Luận văn Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Trước những thử thách trong thực tế mà Hiến pháp nước ta đang gặp phải thì việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo hiến bằng pháp luật là vô cùng cần thiết. Học tập và tiếp thu kinh nghiệm bảo hiến đã có lịch sử thực tiễn của các mô hình phổ biến trên thế giới kết hợp với đường lối chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền và xây dựng pháp luật của Đảng và nhà nước ta để đảm bảo các định hướng và quyền con người là việc làm cần thiết. Điểm xuất phát đầu tiên có thể là các cơ chế mang tính thử nghiệm, tham vấn để đưa ra các vấn đề cần bảo vệ trong hoạt động quản lý xã hội trong đó kết hợp với đội ngũ Luật sư và truyền thông để nhận được sự phản biện và giám sát khách quan cần thiết. Cơ chế có tính tài phán sẽ được hoàn thiện dần sau khi đã có kinh nghiệm hoạt động tham vấn để nâng cao hiệu lực hiệu quả của cơ chế bảo hiến. Vấn đề này cần được sớm đưa ra thảo luận, lấy ý kiến nhân dân và các nhà khoa học để thực hiện một cách thận trọng nhưng đạt hiệu quả trong thực tế đáp ứng xu thế phát triển của đất nước khi dân trí trong ngày một cao, các đòi hỏi về quyền công dân – quyền con người ngày càng cấp bách và trong bối cảnh Việt nam đang tích cực hòa nhập quốc tế theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả song phương và đa phương. Xây dựng cơ chế bảo hiến hiệu lực và hiệu quả trên phải cơ sở làm rõ các yếu tố cấu thành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, đưa ra được nền tảng lý luận để dựa vào đó tạo dựng cơ chế bảo hiến được tổ chức khoa học, có sự liên kết với các thiết chế khác và không ảnh hưởng hay đứng trên quyền lực nhân dân. Đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo tránh xu hướng lợi dụng hoạt động bảo Hiến làm chệch hướng chính trị gây mất ổn định xã hội và thực sự phải xuất phát từ mục tiêu đảm bảo mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Như vậy, cơ chế bảo hiến bằng pháp luật mới phát huy được hết giá trị vốn có của nó trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam

pdf100 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng các quyền tự do dân chủ của công dân, loại bỏ kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật vi phạm các quyền công dân, quyền con ngƣời quy định trong Hiến pháp. Hành vi trì hoãn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các quyền của công dân cần phải xử lý nghiêm minh. Các thiết chế bảo vệ hiến pháp phải có đủ thẩm quyền và khả năng giải quyết các vụ việc vi phạm các quyền tự do dân chủ Hiến định của công dân. Các thiết chế bảo hiến độc lập ra đời góp phần bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân một cách triệt để hơn thông qua tài phán những vi phạm Hiến pháp. Phƣơng thức bảo vệ Hiến pháp phải xác định trình tự, thủ tục giải quyết và có cơ chế pháp lý đủ mạnh để phán quyết những vi phạm quyền tự do hiến định của công dân. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự tác động tƣơng hỗ giữa ba yếu tố thể chế, thiết chế và phƣơng thức vận hành để hƣớng tới mục tiêu tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền và tự do của con ngƣời, của công dân. 2.3.4. Bảo đảm tính đồng bộ, rõ ràng, minh bạch và hiệu lực của cơ chế bảo vệ Hiến pháp, mọi vi phạm Hiến pháp phải đƣợc phán quyết và xử lý Bảo đảm tính đồng bộ, rõ ràng, minh bạch và hiệu lực của cơ chế bảo vệ Hiến pháp, mọi vi phạm Hiến pháp phải đƣợc phán quyết và xử lý. Khẳng định những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động bảo vệ hiến pháp một cách mạnh mẽ và rõ ràng đồng thời phải bảo đảm tính nhất quán giữa các tắc với nhau và thống nhất giữa những nguyên tắc đó với các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Cần có nguyên tắc chỉ đạo rõ ràng, nhất quán thì mới có thể thiết lập các yếu tố của cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp với nhau và vận hành cơ chế đó một cách hiệu quả. Bảo đảm thể chế bảo vệ Hiến pháp đầy đủ, đồng bộ, khả thi và 72 mang tính hệ thống, cơ chế bảo vệ hiến pháp cần đƣợc thể chế hóa thành các quy định pháp luật cụ thể. Những quy định về bảo vệ hiến pháp cần bao quát đầy đủ các nội dung bảo vệ hiến pháp cần thiết theo yêu cầu bảo đảm một nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm xác định cơ sở pháp lý rõ ràng và chặt chẽ cho việc tiến hành các hoạt động bảo vệ hiến pháp; khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo và hình thức của các quy định điều chỉnh hoạt động bảo vệ hiến pháp. Để bảo hiến hiệu quả, các thiết chế bảo hiến cần có đủ sức mạnh về thẩm quyền, có tính độc lập cao. Cần khắc phục tình trạng nhiệm vụ bảo hiến quy định rộng khắp cho nhiều tổ chức, cá nhân trên lý thuyết nhƣng trên thực tế lại thiếu hành động hoạt động bảo hiến do sự thờ ơ và không có cơ chế buộc phải thực hiện. Phƣơng thức bảo hiến cần có những hình thức thể hiện thích hợp, có các biện pháp pháp lý cao. Việc phát hiện và xử lý một cách công khai, triệt để, minh bạch mọi vi phạm ở tất cả các hoạt động của các nhánh quyền lực, bảo vệ hữu hiệu các quyền con ngƣời, quyền công dân chỉ có thể thực hiện trên thực tế nếu có hệ thống các luật quy định quy trình tố tụng chặt chẽ, cơ quan bảo hiến có quyền ra phán quyết và áp dụng chế tài đủ mạnh. Việc hoàn thiện, đổi mới, cải cách cơ chế bảo hiến trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần tiến hành mạnh mẽ với những đột phá trên nhiều mặt nhƣng có sự tập trung và cần đảm bảo không tạo lỗ hổng, gián đoạn về pháp lý pháp lý đối với sự bảo vệ Hiến pháp. Mong muốn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN là mục tiêu kết hợp những tiến bộ của nhân loại về nhà nƣớc pháp quyền đã có để kết hợp với chủ nghĩa xã hội.Việc tiến hành xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo hiến cần đẩy nhanh và đột phá để khắc phục yếu kém và tính hình thức, không hiệu quả trong bảo hiến hiện tại. Tuy nhiên cũng phải tránh nóng vội, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh tế, chính trị, nhận thức của xã hội để tạo các điều kiện vật chất và ủng hộ xã hội cần thiết để thay đổi từ nhận thức và hành động trong nội bộ để tạo đồng thuận. Học tập tiếp thu những bài học kinh ngiệm của các nƣớc trên thế giới để hoàn thiện, chỉnh lý và thay đổi cơ chế bảo hiến theo hƣớng phù hợp với định hƣớng phát triển đất nƣớc và các điều kiện kinh tế xã hội. 73 2.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT 2.4.1. Giải pháp chung nhằm hoàn thiện thể chế, thiết chế và phƣơng thức vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật A) Hoàn thiện thể chế bảo hiến Thể chế bảo vệ Hiến pháp cần khắc phục đƣợc tính chung chung, thiếu cụ thể và xác định rõ thẩm quyền của các chủ thể đƣợc trao quyền bảo hiến và việc bảo hiến phải đến với tất cả các nhánh quyền lực trong sự thống nhất ở nƣớc ta. Thể chế cần bao quát và điều chỉnh tất cả các hành vi vi hiến và có thể đƣợc áp dụng hiện thực vào thực tế.Thể chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật phải thể hiện đƣợc đặc trƣng quyền lực thống nhất và thuộc về nhân dân, các quy định của Hiến pháp cần đƣợc áp dụng trực tiếp khi chƣa có các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. Quy định rõ trách nhiệm của của các cơ quan trong bộ máy quyền lực nhà nƣớc, khẩn chƣơng luật hóa các quy định của Hiến pháp làm cơ sở pháp lý để bảo hiến. Thể chế bảo vệ Hiến pháp phải mang tính hệ thống rõ ràng, tránh sự chồng chéo dễ phát sinh ỷ lại và thờ ơ từ cơ quan và ngƣời có trách nhiệm. Khẳng định vị thế tối thƣợng của Hiến pháp trong toàn bộ hệ thống pháp luật sẽ hƣớng tới mục tiêu bảo vệ Hiến pháp thực chất và hiệu quả. Điều 119 Hiến pháp 2013 đã quy định cơ chế bảo vệ Hiến pháp do Luật định nên cần sớm ban hành các luật chuyên biệt về bảo hiến nhƣ luật về Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến hoặc các cơ quan tƣơng tự; Quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ quyền hạn bảo hiến của các chủ thể có trách nhiệm bảo hiến trong các luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án. để thể chế bảo hiến đƣợc luật hóa minh bạch và cụ thể. B) Hoàn thiện thiết chế bảo hiến Cần xem xét lại một cách khoa học việc giao một cách mặc định chủ yếu nghĩa vụ bảo hiến cho Quốc hội. Bởi sự mặc định này là sự đồng nghĩa máy móc lý luận về cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất sẽ thực hiện tốt nhất nghĩa vụ bảo vệ Hiến pháp. Để bảo hiến có hiệu quả, các thiết chế hiện có nhƣ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Thủ tƣớng chính phủ hay Tòa án nhân dân tối cao. cần có sự phối hợp và 74 hỗ trợ lẫn nhau thực hiện bảo hiến thực chất bằng hành động cụ thể. Các thiết chế có quyền và phải thực hiện việc áp dụng các chế tài nghiêm khắc đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi vi hiến(kể cả ở cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất). Tùy vào tình hình thực tế sẽ có lộ trình thích hợp để giải quyết tình trạng phi tập trung của của các thiết chế bảo hiến để chia sẻ ghánh nặng thực hiện quá nhiều chức năng của các thiết chế không chuyên trách. Thiết chế bảo hiến chuyên trách cần đƣợc nghiên cứu theo hƣớng có tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và các đạo luật phù hợp với chủ chƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng và mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. C) Hoàn thiện phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp Cần thống nhất phƣơng thức vận hành của các thiết chế bảo hiến riêng rẽ, tránh tình trạng mỗi thiết chế lại có các quy trình thủ tục bảo hiến trùng lặp mang tính chồng chéo. Các quy định về thẩm quyền phải cụ thể tránh chỉ hình thức, đầy đủ và đặc biệt phải có hệ thống quy trình thủ tục để thực hiện thẩm quyền. Cần có quy định cụ thể để đƣa ra phán quyết về sự vi phạm Hiến pháp, khắc phục những nhƣợc điểm của hình thức đƣa ra khuyến nghị với hiệu lực pháp lý chƣa cao đang đƣợc áp dụng hiện nay. Các thiết chế có trách nhiệm bảo hiến cần xây dựng các kênh thông tin khách quan, nhiều chiều để thu nhận các phản ánh về việc vi hiến, sự khắc phục các hành vi vi hiến nhằm thực hiện đến cùng trách nhiệm bảo hiến. Việc xác định nhiệm vụ bảo hiến phải thực sự là mặt hoạt động quan trọng và cần đƣợc báo cáo với cử tri nhƣ những nhiệm vụ khác mà thiết chế đảm nhiệm. 2.4.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ Hiến pháp bằng những cơ chế sẵn có 2.4.2.1. Nâng cao ý thức bảo vệ Hiến pháp của công dân Vấn đề bảo hiến hiện nay đang bị coi là từ trên “xuống” và có nhiều quan điểm trái ngƣợc về việc lập một cơ quan bảo hiến độc lập.Vận dụng những quy định pháp luật sẵn có cũng có tác động bảo hiến nhất định. Nâng cao ý thức pháp luật của công dân nói chung và sự hiểu biết về hiến pháp và các văn bản pháp luật tạo cho công dân sự hiểu biết về các quyền hiến định và cách để hƣởng các quyền đó. 75 Sự nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời dân sẽ dẫn đến đòi hỏi tất yếu việc các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có trách nhiệm phải tự thay đổi và có trách nhiệm hơn trong thi hành hiến pháp. Công dân có thể thực hiện bảo hiến thông qua Luật trƣng cầu dân ý 2015, ngƣời dân có thể tích cực tham gia bảo hiến khi thực hiện quyền lập hiến theo Điều 6 Luật này khi sửa đổi hoặc ban hành Hiến pháp. Việc công dân có ý thức tham gia xây dựng Hiến pháp góp phần đẩy mạnh và tạo ý thức tôn trọng hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp ở trong mỗi ngƣời, tạo cho họ sự quan tâm và sẵn sàng bảo hiến khi hiến pháp bị vi phạm. Để nhân dân thực sự là chủ thể bảo vệ Hiến pháp cần hiện thực hóa quyền nêu lên nguyện vọng để trƣng cầu dân ý phải là ý chí trực tiếp của nhân dân. Luật Trƣng cầu dân ý cần có sự sửa đổi để việc trƣng cầu ý dân phải xuất phát trực tiếp từ ý chí nhân dân thông qua cách các tổ chức xã hội đƣợc phép thu thập ý kiến để đạt đƣợc số lƣợng tối thiểu cần thiết tiến hành trƣng cầu dân ý, đặc biệt đối với việc xây dựng, sửa đổi và bổ xung hiến pháp mà không phải gián tiếp thông qua cơ quan quốc hội nhƣ luật hiện hành đang quy định. Đồng thời cần có sự kiểm tra giám sát độc lập để quá trình xác định ý chí nhân dân khi kiểm phiếu đƣợc khách quan và trung thực. Chỉ có dân chủ trực tiếp mới phát huy hết sức mạnh của nhân dân trong cuộc bảo vệ Hiến pháp. 2.4.2.2. Phát huy sức mạnh của đội ngũ Luật gia, Luật sư trong bảo vệ Hiến pháp Hiện nay, có một số cơ chế bảo vệ Hiến pháp một cách gián tiếp mà ngƣời dân có thể vận dụng trong đó vai trò của giới luật gia là quan trọng, đặc biệt là đội ngũ Luật sƣ. Đặc thù của Luật sƣ là những ngƣời không phải là công chức nên bản chất họ phục vụ cho lợi ích công dân là chính. Sự phục vụ đó đôi khi nhằm chống lại các hành vi vi hiến của cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền đối với công dân. Ở nƣớc ta hiện nay, nhiều hành vi vi hiến đơn lẻ hoặc khi văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái Hiến pháp đã đƣợc giới Luật sƣ chủ động phát hiện và có phản ánh đến cơ quan có quyền,họ đấu tranh để các quyền tự do dân chủ, các quyền Hiến định đƣợc tôn trọng và bảo vệ (Ví dụ nhờ sự đấu tranh quyết liệt của giới Luật sƣ 76 mà quy định chứng nhận bào chữa bị bãi bỏ, quyền có Luật sƣ ngay khi công dân bị mời làm với cơ quan công an đƣợc quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015). Điều 3 Luật Luật sƣ quy định chức năng bảo vệ công lý, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Luật sƣ, công lý và pháp quyền theo nghĩa rộng bao trùm cả hiến pháp. Khi công dân thực hiện quyền bào chữa và Luật sƣ thực hiện nhiệm vụ bào chữa cũng góp phần bảo vệ quyền hiến định của công dân và tạo các tiền đề, án lệ để cơ quan lập pháp hoặc cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ bảo hiến xem xét, điều chỉnh, bãi bỏ các văn bản quy phạm bị phát hiện vi hiến. Với sự tăng nhanh của đội ngũ Luật sƣ tất yếu dẫn dến xu hƣớng công dân lựa chọn cho mình công cụ pháp luật chống lại các hành vi xâm phạm các quyền tự do dân chủ của mình và nhờ thế pháp chế và pháp quyền xã hội chủ nghĩa đƣợc đảm bảo hơn. Theo xu hƣớng phổ biến trên thế giới, Luật sƣ là những ngƣời sẽ tham gia ứng cử vào vị trí Công tố viên, Thẩm phán tòa án thông thƣờng và Thẩm phán Tòa án Hiến pháp và nhờ đã thực hiện nhiệm vụ Luật sƣ họ sẽ góp phần bảo vệ Hiến pháp thực chất và hiệu quả. 2.4.2.3. Phát huy vai trò của phương tiện truyền thông và thông tin đại chúng trong bảo vệ Hiến pháp Pháp luật Việt Nam có quy định về quyền tự do ngôn luận với hệ thống các cơ quan truyền thông. Do đặc thù của hệ thống chính chính trị nên việc cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện vi hiến và vi phạm pháp luật còn nhiều hạn chế. Chủ yếu các vi phạm lại do các cơ quan truyền thông phát hiện và trên cơ sở các quy định pháp luật làm rõ bƣớc dầu sau đó các cơ quan chức năng mới vào cuộc. Vì vậy, cần tận dung sức mạnh của truyền thông để thực hiện bảo hiến trên cơ sở pháp luật hiện hành. Tuy nhiên sự hạn chế hiện nay là ở Việt nam hình thức quản lý báo chí còn đơn điệu nên sự phản biện của truyền thông vẫn còn hạn chế, các vấn đề đặt ra và sức ép bảo vệ Hiến pháp trƣớc các hành vi vi hiến còn có lúc thiếu vô tƣ và kịp thời hoặc không đủ sức mạnh. Luật báo chí hiện hành vẫn có sự phân biệt giữa nhà báo hợp pháp và không hợp pháp. Khái niệm này đã trở nên lạc hậu với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật. Mỗi ngƣời vào một 77 thời điểm thích hợp đều có thể phản ánh hiện thực tới tất cả mọi ngƣời và với thế giới và rõ ràng chỉ với một nền báo chí tự do hơn nữa thì mới có thể phơi bày những vi phạm pháp luật, vi hiến hay những điều sai sai trái của chính nhà nƣớc để bảo vệ con ngƣời, bảo vệ công dân. Sự lo ngại về hoạt động báo chí tự do hoàn toàn không có cơ sở khi mỗi ngƣời làm báo phải tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc làm của họ mà không cần có sự cấp phép hành chính nào hết. Vì vậy cần thực hiện đúng tinh thần hiến pháp về tự do ngôn luận, cho phép đa dạng hóa hình thức quản lý và quản trị các cơ quan truyền thông, hình thức hoạt động nghề nghiệp báo chí để phát huy tối đa sức mạnh phản biện và bảo vệ xã hội của truyền thông. 2.4.3. Tạo môi trƣờng thuận lợi và phát huy vai trò của Hiệp hội luật Hiến pháp Quyền lập hội là quyền hiến định, việc thành lập một Hiệp hội luật Hiến pháp tạo một tổ chức để các học giả, ngƣời có quan tâm đến Hiến pháp trao đổi kiến thức thu thập những bất cập về xây dựng thực hiện, bảo vệ Hiến pháp từ đó kiến nghị với cấp có thẩm quyền tiến hành các nhiệm vụ cần thiết để đảm bảo có một Hiến pháp khoa học, hiện thực và có hiệu lực cao, các dạng vi hiến đƣợc loại bỏ kịp thời và bị xử lý nghiêm minh. Hiệp hội luật Hiến pháp là nơi truyền bá và giáo dục,duy trì sự nhiệt thành bảo vệ Hiến pháp của những nhà khoa học, nhân sĩ trí thức có tâm huyết đối với sự thiêng liêng của Hiến pháp và đặc biệt với quyền lực nhân dân. Hiệp hội là trung tâm khoa học, nơi tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm xây dựng, bảo hiến với các nƣớc trên thế giới. Các khuyến nghị của hiệp hội phải đƣợc coi là nguồn thông tin quan trọng để xây dựng và bảo vệ Hiến pháp và cần tuyên truyền rộng khắp để lấy ý kiến quần chúng nhân dân nhằm chống lại mọi sự thao túng và không minh bạch, để Hiến pháp phải thực sự là do nhân dân làm ra. Trƣớc xu hƣớng phát triển của các tổ chức xã hội và nhu cầu có Luật về hội để đáp ứng quyền lập hội đã đƣợc hiến định. Hiệp hội luật Hiến pháp nên là một tổ chức xã hội đặc thù nhằm cổ động và phát huy các giá trị dân chủ mà Hiến pháp là một mặt biểu hiện căn bản. Cũng nhƣ các tổ chức hội mang tính chất là nơi sinh hoạt chuyên môn đã và đang hoạt động ở Việt Nam đã chứng minh sự 78 gắn kết và hiệu quả phát triển cộng đồng mà không gây ảnh hƣởng đến cán cân quyền lực nhà nƣớc, Hiệp hội luật Hiến pháp sẽ chứng minh giá trị xã hội khi nó không mang trong đó các yếu tố chi phối tiêu cực của công quyền để thể hiện vai trò bảo hiến. Việc sớm ban hành Luật về hội sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để Hiệp hội hoạt động đúng pháp luật và đảm bảo sự quản lý của nhà nƣớc. 2.4.4. Xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam - Tòa án Hiến pháp 2.4.4.1. Cơ sở xây dựng cơ quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách ở Việt Nam Cơ quan bảo hiến chuyên trách ở nƣớc ta đƣợc đề xuất xây dựng dựa trên những cơ sở sau đây: - Tồn tại một bản Hiến pháp quy định tính pháp lý tối cao của cơ quan bảo hiến. - Từng bƣớc hoàn thiện và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Cơ chế phân quyền có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc. - Quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc từng bƣớc ghi nhận. 2.4.4.2. Đánh giá sự phù hợp của một số mô hình bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam Nhƣ đã phân tích, để bảo vệ Hiến pháp có hiệu quả cần có cơ chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp. Việc không có cơ chế tài phán tạo lỗ hổng pháp lý dẫn đến các quy định pháp luật về bảo vệ Hiến pháp trở nên hình thức và khó đi vào cuộc sống. Phán quyết các vi phạm Hiến pháp có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa các vi phạm hiến pháp từ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chấp hành hiến pháp trong hành động và bất hành động của cơ quan nhà nƣớc và ngƣời có trách nhiệm. Từ đó, các nguyên tắc cơ bản, các quyền tự do dân chủ, quyền con ngƣời, quyền công dân của nhân dân đƣợc bảo đảm và bảo vệ. Hiện nay, tựu chung lại có một số đề xuất biện pháp bảo vệ hiến pháp bằng cơ quan chuyên trách nhƣ sau: 79  Thành lập Ủy ban giám sát Hiến pháp của Quốc hội Quốc hội cần thành lập Ủy ban giám sát Hiến pháp trực thuộc Quốc hội. Chức năng của cơ quan này là giúp việc cho Quốc hội thực hiện bảo hiến đối với các văn bản dƣới luật do Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Thủ tƣớng, Tòa án nhân dân tối cao, Chính quyền địa phƣơng hành. Ủy ban này có nhiệm vụ trình kết quả giám sát để Quốc hội xem xét quyết định. Ưu điểm của phƣơng án này là hiện nay về lý luận có nhiều điểm tranh cãi về vấn đề thành lập một cơ quan bảo hiến độc lập. Một số quan điểm cho rằng việc thành lập cơ quan độc lập có vai trò phán quyết Hiến pháp về văn bản quy phạm pháp luật và hành vi của tổ chức - cá nhân của tất cả các nhánh nhánh quyền lực sẽ ảnh hƣởng tới vị trí lãnh đạo của Đảng, vị trí tối cao của cơ quan lập pháp - Quốc hội. Theo Hiến pháp Việt nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất của nƣớc CHXHCN Việt Nam đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân, do nhân dân bầu ra nên không thể có một cơ quan nào đƣợc đứng trên Quốc hội. Đồng thời với nguyên tắc Hiến định về sự lãnh đạo mọi mặt của Đảng, sự giám sát của một tổ chức với hoạt động của Đảng có tính phán quyết liệu có sự mâu thuẫn? Vì vậy, một Ủy ban thuộc Quốc hội chỉ có chức năng tham vấn và giám sát giải quyết đƣợc việc không phát sinh bộ máy mới cồng kềnh và sự mâu thuận về lý luận. Thành lập Ủy ban giám sát Hiến pháp cũng nhƣ việc lập các Ủy ban khác của Quốc hội (trƣớc đây chúng ta đã tách Ủy ban Tƣ pháp và Ủy ban Tài chính - Ngân sách từ Ủy ban Pháp luật và Ủy ban kinh tế và Ngân sách của Quốc hội) là chức năng và quyền hạn của Quốc hội. Việc thành lập cơ quan này không cần bƣớc sửa đổi Hiến pháp mà chỉ cần sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội, Quốc hội vẫn giữ đƣợc vai trò là cơ quan quyền lực nhà nƣớc thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nƣớc, trong đó có giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. [5] Mô hình này có nhược điểm là các đạo luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành vẫn do chính Quốc hội tự giám sát tính hợp hiến của chúng. Trong trƣờng hợp Quốc hội không bãi bỏ luật, nghị quyết của Quốc hội Hiến pháp thì không có biện 80 pháp nào để xử lý. Cơ chế Quôc hội tự kiểm tra, giám sát chính mình là cần thiết, nhƣng thực tế với sự tự kiểm tra giám sát nào cũng không thể hoàn toàn khách quan bởi đó là hoạt động kiểm tra giám sát do con ngƣời thực hiện. Bất kỳ quá trình ban hành luật cho dù quy định chặt chẽ đến đâu cũng có thể có sai sót thậm chí là vi hiến. Ví dụ quy trình làm luật ở Mỹ đƣợc coi là rất chặt chẽ và qua nhiều khâu kiểm soát của cả ba nhánh quyền lực nhƣng vẫn có nhiều văn bản luật bị hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực thực tế, một dự luật muốn đƣợc thông qua cần đạt đa số biểu quyết tán thành ở cả hai viện Quốc hội và phải đƣợc Tổng thống kiểm tra xem xét lại để quyết định có phủ quyết hay không. Quy trình này đã tạo sự kiểm soát và kiềm chế vì lợi ích của chính nhà nƣớc, công dân và tính toàn vẹn của hiến pháp Mỹ. Có những đạo luật đã bị nhiều lần đƣa ra thảo luận hoặc tranh cãi về tính hợp hiến và tính thực tiễn của nó trƣớc khi một nhánh quyền lực quyết định sự cần thiết phải ban hành nhƣ Đạo luật về y tế - Obama care. Trong lịch sử, các đạo luật đƣợc Quốc hội ban hành đã nhiều lần bị tòa án tối cao Mỹ phán quyết có một phần hoặc toàn bộ đạo luật là vi hiến (trong 19 năm có 122/35.000 đạo luật) và có gần 950 đạo luật của Quốc hội bang ban hành bị phán quyết tƣơng tự. Nhƣ vậy việc trao cho Ủy ban giám sát các đạo luật và nghị quyết của Quốc hội sẽ không tƣơng xứng về thẩm quyền và không thể tạo sự khách quan vì đây chỉ là một cơ chế tham vấn, một cơ quan giúp việc cho Quốc hội. Thực chất, ƣu điểm của phƣơng án này cũng thể hiện nhƣợc điểm chính yếu của nó. Đó chính là sự thỏa hiệp, nửa vời, không tạo đột phá, một cơ chế dƣợc cho là an toàn dễ đƣợc chấp nhận do ngại sự thay đổi thì đồng thời cũng khó phát huy hiệu hiệu quả nhƣ mong muốn khi yêu cầu thực tiễn đa vô cùng bức bách đòi hỏi sự thay đổi toàn diện.  Trao quyền bảo hiến cho Tòa án Nhân dân Tối cao Thực tiễn bảo hiến ở Mỹ cho thấy đây là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống tòa án nhƣng thực chất do yếu tố thủ tục tố tụng, các vụ án thƣờng đƣợc đẩy lên cấp xét xử cao nhất là tòa án tối cao. Vì vậy, chức năng bảo hiến ở Mỹ chủ yếu do tòa án tối cao tiến hành. Việc vận dụng kinh nghiệm bảo hiến của các nƣớc có lịch sử tƣ pháp lâu đời là cần thiết khi giao quyền bảo hiến cho Tòa án tối cao tại nƣớc ta. 81 Mô hình này có ưu điểm dễ nhận thấy là tòa án với bộ máy cán bộ và các thẩm phán là những ngƣời có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, chuyên trong lĩnh vực tƣ pháp. Các vấn đề pháp lý nảy sinh không nơi nào giải quyết tốt hơn cơ quan tòa án và phán quyết của tòa án về hình thức và nội dung đều mang tính pháp lý cao,có giá trị bắt buộc phải thi hành. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình bảo hiến này cũng gần tƣơng tự nhƣ mô hình bảo hiến bằng Ủy ban giám sát thuộc Quốc hội. Tòa án tối cao nếu giám sát và phán xét các tính hợp hiến của các đạo luật hay việc không hành động mà vi hiến của Quốc hội là sự mâu thuẫn với yếu tố Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất bởi Tòa án chỉ là một nhánh quyền lực. Chức năng nhiệm vụ xét xử các vụ án thông thƣờng (hình sự, dân sự, lao động, hành chính) của Tòa án tối cao hiện nay tuy đã đƣợc giảm bớt sang Tòa cấp cao (tòa tối cao chỉ xem xét giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ án theo quy định – Điều 20 luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014) nhƣng với các nhiệm vụ nhƣ Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; đào tạo; bồi dƣỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân; quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án; trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật đặc biệt trong đó hoạt động tổng hợp các án lệ làm nguồn luật đã chiếm thời gián rất lớn với trí tuệ của một tập thể có quy mô bị thu hẹp nên khó có thể chuyên tâm đảm nhiệm thêm nhiệm vụ giám sát Hiến pháp. Bên cạnh đó thủ tục bổ nhiệm, nhiệm kỳ thẩm phán, luật tố tụng có liên quan của tòa án thƣờng có sự khác biệt và khó áp dụng khi giám sát hiến pháp nên việc giao nhiệm vụ này cho tòa án Tối cao là bất cập và có nhiều hạn chế về hiệu quả bảo hiến. Trên thế giới, mô hình bảo hiến bằng tòa án chuyên trách, tòa án Hiến pháp, rất phổ biến và chứng minh hiệu quả thực tiễn việc thành lập Tòa án Hiến pháp chuyên thực hiện bảo hiến sẽ đảm bảo tính khách quan, hoạt động chuyên trách theo thủ tục tố tụng Hiến pháp. Chỉ cơ quan có tính chất độc lập này mới có quyền phán quyết về những vi phạm trong hoạt động của lập pháp, lành pháp và tƣ pháp và cả 82 hoạt động của Đảng cầm quyền theo đúng phƣơng châm của Đảng: Mọi tổ chức hoạt động của Đảng đều trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên phƣơng án này đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp theo hƣớng quy định rõ chức năng lập hiến thuộc về nhân dân thông qua Quốc hội lập hiến (Quôc hội lập pháp riêng) cụ thể hóa chức năng phúc quyết và trƣng cầu dân ý về các sửa đổi hiến pháp theo hƣớng kế thừa các quy định của Hiến pháp 1946 về vấn đề bảo vệ hiến pháp. Các biện pháp nêu trên thực tế chỉ mang tính chất tạm thời, thiếu triệt để và chƣa phù hợp với thực tiễn ở Việt nam.Từ đó cần có những giải pháp pháp lý và xã hội phù hợp để thực hiện bảo hiến có hiệu quả. 2.4.4.3. Thành lập Tòa án Hiến pháp (1) Vị trí, vai trò của Tòa án Hiến pháp Cơ quan này có vị trí độc lập với quyền hạn thực hiện bảo hiến tất cả các nhánh quyền lực, bao gồm cả cơ quan lập pháp là Quốc hội. Ngƣời đứng đầu Tòa án Hiến pháp sẽ do Quốc hội bầu trong số các Đại biểu Quốc hội, thẩm phán của Tòa án Hiến pháp sẽ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch nƣớc. Đây là phƣơng án khá phổ biến trong nhiều nhà nƣớc pháp quyền tiến bộ trên thế giới mà ở đó tính độc lập của cơ quan bảo vệ Hiến pháp đƣợc đảm bảo bởi tính cân bằng quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Vấn đề thành lập cơ quan bảo hiến độc lập tất yếu sẽ đặt ra vấn đề thay đổi các quan hệ tổ chức quyền lực nhà nƣớc, trong đó vai trò Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cần phải xem xét lại.Xu hƣớng kiểm soát và chi phối lẫn nhau cả tích cực và tiêu cực diễn ra ở tất cả các nhánh quyền lực.Về bản chất các yếu tố hợp thành quyền lực nhà nƣớc ở bất kỳ đâu đều là thống nhất để thực hiện quyền lực nhân dân và chúng có vị thế và nhiệm vụ khác nhau và có tầm quan trong tƣơng đƣơng. Giữa các nhánh quyền lực luôn có xu hƣớng muốn mở rộng quyền lực của mình để áp chế các nhánh khác (có sự kiểm soát giữa hành pháp với tƣ pháp, tƣ pháp với hành pháp..) bởi để vận hành và sử dụng quyền lực thì chỉ có một chủ thể đó là con ngƣời. Vì thế, sự cần bằng quyền lực sẽ tạo cơ hội và điều kiện để đảm bảo cho quyền lực nhà nƣớc, quyền lực nhân nhân, thực sự vận hành, tổ chức có hiệu quả 83 nhất. Vấn đề thành lập cơ quan bảo hiến độc lập - Tòa án Hiến pháp không đi ngƣợc lại nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân, nguyên tắc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đƣợc Hiến pháp ghi nhận bởi suy cho cùng sự bảo vệ Hiến pháp của Tòa án Hiến pháp chính là để bảo vệ các nguyên tắc Hiến định đó. Tòa án Hiến pháp, không phải là tổ chức đứng trên tất cả mà chỉ là một cơ quan đƣợc lập ra với thẩm quyền theo hiến định và luật định nhằm đảm bảo sự cân bằng quyền lực nhà nƣớc và đảm bảo tính tối cáo của Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp ở các nƣớc trên thế giới có những đặc điểm khác nhau về: thẩm quyền xét xử; các chủ thể có quyền khiếu kiện trƣớc tòa án Hiến pháp; cách thực bổ nhiệm thẩm phán; nhiệm kỳ thẩm phán, hiệu lực của các phán quyết về tính vi hiến; thủ tục ban hành phán quyết của Tòa án Hiến pháp, v.v... Một số Tòa án Hiến pháp chỉ xem xét tính hợp hiến của các Đạo luật, của một số hoạt động lập pháp thì một số Tòa án Hiến pháp khác đƣợc trao quyền phán quyết về những lĩnh vực có liên quan, một số thực sự mang tính nhạy cảm về chính trị. Bên cạnh chức năng cơ bản của các Tòa án Hiến pháp là phán quyết về các vấn đề của Hiến pháp, nhiều tòa án ở Trung và Đông Âu và châu Á. có thẩm quyền xét xử đối với một số các trƣờng hợp liên quan đến bầu cử, trƣng cầu dân ý, Luận tội Tổng thống và xác định tính tồn tại hợp pháp của các chính đảng. Thẩm quyền của cơ quan tài phán ở các nƣớc không chỉ phụ thuộc vào việc chúng đƣợc tổ chức theo mô hình mỹ hay Châu âu lục địa mà còn phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nƣớc; mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp; giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền điạ phƣơng; các đặc điểm về chính trị-xã hội, lịch sử văn hóa, pháp lý; nhận thức lãnh đạo, sự quan tâm với Hiến pháp của nhân dân. của mỗi nƣớc. Ở Việt Nam, thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp khi đƣợc thành lập phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức đổi mới của chúng ta hay không, nhất là của Đảng về vị trí, vai trò của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở trung ƣơng (Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao); vị trí, vai trò mối quan hệ của Tòa án Hiến pháp với các thiết chế quyền lực nhà nƣớc nêu trên cũng nhƣ tiêu chuẩn, nhiệm kỳ, cách thức bổ nhiệm thẩm phán 84 của tòa án Hiến pháp. Nếu đƣợc thành lập, xét về nhu cầu thực tiễn tòa án Hiến pháp ở Việt nam cần đƣợc trao những thẩm quyền nhƣ sau để đảm bảo bảo hiến có hiệu quả. (2) Thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp - Xem xét tính hợp hiến của các luật, nghị quyết của Quốc hội; Nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội; Các văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nƣớc, Chính phủ; Tòa án Nhân dân Tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phƣơng cấp tỉnh. Việc xem xét tính hợp Hiến của các văn bản quy phạm trƣớc hoặc sau khi ban hành cần đƣợc đặt ra để tránh trƣờng hợp can thiệp vào công việc của các nhánh quyền lực nhƣng cũng để hạn chế các các bản quy phạm pháp luật ban hành nhƣng vi hiến gây tổn hại đến các lợi ích chung. Việc xem xét không chỉ ở nội dung văn bản mà bao gồm cả tính hợp hiến cả về quy trình, thủ tục ban hành. Khi kết luận là vi hiến, Tòa án Hiến pháp có quyền tuyên buộc đình chỉ hiệu lực và hủy bỏ các văn bản. - Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất ở trung ƣơng; giữa chính quyền trung ƣơng với chính quyền cấp tỉnh (nếu chính quyền địa phƣơng tự quản). - Kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật đã đƣợc áp dụng hoặc đang đƣợc áp dụng liên quan đến các khiếu kiện về vi phạm các quyền và tự do cơ bản của công dân đã đƣợc hiến pháp quy định hoặc theo yêu cầu của các Tòa án. Ví dụ, kỳ bầu cử năm 2016 vừa qua có một số hiếu nại cho rằng hoạt động giới thiệu đại biểu và hiệp thƣơng để đƣa đại biểu ra ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo Luật bầu cử 2015 đã hạn chế quyền tự ứng cử và bầu cử của công dân trong Hiến pháp 2013 khi dùng một thiểu số để quyết định tƣ cách ứng cử mà không phải là sự quyết định bằng tín nhiệm của đa số trong cộng đồng. - Giải quyết các khiếu kiện vi hiến, đối tƣợng của hoạt động này chủ yếu là hành vi vi hiến trong hoạt động hành pháp, tƣ pháp và đôi khi cả lập pháp cũng đƣợc thể hiện dƣới dạng hành động hoặc không hành động. Vi hiến dƣới dạng hành động thể hiện ở mặt biểu hiện là các văn bản áp dụng pháp luật hoặc bản án, quyết 85 định của tòa án. Vi hiến dƣới dạng không hành động là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không ban hành các văn bản, quyết định đúng hạn định hoặc không có hành động thích đáng đối với các hành vi vi hiến của cá nhân hoặc tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý mà ngƣời không hành động có khả năng áp dụng các chế tài cần thiết. Tòa án Hiến pháp có quyền phán quyết về các hành vi vi hiến bao gồm cả việc không hành động (vi phạm Hiến pháp thụ động) để thực hiện nghĩa vụ Hiến định. Ví dụ, khi các nhà lập pháp Việt nam hiện nay không thực hiện nghĩa vụ cụ thể quyền biểu tình của ngƣời dân bằng luật thì Tòa án Hiến pháp có quyền tuyên sự không hành động đó là vi hiến và buộc lập pháp phải thực hiện nghĩa vụ. Chủ thể yêu cầu tuyên bố hành vi của các cơ quan quyền lực và ngƣời có quyền đƣợc Hiến pháp trao quyền là vi hiến là công dân khi các quyền tự do dân chủ bị xâm phạm. Đối với việc không không ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật thì chỉ có chủ thể nhất định đặc thù mới có quyền yêu cầu Tòa án Hiến pháp xem xét, phán quyết về tính hợp hiến khi có đề nghị của Chủ tịch nƣớc, Thủ tƣớng chính phủ.Ở giai đoạn đầu, nên giao Tòa án Hiến pháp giải quyết các vụ việc liên quan đến các quyền và tự do cơ bản về chính trị và dân sự và sau đó tòa án thực hiện bảo hiến đối với tất cả các chế định của Hiến pháp. - Xác nhận kết quả bầu cử Quốc hội và, kết quả trƣng cầu dân ý để khắc phục tình trạng Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ xác nhận kết quả bầu cử lại là thành viên thuộc nhánh lập pháp và hành pháp bên cạnh thành viên một số tổ chức chính trị xã hội nên có thể không đảm bảo khách quan. Việc xác nhận kết quả bầu cử đòi hỏi Tòa án Hiến pháp phải tham gia kiểm tra việc tuân thủ Hiến pháp từ quá trình bầu cử đến khi có kết quả đƣợc công bố. Sự xác nhận của Tòa án Hiến pháp đảm bảo tính tuân thủ Hiến pháp của toàn bộ quá trình bầu cử, đảm bảo quyền công dân đƣợc tôn trọng. Thẩm quyền này sẽ khẳng định quyền phổ thông đầu phiếu thực sự đƣợc coi trọng, tạo ra một cơ chế thiết thực đảm bảo quyền công dân, đảm bảo hoạt động bầu cử mang tính thực chất, tạo lòng tin cho nhân dân vào lá phiếu. - Với trình độ pháp lý cao, Tòa án Hiến pháp thực hiện việc giải thích Hiến pháp để đảm bảo hiệu quả, kịp thời, tránh việc giải thích theo hƣớng có lợi cho 86 nhánh quyền lực bất kỳ kể cả của lập pháp. Đồng thời tạo thẩm quyền riêng sẽ đảm bảo sự chuyên tâm, không trốn tránh và phân tán trách nhiệm nhƣ hiện nay khi giao quyền cho Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội nhƣng thực hiện không hiệu quả (Điều 74 Hiến pháp 2013). Việc giải thích Hiến pháp đảm bảo cho các nguyên tắc, quy phạm của Hiến pháp đƣợc hiểu thống nhất trong lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn pháp lý. Việc giải thích Hiến pháp có thể đƣợc tiến hành khi có chủ thể yêu cầu (Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Thủ tƣớng ..) - Thẩm quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa các tỉnh. Việc không giao giải quyết tranh chấp về địa giới cho các nhánh quyền lực sẽ tránh tình trạng mất cân bằng quyền lực, cơ chế giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia sẽ mang tính pháp lý chính xác và đảm bảo hiệu lực cao nhất khi đƣợc quy định trong một bản án của tòa án. Tòa án sẽ phán quyết để đảm bảo tất cả các bên tham gia tranh chấp phải tôn trọng và thực hiện bởi vấn đề địa giới lãnh thgoor hành chính chƣa đựng trong nó nhiều yếu tố quan trọng mang tính đặc thù về kinh tế, văn hóa, tập quán. rất dễ gây ra sự rạn nứt mang tính chất quốc gia và đoàn kết dân tộc. - Các thẩm quyền liên quan đến tổ chức và hoạt động nội bộ của Tòa án Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp bản thân nó có hoạt động quản lý mang tính chất hành chính phục vụ sự tồn tại của tổ chức. Cần trao cho Tòa án Hiến pháp sự độc lập về nhân sự, tài chính và các quyền điều hành bộ máy phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đảm bảo nguồn tài chính từ ngân sách quốc gia phù hợp và không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ nhánh quyền lực nào. Nhờ đó Tòa án Hiến pháp mới có thể tuân thủ các nguyên tắc luật định chung quy định cho tổ chức, hoạt động, đặc biệt là hoạt động xét xử các hành vi đƣợc cho là vi hiến. (3) Tổ chức, phương thức hoạt động và hiệu lực phán quyết của Tòa án Hiến pháp a) Tổ chức Thẩm phán của Tòa án Hiến pháp phải là công dân Việt nam có độ tuổi đạt độ chín về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế. Thẩm phán Tòa án Hiến pháp phải có trình độ pháp lý cao và xuất phát từ nhiều nguồn không nhất thiết phải lấy duy nhất từ độ ngũ thẩm phán (luật sƣ, công tố viên, các giáo sƣ luật làm công 87 tác giảng dạy, nghiên cứu). Thẩm phán Tòa Hiến pháp không hoạt động kiêm nhiệm và nếu đang có chức vụ khác thì khi đƣợc bổ nhiệm thì cần phải từ bỏ chức vụ, vị trí công tác cũ trừ việc giảng dạy vẫn đƣợc phép duy trì.Việc không kiêm nhiệm sẽ đảm bảo yếu tố độc lập của các Thẩm phán trong thi hành công vụ nhằm mục tiêu duy nhất là bảo vệ Hiến pháp. Đặc biệt, cần duy trì số lƣợng đa số thành viên Tòa án Hiến pháp là các học giả, chuyên gia soạn thảo Hiến pháp để có thể có tính độc lập, trong sạch và nhiệt tình cố hiến vô tƣ, sự phục vụ Hiến pháp không điều kiện. Từ đó mới có thể duy trì tính độc lập, tránh sự can thiệp tiêu cực của các nhánh quyền lực vào hoạt động của Tòa án Hiến pháp. Số lƣợng thẩm phán tòa án hiến pháp luôn duy trì số lẻ để biểu quyết theo đa số và bổ sung khi bị khuyết. Để duy trì tính ổn định nên duy trì nhiệm kỳ suốt đời và có bầu bổ sung khi cần thiết (khuyết thiếu hoặc khi có thẩm phán mất - hạn chế năng lực hành vi). Thẩm phán Tòa án Hiến pháp đƣợc chọn trên cơ sở bầu cử hoặc bổ nhiệm và do Quốc hội thực hiện. Việc bãi nhiệm, miễn nhiệm, tạm đình chỉ chức vụ thẩm phán do Quốc hội thực hiện theo đề nghị của ngƣời có trách nhiệm. Việc bãi nhiệm, đình chỉ chức vụ Thẩm phán Tòa án Hiến pháp phải dựa vào căn cứ kết quả xét xử, đạo đức khi thi hành công vụ để phán xét. Các tiêu chuẩn để cách chức hay bãi nhiệm cần đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng, tránh cảm tính. Quy trình thực hiện cần nghiêm ngặt theo cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm và đó là hình thức thủ tục duy nhất để kỷ luật thẩm phán Tòa án Hiến pháp, nếu hành vi phạm tội đƣợc giải quyết theo luật sau khi đã bãi miễn chức vụ. Tòa án Hiến pháp có cơ cấu tổ chức gần nhƣ Tòa án tối cao với Hội đồng thẩm phán có nhiệm vụ phán quyết về tính hợp hiến - bất hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật; giải thích hiến pháp; giải quyết khiếu kiện hiến pháp; quyết định các vấn đề nhân sự của Tòa án..những vấn đề quan trọng nhất trong thẩm quyền bảo hiến. Chánh án, các phó chánh án, Tổng thƣ ký hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định theo Luật. Thẩm phán của Tòa án Hiến pháp cần đƣợc hƣởng quy chế miễn trừ hoặc bất khả xâm phạm khi thực hiện nhiệm kỳ công tác để đảm bảo tính đặc biệt trong hoạt động xét xử, sự bảo vệ tối đa để các Thẩm phán yên tâm cống hiến, vô tƣ và không bị chi phối. 88 b) Phƣơng thức hoạt động, hiệu lực phán quyết của Tòa án Hiến pháp Tòa án Hiến pháp cần có trình tự tố tụng để giải quyết vụ việc bao gồm thủ tục Thụ lý yêu cầu, thủ tục chuẩn bị xét xử, thủ tục xét xử. Nguyên tắc tố tụng Hiến pháp cũng phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc độc lập tuân theo pháp luật, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa, nguyên tắc tranh tụngnhƣ các hoạt động tố tụng khác. Đối với các vụ việc xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật thì Tòa án xem xét trên cơ sở hồ sơ. Hoạt động kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc tiến hành theo hình thức giám sát sau và do chủ thể có thẩm quyền đề nghị. Đây chính là yếu tố đảm bảo Tòa án Hiến pháp luôn đứng sau quyền lực lập pháp và nó chỉ đảm bảo vị trí tối cao của hiến pháp mà thôi. Tòa án Hiến pháp có thể ra một trong các quyết định về tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành với nội dung tuyên bố văn bản đó là hợp hiến hay vi hiến và sẽ vô hiệu hóa văn bản đó nếu nó vi hiến. Đối với văn bản áp dụng luật do cơ quan và ngƣời có thẩm quyền khác ban hành thì Tòa án Hiến pháp có quyền phán quyết nó vi hiến và áp dụng chế tài hủy bỏ. Trong trƣờng hợp đạo luật thông qua do trƣng cầu dân ý Tòa án không đƣợc tuyên bố đạo luật đó vi hiến. Tuy nhiên nếu đạo luật đó trái Hiến pháp thì cần sửa đổi hiến pháp đồng thời với việc thông qua đạo luật ấy. Đối với các hành vi bị Tòa án Hiến pháp tuyên bố là vi hiến thì mọi tổ chức cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định của tòa án, chấm dứt, khắc phục hậu quả hoặc buộc phải thực hiện các nội dung chế tài mà bản án của Tòa án Hiến pháp đã tuyên và có hiệu lực pháp luật. Có cơ chế và quy định chặt chẽ đảm bảo hoạt động thi hành án phải đƣợc thực hiện và tự nguyện thực hiện. Tòa án Hiến pháp có quyền đƣa khởi tố hành vi không thực hiện bản án quyết định của tòa và giao cho cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử theo đúng các quy định của pháp luật Khi giải thích Hiến pháp, tòa án xem xét các quy định của Hiến pháp và đƣa ra sự giảng giải rõ ràng về nội dung và tinh thần của quy phạm và xác định thế nào là vi hiến. Sự giảng giải và làm rõ này có giá trị bắt buộc với mọi chủ thể thuộc 89 phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp. Quyết định giải thích Hiến pháp đƣợc coi là có hiệu lực thi hành ngay và buộc các tổ chức và cá nhân phải tuân thủ, ngƣời có quyền đƣợc phép hành động theo các nội dung Hiến pháp và Tòa án đã giải thích. Tóm lại, với cơ chế tài phán Hiến pháp bên cạnh những thẩm quyền khác Toà án Hiến pháp với tƣ cách là một thiết chế bảo hiến độc lập sẽ nâng cao hiệu quả bảo vệ hiến pháp trên cơ sở giải quyết triệt để các vi phạm hiến pháp và là thiết chế hiện thực đủ thẩm quyền tố tụng cần thiết để cơ quan, tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu bảo vệ các quyền hiến định tìm tới để có hành lang pháp lý phù hợp bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình. 90 Tiểu kết Chƣơng 2 Xét toàn bộ quá trình lịch sử lập hiến và bảo hiến của nƣớc ta cho thấy, ngoài Hiến pháp 1946 có những yếu tố bảo hiến tƣơng đối tích cực thì các Hiến pháp ra đời sau này đã đƣa ra cơ chế bảo hiến nặng về hình thức và thiếu thực chất khi đƣa vào thực tế. Việc thiếu cơ chế bảo hiến hiệu quả và thực chất đã biến các Hiến pháp nƣớc ta trở nên xa vời và không đi vào cuộc sống. Cơ chế bảo hiến mang tính hình thức, không cụ thể dẫn tới sự tuỳ tiện trong áp dụng pháp luật, thậm chí là trong lập pháp và cả lập hiến. Việc không áp dụng trực tiếp Hiến pháp và sự trì hoãn ban hành luật cụ thể hóa các quyền con ngƣời, quyền công dân đã tạo ra một môi trƣờng pháp lý không công bằng giữa các chủ thể. Lý do không có luật đã có lúc đã đẩy công dân thành vi phạm pháp luật khi thực hiện các quyền hiến định của của mình. Nghiên cứu về bảo hiến qua các Hiến pháp là sự đúc rút kinh nghiệm và đấu tranh không ngừng để tiếp thu các giá trị lập hiến tiên tiến trên thế giới đã đƣợc khẳng định là chân giá trị và trong đó có cả kỹ thuật bảo hiến. Sự học hỏi về kinh nghiệm bảo hiến và áp dụng trong thực tiễn Việt Nam sẽ đảm bảo quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta thực sự thuộc về nhân dân. Để Hiến pháp đƣợc tôn trọng và bảo vệ thì cơ chế bảo vệ hiến pháp phải có thể chế bảo vệ Hiến pháp minh bạch, thống nhất, thực tế.Thiết chế bảo vệ Hiến pháp phải có tính độc lập. Sự độc lập ấy không thể hiểu theo nghĩa đứng trên, khuynh loát các thiết chế quyền lực khác mà chỉ thuần túy là biện pháp bảo vệ, bảo đảm cho hiến pháp đƣợc toàn vẹn và tôn trọng. Các quy phạm pháp luật để bảo vệ Hiến pháp cần đƣợc xây dựng rõ ràng và thể hiện ở cả tầm hiến định. Hoạt động quan trọng và cơ bản nhất của bảo hiến là kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản luật và hành vi công quyền. Vì thế, cần có cơ chế phán quyết Hiến pháp để mọi văn bản pháp luật, mọi hành vi vi hiến đều phải đƣợc xử lý triệt để. Hiến pháp cần đƣợc áp dụng trực tiếp để các quyền hiến định đi vào cuộc sống, chống lại các hành vi công quyền tiêu cực. Đồng thời hoạt động giải thích Hiến pháp phải đƣợc đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả bởi một cơ quan chuyên trách, tránh mọi xung đột mang tính thẩm quyền, giải thích Hiến pháp một chiều và tùy tiện ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, những cá thể chịu sự tác động mạnh mẽ nhất và thậm chí là tiêu cực nhất của quyền lực nhà nƣớc. 91 KẾT LUẬN Trƣớc những thử thách trong thực tế mà Hiến pháp nƣớc ta đang gặp phải thì việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo hiến bằng pháp luật là vô cùng cần thiết. Học tập và tiếp thu kinh nghiệm bảo hiến đã có lịch sử thực tiễn của các mô hình phổ biến trên thế giới kết hợp với đƣờng lối chủ trƣơng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và xây dựng pháp luật của Đảng và nhà nƣớc ta để đảm bảo các định hƣớng và quyền con ngƣời là việc làm cần thiết. Điểm xuất phát đầu tiên có thể là các cơ chế mang tính thử nghiệm, tham vấn để đƣa ra các vấn đề cần bảo vệ trong hoạt động quản lý xã hội trong đó kết hợp với đội ngũ Luật sƣ và truyền thông để nhận đƣợc sự phản biện và giám sát khách quan cần thiết. Cơ chế có tính tài phán sẽ đƣợc hoàn thiện dần sau khi đã có kinh nghiệm hoạt động tham vấn để nâng cao hiệu lực hiệu quả của cơ chế bảo hiến. Vấn đề này cần đƣợc sớm đƣa ra thảo luận, lấy ý kiến nhân dân và các nhà khoa học để thực hiện một cách thận trọng nhƣng đạt hiệu quả trong thực tế đáp ứng xu thế phát triển của đất nƣớc khi dân trí trong ngày một cao, các đòi hỏi về quyền công dân – quyền con ngƣời ngày càng cấp bách và trong bối cảnh Việt nam đang tích cực hòa nhập quốc tế theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả song phƣơng và đa phƣơng. Xây dựng cơ chế bảo hiến hiệu lực và hiệu quả trên phải cơ sở làm rõ các yếu tố cấu thành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, đƣa ra đƣợc nền tảng lý luận để dựa vào đó tạo dựng cơ chế bảo hiến đƣợc tổ chức khoa học, có sự liên kết với các thiết chế khác và không ảnh hƣởng hay đứng trên quyền lực nhân dân. Đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo tránh xu hƣớng lợi dụng hoạt động bảo Hiến làm chệch hƣớng chính trị gây mất ổn định xã hội và thực sự phải xuất phát từ mục tiêu đảm bảo mọi quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Nhƣ vậy, cơ chế bảo hiến bằng pháp luật mới phát huy đƣợc hết giá trị vốn có của nó trong công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Ngọc Báu (2016), Phân tích so sánh cơ chế bảo vệ Hiến pháp của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt nam, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội - Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chế ước quyền lực nhà nước,NXB. Đà Nẵng. 3. Trần Văn Duy (2016), Vi phạm Hiến pháp trong hoạt động tư pháp ở Việt nam,thực trạng và giải pháp, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội - Học viện Hành chính Quốc gia. 4. Đại học quốc gia Hà nội(2014), Giáo trình Luật hiến pháp Việt nam, NXB. Đại học Quốc gia. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TƯ của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. 6. Bùi Hải Đƣờng (2015), Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt nam, Luận văn Thạc sĩ luật học. 7. Trần Ngọc Đƣờng (2016), Các yếu tố chi phối sự ra đời, hoạt động của cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt nam, Sự hình thành và phát triển tư tưởng về bảo vệ hiến pháp, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội - Học viện Hành chính Quốc gia. 8. Tƣ Giang (2016), “Chống điều kiện kinh doanh nhƣ cuộc chiến với cối xay gió”, Thời báo Kinh tế Sài gòn. 93 9. Võ Trí Hảo (2016), Hợp hiến đại chúng và các giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo Hiến pháp 2013, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội - Học viện Hành chính Quốc gia. 10. Võ Trí Hảo (2014), Quyền hiến định không thể tùy tiện cắt xén”, Thời báo Kinh tế Sài gòn . 11. Nguyễn Thị Hồng (2011), “Học từ Hiến pháp 1946 - Cần nhìn nhận cả ƣu điểm và hạn chế” Tạp chí Tia sáng. 12. Nguyễn Đức Lam (2016), Vi hiến trong hoạt động của hành pháp:Thực trạng nguyên nhân và một số kiến nghị, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội - Học viện Hành chính Quốc gia. 13. Trần Quỳnh Nga (2009), “Hội đồng bảo hiến của Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Luật học. 14. Thịnh Phát (2012), “Bảo hiến là gì?” (nguồn: “phapluat.com”) 15. Quốc hội (1946), Hiến pháp. 16. Quốc hội (1959), Hiến pháp. 17. Quốc hội (1980), Hiến pháp. 18. Quốc hội (1992, 2001), Hiến pháp. 19. Quốc hội (2013), Hiến pháp. 20. Quốc hội(2015) Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 21. Quốc hội(2014) Luật tổ chức Quốc hội 22. Quốc hội(2015) Luật tổ chức chính phủ 23. Quốc hội(2003) Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng 24. Quốc hội(2015) Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng 25. Quốc hội(2015) Luật Luật sƣ số 20/2012/QH13 94 26. Tào Thị Quyên (2012), Cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 27. Tào Thị Quyên (2012), Cơ chế bảo vệ hiến pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB. Chính trị - Hành chính. 28. Tào Thị Quyên (2016), Thực trạng cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt nam, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội - Học viện Hành chính Quốc gia. 29. Bùi Ngọc Sơn (2011), “Bài học từ Hiến pháp 1946: Ý chí nhân dân”, Tạp chí Tia sáng. 30. Nguyễn Quốc Sửu (2016), Lịch sử bảo hiến ở Việt nam, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội - Học viện Hành chính Quốc gia. 31. Trịnh Đức Thảo (2016), Sự hình thành và phát triển tư tưởng về bảo vệ hiến pháp, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội - Học viện Hành chính Quốc gia. 32. Đào Trí Úc, Nguyễn Nhƣ Phát và các tác giả (2007), Tài phán Hiến pháp và vấn đề xây dựng mô hình tài phán hiến pháp ở Việt Nam, NXB. Công an Nhân dân. 33. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội - Viện nghiên cứu lập pháp (2013), Báo cáo kết quả Các nghiên cứu chuyên đề phục vụ sửa đổi hiến pháp 1992. 34. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2016), Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa 13 của Quốc hội (tháng 3/2016).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_co_che_bao_ve_hien_phap_bang_phap_luat_o_viet_nam_h.pdf
Luận văn liên quan