Kiến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng cơ chế đền bù đất và
tái định cư của dự án phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của thị xã, tuân thủ
luật pháp, chính sách nhà nước, đồng thời có xét đến hoàn cảnh thực tế của từng
đối tượng nhân dân đang sinh sống ở khu vực có công trình thoát nước. Cần phối
hợp lợi ích thoát nước với các lợi ích thu được từ gia tăng giá trị đất đai, từ các
hoạt động dịch vụ, giải trí, kinh doanh thương mại để huy động được nhiều
nguồn vốn đầu tư, tạo nên cơ sở hạ tầng đồng bộ về giao thông - đô thị trong khu
vực thực hiện dự án.
90 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2952 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Khai...)
42
Cao độ trung bình tại thị xã Hà Giang là 105.00 m trong khi đó cao độ
mực nước lớn nhất trên sông Lô vào mùa lũ là 105.57 m (vào năm 1969). Do vậy
sự ảnh hưởng của lũ sông Lô đến tình trạng ngập lụt tại thị xã Hà Giang có xảy
ra nhưng không đáng kể và với tần xuất 40 năm 1 lần. Bên cạnh đó khu vực đoạn
sông Lô chảy qua thị xã về cơ bản đã được kè đá chống sói lở, do đó hiện tượng
sụt lở bờ sông khi có mưa lũ xảy ra không đáng ngại.
2.2.1.4 Hiện trạng thoát nước bẩn
a) Tổng quan:
Có thể nói, chưa có một công trình về thu gom và xử lý nước thải đã được
xây dựng trên địa bàn của thị xã Hà Giang.
Hình 2.7: Sơ đồ thoát nước thải hiện trạng ở thị xã Hà Giang.
Rãnh, mương đất tự nhiên bên ngoài nhà
Các khu đất trống xung quanh nhà
Ao, ruộng, vườn quanh nhà
Nước thải sinh hoạt,
dịch vụ, công cộng
Sông thoát
nước
Nước thải sinh hoạt,
dịch vụ, công cộng
Tự thấm
43
Cống, mương thoát nước chung ngoài nhà
Qua sơ đồ thoát nước trên có thể thấy, nước thải ở thị xã Hà Giang được
xả tự nhiên ra bên ngoài, không được quy hoạch, không được thu gom đầy đủ.
b) Hiện trạng thoát nước bẩn
Hệ thống thoát nước của thị xã là hệ thống thoát nước chung, cả nước mưa
và nước thải đều xả chung vào một hệ thống cống rồi đổ ra các tuyến mương cấp
1 và đổ ra sông Lô
Các hộ gia đình tự động xả nước thải sinh hoạt ra bên ngoài nhà mình vào
những nơi thuận lợi nhất cho họ như ao hồ, mương, suối, sông hoặc cống thoát
nước. Nguồn nước thải được thải ra từ các hộ gia đình, bệnh viện, trường học, cơ
quan do không được kiểm soát, thu gom và xử lý đã gây ra tình trạng ô nhiễm
không chỉ cho môi trường xung quanh, ô nhiễm cho các nguồn tiếp nhận, đặc
biệt ô nhiễm đối với sông Lô_ con sông cấp nguồn nước thô cho hệ thống cấp
nước của tỉnh Hà Giang, gây tắc nghẽn dòng chảy tại các mương rãnh thoát
nước; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư xung
quanh khu vực đó.
Có thể nói, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải không được thu
gom và xử lý tại đây đã trở nên rất bức xúc và cấp bách.
Nước thải sinh hoạt,
dịch vụ, công cộng
Sông thoát
nước
44
c) Hiện trạng trạm bơm, trạm xử lý nước thải
Chưa có bất cứ một trạm bơm nước thải và trạm xử lý nước thải nào được
xây dựng tại Hà Giang.
2.2.1.5 Hiện trạng sông thoát nước và lưu vực thoát nước
a) Hiện trạng hệ thống sông thoát nước
Có thể nói tại Hà Giang, sông Lô và sông Miện là hai con sông lớn nhất
chảy trong địa bàn của thị xã, vừa là nơi cung cấp nguồn nước cho thị xã nhưng
cũng đồng thời là nơi tiếp nhận toàn bộ lượng nước thải của thị xã xả xuống
sông.
b) Hiện trạng lưu vực thoát nước
Với địa hình mang tính đặc trưng của khu vực miền núi, ở giữa là khu vực
bằng phẳng, xung quanh là núi cao tạo ra một khu lòng chảo rộng lớn, việc thoát
nước tại Hà Giang phần lớn là theo đặc điểm địa hình và theo độ dốc tự nhiên.
Qua nghiên cứu thực địa tại Hà Giang có thể tạm chia toàn bộ thị xã thành các
lưu vực thoát nước sau :
Lưu vực 1:
Toàn bộ khu lòng chảo (khu vực UBND tỉnh) phía Tây của sông Lô, dưới
chân núi Cấm thuộc phường Nguyễn Trãi. Lưu vực này thoát nước ra sông Lô.
Lưu vực 2:
Khu vực phía Bắc của phường Trần Phú, tính tới đường Hoàn Văn Thụ
thuộc phía Đông của sông Lô. Hiện lưu vực này cũng thoát nước ra sông Lô.
Lưu vực 3:
45
Khu vực phía Nam của phường Trần Phú tính từ đường Hoàng Văn Thụ.
Lưu vực này hiện thoát ra các con suối, mương đất cấp 1 rồi chảy ra sông Lô.
Lưu vực 4:
Khu vực phía Bắc sông Miện (thuộc phường Quang Trung). Đây là khu
vực mở rộng của thị xã và cơ bản hệ thống thoát nước khá tốt. Toàn bộ lưu vực
này thoát ra sông Miện theo hướng Bắc-Nam
Lưu vực 5:
Khu vực phía Nam sông Miện (thuộc phường Quang Trung và một phần
xã Ngọc Đường). Đây là khu vực mở rộng của thị xã và cơ bản hệ thống thoát
nước khá tốt. Toàn bộ lưu vực này thoát ra sông Miện theo hướng Nam- Bắc.
2.2.2 Hiện trạng vệ sinh môi trường
2.2.2.1 Nhà vệ sinh
Hình 2.8: Biểu đồ tình trạng nhà vệ sinh tại thị xã Hà Giang năm 2008
Tình trạng nhà vệ sinh
96%
2%2%
Hố xí tự hoại
Hố xí 1 ngăn hoặc 2 ngăn
Hố xí tạm
Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008
46
Theo số liệu khảo sát, 96% dân cư thị xã Hà Giang đang sử dụng hố xí
hợp vệ sinh là hố xí tự hoại. Các loại hố xí khác như hố xí 2 ngăn, hố xí 1 ngăn
và hố xí tạm đều xấp xỉ bằng nhau, khoảng 2%. Mặc dù số hộ gia đình có hố xí
không hợp vệ sinh không nhiều nhưng để trở thành một đô thị văn minh, hiện đại
thì thị xã cần tiến tới xoá bỏ toàn bộ các loại hố xí không hợp vệ sinh như đã
thống kê ở trên.
Xung quanh vấn đề tình trạng nhà vệ sinh ở khu vực thị xã Hà Giang, cần
phải lưu ý thêm là có một số hộ gia đình bên bờ sông Lô, khi xây dựng nhà vệ
sinh thì xây theo kiểu hố xí tự hoại, có bệ xí và dội nước nhưng lại không xây bể
tự hoại ở bên dưới mà dội nước thải thẳng xuống dòng sông Lô.
Hố xí tự hoại của các gia đình còn lại thì cũng được xây dựng các bể tự
hoại từ 2- 3 ngăn. Nước sau bể tự hoại được thải vào hệ thống thoát nước bên
ngoài ra, hoặc tự thấm ra vườn.
2.2.2.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn
Dự báo đến năm 2010- 2015, dân số thị xã (cả nội và ngoại thị) là 55000-
60000 người. Hiện tại mỗi ngày, thị xã thải ra môi trường 4500- 7500 m3 nước
thải từ các khu vực dân cư, bệnh viện, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp; 65.7 tấn rác thải/ ngày, tương đương với 90 m3, trên thực tế số rác thải
chưa xử lý còn lớn hơn. Trung bình mỗi người dân thị xã thải ra môi trường 0.8
kg rác thải/ ngày, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 20750 tấn rác thải. Trong
khi đó hiện số bãi rác của thị xã được quy hoạch xây dựng từ năm 2001 đến nay
chỉ có diện tích hơn 2 ha với lượng chứa là 70000 tấn; như vậy có thể thấy là các
bãi rác của thị xã đang trong tình trạng quá tải, thêm vào đó nước rò rỉ từ các bãi
47
rác không được thu gom và xử lý triệt để mà đổ thẳng ra hệ thống cống rãnh
hoặc ra sông Lô gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước.
Hiện tại công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn của thị xã chủ yếu
do Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đảm nhiệm, với các
nhiệm vụ là:
- Thu gom và vận chuyển rác thải.
- Quản lý hệ thống thoát nước, cây xanh, điện chiếu sáng, nhà vệ sinh công
cộng.
Rác thải được tập trung tại các chân điểm rác đã được quy định hoặc dùng
các xe thùng có dung tích 0.3 m3 đi thu gom tại các khu dân cư, nơi công cộng,
bệnh viện.
Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đã triển khai việc thu
gom rác thải đến tất cả các khu vực trên địa bàn thị xã. Rác thải được công nhân
thu gom 2 lần/ ngày vào các buổi sáng và buổi chiều sau đó đưa đến bãi chôn lấp
rác chung của thị xã.
Kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ gia đình đã tham gia sử dụng dịch vụ
thu gom rác thải trên địa bàn. Điều này có tác động tích cực đến việc cung cấp
dịch vụ thu gom của công ty đồng thời giúp công ty thực hiện tốt hơn nhiệm vụ
quản lý và thu gom rác thải trên địa bàn thị xã.
Chất thải bệnh viện đa khoa tỉnh: có 2 loại cơ bản là rác thải sinh hoạt bình
thường và chất thải y tế. Loại bình thường được công ty môi trường đô thị thu
gom còn rác thải y tế độc hại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Hệ thống
nước thải của bệnh viện là hệ thống chung. Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào
hệ thống thoát nước mưa.
48
Các loại chất thải khác như chất thải xây dựng chủ yếu được dùng để san
lấp nhưng gây ô nhiễm bụi khi vận chuyển.
2.3 Giới thiệu chung về dự án
2.3.1 Thông tin khái quát về dự án
- Tên dự án : Dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang-tỉnh Hà
Giang.
- Cơ quan chủ quản : Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang.
- Chủ đầu tư: Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã Hà Giang
- Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải
thị xã Hà Giang
- Cơ quan đề xuất dự án : Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã Hà Giang.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc dự án
Thời gian bắt đầu dự án: Năm 2009
Thời gian kết thúc xây dựng dự án: Năm 2011
- Địa điểm thực hiện dự án: Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang
2.3.2. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu lâu dài của dự án nhằm đóng góp cho các quá trình:
Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân tại thị xã;
Thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng của thị xã Hà Giang
Thúc đẩy sự phát triển đồng đều, là bước nhấn cho cả khu vực miền
Núi Hà Giang
49
Mục tiêu tổng quan của dự án:
Cải thiện điều kiện môi trường đô thị tại Thị xã Hà Giang, Tỉnh Hà
Giang thông qua việc xây dựng các công trình thoát nước, nước thải và
xử lý nước thải.
Tăng cường tính lâu bền của cơ sở hạ tầng đô thị và các dịch vụ đô thị
tại Hà Giang.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực đô thị.
Giảm thiểu các bệnh dịch có nguyên nhân từ việc nước thải bị ứ đọng
và không được xử lý.
Tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư và nhân dân về sinh sống tại
các khu đô thị mới.
Thu hút các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các khu công nghiệp
và du lịch.
Mục tiêu cụ thể của dự án:
Mục tiêu ngắn hạn (giai đoạn I)
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải và xử lý
nước thải cho thị xã Hà Giang tập trung tại các khu vực trung tâm đến giai đoạn I
đáp ứng đến năm 2015 bao gồm:
Giải quyết thoát nước cơ bản cho khu vực trung tâm thị xã
Cải tạo môi trường, cảnh quan đô thị
Thu gom và giải quyết tình trạng ngập lụt thông qua các công việc cho
hệ thống nước mưa.
50
Giải quyết và xử lý mang tính cơ bản hệ thống thoát nước thải và vệ
sinh môi trường cho thị xã.
Nạo vét và kè mới một số kênh mương thoát nước chính của thị xã (các
tuyến cống cấp 1)
Hỗ trợ vệ sinh môi trường thông qua các thiết bị được mua sắm cho
công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.
Mục tiêu dài hạn (Giai đoạn II)
Xây dựng mới hệ thống thoát nước cho toàn bộ thị xã Hà Giang bao gồm
cả khu vực nội thị, khu vực mở rộng và ngoại thị :
Hệ thống thoát nước mưa.
Hệ thống thu gom nước thải
Trạm xử lý nước thải.
Xây dựng các trạm bơm chuyển tiếp nước thải.
Kè kênh, mương thoát nước còn lại trong đô thị.
Nâng công suất thu gom và xử lý nước thải đáp ứng theo nhu cầu thực
tế.
2.3.3 Phạm vi nghiên cứu của dự án
Một khu vực rộng lớn với dân số hơn 45,000 người trải rộng trên diện tích
168.7km2 ha của toàn bộ thị xã Hà Giang sẽ được nghiên cứu trong khuôn khổ
của dự án và chia làm hai giai đoạn (nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung xây
dựng thị xã Hà Giang đến 2020).
Giai đoạn I đến năm 2015:
51
Dự án sẽ nghiên cứu trên phạm vi khu vực trung tâm thị xã Hà Giang bao
gồm khu phía Tây, và phía Đông sông Lô, trải dài trên 03 phường trung tâm là
Minh Khai, Trần Phú và Nguyễn Trãi. Diện tích khu vực nghiên cứu trong giai
đoạn 1 là gần 2100 ha với tổng dân số được hưởng lợi trong giai đoạn 1 hơn
45,000 người (nguồn : Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Giang tới 2020).
Giai đoạn II đến năm 2025:
Trên cơ sở Điểu chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Giang đến năm 2020
với việc mở rộng không gian về phía đông đường đi Bắc Mê thuộc xã Ngọc
Đường, phía Tây giáp Phường Nguyễn Trãi thuộc xã Phương Độ và phía Bắc
sông Miện, Phường Quang Trung …. Như vậy khu vực nghiên cứu của dự án
trong giai đoạn 2 sẽ có tổng dân số lên đến hơn 85,000 người sẽ được nghiên
cứu. Các công việc của giai đoạn 2 bao gồm mở rộng và nâng công suất thu gom
xử lý nước thải tại khu vực dự án của giai đoạn 1, và đầu tư xây dựng tại các khu
vực mở rộng của thị xã.
Trong khuôn khổ của đề tài, ranh giới phạm vi khu vực dự án - giai đoạn 1
được xác định như sau:
- Phía Bắc: Giới hạn bởi núi Hàm Hổ
- Phía Nam: Giới hạn bởi đường xã Phú Linh - Huyện Vị Xuyên.
- Phía Đông: Giới hạn bởi núi Mỏ Neo
- Phía Tây: Giới hạn bởi Núi Cấm
Tổng lưu vực thoát nước giai đoạn I là 2100 ha
52
Tổng số dân dự báo được hưởng lợi trong khu vực dự án hơn 33,000
người (tính tại thời điểm năm 2015-năm hết giai đoạn 1 của dự án) (nguồn: Điều
chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Giang đến 2020).
2.3.4 Nguồn vốn của dự án
Nguồn vốn của dự án được tính toán và xác định cho giai đoạn 1 của dự
án đến năm 2015. Theo đó, dự án Thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang
tỉnh Hà Giang sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi (ODA) Đan Mạch và vốn đối
ứng của UBND Tỉnh Hà Giang
Nguốn vốn tín dụng ưu đãi của Đan Mạch sẽ được thực hiện cho công tác
xây lắp, mua sắm thiết bị. Nguồn vốn chuẩn bị dự án (công tác chuẩn bị đầu tư,
đền bù, giải phóng mặt bằng, thuế các loại ..) sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn
ngân sách đối ứng của UBND Tỉnh Hà Giang.
Nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Đan Mạch cho Việt Nam vay trong
lĩnh vực hạ tầng cấp thoát nước đã được ký kết giữa 2 Chính phủ có nhiều điều
kiện thuận lợi như: Lãi suất vay bằng không, có thể sử dụng toàn bộ vốn ODA
cho mua sắm và xây dựng. Hơn nữa việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước
bao gồm: thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải là loại công trình hạ tầng
kỹ thuật phục vụ dân sinh có tổng vốn đầu tư rất lớn, do đó khả năng đầu tư từ
nguồn ngân sách là không thể. Đặc biệt Hà Giang hiện nay vẫn là một tỉnh miền
núi còn nghèo. Vì vậy, việc lựa chọn nguồn vốn ODA ưu đãi như trên là phù
hợp.
53
Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Dự án xây dựng hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang
tỉnh Hà Giang
3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải
3.1.1 Một số giả thiết
- Thời gian xây dựng từ năm 2009- 2011, dự kiến từ năm 2012 dự án bắt đầu đưa
vào hoạt động có hiệu quả.
- Các con số tính toán đều đưa về thời điểm dự án bắt đầu được tiến hành xây
dựng, tức là năm 2009, với tỷ lệ chiết khấu xã hội là 10%/ năm.
3.1.2 Xác dịnh các chi phí và lợi ích của dự án
3.1.2.1 Xác định các dòng chi phí (C) của dự án bao gồm:
a) Chi phí đầu tư ban đầu của dự án (C0)
Chi phí di dân, giải phóng mặt bằng (C1): Tất cả các dự án đầu tư xây
dựng khi tiến hành thi công, xây dựng đều phải tiến hành quá trình di dân, giải
phóng mặt bằng cho quá trình thực hiện. Quá trình di dân giải phóng mặt bằng
của dự án, ước tính như sau:
Đối với khu vực xây dựng trạm xử lý nước thải
- Đất ở của dân : 500m2 (01 hộ)
- Đất nông nghiệp : 5000 m2 ( 11 hộ)
- Đất của trường Phổ thông dân tộc nội trú : 24,500 m2
Hộ dân đang cư trú tại địa điểm thực hiện dự án thuộc diện nghèo, nhà cấp 4 ;
đất nông nghiệp của dân hiện đang trồng cây ăn quả nhưng năng suất không cao,
54
không phải là nguồn thu nhập chính nên chi phí phải đền bù nhà cửa và cây trồng
không lớn.
Đối với khu vực xây dựng trạm bơm nước thải
Diện tích đất dự kiến thu hồi vĩnh viễn để xây dựng trạm bơm nước thải: 64
m2
Đối với khu vực này, đất cần thu hồi thường gần mương thoát nước hoặc gần
đường giao thông, thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nên công tác đền bù và giải
phóng mặt bằng sẽ diễn ra thuận lợi, chỉ cần sự thoả thuận của đơn vị quản lý
trực tiếp khi thu hồi đất.
Đối với khu vực xây dựng đường ống thu gom nước thải
Diện tích đất dự kiến thu hồi tạm thời để tuyến cống thu gom nước thải:
46,399 m2.
Các khu vực thu hồi tạm thời thường chạy dọc theo các tuyến đường hoặc
các khoảng sân, tường rào của các hộ dân. Việc thu hồi đất không ảnh hưởng lớn
đến nguồn thu nhập của dân cư nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày -
cản trở giao thông, bụi đất đá, an toàn, vệ sinh... Đây là vấn đề chủ dự án cần chú
ý khi thi công xây dựng.
- Chi phí di dân và giải phóng mặt bằng bao gồm :
Chi phí trực tiếp (Ca) bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí cho đất nông nghiệp thu hồi vĩnh viễn.
- Chi phí cho đất nông nghiệp thu hồi tạm thời.
- Chi phí cho đền bù thiệt hại mùa màng.
- Chi phí phục hồi sản xuất, hỗ trợ người thiệt hại.
55
- Chi phí để khuyến khích di dời đúng thời gian.
- Chi phí cho họp cộng đồng và phổ biến thông tin.
- Chi phí đào tạo cán bộ thực hiện công tác đền bù.
Chi phí giám sát (Cb)
Chi phí quản lý thực hiện công tác đền bù (Cc)
Dự phòng phí (Cd)
Bảng 3.1: Bảng liệt kê chi phí di dân và giải phóng mặt bằng
TT Hạng mục
1 Chi phí trực tiếp
Đất nông nghiệp thu hồi vĩnh viễn (m2)
Đất nông nghiệp thu hồi tạm thời (m2)
Đền bù thiệt hại mùa màng (lúa...)
Phục hồi sản xuất, hỗ trợ người thiệt hại
Khuyến khích di dời đúng thời gian
Họp cộng đồng và phổ biến thông tin
Đào tạo cán bộ thực hiện công tác đền bù
2 Chi phí giám sát (3% Tổng 1)
3
Chi phí quản lý thực hiện công tác đền bù (5%
tổng 1)
4 Dự phòng phí = 5% (1+2+3)
C1 = Ca+ Cb + Cc+ Cd
Chi phí xây dựng các hạng mục công trình (C2)
Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi phí xây dựng các hạng mục công trình
56
STT Hạng mục công việc
1 Cống và kênh thoát nước mưa
2 Mạng lưới thoát nước thải
3 Trạm bơm nước thải
4 Trạm xử lý nước thải, CS: 3,000m3/ngđ
5 Đấu nối hộ gia đình
6 Hỗ trợ vệ sinh môi trường
7
Thiết bị xe máy, hỗ trợ quản lý vận hành hệ thống
thoát nước
8 Chi phí đầu tư gián tiếp
9 Thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu (10%)
10 Dự phòng phí (10%)
C0 = C1+ C2
b) Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm C3
Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm C3
Bảng 3.3: Bảng liệt kê chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm
STT Hạng mục
1 Chi phí nguyên vật liệu
2 Điện
3 Hoá chất
4 Sửa chữa nhỏ
6 Lương công nhân
7 Chi phí quản lý chung
57
8 Khấu hao
C3
Tổng chi phí:
C = C0 + C3
3.1.2.2 Xác định các dòng lợi ích của dự án (B) bao gồm:
a) Các lợi ích có thể lượng hóa được (Bv)
- Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng (Giảm chi phí chữa bệnh cho
người dân và tránh mất thu nhập) B0:
Trước khi có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, hiện trạng thoát nước
tự nhiên cũng như tình trạng yếu kém của hệ thống thoát nước hiện tại đã dẫn
đến tình trạng ngập úng cục bộ, nước thải không được xử lý, rác thải không được
thu gom gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Vi khuẩn có trong
nước thải thô là nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khoẻ người dân, các vũng
nước bị tù đọng lại do nước mưa không thoát đi được ngay cả khi có các trận
mưa bình thường cũng là môi trường sinh sản cho muỗi và các loài côn trùng gây
bệnh- đây là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp và tiêu hoá cho những
người dân sống trong khu vực này và các khu vực lân cận. Vì thế, khi hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải được đi vào vận hành sẽ đi đến hạn chế và giải
quyết được hoàn toàn tình trạng ngập úng và ô nhiễm này, cải thiện điều kiện vệ
sinh công cộng, giảm chi phí chữa bệnh và hạn chế việc mất thu nhập của cộng
đồng dân cư vào việc chữa trị các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước.
Bao gồm:
+ Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh (Ba)
58
+ Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập (Bb)
B0 = Ba + Bb
- Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải (B1)
+ Doanh thu từ việc thu phí thoát nước thải trung bình năm (Bc)
+ Doanh thu từ việc hút bùn bể tự hoại trong 1 năm (Bd)
B1 = Bc + Bd
Tổng lợi ích có thể lượng hóa được:
Bv = B0 + B1
b) Các lợi ích không thể lượng hóa được (Buv)
Thúc đẩy phát triển kinh tế:
Sẽ trở thành một đô thị loại III trong tương lai, nhưng cho đến nay thị xã
Hà Giang vẫn chưa được đầu tư một hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường
hợp tiêu chuẩn, điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và chất
lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng…, mà còn tạo ra không ít những khó khăn trong việc phát
triển kinh tế của thị xã khi mà cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng được với sự phát
triển của đô thị. Vì thế, khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải này được
hoàn thành: việc nước mưa ngập úng, chảy tràn trên lòng đường, các con phố
hay các khu vực buôn bán sẽ không còn nữa, rác thải sẽ được thu gom và xử lý
một cách hợp lý, sẽ không còn mùi hôi thối bốc ra từ các cống rãnh hay mương
hồ nữa, điều đó không những sẽ giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân, cải thiện cảnh quan, bộ mặt của đô thị; mà còn đảm bảo cơ sở hạ
tầng đáp ứng cho các nhu cầu phát triển kinh tế trong thị xã: thúc đẩy phát triển
kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển du lịch; từ đó hướng
59
tới đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong khu vực thị xã và các
khu vực lân cận.
Tác động đến môi trường:
Trước đây, hệ thống thoát nước của thị xã là hoàn toàn tự nhiên, không
đúng quy cách, không được quy hoạch hay định hướng cụ thể nhất định, nước
mưa tự chảy tràn trên đường phố, các ngõ, hẻm xuống ao, hồ, kênh mương và
sông Lô. Điều này đã gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ, nước mưa chảy tràn tự
nhiên trên mặt đất gây ngập úng trên diện rộng, gây ra ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng do không được thu gom; bên cạnh đó việc không có một hệ thống
thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải đúng quy cách cũng đã và
đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cộng đồng dân cư. Nhưng
khi dự án kết thúc, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được đưa vào vận
hành thì những tình trạng này sẽ được hạn chế đi một cách đáng kể, môi trường
sẽ trong lành hơn, chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư cũng được nâng
cao hơn và đặc biệt là sẽ giúp cải thiện cảnh quan và bộ mặt khu của đô thị.
Tác động mang tính xã hội:
Dự án có thể cải thiện đáng kể điều kiện sống của các tầng lớp dân cư
thông qua việc cung cấp các dịch vụ hiện chưa có hoặc có nhưng đã yếu kém hay
xuống cấp và cải thiện sức khỏe. Vấn đề sức khỏe cũng sẽ được cải thiện do điều
kiện vệ sinh môi trường sẽ được nâng cao với việc xây dựng hệ thống thoát nước
chung, nạo vét và kè mới sông thoát nước, hệ thống thu gom riêng biệt và xử lý
nước thải điều này làm giảm các tác động của các bệnh có liên quan đến nước và
gia tăng năng suất lao động của nhân dân. Nghỉ việc và ốm đau do lũ lụt và hệ
thống thoát nước không tương xứng có tác động xấu đến những người nghèo và
càng làm tăng thêm sự nghèo đói. Môi trường tự nhiên trong sạch sẽ thu hút và
60
duy trì số lượng du khách đến khu vực, tạo một cái nhìn mới đối với các nhà đầu
tư.
Các cải thiện về hạ tầng sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển,
phát sinh từ việc gia tăng nhu cầu vật liệu và nhân công xây dựng. Lợi ích mang
lại cho người nghèo đô thị (cả nam và nữ) là tạo thêm việc làm cho những người
lao động phổ thông.
Các chương trình nâng cao nhận thức sẽ khuyến khích phát triển mối quan
hệ giữa những người rất nghèo với các tổ chức quần chúng, các công trình công
cộng và các cơ quan của thành phố cũng như xây dựng một tinh thần cộng đồng
tại nhiều khu vực nghèo. Chương trình cộng đồng sẽ xây dựng và tăng cường kỹ
năng cho các cán bộ quần chúng, các cơ quan của địa phương, UBND,...
Khi dự án được xây dựng, ước tính số người được hưởng lợi từ dự án là
hơn 45,000 người trên một diện tích hơn 168km2
Tác động đến xóa đói giảm nghèo:
Người dân nghèo ở Đô thị phải chịu cảnh thiếu các dịch vụ vệ sinh môi
trường do phải sống trong những căn nhà tạm bợ trong hẻm sâu, lối đi chật hẹp
và dọc theo những dòng kênh ô nhiễm, không có nguồn nước an toàn để sinh
hoạt, nên người dân phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng của các
chứng bệnh, vốn đồng hành với điều kiện môi trường thiếu vệ sinh.
Người nghèo dễ có nguy cơ suy nhược hơn, đôi khi mắc bệnh nguy hiểm
đến tính mạng như tiêu chảy, thương hàn, dịch tả, sốt xuất huyết, giun sán, các
bệnh ngoài da và bệnh đau mắt. Các chứng bệnh này liên quan rất lớn đến nguồn
nước sinh hoạt, điều kiện tiêu thoát nước, những hộ nghèo thường phải sử dụng
61
các công trình vệ sinh chắp vá, hệ thống thoát nước trong nhà không đảm bảo,
thường xuyên bị tắc, hỏng hóc, rò rỉ, phải tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc để
sửa chữa nhưng vẫn không đảm bảo để sử dụng. Bên cạnh đó hầu hết các hộ
nghèo kiếm sống bằng nghề làm thuê, công việc thất thường, nên những ngày
không thể đi làm vì bị bệnh, hoặc phải tiêu tốn thời gian, tiền bạc vào sửa chữa
hệ thống thoát nước, vệ sinh trong gia đình khiến cho họ phải chi phí, thu nhập
giảm và tình trạng nghèo đói càng thêm trầm trọng hơn.
Các công trình hạ tầng và dịch vụ sẽ được xây dựng và triển khai nhằm cải
thiện chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là số hộ
nghèo. Khoảng hơn 45,000 người sẽ được hưởng lợi từ dự án nhờ nguy cơ ngập
lụt giảm bớt, các thói quen vệ sinh môi trường được cải thiện, các hộ nghèo,
cũng như các hộ trong vùng dự án có điều kiện đấu nối hệ thống thoát nước
trong nhà vào hệ thống thoát nước của Đô thị, điều kiện vệ sinh sẽ được cải
thiện, giảm chi phí cho thoát nước và dành được nhiều thời gian cho lao động,
nâng cao thu nhập. Các cơ quan đơn vị được tăng cường năng lực nhằm quản lý
các hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường một cách bền vững.
Các tác động đến vấn đề giới:
Dự án được tiến hành xây dựng và đưa vào vận hành sẽ giúp tăng cường
giá trị đóng góp của cả nam và nữ trong các vấn đề thoát nước và vệ sinh môi
trường vốn trước đây luôn được coi là công việc của nữ giới. Cả nam giới và nữ
giới đều được tạo cơ hội để tham gia vào công tác quản lý và hoạt động của dự
án cũng như các ban ngành liên quan; các hoạt động nâng cao nhận thức về giới
và các hoạt động tập huấn cũng được lồng ghép vào tất cả các lĩnh vực trong quá
trình thực thi dự án; từ đó tạo điều kiện để nữ giới có thể được tham gia vào các
62
công tác xã hội, giúp nâng cao nhận thức cũng như chất lượng cuộc sống của
người dân.
Từ trước đến nay, các công tác liên quan đến nguồn nước và công tác vệ
sinh môi trường luôn là trách nhiệm của người phụ nữ ; nhưng từ khi dự án được
đi vào vận hành và hoạt động: sẽ không còn hiện tượng ngập úng, không còn
việc các thành viên trong gia đình bị ốm do những bệnh liên quan đến ô nhiễm
môi trường nước nữa..., người phụ nữ sẽ có nhiều thời gian hơn để làm kinh tế,
nâng cao nhận thức và cải thiện sức khỏe của bản thân cũng như gia đình họ.
Ngoài ra, hội phụ nữ sẽ có một vai trò rất quan trọng trong việc vận động
ý thức của người dân tham gia vào dự án. Hầu hết phụ nữ trong xã đều tham gia
vào hội phụ nữ, ở các thôn xóm đều có các chi hội: hội viên tham gia hội phụ nữ
phải đóng góp một phần lệ phí cho hội, ngược lại họ được sinh hoạt đoàn thể,
được hưởng các lợi ích do hội đem lại. Hội phụ nữ cũng tham gia tích cực trong
việc tuyên truyền vệ sinh môi trường, quản lý và cho vay vốn giúp chị em thoát
nghèo. Các chi hội phụ nữ cũng rất mong muốn được tham gia vào quản lý các
dịch vụ nước và vệ sinh và tuyên truyền giữ gìn vệ sinh. Và kinh nghiệm cho
thấy là ở nhiều địa phương, hội phụ nữ đã tham gia vào việc quản lý dịch vụ
nước và vệ sinh; thực hiện quỹ quay vòng vốn vệ sinh rất có hiệu quả.
3.1.3 Đánh giá các chi phí và lợi ích của dự án
3.1.3.1 Các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích
Như đã xác định ở mục 2, ta có các chi phí và lợi ích mà dự án đem lại
được xác định thông qua các phương pháp đánh giá và nguồn số liệu sau:
Bảng 3.4: Bảng liệt kê các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích
63
Chi phí- Lợi ích
Phương pháp đánh
giá Nguồn số liệu
I. Chi phí
1. Chi phí đầu tư ban đầu của dự án
Chi phí di dân và giải phóng mặt bằng Giá thị trường Hồ sơ dự án
Chi phí xây dựng các hạng mục công
trình Giá thị trường Hồ sơ dự án
2. Chi phí phải trả hàng năm
Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng
năm Giá thị trường Hồ sơ dự án
II. Lợi ích
1. Lợi ích có thể lượng hóa được
Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh
công cộng
Điều tra kinh tế xã hội
học
Báo cáo điều tra
kinh tế xã hội học
Lợi ích do thu phí thoát nước Giá thị trường Hồ sơ dự án
2. Lợi ích không thể lượng hóa được
Thúc đẩy phát triển kinh tế
Tác động đến môi trường
Đánh giá tác động môi
trường.
Báo cáo đánh giá
tác động môi
trường dự án.
Tác động mang tính xã hội Điều tra xã hội học.
Báo cáo điều tra
xã hội học dự án.
Các tác động đến vấn đề giới Điều tra xã hội học.
Báo cáo điều tra
xã hội học dự án.
64
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp
3.1.3.2 Đánh giá các chi phí của dự án
a) Chi phí đầu tư ban đầu của dự án (C0)
Chi phí di dân và giải phóng mặt bằng (Ca)
- Chi phí di dân và giải phóng mặt bằng bao gồm :
Chi phí trực tiếp (Ca) bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí cho đất nông nghiệp thu hồi vĩnh viễn.(Cvv)
- Chi phí cho đất nông nghiệp thu hồi tạm thời.(Ctt)
- Chi phí cho đền bù thiệt hại mùa màng.(Cmm)
- Chi phí phục hồi sản xuất, hỗ trợ người thiệt hại.(Cth)
- Chi phí để khuyến khích di dời đúng thời gian.(Ctg)
- Chi phí cho họp cộng đồng và phổ biến thông tin.(Ccd)
- Chi phí đào tạo cán bộ thực hiện công tác đền bù.(Cdb)
Chi phí giám sát (Cb)
Chi phí quản lý thực hiện công tác đền bù (Cc)
Dự phòng phí (Cd)
Ta có:
C1 = Ca+ Cb + Cc+ Cd
Trong đó:
Ca = Cvv + Ctt + Cmm + Cth + Ctg + Ccd + Cdb
Với:
- Cvv = Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi vĩnh viễn * Đơn giá của
một m2 đất nông nghiệp
65
- Ctt = Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tạm thời * Đơn giá thuê
một m2 đất nông nghiệp
- Cmm = Diện tích đất nông nghiệp có thể sản xuất nhưng bị thu hồi
vĩnh viễn * Giá trị nông nghiệp có thể tạo ra trên một m2 đất nông
nghiệp.
- Cth = Số hộ cần hỗ trợ phục hồi sản xuất * Số tiền hỗ trợ trên một
hộ.
- Ctg = Số hộ cần khuyến khích di dân đúng thời gian * Số tiền hỗ trợ
trên một hộ.
- Ccd = Chi phí cho một lần tổ chức họp cộng đồng và phổ biến thông
tin * Số lần tổ chức.
- Cdb = Chi phí cho một lần tổ chức đào tạo cán bộ thực hiện công tác
đền bù * Số lần tổ chức.
Cb = 3%* Ca
Cc = 5%* Ca
Cd = 5%* (Ca+ Cb + Cc)
Ta có bảng chi phí di dân và giải phóng mặt bằng của dự án như sau:
Bảng 3.5: Bảng chi phí di dân và giải phóng mặt bằng của dự án
TT Hạng mục
Đơn
vị
Số
lượng
Đơn
giá Giá thành
1 Chi phí trực tiếp
Đất nông nghiệp thu hồi vĩnh
viễn (m2) m2 30,064 55 1,653,520
Đất nông nghiệp thu hồi tạm thời m2 46,399 22 1,020,778
66
(m2)
Đền bù thiệt hại mùa màng
(lúa...) m2 26,712 10 267,124
Phục hồi sản xuất, hỗ trợ người
thiệt hại Hộ 200 300 60,000
Khuyến khích di dời đúng thời
gian Hộ 200 350 70,000
Họp cộng đồng và phổ biến thông
tin H.mục 1 6,000 6,000
Đào tạo cán bộ thực hiện công
tác đền bù H.mục 1 9,000 9,000
Cộng I: 3,086,422
2 Chi phí giám sát (3% Tổng I) 92,593
3
Chi phí quản lý thực hiện công
tác đền bù (5% tổng I) 154,321
4 Dự phòng phí = 5% (1+2+3) 166,667
Tổng cộng 3,500,000
Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam (VICEN)
Chi phí xây dựng các hạng mục công trình (C2)
Bảng 3.6: Bảng chi phí xây dựng các hạng mục công trình
STT Hạng mục công việc
Giá trị (1000
VNĐ)
1 Cống và kênh thoát nước mưa 91,316,212
67
2 Mạng lưới thoát nước thải 42,250,655
3 Trạm bơm nước thải 5,736,800
4
Trạm xử lý nước thải, CS:
3,000m3/ngđ 26,399,000
5 Đấu nối hộ gia đình 2,883,760
6 Hỗ trợ vệ sinh môi trường 620,000
7
Thiết bị xe máy, hỗ trợ quản lý vận
hành hệ thống thoát nước 4,210,800
8 Chi phí đầu tư gián tiếp 13,209,520
10 Dự phòng phí (10%) 20,449,734
11 Tổng cộng (1000VNĐ) 207,076,500
Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam (VICEN)
Tổng chi phí đầu tư xây dựng ban đầu của dự án là:
C0 = C1 + C2
C0 = 3,500,000 + 207,076,500 = 210,576,500 (1000 VNĐ)
Ta có: quá trình đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được
tiến hành trong 3 năm, chi phí đầu tư xây dựng được giả định là bằng nhau giữa
các năm. Vậy chi phí đầu tư xây dựng trong mỗi năm sẽ là:
C = C0 / 3 = 210,576,500/3 = 70,192,167 (1000 VNĐ)
b) Chi phí phải trả hàng năm (C3)
Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm C3
Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm của dự án bao gồm:
68
- Chi phí về nguyên nhiên vật liệu: chi phí điện, hóa chất, sửa chữa
nhỏ; chi phí nhân công: lương công nhân, chi phí quản lý chung
(Ce)
- Khấu hao tài sản cố định (Cf)
Với:
Ce = Chi phí điện + Chi phí hóa chất + Chi phí sửa chữa nhỏ + Chi phí
lương cho công nhân + Chi phí quản lý chung.
Cf = Giá trị tài sản cố định * Tỷ lệ khấu hao.
(Ở đây lấy tỷ lệ khấu hao đều và tỷ lệ khấu hao = 20%)
Bảng 3.7: Chi phí vận hành vào bảo dưỡng hàng năm
69
STT
Hạng
mục
Năm
2012 2013 2014 2015 …………… ……………. 2035 2036
1 Điện 464,280.0 468,922.8 473,612.0 478,348.1 …………… ……………. 650,486.6 663,496.3
2
Hoá
chất 121,545.0 122,760.5 123,988.1 125,227.9 …………… ……………. 170,292.5 173,698.3
3
Sửa
chữa
nhỏ 486,696.0 486,696.0 486,696.0 486,696.0 …………… ……………. 325,822.2 325,822.2
4
Lương
công
nhân 316,333.3 319,496.7 322,691.6 325,918.5 …………… ……………. 443,203.7 452,067.7
5
Chi phí
quản lý
chung 208,780.0 210,867.8 212,976.5 215,106.2 …………… ……………. 292,514.4 298,364.7
Khấu
hao 1,623,313.8 1,623,313.8 1,623,313.8 1,623,313.8 …………… ……………. 1,077,098.0 1,077,098.0
6
Tổng
chi phí
vận
hành và
bảo
dưỡng
hàng
năm 3,220,948.1 3,232,057.6 3,243,278.0 3,254,610.5 …………… ……………. 2,959,417.4 2,990,547.2
Nguồn: Sinh viên tự tính toán và tổng hợp
70
3.1.3.3 Đánh giá các lợi ích của dự án
Các lợi ích có thể lượng hóa được (Bv)
Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng (Giảm chi phí chữa bệnh
cho người dân và tránh mất thu nhập) B0 bao gồm:
+ Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh khi hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải đi vào hoạt động (Ba)
+ Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập (Bb)
B0 = Ba + Bb
Trong đó:
- Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh khi hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải đi vào hoạt động:
Ba = (N0 – N1)* Ctc
Trong đó:
- N0 : Tổng số người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường
nước trước khi có dự án/năm
- N1 : Tổng số người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường
nước sau khi có dự án/ năm
- Ctc : Chi phí y tế bình quân cho việc khám chữa bệnh liên quan đến
ô nhiễm môi trường nước người/ năm
Ta có
Bảng 3.8: Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh khi hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải đi vào hoạt động.
71
Stt Yếu tố Đơn vị
Năm
2012 2013 ………. 2035 2036
1
Số dân trong khu vực
thực hiện dự án Người
55,000 55,605 ………. 69,966 70,736
2
Tỷ lệ % số người mắc bệnh
liên quan đến ô nhiễm môi
trường nước trước khi có dự
án %
20% 20% ………. 20% 20%
3
Tỷ lệ % số người mắc bệnh
liên quan đến ô nhiễm môi
trường nước sau khi có dự án %
2% 2% ………. 2% 2%
4
Chi phí y tế bình quân cho
việc khám chữa bệnh nằm viện
từ sự ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường nước (nguồn: Báo
cáo kinh tế xã hội của thị xã
Hà Giang)
1000
VND/
người/
năm
1056 1066.56 ………. 1314.42 1327.564
5
Lợi ích do giảm
chi phí chữa bệnh
1000
VND/
người/
năm
10,454,400.00 10,675,092.38 ………. 16,553,647.75 16,903,182.08
Nguồn: Sinh viên tự tính toán và tổng hợp
72
- Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập khi hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải đi vào hoạt động: Bb
Ta có:
Bb = M*k*L*(m-n)
Trong đó:
- M: Số dân trong khu vực thực hiện dự án (Người)
- k: Tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động có thể tạo ra thu nhập (%)
- L: Mức thu nhập trung bình một người có thể tạo ra (1000 VND/
người/ năm)
- m: Tỷ lệ số người tạo ra thu nhập phải đi khám chữa bệnh liên quan
đến ô nhiễm môi trường nước trước khi có dự án (%)
- n: Tỷ lệ số người tạo ra thu nhập phải đi khám chữa bệnh liên quan
đến ô nhiễm môi trường nước sau khi có dự án (%)
Bảng 3.9: Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập khi hệ thống thoát nước và xử
lý nước thải đi vào hoạt động
73
STT Yếu tố Đơn vị
Năm
2012 2013 ………….. 2034 2035 2036
1
Số dân trong khu
vực
thực hiện dự án Người 55,000 55,605 ………….. 69,205 69,966 70,736
2
Tỷ lệ dân số ở độ
tuổi lao động
có thể tạo ra thu
nhập % 70% 65% ………….. 65% 65% 65%
3
Tỷ lệ số người tạo
ra thu nhập phải đi
khám chữa bệnh
liên quan đến ô
nhiễm môi trường
nước trước khi có
dự án % 22% 22% ………….. 22% 22% 22%
74
4
Tỷ lệ số người tạo
ra thu nhập phải đi
khám chữa bệnh
liên quan đến ô
nhiễm môi trường
nước sau khi có dự
án % 2% 2% ………….. 2% 2% 2%
5
Mức thu nhập trung
bình
một người có thể
tạo ra
1000
VND/
người/
năm 1056 1066.56 ………….. 1301.406 1314.42 1327.564
6
Lợi ích có được
nhờ
hạn chế việc mất
thu nhập
1000
VND/
người/
năm 8,131,200 7,709,789 ………….. 11,708,294 11,955,412 12,207,854
Nguồn: Sinh viên tự tính toán và tổng hợp
75
- Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải (B1)
+ Doanh thu từ việc thu phí thoát nước thải trung bình năm (Bc)
+ Doanh thu từ việc hút bùn bể tự hoại trong 1 năm (Bd)
B1 = Bc + Bd
Có: Doanh thu từ việc thu phí thoát nước thải trung bình năm (Bc)
Bc = N * Pn
Trong đó:
- N: Lượng nước ghi hóa đơn hàng năm (m3)
- Pn : Phí thoát nước trung bình/ năm (1000VND)
Có: Doanh thu từ việc thu phí thoát nước thải trung bình năm (Bd)
Bc = M * Px
Trong đó:
- M: Số hộ gia đình được hưởng lợi từ dự án (Hộ)
- Px : Chi phí trung bình một hộ gia đình phải trả cho việc hút bùn bể
tự hoại/ năm (1000VND)
Bảng 3.10: Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải
76
Lợi ích do thu phí thoát nước
và xử lý nước thải
Yếu tố
Năm
2012 2013 ……… ………. 2035 2036
Lượng nước ghi
hóa đơn hàng năm (m3) 985,500 985,500 ……… ………. 985,500 985,500
Số hộ gia đình được
hưởng lợi từ dự án (hộ) 13,750 13,901 ……… ………. 17,492 17,684
Phí thoát nước
trung bình (1000 VND) 3.4 3.6 ……… ………. 8 8.2
Chi phí trung bình một hộ gia đình
phải trả cho việc hút bùn bể tự hoại/ năm
(1000VND) 200 210 ……… ………. 585.0521 614.3048
Doanh thu từ việc thu phí
thoát nước thải/ năm (1000VND) 3350700 3547800 ……… ………. 7884000 8081100
Doanh thu từ việc hút bùn
bể tự hoại/ năm (1000VND) 2750000 2919210 ……… ………. 10233731.33 10863366.08
Tổng lợi ích do thu phí và
xử lý nước thải 6,100,700.00 6,467,010.00 ……… ………. 18,117,731.33 18,944,466.08
Nguồn: Sinh viên tự tính toán và tổng hợp
77
3.1.4 Tính toán các chỉ tiêu
Bảng 3.11: Bảng tính toán các chi tiêu kinh tế
78
Stt Lợi ích- Chi phí
Năm
2009 2010 2011 2012
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3
I Lợi ích
1
Doanh thu từ việc thu phí và
Xử lý nước thải
0 0 0 6,100,700.00
2
Lợi ích do giảm chi phí
chữa bệnh và do hạn chế
việc mất thu nhập
0 0 0 18,585,600.00
3
Tổng lợi ích
hàng năm
0 0 0 24,686,300
II Chi phí
1
Vốn đầu tư
ban đầu
70,192,167 70,192,167 70,192,167 0
2
Chi phí vận hành và
bảo dưỡng hàng năm
0 0 0 3,220,948.1
3
Tổng chi phí
hàng năm
70,192,167 70,192,166.67 70,192,166.67 3,220,948.10
79
III
Lợi ích kinh tế
ròng
-70,192,167 (70,192,166.67) (70,192,166.67) 21,465,351.90
IV
Các chỉ số phân tích
kinh tế
1 Hệ số chiết khấu ( r ) 10% 1 0.909090909 0.826446281 0.751314801
2
Lợi ích hiện tại
hàng năm (Bt) 238827030.4
0 0 0 18547182.57
3
Chi phí hiện tại
hàng năm (Ct) 215,854,092
70,192,167 63811060.61 58010055.1 2419945.98
4
Lợi ích kinh tế ròng
đã chiết khấu
-70,192,167 -63811060.61 -58010055.1 16127236.59
5 NPV 22,972,938
6 B/C 1.106428086
7 IRR 11.2%
80
Stt Lợi ích- Chi phí
Năm
………………… 2033 2034 2035 2036
………………… Năm 24 Năm 25 Năm 26 Năm 27
I Lợi ích …………………
1
Doanh thu từ việc thu phí
và xử lý nước thải ………………… 16,570,976.02 17,326,887.44 18,117,731.33 18,944,466.08
2
Lợi ích do giảm chi phí
chữa bệnh và do hạn chế
việc mất thu nhập ………………… 27,342,566.00 27,919,778.69 28,509,060.01 29,111,035.80
3
Tổng lợi ích
hàng năm ………………… 43,913,542 45,246,666 46,626,791 48,055,502
II Chi phí …………………
1
Vốn đầu tư
ban đầu ………………… 0 0 0 0
2
Chi phí vận hành và
bảo dưỡng hàng năm ………………… 2,898,976.6 2,928,897.8 2,959,417.4 2,990,547.2
3
Tổng chi phí
hàng năm ………………… 2,898,976.60 2,928,897.80 2,959,417.40 2,990,547.20
III Lợi ích kinh tế ròng ………………… 41,014,565.42 42,317,768.33 43,667,373.95 45,064,954.69
81
IV
Các chỉ số phân tích
kinh tế …………………
1 Hệ số chiết khấu ( r ) ………………… 0.101525598 0.092295998 0.083905453 0.076277684
2
Lợi ích hiện tại
hàng năm (Bt) ………………… 4458348.614 4176086.215 3912242.045 3665562.409
3
Chi phí hiện tại
hàng năm (Ct) ………………… 294320.3329 270325.546 248311.2572 228112.0156
4
Lợi ích kinh tế ròng
đã chiết khấu ………………… 4164028.281 3905760.669 3663930.787 3437450.393
Nguồn: Sinh viên tự tính toán và tổng hợp
82
3.1.5 Phân tích độ nhạy
Để tính toán chúng ta đã ngầm giả định rằng mỗi lợi ích và chi phí có thể
được ước lượng với sự chắc chắn và do đó chúng ta có một giá trị đơn nhất về
lợi ích xã hội ròng cho mỗi phương án. Nhưng các lợi ích và chi phí thực tế có
thể trở nên khác với những kết quả ước lượng này, có thể thấy là lợi ích xã hội
ròng của một phương án sẽ luôn thay đổi khi dữ liệu của nó thay đổi. Sau đây ta
sẽ tiến hành phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu r và sự thay
đổi của chi phí đầu tư ban đầu khi tỷ lệ chiết khấu r không đổi, để xem liệu dự án
có thể được chấp nhận hay không chấp nhận về mặt kinh tế hay không?
a) Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu r
- Trường hợp 1: Khi r = 8%
Ta có:
NPV = 61,549,341 (1000 VND)
B/C = 1.274347421
IRR = 10.7%
- Trường hợp 2: Khi r = 10%
Ta có:
NPV = 13,212,453 (1000 VND)
B/C = 1.061210113
IRR = 10.7%
- Trường hợp 3: Khi r = 12%
NPV = -21,726,622 (1000 VND)
B/C = 0.895921442
IRR = 10.7%
83
Hình 3.1: Biểu đồ phân tích độ nhạy với sự thay đổi của r
61,549,341
1.274347421
10.7%
13,212,453
1.061210113
10.7%
-21,726,622
0.895921442 10.7%
-30,000,000
-20,000,000
-10,000,000
0
10,000,000
20,000,000
30,000,000
40,000,000
50,000,000
60,000,000
70,000,000
r = 8% r = 10% r = 12%
Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của r
NPV
B/C
IRR
Nhận xét:
Qua biểu đồ ta có thể thấy được sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu xã hội có
ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của các chỉ tiêu kinh tế, đặc biệt là đối với chỉ số
NPV: đối với r = 8% thì giá trị hiện tại ròng mà dự án mang lại cho xã hội là lớn
nhất; khi tăng tỷ lệ chiết khấu r = 12% thì dự án thực sự không đạt hiệu quả, với
giá trị hiện tại ròng của dự án đạt giá trị âm. Với hệ số IRR = 10.7% > r = 10% :
tuy không cao nhưng dự án vẫn được coi là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc
biệt là dự án bên cạnh những lợi ích về kinh tế còn đem lại rất nhiều những lợi
ích không thể lượng hóa được cho cộng đồng và cho xã hội.
b) Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của chi phí đầu tư ban đầu
- Trường hợp 1: Khi chi phí đầu tư ban đầu giảm 10%
NPV = 32,413,782 (1000 VND)
B/C = 1.164827491
IRR = 11.8%
- Trường hợp 2: Khi chi phí đầu tư ban đầu không đổi
84
NPV = 13,212,453 (1000 VND)
B/C = 1.061210113
IRR = 10.7%
- Trường hợp 3: Khi chi phí đầu tư ban đầu tăng 10%
NPV = -5,988,875 (1000 VND)
B/C = 0.974521435
IRR = 9.7%
Hình 3.2: Biểu đồ phân tích độ nhạy với sự thay đổi của chi phí đầu tư
ban đầu
32,413,782
1.164827491
11.8%
13,212,453
1.061210113
10.7%
-5,988,875
0.974521435
9.7%
-10,000,000
-5,000,000
0
5,000,000
10,000,000
15,000,000
20,000,000
25,000,000
30,000,000
35,000,000
Giảm 10% Không đổi Tăng 10%
Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của chi phí đầu tư
ban đầu
NPV
B/C
IRR
Nhận xét:
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy là sự thay đổi mức chi phí đầu tư ban đầu
của dự án có tác động đến kết quả của các chỉ tiêu kinh tế nhưng không lớn so
với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu r. Các chỉ tiêu kinh tế có sự biến động nhưng
85
không nhiều, độ nhạy đều giảm thấp. Trong trường hợp chi phí đầu tư ban đầu
tăng 10% thì dự án thực sự không đạt hiệu quả, còn khi chi phí đầu tư ban đầu
giảm 10% thì dự án không những đạt hiệu quả mà còn tăng tính hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư.
3.1.6 Kết luận
Như vậy, có thể thấy “Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử
lý nước thải thị xã Hà Giang” có mang tính khả thi, bên cạnh việc đảm bảo sự
phát triển đồng đều của hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển
của tỉnh Hà Giang nói chung và thị xã Hà Giang nói riêng, nó còn góp phần nâng
cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người dân nơi đây, bảo vệ môi
trường
3.2 Đề xuất các kiến nghị và giải pháp
3.2.1 Các kiến nghị
Dự án được thực hiện trong khuôn khổ của kế hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội, vì vậy khi nghiên cứu và triển khai các dự án khác về cơ sở hạ
tầng như cấp nước, cấp điện, thông tin, bưu chính, giao thông vận tải, vệ sinh
môi trường và dịch vụ công cộng … nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ.
Nguyên tắc chung là các công trình cơ sở hạ tầng phải đảm bảo không gây ảnh
hưởng bất lợi cho tiêu thoát nước, xử lý nước thải và kết hợp các nguồn vốn đầu
tư để tiết kiệm đất đai, kinh phí xây dựng. Phải coi tiến độ thực hiện dự án thoát
nước là một trong những cơ sở chính yếu để lập tiến độ cho các dự án khác về cơ
sở hạ tầng đô thị. Việc xác định những nội dung phối hợp đầu tư giữa dự án
thoát nước với các công trình cơ sở hạ tầng khác cần phải được nghiên cứu cụ
thể trong giai đoạn thực hiện dự án.
86
Kiến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng cơ chế đền bù đất và
tái định cư của dự án phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của thị xã, tuân thủ
luật pháp, chính sách nhà nước, đồng thời có xét đến hoàn cảnh thực tế của từng
đối tượng nhân dân đang sinh sống ở khu vực có công trình thoát nước. Cần phối
hợp lợi ích thoát nước với các lợi ích thu được từ gia tăng giá trị đất đai, từ các
hoạt động dịch vụ, giải trí, kinh doanh thương mại để huy động được nhiều
nguồn vốn đầu tư, tạo nên cơ sở hạ tầng đồng bộ về giao thông - đô thị trong khu
vực thực hiện dự án.
Do nhu cầu về vốn thực hiện dự án lớn, kính đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ và
tạo điều kiện cho chủ đầu tư dự án tiến hành thủ tục cần thiết để sử dụng nguồn
vốn ODA ưu đãi. Đối với phần vốn đối ứng phía Việt Nam, kính đề nghị UBND
tỉnh cân đối và bố trí vốn ngân sách hàng năm cho việc thực dự án.
Để đảm bảo đúng tiến độ của Dự án, kiến nghị UBND Tỉnh Hà Giang chỉ
đạo các sở ban ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư trong quá trình
thực hiện dự án.
3.2.2 Đề xuất các giải pháp
- Phân công trách nhiệm cụ thể và rõ ràng giữa các ban ngành, các cấp chính
quyền cũng như các ban ngành chức năng đối với việc quản lý hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải, nhằm tránh các hoạt động chồng chéo giữa các ban
ngành.
- Xây dựng và ban hành các quy chế về việc thu phí thoát nước và xử lý nước
thải; các tiêu chuẩn về kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng cho quá trình hoạt động và
vận hành của hệ thống để tránh các sai phạm trong khi hệ thống đi vào vận hành.
87
- Cải cách và nâng cao công tác quản lý của Công ty Dịch vụ công cộng và Môi
trường Hà Giang đảm bảo cho hệ thống hoạt động một cách có hiệu quả.
- Thực hiện từng bước việc xã hội hóa ngành nước nhằm mục đích thu hút mọi
thành phần, tầng lớp trong xã hội cùng tham gia, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động, cũng như công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thị
xã.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động và quản lý hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quá
trình vận hành hệ thống.
- Tăng cường công tác quản lý, vận động tuyên truyền để thu hút sự tham gia
cũng như ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của mọi tầng lớp dân cư trong khu
vực: dựa vào các cơ quan đoàn thể như Hội Phụ nữ... để thực hiện nhiệm vụ
tuyên truyền và vận động cộng đồng dân cư; lồng ghép các chương trình giáo
dục ý thức về bảo vệ môi trường trong trường học; tăng cường công tác tuyên
truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng...
88
KẾT LUẬN
Dự án Thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang, Tỉnh Hà Giang
được xây dựng sẽ đáp ứng được nguyện vọng của người dân về một môi trường
sống trong sạch: giải quyết cơ bản và triệt để vấn đề ngập úng, lụt lội khi mưa to
gây ra, góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị, thu hút các khách du lịch, các nhà
đầu tư đến với Thị xã Hà Giang; đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu của người dân
về cung cấp một dịch vụ thoát nước, vệ sinh môi trường. Đây là một dự án đầu
tư môi trường vì thế nó không những góp phần mang đến môi trường trong lành
cho không chỉ vùng thị xã Hà Giang, cho các vùng phụ cận mà còn đảm bảo sự
phát triển đồng đều của hệ thống cơ sở hạ tầng, giúp thúc đẩy và phát triển bền
vững nền kinh tế của thị xã Hà Giang nói riêng và cho cả toàn tỉnh Hà Giang nói
chung.
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam, Báo cáo Đánh giá
tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang.
2. Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam, Báo cáo Điều tra xã
hội học Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị
xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang.
3. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao
năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội- Hà Nội 2000.
4. Nguyễn Thế Chinh, Bài giảng Phân tích chi phí- lợi ích.
5. Phạm Ngọc Hồ- Hoàng Xuân Cơ, Đánh giá tác động môi trường (in lần
thứ 3), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 2004.
6. Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang đến năm
2020.
7. Niên giám thống kê năm 2007- Nhà xuất bản Thống kê.
8. Nguyễn Bạch Nguyệt (chủ biên), Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư,
Nxb Thống Kê, Hà Nội, 2000.
9. Trần Võ Hùng Sơn (chủ biên), Nhập môn phân tích chi phí - lợi ích, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2001.
Các trang web:
1. www.baocongthuong.com.vn
2. www.baohagiang.vn
3. www.hagiang.gov.vn
4. www.hiendaihoa.com.vn
5. www.iucn.org.vn
90
6. www.monre.gov.vn
7. www.laodong.com.vn
8. www.tinmoi.vn
9. www.tuoitreonline.com.vn
10. www.vnxanh.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_moi_truong_25__9614.pdf