Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ rất điêu luyện trong tác
phẩm của mình, không những thế Người còn sáng tạo ra những thành ngữ, tục
ngữ mới, độc đáo, hấp dẫn làm cho ai đọc cũng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ
áp dụng. Điều này cũng chứng tỏ vốn từ vựng và vốn về văn hoá dân gian ở
Người là vô cùng phong phú. Người chú trọng dùng từ sao cho chính xác,
giản dị, trong sáng và truyền cảm. Tính chính xác, giản dị biểu hiện trước hết
ở chỗ Người luôn có ý thức dùng tiếng ta, thứ tiếng biểu hiện được đời sống
tình cảm và tâm hồn Việt Nam. Người ưa dùng các từ thuần Việt, đây là lớp
từ gần gũi và thiết thực với quần chúng nhân dân. Người nhiều lần nhắc nhở
chúng ta: “Tiếng nào ta sẵn có thì dùng” (Chống thói ba hoa - 1947) nhờ đó
tác phẩm ký của Người đạt giá trị nghệ thuật cao.
131 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bia đỡ đạn. Và sau khi đóng đủ thứ “thuế máu” thì những ai sống sót,
những “Chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” lê tấm thân tàn ma dại về đƣợc tới
quê hƣơng thì đƣợc các quan cai trị đón tiếp bằng một bài diễn văn “Ơn
nghĩa”: “Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã sử dụng tài
tình tiếng cƣời nhƣ một thứ vũ khí vô cùng lợi hại và sắc bén. Dù ở bất cứ thể
loại nào, viết bằng tiếng nào thì tác phẩm của Ngƣời cũng in đậm nét đặc
điểm của một bút pháp hài hƣớc, châm biếm độc đáo.
Hài hước (tiếng Anh: humour): “Là một dạng của cái hài, có mức độ
phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cƣời, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất
hài hòa, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tƣợng, đặc biệt
là lý tƣởng và thực tếhài hƣớc mang tính chất kín đáo, thâm trầm không lộ
liễuhài hƣớc khéo léo, nhẹ nhàng, vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái cƣời
bất ngờ, giúp ngƣời ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cƣời mà phân
biệt đúng sai” [16,114]. Tiêu biểu cho bút pháp này phải nhắc đến Bản án chế
độ thực dân Pháp. Đây là một tác phẩm chính trị, đồng thời là một áng văn
châm biếm đầy sức mạnh tấn công, đầy sức mạnh chiến thắng. Qua những
câu chuyện dí dỏm, hài hƣớc, tác phẩm đã có giá trị tố cáo mạnh mẽ thực dân
Pháp và bọn vua quan bù nhìn phong kiến, tay sai. Ngòi bút đả kích châm
biếm của Ngƣời vạch trần bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến nhƣng cũng
hết sức hèn hạ, đê tiện của chủ nghĩa đế quốc làm cho nhân dân ta thêm khinh
ghét bộ mặt xấu xa, nhơ nhớp của kẻ thù đồng thời tin tƣởng vào thắng lợi
của cách mạng.
101
Nhƣ vậy, châm biếm, trào lộng giai cấp thống trị và chế độ xã hội cũ là
một đặc điểm biểu hiện nhất quán trong tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc.
Ngƣời đã tấn công trực diện vào bản chất của chế độ thực dân xâm lƣợc, phát
hiện ra những mâu thuẫn nội tại, những xấu xa hàm chứa bên trong cơ chế
chính trị của thực dân, từ đó tác phẩm có tác dụng gây sự căm thù và lòng
quyết tâm đánh đuổi kẻ thù của nhân dân Việt Nam nói riêng và các nƣớc
thuộc địa nói chung.
3.2.3. Bút pháp trữ tình
Trữ tình (tiếng Pháp: Lyrique): “Là phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ
trực tiếp ý thức của con ngƣời, nghĩa là con ngƣời tự cảm thấy mình qua
những ấn tƣợng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân
sinh” [16,316].
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một trong những ngƣời có một
phong cách văn chƣơng rất đa dạng và phong phú. Ngƣời có thể viết về nhiều
đề tài khác nhau trong đời sống, viết với nhiều bút pháp và giọng điệu với
ngôn ngữ điêu luyện, sắc sảo. Bên cạnh bút pháp trào lộng đặc sắc thì văn của
Ngƣời rất đậm chất trữ tình, đó là những lời thắm thiết trữ tình xúc động và
đạt giá trị sâu sắc. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong Pari, Bản án chế độ thực
dân Pháp, Vừa đi đường vừa kể chuyện, Những mẩu chuyện về đời hoạt động
của Hồ Chủ tịch,...
Ký Pari tác giả dùng lối viết thƣ với tựa Bức thư gửi cô em họ đã góp
phần khẳng định tính xác thực cho câu chuyện nhƣng đồng thời lại làm thay
đổi nhịp điệu câu chuyện làm cho ngƣời đọc thấy rằng câu chuyện không bị
đơn điệu, khô khan mà rất sinh động, hấp dẫn. Nhờ lối viết thƣ mà tác giả có
thể dùng giọng trữ tình thân mật khi tâm sự với cô em họ. Lối viết thƣ cho
phép thay đổi các tình huống rất linh hoạt, cho phép di chuyển không gian,
thời gian một cách thoải mái. Với cách viết này có thể liên tƣởng chuyện này,
102
nơi này sang chuyện kia, nơi kia, có thể đả kích đối tƣợng này sang đối tƣợng
khác. Cùng với sự thay đổi tình huống, hình thức viết thƣ khiến tác phẩm trở
nên đa giọng điệu, vì thế lôi cuốn ngƣời đọc. Cách viết này có sự kết hợp linh
hoạt, tài tình giọng tƣờng thuật với giọng trữ tình nhƣ hồi tƣởng, giãi bày,
hoặc giọng giễu cợt mát mẻ với giọng đả kích sắc nhọn. Ngƣời đã đƣa ra
những câu hỏi nghi vấn, những cách gọi thân mật, gần gũi, tâm sự với cô em
họ nhƣ: “Cô em họ thân mến của tôi ạ”, “Cô em họ nhỏ của tôi ơi, cô đã đoán
gần đúng thế đấy”, “Vậy tôi nói với cô rằng”, “Có phải thế không nào, cô em
họ thân mến”v.v...Các câu văn nhƣ vậy sẽ làm cho tác phẩm thêm chất trữ
tình và chất thơ. Tác giả đã nhập vai ngƣời kể chuyện từ đầu đến cuối và gắn
bó với nhân vật của mình. Lúc thì nhân vật “tôi” chia sẻ niềm vui cùng với
những con ngƣời cùng cảnh ngộ: “Cố ơi, cố có vui lòng cho phép đƣợc mời
cùng một bữa lót dạ chủ nhật tới đƣợc không?”. Cụ đáp: “Ông tử tế quá, thƣa
ông, thế cho nên tôi từ chối thì hoá ra phụ lòng tốt của ông, vậy tôi xin nhận”
[13,210], lúc thì nhân vật “tôi” chia sẻ niềm đau xót, cảm thông cùng nhân
vật: “Tôi đọc thấy trong đôi mắt cụ, bỗng dại đi, một nỗi niềm đau xót và căm
hờn không sao tả xiết...Tôi nhỏ nhẹ bảo cụ: Thôi vừa rồi, cố ơi! Xin để hôm
khác cố kể cho nghe. Cố xơi củ khoai rán cố nhé!” [13,212].
Cảm hứng trữ tình, nhƣ Pos pê-lôp nói: “Chủ yếu là những suy tƣ và
miêu tả có màu sắc xúc cảm. Màu sắc cảm xúc trong tác phẩm của Bác là một
tiêu chí thẩm mỹ rõ rệt, gây ấn tƣợng lâu bền, phong phú, linh hoạt, lôi cuốn.
Tất cả đều xuất phát từ tinh thần nhân đạo lấy dân làm gốc và tinh thần cách
mạng đổi mới không ngừng. Màu sắc cảm xúc là cái gốc của giọng điệu trữ
tình và giọng điệu trữ tình luôn luôn biểu hiện phong phú của màu sắc cảm
xúc. Giọng điệu trữ tình trong tác phẩm của Bác là tình cảm chân thành tha
thiết của một tấm lòng nhân ái bao la. Đó là hình ảnh hôm Ngƣời nắm đƣợc
bản Luận cƣơng của Lê nin, Ngƣời đã xúc động mãnh liệt “vui mừng đến
103
phát khóc”: “Nƣớc mắt Bác Hồ rơi trên trang sách Lê-nin”, cho đến những
ngày Ngƣời ở trên đất Pháp, gian khổ trăm bề, vừa tự làm việc để kiếm sống,
vừa tự học tiếng Pháp, học viết văn Pháp, tự viết báo và hoạt động cách mạng.
Chúng ta có thể hình dung hình ảnh Ngƣời ngày đêm mơ cách mạng, ƣớc
mong chờ đợi cách mạng, tƣởng tƣợng không ngừng về cách mạng. Tất cả
những điều đó đều xuất phát từ tài năng, ý chí, tấm lòng của một ngƣời yêu
nƣớc, đều xuất phát từ nghệ thuật đánh vào lòng ngƣời, tùy đối tƣợng, tùy vấn
đề mà tác giả ứng xử hợp lý, hợp tình để thu hút nhân tâm. Vì vậy, giọng
Ngƣời lúc tình cảm, thiết tha, lúc thân thiện, cƣơng quyết, lúc thuyết phục, ân
cần, lúc phê phán, đả kích sâu cay. Sắc thái dí dỏm vui vẻ cũng có nhiều sắc
điệu: dí dỏm trào phúng, dí dỏm triết lý lúc lại phảng phất nụ cƣời nhẹ nhàng
dân gian, lúc lại kín đáo, thâm thúy.
Giọng điệu trữ tình còn biểu hiện ở ngữ điệu - lời văn. Đó là lời văn
bình dị, súc tích, ngữ điệu phong phú toát lên một thái độ tha thiết, dân chủ,
bình đẳng. Ngữ điệu - lời văn hàm chứa nội dung phong phú các vấn đề của
đời sống hiện thực, của yêu cầu cách mạng và thể hiện tính trí tuệ sắc sảo, là
tiếng vọng ân cần, là lòng nhân ái bao dung.
T Lan nói về Bác trong Vừa đi đường vừa kể chuyện nhƣ sau: “Ngày
Bác đến Mátxcơva lần đầu tiên, điều kiện đời sống ở Liên Xô cũng đang rất
khó khăn...nhƣng ngƣời Liên Xô thì tự hào mình đã thắng lợi trong cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa...ngƣời Liên Xô thì hăng say lao động và trong thấy
trƣớc mắt một tƣơng lai hạnh phúc rực rỡ. Bác nói: Từ bé đến lớn chƣa bao
giờ thấy trong mình tự do, khoan khoái và sung sƣớng nhƣ lúc bấy giờ. Tuy
vậy, chỉ mong Đại hội Quốc tế sớm họp, để sau Đại hội thì đƣợc đi hoạt
động” [21,27].
Ngữ điệu - lời văn thể hiện thái độ cƣơng quyết, rạch ròi không đao to
búa lớn nhƣng thấm phong cách phƣơng Đông. Vạch tội ác, âm mƣu của kẻ
104
thù ở mức độ khác nhau nhƣng bao giờ Bác cũng đúng mức độ, có văn hóa
cao dù có căm giận sục sôi.
Giọng văn của Bác truyền cảm với cách sử dụng các kiểu câu giàu sắc
thái biểu cảm khiến ngƣời nghe phải suy nghĩ bởi nghệ thuật đánh vào lòng
người, cách sử dụng các kiểu câu quen thuộc trong ngôn ngữ tiếng Việt gần
với lời ăn tiếng nói hàng ngày lại mang dáng dấp của lời nói truyền thống.
Ngƣời thƣờng sử dụng các loại câu nhƣ câu cảm thán, cấu trúc câu ngắn gọn,
kết hợp câu ngắn với câu dài một cách tài tình, chặt chẽ nhƣ cấu trúc tục ngữ
với sự hàm nghĩa sâu sắc, ngữ nghĩa phong phú. Đồng thời, Ngƣời cũng sử
dụng sáng tạo nhiều kiểu câu vốn có trong kho tàng tiếng nói dân tộc kết hợp
với ngôn ngữ hiện đại và ngôn ngữ các nƣớc phƣơng Tây, đặc biệt là ngôn
ngữ Pháp nhƣ câu nghi vấn phủ định, khẳng định, câu ghép có quan hệ từ
sóng đôi, câu tƣơng phản,v.v...
Giọng điệu trữ tình còn biểu hiện ở những câu thơ, câu văn vần xen vào
giữa đoạn trong tác phẩm, biểu hiện ở cấp độ cú pháp tu từ. Văn của Ngƣời
giản dị, trong sáng, giàu cảm xúc là do hiệu quả của phƣơng thức tu từ trong
câu. Ngôn ngữ trong tác phẩm ký của Ngƣời không khô khan vì Ngƣời không
biện luận, thuyết phục ngƣời nghe bằng lý lẽ suông mà bằng ngôn ngữ hình
ảnh nên càng đọc, càng nghe càng thấm thía. Trần Dân Tiên viết trong Những
mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch nhƣ sau: “Ông Nguyễn ăn ở tốt
với mọi ngƣời, và mọi ngƣời cũng tốt đối với ông. Khi nào ông không đọc
sách, ông nói chuyện thân mật với những ngƣời bạn trong phòng và nghiên
cứu những đặc tính của họ...một tƣớng cƣớp già bị bắt...độ sáu mƣơi tuổi hoà
nhã, mƣu trí và gan góc, giỏi chữ Trung Quốc, làm đƣợc thơ. Y tự cho mình
là một anh hùng và cho ông Nguyễn cũng là một anh hùng”, y nói “Tôi là một
con sƣ tử rơi xuống hố. Anh cũng là một con rồng mắc cạn”, y vừa nói vừa
thở dài. Nhƣng y rất lạc quan, nói tiếp thêm: Sƣ tử một ngày kia sẽ trở về làm
105
chúa sơn lâm, còn rồng một ngày kia sẽ bay lên trời và làm chúa tể gió mây”
[50,105].
Giọng điệu trữ tình thể hiện rất phong phú trong Bản án chế độ thực
dân Pháp, trong Chƣơng X - Chủ nghĩa giáo hội, Nguyễn Ái Quốc viết:
“Trong thời kỳ bình định, các sứ giả của Chúa cũng hoạt động chẳng kém.
Hệt nhƣ bọn gian phi rình lúc mọi ngƣời đang hốt hoảng để nhảy vào hôi của
sau khi nhà cháy, các nhà truyền giáo chúng ta cũng thừa lúc đất nƣớc rối
loạn sau cuộc xâm lăng để...phục vụ Chúa” [46,134]. Và sau những tội ác tày
trời của bọn tông đồ, Đức cha, giám mục, Nguyễn Ái Quốc đã kết luận: “Nếu
thiên đƣờng có thật, thì sẽ quá chật không đủ chỗ để chứa chấp tất cả bọn tông
đồ thuộc địa can đảm đó. Và nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây
thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các
môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh nhƣ thế nào” [46,137].
Hay nhƣ hình ảnh: “Chúa đầy lòng nhân ái và toàn năng. Là đấng sáng thế tối
cao, ngƣời đã nặn ra một chủng tộc gọi là thƣợng đẳng để đặt lên lƣng một
chủng tộc gọi là hạ đẳng cũng do Ngƣời nặn ra” [46,138].
Bằng giọng điệu trữ tình pha sự châm biếm sâu cay, Nguyễn Ái Quốc
đã lên án chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa Giáo hội luôn nhân danh Chúa để
cƣớp bóc, vơ vét của cải của ngƣời dân thuộc địa. Cách vận dụng phong phú
về giọng điệu, sắc điệu trữ tình cùng với một tấm lòng sâu nặng với dân với
nƣớc đã làm nên những thành công đặc sắc trong tác phẩm ký của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh. Nhà thơ Phêlich Pita Rôđrighêt có nhận xét sâu sắc:
“Những trang sách đầy tủi nhục và có sức rung động của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khiến Ngƣời trở thành một quan toà nghiêm khắc buộc tội không
thƣơng xót chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa Mác đã truyền cho Ngƣời sức
mạnh, và Ngƣời đã tìm thấy ở những quy luật của chủ nghĩa Mác những câu
trả lời cho tất cả những câu hỏi của mình”.
106
3.3. Giọng điệu và ngôn từ
3.3.1. Giọng điệu
Giọng điệu nghệ thuật là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là
một phƣơng tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học. Là yếu tố có vai
trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể.
Trong quá trình sáng tác văn học của mình, mỗi nhà văn đều có một giọng
điệu riêng, đều có những nét riêng, là sự tổng hợp những cảm hứng sáng tạo,
mục đích sáng tạo đƣợc trình bày theo một phong cách riêng không lẫn với
tác giả khác. Trong đó dấu ấn của ngữ điệu, ngôn từ cá tính rất quan trọng.
Giọng văn sẽ làm nên linh hồn của tác phẩm, điều này phụ thuộc vào tài năng,
cách sử dụng ngôn từ, tính cách của tác giả. Giọng điệu là thái độ, tình cảm,
lập trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể
hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm,
cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm
biếm v.v...Nhờ vào giọng điệu mà ngƣời đọc có thể hiểu và thâm nhập vào
thế giới tinh thần của nhà văn qua các yếu tố tƣ tƣởng, hình tƣợng trong tác
phẩm.
“Giọng điệu phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu
thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn
và tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc” [16,113]. Thiếu một giọng điệu nhất
định nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc một tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và
sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác
phẩm văn học. Nó đòi hỏi ngƣời trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình
phải có khẩu khí, có giọng và điệu. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị
thƣờng đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo
chứ không đơn điệu. Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của
phong cách nhà văn mà còn có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình
107
thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Và nhƣ vậy trong sáng tác của mình, mỗi
nhà văn thƣờng có một giọng điệu riêng không trùng lặp, điều đó cũng tạo
nên phong cách riêng của mỗi nhà văn. Trong các tác phẩm ký của mình,
Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau, rất đa dạng và
phong phú nhƣng cũng rất thống nhất. Chính điều đó đã giúp cho tác phẩm
của Ngƣời có giá trị sâu sắc cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
3.3.1.1. Giọng triết lý, tranh luận
Cảm hứng xuyên suốt trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh là tình yêu nƣớc, thƣơng dân, là lòng thƣơng những con ngƣời cùng
khổ. Ngƣời đau nỗi đau của nhân loại, những ngƣời dân đang phải sống trong
vòng nô lệ của chế độ thực dân. Ngƣời lên tiếng nói căm thù và lên án sự tàn
bạo của thực dân và bọn tay sai. Chính những điều đó đã giúp Ngƣời viết lên
những tác phẩm với những giọng điệu mang đậm tính triết lý và tranh luận.
Có điều rất đặc biệt là dù Bác viết để “Đánh địch” nhƣng mục đích là cảnh
tỉnh, giáo hoá, Bác bao giờ cũng giữ đƣợc tình lý phân minh, đúng mực,
không có những lời thoá mạ, cay độc. Còn viết cho nhân dân lao động, bộ đội,
thanh niên, thiếu nhi,thì Bác dùng những câu văn dễ hiểu, dễ nhớ nhƣng lý
lẽ xác đáng đầy sức thuyết phục và tình cảm chân thành, thiết tha đi vào lòng
ngƣời. Ngƣời viết bằng những chứng cớ và số liệu cụ thể để vạch trần tội ác
của đế quốc. Khi viết Bác sử dụng rất khéo về từ ngữ nhằm lột rõ bộ mặt thật
của chủ nghĩa đế quốc, qua đó cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đẩy
mạnh cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân Pháp xâm lƣợc, cổ vũ ý chí
giành thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến trƣờng kì của dân tộc.
Tác phẩm của Ngƣời không những thuyết phục ngƣời đọc bằng hình
tƣợng nghệ thuật mà còn thuyết phục bằng lập luận lôgic. Tiêu biểu cho giọng
điệu triết lý, tranh luận phải nói đến Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin
và ký Pari.
108
Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin là một áng văn chính luận xuất
sắc đồng thời có những đoạn pha hồi ký. Luận điểm cần thuyết phục là: “Chủ
nghĩa Lênin chẳng những là cái cẩm nang thần kỳ, không chỉ là cái kim chỉ
nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đƣờng chúng ta đi tới thắng lợi cuối
cùng”. Với đối tƣợng này, Ngƣời không dùng nhiều lí lẽ, không tranh luận,
không hùng biện. Ngƣời thuyết phục bằng kinh nghiệm thực tế của bản thân
mình đƣợc diễn tả bằng những dòng hồi ký sinh động, tƣơi tắn và bằng một
giọng văn rất mực khiêm tốn.
Pari sử dụng ngòi bút phóng sự rất linh hoạt, giọng văn đi từ mỉa mai
chua chát đến căm giận, xót xa. Pari đã tố cáo chiến tranh tàn bạo của các
nƣớc đế quốc qua cuộc đời đau khổ của một cụ già. Qua câu chuyện đó,
Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức đƣợc những vấn đề đặt ra trong đời sống với
quan điểm cách mạng vô sản, đồng thời phản ánh đƣợc nhiều khía cạnh sâu
sắc của đời sống hiện thực bằng ngòi bút nhạy bén và sắc sảo về chính trị,
chân thực, tinh tế trong nghệ thuật.
3.3.1.2. Giọng giễu nhại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhại là một thể văn châm biếm dùng
sự bắt chƣớc để chế giễu một tác phẩm hoặc cả một trào lƣu nghệ thuật.
Phƣơng tiện của nhại là bắt chƣớc phong cách” [16,193].
Bút pháp châm biếm đƣợc sử dụng rộng rãi với nhiều cung bậc và
giọng điệu khác nhau: khi thẳng thừng bốp chát, khi giễu cợt nhẹ nhàng, khi
mỉa mai chua chát, khi cƣời đấy mà cay đắng, đau xótNhìn chung, Ngƣời
không dùng lối đao to búa lớn, nhƣng những đòn châm biếm thƣờng rất sâu
sắc, thấm thía. Khi nhằm phê phán, thái độ của Ngƣời là giễu cợt, dùng ngòi
bút để tả thực cái xã hội thực dân nửa phong kiến.
Ký của Ngƣời thể hiện thái độ châm biếm, đều xuất phát và đƣợc sáng
tác từ tình huống thực: bản chất xấu xa của bọn thống trị và chế độ xã hội cũ.
109
Những biếm họa sắc sảo về bọn quan lại, những bức tranh tƣơng phản nhiều
hài hƣớc, xót xa trong tù cũng nhƣ ngoài xã hội vẫn là hƣớng đả kích chủ yếu
trong tác phẩm của Ngƣời. Châm biếm trong ký của Ngƣời giàu chất trí tuệ và
cảm xúc, xen lẫn sự thông minh, hóm hỉnh, sâu sắc và ý nhị. Tiếng cƣời luôn
có căn cứ thực tế, phản ánh và phê phán trực tiếp mặt trái của chế độ thống
trị. Song một mặt hết sức quan trọng của tiếng cƣời thuộc về những năng lực
liên tƣởng, suy nghĩ của ngƣời viết. Ở đây, những mũi nhọn châm biếm đƣợc
tổ chức sắc bén để đi sâu vào bản chất của đối tƣợng. Chất trí tuệ sắc sảo, chất
trữ tình thƣơng cảm luôn có khả năng mài sắc và bồi đắp thêm để tác phẩm
của Ngƣời để tạo nên những năng lực truyền cảm mạnh mẽ, đa dạng. Tiếng
cƣời trong tác phẩm của Ngƣời có nhiều cung bậc nhƣng âm hƣởng chủ đạo
là tiếng cƣời hài hƣớc và tiếng cƣời châm biếm, mỉa mai. Sự hài hƣớc làm
cho câu chuyện thêm đậm đà chất trí tuệ thông minh, hài hƣớc để pha loãng
những gì nghiêm trọng, để đƣa đẩy những gì khó nói. Nhƣng hài hƣớc cốt để
nói đƣợc những điều muốn nói, đả kích đích đáng những gì đáng đả kích, có
khi đánh một đòn chết tươi dù chỉ bằng một cái cƣời. Và ngƣời đọc tất nhiên
sẽ thích thú, hả hê khi Ngƣời đã nói đƣợc những gì mà họ muốn nói mà
không nói đƣợc.
3.3.2. Ngôn từ
Ngôn ngữ là công cụ truyền đạt tƣ tƣởng, tình cảm, công cụ tuyên
truyền, tác động, giác ngộ. Ngôn từ là lời văn, là chất liệu cơ bản, là điều kiện
bắt buộc cần có của một tác phẩm. Chính ngôn từ sẽ tạo ra hiệu quả ở cả hai
phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm. Trong tác
phẩm, ngôn từ thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng nhà văn. Mỗi
nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gƣơng sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn
ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi nói và viết phải nhằm mục đích tác động
110
đến ngƣời nghe, ngƣời đọc, làm họ thay đổi nhận thức, thay đổi quan niệm,
hành vi để hƣớng họ vào hoạt động thực tiễn, phù hợp với khuynh hƣớng tiến
bộ của xã hội, của thời đại.
Chính vì vậy, trong quá trình sáng tác Bác luôn nhắc đi nhắc lại là khi
viết phải ngắn gọn, dễ hiểu và thiết thực. Bác nói: “Viết ngắn chừng nào tốt
chừng ấy, viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc. Nhân dân ta
có truyền thống kể chuyện ngắn gọn mà lại có duyên. Các chú phải học cách
kể chuyện của nhân dân”. Bác viết rất ngắn gọn từ văn chính luận, văn nghệ
thuật, văn viết bằng tiếng nƣớc ngoài, bằng tiếng mẹ đẻ, văn đăng báo, in sách
v.vtất cả đều ngắn gọn. Sự ngắn gọn trở thành một phƣơng diện độc đáo
trong phong cách nghệ thuật văn chƣơng Bác Hồ. Bác đến với văn chƣơng
nhƣ một cái duyên không hẹn mà gặp. Trong Những mẩu chuyện về đời hoạt
động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên kể chuyện Bác viết văn Pháp với ông
chủ bút báo Đời sống thợ thuyền nhƣ sau: “Ông bảo ông Nguyễn viết tin tức
cho tờ báo của ông. Biết rằng không thể nhờ ông Trƣờng viết mãi, ông
Nguyễn nói thật là mình còn kém tiếng Pháp. Ngƣời chủ bút nói: “Điều đó
không ngại, có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ chữa bài của anh trƣớc khi đƣa
in. Anh không cần viết dài, năm, sáu dòng cũng đƣợc”. Ông Nguyễn bắt đầu
viết rất khó khăn. Tin tức về Việt Nam, ông Nguyễn không thiếu, ông thiếu
nhất là văn Pháp. Ông Nguyễn viết làm hai bản, gửi cho toà báo một bản, giữ
lại một bản. Ông hết sức vui sƣớng khi thấy bài viết đầu tiên của mình đƣợc
đăng lên báo... rồi ông Nguyễn viết bảy, tám dòng, dần dần ông Nguyễn viết
cả một cột báo, có khi dài hơn. Lúc bấy giờ, ngƣời chủ bút bạn thân của ông
Nguyễn khẽ bảo: “Bây giờ anh viết ngắn lại. Viết từng này hoặc từng này
dòng. Không viết dài hơn”. Ông Nguyễn thấy rằng phải viết ngắn cũng khổ
nhƣ trƣớc kia phải kéo dài. Nhƣng cũng hết sức cố gắng. Và ông thành công.
Ông bắt đầu vào làng báo từ đó” [50,42-43].
111
Do mục đích: viết cho ai, viết để làm gì mà Ngƣời viết ngắn gọn, cô
đúc. Đó là viết cho quần chúng lao động, đặc biệt là để làm cách mạng nên
trong tác phẩm của Ngƣời, sự cô gọn, hiện tƣợng “lời vắn ý dài” gắn với
phƣơng thức nghệ thuật gợi và tả có quan hệ qua lại với nhau đã làm nên một
phong cách riêng của Ngƣời.
Cùng với việc viết ngắn gọn Bác cũng đặt ra yêu cầu viết sao cho dễ
hiểu với đại đa số quần chúng, viết sao cho tất cả mọi ngƣời đều đọc đƣợc,
hiểu đƣợc, nhớ đƣợc, tránh bệnh nói chữ hay dùng quá nhiều tiếng nƣớc
ngoài. Mục đích văn chƣơng của Bác là tuyên truyền, đấu tranh cách mạng,
lên án chế độ thực dân nên khi nói phải nói tiếng nói của quần chúng vì cách
nói của quần chúng rất đầy đủ, rất thiết thực, rất đơn giản mà lại dễ hiểu.
Ngƣời rất quan tâm đến tính chất phong phú, đa dạng, linh hoạt của lĩnh vực
sáng tạo tinh thần này. Trong cuốn Về công tác văn hoá, văn nghệ Ngƣời đã
nói: “Cần làm cho món ăn tinh thần đƣợc phong phú, không nên bắt mọi
ngƣời chỉ đƣợc ăn một món thôi. Cũng nhƣ vào vƣờn hoa, cần cho mọi ngƣời
đƣợc thấy nhiều loại hoa đẹp”. Hồ Chí Minh cũng chú ý đến vai trò quan
trọng của hình thức biểu hiện. Phải thể hiện đƣợc sự thống nhất ở mức độ
hoàn thiện của nội dung và hình thức nghệ thuật: “Quần chúng mong muốn
những tác phẩm có nội dung chân thực và phong phú, có hình thức trong sáng
và vui tƣơi”. Chính vì vậy, các tác phẩm của Ngƣời có sức thuyết phục, đa
nghĩa, hàm súc, nói ít gợi nhiều “Ý tại ngôn ngoại” và dễ đi vào lòng ngƣời.
Chom-xki, nhà ngôn ngữ học ngƣời Mỹ từng nói về văn phong của Nguyễn
Ái Quốc: “Lƣợng thông tin và chất lƣợng viết cao, cao ở mức độ ít có ngòi
bút sánh kịp”.
Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến một điều là viết cho ai đọc và
viết làm sao cho ngƣời đọc thích đọc, có hứng thú, có sự thuyết phục. Bác là
một ngƣời có vốn kiến thức rất uyên thâm. Vì vậy, các tác phẩm của Bác có
112
một số lƣợng từ vựng rất phong phú. Ngoài những tác phẩm viết bằng tiếng
Việt thì Ngƣời còn viết bằng tiếng Pháp với cách sử dụng từ ngữ, câu văn,
hình ảnh đặc sắc. Sử dụng nhiều loại từ, nhiều lớp nghĩa nhằm nhấn mạnh,
tăng sức thuyết phục cho ngƣời đọc. Trong những năm 20 của thế kỉ XX,
Ngƣời sống và làm việc trên đất Pháp nên Ngƣời đã dùng tiếng Pháp nhằm
tranh thủ sự đồng tình của dân chúng Pháp về vấn đề thuộc địa, vấn đề Đông
Dƣơng. Đồng thời cũng tranh thủ sự đoàn kết nhất trí của những ngƣời hoạt
động cách mạng nói tiếng Pháp, trƣớc hết là những ngƣời là ngƣời dân “bản
xứ” từ các thuộc địa Pháp đến Pháp làm ăn. Khi nói đến những tác phẩm viết
bằng tiếng Pháp của Ngƣời, Phạm Huy Thông viết: “Ngƣời viết ký bằng tiếng
Pháp nhƣ một ngòi bút phƣơng Tây sắc sảo, rất điêu luyện, rất Pháp”. Đó là vì
văn phong của Nguyễn Ái Quốc là giễu cợt có duyên và mỉa mai sâu sắc. Lời
ăn tiếng nói của Ngƣời rất phong phú, đa dạng. Chính tính đa dạng đó là một
yêu cầu thƣờng xuyên của tiếng Pháp, của văn Pháp, của ngƣời Pháp. Thành
công này đã dựa vào một phần trình độ nắm chắc ngôn ngữ Pháp của Nguyễn
Ái Quốc: “Ngƣời dùng tiếng Pháp, nắm ngôn ngữ Pháp vững vàng, sử dụng
ngôn ngữ Pháp tế nhị, Ngƣời nhận thức đầy đủ về các loại văn Pháp, đã lựa
đƣợc xác đáng loại nào là phù hợp, là có hiệu quả cao”. Mỗi bài viết của
Ngƣời đƣợc viết với một màu sắc tƣơng ứng và một giọng điệu thích hợp.
Ngƣời đã thƣờng viết nhƣ ngƣời bình dân Pháp thƣờng nói.
Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, bài báo đƣợc viết ở Việt Nam
nhƣng lại để dịch ra tiếng Nga và đăng trên báo Nga Những vấn đề phương
Đông vào năm 1960, nhân kỉ niệm ngày sinh Lênin bắt đầu bằng một kỉ niệm
ở Pháp. Một không khí Pháp không chỉ xuất hiện qua quang cảnh, mà cái
chính là qua nụ cƣời nửa miệng, hóm hỉnh. Cái hài hƣớc nhƣ đã nói ở trên chỉ
xuất hiện đƣợc khi ngƣời viết giữ đƣợc một khoảng cách với đối tƣợng miêu
tả để phát hiện những nét trái ngƣợc. Ở đây là Pari hoa lệ, với một cửa hàng,
113
nơi một ngƣời Việt là anu Nguyễn đƣợc thuê làm cho một cửa hàng phóng đại
ảnh hoặc vẽ “Đồ cổ mĩ nghệ Trung Hoa” (do một xƣởng Pháp làm ra!). Khi
đã thành lãnh tụ, ít khi ngƣời ta hài hƣớc về chính mình, bởi ngƣời ta khó có
thể giữ khoảng cách với mình để mà nhìn cho sáng. Nhƣng Bác Hồ đã làm
nhƣ vậy, dùng lối viết hồi ức gần với trữ tình, Bác đã miêu tả mình bằng
những ngoặc kép và những lời chú thích, giống nhƣ đã miêu tả cửa hàng nọ ở
Pari: “Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy - (hồi
đó tôi gọi các đồng chí của tôi nhƣ thế) - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu
tranh của các dân tộc bị áp bức”. Bác còn nói với âm điệu thống thiết, trữ tình
khi tìm con đƣờng cứu nƣớc: “Với Quốc tế thứ hai, hoặc thứ hai rƣỡi, hay là
thứ ba, thì ngƣời ta cũng đều làm đƣợc cách mạng cả, sao lại phải cãi nhau?
Và còn Quốc tế thứ nhất nữa, ngƣời ta đã làm gì với nó rồi?...vậy thì cái Quốc
tế nào bênh vực nhân dân các nƣớc thuộc địa?”. Giọng trữ tình biến mất mà
thay vào đó là giọng của Nguyễn Ái Quốc thời trẻ. Nó đã đƣợc khôi phục với
những liên từ, hƣ từ đậm phong vị khẩu ngữ, với lối nói, ngữ liệu Pháp có
những định từ số lƣợng chi li gắn với một ý niệm trừu tƣợng với hình thức
nhại lại, có lúc gần nhƣ một câu văn dịch: “Ngƣời ta đã làm gì với nó
rồi?”(Câu hỏi này không thuộc lối nói của Việt Nam, còn câu hỏi Nga tƣơng
đƣơng là: “Cái gì đã xảy ra với nó?”). Bác Hồ, những năm 60 vẫn đùa khi viết
về Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, vẫn mở đầu bằng một lối văn nhại
lại giọng Tây và vẫn tự trào. Văn tiếng Pháp của Ngƣời có đặc điểm nổi bật là
dí dỏm, hài hƣớc là nhƣ vậy.
Trong hơn 50 năm viết báo, viết văn, đó cũng một quá trình hoạt động
cách mạng của cuộc đời của một chiến sĩ cách mạng, là sự nghiệp của một
ngƣời nghệ sĩ, Bác luôn xác định rõ ràng mục tiêu cho mình. Chính vì xác
định đƣợc nhiệm vụ cao cả cũng là hoài bão lớn nhất của Ngƣời đó là đem lại
hòa bình tự do cho dân tộc. Vì vậy, khi sử dụng văn chƣơng nhƣ là một thứ
114
vũ khí đấu tranh cách mạng, Ngƣời luôn xác định rõ đối tƣợng, mục tiêu để
làm sao bài viết của mình đạt hiệu quả cao nhất. Cho nên trong quá trình sáng
tác Ngƣời luôn dùng ngôn từ thật giản dị, bình dân, dễ hiểu. Văn Chủ tịch Hồ
Chí Minh giản dị nhƣ tâm hồn của nhân dân, vì Ngƣời nói tiếng nói của nhân
dân. Cái lớn lao của một nhà tƣ tƣởng là tìm đƣợc đƣờng lối giản dị, soi sáng
của muôn ngàn sự việc rắc rối, hỗn độn của đời sống hàng ngày. Cuộc đấu
tranh gian nan và phức tạp của chúng ta đã đƣợc Hồ Chí Minh soi sáng theo
một đƣờng lối minh bạch, ai cũng hiểu và tin. Sự sáng rõ, giản dị của Ngƣời
là do một tƣ tƣởng khoa học đã thấm nhuần đƣợc vào cuộc sống bình thƣờng
làm lụng, chiến đấu hàng ngày. Thấm nhuần cuộc sống hàng ngày nên văn
của Ngƣời luôn thực tế, Ngƣời nói để làm và mọi ngƣời cùng làm. Ngƣời nói
một câu, viết một câu bao giờ cũng chú ý làm sao cho một ngƣời tầm thƣờng
nhất cũng hiểu và làm theo đƣợc. Đồng chí Nguyễn Lƣơng Bằng từng nói
trong Hồi ký Bác Hồ nhƣ sau: “Tôi thật không ngờ Bác lại giản dị quá đến
nhƣ vậy”. Bác độc đáo ở chính chỗ giản dị rất mực của mình. Tác phẩm của
Bác thƣờng có gì nói vậy, chất phác, thật thà nhƣ chính cuộc sống: một hàng
cháo bên đƣờng, một cảnh nông thôn đƣợc mùa hay đại hạn, một tốp phu
đƣờng căm cụi làm việc, một hiện tƣợng lạ lùng bên chiếc cùm nhà lao “Cùm
chân sau trƣớc cũng tranh nhau”Đó là tính chất hiện thực của thơ ca hiện
đại.
Khi nói về hứng thú và sở thích văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh, trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần
Dân Tiên từng nói: “Về văn học, ông Nguyễn thích đọc Sếchxpia và Đich ken
bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa và Huy gô, Đô la bằng tiếng
Pháp. Ana tôn Phơ răng xơ và Lê ông Tôn x tôi có thể nói là những ngƣời đỡ
đầu văn học cho ông Nguyễn. Đọc những truyện ngắn của Ana tôn Phơ răng
xơ và Lê ông Tôn x tôi, ông Nguyễn thấy hứng thú về văn chƣơng giản đơn
115
và tự nhủ: “Ngƣời ta chỉ cần viết những điều gì ngƣời ta thấy và cảm, bằng
cách nắm bắt lấy màu sắc và hoạt động của sự vật, nhƣ vậy thì viết cũng
không khó lắm” [50,43]. Bác học tập đƣợc ở hai nhà văn trên là nghệ thuật
viết văn giản dị, chân thật và sinh động, đầy màu sắc. Qua lời nói, bài viết của
Bác chúng ta đều hiểu rằng nguyên tắc nhất quán của Bác là: viết phải nhằm
phục vụ quần chúng đông đảo, vì vậy phải viết sao cho dễ hiểu, dễ nhớ để làm
theo. Mà muốn quần chúng hiểu thì phải viết ngắn gọn. Xét cho cùng giản dị
chính là tinh túy, là nét bản chất của sự vật. Giản dị, thực tế luôn luôn từ đời
sống nhân dân nảy lên, nên văn của Ngƣời không khô khan, lạnh lẽo. Lời nói
của Ngƣời đầm ấm, thấm nhuần tâm hồn, Ngƣời không những là nhà tƣ tƣởng
mà còn là ngƣời nghệ sĩ của nhân dân. Ngôn từ trong tác phẩm ký của Ngƣời
đơn giản, gần gũi và rất đỗi tinh tế, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm khiến
ngƣời đọc có thể hiểu đƣợc ngay những điều Ngƣời muốn nói. Hồ Chủ tịch
rất chú trọng cách viết, về hình thức hấp dẫn, sinh động, Ngƣời rất cẩn trọng,
ngay cả một cách dùng từ nhỏ, một dấu chấm câu, cách bố cục một bài viết.
Ngƣời là một nhà ngôn ngữ nghiêm khắc, nhà nghệ thuật luôn luôn đòi hỏi sự
thống nhất hoàn chỉnh của nội dung phong phú và hình thức điêu luyện.
Ngƣời viết rất súc tích, gọn gàng từ một mẩu tin, một bài báo nhỏ, viết làm
sao đạt đƣợc hình thức trong sáng mà đầy đủ, hiệu quả. Bác luôn dặn các nhà
văn phải tránh dùng chữ khó, tránh nói chữ, tránh lối viết “rau muống”, viết
thiếu mạch lạc, dài dòng, nhiều lời mà ít ý. Mục đích viết là cho dân đọc, dân
hiểu mà nếu dân đọc dân không hiểu thì lãng phí thời gian, công sức của cả
đôi bên. Mà khi viết phải làm sao phục vụ đƣợc quần chúng thất tốt, viết là
phải: “Nói có sách, mách có chứng” có nhƣ vậy thì dân mới tin, mới nghe.
Văn phong của Ngƣời bao giờ cũng giản dị, gọn gàng, thiết thực, văn phong
của Ngƣời là mẫu mực của ngôn ngữ nhân dân, trong sáng và phong phú.
Ngƣời dùng nhiều thể loại, lời lẽ dung dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của
116
nhân dân, vận dụng một cách sinh động, mới mẻ cho nên văn của Ngƣời có
tác dụng tuyên truyền giáo dục lớn.
Tất cả những điều trên đều xuất phát ở quan điểm Hồ Chí Minh đã khai
thác đƣợc cái bản chất của thẩm mĩ Việt Nam. Sự giản dị trong phong cách
Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa trong quá trình đời sống của Ngƣời. Xuất
thân trong một gia đình nho học nghèo, thời thơ ấu Ngƣời đã sống một cuộc
sống giản dị ở làng Sen, làng Chùa giữa những ngƣời dân lao động nghèo
khổ, từ cái ăn, cái mặc đều theo cách dân dã nhƣng giàu thuần phong mỹ tục.
Ngƣời am hiểu sâu sắc về tâm hồn Việt Nam, con ngƣời Việt Nam. Cái đẹp
của tâm hồn Việt Nam bao giờ cũng biểu hiện ở những cái đơn giản, trong
sáng, đƣợm tính lạc quan hùng hồn, hóm hỉnh, yêu đời, khiêm tốn hiền hoà
nhƣng cũng rất sâu sắc, tế nhị, phong phú, lạc quan. Tất cả những điều dung
dị, nhẹ nhàng ấy bắt nguồn từ bản sắc dân tộc, trong cả nội dung và hình thức,
đã thông qua tâm hồn vĩ đại của Ngƣời, để trở thành chân lý và nghệ thuật.
Trong Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba, Hồ Chủ tịch nói: “Quần chúng
mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình
thức trong sáng và vui tƣơi. Khi chƣa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ
ích”. Vì vậy, phong cách văn học của Hồ Chủ tịch là một phong cách rất dân
tộc đồng thời rất cách mạng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng nhƣ các bậc tiền
bối Mác – Ăng ghen, Lênin đều là những ngƣời rất mực giản dị chân thành
trong cách sống và cách viết. Phạm Văn Đồng đã viết về Bác trong bài Hồ
Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp: “Hồ Chí
Minh rất coi trọng, và đúng là đáng coi trọng: nhân dân lao động Việt Nam và
nhân dân lao động các nƣớc thuộc địa trên thế giới lúc bấy giờ, là những
ngƣời không đƣợc học, rất ít ngƣời biết đọc, biết viết. Cho nên ngƣời chiến sĩ
cách mạng Hồ Chí Minh là một nhà lý luận chuyên dùng những lời nói,
những cách diễn đạt giản đơn, sáng tỏ, dễ hiểu, dễ nhớ, có sức thuyết phục
117
mạnh mẽ và sâu sắc”. Một ngƣời học trò thân cận khác của Bác là Trƣờng
Chinh đã nói về cách viết của Bác trong bài Hồ Chủ tịch, lãnh tụ kính yêu của
giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam nhƣ sau: “Về văn phong, cách nói,
cách viết của Hồ Chủ tịch có những nét rất độc đáo, nội dung khẳng khái,
thấm thía, và đi vào tình cảm con ngƣời, chinh phục cả trái tim cả khối óc của
ngƣời ta, hình thức sinh động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và tính nhân
dân. Ngƣời rất ghét lý luận suông, rất ghét dẫn sách vở của các nhà kinh điển
chủ nghĩa Mác - Lênin một cách khô khan hoặc có ý khoe khoang với ngƣời
nghe, ngƣời đọc. Ngƣời rất ghét văn chƣơng sáo rỗng, nhạt nhẽo, rất ghét nói
hoặc viết dài dòng, khó hiểu, lủng củng, lằng nhằng và kiên quyết phản đối
dùng chữ nƣớc ngoài không cần thiết”. Ngƣời không ƣa văn chƣơng, nghệ
thuật hoa hòe, hoa sói, cầu kỳ, bí hiểm, đánh đố ngƣời đọc, ngƣời xem gây
nhiễu loạn về nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm. Giản dị chứ không phải là giản
đơn hóa, tầm thƣờng hóa.
Hồ Chí Minh rất chú trọng việc khai thác lối so sánh, ví von trong dân
gian để tạo tính sinh động, dễ hiểu, thấm thía ở ngƣời nghe. Sử dụng hình ảnh
so sánh giản dị thân quen: Khi miêu tả về cái nghèo của cụ già Pari, tác giả
miêu tả sao hài hƣớc mà chua chát: “Giầy các cụ, mõm há ra nhƣ hộp thƣ cả,
cƣời nhạo với mọi khách qua đƣờng” [13,209], khi thì tác giả miêu tả về sự
phân chia đẳng cấp trong xã hội với một sự khái quát cao: “Này cô, hãy xem
ông bác mình ép mía lấy đƣờng theo kiểu nghìn năm xƣa cũ của dân ta, thì cô
nghĩ ra đƣợc cái cảnh xã hội ở đây nó thế nào. Có bao nhiêu nƣớc ép ngon
ngọt thì cứ tuôn cả ra một bên cối, còn bên kia thì chỉ có bã, bẹt ra quắt lại”
[13,208].
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và vô cùng oanh liệt của
mình, Bác Hồ luôn coi tiếng Việt là thứ vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Ngƣời thấy rõ khả năng to lớn và kì diệu của tiếng nói
118
dân tộc trong giao tiếp hàng ngày. Chính vì đánh giá đƣợc giá trị to lớn và vô
cùng quan trong của tiếng Việt nên trong bài Nâng cao hơn nữa chất lượng
cuả báo chí đăng trên báo Nhân dân, ngày 9-9-1962, Ngƣời nói: “Tiếng nói là
thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải
giữ gìn lấy nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.
Chính vì điều đó mà Ngƣời là tấm gƣơng sáng chói về lòng yêu mến, quý
trọng tiếng Việt, tin tƣởng ở khả năng to lớn của tiếng Việt nên Ngƣời hiểu
biết sâu sắc, vận dụng tài tình tiếng Việt. Điều này trƣớc hết biểu hiện ở
Ngƣời là lòng yêu nƣớc nồng nàn, lòng tự hào dân tộc chân chính, thái độ quý
trọng tiếng Việt và tin tƣởng ở khả năng to lớn của tiếng Việt. Không những
Ngƣời chỉ yêu tiếng Việt, mà Ngƣời đã phấn đấu suốt đời cho độc lập tự do
của Tổ quốc, là điều kiện đầu tiên để khôi phục địa vị xứng đáng của tiếng
Việt, để phát triển không hạn chế các chức năng xã hội của tiếng Việt, để làm
giàu thêm tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Tiếng Việt đã cung cấp những phƣơng tiện phong phú để Hồ Chủ tịch
diễn đạt tƣ tƣởng, tình cảm và Ngƣời lại có công lớn là góp phần làm cho
tiếng Việt thêm phong phú. Với vật liệu sẵn có của tiếng ta, Ngƣời đã sáng
tạo ra một số từ ngữ mới, một số ca dao, tục ngữ mới mà ngày nay ta quen
dùng. Trong ký, Ngƣời sử dụng khá phổ biến những thành ngữ, tục ngữ, ca
dao làm cho nội dung và ý tứ của văn cảnh thêm linh hoạt, gần gũi, đậm đà
phong vị dân tộc. Ngƣời hay dùng câu đơn và những từ ngữ dễ hiểu, lời nói
bài viết của Ngƣời bao giờ cũng mộc mạc nhƣ “hạt lúa, củ khoai”, giản dị nhƣ
lời nói ngày thƣờng của mọi ngƣời lao động, từng câu và cả bài ngắn gọn,
không có một chữ thừa, câu thừa, tiết kiệm lời nói mà dồi dào ý tứ, nhiều hình
ảnh, hay dùng lối so sánh, thành ngữ, tục ngữ có khi chen một câu lảy Kiều
hay một vài câu thơ, nhịp nhàng, cân đối, có nhịp điệu, uyển chuyển, không
chịu gò bó trong những khuôn mẫu sẵn có, vừa kế thừa vừa nâng cao những
119
truyền thống tốt đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Phạm Văn Đồng nhận xét trong
bài Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ nhƣ sau: “Ngôn
ngữ của Ngƣời phong phú, ý vị nhƣ ngôn ngữ ngƣời dân quê Việt Nam.
Ngƣời khéo dùng tục ngữ, hay nói ví và thƣờng có lối châm biếm kín đáo và
thú vị”.
Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ rất điêu luyện trong tác
phẩm của mình, không những thế Ngƣời còn sáng tạo ra những thành ngữ, tục
ngữ mới, độc đáo, hấp dẫn làm cho ai đọc cũng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ
áp dụng. Điều này cũng chứng tỏ vốn từ vựng và vốn về văn hoá dân gian ở
Ngƣời là vô cùng phong phú. Ngƣời chú trọng dùng từ sao cho chính xác,
giản dị, trong sáng và truyền cảm. Tính chính xác, giản dị biểu hiện trƣớc hết
ở chỗ Ngƣời luôn có ý thức dùng tiếng ta, thứ tiếng biểu hiện đƣợc đời sống
tình cảm và tâm hồn Việt Nam. Ngƣời ƣa dùng các từ thuần Việt, đây là lớp
từ gần gũi và thiết thực với quần chúng nhân dân. Ngƣời nhiều lần nhắc nhở
chúng ta: “Tiếng nào ta sẵn có thì dùng” (Chống thói ba hoa - 1947) nhờ đó
tác phẩm ký của Ngƣời đạt giá trị nghệ thuật cao.
Tóm lại, ngôn từ trong tác phẩm ký của Ngƣời rất phong phú, thể hiện
những sắc thái đa dạng trong những bối cảnh khác nhau. Ngôn từ là một trong
những phƣơng tiện giúp cho Ngƣời có thể giãi bày, bộc lộ, miêu tả tâm trạng
của nhân vật trữ tình đạt hiệu quả cao. Ngƣời sử dụng nhuần nhuyễn, hoà hợp
đồng thời nhiều thủ pháp nghệ thuật ngôn từ cho một mục đích diễn đạt.
Những thủ pháp nghệ thuật ngôn từ nhƣ cách dùng câu hỏi để gây sự chú ý ở
ngƣời đọc, ngƣời nghe, đặt ngƣời nghe vào cuộc thoại, cách lặp từ, lặp lại ý
để nhấn mạnh, gây ấn tƣợng, thay đổi hình thức từ cấu trúc từ theo lối chơi
chữ để gây tính hài hƣớc, dí dỏm, vui tƣơi, xoá nhoà sự ngăn cách về địa vị xã
hội, gây sự thân mật giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.
120
KẾT LUẬN
1. Phạm Văn Đồng nói: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà
không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp”. Đó
chính là do cái tính giản dị, trong sáng của Bác mà có đƣợc. Hồ Chí Minh là
vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngƣời đã mở ra một thời đại mới vẻ vang và
hiển hách nhất cho lịch sử dân tộc: thời đại Hồ Chí Minh vinh quang. Ngƣời
là tấm gƣơng tuyệt vời về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư. Ngƣời đƣợc cán bộ và nhân dân tuyệt đối tin tƣởng, bạn bè kính
trọng, kẻ thù kinh sợ, lối phê phán của Ngƣời có sức mạnh lớn lao. Ngƣời có
vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt, có tâm hồn nhạy cảm, có khả năng phản
ứng nhanh chóng, sắc bén trƣớc mọi tình hình.
Đồng chí Trƣờng Chinh từng nói trong bài Văn Bác Hồ là: “Bác là một
nhà hoạt động chính trị, văn của Bác là văn chính trị, văn phục vụ chính trị.
Bác không hề nghĩ đến kỹ thuật viết văn. Nhƣng văn Bác lại rất có nghệ thuật,
nghệ thuật ấy là nghệ thuật đi thẳng vào lòng ngƣời. Nghệ thuật ấy là của trái
tim, của tâm hồn”. Cả cuộc đời Bác là sự đấu tranh không mệt mỏi cho độc
lập, tự do của dân tộc, một ngƣời suốt đời hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ
cách mạng, phục vụ nhân dân và giƣơng cao ngọn cờ giải phóng dân tộc trên
toàn thế giới.
2. Sinh thời Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không hề có ý định xây
dựng cho mình một sự nghiệp văn chƣơng để lại cho đời, nhƣng thực tế
Ngƣời đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn. Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản
tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng vĩ
đại của Ngƣời. Những sáng tác của Ngƣời hết sức phong phú, đa dạng về
phong cách nghệ thuật. Trong đó ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có một
121
vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp thơ văn của Ngƣời nói riêng và
trong lịch sử văn học, trong đời sống tinh thần của dân tộc nói chung. Ký
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã mang những đặc điểm của một phƣơng
pháp sáng tác mới trong thời kỳ cách mạng vô sản. Tác phẩm của Ngƣời gợi
lên nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa nhiệm vụ tuyên truyền chính
trị và giá trị nghệ thuật, về nội dung tƣ tƣởng và những phƣơng thức biểu hiện
nội dung, đặc biệt là sự nhất quán của một phong cách đa dạng, phong phú
trong nghệ thuật viết của Ngƣời. Trong quá trình sáng tác, Ngƣời đã vận dụng
nhiều bút pháp khác nhau nhƣ châm biếm, trào lộng, chất trữ tình, tính uyên
bác trí tuệ cùng với sự đa dạng phong phú về giọng điệu và ngôn từ nhƣ giọng
giễu nhại, hài hƣớc, cợt mỉa thú vị v.v...Tất cả những bút pháp nghệ thuật đặc
sắc trên đã góp nên sự thành công xuất sắc trong các tác phẩm văn học nói
chung và trong tác phẩm ký của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nói riêng.
3. Tác phẩm ký của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã góp phần mở
ra và đánh dấu một thời đại mới, thể hiện chân thật và sâu sắc tƣ tƣởng, tình
cảm, nhân cách và một tâm hồn cao cả của ngƣời chiến sĩ cộng sản Hồ Chí
Minh.
Thông qua những tác phẩm ký của mình, Nguyễn Ái Quốc đã lên tiếng
tố cáo, đả kích tội ác của thực dân, đế quốc, của bọn tay sai phong kiến,
những kẻ đã bóc lột, áp bức nhân dân thuộc địa khiến họ trở thành nô lệ ngay
trên đất nƣớc mình. Ký cũng đã lên tiếng thức tỉnh hàng trăm triệu quần
chúng bị chế độ thuộc địa áp bức suốt một thời gian dài, kêu gọi mọi ngƣời
cùng nhau hành động và chỉ ra hƣớng giải thoát khỏi ách áp bức của những
ngƣời cùng khổ: Phải tiến công kẻ thù bằng những mũi trực diện sắc nhọn về
tƣ tƣởng, vạch rõ bộ mặt đáng nguyền rủa của chế độ thực dân, chỉ ra những
ngụy trang giả dối của chúng (Bản án chế độ thực dân Pháp, Truyện và ký,
Pari). Qua những mẩu chuyện trong tác phẩm ký, chúng ta đã có đƣợc một
122
cuốn sử về cuộc đời một vị lãnh tụ sau hơn ba mƣơi năm hoạt động ở nƣớc
ngoài và hoạt động trong thời kỳ bí mật. Hiểu đƣợc phẩm chất, nghị lực, ý chí
kiên cƣờng của một ngƣời chiến sĩ cộng sản, đồng thời các tác phẩm ký cũng
phản ánh tầm suy nghĩ rộng lớn, vốn tri thức uyên bác, ý thức nhạy cảm và
khả năng ứng phó linh hoạt trƣớc những diễn biến phức tạp của đời sống
chính trị và xã hội lúc bấy giờ của Hồ Chủ tịch (Những mẩu chuyện về đời
hoạt động của Hồ Chủ tịch, Vừa đi đường vừa kể chuyện).
Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng kết hợp nhiều loại bút pháp trong những
tác phẩm ký nhƣ: Trào lộng châm biếm, trữ tình, triết lý..., nhằm phản ánh sự
đa dạng, phức tạp của bức tranh đời sống và thể hiện thái độ, cảm xúc của
mình.
Những trang viết của Ngƣời thấm sâu tinh thần đấu tranh cho những lẽ
sống cao đẹp, những trang viết giản dị nhƣ chân lý cuộc sống, giàu sức thuyết
phục, giàu chất trí tuệ, đầm ấm tình cảm, cuốn hút mọi ngƣời, nuôi dƣỡng sức
mạnh tinh thần của cả một dân tộc và cả của những ngƣời bị áp bức, bóc lột
tên toàn thế giới nói chung.
123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Hoài An (2009), Phong cách ký Vũ Bằng, Luận văn Thạc sĩ
Ngữ văn, Đại học Vinh.
[2] Tạ Duy Anh (chủ biên, 2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb
Thanh niên.
[3] Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm
định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[4] Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo Dục.
[6] Nguyễn Thị Hoài Dung (2005), Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ái
Quốc, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh.
[7] Đặng Anh Đào (2001), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Văn nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh.
[8] Phan Cự Đệ (chủ biên, 2001), Tuyển tập lý luận, phê bình văn học miền
Trung thế kỷ XX, Nxb Đà Nẵng.
[9] Hà Minh Đức (1997), Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb
Giáo dục.
[10] Hà Minh Đức (1997), Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc, Nxb
Giáo Dục.
[11] Hà Minh Đức (chủ biên, 1993), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
[12] Hà Minh Đức (2000), Văn thơ Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
[13] Hà Minh Đức, Đinh Thái Hƣơng (2002), Thơ văn Hồ Chí Minh – Tác
phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường, Nxb Giáo dục.
124
[14] Trần Thị Việt Hà (2006), Đặc điểm phóng sự của Vũ Trọng Phụng,
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh.
[15] Lê Bá Hán (chủ biên, 2000), Văn Hồ Chí Minh, Nxb Nghệ An.
[16] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[17] Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[18] Nguyễn Kim Hoa (1995), Văn học, sáng tạo và cảm thụ, Nxb Văn
nghệ, TPHCM.
[19] Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb Khoa học xã hội.
[20] Học Viện chính trị Quốc gia TPHCM (2006), Hồ Chí Minh tiểu sử,
Nxb Lý luận chính trị.
[21] T.Lan (2007), Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb Trẻ.
[22] Nguyễn Xuân Lan (1997), Thơ văn Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh
trong nghiên cứu phê bình, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[23] Phong Lê (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[24] Phong Lê (1979), Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chí Minh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[25] Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, những chân dung tiêu
biểu, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[26] Phong Lê (2003), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, hành trình thơ văn,
hành trình dân tộc, Nxb Nghệ An.
[27] Phong Lê, Trần Hữu Tá (2003), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
những tác phẩm tiêu biểu từ 1919 đến 1945, Nxb Giáo dục.
[28] GS Phan Ngọc Liên (chủ biên, 1999), Những vấn đề lịch sử trong tác
phẩm Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
125
[29] Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn – tư tưởng và phong cách, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[30] Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên, 2001), Cẩm nang ôn luyện môn Văn,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[31] Nguyễn Đăng Mạnh (2004), Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh,
Nxb TPHCM Trẻ, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM.
[32] Hồ Chí Minh toàn tập (2009), tập 1 (1919-1924), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
[33] Tôn Thảo Miên (2007), Văn thơ Hồ Chí Minh, tác phẩm và lời bình,
Nxb Văn học.
[34] Lữ Huy Nguyên (1997), Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh, Nxb
Giáo dục.
[35] Nhiều tác giả (1998), Văn học miền Trung thế kỉ XX, tập 1, Nxb Đà
Nẵng.
[36] Nhiều tác giả (2000), Lời văn ý thơ Hồ Chí Minh, Nxb Lao động
[37] Nhiều tác giả (2002), Văn thơ Hồ Chí Minh, tác phẩm và dư luận. Nxb
Văn học.
[38] Nhiều tác giả (1995), Hồ Chí Minh – tuyển tập văn học, tập 1, Nxb
Văn học, Hà Nội
[39] Nhiều tác giả (1999), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.
[40] Nhiều tác giả (2006), Vẻ đẹp thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Giáo
dục.
[41] Nhiều tác giả (2000), Nghiên cứu lý luận phê bình văn học Nghệ An,
Nxb Nghệ An.
[42] Nhiều tác giả (2000), Danh nhân Hồ Chí Minh, Nxb Lao động.
[43] Đào Phan (2005), Hồ Chí Minh một nhân cách lớn, Nxb Văn hóa
Thông tin.
126
[44] Đào Phan (2000), Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
[45] Vũ Trọng Phụng (2000), Một tài năng độc đáo, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
[46] Nguyễn Ái Quốc (1975), Bản án chế độ thực dân Pháp, Nxb Sự thật,
Hà Nội.
[47] Nguyễn Ái Quốc (1974), Truyện và ký (Phạm Huy Thông dịch và giới
thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội.
[48] Vũ Dƣơng Quỹ (1997), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (Nhà văn và
tác phẩm trong nhà trƣờng), Nxb Giáo dục.
[49] Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[50] Trần Dân Tiên (2008), Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của
Hồ Chí Minh, Nxb Nghệ An.
[51] Lê Thanh (chủ biên), Lại Nguyên Ân (Sƣu tầm và biên soạn) (2002),
Nghiên cứu và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, TTVH ngôn ngữ
Đông Tây.
[52] Nguyễn Hoài Thanh (1999), Khảo sát những đặc điểm thể loại phóng
sự của Vũ Trọng Phụng, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trƣờng Đại học
KHXH và Nhân Văn, TPHCM.
[53] Phạm Minh Thảo, Phạm Ngọc Luật (1998), Nguyễn Ái Quốc cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
[54] Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài (2007), Vũ Trọng Phụng về tác
gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
[55] Lê Thanh Thông, Nguyễn Lệ Thu (1999), Phương pháp làm bài văn
nghị luận, Nxb Đà Nẵng.
127
[56] Nguyễn Bích Thuận (2004), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Nxb
Đồng Nai.
[57] Phan Trọng Thƣởng, Nguyễn Hữu Sơn, Trịnh Bá Đĩnh (1999),
Tuyển tập 40 năm Tạp chí văn học (1960 -1999), tập 3, Nxb TPHCM.
[58] Lê Trí Viễn (1997), Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
[59] Viện ngôn ngữ học (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách nói và
cách viết, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[60] Viện văn học (1986), Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp
(1945 – 1954) ,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[61] Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (2007), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh về
tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[62] Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyên An, Chu Huy (2001), Hồ Chí Minh- Tác gia
– tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, Nxb Giáo dục.
[63] TS Lê Thu Yến (chủ biên), Đoàn Thị Thu Vân, Lê Văn Lực, Phạm
Văn Nhu (2000), Văn học Việt Nam - Văn học trung đại - Những công
trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_chinh_3882.pdf