Mỗi một dạng câu, đúng hơn, ở mỗi một mô hình diễn ngôn như vậy, luận văn
phân tích hàng loạt những biến thể tương ứng và trong một chừng mực nhất định,
chúng tôi đã cố gắng giải thích sự tồn tại của chúng theo quan điểm chức năng. Chẳng
hạn: mô hình câu mô tả trọn vẹn -tức mô hình kết cấu 3 thành phần- rất phổ biến trong
khẩu ngữ, bởi sự phù hợp với kết cấu kể theo trật lự tuyến tính, có đầu có đuôi, có mở
đầu , có kết thúc. Hay mô hình CN1vị từ CN2 cũng là một biểu thức quen thuộc trong
khẩu ngữ, một mặt nó phát huy được tác dụng nhấn mạnh, mặt khác cho thấy tính chất
rề rà của khẩu ngữ.
Rõ ràng khi đi sâu vào phân lích các diễn ngôn khẩu ngữ, hàng loạt vấn đề lí thú
và bổ ích đặt ra. Chẳng hạn như các diễn ngôn khẩu ngữ với tư cách là một yếu tố cấuthành, sẽ có vai trò như thế nào trong các phong cách chức năng khác? Một câu hỏi lí
thú như vậy, rất tiếc lại vượt ra khỏi giới hạn của luận văn này.
188 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm khẩu ngữ nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn nỉ mà đánh giống gì. (LTTM, tr 46)
- Nói chuyện mà nghe chớ ăn năn giống gì. (LTTM, tr 73)
- Thơ nó nói giống gì đó. (KLNC, tr 29)
- Cô lại ăn cơm chơi mắc cở giống gì. Đi lại bàn ăn luôn thể. (KLNC, tr 59)
- Cưới giống gì được! Công việc chàm nhàm phải tính làm sao cho êm rồi sẽ
cưới chớ. (CG, tr30)
- Khổ giống gì! Nó nói lán chán, tao làm cho nó ở tù chớ. (CG, tr30)
- Chú nói phải quấy cho mà nghe chớ rũa giống gì. (CG, tr 40)
- Hễ cô ưng tôi thì tôi giao hết gia tài sự nghiệp của tôi cho cô làm chủ, cô muốn
giống gì cũng được hết thảy. (TPNS, tr 207)
- Con Túy nó đau mà hỏi giống gì! (CK, tr 118)
- M Phát bây giờ sướng quá! Có ruộng đất mênh mông, đi ra thì có xe hơi nhà,
làm việc thì gần mặt trời, vậy thì đúng bực sang giàu rồi, còn thiếu giống gì nữa đâu.
(ĂTTƠTT, tr 152)
- Đời nầy học cho biết thì thôi, bằng cấp bằng kéo làm giống gì. (MĐTS, tr 18)
- Khuya rồi sao cô chưa ngủ? Cô còn viết giống gì đó? (ĐT, trl68)
- Hôm trước cậu nói ông già cậu khuất rồi, vậy chớ bây giờ bà già cậu làm giống
gì ở đâu? (KT, tr41)
- Em đi qua buồn lắm, chắc qua chết, chớ học giống gì được nữa. (NĐ, tr 19)
- Con của anh Hai mà bả chở nó lên trên nầy làm giống gì? (NĐ, tr27)
- Giống gì lại chết, thứ cưới vợ chỗ nay không được ta kiếm chỗ khác, hết con
gái rồi hay sao. (TT, tr 230)
- Em có thấy anh Hai em làm giống gì ở ngoải hay không vậy em Giao? (VGCT,
tr 6)
3. Diễn đạt nội dung trái ngược
* " té ra, té ngửa, ngã ngửa"
- Khi ấy em thò tay mà níu mẹ em, té ra níu không kịp cùng thế , em đeo tấm ván
lấy chơn mà dò coi may có đụng hay chăng, chẳng dè mẹ em đã chìm mất không thể
nào cứu được. (CTKQ, tr 92)
- Té ra thằng nhỏ đó mầy đặt tên Được hay sao? (CĐMĐ, tr 41)
- Mầy tính ghé Cần Đước kiếm tiền té ra không kiếm được thêm, mà lại tốn của
mình hết một đồng bạc nữa. (CĐMĐ, tr 213)
- Té ra ông là thầy chùa hay sao? Chỗ nay là chùa phải hôn ông? (NCGĐ, tr50)
- Ờ, té ra em là con gái của ông Lý Kỳ Nguyên hay sao? (NCGĐ, tr77)
- Té ra mới nhắn bữa trước qua bữa sau ổng chết. (NCGĐ, tr 80)
- Anh ta đi một hồi, lại nghe có tiếng người ồ ào phía sau, anh ta tưởng xóm làng
theo bắt nên day mặt lại mà ngó, té ra không có ai hết. (CCNN, tr42)
- Mẹ đi, té ra ba tấm đây là ba trăm. (VNVT, tr, 7)
- Bây giờ cháu bỏ nó thì té ra cháu gạt gẫm nó. (CG, tr 36)Ngặt vì tôi với anh cả
là anh em ruột, bề nào cũng ruột thịt với nahu làm như vậy té ra tôi là em mà tôi ngỗ
nghịch với anh, tôi làm điều nhục nhã cho anh, thiên hạ thấy vậy người ta chê cười tôi.
(GG, tr 64)
- Hai Cường nói: " Ạ! Té ra cô em cũng bị tai nạn như con nên cô cũng kiếm chỗ
dung thân mà lánh xa đời như con. Cô em ngồi đó chơi, ngồi đặng tôi nói cho mà
nghe." (STVT, tr 19)
- Té ra cô cũng là nạn nhơn của ái tình như con Lê của tôi đây. (STVT, tr 23)
- Té ra cô là người thợ may mới mà bà Tư nói hôm qua đó phải hôn? (TGGT,
tr37)
- Té ra cũng ở gần tôi mà. Tôi gốc ở Ngã Bảy. (TGGT, tr 39)
- Tưởng là chị Hương sư được sống. Té ra chị cũng mất nữa. (CK, tr 13)
- Té ra người mua nhà xã Nhẫn là ông Chí Cao hay sao? (CK, tr23)
-Té ra bà cũng có đọc tiểu thuyết của tôi nên bà mới biết cô Thanh Xuân? (CK,
tr 30)
- Nghe nói quan lớn dạy giam tên bồi thì tưởng nó là đứa sát nhơn, té ra chiều lại
quan lớn cho nó về. (CK, tr 82)
- Té ra trưa bữa sau, tôi nghe gia dịch xạo sự với nhau rằng có vợ Chí Cao mới
xuống, người vợ nầy ở với Chí Cao có một đứa con. (CK, tr 135)
- Té ra con hai nó có cho ông một trăm đồng bạc hay sao? (KT, tr209)
- Ba gả con lấy chồng, ba tưởng chồng của con biết thương người, biết giúp đời,
té ra nó đã không thương không giúp ai mà nó lại báo thiên hạ nữa. (KT, tr 228)
- Té ra tôi cưới nó về rồi thì tôi thấy vợ tôi cử chỉ theo gái xưa, chớ không phải
như gái tân thời, nhưng mà tánh nết dị kỳ quá, không hạp với tánh nết của tôi chút nào
hết. (TPNS, tr 173)
- Té ra thiệt cô không tưởng tôi là đứa bất nghĩa, mà cũng không hờn giận tôi, tôi
cám ơn cô lắm. (TPNS, tr 224)
- Mình làm lớn mà không tới, thì té ra mình nhỏ mọn. (MĐTS, tr71)
- Thiên hạ ai cũng lo giành giựt tiền bạc, nếu mình bo bo nắm chặt nhơn nghĩa,
thì té ra mình khờ hơn người ta quá. (ĂTTƠTT, tr 176)
- Té ra cô nhỏ hơn tôi ba tuổi. (KLNC, tr 10)
- Té ra cô hồi nãy là mẹ con nhỏ xách nước ra tưới trầu ngoài sân đó sao?
(HPLN, tr 27)
- Con đương lửng lơ do dự, thầy Hiển lại cho con hay có nghị định gởi xuống
chấp thuận đơn từ chức của cô giáo Hưởng và vợ thầy giao một ngàn đồng bạc cho cô
Hưởng thì cô không chịu nhận, cô nói nếu cô lấy tiền của con té ra cô bán trinh tiết
hay sao. (HPLN, tr45)
- Cô Hưởng về cô buồn nên nằm tiêu hiu luôn mấy bữa tuy được biết con tu
hành tinh tấn, ấm áo no cơm, khỏi hoang đàng cực khổ, song con không muốn gần
mẹ; nên con lơ đảng không có tình nghĩa mẹ con; té ra có cũng như không; thế thì làm
sao mà vui mừng cho được. (HPLN, tr 58)
- Cô suy nghĩ một hồi rồi cô nói cô không thể đi được, vì cô đi té ra, cô muốn
tranh gia tài với mẹ con cô Thậm hay sao. (HPLN, tr 68)
- Qua đọc hết công chuyện cho cậu nghe, qua đưa thơ của Tố Nga cho cậu coi,
cậu biết cậu nghi lầm, nên cậu té ngửa! (VNVT, tr 28)
- Chú cũng không biết. Chừng buổi hầu chiều chú trở lại quan quận nói chú mới
ngã ngửa. (STVT, tr 74)
- Nói sao mà chú ngã ngửa. (STVT, tr74)
- Người đó đa. Con nghe con cũng 'ngã ngửa thấy chưa! (STVT, tr74)
4. Diễn đạt tâm lí xót thương, ân hận
* cơ khổ dữ hôn, tội nghiệp dữ hôn, bất nhơn dữ hôn"
- Cơ khổ dữ hôn! Quan họ bắt anh có vài bữa gì đó kế bác mất. (NCGĐ, tr 25)
- Ờ, té ra em là con của ông Lý Kỳ Nguyên hay sao? Cơ khổ, dữ hôn, có biết
đâu? (NCGĐ, tr 77)
- Cơ khổ dữ hôn có biết ở đâu! Qua nhắn hổm nay hơn nửa tháng rồi sao bữa nay
em mới lên. (NCGĐ, tr 77)
- Cơ khổ dữ hôn hai đứa nhỏ hồi trưa đến bây giờ còn đây mà bầy trẻ ăn cơm
không kêu nó ăn với chớ! (CĐMĐ, tr 142)
- Cơ khổ dữ hôn! Vậy mà tôi có hay đâu. (NĐ, tr 9)
- Vậy hay sao? Cơ khổ dữ hôn! Vậy mà có hay đâu! Chị có chồng về trên nay
hay sao? (TGGT, tr 87)
- Cơ khổ dữ hộn! Vậy mà em có hay đâu! Một năm mấy nay em không có gặp
anh, mà anh cũng không gặp bác Tổng. (MĐTS, tr 93)
- Tội nghiệp dữ hôn! Phải làm sao đi lên mà rước cậu về, chớ cậu, đau mà để cậu
ở trển sao được. (NCGĐ, tr 75)
- Tội nghiệp dữ hôn! Cháu có mấy anh em ? Từ khi ông già cháu mất rồi cháu ở
đâu? Có chồng con hay chưa? (NCGĐ, tr 205)
- Thưa, thầy tôi bị ở tù dưới Trà Vinh.
- Vậy sao? Tội nghiệp dữ hôn! Thôi vô đây. (CĐMĐ, tr 139)
- Tội nghiệp dữ hôn! Tôi nghe thầy đã lên Châu Đốc có vợ giàu lắm mà. (TTN,
tr 103)
- Tội nghiệp vợ con nó dữ hôn! Nó quấy chớ vợ con nó có can phạm gì đâu, mà
trời hành phạt như vậy. (CCNN, tr 135)
- Bất nhơn dữ hôn! Vậy mà tôi không biết chớ! Từ nhỏ tới lớn, tôi không có thấy
thầy chùa mà cũng không có vô chùa lần nào, nên tôi không biết. (NCGD, tr 50)
- Bất nhơn dữ hôn! Tôi có nói trước mà . (NCGĐ, tr 108)
- Bất nhơn dữ hôn!Đi hồi nào? (TTN, tr 63)
- Bất nhơn dữ hôn! Vậy mà em tôi nó kiếm hết sức song kiếm không ra mối.
(TT, tr, 246)
- Bất nhơn dữ hôn! Vậy mà xưa rày tưởng nó giận chị cả nó trở ra ngoài Bắc
chớ. (TT, tr 132)
5. Diễn đạt bộ dạng, tánh ý
* “coi bộ, làm bộ, bộ”
- Con nhà ai ở đâu, coi bộ thì nghèo mà ngộ nghĩnh quá vậy kìa. (CCNN, tr77)
-Còn cậu Ba Giai, cậu chấp tay xá mẹ rồi đứng xó ró dựa cái tủ rượu, tay xây
tròn cái ly, mặt ngó cúi xuống đất, coi bộ buồn bực mà lại xẻn lẻn lắm. (CCNN.tr 108)
- Bà hỏi vậy chớ kiếm được chị với cháu hay không, thì anh ta lắc đầu, coi bộ
buồn bực lắm. (NCGĐ, tr 67)
-Hổm qua chị có nổi xa nói gần mà dỗ Thu Thủy, coi bộ nó đã bổi buồn rồi.
(STVT, 11-64)
- Chuyện nẩy đối với người ta thì dễ mà đối với mình cơi bộ rắc rối lắm chớ
không phai dễ đâu. (STVT, tr 83)
- Ông là trai chưa vợ, ông ngồi trong gian hàng đây hơn một giờ đồng hồ rồi ông
thấy em với ba cô đây là gái chưa có chồng mà không tỏ một lời chọc ghẹo, lại coi bộ
ông không thèm để ý đến, thậm chí đến người ta áp vô vãi bông cùng mình chúng tôi
mà ông cũng không phiền. (TH, tr 37)
- Bạch Yến nói dứt rồi thì thấy Tất Đắc ngồi lững đững lờ đờ coi bộ không vui.
(TH, tr 143)
-Thầy Hội đồng ngồi yên lặng ngẫm nghĩ coi bộ thầy dụ dự, không biết phải
nhứt định lẽ nào. (KT, tr 45)
- Vĩnh Thái nghe vợ đòi dắt em theo, chàng không cản trở, nhưng mà chàng nhíu
chơn mày coi bộ không được vui. (KT, tr 57)
- Ý! Tôi coi bộ nó có thai thiệt đa cậu. (Cơ, tr 44)
- Bà cả với thím Giáo nói chuyện, mà coi bộ bợ ngợ lắm. (CG, tr 202)
- Trước ở bực giàu sang bây giờ rớt xuống bực hèn hạ, mà nó cũng thủ phận an
khang, coi bộ không phiền trách chi hết, (TGGT, tr 34)
- " Còn ông thì ông nổi việc nầy, hỏi việc nọ không dứt, coi hộ như ông vui mà
có một người khách ăn cơm với ông." (TGGT, tr 43)
- Tại sao mà nó mê con cẩm vân không biết, Con đó tao coi hộ không được,
(KLNC, tr 84)
-Ưa, coi bộ ổng đeo theo chị lắm, mà sao ổng lại bỏ mà về trước đi?(TPNS,tr
211)
- "Trời đi! Tây nó râu ria tới mép lai, thất ghê quá!
- Tuy vậy mà coi hộ hiền. (ĐNDT, tr 24)
- Thầy giáo roi bộ lớn tuổi hơn con Đào nhiều quá mà gả giống gì. (LTTM, tr
33)
- Từ Trần Mừng cho đến mười mấy tôn bạn dưới tàu ai thấy Chúa tàu trọng đãi
Thu Thủy thì trong bụng cũng đều tưởng chắc rằng Chúa tàu sẽ cưới làm thê thiếp chi
đây, song tưởng thì tưởng vậy, chớ thấy bộ Chúa tàu nghiêm trang nôn không ai dám
nói chi hết. (CTKQ, tr 95)
-Ông Phán nghe trả lời như vậy thì ông ngồi dậy đốt một điếu thuốc mà hút, bộ
ông suy nghĩ lắm. (TGGT, tr 45)
- Má đau như vậy mà bộ cậu không lo chút nào hết. (LTTM, tr 40)
- Thằng Tý về nhà nói với ông ngoại nó rồi, bây giờ nó trở xuống chòi ruộng mà
kiếm cha, bộ đi chăm hẳm sắc mặt nghiêm trang. (CCNN, tr 131)
- Trong đám hành khách chờ lấy đồ đây, có một người trai, nước da trắng, gương
mặt tròn, sơn đình cao, chơn mày rậm, mình mặc một bộ đồ âu phục bằng bố xám,
đầu đội nón trắng, chơn mang giày đen, đứng ngó dáo dác, bộ coi ngại ngùng lắm.
(ĂTTƠTT, tr 6)
- Bà xã nói Càn xin để nó suy nghĩ một bữa rồi nó sẽ trả lời. Mà bộ nó muốn
chịu rồi. (HPLN, ÍT 104)
- Cô Tân Phong làm bộ như không nghe mấy lời nói sau đó. (TPNS, tr67)
- Sạt đại đi mà! nãy giờ trứng người ta luôn luôn khéo làm. bội. (VNVT, tr 101)
- Ậy, giả đò như lôi là thằng chồng ngu không biết việc chi hết, bây giờ mình
dạy cho tôi biết cách giúp ích cho đời vậy mà. (KT, tr 78)
- Thu Hà giả đò không nghe, cô đứng dậy mà đi xuống nhà dưới.. (KT,tr 132)
6. Diễn đạt hành động bắt buộc
* " cực chẳng đã, túng thế "
- Cậu trai ấy xin từ, nói rằng đã dùng cơm chiều rồi, Khiếu Nhàn theo ép dùng
thêm, nên cực chẳng đã phải vừng lời vào ăn thêm một chén. (ALĐ, tr 8)
- Thu Thủy nhứt định không chịu coi, mà vì Chúa tàu ép quá, biểu phải coi cho
biết mặt, nên cực chẳng đã Thu Thủy phải lại cửa sổ mà dòm.(CTKQ, tr 143)
- Ở nhà không có ai hót, cực chẳng đã phải ráng mà đi đây. (CG, tr176)
- Vĩnh Thái sự vợ lên tòa nói lôi thôi rồi lòi sự cáo gian của mình, nên cực chẳng
đã chàng phải chịu. (KT, tr 161)
- Ông Hai Cường đứng dậy dụ dự, ngó quanh quất tứ phía một hồi rồi chậm rãi
theo Xuân Sơn trở vô đi mà ngập ngừng như cực chẳng đã phải rán mà bước, (STVT,
tr 79)
- Cực chẳng đã, cẩm vân phải theo Tố Nga mà lại bàn ăn. (KLNC,tr 59)
- Cực chẳng đã má phải lấy chồng, tưởng lấy chồng đặng có chỗ nương dựa mà
nuôi chị em mình, nào dè đụng cậu, thiệt cũng như mắc họa lớn. (LTTM, tr 8)
- Ngại vì trong cơn ương yếu, túng rỗi, một đồng hạch quý bằng một trăm đồng,
nên cực chẳng đã tôi phải đưa tay mà lấy 20 đồng bạc ấy, ở ăn cơm sớm mơi rồi mới
đi xe trưa mà trỏ xuống Cần Thơ. (CK, tr 76)
- Cô Phùng Xuân bị ép quá, không thể từ chối được, cực chẳng đã phải đi ăn
cơm với ông Phán. (TGGT, tr 42)
- Hai đứa cực chẳng đã phải ăn, rồi thằng nhỏ cũng lấy mà ăn nữa. (CĐMĐ, tr
148)
- Ông lên Sài Gòn hỏi thăm ông Nhiêu Tâm với lon ton Thiệt, thì họ nói không
thấy, ông đi bơ vơ ít ngày tìm không ra mối, túng thế ông phải trở về. (ALĐ, tr 141)
- Ông Phán có một đứa con trai còn học ngoài Hà Nội, nên trong nhà chỉ có trẻ
nhỏ bầu bạn cho vui, túng thế nó (thằng Được) phải chơi với con Liên; tuy con gái
chơi không được vui, song gần gũi nhau nhiều ngày rồi lần lần khắng khít cùng nhau
nên yêu mến nhau cũng như anh em ruột. (CĐMĐ, tr 105)
- Nó lần bước trở về, tính dắt con Liên ra chợ ăn cơm, vì trong túi còn được ba
cắc bạc, chẳng dè về đến nhà thì chị chủ nhà ép quá nên con Liên đã ăn cơm rồi; mà
chỉ lại có để dành cơm cho nó nữa, thấy nó về chỉ ép riết, túng thế nó phải ăn.
(CĐMĐ, tr 124)
- Hai mẹ con ép riết, túng thế hai đứa phải ăn. (CĐMĐ, tr 149)
- Thằng Bĩ mạnh mẽ vạm vỡ nên nó nắm thằng Được vùng không nổi, túng thế
phải theo nó mà qua chợ Bến Thành. (CĐMĐ, tr 253)
- " Người gặp cảnh nguy, bước đường cùn rồi, không biết làm sao mà day trở,
túng thế phải thắt họng hay là cắn lưởi, hay là uống thuốc độc, hay là nhào xuống
sông mà chết." (MĐTS, tr 95)
- Ông Đốc Thắng nài nỉ hết sức không được, túng thế ông mới cậy cô đưa ông
qua chùa đặng ông giáp mặt với Càn và lập thế rước Càn đi. (HPLN, tr 68)
7. Diễn đạt hành đông trái ngược với thực tế:
a/Chẳng dè"
- Má tôi ở nhà cứ uống thuốc thêm hoài cho thiệt mạnh, chẳng dè đêm nọ uống
thuốc vô rồi trong bụng quặn đau, đi sông không ngớt, đi thét má tôi nằm liệt tới sáng
thì tắt hơi. (ALĐ, tr 48)
- Chẳng dè thầy nọ làm lơ, đã không chịu quen với Chí Đại, lại còn bắt lỗi Chí
Đại vô phép, làm cho Chí Đại hỗ thẹn mà nực cười, thẹn là thẹn thân hèn hạ, cười là
cười thói kiêu căng, thầm nghĩ chớ chi mình giàu sang, chắc người không quen cũng
xúm lại niềm nở. (ALĐ, tr 67)
- Chẳng dè sáng bữa sau, lúc mặt trời mới mọc, ông sen đi thám dọ về bảo rằng
quan phủ đã sai lính giải Trường Khanh với Băng Tâm lên tòa hồi khuya rồi. (ALĐ, tr
168)
- Anh chủ nhà mời lơi Thủ Nghĩn ăn, chẳngThủ Nghĩa trỏ thiệt rằng hồi sớm
mơi hôm qua đến nay mình nhịn đói nên dầu không mời rồi đây mình cũng xin chút
cơm dư mà ăn cho đỡ dạ. (CTKQ, tr 50)
- Chẳng dè nằm trót canh mà ngủ không được, giận khoát mền ngồi dậy rồi đốt
đèn, tính kêu Thu Thủy vào phòng trong đặng to nhỏ bày tình cho dễ. (CTKQ, tr 126)
- Chẳng dè Thị Lựu chạy lại níu áo chồng mà trì lằn nhằn làm cho Trần Văn Sửu
rượt không được, để cho Hương hào Hội thót ra lộ rồi chạy mất. (CCNN, tr 39)
- Cô lật đật lên nhà trên mà tiếp khách, chẳng dè cô vừa mới đứng dậy, thì cợ Bá
Hỉ đã xuống tới chỗ cô dạy học. (KT, tr 169)
- Chẳng dè về rước má, mà má đã mất rồi, thiệt tức quá. (LTTM, tr 60)
- Đà công bẻ tay lái ghe day lại vô bờ, chằng nhè một lượn sóng khác còn CÍIO
hơn nữn ào lới phủ mất ghe. (STVT, tr 164)
- Chẳng dè lại cửa đứng dòm vô tôi thấy chủ tôi nằn co dưới đất, máu chảy đỏ áo
quần, tôi kinh hải không dám vô, liền chạy đi báo cáo với thầy Hương cảng. (CK, tr
48)
- Chẳng dè lại tới đó thấy cửa đóng chặt cứng. (CG, tr 110)
- Chẳng dè em càn ở chừng một năm rồi em bỏ đi mất không biết đâu mà kiếm.
(HPLN, tr 56)
b/ "nào dè "
- Thủ Nghĩa hỏi vậy chớ sao không đào hang ra phía đó lại đào trở lộn vô, thì
Mạc Tiễn cắt nghĩa rằng mình thấy phía đó có lính ở, sợ đào ra đó chúng hay nên đào
vô phía trong, tưởng là trổ ra ruộng được, nào dè không trổ đi đâu lại trổ qua khám
khác. (CTKQ,tr 36)
-Nào dè về đến nhà cũng không thấy chồng, nàng ngồi không yên cứ ra dứng
dựa cửa ngỏng trông hoài. (NCGĐ-,tr 130)
- Nào dè việc xưa tưởng như đã vùi lấp, lại cũng tưởng biển rộng giúp ngăn
ngừa, tình cờ mình không nhắc nhở mà nó lần mò bò ra tới đây phá rối cảnh đời ôm
ấm vui vẻ của mình như vầy. (STVT, tr 93)
- Nào dè đụng cậu, thiệt cũng như mắc họa lớn. (LTTM, tr 8)
- Tôi làm quen với cô, ý muốn nói chuyện chơi, nào dè chị em mình đồng một
bịnh. (CG, tr 105)
- Bậy quá, phải dè như vậy, đưa tiền cậy cô mua giùm cho tôi xong hơn. (LTTM,
tr 47)
c/ "không dè,có dè, phải dè "
- Chừng nghe nói Trần Như chốt thì Trần Tấn Thân chưng hửng, nói rằng năm
ngoái Trần Như có ghé thăm rồi nói đi Biển Hồ, lại hẹn chừng trở về rồi ghé mà trông
hoài không thấy, tưởng Trần Như đi thẳng chứ không dè đã từ trần. (CTKQ, tr 73)
- Trần Mừng biết Chúa tàu đi lấy vàng bạc, song không dè của cải mà giấu chỗ u
hiểm như vậy, nên tuy đi thì không sợ nhưng mà trong lòng cũng bồi hồi. (CTKQ, tr
81)
- Em không dè nói chuyện chơi mà em làm cực lòng ông đến như thế. (TPNS, tr
167)
- Té ra ông không dè chúng tôi ra đây hay sao? (TPNS, tr 205)
- Tôi không dè nước ta cũng có cảnh sơn thủy đẹp như vầy. (TPNS,tr 214)
- Tôi không dè sự cương quyết năm trước là lầm, mà sự lầm đó bây giờ bị hình
phạt về phần trí nặng nề đến thế nầy. (TPNS, tr 210)
- Qua với em mà gần nhau đây, qua không tính trước, mà qua chắc em cũng
không dè. (TGGT, tr 77)
- Bề ăn ở của ông Phán thiệt là thảnh thơi, an ổn, ông không dè ngày gìa mà còn
được hưởng hạnh phúc thế nầy. (TGGT, tr 80)
- Cô Đào ngẩn ngơ không dè em có tiền đến dám làm mả bạc ngàn cho cha mẹ.
(LTTM, tr 63).
- Tôi không dè bà lớn lại đi thăm tôi trước. (CK, tr 9)
- Mua nhà về ở đây, tôi không dè đã có sẳn một độc giả rất xinh đẹp ở một bên
tôi chớ. (CK, tr 28)
- Qua không dè, thôi để mai mốt qua lên. (TH, tr 139)
- Thím Giáo cũng chết điếng trong lòng, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng,
không dè sự nhơ nhuốc của con đến nông nỗi ấy. (CG, tr 23)
- Tao thấy mầy mà lao không dè, chừng nghe mầy lên tiếng tao mới biết.
(VNVT, tr 131)
- Nó không dè chớ. Cũng như mình vậy, tự hồi đó đến bây giờ mình có dè đâu.
(VNVT, tr 118)
- Quan tổng đốc chỉ Chúa tàu mà nói rằng: "Hai quan lớn này, té ra Lê Thủ
Nghĩa là Chúa tàu này đây, mà thuở nay mình có dè đâu.(CTKQ, tr 189)
- Tôi có dè ngày nay còn được gặp chú nó đâu. (NCGĐ, tr 198)
- Đám cưới chị sao không cho hay, nên tôi có dè đâu. (TGGT, tr87)
-Ai dè có người thì thiếu nợ nhiều chỗ khác nữa, điền đất đã cầm cố cho chủ nợ
trước rồi, nợ trả không nỗi, chủ nợ sau trưng thi hành phát mãi lấy hối đi. (TTN, tr 45)
- Phải dè như vậy, hồi chiều tao biểu thằng Điệu kêu xe vô rước nó chẳng là
xong. (KLNC, tr 62)
8- Diễn dạt sự không quan tâm, khôg chú ý
* "thây kệ"
- Họ là xã trí họ không biết thương nhà nghèo, họ không kể nòi giống, họ làm
sao thấy kệ họ, mình phân bì với bọn quấy như vậy mà làm bì? (KT, tr 179)
- Ôi! Thây kệ nó. Rách lành cũng không hại gì. (LTTM, tr 16)
- Nó có chửa thây kệ nó chớ. Con gái dại lấy trai thì chịu, ai biết đâu. (CG, tr 33)
- Tôi ác thây kệ tôi. Ai có thương thứ đồ như vậy thì cưới nồ đi. (CG, tr. 38)
- Giận thây kệ nó!Tôi không màng nữa. (CO, tr 147)
- Thây kệ nó, để nó có sức nó nhịn đói. Trưa chiều đói thét phải ăn. Đánh kháo
làm gì. (VNVT, tr 14)
- Buồn cái gì? Thây kệ bỏ đi. (VNVT, tr 42)
- Thây kệ, để một lát tao mua một ổ bánh mì nhỏ tao ăn. (VNVT, tr 139)
- Thây kệ mà! Hết rồi mình kiến cái khác lo gì mậy. (VNVT, tr 139)
- Thây nó, để coi nó nói giống gì chớ, sao thím lại cản? (CG, tr 20)
PHỤ LỤC 9
Một số mô hình câu khẩu ngữ
1. Câu có nội dung kết cấu 3 phần (nhiều mệnh đề nối tiếp)
- " Khi cháu được bảy tuổi, ông đem cháu về nhà mà dạy học chữ nho, cháu học
tới mười hai tuổi thuộc hết bộ Minh Tâm và bộ Tứ Thơ, rồi ông nói với cháu đời nay
chữ nho để mà lập chí không phải để mà lập thân, ông mới đem cháu mà gởi ở nhà
người quen của ông là ông Hội đồng Viễn ở Vĩnh Long, đặng cháu vào trường nhà
nước mà học chữ Tây." (ALĐ, tr 9)
- " Nói cho phải, bà Phủ chẳng thiệt như người thường, bà khôn ngoan lanh lợi,
tuy bà được yêu và được quyền, nhưng mà chẳng hề khi nào bà dùng yêu hoặc dùng
quyền ấy mà yểm thế hay là cưởng bức chồng bao giờ; nếu ý bà muốn việc chi thì bà
dùng lời nhỏ nhoi khiêm nhượng mà phân với chồng luôn luôn, mà hễ bà phân thì ông
nghe, chưa thấy ông trái ý lần nào, nôn lời dịu ngọt của bà nghĩ thật là độc ác hơn lời
sổ sàng của các đàn bà khác." (ALĐ, tr 21)
- " Nội nhà Bạch Tuyết chỉ ưa nói chuyện với ông Sen mà thôi, bởi vì ông Sen
hồi trước ở với Khiếu Nhàn, chừng Khiêu Nhàn gả con cho quan Phủ thì ông theo
đặng đỡ tay chơn, đến khi mẹ Bạch Tuyết qua đời thì ổng ẩm bồng, săn sóc Bạch
Tuyết, nên Bạch Tuyết trìu mến." (ALĐ, tr 22)
- " Bạch Tuyết cản hết sức không được, nên sáng hôm sau phải để cho chồng đi,
mà Chí Đại vừa ra khỏi nhà thì cô cũng đội khăn đi nữa, tính đi kiếm chỗ làm mướn,
chớ không đành để cho chồng cực khổ một mình, may có vợ lon ton Thiệt níu lại, nói
rằng có bụng có dạ phải dưỡng lấy thai, nên cô mới chịu trở vô nhà nằm mà khóc."
(ALD, tr75)
- " Thiệt Băng Tâm thường hay kiếm lời khuyên giải, nói rằng đạo vợ chồng có
lìa nhau, chừng hiệp với nhau mới vui, nhưng mà Bạch Tuyết nỗi sầu dồn dập lâu rồi,
nhứt là chồng đi gần một năm mà chẳng có tin tức chi hết, chẳng hiểu chồng có bình
an hay không, bởi vậy nỗi sầu của cô không thể nào gỡ được." (ALĐ, tr 128)
- "Trong đơn Chúa tàu kể đủ mọi điều: Trần Mừng gởi bạc đặng đi Biển Hồ, khi
trở về Trần Tấn Than gạt nói quan Huyện đến xét nhà lấy hết bạc ấy, và hăm hễ Trần
Mừng về sẽ bắt mà bỏ tù, làm cho Trần Mừng sợ không dám ở mà đòi bạc; Chúa tàu
lại kể sự Trần Tấn Thân dạy bạn trong nhà là tên Cam tên Quít đưa Trần Mừng đi rồi;
mà đi rồi lại nghi cho hai đứa nói lậu ý gian của mình, nên lập mưu với quan Huyện
tính cáo hai đứa ăn trộm đồ đặng bỏ tù chúng nó cho nhẹm, may nhờ ông đội Sum lấy
lòng nhơn mà tha, nên hai đứa ấy khỏi oan ức (CTKQ, tr 164)
- " Trần Mừng chẳng có lòng mong đòi bạc gởi cho Trần Tấn Thân lại được, nay
nhờ Chúa tàu mà bạc trả lại đủ một trăm bốn mươi nén, thì lòng chẳng xiết nỗi mừng
nhưng mà nghĩ mình mang ơn của Chúa tàu đã nhiều, mình đã nguyện theo giúp đỡ
Chúa tàu trọn đời, đã vậy mà Chúa tàu lại tin cậy nên giao hết vàng bạc cho mình giữ,
thế thì mình cũng không lấy một trăm bốn mươi nén bạc nay làm gì, bởi vậy Trần
Mừng lãnh bạc rồi đem xuống tàu đưa hết cho Chúa tàu chớ không chịu lấy, Chúa tàu
chẳng để ý đến tiền bạc, nhân Trần Mừng đưa bạc thì Chúa tàu biểu đem cất rồi thôi,
chớ không nói lấy, mà cho Trần Mừng cũng không nói cho." (CTKQ, tư 186)
- " Hồi chồng bà chết thì để cho bà có một trăm năm chục mẫu ruộng, mà bây
giờ ruộng của bà và của chồng bà đứng bộ cọng hết thảy trên hai trăm mẫu, bà để làm
ba trăm công, còn bao nhiêu bà cho mướn, mỗi năm bà góp lúa thường thường từ năm
ngàn rưởi tới sáu ngàn giạ." (CCNN, tr 70)
- " Hương thị Tào dắt cháu xuống ở đợ với bà Hương quan, khi bước vô tới sân,
thằng Tý thấy cảnh vật lạ hoắc, nhà cửa cao, thì trong ngực nó hồi hộp, cặp mắt ngó
dáo dác, nên chưn vấp nhầm cục đất, may nó níu ông ngoại nó kịp, chớ không thì phải
té nhủi." (CCNN, tr 71)
-" Bà lại mua một cây lãnh, một xấp lụa đem về, lãnh thì bà cắt may quần, còn
lụa thì bà may áo dài, áo vắn đủ thứ cho nó mặc." (CCNN, tr 87)
- " Quan Phủ ngoe ngoảy đi lấy một cái hoa ly lớn mà quăng lên ván nghe một
cái xạch, gom góp quần áo xếp bỏ vô hoa ly, mở tủ bàn viết lấy cuốn sổ lãnh tiền hưu
hí và lấy giấy tờ gì đó nữa rồi cũng bỏ vô hoa ly." (BV,tr81)
- " Tự Cường biết con đương bối rối trong trí đương đau đớn trong lòng, nếu lúc
nay xen vô nói một tiếng, thì làm cho nó thêm rối, thêm đau chớ không ích chi, bởi
vậy ông cũng ngồi lặng thinh, một lát liếc mắt dòm con thôi, chớ không nói chi hết, có
ý chờ cho con khóc đặng có nước mắt mà rữa giùm bớt những nỗi bực tức trong lòng
con." (TT, tr 204)
- " Dạy học hơn 30 năm, tuy lương bổng không nhiều song nhờ ông Đốc siêng
năng, bà đốc tiện lặn, vợ chồng rán chịu cực khổ lúc tuổi trẻ đặng an vui khoan ngày
già, bởi vậy có một đứa con gái với một đứa con trai thì chăm nom nuôi chúng ăn học
đặng chúng nó lập thân mà bay nhảy theo đời, lần lần tạo cửa nhà dặng ăn ở cho ấm
êm, rồi còn sắm được mấy mẫu ruộng để có sẳn cơm áo mà độ nhựt." (HPLN, tr 33)
- " Bà mướn xe chạy xuống chợ bến Thành đặng bà mua một vóc hàng đen,
mươi thước hàng trắng với mươi thước vải đen đem về Cần Giuộc mướn thợ may cho
càn một cái áo dài để bận khi cúng ông bà và may đồ mát để bận thường ở trong nhà,
chớ áo của thầy tu thì ban đêm bận cúng phật mà thôi, còn ban ngày hay chừng ngủ
thì bận đồ mát cho tiện." (HPLN, tr 142)
- " Rồi đó bà Xã mới xin ông Đốc thuật tỉ mỉ lại cho bà nghe tại sao ông biết chỗ
cô hưởng ở mà kiếm trót mười mấy năm cô đi làm việc ở đâu, nói lại cho kỹ một lần
nữa tại sao yêu Đường mà cô có con rồi phải trốn tránh không dám gần người yêu
nữa, còn con thì cậy người ta nuôi giùm không dám giao cho Đường, chừng qua chùa
gặp Càn thì thá?iđộ của Càn thế nào, Càn nói những chuyện gì thuật lại y cho bà nghe
, không sót một mảy ." (Hạnh phúc lối nào, tr 82)
- " Biết cô ghen, làm vỡ lỡ cả chợ Cần Giuộc ai cũng ghét, biết chồng chết cô
theo ở bên chồng được lối một năm, chừng thấy mẹ chồng rước cháu ngoại của một
người tá điền đem về mà nuôi, lại nuôi luôn mẹ đứa nhỏ nữa, thì cô giận nên bỏ trở về
ở với cha mẹ, rồi trong vài tháng cô lấy chồng khác ở trên Sài Gòn, cải giá không đợi
mãn tang chồng, không thèm trình cho bà mẹ chồng trước hay, mà từ đó đến nay, đã
hơn ba năm rồi, cô cũng chẳng hề bước chân tới nhà mà thăm bà mẹ chồng cũ."
(HPLN, tr 117)
- " Trong đám hành khách chờ lấy đồ đây, có một người trai nước đa trắng,
gương mặt tròn, sơn đình cao, chơn mày rậm, mình mặc một bộ đồ âu phục bằng bố
xám, đầu đội nón trắng, chơn mang giầy đen, đứng ngó dáo dác, bộ coi ngại ngùng
lắm." (ĂTTƠTT, tr 6)
- Té ra ở được vài bữa, thấy rõ ý chồng tôi thiệt ghét và khinh tôi, tôi liệu làm cố
lì nữa vô ích, nên tối lại tôi mới chỉ cái thói đen bạc, cái óc thô bỉ, hễ được sang quên
hèn, được giàu quên nghèo của chồng tôi cho chồng tôi biết, đặng sáng bữa sau tôi đi,
thà tôi chết bờ chết bụi, chớ tôi không thèm gần người bất lương bất nghĩa như thế."
(CK, tr 75)
2. Câu có dạng “CNl+vị từ+CN2”
- " Mắc cha nói mẹ nhờ có ông thầy nầy nên bịnh đã bớt nhiều rồi, chớ không thì
em về rước ông thầy dưới lên coi mạch và hốt thuốc cho mẹ." (CTKQ, tr 17)
- " Ông nói thằng Ba bị chị đuổi thì nó lên Sài Gòn xin vô dạy trường Vân Thô."
(TT, tr 142)
- " Nghe nói cháu đã có hứa ưng thằng Nhơn, sao bây giờ cháu nói như vậy?"
(TT, tr 237)
- " Ba có dắt con Phục ra trình diện nói rằng nó là em bạn dì, chồng bỏ mà lại có
chửa, không có nơi nương dựa nên đến xin cho nó ở đậu." (NĐ, tr 80)
- " Qua dặn trước em, hễ gặp cậu Hai, em phải làm mặt giận cho hung, em nói
em có chửa, em buộc cậu phải tính cho vuông tròn, không thôi thì kéo lưng cậu." (NĐ,
tr 82)
- " Cậu giỏi cậu đánh còn khá hơn." (NĐ, tr 82)
- " Thầy thấy cô Hai ngồi tại bàn rửa mặt, tóc đã bới vẻn vang, phấn đã dồi sắc
lẻm, chơn mày đã vẽ nhỏ rức, bây giờ cô đương cầm cây son mà thoa môi cô, thì thầy
châu mày, để cái nón trên bàn, rồi trở ra xe máy lấy cái cặp da mà ôm vô." (LTTM, tr
75)
- "Thày Phát hỏi thầy Phùng lên Sài Gòn chơi hay là có việc chi." (ĂTTƠTT, tr
165)
- " Ông nói cô biết hy sinh tình yêu, cùng với các sự vui sướng mà vùi thây trong
cực khổ mười mấy năm, cho người yêu được trọn thảo với mẹ già, cho con dại có một
đời sống vững chắc, đức hy sinh cao cả dường ấy sớm hay muộn cũng sẽ được đền
đáp, không mất đâu mà buồn." (HPLN, tr66)
- " Nghe nói bà Nội cậu càng lạt lẻo hơn.", " Cậu nói thầy chùa biết tu niệm chớ
không kể nối dòng." , ". Tôi nói tới gia tài thì cậu nói cậu hết mê trần tục, cậu đã dứt
nợ đời rồi." , " Cậu khuyên chị nếu không biết để gia tài cho ai ăn, thì phân phát cho
kẻ thiếu hụt, chị làm lành chị sẽ được phước báo." (IIPLN, tr 80)
- " Bà xã nói Càn xin để nó suy nghĩ một bữa rồi nó sẽ trả lời." (HPLN, tr 104)
- " Cô Thậm nói cha lên sớm dữ và hỏi con nấu nước chế một bình trà cho ông
ngoại uống, ông nói ở nhà nằm không thì buồn, bởi vậy sáng thức dậy ông biểu bà nấu
cơm sớm cho ông ăn đặng ông thả lên chơi coi bà chủ điền đi Sài Gòn bà về rồi hay
chưa và nếu có mợ Hai xuống nữa ông xin mợ đừng có xúi con cháu ông nói tầm bậy
mích lòng người lớn." (HPLN, tr 147)
- " Người ấy nói chồng tôi nổi danh tiểu thuyết gia, tiền bạc không thiếu gì, đã
bỏ nghề viết báo, trở về Cần Thơ gần một năm nay, bây giờ không viết tiểu thuyết mà
bán." (CK, tr73)
3. Dạng câu có nhiều nội dung diễn đạt cho đề
" Gia đinh với lính tráng chộn lộn không biết thuốc chi mà cứu, đứa chạy ra, đứa
chạy vào, đứa rót nước trà, đứa thoa dầu gió." (ALĐ, tr 26)
- " Lê Văn Đó đi chừng một canh, tứ bề vắng vẻ, một mình bơ vơ, giọt mưa sa,
ngọn gió tạt, đói thắt ruột, lạnh run xương, nhờ tức giận quên đói lạnh nên mới đi
được, mà đi lâu rồi bụng bắt đầu đói lại, mình bắt lạnh thêm, cặp mắt chóa lòa, tứ chi
bủn rủn, lỗ tai lùng bùng, té xỉu nằm vắt ngang quy bờ. " (NCGĐ), tr 43)
- " Anh ta mặc một cái áo đen nhún nhục, một cái quần vắn lai đứt tả tơi, đầu bịt
trùm một cái khăn rằn, miệng ngậm trầu một búng, tay mặt cầm một khúc cây cóc, tay
trái xách một xâu hai con cá lóc với ba bốn con cá rô." " (CCNN, tr 11)
"Cậu ngó tay con Quyên cầm kim rút chỉ, ngó bàn tay rồi ngó tới trên mặt: gò
má trắng mà lại no tròn, hàm răng đều mà lại khít rịt, mái tóc đen thui mà lại láng lẫy,
chơn mày không vẽ mà lại cong vòng." (CCNN, tr 114)
- " Những điền chủ ở các tỉnh, nhứt là ở miệt Tiền Giang, Hậu Giang, đua nhau
cất nhà tốt, sắm xe hơi, mua hội xoàn, chơi bài bạc, bành trướng điền địa, cho con đi
Tây, gây ra cuộc vui dầu tốn một hai không cần, được chúng bẩm dạ dầu hao đôi ba
muôn cũng chịu." (MĐTS, tr 25)
- " Chàng mang chứng bịnh buồn đây là vì thiếu khúc đường Catinat, thiếu chợ
Bến Thành, thiếu vòng Bà Chiểu rộn rực, thiếu gốc Lăng Tô im lìm, thiếu nhà xét
đánh bài, thiếu nhà hàng khiêu vũ, thiếu trường đua cá ngựa, thiếu sơn thủy dạo chơi,
nhứt là thiếu một chuyện quan hệ hơn hết là cô Jeanne, cặp mắt lóng lánh, hàm răng
khít rịt, miệng cười như hoa nở, khiêu vũ như tiên sa." (MĐTS, tr 84)
- " Thầy dạy đã không tính tiền công, mà lại còn sắm giường sắt, mùng lưới cho
học trò nằm, sắm một đôi bông hột xoàn cho học trò đeo, sắm một sợi đây chuyền,
sắm áo sắm quần, sắm giày sắm dép, không thiếu vật chi hết." (NĐ, tr 136)
-" Từ ngoài hàng rào trúc dựa lộ vô tới thêm nhà lá thì có một cái sân rộng lớn,
sân xẻ đường ngang đường dọc, dài theo mỗi đường trồng xoài mít xen lộn với nhau,
mà sau những hàng cây ấy lại cổ xây bồn trồng bông đủ màu, đủ thứ, nhờ sẳn nước
trong cái giếng ở góc rào, cất lên tưới mỗi ngày hai lần, nên dầu mùa nắng nóng bông
cũng thường tốt tươi." (TT, tr 152)
- " Tuy cô ăn mặc tầm thường, không giồi phấn, không thoa son, không cạo chơn
mày lông mặt, không đeo đồ nữ trang, tay trái chỉ đeo một chiếc vòng cẩm thạch, hai
lỗ tai chỉ đeo một đôi bông hỗ nhưng mà nước da cô trắng lại ửng hồng, gương mặt cô
tròn lại đề đạm, môi cô mỏng mà lại đỏ, mắt cô sáng mà lại nghiêm, hai bàn chân nhỏ
mà no vun, nên ai thấy cô thì cũng trầm trồ gái đẹp." (TGGT, tr 7)
- " Cô Oanh ở trong buồng bước ra, bữa nay cô mặc một bộ đồ thiệt tốt, tay cầm
mội cái bóp thiệt đẹp, chơn mang một đôi giày cũng thiệt mới." (BC, tr 35)
" Thầy Bình ra sau hết, thầy mặc một cái áo địa mình lương, với một cái quần
tây trắng Ống rộng, đầu đội nón nỉ xám, chân mang gày tây vàng, thầy đứng tại cửa
nhà hầu mà ngổ, M1ệng có ngậm điếu thuốc, tướng mạo đẹp đẽ mà lại nghiêm nghị."
(BV, tr 16)
" Thuở nay hễ thầy Hai Thanh có lại chơi thì ông Ba Chánh mời thầy vào phòng
riêng của ông mà đàm đạo, vì trong phòng chẳng những có giường sắt để ông ngủ, mà
lại cũng có đi văng cho ông nằm xem sách, có ghế xích đu cho ông nằm đọc báo, có
bàn cho ông ngồi uống'trà, có tủ cho ông đựng quần áo, có kệ cho ông cất sách báo, có
ghế để cho ông tiếp khách " (BV,tr 103)
- " Thiếm cậy người trong xóm dạy con tập đọc tập viết, hễ rảnh thì thiếm giảng
điều nên lẽ hư cho con nghe, chỉ tánh tốt tật xấu cho con thấy, cố tâm ung đúc cho con
có một tâm hồn thảo thuận ôn hòa, thẳng ngay thành thiệt, biết ơn nghĩa, chuộng
thanh cao, có ý làm cho con trở nên người đúng đắn, mà cũng mong gây đời hạnh
phúc sẳn cho con an hưởng." (HPLN, tr 11)
- " Đằng tiệm may trưa nay cô Hưởng cũng không nghĩ ngơi, cô nằm đọc đi đọc
lại mấy trương di ngôn của Đường, cầm tấm hình chụp của Đường mà nhìn, lấy tờ
khai sinh của Càn với bản sao án tòa mà đọc, càng nhìn càng đọc cô càng yêu Đường
vì chữ thảo mà hư hỏng cảnh đời có thể vui sướng tốt tươi, rồi cô càng giận cô dại dột
nên xui xị chịu thua hạnh phúc mới sụp đổ." (HPLN, tr 94)
- "Quan lớn thong thả mà tra xét coi người nào ở bên vườn tôi đi qua vườn Chí
Cao luôn hai đem trong lúc tôi đi Sài Gòn, hai đêm ấy là hai đêm nào, có ý gì mà qua
lại bên vườn Chí Cao như vậy, cái bóng qua lại mà người ta thấy đó, đờn ông hay đờn
bà, sự qua lại đó có can hệ chi đến sự Chí Cao bị đâm chết cách ít bữa sau hay
không." (CK, tr 124)
4. Dụng câu diễn đạt theo cách liệt kê
a/ " nào là..., một là..."
" Chí Đại lên tới Bạc Liêu thì thẳng vô tòa, đọc hết các việc gian của bà Phủ Cà
Mau cho quan Biện lý nghe, nào là tráo thuốc giết bà Phủ lớn mà giựt chồng, nào là ép
gá con ghẻ cho cháu mà đoạt của, nào giả thương yêu rước con ghẻ về mà làm hại,
nào là vu oan cho Trường Khanh với Băng Tâm đặng rảnh tay, nào là đè con ghẻ đổ
thuốc độc cho chết đi đặng có đoạt hết gia lài của Khiếu Nhặn." (ALĐ, tr 171)
- " Tuy vậy mà một là vì không có trăng, nên cây cỏ ngó lờ mờ, hai là vì đường
không quen nên nhắm chừng mà đi chớ không chắc ý, bởi vậy Lê Văn Đó đi lạc trong
đồng lấn quấn trở đi trở lại hoài, đi cho đến khuya trăng mọc rồi mới tìm được cái
chòi rách hồi chiều." (NCGĐ, tr 64)
- "Không lý muốn mà cũng không nên muốn như vậy:một lẽ là tuổi ông bằng hai
tuổi cô, cô đáng con ông, hai lẽ là ông già rồi, nếu ông có vợ nhỏ, trong ít năm ông
chết, ông bỏ vợ bơ vơ, còn như sanh con lại càng tội nghiệp hơn nữa, ba lẽ ông đã có
gây cuộc thấy gia một lần rồi, tại số mạng của ông phải cô độc, nên trời phật mới
khiến vợ con chết hết, bây giờ còn miễn cưỡng tính gây cuộc thất gia một lần nữa mà
làm chi, bốn lẽ là cô đương uất tình, đương khổ thân, chẳng khác nào người chơi vơi
giữa dòng sông, nếu không thế cứu vớt dùm tánh mạng cùng danh giá của cô được thì
thôi, chớ có lẽ nào lại thừa lúc cô nguy khốn mà dụ dỗ ép uổng." (TGGT, tr 58)
- " Người gặp cánh nguy, bước đường cùn rồi, không biết làm sao mà day trở,
túng thế phải thắt họng hay là cắn lưỡi, hay là uống thuốc độc, hay là nhào xuống
sông mà chết." (MĐTS, tr 95)
- " Ông năm nay đã 55 tuồi rồi, có bốn người con, người con lớn đương làm nghị
viên Hội đồng địa hạt trong Rạch Giá, người kế đó là cậu Hà Thiện Ý 22 tuổi, học bên
tây, mới thi đậu tú tài, còn hai người nhỏ là gái, một người 18 tuổi, một người 16 tuổi,
thôi học ở nhà mà chưa hứa gả cho ai." (MĐTS, tr 6)
- " Thiệt chỉ mất vợ chồng tôi không hay, chớ nếu tôi hay thì dầu xa xuôi cách
nào tôi cũng xuống đặng trước là lo chôn cất chỉ, sau đem cháu về nuôi, ai nở để nó
bơ vơ như vầy." (NĐ, tr 15)
b/" lúc thì, bữa thì...,khi thì"
- " Cô nằm trăn trở hoài, lúc thì buồn giọt châu lã chã, lúc thì giận gan ruột
phừng phừng, nằm đã thèm rồi ngồi dậy ăn trầu, làm như vậy cho đến gần sáng, vợ
chồng quan phủ đi du hồ về mà cô cũng chưa ngủ." (ALĐ, tr 28)
- "Ông dắt cô đi luôn mấy ngày đêm, bữa thì đi nhà hàng ăn cơm tây, bữa thì
mướn xe đi hứng gió, bữa thì coi hát bóng, bữa thì coi hát cải lương." (TGGT, tr 81)
-" Trong đường hẻm chỗ cô Đào ở, người ta rải rác thức dậy, nên căn thì con nít
ngồi sật sư trước thềm, căn thì kẻ lớn mở bét cửa quét nhà chộn rộn." (LTTM, tr 98)
- "Tan buổi hầu chiều, mấy thầy thông thầy ký trong tòa bố Cần Thơ kẻ trước
người sau lần lượt ra cửa mà về, già thì bịt khăn đen, trẻ thì đội nón, song người nào
cũng mặc áo dài, mang giày tây, nơi cánh tay lại có máng một cây dù đen hoặc trắng."
(BV, tr 16)
- " Một tay thì cầm con mắm sạt, còn một tay thì bốc cơm nguội, trên đầu trời
nắng, dưới chân lấm bùn, mà anh ta ăn cơm coi bộ ngon lắm." (CCNN, tr 25)
- " Ở chôn kinh thành gần một năm, sớm mơi hoặc đi dạo đường Catinat, hoặc đi
vòng chợ Bến Thành mà khoe giày khoe áo; buổi chiều ngồi xe hơi, khỉ chạy vòng Bà
Chiểu khi chạy qua Lăng Tô mà xem nữ tú nam thanh; ban đêm hoặc vô nhà xét hút á
phiện rồi đánh bài, hoặc ngồi nhà hàng uống sâm banh rồi khiêu vũ; chúa nhựt khi thì
đi trường đua đánh cá ngựa, khi thì ra Nước Ngọt hứng thanh phong." (MĐTS, tr 84)
- " Thiệt trong nhà chẳng có vật chi xứng đáng, phía trước ngay cửa thì có một
cái bàn viết bằng cây dầu với một cặp ghế bằng mây, dựa vách buồng thì lót một bộ
ván dầu nhỏ giá chừng năm đồng bạc, còn trong buồng thì chỉ có một cái giường cây
để ngủ." (TT, tr 95)
- " Thưa ông, cháu mơn ơn ông rất nhiều, mấy năm nay cháu làm buồn ông thì
cớ, chớ trả ơn cho ông thì chưa" (ALĐ, tr 100)
- " Hoàng Kiết vô coi vừa ý, bèn giao cho Cao kiến lo sắp đặt trong ngoài, trong
thì dọn có chỗ ngồi uống rượu, có chỗ để nhảy đầm, ghế bàn đặt đóng theo kiểu kim
thời, vách cửa mướn vẽ bông hoa thiệt khéo, còn ngoài thì xẽ thêm đường, mua thêm
kiểng, để cho khách hữu tình cặp nhau đi hứng mát, gái mĩm cười dưới bóng đèn chấp
chóa, trai say tình bên nhành mận sum sê." (MĐTS, tr 76)
- " Bạch yến về rồi, Tất Đắc cứ đi qua đi lại trước hàng ba, mắt ngó xuống gạch,
một tay thì thọc trong túi quần, còn một tay thì gãi đầu suy nghĩ. (TH, tr 151)
- " Bẩm quan lớn ngoài chợ người ta bàn việc nay hung lắm, đi chỗ nào cũng
nghe họ nói; mà người thì đỗ cho mạng Chí Cao phải chết như vậy, kẻ thì nói tại Chí
Cao ăn ở làm sao đó nên mới phải bị đâm, chớ họ không có nói đến đứa sát nhơn, họ
không có ý nghi cho ai làm việc làn ác đó. " (CK, tr 67)
5. Dạng câu diễn đạt ý nghĩa theo hướng đối lập
* " này... nọ, kiaấy,..."
- " Con Quyên chịu ở với bà bữa trước, thì bữa sau bà mua cho nó một đôi bông
tai nhỏ, một cái lược cài, một cái khăn lụa màu bông hường." (CCNN, tr 87)
- " Còn ông thì ông nói việc nầy, hỏi việc nọ không dứt, coi bộ như ông vui mà
có một người khách ăn cơm với ông." (TGGT, tr 43)
- " Bà bổn tánh thuần hậu, vui vẻ, nên ai cũng thương, ngặt bà có một tật là lẻo
mép, chuyện đầu nầy bà hay đem nói đầu kìa mà thôi." ( ALĐ, tr 113)
- " Người nầy nói với người kia, người kia nói với người nọ, đến chiều cả chợ
An Giang, từ già chí trẻ, ai cũng đều hay việc Thủ Nghĩa là Chúa tàu hết thảy."
(CTKQ, tr 191)
- “Nhiều người họ nói một đường, họ làm một ngã, họ ăn bữa trước, họ quên bữa
sau” (TGGT, tr 13)
- “Bà nói ở đây sửa đặng hễ cái nào rồi ông bận thử liền cái nấy coi như chưa
vừa thì sửa lại nữa, chứ đem về tiệm rồi nhắm chừng mà sửa, sợ e không
vừa.”(TGGT, tr 36)
- "Ba tôi nói mình làm việc nhà nước, nay đổi chỗ này, mai dời chỗ nợ, sắm cửa
nhà rồi đổi đi biết bỏ cho ai, nếu cho mướn thì họ ở hư hết, vì vậy mà Ba tôi không
chịu mua." ( TGGT, tr 145)
- “Cô Xuân Hương cầm bức thư đọc đi đọc lại đôi ba lần, đọc chừng nào cô lại
buồn chừng nấy:” (MĐTS, tr 103)
- " Con Quyên chịu ở với bà bữa trước, thì bữa sau bà mua cho nó một đôi bông
tai nhỏ, một cái lược cài, một cái khăn lụa màu bông hường." (CCNN, tr-87)
- " Chiều bữa trước quan Chủ quận sai một chú cai giải tên quận xuống tòa và
nạp tờ phúc bẩm với hồ sơ về vụ án mạng cho quan Biện Lý, thì sáng bữa sau mới
tảng sáng, ngài còn nằm nghỉ trong mùng, thình lình bà lớn vô phòng kêu ngài thức
dậy và nói có bà Huyện Hàm Tân đến xin tỏ cho ngài biết một việc cần kíp mà lại
quan hệ lắm." (CK, tr 92)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Văn Ai, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Khai,1994, Từ điển phương ngữ
Nam Bộ, Nxb Tp. HCM.
2.Diệp Quang Ban, 1981, Bàn về khởi ngữ (hay chả thể) trong tiếng Việt, Nxb
ĐH&THCN, Hà Nội.
3.Diệp Quang Ban, 1983, Bổ ngữ chả thể-một thuật ngữ cần thiết cho việc phân
tích ngữ pháp tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 4.
4.Diệp Quang Ban, 1996, Ngữ pháp tiếng Việt, Tập l,2, Nxb GD.
5.Diệp Quang Ban, 1998, Văn bản và liên kết trong văn bần, NxbGD.
6.Diệp Quang Ban,1998, Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt, Nxb GD.
7.Diệp Quang Ban, 1999, "Hai giai đoạn ngữ pháp văn bản và tên gọi phân tích
diễn ngôn" T/c Ngôn ngữ ,số 2.
8.Võ Bình, Lê Anh Hiền, 1983, Phong cách thực hành tiếng Việt,Nxb ĐH &
THCN, Hà Nội.
9.Nguyễn Phan Cảnh, 1987, Ngôn ngữ thơ, Nxb ĐH & THCN, HàNội.
10.Nguyễn Tài cẩn,1996. Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.
11.Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung,1983,Giáo trình
ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, 2, Nxb GD.
12.Cha le, Wallace L , ý nghĩa và cấu trúc cửa ngôn ngữ, bản dịch của Nguyễn
Văn Lai,1998, Nxb GD.
13.Đỗ Hữu Châu, 1981, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐH &THCN, Hà
Nội.
14.Đỗ Hữu Châu, 1993, Đại cương về ngôn ngữ học, Nxb GD.
15.Đỗ Hữu Châu, 1994, Ngữ pháp văn bản, Nxb GD .
16.Đỗ Hữu Châu, 1995, Giản yếu về ngữ dụng học. Đại học Huế.
17.Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, 1997, Tiếng Việt lớp 12 ban KHXH, Nxb GD.
18.Đỗ Hữu Châu, 1997, Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà
Nội.
19.Đỗ Hữu Châu, 1998, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD.
20.Hoàng Thị Châu, 1989, Tiếng Việt trên các M1ền đất nước, Nxb KHXH, Hà
Nội.
21.Việt Chương, Từ điển thành ngữ tục ngữ-ca dao Việt Nam, quyển thượng, hạ,
Nxb Đồng Nai, 1998.
22.Hồng Dân, 1973, Hiện tượng tách từ, T/c Văn nghệ, số 23.
23.Nguyễn Đức Dân,1973, Các cấu trúc mơ hồ trong tiếng Việt, Nxb
ĐH&THCN, Hà Nội.
24.Nguyễn Đức Dân,1996, Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ, T/c Ngôn ngữ, số 3.
25.Nguyễn Đức Dân, 1996, Lô gích và tiếng Việt, Nxb GD.
26.Nguyễn Đức Dân, 1998, Ngữ dụng học, Nxb GD .
27.Nguyễn Đức Dân,1999, Sơ lược về lí thuyết tam thoại, T/c Ngôn ngữ, số 3.
28.Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào, 1993, Từ điển thành ngữ-tục ngữ
Việt Nam, Nxb GD.
29.Hoàng Dũng, 1999, Bàn thêm về vấn đề nhận diện từ láy tiếngViệt, T/c Ngôn
ngữ, số 2..
30.Hữu Đạt, 1980, Nghĩa vù hình tượng của từ, T/c Văn nghệ, số 45.
31.Đinh Văn Đức, 1986, Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), Nxb ĐI1&THCN, Hà
Nội.
32.Nguyễn Công Đức, 1994, về kết cấu song tiết láy âm trong tiếng Việt hiện
đại, T/c Ngôn ngữ , số 4.
33.Galperin, LR. , Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học, bản
dịch của Hoàng Lộc, 1987, Nxb KHXH, Hà Nội.
34.Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, 1984, Ca
dao, dân ca Nam bộ, Nxb Tp. HCM.
35.Bằng Giang, 1998, Vãn học quốc ngữ ở Nam Kỳ Ỉ865-1930, Nxb Trẻ.
36.Nguyễn Thiện Giáp, 1978, Từ vựng tiếng Việt, Nxb ĐH&THCN,Hà Nội.
37.Nguyễn Thiện Giáp, 1996, Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb GD.
38.Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, 1997, Dẫn
luận ngân ngữ học, Nxb GD.
39.Nguyễn Thiện Giáp,2000, Nghiên cứu một vài khá? niệm mới trong ngôn ngữ
học, nhớ lại những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, T/c Ngôn ngữ, số 6.
40.Nguyễn Thị Hai, 2001, Hành động từ chối trong tiếng Việt hội thoại, T/c
Ngôn ngữ ,số 1.
41.Hoàng Văn Hành, 1985, Từ láy trong Tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
42.Hoàng Văn Hành, 1998, Kể chuyên thành ngữ tục ngữ, Tập 1,2, NxbKHXH,
Hà Nội.
43.Cao Xuân Hạo, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm, 1982,
Câu trong tiếng Việt, cấu trúc-nghĩa-công dụng, NxbGD.
44.Cao Xuân Hạo, 1988, Hai vấn đề âm vị học trong phương ngữ Nam Bộ, T/c
Ngôn ngữ , số 1.
45.Cao Xuân Hạo, 1991, Tiếng Vìệt-Sơ thảo ngữ pháp chức năng quyển 1, Viện
KHXH tại Tp HCM.
46.Cao Xuân Hạo, 1999, Nghĩa của loại từ, T/c Ngôn ngữ ,số2,3.
47.Phi Tuyết Hình, 1983, Từ láy và biểu trưng ngữ âm, T/c Ngôn ngữ, số 3.
48.Nguyễn Thái Hòa, 1997, Dãn luận phong cách học, Nxb GD .
49.Nguyễn Thái Hòa, 1997, Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp, Nxb
KHXH.
50.Phan Khôi, 1997, Việt ngữ nghiên cứu, Nxb Đà Nẵng.
51.Nguyễn Khuê, 1998, Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb VN Tp. HCM.
52.Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, 1993, Phong cách học tiếng Việt, Nxb
GD.
53.Đinh Trọng Lạc, 1994, Phong cách học văn bản, Nxb GD.
54.Dinh Trọng Lạc, Bùi Công cẩn, 2000, Trường cứ trong tiếng Việt, T/c Ngôn
ngữ, số 6.
55.Nguyễn Lai, 1996, Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học,NxbGD.
56.Nguyễn Lai, Nguyễn Văn Chính, 1999, Mật vài suy nghĩ về từ hư từ góc
nhìn ngữ dụng học, T/c Ngôn ngữ , số 5.
57.Trần Thị Ngọc Lang, 1992, Vài điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ
Nam Bộ so với phương ngữ Bắc Bộ trong " Tiếng Việt và các ngôi! ngữ dân tộc phía
Nam" Nxb KHXH.
58: Trần Thị Ngọc Lang, 1995, Phương ngữ Nam Bộ, Nxb KHXH.
59.Trần Thị Ngọc Lang, 2002, Vài điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ
Nam Bộ so với phương ngữ Bắc Bộ, T/c Ngôn ngữ, số 2.
60.Thanh Lãng, Đông Hồ, Thiếu Sơn, 1967, " Hồ Biểu Chánh", "Hồ Biểu Chánh
nhà vãn bạch thoại M1ền Nam", "Nhớ Hồ Biểu Chánh", T/c Văn số 80, Sàigòn.
61.Lưu Vân Lăng, 1988, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà
Nội.
62.Nguyễn Lân, 1993. Từ điển thành ngữ, tục ngự Việt Nam, Nxb KHXH, Hà
Nội.
63.Hồ Lê, 1976, vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiền đại, Nxb KHXH, Hà Nội
64.Hồ Lê, 1992, Phương ngữ Nam Bộ trong văn hóa dân gian người Việt ở Nam
Bộ, Nxb KHXH, Hà Nội.
65.Hồ Lê, 1991,- 1992, 1993, Cú pháp tiếng Việt. Tập 1,2,3, Nxb KHXH, Hà
Nội.
66.Hồ Lê, 1996, Quy luật ngôn ngữ, Tập 1,2, Nxb KHXH.
67.Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, 1978, Thành ngữ tiếng Việt, Nxb KHXH. Hà
Nội.
68.Lê Văn Lý, 1972, Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu, BGD Sài
Gòn.
69.Lyons, John, Nhập mon ngôn ngữ học lý thuyết, bản dịch của Vương Hữu Lễ
,1996, Nxb GD.
70.Moskalskaja O.I., Ngữ pháp văn bản, bản dịch của Trần Ngọc Thêm, 1996,
Nxb GD
71.Sơn Nam, Đổng bằng Cửu Long nét sinh hoạt xưa, Nxb Tp.HCM, 1985.
72.Nguyễn Thị Thanh Nga, 1999, Ý nghĩa và tác dụng của phương thức láy
trong khẩu ngữ, T/c Ngôn ngữ , số 1.
73.Nguyễn Thị Thanh Nga, 1999, Từ vay mượn mang phong cách khẩu ngữ,
T/c Ngôn ngữ, số 3.
74.Phan Ngọc, Phạm Đức Dương, 1993, Tiếp xúc các ngôn ngữ ở Đông Nam Á,
Viện Đông Nam Á .
75.Phan Ngọc, 1994, Vãn hóa Việt Nam và cách riếp cận mới, Nxb - VHTT.
76.Bùi Mạnh Nhị, 1984, Một số đặc điểm ngôn ngữ ca dao dân ca
Nam Bộ, T/c Ngôn ngữ, số 1.
77.Đái Xuân Ninh, 1978, Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb KHXRHà Nội.
78.Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quans. Vương Toàn, 1984, 1986,
Ngôn ngữ học khuynh hướng, lĩnh xực, khái niệm, Tập 1,2 , Nxb KHXH, Hà Nội.
79.Nunan David ,Dẫn nhập phân tích diễn ngôn .bản dịch của Hồ Mỹ Huyền,
Trúc Thanh, 1998, Nxb GD.
80.Vũ Ngọc Phan, 1960, Nhà văn hiện đại, Nxb Thăng Long, Sàigòn.
81.Vũ Ngọc Phan, 1998, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
82.Hoàng Phê, 1989, Lôgíc ngôn ngữ học, Nxb KHXH.
83.Hoàng Phê (chủ biên), 1994, Từ điển tiếng Việt, Nxb GD.
84. Hoàng Phê (chủ biên), 1995, Từ điển chính tả , Nxb Đà Nang.
85.Nguyễn Thị Quy, 1995, Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó,
Nxb KHXH.
86.Nguyễn Hữu Quỳnh, 1994, Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn từ điển
bách khoa VN, Hà Nội.
87.Saussure F.De., Giáo trình ngôn ngữ học đại cươngỌoản dịch), 1973, Nxb
KHXH, Hà Nội.
88.Trịnh Sâm, 1986, về một hiện tượng láy trong phương ngữ M1ền Nam, trong
"Mấy vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông", Viện ngôn ngữ học .
89.Trịnh Sâm, 1998, Tiêu đề văn bản, Nxb GD .
90.Trịnh Sâm, 1998, về cơ chế ngữ nghĩa tâm lí trong tổ hợp song tiết chính phụ
tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ ,số 2.
91.Vương Hồng Sến, 1993, Tự vị tiếng Việt Miền Nam, Nxb Văn hóa.
92.Doãn Quốc Sỹ, Đoàn Quốc Bửu, 1970, Lược khảo về ngữ pháp Việt Nam,
Trường sư phạm Sài Gòn.
93.Trần Hữu Tá, 1998, Vấn học lớp 1, Tập 1, Nxb GD.
94: Lê Xuân Thại, 1999, Tiếng Việt trong nhà trường, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
95.Nguyễn Kim Thản, 1977, Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
96.Nguyễn Kim Thản, 1997. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.GD.
97.Bùi Khánh Thế, 1995,-Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb GD.
98.Trần Ngọc Thêm, 1982, Chuỗi bất thường về nghĩa và hoạt động của chúng
trong văn bản, T/c Ngôn ngữ ,số 3.
99.Trần Ngọc Thêm, 1985, Hệ thống liên kết vãn bản trong tiếng Việt, Nxb
KHXH, Hà Nội.
100. Trần Ngọc Thêm, Trịnh Sâm, 1989, Hỏi đáp về ngữ pháp văn bản, Trường
CĐSP TP HCM .
101. Trần Ngọc Thêm, 1997, Tun về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp.HCM
102.Lê Quang Thiêm, 1989, Nghiên cứu, đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb
ĐH&THCN, Hà Nội.
103.Huê Thiên, 1999, Thử đì tìm nguồn gốc của dạng " láy ba", T/c Ngôn ngữ
,số 3.
104.Đoàn Thiện Thuật, 1980, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.
105.Nguyễn Minh Thuyết,1996, Tiếng Việt thực hành, Nxb GD.
106.Phạm Văn Tinh, 1999. về khái niệm tỉnh lược, T/c Ngôn ngữ; số 9.
107.Bùi Đức Tịnh, 1972, Vãn phạm Việt Nam, Trung tâm học liệu BGD Sài
Gòn.
108.Hoàng Trinh, 1997, Từ kí hiệu học đến thi phấp học, Nxb Đà Nang.
109.Lê Đức Trọng, 1993, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Tp.
HCM.
110. Nguyễn Nguyên Trứ, 1988-1989, Đề cương bài giảng phong cách học ,
Khoa ngữ văn, ĐHTH Tp. HCM.
111. Nguyễn Nguyên Trứ, 1989, Một số vấn đề về ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb
ĐH&THCN, Hà Nội.
112.Cù Đình Tú, 1988, Phơn? cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb ĐH &
THCN,Hà Nội.
113.Hoàng Tuệ,1996, Bàn về vai trò văn hóa-xã hội của tiếng địa phương, trong
" Ngôn ngữ và đời sống văn hóa xã hội, Nxb GD.
114.Tầm Vu, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Ý, 1988, Địa chí thành phố Hồ
Chí Minh, Nxb Tp.HCM.
115.Lê Anh Xuân, 2001, Trả lời dưới dạng câu nghi vấn để thực hiện hành vi
khẳng định một cách gián tiếp, T/c Ngôn ngữ , số 2.
116.Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, 1994, Từ điển giải
thích thành ngữ gốc Hán, Nxb Văn hóa.
117.Nguyễn Như Ý, Hà Quana Năng, Đặng Ngọc Lệ, 1996, Từ điển giải thích
thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb GD.
118.Nguyễn Như-Ý,"Đặng Ngọc Lệ, Phan Xuân Thành, 1999, Từ điển đối chiếu
từ địa phương, Nxb GD.
119.Trung tâm ngữ văn, 1997, Mấy vấn đề về ngôn ngữ học và văn học, Nxb
KHXH, Hà Nội.
120.Viện ngôn ngữ học,UBKHXH, 1986, Những vấn đề ngôn ngữ học về các
ngôn ngữ phương đông, Hà Nội.
121.Viện ngôn ngữ học, 1993, Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa.
122.UBKHXH , 1983, Ngữ pháp tiếng Việt, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_khau_ngu_nam_bo_trong_tieu_thuyet_ho_bieu_chanh_8797.pdf