Khắc phục những nhược điểm hạn chế, vươn lên đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ
mới, công tác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số của Đài Truyền hình Việt Nam cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, cần tăng cường
nghiệp vụ, tổ chức cán bộ, phương tiện kỹ thuật, điều kiện làm việc. Cần coi giải pháp
nâng cao chất lượng thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ thiết yếu, coi con
người là then chốt có tính quyết định sự thành công; từ đó xây dựng đội ngũ phóng viên,
biên tập viên, có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, tinh thông nghiệp vụ, và làm chủ với khoa
học công nghệ đáp, ứng tốt yêu cầu công việc.
90 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2771 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ vấn đề này trong thư gửi tới Đại hội các dân tộc
thiểu miền Nam họp tại Pleiku (Gia Lai):
"Hôm nay đồng bào sum họp một nhà thật vui vẻ.
…Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Lai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba
Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng
ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
…Chúng ta phải thường xuyên yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau
để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ
giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng để giữ vững quyền tự do, độc lập của
chúng ta."
Trong chương trình phát sóng ngày 30/12/2008 có bài: "Đón những người con
vượt biên trái phép trở về quê hương" trong đó có đoạn: "Ngày 19/2, nhóm đầu tiên gồm
15 người trong số những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên trái phép sang
Campuchia đã trở về quê hương trong sự đón nhận thân tình của chính quyền, dân làng và
gia đình."
"…Qua sự thuyết phục, giáo dục và khuyên răn của già làng, những người lầm lỗi
đã trở về buôn làng cũ, được chính quyền cấp đất, chia vườn, tạo điều kiện cho họ yên tâm
làm ăn sinh sống mà không hề có bất kỳ phân biệt đối xử nào. Điều đó, đã làm cho họ
nhận ra lỗi lầm và luôn tự nhủ phải vươn lên sống sao cho xứng đáng với những gì bà con
và chính quyền đã tin tưởng."
Phản ánh về việc loại dần những hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc tồn tại từ
ngàn đời bằng sự thuyết phục và tình yêu thương, giúp đỡ của người nữ già làng hiểu biết
rộng, có bài "Điển hình tiên tiến ở vùng dân tộc" của chương trình, phát sóng ngày
6/12/2008.
Chuyện kể về già làng Ksor H’BLăm cứu một cháu bé khỏi lưỡi hái tử thần. Theo
tập tục cũ của người Jơrai ở xã biên giới Ia Mơr, tỉnh Gia Lai thì 2 đứa bé sinh đôi phải có
một đứa bị gia đình bỏ rơi ngoài rừng hoặc bỏ đói đến chết. Nhưng đã có một nữ già làng
không làm thế. Bà bảo vệ cuộc sống cho những đứa bé sinh đôi, và cho cả nhiều người sau
này. Đó là Nữ Già làng đầu tiên ở Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư prông, tỉnh Gia Lai.
"Năm 2000, chị Rơ Chăm Thân người dân tộc Jơrai ở xã biên giới IaMơr đẻ sinh
đôi. Niềm vui, hạnh phúc của vợ chồng trước 2 gương mặt trẻ thơ vừa chào đời được nhân
lên bao nhiêu thì nỗi lo sợ càng đến bấy nhiêu bởi sức ép của dòng tộc, của tập tục phải để
một đứa chết, nhằm tránh tai họa cho buôn làng và gia đình. Đó là hủ tục có từ ngàn đời
nay ở vùng đất sát biên giới CamPuChia. Song, bằng tình thương và sự hiểu biết của
mình, già làng Ksor H’BLăm đã thuyết phục, động viên gia đình và giải thích những điều
mình biết cho dân làng để giữ lại cả 2 đứa trẻ. Chị Rơ Chăm Thân - Mẹ của 2 cháu cho
biết:Khi sinh đôi tôi sợ lắm và đã bỏ đói 1 đứa rồi, nhờ có già làng B’Lăm động viên, giúp
đỡ nên đã cứu được cả 2 đứa. Bây giờ chúng ngoan học giỏi. Tôi mừng lắm. Dân làng
cũng đã bỏ hủ tục đó rồi".
4/ Đã góp phần định hướng và hướng dẫn dư luận. Nhờ xem truyền hình, đồng bào
biết được những gì nên làm, những gì không nên làm và những gì không được làm. Bằng
những hình ảnh chân thực và rõ nét về cảnh tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, hậu
họa, thiên tai đồng bào tự thấy cần phải bảo vệ rừng, điều đó đồng nghĩa với việc trực tiếp
bảo vệ gia đình, bản làng và những người thân yêu của họ.
Từ thảm họa về trận lũ quét xảy ra tháng 9 năm 2005 chương trình đã rút ta được
bài học tuyên truyền. Sau 1 đêm, nhiều xã của huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa
Lộ tỉnh Yên Bái chỉ còn là những bãi đá tan hoang đất đá tới 35.500m3. Đã có 61 người
chết cùng 240 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Hậu quả của trận lũ này đến nay vẫn còn tồn tại
mà chưa khắc phục được. Hiện nay, trước mỗi mùa lũ chính quyền và đồng bào các dân
tộc nói chung và miền núi nói riêng đã có những biện pháp tích cực nhằm hạn chế thấp
nhất thiệt hại về người và của do xô lũ gây ra. Điều này đã được thể hiện rõ trong chương
trình phát sóng ngày 14/8/2008, qua bài phản ánh: "Làm gì để có một mùa lũ an toàn"
Cùng với hệ thống cảnh báo lũ quét, tỉnh Yên Bái còn lắp đặt tới tận nhà dân
những thiết bị đo mưa đơn giản. Nhờ đó, họ có thể tự đo lượng mưa trực tiếp từ 7h tốt hôm
trước tới 7h sáng hôm sau. Sau đó ghi chép đầy đủ vào 1 cuốn sổ rồi báo cáo về xã, huyện
và cả các thôn về lượng mưa trong 1 thời gian nhất định để biết và chủ động phòng tránh.
Việc đưa thiết bị này vào sử dụng đã nhắc nhở, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân
với bão lũ. Đồng thời, nghiêm cấm người dân không ra suối khi trời mưa to, không ngủ lại
trên nương vào mùa mưa.
Chương trình phát sóng ngày 11/2/2009, có bài "Tuyên truyền pháp luật ở vùng
cao". Chương trình đã đề cập tới việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tới đồng bào dân tộc
thông qua những phiên chợ lớn. Với vùng cao, phiên chợ là ngày hội, là dịp để đồng bào
các dân tộc thiểu số gặp gỡ, trao đổi và giao lưu văn hóa. Tại đây đồng bào không chỉ dành
thời gian mua bán. Họ còn chăm chú theo dõi các chiến sĩ công an hướng dẫn hệ thống
biển báo, các quy định của luật an toàn giao thông. Đây là cách làm khá mới mẻ trong
công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ở vùng cao hiện nay và mang lại hiệu quả thiết
thực.
Đến nay, việc tuyên truyền luật an toàn giao thông tại các phiên chợ đã được nhiều
huyện ở Hà Giang thực hiện. Bằng cách làm này, kết hợp với việc tăng cường công tác
tuần tra kiểm soát nên tình hình trật tự an toàn giao thông ở Hà Giang có chuyển những
biến mới.
5/ Chương trình còn thường xuyên giới thiệu truyền thống văn hóa các dân tộc
thiểu số đều đặn hàng tuần qua mục: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.
Mỗi năm, có tới hàng nghìn lễ hội, hàng trăm sự kiện văn hóa lớn nhỏ diễn ra trên
phạm vi cả nước. Các dân tộc anh em có dịp thể hiện những nét văn hóa truyền thống đặc
sắc nhất của dân tộc mình. Những hoạt động này có thể được tổ chức ở các địa phương,
các vùng miền với quy mô và cấp độ khác nhau, hoặc cũng có thể chỉ đơn thuần diễn ra
trong phạm vi làng bản hay một cộng đồng dân cư nhỏ. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới
một mục đích là gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Phóng sự "Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc" phát sóng trong chương
trình ngày 13/4/2009 cho thấy: "Trang phục truyền thống là yếu tố bên ngoài dễ nhận biết
nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Không những thế, nó còn chứa đựng nhiều
yếu tố văn hóa đặc sắc của cả một cộng đồng. Ngoài giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, nó còn
được xem như là thông điệp giải mã về quá trình phát triển của mỗi dân tộc, phản ánh
trình độ phát triển kinh tế, xã hội, thể hiện tập quán, nếp sống và văn hóa của các dân tộc.
Để làm nên bộ trang phục, người phụ nữ phải cần mẫn lao động, làm ra từng con
sợi, vuông vải, rồi cắt may, thêu thùa, khâu, nhuộm, trang trí. Trang phục phụ nữ Thái
không sử dụng hoa văn trang trí, nhưng lại rất đẹp về tạo dáng. Chiếc áo cánh ngắn đến
ngang eo, bó sát phần thân trên cơ thể người mặc, chỉ có duy nhất hàng cúc bạc là nét đặc
trưng và cũng là điểm nhấn cho bộ trang phục.
Ngược lại với dân tộc Thái, người Mường rất ưa thích trang trí trên trang phục,
đặc biệt là ở cạp váy. Cạp váy Mường bó sát thân người với mảng hoa văn trang trí chỉ có
duy nhất ở ngang ngực. Trang phục phụ nữ Mông lại rực rỡ, tinh xảo. Chỉ với bốn màu chủ
đạo xanh, đỏ, trắng, vàng của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra muôn sắc màu.
Khác với phụ nữ Mông, Mường lấy chiếc váy làm chủ đạo, phụ nữ Dao lấy chiếc áo dài
làm chủ đạo. Áo dài của người Dao may kiểu xẻ ngực, không có khuy, không có cúc, gấu áo
dài chấm đầu gối. Hoa văn thêu vẽ thường màu đỏ, vàng, trắng trên nền chàm đậm hoặc đen.
Còn với phụ nữ Tây Nguyên, họ ăn mặc gọn gàng, ưa sử dụng màu đen và các gam màu
nóng tạo dáng khỏe, áo váy cũng rực rỡ nhiều màu".
Không chỉ ở những bộ trang phục truyền thống, văn hóa các dân tộc còn được thể
hiện đa dạng thông qua kiến trúc nhà ở. Đồng bào Tây Nguyên thường gắn liền với những
ngôi nhà rông, nhà dài. Nhà rông thì cao vút, hiên ngang với dáng hình oai phong trông
như một lưỡi rìu chém ngược lên trời xanh. Còn nhà dài thì dài hun hút.
Kiến trúc nhà lại hình thành từ những tập quán sinh hoạt khác nhau. Những tập
quán sinh hoạt đó dần dần trở thành nét đặc trưng, thành phong tục truyền thống của từng
dân tộc.
Bàn về vấn đề này, ông Hoàng Đức Hậu - Vụ trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc cho
biết:
"Việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy phát triển những giá trị văn hóa truyền thống là
một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài
và đây là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân. Và để làm được việc này thì tôi nghĩ
là ở cơ quan, góc độ quản lý nhà nước phải nghiên cứu, đề xuất với Đảng và nhà nước có
những cơ chế, chính sách và những giải pháp phù hợp, để giữ gìn tốt nhất những giá trị
truyền thống của đồng bào các dân tộc và tôi nghĩ là 1 trong những giải pháp chúng ta
cần thực hiện là đẩy mạnh tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thấy được cái tự
hào dân tộc cũng như là thấy được các giá trị truyền thống của dân tộc mình."
"…Chính vì thế nhiều năm qua Bộ Văn hóa thông tin trước đây và hiện nay là Bộ
VH thể thao và du lịch đề xuất với Đảng và Nhà nước có chương trình mục tiêu quốc gia
về Văn hóa, trong đó có rất nhiều mục tiêu để bảo tồn văn hóa các dân tộc. Ví dụ như kinh
phí để tổ chức và bảo tồn văn hóa các dân tộc. Hay là hỗ trợ kinh phí để tổ chức phục
dựng các lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc, hỗ trợ để bảo tồn dân ca, dân nhạc
trong đời sống của đồng bào. Từ đó chính đồng bào cũng được nâng cao nhận thức của
mình về văn hóa của chính mình. Và thấy rằng, việc bảo tồn này là công việc không đơn
giản và hết sức quan trọng, hết sức cần thiết."
Cuộc sống hiện đại đang quay những guồng quay hối hả. Văn hóa và vị thế của nó
sẽ luôn là yếu tố quan trọng để khẳng định bản sắc của mỗi dân tộc. Vì thế, việc tổ chức và
tuyên truyền các hoạt động văn hóa mang tính chất quần chúng, cộng đồng là việc làm
thiết thực để mọi người có cơ hội tham gia, tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa độc
đáo của dân tộc mình.
6/ Góp phần củng cố niềm tin tưởng, kính yêu Đảng, Bác Hồ đối với đồng bào dân
tộc thiểu số. Nhân các dịp kỷ niệm những ngày lễ, tết đều viết và đăng tin, bài, phóng sự
về Bác, về Đảng và về Đất nước. Nhiều hình ảnh các đồng chí lãnh đạo, nhất là kỷ niệm về
Bác Hồ với đồng bào dân tộc đều được giới thiệu thành những sự kiện quan trọng. Những
điều Bác Hồ nói, những văn bản nghị quyết của Đảng về miền núi, về dân tộc đều được
đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có phát sóng ở chương trình
Tạp chí Dân tộc và Phát triển.
3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục
Là diễn đàn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhưng chương trình hiện có một
số khó khăn, hạn chế sau:
- Do khả năng tiếp nhận của đồng bào còn hạn chế nên việc chuyển tải thông tin
của chương trình còn gặp nhiều khó khăn. Mỗi bài viết không thể quá dài, nên việc thể
hiện nội dung chương trình càng phải chắt lọc. Do vậy, đòi hỏi người phóng viên, biên tập
viên cần đầu tư nhiều công sức vượt lên chính mình trong cách thể hiện và lựa chọn chi
tiết sao cho chuyển tải hết nội dung. Ngôn ngữ, hình ảnh, cách đặt vấn đề cũng phải dễ
hiểu, gần gũi, đơn giản và chuẩn xác. Gặp những từ địa phương hoặc thuật ngữ chuyên
ngành, cần giải thích thật dễ hiểu cho phù hợp với đồng bào.
-Thông tin phục vụ đồng bào chủ yếu là tuyên truyền chủ trương, đường lối, động
viên, khuyến khích, biểu dương nên không tránh khỏi sự khô cứng trong cách thể hiện.
Đây không chỉ là khó khăn riêng của chương trình này, mà còn là khó khăn chung của tất
cả các phương tiện truyền thông đại chúng khi tuyên truyền về đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi.
- Ban truyền hình Tiếng Dân tộc hiện chỉ có 9 phóng viên mà đảm nhiệm sản xuất
một khối lượng chương trình khá lớn. Đó là Tạp chí Dân tộc và Phát triển (1 tuần/1 số);
Sắc màu văn hóa các dân tộc - VTV2 (hiện nay nâng lên 1 tuần/ 1 số); Tạp chí Dân tộc -
VTV5 (tuần hai số); Bản tin hàng ngày bằng tiếng phổ thông và các chương trình khác
theo yêu cầu sau chuyến công tác. Nhưng thực chất chỉ có 7 phóng viên thay nhau đi công
tác tới các vùng dân tộc miền núi.
- Các phóng viên này đa số đều đang trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm và mối
quan hệ ở các cơ sở miền núi. Hơn nữa, họ đều là người Kinh, ngôn ngữ và nên kiến thức
về văn hóa các dân tộc thiểu số còn hạn chế. Vì vậy, khi tác nghiệp nhiều khi gặp khó khăn
do chưa hiểu biết phong tục, tập quán của người dân tộc. Nhiều khi phóng viên còn có
những câu hỏi dài, hỏi nhiều vấn đề trong một câu, khiến họ khó hiểu và khó trả lời. Khi
viết bài, lời bình của tác phẩm chưa bám sát vào khả năng tiếp nhận thông tin của đại đa số
đồng bào. Vì vậy bồi dưỡng, nâng cao trình độ phóng viên là việc làm thường xuyên, liên
tục.
-Hiện nay, một số chương trình của các trung tâm truyền hình khu vực, của một số
đài địa phương viết về dân tộc miền núi gửi về Ban chưa có nhiều sự đột phá, chất lượng
yếu. Hạn chế lớn nhất của các đài khu vực và địa phương là khả năng phát hiện và triển
khai đề tài. Ngôn ngữ hình ảnh và lời bình có khi không ăn nhập với chủ đề. Ban đã mở
rộng mạng lưới cộng tác viên, đồng thời tiến hành các dự án hỗ trợ thiết bị kỹ thuật sản
xuất chương trình tiếng dân tộc cho Đài khu vực và những Đài địa phương có phát sóng
chương trình tiếng dân tộc để từng bước khắc phục khó khăn này.
Tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung chương trình Tạp chí Dân
tộc và Phát triển từ khi ra đời đến nay được đồng bào đón nhận bởi sự nghiêm túc trong
định hướng thông tin, hữu ích đối với đồng bào trong cuộc sống, trong sản xuất, chăn
nuôi…thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy trong đời sống tinh thần của đồng bào.
3.2. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI
3.2.1. Tình hình dân tộc thiểu số và miền núi trước tình hình mới
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
đã được Đảng và Nhà nước ta coi trọng và có nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện. Vì vậy,
diện mạo nông thôn miền núi ở nước ta đã có nhiều đổi thay, nhất là những năm gần đây.
Mặc dù đã có sự thay đổi tích cự về đời sống của đồng bào, tuy nhiên hiện nay bà
con vẫn còn nhiều khó khăn do điều kiện địa hình, thời tiết, trình độ, nhận thức…Trong
bối cảnh đất nước có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, hội nhập ngày càng sâu rộng
với khu vực và quốc tế thì đồng bào nhiều nơi vẫn còn lo toan với đói rét, bệnh tật. Tỷ lệ
đói nghèo ở vùng đồng bào vẫn ở mức cao và khoảng cách ngày càng xa hơn so với các khu
vực khác.
Bên cạnh những khó khăn về đời sống, vùng đồng bào dân tộc thiểu số lại là địa
bàn mà các thế lực thù địch thường núp dưới nhiều hình thức để gây chia rẽ mối đại đoàn
kết giữa các dân tộc, các tôn giáo. Mục tiêu của bọn chúng là gây mất ổn định từ những
vùng còn khó khăn, nơi đồng bào còn hạn chế về nhận thức và tiếp cận thông tin chính
thống về mọi mặt của đời sống xã hội.
Nhận thức tầm quan trọng của công tác dân tộc trong tình hình mới, Nghị quyết
Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu rõ: "Vấn đề dân tộc
và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp
bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên
địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội,
thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây
dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa
truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam."
3.2.2. Tình hình quốc tế
Thời gian qua nước ta đã chủ động hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Vị
thế của nước Việt Nam trên trường quốc tế đã được khẳng định. Tuy nhiên tình hình quốc
tế hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc ở một số
nước chưa được giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, khó khăn về kinh tế, tài chính, lạm phát ở
nhiều nước lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những nước đang phát triển như Việt Nam.
Thực tế nước ta đã bị tác động khá nhiều bởi những khó khăn này. Từ những khó khăn đó
dẫn đến đời sống của nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói
riêng cũng gặp không ít khó khăn.
Trong khu vực và thế giới hàng ngày vẫn diễn ra các cuộc đổ máu do đánh bom
liều chết…, mâu thuẫn giữa các tôn giáo, sắc tộc ở Trung Đông, Thái Lan, Philippin vẫn
diễn ra ngày càng phức tạp.
Việc tranh giành ảnh hưởng giữa các nước ngày càng rõ rệt và có xu hướng đẩy
thế giới đến những cuộc chạy đua mới phức tạp và tốn kém. Đây là một trong những vấn
đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách và có ảnh hưởng đến an ninh chính trị toàn
cầu.
Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho khoảng cách giữa các nước phát
triển và đang phát triển ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó, cạnh tranh thông tin cũng đang
diễn ra quyết liệt nhất là những thông tin thời sự kinh tế, chính trị. Do vậy, sự thôn tính
văn hóa cũng thường xuyên diễn ra và ngày càng phức tạp làm ảnh hưởng không nhỏ đến
thế hệ trẻ nước ta, dù ít nhiều cũng ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số
Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình thế giới như vậy, việc giữ ổn định và phát triển ngày
càng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, trong đó có đồng bào là việc làm rất
khó khăn. Đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, đối với sự ổn định chính trị và phát triển bền
vững của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và cả nước nói chung.
3.3. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHUNG
3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đài Truyền hình Việt Nam
- Lãnh đạo của Đài:
Thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miên núi ở Đài Truyền hình Việt
Nam từ lâu đã được coi trọng và góp phần tích cực vào việc tuyên truyền chủ trương,
đường lối của Đảng và Nhà nước tới đồng bào, cổ vũ các phong trào sản xuất, phát triển
kinh tế, ổn định đời sống, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đài Truyền hình Việt Nam xác định Ban truyền hình tiếng Dân tộc là đơn vị quan
trọng trọng việc thực hiện nhiệm vụ này. Thông tin trên hệ thống Đài Truyền hình Việt
Nam và các chương trình thuộc Ban truyền hình tiếng Dân tộc trong đó có chương trình
Tạp chí Dân tộc và Phát triển đã có tác dụng rất lớn đối với đồng bào trên tất cả các lĩnh
vực từ chính trị đến kinh tế, văn hóa - xã hội. Đồng thời, thông tin của Đài Truyền hình
Việt Nam cũng đã góp phần cùng với Đảng, Nhà nước thấy được nhiều và rất nhiều những
tâm tư, nguyện vọng của đồng bào trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Nguyên Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam - Hồ Anh Dũng đã đề cập tới
vấn đề này trong bài viết: "Sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số".
"Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là
đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, Đảng Nhà nước luôn
chú trọng đến sự nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, trong đó đặc biệt ưu
tiên đến việc đầu tư cho sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số, nhằm
thực hiện sự bình đẳng về nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của các dân tộc trong đại
gia đình các dân tộc Việt Nam".
-Lãnh đạo của Ban:
Ban truyền hình tiếng Dân tộc là đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, đã
thực hiện đầy đủ và nghiêm túc định hướng, chỉ đạo thông tin từ lãnh đạo Đài về lĩnh vực
thông tin dân tộc và miền núi. Đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với Ban để thực hiện tuyến
thông tin đặc thù này đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Căn cứ vào
nhiệm vụ được giao, Ban đã làm tốt vai trò tham mưu để có định hướng đúng, đồng thời
xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp từng giai đoạn, từng chương trình. Ban cần sử
dụng tối đa lực lượng cộng tác viên, đặc biệt là phóng viên các trung tâm truyền hình khu
vực và các đài địa phương, để tổng hợp và nắm tình hình. Từ đó có những định hướng
tuyên truyền phù hợp.
Ban cần nắm vững yêu cầu chỉ đạo từ Ủy ban Dân tộc cơ quan tham mưu cho
Chính phủ về những chính sách dân tộc. Theo đó, việc kết hợp định hướng thông tin chung
của Đài Truyền hình Việt Nam với yêu cầu của Ủy ban Dân tộc sẽ giúp cho ban có những
định hướng thông tin đúng, trúng, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi.
Ban thường xuyên tổ chức các chuyến đi công tác tại các vùng đồng bào, nhất là
những vùng trọng điểm như Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam Bộ. Mỗi chuyến đi cần xây
dựng đề cương công tác, phối hợp với đài địa phương, Ban dân tộc tỉnh nhằm thực hiện
công việc đó một cách hiệu quả.
Việc thực hiện công tác ở vùng đồng bào, nhất là những vùng trọng điểm như Tây
Bắc, giúp phóng viên có những phóng sự, bài phản ánh sinh động, mang đậm hơi thở cuộc
sống; đồng thời giúp phóng viên tăng thêm hiểu biết về văn hóa, tập quán ở mỗi vùng
miền, mỗi dân tộc.
Trong công tác chỉ đạo thông tin, Ban cần cân đối thông tin giữa các vùng miền,
tránh hiện tượng những vùng thuận lợi khai thác thông tin hơn thì có nhiều bài, phóng
sự…trong khi đó những vùng miền khác lại không có hoặc rất ít tuyên truyền, phản ánh.
Ngoài ra, việc cân đối thông tin giữa các dân tộc cũng cần được tính đến, tránh gây hiểu
lầm về sự ưu ái thiên vị không có lợi cho đại đoàn kết dân tộc.
3.3.2. Phát huy mối quan hệ gắn bó của chương trình với các cấp, các ngành,
các địa phương
Các ban ngành địa phương chủ yếu là ban Dân tộc tỉnh, Sở văn hóa, Thể thao - Du
lịch, Sở thông tin- truyền thông các tỉnh miền núi vốn có quan hệ với Ban truyền hình
tiếng dân tộc. Đây là những cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về
công tác dân tộc miền núi vốn có nhiều thông tin, và cũng là những cơ quan cần hợp tác để
Ban có những chương trình phù hợp với tình hình, đặc thù từng địa phương. Làm được
điều này, chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển sẽ có thêm thuận lợi trong công tác
tuyên truyền tăng cường được mối quan hệ này diện mạo và hiệu quả thông tin sẽ cao hơn.
Bởi các cơ quan này am hiểu hơn ai hết nhu cầu của đồng bào, văn hóa, tập quán của từng
dân tộc, giúp cho công tác tuyên truyền trúng và đúng, đặc biệt trước những vấn đề nhạy
cảm như: tôn giáo, tình hình an ninh trật tự ở mỗi vùng đồng bào…
3.3.3. Xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên có nghề nghiệp
Công tác tổ chức, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ được lãnh đạo Đài Truyền
hình Việt Nam nói chung và Ban truyền hình Tiếng Dân tộc nói riêng xác định là công tác
quan trọng hàng đầu, nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng thực hiện nhiệm vụ thông
tin. Đài Truyền hình Việt Nam đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ
trẻ về chính trị, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ. Đài Truyền hình Việt Nam đã
xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo
đức cách mạng, tinh thông nghề nghiệp, lực lượng phóng viên nắm chắc nghiệp vụ,
phương tiện kỹ thuật làm báo hiện đại, không ngừng phát huy tính năng động sáng tạo,
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Và điều quan trọng hơn cả là phải biết bố trí đúng
người, đúng việc thì mới mang lại hiệu quả một cách thiết thực.
Ban cần tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, tác phong làm việc, bắt đầu từ khâu
phóng viên, biên tập viên, với yêu cầu phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo, đầu tư trí
tuệ… đặt mục tiêu chất lượng, hiệu quả lên hàng đầu.
Với phóng viên, biên tập viên, quay phim trước hết phải ý thức được việc tự học
tập, nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ trong hoạt động tác nghiệp. Phóng viên,
biên tập viên và quay phim phải có sự hiểu biết, ăn ý thì mới chuyển tải nội dung thông tin
một cách sinh động, mang đặc trưng của từng vùng dân tộc, từng vùng miền. Cùng với đó,
phóng viên, biên tập viên, quay phim phải đầu tư thì gian nhiều hơn trong việc tìm tòi,
phát hiện vấn đề tốt, có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa trong xã hội.
Ban cũng cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển.
Đào tạo cán bộ có trình độ trong lĩnh vực thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi. Ở lĩnh vực này, có rất nhiều chương trình, dự án Nhà nước đối với đồng bào dân tộc
thiểu số, phóng viên phải là người hiểu biết tường tận các chương trình, dự án này từ đó
sản xuất chương trình đúng, trúng và hay.
3.3.4. Tăng cường và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên ở các địa
phương
Với bất kỳ tờ báo nào, cộng tác viên đều rất quan trọng. Riêng đối với Ban truyền
hình tiếng Dân tộc của Đài Truyền hình Việt Nam thì cộng tác viên có tầm quan trọng đặc
biệt. Với 52 chương trình sản xuất trong một năm, Ban đảm nhận 30 chương trình, số còn
lại do các Đài khu vực và đài địa phương sản xuất. Như vậy, cộng tác viên của Ban có hai
dạng chủ yếu là: phóng viên đài khu vực và phóng viên đài địa phương. Cùng với phóng
viên của Ban, thì đội ngũ cộng tác viên đã góp phần làm cho chương trình thêm phong
phú, chuyển tải được những thông tin hay, mới từ thôn bản của nhiều dân tộc thiểu số và
miền núi khác nhau trên phạm vi cả nước.
Cộng tác viên là phóng viên Đài khu vực tại các địa phương, là đội ngũ các nhà
báo chuyên nghiệp. Do vậy, việc phát hiện vấn đề và sản xuất chương trình là khá thành
thạo đáp ứng được yêu cầu của Ban. Với đội ngũ phóng viên đài khu vực, Ban cần phối
hợp tốt hơn, nhịp nhàng hơn sẽ rất hiệu quả. Trong những chương trình đặc biệt, Ban cần
có sự phối hợp với phóng viên đài khu vực để cùng tìm hướng khai thác và thể hiện hợp
lý. Đây là việc làm rất cần thiết, bởi cùng với định hướng của Ban, kết hợp với sự am hiểu
tình hình địa phương sẽ mang lại những chương trình hay, có thực tế cuộc sống. Đó cũng
là yêu cầu chung của phong cách tác nghiệp hiện đại.
Ban cũng cần quan tâm hơn tới đội ngũ cộng tác viên cơ sở (phóng viên đài địa
phương). Trong quá trình sản xuất chương trình, có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại với
cộng tác viên về những chi tiết chưa rõ hoặc có thể trao đổi về hình ảnh, bố cục, lời
bình…sao cho phù hợp với yêu cầu của Ban. Làm được việc này, vừa thể hiện sự gần gũi,
trân trọng và quan trọng hơn là các chương trình sản xuất lần sau của họ gửi về Ban sẽ có
chất lượng tốt hơn, phù hợp hơn trong từng thời điểm tuyên truyền.Với các đài địa phương
có chương trình truyền hình tiếng dân tộc, Ban cần có sự đầu tư phương tiện kỹ thuật, có
hợp đồng mua chương trình theo cơ chế nhuận bút đặc biệt để khuyến khích cộng tác.
3.3.5. Cân đối thông tin giữa các dân tộc, các vùng miền
Tạp chí Dân tộc và Phát triển là chương trình phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi trên phạm vi cả nước, nên việc chuyển tải thông tin cần cân đối giữa các dân tộc,
các vùng miền. Đây là yêu cầu cần thiết đối với chương trình.
Với 53 dân tộc thiểu số, trong đó có một số dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa nên
việc thực hiện đều đặn thông tin về các dân tộc thật không dễ dàng. Khảo sát thực tế có ý
kiến phản ánh: nếu thiếu thông tin, hình ảnh về dân tộc mình sẽ gây tâm lý không tốt với
đồng bào, vì họ cho rằng có sự thiên vị thông tin. Bởi trong số 49 chương trình sản xuất
trong một năm, có 19 chương trình do các đài khu vực sản xuất: Huế, Đà Nẵng, Phú Yên,
Cần Thơ. Như vậy 4 đài khu vực một năm chỉ sản xuất nhiều nhất 5 chương trình. Nếu so
sánh với các đề tài thực hiện ở các tỉnh miền núi phía bắc thì thật sự khập khiễng. Các
chương trình phát sóng thiếu hẳn những nội dung phản ánh cuộc sống và tình hình phát
triển kinh tế ở các khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long.
Do vậy Ban cần có kế hoạch cho từng chương trình. Cần khắc phục việc một số
dân tộc có đông người hơn hoặc ở vùng giao thông thuận lợi thì có nhiều thông tin phản
ánh, trong khi đó những vùng khó khăn thì lại rất ít thông tin. Ban cần phát huy hơn nữa
vai trò của phóng viên đài khu vực và các đài địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi, tạo điều kiện để họ có thể sản xuất nhiều chương trình hơn về lĩnh vực kinh tế,
đời sống của đồng bào địa phương họ. Đặc biệt, cần lưu ý thông tin về chính sách của
Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế xã hội vùng tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và
Nam Trung Bộ. Bởi đây là những vùng còn nhiều khó khăn và nhạy cảm về chính trị đã
được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chỉ đạo. Ban cần lưu ý một đặc điểm: đồng bào tốt
bụng, cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào dễ mặc cảm. Nếu
thông tin tuyên truyền không có sự cân nhắc, kẻ xấu dễ lợi dụng để tuyên truyền xuyên tạc
gây mất đoàn kết giữa các dân tộc.
Việc cân đối thông tin giữa các vùng miền là việc làm cần thiết, góp phần nâng
cao sự hiểu biết giữa các dân tộc, tăng thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc trong đại các
dân tộc Việt Nam.
3.4. GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.4.1. Đổi mới về nội dung tuyên truyền
- Dựa trên tiêu chí cân đối thông tin về vùng miền, Chương trình cần đa dạng hơn
nữa đề tài phản ánh. Cần cân đối các đề tài phát triển kinh tế với các đề tài về y tế, giáo
dục.Vấn đề phản ánh phải sâu, thiết thực, cụ thể và dễ hiểu đối với đồng bào. Đối với đồng
bào nhận thức còn hạn chế, nên vấn đề phản ánh trong chương trình phải nói rõ, nói trực
tiếp. Nói làm sao để những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đồng bào
dân tộc hiểu một cách cặn kẽ, để họ tin và làm theo. Làm được điều đó, phóng viên, biên
tập viên phải chọn ra được những nội dung thiết thực có ảnh hưởng đến lợi ích, nghĩa vụ
của bà con, thì mới mang lại hiệu quả cao trong tuyên truyền.
- Các vấn đề phải có tính khái quát, điển hình và có thể áp dụng vào cuộc sống
thực tiễn. Đây là nhiệm vụ quan trọng của chương trình, giúp đồng bào làm ăn phát triển
kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, tiến tới vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê
hương họ.
- Ưu tiên những vấn đề có tính phát hiện, mang ý nghĩa dự báo và gợi mở giải
pháp. Giúp đồng bào giải quyết được những khó khăn, bất cập nảy sinh trong cuộc sống là
trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức của người làm báo. Thời gian qua, cùng với sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước, vùng dân tộc miền núi đã có bước phát triển khả quan. Song,
cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, nhiều tiêu cực xảy ra. Phát hiện, ngăn ngừa và đưa ra
giải pháp khắc phục là vấn đề cần quan tâm.
- Nội dung phải có tính chiến đấu, thông tin đa chiều. Đây là việc làm cần thiết đối
với bất cứ một cơ quan báo chí nào nếu muốn khẳng định được vị thế của mình trong xã
hội và chiếm được cảm tình của số đông công chúng trên phạm vi cả nước.
- Tạp chí chương trình cũng cần bám tính thời sự và tuyên truyền theo vệt, theo
chủ đề. Đặc biệt, những ngày lễ lớn trong năm cần chú ý tuyên truyền sâu đậm hơn nữa.
Qua khảo sát, yếu tố thời sự gần như ít được quan tâm. Điều này làm cho chương trình mất
đi sự hấp dẫn, kịp thời. Vì vậy, thời gian tới kế hoạch tuyên truyền của chương trình về
dân tộc và miền núi nên bám theo các sự kiện lớn của đất nước, của mỗi vùng miền có
đồng bào dân tộc sinh sống.
3.4.2. Đổi mới về hình thức tuyên truyền
-Về mặt hình ảnh: phải chân thực và chuẩn xác, sinh động và có sức thuyết phục
cao. Hình ảnh là yếu tố quan trọng của tác phẩm báo chí truyền hình. Hình ảnh chương
trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển không được chung chung, mà phải có địa điểm cụ thể,
chân thực, gần gũi với thực tế cuộc sống của đồng bào. Cần phải có những cảnh quay then
chốt, nhằm làm nổi bật ý tưởng của tác phẩm. Như vậy, tác phẩm truyền hình mới có sức
lôi cuốn hấp dẫn khán giả nói chung và đồng bào nói riêng.
- Lời bình nên bám sát theo hình ảnh. Bởi lời bình và hình ảnh là hai yếu tố luôn đi
với nhau tạo nên tính chỉnh thể của một tác phẩm báo chí. Vì vậy, khi viết lời bình nên
bám sát trên cơ sở thực tế, gần gũi với cuộc sống đời thường của bà con. Tránh dùng
những từ hoa mỹ, những thuật ngữ khoa học, chuyên ngành; câu rườm rà và số liệu quá
nhiều theo kiểu báo cáo tổng kết. Ngược lại, câu trong lời bình phải ngắn gọn, súc tích và
giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Để chương trình thật sự có sức lôi cuốn hấp dẫn bạn xem truyền hình nói chung
và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng; trong từng tác phẩm cụ thể, nên sử dụng tối đa
tiếng động hiện trường, âm thanh và khoảng lặng khi cần thiết… Đi kèm với mỗi cảnh
quay, tiếng độ nghiện trường chính là những âm thanh của cuộc sống được ghi lại một
cách tự nhiên và khách quan. Nó có vai trò hỗ trợ và tạo được không khí, bối cảnh không
gian mà người quay phim muốn chuyển tải tới công chúng khán giả.
- Khoảng lặng trong một tác phẩm truyền hình cũng không kém phần quan trọng.
Bởi đó là một yếu tố của âm thanh khi lời bình nhường hẳn chỗ cho hình ảnh tự chiếu trên
màn hình. Lúc đó giá trị thông tin của hình ảnh đó mang lại là cao nhất, và không một lời
bình nào có thể so sánh được.
Nếu một tác phẩm biết kết hợp tốt giữa hình ảnh, lời bình, tiếng động hiện trường
và khoảng lặng một cách hợp lý, thì chắc hẳn tác phẩm đó sẽ có sự sâu lắng và suy ngẫm
đối với khán giả sau khi xem. Điều đó có giá trị cao trong mỗi tác phẩm đặc biệt là tính
nhân văn sâu sắc.
3.4.3. Đổi mới về phong cách người dẫn chương trình
Việc nên làm đầu tiên là người dẫn chương trình cần thay đổi tốc độ giọng và sức
truyền cảm khi dẫn, tạo không khí tâm tình, cởi mở. Có vậy, bà con mới thấy gần gũi và
thích xem. Muốn làm được điều đó, hơn ai hết trước khi lên chương trình, người dẫn
chương trình phải có trí tuệ, trách nhiệm nghề nghiệp, làm chủ trong kịch bản, hiểu rõ ý đồ
đạo diễn và có cách biến tấu linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Tránh tình trạng khi
thể hiện văn bản như đọc một bản báo cáo, đều đều, vô hồn, không có điểm nhấn
nhá…kém sức hấp dẫn.
Hơn nữa người dẫn chương trình cần tự nhiên trước ống kính máy quay. Như vậy
người dẫn chương trình mới bộc lộ được thái độ, cảm xúc của mình. Đây là điều mà người
dẫn trong các chương trình hiện tại chưa thật sự làm được. Đây là điểm yếu, chương trình
cần khắc phục trong thời gian tới.
3.5. THỜI LƯỢNG VÀ THỜI ĐIỂM PHÁT SÓNG
-Thời lượng phát sóng:
Qua khảo sát, có 66% ý kiến phản ánh thời lượng chương trình mới dừng ở mức
trung bình, 22% ý kiến cho là nhiều. Nghĩa là thời lượng chương trình mỗi tuần phát sóng
hiện nay ở 20 phút là ít và chưa hợp lý. Có 47% ý kiến cho rằng chương trình nên tăng
thời lượng phát sóng; 46% ý kiến nhận xét chương trình nên giữ nguyên thời lượng phát
sóng. Và số người mong muốn được mở rộng diện phủ sóng hơn nữa ở mức độ cần và rất
cần lên tới 94%. Đó cũng là mong muốn thiết thực đối với đời sống tinh thần của đồng bào
các dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo ông Trịnh Công Khanh - Vụ phó Vụ tuyên truyền Ủy Ban Dân tộc, hiện nay
tỷ lệ đồng bào dân tộc miền núi sắm được ti vi và chảo thu chương trình cao so với 5 năm
trước. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, cuộc sống của bà con được nâng lên. Xem ti vi là nhu
cầu giải trí lớn nhất của đồng bào. Truyền hình đang phát huy thế mạnh đặc trưng của loại
hình này. So với tiếp cận thông tin qua sách báo, tạp chí, phát thanh thì đồng bào thích
xem truyền hình nhất. Vì thế, chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển cần phát huy ưu
thế này. Đó là nên tăng thời gian phát sóng lên một tuần 2 số. Nếu có thể được, dịch Tạp
chí Dân tộc và Phát triển ra tiếng dân tộc để phát lại trên VTV5 như trên VTV1.
-Thời điểm phát sóng:
Căn cứ vào số liệu khảo sát, chúng tôi thấy thời điểm phát sóng của chương trình
Tạp chí Dân tộc và Phát triển hiện nay vẫn chưa thực sự phù hợp như chính sự mong đợi
của đồng bào. Bởi, thời điểm phát sóng lần một của chương trình nhiều đồng bào vẫn còn
đang trên đường đi làm nương, rẫy về; thời điểm phát lại thì gần như đại đa số đồng bào
con đang ở trên nương. Vì thế, nhiều người muốn xem chương trình, nhưng họ không có
cơ hội. Điều đáng tiếc này cần sớm được khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp.
Mong muốn và kiến nghị của đồng bào dân tộc là: Chương trình Tạp chí Dân tộc
và Phát triển phát trên kênh VTV1 được phát sóng thích hợp nhất vào khoảng thời gian từ
20h-21h. Đó là khoảng thời gian đồng bào được nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc
vất vả, đồng bào mới có điều kiện chú ý theo dõi.
Và như cách làm của nhiều chương trình hiện nay, trước khi phát sóng mỗi
chương trình, nên có đoạn Video Clip giới thiệu chương trình trước trên các kênh của Đài
Truyền hình Việt Nam. Điều này sẽ giúp khán giả nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu
số nói riêng tiện theo dõi vấn đề mình quan tâm.
Tiểu kết chương 3
Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho toàn dân là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Để các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào nhanh hơn và chính xác hơn,
tuyên truyền về cuộc sống mới của đồng bào ở các địa phương…nhiệm vụ của các phương
tiện thông tin đại chúng rất quan trọng. Đài Truyền hình Việt Nam nói chung và Ban
truyền hình Tiếng Dân tộc thời gian tới cần phấn đấu hơn nữa để xứng đáng là dòng thông
tin chủ lưu, định hướng dư luận. Là đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, đồng thời
lại là chương trình phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, Ban truyền hình tiếng dân
tộc cần: nâng cao hơn nữa chất lượng chương trình; nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên,
biên tập viên; xây dựng đội ngũ cộng tác viên đông đảo, có chất lượng, bố trí thời lượng và
thời gian phát sóng phù hợp để chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển tiếp tục được
đồng bào đón nhận và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong xu thế cạnh tranh và
hội nhập.
KẾT LUẬN
Thông tin, tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là bộ phận
không thể thiếu của công tác dân tộc, có vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách
mạng của Đảng và của toàn thể dân tộc Việt Nam. Đây cũng chính là biện pháp để Đảng
và Nhà nước ta ổn định tình hình chính trị. Bởi trên thực tế, có không ít các thế lực thù
địch luôn rình rập thực hiện âm mưu xuyên tạc, nói xấu chế độ, lừa gạt đồng bào, hòng
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mục tiêu của chúng là nhằm vào đối tượng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi, nơi có trình độ dân trí thấp và đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn, để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất lòng tin của họ đối với Đảng,
Nhà nước.
Trong xu thế hội nhập, đổi mới thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi là yêu cầu tất yếu của các cơ quan truyền thông đại chúng. Là cơ quan thông tin
chiến lược, tin cậy của Đảng và Nhà nước, Đài Truyền hình Việt Nam có vị trí, vai trò
quan trọng trong hệ thống thông tin nói chung và thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu
số nói riêng. Từ ngày thành lập đến nay, trải qua các giai đoạn phát triển, Đài Truyền hình
Việt Nam luôn giữ đúng định hướng tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là lực lượng đi
đầu trong công tác thông tin phục vụ đồng bào.
Chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển, sau hơn 10 năm lên sóng, chương
trình đã dần khẳng định được vị thế của mình, là tiếng nói của các dân tộc thiểu số và miền
núi. Đây là chương trình chính luận duy nhất của Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về
dân tộc miền núi; đồng thời là tiếng nói chính thức của Ủy ban Dân tộc về các vấn đề dân
tộc, miền núi và vùng cao. Qua chương trình, đồng bào thấy, hiểu, tin và làm theo những
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông tin về lĩnh vực này cũng
phản ánh những cố gắng của đồng bào trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời
sống mới. Thông tin cũng bày tỏ những khó khăn trước mắt của đồng bào trong việc phát
triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển
còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục, trong đó hạn chế lớn nhất là: cho đến
thời điểm này, chương trình vẫn còn dàn trải và chưa cân đối được thông tin giữa các dân
tộc, vùng miền. Các đề tài phản ánh chủ yếu mới được thực hiện ở các tỉnh miền núi phía
Bắc. Thông tin còn nặng tính một chiều (khen là chính). Những vấn đề bức xúc, phản ánh
hiện thực cuộc sống của đồng bào mang tính chiến đấu mới chỉ dừng lại ở mức độ khơi
gợi, chưa đào sâu bản chất của vấn đề và chưa được giải quyết triệt để bằng sự vào cuộc
của các cấp các ngành liên quan. Sự thiên lệch này nếu không được đổi mới, khắc phục,
chương trình sẽ ít có "tiếng vang" thiếu sức hút, kém "thương hiệu" trong xu thế cạnh
tranh đa loại hình báo chí.
Thông tin về lĩnh vực này cũng còn thiếu tính nhạy bén, chất lượng thông tin còn
bất cập, đôi khi sơ sài; lực lượng làm thông tin về đồng bào ít kinh nghiệm, thậm chí một
số còn non về nghiệp vụ báo chí, lại thiếu hiểu biết về phong tục tập quán của đồng bào; sự
phối hợp giữa các đơn vị trong ngành còn bất cập. Do đó, chương trình Tạp chí Dân tộc và
Phát triển nhiều khi còn khô khan, kém hấp dẫn.
Trước sự bùng nổ và cạnh tranh thông tin gay gắt, quyết liệt, lại bị các thế
lực thù địch không ngừng tuyên truyền xuyên tạc, gây mất đoàn kết giữa các dân tộc, các
tôn giáo, công tác thông tin nói chung và thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số nói
riêng càng trở nên quan trọng, cần thiết.
Khắc phục những nhược điểm hạn chế, vươn lên đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ
mới, công tác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số của Đài Truyền hình Việt Nam cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, cần tăng cường
nghiệp vụ, tổ chức cán bộ, phương tiện kỹ thuật, điều kiện làm việc. Cần coi giải pháp
nâng cao chất lượng thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ thiết yếu, coi con
người là then chốt có tính quyết định sự thành công; từ đó xây dựng đội ngũ phóng viên,
biên tập viên, có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, tinh thông nghiệp vụ, và làm chủ với khoa
học công nghệ đáp, ứng tốt yêu cầu công việc.
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế, luận văn góp phần làm sáng tỏ một
số vấn đề lý luận thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khái niệm về dân tộc
thiểu số. Chức năng nhiệm vụ của Đài Truyền hình Việt Nam, của Ban truyền hình Tiếng
Dân tộc; là tuyên truyền thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thông qua chương trình Tạp chí Dân tộc và
Phát triển, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình,
củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi với Đảng và Nhà nước;
củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong sự đổi mới của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Truyền hình Tiếng Dân tộc - Đài Truyền hình Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết
năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Hà Nội.
2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin (1997), Tiếp tục đổi mới
và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí xuất bản, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội Nhà báo Việt Nam
(2002), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22/CT-TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đổi
mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản, Hà Nội.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để
báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
5. Trần văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc- Thực trạng và những vấn đề đặt
ra, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Văn hóa - Thông tin (2001), Tăng cường đổi mới công tác thông tin phục vụ đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi, Hà Nội.
7. Các dân tộc ít người Việt Nam (1978), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nông Quốc Chấn, Hoàng Tuấn Cư, Vi Hồng Nhân (1996), Giữ gìn và bảo vệ bản sắc
văn hóa các dân tộ thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
9. Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc (2000), Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội.
10. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
11. Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
12. Đức Dũng (1996), Các thể ký báo chí, (Tái bản lần thứ nhất), Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
13. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
14. Đức Dũng (2003) Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
15. Đức Dũng (2004), Viết báo như thế nào? (Tái bản lần thứ 4), Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
16. Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
17. Đức Dũng (2004), 100 câu hỏi về cách viết báo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (Biên dịch) (1998), Viết báo, bí quyết kỹ năng nghề
nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2000), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 1,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2001), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 2,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2006), Tác phẩm báo chí, tập 2, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
23. Đài Truyền hình Việt Nam (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2004, Hà Nội.
24. Đài Truyền hình Việt Nam (2004), Báo cáo tổng kết năm 2004 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2005, Hà Nội.
25. Đài Truyền hình Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết năm 2005 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2006, Hà Nội.
26. Đài Truyền hình Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2007, Hà Nội.
27. Đài Truyền hình Việt Nam (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2008, Hà Nội.
28. Đài Truyền hình Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2009, Hà Nội.
29. Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb Lao Động, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hà Đăng (Chủ biên) (2002), Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên báo chí
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hà Đăng (2003), "Nâng cao công tác báo chí của Đảng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí
Minh", Tạp chí Cộng sản, (7)
39. Hà Đăng (2004), "Tính chiến đấu của báo chí cách mạng", Tạp chí Cộng sản, (6).
40. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1994), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
41. Hà Minh Đức (2005) Báo chí Hồ Chí Minh chuyên luận và tuyển chọn, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
42. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
44. Vũ Đình Hòe (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Hội Nhà báo Việt Nam (1998), Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo,
Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Một số vấn đề dân tộc và phát triển, Hà Nội.
48. Ngân hàng Thế giới (2009), Phân tích xã hội quốc gia, dân tộc và phát triển ở Việt
Nam, Hà Nội.
49. Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí, tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
50. Hồ Xuân Sơn (1998), "Đổi mới báo chí địa phương trong cơ chế thị trường", Tạp chí
Cộng sản, (19).
51. Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
52. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
53. Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
54. Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên) (2003), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên) (2005), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
57. Tạ Ngọc Tấn (2005), "Phát triển báo chí trước những yêu cầu mới của đất nước", Tạp
chí Cộng sản, (8).
58. Hữu Thọ (1997), Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
59. Hữu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
60. Nguyễn Thị Thoa - Đức Dũng (2005), Phóng sự báo chí, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
61. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi
mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
63. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
64. Ủy ban Dân tộc (2002), Miền núi Việt Nam - Thành tựu và phát triển những năm đổi
mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
65. Đặng Nghiêm Vạn (1999), Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. 60 năm công tác dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.pdf