Luận văn Đằng sau bức màn huyền thoại trong “Thần khúc” của Đantê

Đantê đã để lại trong nhân loại muôn đời một “Thần khúc” với sự kết hợp tuyệt vời giữa thi ca và triết học, giữa nghệ thuật và tư tưởng, giữa những thứ tầm thường và Chân lý. Sự kết hợp tuyệt vời này đã đưa Đantê đến cùng dân tộc và nhân loại, làm cho ông hòa mình vào tha nhân đang khổ đau. đang rên xiết dưới gông cùm xiềng xích, đang bị tước mất quyền tự do đúng nghĩa để làm một con người. Chân lý - Vâng ! sẽ xua tan bóng đêm để trả lại vầng dương cho một ngày mới. Qua “Thần khúc” và sự tìm hiểu của chúng tôi, nếu đươc mong ước để rồi mong ước ấy được thực hiện : tôi xin một điều : Rằng - những sinh viên khoa Văn chương sau chúng tôi được đến với Đantê trong dạng chỉnh thể và toàn cục, không như chúng tôi trước đây chỉ được học đôi điều sơ sài. Đến với Đantê, đến với “Thần khúc” để biết trân trọng một điều : đơn giản, thật đơn giản thôi : Tâm-Hồn của mỗi Con-Người. Và lời cuối, trước khi khép lại - Hy vọng .với Đantê: Thiên đàng là quê hương; còn với mỗi một chúng ta : hãy tìm Thiên đàng để làm quê hương cho chính mình.trong những điều thật tốt, thật đẹp và thật đầy yêu thương !!

pdf38 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đằng sau bức màn huyền thoại trong “Thần khúc” của Đantê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại một câu chép trong Kinh Thánh : “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết.Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra” . Thì ra, đứng trên góc độ con người để nhìn nhận, “tấm lòng” là một thứ quí nhất của cuộc sống con người, về sau này, nhà soạn nhạc Trịnh Công Sơn có viết: “Sống trong một đời sống cần có một tấm lòng” (2) Hóa ra, hiểu một điều rằng tất cả những kẻ xuống địa ngục mà Đantê đã đưa vào tác phẩm mình là những con người khuyết tật một tấm lòng. Bằng cách cảm, cách nghĩ và nhìn nhận của tuổi trẻ và con người Việt Nam, chúng tôi đồng cảm và chia xẻ với quan niệm này của Đantê. Thử đặt ngược trở lại một câu hỏi : Giả như con người sống trong tất cả những mối quan hệ mà với những mối quan hệ ấy - không hề mang một ít (dẫu rất ít ỏi) bỏng đán" của tấm lòng thì nhân thế sẽ ra sao? Chúng tôi đi giữa bóng người ngã rập . Lưng gập xuống dưới mưa giông vùi dập . Chân đặt lên hư vô hay xác những oan hồn ( Địa ngục 6 ) Những dòng thơ trên đã lý giải cho câu trả lời trên một cách trọn vẹn và thật thà nhất. Tất cả sẽ trở thành những “oan hồn” cho một cõi “hư vô”. Trình bày điều này ở đây, có thể sẽ không làm hài lòng một số người, nhưng suy cho cùng - rồi đây, tất cả đều sẽ phải nhìn lại mình, đối diện mình trước hiện tại và quá khứ để từ đó có thể tiên tri cho riêng mình một tương lai trước mắt. Khi ấy mới hiểu được với cuộc sống : tấm lòng là gì ?- Chúng tôi hy vọng thế ! Ganh tị, kiêu căng, bủn xỉn . Là ba mồi rơm đốt cháy mọi con tim .( Địa ngục 6 ) Hiểu, lý giải điều này chúng tôi lấy tác phẩm làm cơ sở. Từ “Thần khúc”, từ Đantê, chúng tôi viết ra từ sự nhìn nhận nó trong thực tế cuộc sống và con người. Sự trình bày của chúng tôi rất đơn thuần vì đó là đúng đắn.Vì rồi thời đại nào cũng thế, khi con người không còn đối xử với nhau bằng nhân ái, bằng lòng tốt, bằng độ lượng... mà lại cư xử với nhau bằng thù hằn, ganh tị, kiêu căng ... thì sẽ đến một lúc nào đó trái tim sẽ hóa đá, dòng máu con người sẽ chảy hoài công trong mạch. Đó là nhưng tên bạo chúa; Netxuyx bảo tôi. Từng sống trong máu người và cướp bóc. Đây là nơi chúng ta phải đền tội ác Alếchđăng và Đơnix hung thần Đã từng dìm Xixin nhiều năm trong tang tóc.( Địa ngục 12 ) Và rồi còn nhiều nữa. Những Adôlanh, Ôbiđô, Attila... Những con người mà Đantê phải thốt lên khi đối diện: “Ôi! Thịnh nộ điên cuồng! Ôi lòng tham mù quáng!” Làm sao mà ngay bây giờ ta có thể hình dung ra được một Ađôlanh - bạo chúa đã gây vô vàn tội ác đối với xứ sở Tơnêvi, một Alêchđăng khi bắt được kẻ thù thì vứt cho chó sói xé thịt hoặc chôn sống, hoặc Attila, một vị vua Hung nô thế kỷ V tàn bạo có tiếng, với một câu truyền tụng: “Chỗ nào ngựa ta đi qua, chỗ ấy cỏ không bao giờ mọc nữa” . Làm sao mà có thể hình dung được điều gì sẽ xảy ra khi con - người - quên - nhau – là - đồng - loại, đối diện với nhau chỉ bằng tham tàn và bạo lực ... Làm sao mà có thể hình dung ra được con người sẽ như thế nào khi đứng trước nỗi hổn mang của lòng tham và thù hằn... Đantê đã cả quyết thái độ của mình khi đứng trước những nhân vật mà ông gọi “nửa người nửa ngựa”. Rằng chỉ có “dòng sông máu”, “vạc dầu sôi ninh những kẻ tương tàn đồng loại” như thế mới xứng đáng. Công lý của công lý chính là bình đẳng. Đantê đã nhân danh điều ấy chung kết đời đời những con người của ác ôn, hành hung, cướp bóc, bằng những lời thơ: Bước qua đây là cối buồn thương . Bước qua đây là nơi tang tóc vĩnh hằng . Bước qua đây là thế giới của lớp người vô vọng ... Ai vào đây ... mọi hy vọng ... hãy buông tay bỏ lại. ( Địa ngục 3 ) Và hơn thế, bằng những hành động : Kẻ nào chưa hết cực hình mà từ sông máu đã ngoi lên sẽ bị bắn ngã nhào trên nước đỏ .( Địa ngục 12 ) Với những câu thơ như thế ta mới hiểu được tấm lòng của nhà thơ đối với cuộc sống của người dân nước Ý. Bằng công lý ấy, ông muốn đem lại một hơi thở yên lành cho dân tộc. Địa ngục của Đantê chôn vùi đi đời đời những kẻ chỉ biết có máu và nước mắt; để từ đó nhường lại cho thế tục một cuộc sống đầy an ninh và công bằna. Thiết tưởng, rằng bằng những lời thơ bình thường ấy, chúng ta có thể đúc nên được một tấm lòng bằng vàng của Đantê đối với cuộc đời và đối với con người. Đấy! Vén đi cái lớp bụi thời gian đã gần bảy thế kỷ nay, vén đi cái bức màn huyền ảo, thần bí của nghệ thuật Trung cổ mà tác giả ít nhiều chịu ảnh hưởng; nhân loại chúng ta hôm nay sẽ luôn ngạc nhiên vì đằng sau cái lớp vỏ huyền thoại đầy bụi phủ ấy là cả một khối ngọc sáng ngời . Hẳn nhiên Đantê còn phê phán nhiều nữa. những thói hư tật xấu của con người. còn nói nhiều đến những lầm lạc, hư mất của nhân loại, những tội lỗi của thế nhân. Và tha nhân trong trái tim ông cần được gạn đục, khơi trong qua chín tầng Địa ngục. Vì một lẽ : Than ôi! Nước Ý nô lệ ơi! Là quán trọ khổ đau Là con tàu không lái trong cơn bão tố Là Chúa tể bao vương quốc, ngươi chỉ còn là một ổ lầu xanh.( Tĩnh ngục 6 ) Những lời thơ buồn và thống thiết . Tại sao? Vì sao? “Quán trọ khổ đau, một con tàu không lái trong cơn bão tố” . Nước Ý đây? “Chúa tể bao vương quốc” đó à? Để lý giải điều này không bằng con đường nào khác, chúng ta cần thiết phải trở lại tìm hiểu cái câu: “Thương lắm cho nên giận lắm” . Rõ là vậy! Thương mà giận, đay nghiến mà trở lại tuổi thân. Tình đồng bào, đồng chủng lẽ ra phải thắm đượm như giữa Viêcgin và Xoocđen - thì ở đây , ở cái “ ổ lầu xanh” mênh mông là nước Ý này, con người chỉ có “đánh nhau” và “ăn thịt lẫn nhau”. Duyên cớ chốn nào? Sự thật nơi đâu? Hiện thực Đantê đã hiểu và bày tỏ là vì các ngài cha cố. Lẽ ra các ngài phải “biết để yên cho Xêda (1) nắm được quyền mình khi ngồi trên ngôi báu”, thì các ngài “đã nắm lấy dây cương”. Nghĩa là các ngài đã đi quá các phạm vi, cái giềng mối cho phép về trách nhiệm mà Chúa giao là quyền lực thần linh; để từ đó quyền lực - trách nhiệm của thế tục bị lấn chiếm và thụ động. Và thế là Ý, một nước Ý buộc phải cheo leo, neo thân phận, sự tồn tại của mình, vào tất cả sự quyết định của những sự thật không lấy gì làm tốt đẹp. Đọc những dòng trong Địa ngục khúc 19, ta hiểu rõ cớ sự. Và đấy, đấy cũng chính là thái độ căm giận và phẫn nộ của Đantê đối với bọn này. Dưới đầu ta là những giáo hoàng Tiền bối trong nghề buôn bán Chúa Hồn lèn trong kẻ đá đau thương. Đó là những tên Anxta, Nicôla - III, Clêmăng - V, đặc biệt là Bôniphát - Vin. Những tên giáo hoàng mà Anghen nhận định : “Quyền lực giáo hoàng là sự trở ngại cho sự thống nhất quốc gia, nhưng bề ngoài nó lại thường đóng vai trò đại diện cho sự thống nhất ấy”. Còn Đantê gọi đó là những tên “đánh đĩ đồ thờ”, những tên “vì hơi vàng mà vong ân bội nghĩa” và trong “triều đình” của chúng “Chúa Cứu Thế hằng ngày bị đem ra buôn bán” . Thật khổ nhục và đau xót cho cảnh dân đen phải sống trong sự ngự trị của bọn giáo hoàng này. Đức Chúa Trời của Tình yêu thương và Bác ái không dạy như thế. Ngài khuyên dạy loài người phải biết kính sợ Ngài và yêu thương đồng loại: “Ai yêu mến anh em mình, thì ở trong sự sáng. Những ai ghét anh em mình, thì ở trong sự tối tăm, làm những việc tối tăm, và không biết mình đi đâu, vì bóng tối tăm đã làm mù mắt người”(2). Thế đấy, nhưng những Clêmăng - V, Bôniphát -VIII ...đã lấy bụng mình làm chúa mình mà ra tay bày biện biết bao cơ khổ và chia lìa cho người dân nước Ý . Ngay khi Chúa dạy hãy biết giữ linh hồn mình, vì “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình thì có ích gì? Vậy thì người ấy lấy chi mà đổi linh hồn mình lại ?”(3) - thì những tên giáo hoàng này đã cư xử với tín đồ của mình bằng lòng tham và vật chất. "Chúa Cứu Thế hằng ngày bị đem ra buôn bán" Ôi! họ sẽ ứng xử như thế nào ước mặt Chúa nếu một ngày họ phải đối diện với Ngài... Đantê ghi: “Hồn lèn trong kẻ đá đau thương”. Đó là câu trả lời của ông trước mặt sự thật. Vì dẫu năm dẫu tháng, dẫu có khôn ngoan đến xảo quyệt thì dưới trời này chưa có một ai, chưa có một thế lực nào có thế đuổi xô sự thật. Sự thật của lòng tham, sự thật của thói tàn bạo; rằng phải có cái giá để trả cho nó. Đứng trên công lý đó - Đantê viết: Từ gan bàn chân lửa bừng lên cháy đỏ Các khớp xương, bắp chân đều giãy giụa Tưởng baonhiêu thừng chão cũng bật tung( Địa ngục 19) Và thế đấy! “Lũ môn đồ đáng khinh, vì ham muốn bạc vàng đánh đĩ đồ thờ Chúa”, đã được Đantê vun đắp cho những cuộc đời hèn hạ ấy bằng tất cả ba đào của bão tố, cuồng phong. Đantê đã nhân danh Công lý không chỉ bằng pháp luật của Thiên Chúa; mà còn vì lẽ bình an và công bằng của loài người để ông thiêu trên lửa đời đời những vị giáo hoàng của vàng bằng tất cả những lòng phẫn uất và căm giận . Đến đây , chúng ta được hiểu thêm một điểu ý nghĩa rằng: Chúa vẫn luôn dạy con người ta sống tốt với “lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (3). Vậy đó, mà vẫn có những kẻ nhơn danh sự quyền năng và cao cả, lạm dụng sự tôn quí của Ngài mà làm đảo loạn và nhiễu nhương dân lành. Thế mới rõ, thời đại nào cũng thế, ngay cả những ngày của hôm nay chứ không chỉ của 7 thế kỷ về trước; loài người bằng dục vọng, ham muốn và bản ngã của chính mình đã phá hỏng, sĩ nhục đến băng hoại sự thành kinh và cao quý của biết bao điều đẹp đẽ mà Lời Chúa - Kinh Thánh đã để lại. Điều đó không chỉ sai phạm đến ý chỉ của Thần linh; mà hơn thế - ở góc độ con người, nó dần đánh vỡ đi niềm tin, sụm đổ đi những gì thuộc về khuôn vàng thước ngọc của đạo đức con người. Và với “Thần khúc”- Đantê đã làm cái việc nhân danh tất cả những điều đó để đưa người này lên Thiên đàng, đưa kẻ khác xuống địa ngục cốt cùng chỉ để sửa sang lại, hòa binh lại mọi điều thiêng liêng và tốt đẹp trong cuộc sống con người. III. NHỮNG GIÁ TRI MỚI VẺ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI - THIỀN ĐÀNG CAO QUÝ Một điều thú vị mà chúng tôi nhân ra đước khi đọc và suy ngẫm về “Thần khúc” đó chính là quan niệm về luật pháp mà Đantê thể hiện. Có hai thứ luật pháp. Một - là luật pháp của trần gian; và hai - là luật pháp của tôn siáo. Điểm chung của hai thứ luật pháp này là: phạm tội sẽ bị trừng phạt, và đỉnh điểm cao nhất của sự trừng phạt đó là sự chết. Thế nhưng, thứ luật pháp thứ hai mà ông nhân danh Chúa ấy, nó sẽ bổ sung, trợ giúp cho sự công bình không tuyệt đối còn đang khiếm khuyết của luật pháp trần gian . Những tên trùm của lòng tham và bạo lực như Nicôla - III, Clêmăng - V, Bôniphát - VIII đã giết bao nhiêu người? Tàn hại bao nhiêu cuộc sống, bao nhiêu gia đình?... Có thể sẽ không kể được. Và cuối cùng của tội lỗi này, giết người phải đền mạng. Thế có bao nhiêu người dân hèn mọn thấp cổ bé miệng phải gục chết oan ức để chỉ đổi lấy một - lần - phải - chết của Clêmăng - V hay Bôniphát -VIII, và chỉ chết một lần thôi? khuyết tật công bình là ở chỗ này: nếu giết một người hay siết mười người hay hơn nữa, thì cũng chỉ bị xử chết một lần như nhau. Chính thế mà Đantê đã đứng trên tôn giáo, để mà cùng với Địa ngục và Thiên đàng, ông phù trợ cho cái còn lỗ hổng, cái còn thiếu hụt sự công bình của Luật pháp trần gian. Bao thế hệ đi qua , người đọc “Thần khúc” đều cảm thấy thỏa lòng khi mà được chứng kiến hình phạt đời đời mà Đantê đã nhân danh Chúa dành cho những kẻ tham tàn, phản nghịch: Bạo hành là giết hay gây trọng thương cho kẻ khúc Xâm phạm đến tài sản cửa người Đốt phá , cưởng thu hay trộm cắp . Do dó nhưng sát nhân , nhưng kẻ hành hung độc ác Trộm cướp , gian manh , đều bị cực hình Tùy theo tôi ở ngục tầng thứ nhất( Địa ngục 6) Và như thế sự thưởng phạt theo tác giả trở nên trọn vẹn hơn, công bình hơn . Và một điều thú vị hơn mà ở đây ai trong chúng ta cũng nhìn nhận được đó chính là, luật pháp mà Đantê sử dụng là thứ luật pháp được dựng nên từ Tình Yêu. Vì sao? Vì chỉ có Tình yêu mới có thể xuất hiện thái độ của lòng bao dung, hòa cảm và tha thứ. Chỉ có Tình yêu mới có thể làm trọn phần tốt đẹp của phẩm giá con người. Chỉ có Tình yêu thì con đường hoàn thiện mới đi đến đích. Vì: “Tình yêu thương hay nhịn nhục , tình yêu thương hay nhơn từ , tình yêu thương chẳng ghen tỵ; chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo”(1). Chính vì tình yêu con người, mà như giáo lý căn bản của Cơ Đốc giáo: Chúa Giêxu Christ đã đền giữa lònh nhân loại, chết thay con người vì tội lỗi của con người trên thập tự(2). Với căn nguyên và nền tảng luật pháp đó, Đantê đã vận hành trong suốt tác phẩm của mình. Nếu không bởi tình yêu mà Đantê dành cho Viêcgin thì nhà thơ đã không thể truyền sang cho người đọc một thái độ cảm phục và kính yêu đối với nhân vật này; dù Viêcgin chưa được vào Thiên đường. Nếu không bởi tình yêu thì làm sao chúng ta có thể cảm thông và yêu quý Điồmét và Uylix , dẫu rằng hai nhân vật này đang phải chịu đựng sự trừng phạt nơi Địa ngục với ngọn lửa thiêu đốt đời đời của hỏa ngục vì tội lừa dối. Điômết và Uylix phải chấp nhận hình phạt bởi tội lỗi của mình , song trong lòng người đọc sẽ tìm thấy một sự xót thương nào đó dành cho nhân vật này. Chính Tình yêu và những gì tốt đẹp (dù còn sót lại ) của con người đã cho chúng ta tình cảm ấy. Viêcgin là tiêu biểu cho lý trí sáng suốt. Với Đantê, phải có vai trò của lý trí tỉnh táo và khách quan đến nhận thức được tội lỗi của mình; nhận thức đước hậu quả muôn đời của tội lỗi ấy , để rồi tự mình phấn đấu , ăn năn thì mới tạo ra cơ sở để tiếp thụ ơn Chúa và được giải thoát. Cách đặt vấn đề để giải quyết linh hồn như vậy đã khác xa với sự đề cao lòng tin mù quáng và sự phủ nhận triệt để lý trí và tri thức con người, của chế độ nhà thờ Trưng cổ. Qua cách lý giải này, chúng ta suy gẫm và nhận ra được cái tình yêu và lý trí mà Đantê dành cho con người qua nhà thơ Viêcgin. Còn về Uylix? Uylix chịu hình phát nơi Địa ngục, nhưng Đantê chủ yếu tập trung ca ngợi Uylix như một hình tượng tiêu biểu cho sự khao khát hiểu biết , cho lòng dũng cảm hi sinh vì khoa học cho lòng tin tưởng ở tương lai về lý trí của nhân loại. Ca ngợi điều này với mục đích gì ? Đantê đã để lại trong lòng người đọc một niềm khao khát, ham mê khám phá hiểu biết đó là một thứ tình cảm đẹp cần phải có, phải tồn tại và sống trong chính cuộc sống của mỗi người. Đó cũng chính là những PHẨM CHẤT MỚI mà Đantê muốn đề cập và ngợi ca trong cái đẹp của phẩm giá con người. Chính vì tình yêu vào cái Đẹp này mà chúng ta mới có thế hiểu vì sao Đantê ca ngợi hình tượng Uylix. Đẹp ở trái tim con người vẫn sâu nặng với tình cảm gia đình , nhưng vẫn không để cho sự yếu mềm làm nhục cánh chi bằng, khi ngọn gió ham hiểu biết nổi dậy từ biển khơi như một tiếng gọi huyền bí.P Đẹp ở lòng quyết tâm, dù chỉ còn một chút hơi tàn cũng theo đuổi cho bằng đươc lý tưởng - đẹp hơn nữa là sức , mạnh của lý tưởng ấy đã đem lại hăng hái , tin tưởng cho con người vào lúc mọi sức lực đã rã rời . Theo Đantê, đó chính là những gì cấu thành nên giá trị của phẩm chất con người thời đại mới. Rằng không phải là cái cúi đầu chấp nhận một cách thê lương trong cái không gian của “đêm trường Trung cổ” . Nó đã khác ! Phải khác ! Phải bằng chính niềm tin và nghị lực vươn đến những giá trị đích thực trong cuộc sống. Bởi đó chính là THIÊN ĐÀNG CAO QUÝ cho chính mỗi cuộc đời con người. Viêcgin, Uylix , Điômét dù chưa được đến thiên đàng theo luật pháp Chúa , nhưng ít nhiều đã để lại trong lòng người đọc những cảm mến và kính phục . Bởi Đantê đã thổi vào những nhân vật ấy một sức sống mãnh liệt trong lòng người đọc bằng chính cái đài thật đẹp : Tình yêu vào Cuộc sống. Để rõ hơn điều này , xin cùng người viết tiếp tục đến với chương tiếp theo của luận văn CHƯƠNG 3:TÌNH YÊU - CỘI NGUỒN VÀ CHÂN LÝ CUỐI CÙNG TRÊN HÀNH TRÌNH VƯƠN TỚI SỰ HOÀN THIỆN CỦA CON NGƯỜI 17TI . VAI TRÒ CỦA BÊATƠRÍT TRONG HÀNH TRÌNH QUA BA THẾ GIỚI CỦA ĐANTÊ. 17TI I . TRÍ TUỆ - TÌNH Y Ê U . QUÁ TRÌNH VÀ ĐIỂM TẬN CÙNG C Ủ A CHÂN LÝ TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẠT TỚI SỰ KẾT TINH C Ủ A CHÂN - THIỆN - MỸ QUA CUỘC VIỄN DU CỦA ĐANTÊ. 17TIII. PHỤ LỤC – “KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC” . I. VAI TRÒ CỦA BÊATƠRÍT TRONG HÀNH TRÌNH QUA BA THẾ GIỚI CỦA ĐANTÊ. Chế độ Nhà thờ Trung cổ coi con người với tư cách cá nhân là số không, ơ đó, việc đề cao lý trí, yêu chuộng tri thức. bênh vực tình yêu. bảo vệ cuộc sống trần tục; chung quy là khẳng định sự tồn tại của cá nhân, ca ngợi những cá tính, những bản lĩnh mãnh liệt... là không thể nào, không bao giờ tồn tại được. Thế nhưng... trong vòng co thắt của nhưng nỗi nghiệt ngã ấy, Đantê đã như một cơn ba đào dìu tất cả những nỗi phi lý mà những quan niệm tối tăm của Giáo hội luôn chèn ép hơi thở con người... đi về phía cõi chết. Cơn ba đào của Đantê vùi chôn trong nó những thối nát bã bệu của Giáo hội và phong kiến, để nhường lại cho người dân một cuộc sống thật sự là mình. Điều này xuất phát từ tình yêu cuộc sống - mà ít nhiều chúng tôi đã trình bàv ở chương trước, ở đây, chúng tôi muốn trình bày một khía cạnh khác mà Đantê đã đê cập đến. Cũng là vấn đề tình yêu. Nhưng là tình yêu đôi lứa mà nâng cao hơn đó là tình yêu giữa con người với con người. Nếu như ở phần trước chúng tôi đã lý giải một trong những nền tảng mà Đantê từ đó thiết lập luật pháp để đưa người này lên Thiên đàng, đưa kẻ khác xuống Địa ngục: chính là tình yêu và cái đẹp của cuộc sống (hình tượng Viêcgin, Uylix) - thì ở phần này, một vấn đề quan trọng hơn chúng tôi muốn nói đến đó chính là tình yêu và con người, mà với ý nghĩa đó - Bêatơrít là nhân vật hiện thân. Điều này là một sự dũng cảm của Đantê. Không ở đâu bằng nơi này -vấn đề nhà thơ đặt ra trình bày là theo ý riêng của mình, đi ngược với quan niệm và luân lý của Giáo hội và phong kiến. Vấn đề tình yêu, đây vốn là mảnh đất xung đột dữ dội giữa các trận tuyến tư tưởng. Nhà thơ theo đạo lý của Giáo hội, cũng liệt những kẻ phạm tội về vấn đề yêu đương vào vòng thứ hai của Địa ngục, và đày đọa họ vĩnh viễn trong cơn bão dữ dội, luôn luôn cuốn đi, thổi bạt mọi linh hồn. Thế nhưng, trong cái đọa đày vĩnh viễn ấy, giữa cái chết mất đời đời nơi Địa ngục ấy, Đantê đã phả vào cặp tình nhân Phrăngxoa Dơ Rimini và Pôn Malatexta một luồng khí chừng như là của sự sống. Vì sao thế? Ai cũng biết có sự dáo dở của hôn nhân phong kiến trong vấn đề này. Cho nên mối tình của hai nạn nhân này có tội lỗi nhưng cũng có cho đáng cảm thông. Đantê đã tả họ như: “Cặp chim câu, theo tiếng gọi của đam mê” đương “dang cánh ruổi nhanh về tổ ấm”, “thân ái” gọi họ đến và độ lượng nghe họ kể nỗi đoạn trường. Phrăngxoa đã nói lên tiếng nói chân thật của trái tim mình: Tình yêu Không buông tha say mê cho một trái tim đắm đuối Tôi gắn bó với chàng dù năm tàn tháng lụi Lử hồng rừng rực cháy khôn nguôi(Địa ngục 5) Và thế là tác giả đã đứng về phía tình yêu tự do, chân chính. Cũng với trái tim chân thành, say mê ấy Đantê đã trình bày mối quan hệ giữa Bêatơrít và mình thành mối quan hệ giữa hai bạn tình đúng như chuyện tình yêu trong thế giới trần tục. Thiết nghĩ, trước khi đi vào tìm hiểu vai trò của Bêatơrít trong cuộc viễn du của Đantê qua ba thế giới Địa ngục, Tĩnh thổ, Thiên đàng, cũng cần thiết đề cập một cách đôi nét về mối tình của nhà thơ và Bêatơrít. Có thể xem đó như là một nguyên mẫu - không thể vắng mặt trong nguyên nhân thúc đẩy Đantê viết “Thần khúc”. Trước “Thần khúc”, Đantê đã có “Cuộc đời mới” (1292), đây là tác phẩm đầu tay viết về mối tình thơ mộng từ khi nhà thơ và Bêatơrít “nhận ra nhau”. Mối tình giữa Đantê và Bêatơrít kể lại trong đó là có thật. Bêatơrít một thời có tiếng là nhan sắc. Nàng cùng tuổi với Đantê (có nơi nói nàng nhỏ hơn một tuổi), năm 23 tuổi kết duyên với Ximôn Dơ Bacđi, và hai năm sau thì mất. Đantê gặp nàng lần đầu vào lúc nàng sắp tròn 9 tuổi, và mình thì vừa tròn tuổi ấy. Con số 9 vốn là con số thần bí, theo tín ngưỡng đương thời. Như thế đã là một chuyện ngẫu nhiên, kỳ lạ. Vậy mà 9 năm sau, cũng vào 9 giờ ngày đó, hai người lại gặp nhau. Nàng mỉm cười chào. Chỉ có thế mà chàng ngất ngây, tưởng không đứng vững. Từ đó, trái tim bật lên bài thơ. Nhưng vì muốn kín đáo, tránh mọi tai tiếng cho nàng, chàng giả vờ như hướng lời ca của mình vào những sắc đẹp nào khác. Ân cần mà hóa tai hại. Ở cái xã hội phồn hoa phóng đãng của Phlôrăng bấy giờ, những lời gièm pha có từ một chuyên gì! Thế là nàng cảm thấy mình như bị xúc phạm trong tình cảm thiêng liêng của mình. Và biết đâu, một cái gì dường như là ghen tuông đã đến. Rủi cho chàng, trong một cuộc hội họp, chàng không ngờ gặp lại nàng, nên lúng túng thế nào đó, chàng ngoảnh mặt làm ngơ và quyết định từ ấy thôi không tìm gặp nàng nữa, chỉ an ủi lòng mình bằng lời thơ. Câu chuyện kết thúc trong cảnh tang tóc. Bố của Bêatơrít mất. Đantê sinh ốm nặng. Trong cơn mê sảng, óc chàng lảng vảng nghĩ đến cái chết của người yêu. Cuối cùng ra chết thật, “Để lại niềm thương xót cho toàn dân Phlôrăng”. Bêatơrít chết đi, Đantê vô cùng đau đớn và từ đó lạc đường “rơi vào rừng tối”, bởi những tội lỗi về xác thịt và cả những sai lầm về chính trị. Đantê mở đầu “Thần khúc” bằng những bước đi lầm lạc của đời mình: Nửa đường đời Tôi rơi vào rừng tối. Xa chính đạo, sảy chân lạc lối(Địa ngục 1) Và như vậy là Bêatơrít xuất hiện từ những bước chân “lạc lối” của Đantê. Nàng không hiện ra dễ dàng để trực tiếp đến với Đantê mà nàng chỉ gặp Viêcgin, với tư cách một “nương tử” từ trời cao hạ giáng, và trịnh trọng trao cho Viêcgin nhiệm vụ dẫn đường. Nàng bây giờ được vĩnh hằng phước hạnh nơi Thiên đàng, những trong lòng nàng vẫn còn tha thiết một tình yêu dành cho Đantê. Chính từ tình yêu ấy đã là nguyên nhân khiến nàng dẫn dắt Đantê đi từ nơi chốn của tội lỗi đến xứ sở của Chân - Thiện - Mỹ, với mục đích giúp chàng lìa xa những tàn tệ, xấu xa của bản thân và xã hội đương thời. Và nếu vậy, nếu bằng tình yêu chân thành của mình, Bêatơrít đã cho Đantê tự nhìn lại phần đời của mình với quá khứ của hư vong và lầm lạc, để rồi nàng đã dẫn chàng bước qua những nẻo đất của sự trừng phạt nơi địa ngục như một lời cảnh tỉnh; thì người đời chúng ta sẽ đều nhận ra rằng: Bêatơrít đã nắm tay Đantê bước từ thế giới của ẩm mốc bụi bặm sang một thế giới đầy ánh sáng và ngập tràn hy vọng, trên cái ranh giới đầy yêu thương mà trái tim nàng đã dành cho Đantê. Lời tự bạch của Bêatơrít khi nàng nhờ Viêcgin dẫn đường cho Đantê... Tình yêu đã dẫn tôi xuống đây và cầu người giúp đỡ(Địa ngục 2) Ai trong chúng ta không mảy may xúc động khi đọc đến những dòng thơ như thế? Chân thành và tha thiết! Tình yêu mà Bêatơrít dành cho Đantê là một thứ tình yêu vẹn nguyên và cao thượng. Có một chân lý muôn triệu thế hệ qua đi nhưng luôn luôn đúng, đó là: Tình yêu đẹp nhất, ý nghĩa nhất là tình yêu của người biết hy sinh cuộc sống của mình cho người mình yêu. Hêghen đã từng viết: “Thực chất của tình thương yêu là sự từ bỏ ý thức về bản thân mình, quên mình ở một cái tôi khác, nhưng chính trong sự biến mất, quên đi này, lần đầu tiên ta tìm thấy và làm chủ được bản thân ta”(1) . Hiện thực của chân lý này đã được minh chứng và bày tỏ một cách sống động hết sức thiêng liêng từ những ngày đầu của thế kỷ đầu tiên. Một hiện thực Tình yêu mà vì tội lỗi của nhân loại Giêxu đã chịu đau thương và chết treo trên thập giá. Để cho bây giờ bằng tình yêu của mình - Bêatơrít “Từ ngai vinh quang ta xuống chốn này” (Địa ngục 2), chịu hạ mình để mong sao giúp được Đantê lìa xa đi tội lỗi. Không cảm động sao khi đứng trước tâm tình của một con người đầy vinh quang nhưng lại chịu hạ mình từ Thiên đàng xuống Tĩnh ngục - để mong sao từ đó giúp được cho người mình yêu. Không cảm động sao khi chúng ta đối diện trái tim vị kỷ nhỏ nhen của chính mình với một trái tim đầy yêu thương, vị tha và độ lượng... Tôi sợ chàng lạc lôi quá xa Và cứu chàng, tôi đến nơi quá muộn. Người hãy đến cùng chàng, với ý hay lời đẹp Hết sức giúp chàng trong bước long đong Thoát khỏi gian nguy cho tôi được yên lòng(Địa ngục 2) Tất cả mọi thứ chừng như đã được trọn trước tâm tình này. “Thoát khỏi gian nguy cho tôi được yên lòng”. Như vậy, chúng ta có thể nói với nhau rằng, vai trò của Bêatơrít trong hành trình của Đantê là vai trò của Tình yêu. Khi nàng đã trình bày xong mọi lẽ Quay nhìn ta, đôi mắt nàng đẫm lệ Giục ta càng rảo bước khẩn trương hơn(Địa ngục 2) Ôi! “Đồi mắt nàng đẫm lệ” khi buộc phải dứt lòng nói ra tất cả niềm yêu thương lo lắng sâu xa của mình cũng như của bạn bè chung quanh đối với số phận của người mình yêu. Đôi mắt ấy nhân tình biết mấy. Phải chăng đó là: Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên(Xuân Diệu) Phải chăng như vậy thì lòng mỗi chúng ta mới thấu cạn được tình yêu mà Bêatơrít dành cho Đantê, lòng chúng ta mới hòa giải với nhau để cùng nhận diện cho vai trò hết sức đẹp đẽ và cao thượng của Bêatơrít đối với cuộc hành trình của Đantê... Cho đến sự cách xa không giới hạn đến như thế mà Bêatơrít vẫn yêu Đantê: Yêu tha thiết và chung tình... Lý trí (chứ không chỉ con tim) của mỗi người chúng ta đều phải thật thà hiểu rằng tình yêu của con người với con người là cần thiết và quý giá biết bao nhiêu! Khi sắp hết cuộc hành trình ở Tĩnh ngục, Bêatơrít hiện ra trong cổ xe thiên giữa đám mưa hoa với dáng dấp thiên thần: “khăn trùm trắng muốt”, “áo khoát màu xanh”, “áo dài màu lửa”. Nàng vẫn thế, vẫn là người phu nữ đáng yêu, biết dịu dàng thương mến nhưng cũng biết cứng cỏi giận hờn, ghen đó, nhưng rồi cũng quên đó vì tấm lòng bền chặt thủy chung và tha thiết, mong cho người yêu đi theo con đường đạo đức, con đường chính nghĩa và được hạnh phúc đời đời. Lời kể tội này không phải không gay gắt, cũng có thể nói có chút giọng ghen tuông, nhưng vẫn dịu dàng và thân thương: Một thời, tôi lấy dung nhan để nâng đỡ cho chàng Đôi mắt tơ xuân, có để chàng trông Và tôi dắt chàng bên tôi thẳng tiến Nhưng vừa bước chân vào tuổi trưởng thành Tôi bỏ đời này, sang cối trường sinh Chàng quên tài buông mình vào tay bao kẻ khác(Tĩnh ngục 30) Và lời thẩm vấn sau đây: Trả lời đi! Nói đi: có đúng không? Nói cho mọi người thấy chàng vô vàng đáng trách(Tĩnh ngúc 31) Đó vẫn là lời hỏi tội, lời thẩm vấn, nhưng nào phải giọng quan tòa: 19T... 19TNào! chàng đang nghĩ gì? Hãy trả lời đi: bao ký ức đắng cay Dòng sông kia đâu đà xóa sạch(Tĩnh ngục 31) Và tuy không có cái sâu cay, quỷ quyệt của Hoạn Thư, nhưng cũng quả là đáo để khi nàng nói: Nếu phiền lòng khi nghe bày tỏ Hãy ngẩng râu lên, nhìn đây cho rõ(Tĩnh ngục 31) Đối diện với nàng trong cái thế đứng của một người đầy tội lỗi, Đantê không phải “ngước mắt” mà là “ngẩng râu”, vì phải tỏ ra dũng cảm. Và Đantê đã khó khăn lắm mới có thể ngẩng mặt lên được, khó khăn hơn cả việc trốc gốc “một cây sồi vạm vỡ”. Nói gì thì nói, trách gì thì trách; rồi tất cả cũng lắng xuống, phút “rụt rè nhưng hậm hực lòng ghen”(1) cũng lắng xuống. Bởi “được giận hờn nhau sung sướng biết bao nhiêu . Lắng xuống, lắng xuống vì tình yêu. Lắng xuống để giọng tình lại trở nên dịu dàng, thủ thỉ như một lời yêu bên gối: Thôi đừng khóc nữa, hãy nghe em. Chàng sẽ hiểu, thịt xương em, tuy chôn vùi dưới mộ Vẫn dẫn dắt chàng theo cách riêng em(Tĩnh ngục 31) Thật là những dòng, những trang vào loại hay nhất của “Thần khúc”. Cái tài là vẫn không để mất không khí thần linh mà vẫn khiến người nghe thắm thía như một câu chuyện tình yêu có nhiều khúc nôi nồng đượm. “Chàng sẽ hiểu, thịt xương em, tuy chôn vùi dưới mộ. Vẫn dẫn dắt chàng theo cách riêng em”. Người đọc chúng ta nhận ra rất rõ chính tình yêu của Bêatơrít dành cho Đantê đã đưa dắt chàng đến với Chúa, hay khác đi là đến với cái Chân - Thiện - Mỹ của cuộc đời. Thế nhưng, một điều cần phải làm rõ ở đây, đó chính là: Tình yêu đó là một thứ tình yêu không gắn liền với dục vọng tầm thường. Tình yêu mà Bêatơrít dành cho Đantê là một tình yêu “không xác thịt”. Cũng yêu thương nồng thắm, cũng hờn ghen trách giận nhưng tất cả những thứ đó đều được xuất phát từ một trái tim vẹn nguyên sự cao thượng và thánh sạch. Tình yêu đó không làm cho Đantê đớn hèn đi, tội lỗi hơn... mà tình yêu đó làm cho Đantê trở nên được thanh lọc, trong sáng hơn... Đó chính là hiện thân của tình yêu tôn giáo. Nếu thế, thì chính tình yêu này đưa con người đến một thế giới hoàn thiện hơn, sạch sẽ hơn cái cuộc sống vốn hỗn độn và đầy nỗi niềm này. Tình yêu mà Bêatơrít dành cho Đantê đã giúp nàng thực hiện trọn vẹn vai trò, hoàn thành tốt đẹp sứ mạng của mình đối với chu trình tìm đến Chân lý, sự cứu rỗi cho cuộc đời của Đantê. Tóm lại, cuộc viễn du của Đantê qua ba thế giới Địa ngục, Tĩnh thổ và Thiên đàng được khép lại trong ánh hào quang rực rờ của một cuộc đời con người được cứu rỗi. Ánh hào quang ấy được tỏa ra từ những thiên thể của Tình yêu - một tình yêu không dục vọng, gắn liền với tính chất thiên thượng mà Bêatơrít là hiện thân. Tình yêu này đóng vai trò hết sức thiêng liêng và cao quý đối với cuộc sống mỗi con người. Không một điều gì có thể thay thế được. Đó - chính là điểm Đầu tiên và là điểm Cuối cùng trong hành trình sống của mỗi cá nhân. Để hiểu rõ thêm sự khắng định này, xin cùng người viết đến với phần thứ hai của chương. II. TRÍ TUỆ - TÌNH YÊU. QUÁ TRÌNH VÀ ĐIỂM TẬN CÙNG CỦA CHÂN LÝ TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẠT TỚI SỰ KẾT TINH CỦA CHÂN - THIỆN - MỸ QUA CUỘC VIỄN DU CỦA ĐANTÊ. “Nếu hình tượng Viêcgin tượng trưng cho Lý trí, cho Trí tuệ; hình tượng Bêatơrít tượng trưng cho Tình yêu, cái Đẹp, thì cuộc hành trình của của Đantê cùng với Lý trí, cùng với Tình yêu là nhằm mục đích gì? Và nếu hình tượng Đấng Cứu Thế là tượng trưng cho sự kết tinh, sự thăng hoa của Chân, Thiện và Mỹ thì cũng có nghĩa là mục đích của cuộc hành trình là nhằm đạt tới đó. Đó không chỉ là đường đi tới Nghệ thuật mà còn là đường mà loài người đã, đang và mãi mãi còn đi để nhằm đến đích vì đó là con đường của đạo lý làm người. Tin tưởng vào lý trí, vào tình yêu (theo nghĩa rộng) hẳn chắc rằng Đantê cũng tin tưởng rằng một ngày nào đó, những ai có trí tuệ, có trái tim giàu lòng yêu thương cũng sẽ được hạnh phúc như Đantê: Chiêm ngưỡng Đấng Cứu Thế, hay nói như trên, họ sẽ vươn tới Chân, Thiện, Mỹ. Cái huyền diệu trong kiệt tác thi ca này là ở đó. Và Đantê được ngợi ca là thi hào lớn của dân tộc Italia và của nhân loại chính là vì những lẽ đó”(1). Nếu như đọc “Thần khúc”, đọc những dòng phân tích, phê bình như trên thì quả người viết chúng tôi đã cảm thấy thật sự sung sướng và toại nguyện lắm. Bằng bước đi tiếp nối của những người hậu thế. chúng tôi chưa có một suy nghĩ, một khám phá nào mới mẻ, chỉ bước theo những công trình bậc Thầy của mình. Tuy nhiên, trong một giềng mối, một chừng mực nào đó chỉ giới hạn - phần viết này người viết xin được làm một phép so sánh nhỏ, đó là phép so sánh giữa vai trò, sự chi phối của Lý trí (Trí tuệ) - và vai trò, sự chi phối của Tình yêu trong quá trình đi đến Chân lý của Đantê. Trước tiên, xin trình bày ra đây sự ảnh hưởng, cũng như vai trò của Trí tuệ. Đối với hành trình của Đantê, những người đọc tác phẩm đều nhận thấy, Lý trí mà nhà thơ đề cập đến trong tác phẩm do nhân vật Viêcgin là hiện thân. Vấn đề này, phần nào chúng tôi đã trình bày ở phần 3, chương II của luận văn. Ở đây, xin được nói thêm đôi điều cho rõ. Viêcgin, sinh ở gần Măngtu, một đô thị miền Bắc nước Ý, năm 70 và chết năm 19 trước Công nguyên. Thời Trung đại, Viêcgin nổi liếng là một nhà tiên tri, một nhà tiên chuột hơn là mót nhà thơ. Đantê nghĩ đến Viêcgin khi chọn người hướng dẫn mình có thể cũng theo truyền thống ây. Nhưng chắc chắn hơn là do Viêcgin là nhà sử thi lớn nhất, nhà thơ dân tộc lớn nhất của người Ý, niềm tự hào của cả dân tộc cũng như của Đantê. Chính Đantê đã nói rõ mình coi Viêcgin là bậc Thầy trong nghề thơ, và đã học tập rất nhiều ở nhà thơ thiên tài ấy: Có phải Người là Vìêcgin đó không? Nguồn nước chảy thành sông thơ vĩ đại. Ôi! Vinh dự hào quang của muôn nghìn thi sĩ Thật bõ công tôi Thiết tha nghiền ngẫm thơ Người(Địa ngục 1) Đantê say mê Viêcgin, ca ngợi hết hết lời, cho là bố, “bố yêu”, “bố rất yêu” và như đã nói ở trên - ông tôn làm Thầy mình. Sẽ có một định đề được đặt ra: Tại sao Viêcgin là một người đã từng sống, cống hiến, đã để lại cho dân tộc Ý và nhân loại những di sản văn hóa lớn như thế, được người đời yêu mến và kính trọng như thế mà không được vào nước Thiên đàng - nơi có cuộc sống hằng phúc? Theo cách suy nghĩ của Đantê, thì nhưng người chính trực sau khi chết, linh hồn sẽ ở cõi Vô tội. Đó là những người sống vào thời trước khi Chúa Giêxu giáng thế, cũng như trẻ con chưa chịu phép rửa tội. Viêcgin là con người chính trực, nên “lơ lửng” ở đó - không bị đày xuống Địa ngục nhưng cũng chưa được lên Thiên đường vì chưa tin ở Chúa, chưa chịu phép rửa tội. Sống trước thời Chúa Cơ Đốc ra đời Họ không biết thờ Đấng Bề Trên đến nơi đến chôn Chính ta cũng một người trong bọn Chỉ vì vậy, không phải vì tội ác (Địa ngục 4) Ở đây, chúng tôi không có ý tìm hiểu vì sao Viêcgin chỉ được ở Tĩnh thổ mà không được lên Thiên đường. Từ tác phẩm, nó đã quy định cho chúng tôi cách hiểu và lý giải như thế. Chúng tôi không muốn khẳng định đúng hay sai ở cách hiểu này, bởi khoa học và tôn giáo có thể song hành với nhau; nhưng khoa học và đức tin thì khác, nó có thể đi ngược nhau. Với tác phẩm này, theo chúng tôi - cách hiểu như trên là hoàn tòanh hợp lý, vì có thể chấp nhận được. Và vấn đề được đặt ra là: Tại sao Viêcgin lại không thể đưa Đantê lên đến Thiên đàng? Có ranh giới nào giữa hai nơi Tĩnh ngục và Thiên đường này? Và để bước qua được ranh giới đó, con người cần trang bị những gì? Như Thầy tôi, than ôi! Người đã bỏ tôi Tôi đã - mất Người, ôi người cha hiền hậu Người mà tôi cậy mong cứu vớt hồn tôi!(Tĩnh ngục 30) Trong cuộc hành trình mà Đantê dần bước đã có bao khó khăn, biết bao truân chuyên; Đantê sẽ như thế nào nếu không có Viêcgin bên cạnh. Viêcgin là nơi mà Đantê đã không thể thiếu từ lâu, nếu không muốn bảo là nơi mà Đantê đã dựa dẫm nhiều, ở Viêcgin, Đantê đã tìm gặp hình bóng của người cha trong ân tình của người mẹ. Những bước chân quỵ ngã được nâng lên, những lúc tinh thần xiêu tó được củng cố, cả những dòng nước mắt của lo âu và sơ hãi cũng được lau khô... Đantê thản thốt: “Người mà tôi cậy mong cứu vớt hồn tôi”. Trên bước đường ấy, Đantê đã sống và bước đi được bằng niềm tin mà Viêcgin đã tận lực truyền cho. Không hụt hẫng và thản thốt làm sao được khi những gì gần gũi, thân yêu bên cạnh mình bỗng chốc mất đi... Viêcgin không thể bước tiếp những bước đi sau đó nữa. Vẫn là niềm tiếc nuối không chỉ của Đantê mà còn của biết bao trái tim đọc giả. Nhưng cũng đúng và hợp lý thôi. Viêcgin không thể bước vào xứ sở của niềm tin, Viêcgin không thể vào đó được vì ở Viêcgin không có niềm tin, chưa có niềm tin. Có thể - đó là điểm khiếm khuyết duy nhất mà chúng ta có thể tìm gặp được ở Viêcgin qua sự miêu tả của Đantê. Nhưng đáng tiếc rằng - điểm khuyết tật này lại là một nguyên lý duy nhất cần cho Viêcgin để có thể bước đến Thiên đàng, vì: Niềm tin thuyết phục mọi sai lầm cay đắng(Địa ngục 4) Đúng! đó Là yếu tố căn bản và đầu tiên mà ta có thể hiểu được từ dụng ý của tác giả. Nhưng nếu thế thì có cần gì đến vai trò của Viêcgin trong quá trình tìm đến Chúa của Đantê. Vì sao tác giả chỉ để Viêcgin dẫn dắt Đantê từ Địa ngục đến Tĩnh ngục, rồi lại biến mất; và sau đó là Bêatơrít xuất hiện? Vậy, tại sao không để cho Bêatơrít dẫn dắt ngay từ đầu, liệu có ít phức tạp và dễ dàng hơn? Dụng ý của tác giả là ở chỗ này: cần có một cái đầu để xếp đặt, nhưng muốn để giải quyết thì phải có một trái tim. Và vai trò của trái tim đó -Bêatơrít là hiện thân. “Một tấm lòng nhân ái còn quý hơn cả những đầu óc ở trên thế giới này” . Lần lại từ những trang đầu của tác phẩm, những bước đi đầu tiên vươn đến Chân lý cũng được khởi đầu từ sự “trông thấy” của Bêatơrít. và cũng chính nàng mới có được cái sứ mạng đem Đantê đến với đích cuối cùng của cuộc hành trình. Như vậy dụng ý của các giả - chúng ta có thể hiểu: Trên quá trình tìm tòi và khám phá Chân lý, Trí tuệ có thể sẽ là người bạn đưa đường, dẫn lối chúng ta, nhưng để đạt được và thấu hiểu Chân lý thì cần phải có một tấm lòng. Tôi hiểu rõ hơn câu Kinh Thánh: “Bây giờ còn có ba điều này: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trong hơn trong ba điều đó là tình yêu thương” (2) . Chân lý - tất cả đều có một điểm khởi nguyên và sau rốt là Tình yêu. Vì con người chúng ta sống trên đời này để làm gì nếu chẳng phải làm cho đời sống của nhau bớt khốn khổ đi? Phép so sánh trên bây giờ có thể đưa ra một kết luận: "Tình yêu thương không hề hư mất bao giờ"(3). Hiểu như vậy, so sánh để rút ra một đút kết như thế cốt cũng rất biện chứng với biểu tượng cuối cùng của Chân lý mà Đantê miêu tả: "Hoa hồng Muôn thuở". Ánh sáng của trí tuệ đầy yêu thương Yêu thương điều chân thiện, Yêu thương ngập tràn hoan lạc Vượt tất cả mọi cảm giác êm đềm khác Trong trái tim vàng của bông hồng muôn thuở Đương phập phồng nở rộ mùi hương(Thiên đường 30) Và điểm tận cùng của Chân lý mà chúng tôi muốn nói đến là ở đây: Tinh yêu giữ cho vùng trời đây muôn thuở thanh bình Một ánh sáng lung linh ở đó Cho tạo vật thấy Đấng tối cao Tạo hóa của mình Và chỉ nhìn vào Người lòng mới được bình yên.(Thiên đường 30) Đó không chỉ là thứ ánh sáng của ơn Chúa và hồng ân cứu rỗi của Ngài - đây cao hơn - đó là ánh sáng tinh thần của Chúa, giúp cho mọi trí tuệ con người trông thấy được Chúa, vì chỉ có nơi đó mới “muôn thuở thanh bình”, thanh bình bởi “Tình yêu”.Thật ra, khi đặt vấn đề trình bày điều này ở đây, chúng tôi rất ngại. Nói về điểm cuối cùng cho một Chân lý ư? Điều đó không thật bình thường và đơn giản! Cái được gọi là Chân lý trong cuộc đời lắm khi rất đơn giản. Nhưng quá trình đến với nó, tìm hiểu để mà công nhận và đi sâu vào nó thì lại là cả một công trình; mà có khi một đời người, hằng bao thế hệ vẫn gục ngã trước khi tìm gặp ánh sáng Chân lý cho cuộc đời mình. Để lý giải điều này, xin hãy cùng nhận lấy một quan niệm: Với chúng tôi, có khái niệm về thời gian sẽ có khái niệm về vô thời gian. Và nói về điểm tận cùng của Chân lý là ít nhiều chúng ta đã va chạm đến thế giới vĩnh hằng, trường tồn, yếu tố vô thời gian. “ Tình thương của Chúa làm cho mọi bầu trời vật chất chuyển động vì bầu trời vật chất nào cũng mong đến với Chúa, riêng đối với cõi Thiên thanh thì tình thương của Chúa lại giữ yên tĩnh - không chuyển động, vì cõi Thiên thanh đã có được Chúa rồi . Vâng, thế mà chúng ta đang sống là thế giới của chuyển động, sự chuyển động đưa đến khái niệm về thời gian; mà thế giới của Chân lý là thế giới vô thời gian, đó không phải là điểm của thời gian ngừng lại, mà vì ở đó “yên tĩnh”, không cố chuyển động, không có thời gian. 1T V1Tì thế Chân lý mới là sự tồn tại đời đời, nó không thuộc phạm trù lịch sử mà nó thuộc phạm trù vĩnh viễn, vĩnh viễn dù là một thời khắc. Thiết tưởng, chúng tôi trình bày quan niệm và cách lý giải của mình về vấn đề này sẽ làm phật ý và không thuyết phục một vài người. Tất cả đều có cái lý riêng, vấn đề với tác phẩm này sự nhìn nhận và hiểu biết của chúng tôi là không hề sai lệch và hoàn toàn hợp lý. Chúng tôi chỉ đi tiếp theo những bước đi còn bỏ ngỏ. Hơn nữa, chúng ta cần phải công nhận với nhau một điều rằng: Hiện tại bản thân khoa học đã đạt đến những sự tiến bộ vĩ đại; tuy nhiên - vẫn còn lắm điều mà khoa học phải bất lực chưa khám phá được, hoặc phải bó tay không thể khám phá được. Chúng tôi, không hề lợi dụng sự khiếm khuyết mang tính khách quan này để đưa ra những luận điểm phi khoa học, nhưng cần phải cởi mở và nhìn nhận rằng những gì chúng ta không biết được hoặc chưa biết được trong thế giới và cuộc sống hôm nay, những gì mà chúng ta không biết đến không có nghĩa là không có. Khảo cổ học chỉ khai quật và tìm thấy trong lòng đất những công trình nào mà với khả năng và trình độ của mình có thể nhận biết được, làm sao mà có thể tìm ra được một công trình nào mà trước đó sự tồn tại của nó không hề để lại một dấu tích nào cả. Y học làm sao có thể giải phẫu được tâm linh con người? Và một vấn đề thật đơn giản như việc tìm câu trả lời cho câu hỏi gà có trước hay trứng có trước, đến bây giờ vẫn còn là một nan đề. Và Chân lý cũng thế. Để đến với điểm tận cùng của Chân lý, chúng ta cần phải ý thức sự hữu hạn và bé nhỏ của trí tuệ con người. Bao nhiêu triệu nơ - ròn thần kinh cho chúng ta trí nhớ, vậy ta đã hiểu như thế nào về một nơ - ròn thần kinh trong số muôn triệu ấy? vấn đề tìm đến Chân lý của cuộc sống là vấn đề không những của trí tuệ., mà hơn thế đó phải là vấn đề của sự chân thành từ lương tâm và từ một tâm hồn trong sạch. Bởi con đường của Chân lý là con đường đầy nghịch lý, nghịch luận. Biểu tượng “Hoa hồng Muôn thuở” mà Đantê chọn làm kết thúc điểm cuối cùng cho quá trình tìm đến Chân lý cũng nằm trong ý nghĩa đó. Đó không chỉ còn cho một nhà thơ nước Ý Đantê nữa - Chân lý đó là cho chung cả nhân loại, cho mọi tâm hồn và trái tim con người biết thiết tha tìm đến Chân - Thiện - Mỹ của cuộc đời. Một ngọn đèn muôn ngàn thành cùng thắp(1) Trong tâm hồn của tất cả mọi con người, bất luận thời đại nào, trong trái tim của nhân loại luôn luôn có một khoản trống lặng; nói như nhà thơ Chế Lan Viên: “Nỗi lặng im thành sóng vỗ muôn trùng”. Khoảng trống đó, nỗi lặng im đó chí thật sự được khỏa lấp, chen bằng và bật lên tiếng nói khi nó đã được ánh sáng cửa Chân lý soi rọi vào. Nhưng trong nghìn trùng của những điều tưởng chừng như Chân lý, thì chỉ duy nhất có một và chỉ có một mà thôi. Theo Đantê, Chân lý ấy là Chúa Cứu thế Giêxu. Vấn đề tìm đến, trả giá, đạt được, và dầm thắm trong Chân lý là vấn đề của riêng mỗi cá nhân con người. Không thể nào bó buộc và gượng ép - Cũng như đã nói ở trên, đó là vấn đề của lương tâm và tâm hồn trong sạch, là vấn đề của lòng tin. Tùy, có tìm ra được chân lý hay không, bước đi ngắn dài thế nào là do sự lựa chọn tự do của mỗi cá nhân. Lắm lúc Chân lý rất mực đơn giản, thế mà con người chúng ta nhiều nỗi xem đó như là vấn đề gì ghê gớm lắm và không thể nào đạt tới được; vì không có thói quen chiêm nghiệm. Thậm chí con đường Chân lý nằm sẵn đó mà không chịu bước lên... Đantê viết: Nhiều khi sinh vật được đẩy về một hướng Lại lông bông đi chợt mất đường Vì họ có quyền tự do lựa chọn(Thiên đường 1) Và với Đantê, qua “Thần khúc” ông đã trình bày cho hậu thế chúng ta như thế nào là tìm đến Chân lý, Chân lý với Chân - Thiện - Mỹ là gì, và làm sao để đạt được Chân lý ấy. Địa ngục, Tĩnh ngục, Thiên đường trong “Thần khúc” của Đantê là những cái giá phải trả cho một tấm lòng con người đi tìm kiếm Chân lý - Đó là quá trình tìm đến Chúa. Chân lý cứu rỗi cho mọi linh hồn (1) - Chân lý sống cho mọi cuộc đời ý thức mình tội lỗi - Và nhận diện nó là vấn đề của lòng tin, của một tâm hồn trong sạch, để rồi muốn đạt được nó, cần phải có một tình yêu. Lý trí, Trí tuệ của Viêcgin đã dẫn lối; Tình yêu và phải là Tình yêu của Bêatơrít mới đem Đantê đến được với Chân lý của “Hoa hồng Muôn thuở”. Thiết nghĩ, tất cả những điều đó Đantê đã miêu tả hết sức rõ ràng, sống động trong tác phẩm của mình. Bây giờ nếu anh muốn sao cho thích thú át đi mọi nỗi nhọc nhằn Thì đọc giả ơi, hãy ngồi yên tại chò Để tự mình nghĩ suy về những cái ở đây tôi mới lướt nhanh Cơm tôi dọn xong rồi: Xin mời ăn cứ một mình ăn lấy Một quyển sách hay là đời sống máu xương quý siá cửa một tinh thần kiệt liệt, ướp hương và ủ kín, với một mục đích lưu lại cho mai hậu cái ánh sáng thật soi đường, cho mỗi con người đi vào cuộc đời. Đantê đã đem cuộc đời của mình thử nghiệm và trả giá cho quá trình tìm đến chân lý cứu rỗi cho nhân loại, dòng máu ông là nghiên mực để viết lên cái tấm tình thấm đẫm nỗi hòa cảm và chờ đợi. “Xin mời anh cứ một mình ăn lấy”, “cơm tôi dọn xong rồi”. III. PHỤ LỤC – “KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC”. "Nhờ vào tâm hồn - mà con người có giá trị hơn là giá trị một đời sống "(Aristotte) Trong quá trình đọc, tổng hợp tư liệu - viết về đề tài này, chúng tôi có một quyết định là sẽ tập hợp lại những nền tảng căn bản, như là những khuôn vàng thước ngọc cho mỗi đời sống con người từ giáo lý căn bản của những tôn giáo mà chúng tôi được biết. Xin được trích dẫn ra đây: Cơ Đốc giáo “Hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ây là luật pháp và tiên tri.”Mathiơ7:12 (Thánh kinh) Do thái giáo “Điều gì các ngươi thấy là đáng ghét thì đừng làm cho anh em mình. Đó là toàn bộ pháp luật: phần còn lại chỉ là lời bình” Sápbát :31a ( Kinh Tanmút ) Hồi giáo "Chẳng có ai trong các ngươi và tín đố, nếu trước hết chưa mong ước cho anh em mình những điều mà chính lòng mình sở nguyện cho mình" Kinh Xunan Khổng giáo “Đừng làm cho người khác điều gì mà mình không muốn người ta làm cho mình” Ngũ kinh Phật giáo "Đừng làm tổn thương kẻ khác hơn những lỗi mà chính mình thấy là dễ gây thương tổn” ( Kinh Uđanavacga 5:18 ) Ẩn Độ giáo "Đây là tổng hợp nghĩa vụ: chớ làm cho người khác điều gì xét ra có thể gây cho mình đau khổ nếu người ta cũng làm cho mình như thế” Kinh Mahapharata 5:1517 PHẦN KẾT LUẬN Luận văn này đến đây có thể khép lại. Tuy nhiên, người viết vẫn trăn trở một nỗi niềm. Trăn trở là bởi vì không thực hiện được so với dự tính ban đầu. Đó là phần tìm hiểu ý nghĩa gương thầy trò giữa Viêcgin và Đantê. Nghĩ mãi, đó là một bài học thật quý giá. Sự tận tâm, sự hiểu biết, sự dẫn dắt... Viêcgin đã đối xử với Đantê bằng một cái tình ...khó có thể gọi tên. Tiếc lắm ! Chúng tôi tiếc vì không viết được phần này... Giá mà có đước một lời hứa hẹn.... Nhưng không ! Dẫu sao đời người và cuộc sống vẫn thế. vẫn có những thứ tưởng như trong tầm tay mà không với tới được. Thế mới nhận ra sức con người thật bé mọn , không khiêm nhường để mà nhận ra.... lắm lúc mình thật bất lực ! Viết kết luận, thiết tưởng cũng cần phải chân dung lại cái hình thể của những điều đã trình bày. Từ Công lý của cuộc sống, Chân lý của cuộc đời với Địa ngục, Tĩnh thổ, Thiên đường – “Thần khúc” của Đantê đã cho người đọc nhìn thấy cái muôn đời trong tình yêu, nghĩa là nhìn thấy cái vĩ đại trong những sự vật nhỏ nhoi, nghĩa là nhìn thấy cái vô biên trong cái khung ràng buộc của hình thể hữu hạn. Để rồi từ đó Đantê đã bước qua được cái thế giới đang xoáy tròn trong vòng thời gian này để đến với cái thế giới vô thời gian vĩnh cữu, đời đời...Vì ông đã dâng cuộc đời mình đi tìm sự sống vĩnh hằng nơi Thiên đàng, để cho “Thần khúc” trở thành chuyến hành hương tìm đến sự vĩnh cửu, vô chung vô thủy trong tâm hồn thơ ca nhân loại...Và trên những chặng đường vươn đến những điều kỳ diệu ấy - Đantê đã không chỉ là người Ý vĩ đại nhát, mà còn là một trong những người hiếm hoi đã sống và dạy cho chúng ta sống bằng chính sự sống.- “Thần khúc” không phải là tác phẩm thơ nữa. Đọc nó, chúng ta thấy trước mắt là quyển sách về vận mệnh con người, chúng ta nghe bên tai mình cơn lốc của cuộc đời đang lật manh từng trang. Vì đã có mây ai như Đantê ? Mấy ai nhận thức thế giới được như ông nhận thức ? Mấy ai biết nâng độc giả lên đến sự nhận thức thế giới như vậy ? - Một cái thế giới phong phú, phức táp và kỳ lạ như Địa ngục - Thiên đàng được biểu hiện lên trước mắt ta trong một ánh sáng mới, tinh khôi. Nó đã dẫn dắt ta ra khỏi chốn mê muội, đầy bóng tối mà bản thân cuộc sống vốn dĩ là như thế. Tự nhiên và tất yếu ! Bằng cách đó, Đantê đã cho chúng ta nhận thức được Chân lý cuộc sống mà bản thân chúng ta không hiểu bằng cách nào mà chúng ta lại nhận thức được. Đantê đã để lại trong nhân loại muôn đời một “Thần khúc” với sự kết hợp tuyệt vời giữa thi ca và triết học, giữa nghệ thuật và tư tưởng, giữa những thứ tầm thường và Chân lý. Sự kết hợp tuyệt vời này đã đưa Đantê đến cùng dân tộc và nhân loại, làm cho ông hòa mình vào tha nhân đang khổ đau. đang rên xiết dưới gông cùm xiềng xích, đang bị tước mất quyền tự do đúng nghĩa để làm một con người. Chân lý - Vâng ! sẽ xua tan bóng đêm để trả lại vầng dương cho một ngày mới... Qua “Thần khúc” và sự tìm hiểu của chúng tôi, nếu đươc mong ước để rồi mong ước ấy được thực hiện : tôi xin một điều : Rằng - những sinh viên khoa Văn chương sau chúng tôi được đến với Đantê trong dạng chỉnh thể và toàn cục, không như chúng tôi trước đây chỉ được học đôi điều sơ sài... Đến với Đantê, đến với “Thần khúc” để biết trân trọng một điều : đơn giản, thật đơn giản thôi : Tâm-Hồn của mỗi Con-Người. Và lời cuối, trước khi khép lại - Hy vọng ...với Đantê: Thiên đàng là quê hương; còn với mỗi một chúng ta : hãy tìm Thiên đàng để làm quê hương cho chính mình...trong những điều thật tốt, thật đẹp và thật đầy yêu thương !! THƯ MỤC THAM KHẢO 1. Mác - Anghen - Về văn học nghê thuật - NXB Văn hóa Nghệ thuật Hà nội, 1977. 2. Hêghen - Mỹ học - Nhữ Thành dịch theo bàn tiếng Nga của Viện Triết học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô, Viện Văn học Hà nội, 1972. 3. Aristote - Nghệ thuật thư ca – Lê Đăng Bảng đích - NXB Văn học Nghệ thuật Hà nội, 1964. 4. Viện Nghiên cứu Triết học Liên Xô - Lịch sử Triết học phương Tây - NXB Xây dựng Hà nội, 1957. 5. Kinh Thánh (Cựu ước - Tân ước) - NXB Thuận Hóa, 1995. 6. Thần học Đạo - Ấn phẩm Tin Lành, 1958. 7. Đantê - Thần Khúc - Lê Trí Viễn và Khương Hữu Dụng dịch - NXB Văn học Hà nội, 1978. 8. Văn minh phương Tây - theo nguyên bản tiếng Anh Civilzation in the VVest - Prentice Hai! [ne, New Jersey. Người dịch Nguyễn Vãn Lương - NXB Văn hóa Thông tin Hà nội, 1994. 9. Lương Duy Trung - Văn học phương Tây (tập I) - NXB Giáo Dục, 1990. 10. Đỗ Đức Hiểu - Giáo Trình Văn học phương Tây (tập I) - NXB Giáo Dục Hà nội, 1963. 11. Nguyễn Văn Khỏa - Lịch sử Văn học phương Tây (tập I) - NXB Giáo Dục Hà nội, 1979. 12. Trần Duy Châu - Giáo trình Văn học phương Tây - NXB trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 1982. 13. Lê Văn Chín - Văn học phương Tây giản yếu - NXB trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 1994. 14. Từ điển Triết học. 15. Từ điển Văn học. 16. Từ điển Bách khoa toàn thư. 17. Từ điển Thánh kinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdang_sau_buc_man_huyen_thoai_trong_than_khuc_cua_dante_5701.pdf
Luận văn liên quan