Quản lý thức ăn là khâu quan trọng và có tính quyết định thành công của vụ nuôi, chi phí
thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư, thường chiếm 45 - 50% (Chanratchakool,
1995), chi phí trung bình tại các hộ nuôi tôm sú dao động từ 155±77,5 triệu đồng/ha,
chiếm 60%. Hiện nay giá thức ăn tăng cao là vấn đề mà người nuôi quan tâm nhất, để
giảm chi phí thức ăn cần quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn
chặt chẻ hơn.
Chi phí thức ăn cho tôm thẻ chân trắng trung bình dao động 116±102 triệu đồng/ha,
chiếm 51% tổng chi phí. Chi phí thức ăn là yếu tố chính để người nuôi so sánh khả năng
linh hoạt trong luân chuyển đồng vốn, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều hộ nuôi.
60 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5785 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế - Kỹ thuật giữa nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Long Phú - Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát
triển nuôi theo mô hình thâm canh và phải nằm trong vùng quy hoạch của địa phuơng, hệ
thống cấp và thoát nước trong cơ sở nuôi phải được bố trí riêng để tránh ô nhiễm,…Tại
Sóc Trăng, mặc dù ngành Nông nghiệp quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng
2.400 ha, tập trung ở khu vực ven biển huyện Vĩnh Châu, nhưng hiện nay tôm thẻ chân
trắng đã xuất hiện trong khu vực nuôi tôm sú công nghiệp của huyện Long Phú. Tình
hình nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển một cách tự phát ở nhiều nơi đang làm cho những
người nuôi tôm sú lân cận lo lắng, bởi hiện nay hệ thống thủy lợi được dùng chung cho
30
cả hai đối tượng (Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2009). Trong khi tôm thẻ chân trắng
vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc kiểm tra chất luợng con giống khó khăn và chưa được chặt
chẽ, cảnh báo về dịch bệnh trên diện rộng có thể xảy ra.
Để đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thì rất cần có sự đánh giá những
thuận lợi và khó khăn của việc nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Vì vậy đề tài được
thực hiện sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích để người nuôi nâng cao trách nhiệm, hiệu
quả sản xuất cũng như cung cấp nguồn thông tin mới phù hợp và khách quan về tình hình
phát triển hai loài tôm nói trên cho các ngành chức năng liên quan của tỉnh tham khảo và
có những định hướng phát triển bền vững với từng đối tượng nuôi tại huyện Long Phú
nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung.
31
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: 4 tháng, từ tháng 03/2010 đến 06/2010.
Địa điểm: huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
TX. Soc Trang
TT. My Xuyen
TT. Ke Sach
TT. Nga Nam
Long Phu
An Thanh 1
TT. Long Phu
Dai An 2
Tham Don
Thanh Thoi An
An Thanh 2
Trung BinhVien An
An Thanh 3
Thanh Phu
Hoa Tu 1 Ngoc Dong
Gia Hoa 1Thanh Quoi
Gia Hoa 2
Ngoc To
Khanh Hoa
Hoa Tu 2 Vinh Hiep
Hoa Dong
Lieu Tu
Lich Hoi Thuong
TT. Phu Loc
Lac Hoa
Vinh Tan
Vinh Hai
Vinh Chau
Vinh Phuoc
Lai Hoa
Địa điểm khảo sát:
Địa điểm 1: ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng
Địa điểm 2: ấp Tổng Cáng và Giồng Chát, xã Liêu Tú.
Đối tượng nghiên cứu:
Mô hình nuôi tôm sú thâm canh
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.
3.2 Vật liệu
Bảng câu hỏi được soạn sẵn trình bày ở phụ lục A.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thu nhập thông tin thứ cấp
Số liệu thu được từ các báo cáo hàng năm của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng và các thông tin cập nhật từ mạng internet,
tạp chí, báo cáo khoa học
1
2
32
Nội dung của thông tin thứ cấp bao gồm:
- Diện tích và sản lượng tôm nuôi và giá trị xuất khẩu (USD) tại huyện Long Phú.
- Những định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản đến 2020 của tỉnh Sóc Trăng, trong đó
tôm sú, tôm thẻ chân trắng được coi là đối tượng chủ lực. Tình hình phát triển nuôi tôm
thẻ chân trắng hiện nay tại địa phương và ý kiến của người trực tiếp nuôi tôm thẻ chân
trắng.
3.3.2 Thu nhập thông tin sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp người nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại huyện Long phú. Dựa
trên bảng câu hỏi được soạn sẵn (phụ lục) về: trình độ chuyên môn của người sản xuất,
thông tin chung hoạt động nuôi của hộ đuợc phỏng vấn, đối tuợng được thả nuôi, mật độ,
cách quản lý, lợi nhuận từ đối tuợng thả nuôi, ý kiến của chủ hộ về thuận lợi và khó khăn
của việc nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng,… Mẫu điều tra đuợc chọn hoàn toàn ngẫu
nhiên với 30 phiếu/đối tượng, số mẫu thu phải có tính địa diện và địa điểm được chọn
thuộc hai xã: Lịch Hội Thượng và Liêu Tú.
Nội dung của thông tin sơ cấp bao gồm:
Thông tin về nông hộ: họ tên, tuổi, trình độ chuyên môn, số năm tham gia nuôi tôm, giới
tính,…
Thông tin về kỷ thuật
- Thiết kế công trình: ao nuôi, ao lắng
- Tổng diện tích mặt nước nuôi tôm (ha)
- Đối tượng tôm được chọn nuôi
- Phương pháp cải tạo
- Con giống: thời điểm thả giống, nguồn gốc, kích cỡ, mật độ,…
- Phương pháp cải tạo: hình thức cải tạo, thuốc hay hóa chất được sử dụng.
- Quá trình quản lý chăm sóc ao nuôi: quản lý thức ăn, dịch bệnh, các loại bệnh phổ biến,
các loại thuốc - hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi, khó khăn thường gặp khi nuôi
tôm,….
- Thu hoạch: thời gian nuôi, phương pháp thu hoạch, năng suất, kích cỡ tôm thu hoạch,…
Thông tin về kinh tế
- Chi phí xây dựng công trình và lắp đặt các trang thiết bị phục vụ việc nuôi tôm.
- Chi phí cải tạo: sên vét, bón vôi,…
- Chi phí con giống
- Chi phí thức ăn, thuốc - hóa chất sử dụng
- Chi phí lao động, các chi phí khí,…
- Tổng thu nhập từ nuôi tôm: giá tôm/kg, lợi nhuận/vụ nuôi, lợi nhuận/ha, và thống kê
được số hộ nuôi tôm có lời, hòa vốn và bị thua lỗ
33
- Thông tin về nguồn vốn của nông hộ: tự có, vay ngân hàng,…
- Thông tin về biến động giá tôm, đánh giá hiệu quả kinh tế, tình hình nuôi thực tế của hai
mô hình nói trên.
Số phiếu điều tra
Dựa trên tình hình nuôi tôm thực tế của các nông hộ tại huyện Long Phú cho kết quả là:
- Mô hình nuôi tôm sú thâm canh phỏng vấn được 30 hộ
- Mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh phỏng vấn được 26 hộ.
3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu được kiểm tra, tổng hợp,và thực hiện các phép tính đơn giản bằng
Excel 2003 như: giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, và các
hàm đếm thỏa điều kiện.
Một số các chỉ tiêu so sánh thống kê Kinh tế - Kỹ thuật giữa hai mô hình nuôi được xử lý
bằng chương trình SPSS 11.5 như:
Các chỉ tiêu kỷ thuật
- Mật độ nuôi
- FCR (hệ số thức ăn)
- Năng suất
- Kích cỡ giống và tôm thu hoạch
- Thời gian nuôi
- Tỷ lệ sống
Các chỉ tiêu kinh tế
- Chi phí sản xuất
- Doanh thu
- Lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận
Phân tích chi phí sản xuất của nông hộ
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí đầu tư về vật chất và lao động mà nông hộ sản xuất
ra khối lượng sản phẩm tôm trong vụ nuôi. Được viết dưới dạng công thức tổng quát:
TC =
n
i
n
i
PiQiXi
11
* (2.1)
Trong đó:
Xi: chi phí của khoản mục đầu tư vào i
Qi: số lượng đơn vị đầu vào i
Pi: giá của một đơn vị đầu vào i
34
Phân tích tổng thu nhập của nông hộ
Tổng thu nhập (TR) của nông hộ được tính là tổng thu nhập từ việc nuôi tôm được tính:
TR =
n
j
PjQj
1
* (2.2)
Trong đó:
j : là sản phẩm j
Qj: sản lượng của sản phẩm j
Pj: đơn giá bán của sản phẩm j
Phân tích lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của nông hộ
Lợi nhuận (PR) là phần còn lại sau khi lấy tổng thu nhập (TR) trừ đi tổng chi phí (TC).
Lợi nhuận là sự biểu hiện của mối quan hệ nghịch chiều giữa thu nhập và chi phí trong
hoạt động nuôi tôm của nông hộ trên một vụ nuôi. Lợi nhuận được tính:
PR = TR - TC (2.3)
Hiệu quả cuối cùng về kỹ thuật - kinh tế của việc trên đơn vị sản xuất cần được xem xét,
đánh giá theo từng vụ một số chỉ tiêu cơ bản thể hiện hiệu quả như sau:
So sánh năng suất thu hoạch của tôm sú và tôm thẻ chân trắng sau một vụ nuôi. Từ năng
suất tính được trung bình số con tôm/kg hay kích cỡ trung bình (g/con) của từng đối
tượng nuôi; tỷ lệ sống; sinh khối gia tăng trong một vụ nuôi để đánh giá tốc độ tăng
trưởng của tôm sú và tôm thẻ chân trắng, đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nuôi tôm
thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh tại huyện Long Phú hiện nay, dựa vào các chỉ tiêu
sau:
- Thông tin chung
- Thông tin về thiết kế và xây dựng công trình
- Thông tin về con giống
- Thông tin về thức ăn và phương pháp cho ăn
- Thông tin chăm sóc và quản lý
- Thông tin về thu hoạch
So sánh hiệu quả kinh tế từ hai đối tượng trên mang lại dựa vào năng suất thu hoạch cho
ra tổng thu nhập. Dựa vào phương pháp tính lợi nhuận của từng đối tượng mang lại trên
một đơn vị diện tích sản xuất và thời gian sản xuất, so sánh hiệu quả kinh tế sau một vụ
nuôi dựa vào:
- Phân tích lợi nhuận
- Phân tích chi phí
35
- Phân tích tỷ suất lợi nhuận
Phân tích và hoạch toán tài chính đồng/ha nuôi tôm ở Long Phú (hoạch toán trên
từng đối tượng sản xuất)
Nhằm phân tích chi tiết đối với một đối tượng sản xuất cụ thể, đáp ứng mục tiêu không
ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất đối với đối tượng này. Việc phân tích và hoạch toán tài
chính được thực hiện để xem xét các vấn đề sau: lời hay lỗ, mở rộng hay thu hẹp qui mô
sản xuất
36
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khảo sát thực trạng nuôi tôm tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Nghề nuôi tôm sú tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng phát triển nhanh chóng, năm 2000
huyện Long Phú có diện tích nuôi là 2.579 ha với sản lượng 7.766 tấn, góp phần vào kim
ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 160,284 nghìn USD tăng lên 3.800 ha với sản lượng là
10.712 tấn, GDP chung toàn tỉnh tăng lên 356.011 nghìn USD trong năm 2007. Tuy
nhiên nghề nuôi tôm sú trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất thường, dịch
bệnh xảy ra nhiều và phức tạp dẫn đến năng suất thu hoạch bị giảm, giá tôm không ổn
định làm cho nhiều hộ nuôi bị lỗ vốn. Diện tích nuôi tôm năm 2008 là 3.894 ha với sản
lượng là 10.932 tấn và GDP toàn tỉnh giảm xuống 334.169 nghìn USD, chỉ số tăng
trưởng chỉ đạt 93,9% so với năm 2007 (CCNTTS tỉnh Sóc Trăng, 2009). Sang năm 2009
tình hình nuôi tôm có nhiều khả quan hơn, đặc biệt là về cuối năm giá tôm tăng, tổng
diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 5.958 ha, trong đó nuôi tôm sú là 4.639 ha, nuôi công
nghiệp 3.523 ha, tình hình nuôi tôm sú có nhiều thuận lợi, có đến 90% số hộ nuôi có lời
(Kinh tế nông thôn, 2010).
Năm 2008, tỉnh Sóc trăng bắt đầu quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Vĩnh Châu
với diện tích là 2.500 ha. Tuy nhiên việc nuôi tôm thẻ chân trắng cũng được nuôi tại
huyện Long Phú, do đây là mô hình nuôi thí điểm nên diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
trên toàn tỉnh Sóc Trăng nhỏ 145 ha với tổng sản lượng đạt 1.040 tấn. Kết thúc vụ nuôi
thủy sản năm 2009, chỉ có 108 ha tôm thẻ chân trắng được nông dân Sóc Trăng thả nuôi
bằng 30% kế hoạch và giảm 25% so với năm 2008. Trong số này có tới 25% diện tích
tôm bị chết và năng suất trung bình là 6,4 tấn/ha, nhưng hầu như người nuôi tôm thẻ chân
trắng chỉ hòa vốn và thậm chí nhiều hộ bị lỗ vốn. Mặc dù có quy hoạch vùng nuôi cụ thể
nhưng ngành thủy sản Sóc Trăng vẫn có khuyến cáo nông dân không nên thả nuôi tôm
thẻ chân trắng tiếp tục vì: hệ thống thủy lợi phát triển chưa đáp ứng kịp, cùng với nhu cầu
con giống lớn việc kiểm tra còn khó khăn, đặc biệt với những con giống xuất xứ không rõ
ràng, dịch bệnh dễ lây lan (đặc biệt là bệnh Taura) cho các loài giáp xác khác, thị trường
tiêu thụ hẹp (Kinh tế nông thôn, 2009).
Nghề nuôi tôm nước lợ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng,
trong đó tập trung xây dựng các vùng nuôi tôm trọng điểm tại huyện Long Phú, Vĩnh Châu,
Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung được trình bày cụ thể tại Bảng 4.1.
37
Bảng 4.1: Định hướng phát triển nuôi tôm năm 2010 - 2020 của tỉnh Sóc Trăng
Định hướng Chỉ tiêu Tôm sú Tôm thẻ
Năm 2010
Diện tích (ha) 53.700 500
Sản lượng (tấn) 69.800 3.500
Giá trị xuất khẩu (nghìn USD) 223.4 8.400
Năm 2020
Diện tích (ha) 52.400 2000
Sản lượng (tấn) 78.600 20.000
Giá trị xuất khẩu (nghìn USD) 283 56.000
(Nguồn: Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 04/2009)
Định hướng trên sẽ giúp cho ngành thủy sản phát triển không ngừng, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và hướng tới nuôi tôm bền vững.
4.2 Phân tích các khía cạnh kỹ thuật giữa nuôi tôm sú và thẻ chân trắng thâm canh
4.2.1 Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
Tôm sú nuôi bắt đầu từ năm 1998 lúc đầu việc nuôi còn nhỏ lẻ mãi đến năm 2002 việc
nuôi tôm mới phát triển mạnh (Trần Văn Việt, 2006). Điều này chứng tỏ kinh nghiệm
nuôi khá lâu và trên dưới 10 năm, nên người nuôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có
khả năng quản lý và tiếp nhận các kỹ thuật mới tốt. Nhóm kinh nghiệm cao nhất là 6 - 8
năm (30%) và nhóm thấp nhất là 2 năm (6,67%). Trong đó, đa số hộ dựa vào kinh
nghiệm tích lũy qua nhiều năm (46,7%), tham gia các lớp tập huấn (50%), trình độ trung
cấp (3,33%) và trình độ đại học là 0%.
-
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Ph
ần
tr
ăm
(
%
)
2 2-4 4-6 6-8 8-10 10
năm
Tôm sú Tôm thẻ
Hình 4.1: Kinh nghiệm nuôi tôm sú và tôm
thẻ chân trắng
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Ph
ần
n
ăm
(
%
)
Tập
huấn
Kinh
nghiệm
Trung
cấp
Đại học
Tôm sú Tôm thẻ
Hình 4.2: Trình độ chuyên môn nuôi tôm
sú và tôm thẻ chân trắng
38
Tôm thẻ chân trắng bắt đầu nuôi từ năm 2008 nên số năm kinh nghiệm nuôi tôm thấp (2
năm), chủ yếu kỹ thuật quản lý – chăm sóc được vận dụng từ quá trình nuôi tôm sú. Nhìn
chung trình độ chuyên môn của những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bao gồm kinh nghiệm
nuôi tích lũy (38,5%), tập huấn (46,2%) và số hộ có trình độ chuyên môn tăng đáng kể
(15,4%).
4.2.2 Thời điểm và cơ cấu mùa vụ
Thời điểm thả giống tôm sú thích hơp từ 1 - 4 dương lịch (mùa khô), người dân chỉ nên
nuôi 1 vụ/năm và tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Võ Văn Bé (2007) và Trần Văn
Việt (2006) vẫn có những hộ nuôi nghịch vụ (vụ 2) chiếm tỷ lệ là 21,2%. Thời gian thả
giống vụ 2 từ tháng 6 - 8 dương lịch. Hiệu quả nuôi trong vụ 2 không cao do thời tiết bất
lợi, con giống không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng xấu đến vụ nuôi. Vì vậy lợi nhuận
thu được ở vụ 2 thấp, 43% hộ nuôi tôm bị lỗ vốn, tương đương kết quả khảo sát của Mai
Đắc Nhân Tâm (2009) là 45%.
-
10
20
30
40
50
60
70
P
hầ
n
tr
ăm
(
%
)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
tháng
Tôm sú Tôm thẻ
Hình 4.3: Thời điểm thả giống của tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Thời điểm thả giống của tôm thẻ chân trắng (Hình 4.3) cho thấy thời điểm thả giống kéo
dài hơn so với tôm sú (tháng 1 - 3 và 6 - 8). Tận dụng đặc tính rộng muối của tôm thẻ,
nên tôm được thả nuôi quanh năm (2 - 3 vụ/năm). Tuy nhiên, những hộ nuôi thả giống từ
tháng 6 trở về sau gặp khó khăn trong việc cải tạo ao, quản lý môi trường nước nuôi, khả
năng gặp rủi ro sẽ tăng so với thời điểm từ tháng 1 - 5 dương lịch. Tỷ lệ số hộ nuôi tôm
thẻ thua lỗ tương đối cao (42,3%).
39
4.2.3 Diện tích nuôi
Kết quả điều tra tại các hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng có kết cấu công trình nuôi
thể hiện qua Bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2: Thông tin về công trình ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ chân trắng
Tổng diện tích (ha) 2,96±8,83 0,71±0,40
Diện tích mặt nước (ha) 2,00±2,77 0,61±0,31
Diện tích ao lắng (ha) 0,46±0,38 0,15±0,09
Mực nước (m) 1,2-1,6 1,2-1,6
Tỷ lệ diện tích ao lắng/ ao nuôi (%) 23±6 22,0±5,25
Diện tích ao nuôi tôm sú trung bình dao động 2,0±2,77 ha, đa số ao nuôi có diện tích nuôi
nhỏ hoặc bằng 1 ha (46,7%). Phần lớn các hộ nuôi tôm có sử dụng ao lắng (80%), có
20% hộ nuôi tôm không có ao lắng và so với nghiên cứu của Võ Văn Bé năm 2007 (7,5%
không có ao lắng) tăng đáng kể. Tỷ lệ diện tích ao lắng/ao nuôi trung bình khoảng
23±0,06%, lớn nhất là 33% và nhỏ nhất là 11%.
Diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng dao động trung bình 0,61±0,31 ha, diện tích nuôi
tôm lớn nhất là 1,5 ha và thấp nhất là 0,25 ha. Ao có diện tích mặt nước nhỏ hơn 0,5 ha
(42,3%). Diện tích các ao lắng dao động từ 0,15±0,09 ha, tỷ lệ ao lắng/ao nuôi là
22,0±5,25% và đa số hộ nuôi có sử dụng ao lắng (69,3%). Như vậy diện tích ao nuôi, ao
lắng ở các hộ tôm thẻ chân trắng nhỏ hơn so với hộ nuôi tôm sú và nhỏ hơn quy định về
xây dựng công trình nuôi tôm phải có diện tích ao lắng từ 25 - 30% (Chanratchakool,
1995)
4.2.4 Phương pháp và thời gian cải tạo
Thời gian cải tạo ao nuôi tôm sú trung bình dao động từ 41,5±16,6 ngày, thời gian cải tạo
cao nhất là 75 ngày (63,3%) và thấp nhất là 30 ngày (10%). Phương pháp cải tạo khô
được thực hiện ở tất cả hộ nuôi, do nuôi ít vụ/năm nên thời gian phơi ao kéo dài, các chất
độc hại và mầm bệnh của vụ nuôi trước trong ao được xử lý triệt để. Vì vậy khâu cải tạo
trong nuôi tôm sú thâm canh có ý nghĩa rất lớn về mặt kỹ thuật và kinh tế cho hộ nuôi,
đảm bảo các yếu tố môi trường thuận lợi cho tôm phát triển tốt, tăng tỷ lệ sống, tăng năng
suất.
40
0
10
20
30
40
50
60
70
%
5-10 10-15 15-20 20 -30 30-45 45-60 60-75 Ngày
Tôm sú Tôm thẻ
Hình 4.4: Số lượng ngày cải tạo của ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Kết quả điều tra cho thấy ao nuôi tôm thẻ chân trắng thời gian cải tạo (Hình 4.4) trung
bình khoảng 11,4±5,64 ngày, tối đa là 30 ngày/vụ (3,84%) và tối thiểu là 5 ngày/vụ
(11,5%). Vì vậy phần lớn hộ nuôi sử dụng phương pháp cải tạo ướt để nhanh chóng thả
giống cho vụ nuôi sau. Việc cải tạo ao tại các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng chưa nghiêm
ngặt như thời gian phơi ao ngắn, sên vét bùn đáy không triệt để, là điều kiện cho chất độc,
sinh vật có hại tích tụ lại trong ao. Tuy nhiên đây là đối tượng nuôi mới nên chưa phát
hiện có dịch bệnh bộc phát trong thời gian qua, song tôm thẻ chân trắng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây ảnh hưởng đến vụ nuôi, để hạn chế tác hại này người nuôi cần cải tạo ao
đúng quy trình kỹ thuật. Do đó việc quy hoạch và quản lý chặt chẻ vùng nuôi tôm thẻ
chân trắng hiện nay là rất cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế - xã hội cho hội nuôi
tôm thẻ chân trắng lẫn hộ nuôi tôm sú và hướng tới nuôi tôm bền vững.
4.2.5 Mật độ và kích cỡ giống thả nuôi
Tôm sú có mật độ thả trung bình dao động từ 26,4±7,99 con/m2, có kích thước từ PL10 –
PL15 và phần lớn các hộ chọn giống có kích thước PL12 (46,7%). Mật độ trung bình là
26,4 con/m2 cao hơn nghiên cứu của Trần Văn Việt (21,3 con/m2) năm 2006 và Võ Văn
Bé (18 con/m2) năm 2007. Kết quả phỏng vấn 100% hộ nuôi tôm có thực hiện kiểm tra
chất lượng giống trước khi thả. Tôm giống được thả với mật độ thả cao nhất là 50 con/m2
(3,3%) và mật độ thấp nhất 15 con/m2 (10%). Tại những hộ thả tôm với mật độ từ 40 - 50
con/m2, tôm thu hoạch có kích cỡ nhỏ, dễ xảy ra bệnh và tỷ lệ sống thấp (dưới 50%).
Ngược lại, ở mật độ 15 con/m2 có tỷ lệ sống cao (trên 70%), tôm có kích cỡ lớn, giá tôm
thu hoạch tăng, nhưng năng suất không cao. Khi thả với mật độ từ 25 - 35 con/m2 cho
hiệu quả cao nhất vì tôm có tỷ lệ sống khá cao (66,1%) và năng suất cao nhất (4,27
41
tấn/ha), do tận dụng diện tích mặt nước để tăng năng suất. Những phân tích trên chứng tỏ
mật độ nuôi có mối liên hệ chặt chẻ với năng suất.
47% 50%
3%
MĐ 15 - 25 MĐ 25 - 35 MĐ > 35
Hình 4.5: Mật độ nuôi tôm sú
15%19%
47%19%
MĐ < 50 MĐ 50 - 70
MĐ 70 - 80 MĐ 80 - 150
Hình 4.6: Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng được nuôi với mật độ cao hơn tôm sú, mật độ trung bình dao động là
73,0±36,2 con/m2. Sự khác biệt giữa mật độ của tôm sú và tôm thẻ chân trắng có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Kích cỡ tôm giống khoảng PL8 – PL10, nhóm kích thước giống được
chọn thả nuôi chủ yếu là PL9 (57,7%). Trong đó, hộ nuôi mật độ cao nhất là 150 con/m2
(gấp 3 lần tôm sú) chiếm 15,4% và mật độ thấp nhất là 30con/m2 chiếm 3,84%. Mặc dù
tôm thẻ chân trắng có kích cỡ nhỏ và giá thành thấp, nhưng nuôi với mật độ cao cho năng
suất cao. Tương tự tôm sú, mối liên hệ giữa mật độ với tỷ lệ sống và năng suất có tác
động lẫn nhau, phần lớn những hộ nuôi tôm có mật độ 70 - 80 con/m2 có tỷ lệ sống cao
nhất 87,2% và nhóm 150 con/m2 đạt tỷ lệ sống 78,1% với năng suất dao động 7,22±15,3
tấn/ha. Bên cạnh đó, mật độ dưới 50 con/m2 có tỷ lệ sống 78,8% nhưng năng suất thấp
4,2 tấn/ha.
4.2.6 Thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn
Thức ăn sử dụng phổ biến cho tôm sú có hàm lượng đạm khoảng 34 - 40%, phần lớn là
thức ăn của các công ty Đài Loan (Aval 40%, Hoa Chen 34%), Thái Lan (CP và TOBO
40%) và Uni - Presedent (38%), hàm lượng đạm trên phù hợp với nhu cầu tăng trưởng
của tôm sú. Mỗi loại thức ăn có hệ số chuyển hóa thức ăn khác nhau, trong đó thức ăn
của TOBO có FCR trung bình thấp nhất là 1,46 với 38% đạm, và thức ăn Aval có hệ số
FCR cao nhất là 1,79 với 40% đạm.
42
-
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1.8
2.0
CP TOBO Aval Hoa Chen Uni-
Presedent
FC
R
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
%
FCR CP
Hình 4.7: Mối liên hệ giữa các loại thức ăn và độ đạm
Theo Pornlerd Chanratchakool (1995) nhu cầu chuyển hóa thức ăn cho 1 kg tăng trọng
của tôm sú khá cao và dao động quanh 1,5, nhưng hệ số FCR điều tra tại các hộ nuôi tôm
sú trung bình là 1,6±0,3 và có sự khác biệt. Trong đó, hệ số FCR cao nhất là 2,7 (3,33%)
nguyên nhân là do ước lượng tỷ lệ sống không chính xác, tôm bị nhiễm bệnh MBV làm
giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, hệ số FCR nhỏ nhất là 1,31 nguyên nhân là thức ăn có
dinh dưỡng cao (Uni - Presedent, 38%), việc ước lượng và quản lý thức ăn tốt.
Kết quả phân tích mối liên hệ giữa các loại thức ăn và độ đạm (Hình 4.7) cho thấy 2 loại
thức ăn có cùng độ đạm (TOBO và Aval, 40%) có hệ số FCR chênh lệch đáng kể 1,46 và
1,79. Mặt khác, thức ăn Uni - Presedent có 38% đạm cho hệ số FCR là 1,52. Điều này
chứng tỏ rằng, trong thực tế sản xuất hệ số FCR bị ảnh hưởng bởi khả năng ước lượng
trọng lượng đàn tôm, quản lý thức ăn, chất lượng thức ăn, cá tạp trong ao. Thức ăn Thái
Lan và Uni - Presedent hệ số FCR khoảng 1,46 - 1,52 cho năng suất trung bình 3 - 4
tấn/ha. Ngược lại thức ăn Aval có hệ số FCR 1,79, cho thấy chất lượng thức ăn có ảnh
hưởng đến khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm, và sự phân hủy thức ăn thừa sinh ra các
khí độc gây bất lợi cho môi trường nuôi.
Hiện nay 2 loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng phổ biến là CP 32% và HYPO 30%, với
yêu cầu về độ đạm không cao khoảng 25 - 35% tôm tăng trưởng tốt cho thấy 2 thức ăn
này phù hợp (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Hiệu quả sử dụng thức ăn
của tôm thẻ cao, có hệ số FCR 1,1 - 1,3 (Nguyễn Khắc Hường, 2007), khảo sát thấy hệ số
FCR trung bình dao động từ 1,26±0,09. Hệ số FCR cao nhất là 1,4 và thấp nhất là 1,11,
nhưng tại các hộ này đều lỗ vốn, do năng suất thu hoạch không cao. Từ những phân tích
trên cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng thấp hơn tôm sú và phù
hợp với kết quả nghiên cứu trước đây trên tôm thẻ chân trắng của Mai Đắc Nhân Tâm
43
(2009). Sự khác biệt giữa hệ số FCR của tôm sú và tôm thẻ chân trắng không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
4.2.7 Thuốc hóa chất trong quản lý và phòng trị bệnh
Việc sử dụng các loại thuốc - hóa chất là yếu tố không thể thiếu trong nuôi tôm sú thâm
canh, nhóm thuốc - hóa chất chính là: các chất sát khuẩn dùng vệ sinh ao, phòng và trị
bệnh như: Clorine, BKC,…và nhóm cung cấp vitamin, khoáng, men tiêu hóa, có tỷ lệ là
100%. Hiện nay vấn đề nuôi tôm được xác định gắn liền với bảo vệ môi trường và an
toàn sinh học, đang có xu hướng thay thế dần các chất sát khuẩn, kháng sinh bằng chế
phẩm sinh học (Zymetine, Yuuca).
27%23%
7%
10%3%3%
27%
Đốm trắng
MBV
Bệnh mang
Đầu vàng
Mềm vỏ
Phân trắng
Do môi trường
Hình 4.8: Các loại bệnh thường gặp của tôm sú
Kết quả cho thấy các loại bệnh thường gặp trên tôm sú (Hình 4.8) là MBV, đốm trắng có
tỷ lệ bằng nhau (27%), bệnh đốm trắng rất nguy hiểm do tôm chết với tỷ lệ cao trong thời
gian ngắn (Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., 2005), bệnh MBV tăng hệ số FCR, tôm có kích
cỡ thu hoạch nhỏ, năng suất giảm ảnh hưởng lớn lợi nhuận. Tuy nhiên, trong nghề nuôi
tôm bất kỳ một loại bệnh nào xảy ra là điều không mong muốn và dẫn đến thiệt hại kinh
tế nghiêm trọng. Kết quả điều tra cho thấy những hộ nuôi tôm có mức độ sử dụng thường
xuyên BKC (100%), TCCA (43%).
Tôm thẻ chân trắng đang là đối tượng nuôi mới, vấn đề dịch bệnh chưa nghiệm trọng,
nên chủ yếu là sử dụng là các nhóm dinh dưỡng cung cấp khoáng, vitamin, hổ trợ tiêu
hóa cho tôm. Bên cạnh đó, nhóm hóa chất dùng quản lý môi trường chủ yếu là vôi
(100%), men vi sinh xử lý đáy (100%).
44
4.2.8 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất
Thời gian nuôi tôm sú trung bình dao động từ 134±12,6 ngày, số hộ có thời gian nuôi kéo
dài 135 - 150 ngày chiếm 65,5%. Giá thành của tôm sú gia tăng theo kích thước thu
hoạch, kích cỡ trung bình của tôm đạt 44,6±10,4 con/kg. Khi tôm được nuôi với mật độ
thấp (15 con/m2) sinh trưởng nhanh và kích cỡ thu hoạch lớn là 34 - 35 con/kg (13,8%);
Mặt khác, tôm nuôi với mật độ cao (43 con/m2) thì tốc độ tăng trưởng chậm lại, kích cỡ
thu hoạch nhỏ là 70 - 72 con/kg do tôm bị bệnh phân trắng(6,89%). Phần lớn tôm có kích
thước trung bình 40 - 50 con/kg (55,2%) do thả nuôi ở mật độ từ 20 - 35 con/m2 có tỷ lệ
sống, năng suất cao. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh có tỷ lệ sống trung bình dao động
64,5±16,6% lớn hơn tỷ lệ sống 59% trong nghiên cứu của Võ văn Bé (2008). Tỷ lệ sống
lớn nhất đạt 86,2% và tỷ lệ sống thấp nhất là 13,1% (bệnh đốm trắng). Năng suất thu
hoạch trung bình là 3,83±1,43 tấn/ha, dao động từ 0,75 - 6,55 tấn/ha.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
15 15-25 25-35 >35
mật độ
Ph
ần
tr
ăm
(
%
)
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
T
ấn
/h
a
Tỷ lệ sống Năng suất
Hình 4.9: Mối tương quan giữa mật độ, tỷ lệ
sống và năng suất của tôm sú
0
10
20
30
40
50
60
70
50 50-70 70-80 80-150 mật độ
Ph
ần
tr
ăm
(
%
)
0
2
4
6
8
10
T
ấn
/h
a
Tỷ lệ sống Năng suất
Hình 4.10: Mối tương quan giữa mật độ, tỷ
lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng
Kết quả phân tích mối tương quan giữa mật độ, tỷ lệ sống và năng suất (Hình 4.9) cho
thấy nhóm mật độ từ 25 – 35 con/m2 có năng suất cao nhất trung bình lớn hơn 4 tấn/ha
và tỷ lệ sống khá cao gần 70%. Ngược lại, nhóm mật độ trên 35 con/m2 cho tỷ lệ sống
bình quân nhỏ hơn 50% và năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 3 tấn/ha. Trong khi nuôi
với mật độ khoảng 15 con/m2, mặc dù cho tỷ lệ sống cao nhất nhưng năng suất thu được
không cao (xấp xĩ 3tấn/ha). Tóm lại, mật độ 25 - 35 con/m2 tại các hộ điều tra mang lại
hiệu quả sản xuất cao nhất.
Tôm thẻ chân trắng có đặc điểm sinh trưởng nhanh và thời gian nuôi ngắn, trung bình
khoảng 77,1± 9,48 ngày/vụ, giảm được rủi ro trong sản xuất, vòng quay vốn linh hoạt,
45
đây chính là ưu điểm lớn của tôm thẻ trong việc giải quyết khó khăn về vốn đầu tư, quan
trọng nhất là chi phi thức ăn. Mô hình nuôi thẻ chân trắng có tỷ lệ sống trung bình
52,7±20,5%, trong đó tỷ lệ sống nhỏ nhất là 16,6% và lớn nhất là 87,2%, năng suất bình
quân là 4,81±3,92 tấn/ha. Kích cỡ thu hoạch trung bình của thẻ chân trắng dao động 72 -
94 con/kg.
Kết quả phân tích (Hình 4.10) cho thấy năng suất tôm tăng khi mật độ gia tăng, nhóm cho
năng suất cao nhất là 80 - 150 con/m2, ngược lại năng suất tôm thấp nhất là 50 con/m2,
mặc dù có tỷ lệ sống cao nhất. Về lợi nhuận cho thấy ở nhóm 70 - 80 con/m2 cho năng
suất và tỷ lệ sống có khá cao, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất. Tóm lại, tình hình nuôi
tôm thẻ chân trắng tại các hộ điều tra tồn tại nhiều khó khăn và hiệu quả sản xuất chưa ổn
định. Sự khác biệt về thời gian nuôi, tỷ lệ sống của tôm sú và tôm thẻ chân trắng không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng sự khác biệt năng suất của tôm sú và tôm thẻ chân
trắng có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế giữa nuôi tôm sú và thẻ chân trắng thâm canh
4.3.1 Chi phí
Kết quả khảo sát chi phí của từng hạng mục đầu tư vào sản xuất tại các hộ nuôi tôm thể
hiện qua hình sau đây:
21%
12%
7%
60%
thức ăn con giống
thuốc - hóa chất khác
Hình 4.11: Chi phí sản xuất của mô hình
nuôi tôm sú
28%
5%
16%
51%
thức ăn con giống
thuốc - hóa chất khác
Hình 4.12: Chi phí sản xuất của mô hình
nuôi tôm thẻ chân trắng
46
Chi phí thức ăn
Quản lý thức ăn là khâu quan trọng và có tính quyết định thành công của vụ nuôi, chi phí
thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư, thường chiếm 45 - 50% (Chanratchakool,
1995), chi phí trung bình tại các hộ nuôi tôm sú dao động từ 155±77,5 triệu đồng/ha,
chiếm 60%. Hiện nay giá thức ăn tăng cao là vấn đề mà người nuôi quan tâm nhất, để
giảm chi phí thức ăn cần quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn
chặt chẻ hơn.
Chi phí thức ăn cho tôm thẻ chân trắng trung bình dao động 116±102 triệu đồng/ha,
chiếm 51% tổng chi phí. Chi phí thức ăn là yếu tố chính để người nuôi so sánh khả năng
linh hoạt trong luân chuyển đồng vốn, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều hộ nuôi.
Chi phí thuốc và hoá chất
Chi phí thuốc - hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh đứng thứ hai sau chi phí thức ăn và
chiếm một lượng đáng kể, trung bình 12%, khoảng 28±13,5 triệu đồng/ha, và cao hơn với
kết quả phân tích trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh của Võ Văn Bé (2007) (trung
bình 17,29 triệu đồng/ha). Chi phí thuốc - hóa chất tăng khi mật độ nuôi tăng do các chỉ
tiêu môi trường ao nuôi dễ biến động: pH, COD, khí độc làm tôm gia tăng độ mẫn cảm
với bệnh. Tình trạng lạm dụng các loại thuốc có tính sát khuẩn, kháng sinh đôi khi không
mang lại hiệu hiệu quả mong muốn, một số bệnh hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị:
MBV, đốm trắng - đỏ thân, và gây ra ô nhiễm môi trường, kháng thuốc.
Tôm thẻ chân trắng có ưu điểm lớn nhanh, dễ thích nghi với môi trường, đã giúp cho
người nuôi giảm được chi phi sản xuất, trong đó chi phí thuốc hóa chất khoảng 9,15±3,39
triệu đồng/ha, chiếm 5% trên tổng chi phí vụ nuôi.
Chi phí con giống
Chi phí đầu tư con giống tôm sú trung bình khoảng 12,6±4,14 triệu đồng/ha, giá thành
của tôm giống trên thị trường dao động từ 30 - 60 đồng/con. Mặc dù giá thành cao, nhưng
mật độ thả thấp, dẫn đến chi phí con giống chiếm tỷ lệ thấp khoảng 7% trong tổng chi phí.
Có hộ nuôi bị thiệt hại sau 1 tháng thả giống, dẫn đến chi phí con giống lên đến 34,7%
trên tổng chi phí, do chi phí sản xuất lúc này chủ yếu là đầu tư vào cải tạo và con giống.
Giá thành của tôm giống bị ảnh hưởng bởi thời điểm thả giống tập trung, nguồn gốc.
Phần lớn tôm giống có xuất xứ từ miền Trung, một số ít từ giống sản xuất tại địa phương
(26,7%). Tuy nhiên người mua không nên vì lợi nhuận trước mắt, mua tôm giống nguồn
gốc không rõ ràng, nên chọn những cơ sỡ uy tín đã qua kiểm tra chất lượng
47
Chi phí tôm thẻ chân trắng giống trung bình dao động từ 31,0±15,7 triệu đồng/ha lớn, giá
tôm giống thấp dao động từ 40 – 45 đồng/con, nhưng chi phí này có tỷ lệ lớn và đứng thứ
hai chỉ sau chi phí thức ăn chiếm 16% so với tổng chi phí sản xuất (do mật độ nuôi cao).
Riêng những hộ nuôi có tôm bị thiệt hại sau 35 - 45 ngày nuôi, chi phí con giống cao hơn
tỷ lệ trung bình dao động khoảng 22 - 34%. Hiện nay con giống chủ yếu được nhập từ
miền Trung, Trung Quốc, Thái Lan, nên vấn đề kiểm tra chất lượng gặp nhiều khó khăn,
khi chọn mua cần phải lựa những nơi đáng tin cậy.
Tóm lại, chi phí thức ăn, con giống, thuốc - hóa chất là nhóm chiếm tỷ lệ lớn, các chi còn
lại chiếm khoảng ¼ tổng chi phí, lần lượt là 21% (tôm sú) và 28% (tôm thẻ chân trắng).
Việc điều chỉnh mức chi phí hợp lý, giảm chi phí, góp phần tăng lợi nhuận.
4.3.2 Doanh thu
Bảng 4.3: Tổng chi phí, doanh thu và lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú và thẻ thâm canh
Tổng chi phí đầu tư trung bình là 243 triệu đồng/ha, doanh thu trung bình 340 triệu
đồng/ha có sự gia tăng so với tổng chi phí trung bình là 133,62 triệu đồng/ha và doanh
thu trung bình 244,26 triệu đồng/ha trong nghiên cứu của Võ Văn Bé (2007), nguyên
nhân chính là do các yếu tố đầu vào cho sản xuất đều tăng, bên cạnh đó giá tôm cũng
tăng.
Đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có tổng chi phí trung bình 206 triệu đồng/ha
tương đương với tổng chi phí trung bình 204 triệu đồng/ha; nhưng doanh thu trung bình
250 triệu đồng/ha lại thấp hơn doanh thu trung bình 297 triệu đồng/ha trong nghiên cứu
của Mai Đắc Nhân Tâm (2009), trong đó nguyên nhân chính là do giá bán tôm thẻ năm
2009 không ổn định.
Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ chân trắng
Chi phí/kg (nghìn đồng)
Tổng chi phí (triệu đồng/ha)
Doanh thu (triệu đồng/ha)
Lợi nhuận (triệu đồng/ha)
67,3±14,6
243±102
340±144
85,6±78,4
52,6±12,7
206±126
250±181
14,4±73,5
48
4.3.3 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Bảng 4.4: Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Kết quả phân tích lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (Bảng 4.4) cho thấy lợi nhuận bình quân
của mô hình nuôi tôm sú là 85,6±78,4 triệu đồng/ha, số hộ nuôi có lời chiếm 83,4%, số
hộ hòa vốn chiếm 3,33% và lỗ vốn là 13,3%. Tỷ suất lợi nhuận trung bình dao động từ
0,43±0,21. So với lợi nhuận trung bình 110,64 triệu đồng/ha, số hộ nuôi bị lỗ là 7,5%
trong kết quả nghiên cứu của Võ Văn Bé (2007) thì lợi nhuận trung bình 85,6 triệu
đồng/ha thấp hơn và số hộ lỗ vốn lại tăng lên 13,3%, chủ yếu do giá tôm thiếu ổn định,
chi phí tăng đầu vào tăng, kéo theo lợi nhuận không cao. Những hộ lỗ vốn là do con
giống kém chất lượng, bệnh đốm trắng làm tôm chết nhanh.
-
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Ph
ần
tr
ăm
(
%
)
Lời Hòa vốn Lỗ vốn
Tôm sú Tôm thẻ
Hình 4.13: Số hộ nuôi tôm có lời, hòa vốn và lỗ vốn
Tôm thẻ chân trắng có lợi nhuận bình quân 14,4±73,5 triệu đồng/ha, số hộ thu lời chiếm
57,7% và có đến 42,3% hộ nuôi tôm bị thua lỗ. Kết quả nghiên cứu trong vụ nuôi tôm thẻ
Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ chân trắng
Lợi nhuận (triệu đồng/ha)
Tỷ suất lợi nhuận
85,6±78,4
0,43±0,21
14,4±73,5
0,18±0,12
49
chân trắng năm 2008 được Mai Đắc Nhân Tâm khảo sát (2009) có lợi nhuận trung bình
74 triệu đồng/ha so với kết quả này thì lợi nhuận như trên giảm đáng kể là do giá bán
thấp, năng suất bấp bênh, giá thức ăn, hóa chất tăng làm lợi nhuận giảm đáng kể. Tỷ suất
lợi nhuận từ 0,18±0,12, như vậy hiệu quả đầu tư cho tôm thẻ chân trắng chưa cao.
Thực tiễn trong nghề nuôi tôm cho thấy khi mật độ cao dẫn đến chi phí đầu tư tăng, năng
suất tăng và doanh thu tăng. Mối tương quan giữa chúng được xem xét dựa trên hình vẽ
sau:
-
100
200
300
400
500
600
700
15 15-25 25-35 >35
mật độ
T
ri
ệu
đ
ồ
ng
Chi phí/ha Doanh thu/ha
Hình 4.14: Mối tương quan giữa mật độ,
chi phí và doanh thu của tôm sú
0
100
200
300
400
500
600
700
800
50 50-70 70-80 80-150
mật độ
T
ri
ệu
đ
ồn
g
Chi phí/ha Doanh thu/ha
Hình 4.15: Mối tương quan giữa mật đô, chi
phí và doanh thu của tôm thẻ chân trắng
Kết quả phân tích mối liên hệ giữa mật độ, chi phí và doanh thu (Hình 4.14 và 4.15) cho
thấy giá trị của mật độ, chi phí và doanh thu có mức độ tăng khác nhau. Mặt khác sự gia
tăng mật độ có điểm tới hạn, nếu vượt qua điểm này thì lợi nhuận tăng chậm và mật độ
càng lớn thì lợi nhuận có xu hướng giảm. Như vậy tôm sú có mật độ mang lợi nhuận cao
nhất là 25 - 35 con/m2. Tuy nhiên, mối liên hệ của tôm thẻ chân trắng chưa thấy được
điểm tới hạn, khi mật độ càng cao thì lợi nhuận càng tăng và không có xu hướng giảm, do
đó tôm thẻ chân trắng có thể nuôi với mật độ cao hơn 150 con/m2 vẫn cho lợi nhuận cao.
Kết quả khảo sát cho thấy mật độ 70 - 150 con/m2 cho hiệu quả cao, riêng mật độ 70 - 80
con/m2 mang tính ổn định cao hơn.
Tóm lại, kết quả phân tích về khía cạnh kỹ thuật và kinh tế cho thấy mô hình nuôi tôm sú
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Vì vậy tôm sú
được xác định là đối tượng nuôi quan trọng và xuất khẩu chủ lực tại huyện Long phú.
50
Mặt khác, việc nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô còn tự phát, thiếu đồng bộ, đầu tư về
kỹ thuật chưa cao nên chưa phát huy đuợc lợi thế của đối tuợng này.
51
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Diện tích mặt nước NTTS trung bình của hộ nuôi tôm sú là 2,00±2,77 ha/hộ và nuôi tôm
thẻ chân trắng là 0,61±0,31 ha/hộ, tỷ lệ ao lắng/ao nuôi trung bình của tôm sú là
23,0±0,60% và tôm thẻ là 22,0±5,25%. Số hộ không sử dụng ao lắng trong mô hình nuôi
tôm sú chiếm 20% và tôm thẻ là 30,7%.
Mô hình nuôi tôm sú thâm canh có mật độ trung bình là 26,4±7,99 con/m2, tỷ lệ sống
trung bình 64,5±16,6%, năng suất trung bình 3,83±1,43 tấn/ha. Mô hình nuôi tôm thẻ
chân trắng thâm canh có mật độ trung bình 73,0±36,2 con/m2, tỷ lệ sống trung bình
52,7±22,5%, năng suất trung bình 4,81±3,92 tấn/ha.
Mô hình nuôi tôm sú thâm canh có tổng chí phí bình quân 243±102 triệu đồng/ha, lợi
nhuận trung bình 85,6±78,4 triệu đồng/ha, số hộ nuôi tôm có lời là 83,4%, hòa vốn là
3,33% và lỗ vốn 13,3%, tỷ suất lợi nhuận khoảng 0,43±0,21. Mô hình nuôi tôm thẻ chân
trắng có tổng chi phí trung bình là 206±126 triệu đồng/ha, lợi nhuân trung bình 14,4±73,5
triệu đồng/ha, số hộ nuôi tôm có lời là 57,7% và lỗ vốn 42,3%, tỷ suất lợi nhuận dao
động khoảng 0,18±0,12.
Kết quả phân tích về kinh tế - kỹ thuật cho thấy mô hình nuôi tôm sú cho hiệu quả kinh tế
cao và tương đối ổn định hơn so với tôm thẻ chân trắng.
5.2 Đề xuất
Vùng nuôi tôm tại Long Phú nên ưu tiên phát triển nuôi tôm sú, đối với tôm thẻ chân
trắng nuôi phải đi đôi với huy hoạch cụ thể.
Cần tiến hành khảo sát hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật của tôm thẻ chân trắng trên địa bàn
nuôi của toàn tỉnh Sóc Trăng.
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Báo Nông Nghiệp Việt Nam (2009). Khi diện tích nuôi thẻ chân trắng tăng mạnh.
=368714#Nn38b1Q65Hhr. Ngày 30/10/2009
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Quyết định 456/QĐ - BNN ngày
04 tháng 02 năm 2008. www.baoangiang.com.vn/newsdetails.aspx?newsid (tháng
05/2009)
3. Bộ Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn (2009). Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy
sản năm 2008 và kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2009.
4. Bộ thủy sản (2003). Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2002 và kế hoạch và
giải pháp thực hiện năm 2003.
5. Bộ thủy sản (2004). Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2003 và kế hoạch và
giải pháp thực hiện năm 2004.
6. Bộ thủy sản (2006). Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển
nuôi trồng thủy sản giai đoạn năm 2000 – 2005 và biện pháp thực hiện đến năm
2010. Hà Nội, 168 trang.
7. Bùi Quang Tề (1997). Tình hình bệnh tôm cá trong thời gian qua và biện pháp
phòng trị bệnh. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y- hội thú y Việt Nam, tập IV, Số
2/1997.
8. Bùi Quang Tề (2001). Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Tổ chức Aus.
AID Xuất bản, 100 trang.
9. Bùi Quang Tề (2003). Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản
Nông nghiệp.
10. Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng (2009). Niên giám thống kê tỉnh Sóc
Trăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2008.
11.Đài khí tượng thủy văn Tây Nam Bộ (2004). Thống kê 1993 - 2003.
12.Đặng Thị Hoàng Oanh, Từ Thanh Dung, Trần Thị Tuyết Hoa (2005). Bệnh học
thủy sản. Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ. 157trang.
13.Đỗ Thị Thanh Hương (2008). Ảnh hưởng của độ mặn thấp lên điều hòa áp suất
thẩm thấu và hoạt tính men NA+/K+ Atpase ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei). Tạp chí khoa học - Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề thủy sản, 2008 (1)
91-100.
14. Dương Thị Hoàng Oanh và Trương Quốc Phú (2008). Khả năng kiểm soát sự phát
triển của tảo trong bể nuôi tôm sú (Penaeus monodon) bằng biện pháp kết tủa Phốt
- pho. Tạp chí khoa học - Đại học cần thơ. Số chuyên đề thủy sản, 2008(1) trang
24 - 33.
15. Hiệp hội xuất nhập khẩu Việt Nam (2009). Nuôi tôm sú ở ĐBSCL - triển vọng
năm 2010. Theo Tháng 05/2009
53
diện tích nuôi tôm chân trắng tăng chóng
mặt/148/3421537.epi. Ngày 29/06/2009.
16. Kinh tế nông thôn (2010), Long Phú mùa quả ngọt, khuyến cáo không thả tôm thẻ
chân trắng, 07/12/2009; 25/02/2010, www.soctrang.gov.vn.
17. Mai Đắc Nhân Tâm (2009). So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô
hình nuôi tôm thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp đại học.
18. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải (1997). Những vấn đề
về kỹ thuật và kinh tế xã hội trong mô hình tôm - rừng ở huyện Ngọc Hiển (Cà
Mau). Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị Sinh học biển toàn quốc Lần thứ nhất.
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, trang 444 - 452.
19. Nguyễn Khắc Hường (2007). Sổ tay kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản. Nhà xuất
bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, trang 84 - 90
20. Nguyễn Minh Niên (2005). Hiện trạng nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển
ĐBSCL. Tuyển tập hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công
nghệ trong nuôi trồng thủy sản, 22 - 23/4/2004. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang
101-116.
21. Nguyễn Thanh Phương (2006). Nghiên cứu gia hóa và tạo tôm sú (Penaeus
monodon) bố mẹ chất lượng cao. Báo cáo khoa học – Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
22. Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn, Nguyễn Văn Bé (2008). Phân tích các khía
cạnh kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi tôm sú thâm canh rải vụ ở Sóc Trăng. Tạp
chí khoa học - Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề thủy sản, 2008 (2) 157 - 167.
23. Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú (2009). Phân loại giáp xác và nhuyễn
thể. Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ.
24. Thạch Thanh (2003). Kỹ thuật sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei, Doone, 1931). Viện Hải Dương Học, trang 57 – 61.
25. Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương (2009). Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú.
Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
26. Trần Viết Mỹ (2009). Cẩm nang nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei),
Trung tâm khuyến ngư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí
Minh, trang 1- 5.
27. Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia (2009). Nuôi thẻ chân trắng ở ĐBSCL
d=1707&stt=2, tháng 02/2010.
28. Trần Văn Việt (2006). Ảnh hưởng của việc đầu tư và quản lý đối với nghề nuôi
tôm ven biển của tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học, trường Đại học Cần Thơ,
trang 106 - 114
29. Võ Văn Bé (2007). Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (Penaeus monodon) rải vụ
ở tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp cao học, trang 39 – 46.
54
Tài liệu tiếng Anh
1. Boyd, C. E (2003). Guidline for Aquaculture effluent management at farm level.
Aquaculture 226. Pp 102 - 112
2. Bray, A. W. and L, Lawrence (1992). Reproduction of Penaeus species in
captivity. In A. W. Fast and L. J. Lester, 1992: Marine Shrimp Culture: principle
& Practices. Elservier Science Publishers. Pp. 93 - 170.
3. Briggs, M, S. Funge - Smith; R. P. Subasinghe, and M. Phillips (2005).
Introduction and movement of two penaeid shrimp species in Asia and the Pacific.
Pp 476.
4. Chang, E. S, 1992. Endocrinology. In A. W. Fast and L. J. Lester (1992). Marine
Shrimp Culture: Principle and Practices. Elservier Science Publishers. Pp 53 – 91.
5. Chen, S. N (1989). Rapid and Histopathologycal diagnosis of penaeus monodon
baculovius infection in culture Prawm. Extention handbook on prawn disease
prevention, Keeling Taiwan (In Chinese). Pp 123 – 141.
6. Chopin, T, A. H. Buschmmann, C. Halling, M. Troell, N. Kautsky, M. Neori, G. P.
Kraemer, J. A. Z. Gonzaler, C. Yarish, and C. Neefus (2001). Interrating Seaweed
into Marine Aquaculture Systems: A Key Toward Sustsinability. Journal of
Phycology. Pp 975 – 986.
7. Dall W, Hill B. J, Rothlisberg P. C. and Staples D. J (1990). The Biology of the
Penaeidae. Marine Biology.
8. Silva De and Davy (2010). Success Stories in Asian Aquculture. International
Development Research Centre. Pp 1- 2.
9. DPI (2006). Australian Prawn farming manual – Health management for profit
Queenland Complete Printing Service. Pp159
10. FAO/NACA/UNEP/WB/WWF (2006). International principles for Responsible
Shrimp Culture: Principle and Practices. Elservier Science Publishers. Pp 1 – 7.
11. Federica, B (2001). The environmental impact of shrimp aquaculture: Cause,
Impacts and mitigating alternative. Environmental Management, 28 (1)
12. Hall, M. R, N. Young, and M. Kenway (2002). Manual for the Determination of
Egg Fertility in Penaeus monodon. Australian Institute of Marine Science. Pp 48 -
57
13. Lightner, D. V (1983). Observation on the Geographic distribution pathogennesis
and norphology of the Baculovius from Penaeus monodon Fabricius, Aquaculture,
32. Pp209-233
14. Motoh, H (1985). Biology and ecology of Penaeus monodon. In Y. Taki, J.H.
Primavera, J.A. Llobrera (eds) Proceedings of the first international conference on
culture of Penaeid Prawns/shrimp. SEAFDEC. Pp 27 - 36
15. N. M. Nien & C. K. Lin, 1996. Penaeus monodon seed production in central
Vietnam. World aquaculture. 27 (3), pp 6 - 18.
55
16. Chanratchakool Pornlerd (1995). Health management in shrim ponds. Nhà xuất
bản Hà Nội, tái bản lần thứ 3 năm 2003. Pp55 - 69
17. Primavera, J. H (1998). Tropical shrimp farming and its sustainbitily. In S. S. D
Silva (ed) Tropical Mariculture Academic Press.
18. Tran Ngoc Hai (2003). Shrimp Hatchery Production in to Coastal Province of the
Mekong delta. In N Preston and H. Clayton (eds) 2003. Rice-shrimp farming in
the Mekong Delta: biophysical and socioeconomic issues. ACIAR Technical
Report No 52e. Pp 44 - 53
19. World Bank - Ministry of Fisheries (2006). Guidelines for environment
management of aquaculture investments in Vietnam. Technical note, 37564
(pp103)
20. Yuan, Y. J. Cai, and P. Leung (2006). An on overview of China’s cultured shrimp
industry. In P. Leung and C. Engle (eds). Shrimp culture-Economics, market, and
trades. Pp 197 – 221.
56
PHỤ LỤC A
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
(Phỏng vấn trực tiếp các nông hộ nuôi tôm sú và thẻ chân trắng)
Phần 1: Thông tin tổng quát
1. Ngày phỏng vấn:........................................................................................
2. Họ và tên:...................................................................................................
3. Tuổi: ....................................... nam/nữ:.....................................................
4. Địa chỉ:......................................................................................................
5. Số điện thoại:.............................................................................................
6. Năm kinh nghiệm nuôi tôm:................................................................ năm
7. Trình độ chuyên môn……….. ……..có tham gia tập huấn………..mô hình
trình diễn………………. báo đài………….…khác..................................
8. Mô hình nuôi..............................................................................................
9. Đối tượng nuôi:.........................................................................................
Phần 2: Thông tin về xây dựng công trình
1. Tổng diện tích nuôi/mấy ao (m2):...............................................................
2. Độ sâu ao:..................................................................................................
3. Cống (cái):.................................................................................................
4. Có cống cấp và thoát riêng không:.............................................................
5. Hình dạng ao:.............................................................................................
6. Nguồn nước: Gần nguồn nước:..................................................................
i. Gần sông chính:....................................................................
ii. Gần nhánh sông phụ:............................................................
iii. Kênh dẫn:.............................................................................
7. Ao lắng: diện tích (m2):..............................................................................
8. Ao lắng cũ hay mới:...................................................................................
9. Có sử dụng máy bơm hay quạt nước không:...............................................
10. Giá tiền (tiền/máy):....................................................................................
11. Cải tạo khô/ướt:.........................................................................................
12. Tổng tiền cải tạo/m2/vụ:.............................................................................
13. Có nhiễm phèn không:...............................................................................
14. Có phơi nắng không:..................................................................................
57
15. Có sử dụng hóa chất cải tạo không:............................................................
Hóa chất cải tạo vôi Hóa chất diệp tạp Hóa chất xử lý khác
Loại gì?
Liều lượng?
Giá tiền/kg?
Thời gian sử dụng?
Phần 3: Thông tin về con giống, thốc và hóa chất
1. Số vụ thả nuôi( vụ/năm):…………………………………………………
2. Nguồn gốc con giống:……………………………………………………
3. Giá giống (tổng số tiền mua giống trên vụ, đồng/con/vụ):………………
4. Mật độ:……………………………………………………………con/m2
5. Tỷ lệ hao hụt khi bắt tôm về:……………………………………………..
6. Có ương không:…………………………………………………………..
7. Chí phí thức ăn khi ương/ngày:…………………………………………..
8. Chi phí chuẩn bị ao ương (tiền/ao):……………………………………….
9. Thời gian ương (ngày):…………………………………………………....
10. Tỷ lệ sống sau khi ương:………………………………………………….
11. Gây màu nước ao trước khi nuôi có/không:………………………………
Tên hóa chất Số lần sử
dụng/ tháng
Số tháng sử
dụng /vụ
Liều lượng/lần Giá tiền
12. Có gây màu trong khi nuôi không:………………………………………..
Tên hóa chất Số lần sử
dụng/ tháng
Số tháng sử
dụng /vụ
Liều lượng/lần Giá tiền
58
13.Định kỳ bón vôi trong quá trình nuôi không:……………………………..
59
Tên vôi Số lần sử
dụng/ tháng
Số tháng sử
dụng /vụ
Liều lượng/lần Giá tiền
14. Có bón vôi lúc trời nưa không:……………………………………….
Tên vôi Số lần
Sử dụng
Số tháng sử
dụng /vụ
Liều lượng/lần Giá tiền
Phần 4: Thông tin về thức ăn
1. Loại thức ăn(công nghiệp/tươi sống/tự chế):…………………………
2. Hệ số thức ăn FCR:…………………………………………………..
3. Thức ăn cho giai đoạn tôm:…………………………………………...
Phần 5: Chăm sóc và quản lý
1. Theo dõi chất lượng nước như thế nào (test hay cảm quan):……….........
Tên Test Số lần sử dụng/
tháng
Tổng số lần Giá tiền
4. Trong quá trình nuôi có sử dụng thuốc hay hóa chất quản lý :……...…...
Giai đoạn Loại thức ăn Hàm lượng
đạm (CP%)
Liều
lượng/ngày
Giá tiền
60
Tên hóa chất Số lần sử
dụng/ tháng
Số tháng sử
dụng /vụ
Liều lượng/lần Giá tiền
5. Có sử dụng các loại vitamin, khoáng không:…………………………….
Tên vitamin,
Khoáng
Liều lượng/kg Giá tiền Thời gian sử dụng/vụ
(Mấy tháng)
6. Trong quá trình nuôi có sử dụng thuốc hay hóa chất gì để phòng và trị bệnh
không:………………………………………………………………
Tên thuốc hóa,
Hóa hất
Thời gian sử
dụng(bao lâu)
Liều lượng/lần Số lần/ngày Giá tiền
7. Có xử dụng máy bơm/ quạt nước không:……………………………….
8. Nếu máy bơm thì bao lâu một lần (lần/tháng):…………………………..
9. Số lít xăng cho 1 lần(lit):………………………………………………...
10. Giá tiền/ 1lit xăng:…………………………………………………...
11. Nếu quạt nước thì số điện /tháng (ngày):…………………………………
12. Tiền thuê nhân công/tháng:………………………………………………
13. Bao nhiêu nhân công/vụ:…………………………………………………
Phần 6: Thu hoạch
1. Sau mấy tháng nuôi thì thu hoạch:………………………………………….
2. Thu tỉa hay thu toàn bộ:…………………………………………………….
3...Hình thức thu mua sản phẩm (thị trường)…………………………………..
4. Có thuê nhân công thu hoạch không:……………………………………….
5. Có thì bao nhiêu người:……………………………………………………..
6. Giá tiền/người/lần:…………………………………………………………..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lvtruonghuyentran_324.pdf