1.Thực tiễn CDCCKT nông nghiệp trên thế giới, ở Việt Nam đều cho thấy đó là xu hướng
tất yếu, nhằm ổn định đời sống xã hội, tạo nguồn tích lũy ban đầu cho CNH-HĐH.
2.Kiên Giang là một tỉnh nông nghiệp, ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ trọng lớn, có trên
60% dân số sống ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu nông-lâm-thủy sản không chỉ có ý nghĩa
bản thân ngành mà còn ý nghĩa to lớn đối với sự chuyển dịch toàn bộ nền kinh tế của tỉnh,
với quá trình thực hiện CNH-HĐH.
3.Nhìn lại trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có những chuyển biến tích cực
theo hướng tăng ngành chăn nuôi từ 9,0% năm 2000 lên 11,7% năm 2009, ngành trồng trọt
chiếm tỷ trọng cao, tốc độ chậm, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính,
phát triển những loại cây con có giá tri kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương, gắn
sản xuất nông-lâm-thủy sản với chăn nuôi và công nghiệp chế biến.
4.Chuyển đổi nền kinh tế từ một nền nông nghiệp có thu nhập thấp, nhiều rũi ro hướng tới
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có thu nhập cao hơn, phát triển ổn định bền vững hơn.
5.Kiên giang đã phát huy được những lợi thế so sánh của tỉnh nhà, phát huy tính tích cực,
tinh thần sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên cơ cấu kinh tế nông-lâm-thủy sản chuyển dịch chậm so với tiềm năng thế mạnh
của tỉnh, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất thủy sản chuyển dịch chậm, cơ cấu
các sản phẩm chưa theo sát yêu cầu của thị trường; trong trồng trọt lúa vẫn là cây trồng
chính; diện tích rau màu, cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao tăng chậm. Qui mô sản xuất
trồng trọt nhỏ, manh mún, phân tán, thiếu tính bền vững. Trình độ sản xuất vẫn lạc hậu;
năng suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao; sản phẩm chủ yếu
tiêu thụ tại địa phương. Sản xuất chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi hộ gia đình, chỉ có một
số ít chăn nuôi qui mô lớn.
Nuôi trồng chủ yếu vẫn là phương thức QC và QCCT; diện tích nuôi tôm canh tác thấp, thị
trường đầu ra không ổn định.
Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ dân trí thấp, trình độ tay nghề chưa cao, khả
năng tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế; chưa phát huy sức mạnh kinh tế tập thể, sự liên
kết giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, giữa 4 nhà( nhà nông, nhà khoa học,
nhà doanh nghiệp, nhà nước)
134 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giống cho chất lượng gạo
đặc sản OM 5954; nhóm giống hạt dài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu OM 5451,OM 5472, OM
6974.và các loại giống khác thích hợp với từng tiểu vùng, phát triển trồng các loại lúa đặc
sản, lúa thơm, nếpđể đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả,(năm 2020) thu nhập 50 triệu
đồng/ha/năm.
- Tập trung chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi năng suất chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
- Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn có hiệu quả hơn.
Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo vùng
◊ Vùng tứ giác Long Xuyên: Do chủ yếu là đất cát, đất phù sa bị nhiễm mặn, phèn nhẹ:
trồng lúa 2 vụ đông xuân-hè thu kết hợp mô hình tôm –lúa; khu vực đất cao trồng cây công
nghiệp( khóm, mía)
◊ Vùng Tây sông Hậu: Bồn trũng, ngập lũ, đất phù sa do Sông Hậu bồi đắp, nước ngọt
quanh năm: đất có thể khai thác trồng 3 vụ lúa/năm: lúa mùa, lúa Đông Xuân, lúa Hè Thu
kết hợp trồng cây hoa màu( rau, đậu, cây ăn quả ), xen canh nuôi tôm-cá nước ngọt; một
phần đất nhiễm mặn vào mùa khô, ngoài 2 vụ lúa có thể trồng khóm, mía, đất nhiễm mặn
trồng tràm, bạch đàn, tràm gió.
◊ Vùng U Minh Thượng: Địa hình bồn trũng, cao trung bình 0,2-0,4m so mực nước biển và
khu vực đầm lầy nội địa U Minh Thượng , có thể cải tạo đất trồng 2 vụ lúa so với 1 vụ
trước đây, kết hợp nuôi tôm theo hình thức QC+QCCT, CN-BCN; tiếp tục đầu tư phát triển,
bảo vệ rừng tràm, cũng như bảo vệ tính đa dạng các loài động vật dưới tán tràm như: chim,
cá, rắn, các loài bò sát khác
◊ Vùng đảo và hải đảo: Ngoài diện tích rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc được bảo vệ,
quản lý, nhân dân tiếp tục trồng rừng đảm bảo môi trường sinh thái; tiếp tục phát huy thế
- 93 -
mạnh về khí hậu, đất duy trì phát triển diện tích tiêu, điều,đánh bắt, nuôi trồng thủy sản (
nuôi trai lấy ngọc, giữ vững thương hiệu nước mắm.)
◊ Sản lượng lương thực đạt 3,2 triệu tấn/ năm, tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy áp
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa hàng hóa theo hướng nâng cao chất lượng, giảm
giá thành, tăng nhanh hiệu quả sản xuất và kinh doanh lúa gạo.
- Vận động nông dân triển khai thực hiện mô hình sản xuất đa canh các loại cây màu, thực
hiện xen canh lúa-màu, hoặc lúa tômlà các mô hình sản xuất đã thu được hiệu quả kinh tế
cao.
◊ Mô hình thâm canh lúa theo hướng 3 giảm-3 tăng; mô hình liên kết trong sản xuất lúa, mô
hình sản xuất lúa trên diện tích nuôi tôm sú (lúa-tôm), mô hình về trồng rau an toàn, trồng
rau trong nhà lưới, sử dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất rau xanh; mô hình trồng
nấm rơm, nấm mỡ, nấm bào ngư và bước đầu trồng thử nấm linh chi; mô hình thâm canh cây
ăn trái bằng kỹ thuật mới, nhằm tăng hiệu quả và tăng chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm.; mô hình sản xuất lúa vụ Hè Thu theo hướng GAP, hạn chế tối đa
việc sử dụng thuốc BVTV, sản xuất lúa theo hướng GAP(canh tác nông nghiệp tốt) giảm
chi phí, giảm giá thành hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao thu nhập cho bà con nông
dân.
- Ổn định diện tích đất lâm nghiệp 110.800 ha, đẩy mạnh trồng cây phân tán đạt độ
che phủ 20% diện tích đất tự nhiên.
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi:
Phát triển chăn nuôi, đây là ngành có lợi thế của tỉnh. mục tiêu phát triển ngành
chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp quy mô vừa và lớn có năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao; bảo đảm vệ sinh an toàn thú y, môi trường và
an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời đưa tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp từ
9% năm 2006 lên 15% vào năm 2010 và trên 30% vào năm 2020. Giai đoạn 2011-2020: đàn
heo đạt 800 triệu con, sản lượng thịt đạt 90 ngàn tấn, phương thức nuôi tập trung, công
nghiệp đạt 50% so với tổng đàn; đàn gia cầm đạt 8 triệu con (4 triệu con gà, 4 triệu con vịt)
sản lượng thịt đạt 20 ngàn tấn; sản lượng trứng 400 triệu quả, tỷ trọng chăn nuôi tập trung,
công nghiệp đạt 30% với gà và 70% với vịt; giá trị sản xuất chăn nuôi đến 2020 đạt 4.048 tỷ
đồng (giá hiện hành).
Do đó, cần tập trung phát triển đàn bò và lợn, chú ý phát triển bò lai hướng thịt, lợn
lai hướng nạc để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước với chất lượng cao. Hướng
dẫn cho dân tổ chức nuôi tập trung ở các trang trại và cần hướng dẫn cho nông dân tuyển
chọn nguồn thức ăn, chuồng trại, thú y. Ngoài ra cần quan tâm đến chăn nuôi gia cầm, nhất
- 94 -
là gà, vịt. Quan tâm đến việc chọn giống tốt, hình thức chăn nuôi phù hợp (gia đình, trang trại),
thức ăn và công tác thú y.
* Cơ cấu giá trị thủy sản
+ Tăng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt từ 140.800ha, trong đó nuôi tôm 88.500ha. Mở
rộng diện tích nuôi tôm theo hướng thâm canh, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp,
nuôi tôm kết hợp với trồng lúa. Phát triển các hình thức nuôi cá đồng, nghêu, sò, cua, hến
biển, cá lồng bè, cá tra, cá cảnh biển. Diện tích nuôi cá 32.342 ha ( nuôi ao 6.840 ha, nuôi
đồng ruộng 25.502 ha )
- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các thủy sản nước mặn, lợ, ngọt.
Năm 2015 diện tích nuôi trồng đạt 188.200 ha, sản lượng 132.975 tấn, trong đó nuôi tôm
150.000 ha, sản lượng 89.000 tấn.
- Dựa vào điều kiện tự nhiên và đặc điểm của từng vùng sinh thái, tỉnh đã đưa ra định hướng
xây dựng 4 vùng sinh thái nuôi trồng thuỷ sản.
+ Vùng U Minh Thượng với điều kiện tự nhiên độc đáo, có thể phát triển nuôi trồng thuỷ
sản đa dạng về chủng loại: nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Mô hình xen canh tôm lúa hiện
đạt diện tích 65.000ha, cho sản lượng bình quân 20.000 tấn/năm. Mô hình nuôi sò huyết bãi
bồi ven biển đạt diện tích 3.500ha, sản lượng bình quân 6.000 tấn. Mô hình nuôi cua biển
(chuyên canh và kết hợp thả nuôi trong ruộng tôm) đạt diện tích 2.000ha.
+ Vùng Tứ giác Long Xuyên có thế mạnh về nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, diện tích
thả nuôi hiện đạt 1.500ha, cho sản lượng hàng năm khoảng 10.000 tấn.
+ Vùng Tây Sông Hậu có thế mạnh phát triển nuôi các loài thuỷ sản nuớc ngọt với đối
tượng nuôi đa dạng như: cá tra, cá lóc, rô đồng, tôm càng xanh...
+ Vùng biển và hải đảo đặc biệt thích hợp với mô hình nuôi lồng bè, hiện tập trung phần lớn
tại hai huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc và một số xã đảo thuộc huyện Kiên Lương và thị xã
Hà Tiên.
- Xây dựng được vùng nuôi thuỷ sản tập trung gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức tốt hệ thống thu mua nguyên liệu bằng cách chủ động, tích cực thành lập các mô
hình liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người sản xuất
bằng nhiều hình thức và bước đi phù hợp. Không mua các loại sản phẩm thuỷ sản có chứa
dư lượng hoá chất vượt mức cho phép và chứa tạp chất để giữ uy tín cho ngành thuỷ sản
Kiên Giang nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
- 95 -
- Các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản cần gắn bó trực tiếp với người sản xuất để
có thể mua tận gốc, bán tận ngọn. Mặt khác, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thêm
thị trường, giảm áp lực ép giá đối với người sản xuất. Để chấm dứt tình trạng các phương
tiện khai thác bán nguyên liệu ra ngoài tỉnh.
- Trong thời gian tới cần tập trung đầu tư sản xuất giống các loài thuỷ sản nuôi chủ lực của
tỉnh, đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ. Tỉnh sẽ hoàn chỉnh các vùng quy hoạch nuôi tập
trung cho tôm thâm canh, bán thâm canh, tôm càng xanh... Quan trọng nhất là phải làm thế
nào đó để gắn người sản xuất với doanh nghiệp, gắn nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản với chế
biến và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Sản xuất lâm nghiệp
Triển khai kế hoạch trồng rừng tập trung ở các dự án lâm nghiệp, đặc biệt là rừng phòng
hộ ven biển gắn với dự án củng cố, nâng cấp đê biển; trồng cây phân tán và khuyến khích trồng
rừng trong nhân dân. Năm 2015, trồng mới rừng tập trung 350 ha, chăm sóc rừng trồng 723 ha,
khoanh nuôi tái sinh 2.500ha, giao khoán bảo vệ rừng 14.000ha,. Triển khai đề án cho thuê môi
trường rừng Quần đảo Nam An Thới và đề án liên kết với nhà đầu tư trong quản lý bảo vệ rừng
kết hợp với du lịch sinh thái.
Tăng cường công tác bảo vệ rừng. Trước mắt, hoàn thành công tác đóng cột móc ranh giới ở ác
ban quản lý rừng, từng bước lập đai rừng ranh giới với đất của hộ dân ở các dự án rừng Phú
Quốc, rừng vùng đồi núi.
* Dịch vụ nông nghiệp
Cần được đẩy mạnh, tăng tỷ trọng dịch vụ từ 6,3%(2005)lên 9,5%(2020) góp phần đẩy
nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, tăng diện tích tưới tiêu nước, cày bừa máy, đẩy mạnh các
loại hình dịch vụ nông nghiệp về giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi, thú y, chuyển giao khoa
học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm.
3.2.2. Chuyển dịch theo lãnh thổ
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông –lâm-thủy sản luôn hướng vào hai mục
tiêu: sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước nhằm thỏa mãn nhu cầu CNH(nguyên liệu) và
đô thị hóa(tiêu dùng lương thực, thực phẩm) và phục vụ xuất khẩu nhằm tích lũy và thu hút
vốn đầu tư nước ngoài.
Quy hoạch phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu
Năm 2020, Tổ chức công bố quy hoạch phát triển nông nghiệp-nông thôn; quy
hoạch hệ thống sản xuất giống thủy sản mặn, ngọt, lợ; quy hoạch nuôi trồng thủy sản ven
biển, ven đảo; quy hoạch cấp nước và VSMTNT và một số quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm
- 96 -
chủ yếu. Bổ sung, điều chỉnh và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án: lúa xuất khẩu,
vùng nguyên liệu mía, khóm gắn với chế biến, tiêu thụ; vùng nuôi tôm công nghiệp và nuôi
trồng tôm-lúa; đề án phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung và hoàn thiện
hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm gắn với chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trình phê duyệt và xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống thủy sản tập trung ở Phú
Quốc và một số cơ sở giống trong đất liền.
Sản xuất tôm càng xanh: Nuôi tôm càng xanh luân canh với vụ lúa đông xuân là mô
hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phá thế độc canh cây lúa, tăng lợi nhuận trên cùng đơn vị
diện tích, hiện nay với nhu cầu lớn của thị trường trong và ngoài nước thì tôm càng xanh sẽ
có cơ hội thuận lợi để phát triển với quy mô lớn trong thời gian tới. Trong định hướng phát
triển nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2020, Kiên Giang sẽ xây dựng 5 vùng nuôi
thủy sản, trong đó quy hoạch vùng nuôi tôm càng xanh tại hai huyện Giồng Riềng và Gò
Quao, do địa hình ở những nơi đây trũng và chịu ảnh hưởng lớn bởi lượng nước lũ đổ về
hằng năm nên ngập sâu từ tháng 7 đến tháng 11, với hệ thống thủy lợi cơ bản hoàn chỉnh,
địa bàn có nhiều kênh rạch chằng chịt, có dòng Cái Lớn, Cái Bé bao quanh tạo điều kiện
thuận lợi cho nông dân phát triển mô hình nuôi thủy sản. Nếu sản xuất vụ lúa hè thu thì
hiệu quả không cao. Nhưng yếu tố lý hóa vùng này lại rất phù hợp loài thủy sản này, vì vậy
quy hoạch vùng này thành vùng nuôi tôm càng xanh là hợp lý nhất. Từ hiệu quả bước đầu,
huyện Giồng Riềng và Gò Quao đã xây dựng đề án phát triển nuôi tôm càng xanh tập trung
giai đoạn từ nay đến năm 2020. Theo đó, Giồng Riềng sẽ phát triển diện tích lên đến 630 ha,
Gò Quao thì khiêm tốn hơn với khoảng 80 ha. Tuy nhiên, để mô hình sản xuất này vừa
mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa căn cơ, bền vững, trước mắt hai địa phương này cần tháo
gỡ các khó khăn. Trong đó cốt lõi vẫn là việc đầu tư kiến thiết cơ sở hạ tầng vùng quy
hoạch, kiên cố hóa hệ thống bờ bao và thủy lợi nội đồng phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất.
Mặt khác ngoài việc tìm hợp đồng bao tiêu sản phẩm, người nuôi tôm cũng rất cần được
tiếp cận nhanh các nguồn vốn vay ưu đãi vì nuôi tôm đòi hỏi vốn đầu tư rất cao. Theo đó,
tỉnh sẽ gấp rút hoàn chỉnh các quy hoạch, dự án; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi,
vùng sản xuất giống thủy sản tập trung; tổ chức tập huấn kỹ thuật có trọng tâm, trọng điểm,
tiếp tục xây dựng các điểm trình diễn giới thiệu quy trình, kỹ thuật tiên tiến; phối hợp ngành
ngân hàng giải quyết cơ chế, chính sách cho nông dân vay vốn; nâng cao công tác tiếp thị
sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ...
Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thủy sản và ngành nghề
nông thôn.
- 97 -
+ Đối với công nghiệp chế biến, phải chú trọng vừa nâng cấp mở rộng một số cơ sở
hiện đại, với công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng thị trường đối với
các sản phẩm từ nông - lâm - thủy sản. Các cơ sở chế biến sản phẩm gắn liền với vùng
nguyên liệu, công nghệ phù hợp với nhu cầu thị trường và tập quán của ngưởi dân.
+ Ngành nghề nông thôn: khai thác mọi nguồn lực để phát triển ngành nghề nông
thôn, nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, giải quyết việc làm
cho người lao động. Trước hết là phát triển mạnh các ngành nghề có nhiều tiềm năng lợi thế
nhằm thu hút nhanh và nhiều lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân.
Các nhóm nghề nông thôn có lợi thế phát triển:
- Chế biến nông sản ( chế biến bảo quản lương thực, tiêu, ). Đầu tư xây dựng hệ
thống công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn với nhiều mức chế biến từ nông đến sâu,
nhằm tận dụng nguyên liệu nông - lâm - thủy sản, phụ phẩm, phế phẩm, thu hút lao động
nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm đồng thời giải quyết được bộ
phận lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
- Chế biến gỗ lâm sản và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nông thôn, sản
xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ (mây, tre, nứa, sò, ). Đồng thời khôi phục các làng
nghề truyền thống và phát triển nhanh các ngành nghề mới theo xu hướng phát huy thế mạnh
của tỉnh, tạo sản phẩm có nội dung văn hóa cao, gắn với hoạt động kinh doanh du lịch sinh
thái, du lịch văn hóa ở các khu du lịch, làng nghề truyền thống.
3.2.3 Chuyển dịch theo thành phần kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh cần gắn cần gắn với việc tăng vai trò của
các thành phần kinh tế. Khuyến khích mạnh mẽ kinh tế hộ và kinh tế trang trại, coi hộ gia
đình là một đơn vị kinh tế tự chủ trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Kinh tế
trang trại được khuyến khích phát triển nhằm tăng cường vai trò của nhóm hộ nông dân
trong khuôn khổ của những thay đổi về tính chất hợp tác xã nông nghiệp cho phù hợp với
tình hình mới của nền kinh tế thị trường.
Khu vực kinh tế nhà nước cần tập trung vào sản xuất và cung ứng các loại giống
cây trồng, vật nuôi, thủy sản; nghiên cứu và ứng dụng, đổi mới kĩ thuật, công nghệ sản
xuất, canh tác nông nghiệp.
3.3. Hệ thống các giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh
Kiên Giang hiệu quả hơn trong thời gian tới.
3.3.1. Tổ chức, phân bố sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện,
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến:
- 98 -
Cùng với mục tiêu CDCCKT nông nghiệp của cả nước hướng đến đảm bảo an ninh
lương thực, thực hiện nền nông nghiệp phát triển đa dạng và bền vững, phát huy lợi thế so
sánh của tỉnh, Kiên Giang cần đổi mới công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng
xây dựng các vùng sản xuất nông- công nghiệp sản xuất hàng hóa, gắn quy hoạch sản xuất
với công nghiệp chế biến và phân phối lưu thông; đa dạng hóa cây con và sản xuất kinh
doanh tổng hợp cùng với việc xây dựng các vùng chuyên canh lớn nhanh chóng thích nghi
với thị trường trong nước và quốc tế.
Việc quy hoạch phải phù hợp với mục tiêu và nội dung của quá trình công nghiệp
hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, tập trung cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Công tác quy hoạch cần phải được đặt biệt quan tâm và được đặt trong tổng thể quy hoạch
và định hướng phát triển chung của tỉnh, của cả nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thị trường; đồng thời phải căn cứ vào
lợi thế kinh tế và lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Do đó,việc quy hoạch phát triển nông nghiệp trước hết phải dựa vào nhu cầu của thị
trường, lợi thế kinh tế và hiệu quả của thời điểm đó mang lại cho nông dân. Chính vì thế mà
việc quy hoạch phát triển nông nghiệp trong thời gian tới cũng cần đổi mới theo hướng quy
hoạch “mềm” thay đổi theo không gian và thời gian; có nghĩa là trên cơ sở quy hoạch mà
lập kế hoạch sản xuất 5 năm, từng năm, từng vụ chuyển biến nhanh chóng theo nhu cầu của
thị trường. Trong vùng quy hoạch cây trồng nông dân có thể thực hiện các mô hình luân
canh ( thí dụ với lúa như: mô hình lúa-bắp, lúa-màu), hay các mô hình sản xuất kinh doanh
tổng hợp, gắn với chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ.
Trong quy hoạch phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tránh tư tưởng
cứng nhắc là phải cứ chuyển dịch cây lúa sang cây trồng khác mới đạt yêu cầu của sự
chuyển dịch, mà phải trên cơ sở cây nào đang có nhu cầu của thị trường và có hiệu quả cao
cho người nông dân thì khuyến khích trồng cây ấy, tức là “quy hoạch phát triển và chuyển
dịch theo cái mà thị trường cần”, nhất là phần lớn cây trồng của tỉnh là cây ngắn ngày. Do
vậy công tác thông tin và dự báo thị trường là rất cần thiết. Đồng thời, cần phải quản lý, cập
nhật thông tin và phải kịp thời điều chỉnh quy hoạch gắn với kế hoạch sản xuất một cách
nhạy bén với chuyển biến của thị trường trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở tiềm năng thuận lợi của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội, cùng với lợi thế so sánh về sử dụng tài nguyên trong khu vực, trong thời gian tới tỉnh
đã tập trung vào việc quy hoạch lại các vùng sản xuất đã nêu trên.
- 99 -
3.3.2. Chú trọng đến phát triển công nghiệp chế biến nông sản
Phát triển mạnh việc chế biến nông sản gắn với việc các vùng nguyên liệu, nhà sản
xuất sẽ yên tâm hơn về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất do có thể lựa chọn nguyên liệu sản
xuất. Ở địa phương với giá hạ, chất lượng cao, nhu vậy một mặt vừa khai thác được lợi thế
so sánh trên trong sản xuất hàng nông sản thô/sơ chế, vừa đảm bảo lợi ích cho người nông
dân. Chính vì những lợi ích đó mà phát triển mạnh chế biến nông sản phải được quan tâm,
tuy nhiên cần chú ý một số điều sau:
+ Tiếp cận ngay với chế biến nông sản tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có sức cạnh tranh,
đạt tiêu chuẩn yêu cầu vệ sinh và an toàn thực phẩm.
+ Trong khi sức ép lao động còn rất lớn ở nông thôn vì thế công nghiệp chế biến nông sản
nên ưu tiên công nghệ sử dụng nhiều lao động.
+ Cần có cơ chế liên kết về lợi ích giữa nhà máy chế biến với nông dân sản xuất nguyên
liệu.
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Kiên Giang được xem là ngành kinh tế mũi
nhọn hiện nay và sắp tới, để đáp ứng nhu cầu chế biến đến 2015-2020 cần nâng cấp và xây
dựng hoàn chỉnh khu công nghiệp chế biến tập trung tại cảng cá Tắc Cậu - cảng cá có quy
mô lớn nhất nước. Sẽ hoàn thành giai đoạn II. Bên cạnh đó yêu cầu đầu tư mới nhà máy
đóng hộp cá, nhà máy chế biến bột cá...từ các phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản.
Phát triển chế biến nông sản: công nghiệp chế biến rau quả là ngành có triển vọng
phát triển nhanh để đẩy mạnh việc CDCCKT nông nghiệp ( tỉnh có 720 cơ sở xay xát, một
nhà máy chế biến đường, một nhà máy chế biến khóm với hai dây chuyền sản xuất; mỗi
năm sản xuất được 1,9 triệu tấn gạo; 13-15 nghìn tấn đường, 5 nghìn tấn nước khóm cô đặc,
hai nghìn tấn khóm hộp; đáp ứng 70% sản lượng hàng nông sản của người dân ). Bên cạnh
đó phát triển ngành chế biến thịt, sữa nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và phục vụ xuất
khẩu.
3.3.3.Thực hiện phù hợp một số chính sách liên quan trực tiếp đến CDCCKT nông
nghiệp trong thời gian tới
♦ Chính sách đất đai: chính sách đất đai: đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để sử dụng nguồn lực đất đai
một cách hiệu quả nhất, nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của vùng cụ thể bố trí cơ cấu
cây trồng đạt hiệu quả tối đa trên một đơn vị diện tích. Để đạt được điều đó cần:
+ Tiến hành rà soát diện tích nông nghiệp ( diện tích đang sử dụng không hiệu quả
hoặc hiệu quả thấp để có phương hướng chuyển đổi cây trồng kịp thời. Trước mắt là rà soát
những diện tích đất trồng lúa cho năng suất bấp bênh ở một số địa phương trong tỉnh đồng
- 100 -
thời có kế hoạch chuyển sang các loại cây trồng con nuôi; đối với diện tích cây công nghiệp
đã được quy hoạch , tỉnh cần đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng đã quy hoạch.
+ Đất nông nghiệp hiện nay quá manh mún điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến bố
trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp hàng hóa gây lãng phí trong tổ chức sản xuất của hộ gia
đình. Vì vậy, cần tiến hành công tác đổi điền dồn thửa một cách toàn diện, đồng thời triển
khai dự án đến người dân hiểu rõ hơn lợi ích của việc dồn đổi ruộng đất.
♦ Chính sách khoa học công nghệ: khoa học công nghệ có vai trò quan trọng, được coi là
khâu đột phá để thúc đẩy phát triển, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa, vì vậy tỉnh cần quan tâm:
- Đầu tư thỏa đáng cho nghiên cứu khoa học công nghệ, đầu tư đồng bộ cho các cơ
sở nghiên cứu, tuyển chọn và lai tạo giống cây con cho phù hợp từng vùng sinh thái nhằm
cung cấp cho nông dân giống cây con có chất lượng để sản xuất ra những sản phẩm chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư nghiên cứu công tác chuyển giao công nghệ sau thu hoạch với các cấp độ
quy mô khác nhau cho người dân trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhằm giảm thiểu
rủi ro nông sản bị hư hỏng , nâng cao chất lượng nông sản,
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư để đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất như: tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất các
loại cây con phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuyên truyền phổ biến kỹ
thuật canh tác mới như sử dụng phân bón sinh học, cách bón hợp lý cho cây trồng, tập huấn
cho người dân về các phương thức quản lý dịch hại tổng hợp IPM, GAP
- Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp quy mô diện rộng trên vùng lúa chất lượng
cao xuất khẩu.
- Củng cố mạng lưới khuyến nông trong huyện, tổ kỹ thuật đến với người dân đảm
bảo cho chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thực hiện tiến độ nhanh và
kết quả tốt.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ tiên tiến trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu nâng cao giá trị sản lượng và ưu thế
cạnh tranh trên thị trường cần tập trung giải quyết một số vấn đề.
- Tuyển chọn giống cây trồng vật nuôi tốt từ nguồn Gen sẵn có của nước ta,
nghiên cứu cải tạo để có những giống tốt. Đồng thời nhập những giống cây trồng,
vật nuôi tốt của khu vực và của các nước tiên tiến để tạo ra bộ giống phù hợp với
- 101 -
điều kiện khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương.
- Tập trung nghiên cứu sử dụng ưu thế lai của giống để nông nghiệp được áp dụng
phần lớn các giống đã có ưu thế lai. Hướng chủ yếu tập trung vào các giống lúa, ngô, rau,
quả, lợn, gà, cá nuôi, tôm. Đây là hướng đột phá để nâng cao năng suất và chất lượng nông
sản phù hợp với yêu cầu thị trường ngày càng cao trong nước và trên thế giới. Cụ thể như
sau:
- Nghiên cứu ứng dụng TBKT về giống trong sản xuất, chú trọng giống có phẩm chất
và năng suất cao, tập trung giống lúa, tôm, mía, thủy sản nuôi lồng bè trên biển; riêng với
giống lúa, cần chú trọng thêm các giống có năng suất, chống chịu tốt hạn mặn cho vùng U
Minh Thượng, vùng nhiễm mặn ven biển, vùng nuôi trồng tôm lúa, vùng đất mới khai
hoang để nâng độ đồng đều về năng suất giữa các vùng. Tổng kết các mô hình trồng lúa lai
và thử nghiệm đưa các giống lúa lai chịu mặn vào sản xuất đại trà vùng nuôi trồng tôm-lúa.
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật, gắn
với việc xây dựng và nhân các mô hình ứng dụng khoa học-công nghệ hiệu quả trong sản
xuất. Trước mắt, ứng dụng rộng rãi quy trình 3 giảm-3 tăng, quy trình quản lý dịch hại tổng
hợp trong canh tác lúa; quy trình nuôi trồng tôm-lúa bền vững; quy trình thâm canh tôm
nuôi công nghiệp; quy trình luân canh, nuôi trồng xen rau màu, thủy sản hoặc áp dụng đồng
bộ các giải pháp, TBKT trong từng lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sạch đối với nông thủy sản phục
vụ chế biến xuất khẩu và có nhu cầu tiêu dùng lớn trên thị trường. Xây dựng mô hình sản
xuất theo tiêu chuẩn GAP các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để nhân
rộng những năm tiếp sau.
- Tăng cường huấn luyện, phổ cập kỹ thuật cho nông ngư dân, giúp người dân tiếp
nhận và áp dụng TBKT mới trong sản xuất hiệu quả.
Dự kiến bố trí vốn ngân sách đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển
giao KH-CN năm 2015-2020 tăng gấp 4 lần so với năm 2010.
♦ Thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất; xây dựng, phát
triển nông thôn.
- Khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang
bị máy móc, thiết bị đẩy mạnh cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa sản xuất. Tổ chức thực
hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích hỗ
trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa bờ; chính
sách của tỉnh về khuyến khích phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh
- 102 -
Kiên Giang đến năm 2015 .Thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất do
thiên tai, dịch bệnh.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển nhanh kinh tế hợp tác và hợp tác xã, nhất là trong
lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản, nâng tỷ lệ hộ dân tham gia các tổ chức kinh tế hợp
tác lên 40%.
- Phối hợp thực hiện Chương trình 134, 135; triển khai chương trình “mỗi làng mỗi
nghề” kết hợp “bảo tồn và phát triển làng nghề”, tạo việc làm mới, nâng cao chất lượng sản
phẩm làng nghề.
♦ Chính sách đào tạo: Nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH công tác đào tạo có ý nghĩa
quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
nói riêng. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa nông nghiệp nhằm thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần chú ý hai vấn đề:
- Tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nhanh chóng chuyển giao và áp dụng
những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Tăng cường trang thiết bị cho người dân: thời gian qua cho thấy rằng người sản xuất nông
nghiệp trong cơ chế thị trường cần được trang bị kiến thức, người dân được đào tạo sẽ nắm
bắt thông tin thị trường, xử lý thông tin khi đưa ra quyết định đầu tư, chọn giống cây con
cho phù hợp, biết cách phòng trừ dịch hại,biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật giảm thiểu rủi ro,
sản phẩm làm ra không lo không bán được sản phẩm từ đó thu nhập của bản thân và gia
đình được nâng lên.
Thực hiện chính sách nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nhằm
phát huy và sử dụng nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao của tỉnh bằng con đường CNH-
HĐH. Cần tăng ngân sách cho đầu tư và mở rộng nghề, tích cực huy động vốn đầu tư ngoài
ngân sách, lập quỹ tín dụng đào tạo nguồn lao động nông nghiệp, củng cố và tập trung đầu
tư nâng cấp hệ thống các trường dạy nghề; truyền đạt kĩ thuật nông nghiệp cho các đối
tượng lao động trẻ, phù hợp với thực tế sản xuất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học,
phổ biến tri thức khoa học kĩ thuật đến người lao động.
3.3.4. Đầu từ cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ ở từng địa phương . Sở
Nông nghiệp&PTNT cùng các địa phương tham mưu UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ đầu
tư theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
- Tiếp tục đầu tư phát triển thủy lợi theo hướng đa mục tiêu vừa phục vụ sản xuất,
vừa đảm bảo an sinh xã hội, kết hợp đầu tư thực hiện các dự án cấp nước nông thôn, các dự
án di dân vùng kinh tế mới, các dự án chương trình 134, 135 ... Nâng cấp hệ thống đê biển
- 103 -
đảm bảo phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Nâng cấp và xây dựng hồ chứa nước trên các đảo phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh.
- Phát triển hạ tầng cơ sở thủy sản, nhất là các cơ sở sản xuất giống, hệ thống cảng
cá, bến cá và khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền, kết hợp quy hoạch xây dựng các cơ
sở chế biến thủy sản.
Năm 2015, kế hoạch vốn đầu tư bằng các nguồn vốn 305.000 triệu đồng, dự kiến bố
trí đầu tư cho: thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản 218.800 triệu
đồng; cơ sở hạ tầng nghể cá 11.000 triệu đồng; chương trình giống cây trồng, vật nuôi, thủy
sản và các dự án bảo tồn biển, di dãn dân và bố trí dân cư 11.200 triệu đồng; phát triển lâm
nghiệp và PCCC rừng 14.000 triệu đồng; nâng cấp hệ thống đê biển 20.000 triệu đồng; cấp
nước nông thôn 15.000 triệu đồng và nâng cấp hồ chứa nước trên đảo 15.000 triệu đồng.
Phân cấp cho các huyện quản lý thực hiện nguồn vốn thủy lợi phí 128,7 tỷ đồng.
3.3.5. Công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động sản xuất
kinh doanh
- Tiếp tục thực hiện chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, chương trình
giám sát dư lượng các chất độc hại trong nông thủy sản. Tăng cường công tác kiểm tra an
toàn vệ sinh tàu cá, các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến nông thủy sản và các bến, cảng cá.
Tổ chức cấp chứng nhận hàng thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Thực
hiện kiểm soát vệ sinh an toàn trong vùng thu hoạch nhuyển thể 02 mảnh vỏ.
- Hướng dẫn đăng ký nguồn gốc xuất xứ; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tiến tới xây
dựng thương hiệu một số nông thủy sản đặc thù của địa phương.
-Tổ chức đăng ký, đăng kiểm tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi,
thuốc thú y
- Duy trì thanh tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở sản xuất,
kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thủy sản.
3.3.6. Công tác xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích thương mại tư nhân cùng HTX tạo thành
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm chủ yếu và là đối tác ký kết hợp đồng với doanh nghiệp trong
việc tiêu thụ nông, thủy sản, cung ứng vật tư nông nghiệp và hàng hóa tiêu dùng trên địa
bàn nông thôn.
- Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường giúp doanh nghiệp, người dân
định hướng đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ nông thủy sản.
- 104 -
- Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác liên kết vùng kinh tế trọng điểm
ĐBSCL. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hợp tác với các tỉnh thành khu vực và
cả nước. Thực hiện thỏa thuận hợp tác với các tỉnh giáp biên giới Campuchia về sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Xúc tiến chương trình hợp tác với Hàn Quốc về chế biến,
tiêu thụ thủy sản, trước mắt là chế biến tiêu thụ cá nóc; hợp tác với Campuchia và một số
nước khu vực về đánh bắt thủy sản vùng biển giáp ranh; với Campuchia về đầu tư sản xuất,
chế biến mía đường, chế biến lâm sản.
3.3.7. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ toàn ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ được giao. Hoàn thành bố trí cán bộ kỹ thuật cho Tổ KT-KT các xã nông nghiệp.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính: công khai hóa các thủ tục hành chính trên
các kênh thông tin đại chúng, cổng điện tử của Sở...và thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở
Nông nghiệp và PTNT. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo điều hành và áp
dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý nhà nước ở Sở.
- Triển khai quán triệt các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật trong
ngành đã được ban hành, đồng thời tiến hành rà soát các văn bản không còn phù hợp hoặc
kiến nghị sửa đổi.
- Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động tích cực phòng
chống thiên tai, dịch bệnh bảo vệ sản xuất, đời sống nhân dân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan,
đơn vị trực thuộc Sở và thanh tra kiểm tra các lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Các lĩnh vực
trọng tâm là: quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng các dự án, sản xuất kinh doanh
giống, vật tư nông nghiệp, thức ăn và thuốc thú y; quản lý bảo vệ rừng; hoạt động khai thác
bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý chất lượng vệ sinh an toàn nông thủy sản.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị
cho cán bộ công chức trong ngành.
- Nghiên cứu thực hiện phân cấp quản lý giữa Sở Nông nghiệp & PTNT với UBND
các huyện, thị, thành phố trong một số lĩnh vực.
3.3.8. Đề xuất giải pháp phát triển ổn định mô hình tôm - lúa
- Tăng quy mô và số hộ tham gia trình diễn trong mỗi nhóm (cụm) nhằm phát triển
tốt những ưu điểm của quản lý cộng đồng, làm tiền đề cho việc hình thành các tổ hợp tác
sản xuất luân canh tôm – lúa trong thời gian tới để mô hình phát triển ổn định và bền vững.
- 105 -
- Các huyện được quy hoạch nuôi tôm – lúa cần căn cứ theo lịch thời vụ của Sở Nông
nghiệp & PTNT để xây dựng lịch thời vụ cho từng tiểu vùng, mỗi tiểu vùng cần bố trí
xuống giống dứt điểm trong khoảng thời gian ngấn nhất để thuận lợi trong công tác quản lý.
- Quy hoạch chi tiết, cụ thể vùng nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa, khống chế triệt
để hiện tượng diện tích nuôi da beo, từng bước xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi
tôm sú luân canh với trồng lúa.
- Xây dựng quy trình canh tác tôm – lúa chuẩn và đồng bộ cho từng vùng sinh thái.
- Có chính sách hỗ trợ vốn cho hộ nông dân sản xuất, giúp nông dân xây dựng lại hệ
thống mương bao, bờ bao, mặt bằng ruộng, ao lắng, ao ương phù hợp kiên cố để sản xuất
lâu dài ổn định.
- Tăng cường chuyển giao kỹ thuật, từng bước nâng cao và ổn định năng suất vụ tôm
để nông dân chuyên tâm sản xuất vụ lúa thắng lợi.
- Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất tôm – lúa luân canh, quản lý
chặt nguồn tôm giống, đặc biệt trong thời gian canh tác lúa.
- Nghiên cứu, sản xuất các giống lúa thích hợp cho canh tác trên nền đất nuôi tôm.
- Định hướng giúp nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học trong vụ nuôi tôm, nâng
cao mật độ nuôi tôm, nâng cao mức độ đầu tư thức ăn trong nuôi tôm, góp phần giảm chi
phí trong vụ canh tác lúa tiếp theo và hạn chế thiệt hại đến môi trường.
3.3.9. Hỗ trợ nông dân tự ra quyết định phù hợp về CDCCKT và phát huy tính năng
động sáng tạo, tích cực của nông dân.
Nông dân có vai trò quan trọng trong quá trình CDCCKT nông nghiệp, căn cứ vào
tình hình thực tế, đặc điểm từng nơi, từng vùng trong tỉnh có sự khác nhau về điều kiện tự
nhiên, trình độ canh tác, cơ sở hạ tầngnhằm giúp đở nông dân phát huy tối đa tiềm năng
lợi thế của mình cần sự giúp đở nông dân sáng tạo ra con đường kinh tế phù hợp với từng
địa phương.
- 106 -
KẾT LUẬN
1.Thực tiễn CDCCKT nông nghiệp trên thế giới, ở Việt Nam đều cho thấy đó là xu hướng
tất yếu, nhằm ổn định đời sống xã hội, tạo nguồn tích lũy ban đầu cho CNH-HĐH.
2.Kiên Giang là một tỉnh nông nghiệp, ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ trọng lớn, có trên
60% dân số sống ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu nông-lâm-thủy sản không chỉ có ý nghĩa
bản thân ngành mà còn ý nghĩa to lớn đối với sự chuyển dịch toàn bộ nền kinh tế của tỉnh,
với quá trình thực hiện CNH-HĐH.
3.Nhìn lại trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có những chuyển biến tích cực
theo hướng tăng ngành chăn nuôi từ 9,0% năm 2000 lên 11,7% năm 2009, ngành trồng trọt
chiếm tỷ trọng cao, tốc độ chậm, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính,
phát triển những loại cây con có giá tri kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương, gắn
sản xuất nông-lâm-thủy sản với chăn nuôi và công nghiệp chế biến.
4.Chuyển đổi nền kinh tế từ một nền nông nghiệp có thu nhập thấp, nhiều rũi ro hướng tới
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có thu nhập cao hơn, phát triển ổn định bền vững hơn.
5.Kiên giang đã phát huy được những lợi thế so sánh của tỉnh nhà, phát huy tính tích cực,
tinh thần sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên cơ cấu kinh tế nông-lâm-thủy sản chuyển dịch chậm so với tiềm năng thế mạnh
của tỉnh, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất thủy sản chuyển dịch chậm, cơ cấu
các sản phẩm chưa theo sát yêu cầu của thị trường; trong trồng trọt lúa vẫn là cây trồng
chính; diện tích rau màu, cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao tăng chậm. Qui mô sản xuất
trồng trọt nhỏ, manh mún, phân tán, thiếu tính bền vững. Trình độ sản xuất vẫn lạc hậu;
năng suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao; sản phẩm chủ yếu
tiêu thụ tại địa phương. Sản xuất chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi hộ gia đình, chỉ có một
số ít chăn nuôi qui mô lớn.
Nuôi trồng chủ yếu vẫn là phương thức QC và QCCT; diện tích nuôi tôm canh tác thấp, thị
trường đầu ra không ổn định.
Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ dân trí thấp, trình độ tay nghề chưa cao, khả
năng tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế; chưa phát huy sức mạnh kinh tế tập thể, sự liên
kết giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, giữa 4 nhà( nhà nông, nhà khoa học,
nhà doanh nghiệp, nhà nước)
6. Mục tiêu phát triển nông-lâm-thủy sản của tỉnh theo hướng phát triển nông nghiệp sinh
thái, công nghệ cao, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa
- 107 -
hướng vào xã hội, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp,
nông thôn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và
kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Bộ Nông Nghiệp Và PTNT(8/2004): Báo cáo tồng kết tình hình chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn sau 20 năm đổi mới, Hà Nội.
3. Cục Thống Kê Tỉnh Kiên Giang(2000) , Niên giám thống kê Kiên Giang năm
2000..
4. Cục Thống kê Kiên Giang (2009), Niên giám thống kê Kiên Giang năm 2009.
5. Địa lí địa phương Kiên Giang, Nxb Giáo Dục.
6. Phạm Xuân Hậu (1997), Địa Lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. PGS.TS.Đinh Phi Hổ, Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nxb Phương đông
8. PGS.TS. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: Lý thuyết và Thực tiễn, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
9. PGS .TS Lê Mạnh Hùng (1998), thực trạng chuyển dịch công nghiệp hóa – hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nxb Thống Kê.
10. Nguyễn Thị Bích Hương (2004) chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt nam trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb Chính Trị Quốc Gia
11. Đặng Văn Phan (2008), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì hội nhâp, Trường
Đại học Cửu Long.
12. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục, TP
HCM.
13. Trương Thị Minh Sâm(2002),Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông
thôn ngoại thành TP Hồ Chí Minh. Nxb Khoa Học Xã Hội
14. Đặng Kim Sơn – Hoàng Thu Hòa (2002), một số vấn đề phát triển nông nghiệp và
nông thôn, Nxb Thống kê
15. Lê Quốc Sử (2001), chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông
nghiệp Việt Nam theo hướng CNH-HĐH từ thế kỉ XX đến thế kỉ XXI trong “Thời đại
kinh tế tri thức”
16. Sở Nông Nghiệp Và PTNT Tỉnh Kiên Giang: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
kế hoạch năm 2010, 5 năm 2006-2010
17. Sở Nông Nghiệp Và PTNT Tỉnh Kiên Giang: Báo cáo kế hoạch phát triển nông-
lâm- thủy sản 2010-2015
18. Sở Tài Nguyên Môi Trường Kiên Giang: Biến động quỹ đất nông nghiệp tỉnh Kiên
Giang.
19. TS. Lê Hưng Quốc, một số vấn đề Khuyến Nông khi hội nhập, Nxb Nông nghiệp.
20. Bùi Tất Thắng, (1997), Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
kinh tế trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc Dũng, Chuyển dịch cơ cấu công nông nghiệp
đồng bằng sông Hồng – Thực trạng và triển vọng, Nxb Thống kê.
22. Bùi Tất Thắng(2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội – Hà Nội.
23. Nguyễn Minh Tuệ, nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Địa lí kinh tế xã hội đại cương,
Nxb Đại học sư phạm, 2005
24. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức(2002), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb
Giáo Dục.
25. Trung Tâm Khuyến Nông- Khuyến Ngư Kiên Giang: Báo cáo tổng họp điều tra
cơ cấu giống 2007-2008
26. Trung Tâm Khuyến Nông- Khuyến Ngư Kiên Giang: Báo cáo (Kết quả điều tra
dự toán giá thành sản xuất lúa năm 2009)
27. Phạm Thị Xuân Thọ (2007), Giáo trình địa lí đô thị, Nxb Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh.
28. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội.
29. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ(2004), địa lí kinh tế-xã hội Việt
Nam, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
30. Nguyễn Minh Tuệ( Chủ biên), địa lí các vùng kinh tế Việt Nam, Nxb Giáo Dục
Việt Nam, 2009
31. Đào thế tuấn(1997), kinh tế hộ nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia
32. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang: chương trình hành động UBND tỉnh thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 2010-2020
33. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2010), Dự án quy hoạch sử dụng đất nông lâm
nghiệp.
34. Văn kiện Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001
35. Văn kiện Địa Hội Đại Biểu Đảng Bộ tỉnh lần thứ IX, 2010
PHỤ LỤC 1
Diễn biến khí hậu thời tiết trong năm tỉnh Kiên Giang.( năm 2008)
Nhiệt độ
trung bình
(oC)
Số giờ nắng
(giờ)
Lượng mưa
(mm)
Độ ẩm tương
đối (%)
Cả năm 27,4 2.358,0 2.714,2
Tháng 1 25,7 203,7 29,8 81
Tháng 2 25,9 265,1 79
Tháng 3 27,6 234,7 104,5 80
Tháng 4 28,8 254,9 81,8 79
Tháng 5 28,5 189,7 298,3 84
Tháng 6 28,7 206,2 286,2 83
Tháng 7 27,5 100,5 411,4 86
Tháng 8 27,5 147,4 504,6 87
Tháng 9 27,9 154,1 277,4 85
Tháng 10 27,2 181,4 583,4 51
Tháng 11 26,7 208,5 98,1 77
Tháng 12 26,7 211,8 38,7 78
PHỤ LỤC 2
Bảng 5. Cơ cấu dân số tỉnh Kiên Giang năm 2009.
Tổng số (người) 1.688.228
- Nam 852.073
- Nữ 836.155
1- Thành thị 453.940
- Nữ 227.606
2- Nông thôn 1.234.288
- Nữ 608.549
Cơ cấu (%)
Tổng số: 100
- Nam 50,47
- Nữ 49,53
1- Thành thị 25,98
- Nữ 13,46
2- Nông thôn 74,02
- Nữ 37,26
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang
PHỤ LỤC 3
Diện tích các loại cây trồng
ĐVT: nghìn ha
Năm
Tổng số
Cây hàng năm Cây lâu năm
Tổng số
Trong đó
Tổng số
Trong đó
Cây
lương
thực
Cây
công
nghiệp
Cây CN
lâu
năm
Cây ăn
quả
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
570.531
579.812
610.069
593.102
603.330
625.040
628.742
616.263
614.412
654.129
548.726
559.248
587.437
571.805
579.433
603.438
604.689
591.908
618.699
631.830
540.967
550.681
576.217
563.176
570.343
595.797
595.080
582.893
609.222
622.239
4.855
4.875
5.379
4.910
3.865
4.309
5.253
4.243
4.815
4.497
21.805
20.564
22.632
21.297
23.897
23.602
24.053
24.355
22.713
22.299
10.279
10.035
8.968
10.429
9.422
8.969
8.572
9.169
9.019
8.849
11.526
10.529
13.664
10.868
14.475
14.633
15.841
15.186
13.694
13.450
Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang
PHỤ LỤC 4
Đàn gia súc, gia cầm của Tỉnh năm 2008
Đơn vị 2006 2007 2008
1. Đàn trâu Con 8.382 8.536 9.717
Trong đó cày kéo “ 5.280 5.038 5.172
2. Đàn bò “ 13.976 18.001 16.982
Trong đó cày kéo “ 1.693 1.314 1.034
3. Đàn heo “ 350.759 357.613 321.723
Trong đó heo nái “ 38.615 39.498 39.189
4. Đàn gà 1000 con 1.319 1.154 1.734
5. Đàn vịt 1000 con 2.562 3.135 3.449
5. Sản phẩm chủ
yếu
- Thịt heo hơi Tấn 33.354 36.380 32.953
- Thịt trâu, bò hơi “ 286 371 352
- Thịt gia cầm hơi “ 10.192 11.580 6.302
- Trứng gà Triệu quả 100 115 13
- Trúng vịt “ 172 205 137
Nguồn: sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang
PHỤ LỤC 5
Cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2009
2001 2005 2007 2009
DT % DT % DT % DT %
Đất NN (ha) 622.401 100 709.331 100 722.482 100 770.705 100
1-tr. cây hàng
năm(ha)
559.248 89,90 603.438 85,07 591.908 81,92 631.830 81,98
2- tr. cây lâu
năm(ha)
20.564 3.30 23.602 3,33 24.355 3,37 22.299 2,89
3.DT nuôi trồng
thủy sản(ha)
42.589 6,84 82.291 11,60 106.219 14,71 116.576 15,13
Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang
PHỤ LỤC 6
Chi phí sản xuất trên 1 ha lúa vụ Hè Thu 2008
Stt Hạng mục
Đơn
vị
Đơn
giá
Ruộng 3 giảm-3 tăng Ruộng nông dân
Số
lượng
Thành tiền
Số
lượng
Thành tiền
I Tổng chi 10.449.800 12.626.400
1 Giống Kg 8.800 120 1.056.000 174 1.531.200
2 Phân bón Kg 566 4.143.000 435 5.481.000
3 Thuốc BVTV +
Công thu hoạch
5.250.800 5.614.200
II Tổng thu Đồng 19.000.000 17.700.000
Sản lượng Kg 5.000 3.800 19.000.000 3.540 17.700.000
III Lợi nhuận Đồng 8.500.200 5.073.600
IV Giá thành Đồng 2.750 3.566
V Lợi nhuận Đồng 2.250 1.434
Nguồn: Trung tâm Khuyến Nông –Khuyến Ngư Kiên Giang
PHỤ LỤC 7
Diện tích rừng phân theo các huyện, thị năm 2008
Tổng diện tích
Rừng sản
xuất
Rừng phòng
hộ
Rừng đặc
dụng
Tổng số 97.126 25.222 32.382 39.522
TP Rạch Giá 21 - 21 -
TX Hà Tiên 977 - 977 -
Kiên Lương 8.190 3.501 3.248 1.441
Hòn Đất 19.926 11.894 8.032 -
Tân Hiệp - - - -
Châu Thành - - - -
Giồng Riềng 2.862 2.862 - -
Gò Quao - - - -
An Biên 990 - 990 -
An Minh 10.944 5.664 5.280 -
Vĩnh Thuận 130 130 - -
Phú Quốc 40.073 - 10.037 30.036
Kiên Hải 1.883 - 1.883 -
U Minh
Thượng
11.130 1171 1.914 8.045
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang
PHỤ LỤC 8
Chi phí sản xuất trên 1 ha lúa vụ Đông Xuân 2007 - 2008.
(Cục Trồng trọt 2008)
(Đơn vị ha)
Stt Hạng mục
Đơn
vị
Đơn
giá
Ruộng 3 giảm 3 tăng Ruộng nông dân
Số
lượng
Thành tiền
Số
lượng
Thành tiền
I Tổng chi - - - 8.296.500 - 9.819.800
1 Giống Kg 6.500 120 780.000 174 1.131.000
2 Phân bón 600 3.070.000 552 4.084.800
3 Thuốc BVTV +
Công thu hoạch.
4.446.500 4.604.000
II Tổng thu 22.770.000 21.344.000
Sản lượng Kg 4.600 4.950 22.770.000 4.640 21.344.000
III Lợi nhuận 14.473.500 11.524.200
IV Giá thành 1 kg
lúa.
Đồng 1.676 2.116
V Lợi nhuận Đồng 2.924 2.484
PHỤ LỤC 9
Đàn heo của tỉnh Kiên Giang qua các năm
(Đơn vị: con)
2006 2007 2008
Tổng số 350.759 357.613 321.723
TP Rạch Giá 17.107 15.580 13.050
TX Hà Tiên 5.072 4.520 5.269
Kiên Lương 9.365 22.370 22.615
Hòn Đất 28.179 30.476 26.441
Tân Hiệp 64.039 58.680 40.080
Châu Thành 29.821 31.076 28.279
Giồng Riềng 74.701 66.121 61.394
Gò Quao 40.281 35.551 32.713
An Biên 28.714 29.339 25.740
An Minh 15.970 18.560 18.760
Vĩnh Thuận 31.250 20.101 19.070
Phú Quốc 5.284 5.772 9.632
Kiên Hải 976 1.111 1.059
U Minh Thượng 18.356 17.621
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang
PHỤ LỤC 10
Đàn bò của tỉnh qua các năm
(Đơn vị: con)
2006 2007 2008
Tổng số 13.976 18.001 16.982
TP Rạch Giá 538 780 620
TX Hà Tiên 1.319 1.436 1.274
Kiên Lương 3.569 5.636 5.866
Hòn Đất 1.866 2.376 1.878
Tân Hiệp 532 562 485
Châu Thành 327 483 323
Giồng Riềng 837 920 651
Gò Quao 913 1.681 887
An Biên 598 386 241
An Minh 114 85 47
Vĩnh Thuận 152 190 132
Phú Quốc 3.189 3.092 4.461
Kiên Hải 2 - -
U Minh Thượng - 374 117
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang
PHỤ LỤC 11
Bảng Đàn trâu của tỉnh Kiên Giang qua các năm
(Đơn vị: con)
2006 2007 2008
Tổng số 8.382 8.536 9.717
TP Rạch Giá 58 65 43
TX Hà Tiên 541 578 598
Kiên Lương 2.566 2.709 3.055
Hòn Đất 373 398 432
Tân Hiệp 533 584 549
Châu Thành 608 525 699
Giồng Riềng 1.654 1.604 1.820
Gò Quao 1.066 1.110 1.561
An Biên 278 121 122
An Minh 6 - -
Vĩnh Thuận 699 499 428
Phú Quốc - - -
Kiên Hải - - -
U Minh Thượng - 343 410
Nguồn: Sở nông nghiệp & PTNT Kiên Giang
PHỤ LỤC 12
♦Hiệu quả kinh tế, năng suất bình quân từ vụ lúa:
Stt Huyện
Tổng chi
TB(đ/ha)
Năng suất
TB (tấn/ha)
Tổng thu
TB (đ/ha)
Lãi
TB(đ/ha)
Ghi chú
1 An Biên 9.254.000 4,8 26.400.000 17.146.000 Đã thu hoạch
2 An Minh 7.880.000 5,5 31.350.000 23.470.000 Đã thu hoạch
3 UMT 6.800.000 4,5 24.750.000 17.950.000 Đã thu hoạch
4 Vĩnh Thuận 7.214.000 4,5 33.750.000 26.536.000 NS ước đạt
5 Hòn Đất 10.500.000 5,0 27.500.000 17.000.000 NS ước đạt
Bình quân/ mô
hình
8.329.000 4,86 28.750.000 20.421.000
♦Hiệu quả kinh tế từ canh tác luân canh tôm – lúa:
Stt Huyện
Tổng chi TB
(đ/ha)
Tổng thu TB
(đ/ha)
Tổng lãi TB
(đ/ha)
1 An Biên 22.614.000 58.161.000 35.547.000
2 An Minh 16.510.000 51.207.000 42.155.000
3 UMT 20.300.000 54.936.000 34.616.000
4 Vĩnh Thuận 14.304.000 49.825.000 35.521.000
5 Kiên Lương 12.405.000 29.117.000 16.195.000
6 Hòn Đất 18.238.000 41.522.000 23.283.000
Bình quân/ mô hình 17.395.000 47.461.000 31.219.000
Nguồn: Trung tâm Khuyến Nông –Khuyến Ngư Kiên Giang
PHỤ LỤC 13
DIỆN TÍCH , SẢN LƯỢNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KIÊN GIANG
Stt Chỉ tiêu
Diện
tích
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
I Nuôi trồng
thủy sản.
Diện tích Ha 82.219 95.482 101.367 107.553 112.395
Sản lượng Tấn 48.231 66.159 95.854 110.229 115.678
1 Nuôi tôm
Diện tích Ha 66.807 71.691 78.620 81.255 85.000
Sản lượng Tấn 18.121 22.847 28.560 28.600 33.000
2 Nuôi cá ao,
ruộng,
Diện tích Ha 7.559 10.840 13.008 16.781 17.250
Sản lượng Tấn 8.754 14.687 27.337 28.522 29.500
3 Nuôi sò
huyết.
Diện tích Ha 1.800 3.000 3.200
Sản lượng Tấn 3.650 5.192 5.500
4 Nuôi cá lồng
bè.
Diện tích Lồng 325 546 575
Sản lượng Tấn 365 693 725
5 Nuôi hến
Diện tích Ha 6.500 5.200 5.500
Sản lượng Tấn 22.140 22.790 24.000
6 Nuôi cua
Diện tích Ha 780 146 200
Sản lượng Tấn 700 1.577 2.000
7 Nuôi nghêu,
sò,
Diện tích Ha 659 700 725
Sản lượng Tấn 13.102 7.625 8.000
Nguồn: Sở Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn Kiên Giang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_kien_giang_7158.pdf