Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng

Bùi Giáng là một hiện tượng độc đáo trên thi đàn văn học dân tộc, cụ thể ở địa phận miền Nam vùng bị giặc tạm chiếm, vào nửa cuối thế kỷ XX. Xác định vị trí của tác giả phải đặt họ vào trong thời đại mà họ sống, xét những đóng góp tích cực của họ đối với nền văn học nước nhà. Luận văn không có tham vọng xây tòa nhà to lớn cho thơ Bùi Giáng, nhưng quả thật, nhà thơ rất xứng đáng có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người yêu thơ. Thơ ông, lời khen tiếng chê đều có đủ. Để cảm nhận chính xác hồn thơ Bùi Giáng, bạn đọc cần phải gạn đục khơi trong, khách quan và khoa học trong đánh giá và nhận định về con người cũng như văn nghiệp Bùi Giáng. Thật khó để có một Bùi Giáng chung cho tất cả mọi người, tuy nhiên, đã là Bùi Giáng, ắt hẳn tên tuổi đó xứng đáng là một hiện tượng. Trong tập Mưa nguồn, Bùi Giáng có viết: Em về mấy thế kỷ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không Ta đi gửi lại đôi dòng Lá rơi có dội ở trong sương mù

pdf168 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh ngôn ngữ trở thành ám ảnh tư tưởng. Bùi Giáng đã cạn dần hồn mình và sống hồn Nguyễn Du trong đoạn cuối đời: Em đi từ tỉnh mộng đầu Một mình anh ở mang sầu trăm năm Em từ vô tận xa xăm Trùng lai chất vấn: Từ trăm năm nào? ` Những câu hỏi mà Bùi Giáng trải suốt đời thơ, thắc mắc, tìm kiếm, đặt nghi vấn về cõi đi, cõi ở, cõi có, cõi không, biết đâu hôm nay Bùi Giáng chẳng đã tìm được Nguyễn Du ở một cõi trùng lai nào đó, và ông đang chất vấn người thầy về nỗi đoạn trường ấy, từ trăm năm nào? 3.2.2 Các biện pháp nghệ thuật nổi bật 3.2.2.1 Ẩn dụ và tượng trưng hoá Thơ Bùi Giáng là một dòng nước ngược, là một tâm thức đi ngược chiều thời gian, trong một Sử Lịch, ngược dòng Lịch Sử. Trong hàng vạn trang sách để lại, Bùi Giáng thường dùng từ Sử Lịch. Chỉ một lần dùng từ Lịch Sử để chối bỏ: Sử Lịch phai trang Chạy quàng Là Lịch sử ( Lá hoa cồn) Xuân trong thơ Bùi Giáng là xuân không mùa, xâuu duy nhất và tuyệt đối mà ông gọi là Nguyên Xuân, là khởi thuỷ của nguồn sống, nguồn thơ, quê của Em Mọi, của Đười Ươi, đồng thời là đối tượng, là cứu cánh của sáng tạo, của Lời cố quận, Tiếng gọi về: Thưa rằng ly biệt mai sau Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên xuân ( Mưa nguồn, trang 25) ` Tác phẩm và cuộc đời Bùi Giáng là niềm thuỷ chung trước sau như một với Màu hoa trên ngàn, ông khởi đi từ đây và trở về lại đấy.Xuân là mạch nguồn thơ tuôn tuôn từ miền xa biệt: Lỡ từ lạc bước chân ra Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn Mùa xuân xuất hiện thường xuyên trong tập Mưa nguồn và tái hiện trong Lá hoa cồn,. về sau chỉ thấp thoáng mỗi ngày một ít, ở những thi phẩm cuối đời. Mưa nguồn là thi phẩm đầu tay và đều tay nhất của Bùi Giángđựoc in năm 1962, gồm có nhiều bài thơ làm từ năm 1948. Lời thơ trong sáng, tươi thắm và tha thiết, vào tập bằng hai câu mào đầu: Xin chào nhau giữa con đường Mùa xuân phái trước miên trường phía sau Đây là câu thơ nổi tiếng bậc nhất của Bùi Giáng, vì nó có thể đữôc sử dụng ở nhiều tần số khác nhau: buồn hay vui, u hoài hay đuàu cợt, ví dụ khi bè bạn gặp nhau ngoài phố, lặp lại câu thơ: Xin chào nhau giữa con đường, dù không hiểu miên trường là gì.Và ý của tác giả có thể ngược lại, là mùa xuân phía sau, miên trường phía trước. Cũng cần nói thêm, thời đó, 1962, thơ Bùi Giáng chỉ được truyền tụng trong một giới độc giả nhất định và bằng hữu đồng hương, chứ không phải một “hiện tượng văn học” như gần đây. Có thể là thơ của tuổi xanh nên tập Mưa nguồn đã khởi đi từ nhiều hình ảnh thắm tươi, điệu thơ ánh ỏi: Những nhành mai sớm sương bên lá Những nhành liễu chiều gió bên cây Cũng lây lất bởi đời xuân em ạ ` Thế nên chi anh cũng viết dòng này ( Những nhành mai, Mưa nguồn) Lời thơ tham dự với đất trời vào niềm hoan lạc của mùa xuân. Thể thơ cổ điển, nhưng tác giả đã trộn lẫn thơ bảy và tám chữ, với âm điệu lạ ở câu hai. Nhưng đặc sắc trong thơ Bùi Giáng thời ấy là hình ảnh mới lạ, trong thể thơ truyền thống: Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biến Ôi thiều quang! Làn nước cũ trôi mau Em đi lên vói bắt mấy hương màu Miền đất Thượng có mấy bờ hoa mcọ Xa biệt lắm mưa nguồn trên mái tóc Đã mấy lần thổi lạc lệ lưa thưa ( Giã từ Đà Lạt- Mưa nguồn) Lời thơ diễn tả niềm hoang mang trước thời gian, ý tưởng không mới, nhưng lối kết hợp ẩn dụ thì mới, so với lối thơ tám chữ trước đó. Ở Xuân Diệu, Huy Cận, niềm ám ảnh của phôi pha không gây bất ngờ như với Ôi thiều quang! Làn nước cũ trôi mau . Trần gian phôi pha, thời gian huỷ diệt nhưng nhà thơ chấp nhận quỳ luật, nên đã ghì siết hai tay Nàng Thơ đẹp nhất của trần gian ứa lệ:Tôi đã nguyện yêu trần gian mãi mãiNhững bài thơ tin yêu cuộc sống, tươi sáng và thắm thiết như vậy ít khi thấy ở những tập thơ sau, mà cũng ít người nhắc đến. Trở lại với giai đoạn Mưa nguồn, chàng thanh niên Bùi Giáng còn giữ niềm tin ở mùa xuân, ở trần thế trong thời goan, ở Màu Xuân: Ngàn xuân rộng vô ngần trong bóng nguyệt. Mùa xuân, mùa ` xuân hiển hiện, lung linh ánh sáng, long lanh hình sắc. Trong niềm hoan lạc của đát trời, con ngưởi an tâm vui hưởng, và tin ở sự tuần hoàn miên viễn, như tin vào một cánh én: Én đầu xuân tuyết đầu đông Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa. Người ta thường nói: xuân về. Chữ về tin tưởng an lạc như Về Cố quận. Xuân về với gió đông, xuân mang thương nhớ trở về ( Nguyễn Bính). Chữ về gây cảm giác ấm cúng, thân thiết, tin cậy. Từ 1948, Bùi Giáng có câu sấm ký: Ngày xuân xanh sơ ngộ để thiên thâu. Câu thơ quan trọng, mang mâu thuẫn, có tính cách biện chứng, giữa thiên thu và sơ ngộ. Một mặt, nó nằm trong mạch Vũ trụ ca của Huy Cận: Lòng chim gieo sáng dệt vân sa Trên bước đường xuân trở về nhà Mở sách chép rằng vui một sáng Nghìn năm còn mãi tấm lòng ta ( Áo xuân, 1942) Mặt khác nó báo hiệu chủ đề “chết từ sơ ngộ” và màu hoa trên ngàn sơ khai lúc đó đã là màu hoa cuối cùng: Lỡ từ lạc bước bước ra chết từ sơ ngộ màu hoa cuối cùng ( Mưa nguồn) Bùi Giáng, rất sớm đã linh cảm rằng mình suốt đời đứng nguyên ở một toạ độ, xác định bởi một không gian cố quận và một thời điểm nguyên xuân: Rồi tôi lớn, đi vào đời chân bước ` cỏ màu xuân bị giẫm nát không hay chợt có lúc hau chân dừng một lượt người đi đâu? Xưa chính ở chỗ này ( Chỗ này, mưa nguồn) Mưa Nguồn, tên sách là một từ ngữ, hình ảnh thông thường, như trong thành ngữ dân gian, chớp bể mưa nguồn. Những trận mưa rừng núi là hiện tượng thiên nhiên quen thuộc, có lẽ Bùi Giáng đã nhiều lần chứng kiến cụ thể thời trai trẻ, khi chăn dê miền trung du Trung Phước, khoảng 1946. Đây là những trận mưa giông lớn, ào ạt đổ xuống rất nhanh, nhất là vào mùa hè, gây ấn tượng mạnh. Mưa Nguồn có thể hiểu theo nghĩa đen. Lại thêm nghĩa bóng: mưa móc, ân sủng dội xuống nơi cội nguồn cuộc sống, ào tuôn, “giáng” xuống một lần rồi thôi, nhưng cũng có thể trở lại, trong lẽ tuần hoàn, như lời chờ mong của Tản Đà: Nước đi ra bể lại mưa về nguồn, trong Thề Non Nước. Cần hiểu thêm, chữ nguồn, ở quê Bùi Giáng, còn có nghĩa đời sống của dân tộc thiểu số ở miền trung du Trung Bộ, mà Bùi Giáng thường xuyên tiếp xúc. Họ thuộc nhiều chủng tộc, chủ yếu là người Gié Triêng và Ca Tu, mà cuộc đời hoang dã đã tạo ra và lưu lại nhiều ấn tượng sâu xa trong tâm thức Bùi Giáng. Cuộc trao đổi hàng hóa giữa hai miền xuôi ngược - ngày nay gọi là Kinh Thượng - đã để lại câu ca dao: Ai về nhắn với nậu nguồn Mít non chở xuống, cá chuồn chở lên Nậu nguồn là những thương nhân chuyên môn buôn bán với Mạn Ngược. Và ở đây có thể phát âm hai vần ngùn/chùn theo giọng Quảng Nam của Bùi Giáng, cũng như Mưa Ngùn. Như vậy mới kết vần được hai câu ca dao địa phương khác, mà Tế Hanh hay Sơn Nam ưa tham chiếu: ` Chim quyên xuống đất ăn trùn Anh hùng lỡ vận lên ngùn (nguồn) đốt than Thơ Bùi Giáng, có khi cần phải phát âm theo giọng tác giả, mới thú vị: Chén trà sương sớm bên thềm Vừa chờ chim hót vừa thèm chim (chiêm) bao. (Chén Trà, Báo Thời Văn, tr.24) Chim hót đối ngẫu với chim (chiêm) bao. Chữ Nguồn ở Bùi Giáng là một hình ảnh vừa quê mùa vừa uyên bác, tự nhiên mà tinh tế. Gốc Hán Việt là “nguyên”, là nguồn cội, là nguồn sống, là Sơ Nguyên Ngọn Suối: con chim điên vì nhớ Suối vô cùng. Suối cũ Suối xanh Suối bờ mọc cỏ. Suối võ vàng em có hai tay Suối mừng nhìn thấy. Suối khóc suốt đêm bây giờ suối nín... (Gió Nguồn, Lá Hoa Cồn, tr.75). Suối ở đây là Nguồn Xuân Tinh Thể. Nhưng nói vậy là nói lắp, vì Xuân đã là Nguồn, và Suối đã là Xuân. Tiếng Anh rất hàm súc khi dùng một từ Spring để chỉ Xuân và Nguồn. Trong thơ Bùi Giáng, Xuân đồng nghĩa với Nguồn, như trong tiếng Anh. Nó là cõi uyên nguyên có trước Trời Đất, là “cái cửa khe huyền diệu” - “huyền tẫn chi môn” theo lời Lão Tử. Chữ “tẫn” Ngô Tất Tố diễn dịch là khe, mà có người cắt nghĩa là giống cái, tức là mẹ đẻ của muôn vật. Đó cũng là một nghĩa.. Có lẽ, từ đó hình ảnh khe, kết hợp với người Nữ, thường xuất hiện nơi thơ Bùi Giáng. Chữ môn nghĩa là cửa (nhân tạo), linh mục Dòng Tên, Claude Larre dịch là Porte (des secrètes merveilles)(2) có lẽ, về sau đã gợi ý cho Bùi Giáng làm đoạn thơ nổi tiếng bắt đầu với hai chữ ngõ và cửa: Ngõ ban sơ, hạnh ngân dài Cửa xô còn vọng điệu tài tử qua Niềm vui, nghĩa sống con người đã xô cửa bước ra từ cõi ban sơ ấy, và ngân dài, âm vọng qua lời thơ của người tài tử. Nhưng về sau lại lỡ từ lạc ` bước bước ra... và tác giả, hay độc giả có thể tùy nghi ráp nối nhiều câu lục bát khác vào đoạn trên, như Tuệ Sĩ đã gợi ý trong một bài báo rất uyên bác, trên Báo Văn 1973: Ta về ngóng lại mưa sa Giọt dài ly biệt nghe ra giọng chào Hoặc: Em về giũ áo mù sa Trút quần phong nhụy cho tà huy bay Như đã nói: toàn bộ tác phẩm Bùi Giáng có thể xem như là một bài thơ duy nhất, một nét chữ lên đàng quẩn quanh. Và người đọc lý thú, vì cảm giác tham dự vào cuộc chơi, thậm chí là đồng tác. Người đời thường trích dẫn mấy câu thơ hay, bề ngoài đơn giản, nhưng kỳ thật là phức tạp: Hỏi tên ? Rằng biển xanh dâu Hỏi quê ? Rằng mộng ban đầu đã xa Gọi tên rằng một hai ba Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm. (Chớp Biển, tr.132) Hai câu đầu là một hình ảnh từ chương. Câu sau đã khó hiểu hơn: một, hai, ba nghĩa là gì? Hoặc ta cho là thơ cà chớn, không cần tìm hiểu; hoặc ta tìm hiểu và tham chiếu vào Đạo Đức Kinh, lời Lão Tử: “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật”; ý thức con người đong đưa giữa cái nghi và cái diệu: không nghi thì không có diệu, không nhờ cái diệu thì không giải tỏa được cái nghi. Đo và Đếm là hai thao tác của Tâm và ` Tưởng để tiếp xúc và nhận thức ngoại giới: đo cái liên tục và đếm cái gián đoạn. Nhưng còn là, là gì? Là môi giới qua Lời Nói. Nhưng Lời Nói là gì? Chúng ta trở về vị trí đong đưa sóng biển giữa Diệu và Nghi. Hiểu thơ Bùi Giáng không phải lúc nào cũng đơn giản. Mà không hiểu, chưa chắc đã đơn giản. Bàn về một chữ Xuân mà phải dàn xa dặm dài, như vậy phải biết ngừng lời, vì: Thưa rằng nói nữa là sai Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào (Chào Nguyên Xuân, Mưa Nguồn, tr.25) Và có lúc, Bùi Giáng đã đẩy niềm u hoài tiền sử của mình lên xa hơn nữa trong thời gian, qua hình ảnh Đười Ươi - người chưa thành người : Ta về rũ áo đười ươi Trút tờ phong nhã cho người phụ nhau 3.2.2.2 Tạo "tân điển tích"(tạo ra điển tích kiểu mới) Trong văn học Trung đại, điển tích và điển cố là hiện tượng phổ biến, thậm chí là một phần không thể thiếu. Nó là một phương cách, một phương tiện phổ dụng làm nên đặc trưng về mặt chất liệu của văn học Trung đại. Lối dùng điển của văn học Trung đại là sử dụng lại những tích, những sự kiện trong kho chất liệu chung mà con người và văn chương xa xưa đã có được. Việc dùng điển trong tác phẩm còn được xem là bằng chứng về sự uyên bác của người viết. Lối sử dụng điển tích ấy tưởng đã theo văn học trung đại chìm hẳn vào quá khứ. Nhưng trong thơ Bùi Giáng, người ta lại thấy sự trở lại của nó. Song, nó vừa giống xưa, vừa không hoàn toàn như xưa. Vì thế mới gọi là "tân điển tích". Có thể nhận thấy, về mặt thời gian, Bùi Giáng dùng cả của người xưa cả của đương thời ; về nguồn, Bùi Giáng sử dụng khá nhiều nguồn kể cả của văn, sử, triết, tôn giáo, truyền thông..., trong đó Truyện Kiều ` là một nguồn được Bùi Giáng sử dụng rất dày và đậm đặc ; về cách sử dụng, Bùi Gíang dùng khá pha tạp, nghĩa là ông trộn lẫn xưa-nay, đông-tây, đời- đạo, văn-sử- triết-tôn giáo... Bút pháp nghệ thuật đó khiến cho lời thơ Bùi Giáng trở nên hỗn dung cổ-kim, trung đại hiện đại, rất độc đáo, mình ông là một trường phái, chẳng giống ai. Những "dạ thưa", những "tồn sinh", những "phố thị", những "cố quận", "đười ươi", đã trở thành những cốt cách, những địa chỉ rất Bùi Giáng: Dạ thưa phố Huế bây giờ Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương Dạ thưa Vỹ Dạ về gần Ðã từ xa lắm thiên thần nhớ em 3.2.2.3 Lạ hoá ngôn từ Nói đến phong cách Bùi Giáng, trên báo chí, từ trước đến nay, thỉnh thoảng có người xem đó là một phong cách tắc tị hay quậy phá, bỡn cợt, rất thiếu nghiêm túc. Hình như không phải. Theo tôi, ít có nhà thơ nào say mê và trân trọng ngôn ngữ như Bùi Giáng. Ông có đùa nghịch với chữ nghĩa thì cũng chỉ là một cách để trắc nghiệm quyền năng của ngôn ngữ: từ chữ này, ông liên tưởng đến chữ khác; rồi từ chữ khác đó, ông lại liên tưởng đến những chữ khác khác nữa. Chữ nghĩa cứ gọi nhau. Thành trùng trùng điệp điệp chữ. Động một chữ mà bao nhiêu chữ khác cùng vang động. Tương tự kinh nghiệm được Bùi Giáng mô tả trong cuốn Mùa thu trong thi ca: “Ta ngồi dưới gốc cây sim, lắng tai nghe bò đương gặm cỏ, thong dong đưa tay vói một cành, hái một trái ăn chơi. Và bỗng dưng? Bỗng dưng nảy ra một sự tình kỳ lạ: bàn tay ta vừa chạm tới một trái sim riêng lẽ, thì suốt dãy rừng, toàn thể ngàn sim lục bỗng chấn động lừng vang. Đó là một bí quyết lạ lùng.” ` Bùi Giáng để lại một sự nghiệp khá đồ sộ, với hơn năm mươi đầu sách khác nhau, vừa thơ vừa văn xuôi. Văn xuôi của ông bao gồm ba thể loại chính: dịch thuật, biên khảo về triết học và bình luận về văn học. Gây sôi động trong dư luận và được nhiều người nhắc nhở nhiều nhất - cả khen lẫn chê - là hai thể loại đầu, nhưng tôi thích Bùi Giáng ở thể loại sau hơn. Trong thể loại sau đó, tôi đặc biệt thích những bài viết về thơ của Bùi Giáng, phần lớn tập trung trong hai tập Đi vào cõi thơ và Thi ca tư tưởng, cũng như rải rác trong nhiều cuốn sách khác, từ Mùa thu trong thi ca đến Ngày tháng ngao du, v.v... Có thể nói, ở miền Nam, từ năm 1954 đến 1975, Bùi Giáng là người viết về thơ nhiều nhất và có một số bài có thể nói là hay. Hay, không phải ở những sự đánh giá về từng nhà thơ hay từng bài thơ cụ thể. Ở phương diện này, Bùi Giáng khá lạc hậu và dễ dãi: ông vẫn chưa thoát được mỹ học của Thơ Mới, thời 1932-45, chủ yếu qua cách nhìn của Hoài Thanh, vốn đậm màu sắc lãng mạn chủ nghĩa, trong cách cảm thụ và phân tích, do đó, những nhà thơ hoặc những bài thơ được ông khen ngợi một cách nồng nhiệt thường không thực sự hay, hoặc nếu hay, thì cũng là những cái hay cũ, của một thời đã xa. Đáng chú ý hơn, trong những bài viết về thơ của Bùi Giáng, là những nhận xét về thơ nói chung hoặc về từng chữ và từng câu thơ cụ thể, nhưng từ đó, thỉnh thoảng ông làm sáng lên một số điều thuộc về bản chất của thơ. Chính ở khía cạnh này, Bùi Giáng tỏ ra là một cây bút nhạy bén, có những ý kiến thú vị và bất ngờ.Dù sao, Bùi Giáng chủ yếu cũng vẫn là một nhà thơ. Với tư cách là nhà thơ, Bùi Giáng là một hiện tượng lạ lùng, nếu không nói là lạ lùng nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Con người, cuộc đời và sự nghiệp của ông chứa đựng những nghịch lý không dễ gì có thể giải thích được. Ngay cái cách làm thơ cực kỳ dễ dàng của ông cũng là một bí nhiệm, làm nhiều người, nhất là giới cầm bút, không ngớt bàng hoàng. Với cách sáng tác ào ạt và trong điều kiện hiếm khi đủ tỉnh táo để nhuận sắc thơ mình, Bùi Giáng ít khi, rất ít khi, ` có được những bài thơ thực sự hoàn chỉnh. Thơ ông thường hay ở câu chứ không phải ở bài. Và có một hiện tượng thú vị là những câu thơ được xem là hay của Bùi Giáng thường được lặp lại khá nhiều lần, ở những bài thơ khác nhau, có khi cách nhau đến cả hàng chục năm. Điều đó chứng tỏ Bùi Giáng không những tâm đắc mà còn sống thường trực với những câu thơ ấy. Điều đó cũng có nghĩa là ông rất tự giác về những câu thơ hay của mình, đồng thời cũng chính là mặt mạnh của mình. Ông làm cả hàng ngàn bài thơ, thật ra, là để ngắm nghía từ nhiều góc độ khác nhau sự huyền diệu của một số câu thơ hay. Thơ Bùi Giáng hay ở câu, ở một số câu. Nhưng ngay cả ở những câu không hay, thậm chí, ở những câu hoàn toàn nhảm nhí, Bùi Giáng vẫn đóng được dấu ấn của mình. Bùi Giáng là một trong vài nhà thơ hiếm hoi tạo được một phong cách riêng ở đơn vị rất nhỏ trong thơ: từ. Có một cú pháp thơ của Xuân Diệu, của Thanh Tâm Tuyền. Và có một từ vựng thơ của Bùi Giáng (cũng như của Trần Dần). Cái gọi là từ vựng thơ riêng ấy không phải là những từ do Bùi Giáng sáng chế ra mà là, chủ yếu là những từ được Bùi Giáng sử dụng. Chúng là những từ ngữ thông thường, có khi đã cũ mèm trong thơ văn cổ (như: thập thành, tháp tùng, ban sơ, phong nhuỵ, phiêu bồng, v.v...) hay có khi còn lấm lem bụi bặm của đường phố (lai rai, cà chớn, số dzách, tùm lum, nhe răng, chân đi chữ bát, v.v...), nhưng có điều oái oăm là, khi đi vào thơ Bùi Giáng, dường như chúng trở thành vật sở hữu của Bùi Giáng. Nhưng thơ Bùi Giáng không phải chỉ đặc sắc ở cấp độ chữ hay cấp độ câu. Ở Bùi Giáng còn có một cái gì khác hơn thế nữa: thơ ông còn có một khí quyển riêng. Chính cái khí quyển ấy làm cho, một là, từng chữ của Bùi Giáng đều mang hơi hướm của ông; hai là, hoá giải những khác biệt trong phong cách của mỗi chữ khiến cho những chữ Hán Việt cổ kính nằm cạnh những tiếng lóng rất mới mà không hề thấy chỏi nhau; và ba là, làm cho mọi câu thơ, dù hay hay ` dở, dù nghiêm trang hay nhả nhớt, đều mang phong cách của ông, không lẫn với ai được. Nói đến phong cách Bùi Giáng, trên báo chí, từ trước đến nay, thỉnh thoảng có người xem đó là một phong cách tắc tị hay quậy phá, bỡn cợt, rất thiếu nghiêm túc. Và bí quyết lạ lùng ấy thể hiện trong nhiều bài thơ của Bùi Giáng. Phần lớn những bài thơ có vẻ lảm nhảm hay tối tăm của Bùi Giáng là những bài thơ trong đó ông đuổi bắt miên man những khả năng kết hợp mới của một chữ hay lắng nghe những tiếng nói huyền bí của ngữ âm. Bài “Ngẫu hứng” sau đây có thể được xem như một ví dụ thuộc loại tiêu biểu nhất cho phong cách thơ ông: Một hôm gầu guốc gầm ghì Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm Bôm ha? đạn hả? bao gồm Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen ("Ngẫu hứng") Đoạn thơ chỉ là một chuỗi liên hệ vô tận trong ngôn ngữ. Chữ "gầu guốc" làm Bùi Giáng liên tưởng đến chữ "gầm ghì" và "gần gũi": tất cả đều bắt đầu bằng phụ âm [g]. Chữ "một hôm" làm ông liên tưởng đến "hai hôm" rồi "ba hôm"; chữ "ba hôm" làm ông liên tưởng đến cách nói lái "bôm ha"; trong "bôm ha", từ tố "bôm" khiến ông liên tưởng đến "đạn"; từ âm tố "gao", ông liên tưởng đến "gạo"; từ "gạo đỏ", ông liên tưởng đến một điều không hề có: "gạo đen", v.v... Thành ra, chữ "một hôm" mở đầu đoạn thơ trên không phải chỉ là ý niệm về một đơn vị thời gian mà còn bao hàm ý niệm về sự tranh chấp ("gầu guốc gầm ghì"), về súng đạn (và từ đó, chết chóc), là cơm gạo (và phía sau của nó, sự cùng cực, khốn quẫn), cuối cùng, là may rủi trong sự thành, bại và cả trong sự sống, chết. Xin mở một dấu ngoặc: bài thơ này được Bùi Giáng sáng tác trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam đang hồi khốc liệt. ` Thời ấy, với rất nhiều người, thời gian được đo lường bằng khả năng chịu đựng những đe doạ từ chiến tranh và từ sinh kế, tuỳ thuộc vào những sự đỏ đen của số mệnh. Tuy nhiên, nếu ngôn ngữ chỉ là một chuỗi những liên hệ bất tận như vậy thì, như các nhà hậu cấu trúc luận sau này đã chỉ rõ, ngôn ngữ không còn khả năng quy chiếu về hiện thực và do đó, cũng không còn khả năng phát hiện chân lý được nữa. Bùi Giáng hoàn toàn hiểu điều đó. Trong bài "Phố phường cỏ mọc" in trong tập Mùa thu trong thi ca, ông mỉa mai: "người ta tưởng chừng như tin rằng ngôn ngữ có thể nói ra được sự thật." Ai tưởng thì cứ tưởng, riêng ông, ông rất bi quan: Tôi gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ Mỹ Thọ muôn đời là Lục Tỉnh hôm nay Tôi gọi Sóc Trăng là Sóc Trắng Gọi người sương phụ gái thơ ngây. (Lẫn lộn lung tung) Nên lưu ý là những cách đổi tên gọi như vậy xuất hiện không phải một lần trong thơ Bùi Giáng. Trong bài "Trường giang lục tỉnh", ông lại viết: Tôi gọi Cần Thơ là Cần Thở Cần Thở muôn đời là Gió Việt đêm nay ... Tôi gọi Bình Dương là Bình Dưỡng Dượng dì ơi thương nhớ cháu nhiều không... Hoài nghi khả năng "tái hiện hiện thực" của ngôn ngữ, có khi Bùi Giáng bỏ cuộc chơi trong lãnh vực ngữ nghĩa để đuổi bắt một trò chơi ở lãnh vực ngữ âm, với nhịp điệu trầm bổng của các thanh, các âm. Đó là những lúc ` Bùi Giáng làm những câu thơ toàn bằng chữ Hán hoặc những câu thơ hoàn toàn vô nghĩa, trong đó, chỉ có những tiếng động lanh canh lách cách của các âm, các vần, các thanh điệu va chạm vào nhau mà thôi. Có thể nói Bùi Giáng làm thơ như một người chơi cờ không nhắm tới mục đích chiếu tướng mà nhắm tới việc khám phá khả năng biến chuyển vô tận của các nước cờ. Bùi Giáng là người làm thơ thuộc loại hồn nhiên nhất trong thơ Việt Nam. Ông là kẻ làm thơ, trước hết, với chữ. Nhưng khi các từ ngữ chỉ, hay chủ yếu chỉ, liên hệ với các từ ngữ khác thì quan hệ giữa các từ ngữ ấy và hiện thực được chúng ám chỉ trở thành hàm hồ và xa xôi hẳn như cái điều các nhà hậu cấu trúc luận đã từng phân tích. Bùi Giáng, từ rất sớm, đã nhận ra điều đó. Bùi Giáng đã cảm nhận sâu sắc hơn ai hết sự bất lực của ngôn ngữ. Không phải là sự bất lực của người sử dụng ngôn ngữ mà là sự bất lực của chính ngôn ngữ. Thơ Bùi Giáng có khi là thơ về sự bất lực của ngôn ngữ. Do đó, một mặt, người ta có thể nói Bùi Giáng là nhà thơ hồn nhiên, nhưng mặt khác, người ta cũng có thể nói Bùi Giáng là một nhà thơ bi quan nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, người đi đến tận cùng sự tuyệt vọng đối với cái gọi là chức năng phản ánh hay tái hiện hiện thực và từ đó, chức năng truyền thông và giao cảm của ngôn ngữ. Với các nhà thơ khác, ngôn ngữ là một thứ chất liệu. Với Bùi Giáng, ngôn ngữ không phải chỉ là một chất liệu mà còn là một đề tài, một cảm hứng. Bùi Giáng làm thơ không phải bằng ngôn ngữ, với ngôn ngữ mà còn về ngôn ngữ. Cái bi kịch của Bùi Giáng là ở chỗ: là người cầm bút, ông chỉ có một thứ vũ khí duy nhất phải sử dụng, đó là ngôn ngữ, một thứ vũ khí ông rất yêu, nhưng đồng thời, tự thâm tâm, khác hẳn các nhà thơ khác, ông không ngớt hoang mang hoài nghi về hiệu năng của nó. Sự đùa bỡn với ngôn ngữ thi ca bằng cách sử dụng kiểu nói lái tinh quái của quê hương ông nhiều khi thô thiển một cách cụ thể chứ không bóng bẩy kiểu Hồ Xuân Hương. Người đọc rất hay bắt gặp trong sách ông những ` cụm từ như “tồn lưu, tồn liên, liên tồn, lưu tồn, tồn ;lí tí ngọ, tồn lập tập trung, tồn lập tập hợpđể đuà nghcịh với triết học, nghịch với thi ca, nghịch với cuộc đời và nghịch ngay với chính bản thân ông: Lọt cồn trận gió đi hoang Tồn liên ở lại xin làn dồn ra ( Mưa nguồn) Trong văn học Việt Nam, hình như chưa có ai đi đến tận cùng chủ nghĩa hư vô như Bùi Giáng. Ở khía cạnh này, có thể nói Bùi Giáng là nhà thơ tiêu biểu nhất của thời kỳ chiến tranh lạnh, lúc mọi niềm tin đều bị sụp đổ.Nhiều bài thơ của Bùi Giáng có giọng thơ của thơ lãng mạn 1930 – 1945 ( Ly Tao I, Ly Tao III, Màu trời đó) Cảm hứng chính của thơ Bùi Giáng là cảm hứng lãng mạn có màu sắc Thiền ( Chào Nguyên Xuân, Cỏ hoa hồn du mục, Dư vang)Bùi Giáng có phong cách ngôn ngữ riêng, người ta có thể nói đến kiểu ngôn ngữ Bùi Giáng. Ông sử dụng rất nhiều từ Hán Việt bên cạnh từ thuần Việt, đó là vốn từ Hán Việt của nhà Phật và của văn chương cổ điển, đồng thời ông tạo nên những từ lạ so với vốn từ đã quen dùng. Nhiều bài, từ Hán Việt dày đặc đến nỗi trở nên rất khó đọc với độc giả bình thường: Em từ non nước Viễn Khơi Trùng lai Cố Quận chịu chơi một lần ( Em Từ) Thiệt thòi đời mộng phiêu linh Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát ;ầm Giấc quày quả lạnh trâm anh ` Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu Hoài mong hiu hắt nhịp cầu Mà hương quan vắng xa màu mây trôi ( Mùa phượng cũ) Điều này giải thích tại sao thơ Bùi Giáng khó hiểu. Bùi Giáng cố ý dùng nhiều từ Hán Việt trong một cấu trúc ngữ pháp đã bị xáo trộn so với cấu trúc bình thường để tạo nên “mật ngữ” của riêng ông. Có điều lạ là tuy có nhiều từ Hán Việt nhưng thơ ông không hề cổ điển, có lẽ vì ông khai thác thi tứ, đề tài, chất liệu và tạo ra trường nghĩa mới so với thơ cổ điển chăng. Cách dùng chữ Hán Việt của Bùi Giáng rất khác Nguyễn Du. Nguyễn Du đặt từ Hán Việt bên cạnh những từ Thuần Việt sao cho người đọc dù không biết chữ Hán vẫn có thể cảm hiểu được thơ. Song sa vò võ phương trời Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng Thiên hương quốc sắc lạ thay Một toà sẵn đúc dày dày thiên nhiên Khiến đời tứ đảo tam đuên Cuồng quay đảo phụng cường kiên điên hoàng ( Gà gáy sáng- Bùi Giáng) Với Bùi Giáng, làm thơ như một trò nghịch ngợm chữ nghĩa của một con người tài hoa. Trong đoạn thơ trên rõ ràng có một bàn tay nghịch ngợm rất mực tài hoa của Bùi Giáng, xáo trộm nghịch ngợm triệt để những từ Hán Việt, chữ nghĩa trở nên xa lạ không sao hiểu được. Mật ngữ của Bùi Giáng là ` ở đó. Phong cách thơ Bùi Giáng trước hết thể hiện ở trò chơi ngôn ngữ thách đố người đọc như trong trò chơi ú tim. Bùi Giáng có khả năng biến hoá ngôn ngữ một cách tài hoa. Tôi không nghĩ đó là thi pháp, mà chỉ là sự tài hoa của ngòi bút, của cá tính sáng tạo. Thi pháp thơ Bùi Giáng nằm torng thi pháp thơ cổ điển và thơ lãng mạn. “Ầm trang sử lịch thu triền miên trôi” Ầm trang sử lịch. Hình như đây là chữ dùng đặc biệt của Bùi Giáng. Trước ông, hình như chưa có ai dùng từ sử lịch. Và kể từ Bùi Giáng, mỗi khi viết về ông, hoặc mỗi khi viết theo thể điệu của ông, ngưòi ta thường dùng từ này để nói lên cái tính lịch sử của đời sống, của con người, của một cuộc lữ, hay của một vòng quay, một vòng vận động. Có thể nhiều người trong chúng ta thấy từ ấy lạ, đầy nét Bùi Giáng, và đã tưởng người thi sĩ “cho nét chữ lên đàng quẩn quanh”. Và chúng ta cũng cho nét chữ của mình quanh quẩn lên đàng đuổi theo nét chữ của người. Điều đó cũng là hợp lý khi đi tìm hay nói về phong cách của nhà thơ. Có lẽ ít người biết rằng dù có một phong cách từ độc đáo, trong việc dùng từ “sử lịch” này, Bùi Giáng có quan niệm rõ ràng của ông. Ông sáng tạo từ “sử lịch” để diễn tả một khái niệm triết lý. Sử lịch là lịch sử nhuốm đẫm màu thời gian phôi pha thiên cổ. Tôi nhớ trong tập Mưa nguồn, Bùi Giáng có viết: Em về mấy thế kỷ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không Ta đi gửi lại đôi dòng Lá rơi có dội ở trong sương mù ` Từ láy trong ngôn ngữ Việt chứa một nội hàm đặc biệt. nó như cái tạng của con người Việt Nam vậy, cứ ngỡ là bông lơn nhưng thật ra rất tinh tế và sâu sắc. nó có khả năng diễn tả đến tận cùng những uẩn khúc của tâm trạng con người. Từ láy qua lời ăn tiếng nói của người bình dân trong thơ ca dân gian là một minh chứng điển hình. Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân là các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng về vận dụng từ láy trong sáng tạo nghệ thuật. chúng ta khó có thể quên lửa lựu lập lòe, quyên gọi hè quang quác quác, gà gáy tẻ tè te, vừng quế đỏ lòm lom, chí cha chí chat khua giày dép, tiếng ca nông đì đòanh chấm câu cho nhữung vần thơ yêu nước Bùi Giáng cũng rất giỏi sử dụng từ láy. Trong thơ ông có đủ cả các dạng thức của từ láy, láy tiếng láy, thanh, láy âm vần, láy phụ âm đầu tôi xin được ghi ra đây những dạng từ láy mang giọng điệu của riêng Bùi Giáng: Em bước tới em là con gái Việt Em bước về là Lục Tỉnh phanh phơi (Con mắt mở ra-Ngàn thu rớt hột) Người đã hỏi hấp hô trong hơi thở Đã điêu tàn sao vọng mãi dư vang (Hòang hôn vẽ bong-Mưa nguồn hòa âm) Thấy em như thấy mặt trời Lung linh dưới nguyệt rạng ngời rêu rong (Thấy em-Đêm ngắm trăng) Tuổi mười sáu bây giừo lên gấp gảy Mộng miên man là mây phủ lưng đèo ` (Những nhành mai-Mưa nguồn) Đường về đó dựng mình xuân bên lá Buổi mai nào từ ly biệt bẻ bai (Trở lại-Mưa nguồn) Màu trời đó để ngàn sương hớt hải Xuống li ti là dựng vội con đường Tơ vàng óng là đà đua đẩy nhẹ Nắng hây hẩy là hồng lên he hé Chảy vi vu là giọt nhẹ xuống vai (Tuổi trẻ-Mưa nguồn) Mùa sau thu xế Hang rừng gió thổi giòng khe Em về dây để Rạc rời tiếng cũ còn nghe (Gái buồn-Mưa nguồn) Rời rã em đi để một mình Ta nhìn trăng lại xuống bên hiên Chân bước bây giờ ta rất sợ Tiếng vọng bao giừo em nín thinh (Tàn nhẫn-Mưa nguồn) Lạc về đầu rú khe truông Vốc năm ngón nhỏ gieo buồn rã riêng ` (Phượng-Mưa nguồn) Lục Tỉnh phanh phơi, hơi thở hấp hô, rạng ngời rong rêu, gấy gảy tuổi mười sáu, mộng miên man, ly bịet bẻ bai, ngàn sương hớt hải, nắng hây hẩy, hồng he hé, chảy viv u, nghe tiếng xưa rạc rời, em đi ta rời rã nhìn trăng, buồn rã riêng..., đó là những từ láy có chức năng bổ nghĩa mang dấu ấn nghệ thuật của Bùi Giáng. Hai chữ phanh phơi đã cực tả tấm lòng rộng mở của Lục Tỉnh. Phải thẩm thấu đến tận cùng nỗi lòng người, mới nghe được hơi thở hấp hô. Tình yêu đối với em thật mãnh liệt, nhưng tình yêu ấy đã có tự lâu rồi, lâu lắm, rất lâu, đủ lâu để thời gian phủ lớp rêu phong. Giờ đây, ta thấy em và mở lớp rêu rong rạng ngời. hai tiếng gấp gảy, miên man khiến ta hình dung tuổi mười sáu thật đầy đặn. ly bịet ta nghe cũng đã nheìeu, nhưng ly biệt bẻ bai, có lẽ chỉ có ở Bùi Giáng. Nỗi buồn ly biệt đâu chỉ có vị mặn của nước mắt, nhà thơ đã thêm vào đó vị chát đắng của lòng mình. Sương, ta thấy cũng đã nhiều. Màu trời sương, thỉnh thỏang ta cũng bắt gặp ở đâu đó. Nhưng, ngàn sương li ti hớt hải vội dựng con đường, đường sương là cách nói riêng của Bùi Giáng. Những từ láy hây hẩy, he hé, vi vu đã là cho sắc hồng của nắng, nhà thơ gọi đó là sợi tơ vàng óng của trời, căng tràn nhựa sống như tình yêu tuổi trẻ. Miêu tả nỗi sầu muộn tái tê của lòng người, nhữung rạc rời, rời rã, ta nghe đã thấm, nhưung rã riêng buồn thì nỗi buồn ấy đã thấm vào xương tủy mất rồi! Đọc thơ Bùi Giáng, cái rã riêng ấy đâu chỉ vài lần: Máu trong mình mòn ruỗng / Xương trong mình rã riêng ( Bờ lúa), Bước chân giẫm sỏi trên đồi / Những thân đau khổ nhữung đời rã riêng (Tặng bạn) Láy phụ âm đầu là một hiện tượng khác, không thể không nhắc đến trong cách sử dụng từ láy của nàh thơ: Dập dìu cành lá lắc qua / Lung lay lai láng lân la lội làn (Nàng tiên) hoặc: Về sau tôi cứ lầm lì / Hoặc hò hét hoặc hoắc huy hiêu hùng (Cái gì là nàng tiên). Hiện tượng này không mang tính nghẹ thuật, ` nhưng trong nhữung năm 70 của thế kỷ XX, đã thấy vài người làm thơ ở Sài Gòn cố gắng bắt chước, làm thơ theo cách láy âm đầu này. Xin ghi ra đây một đọan thơ trích trong Nhan sắc hôm nay, Bùi Giáng dùng từ láy rất độc đáo, để khép lại tiêu mục này: Bờ thánh thót động giòng em đi đến Làn lênh lang lau lách lại luân lưu Hoa cỏ phanh phơi đón đợi dê cừu Tung bốn vó nhịp nhàng về nhảy cởn Cho quay tít sắc bên màu ngả ngớn Cho quanh co giòng khe nước tăn teo Cho ngổn ngang gò bến đống cheo leo Cho uốn éo đường thu thêm thiên thẹo Một trong những chữ dùng độc đáo nữa của Bùi Giáng là chữ “hột”. Bùi Giáng không dùng từ hạt, mà là hột. Nó là phương ngữ, từ của người phương Nam. Hột của nhà thơ cũng lắm thú vị: hột đầm sương là chốc chốc mơ màng, hột tròn quá khứ ruổi rong, màu hoa rớt hột phù du trên ngàn, ngàn thu rớt hột chôn vùi tình nhau, tàn thu rớt hột trăm năm, ngàn thu rớt hột lũy hào tan hòang, ngànt hu rớt hột trang liều lĩnh hoa, mắt người chìm hột sao khuya, miệng người bỏ hột bên rìa mép hoang Từ một từ vựng mang một nghĩa cụ thể, nàh thơ đã nâng lên thành nghĩa biểu tượng với nhiều màu sắc khác nhau. Không còn là hạt của hoa quả ngũ cốc, hạt nước, hạt sương mà là cái cốt lõi bền vững của tâm can con người. Nó bền bỉ hiện diện để chứung kiến cuộc bể dâu của thời đại, của lòng người đa đoan. Và, kể từ nay, tiếng Việt ta đã có thêm một từ hột theo kiểu của Bùi Giáng. Tiếp theo là ngẫu nhĩ. Ngẫu đắc, ngẫu nhiên thăng hoa trong ngẫu hứng nghệ thuật trở thành ngẫu ` nhĩ của Bùi Giáng: về đây ngẫu nhĩ mông lung, em từ ngẫu nhĩ đa mang, nơi ấy một lần ngẫu nhĩ, một hôm ngẫu nhĩ thấy người đi giữa phố hoa, giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ, giờ khép mắt nhớ một lần ngẫu nhĩ, em từ vạn thuở long đong – gặp anh ngẫu nhĩ thuận tòng chịu chơi Lúc trong cõi nhớ đầy cảm xúc, lúc trong dòng hồi tưởng mông lung, lúc trong nỗi hoan hỷ, lúc suy tư triết lý, ngẫu nhĩ của nhà thơ đặt con người luôn luôn ở trạng thái tương giao. Con người không thể và không bao giờ bị tách khỏi cuộc sống. Hơn nữa, ngẫu nhĩ còn là tùy thuận, tùy duyên của nhà Phật, là cái ngẫu nhiên và tất nhiên trong triết lý của tư duy biện chứng. Vậy thì, ngẫu nhĩ rất đáng được đặt trong kho lưu trữ ngôn ngữ dân tộc. Và cuối cùng là ngôn ngữ của cái đẹp: Ta đã nhặt nhành mai kia của đá Và đã trao cho nham thạch phiêu bồng Về tuế nguyệt bước ngao du tận tụy Người có nghe tang hải réo vô thường (Hoàng hôn vẽ bóng-Mưa nguồn) Mai sau hẹn với ban đầu Chờ nhau ngõ khác ngó màu nguyên xuân (Hẹn ước-Mưa nguồn) Mở mắt bên người tôi chẳng biết Màu sau lá có rộng bên mình Bùi Giáng có rất nhiều dạng thức ngôn ngữ dẫn ta đến cái đẹp trong cảm xúc nghệ thuật văn chương như thế. Đó là kiểu ngôn ngữ được cách điệu, ` là những bước chân trong vũ điệu lạ thường mà giai điệu của nó thóat ra từ nhịp tim của một nhà thơ biết yêu và trân trọng những giá trị của cuộc sống. Có người gọi đó là những xoang điệu hào hoa, vũ điệu balet tôi lại muốn đặt nó một tên gọi khác: ngôn ngữ của cảm xúc thẩm mỹ bay bổng, tuyệt vời. Phong cách Bùi Giáng toát ra từ thế giới nghệ thuật của cả bài thơ. Thơ Bùi Giáng là một thế giới riêng, thế giới thơ cổ điển của hôm nay. Thế giới của nghệ thuật kết hợp với tư tưởng, của tâm thức hiển hiện trong ý thức, của câu chữ thật nói lời vô ngôn, của sự trộn lẫn tài hoa và bi thương, của thực tướng và hư huyễn. Tiếng Việt trở nên sang trọng và phong phú vô cùng, câu thơ trùng trùng nghĩa, chữ gợi chữ chữ thai nghén nghĩa mới, nghĩa gọi tâm, tâm lay động thái hứ, vang vọng mãi vào vô biên. Bùi Giáng có nhiều bài thơ hay, không chỉ câu thơ hay. “Dù sao chăng nữa, Bùi Giáng tạo ra được một mẫu ngông thời đại, sáng tạo một kiểu say sưa chán đời của thế kỷ XX, khác vớ Nguyễn Khuyến trong thế kỷ XIX và Tản Đà đầu thế kỷ XX”. Đó là kết luận của Tự điển văn học. 3.3 GIỌNG ĐIỆU 3.3.1 Giọng đối thoại Khi Bùi Giáng làm thơ, ông thường hay “gửi” đến một ai đó. Vì thế mỗi bài thơ dường như là một cuộc trò chuyện vô hình giữa người gửi và người nhận. Với ông, làm thơ, bình thơ là một cuộc đối thoại. Đối thoại với trời đất thiên nhiên hoa cỏ bốn mùa, đối thoại với người kim cổ Đông Tây, đối thoại với chính bản thân mình. Trong những vần thơ của ông, không ít lần Bùi Giáng đối với chính mình Hỏi tên rằng biển xanh dâu Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa ` Gọi tên rằng một hai ba Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm. ( Ngày tháng ngao du) Đó là một cuộc đối thoại không theo lệ thông thường : Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường. Họ nói rất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hỗ như chẳng thẩy gì hết. Họ nói cho họ mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hội chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay là chẳng nghe. (Bài viết bình thơ Tuệ sĩ – Đi vào cõi thơ). Cuộc đối thoại đó, không phải lúc nào cũng thành công. Sầu như si độn thập dư niên Liễu nhập tàn hồng cộng nhứt thiên Di mạn tằng du văn khiệp ý Hàn thiền hý lộng lục thương thiên - Cô phì cười ? - Vâng cháu phì cười. - Phì cười chuyện chi ? - Bác làm thơ như thế thì có trời mà hiểu. Có quỷ ma mà hiểu. - Nhưng tôi xin tặng cô - Tặng cháu để làm gì. Khổ cho cháu đã đành mà còn khổ luôn cho bác nữa. - Sao gọi là khổ cho bác ? Sao gọi là khổ cho cháu đã đành ? ` - Khổ cho cháu đã đành có nghĩa là : người ta tặng cho mình cái gì mình chẳng hiểu đâu vào đâu cả, có phải là khổ không ? Sự tình thật dễ hiểu. Còn khổ luôn cho bác ? Ấy có nghĩa là : đem tặng cho người ta một cái gì mà người ta không hiểu, người ta bực bội, người ta khổ, thì mình cũng khổ theo. Sự tình cũng thật dễ hiểu. - Té ra là thế. (Ngày si độn – Ngày tháng ngao du) Hoặc, thi nhân trong cuộc đối thoại với thiên nhiên vạn vật không thành, là bởi : Nếu có gì khiếm khuyết, thiếu sót đáng tiếc, thì ấy là ở tại nơi ta, chớ không phải ở tại nơi rừng biển. Lòng ta không đủ rộng để đón nhận núi rừng (Ngày tháng ngao du). Và, đó là những cuộc đối thoại dữ dội nhất : Kẻ nào say mê "Đoạn trường tân thanh" của ông Nguyễn Du, kẻ đó khó mà trường thọ (Sở dĩ nhiên – Ngày tháng ngao du). Thơ Bùi Giáng còn là một cuộc đàm thoại miệt mài, vơi những câu hỏi liên tục và những câu trả lời không rõ rệt, vì mong lung và phổ quát, như trong bài "Tặng Mã Giám Sinh" (Bùi Giáng.193): "Hỏi tên rằng biển xanh dâu "Hỏi quê ? rằng mộng ban đầu đã xa "Gọi tên ? rằng một hai ba "đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm Cuộc vấn hỏi này, dù xuất xứ từ ai, cũng chỉ mang lại một hồi âm mơ hồ và bất tận, liên can tới một hiện tượng biến đổi liên tục. Dù vĩ đại và trường kỳ đến mấy, sự biến đổi đó chỉ hiện hữu trong ý thức và tâm thức của thi nhân về một nhân sinh quan và vũ trụ quan luôn luôn khác biệt và khiếm khuyết. Trước hết, sự biến cách hay "sái diện" (BG.5) của cái "ta" nơi Bùi Giáng theo diễn tiến một sự kết cấu qua thể hủy tạo hay phá thể ` (déconstruction-défiguration) đa diện và đa trạng. Đó là một trào lực có khuynh hướng vừa ly tâm, vừa hướng tâm, nhằm phá vượt hai chiều những biên giới bản thể, để chủ thể trở thành khách thể, cái "ta" trở thành "không- ta", thành "mình", thành "em", hoặc ngược lại, trong một thế tách-nối vô định và bao quát liên hệ tới nhân thể, như trong câu: Nhìn em như thể nhìn người ... Nhìn người như thể nhìn ta Tự mình nâng cốc rót ra rót vào (Bùi Giáng, 1995) hoặc: Nhớ quên người nhớ quên người Tầm sương sái diện ai người ai ta (Bùi Giáng.1995). Đặc biệt là hiện tương người "láng giềng": đó là vị thế của một thứ tha nhân, vừa xa lạ, vừa gần gũi, ở bên kia hàng rào, nhưng lại bên cạnh vách tường, từng sống giáp ranh như những mảnh "ta" chia cách, nhưng vẫn còn luyến tiếc tâm giao: Láng giềng tâm sự là ta với mình Trong quan niện tách-nối này, thi nhân có lúc cảm thấy bớt lẻ loi, đỡ cô đơn, vì có khả năng "khuếch xung" thành những thân phận khác. Nhờ đó, thi nhân thẩm thấu được những cảnh huống đa thể, đôi khi như mâu thuẫn với chính mình: sống hộ người khác; sống qua người khác; hoặc sống-bên-cạnh và lạc lõng ngay chính bản thân mình. Cũng như sống và không sống, đôi khi chi là một cảm giác, một quan niệm hai bề. Đó là viễn tượng "trùng khơi" qua những bản thể và trạng huống tư duy khác nhau thành những trào lực dây ` chuyền tiếp nối. Ngay với tại bản thể, sự "sái diện" của cái "ta" cũng là một hiện tượng "điệp trùng" nhân cách, được thể hiện qua tâm thức và ấn tượng đa diện từ chính bản thân mình. Cái "ta" đó luôn luôn là môi trường xung đột hoặc gặp gỡ của những tâm trạng tỉnh và say, điên cuồng và sáng suốt, vui và buồn, lẫn lộn. Đôi khi tình, tỉnh và điên cũng có thể tiếp ứng nhau một cách kỳ diệu để trở thành thứ "tình điên...chơi vơi" so với "tình không điên" cũng đầy hỗn mang -- tĩnh và loạn cùng một nơi, và có thể cùng một lúc. Đảo điên đôi khi lại tách biến thành "cuồng mộng" , thành "niềm vui vô hạn" và "niềm đau vô lượng" (trong một thể luân phiên hư hư thực thực: "Vui quá giả bộ buồn". Sự sái diện của cái ta đảo điên đôi khi còn đi song song với hiện tượng "khuếch xung" và phản "khuếch xung", qua những giai đoạn so sánh hay ám chỉ dí dỏm như sau: Điên cuồng mà tưởng nên thơ Cuồng điên mà tưởng làm thơ như thần Phải chăng đây là những lời tự mỉa mai (phản khuếch xung), hay tự tâng bốc (khuếch xung), nói thế nào cùng đúng, và cũng có thể sai, vì làm sao biết được thi nhân điên hay không điên, thơ hay thẩn, thần hay ngợm ? Sự "sái diện", "điệp trùng" và "khuếch xung" của cái "ta" trong thơ Bùi Giáng, không những chỉ có tính cách thuần nhân, liên hệ tới ta và không-ta, mà còn thẩm thấu xuyên qua các giới sinh vật, qua thiên nhiên, trong một vòng "trùng sinh thái thậm". Có lúc thi nhân muốn truy dụng cái phong độ của "tuổi cọp" mình để đủ bản lãnh "giữ mộng đười ươi". hoặc theo "ngựa về núi đá đầu thai" . Cũng có lúc thi nhân như có thể thu kết được cả vũ trụ, thấy "mưa gió trong thân", hoặc nghe "mùa Sự "sái diện", "điệp trùng" và "khuếch xung" từ nhân sinh quan tới vũ trụ quan luôn luôn ám ảnh Bùi Giáng đến nỗi thi nhân đã phải thốt lên: ` Từ đó về sau Trẫm đau đớn thiết tha Và không còn biết mình là cái gì nữa cả Nhưng sự tách-biến hoặc phá thể siêu hình này không hoàn toàn đưa đến sự khước từ nhân cách hoặc tự hủy trong tư tưởng, mà lại có ích dụng hoặc chức năng làm rẫy và mở đường phóng toả, nhằm truy dụng những "ngõ ban sơ", như thể tìm kiếm "dấu" tích của một nguồn gốc xa xưa; như để tìm lại huyền sử trong "trang phai cỏ". Nguồn gốc của bản thể trong ta và ngoài ta được Bùi Giáng gọi chung là quê quán của "mộng ban đầu đã xa", là "cố quận" vừa thực thể dưới hình thức tương tự của "phố cũ", hoặc "viễn phố", vừa trừu tượng như quan niệm "nguyên thủy của không gian và thời gian vô tận, của những "nghìn xa vắng “ còn phảng phất mơ hồ trong tiềm thức nhân loại. 3.3.2 Giọng bông đùa Thơ Bùi Giáng, ngay từ thuở đầu đã rong chơi, lãng mạn, đã tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ tồn sinh, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất một dục tình khép mở Xuân Hương: Cá ở ngoài khe có ít nhiều Cồn lau cỏ lách có hoang liêu Em về có hỏi răng ri rứa Nhắm mắt đưa chân có bận liều. (Bờ trần gian) hoặc: Bỏ hai chân xuống một vùng Nước truông là lá thu rừng xuống khe. (Bỏ hai chân) ` Thơ Bùi Giáng tự nhiên và mang phong vị hài hước, hóm hỉnh. Triết lý trong cuộc chơi và kiếm tìm ngôn từ của Bùi tiên sinh cuối cùng chỉ còn lại mấy chữ "vui thôi mà!" cứ ngỡ rằng ai hiểu thế nào cũng được. ` KẾT LUẬN Bùi Giáng là một hiện tượng độc đáo trên thi đàn văn học dân tộc, cụ thể ở địa phận miền Nam vùng bị giặc tạm chiếm, vào nửa cuối thế kỷ XX. Xác định vị trí của tác giả phải đặt họ vào trong thời đại mà họ sống, xét những đóng góp tích cực của họ đối với nền văn học nước nhà. Luận văn không có tham vọng xây tòa nhà to lớn cho thơ Bùi Giáng, nhưng quả thật, nhà thơ rất xứng đáng có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người yêu thơ. Thơ ông, lời khen tiếng chê đều có đủ. Để cảm nhận chính xác hồn thơ Bùi Giáng, bạn đọc cần phải gạn đục khơi trong, khách quan và khoa học trong đánh giá và nhận định về con người cũng như văn nghiệp Bùi Giáng. Thật khó để có một Bùi Giáng chung cho tất cả mọi người, tuy nhiên, đã là Bùi Giáng, ắt hẳn tên tuổi đó xứng đáng là một hiện tượng. Trong tập Mưa nguồn, Bùi Giáng có viết: Em về mấy thế kỷ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không Ta đi gửi lại đôi dòng Lá rơi có dội ở trong sương mù Bùi Giáng đã ra đi rồi. Nhưng vầng trăng ông để lại vẫn mãi nguyên một màu sơ thuỷ. Những lá hoa cồn hay những dòng chữ mà ông để lại cho đời vẫn thấp thoáng mãi trong những bóng sương mù của thi ca, của hồn nguyên tiêu ngày cũ. Mãi mãi, chúng sẽ còn để ngân lại trong lòng những ngưởi yêu quý ông những tiếng gọi trở về. Trở về bến sơ đầu của những cơn mưa nguồn ngày cũ, của những bài ca quần dảo hoang vu, của những lời cố quận mịt mù gang tấc. Hẳn đã nhiều lần trong cuộc tồn sinh của mình, Bùi ` Giáng đã nhận thấy rằng quê hương của ông, cố quận của ông đã không còn như xưa nữa. Dù quê hương hay cố quận đó được hiểu như thế nào đi nữa thì ông cũng đã “chết nhiều lần trong trận sống”, và trong cuộc đời này, hình như nhiều lúc ông đã lạc mất lối về. Bởi thế, để tìm đường về của những đường xưa lối cũ của những Hồn Nguyên Tiêu, có lẽ người thi sĩ ấy chỉ còn có thể tìm về và tìm vào trong những cuộc chiêm bao: Hỗn mang về giữa hiên nhà Bây giờ cố quận tên là chiêm bao ( Rưọu uống, Mưa nguồn ) Bùi Giáng đã ra đi vào cõi thiên thu vĩnh biệt, thân ngũ uẩn trả về cho cát bụi: Bỏ trăng gió lại cho đời Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa? (Mắt buồn - Mưa nguồn) Nhưng trên tinh thần tư tưởng nhà thơ thì thật sáng láng bao la, dù biết trần gian này là phiền não, tối tăm, khổ đau mà vẫn vui vẻ NGUYỆN đi vào cõi người: Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi Vì nơi đây sống đủ vui sầu (Phụng Hiến - Bùi Giáng) ` TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bùi Giáng-Mưa nguồn-NXB Văn học 2002 2 Bùi Giáng -Lá hoa cồn-NXB Sài Gòn 3 Bùi Giáng -Ngàn thu rớt hột-Màu hoa trên ngàn 4 Bùi Giáng -Bài ca quần đảo-Nguyễn Đình Vượng-1973 5 Bùi Giáng -Sa mạc phát tiết-NXB An Tiêm-Saigon 1963 6 Bùi Giáng -Đêm ngắm trăng-NXB Trẻ TPHCM-1997 7 Bùi Giáng -Chớp biển-Saigon-Anaheim-Koln 1996 8 Bùi Giáng -Mười hai con mắt-NXB Văn học 2000 9 Bùi Giáng -Mưa nguồn hòa âm-Saigon 1973 10 Bùi Giáng -Như sương-NXB Trẻ Tp HCm 1998 11 Bùi Giáng -Rong rêu-NXB Đà Nẵng 1995 12 Bùi Giáng -Thơ vô tận vui-NXB Thuận Hóa 2004 13 Bùi Giáng -Thi ca tư tưởng-NXB Ca dao Saigon 1969 14 Bùi Giáng -Ngày tháng ngao du-NXB An TIêm Saigon 1971 15 Bùi Giáng -Đi vào một cõi thơ-NXB Ca dao Saigon 1969 16 Bùi Giáng -Mùa thu thi ca-NXB An Tiêm Saigon 1970 17 Bùi Giáng -Một vài nhận xét về Truyện Kiều, Phan Trần, Thúy Vân, Lục Vân Tiên, Chinh phụ ngâm, Quan âm Thị Kính, Bà Huyện Thanh Quan-NXB Hội nàh văn 1998 18 Bùi Giáng -Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại-NXB Văn học 2000 19 Đinh Vũ Thùy Trang-Bùi Giáng, một cuộc đời, một cõi thơ-luận văn thạc sĩ 2000 ` 20 Nguyễn Văn Quốc-Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ trong thơ Bùi giáng-luận văn cử nhân 2004 21 Trương Thị Mỹ Phượng, Thơ Bùi Giáng, Luận văn thạc sĩ văn học, 2007 22 Giai phẩm Văn-Số đặc biệt về nhà thơ BG tháng 5/1973 23 Tạp chí Thời Văn-số đặc tuyển về thi sĩ BG số 19, tháng 6/1977 24 Tưởng nhớ thi sĩ Bùi Giáng-NXB Trẻ TpHCM 1999 25 Trường Vũ Thiên An-Thử một lần đối diện với thơ và con người thơ Bùi Giáng-Tạp chí Kiến thức ngày nay số 41, trang Chân dung văn học 26 Sư nữ Trí Hải-Thông điệp của thơ-Bài nói chuyện buổi tưởng niệm thi sĩ Bùi Giáng tại tịnh thất TH VVạn Hạnh 8/10/1998 27 TS Nguyễn Công Lý, ThS Đặng Ngọc Như-Thơ Bùi Giáng: Đôi điều cảm nhận-Tạp chí Nha Trang số 81, tháng 6/2002 28 Trần Trung Phượng- Bùi Giáng,kẻ đùa giỡn với tư tưởng-Báo Tia sang số 61 29 Trần Đình Thu-Một năng lực phi thường của kẻ súôt ngày rong chơi-Bài thơ lạ lung của anh chăn bò-Dịch giả tài hoa nhưung không bình thường-Ngày tháng ngao du-Văn chương Bùi Giáng trong những cuốn sách đầu tiên-Những người phụ nữ đẹp thóat trần- Bùi Giáng có phải là một người điên không-Báo Thanh niên các số tháng 3/2005 30 Đặng Tiến-Thơ là hạnh phúc- Bùi Giáng nguồn xuân-Hòai vọng tìm về thiên tính con người-Báo Thanh Niên các số tháng 3/2005 31 Cung Văn Nguyễn Vạn Hồng-Bàng Giúi tiên sinh-Phóng túng hình hài, ngang tang tính mệnh-Báo Thanh Niên các số tháng 3/2005 ` 32 Hòang Kim-Ngây thơ trong cõi người ta-Thăng hoa cuối đời và lá thư tình chưa công bố-Báo Thanh Niên các số tháng 3/2005 33 Nguyễn Khắc Mai-Nén hương thắp cho chàng Bội Lan hiện đại- Báo Tuổi trẻ chủ nhật 18/10/1998 34 Trần Huệ Hiền –Bùi Giáng,viên ngọc quý. 35 Tần Hòai Dạ Vũ- Bùi Giáng còn ở lại 36 Từ điển văn học-NXB Thế giới 2004 37 Biên tập dựa theo tài liệu của Ủy ban thống nhất trung ương và Tổ văn học miền Nam-Viện văn học-Vài nét tình hình chung và tình hình văn học vùng tạm chiếm miền Nam Việt Nam 38 Huy Tâm-Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại ( 1933- 1963)-1969 39 Phan Cự Đệ chủ biên-Lý luận phê bình văn học miền Trung kỷ XX-NXB Đà Nẵng 40 Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận-NXB Sự Thật 1959 41 Minh Huy-Những khuynh hướng thi ca Việt Nam (1932-1963)- Lãng mạn-Tượng trưng-Tả thực-Hiện sinh-1962 42 Phần đóng góp của văn học miền nam những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới-NXB Lửa Thiêng 1975 43 Tạ Ty-Mười khuôn mặt văn nghệ-NXB Kim Lai 1970 44 Tủ sách Khoa Ngữ Văn-báo chí ĐH KHXH-NV TPHCM –Thơ- Nghiên cứu-Lý luận-Phê bình-NXB ĐHQG TPHCM 2003 45 Hà Minh Đức-Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt nam hiện đại- NXB Giáo dục 1998 46 Trần Đình Sử-Những thế giới nghệ thuật thơ-NXB ĐHQG Hà Nội 2001 ` 47 Từ trong di sản-NXB Tác phẩm mới-Hội nàh văn Việt Nam-Hà Nội 1981 48 Phương Lựu-Về quan điểm văn chương cổ Việt Nam-NXB GD 1985 49 Đỗ Văn Hỷ-Người xưa bàn về văn chương-NXB KH XH Hà Nội 1993 50 Trầ Trọng Đăng Đàn-Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954-1975- NXB Sự Thật 1991 51 Roman Jakobson-Cao Xuân Họa dịch-Ngôn ngữ và thi ca 52 Thế Phong-Chiêu niệm bốn nhà văn Saigon 1969 53 Những nhà văn hôm nay-NXB Nhà văn Việt Nam 1969 54 Phương Lựu-Từ văn học so sánh đến thi học so sánh-NXB Văn học Hà Nội 2002 55 Đỗ Đức Hiếu-Đổi mới đọc và bình luận-NXB Hội nhà văn Hà Nội 1999 56 Nguyễn Đăng Điệp-Giọng điệu trong thơ trữ tình-NXB Văn học 2002 57 Phan Ngọc-Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ-NXB Trẻ 2000 58 Phương Lựu-Tiếp tục khơi dòng-NXB Văn học 2001 59 Tzvetan Todorov-Đào Ngọc Chương dịch-Mikhail Bakhtin- Nguyên lý đối thoại-NXB ĐHQG TpHCM 2004 60 Hòang Ngọc Hiến-Văn học gần và xa-NXB GD 2003 61 Trần Đăng Xuyền-Nhà văn hiện thực đời sống vào cá tính sang tạo-NXB Văn học 2002 62 Nguyễn Thanh Hùng-Đọc và tiếp nhận văn chương-NXB GD 2002 ` 63 Trần Đình Sử-Một số vấn đề thi pháp học hiện đại-Bộ GD và ĐT-Vụ GV hà Nội 1993 64 Bùi Văn Nguyên-Hà Minh Đức-Thơ ca Việt nam hình thức và thể loạii-NXB ĐHQG Hà Nội 2003 65 Nguyễn Bá Thành-Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại- NXB Văn học 1996 66 NGô Văn Phú-Chuyện văn chuyện đời-NXB Lao Động Hà Nội 2004 67 Thơ Mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm-NXB Hội nhà văn 1998 68 Tạp chí Sáng tạo-số 1,2,3(1956), 4,5(1957),16-27(1958), 2831(1959), 17(1960) 69 Tạp chí Nghiên cứu phê bình Văn học số 1(1967),5,6(1968),110(1972) 70 Nguyễn Dược-Trung Hải-Sổ tay địa danh Việt Nam-NXB GD 2005 71 Trần Thái Đỉnh –Triết học hiện sinh -NXB SG 1969 72 Nguyên Sa-Một bông hồng cho văn nghệ-NXB Trình bày 1969 73 Đinh Hùng-Đốt lò hương cũ-NXB Lửa thiêng 1971 74 Nguyên Sa-Mây bay đii-NXB Trí Dũng 1967 75 Nguyên Sa-Thơ-NXB K.D 1963 76 Vũ Hòang Chương-Ta đợi em từ ba mươi năm-NXB An Tiêm 1971 77 Trần Hữu Tá-Nhìn lại một chặng đường văn học-NXB TPHCM 2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_nghe_thuat_tho_bui_giang_7143.pdf
Luận văn liên quan