Luận văn Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ

Nguyễn Thụ là một gương mặt tiêu biểu trong nền nghệ thuật tranh lụa hiện đại Việt Nam, ông có nhiều tìm tòi sáng tạo độc đáo, riêng biệt. Là người kiệm lời, thích tập trung làm việc, ông thể hiên những quan điểm, những chiêm nghiệm, tình yêu nghệ thuật bằng đầu bút và thớ lụa. Qua quá trình nghiên cứu đặc điểm tạo hình, ta có thể thấy tranh lụa của ông độc đáo, riêng biệt nhờ vào các đặc điểm sau: tính trang trí, sự khái quát các hình tượng và chất thơ. Vẻ đẹp của tính trang trí trong tranh của ông thể hiện ở việc ông xây dựng cho mình nhiều tác phẩm có bố cục mang tính trang trí bằng lối bố cục ước lệ, thường để nền trống, sắp đặt các mảng, hình, nét hài hòa, nhịp nhàng tạo nên nhiều ấn tượng. Để làm nổi bật tính trang trí, ông chọn lọc và đưa vào tranh nhiều hình, chi tiết, họa tiết giàu tính trang trí, khiến cho bức tranh trở nên lôi cuốn, thu hút. Ông thường chủ động và nhấn mạnh quan điểm cá nhân trong việc chọn màu cho tác phẩm của mình. Đó là những gam màu giàu giá trị biểu cảm, có tính cá nhân rõ rệt và là màu của nghệ thuật trang trí. Trong quá trình xây dựng hình tượng, một phần do đặc tính chất liệu lụa nên Nguyễn Thụ thường khái quát, cô đọng các hình tượng nghệ thuật để chúng trở nên giàu biểu trưng, điển hình mà vẫn dạt dào cảm xúc. Ông sử dụng cách khái quát từ cấu trúc lớn đến chi tiết nhỏ của đồ vật, sự vật, thậm chí ông còn khái quát cả những chi tiết trang trí. Ông sống gắn bó và hiểu sâu sắc con người cảnh vật miền núi nên khi vẽ ông tập trung chọn lọc, khái quát các dáng người sao cho cô đọng nhất, khái quát không gian trong tranh đề đôi khi chỉ cần những tín hiệu nhỏ là đủ để gợi lên nhiều hơn những gì ông muốn nói

pdf106 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 3256 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út sinh hoạt đời thường, gần gũi và thanh bình. Chất thơ trong đề tài này ở tranh lụa Nguyễn Thụ chính là ông bằng ngôn ngữ của hình khối, màu sắc, đường nét, không 54 gian đã viết nên những vần thơ trữ tình ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng, chân thật, tĩnh tại nhưng rất thơ mộng, rất giàu rung cảm Đó là khoảnh khắc ngồi tâm tình, sưởi ấm rất đỗi bình dị Bên bếp lửa, Mùa đông ấm, Tâm sự Đó là khoảnh khắc người mẹ được cùng bình yên yêu thương những đứa con thơ trong Người mẹ ngồi thêu, Người mẹ hai con, Người mẹ Thái, Tình mẹ. Mẹ con Đó là những cô gái Thái mộc mạc nhưng duyên dáng và tràn đầy sức sống tuổi thanh xuân Cô gái Thuận Châu, Cô gái Thái, Cô gái Thái và mùa xuân, Thiếu nữ, Thư thái Đó là những khoảnh khắc yêu lao động, yêu cuộc sống Sàng sẩy, Dệt vải, Làm bông, Kéo tơ, Giã gạo Cô gái Thái với mùa xuân (H 3.5; Tr. 91) là một trong những rất nhiều tác phẩm vẽ về đề tài này. Tác phẩm miêu tả vẻ đẹp của người con gái dân tộc Thái vào những ngày xuân. Ở đây, rõ ràng có hai yếu tố rất gợi chất thơ: cô gái và mùa xuân. Hình ảnh cô gái trong tranh được khắc họa với gam màu ghi, những nét vẽ bình dị. Cô được tạo hình trong tư thế thong thả, tay trái buông xuống, tay phải để ngang thắt lưng, nắm nhẹ vào túi mây. Cô hơi xoay người, mặt hướng nhẹ về phía bên trái của tranh. Gương mặt sáng, nhẹ nhàng được vẽ bằng những nét màu tinh, gọn, không diễn khối,đôi môi khép nhẹ, chúm chím như cánh đào. Cô đội khăn, bận trang phục màu đen. Họa sĩ điểm những họa tiết xinh xinh vào túi mây như là một điểm nhấn. Toàn bộ khung cảnh phía sau Nguyễn Thụ vẽ theo lối gợi không gian thấu thị, ông đặt vào đấy những gốc mai bắt đầu hé nụ trắng muốt có xa có gần. Ông sử dụng bút pháp gợi để tả, có chỗ thì để màu loang nhòe khiến cho toàn bộ khung cảnh vừa hiện thực vừa hư ảo. Cô gái xinh đẹp, duyên dáng căng tràn sức sống, nhẹ nhàng thư thái bước đi trên nền khung cảnh vừa thực vừa hư, bung nở hoa mai, hoa mận 55 Hình tượng nên thơ Thái Bá Vân cho rằng “một tác phẩm cần vượt khỏi giới hạn vật chất của nó, của sự miêu tả ngoại hình, bằng bất cứ đề tài nào, kỹ thuật nào, chất liệu nào, kích thước nào. Chúng ta phải chờ đợi một linh hồn trong thân thể: Cái cuộc đời cụ thể chỉ lảng vảng vô hình sau tác phẩm” [31 , Tr. 42]. Hình tượng nghệ thuật là vấn đề cốt lõi của một tác phẩm nghệ thuật. Nó vừa phản ánh cái điển hình vừa có cá tính, vừa có tính khách quan của hiện thực vừa có tính chủ quan của tác giả; vừa có xúc cảm vừa duy lýTranh lụa Nguyễn Thụ đẹp đặc sắc nhờ một phần vào việc ông đã tạo nên cho tác phẩm của mình những hình tượng nên thơ, là những hình tượng dễ gây cảm xúc, gợi cảm và mang đến nhiều hình dung, liên tưởng. Bác Hồ đi công tác (H 3.4; Tr. 92) là tác phẩm vẽ về đề tài lãnh tụ, cũng là một đề tài mà ông yêu thích. Khi vẽ về đề tài này, nhiều tác giả sử dụng bút pháp hiện thực, diễn tả khá kĩ về chân dung như Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ Tô Ngọc Vân , Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng Trần Hữu Huề song Nguyễn Thụ khai thác theo một hướng khác. Với khả năng quan sát tinh tế, cô đọng hình mảng và một thụ cảm thẩm mỹ tài hoa, họa sĩ tập trung tìm những nét khái quát điển hình để diễn tả “linh hồn trong thân thể”. Mảng chính của tranh là nhóm hình Bác và anh giao liên đang cưỡi ngựa đi qua suối được giản lược đến mức tối đa. Họa sĩ quan tâm nhiều đến tư thế gồi, đường bao được tạo ra khi sử dụng uyển chuyển, linh hoạt của nét và sự chênh lệch về sáng tối giữa nhân vật và nền. Nền tranh là ánh trăng đổ tràn từ trên xao, bao lấy vài khóm lau trắng muốn phất phơ trong gió. Giữa đêm trăng lung linh huyền ảo, Người dung dung cưỡi ngựa đi qua suối, nước chảy róc rách, áng trăng hòa vào ánh nước lấp lánh là một chí sĩ lo lắng cho vận mệnh dân tộc nhưng vô cùng bình dị, là một thi sĩ tự tại giữa đêm trăng thanh, thưởng ngoạn vẻ đẹp giao hòa của đất trời, ung dung tự tại giữa đời. Một bố cục vô cùng giản lược, 56 một gam màu đơn sắc nhưng tinh tế, một không gian mờ ảo lung linh nhưng tràn ngập hồn thơ. Nguyễn Thụ yêu việc gợi hơn là tả, Nguyễn Thụ làm thơ khi vẽ tranh chính là ở chỗ đó. Dáng hình ấy, không gian ấy, ánh trăng ấy khiến chúng ta như nghe thấy những vần, những điệu của “Rằm tháng Giêng”: Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. [62]. Tưởng như Nguyễn Thụ đang làm thơ bằng màu, tưởng như ông mang hồn thơ theo nét bút ngấm vào thớ lụa. Có thể nói ông là thi sĩ của tơ lụa Việt nam. Ngoài tác phẩm này, ông còn có một vài tác phẩm khác cũng chủ đề lãnh tụ nhưng cũng ngập tràn chất thơ là Bác Hồ trên biên giới. Nguyễn Thụ có biệt tài miêu tả vẻ đẹp của những người phụ nữ dân tộc miền núi phía Bắc ít ai có thể vượt qua. Ông thân thuộc từ đặc tính công việc, dáng điệu, cử chỉ, trang phục, đồ dùng sinh hoạt đến cả đặc điểm nhân chủng. Nhưng cái tài hoa nhất mà ông làm được chính là đằng sau những biểu hiện mang tính vật chất ấy, ông đã tìm về được “linh hồn trong thân thể”. Cái “linh hồn trong thân thể” hiện lên qua việc ông khái quát điển hình dáng điệu của các cô gái, các bà mẹ để nó trở nên gợi cảm, rung động và đầy xao xuyến. Cô gái Thái (H 3.5; Tr. 92) là một trong những phát hiện “linh hồn trong thân thể” ấy, một linh hồn đầy chất thơ. Bức tranh miêu tả vẻ đẹp của cô gái đang ngồi điềm tĩnh, nhẹ nhàng, gương mặt toát lên vẻ tươi tắn, dịu dàng thanh thoát của tuồi thanh tân ở những cô gái dân tộc phía Bắc. Tác giả chọn lối bố cục ước lệ, để trống hoàn toàn nền, chọn gam màu ghi, điểm một vài mảng màu đậm ở các chi tiết xinh xắn, duyên dáng là chiếc khăn piêu, hàng cúc áo, thắt lưng và mấy cuộn chỉ thêu Nền để trống, cô ngồi điềm tình nhưng toàn bộ bố cục lại nhịp nhàng uyển chuyển. Nguyễn Thụ khái quát dáng người, tập 57 trung vào tư thế ngồi, lựa chọn và diễn tả rất tinh tế chiều cong của lưng, dải khăn piêu rơi bám hờ vào tấm lưng và đường lượn bên ngoài và nếp gấp của chiếc váy. Ông lợi dụng sư tương phản trong cách thể hiện nền trống nhưng lại gợi khối nhẹ ở gương mặt kín đáo, nếp gấp của khăn piêu và chân váy để tiếp tục góp phần tạo nên sự duyên dáng cho hình tượng của mình. Mùa đông (H 3.6; Tr. 92) cũng là một tác phẩm xây dựng được hình tượng nên thơ. Bức tranh lấy bối cảnh vào những ngày đông giá rét, chọn hình tượng ba cô thiếu nữ trong tư thế đầu chít khăn, đứng dựa mình vào lan can (có thể là hàng rào) được chia làm hai nhóm nhỏ: nhóm hai và một. Nhóm hai là hai cô gái đứng gầ nhau, cô bên ngoài hai tay đặt hờ vào cổ áo, như đang tránh cơn gió lạnh, người hơi se lại, cô thứ 2 điềm tĩnh chỉnh lại nếp gấp của khăn chít đầu. Nhóm một là cô gái còn lại đứng thẳng người dựa vào lan can, hai tay khoanh trước ngực, miệng mỉm cười. Mỗi người một tâm trạng. Tác giả sử dụng phép thấu thị, gợi không gian xa gần, gợi khối nhẹ trên gương mặt thanh thoát, nhẹ nhàng, ở những nếp gấp áo váy. Phía sau, xa xa là những hàng cây lúc đậm, lúc nhạt, lúc rõ, lúc nhòa mờ vào không gian. Tác giả không nói rõ đó là khoảng thời gian nào, là sớm chớm đông hay chiều muộn sương xuống nhưng từ những phân tích trên, đặc biệt là hiệu quả khi tượng được mang lại người viết suy đoán đây là một buổi sáng sớm chớm đông, khi mà không khí bắt đầu thay đổi, hơi sương lạnh, những con gió đầu mùa tìm về, các cô gái bắt đầu cảm nhận những thay đổi về mùa, se se, xúng xính trong những chiếc khăn trùm đầu Là mùa đông song không hề có cảm giác lạnh ngắt, cô đơn hay tê tái mà thấy được cái ấm áp cái duyên, cái nhụy của những tâm hồn trong trẻo, yêu đời yêu sống chào đón những khoảnh khắc giao mùa. Khoảnh khắc này khiến chúng ta nhớ đến “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam. Cách thể hiện nên thơ 58 Một trong những cách tạo nên chất thơ cho các sáng tác tranh lụa Nguyễn Thụ chính là cách thể hiện nên thơ, hay nói một cách khác chính là bút pháp diễn ta đầy chất thơ của ông. Nguyễn Thụ thường có xu hướng khái quát các hinh tượng để tìm ra cái điển hình nhất rồi để trống nền, nếu có nền thì chỉ dùng màu hoặc sáng tối để gợi không gian, tạo ra những “khoảng trống ám ản hơn là lấp đầy không gian bằng thế giới vật chất nặng nề” (Nguyễn Quân) [23, Tr 12]. Họa sĩ dùng ngọn bút gợi để tả nhiều hơn là tập trung quá sâu, quá lâu vào sự vật hiện tượng. Hầu hết tất cả những tác phẩm đậm đà chất thơ Bác Hồ đi công tác, Cô gái Thái, Mùa Đông, Sương chiều, Mưa, Hai mẹ con, Hai chị em và con nghé, đều thể hiện rõ điều này. Trong tác phẩm Mưa (H 3.7; Tr. 93) ông sử dụng triệt để lối vẽ thủy mặc trên lụa, tạo nên “khoảng trống ám ảnh” đầy chất thơ. Họa sĩ miêu tả khoảnh khắc một nhóm người đang đi dưới trời mưa, bên cạnh là một hàng cây chạy dài tận vào không gian. Tổng thể bức tranh là gam màu ghi nâu . Những mảng đen nâu đậm được nhấn mạnh ở thân cây, áo quần của người đi đường. Nền tranh hầu như trống. Không vẽ mưa nhưng lại thấy mưa. Hình ảnh ấn tượng đầu tiên chính là hàng cây bên đường, được vẽ theo lối thủy mặc. Nghệ sĩ nhấn bút tạo nét đậm mạnh chắc của thân cây rồi từ đó lợi dụng nước ngậm đầu lông bút, nhẹ tay nhòa ra bên ngoài, để cho màu theo nước loang nhòe ra. Dường như đó là khoảnh khắc cuối cùng để đạt đến độ chín tronng sáng tác sau một thời gian dài nuồi ý tưởng giống như “đặt bút là thành tranh” [41, Tr. 181]. Khoảng trống được tạo nên nhờ vào việc không “lấp đầy không gian bằng thế giới vật chất nặng nề ” [23, Tr. 12]. Khoảng trống ấy gợi cho người xem liên tưởng tới không gian, là bầu trời, là phía cuối con đường. Nhóm người đi dưới mưa cũng được vẽ theo bút pháp tương tự, chỉ khẳng định hình bằng một vài nét mảnh và mảng đậm ở quần áo. Nguyễn Thụ đã rất tinh tế trong quan sát, tài hoa trong trong thụ cảm và điêu luyện trong từng nét bút. Ông tạo nên một không gian thấm đẫm nước mưa mà 59 không hề vẽ một giọt, một hạt nào; ông gợi lên một không gian ám ảnh, giàu chất liên tưởng từ sự đối lập và hài hòa giữa mảng và nét, giữa khô (nét bút khẳng định hình) và ướt (loang màu) giữa sáng và tối, giữa thực và ảo. Đó là khoảng trống đầy biểu cảm, khiến người xem không ngớt liên tưởng. Ở tác phẩm Hai mẹ con (H 3.8; Tr. 93) Nguyễn Thụ lại dẫn dụ người xem vào một không gian khác. Nếu như Mưa có sự đối lập giữa sáng và tối, mảng và nét, giữa cứng và mềm, giữa khô và ướt thì ở tác phẩm này lại chính là sự hài hòa, bổ trợ cho nhau đạt đến độ tinh của sắc, của hình của nhịp điệu Hình ảnh hai mẹ con được đặt giữa bức tranh, người mẹ bế con nhỏ, đứa con áp sát vào mẹ như khao khát sự chở che, bao bọc. Tác giả chọn gam màu trung tính, điểm sắc xanh da trời, ánh chút vàng, chút hồng, gợi khối nhẹ trên toàn bức tranh. Bố cục đơn giản, không có quá nhiều hình ảnh. Nền phía sau được gợi lên trông như mây trời nhưng cũng có thể hiểu là sương khói. Họa sĩ đặt những nét bút mềm với lượng nước vừa phải, với sắc xanh pha lẫn vàng và hồng nhạt để cho màu loang, thấm vào thớ lụa rồi cứ thể để cho các sắc va đập vào nhau tạo nên hiệu quả mơ màng, hư ảo. Cách gợi khối nhẹ trên gương mặt, cánh tay, nếp gấp áo váy hai mẹ con; tương quan màu sắc nhẹ nhàng, tinh tế, uyển chuyển lại càn khiến cho hình tượng chính trở nên hài hòa với khung cảnh. Họa sĩ cũng không vẽ nhiều, cũng không dùng quá nhiều sắc nhưng lại đủ gợi lên những gì ông muốn nói. Vẻ đẹp mềm mại, hư ảo của không gian trở nên rất gợi cảm. Hai chị em và con nghé (H 3.9; Tr. 94) tiếp tục triển khai thế mạnh sử dụng bút theo thủ pháp gợi tả, cách tạo nên không gian gợi cảm và có sức mạnh liên tưởng. Mảng chính trong tranh là hình ảnh cô chị đang cõng cậu em bé bỏng sau lưng, cách đó không xa là một chú nghé con. Tác giả sự dụng gam màu trung tính, ghi vàng và be. Điểm nhấn đậm nhất trong tranh là mảng mảu đen ở địu em bé, chênh lệch về sắc độ của phần còn lại là không đáng kể. Các nét vẽ mềm mại, tinh tế được họa sĩ bố trí hài hòa nhằm gợi lên hình ảnh 60 gương mặt nhẹ nhàng, hồn nhiên của hai đứa trẻ, những khóm cây phía sau, dáng hình con nghé Cách tạo dáng con nghé thật đặc biệt, với lối vẽ nhấn thả, gợi vài nét nhỏ nhưng khái quát cả dáng hình, nó tuồng như vừa mới được sinh ra chưa lâu, tuồng như bước đi còn chưa vững, tiến về phía hai chị em với dáng điệu xem chừng còn e dè, sợt sệt, như khao khát được bao bọc, che chở, khao khát được bầu bạn. Cô chị hướng ánh nhìn ra xa, dường như lơ đãng. Chất thơ ở đây được tạo ra nhờ vào việc sử dụng các yếu tố tạo hình để tạo nên được cảm giác không gian, cảm giác tâm lý. Nhìn thoáng qua, mọi thứ có vẻ rời rạc nhưng lại được gắn kết bởi cảm giác mơ màng, lơ đãng, xa xăm, đứng đấy mà không phải ở đấy. Bức tranh thoáng buồn. Một nỗi buồn nhẹ nhàng xâm chiếm những tâm hồn còn ngây thơ. Tiểu kết. Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ thực sự là một kho báu trong nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Từ những phân tích trên, ta có thể thấy rõ đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ được bao gồm ba yếu tố chính: tính trang trí, sự khái quát các hình tượng và chất thơ. Tính trang trí trong tranh lụa của Nguyễn Thụ được thể hiện qua việc họa sĩ xây dựng những bố cục mang tính trang trí. Họa sĩ sử dụng lối bố cục ước lệ, tập trung khai thác ưu thế của việc sắp xếp hình mảng, nét theo cách nhìn của nghệ thuật trang trí, ưu tiên cái đẹp về mặt thị giác, gây ấn tượng ngay lúc đầu đối với người xem. Ông chọn lọc, sử dụng nhiều hình ảnh về con người, sự vật nhiều chi tiết, họa tiết mang tính trang trí. Bên cạnh đó là việc sử dụng màu sắc. Ông sử dụng màu sắc theo quan điểm cá nhân, có khả năng gây ấn tượng nhưng hài hòa và giàu tính trang trí. Sự khái quát hình tượng trong tranh lụa Nguyễn Thụ là sự khái quát về cấu trúc lớn của đồ vật, khái quát các chi tiết, hoa văn, khái quát các dáng người đặc biệt là tư thế ngồi của những người dân vùng núi trong lúc sinh hoạt và khái quát về mặt không gian trong ranh. Ông nắm bắt những điển 61 hình, đặc trưng bản chất nhất của sự vật rồi mới tìm hình cô đọng, khái quát nhất. Ông sử dụng kết hợp ưu thế của nét, mảng trong nghệ thuật vẽ tranh lụa để xây dựng cho mình những hình tượng cô đọng, giàu sức biểu cảm. Ông sử dụng hình, màu, tương quan đậm nhạt và lối nhìn ước lệ hoặc thấu thị để khái quát không gian trong tranh. Một điều rất đặc biệt và không nhiều người có thể tạo ra suốt chiều dài sự nghiệp của mình đấy chính là xây dựng nên chất thơ trong những tác phẩm hội họa. Chất thơ trong tranh của Nguyễn Thụ được bộc lộ qua từ cách chọn đề tài đến xây dựng hình tượng và cách thể hiện. 62 CHƯƠNG 3 NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ 3.1. Giá trị nghệ thuật của đặc điểm tạo hình trong tranh lụa họa sĩ Nguyễn Thụ Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ đã tạo nên sự khác biệt, đặc sắc trong phong cách sáng tạo nghệ thuật của ông Nguyễn Thụ không phải là người đầu tiên vẽ lụa, càng không phải là người duy nhất vẽ lụa ở Việt Nam. Tranh lụa là một phần của nghệ thuật tạo hình, có những đặc điểm riêng về chất liệu, tạo hình và kĩ thuật so với các chất liệu khác. Người vẽ tranh lụa dù muốn thay đổi, sáng tạo đến đâu cũng phải tuân theo những nguyên tắc về chất liệu và đặc điểm tạo hình. Chính vì thế những đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ chắc chắn có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các nghệ sĩ vẽ tranh lụa khác. Trên thế giới cũng như ở Viêt Nam, rất nhiều họa sĩ đã sử dụng các yếu tố trang trí trong tranh của mình. Điều này thấy rất rõ khi tìm về nghệ thuật phương Đông, đặc biệt là ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Các tranh Nữ sử châm đồ quyển, Hàn Hi tái dạ đồ của Cố Khải Chi, Lịch Đại đế vương tượng của Diêm Lập Bản, bộ tranh Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ của Hokusaithể hiện rất rõ điều này. Ở phương Tây không thể không nhắc đến họa sĩ Klimt và Matisse, hai họa sĩ đã tận dụng triệt để ưu thế của các họa tiết trang trí tạo nên hiệu quả sáng tạo. Với Klimt, yếu tố trang trí trở thành một phần rất đặc biệt và khi nhắc đến ông, người ta nghĩ ngay đến một họa sĩ biến hóa tài tình với các họa tiết, đặc biệt là qua tác phẩm Ba thời kỳ và Chân dung Adele- Bauer. Với Matisse có thể kể đến tác phẩm Bình phong kiểu Ma- rốc, Vũ điệu 63 Tranh dân gian Việt Nam cũng là dòng tranh chứa rất nhiều yếu tố trang trí, đặc biệt là dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ. Dòng tranh này sử dụng lối bố cục ước lệ, có sự khái quát cô đọng về hình và sự tính toán mảng nét rất chặt chẽ. Điều này chắc chắn có ảnh hưởng nhiều đến tư duy thẩm mỹ của họa sĩ Nguyễn Thụ. Mang vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí được xem như một đặc tính của tranh lụa Việt Nam. Thế hệ họa sĩ giai đoạn trường Mỹ thuật Đông Dương đã có rất nhiều tác phẩm thể hiện rõ tính trang trí, có thể kể đến Thợ thêu (H 4.1; tr. 95) của Tô Ngọc Vân, Chợ hoa đào (H 4.2; Tr. 95) của Lương Xuân Nhị Cùng thời với ông có Linh Chi Cô gái Dao đỏ (H 4.3; Tr. 96) Trần Đông Lương Tổ thêu (H 4.4; Tr. 96), Lê Thị Kim Bạch Phụ nữ Hà Nội (H 4.5; Tr. 97). Sau Nguyễn Thụ có nhiều tác giả tiếp tục vẽ lụa và cùng khai thác yếu tố trang trí như Lương Xuân Đoàn Chiều trên đảo Hòn tre (H 4.6; Tr. 97), Lê Anh Vân Bên trong (H 4.7; tr. 98), Lê Văn Sửu Trước giờ lên đường (H 4.8; Tr. 98), và một số họa sĩ trẻ như Vũ Đình Tuấn Hoàng hậu 7 (H 4.9; tr. 99), Bùi Tiến Tuấn Cô gái trong chiếc váy hoa (H 4.10; Tr. 99) Tính trang trí là một đặc điểm tạo hình đặc biệt của tranh lụa nên hầu hết các tác giả vẽ lụa đều khai thác nó. Tuy nhiên, mức độ và sự thành công thì còn tùy thuộc vào cá tính nghệ thuật của từng người. Nhưng họa sĩ sử dụng yếu tố trang trí nhưng để khai thác triệt để từ bố cục, các hình thể, chi tiết đến màu sắc mang tính tính trang trí và tập trung đi sâu vào một chủ đề, đề tài và mang đến một phong vị riêng thì chỉ mỗi Nguyễn Thụ hội tủ đầy đủ những điều này. Nguyễn Thụ khai thác theo một cách riêng. Các mảng hình trong tranh rất ít khi được gợi khối, chủ yếu là mảng bẹt, có nhiều tranh để ông đặt những mảng bẹt khá lớn cạnh một vài mảng nhỏ tinh tế. Mặc dù vậy, tranh của ông không hề có cảm giác cắt dán như nhiều trường hợp của nghệ thuật cắt dán. Ông bố trí hài hòa giữa nét và mảng. Nét trong tranh không quá cầu kì nhưng lại tinh tế bởi cách bố trí nét trong tổng thể của tác phẩm, cách 64 dùng nét để chặn hình. Nhiều nét nét nhỏ, tinh, nhưng cũng có nét mềm, thô, mộc. Có những nét trông qua đơn giản, ngô nghê như là ngẫu nhiên của ngọn bút nhưng đó lại là cái ngô nghê của một nghệ sĩ tài hoa, không ai có thể bắt chước được. Cái đặc biệt của Nguyễn Thụ chính là điều đó. Ông cũng không dùng quá nhiều chi tiết trang trí trong tranh, tránh gây rối mắt mà lựa chọn những phần nào cần thiết để đan xen vào. Điều này khiến cho bố cục trở nên vừa đẹp mắt vừa có thể biểu đạt cao hơn. Sự khái quát cô đọng hình tượng nghệ thuật là một thủ pháp tạo hình rất đặc biệt, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn sắc sảo, tinh tế, có thể tìm thấy được vẻ đẹp bản chất chứ không đơn thuần là duy mỹ bên ngoài. Trong nghệ thuật tranh lụa Việt Nam, bậc thầy về khái quát hình tượng chính là Nguyễn Phan Chánh. Chúng ta không thể không kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông như Chơi ô ăn quan (H 4.11; Tr 100), Em bé cho chim ăn (H 4.12; Tr. 100), Rửa rau cầu ao... Mặc dù đi sau Nguyễn Phan Chánh nhưng Nguyễn Thụ có cái nhìn khá riêng biệt. Ông không chỉ khái về hình (form) dáng mà còn khái quát cả những cấu trúc, từ cấu trúc của đồ vật lớn như nhà đến cấu trúc của các vật dụng sinh hoạt, thậm chí ông còn khái quát cả những chi tiết nhỏ để tạo nên hình có tiếng nói cô đọng nhất mà vẫn giàu chất biểu cảm. Có rất nhiều hình, nhiều chi tiết với người khác sẽ miêu tả kĩ nhưng Nguyễn Thụ biết cách “quên” một cách tài tình. Chỉ vài nét rất đơn giản, thô mộc, chỉ vài miếng hình bao, vài điểm nhấn ông có khả năng gợi lên toàn bộ cấu trúc đồ vật. Và một điều đặc biệt rất riêng của Nguyễn Thụ chính là việc ông khái quát cả không gian trong tranh. Ông có xu hướng để trống nền (khác với Nguyễn Phan Chánh và hầu hết các họa sĩ thời kỳ đầu vẽ lụa và rất nhiều nghệ sĩ sau này thường xử lý bố cục chặt chẽ, hình lớn, ít nền) hoặc nếu có thì chỉ dừng lại mức độ gợi nhẹ. Đôi khi chỉ chỉ cần những tin hiệu nhỏ, quen thuộc là người xem có thể hiểu ngay cả bối cảnh Ông thường sử dụng hai lối bố cục chính là ước lệ và gợi khối theo phép thấu thị, tuy nhiên dù hai điểm 65 khởi đầu khác nhau nhưng luôn đưa đến một điểm đích cuối là sự đơn giản, buông lơi, đậm chất phương Đông. Có thể nói, rất ít họa sĩ làm được những điều này như Nguyễn Thụ. Nguyễn Thụ làm thơ bằng tranh. Ông là nhà thơ của nền lụa Việt Nam. Chất thơ là một giá trị riêng biệt trong tranh lụa Nguyễn Thụ. Khẳng định điều này không có nghĩa là chỉ trong tranh lụa Nguyễn Thụ mới có chất thơ. Chúng ta đều có thể tìm thấy chất thơ trong tranh lụa của Mai Trung Thứ, Lê Văn Đệ, Lê Phổ, Tô Ngọc vân Các nghệ sĩ cùng thời hay những họa sĩ trẻ đang sáng tác lụa đều có rất nhiều tác phẩm mang đến hồn thơ, chất thơ.Có thể kể đến Hiện vẻ hoa (H 4.13; Tr. 101) Nguyễn Tường Lân, Hai thiếu nữ (H 4.14; tr. 101) Mai Trung Thứ, Thiếu nữ và hoa cúc (H 4.15; Tr. 102) Trần Thị Nhung, Hành quân mưa (H 4.16; Tr. 102) Phan Thông, Thuyền trên biển sương mù (H 4.17; Tr. 103) Hoàng Quy, Tĩnh vật hoa (H 4.18; Tr. 103) Huy Oánh, Trăng 1 (H 4.19; Tr. 104) Mai Xuân Oanh Nhưng chất thơ trong tranh lụa Nguyễn Thụ có một sắc thái khác. Thơ ở đây không còn là cảm giác mơ màng quá đỗi, nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển quá đỗi của những cô gái tiểu tư sản suốt ngày chìm trong lầu son, gác tía, tâm hồn lãng mạn,bay bổng thả hồn theo nhạc theo thơ như trong rất nhiều tranh của các họa sĩ vẽ trước năm 1945. Thơ ở đây cũng không phải đến từ kí ức yên bình, đẹp đẽ của những họa sĩ sống ở nước ngoài hoài cố quê hương. Thơ ở đây đến từ con người, cảnh sắc của miền rừng núi. Chất thơ trong tranh Nguyễn Thụ bước ra từ những hình tượng gần và thân thuộc với cuộc sống của ông như cảnh đẹp thiên nhiên miền rừng núi, cuộc sống và người dân, đặc biệt là người phụ nữ Tày, Thái. Chất thơ được ươm lên từ thực tế cuộc sống. Rất nhiều tác phẩm ông vẽ lúc còn chiến tranh, lúc cuộc sống của nhân dân và chính họa sĩ còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những gì ông thể hiện, chúng ta chỉ thấy những cái đẹp của mộc mạc, dung dị, yên bình, thấy được tình yêu giữa con người với con người, của con người với cảnh sắc và con người với lao động 66 sản xuất. Đấy là chất thơ của một tâm hồn giải dị, chân thành. Bên cạnh đó, có một gia tài sáng tác mà hầu như nhìn vào tác phẩm nào cũng có thể thấy tràn đầy chất thơ, thấy khoảng trống ám ảnh, gợi nhiều liên tưởng bằng thủ pháp đặc biệt để trống nền hoặc gợi nhẹ không gian rồi mặc sức cho người xem liên tưởng, khám phá và không thôi bị dẫn dụ thì dường như chính là giá trị riêng biệt trong tranh lụa của Nguyễn Thụ. Ban đầu Nguyễn Thụ học chuyên khoa Lụa – Khắc gỗ. Vì thế ông có một số tác phẩm khắc gỗ khá thành công có những đặc điểm tạo hình mang lại hiệu quả thẩm mỹ tương tự với tranh lụa. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, nên thơ được thể hiện qua tác phẩm khắc gỗ Mùa xuân(H 4.20; Tr. 104), đó là bố cục mang tính ước lệ, giàu chất trang trí ở Dân quân (H 4.21; Tr. 105). Đó là cách tạo hình có sự khái quát, cô đọng hình tượng khi thể hiện ngôi nhà sàn trong Phong cảnh Đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ đã góp phần làm phong phú, giàu thêm phong cách nghệ thuật tranh lụa Việt Nam Chúng ta hầu như không biết đến nghệ thuật tranh lụa truyền thống vì thiếu các chứng cứ khoa học, hiện vật. Chính vì thế nói đến tranh lụa Việt Nam, điều chúng ta có thể khẳng định được chính là từ khi có sự ra đời của trường Mỹ thuật Đông Dương. Khi mới ra đời, tranh lụa Việt Nam đã tạo nên nhiều dấu ấn mạnh mẽ trước hết là nhờ vào tài năng, công lao của Nguyễn Phan Chánh. Sau khi ông giới thiệu những tác phẩm lụa đầu tiên cho công chúng một phong cách lụa Việt Nam ra đời. Sau này, khi một số họa sĩ của trường mỹ thuật Đông Dương định cư ở nước ngoài, công chúng lại biết đến những tác phẩm lụa giàu chất Á Đông trên đất Pháp Sau Nguyễn Phan Chánh tiếp tục có nhiều họa sĩ thử sức với lụa, song vì nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là chất liệu kén người nên số lượng họa sĩ chuyên tâm và tạo nên một phong cách sáng tạo đặc biệt là rất ít. Nguyễn Thụ, có thể nói là một tên tuổi đặc biệt. Tranh lụa của ông có sự giao thoa của hội họa phương 67 Tây và điểm nhìn Á Đông nhưng dường như tâm hồn Á Đông vẫn tràn đầy. Cách tạo hình đặc biệt trong tranh lụa của ông đã khiến cho tranh lụa Việt Nam sau Nguyễn Phan Chánh lại có thêm những vẻ đẹp mới mẻ, giàu sức biểu cảm. Theo thời gian chúng ta càng nhận ra giá trị độc đáo về tạo hình trong tranh lụa của Nguyễn Thụ. Nếu Nguyễn Phan Chánh là điểm đánh dấu đầu tiên của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam, độc đáo về sự cách tạo hình mang tính khái quát cao, pha lẫn Á – Âu, về những mảng màu nâu đen nông sâu óng ả, về những đối tượng miêu tả bình dị, gắn với đời sống thôn quê. Cả đời ông những tác phẩm đẹp nhất, đặc sắc nhất là những tác phẩm vẽ về nông dân, nông thônNguyễn Thụ cũng có một khoảng trời riêng cho mình là con người và cảnh sắc núi rừng Tây Bắc, Việt Bắc. Ông được xem là họa sĩ vẽ lụa về người dân tộc đặc biệt là phụ nữ Tày Thái đẹp nhất. Cách khai thác tạo hình độc đáo khiến cho tranh của ông không hề lẫn vào ai khác. Những năm khó khăn của lụa ông vẫn vẽ, ông vẽ lụa như một nhu cầu tự thân. Dường như đối với ông cuộc sống vất vả, gian khó, chiến tranh ác liệt liên miên không có ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm, chỉ có cái đẹp mới cần được ca ngợi. Những năm gần đây khi sau một thời gian dài nghệ thuật tranh lụa có những điểm chùng, nhiều họa sĩ đã trở lại với lụa, nhiều họa sĩ trẻ đã tìm đến lụa và đã có rất nhiều tìm tòi trong trong tạo hình, kĩ thuật thể hiện và cũng đã có những thành công đáng kể. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta phải có thêm thời gian thì mới đánh giá được hết những cách tân, tìm tòi này. 3.2. Bài học rút ra từ nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa họa sĩ Nguyễn Thụ Việc nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ đã mang đến cho chúng ta rất nhiều bài học giá trị Trước hết, qua quá trình tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu người viết đã nhận ra, xác định và khẳng định được những nét độc đáo, riêng biệt trong tạo hình của tranh lụa Nguyễn Thụ. Từ đó người viết, người yêu nghệ thuật, đặc 68 biệt là các bạn sinh viên nghệ thuật cũng như các họa sĩ sáng tác tranh lụa đã có được những bài học trong tạo hình. Đó là bài học về việc xây dựng bố cục đơn giản nhưng chặt chẽ. Trước hết là bố cục theo lối ước lệ, giàu tính trang trí, lấy điểm nhìn thẳng ngang theo phương pháp của người phương Đông, mang âm hưởng của tranh dân gian, đặc biệt là tranh dân gian Đông Hồ. Chúng ta có thể hiểu cách đặt những nhóm hình trên một nền trống mà vẫn hài hòa giữa hình và nền, vẫn tạo ra cảm giác không gian. Đó còn là lối bố cục theo phương pháp thấu thị nhưng chỉ gợi chứ không tả. Tác giả điểm một vài tín hiệu điển hình rồi buông ra, để cho người xem phải liên tưởng. Cả hai dạng thức bố cục này Nguyễn Thụ đều ưu tiên để trống nền, thích những khoảng không gợi liên tưởng, mang đậm chất vẻ đẹp của tư duy thẩm mỹ người phương Đông. Đó là bài học về cách khai thác hình, chi tiết một cách khái quát, cô đọng. Nguyễn Thụ có xu hướng khái quát hóa tất cả những hình tượng ông chọn để đưa vào tranh dù đó là những vật thể có cấu trúc lớn như nhà, có cấu trúc nhỏ, tinh tế như các đồ dùng sinh hoạt, dù đó là dáng người trong rất nhiều tư thế sinh hoạt hàng ngày đến cả những vấn đề khó nắm bắt nhơ không gian Cách khái quát hóa của ông mang đến cho người xem cảm giác sự vật, sự việc đơn giản, cô đọng vừa dễ nắm bắt nhưng cũng rất khó để bắt chước, làm theo hoàn toàn. Cách khai thác mảng, nét của Nguyễn Thụ giúp chúng ta hiểu được phương pháp làm việc khi bố trí các mảng lớn, nhỏ cạnh nhau, cách vận động của nét. Nguyễn Thụ thường quy hình về các mảng lớn, dùng nét thô mềm để chặn hoặc vài nét nhỏ tinh tế để làm điểm nhấn. Nhìn chung tổ hợp nét của ông không quá cầu kì, có những lúc trông khá đơn giản, như là đặt bút một cách ngẫu nhiên nhưng lại là ngẫu nhiên tinh tế, nó đủ sức mang lại giá trị biểu cảm cho hình. 69 Màu sắc giàu tính trang trí của ông giúp ta hiểu được cách chủ động hoàn toàn khi thể hiện màu. Màu sắc không cần nệ thực mà theo quan điểm cá nhân của người vẽ, có thể dùng những gam màu khác biệt, trái ngược hoàn toàn thực tế nhưng đủ sức gúp người vẽ thể hiện tốt nhất ý tưởng của mình thì cũng nên mạnh dạn thử nghiệm. Không gian trang trí, không gian gợi nhiều hơn tả trong tranh lụa của Nguyễn Thụ giúp chúng ta hiểu và đưa ra những lựa chọn phù hợp trong những hoàn cảnh và nội dung chủ để, đề tài không chỉ có giá trị cho tranh lụa mà còn là cho các chất liệu khác. Ông hay để nền trống, tập trung gạn lọc về hình của mảng chính rồi dùng sự thay đổi to nhỏ mảng miếng, nhịp điệu màu, sáng tối để tạo nên cảm giác xa gần. Ông không tập trung quá nhiều cho việc gợi khối, nhiều nơi, ông lợi dụng luôn độ đậm của màu, sức loang của nước để tạo ra không gian trong tranh. Đó còn là bài học về xử lý kĩ thuật vẽ màu nước trên tranh lụa. Nguyễn Thụ vẽ lụa theo lối kết hợp vẽ ẩm và vẽ khô. Thời kì đầu ông cũng vẽ và rửa lụa nhiều lần nhưng sau đó chuyển dần sang lối vẽ không rửa, ít rửa, có nhiều mảng vẽ cho hiệu quả là dừng lại ngay. Khi vẽ, kết hợp là màu loãng và đặc, những mảng đậm thì ưu tiên dùng màu đặc. Những nơi cần mềm mại thì vẽ ẩm, nhiều nước, để màu loang ra ngoài rồi dùng nét chặn hình hoặc cứ để màu loang nhòe tạo ấn tượng về không gian. Đó thật sự là những bài học vô cùng quý giá không chỉ cho những người bắt đầu làm quen, học tập vẽ tranh lụa mà còn với những họa sĩ sáng tác chuyên về lụa. Từ những hiểu biết trên, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm về mặt lí thuyết để có thể học tập phong cách sáng tạo đặc sắc của tranh lụa Nguyễn Thụ để tự hoàn thiện bản thân, tìm ra con đường sáng tác riêng của mình. Nghệ thuật luôn là những giá trị vừa bí ẩn, vừa gần gũi. Để tiếp cận, hiểu và sáng tạo nghệ thuật chúng ta không thể không học hỏi những thành 70 công, kinh nghiệm quý báu của thế hệ đi trước để lại . Nguyễn Thụ là một gương mặt đặc sắc trong nền nghệ thuật lụa Việt Nam. Là một họa sĩ vẽ tranh lụa, thấy mình cần hơn ai hết việc học tập những giá trị này, giúp người viết có khả năng rút ngắn con đường đi của mình một cách bài bản, khoa học, định ra được con đường riêng trong quá trình sáng tác. Qua quá trình nghiên cứu về đặc điểm tạo hình trong tranh lụa Nguyễn Thụ người viết được biết ông có rất nhiều thời gian, sống gắn bó với người dân miền núi. Từ đó người viết càng hiểu sâu sắc hơn nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh , ca ngợi cuộc sống và nghệ thuật chỉ có giá trị thật sự khi nó được nuôi dưỡng, được tinh lọc, và cất lên được những tiếng tâm tình sâu kín từ trong chính những gì gần gũi, gắn bó, yêu thương nhỏ nhặt hằng ngày nhất. Rõ ràng, để sáng tạo nghệ thuật, chúng ta phải bắt đầu từ chính cuộc sống của mình. Việc nghiên cứu đặc điểm tạo hình trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ không đơn thuần là tìm ra những bài học về sáng tạo nghệ thuật, cao hơn chính là tìm kiếm những bài học về thái độ sống, về việc làm người. Đó những bài học quý giá cho bất kì ai yêu thích muốn tìm hiều, muốn khám phá và đặc biệt là những người đang học, thực hành vẽ tranh lụa, đang nghiên cứu tranh lụa. Người viết hy vọng, sau khi hiểu rõ những điều đó, bản thân người viết cũng như những người khác sẽ có thêm tình yêu, hiểu biết và những sáng tạo trong tranh lụa. Tiểu kết Việc nghiên cứu đặc điểm tạo hình tranh lụa Nguyễn Thụ đã nhận ra, xác định rõ, khẳng định những sáng tạo của họa sĩ Nguyễn Thụ trong quá trình tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật. Những tìm tòi sáng tạo này đã tạo nên sự khác biệt, đặc sắc, riêng có trong phong cách nghệ thuật của ông. Nghiên cứu đặc điểm tạo hình tranh lụa Nguyễn Thụ là một việc góp phần vào làm giàu, làm phong phú thêm những giá trị của nghệ thuật tranh 71 lụa, đặc biệt là về mặt tạo hình. Khi những thành công của ông bắt đầu được ghi nhận thì cũng là lúc người ta bắt đầu thấy thêm một phong vị độc đáo khác của tranh lụa mà các thế hệ đi trước chưa khám phá. Chính điều đó đã giúp cho nghệ thuật tranh lụa phát triển đa dạng hơn, nhiều màu sắc hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn Việc nghiên cứu này đã mang lại rất nhiều bài học quý giá, bổ ích cho người viết, cho mọi thế hệ sinh viên học nghệ thuật, cho họa sĩ sáng tác tranh lụa về các yếu tố tạo hình trên con đường học tập sáng tác và thưởng ngoạn tranh lụa nói chung và nghệ thuật hội họa nói riêng. Đó còn là bài học về việc sáng tạo nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó bắt nguồn từ cuộc sống ngồn ngộn sắc màu, thanh âm. Đó còn là bài học về tình yêu nghề, khao khát khám phá và thể hiện sức sáng tạo trong nghệ thuật. Những giá trị và ý nghĩa thiết thực trên sẽ luôn giữ vững vai trò của nó, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật tranh lụa nói chung, nghệ thuật hội họa nói riêng trong nền nghệ thuật Việt Nam. 72 KẾT LUẬN Nguyễn Thụ là một gương mặt tiêu biểu trong nền nghệ thuật tranh lụa hiện đại Việt Nam, ông có nhiều tìm tòi sáng tạo độc đáo, riêng biệt. Là người kiệm lời, thích tập trung làm việc, ông thể hiên những quan điểm, những chiêm nghiệm, tình yêu nghệ thuật bằng đầu bút và thớ lụa. Qua quá trình nghiên cứu đặc điểm tạo hình, ta có thể thấy tranh lụa của ông độc đáo, riêng biệt nhờ vào các đặc điểm sau: tính trang trí, sự khái quát các hình tượng và chất thơ. Vẻ đẹp của tính trang trí trong tranh của ông thể hiện ở việc ông xây dựng cho mình nhiều tác phẩm có bố cục mang tính trang trí bằng lối bố cục ước lệ, thường để nền trống, sắp đặt các mảng, hình, néthài hòa, nhịp nhàng tạo nên nhiều ấn tượng. Để làm nổi bật tính trang trí, ông chọn lọc và đưa vào tranh nhiều hình, chi tiết, họa tiết giàu tính trang trí, khiến cho bức tranh trở nên lôi cuốn, thu hút. Ông thường chủ động và nhấn mạnh quan điểm cá nhân trong việc chọn màu cho tác phẩm của mình. Đó là những gam màu giàu giá trị biểu cảm, có tính cá nhân rõ rệt và là màu của nghệ thuật trang trí. Trong quá trình xây dựng hình tượng, một phần do đặc tính chất liệu lụa nên Nguyễn Thụ thường khái quát, cô đọng các hình tượng nghệ thuật để chúng trở nên giàu biểu trưng, điển hình mà vẫn dạt dào cảm xúc. Ông sử dụng cách khái quát từ cấu trúc lớn đến chi tiết nhỏ của đồ vật, sự vật, thậm chí ông còn khái quát cả những chi tiết trang trí. Ông sống gắn bó và hiểu sâu sắc con người cảnh vật miền núi nên khi vẽ ông tập trung chọn lọc, khái quát các dáng người sao cho cô đọng nhất, khái quát không gian trong tranh đề đôi khi chỉ cần những tín hiệu nhỏ là đủ để gợi lên nhiều hơn những gì ông muốn nói. Chất thơ là một vẻ đẹp đặc biệt trong tạo hình tranh lụa của Nguyễn Thụ. Có thể nói ông là nhà thơ của nền lụa, của thớ lụa Việt nam. Ông thể hiện chất thơ trong các tác phẩm của mình thông qua việc chọn lọc đề tài nên thơ, xây dựng cho tác phẩm của mình những hình tượng nên thơ và bằng thủ pháp điêu luyện trong việc chọn mình mảng, đường nét, hòa sắc, đặc biệt là 73 thủ cách dùng bút lông theo lối vẽ thủy mặc phương Đông trên nền lụa đã mang lại những khoảng trống ám ảnh nên thơ trong tranh ông, tạo nên nhiều liên tưởng, gợi cảm đầy chất thơ. Mặc dù có nhiều tác phẩm của nhiều họa sĩ vẽ lụa cũng thể hiện được những giá trị mà tranh lụa Nguyễn Thụ thể hiện, nhưng xét một cách khách quan, đó là những thành công mang tính riêng lẻ chứ chưa thể tạo thành hệ thống, có chiều sâu và theo suốt cả cuộc đời sáng tác như Nguyễn Thụ. Làm được những điều đó, phải là những nghệ sĩ tài hoa, có ý thức rất rõ về con đường sáng tạo của mình, có lòng yêu nghề và một thái độ làm việc nghiêm túc. Nghiên cứu những đặc điểm tạo hình của tranh lụa Nguyễn Thụ là việc khám phá, tìm hiểu, nhận đinh, đánh giá và khẳng định những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà ông đã dày công xây dựng trong suốt cuộc đời sáng tạo của mình. Những giá trị này đã góp phần làm cho bộ mặt nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam phong phú, giàu sắc thái và có nhiều nét riêng so với tranh lụa của các nước khác. Đó là những bài học quý giá cho những người yêu thích, muốn tìm hiều, cho những người học tập, nghiên cứu và sáng tác tranh lụa. Nghiên cứu các đặc điểm tạo hình trong tranh lụa Nguyễn Thụ để lại nhiều giá trị đặc sắc mà các thế hệ đi sau cần học tập và tìm ra con đường riêng cho hoạt động nghệ thuật của mình. Đó còn là những bài học về thái độ, tình yêu với nghệ thuật. Tranh lụa Nguyễn Thụ có giá trị riêng, được ghi nhận, được nhiều người trong và ngoài nước công nhận, yêu mến cũng chính vì lẽ đó. Người viết với vai trò là một học trò, một họa sĩ thuộc thế hệ đi sau luôn mong muốn, cố gắng học tập những giá trị mà suốt cuộc đời sáng tạo của người Thầy, Họa sĩ tài hoa đã tạo nên để phát triển sức sáng tạo, tình yêu nghệ thuật tranh lụa phục vụ công tác giảng dạy cũng như sáng tác, góp một phần nhỏ trong việc gìn giữ phát triển nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tiếng Việt 1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn Chiến (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật, Hà Nội. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Triển lãm tranh lụa 2007, Hà Nội. 3. Lê Văn Dương, Lê Đình Lực, Lê Hồng Vân(2003), Mĩ học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt nam (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 6. Nguyễn Thế Hùng (chủ biên)- Nguyễn Thị Nhung (2008), Giáo trình trang trí Tập 3, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Khôn (1994), Từ điển Anh- Việt hiện đại, Nxb Mũi Cà Mau 1994, Cà Mau. 8. Huyền Linh (2010), Từ điển từ và ngữ Hán- Việt, Nxb Thời đại. Hà Nội. 9. Hoàng Công Luận (1997), Tranh lụa Việt Nam, Nxb Mỹ thuật 1997, Hà Nội. 10. Đàm Luyện (2008), Giáo trình bố cục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 11. Nhà xuất bản Mỹ thuật (2008), Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 12. Nhà xuất bản Mỹ thuật (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 75 13. Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin (2002), Tác giả tác phẩm mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 14. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (1995), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. 15. Đặng Thị Bích Ngân (2016), Tuyển tập tranh Nguyễn Thụ trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Yoong Voon Sin, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 16. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên), (2012), Từ điển mỹ thuật phổ thông, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 17. Quang Phòng- Quang Việt (2015), Trường Mỹ thuật Đông Dương lịch sử và nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 18. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 19. Nguyễn Quân (1986), Tiếng nói của hình và sắc, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 20. Tạ Phương Thảo (2008), Giáo trình trang trí, Nxb Đại học Sư phạm. 21. Nguyễn Thụ (1994), Giáo trình tranh lụa, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 22. Phan Cẩm Thượng (2014), Hội họa Việt Nam một diện mạo khác trong sưu tập của Nguyễn Minh, Nxb Thế giới, Hà Nội. 23. Phan Cẩm Thượng (2014), Nguyễn Thụ- Con đường phương Đông, Nxb Thế giới, Hà Nội. 24. Hoàng Đức Toàn (2008), Nguyễn Thụ- Chân dung và tác phẩm, Cục xuất bản, Hà Nội. 25. Phạm Ngọc Tới (2008), Giáo trình trang trí Tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 26. Cục xuấn bản (2008), Nguyễn Thụ- Chân dung và tác phẩm, Hà Nội. 27. Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 76 28. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (2005), Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1925 – 2005, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 29. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1998), Art – Tác giả, tác phẩm, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 30. Nguyệt Tú (sưu tầm, biên soạn) (2016), Nguyễn Phan Chánh- Nhật kí những bức tranh, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 31. Thái Bá Vân (1998), Tiếp xúc với nghệ thuật, Nxb Bản đồ, Hà Nội. Sách dịch 32. Jacques Charppier và Pierre Seghrs(1996), Nghệ thuật hội họa, Lê Thanh Lộc dịch, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 33. Jenue Batotray (2004), Hình thể và không gian, Nguyễn Đức Lam Trình dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 34. Kandinsky (2014), Về cái tinh thần trong nghệ thuật, dịch từ nguyên bản tiếng Đức : Ngụy Hữu Trâm, Trần Vinh; dịch từ bản tiếng Anh: Phạm Long; dịch từ bản tiếng Pháp và hiệu đính: Quang Việt. Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 35. Lâm Tử (2015), Hội họa Trung Quốc, TS. Tống Thị Quỳnh Hoa dịch từ tiếng Trung, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Các công trình nghiên cứu 36. Nguyễn Văn Biên (2005), Cảm nhận về tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trường Trung học văn hóa nghệ thuật Nam Định, Hà Nội. 37. Nguyễn Xuân Hải (2006), Chất thơ trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Hà Nội. 38. Nguyễn Khánh Hùng (2006), Những khả năng biểu đạt trong tranh lụa hiện đại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Hà Nội. 77 39. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Khả năng biểu cảm trong tranh lụa Việt nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 40. Đỗ Minh Phương (1995), Họa sĩ Nguyễn Thụ đã xử lý kỹ thuật và chất liệu lụa như thế nào trong các tác phẩm của ông, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Hà Nội. 41. Lê Văn Sửu (2007), Chất hội họa trong thơ và chất thơ trong hội họa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Viện văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 42. Nguyễn Viết Thường (2007), Hình tượng nghệ thuật trong tranh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Hà Nội. 43. Bùi Hải Triều (2013), Hình tượng người phụ nữ dân tộc trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hòa Bình. 44. Nguyễn Thành Trung (2011), Thủ pháp và chất liệu trong tranh lụa Nguyễn Phan Chánh – Nguyễn Thụ, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 45. Lưu Thị Hải Yến (2013), Chất thơ trong tranh của Marc Chagall và Paul Delaux, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. Tạp chí, bài báo 46. Vũ Ngọc Anh (1999) “Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam”, Tư liệu Viện mỹ thuật, TL-28/HĐ. 47. Hoàng Minh Đức (2014) “Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam- Hình thức biểu đạt phương Tây trên tinh thần Á Đông” Nghiên cứu Mỹ thuật, 2(02), 06/2014. 48. Nguyễn Thanh Mai (2016) “Tranh lụa Việt Nam từ 1925 đến 2015”, Nghiên cứu Mỹ thuật, 3(11), 09/ 2016. 78 49. Nguyễn Quân (1977) “Từ tranh lụa Nguyễn Phan Chánh đến tranh lụa hiện nay” Văn nghệ, (53), 31/ 12/ 1977. 50. Nguyễn Quân (1978) “Khai thác chất liệu truyền thống cho những đề tài đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, (5-6). 51. Lê Văn Sửu (2014) “Nghiên cứu yếu tố trang trí trong tranh”, Nghiên cứu mỹ thuật, (3), 09/2014. 52. Phạm Trung (2015) “Triển lãm tranh lụa 2015 nghệ thuật thực sự giá trị sẽ luôn có được người tri kỉ”, Nghiên cứu mỹ thuật, 4(08), 12/ 2015. 53. Nguyễn Văn Tỵ (1974) “Tranh lụa và hội họa Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, (2). 54. Nguyễn Văn Tỵ (1979) “Tranh lụa Việt Nam”, Tư liệu Viện mỹ thuật, TL-58/HĐ 9. Trang báo điện tử 55. Văn Bảy (2013) “Thị trường tranh lụa Việt Nam: Gậy ông “đập lưng” cháu ông” gay-ong-dap-lung-chau-ong-n20130405082808026.htm 56. Hoàng Minh Đức (2014) “Tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000” html 57. Trần Văn Hạc (2009) “Nhà sàn của người Thái Tây Bắc” 58. Hồng Nga (2007) “Tranh lụa Việt Nam sẽ đi về đâu” 59. Soi,today (2013) “Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ lụa như thế nào” soi.today tổng hợp. 60. Phan Cẩm Thượng (2010)“Tranh lụa từ truyền thống đến hiện đại”, thethaovanhoa.vn. 79 61. ghcmnhanuoc/2013/11/3874.html. 62. 80 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN THỊ KIM NGA ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa) Mã số: 60210102 Khóa: 18 (2015 - 2017) PHẦN PHỤ LỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ VĂN SỬU Hà Nội – 2017 81 MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số tác phẩm thể hiện rõ tính trang trí trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ ................................................................................................... 82 Phụ lục 2: Một số tác phẩm thể hiện rõ tính khái quát hình tượng trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ ................................................................................ 87 Phụ lục 3: Một số tác phẩm thể hiện rõ chất thơ trong tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ ...................................................................................................... 90 Phụ lục 4: Một số tác phẩm dùng để so sánh với các tác phẩm tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ ........................................................................................... 95 82 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ TÁC PHẨM THỂ HIỆN RÕ ĐẶC ĐIỂM TÍNH TRANG TRÍ TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ. Hình 1.1 : Nguyễn Thụ - Sàng sẩy, (1987), lụa, 70 x 75cm. Nguồn ảnh: [24] Hình 1.2 : Nguyễn Thụ - Bên bếp lửa, (1994), lụa , 55 x 75cm. Nguồn ảnh: [12] 83 Hình 1.3 : Nguyễn Thụ - Thung lung vào xuân, (1994), lụa , 67 x 55cm. Nguồn ảnh: [24] Hình 1.4 : Nguyễn Thụ - Cô gái Thuận Châu , (1991), lụa , 55 x 75cm. Nguồn ảnh: [24] 84 Hình 1.5 : Nguyễn Thụ - Tình mẹ , (1997), lụa , 55 x 74cm. Nguồn ảnh: [15] Hình 1.6 : Nguyễn Thụ - Người mẹ hai con, (1984), lụa , 65 x 85cm. Nguồn ảnh: [24] 85 Hình 1.7 : Nguyễn Thụ - Miền Tây, (1978), lụa, 60 x 80 cm. Nguồn ảnh: [24] Hình 1.8 : Nguyễn Thụ - Mùa xuân Tây Bắc, (1970), lụa, 60 x 70cm. Nguồn ảnh: [24] 86 Hình 1.8 : Nguyễn Thụ - Làm bông, (2001), lụa, 56 x 76cm. Nguồn ảnh: [15] 87 PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ TÁC PHẨM THỂ HIỆN TÍNH KHÁI QUÁT, CÔ ĐỌNG CÁC HÌNH TƯỢNG TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ Hình 2.1: Nguyễn Thụ - Mùa xuân lại đến, (1990), lụa, 80 x 110cm, Nguồn ảnh: [24] Hình 2.2 : Nguyễn Thụ - Người mẹ ngồi thêu, (1993), lụa, 55 x 75cm. Nguồn ảnh: [24] 88 Hình 2.3 : Nguyễn Thụ - Giã gạo, (1990), lụa, 60 x 80cm. Nguồn ảnh: [24] Hình 2.4 : Nguyễn Thụ - Thiếu nữ, (2007), lụa, 55 x 75cm. Nguồn ảnh: [24] 89 Hình 2.5: Nguyễn Thụ - Thư thái (2007), lụa 56 x 76cm. Nguồn ảnh: [15] Hình 2.6: Nguyễn Thụ - Mẹ con (19907), lụa, 40 x 60cm. Nguồn ảnh: [9] 90 PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ TÁC PHẨM THỂ HIỆN RÕ CHẤT THƠ TRONG TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ. Hình 3.1: Nguyễn Thụ - Làng ven núi (1976), lụa 80 x 110cm. Nguồn ảnh: [24] Hình 3.2: Nguyễn Thụ - Sương Chiều (2003), lụa 54 x 74cm. Nguồn ảnh: [15] 91 Hình 3.3: Nguyễn Thụ - Cô gái Thái với mùa xuân, (1998), lụa 55 x 75cm. Nguồn ảnh: [15] Hình 3.4: Nguyễn Thụ - Bác Hồ đi công tác (1980), lụa 70 x 90cm. Nguồn ảnh: [24] 92 Hình 3.5: Nguyễn Thụ - Cô gái Thái, (1987), lụa, 55 x 75cm. Nguồn ảnh : [24] Hình 3.6: Nguyễn Thụ - Mùa đông, (2001), lụa, 60 x 80cm. Nguồn ảnh : [24] 93 Hình 3. 7: Nguyễn Thụ - Mưa, (1980), lụa 70 x 90cm. Nguồn ảnh: [1] Hình 3.8 : Nguyễn Thụ - Hai mẹ con, (1999), lụa , 55 x 75cm. Nguồn ảnh : [24] 94 Hình 3.9: Nguyễn Thụ - Hai chị em và con nghé (1999), lụa 55 x 75cm. Nguồn ảnh : [24] 95 PHỤC LỤC 4: MỘT SỐ TÁC PHẨM DÙNG ĐỂ SO SÁNH VỚI CÁC TÁC PHẨM TRANH LỤA CỦA HỌA SĨ NGUYỄN THỤ Hình 4.1: Tô Ngọc Vân - Thợ thêu , (1932), lụa , 68 x 68cm. Nguồn ảnh: [55] Hình 4.2: Lương Xuân Nhị - Thiếu nữ chơi xuân , (1940), lụa. Nguồn ảnh: [56] 96 Hình 4.3 : Linh Chi - Cô gái Dao đỏ, (1980), lụa, 61 x 45cm. Nguồn ảnh: [1 Hình 4.4 : Trần Đông Lương - Tổ thêu (1958), lụa53 x 84cm. Nguồn ảnh: [1] 97 Hình 4.5 : Kim Bạch – Phụ nữ Hà Nội (2002), lụa53 x 84cm. Nguồn ảnh: [1] Hình 4.6 : Lương Xuân Đoàn - Chiều trên đảo Hòn Tre, (1980), lụa57,6 x 87,5cm. Nguồn ảnh: [1] 98 Hình 4.7 : Lê Anh Vân - Bên trong , (2007), lụa , 70 x 100cm. Nguồn ảnh: [9] Hình 4.8 : Lê Văn Sửu - Trước giờ lên đường , (2010), lụa , 85 x 167cm. Nguồn ảnh: [47] 99 Hình 4.9 : Vũ Đình Tuấn - Hoàng hậu 7 , (2011), lụa, 78 x 78cm. Nguồn ảnh: [Vũ Đình Tuấn] Hình 4.10: Vũ Tiến Tuấn - Cô gái trong chiếc váy hoa 2 , (2011), lụa, 83 x 135. Nguồn ảnh: [Bùi Tiến Tuấn] 100 Hình 4.11: Nguyễn Phan Chánh - Chơi ô ăn quan, (1931), lụa 62 x 58cm. Nguồn ảnh: [1] Hình 4.12: Nguyễn Phan Chánh - Bé cho chim ăn, (1931), lụa 85 x 62 cm. Nguồn ảnh: [1] 101 Hình 4.13: Nguyễn Thị Nhung - Thiếu nữ và hoa cúc, (1940), lụa , 32 x 43cm, Nguồn ảnh: [9] Hình 4.14: Mai Trung Thú - Hai thiếu nữ, (1943), lụa, 68,5 x 48,5cm. Nguồn ảnh: [61] 102 Hình 4.15: Nguyễn Tường Lân - Hiện vẻ hoa, (1943), lụa , 42 x 64cm. Nguồn ảnh: [9] Hình 4.16: Phan Thông - Hành quân mưa, (1958), lụa , 42 x 61cm. Nguồn ảnh: [1] 103 Hình 4.17: Hoàng Quy - Thuyền trên bến sương mù, (1990), lụa , 40 x 60cm. Nguồn ảnh: [9] Hình 4.18: Huy Oánh - Tĩnh vật hoa , (1990), lụa , 40 x 60cm. Nguồn ảnh: [9] 104 Hình 4.19: Mai Xuân Oanh, Trăng 1, (2016 ), lụa, 82 x 82cm. Nguồn ảnh: [Mai Xuân Oanh] Hình 4.20: Nguyễn Thụ - Mùa xuân, (1958), khắc gỗ. Nguồn ảnh: [24] 105 Hình 4.21: Nguyễn Thụ - Dân quân, (1958), khắc gỗ. Nguồn ảnh: [24]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfac_diem_tao_hinh_trong_tranh_lua_cua_hoa_si_nguyen_thu_2063_2075308.pdf
Luận văn liên quan