Ngày nay, Du lịch là nhu cầu bức thiết của toàn thểxã hội và của tất cả
mọi người. Thịtrường Du lịch quốc tếvà nội địa nói chung rất đa dạng và
phong phú. Du lịch là ngành “công nghiệp không khói” và nóđem lại “siêu lợi
nhuận” đồng thời là nguồn thu ngoại tệrất lớn cho mỗi quốc gia. Việt Nam là
một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp
vô cùng với những tài sản vô cùng quý giá do ông cha ta, do lịch sửđểlại.
Đây là những vốn liếng để chúng ta phát triển và xây dựng ngành Du lịch
phát triển mạnh mẽ, làm giàu cho tổquốc.
73 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ sở pháp lý về du lịch và vấn đề hợp tác quốc tế vềdu lịch ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, trong đó xác
định các chủ thể quản lý và nội dung quản lý, tạo điều kiện để công tác quản
lý hoạt động tại các khu, tuyến, điểm du lịch đi vào nề nếp, góp phần khắc
phục tình trạng lộn xộn trong hoạt động kinh doanh dv, hàng hoá, không đảm
bảo trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại một số khu, tuyến, điểm du lịch hiện
nay.
Mục 2 quy định vềđô thị du lịch. Đây là khái niệm mới so với Pháp lệnh
Du lịch. Nội dung của mục này gồm quy định vềđiều kiện, thủ tục, thẩm
quyền công nhận đô thị du lịch và một số cơ chế nhằm phát triển và quản lýđô
thị du lịch. Chẳng hạn đểđược công nhận làđô thị du lịch Điều 31 của Luật
quy định các điều kiện như sau:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh
giới đô thị và khu vực liền kề;
- Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát
triển du lịch;
Luận văn tốt nghiệp
- Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu
nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của
Chính phủ.
Mục đích của những quy định này nhằm phát triển thương hiệu du lịch ở
một sốđô thị có lợi thế phát triển du lịch, đồng thời tạo cơ sở pháp lý bảo đảm
cho việc phát triển và quản lýở các đô thị du lịch theo hướng bền vững.
* Khách du lịch:
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, bảo đảm an toàn
cho khách du lịch là một trong những nội dung được chủtọng trong Luật Du
lịch, thể hiện tại nhiều điều trong Luật Du lịch song được quy định tập trung
một lần nữa Luật Du lịch, khái quát như thế nào là khách du lịch qua điều 34
của Luật
- Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
- Khách du lịch nội điạn là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cưở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Đểđảm bảo an toàn cho khách du lịch, Điều 37 quy định cơ quan Nhà
nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng
các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tính mạng, sức
khoẻ, tài sản của khách du lịch, ngăn chặn những hành vi thu lời bất chính đối
với khách. Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp
thời có biện pháp cứu hộ, cứu nạn cần thiết để hạn chếđến mức thấp nhất thiệt
hại đối với khách du lịch ; các khu du lịch, điểm du lịch có các biện pháp
phòng tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho
khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thông báo
kịp thời cho khách du lịch về các trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy
cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch; áp dụng các biện pháp cần thiết
Luận văn tốt nghiệp
và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu
cho khách du lịch.
* Kinh doanh du lịch:
Luật quy định các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Ngoài
nhiều quy định kế thừa Pháp lệnh du lịch, Luật này bổ sung thêm một số quy
định mới đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của thực tiễn như: quy định về doanh
nghiệp lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng lữ hành, đại lý lữ hành,
kinh doanh vận chuyển khách du lịch, trong đó có bổ sung hai ngành nghề
kinh doanh là kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh
nhà hàng và các dịch vụ khác trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch…
Theo điều 39 của Luật Du lịch quy định quyền của tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch:
- Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều
ngành, nghề kinh doanh du lịch.
- Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.
- Tổ chức, tham gia hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục
quảng bá chung của ngành du lịch
- Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và
nước ngoài.
Vàđiều 40 quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch:
- Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
- Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh,
giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép.
- Thông báo bằng văn bản với cơ quan Nhà nước về du lịch có thẩm
quyền thời điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy
đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch.
- Thông tin rõ ràng công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các
dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách hàng du lịch; thực hiện đầy đủ các
Luận văn tốt nghiệp
nghĩa vụđã cam kết với khách du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch
do lỗi của mình gây ra.
- Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của
khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc
nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch.
- Thực hiện chếđộ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo
quy định của pháp luật.
Tại điều 43, quy định các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tếđược kinh doanh lữ hành nội
địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành
quốc tế.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, kinh doanh du lịch quy định
tại Điều 39 vàĐiều 40 của Luật này, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam.
+ Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du
lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch nội địa.
+ Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải
quan;
+ Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật
và các quy định của Nhà nước Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân
tộc; quy chế nơi đến du lịch;
+ Sử dụng hướng dẫn viên hướng dẫn cho khách du lịch là người nước
ngoài; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian
hướng dẫn khác du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
+ Xây dựng, quảng cáo, bán và tc thực hiện chương trình du lịch cho
khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch nội địa;
+ Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài
trong thời gian thực hiện chương trình du lịch;
+ Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải
quan;
+ Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật
và các quy định của nước đến du lịch;
+ Có trách nhiệm quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã ký
với khách du lịch.
Tại điều 57, quy định về kinh doanh vận chuyển khách du lịch:
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận
chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại
các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đăng ký
kinh doanh và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận chuyển khách theo
quy định của pháp luật.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
quy định tại Điều 39 vàĐiều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh
vận chuyển khách du lịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch:
- Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch
hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
- Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 58 của Luật này trong quá
trình kinh doanh;
- Mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận
chuyển;
Luận văn tốt nghiệp
- Gắn biển hiệu chuyên chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên
phương tiện vận chuyển.
Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch quy định tổ chức, cá nhân kinh
doanh lưu trú du lịch phải cóđủ các điều kiện sau đây:
- Các điều kiện chung:
+ Cóđăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;
+ Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự vệ sinh môi trường, an toàn
phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du
lịch.
- Các điều kiện cụ thể:
+ Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây
dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản
lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếphạng tương ứng đối với mỗi loại,
hạng;
+ Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối
thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng
đối với mỗi loại, hạng;
+ Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhàở có phòng cho
khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối
thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
Các quy định vềđiều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của tổ chức,
cá nhân kinh doanh trong từng lĩnh vực ngành nghềđược Luật quy định cụ thể
và chặt chẽ. Cụ thể làđối với kinh doanh lữ hành quốc tế. Luật Du lịch làm rõ
hai loại hoạt động: đưa khách du lịch quốc tế vào Việt Nam vàđưa khách du
lịch Việt Nam ra nước ngoài. Trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành đưa
khách du lịch là người Việt Nam ra nước ngoài được quy định chặt chẽ hơn
nhằm bảo vệ quyền lợi của người Việt Nam đi ra nước ngoài. Một nội dung
mới được quy định trong Luật Du lịch là quy định về việc mua bảo hiểm cho
khách du lịch, trong đó, việc mua bảo hiểm du lịch là bắt buộc đói với doanh
Luận văn tốt nghiệp
nghiệp lữ hành đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Đối với khách du
lịch nội địa, các doanh nghiệp có trách nhiệm mua bảo hiểm cho khách khi
khách có yêu cầu. Đối với khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam thông
thường đã mua bảo hiểm ở nước ngoài, do đó, Luật không quy định doanh
nghiệp lữ hành phải mua bảo hiểm. Tuy nhiên, để bảo đảm khách du lịch
nước ngoài vào Việt Nam có bảo hiểm du lịch, Điều 52 quy định trong nội
dung của hợp đồng lữ hành được ký giữa doanh nghiệp lữ hành và khách du
lịch phải cóđiều khoản về lữ hành cho khách du lịch. Đối với hoạt động kinh
doanh dịch vụ lưu trú, Luật quy định theo hướng mởđể tạo điều kiện cho các
tầng lớp dân cư trong xã hội kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch. Tại Điều 62,
ngoài các cơ sở lưu trú du lịch truyền thống còn có quy định về nhà dân có
phòng cho khách du lịch thuê. Đểđảm bảo chất lượng dịch vụ, các tiêu chuẩn,
điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất, dịch vụ vàđội ngũ nhân
viên được quy định chặt chẽ, phù hợp với từng loại cơ sở lưu trú du lịch cụ
thể. Đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh
các dịch vụ du lịch khác, Luật quy định theo hướng tạo cơ sở pháp lý cho việc
xác nhận chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện cho việc phát triển các thương hiệu
dịch vụ như việc cấp các biển hiệu, xếp hạng đối với phương tiện vận chuyển
khách du lịch, công nhận tiêu chuẩn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ như
dịch vụăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, thông tin và các dịch vụ du lịch
khác… phục vụ khách du lịch tại du lịch, điểm du lịch vàđô thị du lịch.
* Về hướng dẫn viên du lịch:
Luật Du lịch quy định về các loại hướng dẫn viên, trong đó có bổ sung
thêm loại hướng dẫn viên du lịch nội địa đểđáp ứng yêu cầu thực tiễn về dịch
vụ hướng dẫn cho khách du lịch nội địa hiện nay. Nội dung Luật còn có các
quy định vềđiều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên, thẩm quyền cấp, đổi, thu hồi
thẻ hướng dẫn viên; quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên và những điều
cấm đối với hướng dẫn viên. Trong Chương này còn có một điều quy định về
Luận văn tốt nghiệp
thuyết minh viên là người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch trong phạm
vi khu du lịch và các điểm tham quan du lịch.
* Xúc tiến du lịch
Luật quy định về nội dung xúc tiến du lịch. Nhà nước tổ chức, hướng
dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi vềđất nước, con người Việt Nam
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công
trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân
trong nước và cộng đồng quốc tế.
- Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn
minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc.
- Huy động các nguồn lực đểđầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du
lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn
hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu
hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng
các dịch vụ du lịch;
- Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với
thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch.
Chính sách xúc tiến du lịch gồm:
- Nhà nước quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch ở trung ương vàđịa phương với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du
lịch trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Bộ, ngành, cơ quan thông tin đại chúng trong phạm vi nhiệm vụ và
quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch ở trung ương tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du
lịch ở trong nước và nước ngoài.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chuyên gia, phương
tiện thông tin đại chúng nước ngoài tham gia vào hoạt động tuyên truyền,
quảng bá nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người, du lịch Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp
- Nhà nước khuyến khích và có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về
du lịch cho các cấp, cácngành, các tầng lớp dân cư trong xã hội.
* Hợp tác quốc tế về du lịch: Hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng,
Luật Du lịch đã giành những điều khoản quy định cụ thể vấn đề này.
Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ
chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi
bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du
lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường
quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Về quan hệ với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài, các tổ chức du
lịch quốc tế và khu vực quy định:
- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương theo chức năng và
trong phạm vi phân cấp thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện cho Việt
Nam trong hợp tác du lịch song phương, đa phương với cơ quan du lịch quốc
gia của nước ngoài và trong các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
- Việc đặt văn phòng đại diện của cơ quan du lịch nước ngoài, của tổ
chức du lịch quốc tế và khu vực tại Việt Nam được thực hiện theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ.
Phần này khẳng định chính sách hợp tác quốc tế về du lịch của Nhà
nước về du lịch ở Trung ương làđại diện chính thức cho Việt Nam tại các tổ
chức du lịch quốc tế và khu vực.
* Về Thanh tra du lịch, giải quyết yêu cầu kiến nghị của khách:
So với Pháp lệnh Du lịch, Chương này có một điều mới quy định về
giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch, theo đó, tại các đô thị du lịch,
khu du lịch và nơi có lượng khách du lịch lớn, cơ quan du lịch cấp tỉnh có
trách nhiệm tổ chức tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch để chuyển
đổi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm giải quyết.
Cuối cùng làđiều khoản thi hành gồm 2 điều quy định về thời điểm có
hiệu lực của Luật và trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật du lịch.
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG III
HỢPTÁCQUỐCTẾVỀ DULỊCHCỦA VIỆT NAM
3.1. Tham gia các Tổ chức - Hội nghị về Du lịch.
Thực hiện hợp tác đa phương, đa chiều. Đó là việc thành lập lên các tổ
chức quốc tếở khu vực và trên thế giới để giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các
tổ chức như Liên Hợp Quốc (UN) với mục đích duy trì nền hoà bình, an ninh
trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên
nguyên tắc bình đẳng, tự chủ, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Ở Châu Âu có Cộng
đồng Kinh tế chung Châu Âu EEC,với các quy định riêng vềđồng tiền, chiến
lược đường lối phát triển chung của các nước trong khối và các nước trong
khối giúp đỡ nhau cùng phát triển. ỞĐông Nam Á có tổ chức ASEAN, bao
gồm 11 nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á, nhằm liên kết hợp tác
để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước trong khu vực. Với mục
đích giúp đỡ phát triển Du lịch trên phạm vi toàn thế giới, tổ chức Du lịch thế
giới (WTO) được thành lập ngày 2/1975. ỞĐông Nam Áđể phục vụ cho sự
phát triển Du lịch, năm 1971 ASEAN thành lập Hiệp hội Du lịch của các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN - TA) và một loạt các tổ chức quốc tếđược thành
lập như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tổ chức APEC....
Mặt khác, việc ký kết các hiệp định song phương giữa các nước với
nhau cũng đựơc tăng cường. Các hiệp định được kí kết giữa Việt Nam với các
bên đối tác như kí Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam -
Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Nhật Bản....
Ngoài việc tăng cường các hoạt động hợp tác song phương vàđa
phương, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế còn có nhiều hình thức khác
nữa như việc mở rộng hợp tác tiểu vùng. Việc các nước tăng cường mở rộng
các hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tếđất nước,
một nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất cho các vấn đềđược đề cập tới, mặt
Luận văn tốt nghiệp
khác thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo này mà các hoạt động của hợp tác
quốc tếđựơc gắn kết hơn, được nâng lên một tầm cao mới.
Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế góp phần đẩy mạnh thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển
kinh tế nội địa. Thúc đẩy việc đặt các mối quan hệ với các nhàđầu tư nước
ngoài, thực hiện mở rộng chính sách tăng cường mở các khu kinh tế liên
doanh với nước ngoài; tham gia các chương trình vay vốn từ nguồn ODA,
FDI, WB....
Các hình thức tiến hành quá trình hội nhập rất đa dạng, dưới nhiều
phương thức khác nhau và cái gì cũng có tính hai mặt của nó, hội nhập một
mặt tạo ra những cơ hội, thuận lợi đồng thời với nó là những khó khăn và
thách thức. Mỗi nước căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội nứơc mình để tìm ra
hướng hội nhập đúng đắn, làm kim chỉ nam cho mọi hành động nhằm đưa đất
nước tiến lên, nhằm phát huy được thế mạnh, cơ hội đồng thời tìm mọi cách
khắc phục và hạn chế những khó khăn thách thức đặt ra để xây dựng thành
công đất nước. Việt Nam với tình hình đất nước vẫn còn nhiều khó khăn
muốn hoàn thành được mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công
nghiệp thì cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, một trong những đường lối chiến
lược của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là thực hiện hội nhập
khu vực và quốc tế, kết hợp với phát huy nguồn nội lực đất nước và tận dụng
tối đa mọi cơ hội từ bên ngoài cóđược trong quá trình hội nhập. Đất nước thực
hiện đường lối đổi mới năm 1986, nhưng tiến trình hội nhập kinh tế của Việt
Nam vào khu vực và quốc tế mới thực sựđược tiến vào đầu những năm 90 của
thế kỷ 20. Gần hai thập kỷ thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam
thu được những thành công đáng kể, bên cạnh đó cũng còn những hạn chế cần
khắc phục. Đó là chúng ta đã xây dựng được đất nước ta có nền kinh tế năng
động hơn, nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường, theo đúng quy
luật phát triển của nền kinh tế thế giới, từng bước đưa nước ta vượt qua khỏi
Luận văn tốt nghiệp
mức sống nghèo đói, không còn cảnh “cơm lo từng bữa nữa”, nâng cao mức
sống của đại bộ phận dân cư. Quá trình phát triển này cũng tồn tại nhiều hạn
chế, nhiều tiêu cực xã hội phải gánh chịu như tệ tham ô, ăn hối lộ, xa hoá bộ
phận cán bộ lãnh đạo Nhà nước, các vấn đề toàn cầu đặt ra rất gay gắt. Tuy
nhiên không thể phủ nhận những thành công, tiến bộ của cơ chế kinh tế mở
cửa, hội nhập khu vực và quốc tế. Vì vậy, con đường màĐảng và Nhà nước ta
lựa chọn là hoàn toàn đúng với xu thế chung của thế giới ngày nay.
Trong xu thế chung hoà nhịp với hội nhập các ngành kinh tế, Du lịch
Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta xác định là ngành kinh tế sẽ trở thành
mũi nhọn. Thực hiện phát triển ngành Du lịch theo xu hướng hội nhập khu
vực và thế giới, Du lịch Việt Nam đã có những thành công đáng tự hào, bên
cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại và xuất hiện những thách thức.
3.2. Ký kết các Điều ước quốc tếđa phương và song phương giữa Việt
Nam và các nước về Du Lịch
Ngành Du lịch Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hợp tác với bên ngoài,
tạo ra sự liên tiếp cũng nhưđiều kiện hội nhập với khu vực và trên thế giới.
Hợp tác, ký kết đa phương được đẩy mạnh và chủ trương hơn những
năm trước đây, Du lịch Việt Nam xuất hiện trong các diễn đàn, các sự kiện
quốc tế với vị thế mới, cao hơn. Tại diễn đàn Du lịch ASEAN - AFT 2001, ở
Brunây, Du lịch Việt Nam tranh thủ tuyên truyền quảng bá chương trình
hành động quốc gia về Du lịch, đồng thời đưa ra sáng kiến thúc đẩy hợp tác
Du lịch ASEAN +3 (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản). Tranh
thủ sự tài trợ của Hàn Quốc, Du lịch (KOTFA) tháng 5/2001, trong khuôn
khổ hợp tác ASEAN và Hàn Quốc vào Việt Nam Du lịch.
Tiến đến quá trình hợp tác, ký kết Du lịch đa phương trong tiểu vùng
được tiếp tục đẩy mạnh trong các nội dung hợp tác, ký kết Du lịch tiểu vùng
Mê Kông mở rộng, hợp tác, ký kết phát triển khu vực hành lang Đông - Tây,
bước đầu chuẩn bị cho hợp tác, ký kết Du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia,
Luận văn tốt nghiệp
xây dựng nội dung dự thảo chương trình hành động hợp tác sông Mê Kông -
Sông Hồng.
Du lịch Việt Nam chú trọng và bắt đầu thực sự tham gia hợp tác Du
lịch APEC, xây dựng kế hoạch riêng lẻ (IAP), tham gia nhằm công tác Du
lịch APEC lần 18 và diễn đàn Du lịch APEC lần thứ 2. Tổng cục Du lịch đã
chuẩn bị phương án cam kết lĩnh vực Du lịch, phục vụ Việt Nam đàm phán ra
nhập tổ chức thương mại thế giới.
Thực hiện chủ trương phát triển Du lịch gắn với lễ hội và sự kiện ngành
Du lịch đã chủđộng và phối hợp với các ban, ngành vàđịa phương liên quan
đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế. Tháng 5/2001 đãđăng cai tổ chức thành
công phiên họp lần 4 nhóm công tác hợp tác dịch vụ ASEAN tại Hà Nội, tổ
chức các chuyến khảo sát, hoạt động PATA trung ương, của ESCAP...
Bên cạnh hợp tác, ký kết đa phương, hợp tác ký kết song phương cũng
được tăng cường, mang lại kết quả và hiệu quả thiết thực. Hiệp định hợp tác
Du lịch Việt Nam - Ấn Độđãđược ký kết, đưa số hiệp định Du lịch song
phương lên 16. Mối quan hệ hợp tác Du lịch lịch Việt Nam - Lào được đẩy
lên tầm cao mới, thể hiện trong chương trình hợp tác 2001 - 2002.
Để thu hút khách Du lịch Trung Quốc, 6 tháng đầu năm các thủ tục cần
thiết thực hiện nội dung ghi nhớđã ký kết đưa công dân Trung Quốc vào Du
lịch Việt Nam bằng hộ chiếu đã từng bước được hoàn tất và Chính phủ thức
được triển khai từ ngày 10 - 6 - 2001, tăng cường khai thác Du lịch từ thị
trường trọng điểm khách Trung Quốc, Singapore đã tài trợđể triển khai thực
hiện các khoáđào tạo cho cán bộ Du lịch Việt Nam, hợp tác phát triển nguồn
nhân lực Du lịch Việt Nam - Singapore.
Hợp tác với các nước khác chưa ký hiệp định cũng được chúýđẩy
mạnh. Việc tổ chức đón đoàn lữ hành báo chí Bỉ, đón và làm việc với đoàn
Du lịch CuBa, cùng với Gớt tại Hà Nội tổ chức hội thảo “đặc điểm thị trường
Du lịch Đức và biện pháp thu hút khách Đức vào Việt Nam Du lịch” thu hút
Luận văn tốt nghiệp
quan tâm, tham dựđại biểu của nhiều doanh nghiệp trong cả nước, phối hợp tổ
chức cho nhóm chuyên gia JICA Nhật Bản tiếp cận thực tế, đảm bảo tốt tiến
độ dựán, nghiên cứu quy hoạch phát triển Du lịch miền Trung, do chính phủ
Nhật Bản tài trợ trị giá 2 triệu USD.
Công tác hợp tác quốc tế trong 6 tháng đầu năm thể hiện rõ tính chất đa
dạng, đa phương vàđa tầng. Các địa phương đã quan tâm và chúý khai thác hỗ
trợ và hợp tác quốc tếđể phát huy Du lịch địa phương. Các ngành như ngoại
giao, thương mại, văn hoá, thông tin... đều chúý hỗ trợ công tác quốc tế về Du
lịch. Một số hãng thông tấn nước ngoài nhất là các phóng viên nước ngoài
thường trú tại Việt Nam được cung cấp thông tin Du lịch đầy đủ vàđều đặn
hơn, tuyên truyền nhiều cho Du lịch Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu
quảng bá xúc tiến Du lịch trong tình hình mới.
3.3. Vấn đề Du lịch trong giai đoạn phát triển mới của đất nước ta.
Với nền kinh tế thị trường, việc hội nhập với nền kinh tế thế giới và
khu vực là một tất yếu khách quan không chỉđối với lĩnh vực Du lịch mà cả
các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân. Theo chủ trương của Chính
phủ, cuối năm 2005, Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Cùng với sự kiện nàylà việc thực hiện các cam
kết của Chính phủ với các Hiệp định Thương mại song phương, đặc biệt là
Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.
Các doanh nghiệp sẽ bước vào một thị trường mới rộng lớn hơn và có
những cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn
lực được đào tạo, rèn luyện ngang tầm với thời cuộc và có tầm với dân tộc.
Theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, đến năm
2008, các hãng lữ hành của Mỹ sẽđược quyền trực tiếp đưa khách vào Việt
Nam. Như vậy, trong lĩnh vực Du lịch, khách Du lịch nước ngoài sẽđi theo
các chương trình Du lịch của các hãng nước ngoài, sẽở vàăn tại các khách
sạn, nhà hàng do người nước ngoài đầu tư và quản lý, sẽ sử dụng những dịch
Luận văn tốt nghiệp
vụ do người nước ngoài tổ chức. Khi đó, các doanh nghiệp Du lịch và khách
sạn của Việt Nam chỉ còn làm vai trò làđại lý hoặc đại diện cho nước ngoài
mà thôi. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ sử dụng nguồn lao động tại chỗ với
chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng phục vụ vàđảm bảo quyền lợi cho
khách Du lịch. Khái niệm lao động chất lượng cao ởđây có thể hiểu đó là
những người có kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ (ngoại
ngữ theo thị trường của khách đến, và theo nghề nghiệp đang làm), cóý thức
đối với công việc, có khả năng giao tiếp tốt và có sức khoẻ. Điều này, đòi
hỏi các cơ sởđào tạo nguồn nhân lực phục vụ Du lịch phải có kế hoạch và
chiến lược đào tạo cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc hội nhập về lĩnh vực Du lịch, thì việc hội nhập trong lĩnh
vực đào tạo cũng tiến hành đồng thời. Các cơ sởđào tạo của nước ngoài không
chỉ quảng bá tuyên truyền để thu hút người đi du học tự túc tại các nước mà
còn được Nhà nước tạo điều kiện cho mở trường 100% vốn nước ngoài để thu
hút học sinh và sinh viên trong nước. Như vậy, trong tương lai không chỉ có
các trường công lập, dân lập, tư thục mà có cả các trường của nước ngoài đào
tạo về Du lịch và khách sạn được đặt tại Việt Nam. Đây chính là thách thức
rất lớn buộc các cơ sởđào tạo phải nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu
cầu của xã hội cũng như các doanh nghiệp Du lịch. Mặt khác, đây cũng là cơ
hội để các cơ sởđào tạo Du lịch chấn chỉnh đội ngũ giáo viên, năng động, bám
sát thực tiễn hoạt động kinh doanh, gắn kết, hội nhập với cá cơ sởđào tạo của
nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, liên kết, hợp tác cùng phát triển.
Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tếđược đẩy mạnh hơn năm 2003, thể
hiện rõ nhất trong việc tăng cường các hoạt động hợp tác song phương vàđa
phương, tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và châu lục. Nhờ thếđã
tranh thủ khai thác thêm nguồn lực cho sự phát triển; tích cực tham gia và
khai thác những lợi thế và quyền lợi của mình trong việc tham gia các tổ chức
Du lịch quốc tế và khu vực (Tổ chức Du lịch thế giới WTO, Hiệp hội Du lịch
Luận văn tốt nghiệp
châu Á - Thái Bình Dương PATA), các diễn đàn Du lịch như Diễn đàn Du
lịch ASEAN (ATF), Hội nghị hợp tác Du lịch ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng
Du lịch APEC tại Chilê. Tranh thủ tục sự giúp đỡ, tư vấn của các tổ chức
quốc tế như Tổ chức Du lịch các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch Thế
giới, Tổ chức chức phát triển bền vững Hà Lan (SNV) trong việc xây dựng dự
thảo Luật Du lịch. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của các nước cho
phát triển nguồn nhân lực Du lịch như nguồn vốn do Luxembourg và Liên
minh châu Âu (EU) tài trợ. Năm 2004, đã có 15 dựán FDI đầu tư vào Du lịch
được cấp phép với số vốn trên 110 triệu USD.
Nhìn lại năm 2004 có thể thấy rằng, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, kịp
thời, phát huy tính sáng tạo chủđộng của toàn ngành, Du lịch nước ta đã một
lần nữa lại vượt khó, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tiếp
tục duy trìđược nhịp độ tăng trưởng khá.
3.4. Những kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển của du lịch Việt Nam
trong quá trình hội nhập
3.4.1. Hoàn chỉnh Pháp luật Việt Nam về Du lịch
Luật Du lịch được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 sẽ có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu
lực cao nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực Du lịch, tạo cơ sở pháp lýđưa hoạt
động Du lịch đi vào nề nếp. Tuy nhiên để Luật đi vào cuộc sống còn phải đòi
hỏi các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và hoàn chỉnh, bổ sung hàng loạt
các văn bản hướng dẫn thi hành đểđưa Luật vào cuộc sống. Đây là một nhiệm
vụ hết sức quan trọng - tiền đề của việc phát triển ổn định và bền vững du lịch
ở Việt Nam.
3.4.2. Củng cố bộ máy, cơ chế quản lý về Du lịch
Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn
2005-2010, Tổng cục Du lịch cần phải củng cố bộ máy quản lý sao cho ngang
Luận văn tốt nghiệp
tầm nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển
trong xu thế hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch cũng phải đổi mới phương pháp quản lý,
chú trọng hiệu quả nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật, xây dựng vàáp dụng một số
chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là năng
lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Ban
hành các qui định đểđiều chỉnh hoạt động của các loại hình kinh doanh du
lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập với quốc tế.
Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam nói chung hay Tổng cục Du lịch nói
riêng phải thành lập Cục xúc tiến du lịch; các Sở du lịch ở những địa bàn
trọng điểm, nhiều tiềm năng du lịch cũng cần củng cố phát và phát triển mạnh
mẽđể rồi tiến tới thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ngang tầm
với chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn.
Sau đó, Chính phủ cần sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình
thành các công ty hoặc tổng công ty mạnh và tăng cường vai trò chủđạo của
kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch. Việc đa dạng hoá sở hữu thông qua
cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng cần đẩy mạnh bằng cách thành
lập mới công ty cổ phần và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
kinh doanh du lịch để có thể huy động ngày càng tăng các nguồn lực của xã
hội vào phát triển du lịch. Vậy nên, để có thể quản lý có hệ thống thì Chính
phủ cũng nên thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
Ngoài ra, Tổng cục Du lịch cũng phải gắn mô hình đổi mới tổ chức
quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ vàđảm bảo ổn định,an
ninh, an toàn trong hoạt động của Ngành và với nhiệm vụ bảo đảm an ninh
quốc gia, trật tự xã hội.
Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp đơn giản hoá
các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Luận văn tốt nghiệp
Củng cố và thành lập các cơ quan hành chính sự nghiệp theo mô hình mới
thuộc Tổng cục để quản lý và tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và
xúc tiến du lịch làm đầu mối giúp Tổng cục chỉđạo thực hiện chiến lược.
3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Du lịch có năng lực, đạo đức
Đểđáp ứng nhu cầu trước mắt thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt
Nam có hiệu quả và chuẩn bị cho lâu dài xây dựng đất nước Việt Nam thành
một nơi du lịch lý tưởng trên thế giới, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh công
tác đào tạo lại vàđào tạo mới chất lượng đội ngũ cán bộ bằng cách xây dựng
mô hình đào tạo như: trường khách sạn và Học viện du lịch Quốc gia hoặc
Đại học chuyên ngành du lịch. Thíđiểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp
giữa cơ sởđào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước
và từ doanh nghiệp.
Kết hợp gắn giáo dục vàđào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo
quốc gia và chú trọng giáo dục toàn dân. Thực hiện phương châm Nhà nước,
doanh nghiệp và người lao động cùng làm đểđẩy nhanh công tác đào tạo lại
và bồi dưỡng lực lượng lao động trong du lịch, từng bước xã hội hoáđào tạo
du lịch; coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế vềđào tạo du lịch.
Đôn đốc, chỉđạo thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách cán bộ từ
việc qui hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý, đến đãi ngộ,... đặc
biệt chú trọng việc từng bước trẻ hoáđội ngũ cán bộ kết hợp ưu tiên, sử dụng
cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính
kếthừa. Đồng thời phải chú trọng đào tạo sử dụng vàđãi ngộ trí thức, trọng dụng
và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
3.4.4. Tăng cường hợp tác Quốc tế Du lịch
Đông thời với các giải pháp phát huy nội lực, Tổng cục Du lịch cần coi
trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tếđể phát triển nhanh du lịch Việt Nam,
gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Để
thực hiện được điều này chúng ta tích cực tham gia các hoạt động hợp tác
Luận văn tốt nghiệp
đàm phán ký kết gia nhập các Điều ước quốc tế song phương vàđa phương
trên các lĩnh vực với các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản,..., các cá nhân và tổ
chức như: WTO, PATA, ASEAN, ASEANTA, EU, APEC,... để tranh thủ kinh
nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa Du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi
kịp trình độ và hội nhập với sự phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới.
Tổng cục Du lịch cũng nên chủđộng tham gia hợp tác đa phương trong
khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ
của mình. Chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, thể chế và kinh tếđể hội nhập du
lịch ở mức cao khi sắp tới Việt Nam gia nhập WTO.
3.4.5. Tăng cường sự phối hợp giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam với
các bộ ngành, các địa phương
Tổng cục Du lịch cần hướng dẫn các địa phương xây dựng chiến lược
phát triển du lịch của địa phương trên cơ sở cụ thể hoá chiến lược quốc gia.
Xây dựng và tổ chức các chiến lược thông qua các công tác quy hoạch, kế
hoạch và chương trình du lịch quốc gia, các chương trình hành động cho từng
thời kỳ. Tổng cục cũng nên chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành nghiên cứu
các chủ trương, chính sách phát triển du lịch, việc xác định nhiệm vụđầu tư
Nhà nước và tín dụng ưu đãi Nhà nước hàng năm để thực hiện chiến lược.
Luận văn tốt nghiệp
KẾTLUẬN
Ngày nay, Du lịch là nhu cầu bức thiết của toàn thể xã hội và của tất cả
mọi người. Thị trường Du lịch quốc tế và nội địa nói chung rất đa dạng và
phong phú. Du lịch là ngành “công nghiệp không khói” và nóđem lại “siêu lợi
nhuận” đồng thời là nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho mỗi quốc gia. Việt Nam là
một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp
vô cùng với những tài sản vô cùng quý giá do ông cha ta, do lịch sửđể lại.
Đây là những vốn liếng để chúng ta phát triển và xây dựng ngành Du lịch
phát triển mạnh mẽ, làm giàu cho tổ quốc.
Để khai thác được triệt để những điều kiện thuận lợi đó chúng ta cần
phải tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn đểđưa Luật Du lịch vào cuộc
sống. Có như vậy công cuộc phát triển ngành Du lịch mới có thể diễn ra
nhanh chóng, suôn sẻ và thuận lợi.
Ngoài ra Luật Du lịch sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc hội
nhập với thế giới của ngành Du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung của
nước ta. Xu thế hội nhập trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu và tối quan
trọng, bởi vì không một quốc gia nào có thể tự phát triển mà không cần đến
các quan hệ với thế giới bên ngoài. Du lịch là ngành kinh tếđược Đảng và
Nhà nước ta xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung quan tâm phát
triển. Bản thân Du lịch là ngành kinh tế mang nhiều yếu tố yếu tố quốc tế và
hội nhập. Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Du lịch Việt
Nam trên cơ sở phát huy tiềm năng vốn có, những thế mạnh tài nguyên tự
nhiên, tài nguyên nhân văn, kinh nghiệm và thành tựu kinh tế chính trị xã hội
sau 18 năm đất nước tiến hành đổi mới đãđạt được những thành công đáng kể
từng bước nâng cao vị thế của Du lịch Việt Nam trong khu vực và trên trường
quốc tế.
Luận văn tốt nghiệp
Sức mạnh cạnh tranh của Du lịch Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu
kém và những thách thức đặt ra cho sự phát triển Du lịch trong tiến trình hội
nhập khu vực và quốc tế. Cần vai trò chủđộng của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền mở rộng hơn các quy định, pháp chếđể tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch trong và ngoài
nước. Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch của Việt Nam cũng cần
xác định rõ chiến lược kinh doanh của mình chủđộng tham gia hội nhập quốc
tế. Hội nhập mở ra hướng đi mới cho Du lịch Việt Nam, giúp thực hiện thành
công yêu cầu màĐại hội IX của Đảng đề ra: “Phát triển Du lịch thật sự trở
thành một ngành kinh tế, mũi nhọn,....đáp ứng nhu cầu Du lịch trong nước và
phát triển nhanh Du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển Du lịch của khu
vực”.
Luận văn tốt nghiệp
TÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Giáo trình hướng dẫn Du lịch - Nguyễn Văn Đình
2. Nhập môn Du lịch - NXB Thống kê, 2000
3. Giáo trình Kinh tế du lịch - Robert Lanquar - NXB Thế Giới Hà Nội - 1993
4. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995-2010 - Tổng cục Du
lịch.
5. Thị trường Du lịch - Nguyễn Văn Lưu - Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB
Thống kê, 1998.
6. Từđiển Bách khoa toàn thư, tập 1, Hà Nội, 1996
7. Tạp chí Du lịch của Tổng cục Du lịch các số năm 2001, 2004, 2005.
8. Văn bản Pháp lệnh về Du lịch.
9. Luật Du lịch đãđược ban hành do Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 (từ ngày 05 tháng 05 đến ngày 14 tháng 6 năm
2005 do Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã ký).
- Theo khoản 1 điều 87 Luật Du lịch thì Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng
01 năm 2006.
Luận văn tốt nghiệp
MỤCLỤC
Lời giới thiệu ................................................................................................ 1
Chương I: Du lịch và tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc
dân ................................................................................................................ 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 3
1.2. Khái niệm về Du lịch ............................................................................... 3
1.3. Tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân ............. 4
1.4. Đường lối đổi mới trong sự nghiệp phát triển Du lịch của Đảng ở Việt
Nam và những thành tựu về du lịch trong những năm qua .............................. 7
Chương II: Một số vấn đề về cơ sở pháp lý trong du lịch ....................... 14
2.1. Vài nét về tình hình pháp luật về Du lịch trước năm 2005 ..................... 14
2.2. Đánh giá chung sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh du lịch ......................... 17
2.3. Luật Du lịch - Cơ sở pháp lý cơ bản của du lịch Việt Nam ................... 37
2.3.1. Quá trình xây dựng Luật ..................................................................... 37
2.3.2. Quan điểm xây dựng Luật .................................................................. 39
2.3.3. Những nội dung cơ bản của Luật Du lịch ........................................... 39
Chương III: Hợp tác quốc tế về du lịch của Việt Nam ............................ 52
3.1. Tham gia các Tổ chức - Hội nghị về du lịch .......................................... 52
3.2. Ký kết các Điều ước quốc tếđa phương và song phương giữa Việt Nam
và các nước về Du lịch ................................................................................. 54
3.3. Vấn đề du lịch trong giai đoạn phát triển mới của đất nước ta ............... 56
3.4. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Du lịch trong
quá trình hội nhập ......................................................................................... 58
3.4.1. Hoàn chỉnh Pháp luật Việt Nam về Du lịch ........................................ 58
Luận văn tốt nghiệp
3.4.2. Củng cố bộ máy, cơ chế quản lý về Du lịch ........................................ 58
3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ du lịch có năng lực, đạo đức ..................... 59
3.4.4. Tăng cường hợp tác quốc tế du lịch .................................................... 60
3.4.5. Tăng cường sự phối hợp giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam với các bộ,
ngành, các địa phương .................................................................................. 61
Kết luận ....................................................................................................... 62
Tài liệu tham khảo...................................................................................... 64
Luận văn tốt nghiệp
TÓMTẮTLUẬNVĂN
Phần I: Lý do chọn đề tài: "Cơ sở pháp lý về du lịch và vấn đề hợp tác quốc
tế về du lịch ở Việt Nam"
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá du lịch đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu được - một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Du lịch Việt
Nam đang có những bước tiến triển rõ rệt, lượng khách trong nước và nước
ngoài ngày càng gia tăng. Ngành Du lịch đãđóng góp rất lớn vào nền kinh tế
nước ta và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện CNH-HĐH đất nước, cải
thiện đời sống của nhân dân. Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh Du lịch
ngày càng cao đãđưa Du lịch trở thành một ngành "Công nghiệp không khói"
đóng góp vai trò quan trọng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hơn nữa bản thân em là một hướng dẫn viên du lịch khách quốc tế cho các
nước nói tiếng Đức đến thăm di du lịch ở Việt Nam. Bởi vậy đã tự nhận thức
được rằng một người hướng dẫn viên không chỉ giỏi ngoại ngữ, có kinh
nghiệm, hiểu biết văn hoá mà còn phải hiểu biết sâu rộng luật pháp về Du lịch
nên em đã chọn đề tài cơ sở pháp lý về du lịch để làm đề tài Luận văn tốt
nghiệp của mình.
Phần 2: Nội dung đề tài luận văn ngoài lời giới đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo gồm 3 chương:
* Chương 1: Du lịch - tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc
dân.
Ở chương này em tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát
triển của Du lịch. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống
kinh tế - xã hội vàđã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và là một thói quen
trong nếp sống sinh hoạt trong xã hội hiện đại. Du lịch được coi như một
ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hút đối với nhiều ngành. Ở Việt Nam, ngay từ
những năm 1960 ngành Du lịch đã ra đời 45 năm hình thành và phát triển.
Đặc biệt trong thời kỳđổi mới hiện nay.
Tầm quan trọng của Du lịch trong nền kinh tế quốc dân và những thành
tựu về du lịch trong những năm qua. Du lịch không chỉ là nền kinh tế mang
lại hiệu quả kinh tế cao mà làđòn bảy thúc đẩy sự phát triển của các ngành
kinh tế khác trong lĩnh vực khoa học - xã hội và du lịch.
Số lượng khách quốc tế vào Việt Nam năm 1990 là 250.000 lượt. Năm
1992 tăng lên đến 440.000 lượt, đạt khoảng trên 30%. Đến năm 1994 đạt trên
60% làm các chuyên gia về du lịch của WTO phải ngạc nhiên. Sự ra đời của
pháp lệnh Du lịch tháng 02 năm 1999. Năm 2004 khách quốc tếđến Việt Nam
là 2,93 triệu lượt.
Đường lối đổi mới tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động
quốc gia về Du lịch. Xây dựng chương trình tiếp theo giai đoạn 2006-2010
Luận văn tốt nghiệp
tăng lượng khách quốc tế từ 6-7 triệu và 25 triệu lượt đến năm 2010. Mở rông
hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư.
* Chương II: Cơ sở pháp lý của du lịch Việt Nam
Chương này chú trọng nghiên cứu tình hình pháp lệnh về du lịch trước
năm 2005 (khi chưa có luật về du lịch). Đánh giá chung sau 5 năm thực hiện
pháp lệnh du lịch. Nêu ra được những điểm thành công và hạn chế của Pháp
lệnh đầu tiên ở Việt Nam về du lịch.
Đặc biệt, từ những kiến nghị qua tổng kết về pháp luật về du lịch em đã
giới thiệu và phân tích nội dung của Luật Du lịch, mặc dùđến tháng 1/2006
mới có hiệu lực, nhưng đây có thể coi là thành tựu to lớn của việc xây dựng
và hoàn chỉnh pháp luật Việt Nam. Qua đó cũng chỉ ra những việc cần làm
ngay để khi có hiệu lực là Luật Du lịch nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát
huy tất cả sức mạnh của Luật.
* Chương III: Hợp tác quốc tế về du lịch
Ở chương này chủ yếu là nêu những nét khái quát về việc hợp tác quốc
tế của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch trong thời gian qua.
1. Tham gia các tổ chức quốc tế về du lịch
- Thực hiện hợp tác đa phương đa chiều:
UN (Liên hợp quốc).
EEC (Cộng đồng quốc tế chung Châu Âu)
ASEAN (Khu vực Đông Nam Á)
WTO về du lịch được thành lập 02/1975
OPEC (tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ)
APEC (
- Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Lào, Nhật, Campuchia.
ODA: Vốn viện trợ
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
WB: Ngân hàng thế giới
2. Tổng kết các điều ước quốc tếđa phương và song phương giữa Việt
Nam và các nước về Du lịch… Bước đầu đưa ra một số nhận xét về các Điều
ước Quốc tế song phương vàđa phương mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và
những hoạt động đối ngoại nhằm quảng cáo nâng cao vị trí du lịch Việt Nam
trong bạn bè quốc tế, ví dụ: Việt Nam tại diễn đàn du lịch ASEAN- AFT 2001
tại Brunây đây là dịp tuyên truyền quảng bá chương trình hành động quốc gia
về Du lịch. ASEAN + 3 ASEAN Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản ký kết
du lịch tiểu vùng Mê Kông mở rộng, Lào, Campuchia. Hành động hợp tác
sông Mê Kong - Sông Hồng - Việt Nam được đàm phán gia nhập WTO. Hợp
tác với các nước khác chưa ký hiệp định cũng đươc chúýđẩy mạnh, chuẩn bị
tổ chức đón đoàn lữ hành báo chí Bỉ, làm việc với đoàn lữ hành du lịch Cu
Ba, Hội thảo với Viện Gớt tại Hà Nội để tìm hiểu "Đặc điểm thị trường Đức
và biện pháp thu hút khách Đức vào du lịch tại Việt Nam". Nghiên cứu quy
Luận văn tốt nghiệp
hoạch phát triển du lịch miền Trung do Chính phủ Nhật Bản tài trợ trị giá 2
triệu USD.
3. Bên cạnh đó chương này cũng khái lược một số nét về du lịch Việt
Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
- Theo chủ trương của Chính phủ cuối năm 2005, Việt Nam sẽ phấn đấu
để trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại - Thế giới WTO. Cùng sự
kiện này là việc thực hiện cam kết của Chính phủ với các hợp đồng thương
mại song phương đặc biệt Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Theo Hiệp định
từ nay đến 2008 các hãng lữ hành của Mỹ sẽđược quyền trực tiếp đưa khách
vào Việt Nam, mở các trường đào tạo về du lịch của nước ngoài với số vốn
100% tại Việt Nam. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Hiệp hội du lịch Châu Á -
Thái Bình Dương (PATA). Năm 2004 đã có 15 dựán FDI đầu tư vào du lịch
được cấp phép với số vốn trên 110 triệu USD.
Phần 3: Qua nghiên cứu rút ra được kết luận
Du lịch là ngành kinh tế không thể thiếu được ở Việt Nam. Trong thời
gian qua du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việt
Nam ngày càng hoàn thiện về mặt pháp luật từ chỗ không đến có Luật hoàn
chỉnh về Du lịch.
Ngày nay, Du lịch là nhu cầu bức thiết của toàn thể xã hội và của tất cả
mọi người. Du lịch là ngành "Công nghiệp không khói" và nóđem lại "siêu lợi
nhuận" đồng thời là nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho mỗi quốc gia: Việt Nam là
một quốc gia do thiên nhiên ưu đãi tạo ra nhiều cảnh quan đẹp và những tài
sản vô cùng quý giá do ông cha ta, do lịch sửđể lại. Mặc dù vậy sức mạnh
cạnh tranh du lịch Việt Nam hôm nay còn nhiều yếu kém và thách thức đặt ra
cho sự phát triển du lịch trong khu vực và quốc tế. Làm cuộc cách mạng lớn
về du lịch. Toàn Đảng, toàn dân thi đua phát huy nội lực để phục vụ cho phát
triển du lịch lên một tầm cao mới.
1. Những kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển của du lịch - Việt
Nam trong quá trình hội nhập
- Hoàn chỉnh pháp luật Việt Nam về du lịch. Luật du lịch đãđược quốc
hội thông qua ngày 14/06/2005. Sẽ có hiệu lực từ 01/01/2006 là văn bản quy
phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực du lịch tạo
cơ sở pháp lýđểđưa du lịch vào nề nếp. Tuy nhiên để luật du lịch đi vào cuộc
sống còn phải đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và hoàn chỉnh bổ
xung hàng loạt cácvăn bản hướng dẫn thi hành đểđưa luật vào cuộc sống. Đây
là một nhiệm vụ hết sức quan trọng vì tiền đề của việc phát triển ổn định và
bền vững du lịch ở Việt Nam.
2. Củng cố bộ máy, cơ chế quản lý về du lịch
Luận văn tốt nghiệp
Đưa kế hoạch 5 năm đến 2010, Tổng cục Du lịch cần củng cố bộ máy
quản lý sao cho ngang tầm nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn để hội
nhập quốc tế. Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty hoặc
tổng công ty → lập mới công ty cổ phần… Đơn giản hoá các thủ tục liên quan
đến khách du lịch.
3. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ du lịch có năng lực, đạo đức để thu hút
được nhiều khách du lịch. Để Việt Nam là một nơi du lịch lý tưởng trên thế
giới. Các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác đào tạo mới chất lượng quản lý
cán bộ… Học viện Du lịch quốc gia hoặc đại học chuyên ngành du lịch,
khách sạn… với phương châm nhà nước, doanh nghiệp và người lao động
cùng làm.
Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch: Tăng cường phối hợp Tổng cục
Du lịch, các bộ, ngành, địa phương để bảo đảm chất lượng phục vụ cho khách
du lịch.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Hội đồng!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hop_tac_quoc_te_ve_du_lich_o_viet_nam_8883.pdf