Luận văn Dân ca Gầu plềnh và lễ hội Gầu tào của người Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi

Các địa phương có LHGT và sinh hoạt Gầu plềnh nên để đồng bào tự quyết tổ chức theo truyền thống, không nên can thiệp quá sâu nhưng cần triển khai nhiều giải pháp quản lý đồng bộ nhằm: một mặt bảo tồn, phát huy tốt nhất giá trị bản sắc truyền thống của đồng bào, trên cơ sở đó quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch, phát triển giao thương, phát triển kinh tế, xã hội; mặt khác, đảm bảo vệ sinh môi trường, thực phẩm, an ninh, an toàn giao thông cho người dự hội; phòng ngừa buôn lậu (nhất là ma túy), lợi dụng truyền đạo trái phép, lôi kéo, buôn bán trẻ em, phụ nữ qua biên giới; ngăn chặn một số hủ tục lạc hậu có thể tái sinh trở lại như tảo hôn hay lợi dụng tục kéo vợ để kéo trẻ vị thành niên về làm vợ hoặc lợi dụng chiếm đoạt, phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác.dẫn đến vi phạm pháp luật. Việc phục dựng LHGT cần nghiên cứu, xem xét cụ thể; tránh phục dựng tràn lan mà không xuất phát từ nhu cầu của đồng bào tại địa phương hoặc làm sai lệch truyền thống dẫn đến không hấp dẫn bà con, gây tốn kém, lãng phí, thậm chí làm mất đi hình ảnh vốn tốt đẹp. Đồng thời với việc phát triển giáo dục nâng cao dân trí, cần nghiên cứu và chú trọng giáo dục truyền thống dân tộc trong nhà trường; tổ chức những hoạt động giáo dục thiết thực cho lớp trẻ như giáo dục song ngữ; sưu tầm dân ca, truyện cổ; sưu tầm và sử dụng nhạc cụ, trang phục; giáo dục lịch sử địa phương; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục nghề truyền thống

pdf169 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 5194 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dân ca Gầu plềnh và lễ hội Gầu tào của người Hmông ở Lào Cai – truyền thống và biến đổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Có thể nói, chính tiến bộ xã hội đã làm cho con người tiến bộ, phát triển, “được giải phóng và hoàn thiện” nhiều mặt [94, tr.181], trong đó có ý thức về con người cá nhân tự chủ, làm chủ cuộc sống, tình yêu của mình. Nhìn tổng thể, Gầu plềnh có sự biến đổi về nội dung cho phù hợp với cảm hứng sáng tạo của con người và hoàn cảnh diễn xướng hiện tại; tuy nhiên, sự biến đổi đó khác nhau giữa các vùng cư trú cụ thể ở Lào Cai và giữa những người diễn xướng cụ thể. Sa Pa là vùng phía Tây Nam Lào Cai, xa biên giới, du lịch phát triển mạnh; ngoài ra còn có nhà thờ và sự xâm nhập của đạo Tin Lành, Thiên chúa giáo vào Sa Pa cũng khác biệt hơn so với các huyện khác; người dân được tiếp cận với nhiều luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau và phải đứng trước sự lựa chọn văn hóa để thích nghi một cách rõ rệt hơn. Xem xét các bài hát sưu tầm tại Sa Pa [bài 51 đến 61, TLĐD], nội dung thường đề cập đến xây dựng nếp sống mới, đặt vấn đề lựa chọn cuộc sống thích hợp, nhất là những bài do nghệ nhân Giàng Seo Gà hát. Ông hay lồng vào lời ca nội dung có tính chất tuyên truyền, giáo huấn cho một chủ trương về cuộc sống mới theo những tiêu chuẩn mới bởi lẽ bản thân ông là một Lãnh đạo văn hóa địa phương: Có khi ẩn vào lời ca đậm chất truyền thống: Ta thực lòng muốn cùng nàng nối lời ca/ Nhưng nàng đã có bạn riêng mời nàng nghỉ [bài 55 - TLĐD]; có khi chỉ đổi từ một câu khẳng định truyền thống sang câu phủ định mà thay đổi hoàn toàn quan niệm truyền thống: Cuộc đời tình duyên giữa hai ta, say đắm đã bao lâu/ Nàng không biến đi, ta chẳng chết lìa, cả đời không thể xa nhau [54 - TLĐD]; nhưng cũng có khi lời giáo huấn, căn dặn bộc lộ khá rõ tư tưởng đạo đức hiện đại: Trong dịp tết họ đi hội đầy đủ/ Không nên cắt duyên cô gái đồng trinh [bài 52 - TLĐD]. Các bài hát sưu tầm tại Mường Khương [bài 1 - 40, TLĐD] đa dạng hơn về nội dung nhưng nổi lên một số vấn đề mới của thời cuộc. Một là, người Mường Khương không thường xuyên tiếp cận khách du lịch nhưng có cửa khẩu và tuyến biên giới với TQ khá dài, người Hmông hai bên có quan hệ thân tộc nên thường xuyên đi lại làm ăn, buôn bán, thăm hỏi, giao lưu với nhau, vì vậy cũng nổi lên nhiều vấn đề xã hội hơn như buôn ma túy, buôn bán trẻ em, phụ nữ qua biên giới, nạn phụ nữ bỏ nhà đi, nạn tảo hôn...và những vấn đề này đã đi vào Gầu plềnh một cách khá tự nhiên bởi tính chất bộc bạch tâm sự trong Gầu plềnh rất rõ nét (VD: Em biết anh là chàng trai/ Không bao giờ phạm một chút lỗi [bài 4, TLĐD]. Hai là, mấy chục năm qua, kinh tế, xã hội có bước 143 phát triển vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao, dân trí được mở mang, LHGT phát triển trở thành điểm hội lưu hấp dẫn của người Hmông nhiều nơi khác đến; đồng thời, người Hmông nơi đây vốn có một lịch sử đáng tự hào của một thời định cư tại đây chống lại nhà Hán, cuộc đấu tranh chống lại thổ phỉ Châu Quáng Lồ những năm 50, 60 (TK XX) và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979; cuộc đấu tranh chống lại sự xâm thực của đạo Tin lành...đã hình thành trong cộng đồng Hmông nơi đây hệ tâm lý mới: tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, tự tin về tri thức của người được ăn học, có hiểu biết...Dấu vết những sự đổi thay đó đã được khéo léo lồng vào nội dung phản ánh của Gầu plềnh. Ba là, LHGT Pha Long (Mường Khương) có nhiều tầng lớp xã hội tham gia hát Gầu plềnh đã tạo ra tính đa dạng và nổi lên nhiều nội dung mới mẻ. Chính người hát đã đưa vào Gầu plềnh những nội dung, tư tưởng mới. Ông Lù Seo Sềnh, nhà giáo có trình độ Cao đẳng sư phạm hay hát những bài đề cập đến những chi tiết liên quan đến người đi học như việc học hành, chữ nghĩa, thư từ, hay giáo dục pháp luật, chống tệ nạn buôn lậu...; ông Vàng Văn Củi là cán bộ, trình độ đại học, hay hát những bài có chi tiết bộc lộ niềm tự hào về quê hương có LHGT Pha Long; cô Chấu Sín Lằng, ca sỹ, trình độ cử nhân thanh nhạc thường hát những bài có tính chất vui tươi, lãng mạn mang tính chất đại chúng, phù hợp với sân khấu lớn, được nhiều người ưa chuộng. Tình hình ở Si Ma Cai tương tự như Mường Khương, tuy vậy, mức độ giao lưu ở vùng Si Ma Cai hạn chế hơn Mường Khương và Sa Pa. Những bài mà chúng tôi sưu tầm được (bài 46 - 50) do bà Giàng Thị Mảo, quê Si Ma Cai, nông dân, biết ít chữ nghĩa là những bài hát cổ hoàn toàn từ ca từ đến nội dung. Như vậy, ở nơi mà mức độ giao lưu nhiều thì thành phần tham gia hát Gầu plềnh đa dạng với nhiều tầng lớp người, việc chuẩn bị kỹ càng hơn (Pha Long, Tả Giàng Phình đều thành lập đội văn nghệ, tập luyện trong dịp LHGT), việc tổ chức chu đáo hơn, nội dung, ca từ phong phú hơn và có nhiều nội dung, ca từ mới, đặc biệt là những bài do lớp trẻ, có học thức hát. Việc mở rộng chủ đề trong đề tài tình yêu trở nên phong phú hơn. Ngược lại, đối với nơi mà mức độ giao lưu ít hay người hát cao tuổi, ít va chạm xã hội thì những bài hát cổ với chủ đề truyền thống được hát nhiều hơn (trường hợp bà Ly Thị Say, Phong Hải, Bảo Thắng trong băng hình và băng ghi âm kèm theo hát tương tự bà Giàng Thị Mảo, tuổi đã cao, quê gốc ở Si Ma Cai, lấy chồng ở Xã La Pan Tẩn – một xã vùng cao của huyện Mường Khương). 4.3.4. Biến đổi về văn bản và ngôn ngữ Từ mô tả, phân tích ở mục 4.3.1 đến 4.3.3, chúng tôi khái quát 4 vấn đề chính liên quan đến biến đổi văn bản, ngôn ngữ Gầu plềnh từ truyền thống đến hiện đại như sau: 144 1) Diễn xướng Gầu plềnh rất đa dạng, mỗi người hát, mỗi một hoàn cảnh hát khác nhau có thể tạo ra các (văn bản) dị bản khác nhau nên số lượng dị bản rất phong phú. Vai trò sáng tạo của người hát, đặc biệt của các nghệ nhân hết sức quan trọng trong việc tạo ra biến đổi Gầu plềnh. 2) Ở các địa phương phát triển khác nhau, sự biến đổi diễn xướng, phương thức trao truyền và nội dung Gầu plềnh khác nhau. 3) Một số bài (lời) nhìn thuần túy theo đề tài, thuộc tiểu loại Gầu ua nhéng hoặc Gầu tú giua nhưng trong một hoàn cảnh diễn xướng cụ thể nào đó, đặc biệt hát đối đáp nam nữ sẽ biến đổi trở thành tiểu loại Gầu plềnh do cảm hứng chủ đạo là về tình yêu, tình cảm, hoặc quan hệ nam nữ. 4) Như vậy, kết quả cuối cùng của biến đổi Gầu plềnh là sự biến đổi về văn bản trong một hoàn cảnh diễn xướng cụ thể mà trước hết là biến đổi mặt ngôn ngữ văn bản. Về mặt văn bản: Sự biến đổi trước hết là từ đề tài khác (làm dâu, mồ côi) trở thành Gầu plềnh. Sự biến đổi này, như phân tích trên, nằm trong cấu trúc nội tại của xã hội Hmông, dù muốn hay không, dù xã hội thay đổi hay không thì khi diễn xướng với đúng đối tượng giao tiếp vẫn diễn ra bởi nhu cầu và tính ích dụng tự thân. Người mồ côi, người làm dâu đều được phép hát giãi bày lòng mình với bạn tình, vì vậy, khi lựa chọn những bài mồ côi, làm dâu để hát trong trường hợp này, văn bản đó trở thành Gầu plềnh, nội dung đó “mang nặng tình người, sâu sắc tận xương tủy” (theo ông Hoàng Chúng) là nội dung Gầu plềnh. VD: lời tâm sự của ông Lù Seo Sềnh về cảnh mồ côi và lời tâm sự của bà Giàng Thị Mảo sau đây về cảnh làm dâu trước đối tượng giao duyên trong cuộc hát đã biến đổi thành Gầu plềnh, văn bản sau đây mặc nhiên được coi là Gầu plềnh: - Nàng ơi! Bông hoa nở trên cây/ Nàng sống có mẹ, có cha, nàng sung sướng/ Bông hoa nở trên cành/ Nàng sống đời người chân tay không vướng [TLĐD, bài 32]. - Đất trời hết rồi! Chàng ơi! Ngựa loan không biết ngựa vằn đi thồ giấy.../ Con đường đi làm dâu của gái đồng trinh là con đường tan nát trái tim.../ Cha mẹ tưởng gái đồng trinh ở nơi tốt/ Gái đồng trinh sống cuộc sống vất vưởng như chim cắt, chim én treo chân [TLĐD, bài 49]. Thứ hai, biến đổi về nội dung, trong đó, đặc biệt là mở rộng chủ đề trong cùng đề tài tình yêu. Sự biến đổi này do sự phát triển của cấu trúc xã hội mới mang lại. Chính vì vậy, xã hội càng phát triển, các văn bản Gầu plềnh càng có xu hướng biến đổi đa dạng về chủ đề, nhiều chủ đề mới trong đời sống hiện đại được đưa vào Gầu plềnh trên cơ sở cảm hứng chủ đạo là tình yêu, tình cảm nam nữ. Từ đây tạo thành rất nhiều văn bản (hay dị 145 bản) tùy thuộc vào hoàn cảnh diễn xướng và người diễn xướng cụ thể. Nói chung, đây là quy luật chung của các nền dân ca các dân tộc và các xã hội đang phát triển. Chẳng hạn, ngày nay diễn xướng hay thưởng thức dân ca Việt chúng ta đều phải phân biệt đâu là lời cổ, đâu là lời mới cho nên mới quy định chèo cổ, tuồng cổ, dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ... và chèo, tuồng cải biên hay dân ca quan họ Bắc Ninh lời mới... Để xác định một văn bản là Gầu plềnh ngày nay cần đồng thời căn cứ các tiêu chí: - Nội dung cảm hứng chủ đạo của văn bản đó như thế nào. Điều này đã phân tích trong mục 4.3.3. - Đối tượng do ai diễn xướng, diễn xướng với ai trong hoàn cảnh cụ thể nào. Đây là điều rất quan trọng khi nghiên cứu, thưởng thức một cách đầy đủ, trọn vẹn tác phẩm Gầu plềnh với quan điểm coi trọng cả diễn xướng và văn bản tác phẩm. Nói chung, xác định vấn đề này không quá khó bởi Gầu plềnh sử dụng đại từ nhân xưng rất phổ biến. Cách xưng hô sẽ cho biết rõ đối tượng diễn xướng (cur, caox, lênhx tangz, ư aoz lênhx...). - Nhạc điệu Gầu plềnh với làn điệu Khâu xìa nhưng khó phân biệt hơn bởi làn điệu này được dùng cho cả Gầu ua nhéng và Gầu tú giua. Tuy vậy, khó khăn lớn nhất là xác định văn bản trong trường hợp hát đơn lẻ bởi phải xem xét kỹ nội dung, cảm hứng chủ đạo và các yếu tố liên quan khác; trường hợp văn bản có tính chất hát đối đáp hay ghi lại trong cuộc hát đối đáp nam nữ thì dễ xác định là Gầu plềnh hơn. - Cấu trúc văn bản Gầu plềnh ít biến đổi, dạng cấu trúc phổ biến: mở đầu là một ngữ cố định (ntux tês nduô...) -> cảnh thiên nhiên-> xuất hiện nhân vật trữ tình (cur hoặc caox, gâux sênh...) -> tâm sự, giãi bày, kể lể -> tiếc nuối, thề hẹn (thường có dạng: txux txus xâuk tsi xâuk, muôx txus zar xâuk... Dịch: lời lời không hết, có lời sắp hết...). Căn cứ cấu trúc và nội dung, ta nhận diện văn bản tác phẩm Gầu plềnh dễ dàng và thuận lợi nhất. Biến đổi văn bản Gầu plềnh vừa là tiền đề, vừa là hệ quả tất yếu của sự biến đổi ngôn ngữ tác phẩm. Về mặt ngôn ngữ: nhận diện sự biến đổi Gầu plềnh, nhất là trên văn bản ngôn từ, trước hết phải xem xét sự đổi thay ngôn ngữ, đặc biệt việc sử dụng từ ngữ; điều này liên quan mật thiết với kết cấu, nội dung phản ánh của tác phẩm bởi trong nhiều trường hợp “đặc điểm ngôn ngữ là đặc điểm kết cấu” (Alan Dundes, [147, tr. 506]). Bởi vậy phải xuất phát từ xem xét kết cấu tác phẩm (xem Chương 3), thành tố nào cố định không thể hoặc khó thay đổi, thành tố nào có thể thay đổi. Kết cấu Gầu plềnh dù là lối đối đáp một vế, hai vế hay lối kể chuyện, bao giờ cũng cấu tạo bởi những công thức cố định. Công thức này trong tổng thể một bài ca 146 khó thay đổi, tức là nó không thể vắng mặt trong bài ca đó nhưng bản thân chất liệu tạo nên công thức có thể thay đổi tùy thuộc người hát, mối quan hệ với đối tượng hát và hoàn cảnh hát. VD: công thức mở đầu bài (đoạn): “ntux tês nduô + x” thì yếu tố “ntux tês nduô” cố định, ít thay đổi nhưng yếu tố “x” có thể biến đổi và thực tế hát sẽ có các dạng: - Ntux tês nduô!; - Ntux tês nduô + lênhx tangz! - Ntux tês nduô + mêr tuz! - Ntux tês nduô + gâux sênh! Ntux tês nduô + nxeik gâu sênh... Tương tự như vậy, công thức mở đầu câu hát thường sử dụng đại từ nhân xưng “cur”, “caox” + “x” thì “cur”, “caox” là yếu tố cố định, còn x là yếu tố biến đổi tùy mức độ thân sơ của người hát với đối tượng hát: Cur + lênhx tăngz, Cur + nxeik gâux sênh... Tuy nhiên, sự thay đổi trên mới phản ánh mức độ mối quan hệ của người hát - người nghe và hình thức bài (lời) ca chứ chưa thể khẳng định là đã làm biến đổi nội dung bài (lời) ca. Sự biến đổi nội dung bài (lời) ca chỉ thực sự xảy ra khi người ta lắp ráp vào công thức yếu tố ngôn ngữ có nội dung hoàn toàn mới. Xem xét bảng so sánh các lời ca (từ ngữ) truyền thống và hiện đại (PL4.12, tr. 289) sau sẽ thấy rõ điều đó. - Truyền thống: a) Trên trời chẳng có gì hay mà đồn/ Hạ giới đồn có cô nàng đẹp người đẹp nết, b)Nên ta mới lần mò đêm hôm tới nơi [134, tr. 117]. - Hiện đại: a’)Vì nơi nơi ai cũng bảo đất Pha Long có lễ hội vui nhất từ ngàn năm xa xưa đến nay, b’)Bước chân anh băng qua đèo, vượt qua núi đến mảnh đất Pha Long này/ Được chơi hội cùng em [TLĐD, bài 30]. Nhìn tổng thể, cấu trúc chung của lời ca ít biến đổi nhưng cụ thể từng vế (a,b; a‟,b‟) lời ca từ truyền thống đến hiện đại đã thay đổi hoặc cả cấu trúc và từ ngữ, hoặc chỉ thay đổi cấu trúc, hoặc chỉ thay đổi từ, ngữ; trong trường hợp nào thì nội dung ý nghĩa lời ca cũng biến đổi. Sự thay đổi cấu trúc không phản ánh được trạng thái tinh thần nhưng sự thay đổi từ, ngữ trong lời ca hiện đại lại phản ánh rõ những thay đổi về trạng thái tinh thần, hơn nữa còn bộc lộ tình cảm, tư tưởng, thái độ người diễn xướng. VD, cùng trạng thái hờn giận, trách móc nhưng cô gái xưa bộc lộ thái độ bi quan, nặng nề: Mến thương anh em hỏi tin anh dưới quê hương ở bên nước lớn (cõi chết, ý hờn giận) còn cô gái hiện đại bộc lộ thái độ nhẹ nhàng, trách nhiệm với cuộc sống: Anh nhớ em thì anh hãy lần theo dấu chân em/ Đến với gia đình em/ Xem em có còn cùng bố mẹ em lo vụ rẫy khi xuân đến. Biến đổi văn bản, ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, biến đổi ngôn ngữ làm cho nội dung bên trong văn bản biến đổi nhưng hình thức văn bản Gầu plềnh (nhất là kết cấu, cấu trúc) có thể không biến đổi. Khi nghiên cứu một tác phẩm cụ thể hoặc tiểu loại Gầu plềnh, cần xem xét trong tổng thể diễn xướng, văn bản và ngôn ngữ thể hiện. 147 Tiểu kết chương 4 Gầu plềnh và LHGT là những thành tố tạo nên văn hóa Hmông chịu sự tác động và biến đổi của quy luật biến đổi văn hóa, xã hội. LHGT được phục hồi với xu hướng ngày càng mở rộng quy mô, biểu hiện nhu cầu hướng về tâm linh của đồng bào ngày càng mạnh; tuy nhiên, chưa xuất hiện hiện tượng buôn thần bán thánh hay tệ nạn như một số lễ hội khác. Hình thức tổ chức LHGT biến đổi từ cá thể đứng ra tổ chức, có nơi đã phát triển thành cộng đồng tổ chức, từ một gia đình chủ hội xưa phát triển thành liên gia đình, từ một làng phát triển thành liên làng, liên xã, ngày càng nhiều người dự. Sự biến đổi nội dung hoạt động LHGT ở mỗi vùng Hmông khác nhau do sự phát triển kinh tế - xã hội, do quản lý của mỗi địa phương khác nhau song đều theo quy luật chung là những nhân tố nghi lễ, phản ánh tâm linh truyền thống có tính chất cơ bản, căn cốt cấu trúc nên lễ hội được duy trì hoặc ẩn vào lớp văn hóa khác để thích nghi tồn tại, những yếu tố sinh hoạt vui chơi, giải trí chịu sự chi phối của xã hội hiện đại có thể thay đổi, thậm chí mai một dần hoặc mất hẳn được thay bởi yếu tố sinh hoạt khác phù hợp thị hiếu con người hiện đại. Gầu plềnh là sinh hoạt dân ca truyền thống cơ bản trong LHGT đang biến đổi và bị chi phối mạnh mẽ bởi thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ hiện đại. Phương thức truyền miệng truyền thống đang được thay thế dần bằng phương thức tiếp cận từ các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại. Diễn xướng Gầu plềnh trong lớp trẻ có xu hướng biến đổi từ hát đối đáp hai người đối mặt để tìm hiểu yêu đương phát triển thành hình thức biểu diễn trước công chúng và đã xuất hiện hiện tượng hát Gầu plềnh chuyên nghiệp. Ứng tác Gầu plềnh ngày càng đa dạng, phong phú hơn, cập nhật, mới mẻ, phản ánh cuộc sống tự do, dân chủ hơn. Trong diễn xướng, Gầu plềnh được bổ sung thêm những bài (lời) thuộc đề tài khác nhưng mang cảm hứng tình yêu, tình cảm, quan hệ nam nữ, đồng thời, Gầu plềnh ngày càng được bổ sung nhiều nội dung mới phong phú hơn, mang hơi thở của cuộc sống hiện đại. Cảm hứng về tình yêu của người Hmông hiện đại biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn, phản ánh tinh thần làm chủ của con người rõ nét hơn. Nghệ nhân dân gian Gầu plềnh ở Lào Cai hiện nay khá đông đảo với nhiều lứa tuổi, thành phần xã hội; trong đó, vai trò cán bộ địa phương, lớp người trẻ được ăn học có nhận thức, rất quan trọng trong việc bảo lưu, sáng tạo làm cho Gầu plềnh phát triển ngày càng phong phú, đa dạng. 148 KẾT LUẬN 1. LHGT là một sinh hoạt văn hoá truyền thống mang tính cộng đồng, rất tiêu biểu và đặc sắc của đồng bào Hmông. Là lễ hội có nguồn gốc cổ xưa, nguyên thủy; trong quá trình phát triển cùng với lịch sử phát triển của dân tộc Hmông, LHGT trở thành lễ hội nông thôn tiêu biểu, độc đáo với những tín ngưỡng, lễ thức, phong tục, tập quán truyền thống quý báu được bảo lưu gìn giữ đến ngày nay. LHGT chứa đựng trong nó những biểu tượng văn hoá, những "trầm tích văn hoá” và đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Hmông đã kết tinh hàng ngàn năm lịch sử. Việc giải mã những biểu tượng văn hoá đó sẽ có giá trị to lớn đối với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hiện đại. LHGT có tầm quan trong đặc biệt trong đời sống tinh thần của đồng bào Hmông, là nơi con người được sống vui vẻ, hạnh phúc sau một năm lao động vất vả; là nơi để mọi người nhớ về cội nguồn, tổ tiên, ông bà... tự hào về truyền thống dân tộc mình; là nơi người ta nhen nhóm, hình thành, nuôi dưỡng những hy vọng về tương lai tươi sáng. LHGT còn là một trong những cái nôi sản sinh ra các tài năng nghệ thuật dân gian; sản sinh ra nền nghệ thuật dân gian Hmông vô cùng độc đáo. Những sinh hoạt văn hoá và văn học nghệ thuật dân gian đa dạng, phong phú trong LHGT chính là bộ mặt của đời sống tinh thần của dân tộc Hmông được thăng hoa trong không khí linh thiêng ngày hội. LHGT là nơi bảo tồn và phát triển một nền văn hoá - nghệ thuật đặc sắc và độc đáo có một không hai của đồng bào Hmông. Nó đã góp thêm một bông hoa đẹp cho vườn hoa văn hoá truyền thống muôn sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là một hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng, LHGT là nơi trao truyền những giá trị truyền thống từ đời này sang đời khác nên có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục truyền thống cho mọi người trong cộng đồng. Đó là lòng yêu quê hương, yêu thiên nhiên, đất nước, con người với những truyền thống quý báu, tốt đẹp của cha ông để lại... Bên cạnh đó, LHGT còn là điểm giao lưu văn hoá, giao thương giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tạo điều kiện cho các dân tộc hiểu nhau hơn, đoàn kết, thân ái và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phát triển kinh tế - xã hội. 2. Hát Gầu plềnh là một hoạt động quan trọng của LHGT. Gầu plềnh với những nội dung phong phú, với những giá trị nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc, gắn bó mật thiết với LHGT; đó là mối quan hệ tương hỗ, sinh thành, đồng hành phát triển. LHGT có một mục đích quan trọng là để cho nam nữ thanh niên hát giao duyên, giao lưu, tìm hiểu và kết đôi, kết lứa... duy trì và phát triển cộng đồng. 149 Cho nên, LHGT là một trong những cái nôi quan trọng nhất sản sinh, nuôi dưỡng, phát triển nền dân ca đằm thắm trữ tình đó; ngược lại, sinh hoạt Gầu plềnh là điều kiện tiên quyết có sức hút mạnh mẽ mọi người đến dự hội làm cho LHGT ngày càng phát triển. Gầu plềnh là tiểu loại dân ca Hmông với thi pháp đặc trưng, là tiếng nói, là tâm hồn, tình cảm mãnh liệt, sâu sắc trong gan ruột của cộng đồng Hmông được thăng hoa trong LHGT; có sức cuốn hút, lan toả, là niềm tự hào của dân tộc Hmông không chỉ bởi chất trữ tình đắm say, bởi những tình cảm hồn nhiên, mộc mạc, giản dị, gần gũi, quen thuộc với đồng bào mà còn ở chỗ nó là kết tinh của một nền văn hoá truyền thống lâu đời với những tư tưởng, quan niệm nhiều mặt về cuộc sống nhân sinh của dân tộc Hmông; ẩn chứa trong đó những trầm tích văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc; lưu giữ lịch sử đầy đau thương nhưng bất khuất của đồng bào; đồng thời có giá trị ích dụng, thiết thực trong phong tục luyến ái của đồng bào, nuôi dưỡng tâm hồn con người. Gầu plềnh là sản phẩm sáng tạo độc đáo của dân tộc Hmông, kết tinh những gì tinh tuý nhất trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động, là tinh hoa của nghệ thuật dân ca mà lớp lớp các thế hệ người Hmông đã sáng tạo ra. Nghệ thuật ngôn từ Gầu plềnh đặc sắc và mang sắc thái riêng độc đáo có sức hấp dẫn đặc biệt, có thể khai thác, khám phá từ nhiều bình diện khác nhau mà ở mỗi phương diện ta đều có thể thấy khả năng sáng tạo ngôn ngữ tuyệt vời của đồng bào Hmông. Gầu plềnh là tài sản vô giá không chỉ của đồng bào Hmông mà còn là tài sản quý của nhân loại. 3. Thực trạng LHGT, sinh hoạt ca hát dân ca và Gầu plềnh của đồng bào Hmông có những biến đổi đáng kể, nhất là mấy chục năm trở lại đây. Có những biến đổi do quy luật nội tại riêng của Gầu plềnh và LHGT nhưng cũng có những biến đổi do quy luật khách quan của biến đổi xã hội tác động; đặc biệt sự phát triển kinh tế, xã hội với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong hơn hai chục năm qua với sự phát triển của giao thông, trường học, điện, khí và các phương tiện công nghệ hiện đại, diện mạo nông thôn vùng cao, đời sống người Hmông có nhiều thay đổi. Biến đổi LHGT theo quy luật thích nghi sinh tồn, hòa hợp và hội nhập, có xu hướng mở rộng quy mô, tổ chức sự kiện và ngày càng hướng nhiều hơn vào đời sống tâm linh; có nơi tính chất tổ chức sự kiện, phục vụ phát triển du lịch, phát triển kinh tế khá rõ; những yếu tố căn cốt mang bản chất nghi lễ, phong tục truyền thống luôn tồn tại; ngược lại, một số sinh hoạt dân gian có tính chất giải trí có xu hướng hoặc đã bị mai một hoặc chuyển đổi sang dạng thức khác để thích nghi. Biến đổi 150 Gầu plềnh ngày càng theo xu hướng biểu diễn, sân khấu hóa; lớp trẻ hát đối đáp Gầu plềnh trong LHGT có xu hướng giảm trong chục năm trở lại đây; tuy nhiên, phương thức trao truyền Gầu plềnh đa dạng, thuận tiện hơn và cơ hội tiếp cận của tuổi trẻ nhiều hơn cho nên vẫn còn nhiều thanh niên biết hát Gầu plềnh. Nội dung Gầu plềnh biến đổi theo xu hướng ngày càng phong phú, đa dạng hơn; xuất hiện nhiều chủ đề mới, nhiều cách nhìn nhận mới, phản ánh nhận thức của ngươi dân được nâng cao, tâm hồn ngày càng rộng mở hơn. Tuy nhiên, Trong LHGT hiện nay có một số vấn đề hoặc do mới nảy sinh hoặc do rơi rớt của hủ tục cũ cần quan tâm như: Năm 2015 (Pha Long) đã bắt đầu xuất hiện tình trạng kinh doanh những mặt hàng mà trước đây chưa có như bán vé số cào, các trò chơi ăn tiền (quay số điện tử, ném vòng cổ chai, ném tên...) thu hút rất đông thanh niên, gây rối loạn; bày rác làm ô nhiễm môi trường. Hiện tượng lợi dụng kéo vợ là trẻ vị thành niên, học sinh đang học dẫn đến tảo hôn, bỏ học cũng là vấn đề cần hết sức quan tâm để có giải pháp phòng tránh. 4. Khuyến nghị Đối với người Hmông, văn hoá dân gian vừa thích hợp, vừa có những ưu điểm nổi trội vì ở đó mọi người được bình đẳng, tính cộng đồng được đề cao. Do đặc thù người Hmông cư trú ở vùng núi rất cao, nền kinh tế còn thấp và lạc hậu so với miền xuôi, nền văn hoá hiện tại, nhiều vùng còn rất đậm đà tính truyền thống, do đó, sinh hoạt văn hoá dân gian của đồng bào có vai trò đặc biệt quan trọng. LHGT là một sinh hoạt văn hoá lớn của người Hmông hiện nay có giá trị nhiều mặt về kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa và đời sống tinh thần. Trong LHGT, họ vừa là người dự hội, xem hội, hưởng thụ văn hoá lễ hội vừa là người sáng tạo văn hoá và văn học dân gian: tham dự các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật, trực tiếp hát hội... do đó, điều cần thiết hiện nay là hết sức coi trọng văn hoá dân gian, khơi nguồn tạo điều kiện cho văn hoá dân gian phát triển là chủ yếu. LHGT hiện nay có những ưu điểm lớn cần phải duy trì và phát huy: trong LHGT, hầu hết không có hiện tượng buôn thần bán thánh, kinh doanh những trò mê tín dị đoan, lừa đảo. Mọi người dân đến hội đều hết sức thực tâm tôn trọng phong tục, tập quán truyền thống từ việc ăn, việc mặc theo truyền thống đến việc đi đứng, nói năng, thái độ cư xử nhã nhặn, hài hoà...Các sinh hoạt văn hoá văn nghệ, đặc biệt là sinh hoạt Gầu plềnh đều rất lành mạnh phù hợp với tập quán tín ngưỡng của đồng bào. Thời gian qua, từ khi Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn từng vùng, miền cụ thể để có cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp hơn, 151 trong đó có những xã đặc biệt khó khăn mà người Hmông sinh sống (Lào Cai có 33 xã trên 90% người Hmông, 15 xã 100% người Hmông sinh sống). Các cơ quan ban ngành hữu quan cần quan tâm và tham gia tích cực trong công tác sưu tầm, nghiên cứu dân ca Hmông nói chung, Gầu plềnh nói riêng; ghi chép, dịch thuật và giới thiệu rộng rãi ở các địa phương. Nghiên cứu LHGT để có biện pháp quản lý phù hợp hơn nhằm hạn chế mặt tiêu cực, khuyến khích mặt tích cực để phục vụ một cách thiết thực nhất cho đời sống của nhân dân. Các địa phương có LHGT và sinh hoạt Gầu plềnh nên để đồng bào tự quyết tổ chức theo truyền thống, không nên can thiệp quá sâu nhưng cần triển khai nhiều giải pháp quản lý đồng bộ nhằm: một mặt bảo tồn, phát huy tốt nhất giá trị bản sắc truyền thống của đồng bào, trên cơ sở đó quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch, phát triển giao thương, phát triển kinh tế, xã hội; mặt khác, đảm bảo vệ sinh môi trường, thực phẩm, an ninh, an toàn giao thông cho người dự hội; phòng ngừa buôn lậu (nhất là ma túy), lợi dụng truyền đạo trái phép, lôi kéo, buôn bán trẻ em, phụ nữ qua biên giới; ngăn chặn một số hủ tục lạc hậu có thể tái sinh trở lại như tảo hôn hay lợi dụng tục kéo vợ để kéo trẻ vị thành niên về làm vợ hoặc lợi dụng chiếm đoạt, phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác...dẫn đến vi phạm pháp luật. Việc phục dựng LHGT cần nghiên cứu, xem xét cụ thể; tránh phục dựng tràn lan mà không xuất phát từ nhu cầu của đồng bào tại địa phương hoặc làm sai lệch truyền thống dẫn đến không hấp dẫn bà con, gây tốn kém, lãng phí, thậm chí làm mất đi hình ảnh vốn tốt đẹp. Đồng thời với việc phát triển giáo dục nâng cao dân trí, cần nghiên cứu và chú trọng giáo dục truyền thống dân tộc trong nhà trường; tổ chức những hoạt động giáo dục thiết thực cho lớp trẻ như giáo dục song ngữ; sưu tầm dân ca, truyện cổ; sưu tầm và sử dụng nhạc cụ, trang phục; giáo dục lịch sử địa phương; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục nghề truyền thống... 152 NHỮNG BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 1. Bùi Xuân Tiệp (2005), “Bước đầu giải mã một số biểu tượng văn hóa trong dân ca giao duyên dân tộc Hmông”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 (99)/2005, tr. 41- 47. 2. Bùi Xuân Tiệp (2010), “Tìm hiểu truyện Vợ chồng A phủ trong mối quan hệ với văn hóa dân gian Hmông”, Tạp chí Nguồn sáng dân gian số 3/2010, tr. 25-32. 3. Bùi Xuân Tiệp (2011), “Hát Gầu plềnh (dân ca giao duyên) trong LHGT của dân tộc Hmông”, Tạp chí Nguồn sáng dân gian số 1/2011, tr. 49-56. 4. Bùi Xuân Tiệp (2012), “Khúa kê của dân tộc Hmông là tác phẩm văn học dân gian độc đáo mang đậm chất thần thoại”, Tạp chí Nguồn sáng dân gian số 3/2012, tr. 27-33. 5. Bùi Xuân Tiệp (2014), “Khảo sát kết cấu dân ca Gầu plềnh của người H‟mông, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, (số 2/2014), tr. 26-34. 6. Bùi Xuân Tiệp (2015), “Tiếp cận dân ca Gầu plềnh của dân tộc Hmông từ bình diện thời gian nghệ thuật”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (số 1/2015), tr. 26-34. 7. Bùi Xuân Tiệp (2015), “Không gian nghệ thuật trong dân ca Gầu plềnh của dân tộc Hmông Lào Cai”, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (số 246/2015), tr. 29-32. 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO I/ Tiếng Việt, 1. Trần Thị An chủ biên (2008), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, tập 17. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị số 45/CT-TW, 23/9/1994, về một số công tác ở vùng dân tộc Hmông, H. 3. Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 4. Ban chỉ đạo Tổng cục điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, (5), H, tr.134-225. 5. Ban Dân tộc Trung ương (1978), Văn kiện của Đảng về chính sách dân tộc, Nxb Sự thật, H. 6. Ban Dân vận Tỉnh uỷ Lào Cai (2011-2013), Một số đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Lào Cai, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Lào Cai. 7. Ban Dân vận Tỉnh uỷ Lào Cai (2013), Nghiên cứu thực trạng kinh tế xã hội, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Mông (2011-2013), Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Lào Cai. 8. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai (2012), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 45- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông, Kết luận số 121-KL/TU, ngày 03/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai. 9. Báo điện tử (2009): http: wikipmedia foundation.org/terms of use. 10. Nguyễn Chí Bền (1999), Văn hóa dân gian Việt Nam - Những suy nghĩ, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. 11. Trần Ngọc Bình (2008), Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Thanh niên, H. 12. Bộ Văn hóa Thông tin, Vụ Văn hóa dân tộc, Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mông - Kỷ yếu hội thảo (2005), Công ty in & Văn hóa phẩm, H. 13. Sần Cháng (2001), Dân ca trong đám cưới và tiệc rượu người Dáy, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. 14. Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh (2002), Văn hoá các dân tộc Việt Nam 154 thống nhất mà đa dạng, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 15. Nguyễn Thị Phương Châm (2011), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, Nxb Văn hóa, Thông tin & Viện Văn hóa, H. 16. Chevalier. J, Gheerbrant. A (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (Phạm Cư và nhóm dịch), Nxb Đà Nẵng và Trường Viết văn Nguyễn Du. 17. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, H. 18. Nguyễn Văn Chỉnh (1971), Từ điển Mèo - Việt, Nxb Khoa học xã hội, H. 19. Nguyễn Văn Chỉnh chủ biên (1996), Từ điển Việt - Mông, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 20. Lí Seo Chúng (1999), Một số tục ngữ câu đố H’Mông Lào Cai, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Lào Cai. 21. Vàng Thung Chúng, Ngọc Cường (1999), Quả Lê mũi dài, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lào Cai. 22. Mai Ngọc Chừ (2009), Văn hóa ngôn ngữ Phương Đông, Nxb Phương Đông, H. 23. Nguyễn Văn Dân (2003), Lý luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 24. Chu Xuân Diên (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM. 25. Chu Xuân Diên (2006), Văn hóa dân gian, mấy vấn đề về phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Khoa học xã hội, H. 26. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn học, Viện văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, H. 27. Lưu Danh Doanh (1991),“Tìm hiểu nghệ thuật múa dân gian dân tộc H‟Mông”, Tạp chí Văn hoá dân gian, (2). 28. Lưu Danh Doanh (2001), Nhạc cụ khèn và vũ điệu khèn H’Mông trong văn hoá dân gian, Đề tài cấp viện, H. 29. Vũ Trọng Dung (2007), Mỹ học Mác – Lê Nin, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 30. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 31. Lương Thị Đại chủ biên (2013), Lễ Xên mường của người Thái đen ở Mường Then, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 32. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học & 155 Trung tâm nghiên cứu quốc học, H. 33. Frazer. G.J (2007), Cành vàng (Ngô Lâm Bình dịch), Nxb Văn hóa Thông tin và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, H. 34. Freud. S, Vật tổ và cấm kỵ (Đoàn Văn Chúc dịch), Trung tâm Văn hóa dân tộc TP. HCM (Tài liệu lưu hành nội bộ). 35. Freud. S, Jung. C.G, Bellemin. J, Noel, Bachelerd. G, Tucci. G, Dundes. V, Vysheslatsev. V (2004), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật (Đỗ Lai Thúy biên soạn), Nxb Văn hóa Thông tin, H. 36. Giàng Seo Gà (2004), Tang ca (KRUÔZ CÊ) của người Mông Sa Pa, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 37. Guxep. V.E (1999), Mĩ học Phônclo (Hoàng Ngọc Hiến dịch), Nxb Đà Nẵng. 38. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, H. 39. Nguyễn Bích Hà (2002) “Tự sự trong loại hình trữ tình dân gian”, Tạp chí Văn học, (8). 40. Nguyễn Bích Hà chủ biên, (2008), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam dùng cho sinh viên Việt Nam học, Nxb Đại học Sư phạm, H. 41. Nguyễn Bích Hà (2014), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian, Nxb Đại học Sư phạm, H. 42. Hùng Hà (2003), “Một số loại hình văn học dân gian của dân tộc HMông”, Tạp chí Văn hóa Dân tộc, (9). 43. Hùng Hà (2015), Thơ ca dân gian Mông dưới góc nhìn văn hóa, Luận án Tiến sỹ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, H. 44. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2013), Từ điển thuật ngữ văn học (tái bản lần thứ 3), Nxb Giáo dục, H. 45. Đỗ Đình Hãng (2007), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 46. Hamburger. K (2004), Lô gíc học về các thể loại văn học (Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 47. Nguyễn Văn Hậu (2001), Về biểu tượng trong lễ hội dân gian truyền thống, Luận án Tiến sỹ, Viện Văn hóa, H. 48. Hoàng Ngọc Hiến (2008), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà 156 Nẵng. 49. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2007), Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 40 năm xây dựng và trưởng thành, (bài “Nghệ nhân dân gian”), Nxb Khoa học xã hội, H, tr.122 - 137. 50. Diệp Đình Hoa (1998), Dân tộc H’mông và thế giới thực vật, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. 51. Tô Hoài (1965), “Tiếng hát làm dâu, tiếng hát đau thương, tiếng hát căm hờn ngàn đời của người phụ nữ Mèo”, Tạp chí Văn học, (2). 52. Kiều Thu Hoạch, 2006, Văn học dân gian người Việt, góc nhìn thể loại, Nxb Khoa học xã hội, H. 53. Đỗ Huy chủ biên, (2002), Cơ sở triết học của văn hoá nghệ thuật Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, H. 54. Nguyễn Thị Huế (2008), “Thần thoại các dân tộc Việt Nam, thể loại và bản chất”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (2). 55. Nguyễn Thị Hường (1998), Đặc điểm truyện cổ tích thần kỳ Mông Hà Giang, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 56. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, Nxb Khoa học xã hội, H. 57. Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 58. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (1997), Diễn xướng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, H. 59. Minh Khương (1999), “Vài nét về dân ca Hmông”, Tạp chí Văn hoá dân gian Yên Bái (6). 60. Khrapchenko. MB. (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 61. Nguyễn Xuân Kính, Lê Ngọc Canh, Ngô Đức Thịnh (1989), Văn hoá dân gian - Những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, H. 62. Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, H. 63. Nguyễn Xuân Kính (2012), Một nhận thức mới về văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 64. Konrat (1997), Phương Đông và phương Tây (Trịnh Bá Đĩnh dịch), Nxb 157 Giáo dục, H. 65. Đinh Trọng Lạc, (1994), Chín mươi chín biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 66. Lê Viết Lâm (2005), “Nghiên cứu phân loại họ phụ Tre (Bambusoideae) ở Việt Nam”, Tài liệu Hội nghị 2, Khoa học công nghệ Lâm nghiệp, 20 năm đổi mới (1986-2005), tr. 312-321. 67. Lévy Bruhl (2008), Kinh nghiệm thần bí và biểu tượng ở người nguyên thủy, Nxb Thế giới và Tạp chí Văn học Nghệ thuật, H. 68. Mã A Lềnh (2009), Ghi chép về văn hóa dân gian Hmông, Nxb Văn hóa Thông tin, H. 69. Mã A Lềnh, Từ Ngọc Vụ (2014), Tiếp cận văn hóa Hmông, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. 70. Lotman. UI. M (2002), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 71. Lowie. R (2008), Luận về xã hội học nguyên thủy (Vũ Xuân Ba và Ngô Bằng Lâm dịch từ bản tiếng Pháp), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 72. Nguyễn Văn Lợi (1975), “Láy từ và từ láy tiếng Mèo”, Tạp chí Ngôn ngữ, (1). 73. Nguyễn Văn Lợi (1993), “Nguồn gốc tộc người các dân tộc Mèo - Dao qua cứ liệu ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, (4). 74. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý (1978), Quan họ, nguồn gốc và quá trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, H. 75. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 76. Hoàng Minh Lường (2001), Quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, H. 77. Bùi Huy Mai (2002), Dân tộc và bản sắc văn hoá vùng Văn Chấn Mường Lò, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 78. Meletinsky. E.M (2000), Thi pháp của huyền thoại (Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 79. Đỗ Minh (1975), Bước đầu tìm hiểu ca nhạc dân gian Việt Bắc, Nxb Việt Bắc. 80. Bùi Xuân Mĩ, Bùi Thiết, Phạm Minh Thảo (1996), Từ điển lễ tục Việt Nam, 158 Nxb Văn hoá Thông tin, H. 81. Hoàng Nam (2002), Đặc trưng văn hoá các dân tộc Việt nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 82. Hoàng Đức Nghi (1993), “Tiếp tục đổi mới kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số”, Tạp chí Công tác tư tưởng văn hoá, (9). 83. Đặng Minh Ngọc (1999), Một số nghi lễ gia đình của người H’Mông xã Hầu Thào, Sa Pa, Lào Cai, Luận văn tập sự, Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 84. Phan Nhật (1972), “Tìm hiểu quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu”, Tạp chí Văn học, (3). 85. Phan Đăng Nhật (1977), “Cố gắng phân loại văn học dân gian các dân tộc ít người như nó vốn tồn tại trong cuộc sống”, Tạp chí Văn học, (6). 86. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa, H. 87. Phan Đăng Nhật (2009), Văn hóa các dân tộc thiểu số, những giá trị đặc sắc, Nxb Khoa học xã hội, H. 88. Bùi Mạnh Nhị chủ biên, (2001), Văn học dân gian - Những công trình nghiên cứu, Nxb Văn học, H. 89. Nhiều tác giả (1990), Văn hóa dân gian, những phương pháp nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, H. 90. Nhiều tác giả (1992), Mấy vấn đề văn hoá và phát triển văn hoá Việt Nam hiện nay, Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao, H. 91. Nhiều tác giả (1994), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 92. Nhiều tác giả (1999), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 93. Nhiều tác giả (2000), Góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu sưu tầm văn hoá, văn nghệ dân gian, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 94. Nhiều tác giả (2001), Triết học Mác – Lê – nin, Tập 1,2,3, sách dùng cho NCS không thuộc chuyên ngành Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 95. Nhiều tác giả (2004), Văn hóa dân gian, một chặng đường nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, H. 96. Nhiều tác giả (2006), Thông báo văn hóa dân gian 2005, Nxb Khoa học xã hội, H. 159 97. Nhiều tác giả (2006), Giá trị và tính đa dạng của folklore Châu Á trong quá trình hội nhập (Ngô Đức Thịnh tổ chức bản thảo), Nxb Thế giới, H. 98. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 99. Vũ Ngọc Phan (2002), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Văn học, H. 100. Lê Trường Phát (1997), Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số, Luận án Tiến Sỹ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, H. 101. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, H. 102. Hoàng Phê chủ biên (1994), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Giáo dục, H. 103. Mạc Phi (sưu tầm, dịch và giới thiệu, 1979), Dân ca Thái, Nxb Văn hóa, H. 104. Thạch Phương, Lê Trung Vũ (1995), 65 lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H. 105. Propp.V. Ia (2003), Tuyển tập (Chu Xuân Diên và nhóm dịch), Nxb Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, H, tập I. 106. Vương Duy Quang (1994), “Vấn đề người H‟Mông theo Ki tô giáo hiện nay”, Tạp chí Dân tộc học, (4). 107. Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam truyền thống và hiện tại, Nxb Văn hóa, Thông tin và Viện Văn hóa, H. 108. Hoàng Việt Quân (2004), Tìm hiểu dân ca dân tộc Mông, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. 109. Lê Chí Quế (1975), “Việc phân loại dân ca các dân tộc ở miền Bắc nước ta”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 54-57 110. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 111. Lê Chí Quế (2001), Văn hóa dân gian, khảo sát và nghiên cứu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 112. Hùng Đình Quý chủ biên (1996), Văn hoá dân tộc Mông Hà Giang, Sở Văn hoá Thông tin Thể thao tỉnh Hà Giang. 113. Hùng Đình Quý (2001, 2003), Dân ca Mông Hà Giang, Tập1, 2, 3, Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang. 114. Hùng Đình Quý (2005), Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang, Nxb Khoa học xã hội, H. 115. Nguyễn Văn Quyết (2013), Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng 160 đồng nông nghiệp nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, Luận án Tiến sỹ Văn hóa học, Viện Văn hóa, H. 116. Rylee. G, Nicktapp (2002), “Các vấn đề về dân tộc HMông hiện nay: 10 điểm chính”, Tạp chí Dân tộc học, (số 4). 117. Savina. F.M (1924), Lịch sử người Mèo, Hồng Kông (Tài liệu đánh máy), Bản dịch của Trương Thị Thọ và Đỗ Trọng Quang, Tư liệu Viện dân tộc học. 118. Trần Hữu Sơn (1990), “Trang trí dân gian trên trang phục H‟mông hoa Bắc Hà, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, (6). 119. Thèn Sèn, Lù Dín Siềng (1975), Dân ca Giáy, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lào Cai. 120. Trần Hữu Sơn (1993), Hát ru ở Lào Cai - Kỷ yếu hội thảo hát ru, Viện âm nhạc và múa xuất bản, H. 121. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hoá HMông, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 122. Trần Hữu Sơn (1997), Văn hoá dân gian Lào Cai, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 123. Trần Hữu Sơn (1999), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 124. Trần Hữu Sơn (2013), “Các xu hướng biến đổi lễ hội hiện nay và giải pháp quản lý”, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, nguồn: http//laocai.gov.vn. 125. Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Lào Cai (2011-2013), Bảo tồn, phục dựng Lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Lào Cai. 126. Thào Xuân Sùng (1995), “Cần tìm hiểu phong tục tập quán đồng bào Mông để làm tốt công tác dân vận dân tộc”, Tạp chí Dân tộc học, H, (1). 127. Thào Xuân Sùng, (2009), Dân tộc Mông Sơn La với việc giải quyết vấn đề Tín ngưỡng, Tôn giáo hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 128. Trần Đình Sử (1992), Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục, H. 129. Lâm Tâm (1961), “Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (30). 130. Từ Tùng Thạch (1938), Lịch sử nhân dân vùng hạ lưu sông Việt Giang, Bắc Kinh (Tư liệu đánh máy, thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội). 131. Doãn Thanh, Thương Nguyễn, Hoàng Thao (1963), Truyện cổ dân tộc Mèo, Nxb Văn học, H. 132. Doãn Thanh (1967), Dân ca Mèo (Lào Cai), Nxb Văn học, H. 161 133. Doãn Thanh (1974), Dân ca Mèo Lào Cai, Hội Văn học Nghệ thuật Lào Cai. 134. Doãn Thanh, Hoàng Thao, Chế Lan Viên (1984), Dân ca HMông, Nxb Văn học, H. 135. Doãn Thanh, Hoàng Thao, Triều Ân (2004), Ca dao dân ca Tày, Nùng, HMông, Nxb Văn học, H. 136. Phùng Thị Thanh (2007), “Phân tích đối chiếu hệ thống ngữ âm – âm vị học của Tiếng Việt với tiếng Hmông và các lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh Hmông”, Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lào Cai (2). 137. Nguyễn Ngọc Thanh (2001), “Làng của người HMông ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, H, (1). 138. Tô Ngọc Thanh (2007), Ghi chép về văn hóa và âm nhạc, Nxb Khoa học xã hội, H. 139. Hồng Thao (1975), “Bước đầu tìm hiểu âm nhạc Mèo”, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, H, (1). 140. Hồng Thao (1997), Âm nhạc dân tộc Hmông, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. 141. Lê Ngọc Thắng (1998), “Môi trường văn hoá H‟Mông, nhân tố thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng”, Tạp chí Dân tộc học, (2). 142. Lê Ngọc Thắng (2001), “Mấy vấn đề về sự phát triển của phụ nữ Hmông”, Tạp chí Dân tộc học, (1). 143. Trần Ngọc Thêm (1994), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 144. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb TP.HCM. 145. Ngô Đức Thịnh (1994), “Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (11). 146. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2004), Văn hoá dân gian, một chặng đường nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, H. 147. Ngô Đức Thịnh, Franh Proschan đồng chủ biên (2005), Folklore thế giới – Một số công trình nghiên cứu cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, H. 148. Ngô Đức Thịnh, Franh Proschan đồng chủ biên (2005), Folklore, một số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học xã hội, H. 149. Bùi Thiết (2000), Từ điển lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, H. 150. Nguyễn Kiến Thọ, Trần Thị Việt Trung (2011), “Thơ ca dân tộc Hmông thời kỳ hiện đại – Một vài đặc điểm nổi bật”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (10). 151. Nguyễn Kiến Thọ (2012),“Thơ ca Hmông và mạch nguồn cảm hứng”, Tạp 162 chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên (8). 152. Nguyễn Kiến Thọ (2012),“Tư duy trực quan hình ảnh trong thơ ca Hmông thời kỳ hiện đại”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (213). 153. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg, ngày 05/3/2007, về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010. 154. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg, ngày 07/12/2001, về phát triển kinh tế, xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001 – 2005. 155. Hoàng Thị Thủy (2012), Dân ca nghi lễ dân tộc Hmông, Luận án Tiến sỹ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, H. 156. Tỉnh ủy Lào Cai (2012), “Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Thông báo Kết luận số 64-TB/TW, ngày 9/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 45-T/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông”, Lào Cai. 157. Nguyễn Mạnh Tiến (2014), Những đỉnh núi du ca, một lối tìm về cá tính H’Mông, Nxb Thế giới, H. 158. Bùi Xuân Tiệp (2003), LHGT và dân ca giao duyên dân tộc Mông, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, H. 159. Bùi Xuân Tiệp (2005), “Bước đầu giải mã một số biểu tượng trong lễ hội Gầu tào và dân ca giao duyên dân tộc Hmông”, Tạp chí Văn hóa dân gian, 99 (3). 160. Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H. 161. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, H. 162. Chu Quang Trứ (2001), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, H. 163. Lý Cẩm Tú (1997), “Một số tập tục của người HMông xanh tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Văn hoá dân gian, (1). 164. Vũ Anh Tuấn chủ biên (2012), Giáo trình Văn học dân gian, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 165. Vũ Anh Tuấn (2013), “Khoa học Văn học dân gian Việt Nam đã có một sự đột phá toàn cục trong nghiên cứu, bắt đầu từ một khái niệm mới của Giáo sư 163 Đinh Gia Khánh”, Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 10 năm ngày mất cố Giáo sư Đinh Gia Khánh. 166. Hoàng Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề về nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 167. Uỷ ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, Viện KHCH Việt Nam (1992), Mấy vấn đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay, Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao, H. 168. UBND tỉnh Lào Cai (2002), “Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động tín ngưỡng tại tỉnh Lào Cai”, Công tác tư tưởng, Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Lào Cai, (8). 169. UBND Tỉnh Lào Cai (2002), Báo cáo nghiệm thu đề tài xây dựng làng văn hoá du lịch ở Cát Cát, Sa Pa, Lào Cai, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Lào Cai. 170. UBND tỉnh Lào Cai (2009), Tình hình và công tác đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian qua, Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai. 171. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Dân tộc, văn hóa, tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, H. 172. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (2002), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt nam, Nxb Đà Nẵng. 173. Cư Hoà Vần, Hoàng Nam (1994), Dân tộc Mông ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 174. Cư Hoà Vần (2000), Từ điển Mông – Việt, Nxb Giáo dục, H. 175. Bùi Lương Việt (2003), “Ngày xuân đi hội Gầu Tào”, Tạp chí Văn hoá dân tộc, (1). 176. Lê Trung Vũ (1975), Truyện cổ dân tộc Mèo Hà Giang tập 1, Nxb Văn hoá, H. 177. Lê Trung Vũ (1983), “Người Mông chống lại chủ nghĩa Đại Hán”, Tạp chí Văn hoá dân gian, (3,4). 178. Lê Trung Vũ (1984), “Hội làng, hội lễ, tổng thuật”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (1). 179. Lê Trung Vũ (1984), Truyện cổ Hmông, Nxb Văn học, H. 180. Lê Trung Vũ (1986), “Lễ hội - Một nhu cầu văn hoá xã hội”, Tạp chí Văn hoá dân gian, (4). 181. Lê Trung Vũ chủ biên (1991), Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ, Nxb Khoa học xã hội, H. 164 182. Lê Trung Vũ sưu tầm, biên soạn – Phan Thanh hiệu đính (1994), Tục ngữ và Câu đố Mông, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 183. Lê Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương, Lê Hồng Lý, Lưu Kiếm Thanh (1996), Nghi lễ vòng đời người, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 184. Trần Quốc Vượng (1986), “Lễ hội - Một cái nhìn tổng thể”, Tạp chí Văn hoá, (1). 185. Phạm Thu Yến (1995), “Đặc điểm kết cấu dân ca H‟Mông”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (12). 186. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục, H. 187. Phạm Thu Yến chủ biên (2002), Giáo trình Văn học dân gian dành cho ngành ngữ văn hệ đào tạo từ xa, Nxb Đại học Sư phạm, H. II/ Tiếng Trung Quốc: 188. 诸者 (1982),《云南风韵志,苗族踩花山》,云南人民出版社. 189. 王万荣主编 (2004),《文山苗族研究》,云南民族出版社. 190. 马关县苗族学会编 (2009),《马关苗族》,云南民族出版社. 191. 罗有亮 (2009),《历史现状未来:红河苗族研究》,云南民族出版社. III/ Tiếng Anh: 192. Hy V. Luong (1992), Revolution in the Village: Tradition and Transformation in North Vietnam, 1925-1988, Honolulu: University of Hawaii Press. 193. Hy V. Luong (edited) (2003), Postwar Vietnam: dynamics of a Transforming society, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore and Rowman & Littlefield Publishers. Inc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdan_ca_gau_plenh_va_le_hoi_gau_tao_cua_nguoi_hmong_o_lao_cai_truyen_thong_va_bien_doi_706.pdf
Luận văn liên quan