Luận văn Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch, khu vực kinh tế quốc doanh là khu vực có tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ chuyển dịch cao nhất, tăng từ 6,56% năm 1993 lên 19,60% năm 2000 và tăng lên 39,42% năm 2007, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993 – 2007 là 36,17%, tỉ lệ chuyển dịch là 29,61% và ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo trong việc phát triển công nghiệp của Tỉnh. Cùng với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu theo thành phần kinh tế của Tỉnh, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tuy chiếm tỉ trọng nhỏ song đang có xu hướng tăng dần về tỉ trọng từ 3,8% năm 1993 lên 9,20% năm 2007. Đến nay trên địa bàn đã thành lập 09 khu công nghiệp phân bố dọc theo quốc lộ 51, là nơi có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi cả về đường bộ và cảng biển, gần nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu khí đốt và 23 cụm CN- TTCN đã có quyết định thành lập. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp của Tỉnh đã bộc lộ nhiều hạn chế như: tốc độ tăng trưởng công nghiệp luôn ở mức cao nhưng chủ yếu do ngành công nghiệp khai thác dầu khí đóng góp, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm, các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển chậm, sản phẩm công nghiệp phục vụ xuất khẩu còn ít, chủ yếu là gia công, công nghệ sản xuất còn lạc hậu so với các nhiều nước trong khu vực và thế giới Để khắc phục những tồn tại trên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải vạch ra những chương trình hành động cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, gắn liền với xu thế phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

pdf148 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn chưa có phương án khả thi thu hút mạnh đầu tư, đặc biệt là thu hút các dự án phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho một số ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh. - Sản phẩm xuất khẩu của địa phương còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh còn kém, thị trường hàng xuất khẩu còn giới hạn do chưa mở rộng được thị trường. - Hoạt động của đa số các doanh nghiệp nhà nước do Tỉnh quản lí còn kém hiệu quả, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển chậm do hạn chế về vốn và công nghệ, thiếu lao động có tay nghề cao, khả năng tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. - Chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành sản xuất còn yếu, việc đổi mới tổ chức quản lí, tiếp thu công nghệ mới còn gặp nhiều khó khăn. - Khi nước ta đã gia nhập vào WTO các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh phải chấp nhận sự cạnh tranh không cân sức trên thị trường nội địa với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực kinh tế và khoa học công nghệ cao hơn. Các doanh nghiệp trong Tỉnh chưa am hiểu luật quốc tế nên rất khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kimh tế quốc tế 3.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH đến năm 2020 3.1.2.1.Quan điểm phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - Phát triển ngành công nghiệp một cách có chọn lọc, có giá trị gia tăng cao, gắn với định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp của VKTTĐPN và cả nước, có cơ cấu công nghiệp phù hợp với vai trò của một trung tâm công nghiệp phát triển cao, có công nghệ hiện đại và thực sự trở thành một trung tâm công nghiệp của cả nước và khu vực. - Hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng CNH, HĐH : chú trọng phát triển các nhóm ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hỗ trợ dầu khí, các ngành công nghiệp chế biến dầu khí, các ngành công nghiệp phục vụ kinh tế biển, các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa của khu vực phía Nam và cả nước. Tiếp tục nâng cao tỉ trọng các ngành công nghiệp cơ bản, các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn cao, trình độ khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến trong cơ cấu công nghiệp. - Tiếp tục thực hiện công cuộc CNH, HĐH theo hướng phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế. Chú trọng phát triển công nghiệp địa phương, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Tăng cường đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ mới, đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện có. - Phân bố phát triển các ngành công nghiệp một cách hợp lí theo vùng lãnh thổ, gắn liền với hệ thống cảng, với các khu vực công nghiệp tập trung. Phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn và công nghiệp phục vụ du lịch. - Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và gắn liền với an ninh quốc phòng. 3.1.2.2. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của Tỉnh: tiếp tục xúc tiến mạnh công tác thăm dò dầu khí để tăng khối lượng khai thác và đẩy mạnh công nghiệp chế biến dầu khí, phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, hỗ trợ dầu khí và các ngành sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu, các ngành công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dịch vụ cảng, phục vụ cho các hoạt động vận tải biển. Đẩy mạnh chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, chú ý phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ các nguồn nguyên liệu địa phương. - Phát triển các khu công nghiệp tập trung, gắn sự phát triển của các khu công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp với sự phát triển của hệ thống đô thị và dịch vụ. - Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành các ngành nghề mới, sản phẩm mới, tăng tỉ trọng công nghiệp địa phương và khu vực tư nhân. - Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 9 khu công nghiệp đã được thành lập để phát huy hiệu quả. Thành lập thêm khu công nghiệp Kim Dinh 100ha và khu công nghệ cao của Tỉnh tại thị xã Bà Rịa. Khi các khu công nghiệp đạt tỉ lệ lấp đầy trên 60%, sẽ đầu tư phát triển các khu công nghiệp: Long Hương (400ha), Long Sơn (500 - 600ha), khu cảng và dịch vụ dầu khí Bến Đình (100ha). - Định hướng tại mỗi huyện, thị, thành phố đầu tư phát triển một số cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thủy sản và phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. - Phát triển và phân bố các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lí tài nguyên, lao động và đảm bảo yêu cầu môi trường. - Huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, nguồn vốn ngân sách phải cân đối bảo đảm phát triển đồng bộ hạ tầng kĩ thuật ngoài KCN và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội. - Đối với các doanh nghiệp đã có cần phải tăng cường đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xây dựng mới, ngay từ đầu cần phải có quan điểm tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định hướng phát triển và lựa chọn các dự án đầu tư và công nghệ. 3.1.2.3. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - Tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994, năm 2010 đạt 91.914 tỉ đồng, gấp 1,7 lần năm 2005, bình quân giai đoạn 2001 – 2010 tăng 12%/năm, đến năm 2020 đạt 231.286 tỉ đồng, gấp 2,5 lần năm 2010, gấp 4,3 lần năm 2005, bình quân giai đoạn 2011 – 2020 tăng 9,6%/năm. - Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2006 – 2010 bình quân đạt 9,55%/năm, không tính dầu khí là 17,0%/năm ; giai đoạn 2011 – 2016 là 13,35%/năm, không tính dầu khí 15,59%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân là 10,26%, không tính dầu khí là 11,59%. - Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2010 đạt 52.216 tỉ đồng (có dầu khí), 27.985 tỉ đồng (không có dầu khí), đến năm 2020 tăng lên 127.322 tỉ đồng (có dầu khí) và 103.091 tỉ đồng (không tính dầu khí). - Tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng trong GDP giảm từ 82,35% năm 2005 xuống còn 62,61% năm 2020 (nếu trừ dầu khí giảm từ 64,28% năm 2005 xuống còn 57,55% năm 2020). - Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo giá trị sản xuất công nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH, HĐH thể hiện: + Giảm dần tỉ trọng công nghiệp khai thác, đến năm 2010 chiếm 35,8%, năm 2015 chiếm từ 20% - 23% và đến năm 2020 chiếm từ 12% - 17%. + Công nghiệp hóa chất sẽ tăng nhanh tỉ trọng đạt 15,8% vào năm 2010, 29,3% vào năm 2015 và 35,2% năm 2020. + Ngành công nghiệp luyện kim đạt 8,7% năm 2010, 20,5% - 23,7% giai đoạn 2015 - 2020. + Ngành công nghiệp điện và nước sẽ tăng tỉ trọng lên 28,7% vào năm 2010, sau đó giảm xuống 21,2% vào năm 2015 và 17,09% vào năm 2020. 3.1.2.4. Dự báo phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 Trên cơ sở 3 phương án phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển định hướng đến năm 2020, có 3 phương án quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp. Phương án 1 : (Phương án phát triển thấp) Là phương án được xây dựng phù hợp với phương án phát triển thấp của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với định hướng phát triển các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, cơ khí phục vụ, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp luyện thép. Trong bối cảnh 2020, tỉ trọng phát triển ngành công nghiệp dầu khí trên địa bàn sẽ giảm dần. Phương án này không có sự đột biến so với những năm gần đây, sự phát triển vẫn tập trung chủ yếu vào công nghiệp và dịch vụ ở những khu vực thuận lợi, khu vực nông thôn không có sự chuyển biến nhanh. Phương án này đòi hỏi đầu tư với quy mô vừa phải, với khoảng 34,7 tỉ USD cho cả giai đoạn đến năm 2020. Phương án 2 : (Phương án tăng trưởng cao) Phương án tăng trưởng cao được đặt ra trong điều kiện hết sức thuận lợi, đặc biệt là sản xuất dầu khí và một số ngành công nghiệp phụ trợ có khả năng phát triển đột phá do kết quả của việc thăm dó, phát hiện thêm nguồn dầu khí mới và được đưa vào khai thác. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng nhanh là kết quả của sự đầu tư lớn vào nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thuỷ hải sản. Ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ với sự thành công của các khu công nghiệp : vào năm 2020 các KCN hiện được lấp đầy 100% và khoảng 50% diện tích các KCN dự kiến thành lập mới được lấp đầy. Khu vực dịch vụ phát triển với tốc độ cao là kết quả của sự đầu tư lớn về kết cấu hạ tầng, đặc biệt là sự phát triển của khu vực dịch vụ cảng biển trên sông Thị Vải – Cái Mép, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tại các đô thị Phương án 2 (Phương án tăng trưởng cao) đòi hỏi phải có sự thu hút vốn đầu tư rất lớn lên tới 47,6 tỉ USD cho cả giai đoạn đến năm 2020, nên phương án này có tính khả thi thấp. Phương án 3 : (Phương án cơ sở) Là phương án chọn, được dự báo trên căn cứ dự báo của phương án cơ sở quy hoạch phát triển KT - XH của Tỉnh. Với phương án này duy trì mức tăng trưởng dầu khí ở mức 3,5% - 4,5%/năm. Song song tập trung đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp khác như điện, khí, lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất, luyện kim (thép, nhôm, thép màu) vào những năm sau 2010. So với phương án 1 và phương án 2 thì phương án 3 (phương án cơ sở) gắn liền với sự thành công trong sự phát triển các KCN đã được thành lập và dự kiến thành lập mới, cũng như thành công của khu vực dịch vụ và kinh tế nông thôn. Phương án 3 (Phương án cơ sở) đòi hỏi đầu tư không quá cao như phương án 2 (Phương án tăng trưởng cao), nhưng cũng khá cao và đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn, khoảng 37,7 tỉ USD theo giá so sánh 1994 cho cả giai đoạn đến năm 2020 (trong đó giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 6,4 tỉ USD và giai đoạn 2010 – 2020 khoảng 31,3 tỉ USD). Xét trên mọi khía cạnh phương án cơ sở có tính tích cực và có khả năng thực hiện cao, nên được xem là phương án lựa chọn cho giai đoạn đến năm 2020. Dự báo tốc độ phát triển và cơ cấu một số ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn Tỉnh đến năm 2010 và 2020 theo 3 phương án phát triển được thể hiện như sau: - Dự báo cơ cấu công nghiệp Tỉnh đến năm 2020 theo phương án 1 (phương án phát triển thấp): Phát triển mạnh các ngành công nghiệp hóa chất, cơ khí phục vụ, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, có nhà máy lọc dầu 6,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2006 – 2013, nhà máy luyện kim đen 1 – 1,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2011 – 2018. - Dự báo cơ cấu công nghiệp Tỉnh đến năm 2020 theo phương án 2 (phương án phát triển cao): Phát triển mạnh các ngành công nghiệp hóa chất, cơ khí phục vụ, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, có nhà máy lọc dầu 6,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2006 – 2013 và 2015 - 2020, nhà máy luyện kim đen 1 – 1,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2011 – 2018, có nhà máy alumin và điện phân nhôm công suất 0,3 – 0,5 triệu tấn/năm. - Dự báo cơ cấu công nghiệp Tỉnh đến năm 2020 theo phương án 3 (Phương án cơ sở) : Duy trì tốc độ phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở mức 3,5 – 4,5%/năm. Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp cơ bản như hóa chất, luyện kim, lọc dầu, chế biến nông sản cao cấp sau năm 2010. Bảng 3.2 :Dự báo giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng công nghiệp đến năm 2020 theo giá so sánh 1994 TT Danh mục 2005 2010 2015 2020 I Tính cả dầu khí 1 Giá trị tăng thêm công nghiệp, xây dựng (Tỉ đồng) 33.093 52.216 82.871 127.322 2 Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng trong GDP ( %) 82,35 76,01 69,08 62,61 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 3 Tốc độ tăng trưởng (%) 12,8 9,55 10,35 10,26 II Không tính dầu khí 1 Giá trị tăng thêm công nghiệp, xây dựng (Tỉ đồng) 12.765 27.985 58.639 103.091 2 Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng trong GDP (%) 64,28 62,94 61,25 57,55 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 3 Tốc độ tăng trưởng (%) 28,1 17,0 15,59 11,59 Nguồn : Sở Công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Dự báo phát triển công nghiệp trong giai đoạn đến năm 2020 theo phương án 3 (phương án cơ sở) như sau: + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp theo giá so sánh 1994, trong 10 năm (2001 – 2010) sẽ vào khoảng 12%/năm; giai đoạn 2006 – 2010 là 9,55%/năm (không tính dầu khí là 17%/năm); giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 10,35%/năm (không tính dầu khí là 15,59%/năm) và giai đoạn 2015 – 2020 là 10,26% (không tính dầu khí là 11,59%/năm). + Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp và xây dựng đến năm 2010 là 52.216 tỉ đồng (chiếm khoảng 10 – 12% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp của cả nước) và đến 2020 giá trị tăng thêm đạt 127.322 tỉ đồng sẽ chiếm từ 12 – 14% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp của cả nước. Nếu không tính đóng góp của ngành dầu khí thì tỉ trọng này tương ứng sẽ là 7 – 8% năm 2010 ( 27.985 tỉ đồng) và 10 – 12% vào năm 2020 (103.091 tỉ đồng). Nếu so sánh với VKTTĐPN, tỉ trọng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp Tỉnh đến năm 2010 sẽ chiếm khoảng 21 – 25% và đến năm 2020 cũng vẫn duy trì ở tỉ trọng này (nếu không tính dầu khí tỉ trọng này tương ứng là 14 – 17% và 18 – 21%). + Tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu kinh tế giảm từ 76,01% năm 2010 xuống còn 69,08% năm 2015 và chỉ còn 62,61% năm 2020. Nếu không tính dầu khí thì tỉ trọng tương ứng sẽ là 62,94% năm 2010, 61,25% năm 2015 và 57,55% năm 2020. + Cơ cấu công nghiệp được hình thành ở Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2010 - 2020 sẽ là cơ cấu công nghiệp nặng: công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp sản xuất điện năng và tư liệu sản xuất là chủ yếu. Qua nghiên cứu, nắm bắt những điều kiện chủ quan và khách quan trong quá trình phát triển công nghiệp của Tỉnh, tác giả nhận thấy dự báo phát triển công nghiệp của Tỉnh đến năm 2020 có tính khả thi. 3.1.3. Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp của Tỉnh đến năm 2020 3.1.3.1. Công nghiệp khai thác dầu khí Mặc dù tỉ trọng ngành công nghiệp dầu khí trong cơ cấu công nghiệp trên địa bàn sẽ giảm nhanh, nhưng ngành công nghiệp khai thác dầu khí vẫn giữ vai trò quan trọng với vị trí thứ nhất, thứ nhì trong 2 kì kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 và 2011 – 2015. Vì vậy, từ nay đến 2020, ngành công nghiệp khai thác dầu khí sẽ phát triển theo một số hướng và mục tiêu cơ bản sau : - Đẩy mạnh đầu tư tìm kiếm và thăm dò, gia tăng tiềm năng và trữ lượng dầu khí: ưu tiên các khu vực đã phát hiện dầu khí nhưng chưa khẳng định giá trị thương mại, tiếp đến là các khu vực có triển vọng, sau cùng là các vùng chưa tìm kiếm trong các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. - Thăm dò bổ sung và khai thác triệt để các mỏ đang khai thác, đẩy mạnh đầu tư phát triển và đưa vào khai thác một số mỏ mới nhằm đảm bảo mức sản lượng dầu thô và khí trong toàn quốc như sau: giai đoạn 2006 – 2010 là 18 – 20 triệu tấn dầu, 6 – 10 tỉ m3 khí; giai đoạn 2011 – 2015 là 17 – 19 triệu tấn dầu, 10 -15 tỉ m3 khí; giai đoạn 2016 – 2020 là 16 – 17 triệu tấn dầu, 15 – 15,5 tỉ m3 khí. - Đẩy nhanh khai thác tối đa công suất các công trình thu gom, vận chuyển và phân phối khí hiện có (công suất đường ống dẫn khí bể Cửu Long khoảng 2 tỉ m3 khí/năm, bể Nam Côn Sơn khoảng 7 tỉ m3 khí/năm). - Giảm dần tỉ trọng công nghiệp khai thác, đến năm 2010 chiếm 35,8%, năm 2015 chiếm từ 20% - 23% và đến năm 2020 chiếm từ 12% - 17%. - Đẩy mạnh sự chuyển dịch ngành công nghiệp dầu khí từ khai thác các sản phẩm thô sang chế biến dầu, khí theo hướng chế biến sâu. - Tiếp tục thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ dầu khí đảm bảo nhu cầu trong nước và có khả năng cung cấp dịch vụ cho thị trường nước ngoài. 3.1.3.2. Công nghiệp hóa chất Dựa trên nền tài nguyên dầu khí, trong giai đoạn 2006 – 2020 ngành công nghiệp hóa chất Bà Rịa – Vũng Tàu cần phát triển theo hướng chế biến sâu, hình thành các cơ sở sản xuất thượng nguồn ở lĩnh vực lọc hóa dầu nhằm cung cấp tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp khác. Đồng thời, cần tiếp tục phát triển sản xuất phân bón, hóa chất cơ bản. Ngành công nghiệp hóa chất sẽ tăng nhanh tỉ trọng đạt 15,8% vào năm 2010, 29,3% vào năm 2015 và 35,2% năm 2020. Trong giai đoạn 2006 -2010, tập trung đầu tư các dự án lớn như sản xuất đạm, sản xuất khí công nghiệp, sản xuất formaldehit, nhựa đường, Etylen và PE Trong giai đoạn 2011 – 2015, xây dựng nhà máy lọc dầu Long Sơn với công suất khoảng 6,5 triệu tấn sản phẩm/năm, làm hạt nhân cho trung tâm lọc hóa dầu số 3 của cả nước. Nhu cầu vốn đầu tư của nhà máy lọc dầu Long Sơn ước khoảng 20.150 tỉ đồng, giai đoạn 2006 – 2010 đầu tư khoảng 6.045 tỉ đồng, chiếm 30% vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2016 – 2020, tiếp tục xây dựng trung tâm hóa dầu để sản xuất nguyên liệu làm chất dẻo (dự án sản xuất polypropylene, polyetylen, polystyren, VCM), sợi tổng hợp polyester, nguyên liệu sản xuất chất tẩy rửa như LAB,Tổng vốn đầu tư của các dự án hoá dầu này ước khoảng 5.240 tỉ đồng. 3.1.3.3. Công nghiệp luyện kim Với tiềm năng về khí đốt, năng lượng (xăng, dầu, điện) và hạ tầng công nghiệp (các khu công nghiệp, hệ thống cảng biển và sông, giao thông đường bộ, nguồn nước) đã đang và sẽ đầu tư trên địa bàn, có thể thấy rằng Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp luyện kim. Nhu cầu thép và nhôm của Việt Nam được dự báo có mức tăng khá và tương đối lớn trong vòng từ 15 – 20 năm tới và tỉ trọng của ngành công nghiệp luyện kim chiếm 8,7% vào năm 2010 và 20,5% - 23,7% giai đoạn 2015 - 2020. Phương hướng phát triển chủ đạo của ngành công nghiệp luyện kim trên địa bàn sẽ là ngành công nghiệp thép và nhôm. * Ngành thép: Trong giai đoạn từ nay đến 2010: Hoàn thành và đưa vào sản xuất các nhà máy được xây dựng trong giai đoạn từ 2001 – 2005 như: nhà máy thép nguội (công suất 205.000 tấn/năm) và nhà máy luyện cán thép xây dựng (công suất 500.000 tấn phôi/năm và 400.000 tấn thép cán/năm) của Tổng công ty thép Việt Nam; xây dựng nhà máy luyện thép lò điện công nghệ Consteel của Công ty thép Việt Nam (công suất 350.000 tấn thép xây dựng/năm) vốn đầu tư 51 triệu USD, xây dựng nhà máy cán thép không gỉ đầu tiên ở Việt Nam của công ty liên doanh Thiên Hưng (công suất 720 tấn/năm, 80% là xuất khẩu) có công nghệ tiên tiến so với khu vực, vốn đầu tư khoảng 700 triệu USD Trong giai đoạn 2011- 2020: Khai thác hết công suất các nhà máy thép không gỉ; Xây dựng liên hợp luyện thép Minimill với quy mô 1,5 triệu tấn phôi thép/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỉ USD, phấn đấu có sản phẩm vào đầu kì 2016 – 2020. Dự kiến địa điểm ở Phú Mỹ. * Ngành nhôm: Trong giai đoạn đến 2010: Xây dựng nhà máy cán nhôm hình (thanh) xuất khẩu công suất 50.000 tấn nhôm thanh/năm, với tổng vốn đầu tư khoảng 2 triệu USD và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để xây dựng tổ hợp điện phân nhôm trong chương trình khí – điện – nhôm vào những năm sau năm 2010. Trong giai đoạn 2011 – 2020 : Xây dựng nhà máy điện phân nhôm, công suất từ 0,3 – 0,5 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỉ USD. Địa điểm dự kiến ở Phú Mỹ. 3.1.3.4. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện Trong giai đoạn 2006 – 2010, triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt tại quyết định số 230/QĐ-BCN ngày 26/01/2006 với tổng vốn đầu tư là 2.200 tỉ đồng (trong đó vốn ngân sách Tỉnh là 226 tỉ đồng). Giai đoạn 2011 – 2020 : - Xây dựng tổ hợp sản xuất alumin, điện phân nhôm và liên hợp thép Minimill, dự kiến xây dựng nhà máy điện tuabin khí ngưng hơi công suất 450 MW, nhằm cung cấp điện giá thấp cho chương trình khí – điện – luyện kim quốc gia. - Xây dựng máy biến áp thứ hai công suất 450 MVA tại trạm 500 KV Phú Mỹ và mạch 1 Phú Mỹ - Biên Hòa dài 40km. - Xây dựng trạm biến áp 220 KV Bà Rịa trong giai đoạn 2011 – 2016, các trạm 220 KV Phú Mỹ và Vũng Tàu trong giai đoạn 2016 – 2020. - Xây dựng hệ thống phát điện bằng sức gió với tổng công suất từ 1.800 KVA – 2.000 KVA ở Côn Đảo. 3.1.3.5. Công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ - hải sản * Ngành chế biến thuỷ hải sản : Trước những hạn chế về công nghệ chế biến, khó khăn trong phát triển thị trường, sức cạnh tranh kém trong bối cảnh hội nhập WTO. Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản của Tỉnh đến năm 2020 tập trung vào những nội dung sau : - Đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và phục vụ cho xuất khẩu. - Giữ vững sản lượng các sản phẩm truyền thống như hàng khô, nước mắm. Xây dựng mới hoặc bổ sung các dây chuyền chế biến đồ hộp và một số loại thực phẩm khác tiện dụng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đang gia tăng. - Tỉnh chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, về môi trường của các thị trường khó tính như EU, Hoa Kì, Nhật Bản Tăng cường mô hình nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và chế biến khép kín với quy mô ngày càng lớn, tăng nhanh về số lượng cơ sở được cấp chứng chỉ xuất khẩu của các thị trường lớn như châu Âu, châu Mỹ. - Xây dựng thêm một số nhà máy chế biến mới để tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu thuỷ sản tăng thêm. - Hình thành các khu vực chế biến thuỷ hải sản tập trung trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu chi phí xử lí ô nhiễm, thu hút các cơ sở gây ô nhiễm tự nguyện di dời vào các khu vực chế biến tập trung * Ngành chế biến nông sản: Tập trung củng cố, nâng cao sức cạnh tranh của hai nhà máy chế biến hạt điều ở thị xã Bà Rịa và Xuyên Mộc; Hai nhà máy chế biến mủ cao su ở huyện Châu Đức và Xuyên Mộc công suất 20.000 tấn/năm. Xây dựng mới nhà máy chế biến dầu thực vật Vocarimex (vốn đầu tư 30,2 triệu USD), nhà máy dầu thực vật công ty Cái Lân (vốn đầu tư 40 triệu USD), nhà máy chế biến khoai, sắn công suất 10.000 tấn/năm (vốn đầu tư 3 triệu USD), nhà máy chế biến bột mì Uni Presiden công suất 50.000 tấn sản phẩm/năm (vốn đầu tư 59 triệu USD), nhà máy chế biến thực phẩm cao cấp, giàu dinh dưỡng Cargill công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm (vốn đầu tư 38,4 triệu USD). 3.1.3.6. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Một số định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Đối với vật liệu xây, lợp, ốp lát sản xuất từ nguyên liệu khoáng phi kim: giảm sản lượng và chủng loại vật liệu nung, tăng sản lượng và đa dạng hóa sản phẩm không nung. Tận dụng lợi thế về khí đốt, phát triển vật liệu xây dựng cao cấp xuất khẩu như: Sứ vệ sinh, sản phẩm trang trí nội ngoại thất bằng gốm, sứ hoặc vật liệu hỗn hợp (nhất là sau khi có trung tâm hóa - lọc dầu). Nhờ có lợi thế về cảng biển, cảng sông và vị trí địa lí thuận lợi, sẽ phát triển cơ sở nghiền clinker, xây dựng một số cơ sở sản xuất nguyên vật liệu cho ngành sành sứ thuỷ tinh. 3.1.3.7. Công nghiệp cơ khí chế tạo và gia công kim loại Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và gia công kim loại chưa phát triển, mới có một số cơ sở sản xuất trong lĩnh vực chế tạo, gia công sản phẩm từ kim loại và lĩnh vực đóng mới, sửa chữa tàu thuyền (đóng mới tàu bằng gỗ, sửa chữa tàu vận tải nhỏ). Định hướng phát triển ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và gia công kim loại trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020 như sau: - Hướng phát triển chủ đạo là phục vụ hậu cần và phân phối sản phẩm cho ngành công nghiệp dầu khí và chế biến dầu khí. - Đầu tư có chọn lọc với cách thức sản xuất các sản phẩm từ đơn giản đến trung bình, song có chất lượng đảm bảo để có thể thay thế một phần sản phẩm ngoại nhập. - Đa dạng hóa các sản phẩm trong sản xuất như các sản phẩm kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, chi tiết và phụ tùng tiêu chuẩn hóa, các loại ống thép chế tạo giàn khoan, ống dẫn dầu và khí, các loại ti khoan và ống chống thành lỗ khoan, đóng mới và sửa chữa tàu dịch vụ dầu khí, tàu cá 3.1.4. Định hướng chuyển dịch lãnh thổ công nghiệp của Tỉnh đến năm 2020 3.1.4.1. Định hướng phát triển các CCN – TTCN đến năm 2020: Sau năm 2010 đến năm 2020 Tỉnh dự kiến đầu tư phát triển 14 CCN – TTCN và mở rộng 2 CCN – TTCN với tổng diện tích 1.068,7 ha, vốn đầu tư dự kiến 1.560 tỉ đồng. Thu hút vốn đầu tư ước đạt 20.000 tỉ đồng và giải quyết cho khoảng 40.000 lao động - Huyện Tân Thành: Xây dựng thêm CCN – TTCN Tóc Tiên 1 (30ha), vốn đầu tư 40 tỉ đồng, ngành nghề dự kiến: chế biến nông sản, sản xuất hàng xuất khẩu; CCN – TTCN Hắc Dịch 3 (30ha), vốn đầu tư 40 tỉ đồng, ngành nghề dự kiến: sản xuất VLXD, chế biến nông lâm sản; CCN – TTCN Châu Pha (30ha), vốn đầu tư 40 tỉ đồng, ngành nghề dự kiến: may mặc, điện tử, chế biến nông sản; CCN – TTCN Tóc Tiên 2 (30ha), vốn đầu tư 40 tỉ đồng, ngành nghề dự kiến: di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong dân cư - Huyện Châu Đức: Xây dựng thên 2 CCN – TTCN là : CCN – TTCN Suối Nghệ 2 (95ha), vốn đầu tư 150 tỉ đồng, ngành nghề dự kiến: chế biến nông sản, cơ khí, may công nghiệp; CCN – TTCN Nghĩa Thành (95ha), vốn đầu tư 150 tỉ đồng, ngành nghề dự kiến: Xay xát, cơ khí, dệt lưới.. - Thị xã Bà Rịa: Xây dựng thêm CCN – TTCN Long Phước (75ha), vốn đầu tư 75 tỉ đồng và ngành nghề dự kiến: may mặc, da giày, cơ khí ..; CNC – TTCN Hoà Long (45.7ha), vốn đầu tư 60 tỉ đồng và ngành nghề dự kiến: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí; CCN – TTCN Tân Hưng (90ha), vốn đầu tư 90 tỉ đồng và ngành nghề dự kiến: Công nghiệp chế biến, cơ khí - Huyện Long Điền: Xây dựng thêm CCN – TTCN Long Điền 2 (80ha), ; CCN – TTCN Tam Phước 3 (68ha) ; CCN – TTCN Tam Phước 4 (50ha) ; CCN – TTCN Long Điền 3 (30ha), với tổng vốn đầu tư 360 tỉ đồng và ngành nghề dự kiến: sản xuất lắp ráp cửa sắt, dịch vụ điện tử, sửa chữa máy móc cơ khí, sản xuất phụ tùng thiết bị điện tử, Huyện Xuyên Mộc: xây dựng thêm CCN – TTCN Tân Lâm (100ha), với tổng vốn đầu tư 490 tỉ đồng và các ngành nghề dư kiến phát triển: chế biến nông lâm sản, chế biến thức ăn gia súc, cơ khí sửa chữa 3.1.4.2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020: Đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh sẽ thành lập thêm 8 KCN với tổng diện tích 4500 ha, được phân bố ở các huyện như sau : Bảng 3.3: Danh mục các khu công nghiệp phát triển mới đến năm 2020 STT Tên khu công nghiệp (KCN) Địa điểm Diện tích KCN (ha) 1 KCN Cái Mép 1 H. Tân Thành 800 2 KCN Đất Đỏ II H. Đất Đỏ 1.000 3 KCN Đất Đỏ III H. Đất Đỏ 500 4 KCN Bưng Riềng H. Xuyên Mộc 500 5 KCN Hoà Hội H. Xuyên Mộc 400 6 KCN Suối Rao H. Châu Đức 500 7 KCN Đá Bạc 1 H. Châu Đức 400 8 KCN Đá Bạc 2 H. Châu Đức 400 Nguồn: Sở Công nghịêp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Định hướng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 huyện Tân Thành vẫn là huyện tập trung nhiều KCN nhất với 9 KCN (Mỹ Xuân A, Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A2, Cái Mép, Phú Mỹ II, Mỹ Xuân B1, Mỹ Xuân B1 - Tiến Hùng, Mỹ Xuân B1 - Đại Dương, Cái Mép1); huyện Đất Đỏ có 2 KCN (Đất Đỏ II, Đất Đỏ III); huyện Xuyên Mộc có 2 KCN (Bưng Riềng, Hoà Hội); huyện Châu Đức có 3 KCN (Suối Rao, Đá Bạc 1, Đá Bạc 2); thành phố Vũng Tàu có 1 KCN (Đông Xuyên). Sự phân bố nhiều các KCN tập trung trên địa bàn huyện Tân Thành đến năm 2020 như trên là khá hợp lí vì huyện Tân Thành có lợi thế về giao thông cả về đường bộ (nằm dọc theo quốc lộ 51 nối Bà Rịa – Vũng Tàu với Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương) và đường thuỷ (hệ thống cảng sông Thị Vải – Cái Mép), cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ Bảng 3.4 : Dự báo cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 theo giá so sánh 1994 Đơn vị hành chính 2000 2006 2010 2015 2020 Tổng số: (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Thành phố Vũng Tàu 31,07 25,79 16,66 8,92 4,15 2. Thị xã Bà Rịa 14,61 13,46 11,62 8,3 5,18 3. Huyện Long Điền 20,25 16,10 9,5 4,51 1,91 4. Huyện Đất Đỏ 7,36 5,10 2,78 1,24 0,48 5. Huyện Tân Thành 16,91 26,45 42,47 56,52 65,33 6. Huyện Châu Đức 4,02 3,89 3,05 2,0 1,12 7. Huyện Xuyên Mộc 4,37 7,87 13,10 18,05 21,61 8. Huyện Côn Đảo 1,38 1,34 0,82 0,46 0,22 Nguồn: Xử lí số liệu Niên giám Thống kê năm 1993 – 2006 Do vậy, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh đến năm 2020 thì huyện Tân Thành vẫn là địa bàn có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất chiếm 65,33% , huyện Xuyên Mộc đứng vị trí thứ 2 chiếm 21,61%, thị xã Bà Rịa đứng vị trí thứ 3 (chiếm 5,18%) và thành phố Vũng Tàu đứng vị trí thứ 5 (chiếm 4,15%), còn các địa phương khác chiếm tỉ trọng không đáng kể. Năm 2010 Năm 2020 42.47% 9.5% 11.62% 16.66%13.1% 6.65% Tp. Vũng Tàu Tx. Bà Rịa H. Long Điền H. Tân Thành H. Xuyên Mộc Các huyện còn lại 21.61% 3.37% 4.15% 5.18% 65.33% Tp. Vũng Tàu Tx. Bà Rịa H. Tân Thành H. Xuyên Mộc Các huyện còn lại Biểu đồ 3.3: Dự báo cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2010 và năm 2020 theo giá so sánh 1994 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH 3.2.1. Giải pháp về vốn - Phải huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong phát triển công nghiệp Tỉnh gồm: các nguồn từ vốn ngân sách Tỉnh, vốn đầu tư Trung ương, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và dân cư trong Tỉnh, vốn đầu tư nước ngoài để đáp ứng mục tiêu thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2006 – 2010 là 62.036 tỉ đồng và giai đoạn 2011 – 2020 là 228.058 tỉ đồng, bằng nhiều giải pháp như: - Tăng cường thu hút các nguồn vốn bằng cách đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tham gia thị trường chứng khoán, xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ tư nhân tham gia phát triển công nghiệp, củng cố và mở rộng hệ thống quỹ tín dụng, cùng với ngân hàng phát huy tốt vai trò trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. - Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tạo nguồn vốn, mở rộng các nguồn thu, huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư vào sản xuất kinh doanh, thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng (điện, đường) theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. - Để thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cần đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước và hạ tầng các khu công nghiệp, trang bị và nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề cho cho nguồn lao động, đa dạng hóa các loại hình và lĩnh vực đầu tư, xây dựng các dự án và chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia hoạt động đầu tư trên địa bàn Tỉnh 3.2.2. Giải pháp thị trường - Tỉnh cần chú ý đáp ứng tốt thị trường nội tỉnh, kể cả thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra của sản phẩm, chú trọng đến thị trường trong nước, khu vực và xúc tiến tìm kiếm thị trường xuất khẩu. - Giữ vững và mở rộng thêm các thị trường cho các sản phẩm đã có thị trường, tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm chưa có thị trường, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp của Tỉnh. - Xây dựng hệ thống thông tin, tư vấn về thị trường, về sản phẩm, nắm bắt và thích ứng nhanh nhạy đối với những biến động thị trường và giá cả. - Nâng cao vai trò của hội, hiệp hội, trung tâm xúc tiến thương mại trong việc tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm. - Tăng cường tham gia các hội chợ chuyên ngành trong và ngoài nước để có cơ hội tiếp cận, nắm bắt được xu thế sản xuất và tiêu dùng đối với nguyên liệu, sản phẩm 3.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện tại và trong tương lai đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển công nghiệp mà đặc biệt là đối với một tỉnh có tỉ trọng công nghiệp cao như Bà Rịa – Vũng Tàu. Vì vậy, cần phải thực hiện một số các giải pháp sau: - Xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút đối với nguồn lao động có trình độ cao, có chính sách tuyển dụng và sử dụng đội ngũ sinh viên tốt nghiệp đại học nhằm tạo nguồn lao động trẻ, không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lí, có cơ chế khuyến khích gởi đi tu nghiệp ở nước ngoài. - Trong tương lai, quy mô ngành công nghiệp của Tỉnh sẽ lớn mạnh, thu hút một lượng lao động đáng kể từ các tỉnh khác. Vì vậy, cần phải có những giải pháp ổn định cuộc sống cho lực lượng lao động này như vấn đề nhà ở và các điều kiện phúc lợi xã hội khác. - Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu và bổ túc tay nghề nhằm nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động. - Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, chú trọng đào tạo tay nghề cho lao động phổ thông để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các khu công nghiệp, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vốn vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động đối với các doanh nghiệp đầu tư mới, và đào tạo lao động theo nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh 3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Áp dụng các cơ chế tài chính, ưu đãi cho các doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sản xuất, ưu đãi về thuế, tín dụng để các doanh nghiệp nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, ưu tiên và khuyến khích nhập khẩu các dây chuyền, thiết bị hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu về xuất khẩu. Coi trọng công nghệ sạch đảm bảo vệ sinh mô trường, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ khoa học, có chính sách thu hút nhân tài, chất xám và các cán bộ khoa học đầu đàn cho các ngành công nghiệp chủ yếu, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền – nhà khoa học – doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án khoa học công nghệ được tiếp cận dễ dàng với tín dụng ngân hàng và nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất. Mạnh dạn lựa chọn và đầu tư những công nghệ tiên tiến cho những ngành công nghiệp then chốt của Tỉnh như khai thác dầu mỏ, khí đốt, năng lượng, cơ khí chế tạo, đánh bắt và chế biến hải sản 3.2.5. Giải pháp thu hút và khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp Khuyến khích các hình thức đầu tư độc lập hoặc liên doanh, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Giải quyết thuận lợi về mặt thủ tục giấy tờ, thời gian thẩm định dự án Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, cơ sở hạ tầng, nguồn cung cấp điện nước Xây dựng các cơ chế chính sách về tài chính, vốn tín dụng, hỗ trợ về mặt khoa học công nghệ và tư vấn sản xuất. Có các giải pháp đảm bảo về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và thị trường sản phẩm đầu ra. Khuyến khích các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt về cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp và cụm công nghiệp 3.2.6. Giải pháp về tổ chức và quản lí Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan quản lí nhà nước trên địa bàn, trong việc thực hiện chủ trương, đường lối và định hướng phát triển ngành công nghiệp, thực hiện quản lí về một đầu mối theo ngành dọc, nhằm tránh sự quản lí mang tính chất chồng chéo gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Đảm bảo việc hoạt động có hiệu quả của các nguồn vốn từ quỹ khuyến công và các dự án, chương trình khuyến công trên địa bàn Tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng các KCN và cụm TTCN để giao cho các đơn vị thực hiện dự án. Đồng thời, kiên quyết thu hồi giấy phép đối với các dự án treo do không đủ năng lực tài chính hoặc chiếm dụng đất trong các KCN và cụm TTCN để sang nhượng kiếm lời. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến của các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất KẾT LUẬN Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển (1993 – 2006), ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH. Vai trò và vị trí của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế không ngừng tăng lên, ngành công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh và là động lực chính trong việc thúc đẩy sự phát triển KT – XH trên địa bàn với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993 – 2006 là 15,29%. Cùng với việc phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí, trong những năm qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước xây dựng cho mình một cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng hợp lí và không ngừng hoàn thiện, với sự có mặt của nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến hải sản đã khai thác và phát huy có hiệu quả những lợi thế so sánh của Tỉnh về thế mạnh dầu khí, cảng biển, cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong việc phát triển công nghiệp. Cơ cấu ngành công nghiệp đã và đang có sự chuyển dịch ngày càng hợp lí theo đúng hướng CNH, HĐH thể hiện: Trong cơ cấu công nghiệp tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ đang có xu hướng giảm dần từ 96,1% năm 1993 giảm xuống còn 44,3% năm 2006. Ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp sản xuất điện, ga, nước tăng nhanh về tỉ trọng. Ngành công nghiệp chế biến năm 1993 chỉ chiếm 2,8%, tăng lên 27,1% năm 2006; Ngành công nghiệp điện, ga, nước chỉ chiếm 1,0% năm 1993 tăng lên 28,6% năm 2006. Trong nội bộ ngành công nghiệp cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Đặc biệt là nội bộ ngành công nghiệp chế biến đang có sự chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, hóa chất, gia công kim loại với vốn đầu tư lớn chủ yếu là do Trung ương đầu tư. Tuy không thu hút được nhiều lao động nhưng đã góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong thời gian qua tăng cao, nhưng trong thời gian tới sẽ có tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Tỉnh. Theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch, khu vực kinh tế quốc doanh là khu vực có tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ chuyển dịch cao nhất, tăng từ 6,56% năm 1993 lên 19,60% năm 2000 và tăng lên 39,42% năm 2007, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993 – 2007 là 36,17%, tỉ lệ chuyển dịch là 29,61% và ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo trong việc phát triển công nghiệp của Tỉnh. Cùng với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu theo thành phần kinh tế của Tỉnh, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tuy chiếm tỉ trọng nhỏ song đang có xu hướng tăng dần về tỉ trọng từ 3,8% năm 1993 lên 9,20% năm 2007. Đến nay trên địa bàn đã thành lập 09 khu công nghiệp phân bố dọc theo quốc lộ 51, là nơi có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi cả về đường bộ và cảng biển, gần nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu khí đốt và 23 cụm CN- TTCN đã có quyết định thành lập. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp của Tỉnh đã bộc lộ nhiều hạn chế như: tốc độ tăng trưởng công nghiệp luôn ở mức cao nhưng chủ yếu do ngành công nghiệp khai thác dầu khí đóng góp, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm, các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển chậm, sản phẩm công nghiệp phục vụ xuất khẩu còn ít, chủ yếu là gia công, công nghệ sản xuất còn lạc hậu so với các nhiều nước trong khu vực và thế giới Để khắc phục những tồn tại trên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải vạch ra những chương trình hành động cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, gắn liền với xu thế phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Tuấn Anh, “Một số vấn đề lí luận về cơ cấu nền kinh tế quốc dân”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 2/1982. 2. Bộ công nghiệp (2000), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2010, tầm nhìn từ năm 2020, Hà Nội. 3. Bộ khoa học công nghệ môi trường (1993), Công nghiệp trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. 4. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (1993), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê Tp. Hồ Chí Minh. 5. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (1997), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê Tp. Hồ Chí Minh. 6. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2001), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê Tp. Hồ Chí Minh. 7. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2005), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê Tp. Hồ Chí Minh. 8. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2006), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê Tp. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Dược, Trung Hải (2002) Sổ tay thuật ngữ Địa lí, Nxb Giáo dục 10. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (1996), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần II, Nxb Tổng hợp Vũng Tàu. 11. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2001), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần III, Nxb Tổng hợp Vũng Tàu. 12. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2006), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IV, Nxb Tổng hợp Vũng Tàu. 13. Đỗ Đức Định (1999), công nghiệp hóa, hiện đại hóa – phát huy lợi thế so sánh: kinh nghiệm của các nền kinh tế phát triển Châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Ngô Đình Giao (chủ biên) (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Ngô Đình Giao (1996), Suy nghĩ về công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Phạm Thị Xuân Thọ (2000), Địa lý kinh tế xã hội đại cương, Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 17. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu các ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học – Xã hội, Hà Nội. 18. Hoàng Thanh Nhàn (1997), Công nghiệp hoá hướng ngoại «sự thần kỳ» của các nước NIEs Châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hà Thị Ngọc Oanh (2006), Đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội. 20. Đặng Văn Phan (chủ biên), PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng (2000), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập, Nxb Giáo dục. 21. Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 22. Trương Thị Minh Sâm (chủ biên), Phương Ngọc Thanh, Lâm Quang Huyên, Lê Quốc Sử, Trần Văn Kiểm, Văn Minh Tâm (2000), Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Hồ chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội. 23. Văn Thái (2001), Địa lý kinh tế Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 24. Nguyễn Thanh (1997), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Bùi Tất Thắng (chủ biên) (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội. 26. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2000), Giáo trình địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục. 27. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Lê Thông (chủ biên), Đỗ Anh Dũng, Vũ Mai Huế, Nguyễn Thị Mai Phương (2006), Địa lí ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nxb Giáo dục. 29. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục. 30. Từ điển triết học (1975), NXB Tiến bộ, Maxcơva, tr.269 – 270. 31. Trung tâm khuyến nông và tư vấn phát triển công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 1 (9/2000), Bản tin khuyến công tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 32. Trung tâm xúc tiến đầu tư (2005), Bà Rịa – Vũng Tàu điểm hẹn đầu tư hấp dẫn. 33. Nguyễn Minh Tuệ (1995), Một số vấn đề Địa lí công nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo vụ giáo viên. 34. Nguyễn Minh Tuệ (2007), Kiến thức cơ bản Địa lí 10, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 35. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2000), Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn đến 2010, có xét đến 2020. 36. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2006), Bà Rịa – Vũng Tàu tiềm năng phát triển kinh tế và hội nhập, Nxb Hồng Đức. 37. Uỷ ban tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2005), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2010 và tầm nhìn đến 2020. 38. Viện chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Viện kinh tế học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1986), Xây dựng cơ cấu kinh tế trong thời kì quá độ ở nước ta, Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội. 40. Phan Huy Xu, Mai Phú Thanh (2006), Tìm hiểu địa lí kinh tế Việt Nam để giảng dạy trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 41. http:/ www.Bộ công nghiệp.gov.vn 42. http:/www. Bà Rịa – Vũng Tàu.gov.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến theo giá so sánh 1994 Đơn vị : Triệu đồng Danh mục 1993 1996 2000 2006 Tổng GTSX ngành công nghiệp chế biến 133.027 1.600.483 4.190.056 14.623.978 - CN chế biến NLSTP và đồ uống 112.823 820.923 888.649 4.083.071 - CN dệt may – da giày 4.956 109.001 192.901 643.500 - CN hóa chất, nhựa, cao su, plastic 2.192 25.179 1.912.851 5.563.582 - CN luyện kim và gia công kim loại - 517.094 1.044.617 3.687.725 - CN sản xuất vật liệu xây dựng - 13.566 55.830 553.125 - CN khác (in, tái chế, sửa chữa) 13.056 114.720 95.208 92.975 Nguồn: Xử lí số liệu Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 1994 - 2006 Phụ lục 2: Cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 1993 – 2006 theo giá hiện hành Đơn vị: % Phân theo ngành 1993 1996 2000 2002 2004 2005 2006 1993-2006 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Khai thác mỏ 95,4 85,2 84,2 75,03 73,4 76,1 70,8 - 24,6 Chế biến 2,9 10,9 6,9 9,5 7,5 8,8 12,1 + 9,2 Điện, nước, ga 1,68 3,9 8,9 15,5 19,1 15,1 17,0 + 15,32 Nguồn: Xử lí số liệu Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – VũngTàu 1993 - 2006 Phụ lục 3 : Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo giá hiện hành 1993 2000 2006 Danh mục Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Giá trị sản xuất công nghiệp. Trong đó: 9.115 100,0 57.977 100,0 189.919 100,0 Dầu khí 8.815 96,71 50.027 86,29 134.225 70,67 Công nghiệp khác 300 3,29 7.950 13.71 55.694 29,33 Nguồn: Xử lí số liệu Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm í993 - 2006 Phụ lục 4: Sản lượng sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu TT Sản phẩm Đơn vị tính 1993 2006 2007 1 Điện Triệu Kwh - 27.500 28.394 2 Dầu thô Triệu tấn 6.312 16.784 11.242 3 Đóng tàu cá mới Chiếc/cv 185/11.310 65 124 4 Khai thác đá xây dựng 100m3 250 1.650 1.001 5 May mặc xuất khẩu 1000sp 1500 6.521 6.197 6 Giầy da, giả da 1000 đôi 200 2.415 2.075.000 7 Sản xuất nước đá Tấn 233.601 1.850.000 86.040 8 Chế biến hải sản đông lạnh Tấn 3.012 79.520 47.300 9 Nước máy sản xuất 1000m3 7.223 41.000 - 10 Thức ăn gia súc Tấn 1.105 - - 11 Sản xuất nước mắm 1000 lít 6.138 15.000 - 12 Muối Tấn 44.956 59.325 - 13 Trang in các loại Triệu trang 73,65 - - 14 Phân bón 1000 tấn - 723 942,8 15 Khí đốt Triệu m3 - 5.370 6.119 16 Khí hoá lỏng Nghìn tấn - 349,2 407,8 17 Thép Nghìn tấn - 725 1.063,1 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu năm 1993 - 2007 Phụ lục 5: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 1996 – 2002 Đơn vị : % CN khai thác CN chế biến SX&PP điện, nước Vùng KTTĐ phía Nam 12,16 17,20 20,57 Đồng Nai 30,11 16,44 3,99 Bình Dương 15,36 36,36 94,52 Bà Rịa – Vũng Tàu 11,99 28,25 40,23 Tp. Hồ Chí Minh 2,48 14,23 12,40 Nguồn: Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế vùng KTTĐ phía Nam Phụ lục 6: Kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu so với các địa phương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (GDP, giá so sánh 1994) 2000 2005 Địa phương Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tổng toàn vùng 99.359,15 100,00 171.117,7 100,00 Bà Rịa – Vũng Tàu 22.337 22,48 40.185 23,48 Tp. Hồ Chí Minh 54.054,10 54,40 89.252,91 52,23 Bình Dương 3.946,72 3,97 8.007,5 4,69 Bình Phước 1.319,5 1,33 2.442,94 1,43 Đồng Nai 9.823,6 3,89 17.939,7 4,81 Tây Ninh 3.113,6 3,14 5.864,65 3,19 Nguồn: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Phụ lục 7: Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp theo đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 theo giá so sánh 1994 Đơn vị hành chính 2000 2006 2010 2015 2020 Tổng số: (Triệu đồng) 869.000 2.132.000 8.221.190 38.236.985 204.747.181 1. Thành phố Vũng Tàu 270.000 550.000 1.369.500 3.410.055 8.491.037 2. Thị xã Bà Rịa 127.000 287.000 955.710 3.182.514 10.597.772 3. Huyện Tân Thành 147.000 564.000 3.491.160 21.610.280 133.767.633 4. Huyện Châu Đức 35.000 83.000 250.660 756.993 2.286.119 5. Huyện Xuyên Mộc 38.000 168.000 1.076.880 6.902.881 44.247.467 6. Huyện Côn Đảo 12.000 26.000 67.600 175.765 456.976 7. Huyện Long Điền 176.000 344.000 780.880 1.722.598 3.910.297 8. Huyện Đất Đỏ 64.000 110.000 228.800 475.094 989.880 Nguồn: Xử lí số liệu Niên giám Thống kê năm 2000 - 2006 Phụ lục 8: Tốc độ tăng trưởng GDP (có tính dầu khí) của Bà Rịa –Vũng Tàu so với cả nước Đơn vị: % Giai đoạn 1993-1995 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2001-2005 Danh mục Cả nước Bà Rịa - Vũng Tàu Cả nước Bà Rịa - Vũng Tàu Cả nước Bà Rịa - Vũng Tàu Tăng trưởng GDP 8,2 16,53 6,94 15,7 8,5 12,8 Công nghiệp, xây dựng 12,7 22,27 10,6 16,4 10,2 12,8 Nông – lâm – ngư nghiệp 4,4 16,27 4,3 8,1 3,8 10,5 Dịch vụ 8,8 24,34 5,75 14,7 6,96 11,2 Nguồn: - Báo cáo Quy hoạch tổng thể KT – XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2001-2010 - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_dich_co_cau_kinh_te_cong_nghiep_tinh_ba_ria_vung_tau_2548.pdf
Luận văn liên quan