Bài viết này nhằm hướng đến những thách thức đặt ra cho những đất nước của
người nhập cư, đặc biệt là Hoa Kỳ, nơi mà ngày nay với sự nổi lên của bản sắc
chính trị mới cho đến khi sự xung đột văn hóa được quan tâm. Bài nghiên cứu chủ
yếu xoáy vào những người vùng Nam Á, người Ấn Độ và người Bengal nhập cư
đang trong trạng thái cân bằng hoặc đang đấu tranh để có được, và như vậy, sự đối
kháng mà họ thể hiện là kết quả của việc thay đổi chỗ ở. Bài viết được dự định để
minh họa cho các ngữ liệu của cuốn sách, Người dịch bệnh, bao gồm những câu
chuyện được đặt cả bên trong và bên ngoài nước Mỹ, là ngôi nhà của những người
đang đòi sự công nhận văn hóa của một vùng địa lí. Bản thân Lahiri cùng với các
nhân vật của cô quan tâm đến tình trạng bị chối bỏ, bị cô lập, lưu vong, đồng hóa và
sự chống đối. Tất cả biểu hiện cho câu hỏi về sự công nhận họ là ai. Điều này hóa
ra là những thách thức lớn đối với những đất nước như Hoa Kỳ. Đó là, nếu “xã hội
của họ không xác nhận theo nguyên tắc tự do [liên quan đến việc công nhận sự nổi
lên bản sắc các nhóm], họ có thể bị thách thức bởi những người nhập cư chắc chắn
hơn việc xác định họ là ai”.
113 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng truyện ngắn Jhumpa Lahiri, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Unaccustomed earth” (Đất này chẳng
quen), 2TU
44. Đào Trung Đạo, Kiran Desai và tiểu thuyết Di sản của mất mát,
2TU
45. Đào Trung Đạo, Nhà/quê nhà trong văn chương vô xứ Việt Nam,
2TU
46. Đào Trung Đạo, Văn chương Di dân – Viết về quê hương từ bên ngoài,
2TU
47. Thanh Huyền (15/9/2010), Kiran Desai không thích 'thời trang trong văn
học', 2TU
48. Dạ Lan Hương (05/05/2008), Người đưa nền văn học Ấn Độ đương đại ra
thế giới 2TU
49. Duyên Khánh (19/7/2008), Nhà văn nữ Jhumpa Lahiri – “Sự đáp xuống của
sao chổi” 2TU
50. Giấc mơ Mỹ, U
51. Krishna Kripalani (16/5/2010), Quá trình hiện đại hóa văn học Ấn Độ,
2TU
52. Linda Le (1999), Văn chương vô xứ (Đào Trung Đạo dịch), 2TU
o.comU2T
53. M.C (23/10/2006), Cộng đồng gốc Ấn nở rộ ở Mỹ, 2TU
54. Thế Quân (03/5/2008), Ngôn ngữ: Nan đề của nền văn chương Ấn Độ,
2TU
55. Nguyễn Hưng Quốc, Giải lãnh thổ hóa trong văn học Việt Nam,
2TU
56. Nguyễn Hưng Quốc, Lưu vong như một phạm trù mỹ học,
2TU
57. Liesl Schillinger (06/4/2008), Con cháu Mỹ quốc (American Children)
(Nguyễn Viết Minh Thanh chuyển ngữ), Tạp chí văn chương da màu,
2TU
58. Dottino Suzanne, Jhumpa Lahiri “Trí tưởng tượng đôi khi chậm như rùa”,
(Thanh Huyền dịch), 2TU
59. Hồ Anh Thái (11/02/2010), Hiện tượng văn xuôi Ấn Độ: cuộc đối thoại giữa
hai đại thụ, 2TU
60. Thanh Trúc (13/10/2006), Kiran Desai: Tôi viết từ sự uyên bác và lòng nhân
từ của mẹ, U
61. Quỳnh Trung (27/8/2007), Văn chương Ấn Độ với phương Tây,
2TU
62. Tiểu Yến (11/10/2008), Văn học Ấn dưới con mắt nữ giới,
2TU
Tài liệu tiếng Anh:
63. Choubey Asha (2001), Food as Metaphor in Jhumpa Lahiri’s Interpreter of
Maladies,
64. Vanessa Gebbie, Unaccustomed Earth, 2TU
65. Atina George (30/7/2008), The third and the final continent by Jhumpa
Lahiri, U
66. Ted Gioia, Unaccustomed Earth by Jhumpa Lahiri,
2TU
67. 2TLev Grossman2T, Jhumpa Lahiri: The quiet Laureate ngày,
2TU
68. 0TLarge Jakie, Eric Quinn, Jhumpa Lahiri: A Brief Biography,
0T2U
69. 0TMichiko Kakutani, Wonder Bread and curry: Mingling Cultures, ConFlicted
Hearts, The New York Times, 0T2U
70. Jhumpa Lahiri (1999), Interpreter of Maladies, 2TU
71. Jhumpa Lahiri (2006), My two lives, 2TU
72. Jhumpa Lahiri (2008), Unaccustomed Earth, Alfred A. Knopf, Publisher,
New York
73. Amy Mccurdy (1999), Jhumpa Lahiri’s Interpreter of Maladies stories,
2TU
74. Gipe Nicholas, Themes of Marriage and Tradition, Boston: Houghton
Mifflin, 1999, 2TU
75. 0THassan Rouhvand, Culture and Immigration, America and Post-America in
Lahiri’s The Intrerpreter of Maladies, 0T2U
76. C. J. Wallia (1999), Interpreter of Maladies, 2TU
PHỤ LỤC
Ở phần này, chúng tôi dịch và giới thiệu một số bài viết về tác giả và tác phẩm
của Jhumpa Lahiri.
JHUMPA LAHIRI: TÓM TẮT TIỂU SỬ
Jacki Large và Erin Quinn
Năm 1967, Jhumpa Lahiri được sinh ra ở London, cha mẹ là người Bengal.
Lahiri theo gia đình đến Rhode Island khi còn bé. Lahiri đã học ở Barnard College,
tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn Anh và sau đó theo học tại Boston University. Đây là
nơi Lahiri lấy bằng thạc sĩ ngành Creative Writing và Comparative Studies về văn
học nghệ thuật và tiến sĩ ngành Renaissance Studies. Lahiri từng có thời gian giảng
dạy môn Creative Writing ở trường đại học Boston và trường Rhode Island School
of Design.
Lahiri có cái nhìn bao quát về Ấn Độ và đã trải nghiệm những ảnh hưởng của
chủ nghĩa thực dân tại đây như thể trải nghiệm cuộc sống lưu vong. Cô cảm thấy
ràng buộc mạnh mẽ với quê hương của cha mẹ giống như với Hoa Kỳ và Anh quốc.
Lớn lên trong sự ràng buộc với ba đất nước đã tạo ở Jhumpa cái cảm giác “không
nhà” và “sự bất lực để cảm thấy được chấp nhận”. Lahiri giải thích đây là di sản
của cha mẹ ràng buộc với Ấn Độ: “thật khó để cha mẹ tôi nghĩ về một nơi khác là
nhà, thậm chí sau khi đã sống ở nước ngoài khoảng 30 năm thì Ấn Độ vẫn là nhà
của họ. Chúng tôi đã luôn nhìn lại vì tôi chưa bao giờ hoàn toàn cảm thấy nơi đây
là nhà. Không có ai ở nơi đây, trên khắp đất nước này, nơi chúng tôi được cảm
thông. Ấn Độ là một gia đình lớn khác của chúng tôi, cho chúng tôi tình cảm họ
hàng”. Mối liên hệ họ hàng với Ấn Độ chưa đủ làm nên Ấn Độ “quê nhà” trong
Lahiri, “Tôi không lớn lên ở đó, tôi không là một phần của cuộc sống ấy. Chúng tôi
luôn viếng thăm nhưng chúng tôi không có nhà. Chúng tôi đã bấu víu vào một thế
giới không hoàn toàn thuộc về mình”.
Lahiri là con gái của một người quản lí thư viện và một giáo viên, tiềm ẩn tố
chất sáng tạo của một nhà văn. Lahiri nhớ lại một điều cần thiết để viết một cách dễ
dàng trong 10 năm và cô luôn xem văn chương như là một lối thoát cho những cảm
xúc của mình. “Khi tôi viết, tôi cảm thấy cần phải mô phỏng. Tôi bắt đầu viết, với
các nhân vật, tôi chỉ quan sát và tạo cảm giác bên ngoài sự tham gia. Tôi không
liên quan gì. Tôi như một người ngoài cuộc”.
Tại buổi trao đổi ở Calcutta tháng 01 năm 2001, Lahiri miêu tả sự thiếu vắng
về quyền sở hữu của bản thân: “Không quốc gia nào là quê hương của tôi. Tôi luôn
cảm thấy bản ngã của mình trong cảnh tha hương hay bất cứ nơi nào tôi đã đi qua,
đó là nguyên nhân tôi bị lôi cuốn vào để viết về cuộc sống của những kẻ lưu vong”.
Ý tưởng về cuộc sống lưu vong tồn tại xuyên suốt quyển sách đoạt giải Pulitzer
Người dịch bệnh.
Quyển sách thể hiện một cách thống nhất về cộng đồng người Ấn Độ. Tập
truyện gồm 9 truyện kể về người Ấn Độ di dân thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai, một
vài câu chuyện liên quan đến sự khác biệt giữa những nhóm người ở Ấn Độ. Còn lại
tập trung vào sự khác biệt của các mối quan hệ, sự liên hệ và sự mất mát về nhân
dạng trong cộng đồng người Ấn. Bất kể các câu chuyện diễn ra ở đâu, các nhân vật
luôn tranh đấu với cùng một cảm giác về sự lưu vong và đấu tranh giữa hai thế giới
mà họ bị lôi kéo. Các câu chuyện luôn giải quyết những thay đổi về nòi giống, bản
năng và tư cách công dân trong cộng đồng người Ấn. Cho dù các nhân vật là một
người đàn bà không nhà từ Ấn Độ hay một sinh viên đang học tập tại Hoa Kỳ thì tất
cả họ đều bị ảnh hưởng bởi sự chuyển đổi chỗ ở.
Lahiri chiến thắng nhiều giải thưởng với tập truyện Người dịch bệnh. Những
giải thưởng đó bao gồm cả giải Pulitzer danh giá năm 2000, giải The
Transatlantic Review của Henfield Foundation, giải The Louisiana Review cho
truyện ngắn hư cấu, giải O. Henry cho truyện ngắn xuất sắc của Mỹ, giải
Pen/Hemingway, giải The New Yorker Debut of the Year và giải The American
Academy of Arts and Latters. Lahiri cũng nhận sự đề bạc cho giải LA Times
Book. Cô đã xuất bản ba truyện trên The New Yorker, xuất bản tác phẩm trên Agni,
Epoch, The Louisville Review, Harvard Review và The Story Quarterly. Lahiri hiện
đang sống ở New York với chồng và con. Lahiri đã phát hành quyển tiểu thuyết đầu
tiên vào tháng 9 năm 2003. Quyển tiểu thuyết có nhan đề The Namesake và nó tiếp
tục kể về những thử thách của một cặp vợ chồng mới cưới đã di dân tới Cambridge,
Massachusetts từ Calcutta.
0TNguồn: 0T2U
HAI CUỘC ĐỜI CỦA TÔI
Jhumpa Lahiri
Ngày 06 tháng 3 năm 2006
Tôi đã sống ở Hoa Kỳ gần 37 năm và trong tương lai cũng sẽ tiếp tục sống ở
đất nước này. Vì vậy, ngoại trừ hai năm đầu tiên của tôi ở London, Ấn – Mỹ được
xem là hằng số định rõ tính chất con người tôi. Ở mức độ nhỏ hơn là mối quan hệ
của tôi với từng giai đoạn cụ thể. Khi tôi lớn lên ở Rhode Island trong những năm
70, tôi nhận thấy mình không phải là người Ấn Độ, cũng không phải là người Mỹ.
Giống như nhiều người nhập cư, tôi cảm thấy áp lực lớn bởi hai điều: trung thành
với thế giới cũ và thông thạo thế giới mới, chấp nhận hai thế giới ở hai bên dấu gạch
nối. Nhìn lại, tôi thấy đây là trường hợp bình thường. Nhưng lúc đó, nhận thức của
một đứa trẻ khiến tôi cảm thấy thiếu vắng ở cả hai đầu, bị đưa đẩy như con thoi theo
hai chiều chẳng có liên hệ gì với nhau.
Ở nhà, tôi theo cách ăn mặc của cha mẹ, nói tiếng Bengali, ăn cơm với các
ngón tay của mình. Những việc bình thường này dường như là một phần bí mật,
một lối sống hoàn toàn xa lạ và tôi đau khổ che giấu chúng với các bạn người Mỹ.
Đối với cha mẹ tôi, nhà của chúng tôi không ở Rhode Island mà ở Calcutta, nơi họ
được sinh ra và lớn lên. Tôi nhận thức được những điều họ đã sống – bài hát Nazrul
mà họ nghe đi nghe lại, gia đình mà họ nhớ, quần áo mà mẹ tôi mặc không thể mua
ở bất cứ cửa hàng nào – nó quý giá và vô giá như một loại tiền tệ lỗi thời.
Tôi cũng bước vào một thế giới mà cha mẹ tôi ít hiểu biết hay kiểm soát:
trường học, sách vở, âm nhạc, truyền hình, những thứ này thấm vào và trở thành
một khía cạnh cơ bản của tôi. Tôi nói tiếng Anh không có sự phân biệt, thấu hiểu nó
theo cách mà cha mẹ tôi không làm được, và chưa có dấu hiệu nào cho thấy rằng tôi
không phải là người Mỹ bên cạnh cái tên khá đặc biệt và dáng vẻ bên ngoài của tôi,
tôi không đến trường dòng vào ngày chủ nhật, không biết làm thế nào để trượt băng
và đồng thời biến mất về Ấn Độ trong nhiều tháng. Nhiều bạn tự hào được gọi là
người Mỹ gốc Ailen hoặc người Mỹ gốc Ý. Họ tự hào vì không chỉ họ là những thế
hệ đã xa cách với tình trạng bị làm nhục thường xuyên của người nhập cư mà còn vì
đối với cội nguồn họ đã chôn sâu vào lòng đất, trong khi cội nguồn của tôi vẫn còn
phức tạp và mới nguyên. Theo cha mẹ tôi, tôi không phải là người Mỹ, và cũng
không có gì khó khăn khi tôi cố gắng cho điều này. Tôi cảm thấy bị thất bại trong
lời tuyên bố của họ, một sự hiểu lầm và dần dần trở thành thách thức. Trong bài học
số học đầu tiên của tôi, một cộng với một không bằng hai mà bằng không, những
xung đột trong bản thân tôi luôn luôn triệt tiêu lẫn nhau.
Lần đầu tiên cầm bút sáng tác, tôi không ý thức được rằng chủ đề của tôi là
kinh nghiệm của người Mỹ gốc Ấn. Điều khiến tôi đến với nghề là mong muốn phá
bỏ ranh giới hai thế giới tôi đã cư ngụ để trộn lẫn chúng vào nhau trên trang viết,
điều mà tôi không đủ can đảm hoặc trưởng thành để cho phép mình thực hiện trong
cuộc sống. Cuốn sách đầu tiên của tôi được xuất bản năm 1999, xoay quanh nó, trên
đỉnh của thế kỷ mới, thuật ngữ “Ấn – Mỹ” đã trở thành một phần trong vốn từ vựng
của đất nước này. Tôi đã thường nghe nói về nó như vậy, những ngày này, nếu được
hỏi về hoàn cảnh của mình, tôi sử dụng thuật ngữ này cho chính tôi, thật ngạc nhiên
khi tôi nói ra mà không cần phải giải thích gì thêm cả. Điều khác biệt trong cuộc
sống đầu đời của tôi khi không có cách để miêu tả về mình, điều duy nhất tôi có thể
làm là giải thích một cách vụng về và vô ích.
Ở tuổi trung niên, tôi chấp nhận một cộng một bằng hai cả trong công việc và
trong cuộc sống hằng ngày của tôi. Các giá trị truyền thống ở hai bên dấu gạch
ngang ngự trong tôi như anh em ruột, thỉnh thoảng vẫn có mâu thuẫn. Nhưng giống
như anh em, chúng quen thuộc với nhau, tha thứ và hòa quyện vào nhau. Cách đây
năm năm, khi chồng tôi và tôi kết hôn với nhau ở Calcutta, chúng tôi đã mời những
người bạn – những người chưa từng đến Ấn Độ, và họ thích thú với nơi chốn mà tôi
đã tránh nhắc đến hồi còn nhỏ, sợ hãi những điều mọi người có thể nói đến. Xung
quanh bạn bè không phải người Ấn Độ, tôi không còn thấy cần thiết phải giấu một
thực tế là tôi nói một ngôn ngữ khác. Tôi nói tiếng Bengali với các con tôi mặc dù
tôi thiếu trình độ để dạy chúng đọc hay viết. Khi còn nhỏ tôi tìm cách hoàn thiện
bản thân và vì vậy đã phủ nhận nhu cầu của chính mình trong việc nhận dạng bản
thân. Khi trưởng thành, tôi chấp nhận rằng, sự giáo dục của hai nền văn hóa là một
điều phong phú nhưng không hoàn hảo.
Trong khi tôi là người Mỹ nhờ vào thực tế là tôi đã lớn lên trên đất nước này,
tôi là người Ấn Độ nhờ vào sự nỗ lực của hai cá nhân. Tôi có cảm giác mình là
người Ấn Độ không vì thời gian tôi trải qua ở Ấn Độ hay vì cấu trúc di truyền của
tôi mà vì sự hiện diện kiên định của cha mẹ tôi trong cuộc sống. Họ hiện diện ba
tiếng đồng hồ ở nhà, tôi nói chuyện với họ hàng ngày. Mọi việc sẽ thay đổi một khi
họ mất đi. Họ tất nhiên sẽ mang theo mọi thứ - những cuộc nói chuyện bằng một
ngôn ngữ khác, sự nhận thức về những khó khăn khi là người ngoại quốc. Không có
họ, sự hướng dẫn đi-về trong cuộc sống của gia đình tôi, theo cả nghĩa đen và nghĩa
bóng, sẽ đi dần đến sự tĩnh lặng. Nơi nương tựa sẽ mất đi, và sợi dây liên hệ sẽ bị
cắt đứt.
Tôi đã luôn luôn tin rằng tôi thiếu quyền lực mà cha mẹ tôi mang theo trong tư
cách là người Ấn Độ. Nhưng miễn là họ còn sống thì họ sẽ bảo vệ tôi khỏi cảm giác
là một kẻ mạo danh. Những gì họ đã đi qua không chỉ đánh dấu sự mất mát của
người đã tạo ra tôi mà còn đánh dấu sự mất mát của một cuộc sống khác thường.
Cuộc hành trình của người nhập cư, không cách nào đi đến thỏa mãn cuối cùng,
được dựa trên xuất phát điểm thiếu thốn, nhưng nó đảm bảo cho các thế hệ tiếp theo
cảm giác tới nơi và thuận lợi. Từng ngày trôi qua, bản chất Mỹ trong con người tôi
tăng dần, tuy nhiên nó luôn tồn tại đồng thời với di sản Ấn Độ. Điều này được đề
cập đến trong một tiểu thuyết mà trong đó tôi tiếp tục giải thích thuật ngữ “Ấn –
Mỹ”, sự tính toán chuyển đổi phương trình với mọi câu trả lời có thể tìm thấy.
Nguồn: 2TU
VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ TRUYỀN THỐNG
Nicholas Gipe
Những câu chuyện trong bộ sưu tập của Jhumpa Lahiri: Người dịch bệnh0T có
sự 0Tkhác biệt trong cách tiếp cận vì chúng gắn liền với cùng một chủ đề và ý tưởng.
Mỗi câu chuyện liên quan đến những người gốc Ấn trong nhiều vai trò và hoàn
cảnh khác nhau. Một số nhân vật đang sống ở Ấn Độ, số khác là người Ấn Độ nhập
cư đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Họ giống như chính bản thân Lahiri, đều là những
đứa trẻ được sinh ra ở nước ngoài, bị giằng xé giữa việc đang là người Ấn Độ hay
đang là người Mỹ, và đó là cuộc xung đột tạo nên hầu hết các câu chuyện. Câu
chuyện tiêu đề Người dịch bệnh kể về một gia đình người Mỹ gốc Ấn khi về thăm
Ấn Độ, họ xa lạ với những di sản văn hóa của đất nước mình. Tên truyện thích hợp
cho việc sau này Lahiri đặt tên cho bộ sưu tập của mình, bởi có thể làm nổi bật
khoảng cách đối với di sản văn hóa Ấn Độ của những người di cư.
Sinh ra ở London, Jhumpa Lahiri lớn lên chủ yếu ở Rhode Island. Cô đã học
tại Barnard College, nơi mà cô nhận bằng Cử nhân Ngữ văn Anh, và Đại học
Boston, nơi cô lấy được bằng Thạc sĩ ngành Creative Writing, và tiến sĩ tại
Renaissance Studies. Bên cạnh Người dịch bệnh0T,0T cô còn xuất bản một cuốn tiểu
thuyết, Hoán danh0T.0T
Hai vấn đề xuất hiện thường xuyên trong 0TNgười dịch bệnh là 0Thôn nhân và mối
quan hệ giữa các nhân vật người Ấn với tổ tiên của họ. Những vấn đề này, trong
hình thức này hay hình thức khác, nó tồn tại xuyên suốt trong các câu chuyện.
Chúng ta nhận thấy các cuộc hôn nhân trong mỗi câu chuyện có những nét riêng.
Trong Chuyện nhất thời, tác giả kể về những ngày cuối cùng của vợ chồng Shoba
và Shukumar. Mối quan hệ của họ đã bị sứt mẻ kể từ sau cái chết của đứa con chưa
kịp chào đời. Trong Gợi tình, nhân vật chính, một phụ nữ da trắng có tên là
Miranda, ngoại tình với người đàn ông đã có gia đình từ Ấn Độ tên là Dev, trong
khi người bạn đồng nghiệp dành nhiều thời gian nói điện thoại tại nơi làm việc an ủi
người chị họ. Chồng của chị ta phải lòng một người đàn bà da trắng.
1TSự bội bạc nảy sinh phức tạp hơn trong Người dịch bệnh. Trong câu chuyện
này, ông bà Das – một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Ấn về thăm Ấn Độ cùng với các
con. Ông Kapasi, người hướng dẫn viên, chú ý nhiều đến bà Das. Mặc dù sự phản
bội thực sự không diễn ra giữa họ. Nhân lúc chỉ có hai người, bà Das đã tiết lộ với
ông rằng ông Das không phải là cha của một trong hai đứa con trai, một thực tế mà
bà chưa từng tiết lộ với ai trước đây.
1TKhông phải tất cả các cuộc hôn nhân trong tập truyện đều đổ vỡ. Truyện Khi
bác Pirzada đến ăn tối xoay quanh khao khát của ông Pirzada muốn biết tin tức về
vợ con – những người mà ông lo sợ họ có thể chết ở Pakistan. Câu chuyện cuối
cùng trong tập truyện Lục địa thứ ba, lục địa cuối cùng là câu chuyện về một người
đàn ông Ấn Độ đến định cư ở Boston sau khi học đại học ở Anh. Trước khi đến Mỹ,
ông trở về Ấn Độ để kết hôn với người phụ nữ mà ông chưa bao giờ gặp trong một
cuộc hôn nhân được sắp đặt trước. Ông chờ cô ấy ở Boston 6 tuần. Sau đó, họ bắt
đầu sống chung với nhau. Ở trang cuối của truyện, nhìn lại khoảng thời gian qua
ông ngạc nhiên nói: “đã có lúc nào đó chúng tôi là người xa lạ với nhau”.
1TCâu chuyện cuối cùng cung cấp mối liên hệ giữa hôn nhân và những mối quan
hệ gắn bó của các nhân vật với đất nước Ấn Độ. Câu chuyện cuối cùng này là câu
chuyện duy nhất đề cập đến việc sắp đặt hôn nhân, và nó cũng là câu chuyện cho
chúng ta thấy kết quả hạnh phúc trong hôn nhân. Chúng ta không biết các cuộc hôn
nhân khác có được sắp đặt hay không, chỉ biết rằng đa phần họ không được sinh ra
ở Ấn Độ. Người kể chuyện và vợ của ông gắn chặt với cuộc sống ở Mỹ nhưng đồng
thời cũng gắn chặt với những di sản Ấn Độ của họ nhiều hơn phần lớn các nhân vật
khác trong tập truyện. Đó là cội nguồn của hạnh phúc và thành công của họ. Nó
thích hợp để Lahiri đặt ở cuối sách bởi vì sự thành công của người đã đi qua 3 châu
lục cho chúng ta một ví dụ về một kết quả tích cực của việc mạo hiểm di chuyển
đến một đất nước mới. Người kể chuyện sử dụng điều này cho hy vọng về tương lai
của đứa con: “Mỗi khi nó chán nản, tôi lại nói với nó rằng nếu tôi có thể sống được
ở ba châu lục thì chẳng có chướng ngại vật nào mà nó không thể vượt qua”.
Xuyên suốt những câu chuyện trong Người dịch bệnh0T,0T Lahiri cho chúng ta
thấy các nhân vật có mâu thuẫn với chính mình và với nhau. Một số câu chuyện có
kết thúc hạnh phúc, số khác thì không. Chúng ta thấy các nhân vật như ông bà Das -
những người có khoảng cách quá lớn đối với các di sản Ấn Độ đến nỗi họ cần một
hướng dẫn viên, và chúng ta thấy Bà Sen, người ngồi trên sàn nhà của mình mỗi
ngày, cắt rau giống như cách cô ấy đã làm ở Ấn Độ, với con dao mà cô đã sử dụng
ở Ấn Độ. Tình yêu và truyền thống luôn luôn ở trung tâm các câu chuyện. Các nhân
vật tìm thấy hạnh phúc là những người có thể gắn chặt với hoàn cảnh hiện tại , đồng
thời không quên đi nguồn gốc Ấn Độ của mình.
Nguồn: 2TU
0TĐIỀU KỲ DIỆU TRONG SỰ KẾT HỢP BÁNH MÌ VÀ CÀ RI: NHỮNG GIÁ
TRỊ VĂN HÓA TRỘN LẪN, NHỮNG TÌNH CẢM MÂU THUẪN
0TMichiko Kakutani
0TNhân vật trong truyện của Jhumpa Lahiri là những người Ấn Độ di dân cùng thế
hệ con cháu của họ - những người sống tha hương, đứng giữa hai đất nước, hai nền
văn hóa và không thuộc về cả hai. Họ vừa phải chấp nhận những nghi lễ, phong tục
của quê nhà vừa không hoàn toàn đồng hóa vào văn hóa Mỹ. Các bậc cha mẹ người
Ấn mong muốn “giấc mơ Mỹ” cho các con của họ: trường học danh tiếng, một
công việc uy tín, một ngôi nhà rộng rãi ở ngoại ô. Tuy nhiên, họ lại thận trọng với
những cạm bẫy của cuộc sống trên vùng đất lạ, bị cách ly bởi rào cản ngôn ngữ và
thói quen. Các con của họ thường là những người ngoài cuộc nhạy cảm: lớn lên
trong sự thử thách bí ẩn của nước Mỹ và những người bà con thân thuộc ở Ấn Độ,
họ thông thạo cả hai nền văn hóa Mỹ và Bengal nhưng lại không xem cả hai là nhà.
Họ luôn trải nghiệm bản thân trong sự phân tách bản ngã thành từng mảnh.
0TNhư đã thể hiện trong tuyển tập chiến thắng giải Pulitzer Người dịch bệnh và
tiểu thuyết Hoán danh, Lahiri viết về những người Ấn di cư trong Vùng đất lạ bằng
sự hiểu biết sâu sắc về những tình cảm đối lập mâu thuẫn trong họ, việc sử dụng
văn phong ngắn gọn, cách nhìn các chi tiết để gợi lên cuộc sống hàng ngày của họ
với độ chính xác lạ thường: mùi kinh tởm của dừa trong bánh Nice mà người vợ
làm cho chồng vào mỗi buổi sáng; sự kỳ quái của bánh mì sandwich nhuộm màu
xanh với cà ri mà người mẹ Bengal làm cho con gái của bà xấu hổ khi mang đến
trường. Ý thức về sự mất mát thổi vào các câu chuyện. Jhumpa nhận thức sâu sắc về
hậu quả của thời gian và cái chết, những hiểu biết về sự kết giao muộn màng đòi hỏi
người chồng cưới vợ, cha mẹ và các con, người yêu và những người bạn.
0TCác nhân vật dường như được đặt trong các mối liên hệ được thỏa mãn với
những tình thế im lặng và vô vọng. Trong một vài trường hợp, đây là kết quả của
một cuộc hôn nhân được sắp xếp, nó không bao giờ kết thúc; những trường hợp
khác, nó đơn giản là một sự kiện xảy ra, nếu không để truyền đạt tình cảm thì để
nắm bắt một điều gì, trong một thời điểm, cho điều mà họ muốn.
0T rong Điều tốt đẹp duy nhất, Sudha, người đang làm việc với bằng thạc sĩ thứ
hai tại trường Kinh tế London, lấy làm lạ trước sự “thiếu tình yêu” trong cuộc hôn
nhân của cha mẹ cô: “không hạnh phúc mà cũng không phải không hạnh phúc”,
thiếu cả sự đau khổ và nhiệt tình. Cô kết hôn với một người đàn ông Anh trong tình
trạng không thích hợp để kể với anh ta bí mật của gia đình.
0T rong Địa ngục – thiên đường, người kể chuyện kể lại chi tiết về cuộc hôn nhân
lạnh lẽo của cha mẹ cô và tình yêu tha thiết của mẹ với một nghiên cứu sinh gốc
Bengal, một người bạn của gia đình, người đã cho mẹ cô “một niềm hạnh phúc rõ
ràng mà bà chưa từng cảm nhận được”.
0T rong Lựa chọn nơi cư trú, Amit nhận thấy “điều sâu sắc nhất” trong cuộc sống
của anh - sự ra đời của những đứa con gái - đã xảy ra và nghỉ ngơi chỉ là “một phần
tiếp thêm của mọi việc”. Thêm nữa, anh sẽ đến một nơi vắng vẻ - một cuộc hành
trình trong công viên, một chuyến đi bằng xe điện ngầm - điều gì thích thú nhất, chỉ
một điều rằng, thậm chí thoáng qua, sự trải qua những điều bị giới hạn hay giữ lại
một điều đúng mực.
0TNhư đối với Ruma, nhân vật chính của câu chuyện chủ đề, cô nhận thấy suốt
cuộc viếng thăm của cha, họ ít khi nói về những vấn đề quan trọng, họ không nói về
mẹ cô hoặc em trai cô, họ cũng không bàn đến việc cô có thai và cuộc hôn nhân của
cô hoặc mối quan hệ mới của cha cô với một người đàn bà ông đã gặp trong kỳ
nghỉ. Đây đã là chuyện đã hằn sâu trong ký ức cô: “Vì một lý do nào đó, cô đã lo sợ
rằng sự khác nhau trong quan niệm sẽ làm sứt mẻ mối liên kết mỏng manh đang tồn
tại giữa họ”. Hôn nhân của cô, Ruma nhận thấy nó cứng nhắc quá: cô nhận thức
thêm rằng, cô và chồng cô, Adam, là “người khác biệt, sống với những điều khác
biệt”, và cô chắc chắn sẽ được làm nhẹ bớt khi Adam rời nhà trong những lần đi
công tác.
0TNhiều đứa trẻ di dân trong truyện của Lahiri nhận thức sâu sắc những mong ước
của các bậc cha mẹ; rằng họ vào nhóm các trường đại học nổi tiếng, học thạc sĩ
hoặc tốt nghiệp đại học, kết hôn với những người xuất thân trong một gia đình
Bengal tử tế. Khéo léo giải thích phương trình cảm xúc trong những gia đình của
các nhân vật, Lahiri thể hiện cách thức mà một số đứa trẻ này bước ra bên ngoài,
thậm chí bất chấp ước mơ của cha mẹ họ. Nhưng cô cũng thể hiện sự ám ảnh còn
giữ nguyên bởi gánh nặng từ những giấc mơ của gia đình họ và sự nhận thức về vai
trò của họ trong trong các thế hệ đang được Mỹ hóa.
0TCha mẹ của họ dường như kiệt sức khi đương đầu với những khó khăn của việc
tồn tại trên một thế giới xa lạ. Họ thực tế một cách lập dị và không đa cảm – về hôn
nhân, công việc, sự thử thách của cuộc sống hàng ngày. Những đứa trẻ được sinh ra
ở Mỹ thì, đồng thời, có thêm sự lãng mạn về khả năng tìm kiếm tình yêu chân thật
và những công việc thỏa mãn và cũng hoài nghi hơn về con đường đi của con người
trong cuộc sống. Thông thường sự cộng hưởng trong vai trò người khôn khéo hoặc
người gắn kết, họ quen với tư cách người trung gian hòa giải giữa cha mẹ với những
người anh em đã bị Mỹ hóa.
0TSudha là một thí dụ, thu gom những đợt bán hạ giá đồ chơi để tìm ra đủ loại đồ
chơi thích hợp cho cậu em trai nhỏ - “vựa lúa Fisher Price barn, những chiếc xe tải
Tonka, đồ chơi Speak and Say tạo ra các loại âm thanh của súc vật”; cô đọc cho
cậu nghe những quyển sách như “Peter Rabbit” và “Frog and Toad” và “nói với
cha mẹ cô gắn những vòi phun nước trên bãi cỏ để cậu chạy quanh suốt mùa hè”.
0TBa truyện liên hoàn cuối cùng kể về một cô gái và chàng trai người Mỹ gốc
Bengal, cuộc sống chồng chéo của hai người làm nên khúc Balat thương tâm về tình
yêu, sự mất mát và cái chết. Hema và Kaushik biết nhau thời niên thiếu, khi gia
đình Kaushik đến ở với cha mẹ Hema trong khi chờ tìm nhà ở ngoại ô Boston.
Hema thầm ấp ủ một niềm say mê với Kaushik, nhưng anh ta hoàn toàn không biết
những trò đùa của cô và bị ám ảnh bởi sự hao mòn sức khỏe của mẹ anh. Nỗi đau
khổ của anh càng lớn sau cái chết của bà và anh giận dữ trước việc tái hôn vội vàng
của người cha. Nó đẩy anh vào nghề phóng viên chụp ảnh, trải qua phần lớn thời
gian với những những cuộc chiến tranh ở những miền đất xa xôi của quả địa cầu.
0THema, trong lúc ấy trở thành một giáo sư, một học giả tiếng Latin, sau một thời
gian dài, không hạnh phúc với tình yêu bốc đồng, quyết định chọn một cuộc hôn
nhân truyền thống được sắp đặt, mặc dù cô hiểu rõ “cái chết” của dự định kết hợp
này, cô cố gắng thuyết phục bản thân rằng mối quan hệ đó sẽ cho cô cuộc sống với
cảm giác chắc chắn và ổn định. Song, đi ngược lại tất cả, Hema và Kaushik gặp lại
nhau ở Rome - vào buổi tối trước khi Hema khởi hành về cho đám cưới của cô - và
lau vào một tình yêu mãnh liệt tha thiết. Tuy nhiên, câu chuyện tình yêu không kết
thúc bằng niềm vui hạnh phúc mà bằng niềm đau âm thầm vì những cơ hội bị bỏ lỡ.
0T rong bàn tay của một nhà văn kém tài, đó là một kết thúc có thể được xem là
cường điệu hoặc dối trá, tuy nhiên với sự thể hiện của Jhumpa, nó chiếm hữu sức
mạnh ám ảnh của bi kịch - một chứng cứ rõ ràng cho sự hiểu biết thâm sâu của một
nghệ sĩ tuyệt vời.
Nguồn: 2TU
VĂN HÓA VÀ NHẬP CƯ, NƯỚC MỸ VÀ HẬU NƯỚC MỸ TRONG
NGƯỜI DỊCH BỆNH CỦA LAHIRI
Hassan Rouhvand
Bài báo này là bài nghiên cứu về sự phân đôi văn hóa của nước Mỹ và Hậu
nước Mỹ liên quan đến vấn đề nhập cư, trong lý thuyết và trong thực tế, để cắt
nghĩa, như Francis Fukuyama quan sát, sự tồn tại các lỗ trống trong các học thuyết
của những người sáng lập nước Mỹ là do họ thiếu hiểu biết về bản sắc của cộng
đồng người nhập cư vì đã chú ý đến họ theo hướng đồng hóa và giao thoa văn hóa.
Thách thức đang gia tăng, chủ yếu là qua việc áp dụng quan điểm lý thuyết của
Fukuyama, Jhon Fonte, Robert Bach và Alliennikoft hướng tới những gì đang bị đe
dọa ngày nay ở nước Mỹ như một xã hội đa văn hóa và như một đất nước nhập cư
xuyên quốc gia.
Trên thực tế, tôi sẽ theo dõi các mô hình của sự phân đôi để hỏi và trả lời câu
hỏi: “Động lực nào thúc đẩy sự có mặt của những hình ảnh địa lý văn hóa Nam Á
và vấn đề nhập cư của họ bên trong hoặc bên ngoài nước Mỹ trong tác phẩm của
Lahiri?”. Tôi cũng muốn lập luận rằng, Lahiri bây giờ được chú ý như một nhà văn
nhập cư hàng đầu đã thể hiện trong bộ sưu tập của cô những phương pháp thích hợp
mà tôi đưa ra tranh luận để làm suy yếu quyền công dân Mỹ trong ý nghĩa truyền
thống. Nó sẽ được minh họa bằng các nhân vật trung thành với nền văn hóa cội
nguồn. Tôi sẽ cố gắng chỉ ra rằng, Jhumpa Lahiri là thành viên của thế hệ người
nhập cư thứ hai, trong mặt ưu việt, với ý thức tập thể hơn là ý thức cá nhân và
những đặc quyền, cô đồng cảm với lịch sử đa dạng của nước Mỹ hơn là với truyền
thống lịch sử đồng nhất của nó.
Tôi sẽ cố gắng để minh họa và kết luận rằng dường như không thể nhắc tới
Hoa Kỳ mà không có sự công nhận chính thức của bản sắc văn hóa tập thể đa dạng
của người mới đến, vì thế, không thể chấp nhận giải pháp truyền thống đối với việc
nhập cư như là một phương tiện để nhập tịch và đồng hóa vào văn hóa nước Mỹ.
GIỚI THIỆU
Jhumpa Lahiri được sinh ra ở London nước Anh năm 1969, cha mẹ cô là
người Ấn Độ. Cô lớn lên ở Rhode Island – nơi cha cô làm việc cho thư viện và mẹ
là giáo viên. Lahiri lấy bằng cử nhân Ngữ văn Anh tại trường Barnard College,
bằng thạc sĩ ngành Creative Studies và bằng tiến sĩ ngành Renaissance Studies từ
trường Đại học Boston.
Tuyển tập đầu tay của cô Người dịch bệnh đã giành được nhiều giải thưởng,
trong đó bao gồm cả giải Pulitzer cho thể loại truyện hư cấu năm 2000. Tác phẩm
thứ hai có nhan đề Hoán danh, là quyển tiểu thuyết đầu tiên của cô, trong nhiều
tuần nằm trong danh sách bán chạy nhất trên New York Times. Cùng với giải
Pulitzer năm 2000, cô còn nhận các giải thưởng khác: giải Pen/Hemingway, giải O.
Henry, giải tác phẩm đầu tay hay nhất trong năm của The New Yorker và giải
Addion Metcalf của viện Văn học Nghệ thuật Mỹ.
Chín câu chuyện trong tuyển tập Người dịch bệnh cung cấp cho người đọc
những kinh nghiệm phong phú vừa quen thuộc vừa xa lạ. Toàn bộ tập truyện tập
trung nói về những người Ấn Độ Nam Á, thường là người Bengal đang sống ở Ấn
Độ hoặc sau đó di cư đến sống ở Mỹ. Những chi tiết miêu tả phong phú về cuộc
sống của người Ấn Độ, các giá trị văn hóa và phong tục cùng những thói quen trong
gia đình như thức ăn và cách nấu ăn cung cấp nền tảng quan trọng trong nhiều câu
chuyện, có thể là xa lạ với người đọc, đặc biệt là với người Mỹ, phong cách và
những vấn đề trong tập truyện đạt đến trình độ khái quát cao, hấp dẫn và cảm động.
Hầu hết các câu chuyện được dệt nên từ cái nhìn của một người đang đứng
giữa hai nền văn hóa. Các nhân vật là người tị nạn ở nước ngoài đang loay hoay tìm
hướng đi ở một quốc gia, chủ yếu là ở Mỹ, để tạo nên những cơ hội hoặc một chốn
ở như: Chuyện nhất thời, Lục địa thứ ba và lục địa cuối cùng, Ngôi nhà của cô Sen,
Khi bác Pirzada đến ăn tối và Ngôi nhà được ban phước. Mối ràng buộc với châu Á
có thể mạnh hoặc yếu nhưng tất cả họ dường như đều bị ám ảnh. Việc sống giữa hai
nền văn hóa góp phần tạo nên một địa tầng phức tạp cho các tình huống và các mối
quan hệ.
Câu chuyện đầu tiên trong tuyển tập Chuyện nhất thời kể về đôi vợ chồng trẻ
có cuộc hôn nhân đã đi đến bế tắc sau cái chết của đứa con chưa chào đời. Họ nhận
được thông báo từ công ty điện lực rằng khu phố của họ sẽ bị cắt điện mỗi buổi tối
trong năm ngày tới. Cúp điện đã tạo nên một số thay đổi trong mối quan hệ giữa hai
người.
Khi bác Pirzada đến ăn tối là câu chuyện về mối quan hệ giữa một gia đình
người Bengal và một người Bangladesh – ông Pirzada. Lilia, cô con gái người Mỹ
gốc Ấn xúc động trước lòng tốt của cha mẹ cô dành cho ông Pirzada – người có mối
lo ngại cho sự an toàn của gia đình và đã trở về nước giữa lúc cuộc nội chiến bùng
nổ.
Người dịch bệnh kể về đôi vợ chồng người Mỹ gốc Ấn đến Ấn Độ với ba đứa
con. Hướng dẫn viên của họ cũng đồng thời là người phiên dịch bệnh trạng cho các
bệnh nhân người nước ngoài tại một phòng mạch. Trong cuộc nói chuyện thân mật
giữa bà Das và người hướng dẫn viên, bà thú nhận rằng một trong hai đứa con trai
là kết quả của cuộc ái ân giữa bà và người bạn của chồng. Người hướng dẫn viên
đặt mình vào tình thế khó xử khi buộc miệng hỏi: “Bà Das, có thật bà thấy đau khổ
hay đó là một tội lỗi?”
Vợ của một giáo sư, cô Sen trong Ngôi nhà của cô Sen phải học lái xe để cô có
thể tiếp tục công việc của mình như một người giữ trẻ. Điều này giúp cô cải thiện
cuộc sống mới ở Mỹ và giết thời gian khi chồng cô luôn luôn bận rộn. Công việc
của cô phản chiếu nỗi sợ hãi, thất vọng, cô đơn và nỗi nhớ nhà.
Câu chuyện thứ năm, Người gác cổng chân chính là câu chuyện về Boori Ma,
một người quét dọn cầu thang của một chung cư cũ kỹ ở Calcutta, người bị trục
xuất sau khi xảy ra phân vùng. Bà nói đi nói lại về tai ương của mình và sự khốn
khổ mà bà chưa từng gánh chịu trước đây. Cuối cùng các cư dân ném Boori Ma ra
đường sau vụ tình nghi mất trộm.
Ngôi nhà được ban phước là câu chuyện về đôi vợ chồng người châu Á vừa
bước vào cuộc sống hôn nhân. Họ bắt gặp nhiều vật dụng của tín đồ Thiên chúa
giáo của người chủ nhà cũ bỏ lại. Twinkle, người vợ, rất vui mừng về việc tìm kiếm
các đối tượng này nhưng Sanjeev thì không mấy thích thú. Các vật dụng Thiên chúa
đem đến sự mâu thuẫn giữa hai người đồng thời cũng đưa đến sự hòa giải vào cuối
truyện.
Căn bệnh của Bibi Halder là câu chuyện về một cô gái Ấn Độ sống ở Calcutta.
Cô rất ngây thơ và tin rằng hôn nhân là một phương thuốc cho tất cả các căn bệnh.
Câu chuyện kể về việc mọi người giúp cô tìm một người chồng và làm thế nào để
cuối cùng cô được chữa khỏi bệnh.
Gợi tình là câu chuyện về cô gái người Mỹ gốc Ấn – Miranda – đã trao tình
yêu cho một người đàn ông Bengal đã có gia đình vô trách nhiệm. Cô cố gắng thích
nghi với văn hóa Bengal, ăn thức ăn Ấn Độ, xem phim Ấn Độ và đến cuối truyện cô
nhận ra sự phức tạp và vô nghĩa của mối quan hệ này.
Và cuối cùng, Lục địa thứ ba và lục địa cuối cùng là câu chuyện về một người
Ấn di cư đắm mình trong sự hồi tưởng về những tuần đầu tiên của ông ở Mỹ 30
năm về trước. Ông được sắp xếp một cuộc hôn nhân nhưng phải đến Mỹ ngay sau
khi kết hôn nên không thể làm quen với vợ. Trong khi đó, ông thuê một căn phòng
thuộc sở hữu của một người góa phụ cao tuổi. Khi vợ ông đến Mỹ, bà Croft gọi cô
là một phụ nữ hoàn hảo. Nhận xét này đã gợi lên một sự cảm thông và tình yêu
trong ông dành cho vợ mình.
Tác phẩm không chỉ làm rung động trái tim của những người đang cảm thấy bị
xa lánh và cô đơn ở nước ngoài mà còn làm rung động với tất cả những ai am hiểu
về văn hóa Ấn Độ
QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG, “TỰ DO DÂN CHỦ MỸ”
Điều mà Jhon Fonte trong bài viết “Để chiếm hữu ý thức dân tộc Mỹ” thảo
luận về phương pháp tiếp cận truyền thống đối với vấn đề nhập cư là sự đồng hóa
vào một dân tộc với quyền được hưởng trên đất đai của người khác “nguyên tắc cơ
bản của tự do, dân chủ, quyền công dân bình đẵng và quyền lợi cá nhân được thể
hiện trong những văn bản (của nước Mỹ) nhằm chống đối với những quyền dân tộc
đang có và nguồn gốc tôn giáo”. Ông chấp nhận hai giới hạn để nói thêm về hướng
giải quyết của Hoa Kỳ đối với vấn đề di dân, đồng hóa và sự tiếp biến văn hóa. Ông
gọi chúng là “sự đồng hóa ái quốc” và “đạo lí đúng theo hiến pháp Hoa Kỳ”.
Với “sự đồng hóa ái quốc” ông cho rằng “những người nhập cư về cơ bản
chấp nhận những nguyên tắc công dân Mỹ và những di sản Mỹ như là của họ”.
Điều này hướng tới những thủ tục Mỹ hóa đòi hỏi những người mới đến hòa nhập
vào nền văn hóa, trang phục, chuẩn mực và pháp luật của đất nước họ đến để làm
thành một dân tộc, vì vậy nó đi ngược lại với một xã hội đa văn hóa thông qua sự
nhập tịch bằng việc nói tiếng Anh và biết về lịch sử để bảo đảm quyền công của họ,
tự do và quyền bình đẵng. Tuy nhiên, với làn sóng nhập cư trong thập niên 60 và 70
đã có một cái nhìn mới về vấn đề nhập cư từ quan điểm đa nguyên và đa văn hóa.
VẤN ĐỀ THỬ THÁCH: NƯỚC MỸ XUYÊN QUỐC GIA HAY HẬU
NƯỚC MỸ
Theo cách nổi lên của cấu trúc nước Mỹ xuyên quốc gia hay hậu nước Mỹ của
Hợp chủng quốc, quan điểm về sự đồng hóa của những người nhập cư trong một
dân tộc bị bác bỏ và một “sự thành lập liên bang quốc tế của kiều dân” được kêu
gọi. Điều này sẽ dẫn đến kết quả “không còn là một dân tộc mà là một liên dân tộc,
một sự đan kết qua lại với những đất nước khác nhau”. Ý kiến quay trở lại với nước
Mỹ như một đất nước của “một dân tộc”.
Allienikoff trong bài viết của mình tuyên bố rằng “nước Mỹ là một khế ước
dưới sự thương lượng không ngừng”, Jhon Fonte mở rộng điều này “sự thương
lượng của khế ước Mỹ” và đồng tình với Allienikoff đi đến khẳng định “các nhóm
dân tộc có liên hệ qua lại sẽ nổi lên như một phần tử của một dân tộc”.
Robert Bach cũng vậy, như một người đề xướng về nước Mỹ xuyên quốc gia,
tin rằng “vấn đề của nước Mỹ ngày nay có thể không là vấn đề đa dạng mà là vấn
đề đồng nhất”. Vì thế, việc mải mê nghiên cứu những quan điểm đề xuất gần đây
của các viện nghiên cứu và các học giả về địa lý con người, văn hóa và nhập cư, sự
đồng hóa sẽ xuất hiện như là thêm một vấn đề hơn là một giải pháp để nhận dạng
các cuộc đấu tranh trong một xã hội đa văn hóa.
Vì nó là điều hiển nhiên từ những lập luận đầy thách thức, các giả định của
giới thượng lưu ngày nay là xoay quanh “tính ưu việt của nhóm văn hóa vượt lên
tính cá nhân đơn lẻ, nhóm người tán thành chế độ bầu cử theo tỷ lệ như một mục
tiêu xã hội” với các nhóm thiểu số không có nghĩa vụ phù hợp với các nền văn hóa
được cho là đã có ở đó.
Tập truyện Người dịch bệnh của Jhumpa Lahiri mô tả thách thức văn hóa liên
quan đến vấn đề đồng hóa và sự thích nghi trên một đất nước nhập cư nhưng khó
giải quyết hơn về các khái niệm khi mà Ấn Độ với tất cả sự đa dạng của văn hóa và
truyền thống là sự thúc đẩy người đọc trong cố gắng để tiên đoán: họ là ai.
NƯỚC MỸ VÀ HẬU NƯỚC MỸ TRONG NGƯỜI DỊCH BỆNH
Chín câu chuyện trong tuyển tập được xây dựng trên cái nền văn hóa Ấn Độ.
Các nhân vật trong truyện bị chi phối bởi văn hóa Ấn Độ dưới hình thức này hay
hình thức khác. Ba truyện diễn ra ở Ấn Độ và sáu truyện còn lại liên quan tới cuộc
sống của những người Ấn Độ nhập cư ở Mỹ.
Câu chuyện chủ đề Người dịch bệnh đem lại cho chúng ta hình ảnh về một gia
đình người Mỹ gốc Ấn đang trong chuyến về thăm Ấn Độ, họ như là những người
xa lạ với nền văn hóa và di sản cội nguồn. Ông bà Das quá xa lạ với những di sản
của Ấn Độ đến mức cần một hướng dẫn viên du lịch. Bà Das hiện lên trong sự cân
bằng và thích nghi tuyệt đối với cuộc sống Mỹ, cũng như với các con của bà. Cách
ăn mặc và cách thưởng thức thức ăn của bà chẳng khác gì một người nước ngoài,
cách bà tránh xa thức uống vì e ngại nó mất vệ sinh tiêu biểu cho mức độ đồng hóa
nghiêng về phong cách sống của người Mỹ.
Một câu chuyện khác, Lục địa thứ ba và lục địa cuối cùng hoặc Khi bác
Pirzada đến ăn tối thể hiện hình ảnh những người vợ di dân tìm thấy sự cân bằng
giữa Bengal và Mỹ. Cô Sen, mặc dù khập khiễng và chậm chạp, mất nhiều thời gian
cho cuộc hành trình hòa nhập với vùng đất mới nhưng cuối cùng cũng nguôi dần và
có sự tương đồng với những người phụ nữ người Mỹ gốc Ấn kia trong sự cân bằng.
Trong Ngôi nhà được ban phước, Twinkle với niềm vui thích và say mê sắp xếp các
biểu tượng Thiên chúa như là một người Mỹ mộ đạo và các giá trị văn hóa trên lò
sưởi.
Ngoài ra, trong Lục địa thứ ba và lục địa cuối cùng có một mối quan hệ được
phát triển giữa bà Croft, bà lão người Mỹ với một người Ấn Độ cần định cư ở đó.
Trong truyện này, nhân vật chính sẽ học được cách chấp nhận tật riêng của người
phụ nữ người Mỹ ấy, vượt qua giai đoạn làm quen với nó, ông đi đến chấp nhận, và
khi thiếu vắng ông đã nhớ về nó như là biểu hiện bình thường của cuộc sống.
Đến thời điểm này, có thể xem như quan điểm của những người đề xuất ý
tưởng về nhập cư và đồng hóa đã cho thấy sự đúng đắn và đã đạt được hiệu quả. Nó
có thể được hình dung qua sự thành công của các thế hệ người nhập cư theo cách
thức của họ hội nhập vào nước Mỹ, ý thức Mỹ và bản sắc văn hóa mới đang ngày
càng có uy thế và có trọng lượng.
Tuy nhiên, đó có vẻ như là một sự chuyển vế phương trình đơn giản. Để tiếp
tục giải thích sự tạo ra thế hệ con lai Ấn – Mỹ thúc đẩy chúng tôi, theo hướng tranh
luận gay gắt, Samuel Huntington đặt cho những người nhập cư câu hỏi: “Chúng ta
là ai?”. Câu trả lời có thể được tìm thấy trong cộng đồng người Ấn Độ trong tác
phẩm của Lahiri đang đấu tranh hoặc đang xoay sở với tình trạng bị cô lập, sự ngăn
cách, sự quá độ, trạng thái không nhà, sự tạp giao văn hóa, bản sắc và sự đồng hóa.
Bản thân Lahiri là một người Mỹ gốc Ấn, trong một cuộc phỏng vấn bày tỏ ý
kiến về những trải nghiệm của mình, cô nói:
Khi lớn lên ở Rhode Island vào thập niên 70, tôi cảm thấy mình không phải
người Ấn Độ cũng không phải người Mỹ. Giống như nhiều đứa trẻ di dân, tôi cảm
thấy bị áp lực mạnh từ hai phía, trung thành với thế giới cũ và thông thạo thế giới
mới, bằng lòng với cả hai bên của dấu gạch nối. Nhìn lại, tôi thấy đây là trường
hợp bình thường. Nhưng với nhận thức của một đứa trẻ, tôi cảm thấy bị cắt giảm ở
cả hai đầu, bị đưa đẩy như con thoi theo hai chiều chẳng có liên hệ gì với nhau. Ở
nhà, tôi theo trang phục của cha mẹ, nói tiếng Bengali, ăn cơm và dal với các ngón
tay. Những sự việc bình thường thường này dường như là một phần bí mật, một lối
sống hoàn toàn xa lạ và tôi đau khổ che giấu chúng với các bạn người Mỹ.
Tuyển tập truyện ngắn Người dịch bệnh theo cách thức như vậy, trôi bồng
bềnh giữa hai đất nước Ấn Độ và Hoa Kỳ. Trong các câu chuyện về những người
nhập cư, Lahiri đã khéo léo xem xét những phản ứng với sự thay đổi văn hóa,
những ràng buộc để giữ chặt con người với quê hương xứ sở, gia đình trói buộc
điều đó kéo chúng ta vào những điều mà đôi khi theo chiều hướng trái ngược hoàn
toàn. Tác phẩm không chỉ làm rung động trái tim của những người đang cảm thấy bị
xa lánh và cô đơn ở nước ngoài mà còn làm rung động với tất cả những ai am hiểu
về văn hóa Ấn Độ. Thức ăn là một ví dụ. Nó kêu gọi sự thừa nhận, sự thừa nhận ấy
không giới hạn ở cá nhân mà cho cả một cộng đồng. Nó như một phép ẩn dụ vừa
thực hiện chức năng kết nối vừa có nhiệm vụ tách biệt cộng đồng này với cộng
đồng khác.
Thức ăn là sản phẩm của một vùng đất. Thức ăn là văn hóa đối với những
người nhập cư thỏa mãn như một phần quan trọng trong bản sắc văn hóa của họ.
Khi đi từ quê nhà, thức ăn từ những người dân xứ ấy mang lại nhiều niềm vui như
nghe được giọng nói của mẹ ở nước ngoài. Thức ăn tạo nên một đường liên kết, nó
đem lại cảm giác thân quen trên một thế giới xa lạ.
Để đối mặt với cảm giác lưu vong, bị xa lánh, thiếu vắng cảm giác gần gũi và
sự liên lạc, nỗi đau buồn xé ruột, dấu ấn về nỗi nhục nhã, nỗi đau về sự tiếp biến
văn hóa, “phương thức triển khai mà Lahiri để hết tâm trí vào là thêm vào những
loại thức ăn khác nhau”. Thức ăn trở thành động lực thúc đẩy sự cân bằng nhóm,
tộc người thiểu số khi đi ngược lại với nguyện vọng thích nghi theo xu hướng văn
hóa chủ đạo ở vùng đất định cư.
Chuyện nhất thời tập trung chủ yếu vào sự xa cách trong một gia đình nhỏ
người Ấn Độ mà thức ăn như là một nhân tố để ràng buộc. Lahiri miêu tả những
ngày hạnh phúc của gia đình nhỏ này qua việc kiểm kê tỉ mỉ các loại thức ăn mà
phần lớn phụ thuộc vào văn hóa:
Phòng để thức ăn luôn là kho dự trữ với sự bổ sung những chai dầu ô liu và
ngũ cốc, tùy thuộc họ nấu món Ấn Độ hay món Ý. Đã có những hộp mì trong tất cả
các trạng thái và màu sắc, có khóa kéo những bao chứa gạo, đầy đủ sườn cừu và dê
từ người hàng thịt Hồi giáo ở Haymarket, được băm nhỏ và làm đóng băng vô tận
trong các túi nhựa.
Nhưng ngược lại trong Chuyện nhất thời thực phẩm đem lại nhận thức thuộc
về nhau của hai vợ chồng thì trong truyện tiếp theo Khi bác Pirzada đến ăn tối thực
phẩm trở thành một chút dấu vết từ quê nhà. Làm thức ăn không chỉ đáp ứng một
phần nhu cầu cuộc sống nơi quê nhà cho ông Pirzada mà còn đáp ứng như một sự
ràng buộc mạnh mẽ giữa các nhân vật chính – ông Pirzada và gia đình của Lilia.
Ông Pirzada đến từ Dacca trong khi cha mẹ Lilia ở Ấn Độ. Nhưng thức ăn mà họ
nêm cũng như thói quen ăn uống đưa đến một ràng buộc của sự giống nhau:
“Họ cùng ăn xoài ngâm, cùng ăn cơm tối bốc tay. Giống như cha mẹ tôi, bác
Pirzada cởi giày trước khi bước vào phòng, nhai hạt thìa là sau bữa ăn cho dễ tiêu,
không uống rượu, khi tráng miệng thì nhúng những chiếc bánh quy rẻ tiền vào cốc
nước chè”.
Ở đây, không chỉ thức ăn mà cả thói quen ăn uống cũng là cơ sở của sự đồng
cảm. Những loại thức ăn mà người Ấn Độ cũng như người Pakistan thường dùng
thiết lập sự hòa hợp tất cả cộng đồng Ấn – Pakistan và là chỗ dựa cho họ trên một
đất nước mà các thành phần dân cư trú không biết hoặc không sẵn lòng biết họ là ai.
Cô Sen là một phụ nữ Bengal điển hình mà cá là nguồn thức ăn cơ bản. Sự
xuất hiện của cá tại các cửa hàng địa phương được đón chào như một mẩu tin tức từ
gia đình và cô luôn luôn mong muốn nắm giữ nó để nấu ăn phục vụ cho chú Sen.
Bất cứ khi nào cá đến tại các cửa hàng địa phương là cô quấy rầy chồng mình vận
chuyển nó từ cửa hàng về nhà cho cô. Nếu chú Sen bận việc thì cô đón xe buýt đến
để lấy cá, nhưng cô không hưởng trọn vẹn niềm vui vì hành khách khó chịu với mùi
tanh. “Cá trở thành chủ đề của truyện. Sự tồn tại của cô Sen trên đất khách xoay
quanh loại thực phẩm này”. Nó cho cô cảm giác gần gũi với người dân xứ mình và
rằng nó hoàn toàn vắng mặt trong xã hội Mỹ.
Câu chuyện cuối cùng trong tuyển tập, Lục địa thứ ba và lục địa cuối cùng kể
về sự ra đi và từng bước bắt đầu cuộc sống nơi xứ lạ của một trí thức Bengal. Anh
ta theo đuổi nền giáo dục ở Anh và sau đó nhận công việc ở Mỹ. Thích nghi với lối
sống của ba lục địa, anh và vợ anh thành công trong việc duy trì bản sắc văn hóa cội
nguồn. Thậm chí ở Mỹ, anh vẫn cảm nhận sự khác biệt giữa mùi cơm tỏa ra trong
nhà với mùi cơm tỏa ra từ một căn hộ. Một đĩa cơm được chế biến với “tỏi tươi và
gừng trên bếp lò” làm nên một bữa ăn thừa mứa. Không chỉ thức ăn mà thói quen
ăn uống cũng trở nên quý giá vì nó đem lại cảm giác được gắn liền với quê hương
xứ sở. Ăn cơm bốc tay đem lại niềm vui mà không có cái thìa hay cái nĩa nào có thể
thay thế được. Con trai họ học đại học Harvard cũng sẽ thừa hưởng thói quen ăn
cơm bốc tay này. Thói quen này là đặc ân lớn đối với những người Ấn Độ sống ở
nước ngoài. “Ở Ấn Độ, phần lớn các nhân vật có thể nói tiếng Anh nhưng thức ăn
Anh không là phần thiết yếu trong khẩu phần ăn của người Ấn hoặc của những
người sống ở nước ngoài”.
Đây là “những cuộc sống lưu vong”, như bản thân Lahiri quan sát, và đây là
“sự xác định và xác định lại về người Mỹ gốc Ấn lưu vong” trong sự biệt lập. Tình
yêu, truyền thống và vấn đề bản sắc luôn tồn tại trong sâu thẳm các câu chuyện và
trong các nhân vật. “Những người tìm thấy được hạnh phúc là những người có thể
nắm chặt hoàn cảnh hiện tại của họ đồng thời không bỏ quên nguồn gốc Ấn Độ”.
Chúng tôi xem xét về nhân vật cô Sen hàng ngày ngồi trên sàn nhà cắt rau cải theo
cách cô đã làm ở Ấn Độ cùng với con dao mà cô đã sử dụng ở đó.
Sự gắn bó bền vững với bản sắc Bengal của cô là quá rõ ràng qua việc cô thậm
chí không sử dụng con dao của phương Tây. Cô mang theo từ Ấn Độ một con dao
rất đặc biệt “được tạo thành giống như mũi một con thuyền của người Viking” được
dùng cho việc cắt thái các thành phần thực phẩm. Con dao được gọi là “bonti”
trong tiếng Bengali không chỉ là một dụng cụ, mà nó tồn tại trong ký ức cô Sen như
“biểu tượng trung tâm cho cộng đồng người phụ nữ Ấn Độ”. Nếu bonti tượng trưng
cho bản sắc Bengal của cô Sen thì sự bực tức với chiếc xe tượng trưng cho sự thất
bại để tiến đến một người Mỹ gốc Bengal thành công. Ashutosh Dubey chỉ ra rằng
“sự kiên quyết chối từ của cô Sen với việc học lái xe có thể được xem như là bản
năng của sự chống đối với những giới hạn được sai khiến của thế giới mới này”.
“Được nuôi dưỡng trong một nền văn hóa mà ở đó cô có thể tin tưởng vào một tài
xế lái xe, cô Sen không có được kĩ năng tự chủ của một người Mỹ khi lái xe”. “Để
tìm đến với cá, cô phải gọi chồng mình trong lúc đang làm việc và dỗ ngọt ông đi ra
cửa hàng để mua được cá tươi”.
Mặc dù trong các câu chuyện khác của tuyển tập, chúng tôi được tiếp cận với
một số phụ nữ nhập cư như trong Người dịch bệnh và trong Lục địa thứ ba và lục
địa cuối cùng, tuy nhiên họ là những người có thể tìm thấy sự cân bằng giữa Bengal
và Hoa Kỳ. Cô Sen, ngay từ đầu xác định nhà của cô ở Calcutta: “Mọi thứ đều ở
đó Ở đây không có gì cả”. Nó nói lên trạng thái tâm lí của cô không dẫn đến sự
thích nghi và đồng hóa. Câu chuyện như bức tranh về người phụ nữ nhập cư trong
những năm đầu sống nơi xứ lạ. Tuy nhiên, có một điều đáng suy ngẫm: truyện này
không được viết bởi một người nhập cư thuộc thế hệ đầu tiên mà bởi Jhumpa
Lahiri, một thành viên của thế hệ thứ hai, và là một học giả, người được đòi hỏi
phải, ở một mức độ cao, đắm mình vào nền văn hóa Mỹ bao gồm cả giáo dục và
cuộc sống. Điều đáng nói là cô vẫn chưa là một phần của nước Mỹ như những
người sáng lập đất nước ấy từng nghĩ.
Tập truyện của Lahiri vừa lặp lại bản sắc chính trị truyền thống của vấn đề
nhập cư vừa phản ánh bản sắc chính trị hiện đại của các chỗ trống trong kết cấu lý
thuyết về Hậu nước Mỹ với việc giữ nguyên vị trí và ý nghĩa của các nhóm người.
Trong khi những người trước đây chính trị hóa bản sắc của người nhập cư: tự do cá
nhân với toàn bộ xã hội dân chủ trên giả định về nguyên tắc số đông, những người
định cư gần đây hiểu tự do cá nhân trong nhóm văn hóa, tôn giáo và dân tộc để bảo
vệ bản sắc tự do của họ trong bối cảnh đa văn hóa. Như John Fonte lập luận, khi
đọc bài viết của Francis Fukuyama Tạp chí Dân chủ (2006) “ngày nay chủ nghĩa
đa văn hóa được hiểu không như là sự khoan dung của tính đa dạng trong văn hóa
[để định giá cá nhân] mà như sự đòi hỏi cấp bách về sự công nhận hợp pháp của
nhóm chủng tộc, tôn giáo hoặc văn hóa”. Cho nên, mặc dù độc giả của Người dịch
bệnh bị dao động giữa sự cân bằng và mất cân bằng của những người nhập cư, họ
vẫn được cung cấp những hình ảnh điển hình với các nhân vật người Ấn Độ.
KẾT LUẬN
Bài viết này nhằm hướng đến những thách thức đặt ra cho những đất nước của
người nhập cư, đặc biệt là Hoa Kỳ, nơi mà ngày nay với sự nổi lên của bản sắc
chính trị mới cho đến khi sự xung đột văn hóa được quan tâm. Bài nghiên cứu chủ
yếu xoáy vào những người vùng Nam Á, người Ấn Độ và người Bengal nhập cư
đang trong trạng thái cân bằng hoặc đang đấu tranh để có được, và như vậy, sự đối
kháng mà họ thể hiện là kết quả của việc thay đổi chỗ ở. Bài viết được dự định để
minh họa cho các ngữ liệu của cuốn sách, Người dịch bệnh, bao gồm những câu
chuyện được đặt cả bên trong và bên ngoài nước Mỹ, là ngôi nhà của những người
đang đòi sự công nhận văn hóa của một vùng địa lí. Bản thân Lahiri cùng với các
nhân vật của cô quan tâm đến tình trạng bị chối bỏ, bị cô lập, lưu vong, đồng hóa và
sự chống đối. Tất cả biểu hiện cho câu hỏi về sự công nhận họ là ai. Điều này hóa
ra là những thách thức lớn đối với những đất nước như Hoa Kỳ. Đó là, nếu “xã hội
của họ không xác nhận theo nguyên tắc tự do [liên quan đến việc công nhận sự nổi
lên bản sắc các nhóm], họ có thể bị thách thức bởi những người nhập cư chắc chắn
hơn việc xác định họ là ai”.
Nguồn: 2TU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_trung_truyen_ngan_jhumpa_lahiri_0109.pdf