Luận văn Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định basel ii và việc áp dụng tại Việt Nam

Trong khi trình độ phát triển của mỗi ngân hàng và đặc điểm của các nền kinh tế khác nhau, các NHTM ở các nƣớc khác nhau có thể dựa trên các nội dung trong Hiệp định Basel II để xây dựng các khuôn khổ quản trị rủi ro của ngân hàng mình. Hiệp định Basel II đặc biệt có ý nghĩa đối v ới các NHTM tại các nƣớc đang và chậm phát triển, vì các quốc gia này đƣợc ứng dụng các kinh nghiệm và giải pháp quản trị rủi ro tiên tiến mà không cần trải qua công tác nghiên cứu và phát triển. - Mặc dù chiếm từ 70% đến 80% thị phần dịch vụ tài chính – ngân hàng Việt Nam, hệ thống 5 NHTM Nhà nƣớc đƣợc đánh giá là yếu kém nhất về công tác quản trị rủi ro với hàng loạt các tồn tại lớn. Cơ cấu tổ chức để thực hiện quản trị rủi ro vừa thiếu, vừa yếu. Hầu hết mới chỉ thực hiện các nghiệp vụ quản trị rủi ro Mới chỉ thực hiện ở mức độ thấp, bên ngoài công tác quản lý rủi ro tín dụng, trong khi các rủi ro khác chƣa đƣợc quan tâm giải quyết. Hầu hết các NHTM nhà nƣớc có tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có rủi ro nhỏ hơn 8%, không đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo chuẩn mực quy định trong Hiệp định Basel II. Hai trong số những tồn tại lớn nhất là vốn và trình độ nguồn nhân lực của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.

pdf122 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2951 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định basel ii và việc áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/1/2008 phƣơng pháp Đánh giá nội bộ (IRBA) phải đƣợc áp dụng tại các NHTM Singapore [30]. 3.3.1.2 Tăng cường khả năng giám sát của cơ quan giám sát thuộc Ngân hàng nhà nước Nhƣ trình bày trong chƣơng II, hiện tại chức năng giám sát hoạt động NHTM của Việt Nam đang đƣợc đảm nhiệm tại hai nơi là Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHTW) và Bộ Tài chính. Ngay tại NHNN Việt Nam, chức năng giám sát cũng đƣợc phân tán theo từng nghiệp vụ, từng mặt hoạt động. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng để tăng cƣờng khả năng giám sát hoạt động của NHTM, bao gồm cả công tác cảnh báo từ xa, giám sát tuân thủ (compliance) và cơ chế báo cáo, Việt Nam nên thành lập một cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ để giám sát hoạt động của các NHTM, nhƣ mô hình của Singapore (MAS), của Anh (FSA – Financial Services Agency), Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và kể cả Trung Quốc. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế của Việt Nam, nên giữ chức năng giám sát an toàn hoạt động ngân hàng tại ngân hàng trung ƣơng (NHNN Việt Nam) để đảm bảo tính hiệu quả, tức thời và khách quan (xem thêm trong Kiều Hữu Dũng (2005), Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng hiệu quả tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, Số tháng 4/2005). Với quan điểm nhƣ trên, Việt Nam cần thiết phải xây dựng một cơ quan giám sát ngân hàng (ví dụ: Uỷ ban thanh tra giám sát) theo mô hình một tổng cục trực thuộc NHNN Việt Nam. Cụ thể: 87 + Uỷ ban giám sát ngân hàng (Banking Supervision Committee – BSC) đƣợc xây dựng thành hệ thống theo chiều dọc, phạm vi thanh tra là toàn bộ các khu vực địa lý (có thể chia thành 3 khu vực Bắc, Trung, Nam hoặc tạm thời đặt các cơ sở (chi nhánh) tại NHNN các tỉnh, thành phố trong điều kiện mô hình tổ chức của NHNN Việt Nam nhƣ hiện nay. Chủ tịch BSC có thể là Thống đốc NHNN. + BSC có chức năng giám sát trong tất cả các khâu khép kín, từ cấp phép, giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và xử lý vi phạm. + BSC có một số nội dung hoạt động chủ yếu sau: (1) xây dựng hệ thống quy chế thanh tra giám sát theo thông lệ quốc tế (Basel II); đánh giá xếp hạng các TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS; thanh tra giám sát rủi ro trên cơ sở định tính kết hợp với giám sát tuân thủ trên cơ sở định lƣợng, (2) hoàn thiện các quy định về an toàn phù hợp với thông lệ quốc tế (Basel II), (3) thiết lập mối quan hệ với thanh tra, giám sát ở các nƣớc để đảm bảo hiệu quả và tính chính xác, cập nhật công tác kiểm tra giám sát các TCTD nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam. 3.3.1.3 Tăng cường năng lực tài chính của các NHTM Hiện tại, năng lực tài chính (thể hiện bằng tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có – Equity/Asset) của hệ thống NHTM nói chung và NHTM nhà nƣớc nói riêng rất yếu, trong khi định hƣớng chiến lƣợc phát triển đặt NHTM nhà nƣớc vào vai trò “chủ lực trong hệ thống ngân hàng, đi đầu về quy mô, năng lực tài chính, công nghệ, quản lý...”. Đây là mâu thuẫn đòi hỏi Việt Nam phải có giải pháp thực hiện nhanh chóng. Bảng 3.3: Yêu cầu tăng, bổ sung vốn cho các NHTM nhà nƣớc Ngân hàng Thời điểm 2000 Thời điểm 2006 Nghìn tỷ VND % GDP Nghìn tỷ VND % GDP Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam 3,0 0,8 0 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 6,0 1,2 8,0 1,7 Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam 11,0 1,8 15,0 2,9 88 Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam 5,5 1,2 7,0 1,4 Tổng số 4 NHTM nhà nƣớc 25,5 4,5 30,0 6,0 Nguồn: [31] Một trong những ví dụ rõ ràng nhất của mâu thuẫn này là quy định về vốn đầu tƣ của NHTM không đƣợc vƣợt quá 50% tổng vốn tự có của ngân hàng. Trong khi đó, nhu cầu đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng (trụ sở, hạ tầng viễn thông...) và đặc biệt là máy móc, công nghệ của NHTM Việt Nam rất lớn. Hiện nay, các NHTM nhà nƣớc đang gặp nhiều khó khăn trong những quyết định đầu tƣ vào các hệ thống phần mềm và chƣơng trình quản lý vì quy định này. Theo điều tra hiện nay, một hệ thống Quản lý tài sản có/nợ cho một ngân hàng trung bình yêu cầu vốn đầu tƣ ban đầu từ 1,5 triệu USD đến 2 triệu USD, chƣa tính đến chi phí bảo trì hàng năm và chi phí đào tạo cán bộ. Tƣơng tự nhƣ vậy, một chƣơng trình quản trị rủi ro tuân thủ Basel II cũng có chi phí đầu tƣ từ 1 triệu đến 1,3 triệu USD [38], [39], [40]. Trong điều kiện việc phát hành trái phiếu dài hạn tăng vốn cấp II còn nhiều khó khăn đối với các NHTM nhà nƣớc vì chi phí lãi suất ở Việt Nam đang ở mức cao và thị trƣờng có nhiều biến động, trong khi rủi ro tín dụng khó kiểm soát do sự vận động của quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, Chính phủ Việt Nam (thông qua Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nƣớc) nên xem xét phƣơng án tăng vốn cho 5 NHTM nhà nƣớc từ nguồn ngân sách. Trƣớc mắt, đây là biện pháp thực tiễn nhất. Tuy nhiên có hai vấn đề lớn cần đặt ra và cân đối: - Hiệu quả của vốn cấp mới từ ngân sách: Do các NHTM nhà nƣớc có xu hƣớng coi phần vốn của Chính phủ cấp là phần đƣơng nhiên, dễ dàng có đƣợc nên không tăng cƣờng trách nhiệm quản lý vốn đảm bảo an toàn, hiệu quả. Do vậy, đi kèm với cơ chế cấp bổ sung vốn từ ngân sách nhà nƣớc, Chính phủ phải đặt ra các yêu cầu chặt chẽ về việc quản lý hiệu quả. - Nguồn thu của ngân sách: Do Chính phủ luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách thấp nhất từ 5% đến 8% trong những năm qua, khả năng cấp vốn cho 89 các NHTM bằng tiền mặt và các công cụ tiền là rất thấp. Trong khi đó, phƣơng án cấp vốn bổ sung bằng trái phiếu Chính phủ không giúp đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn về mặt thực tế, vì trong trƣờng hợp cần sử dụng vốn để giải quyết các nhu cầu rút vốn của khách hàng, việc chiết khấu trái phiếu này trên thị trƣờng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn trong các điều kiện khủng hoảng và mất lòng tin của khách hàng đối với thị trƣờng nói chung. Một trong những giải pháp hữu hiệu và cũng là một xu thế tất yếu là phát triển thị trƣờng chứng khoán, bao gồm cả thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp. Đối với các NHTM cổ phần và NHTM nhà nƣớc đang trong quá trình cổ phần hoá (đến thời điểm tháng 5/2006, có 3 NHTM nhà nƣớc đã bắt đầu lộ trình cổ phần hoá là Vietcombank, MHB (Ngân hàng phát triển nhà ĐB Sông Cửu Long) và BIDV. Trong đó, Vietcombank đi trƣớc với việc phát hành trái phiếu tăng vốn vào thời điểm tháng 3/2006. Hai ngân hàng còn lại đã nhận đƣợc sự chấp thuận về cơ bản của Thủ tƣớng Chính phủ về việc cổ phần hoá. Trong đó, chú trọng phát triển thị trƣờng thứ cấp đối với cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ nợ (công cụ vốn) dài hạn. 3.3.2 Các giải pháp đối với ngân hàng thƣơng mại Chƣơng II đã trình bày về hiện trạng công tác quản trị rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam, với kết luận chung là cùng với năng lực quản trị doanh nghiệp nói chung còn yếu kém, quản trị rủi ro thực sự là một lỗ hổng lớn và trở thành một nguy cơ tổn thất tiềm tàng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngành ngân hàng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hiệp định Basel II đang dần có ảnh hƣởng vƣợt qua khuôn khổ nhóm G10 và trở thành một chuẩn mực quốc tế trong công tác giám sát an toàn hoạt động NHTM cũng nhƣ quản trị rủi ro. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng những nguyên tắc và chỉ dẫn trong Hiệp định Basel II. Để áp dụng các nội dung của Hiệp định Basel II nhằm tăng cƣờng năng lực quản trị rủi ro, các NHTM Việt Nam cần xây dựng một chƣơng trình tổng thể bao gồm nhiều nội dung và nhiều bƣớc. 90 3.3.2.1 Nhóm các giải pháp đảm bảo tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu a) Tăng cƣờng năng lực tài chính thông qua tăng vốn tự có Các NHTM cần tìm mọi cách hợp pháp để tăng vốn tự có của mình, ít nhất đáp ứng đủ yêu cầu vốn tối thiểu 8% theo cách tính toán vốn an toàn tối thiểu theo Cột trụ thứ nhất của Hiệp định Basel II. Điều này có nghĩa là mức vốn tự có của NHTM sẽ phải lớn hơn mức tỷ lệ vốn tối thiểu theo quy định trong Quyết định 457 của NHNN Việt Nam. Bởi Quyết định 457 mới chỉ đặt ra yêu cầu vốn tối thiểu tƣơng ứng với vốn an toàn cho rủi ro tín dụng (Credit Risk Capital – CRC), và chƣa tính đến mức vốn an toàn cho rủi ro tác nghiệp (ORC) và vốn an toàn cho rủi ro thị trƣờng (MRC). Trong khi đối với các NHTM nhà nƣớc, việc tăng vốn tự có gặp nhiều khó khăn vì những lý do nêu trong mục 3.3.1.3 của chƣơng này, các NHTM cổ phần có nhiều cơ hội hơn trong phát hành cổ phiếu cũng nhƣ giữ lại lợi nhuận để tăng vốn và sử dụng Quỹ dự phòng tăng vốn điều lệ. Một thực tế là trong những năm qua, các NHTM nhà nƣớc thực hiện trích dự phòng rủi ro với số lƣợng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Mặc dù những tài sản có này đã đƣa ra ngoại bảng, nhƣng các NHTM nhà nƣớc hoàn toàn có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ số tài sản này thông qua nhiều biện pháp khác nhau: phát mại tài sản cầm cố, thế chấp; đòi nợ theo nghĩa vụ bảo lãnh của bên thứ ba...Trong nhiều trƣờng hợp, phần nợ tồn đọng và nợ xấu đã xử lý rủi ro thu hồi đƣợc của các NHTM nhà nƣớc đƣợc Chính phủ đồng ý đƣa thẳng vào vốn tự có mà không hạch toán lợi nhuận. Đây là một kênh quan trọng để các NHTM nhà nƣớc tăng vốn trong điều kiện nay. b) Xây dựng Quy định nội bộ về xác định rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trƣờng và hệ thống tính toán vốn an toàn tối thiểu đối với rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trƣờng. Hiện tại, tất cả các NHTM Việt Nam kể cả NHTMNN và NHTMCP đều chƣa có cơ chế, quy chế, quy định nội bộ về rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trƣờng. 91 Do vậy, chƣa có hệ thống các biên pháp quản lý, phòng ngừa rủi ro và phục hồi sau khủng hoảng (disaster recovery). Các NHTM cần tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống các quy trình, quy định (hoặc Sổ tay) về quản trị rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trƣờng song song với các chƣơng trình phần mềm ứng dụng tính toán mức độ rủi ro và dự tính tổn thất. Do đây là lĩnh vực mới và đòi hỏi nhiều kiến thức phức tạp, các NHTM Việt Nam nên thuê tƣ vấn, đặc biệt tƣ vấn nƣớc ngoài hỗ trợ xây dựng Sổ tay quản trị rủi ro tác nghiệp. 3.3.2.2 Nhóm các giải pháp xây dựng và củng cố cơ chế rà soát, giám sát a. Sắp xếp lại cơ cấu và mô hình tổ chức theo hƣớng tách bạch chức năng Để có thể áp dụng đƣợc các nội dung của Hiệp định Basel II vào quản trị rủi ro trong các NHTM của Việt Nam, các ngân hàng cần tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các phòng, ban, đơn vị của mình theo hƣớng tách biệt bộ phận kinh doanh (quan hệ khách hàng, quản lý tài khoản) với bộ phận quản lý rủi ro. Tại Trụ sở chính, các phòng/ban phụ trách về khách hàng phải đƣợc tách bạch chức năng nhiệm vụ liên quan đến phê duyệt giao dịch, kiểm soát. Chức năng này phải đƣợc tập trung vào các bộ phận chuyên về thẩm định, phê duyệt và kiểm soát giao dịch. Tại chi nhánh nơi trực tiếp quản lý khách hàng, nguyên tắc tách bạch chức năng nhiệm vụ càng quan trọng hơn. Ví dụ về một giao dịch cho vay một đối tƣợng khách hàng (ví dụ: khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân) cần đảm bảo tối thiểu các bƣớc theo sơ đồ sau: 92 Nhƣ vậy, khâu quan hệ khách hàng với khâu thẩm định tín dụng và khâu quyết định tín dụng đƣợc tách biệt với nhau đảm bảo tính chuyên môn hoá và minh bạch trong toàn bộ quá trình cho vay. Một điều chú ý là công tác kiểm tra, giám sát nội bộ phải bắt đầu ngay từ khâu đầu tiên và đi theo toàn bộ thời hạn của khoản vay. Thực tiễn lịch sử phát triển của các NHTM lớn trên thế giới đều cho thấy mô hình tổ chức 2 cấp gồm Trụ sở chính và Chi nhánh là mô hình có nhiều khuyết điểm hơn ƣu điểm, đặc biệt đứng trên góc độ quản trị rủi ro. Việc cấp thẩm quyền cho chi nhánh thực hiện các giao dịch ngân hàng nhƣ một ngân hàng độc lập (tƣơng đối, theo nghĩa là một chủ thể quan hệ kinh tế với khách hàng) khiến việc quản lý rủi ro phải thực hiện theo nhiều cấp khác nhau, từ trụ sở chính tới chi nhánh. Do vậy, xu hƣớng chung là thành lập các trung tâm xử lý và quản lý tài khoản, và để các chi nhánh trở thành các đơn vị quan hệ khách hàng. Do vậy, các NHTM Việt Nam cần sớm đƣa ra định hƣớng chiến lƣợc thành lập các chi nhánh “khu vực”, hay các Trung tâm giao dịch lớn, quản lý tập trung toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong khu vực đó (ví dụ: Bắc, Trung, Nam...). Hiện tại, Incombank là NHTM đầu tiên thực hiện sắp xếp lại mô hình tổ chức theo hƣớng phù hợp với chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp định Basel II tại cả Trụ sở chính và chi nhánh. Cơ cấu phòng, ban đƣợc chia thành các khối: kinh doanh, quản lý rủi ro, hỗ trợ. Các phòng kinh doanh đƣợc chia tách theo đối tƣợng Quan hệ khách hàng Quyết định tín dụng Đánh giá lại khoản vay Kiểm tra, giám sát nội bộ Kiểm tra, giám sát nội bộ Hình 3.1: Quy trình xử lý giao dịch cho vay với sự tách bạch chức năng, nhiệm vụ 93 khách hàng gồm: khách hàng lớn, Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khách hàng cá nhân. Các phòng này phụ trách tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ của Incombank liên quan đến đối tƣợng khách hàng mình quản lý. Riêng khối quản lý rủi ro, có 2 phòng chuyên về quản lý rủi ro là phòng Quản lý rủi ro tín dụng và đầu tƣ, và phòng Quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp. b. Quy định chức năng, nhiệm vụ và vai trò quản trị rủi ro các cấp b1) Trách nhiệm của HĐQT - Xác định mức độ chấp nhận rủi ro (risk appetite) của ngân hàng. Mức độ chấp nhận rủi ro này phải đƣợc xác định trên cơ sở các quyết định về định hƣớng chiến lƣợc tổng thể của ngân hàng. Mức độ chấp nhận rủi ro là hàm số của những nguồn lực sẵn có của bản thân NHTM. - Xác định ở phạm vi rộng các lĩnh vực kinh doanh mà ngân hàng theo đuổi. Ví dụ: bán buôn hay bán lẻ, thƣơng mại hay cá nhân, dịch vụ truyền thống (tiền gửi và cho vay) hay các dịch vụ mới liên quan đến kinh doanh, môi giới, tƣ vấn... - Xác định các trách nhiệm tổng thể của cấp quản lý điều hành và đảm bảo rằng các cấp điều hành cao cấp có cán bộ với nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau. - Xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị và các hội đồng khác trực thuộc HĐQT (ví dụ: Uỷ ban quản lý TSC/TSN, Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng công nghệ thông tin...) - Ban hành cơ chế báo cáo từ cấp điều hành đến cấp chi tiết (nếu cần) về toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ báo cáo phân tích các nội dung chủ yếu trong công tác quản trị rủi ro. b2) Trách nhiệm của Ban điều hành Cấp điều hành của một NHTM có trách nhiệm thực hiện các mong muốn và chỉ đạo của HĐQT về phƣơng hƣớng kinh doanh, mức độ chấp nhận rủi ro, cơ cấu tổ chức trên phạm vi rộng và cách thức tiếp cận trong quá tình ra quyết định. 94 Cấp điều hành cần thiết lập cơ cấu tổ chức rõ ràng và phù hợp, với các tránh nhiệm hàng ngày đƣợc xác định rõ và phổ biến trong toàn bộ tổ chức. Cần phải có một sơ đồ cơ cấu tổ chức công khai. Cấp quản lý cũng cần phải đảm bảo rằng cán bộ ở mọi cấp đều đƣợc trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện kinh doanh có hiệu quả. b3) Bộ phận bảo đảm tuân thủ (compliance management) Chức năng bảo đảm tuân thủ cần đƣợc tách biệt khỏi tất cả các bộ phận hoạt động kinh doanh khác trong một ngân hàng. Nhiệm vụ của đơn vị này là đảm bảo rằng tất cả các luật, quy định và chính sách đƣợc tuân thủ. Chức năng này cần bao gồm cả các quy định trong và ngoài ngân hàng. Chức năng bảo đảm tuân thủ có thể tập trung vào một bộ phận, ví dụ: phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tiễn tốt nhất cho thấy nên duy trì chức năng này ở nhiều phòng, bộ phận, đơn vị khác nhau trong ngân hàng, tuỳ thuộc vào loại rủi ro cần quản lý. b4) Kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ thực hiện một vai trò khác nhƣng có liên quan đến chức năng bảo đảm tuân thủ. Kiểm toán nội bộ cũng cần phải tách biệt khỉ tất cả các phòng, ban khác, kể cả các phòng thực hiện đảm bảo tuân thủ. Các nội dung trọng tâm của bộ phận Kiểm toán nội bộ gồm: - Cơ cấu rủi ro mong muốn của ngân hàng có đƣợc tuân thủ bởi các bộ phận thực hiện kinh doanh không; Việc tách bạch các trách nhiệm có phù hợp và phát huy tốt hay không; Nhân viên và chất lƣợng các hệ thống quản trị rủi ro có đáp ứng yêu cầu công việc hay không; - Cơ cấu quản lý rủi ro có vận hành hiệu quả hay chỉ mang tính hình thức; Có phát hiện đầy đủ và cảnh báo kịp thời các rủi ro hay không; Cơ chế báo cáo có phù hợp không; - Liệu cấu trúc các hạn mức khác nhau mà ngân hàng áp dụng có phù hợp không; có đang đƣợc tuân thủ không; các trƣờng hợp vƣợt hạn mức có đƣợc báo cáo và xử lý thoả đáng không; 95 - Việc báo cáo các trạng thái có kịp thời và đầy đủ không; - Bộ phận quản lý tín dụng có đang quản lý danh mục cho vay tuân theo các thoả thuận vay và chính sách của ngân hàng hay không; Các rủi ro mới phát sinh trong danh mục đầu tƣ, cho vay có đƣợc xác định và quản lý đầy đủ hay không. c. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro gắn liền với quy trình rà soát, giám sát ở tất cả các khâu. Các NHTM cần phải xây dựng một hệ thống các tài liệu gồm Sổ tay tín dụng, Quy chế Hội đồng tín dụng, Quy chế hoạt động Ban quản lý rủi ro thuộc HĐQT, Quy chế hoạt động của Ban quản lý TSN/TSC và Chính sách quản lý TSC/TSN, Quy định đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng, Quy chế kiểm tra kiểm soát nội bộ, Quy định về hạn mức (limits) và cơ chế xây dựng hạn mức (hạn mức đối với từng khách hàng, hạn mức quốc gia, thậm chí từng ngành hàng...). Đối với những quy chế, quy trình nghiệp vụ phức tạp, cần thuê các đơn vị tƣ vấn nƣớc ngoài để xây dựng trong điều kiện trình độ nghiệp vụ và lý luận của cán bộ ngân hàng còn thấp và công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) chƣa đƣợc chú trọng đúng mực. 3.3.2.3 Xây dựng hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quản lý phục vụ công tác báo cáo và công bố thông tin Một hệ thống dữ liệu tập trung là điều kiện cần thiết để xây dựng bất kỳ hệ thống quản trị rủi ro nào trong ngân hàng. Kho dữ liệu này phải chứa toàn bộ các thông tin, dữ liệu về hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ các nguồn thông tin bên ngoài nhƣ lãi suất thị trƣờng, tỷ giá, hệ số tín nhiệm của khách hàng...Trên cơ sở đó, hệ thống mới đƣa ra các thuật toán tính toán và phân tích mức độ rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các tham số khác trong các mô hình lƣợng hoá rủi ro. Một trong những biện pháp có thể thực hiện giúp các NHTM nhanh nhất có đƣợc một hệ thống chƣơng trình quản trị rủi ro theo các chuẩn mực của Basel II là đầu tƣ mua sắm một hệ thống do công ty chuyên sản xuất chƣơng trình phần mềm cho ngân hàng cung cấp. Hiện tại trên thế giới có rất nhiều công ty có sẵn các sản 96 phẩm nhƣ thế (xem Phụ lục 4 – Một số công ty cung cấp giải pháp quản trị rủi ro theo Basel II), và các giải pháp này áp dụng đƣợc với các NHTM ở nhiều quy mô khác nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam, chƣa có một giải pháp quản trị rủi ro theo Basel II nào đƣợc cung cấp bởi một công ty phần mềm Việt Nam. Mặt khác, vấn đề cốt lõi là nhân lực, tức là có đƣợc đội ngũ cán bộ hiểu và có thể sử dụng hệ thống giải pháp này một cách hiệu quả. 3.3.2.4 Tuyển dụng kết hợp với nhân viên ngân hàng có chất lượng. Tăng cƣờng chất lƣợng công tác tuyển dụng và đào tạo theo hƣớng chuyên sâu vào tác nghiệp, vận hành hệ thống, đánh giá dựa trên kết quả thống kê; cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới trong quản trị rủi ro, ƣu tiên ứng dụng các mô hình định lƣợng trong tính toán mức độ rủi ro.... Nhƣ đã trình bày ở phần 3.3.1 của chƣơng này, một vấn đề cấp bách mà các NHTM Việt Nam gặp phải là trình độ cán bộ yếu kém cả về chuyên môn, thực tiễn lẫn kiến thức cơ bản. Về mặt công nghệ có thể đầu tƣ mua sắm đƣợc những hệ thống chƣơng trình quản lý rủi ro hiện đại nhất, tính năng cao nhất. Tuy nhiên con ngƣời để sử dụng hệ thống đó có hiệu quả thì cần phải có một thời gian dài, đòi hỏi NHTM cần xây dựng các chiến lƣợc đào tạo nhân lực trong dài hạn. Cần tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nƣớc với sự tham gia của các tổ chức chuyên về đào tạo quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM, giới thiệu những tiến bộ mới nhất về công nghệ, kỹ thuật cũng nhƣ những phát triển mới nhất về lý luận trong quản trị rủi ro. Các NHTM Việt Nam cần tham gia tích cực vào các diễn đàn dành cho NHTM nhƣ Viện quản trị ngân hàng (Bank Administration Institute), Hiệp hội chuyên viên quản lý TSC/TSN (ALM Professional), Công ty Thƣơng mại giải pháp ngân hàng (BankTech)...và các tổ chức, đơn vị khác để thƣờng xuyên cập nhật và trao đổi về những kiến thức, kinh nghiệm mới. 3.3.2.5 Tổ chức nghiên cứu và triển khai có chọn lọc các nguyên tắc cơ bản về quản trị rủi ro do Uỷ ban Basel ban hành Uỷ ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng thƣờng xuyên tiến hành các nghiên cứu tổng hợp thực tiễn để xây dựng các tài liệu chỉ dẫn về những thông lệ 97 tốt nhất trong quản trị NHTM nói chung và quản trị rủi ro nói riêng. Những nguyên tắc này rất hữu ích đối với các NHTM Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của mình. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý rủi ro tín dụng [23] đƣa ra 17 nguyên tắc cơ bản trong quản lý tín dụng, trong đó có 16 nguyên tắc áp dụng đối với NHTM và 1 nguyên tắc cuối cùng áp dụng đối với cơ quan giám sát ngân hàng. 16 nguyên tắc đƣợc chia thành 3 nhóm lớn gồm: (1) Tạo dựng một môi trƣờng rủi ro tín dụng phù hợp, gồm 3 nguyên tắc quy định về trách nhiệm của HĐQT, Ban điều hành trong xây dựng, phê duyệt và triển khai các chiến lƣợc về rủi ro tín dụng của NHTM. (2) Có một quy trình cấp (phê duyệt) tín dụng chắc chắn, gồm 4 nguyên tắc. (3) Duy trì một quy trình giám sát, đo lƣờng và quản lý tín dụng phù hợp, gồm 5 nguyên tắc. (4) Bảo đảm mức độ kiểm soát cần thiết đối với rủi ro tín dụng, gồm 3 nguyên tắc. Bên cạnh đó, Uỷ ban Basel cũng ban hành các tài liệu tƣơng tự đối với các nội dung quản trị rủi ro khác, nhƣ Nguyên tắc quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử gồm 14 nguyên tắc..., Nguyên tắc cơ bản quản trị và giám sát rủi ro lãi suất gồm 13 nguyên tắc, Nguyên tắc chung về dịch vụ chuyển tiền quốc tế, Nguyên tắc cơ bản về duy trì tính liên tục của hoạt động kinh doanh…gồm hàng loạt các chỉ dẫn, gợi ý và thực tiễn trong công tác quản lý kinh doanh và quản trị rủi ro ngân hàng. 98 KẾT LUẬN Hệ thống NHTM Việt Nam đang phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thể hiện ở các chỉ số tăng trƣởng hàng năm trong cho vay, huy động vốn, lợi nhuận, màng lƣới chi nhánh và vốn tự có cũng nhƣ số lƣợng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cung cấp ra thị trƣờng, kể cả các sản phẩm có tính phức tạp và hàm lƣợng công nghệ cao. Quản trị rủi ro đang trở thành một nội dung ngày càng quan trọng trong công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Lý do là công tác quản trị rủi ro có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong đó an toàn hoạt động là một trọng tâm của quản trị rủi ro. Trong tiến trình hội nhập ngành ngân hàng của mình, Việt Nam có kế hoạch áp dụng các nội dung của Hiệp định Basel II trong công tác giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, bảo đảm hệ thống NHTM vận hành chắc chắn, tránh nguy cơ tổn thất lớn dẫn đến khủng hoảng, minh bạch và có thể dự đoán. Ngoài ý nghĩa trên, Hiệp định Basel II còn là những chỉ dẫn về những thông lệ tốt nhất về quản trị rủi ro đứng trên góc độ của ngân hàng thƣơng mại. Việc nghiên cứu đề tài “Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM theo Hiệp định Basel II và việc áp dụng tại Việt Nam” đã làm cơ sở để luận văn rút ra đƣợc những kết luận sau đây: - Hiệp định Basel II là những thoả thuận của cơ quan giám sát an toàn đối với hoạt động NHTM của 13 quốc gia phát triển thuộc Uỷ ban Basel. Tuy nhiên, những chỉ dẫn của Hiệp định Basel về quản trị rủi ro, kiểm tra kiểm soát và giám sát an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM là những đúc kết từ thực tiễn và đƣợc tham vấn tới rất nhều quốc gia, lãnh thổ và ngân hàng với quy mô khác nhau để đóng góp ý kiến và xây dựng. Do đó, Hiệp định Basel với 3 cột trụ chính gồm: Cột trụ thứ nhất – Vốn an toàn tối thiểu, Cột trụ thứ hai – Quy trình rà soát giám sát và Cột trụ thứ ba – Nguyên tắc thị trƣờng đƣợc coi nhƣ những chuẩn mực trong công tác quản trị rủi ro đối với các NHTM ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những lý do quan trọng là Hiệp định Basel II đã đƣa ra đƣợc những 99 khuôn khổ chuẩn mực về rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trƣờng cũng nhƣ các cơ chế quản trị các loại rủi ro trên. - Trong khi trình độ phát triển của mỗi ngân hàng và đặc điểm của các nền kinh tế khác nhau, các NHTM ở các nƣớc khác nhau có thể dựa trên các nội dung trong Hiệp định Basel II để xây dựng các khuôn khổ quản trị rủi ro của ngân hàng mình. Hiệp định Basel II đặc biệt có ý nghĩa đối với các NHTM tại các nƣớc đang và chậm phát triển, vì các quốc gia này đƣợc ứng dụng các kinh nghiệm và giải pháp quản trị rủi ro tiên tiến mà không cần trải qua công tác nghiên cứu và phát triển. - Mặc dù chiếm từ 70% đến 80% thị phần dịch vụ tài chính – ngân hàng Việt Nam, hệ thống 5 NHTM Nhà nƣớc đƣợc đánh giá là yếu kém nhất về công tác quản trị rủi ro với hàng loạt các tồn tại lớn. Cơ cấu tổ chức để thực hiện quản trị rủi ro vừa thiếu, vừa yếu. Hầu hết mới chỉ thực hiện các nghiệp vụ quản trị rủi ro Mới chỉ thực hiện ở mức độ thấp, bên ngoài công tác quản lý rủi ro tín dụng, trong khi các rủi ro khác chƣa đƣợc quan tâm giải quyết. Hầu hết các NHTM nhà nƣớc có tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có rủi ro nhỏ hơn 8%, không đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo chuẩn mực quy định trong Hiệp định Basel II. Hai trong số những tồn tại lớn nhất là vốn và trình độ nguồn nhân lực của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện các cam kết mở cửa thị trƣờng tài chính ngân hàng theo Hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ (BTA) và Hiệp định khung về thƣơng mại dịch vụ trong khối ASEAN (AFAS), với thời gian còn lại để Việt Nam thực hiện đầy đủ tất cả các nội dung cam kết không còn dài (tới năm 2009). Cùng với việc gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới vào cuối năm 2006, ngành ngân hàng Việt Nam đang đứng trƣớc sức ép và thách thức cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng nƣớc ngoài. Chƣơng III của luận văn trình bày về những cơ hội và thách thức đối với hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, và đƣa ra một số giải pháp kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc và các NHTM Việt Nam để áp dụng đƣợc các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp định Basel II vào trong công tác quản trị điều hành của các NHTM. 100 Theo lộ trình dự kiến, Hiệp định Basel II sẽ chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2006 và sẽ có 1 năm để các nƣớc thành viên BCBS có ý kiến phản hồi lại Uỷ ban Basel. Các nƣớc trong khu vực (nhƣ Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand) cũng đã đặt ra lộ trình áp dụng từng bƣớc các nội dung của Hiệp định Basel II. Tại Việt Nam, mặc dù Ngân hàng nhà nƣớc đã nêu trong chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 cũng nhƣ kế hoạch thực hiện, nhƣng chƣa xây dựng đƣợc một lộ trình cụ thể. Hơn nữa, toàn bộ hệ thống NHTM kể cả NHTMNN và NHTMCP của Việt Nam đều chƣa có kế hoạch, thậm chí ý định nghiên cứu áp dụng các Hiệp định Basel II. Sự chậm trễ này có thể làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam ngay tại thị trƣờng trong nƣớc, chứ chƣa nói đến thị trƣờng quốc tế. Do phạm vi và nội dung của Hiệp định Basel II và các văn bản hƣớng dẫn bổ sung rất lớn, luận văn này mới chỉ là nghiên cứu bƣớc đầu, mang nhiều tính khơi gợi, nêu vấn đề. Học viên rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp để Luận văn đƣợc hoàn thiện ở mức độ nghiên cứu cao hơn. Xin trân trọng cảm ơn. 101 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HIỆP ĐỊNH BASEL II ........................................................................ 5 1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ................................................ 5 1.1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM .............................. 5 1.1.1.1 NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ................................................................................... 5 1.1.1.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ........ 6 1.1.1.3 PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NHTM ..................... 7 1.1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NHTM ...................... 8 1.1.2.1 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM ...................................................................................... 8 1.1.2.2 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO ........ 10 1.1.2.3 QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG NHTM [26]....... 10 1.2 HIỆP ĐỊNH BASEL II VÀ CÁC CHỈ DẪN VỀ CHUẨN MỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ................................ 12 1.2.1 SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP ĐỊNH BASEL II .................................................................................................... 12 1.2.1.1 UỶ BAN BASEL (THE BASEL COMMITTEE) ............................ 12 1.2.1.2 HIỆP ĐỊNH VỐN BASEL I-1988.................................................... 13 1.2.1.3 CÁC SỬA ĐỔI HIỆP ĐỊNH BASEL I ............................................ 14 1.2.2 NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH BASEL II VỚI Ý NGHĨA LÀ CHUẨN MỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ............................................................................... 15 1.2.2.1 CỘT TRỤ THỨ NHẤT – TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU ..... 16 1.2.2.2 CỘT TRỤ THỨ HAI – QUY TRÌNH RÀ SOÁT, GIÁM SÁT ........ 31 102 1.2.2.3 CỘT TRỤ THỨ BA – NGUYÊN TẮC THỊ TRƢỜNG ................... 34 1.3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ............ 34 CHƢƠNG 2: VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ................................................................................................................... 37 2.1 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI..................................................................................................................... 37 2.1.1 VIỆC ÁP DỤNG BASEL II TẠI NHÓM G-10 ............................... 37 2.1.2 VIỆC ÁP DỤNG BASEL II TẠI MỘT SỐ NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NGOÀI G-10 ..................................................................... 39 2.1.3 BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TẠI CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ....................................... 40 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ........................................................ 41 2.2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC NHTM ........................................................................................................ 41 2.2.1.1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .......................................... 41 2.2.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY ........................................................ 42 2.2.2 NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM............. 43 2.2.2.1 VỐN ĐIỀU LỆ ................................................................................ 43 2.2.2.2 HOẠT ĐỘNG TIỀN GỬI VÀ CHO VAY ....................................... 44 2.2.3 CÁC RỦI RO CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ................................................................... 47 2.2.3.1 RỦI RO TÍN DỤNG VÀ THANH KHOẢN .................................... 47 2.2.3.2 RỦI RO THỊ TRƢỜNG ................................................................... 48 2.2.3.3. RỦI RO TÁC NGHIỆP ................................................................... 50 2..2.3.4 CÁC LOẠI RỦI RO KHÁC ............................................................ 52 103 2.2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ............. 53 2.2.4.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ......................................................... 53 2.2.4.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM DỰA THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II ..................................................................... 60 2.2.4.3 NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NHTM VIỆT NAM ............................................................................ 63 2.2.4.4 NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI ............................................................ 66 CHƢƠNG 3: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ...................................................................................................... 69 3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC QUẢN TRỊ RỦI RO THEO HIỆP ĐỊNH BASEL II TẠI VIỆT NAM ......................................................... 69 3.1.1 QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ VÀ XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................................................................. 69 3.1.2 TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT HỘI NHẬP ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ........................................................ 70 3.1.3 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................... 73 3.1.3.1 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TẠI CẤP NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG .................................................................. 73 3.1.3.2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ..................................................................... 75 3.1.4 MỘT SỐ KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI TRONG ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NHTM Ở VIỆT NAM ................................................................................ 79 3.1.4.1 CÁC NHTM VIỆT NAM CHƢA ĐÁP ỨNG ĐƢỢC YÊU CẦU VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU .............................................................. 79 104 3.1.4.2 CHƢA CÓ MỘT ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ TÍN NHIỆM ĐỘC LẬP THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA VÀO NỀN KINH TẾ. .................................................. 79 3.1.4.3 NĂNG LỰC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (CORPORATE GOVERNANCE) NÓI CHUNG VÀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NÓI RIÊNG YẾU, THIẾU KINH NGHIỆM. ...................................................... 80 3.1.4.4 TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THẤP, LẠC HẬU CỘNG VỚI CƠ CHẾ TRẢ LƢƠNG KHÔNG THU HÚT VÀ KHUYẾN KHÍCH LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ CAO. ............................................... 80 3.2 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NHTM VIỆT NAM.............................................................................. 81 3.2.1 ĐỊNH HƢỚNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TỚI 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 ............................... 81 3.2.2 ĐỊNH HƢỚNG ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC QUẢN TRỊ RỦI RO PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN QUỐC TẾ (HIỆP ĐỊNH BASEL II) VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM VIỆT NAM .......................................................................... 82 3.2.2.1 TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC THỂ CHẾ, CƠ CẤU LẠI MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THEO HƢỚNG PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ. .............................................................................. 82 3.2.2.2 TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH ..................................... 83 3.2.2.3 NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢ XỬ LÝ GIAO DỊCH LẪN QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH ..... 83 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH BASEL II ..................................................................................... 84 3.3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ................................................................................................................ 84 3.3.1.1 XÂY DỰNG KHUÔN KHỔ CHUNG CHO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI DỰA TRÊN CÁC NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH BASEL II ............................... 84 105 3.3.1.2 TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN GIÁM SÁT THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ...................................... 86 3.3.1.3 TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM ....... 87 3.3.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......... 89 3.3.2.1 NHÓM CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TỶ LỆ VỐN AN TOÀN TỐI THIỂU ................................................................................................. 90 3.3.2.2 NHÓM CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CƠ CHẾ RÀ SOÁT, GIÁM SÁT ............................................................................... 91 3.3.2.3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH, BÁO CÁO QUẢN LÝ PHỤC VỤ CÔNG TÁC BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN .............................................................................................................. 95 3.3.2.4 TUYỂN DỤNG KẾT HỢP VỚI NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG CÓ CHẤT LƢỢNG. .................................................................................... 96 3.3.2.5 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÓ CHỌN LỌC CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO DO UỶ BAN BASEL BAN HÀNH ................................................................................... 96 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 – PHÂN NHÓM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG PHỤ LỤC 2 – MỘT SỐ CÔNG TY CUNG CẤP GIẢI PHÁP PHẦN MỀM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ RỦI RO THEO BASEL II PHỤ LỤC 3 – TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TẠI KHU VỰC CHÂU Á DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Kiều Hữu Dũng (2005), “Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng hiệu quả tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề tháng 4/2005. 3. Phùng Khắc Kế (2006), “Ngân hàng Việt Nam 20 năm đổi mới cùng đất nước và những việc cần làm trong tiến trình phát triển cùng nền kinh tế thị trường, hội nhập của Việt Nam” Hội thảo Vai trò của Hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam, Ngân hàng nhà nước, Uỷ ban Kinh tế & Ngân sách quốc hội, Hà Nội. 4. Đỗ Thị Khiên (2006), Tạp chí kinh tế & Phát triển, số tháng 3, tr. 51. 5. Nguyễn Văn Nam – Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính - Thực tiễn và phương pháp đánh giá, NXB Tài chính, Hà Nội. 6. Phạm Văn Năng (2003), Kỷ yếu hội thảo khoa học Tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Cục Xuất bản – Bộ VHTT 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp ngành: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp ngành: Vai trò của ngành ngân hàng Việt Nam trong 20 năm đổi mới. 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 49/2000/NĐ-CP, Chương trình Hỗ trợ Phát triển Khung pháp lý và Hệ thống Giám sát cho ngành ngân hàng do ASEM tài trợ – TF052046. 10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Báo cáo gửi Ban Kinh tế TW về các yếu tố và cơ chế tạo khả năng thích ứng của ngành ngân hàng Việt Nam khi gia nhập WTO, Hà Nội. 11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Hà Nội. 12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam 2004, Hà Nội 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam, Quyết định 663/QĐ-NHNN ngày 26/6/2003, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 15. Nguyễn Văn Tiến ( 2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội 16. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Tài chính, Hà Nội, trang 4 18. Edward W. Reed (2004), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội 19. Báo cáo thường niên của Incombank, Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB, Sacombank các năm 2002, 2003, 2004 B. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài 20. Basel Committee on Banking Supervision (2005), The History of the Basel Committee and its Memberships, Basel. 21. Basel Committee on Banking Supervision (2004), International Convergence of Capital Measurement and Capital Stadards, A Revised Framework, Basel. 22. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Principles for Credit Risk Management, Basel. 23. Basel Committee on Banking Supervision (2004), Implementation of the new capital adequacy framework in non-Basel Committee member countries, Basel. 24. The Global Implementation of Basel II: Prospects and Outstanding Problems, www.bis.org. 25. BCBS (2002), Core principles methodology, www.bis.org. 26. Clive Wykes (2004), Lecture on Risk Management to Incombank’s senior leaders, Paris. 27. Delloitte & Touch Tomatsu (Financial Services, 2005), Understanding the Framework. Adopting the Basel II Accord in Asia Pacific. 28. Price Waterhouse & Coopers and Enterplan (2005), Proposals for Internal Audit and Supervision – Incombank Vietnam, AFD sponsored Incombank Restructuring Project, Hanoi. 29. Monetary Authority of Singapore (2005), Proposals for the Implementation of Basel II in Singapore – Phase 1, www.mas.gov.sg . 30. The World Bank (2002), Banking Sector Review, www.worldbank.org. C. Website 31. www.bis.org (Bank for International Settlement). 32. www.vnexpress.net (Công ty truyền thông FTP) 33. www.vneconomy.com.vn (Thời báo kinh tế Việt Nam) 34. www.sbv.gov.vn (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 35. www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính Việt Nam) 36. www.fitchratings.com (Fitch ICBA) 37. www.almprofessional.com (Diễn đàn chuyên nghiệp quản lý TSN/TSC) 38. www.bai.org (Viện quản trị ngân hàng, Mỹ) 39. www.banktech.com 40. www.worldbank.org/vietnam PHỤ LỤC 1 PHÂN NHÓM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG Phân nhóm cấp 1 Phân nhóm cấp 2 Các hoạt động Dịch vụ tài chính Corporate Finance Dịch vụ tài chính cho tập đoàn Corporate Finance Mua lại và sáp nhập, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư nhân hoá/cổ phần hoá, chứng khoán hoá, các công cụ nợ của Chính phủ, cổ phiếu, hợp vốn, IPO (phát hành lần đầu ra công chúng)… Dịch vụ Tài chính cho Chính phủ Government Finance Dịch vụ NHTM bán buôn Merchant Banking Dịch vụ tư vấn Advisory Dịch vụ mua bán Trading & Sales Kinh doanh Sales Trái phiếu, cổ phiếu, ngoại hối, hàng hoá, tín dụng, hợp đồng REPO, môi giới.. Tạo lập thị trường Market Making Ngân quỹ Treasury Dịch vụ ngân hàng bán lẻ Retail banking Ngân hàng bán lẻ Retail banking Cho vay cá nhân, tiền gửi dân cư, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tín thác và bất động sản Dịch vụ ngân hàng tư Private banking Cho vay, tiền gửi (đối với khách hàng giàu có), dịch vụ ngân hàng, tín tác, bất động sản và tư vấn đầu tư Phân nhóm cấp 1 Phân nhóm cấp 2 Các hoạt động Dịch vụ thẻ Card service Các loại thẻ công ty, dịch thẻ thương mại… Khách hàng doanh nghiệp Dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp Tài trợ dự án, bất động sản, tài trợ xuất khẩu, tín dụng thương mại, bao thanh toán, cho thue, cho vay, bảo lãnh, hối phiếu… Dịch vụ thanh toán Khách hàng bên ngoài Thanh toán và dịch vụ nhờ thu, chuyển khoản, bù trừ Dịch vụ đại lý Agency services Lưu ký Đại diện Tín thác Quản lý tài sản Asset Management Quản lý Quản lý đầu tư Môi giới bán lẻ Retail Brokerage PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ CÔNG TY CUNG CẤP GIẢI PHÁP PHẦN MỀM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ RỦI RO THEO BASEL II (BASEL II COMPLIANCE) BancWare (A SunGard Company) 88 Broad St. Boston, MA 02110 Tel: (617) 542-2800 Fax: (617) 542-2100 Kamakura Corporation 2800 Woodlawn Drive, Suite 138 Honolulu, Hawaii 96822 Tel: 808-539-3847 info@kamakuraco.com sales@kamakuraco.com www.kamakura.com MWI Solutions 949-474-8727 20101 SW Birch St, Suite 150M Newport Beach, CA, 92660 Sales: mwisales@mwisolutions.com Customer Support:: mwisupport@mwisolutions.com Quantitative Risk Management (QRM) 181 West Madison Street 49th Floor Chicago, Illinois 60602 (312) 782-1880 E-mail: geninfo@qrm.com www.qrm.com Sendero Corporation 7272 E. Indian School Road, Suite 300 Scottsdale, AZ 85251 Tel: (602) 941-8112 or (800) 321-6899 Fax: (602) 946-8224 www.ips-sendero.com Methodware 7 Switchbud Place, Suite 192C, PMB 266, Woodland, TX 77380, USA. International Business Machines Corporation (IBM) New Orchard Road Armonk, New York 10504 914-499-1900 USA hoặc IBM Corporation 1133 Westchester Avenue White Plains, New York 10604 United States BMC Software 2101 City West Blvd. Houston, Texas USA 77042 713-918-8800 PHỤ LỤC 3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á Quốc gia Nội dung thực hiện và kế hoạch thời gian Quy định hiện tại Nhật Bản Tất cả các NHTM hoạt động tại Nhật Bản bắt buộc phải tuân thủ Basel II chậm nhất vào tháng 3/2007 - Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) + Đối với tất cả các NHTM hoạt động tại Nhật Bản và nước ngoài: tối thiểu 8% + Đối với các NHTM chỉ hoạt động tại Nhật Bản: tối thiểu 4% - Thay đổi trong quy định về đánh giá rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp và rủi ro Hồng Kông Thời điểm thực hiện Basel II: tháng 1/2007. Hiện tại đang tiến hành tham vấn ý kiến các NHTM - CAR: tối thiểu từ 8% - 16% - Phương pháp tính rủi ro tín dụng: Basel I (có chỉnh sửa), Chuẩn hoá (SA) và Tự đánh giá nội bộ ở mức đơn giản (IRB foundation). - Yêu cầu về công khai thông tin hoạt động; báo cáo định kỳ Singapore Thời điểm thực hiện Basel II: tháng 3/2007. Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore sẽ ban hành thêm các hướng dẫn, quy định chi tiết. - CAR: tối thiểu 8% - Phương pháp tính toán rủi ro tín dụng tối thiểu: Chuẩn hoá (SA) và Tự đánh giá nội bộ (IRB). - Cho phép NHTM lựa chọn phương pháp tính toán tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu phù hợp với mức độ Quốc gia Nội dung thực hiện và kế hoạch thời gian Quy định hiện tại rủi ro của mình. Hàn Quốc Thời điểm thực hiện Basel II (đối với cả NHTM trong nước và chi nhánh NHTM nước ngoài tại Hàn Quốc: tháng 12/2007. Các NHTM trong nước phải hoàn tất xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro của ngân hàng mình vào cuối 2005. NHTW xây dựng bản Dự thảo cho cột trụ thứ 2 và cột trụ thứ 3 vào giữa năm 2005 - CAR: tối thiểu 8% - Tính toán rủi ro tín dụng: phương pháp Chuẩn hoá và phương pháp Tự đánh giá nội bộ. - Tính toán rủi ro tác nghiệp: phương pháp chỉ số cơ bản (BIA), phương pháp Chuẩn hoá, phương pháp Đo lường tiên tiến – AMA (hiện đang xây dựng tài liệu hướng dẫn). Đài Loan Tuyên bố dự định áp dụng Basel II vào cuối năm 2006. Thành lập Tổ đặc nhiệm về Hiệp định Basel II để đánh giá về tác động của Basel II tới Đài Loan và đề xuất mức áp dụng. - Đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết. - ủng hộ Basel II, tuy nhiên không mặn mà với phương pháp IRB trong tính toán rủi ro tín dụng. Trung Quốc Dự kiến áp dụng đầy đủ Basel II vào năm 2010. Tới 2007, tất cả các NHTM phải tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel I. Dự kiến tới 2009 sẽ sử dụng phương pháp IRB trong tính toán rủi ro tín dụng. - CAR: tối thiểu 8% (Basel I) - Cơ quan giám sát hoạt động NHTM Trung Quốc đã ban hành quy định về quy trình rà soát giám sát và công khai thông tin phù hợp với Basel II. Quốc gia Nội dung thực hiện và kế hoạch thời gian Quy định hiện tại Indonesia Dự định áp dụng Basel II vào năm 2008 - Ban hành “6 cột trụ” đối với hoạt động ngân hàng của Indonesia từ năm 2004, dự kiến triển khai trong 10 năm. - Tháng 1/2005 đã ban hành quy định về yêu cầu minh bạch hoá và thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giới hạn tín dụng, hệ thống thông tin về khách hàng vay… Malaysia Dự kiến áp dụng Basel II đầy đủ vào năm 2010, triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: tới tháng 1/2008, các NHTM phải sử dụng phương pháp Chuẩn hoá (SA) trong tính toán rủi ro tín dụng và phương pháp Chỉ số cơ bản (BIA) trong tính toán rủi ro tác nghiệp. Cho phép áp dụng Basel I đối với các ngân hàng muốn sử dụng phương pháp IRB. Giai đoạn 2: tới 2010 hoàn tất quy định về sử dụng phương pháp IRB nếu NHTM chọn sử dụng phương pháp này. Các - Hiện tại vẫn áp dụng theo Basel I. - Đã ban hành hướng dẫn về tăng cường công tác quản lý rủi ro trong TCTD; tự đánh giá kinh doanh và phương pháp quản lý giám sát nâng cao nhằm đánh giá được hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM. - Yêu cầu NHTM thu thập và lưu trữ giữ liệu chuẩn bị cho việc triển khai Basel II. Quốc gia Nội dung thực hiện và kế hoạch thời gian Quy định hiện tại NHTM khác sử dụng phương pháp SA không nhất thiết phải chuyển sang IRB. Thái Lan Dự kiến áp dụng đầy đủ Basel II vào năm 2009. Tới cuối năm 2007, các NHTM phải sẵn sàng để thử áp dụng Basel II. - CAR: tối thiểu 8,5%, dựa trên Basel I. - Tỷ lệ nợ không sinh lời (Non- performing loan) dưới 5%. - Yêu cầu NHTM thu thập và lưu trữ dữ liệu chuẩn bị cho việc triển khai Basel II. (Nguồn: Deloitte Financial Services (2005), Understanding the Framework – Adopting the Basel II Accord in Asia Pacific)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3089_2405.pdf
Luận văn liên quan