án được đề xuất, luận văn đề xuất những hoặt động
cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan đến chính sách phát triển du
lịch biển Đà Nẵng và đặc biệt là đối với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng..
Với những phương án được đưa ra dựa trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích
đối với cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch biển, trực trạng chính sách
phát triển du lịch biển Đà Nẵng cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch biển của
một số nước và địa phương. Nội dung chương với nhuững ý kiến đề xuất đối với
chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng được hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện
hơn nữa chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng qua đó góp phần
phát triển hơn nữa du lịch biển của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
98
KẾT LUẬN
Du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng ngày càng khẳng định được
vị thế của mình đối với với sự phát triển của xã hội. Với những tiềm năng lớn, đa
dạng, phong phú cũng như những đóng góp được ghi nhận trong thời gian qua của
du lịch biển đối với sựu phát triển của kinh tế - xã hội của đát nước. Phát triển du
lịch biển hiện nay là vấn đề đang được Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Để
có thể phát triển du lịch biển một các hiệu quả cần có một chính sashc phát triển du
lịch biển chât lượng, hiệu lực, hiệu quả. Chính vì vậy, vấn đề làm sao để có thể khai
thác một cách khoa học, hiệu quả nhất các tài nguyên du lịch biển đảo luôn là chủ
đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Với
sự vận động của kinh tế - xã hội, các nội dung của chính sách phát triển du lịch biển
luôn cần phải có sự thay đổi đề phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu, phân tích chính sách phát triển du lịch biển để kịp thời có những
điều chỉnh phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước để có thể phát triển
hiệu quả du lịch biển luôn là vấn đề cấp bách cần thực hiện của nước ta.
Đà Nẵng là thành phố có tài nguyên du lịch biển phong phú và đa dạng với
định hướng phát triển ngành du lịch, đặc biệt với du lịch biển là ngành kinh tế mũi
nhọn. Những phân tích, tổng hợp trong những năm qua cho thấy chính sách phát
triển du lịch biển của thành phố đã đạt được những thành quả nhất định góp phần
thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển du lịch biển của thành phố. Qua đó khẳng
định vị thế của Đà Nẵng trong thị trường du lịch biển trong nước cũng như điền tên
mình vào danh sách những điểm đến du lịch biển hấp dẫn trên bản đồ thế giới. Tuy
nhiên bên cạnh đó, thông qua quá trình tồn tại và thực thi chính sách đã thể hiện
việc chính sách phát triển du lịch biển hiện nay của thành phố Đà Nẵng vẫn còn đó
những hạn chế chưa được khắc phục. Những hạn chế này có thể xuất phát từ nhiều
nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau tuy nhiên những hạn chế này đều
đang hạn chế, kìm hãm, gây ra những khó khăn nhất định cho sự phát triển du lịch
biển của thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy, để có thể phát triển hơn nữa du lịch biển
của thành phố Đà Nẵng rất cần những điều chỉnh cần thiết đối với chính sách phát
99
triển du lịch biển của thành phố, nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm của chính
sách cũng như khắc phục, hạn chế những hạn chế còn tồn tại của chính sách.
Từ những lập luận, phân tích của mình luận văn “Chính sách phát triển du lịch
biển Đà Nẵng” đã hệ thống những có sở lý luận có liên quan đến khái niệm, đặc
điểm, nội dung của phát triển du lịch biển cũng như chính sách phát triển du lịch
biển nói chung. Từ đó hệ thống một cách khái quát, cũng như đưa ra những nhận
định, phân tích về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại
của chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng hiện nay. Qua đó đưa
ra những quan điểm về định hướng, cũng như những phương án phù hợp nhằm mục
đích phát huy hơn nữa những ưu điểm của chính sách, đồng thời khắc phục những
hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua. Cùng với đó, để góp phần hoàn thiện hơn
nữa chính sách phát triển du lịch biển của Đà Nẵng luận văn cũng đã đưa ra những
ý kiến đề xuất cụ thể đối với Nhà nước cũng như các Bộ, Ngành liên quan. Nghiên
cứu còn là cơ sở tham khảo cho các nhà chính sách trong việc hoàn thiện chính sách
phát triển du lịch biển Đà Nẵng, qua đó góp phần giúp thành phố Đà Nẵng khai thác
tối đa các tiềm năng, cơ hội phát triển cũng như khắc phục được những khó khăn,
thách thức đối với phát triển du lịch biển tại địa phương.
Với những nội dung được truyền tải, luận văn được hy vọng sẽ góp phần vào
việc hoàn thiện hơn nữa chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng ở
thời điểm hiện tại. Qua đó góp phần phát triển hơn nữa du lịch biển của thành phố
Đà Nẵn. Nhằm hướng tới mục tiêu khẳng định, phát triển hơn nữa vị thế của du lịch
biển Đà Nẵng đối với khách du lịch trong nước cũng như đưa du lịch biển Đà Nẵng
trở thành một điểm đến có vị trí cao trên bản đồ du lịch thế giới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng và thầy cô để tác giả
có thể hoàn thiện hơn nữa luận văn cũng như giúp luận văn có tính khả thi hơn.
100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Kim Ánh (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng, Luận
văn Thạc sĩ Chuyên ngành Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn.
2. TS.KTS. Lê Trọng Bình, Đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo Việt Nam, Tạp
chí du lịch Việt Nam số 09 (2009) Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng
cục du lịch.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch thực hiện Chương trình hành
động của thành ủy Đà Nẵng về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
4. Chiến Lược phát triển kinh tế vùng biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm
2020, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội – 2005.
5. Chỉ thị số 16/2006/CT-UBND ngày 25/05/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng
về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn
hóa - văn minh đô thị và tăng cường biện pháp xử lý các hành vi vi phạm
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Chỉ thị 14/CT-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2013 của UBND thành phố Đà
Nẵng về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh,
an toàn cho khách du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
7. Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015.
8. Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020.
9. Báo cáo kết quả họat động du lịch năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm
2017 của Sở Du lịch Đà Nẵng.
10. GS.TS.Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du
lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
11. PGS.TS.Nguyễn Hữu Hải, Ths. Lê Văn Hòa (2008), Giáo trình Hoạch định và
phân tích chính sách công, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
12. PGS.TS.Nguyễn Hữu Hải, Ths. Lê Văn Hòa (2014), Đại cương về phân tích
chính sách công, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
101
13. PGS.TS.Nguyễn Hữu Hải, Ths. Lê Văn Hòa (2013), Đại cương về chính sách
công, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Cao Cẩm Hương (2008), Phát triển loại hình du lịch MICE trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng , Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường Đại Học Kinh
Tế, Đại Học Đà Nẵng.
15. Kế hoạch 5382/KH-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2015 về kiểm tra, xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi xả rác tại các bãi biển du lịch Đà Nẵng.
16. Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012),Phát triển du lịch biển Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.
17. Luật Du lịch (44/2005/QH11 ngày 15/6/2005) và Nghị định 92/2007/NĐ-CP
ngày 1/6/2007 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
tại Luật Du lịch.
18. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
19. TS. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và qui trình chính
sách, NXB Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.
20. Phan Thanh Nam (2008), Xây dựng chiến dịch truyền thông cổ động cho ngành
du lịch thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường Đại
Học Kinh Tế, Đại Học Đà Nẵng.
21. Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố
Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
22. Nghị quyết 03/NQ-TU của BCH Đảng bộ thành phố Đà Nẵng về “Đẩy mạnh
phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ mới”.
23. Nghị quyết số 25/2005/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2005 của
HĐNDTPĐN khoá VII, kỳ họp thứ 5 về thực hiện Chương trình xây dựng
thành phố 3 có...
24. Nghị quyết 136/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng
nhân dân thành phố Đà Nẵng về nhiệm vụ năm 2016.
102
25. Quyết định 903/1997/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
26. Quyết định số 1584/QĐ – UBND ngày 04/03/2010 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc Phê duyệt đề án khai thác bãi biển du lịch Đà Nẵng.
27. Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
28. Quyết định 30/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của UBND thành
phố Đà Nẵng về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
29. Quyết định 53/2006/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2006 của UBND thành
phố Đà Nẵng quy định biện pháp xử lý đối với người có hành vi đánh giầy,
bán sách, báo, vé số dạo và bán hàng rong không đúng quy định trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
30. Quyết định 3455/QĐ-BVHTTDL ngày 20 tháng 10 năm 2014 phê duyệt
"Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020" do Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể
thao và Du lịch ban hành.
31. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
32. Hoàng Thị Thu Thảo (2012) ,Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà
Nẵng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.
33. UBND thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 18/2007/QĐ – UBND ngày
01/03/2007 về việc ban hành quy định về Quản lý các hoạt động kinh doanh,
dịch vụ; bảo vệ cảnh quan môi trường và giữ gìn an ninh trật tự tại các bãi
biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
34. UBND thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 143/2005/CT-UBND ngày
03/05/2005 về việc ban hành Đề án xây dựng nếp sống văn hóa-văn minh đô
thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
103
35. UBND thành phố Đà Nẵng – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2010), Nghiên
cứu chiến lược phát triển liên kết thành phố Đà Nẵng và các vùng phụ cận
tại nước CHXHCN Việt Nam ( DaCRISS).
36. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2009), Du lịch thành phố Đà Nẵng với
việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010
và ý kiến đề xuất cho chiến lược giai đoạn 2011- 2020.
37. UBND thành phố Đà Nẵng (2007), Kế hoạch thực hiện chương trình hành động
của Thành ủy Đà Nẵng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
38. UBND tỉnh Quảng Nam (2010) tài liệu hội thảo, Nguồn nhân lực trong du lịch,
thực trạng và giải pháp.
39. Phùng Tấn Viết (2007), Công tác quản lý phát triển kinh tế biển Đà Nẵng,
chuyên đề tham luận tại hội thảo: Quản lý phát triển bền vững kinh tế biển
Đà Nẵng.
40. Phùng Tấn Viết (2007), Quản lý phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và an
ninh - quốc phòng thành phố Đà Nẵng chuyên đề tham luận tại hội thảo:
Quản lý phát triển bền vững kinh tế biển Đà Nẵng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chinh_sach_phat_trien_du_lich_bien_da_nang.pdf