Luận văn Dân số và sự tác động của nó tới thị trường lao động Việt Nam

Việt Nam ta trong giai đoạn qua , mặc dù đã phát triển có thể nói về mọi mặt kinh tế, chính trị ,văn hoá và trong kinh tế ta không ngừng học hỏi tiếp thu những khoa học công nghệ , kỹ thuật tiên tiến của những nước đàn anh đi trước.Việc mở cửa chào đón những quốc gia có thiện chí muốn hợp tác giúp đỡ Việt Nam trên tinh thần đoàn kết bình đẳng hai bên cùng có lợi .

pdf42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dân số và sự tác động của nó tới thị trường lao động Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện thuận lợi để đạt được mục tiêu hạ tỷ lệ dân số từ 2,1% (năm 1992) xuống còn 1,5 -1,6% (năm 1999) .Quy mô dân số sẽ ở mức dưới 81 triệu người vào năm 2000 đây là một tiến bộ vượt bậc so với mục tiêu cuả ''chiến lược DS - KHHGĐ đến năm 2000'' là giảm được tỷ lệ suất sinh xuống mức 2,9 con hoặc thấp hơn,quy mô dân số ở mức sinh thay thế vào năm 2015. b.Quy mô hộ: Với những quy định và một số nguyên tắc khi quan niệm về hộ: Đăng kí tất cả những nhân khẩu thường trú tại Việt Nam và một số trường hợp ngoại lệ ,những người đó không được tính vào số thành viên của hộ nhưng vẫn được điều tra đăng ký trong cuộc TĐT ( tổng điều tra).Với những cơ sở đó quy mô hộ được điều tra và qua đó ta đưa ra những con số như sau: Vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/1999 có 16.669 nghìn hộ đã được đăng ký,tăng 3.711 nghìn hộ so với thời điểm TĐT 1989 ( tăng 28,6%). Trong thời kỳ 1989 - 1999 ,tỷ lệ tăng bình quân về số hộ là 2,5% so với con số 3,7% của thời kỳ 1979 - 1989. Biểu đồ 1- số lượng và tỷ lệ tăng sốhộ từ 1979-1989. Số lượng hộ (000) Tốc độ tăng (%) Tỷ lệ tăng hàng năm (%) TĐTDS 1979 (1 tháng 10) 9.665.866 - - TĐTDS 1989 (1 tháng 4) 12.958.041 34,1 3,1 TĐTDS 1999 (1 tháng 4) 16.669.348 28,6 2,5 Nguồn số liệu TĐTDS 1979 và 1989 : TĐTDS Việt Nam 1989 :Phân tích kêt quả điều tra mẫu. Từ bảng số liệu trên ta thấy : Do cả quy mô dân số và số lượng hộ đều tăng ,nên số người bình quân trong hộ là một số đo hữu ích cho phép xác định quy mô hộ trung bình có thay đổi hay không vào năm 1999 ,số người bình quân / hộ là 4,6 người ,giảm 0,3 người so với măm 1989.Cũng như năm 1989 ,số nhân khẩu trung bình của hộ ở khu vực thành thị cao hơn một chút so với khu vực nông thôn được . Biểu2: Tỷ lệ phần trăm số hộ của từng loại hộ và quy hộ trung bình chia theo vùng, Việt Nam 1999. Vùng địa lí kinh Tỷ lệ % từng loại hộ (%) tế 1- 2(ngườ i) 3(ngườ i) 4(ngườ i) 1- 4(ngườ i) 5(ngườ i) 6(ngườ i) 7+(ng ười) Đồng bằng Sông Hồng 17,6 18,8 29,4 65,8 19,1 9,3 5,9 4,1 Đông Bắc 11,7 16,6 27,1 55,4 19,8 12,6 12,2 4,6 Tây Bắc 8,0 14,6 23,6 46,1 17,8 13,4 22,8` 5,2 Bắc Trung Bộ 14,1 14,8 22,1 51,1 20,6 14,5 13,9 4,6 Duyên Hải Nam Trung Bộ 14,6 15,0 22,3 51,9 19,7 13,5 15,4 4,6 Tây Nguyên 10,1 14,6 21,0 45,6 19 14,4 21,0 5,0 Đông Nam Bộ 13,3 17,3 22,4 53,1 17,2 11,9 18,0 4,8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 10,9 17,8 22,3 51,0 17,8 13,1 18,0 4,8 Tất cả vùng 13,5 17,0 24,5 55,0 18,8 12,3 14,0 4,6 Các số liệu trong bảng cho thấy, trong phạm vi cả nước cũng như trong tám vùng địa lý kinh tế, số hộ 4 người đèu chiếm tỷ trọng cao nhất . Số hộ 5 người chiếm tỷ trọng thứ hai trong cả nước và cả 8 vùng. Ngược lại số hộ 3 người chiếm tỷ trọng thứ ba trong cả nước và hầu hết ở các vùng. Qui mô gia đình nhỏ(hộ có 4 người trở xuống) là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam .Trên phạm vi cả nước tổng số hộ từ 1đến 4 chiếm chưa đến 50%(Tây Nguyên 45,6% và Tây Bắc 46,1%).Đay cũng là hai vùng có mức sinh cao nhất trong cả nước.Đặc biệt ở vùng Sông Hồng ,cứ 3 hộ thì có tới 2 hộ chỉ có từ 1 đến 4 người. Như vậy qua hai vấn đề được trình bày trên cho ta cơ sở để khẳng định một cách chắc chắn: qui mô dân số nước ta có giảm và vượt mức kế hoạch mà chỉ tiêu đặt ra những con số điều tra thực tế cho thấy số lượng dân số nước ta còn lớn và chủ yếu tập trung ở những vùng nông thôn. I.2 Cơ cấu dân số: Cơ cấu của dân số được phản ánh trong những loại cơ cấu sau: Cơ cấu dân số theo giới tính ; Cơ cấu dân số theo độ tuổi;Ngoài ra để nghiên cứu về khía cạnh này ta phải xem xét thêm vấn đề sau: Cơ cấu dân số trong hai năm 1989 và 1999 .Sau đây là chi tiết từng vấn đề: I.2.1 Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Cơ cấu dân số theo độ tuổi quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế của quốc gia, trong mọi trường hợp,tỷ lệ trẻ em phụ thuộc tỷ lệ người già và dân số trong độ tuổi lao động đều ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại.Những thay đổi về cơ cấu nước ta từ 1994 đến nay được trình bày trong bảng dưới đây : Bảng 3: Cơ cấu dân số Việt Nam qua các cuộc điều tra năm 1989 -1994,1996 và ước tính cho năm 1999 Nhó m tuổi TĐTDS 1998 1-4-1994 1-10-1996 Ước 1999 Tổn g số Trong đó Tổn g số Trong đó Tổn g số Trong đó Tổn g số Trong đó Na m Nữ Na m Nữ Na m Nữ Na m Nữ <15 39,0 41,3 36,8 36,4 39,2 34,7 35,5 37,4 33,7 34,9 36,0 33,1 15-59 53,9 52,6 55,0 53,2 55,5 55,9 55,3 56,6 56,6 56,6 56,1 56,8 60+ 7,1 6,1 8,2 8,6 7,6 9,8 8,6 7,3 9,7 8,5 7,9 10,1 Cộng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Về tổng thể trên cả bình diện và các nhóm tuổi đều có những thay đổi đáng kể,kể từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1989, tỷ trọng trẻ dưới 15 tuổi trong dân số đã giảm rõ rệt từ 39% xuống còn 36,4% vào năm 1994; 35,5% năm 1996;và ước tính chỉ còn chiếm 34,9% trong dân số vào năm 1999. Tỷ lệ phụ thuộc chung giảm bình quân hàng năm giai đoạn 1991 đến 1999 khoảng 0,5% là mức khá so với các nước trong khu vực. Cơ cấu dân số theo độ tuổi xem xét dưới góc độ sau: a.Trẻ em phụ thuộc: Những nghiên cứu trong lĩnh vực dân số và y tế cho thấy : Muốn thay thế đổi mới các thế hệ ,tổng tỷ suất sinh phải vào khoảng từ 2,1-2,2.Nghĩa là bình quân mỗi bà mẹ phải có hai con.Trong khi đó ,năm 1993, 15 nước thuộc cộng đồng chung Châu Âu có tổng tỷ suất bình quân chỉ là 1,46 .Năm 1995 Pháp có tỷ lệ phụ thuộc dưới 15 tuổi chiếm khoảng 20% ,ước tính đến năm 2015 chỉ còn 14% ,do đó dẫn đến khả năng thiếu hụt lực lượng lao động,sẽ dẫn đến suy thoaí kinh tế .Với cơ cấu trẻ dưới 15 tuổi như nước ta hiện nay,dự kiến trong nửa thế kỷ XXI nước ta vẫn luôn có nguồn bổ sung nhân lực dồi dào phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế .Những điều kiện thuận lợi khi tỷ lệ trẻ em phụ thuộc giảm đó là:Một mặt là cơ hội tiết kiệm chi phí dành cho đầu tư đồng thời có điều kiện nuôi dưỡng ,đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tương lai bao gồm cả về trí tuệ và thể lực .Những khó khăn cần vượt qua đó là tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em .Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em mới giảm từ 43% năm 1994 xuống còn 38,8% năm 1996 và 36,68% năm 1997 ,bình quân chỉ giảm được 1,4% mỗi năm ,mục tiêu đặt ra đến năm 2000 là hạ tỷ lệ này xuống còn 30% năm 2000. b.Người già : Sự thay đổi tỷ trọng người già trong dân số cũng tạo ra các mối quan hệ hai chiều với sự phát triển kinh tế ,một nguy cơ mà thực tế ở các nước phát triển là : cơ cấu người già lớn đến một chừng mực nào đó sẽ dẫn đến thiếu lao động ,về lâu dài sẽ dẫn đến giảm sức mạnh của đất nước .Việt Nam với trong người già 65 tuổi trở lên trong dân số khá cao .Kết quả điều tra dân số năm 1994 cho thấy tỷ lệ người già từ 65 tuổi trở lên trong dân số ở nước ta là 5,9% .So với số liệu trong năm 1995 do ước tính của Liên Hợp Quốc tỷ lệ này ở nước ta cao hơn mức chung ở Châu á (5,3%) ,khu vực Đông Nam á (4,3%).Điều này phản ánh mức chết thấp và tuổi thọ bình quân của nước ta khá cao.Do đầu tư , chăm sóc y tế tốt năm 1996 tỷ lệ này ở nước ta ta vào khoảng 5,9% và ứơc tính sẽ tăng lên khoảng 6,3% vào năm 1999. c.Lực lượng lao động: Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động là lực lượng quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế đất nước .Vào thập niên cuối cùng trước khi bước sang thế kỷ XXI ,tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động ở nước ta (15-59) vẫn chiếm hơn một nửa số dân cả nước ;55% năm 1994; 55,9% năm 1996 và ước tính chiếm khoảng 56,6% vào năm 1999.Số lượng người lao động vào năm 1998 là 38,08 triệu người và với tốc độ tăng bình quân 3,3% năm , lực lượng lao động năm 1999 ước tính sẽ là khoảng 39,9 triệu người . Với những thực trạng như vậy nhưng chương trình DS-KHHGĐ ở nước ta có những đóng góp quan trọng vào việc giảm qui mô dân số và làm thay đổi cơ cấu dân số theo hướng tích cực : Năm 1998 đạt mức giảm sinh 0,6 phần nghìn so với năm 1997 ,trong thời gian tới chương trình dân số sẽ liên tục phấn đấu để giảm qui mô dân số đến mức hợp lí ; song có những giải pháp được điều chỉnh ,bổ sung nhằm mục tiêu :Cơ cấu dân số ,phân bố dân cư và chất lượng dân số . I.2.2 Cơ cấu dân số theo giới tính: Như chúng ta đã biết :tỷ lệ giới tính được sử dụng làm số đo về cơ cấu giới tính của dân số và được định nghĩa bằng số lượng nam giới lớn hơn nữ giới và ngược lại .tỷ lệ giới tính bị tác động bởi tổng hợp của các quá trình sinh,chết ,di cư ,vì những quá trình đó tác động đến cơ cấu giới tính của dân số. a.Thực tế tỷ lệ giới tính của dân số Việt Nam : Tỷ lệ này của Việt Nam nhỏ hơn 100 và thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế, tỉ lệ giới tính nước ta thấp là do hậu quả trực tiếp của nam chết nhiều hơn nữ trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược ,tuy nhiên số sinh sau chiến tranh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với những người thuộc thế hệ. Chiến tranh nên tỷ lệ giới tính tăng dần. Vào năm 1979, tỷ lệ giới tính của Việt Nam là 944. Đến năm 1999 ,tỷ lệ giới tính đã tăng lên 96,7 nam/100 nữ. Do tỷ lệ giới tính bị ảnh hưởng chủ yếu bởi di cư và bị ảnh hưởng với mức độ thấp hơn của mức sinh đẻ ,nên ở luồng di cư lớn ,tỷ lệ giới tính ở những nơi đó sẽ cao hơn những nơi xuất cư . Bảng 4: Tỷ số giới tính chia theo vùng , Việt Nam 1999. Vùng Tổng số Nam Nữ Tỷ lệ giới tính Đồng bằng sông Hồng 14.800.076 7.226.775 7.573.301 95,4 Đông Bắc 10.860.337 5.374.113 5.486.224 98,0 Tây Bắc 2.227.693 1.115.496 1.112.197 100,3 Bắc Trung Bộ 10.007.216 4.914.412 5.092.804 96,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 6.525.838 3.188.640 3.337.198 95,5 Tây Nguyên 3.062.295 1.551.431 1.510.864 102,7 Đông Nam Bộ 12.711.030 6.245.412 6.465.618 96,6 Đồng bằng sông Cửu Long 16.133.434 7.902.268 8.321.166 96,0 Cả nước 76.327.919 37.518.547 38.809.372 96,7 Số liệu của bảng 4 cho thấy ,các tỉnh thuộc 2 vùng Tây Nguyên và Tây Bắc có tỷ lệ giới tính lớn hơn 100. Tây Nguyên có tỷ suất tăng dân số cao nhất trong tất cả các vùng,còn tỷ suất tăng dân số của Tây Bắc cũng cao hơn đáng kể so với mức của cả nước.Những khu vực xuất cư được biết do có tỷ lệ tăng dân số giữa hai cuộc điều tra thấp ,là những vùng tập trung dân cư lớn .Cả hai vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long đều có tỷ lệ giới tính thấp hơn mức chung của cả nước .Tỷ lệ giới tính khi sinh xấp xỉ bằng tỷ lệ giới tính của nhóm tuổi trẻ nhất ,nhóm 0 tuổi .Vào năm 1999,tỷ lệ này là 108,cao hơn một chút so với con số 107 tính cho điều tra cho năm 1999. Đặc biệt tỷ lệ giới tính của dân số nhóm tuổi 10-14 trong năm 1989,tức là nhóm dân số sinh ra trước ngay sau cuộc TĐT 1989 ,tính được cao hơn 107 chút ít. I.2.3.Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam năm 1999: Để bổ xung thêm cho phần nghiên cứu về cơ cấu dân số ta đo xem xét khía cạnh cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam năm 1999 ,với những nội dung chính sau: a, Hình ảnh sau 10 năm: Sau 10 năm cùng với sự cải cách và đổi mới kinh tế đạt mức tăng trưởng đáng phấn khởi ,dân số Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản trong cơ cấu về nhiều mặt .Trong giới hạn của quá trình dân số cơ cấu dân số theo độ tuổi là một biểu hiện cơ bản và điển hình .Xem xét tháp tuổi của dân số ở hai thời điểm của hai cuộc điều tra liên tiếp 1989-1999 trong biểu đồ dưới đây: Biểu 1:THáP TUổI NĂM 1989 tháp tuổnăm1999 So sánh hai tháp tuổi trong biểu đồ ta thấy :Dân số bắt đầu giảm đáng kể tỷ lệ tăng tự nhiên cũng đồng thời báo hiệu một thời kỳ tốc độ tăng dân số tuyệt đối không những năm trong thời kỳ bùng nổ (những năm 1970-1980) ,tuy nhiên nếu coi dân số nước ta đã là một dân số bắt đầu bước vào thời kỳ ổn dịnh thì không hoàn toàn chính xác . Một đặc điểm rất quan trọng là dân số ở nhóm tuổi từ 15-19 ,so với các nhóm khác có số lượng lớn đột biến. Cơ cấu giới tính ở các nhóm tuổi từ 15-19 tỷ lệ này chỉ đạt 0,76 trong khi các nhóm tuổi nhỏ hơn thường thấp .Đặc biệt ở nhóm tuổi 15- 19 tỷ lệ này chỉ đạt 0,76 trong khi các nhóm tuổi nhỏ hơn thường có tỷ lệ giới tính lớn hơn 1. b.Khả năng tái sinh sản và quá trình tăng dân số trong những năm đầu thế kỷ XXI: Từ tháp tuổi năm 1999 cho thấy :tỷ trọng dân số ở độ tuổi dưới 10 thấp hơn trước đây .Nguyên nhân trực tiếp tỉ lệ sinh giảm xuống tổng tỉ xuất sinh cũng giảm so với năm 1989 .Với tổng tỉ suất nói trên ,tỉ lệ tăng dân số tự nhiên từ 2,2% năm 1989 xuống còn 1,54% năm 1999 .Nếu tính một cách chi tiết hơn ,với việc chú ý đến cơ cấu tuổi của dân cư ở hai thời điểm ta có thể thấy các chỉ tiêu cụ thể sau: Bảng 5: Nhóm tuổi. Tỷ trọng năm 89 Tỷ suất sinh năm 89 Tỷ trọng năm 99 Tỷ suất sinh năm 99 15-19 21,45% 0,026 19,79% 0,028 20-24 19,43% 0,192 16,82% 0,158 25-29 18,51% 0,221 15,70% 0,1348 30-34 15,38% 0,167 14,58% 0,081 35-39 11,05% 0,110 13,78% 0,0409 40-44 7,45% 0,057 11,43% 0,0178 45-49 6,75% 0,019 7,91% 0,0056 Tổng tỉ suất sinh 3,96 2,33 Từ bảng 5 ta thấy :nếu cơ cấu tuổi của dân số nữ từ 15-19 như năm 1989 với tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi hiện tại ,tỷ lệ sinh là 2,1832% .Như vậy cơ cấu tuổi của dân số nữ trong độ tuổi sinh góp phần làm giảm tỷ lệ sinh thô khoảng 0,2% phần còn lại là kết quả giảm sinh trong 10 năm qua. Nói tóm lại qua phần này ,đã chứng tỏ được , cơ cấu dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã góp phần làm giảm tỷ lệ sinh thô. I.3.Sự phân bố dân số : Trong phạm vi này xét sự phân bố dân số theo vùng lãnh thổ qua bảng sau: Bảng 6.Phân bố phần trăm diện tích đất đai và dân số chia theo vùng Việt Nam năm 1999. Vùng Diện tích(%) Dân số(%) Mật độ dân số (Người /km2 ) Đồng Bằng Sông Hồng 3,8 19,4 1.180 Đông Bắc 20,3 14,2 162 Tây Bắc 10,9 2,9 62 Bắc Trung Bộ 15,5 13,1 196 Duyên Hải Nam Trung Bộ 10,1 8,6 195 Tây Nguyên 13,9 4,6 67 Đông Nam Bộ 13,5 16,7 285 Đồng Bằng Sông Cửu Long 12,0 21,1 408 Cả nước 100 100 231 Từ kết quả trên cho ta thấy dân số phân bố không đều và có sự khác biệt rõ theo các vùng địa lí-kinh tế.Về số lượng tuyệt đối có thể phân ra làm 3 nhóm.Nhóm thứ nhất gốm hai vùng Đồng Bằng sông Hồng và Đồng Bằng sông Cửu Long với hơn 40% dân số sinh sống. Dân số tập trung ở lưu vực các con sông lớn có đất đai màu mỡ và có nước canh tác. Điều đó phản ánh tình trạng tự nhiên của nông thôn nước ta . Nhóm thứ hai của miền Đông Nam Bộ vùng núi Đông Bắc và Bắc trung Bộ với 44% tổng số dân .Nhóm thứ ba gồm Duyên Hải Nam Trung Bộ và các vùng cao như tây nguyên và vùng núi Tây Bắc với số lượng dân ít và không tương xứng. II.thực trạng về thị trường lao động VIệT NAM Như phần chương I đã nêu những đặc điểm của thị trường lao động , ta đã phần nào có một cách nhìn nhận tổng quát về thị trường lao động. Để đi xem xét một cách tỉ mỉ và đầy đủ hơn ta đi vào phần thực trạng của loại thị trường này ở Việt Nam .Và để có những đánh giá về thị trường lao động ,ta lần lượt xem xét về thực trạng của thị trường lao động nói chung , cung và cầu lao động . II.1 Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam : II.1.1 Cung lao động vượt quá cầu gây sức ép rất mạnh về việc làm, đồng thời với một tỷ lệ lao động dư thừa lớn trong nông thôn: Trong những năm qua tốc độ tăng dân số bình quân năm là 2,2% và tốc độ tăng lực lượng lao động là 3,2%.Nhưng tình trạng nghiêm trọng là hiện tượng thiếu việc làm ở nông thôn bình quân một lao động nông nghiệp năm 1995 chỉ có 0,23 ha đất canh tác, trong khi đó con số tương ứng của các nước nông nghiệp khác trong vùng là 0,8 ha.Với diện tích canh tác chỉ có khoảng 7 triệu ha, nhu cầu tối đa chỉ cần 18-19 triệu lao động (kể cả chăn nuôi ), nhưng thực tế hiện nay ở nông thôn vẫn còn khoảng 25 triệu lao động sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hiện nay nguồn cung lao động ở nước ta rất dồi dào và có xu hướng tiếp tục gia tăng ở mức cao. Năm 1996: lực lượng lao động cả nước là 35886175 người trong đó số lao động đã qua đào tạo 4413917 người(chiếm 12% tổng lực lượng lao động ).Nông thôn chiếm 80% lực lượng lao động cả nước .Năm 1996 có trên 2 triêu người độ tuổi 15 trở lên ra thành thị tìm việc làm (chiếm 7,14%) dân số trong độ tuổi lao động đang hoạt động kinh tế ở nông thôn .Trong những năm tới (1997-2000) mỗi năm có 1,24 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm .Đến năm 2000 lực lượng lao động của cả nước ta sẽ là 36,3 triệu người. Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao : 8,8% (năm 1996);84%(năm 1997) thì lao động dư thừa sẽ thuộc về lao động chưa qua đào tạo.Thế nhưng trong số người chưa có việc làm ở nước ta có cả lao động chưa qua đào tạo chính qui với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao .Những kỹ sư, công nhân lành nghề , cử nhân và những người lao động giản đơn cùng xuất hiện trên thị trường lao động , cùng cạnh tranh để tìm việc làm . Sự thiếu phù hợp trong cơ cấu nguồn lao động và cơ cấu việc làm là nguyên nhân cơ bản tạo lên hiện tượng "thừa giả tạo" lao động đã được đào tạo .Sự hình thành dòng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị mang tính hai mặt .Nó làm tăng sức ép về nhân khẩu vốn đã căng thẳng ở thành thị nhưng nó cũng giải toả được những công việc lao động nặng nhọc mà người dân thành thị không muốn làm với giá cao. II.1.2 Trình độ tay nghề và cơ cấu nghề nghiệp của cung lao động không đáp ứng được cầu: Năm 1995 cả nước có khoảng 4,7 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 11% lực lượng lao động .Thành phố Hà Nội ,nơi lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 26,5%.Trong khi ở các nước trong khu vực , tỷ lệ tương ứng 40-50% .Cơ cấu trình độ ở mức cao đẳng ,đại học và trên dại học , trung học chuyên nghiệp 1,6, công nhân kỹ thuật 3,6 , theo kinh nghiệm của một số nước thì quan hệ tỷ lệ hợp lý là 1-4-10. Như vậy chúng ta đang thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt là thiếu công nhân kỹ thuật. Mặt khác cơ cấu nông nghiệp rất đặc trưng cho một nền kinh tế "thuần nông nghiệp" 71% số người đang làm việc trong nền kinh tế là nông -lâm ngư nghiệp ,14% làm trong các ngành công nghiệp và xây dựng , 15% làm trong các ngành dịch vụ .Hậu quả là năng suất lao động bình quân một lao động đang làm việc năm 1995 rất thấp , chỉ đạt 1,25 triệu đồng trên năm (theo giá cố định năm 1989). II.1.3 Sự hình thành và phát triển mạnh của khu vực kinh tế phi kết cấu (phi chính thức ) : Với tỷ lệ 27,89% thời gian lao động chưa dược sử dụng trong khu vực nông nghiệp , với mức thu nhập chênh lệch giữa lao động thành thị và nông thôn khoảng 2lần , cộng với tốc độ đô thị hoá tương đối nhanh và một tỷ lệ thất nghiệp lớn ở thành thị (5,68%) thì tất yếu hình thành khu vực kinh tế phi kết cấu và sự di chuyển lao động tự do từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm . ở nông thôn lực lượng lao động đang có xu hướng giảm dân cả về qui mô và tỷ trọng nhưng tốc độ giảm còn quá chậm .Dân số thực tế thường trú ở nông thôn . Cả nước tính đến ngày 1/7/1997 vẫn tới 59958890 người , chiếm 79,24% tổng số nhân khẩu thường trú của cả nước. Trong khi đó diện tích canh tác bình quân một nhân khẩu chỉ còn hơn 800 m2 , riêng miền bắc chỉ còn trên 500m2 và có khả năng tiếp tục giảm thấp hơn nữa.Để tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn , sự chọn lựa duy nhất là phải đẩy tới một bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp , cơ cấu ngành nghề , cơ cấu lao động và việc làm tại chỗ. Sự gia tăng lực lượng lao động ở khu vực thành thị và nguyên nhân của nó.Sự gia tăng đi cả về tuyệt đối lẫn tương đối .Sự gia tăng đó phụ thuộc vào không chỉ thuần tuý sự tác động của quá trình đô thị hoá mà do luồng lao động tự do từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm . II.1.4 Chất lượng của lực lượng lao động : a, Trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày càng tiến bộ , biểu hiện bằng sự so sánh sau: Năm 1996 , số người có trình độ tốt nghiệp phổ thông cơ sở(cấp 2) trở lên chiếm 45,54% lực lượng lao động (thành thị chiếm 60,85%) ; số người tốt nghiệp phổ thông trung học (cấp III) chiếm 13,48% lực lượng lao động (thành thị 31,66%,nông thôn 9,19%) .Năm 1997 các chỉ tương ứng là :46,51%(61,85%- 42,62%) và 14,14% (32,57%-9,47%). Như vậy năm 1997 so với 1996 ,số người có trình độ phổ thông trung học đều tăng lên tương đối ,tuyệt đối cả ở thành thị và nông thôn , nhưng mức độ tăng và tăng thêm ở thành thị đều vượt xa nông thôn , đặc biệt là số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học . ở thành thị số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học tăng thêm 223256 người với tốc độ tăng thêm 10,31% , trong khi ở nông thôn các chỉ số này chỉ là 76231 người với 2,86% . b,Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở hai khu vực thành thị và nông thôn . Trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng với số lượng 4413977 người (1,03%), trong đó số trình độ cao ( từ cao đẳng ,đại học trở lên ) tăng 827659 người . ở khu vực thành thị số có trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động năm 1996 trong đó số có trình độ cao là 655812 người so với năm 1996 ở khu vực nông thôn ,số có thình độ đã tăng từ 258386 người lên 274900 người -tăng 6,4%. Có được những kết quả trên là do công tác trong lĩnh vực đào tạo và dạy nghề đem lại .Tuy nhiên tốc độ phát triển của lực lượng lao động đã qua đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn đã quá bất hợp lí lại còn bất hợp lí hơn .Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị vẫn tiếp tục gia tăng (31,56% năm 1996 tăng lên 32% năm 1997) trong khi tỷ lệ này ở nông thôn lại đang có xu hướng giảm thấp (7,80% năm 1996 xuống 7,30% năm 1997) chênh lệch về tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở thành thị và nông thôn cũng ngày càng lốn .Năm 1997 lực lượng lao động ở nông thôn trong tổng số lực lượng lao động chung của cả nước là 79,80% nhưng lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 47,33% và lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 20,68% .So với năm 1996 các tỷ lệ đang có xu hướng giảm từ 80,93% xuống 79,80%. II.2.Thực trạng về cung lao động nước ta và mối quan hệ của nó với dân số . Như đã nói trong phần I về khái niệm của cung lao động trong phần này ta không nhắc đến mà đi ngay vào thực trạng của nó. Cung lao động được biểu hiện qua những khía cạnh sau: II.2.1. Cơ cấu nghành nghề đào tạo của lực lượng lao động : Cơ cấu này phản ánh các ngành nghề được đào tạo có đáp ứng được nhu cầu và cơ cấu ngành nghề mà nền kinh tế cần hay không .Sự không hợp lí về cơ cấu trình độ chuyên môn ;cơ cấu ngành nghề trong những năm qua đã ảnh hưởng lớn tới sự vận hành của lực lượng lao động mới hình thành và thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta.thực tế này được chứng minh từ những con số trong bảng sau: Bảng 7:Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế phân theo trình độ văn hoá(%) 1996 1997 1998 Tổng Trong đó nữ Tổng Trong đó nữ Tổng Trong đó nữ Chưa biết chữ 5,8 62,3 5,1 61,6 3,8 62,4 Chưa tốt nghiêp cấp I 20,9 56,4 20,3 55,5 18,5 56,1 Đã tốt nghiệp cấp I 27,8 49,7 28,1 49,2 29,1 45,3 Đã tốt nghiệp cấp II 32,1 48,3 32,4 48,1 32,3 48,3 Đã tốt nghiệp cấp III 13,5 44,1 14,1 44,0 16,0 44,2 Theo số liệu trên tỷ lệ người chưa biết chữ đã giảm là kết quả của chương trình xoá mù chữ do chính phủ thực hiện những năm qua .Số lao động chưa tốt nghiệp cấp I mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu lao động theo trình độ cấp I,II,III còn chuyển biến chậm. Xem xét cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn còn cho thấy lực lượng lao động ở nước ta không những yếu kém về trình độ chuyên môn mà cơ cấu trình độ đào tạo còn bất hợp lý. II.2.2.khả năng đáp ứng nhu cầu lao động không đồng nhất với sự dồi dào về nhu cầu lao động. Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào.Năm 1998 cả nước ước tính có 45,2 triệu người trong độ tuổi lao động ,so với năm 1995 tăng 3,91 triệu người . a.Yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng lao động được biểu hiện qua ba mặt: Thứ nhất:Về sức khoẻ ,mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân nhưng do xuất phát điểm là một nước nghèo đông dân nên phần lớn dân số nước ta chưa đảm bảo về sức khoẻ;đặc biệt là trẻ em và bộ phận dân số tại khu vực nông thôn ,vùng sâu, vùng xa. Thứ hai:Do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm cho lề nối tác phong của người lao động còn chậm ,thiếu động lực sáng tạo trong lao động . Thứ ba:Chất lượng của lao động nước ta còn thấp thể hiện rõ qua trình độ văn hoá và cơ cấu trình độ đào tạo của lao động tham gia hoạt động kinh tế . Xem xét cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn còn cho thấy lực lượng lao động nước ta không những yếu kém về trình độ chuên môn mà cơ cấu trình độ đào tạo còn bất hợp lí.Ta đưa ra bảng sau: Bảng 8:cơ cấu lao động tử 15 tuổi trở lênphân theo trình độ chuyên môn.(%) 1996 1997 1998 Không có chuyên môn 87,69 87,71 86,7 Trình độ sơ cấp 1,77 1,51 1,46 Công nhân kỹ thuật có bằng 2,26 2,05 2,16 Công nhân kỹthuật không bằng 2,12 2,34 2,59 Trung học chuên nghiệp 3,84 3,80 4,05 Cao đẳng và đại học 2,28 2,51 2,97 Trên đại học 0,03 0,05 0,08 Tổng 100 100 100 b.Sự bất hợp lí về lực lượng lao động : Đại bộ phận lực lượng lao động nước ta không có chuên môn nghiệp vụ và tập trung chủ yếu ở nông thôn .Từ năm 1997 tỷ lệ này lại tăng lên,ở thành thị từ 4,68 triệu năm 1996 lên 5,07 triệu người năm 1998 .Tỷ lệ công nhân kỹ thuật rất thấp ,thậm trí có xu hướng giảm đối với số đào tạo có bằng,trong thực tế tình trạng bất hợp lí này vẫn đang diễn ra .Cụ thể qui mô học sinh được đào tạo nghề năm 1997- 1998 chỉ tăng 2,27 lần so với năm 1991-1992,trong khi quy mô đào tạo học sinh đại học tăng tới 4,38 lần.Đó là những so sánh về số lượng ,về chất lượng còn đáng lo ngại hơn bởi quy mô học sinh tăng lên ở tất cả các cấp bậc trong khi điều kiện để thực hiện công tác giảng dạy và học tập.Không đảm bảo ,ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và đào tạo. II.2.3 Dân số với cung lao động : Trước hết ta xem xét qua về qui mô và tốc độ tăng dân số trong giai đoạn: 1960- 1990. Bảng 9: Tỷ lệ tăng dân số bình quân qua các thời kỳ từ 1960-1990. 1960-1975 1975-1980 1980-1985 1985-1990 3,05% 2,45% 2,25% 2,05% Qui mô dân số tương đối lớn : -Năm 1989: 64411000 người - Năm 2000 dự báo:81000000 người Cơ cấu dân số thuộc loại trẻ: -Dân số hoạt động kinh tế : 50% -60 tuổi trở lên: 13% b, Các nguồn lao động đông đảo và hằng năm tăng với tốc độ rất cao. 1989 1995 2000(dự báo) Thành thị 5208000 937000 11907000 Nông thôn 23576000 28321000 31437000 Cộng 28744000 37651000 43404000 Tóc độ tăng nguồn lao động bình quân các năm như sau: Thời kỳ Tỷ lệ 1960-1975 3,20 1975-1980 3,37 1980-1985 3,28 1985-1990 3,55 Tốc độ này vượt hẳn tốc độ tăng trưởng kinh tế thường thấy ở các nước chậm phát triển (2,2%).Nguồn lao động phát triển cao hơn lại xảy ra trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn và mất cân đối dẫn đến không sử dụng hết nguồn lao động dồi dào . Với qui mô và tốc độ tăng dân số như vậy sẽ tạo ra cung về cầu lao động tương đối lớn, dự báo đến năm 2000 cung lao động trên thị trường lao động lên tới 45 triệu người . Tóm lại những tóm tắt trên đây cho thấy cung về lao động có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ theo nghĩa hẹp của thị trường lao động mà nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế . II.3.Thực trạng về cầu thị trường lao động và dân số ảnh hưởng đến cầu. II.3.1.Sự biến đổi của cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động trong khu vực nhà nước: Số người được thu hút vào hoạt động kinh tế ở nước ta tăng lên hàng năm khoảng trên 1 triệu người .Nhưng cơ cấu lao động phân bố theo các khu vực kinh tế thay đổi rất chậm .Từ năm 1991-1998 ,lao động lâm- nông-ngư nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu ,giảm từ 79,26 % xuống còn 68,27% tổng lao động tham gia hoạt động kinh tế ,lao động trong khu vực công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất ,đạt cao nhất 13,35% năm 1995 và giảm xuống còn 12,79% năm 1998 .Lao động khu vực dịch vụ mặc dù tăng lên liên tục nhưng với tốc độ rất chậm ,từ 14,3% năm 1991 đến 19,07% năm 1998 . Tỷ lệ lao động trong khu vực nhà nước có xu hướng giảm dần từ 10,5% năm 1991 xuống còn 8,28 năm 1998 ,trong khi đó lao động ở khu vực ngoài quốc doanh tăng từ 89,5% lên 91,72% trong cùng thời kì .Về số tuyệt đối ,số lao động có việc làm hàng năm tăng lên nhưng phần lớn tìm được việc làm ở khu vực ngoài quốc doanh. II.3.2Thực trạng lực lượng lao động ở nông thôn : Năm 1998 lực lượng lao động ở nông thôn chiếm tới 74,80% tổng lao động ,trong đó 81,8% được thu hút voà hoạt động nông -lâm ngư nghiệp , số còn lại hoạt động phi nông nghiệp . Điểm lưu ý là tỷ lệ thời gian lao động nông nghiệp giảm đi năm 1998 còn 71,13% so với 73,34% của năm 1997. Lao động trong nông nghiệp không đuợc toàn dụng một mặt do sức ép về tăng số lao động mới trong nông thôn, mặt khác do chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thuần tuý sang hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn cũng như sang các khu nông nghiệp và dịch vụ diẽn ra rất chậm .Số lao động phi nông nghiệp năm 1998 chiếm 25,2% tăng 0,4% so với năm 1997 , nhưng chỉ có 67% có việc làm thường xuyên , số còn lại thiếu hoặc không có việc làm . Các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn rất đa dạng , chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp , gia công mỹ nghệ , một số nơi làm vệ tinh , tạp phẩm thô cho các cơ sở sản xuất , xuất khẩu ở thành thị . II.3.3 Số chủ hộ thuê lao động phản ánh mức thu hút lao động : Xét hai vùng kinh tế , vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Đồng Bằng Sông Hồng trong số các vùng kinh tế : Vùng đồng bằng có tỷ lệ di dân cao nhất , chiếm 45,6% tổng số di dân năm 1998 , trong khi tỷ lệ này của Đồng Bằng Sông Cửu Long là 10,3% . Một lý do của hiện tượng này là khẳ năng thu hút lao động nhàn rỗi ở khu vực phi chính thức ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tương đối cao . So với tổng số hộ năm 1998 số chủ hộ thuê lao động ở nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 11,16% trong khi mức chung cả nước là 3,56% và của vùng Đồng Bằng Sông Hồng là 0,67%.Các tỷ lệ tương ứng năm 1997 là 11,93% ; 3,96% ;0,98%. Mặc dù so với năm 1997 số ở nông thôn có thuê lao động ở hai vùng đều giảm , nhưng tỷ lệ hộ lao động thuê lao động với qui mô lớn tăng lên ở Đồng Sông Bằng Sông Cửu Long , trong khi giảm ở Đồng Bằng Sông Hồng. Với mức thu hút và mức cung lao động của thị trường lao động như vậy dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp . Sau khi đạt mức thấp nhất là 5,88% trong năm 1996 , tỷ lệ chính thức ở khu vực thành thị có xu hướng tăng trở lại từ 1997, năm 1998 có 6,85% và 1999có 7,4% số lao động thành thị bị thất nghiệp . Tại một số thành phố lớn tỷ lệ thất nghiệp năm 1998 tăng nhanh , Đặc biệt ở Hà Nội (9,09%) Hải Phòng (8,43%) Đà Nẵng (6,35%) (Thành Phố Hồ Chí Minh (6,76%) .Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự đi xuống về kinh tế từ năm 1998 , một phần chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực . Bảng 9: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực thành thị phân theo nhóm tuổi : Năm 15-24 25-34 35-44 45-54 55 56-59 60 >60 1996 21,28 10,57 5,65 4,8 3,05 4,17 2,17 3,51 1997 1,4 5,97 4,06 3,68 2,56 2,02 1,65 1998 13,54 7,11 3,83 3,03 1,18 Cơ cấu thất nghiệp phân theo nhóm tuổi (%). 1996 42,69 32,70 16,11 6,03 0,25 1,09 0,1 1,03 1997 37,16 31,95 20,93 8,67 0,34 0,81 0,15 1998 36,03 32,25 20,91 8,72 1,48 Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, nă1998 tình trạng thiếu việc làm trong các doanh nghiệp cũng rất phổ biến , đặc biệt trong các doanh nghiệp nhà nước.Nhiều doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ không lương trong khi số bị chấm dứt hoạt động lao động chỉ đựơc trợ cấp thôi việc rất thấp từ doanh nghiệp . Ngoài ra chưa thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nên những người rơi vào tình trạng thất nghiệp gặp hoàn cảnh khó khăn do bị giảm hoặc không có thu nhập.Một trong những nguyên nhân trên là do tình trạng kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước , tiêu thụ trong nước chậm do sức mua giảm nhưng một phần cũng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á. II.3.4 Dân số và cầu lao động : Cầu về thị trường lao động phản ánh một cơ cấu lạc hậu : Dân số trong độ tuổi lao động ở thành thị và nông thôn (%). 1979 1989 1990 1995 2000 Thành thị 21,04 22,90 22,90 24,70 27,57 Nông thôn 78,96 77,10 77,30 75,30 72,43 Lao động hoạt động trong các nghành kinh tế (%). 1990 2000 Lĩnh vực sản xuất 92,20 91,33 Công nghiệp 10,91 15 Xây dựng 2,34 3,00 Nông ,Lâm nghiệp 71,21 61,00 Giao thông vận tải 1,60 2,93 BĐLL 0,12 0,19 thương nghiệp 0,08 0,12 Lĩnh vực không sản xuất vật chất 7,08 8,67 Từ số liệu trên có thể thấy: Nguồn lao động còn nằm trong nông nghiệp nhiều ,phản ánh cơ cấu nhân lực còn nghèo nàn,lạc hậu.Thiếu việc làm ở nông thôn do nguồn lao động ngày càng đông nhưng diện tích canh tác chỉ có hạn, tính theo đầu người càng ít đi .Nguyên nhân cơ bản trên gắn với qui luật năng suất lao động ngày càng giảm trong nông nghiệp .Khả năng tạo ra nhu cầu của các ngành công nghiệp quá yếu, chỉ đủ thu hút 0,4 trong 1% của toàn bộ tốc dộ tăng hàng năm về nguồn lao động tức là chỉ được 1/8 các nguồn lao động mới tăng thêm hàng năm.Còn lại sẽ tiếp tục tham gia vào số ứ đọng trong nông nghiệp và các dạng thất nghiệp ở đô thị. b,Những nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động : Mức cầu sức lao động phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên trình độ kỹ thuật trình độ tay nghề , học vấn và giáo dục . Mức cầu tăng hay giảm đi tuỳ thuộc vào sự tăng hay suy giảm qui mô sản xuất . chương III: những định hướng và giải pháp nhằm điều chỉnh dân số phù hợp với cung và cầu của thị trường lao động . I.Những định hướng mang tính chiến lược. II.1 Đối với dân số II.1.1:Một trong những giải pháp nhằm hạn chế mức cung về lao động đó là hạn chế mức tăng về dân số : a, Cần tiếp tục cuộc vận động về KHHGĐ đặc biệt là trong 5 đến 10 năm tới, những năm dân số nữ trong dộ tuổi sinh sản có thể chiếm tỷ trọng cao hơn trong toàn bộ dân số . b,Khống chế mức sinh của dân số . I.1.2 Điều chỉnh lại cơ cấu và sự phân bố dân số a,Tiến tới một cơ cấu dân số hợp lý. b,Phân bố dân cư lao động hợp lý. I.2 Định hướng chiến lược về thị trường lao động Song song với việc định hướng những giải pháp cụ thể về dân số là đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược , đối với thị trường lao động nhằm giải quyết tốt vấn đề dân số và điều chỉnh thị trường lao động một cách cân đối và hợp lý. I.2.1 Định hướng về cung lao động: Giảm lao động trong nước, đồng thời tăng chất lượng nguồn lao động, đòi hỏi phải thực hiện một chiến lược lâu dài và đồng bộ . I.2.2 Định hướng về cầu lao động : Đó là những giải pháp về chính sách kinh tế ,qui mô, cơ cấu của nền kinh tế bởi nó xác định qui mô cầu lao động. II.Những giải pháp cụ thể : II.1 Về dân số: II.1.1 Để cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả cao cần làm tốt những công tác sau: Thứ nhất: Tạo được sự ủng hộ của cấp uỷ đảng chính quyền và toàn thể các cấp . Thứ hai: Hệ thống công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được xây dựng , củng cố và kiện toàn từ Trung ương đến địa phương , nhìn nhận được thực tế là: quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện bộ máy chuyên trách vẫn tỏ ra yếu kém. Thứ ba: Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh về số lượng và chất lượng , hình thức đa dạng ,nội dung hấp dẫn , có đông đảo lực lượng tham gia .Các ngành y tế , giáo dục ,nông nghiệp ,công nghiệp , giao thông ,xây dựng ,quốc phòng và công an, các đoàn thể phụ nữ , thanh niên , nông dân ,mặt trận tổ quốc, tổng liên đoàn lao động Việt Nam , cựu chiến binh ... đều là những lực lượng nòng cốt tham gia tuyên truyền DSKHHGĐ , từ đó các mô hình truyền thông phù hợp với từng nhóm nhỏ và phụ nữ không sinh con thứ ba của hội phụ nữ, mô hình nam nông dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình và "gia đình nông dân sáu chuẩn " của hội nông dân ,mô hình câu lạc bộ gia đình trẻ và câu lạc bộ tiền hôn nhân của đoàn thanh niên, mô hình giáo viên tiểu và trung học cơ sở làm truyền thông của bộ giáo dục và đào tạo , mô hình các chức sắc tôn giáo tham gia công tác dân số ,của bộ đội biên phòng , mô hình phòng dịch quân khu làm truyền thông dân số của bộ quốc phòng . Công tác tuyên truyền dân số qua các phương tiện truyền tin đại chúng được tăng số lượng trên phương tiện truyền thanh và truyền hình, báo , tạp chí, pa-nô ,khẩu hiệu...các sản phẩm truyền thông đã được cung cấp cho các đối tượng với số lượng lớn nội dung phong phú hình thức đa dạng , chất lượng được nâng cao . Công tác giáo dục dân số đã được đưa vào trong các trường phổ thông ,trường đại học và trung học chuyên nghiệp. Thứ tư:Nâng cao hiệu quả dịch vụ kế hoạch hoá gia đình ,mở rộng và nâng cao chất lượngcho các cơ sở dịch vụ KHHGĐ công cộng từ trung ương đến địa phương bằng cách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật . Với mục đích đưa dịch vụ KHHGĐ đến gần dân ,thuận tiện hơnvà an toàn hơn ,chương trình DSKHHGĐ đã tổ chức việc đào tạo kỹ thuật thực hành nhằm đảm bảo đáp ứng kỹ thuật đình sản ở tuyến huyện ,dặt vòng ở phần lớn sở trạm y tế xã.bên cạnh các "mô hình tĩnh "đã xây dựng và thử nghiệm các "mô hình động" về cung cấp các phương tiện tránh thai,dựa vào cộng đồng,mô hình tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai đến từng hộ gia đình. Thứ năm:Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích. Thứ sáu:các giải pháp điều kiện về đào tạo và nghiên cứu,tài chính,hậu cần,quản lí được tiến hành một cách đồng bộ nhằm đảm bảo tốt hai tiền đề cần thiết cho việc triển khai các hoạt động DSKHHGĐ . I.1.2.Khống chế mức sinh: Cải thiện điều kiện làm việc của phụ nữ tăng mức thu nhập bình quân đầu người trung hộ gia đình từ việc làm, tăng chất lượng cung lao động . Biện pháp chủ yếu là : thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mà tuyên vận động để mọi người dân nhận thức được lợi ích của việc hạn chế mức sinh và tự nguyện thi hành . Đồng thời phổ biến rộng rãi các biện pháp tránh thai , mở rộng hệ thống KHHGĐ để tạo thuận lợi ,an toàn cho người sử dụng . Các thông tin , giáo dục tuyên truyền cần được tăng cường và mở rộng tới mọi miền mọi vùng , mọi đối tượng ,đặc biệt với đố tượng chủ yếu ở nông thôn nhằm làm chuyển bến nhận thức , thái độ của người dân đối với vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình . Cầu tác động đối tượng ở tuổi sinh đẻ .Đồng thời cũng cần đưa vấn đề này vào chương trình giáo dục trong nhà trường để thế hệ trẻ có cách ứng sử đúng khi lập gia đình . I.1.3 Tiến tới cơ cấu dân số hợp lý : Hợp lý về cơ cấu giới tính , độ tuổi và quan trọng là cơ cấu chất lượng được tập trung thông qua chính sách phát triển về nhân lực . Đối với nước ta , phát triển nhân lực là phát huy dược vai trò của nhân tố con người trong kinh tế xã hội chính sách phát triển nhân lực gắn với vấn đề việc làm và thu nhập . I.1.3 Phân bố dân cư lao động hợp lý: Đẩy mạnh di dân , xây dựng các vùng kinh tế -xã hội -dân cư mới để gắn lao động với đất đai tài nguyên thiên nhiên . Đây là hình thức có tính chất chiến lược để phân lại dân cư -lao động trên phạm vi cả nước và giải quyết việc làm cho người lao động . II.thị trường lao dộng . II.1Đối với cung lao động. Thứ nhất : Tiếp tục thực hiện chương trình DS -KKHGĐ , Đặc biệt tập trung cho khu vực nông thôn , vùng nghèo , vùng ven biển - nơi đông dân cư nhưng trình độ dân trí thấp lại bị ảnh hưởng bởi các phong tục tập quán lạc hậu . Thứ hai: Tiếp tục phổ cập giáo giục tiểu học , xoá mù chữ ở người lớn , đặc biệt tập trung trong các vùng nghèo , vùng sâu vùng xa . Đối một số thành phố lớn nên thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở , một số nơi có điều kiện có thể thực hiện phổ cập giáo dục trung học .Để thực hiện nhà nước cần tăng ngân sách cho giáo dục tiêủ học và thực hiện và thực hiện công bằng cho chi tiêu giáo dục . Đối với các tỉnh già nhà nước nên thành phố lớn nên đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục , nguồn nhân lực cho giáo dục . Qua đó nhà nức có thể ưu tiên ngân sách nhà nước cho vùng nghèo vùng sâu vùng xa . Thứ ba: Nâng cao chất lượng của nguồn lao động nước ta, trong giải pháp này chia ra hai loại giải pháp: a, Về dài hạn: Để có nguồn lao động có chất lượng cao trước hết cần có thời gian . Điều này đã được nhà nước nhận thức rất rõ ràng và đề ra chiến lược phát triển con người toàn diện và đang được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước , tuy nhiên chúng ta mới chú ý nhiều đến số lượng chưa chú ý đến chất lượng . Chiến lược giáo dục đào tạo phải gắn với chiến lượ kinh tế - xã hội của đất nước . Vì vậy cần cơ cấu và chấn chỉnh lại hệ thống các trường cao đẳng đại học , các trường dạy nghề . Dối với các trường cao đẳng cần chú trọng ngay đế ngành nghề . Nhiệm vụ của đào tạo phải nhằm tạo ra một lực lượng lao động đáp ứng về số lượng , ngành nghề trình độ tay nghề , kỹ thuật lao động mà nền kinh tế cần. Mở rộng hệ thống các trường dạy nghề và xây dựng mối quan hệ chiều ngang giữa trường , trường dạy nghề và các nhà đầu tư , cũng như mối quan hệ dọc giữa trường dạy nghề và các cơ quan hoạch định chính sách của nhà nước . Ngay từ bây giờ cần giới thiệu cho các em học sinh phổ thông cơ sở , phổ thông trung học hiểu biết về các trường dạy nghề cũng cần đào tạo cho các đối tượng khác theo nhu cầu . b, Về ngắn hạn : Trong lĩnh vực đào tạo , nhà nước nên đặt ưu tiên ngân sách và huy động ngoài ngân sách để củng cố ngay các trường dạy nghề tại địa phương thực hiện đào tạo có mục tiêu .Các trường này cần phải phối hợp với các doanh nghiệp , cơ quan quản lý nhà nước để xác định nhu cầu đào tạo , xây dựng chương trình đào tạo để làm căn cứ tuyển chọn và đào tạo công nhân đáp ứng nhu cầu theo các ngàng nghề mà nền kinh tế đang cần . Đồng thời tiến hành các biện pháp đào tạo , đào tạo lại nghề cho lao động đôi dư do chuyển đổi ,sở hữu và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước , triển khai việc sắp xếp doanh nghiệp theo quyết định số 177/199/QĐ-TTG . Ngoài ra còn xây dựng quĩ đào tạo chung cho các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế , nhằm đào tạo lại nghề cho lao động bị thất nghiệp do chuyển đổi cơ cấu , do chuyển giao công nghệ . Cần có biện pháp khuyến khích trợ vốn , thuế , thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp giữa công nhân đã có tay nghề đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài phục vụ chuyển giao công nghệ . Các công nhân này phải tiếp tục chuyển giao lại kiến thức cho đội ngũ công nhân trong nước . Đồng thời qui định cụ thể về chế độ làm việc hoạc hoàn trả chi phí đào tạo đối với những người sau khi đào tạo không trở về doanh nghiệp cũ . Để giảm áp lực về cung lao động trong nước cần đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài kèm theo qui định cụ thể về nghĩa vụ và trách nhiệm của người được đi học ở nước ngoài . II.2 Đối với cầu thị trường : Thứ nhất : Đối với nước ta tăng cầu phải đảm bảo hai nguyên tắc : Chi phí thấp và tạo được càng nhiều việc làm càng tốt thông qua các biện pháp kinh tế là chính .Để đạt được những yêu cầu đó , ta cần có những việc làm cụ thể sau : Cần nhanh chóng cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài , khuyến khích đầu tư tư nhân trong mọi lĩnh vực. Cần có chính sách rõ ràng về hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo được việc làm . Khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ qua đó có thể tuyển dụng lao động có trình độ khác nhau từ giản đơn đến kỹ thuật cao , vừa thực hiện chuyển giao kỹ thuật giữa doanh nghiệp lớn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ , thực hiện đào tạo theo phương htức vừa học vừa làm . Thứ hai: Khuyến khích các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn , khuyến khích phát triển kinh tế hộ , kinh tế gia đình để giải quyết việc làm tại chỗ . Các cấp chính quyền có vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin , giới thiệu sản phẩm , tìm thị trường tiêu thụ và tạo cầu nối giữa nông dân và các cơ quan hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân . Thứ ba: Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giải quyết việc làm bằng cách xây dựng hệ thống hướng dẫn , giám sát điều tra , điều chỉnh chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương . Cần nâng cao vai trò của các cấp địa phương trong giải quyết việc làm bao gồm trách nhiệm về đóng góp tài chính và hướng dẫn thực hiện , hướng dẫn kỹ thuật , giám sát và đánh giá , chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chương trình khi không đạt mục tiêu. Nhưng điểm đáng lưu ý là không nên thực hiện chương trình một cách dàn trải , nên ưu tiên cho những vùng căng thẳng về giải quyết việc làm và cần sự hỗ trợ của Nhà nước Trung ương . Tuy nhiên chỉ nên triển khai chương trình tại một số nơi đã có đủ điều kiện về đội ngũ cán bộ địa phương am hiểu thực tế và có khẳ năng giám sát , đánh gía hiệu quả của các biện pháp giải quyết việc làm ở nơi người lao động có đủ khả năng vay vốn để tự tạo công ăn việc làm . Thứ tư: do thị trường mới được hình thành nên việc tiếp tục hình thành khung khổ pháp luật cho nó vận hành trong nền kinh tế thị trường là hết sức cần thiết . Cụ thể là cần hoàn thiện khung khổ luật pháp về lao động , như qui định về tiền công tiền lương các chế độ dối với người lao động khi chuyển việc mất việc và thôi việc , an toàn lao động v.v.... Như vậy , từ những định huớng mang tính chiến lược đến những giải pháp cụ thể đối với dân số cũng như đối với thị trường lao động và cụ thể là đối với cung và cầu lao động . Những giải pháp áp dụng trong một thời gian dài và những giải pháp áp dụng trong một thời gian ngắn . Đối với nước ta nếu biết khai thác , sử dụng nguồn tài lực , vật lực, một cách thiết thực , hợp lý thì chắc chắn những giải pháp trên sẽ đầy khả thi và hứa hẹn một kết quả tốt đẹp . kết luận Qua việc nghiên cứu đề tài "Dân số và sự tác động của nó tới thị trường lao động ở Việt Nam " , không những đưa ra cho ta một bức tranh sống động về dân số nước ta trong thời gian vừa qua ,thông qua những chỉ tiêu phản ánh : qui mô , tốc độ gia tăng ,cơ cấu . Một hình ảnh về thị trường lao động : cung lao động và cầu lao động .Và cũng qua đó cho ta thấy được mối quan hệ dân số với thị trường lao động , những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong cơ cấu lao động , những cản trở đối với việc thực hiện vấn đề dân số . Một loạt những vấn đề mang tính cấp bách và thiết thực như vậy, nhưng điều quan trọng nhất đối với mỗi sinh viên chúng ta (đặc biệt là sinh viên khoa KTLD )là: Ta đã trau dồi được những kiến thức về môn chuyên ngành, nắm được thực tế tình hình dân số , thị trường ,thị trường lao động để từ đó tự nhận thấy mình phải có phần trách nhiệm đối với đất nước , trách nhiệm đó chính là việc học tập , nắm được những kiến thức cơ bản cộng với sự tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu , đưa ra những định huớng và giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tại của đất nước , nhằm thực hiện mục tiêu chung , mục tiêu lớn nhất mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra: " Thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ", đưa đất nước phát triển và theo kịp tốc độ của thế giới . Việt Nam ta trong giai đoạn qua , mặc dù đã phát triển có thể nói về mọi mặt kinh tế, chính trị ,văn hoá và trong kinh tế ta không ngừng học hỏi tiếp thu những khoa học công nghệ , kỹ thuật tiên tiến của những nước đàn anh đi trước.Việc mở cửa chào đón những quốc gia có thiện chí muốn hợp tác giúp đỡ Việt Nam trên tinh thần đoàn kết bình đẳng hai bên cùng có lợi . Nhưng ta cũng nhận thấy một thực tế , một quá khứ của dân tộc và sáng suốt trước mọi mưu đồ của đối tác , vì bản chất của bọn thực dân đâu dó vẫn còn tồn tại dưới mọi hình thức , do đó sự mở cửa bắt tay làm bạn với các nước phải trên phương châm "hoà nhập chứ không hoà tan", điều đó thể hiện ở việc : ta khéo léo học hỏi những kinh nghiệm những tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện nước ta . Để đạt được những mục tiêu đã đề ra đối với Việt Nam , một nước vốn đông dân , dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn , miền núi,với đặc tính nền kinh tế còn mang đặc tính thuần nông . Sự phát triển còn chậm chững ở những bước đầu tiên , còn non nớt và yếu kém. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với nước ta là chiến lược phát triển về con người , bởi lẽ con người vừa là chủ thể , vừa là đối tượng của quá trình sản xuất , trong đó qúa trình sản xuất lại quyết định sự phát triển của đất nước . Để thực hiện được chiến lược phát triển con người đó thì việc đi xem xét bức tranh khái quát dân số của nước ta và sự tác động của nó tới thị trường lao động , một loại thị trường đặc biệt , có thể nói nó quyết định mọi yếu tố khác , và ngược lại những yếu tố khác cũng tác động phản lại thị trường này , ví như: số lượng cung và cầu lao động phụ thuộc vào sự phát triển của từng vùng ,từng ngành , chất lượng cung và cầu lao động lại quyết định sự phát triển của nền kinh tế . Một vấn đề nữa là qui mô dân số lại quyết định qui mô nguồn lao động hay nói cách khác nguồn lao động phụ thuộc vào dân số , do đó việc cải thiện chất lượng dân số , điều chỉnh về qui mô, cơ cấu , sự phân bố dân số là vấn đề quan trọng hàng đầu và đó cũng là cơ sở lý luận nền tảng , một lần nữa được nhắc lại của việc nghiên cứu đề tài "Dân số và sự tác động của nó tới thị trường lao động ở Việt Nam ". tài liệu tham khảo: 1,Các loại sách: a, Giáo trình Dân số học của Nhà Xuất Bản Thống Kê. b, Giáo trình Dân số phát triển của Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. c, Dân số lao động việc làm vấn đề giải pháp tập 1. d, Tài liệu " Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999"(Chương 5,Phần II). e, Sử dụng nguồn lao động và giải pháp việc làm ở Việt Nam . 2,Các loại báo, tạp chí: a,Nghiên cứu kinh tế số 259-tháng 12/1999. b,Tạp chí :LĐvà XH số tháng 10/1998. c,Thông tin thị trường lao động số 3/2000. d,Diễn đàn dân số và phát triển số 23(tháng 12/1999). e, Tạp chí lao động và xã hội số tháng 8/1997. f,Tạp chí lao động xã hội số tháng 3/1998. g,Tạp chí lao động xã hội số tháng 9/2000. h,Tạp chí nghiên cứu và trao đổi số 7 (tháng 4/1999).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Dân số và sự tác động của nó tới thị trường lao động Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan