Luận văn Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang - Chi nhánh Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu và trao đổi với lãnh đạo chi nhánh công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực An Giang Tại Long Mỹ, Hậu Giang tôi đã nhận thấy điều mà công ty đã và đang rất quan tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đó là làm thế nào để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc duy trì mức tăng doanh số ổn định hàng năm nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch thu tiền do công ty đề ra nhằm đảm bảo cân đối thu chi và thực hiện tốt quá trình quản lý nguồn vốn kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng cường khả năng cạnh trạnh của công ty đối với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Do vậy hiệu quả quản lý công nợ mang ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công ty, xuất phát từ những thực tế nêu trên tôi thấy bản thân mình với tư cách là một sinh viên thực tập ( sẽ học hỏi và nhận được những sự chỉ dẫn quý báo từ phía công ty về việc thực hiện công tác kế tóan ) cần phải làm gì đó để chia sẽ những băng khoăn, trăn trở mà công ty đang gặp phải. Được sự đồng tình của lãnh đạo chi nhánh tôi quyết định chọn đề tài này với mong muốn góp phần nho nhỏ vào việc phát triển của công ty nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiển GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 1 - SVTH: Phạm Phước Toàn Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán. Khi doanh nghiệp đi mua hàng dưới hình thức trả chậm thì doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, khi doanh nghiệp bán hàng dưới hình thức trả chậm thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, ngược lại nếu phần vốn đi chiếm dụng nhỏ hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp sẽ bị giảm bớt vốn. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là cần phải xác định được những khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý ( đó là những khoản nợ đang còn trong thời hạn trả nợ chưa hết hạn thanh toán ), doanh nghiệp cần phải đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng nhất là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán, đồng thời phải chủ động giải quyết các khoản nợ phải trả trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán.Nếu tình hình tài chính Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng và cũng ít bị chiếm dụng vốn. Điều đó tạo cho doanh nghiệp chủ động về vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi. Ngược lại, khi tình hình tài chính gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa kéo dài, đơn vị mất đi tính chủ động trong kinh doanh và khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sẽ dẫn đến tình trạng phá sản. Do vậy vấn đề quản lý công nợ là một trong những mối quan tâm hàng đầu và mang ý nghĩa sống còn đối với hầu hết các doanh nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ và vận dụng kiểm toán để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (chỉ xét về khía cạnh các khoản phải thu khách hàng), trên cơ sở đó xác định các nhân tố ảnh hưởng và đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả.

pdf62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2783 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang - Chi nhánh Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y bị giảm sút. Vụ Đông GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -39- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang Xuân 2006-2007 đã qua đi và để lại cho nông dân, đại lý, chi nhánh Hậu Giang và cả Công ty không ít khó khăn cho nên nhiệm vụ trước mắt của chi nhánh Hậu Giang nói riêng và cả Công ty nói chung là phải làm sao để tổ chức triển khai chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây trồng, đồng ruộng cho bà con nông dân mặt khác cần phải tổ chức quảng bá, gới thiệu những loại thuốc đặc trị sâu hại, dịch bệnh để vừa giúp cho bà con nông dân tránh được những thiệt hại không đáng có vừa giúp cho chính công ty, chi nhánh trong việc đẩy mạnh doanh số bán chiếm lĩnh thị phần nhưng vẫn đảm bảo có được nguồn lực thanh toán mạnh từ phía đại lý và nông dân. Tuy nhiên không nên quá tập trung vào việc đẩy mạnh doanh số mà sao lãng việc quản lý công nợ. Đối với việc quản lý công nợ cần phải đôn đốc thu hồi những khoản nợ xấu trong năm 2006-2007. Đối với việc bán hàng cần phải chọn lọc những đại lý uy tín, năng lực tài chính tốt để ra hàng, những đại lý nào còn nợ nhiều thì phải tập trung thu hồi nợ và chỉ ra hàng ở phạm vi an toàn để vừa giữ mối vừa giảm được rủi ro trong thu hồi nợ. 3.7.2. So sánh công nợ cùng kỳ qua ba năm theo mùa vụ. Mặc dù có so sánh công nợ cùng kỳ nhưng việc phân tích đánh giá hiệu quả quản lý công nợ theo kiểu trình bày số liệu như ở mục 3.7.1 sẽ rất khó cho chúng ta trong việc so sánh các số liệu theo cùng kỳ, hơn nữa theo cách phân chi mùa vụ của công ty thì thời gian trong vụ Đông Xuân chỉ có 150 ngày trong khi đó thời gian của vụ Hè Thu là 210 ngày. Do vậy kiểu trình bày này sẽ có thể làm cho chúng ta dễ nhầm lẫn và có những đánh giá thiếu khách quan về tình hình công nợ tại chi nhánh qua từng mùa vụ. Như đã đề cập trong phần phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích dãy số theo thời gian sẽ cho chúng ta thấy được mối quan hệ và xu hướng của các chỉ tiêu kinh tế. Theo phương pháp này thì yếu tố thời gian là rất quan trọng, cho nên chúng ta phải trình bày các số liệu theo một trình tự thời gian hợp lý. Để làm được đều này các số liệu cần phải được trình bày theo kiểu vụ Hè Thu của năm này sẽ được so sánh với vụ Hè Thu của năm khác và vụ Đông Xuân của năm này sẽ được so sánh với vụ Đông Xuân của năm khác. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -40- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang a. So sánh các vụ Hè Thu với nhau qua ba năm Bảng 5: Tình hình bán hàng và thu tiền của hai vụ Hè Thu 2004 và Hè Thu 2005 tại chi nhánh Hậu Giang. ĐVT: 1000 đồng STT Chỉ tiêu HT04 HT05 Chênh lệch % 1 Dư nợ đầu kỳ 493.919 658.382 164.463 33,30 2 Doanh số 3.837.475 4.168.857 331.382 8,64 3 Thu nợ trong kỳ 3.422.864 3.972.158 549.294 16,05 4 Dư nợ cuối kỳ 908.530 855.081 (53.449) (5,88) 5 Số ngày trong kỳ 210 210 - - 6 Tổng nợ quá hạn 145.289 222.319 77.030 53,02 Quá hạn≤30 ngày 115.941 123.718 7.777 6,71 Quá hạn>30 ngày 29.348 98.601 69.253 235,97 7 Nợ trong hạn 763.241 632.762 (130.479) (17,10) 8 Hệ số thu nợ 0,89 0,95 0,06 6,82 9 Dư nợ bình quân 701.225 756.732 55.507 7,92 10 Thu nợ BQ/ngày 16.299 18.915 2.616 16,05 11 Tỷ lệ NQH (%) 15,99 26,00 10,01 62,58 12 Số tiền TTTH 81.074 163.452 82.378 101,61 13 Tỷ lệ TTTH (%) 8,92 19,12 10,19 114,21 Bảng 6: Tình hình bán hàng và thu tiền của hai vụ Hè Thu 2005 và Hè Thu 2006 tại chi nhánh Hậu Giang STT Chỉ tiêu HT05 HT06 Chênh lệch % 1 Dư nợ đầu kỳ 658.382 1.306.361 647.979 98,42 2 Doanh số 4.168.857 4.858.688 689.831 16,55 3 Thu nợ trong kỳ 3.972.158 5.050.564 1.078.406 27,15 4 Dư nợ cuối kỳ 855.081 1.114.485 259.404 30,34 5 Số ngày trong kỳ 210 210 - - 6 Tổng nợ quá hạn 222.319 263.078 40.759 18,33 Quá hạn≤30 ngày 123.718 182.145 58.427 47,23 Quá hạn>30 ngày 98.601 80.933 (17.668) (17,92) 7 Nợ trong hạn 632.762 851.407 218.645 34,55 8 Hệ số thu nợ 0,95 1,04 0 9,10 9 Dư nợ bình quân 756.732 1.210.423 453.692 59,95 10 Thu nợ BQ/ngày 18.915 24.050 5.135 27,15 11 Tỷ lệ NQH (%) 26,00 23,61 (2) (9,21) 12 Số tiền TTTH 163.452 307.058 143.606 87,86 13 Tỷ lệ TTTH (%) 19,12 27,55 8 44,13 GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -41- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang Thông qua những số liệu được trình bày trong bảng 4 và bảng 5 ta thấy: - Doanh số của các vụ Hè Thu qua ba năm đều tăng, cụ thể là doanh số vụ Hè Thu năm 2005 tăng 8,64% so với vụ Hè Thu năm 2004, vụ Hè Thu năm 2006 tăng 16,55% so với vụ Hè Thu năm 2005. - Nợ quá hạn trong vụ Hè Thu qua ba năm tăng cao hơn tỷ lệ tăng doanh số, Hè Thu năm 2005 tăng 53% so với Hè Thu năm 2004, Hè thu năm 2006 tăng 18,33% so với Hè Thu năm 2005. - Hệ số thu nợ cũng tăng dần và đạt cao nhất là 1,04 vào vụ Hè Thu năm 2006, thấp nhất là 0,89 của vụ Hè Thu năm 2004. - Tỷ lệ thanh toán trước hạn trong vụ Hè Thu cũng tăng cao, vụ Hè Thu năm sau cao hơn vụ Hè Thu năm trước và đạt mức cao nhất là 27,55% vào vụ Hè Thu 2006, tỷ lệ này thấp nhất vào vụ Hè Thu năm 2004. - Thu nợ bình quân trên ngày của vụ Hè Thu năm sau cao hơn so với cùng kỳ năm trước và cao nhất là 24 triệu trên một ngày trong vụ Hè Thu năm 2006. Tóm lại: Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại chi nhánh Hậu Giang trong các vụ Hè Thu của ba năm 2004, 2005 và 2006 thông qua mối quan hệ của các chỉ tiêu: doanh số, nợ quá hạn, hệ số thu nợ, thu nợ bình quân trên ngày và tỷ lệ thanh toán trước hạn ta thấy vụ Hè Thu năm 2006 là vụ mà chi nhánh quản lý công nợ hiệu quả nhất bởi vì trong vụ này doanh số tăng cao nhưng hệ số thu nợ lớn hơn 1 ( Số tiền thu về lớn hơn doanh số bán ra, đều này chứng tỏ trong vụ này chi nhánh đã thu được tiền bán hàng trong vụ và một số lớn dư nợ của vụ trước để lại ), nợ quá hạn trong vụ Hè Thu năm 2006 mặc dù tăng cao hơn tỷ lệ tăng doanh số so với các vụ Hè Thu trước nhưng không đáng kể bởi vì số tiền thanh toán trước hạn trong vụ này tăng cao hơn nhiều so với các vụ khác. Quản lý công nợ của vụ Hè Thu năm 2004 được đánh giá là kém hiệu quả nhất với hệ số thu nợ chỉ đạt 0,89 ( thấp nhất trong ba vụ ), dư nợ cuối kỳ cao, số tiền thanh toán trước hạn và thu nợ bình quân trên ngày thấp nhất qua ba vụ. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -42- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang a. So sánh các vụ Đông Xuân với nhau qua ba năm Bảng 7: Tình hình bán hàng và thu tiền của hai vụ Đông Xuân 2004-2005 và Đông Xuân 2005-2006 tại chi nhánh Hậu Giang. ĐVT: 1000 đồng STT Chỉ tiêu ĐX04-05 ĐX05-06 Chênh lệch % 1 Dư nợ đầu kỳ 908.530 855.081 (53.449) (5,88) 2 Doanh số 4.843.961 5.520.349 676.388 13,96 3 Thu nợ trong kỳ 5.094.145 5.069.069 (25.076) (0,49) 4 Dư nợ cuối kỳ 658.346 1.306.361 648.015 98,43 5 Số ngày trong kỳ 150 150 - - 6 Tổng nợ quá hạn 93.798 460.370 366.572 390,81 Quá hạn≤30 ngày 66.462 297.645 231.183 347,84 Quá hạn>30 ngày 27.336 162.725 135.389 495,28 7 Nợ trong hạn 564.548 845.991 281.443 49,85 8 Hệ số thu nợ 1,05 0,92 (0) (12,68) 9 Dư nợ bình quân 783.438 1.080.721 297.283 37,95 10 Thu nợ BQ/ngày 33.961 33.794 (167) (0,49) 11 Tỷ lệ NQH (%) 14,25 0,35 (14) (97,53) 12 Số tiền TTTH 99.509 217.123 117.614 118,19 13 Tỷ lệ TTTH (%) 15,12 16,62 2 9,96 Bảng 8: Tình hình bán hàng và thu tiền của hai vụ Đông Xuân 2005-2006 và Đông Xuân 2006-2007 tại chi nhánh Hậu Giang. TT Chỉ tiêu ĐX05-06 ĐX06-07 Chênh lệch % 1 Dư nợ đầu kỳ 855.081 1.114.485 259.404 30,34 2 Doanh số 5.520.349 7.225.169 1.704.820 30,88 3 Thu nợ trong kỳ 5.069.069 6.244.798 1.175.729 23,19 4 Dư nợ cuối kỳ 1.306.361 2.094.856 788.495 60,36 5 Số ngày trong kỳ 150 150 - - 6 Tổng nợ quá hạn 460.370 906.545 446.175 96,92 Quá hạn≤30 ngày 297.645 447.336 149.691 50,29 Quá hạn>30 ngày 162.725 459.209 296.484 182,20 7 Nợ trong hạn 845.991 1.188.311 342.320 40,46 8 Hệ số thu nợ 0,92 0,86 (0) (5,87) 9 Dư nợ bình quân 1.080.721 1.604.671 523.950 48,48 10 Thu nợ BQ/ngày 33.794 41.632 7.838 23,19 11 Tỷ lệ NQH (%) 35,24 43,27 8 22,80 12 Số tiền TTTH 217.123 116.644 (100.479) (46,28) 13 Tỷ lệ TTTH (%) 16,62 5,57 (11) (66,50) GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -43- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang Để đánh giá hiệu quả quản lý công nợ trong các vụ Đông Xuân qua 3 năm tại chi nhánh Hậu Giang chúng ta hãy tổng hợp một số chỉ tiêu chính liên quan đến công nợ được trình bày trong bảng 6 và bảng 7. - Doanh số bán tăng dần qua ba năm, nổi trội nhất là vụ Đông Xuân năm 2006-2007 doanh số bán đạt 7,2 tỷ tăng 1,7 tỷ so với vụ Đông Xuân năm 2005- 2006, tỷ lệ tăng doanh số là 30,8%. - Thu nợ vụ Đông Xuân 2006-2007 là cao nhất ( đạt 6,2 tỷ ) tuy nhiên nếu so với doanh số bán ra thì vụ Đông Xuân năm 2004-2005 được đánh giá cao nhất trong ba vụ với hệ số thu nợ đạt 1,05 ( thu nợ cao hơn doanh số bán ra ), hệ số thu nợ của vụ Đông Xuân 2006-2007 là 0,86 thấp nhất trong các vụ. - Dư nợ cuối kỳ ở vụ Đông Xuân 2004-2005 là thấp nhất với khoảng 658 triệu, vụ Đông Xuân 2005-2006 và 2006-2007 có dư nợ cuối kỳ cao hơn và cao nhất là vụ Đông Xuân 2006-2007 với khoảng 2,09 tỷ dư nợ cuối kỳ. - Tỷ lệ nợ quác hạn trong các vụ Đông Xuân tăng dần qua ba năm, tỷ lệ nợ quá hạn của vụ Đông Xuân 2004-2005 là 14,25% ( thấp nhất ), tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất là của vụ Đông Xuân 2006-2007. - Thu nợ bình quân trên ngày cao nhất là 41,6 triệu của vụ Đông Xuân 2006-2007, tuy nhiên khi so sánh con số này với dự nợ cuối kỳ và doanh số bán ra trong kỳ thì vụ Đông Xuân 2004-2005 được đánh giá cao hơn cả với mức thu nợ khoảng 33,9 triệu trên ngày. Tóm lại: Qua các thông tin vừa trình bày ta thấy vụ Đông Xuân 2004-2005 là vụ mà tình hình công nợ tại chi nhánh là khả quan nhất bởi vì dư nợ thấp, nợ quá hạn thấp nhất và hệ số thu nợ cao nhất. Có thể nói Đông Xuân 2004-2005 là vụ mà chi nhánh thu nợ hiệu quả nhất trong ba vụ Đông Xuân được khảo sát. Ngược lại với vụ Đông Xuân 2004-2005, vụ Đông Xuân 2006-2007 mặc dù doanh số tăng rất cao so với các vụ còn lại nhưng tình hình thu nợ thì khiêm tốn hơn hai vụ Đông Xuân còn lại vì trong vụ Đông Xuân 2006-2007 dư nợ cuối kỳ cao, tỷ lệ nợ quá hạn tăng đột biến, nếu so sánh với vụ Đông Xuân 2005-2006 thì tỷ lệ nợ quá hạn tăng 96,6% trong khi doanh số thì chỉ tăng 30,8%. Tuy nhiên, chúng ta không thể cho rằng chi nhánh Hậu Giang quản lý nợ kém hiệu quả trong vụ Đông Xuân 2006-2007 vì trong vụ này do xảy ra dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá nên nông dân thất thu dẫn đến dư nợ và nợ quá hạn tăng cao. Vụ Đông GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -44- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang Xuân 2005-2006 là đáng xem xét hơn vì theo như tìm hiểu từ nông dân và các đại lý thì trong vụ này năng suất lúa vẫn bình thường như mọi năm nhưng hệ số thu nợ chỉ đạt 0,92 trong khi đó vụ Hè Thu 2005 hệ số thu nợ là 0,95, đều đáng nói ở đây là vụ Đông Xuân 2005-2006 là vụ lúa trúng mùa so với vụ Hè Thu thế nhưng dư nợ và nợ quá hạn cuối kỳ lại cao hơn cả vụ Hè Thu 2005 → Trong vụ Đông Xuân 2005-2006 chi nhánh quản lý công nợ không chặt chẽ, thiếu đôn đốc, thông báo công nợ đến các đại lý dẫn đến các đại lý cũng lơ là trong thanh toán nợ cho công ty. 3.7.3. Đánh giá tình hình thanh toán của các đại lý. Trong quá trình phân tích công nợ việc đánh giá tình hình thanh toán của từng đại lý là không thể thiếu bởi vì nó giúp ta xác định được khả năng bán hàng và thanh toán của từng đại lý qua đó có thể xác định được đại lý nào đạt doanh số cao trong các kỳ phân tích và đại lý nào có khả năng thanh toán tốt để ta có thể thực hiện những ưu đãi trong thanh toán cũng như trong chính sách bán hàng-thu tiền để nhằm khích lệ tinh thần của các đại lý, bênh cạnh đó ta cũng có thể xác định được đại lý nào thường xuyên có nợ quá hạn cao, khả năng thanh toán yếu để tập trung đôn đốc thu hồi nợ thường xuyên hơn. Với những số liệu tổng hợp doanh số, nợ trong hạn, nợ quá hạn, thu nợ, nợ cuối kỳ và số tiền thanh toán trước hạn qua ba năm ( 6 vụ ) theo từng đại lý trong bảng 9 trang 47 ta thấy: Đại lý Huỳnh Quốc Khánh có doanh số bán lớn nhất trong các đại lý đạt 7,3 tỷ tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trên doanh số bán là 6,89%, tương đối thấp so với các đại lý khác Æ Đây là đại lý có khả năng bán hàng mạnh và khả năng thanh toán tương đối tốt so với các đại lý còn lại, do đó có thể thực hiện việc giảm số tiền phạt lãi đối với phần nợ quá hạn của đại lý để động viên đại lý Huỳnh Quốc Khánh thực hiện tốt hơn nữa quá trình bán hàng và thanh toán của mình ngoài ra chi nhánh nên đề nghị với công ty khi thực hiện khuyến mãi thì cần ưu tiên cho những đại lý có tổng doanh số bán cao qua nhiều năm để kích thích họ không ngừng gia tăng doanh số. Trái với đại lý Huỳnh Quốc Khánh là đại lý Nguyễn Văn Trọn có doanh số bán rất khiêm tốn với khoản 1,5 tỷ (là đại lý có doanh số bán thấp thứ hai trong các đại lý ) nhưng có tỷ lệ nợ quá hạn trên doanh số bán cao nhất trong các đại lý, chiếm 10,66%, đối với đại lý Trọn thì chi nhánh cần tập trung nhắc nhở thường xuyên để đại lý quan tâm hơn trong việc GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -45- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -46- thanh toán các khoản nợ quá hạn cho công ty. Đại lý Huỳnh Thị Hòa mặc dù có doanh số bán khiêm tốn nhất trong các đại lý với khoản 972 triệu nhưng khả năng thanh toán của đại lý này là rất tốt, qua ba năm không hề có khoản nợ quá hạn nào đối với công ty, có thể nói chính sách lãi suất thưởng và phạt trong thanh toán đã có tác động rất tích cực đối với đại lý này, do vậy công ty cần tiếp tục duy trì chính sách này trong thời gian tới để tạo động lực thanh toán cho các đại lý. ánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -47- Bảng 9: Tổng hợp tình hình thu nợ của các đại lý qua ba năm tại chi nhánh Hậu Giang. ( Nguồn: Chi nhánh Công ty cổ phần BVTV An Giang t ại Long Mỹ, Hậu Giang ) Chú thích: Số liệu của bảng này chỉ lấy từ những đại lý có quan h ệ làm ăn với chi nhánh từ ba năm trở lên. Đại lý Nợ trong hạn NQH 01 – 30 NQH >30 Nợ cuối kỳ Nợ đầu kỳ Xuất bán Thu nợ TTTH QH/ DS(%) Nguyễn Quang Mẫn 397.069 97.798 61.682 556.549 438.002 2.273.475 2.154.928 125.200 7,01 Nguyễn Thị Nhã 554.336 258.257 113.108 925.701 668.016 3.980.330 3.722.645 173.166 9,33 CHVTNN Văn Lang 204.445 99.755 35.421 339.621 266.965 1.729.833 1.657.177 39.075 7,81 Nguyễn Công Đoàn 508.764 126.725 85.674 721.163 534.586 2.245.042 2.058.465 52.724 9,46 Huỳnh Quốc Khánh 1.170.346 235.441 273.745 1.679.532 1.335.385 7.385.880 7.041.733 136.789 6,89 Lê Hoàng Hiệp 255.781 54.224 10.872 320.877 330.047 2.277.408 2.286.578 102.609 2,86 6 Hải 299.058 90.096 10.335 399.489 317.545 1.737.061 1.655.117 71.426 5,78 Nguyễn Văn Trọn 217.614 35.905 126.492 380.011 350.522 1.524.121 1.494.632 50.643 10,66 Hai Mến 516.893 123.723 104.317 744.933 628.284 2.783.601 2.666.952 50.161 8,19 Huỳnh Thị Hoà 61.954 - - 61.954 58.426 972.593 969.065 44.407 - Nguyễn Khánh Hùng 348.350 103.303 20.674 472.327 255.624 1.854.020 1.637.317 79.048 6,69 7,19 925.248 27.344.609 28.763.364 5.183.402 6.602.157 842.320 1.225.227 4.534.610 Đ GVHD: Tổng Cộng Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang CHƯƠNG 4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ, GIA TĂNG DOANH SỐ 4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THU HỒI NỢ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG. - Chính sách bán hàng – thu tiền là nhân tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến biến động công nợ tại chi nhánh. + Hình thức khuyến mãi sẽ tác động đến các đại lý về thời gian đặt hàng, số lượng đặt hàng và số lần đặt hàng, cụ thể như sau: · Khuyến mãi một lần nhận sẽ kích thích các đại lý nhận nhiều hàng trong một lần đặt hàng → Chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí giao hàng, nhưng để đánh đổi cho việc giảm chi phí bán hàng chi nhánh có thể phải gánh chịu một số dư nợ lớn từ phía các đại lý bởi vì hàng thì đã lấy nhiều từ đầu vụ ( lúc nông dân chưa xuống giống ) nhưng đa số các đại lý không đủ tiền thanh toán do vụ mùa chưa kết thúc trong khi đó thời gian công ty cho các đại lý nợ tối đa là 45 ngày, ngoài ra chi nhánh có thể gia hạn cho các đại lý thêm 45 ngày, vậy đại lý có thể thiếu tối đa là 90 ngày. Với khoảng thời gian 90 ngày thì có nơi chỉ vừa mới thu hoạch, có nơi chưa thu hoạch → Các nông dân mua chịu chưa thể thanh toán cho đại lý → Các đại lý không thể thanh toán hết tiền hàng cho chi nhánh → Dư nợ và nợ quá hạn tăng cao. · Đối với hình thức khuyến mãi cộng dồn cuối vụ sẽ tác động mạnh đến các đại lý vào thời điểm gần cuối vụ vì ở thời điểm này các đại lý sẽ gia tăng đặt hàng để hoàn thành kế hoạch trong khi đó nông dân thì không có nhu cầu nhiều do hết vụ → Các đại lý phải ôm hàng lại chờ đến vụ sau để bán → Dư nợ cuối kỳ tại chi nhánh tăng cao. · Bán hàng theo gói hàng sẽ giúp công ty đạt được mục đích bán được đều hàng trong khi đó các đại lý phải lấy thêm một số mặt hàng chậm bán hoặc bán không được, hàng lấy nhiều nhưng bán không được hoặc có bán được thì cũng đa số là bán cho các đại lý cấp hai chậm thanh toán ( những mặc hàng khó bán này thường được bán cho những nông dân mua chịu với lý do loại hàng mà nông dân GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -48- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang yêu cầu đã hết ) → Các đại lý cấp một không đủ tiền để thanh toán hết nợ cho chi nhánh → Dư nợ và nợ quá hạn tăng cao. + Chính sách thu tiền của công ty cũng ảnh hưởng đến doanh số và thu nợ tại chi nhánh vì: · Nếu thời gian cho nợ dài thì nợ trong hạn sẽ cao, nợ quá hạn có thể ít đi nhưng công ty sẽ bị chiếm dụng vốn và có thể bị mất cân đối về mặt tài chính, không đủ tiền để mua nguyên vật liệu hoặc để thanh toán cho đối tác và trang trãi các chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng khi cần thiết. Tuy nhiên nếu thời gian cho nợ dài thì có thể tăng doanh số bán do gánh nặng thanh toán công nợ của các đại lý đối với công ty được giảm nhẹ cho nên các đại lý có thể đặt hàng nhiều hơn. · Nếu thời gian cho nợ ngắn sẽ giúp đảm bảo cân đối tài chính cho công ty nhưng ảnh hưởng xấu đến doanh số bán bởi vì khi đó các đại lý sẽ đặt hàng vừa phải để nhằm đảm bảo thanh toán cho công ty, các đại lý cấp một sẽ chọn lộc những đại lý cấp hai thanh toán tốt để ra hàng, còn các đại lý cấp hai sẽ chọn những nông dân thanh toán tốt để ra hàng, các nông dân mua chịu sẽ bị buộc phải sử dụng các loại thuốc khác ( là những loại thuốc của các công ty đối thủ, họ cho đại lý hoa hồng nhiều hơn và cho thiếu nợ lâu hơn ), do vậy thu nợ trong trường hợp này sẽ hiệu quả hơn nhưng thị phần của công ty có thể bị thu hẹp. - Sự cạnh tranh của các đại lý cấp một với nhau trong quá trình bán hàng cũng tác động không ít tới tình hình công nợ tại chi nhánh và tác động cả việc quản lý giá cả của công ty, các đại lý cấp một sẽ cạnh tranh với nhau trong việc phân phối hàng cho đại lý cấp hai do vậy họ sẽ ưu đãi cho đại lý cấp hai mà họ muốn lôi cuốn dưới hình thức: + Bán chịu nhiều ngày, thậm chí cho đại lý cấp hai thiếu chịu lâu hơn thời gian mà công ty cho phép họ nợ, đều này có thể dẫn đến tình trạng các đại lý cấp một không đủ khả năng thanh toán cho chi nhánh → Nợ quá hạn tại chi nhánh tăng cao. + Bán giá rẽ hơn giá gốc của công ty để thu tiền mặt: Qua trao đổi với lãnh đạo chi nhánh Hậu Giang thì được biết thực tế trên thị trường xảy ra hiện tượng các đại lý cấp một bán hàng cho đại lý cấp hai với giá rẻ hơn giá gốc của công ty bán cho đại lý cấp một. Sở dĩ một số đại lý cấp một làm cái việc nghe tưởng GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -49- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang chừng nghịch lý mà thật sự là hợp lý này là vì các đại lý cấp một này đang có những khoản nợ quá hạn với công ty và cần phải thanh toán ngay do đang chịu lãi suất phạt từ phía công ty, nếu không thanh toán ngay cho công ty thì số tiền nộp phạt càng ngày càng tăng và các đại lý này sẽ không còn lời hoặc thậm chí thua lỗ ( đối với một số mặt hàng ) nếu tiếp tục kéo dài thời gian nợ. Các đại lý cấp một này bán giá rẻ hơn giá gốc của công ty để bảo đảm lợi ích của họ nhưng vô tình đã gây ảnh hưởng lớn đến công ty bởi vì bán hàng theo kiểu đó chính là bán phá giá – là chuyện quan tâm hàng đầu của hầu hết các công ty, nếu việc bán phá giá lan rộng thì các đại lý lân cận đại lý bán phá giá sẽ khó bán được hàng nếu giữ nguyên giá như trước kia nhưng nếu giảm giá thì sẽ không có lời. Do vậy việc bán phá giá sẽ ảnh hưởng dây chuyền và làm cho các đại lý chán nãn với mặt hàng bị phá giá và dần dần sẽ loại bỏ mặt hàng này ra khỏi danh mục mặt hàng của họ gây thiệt hại lớn cho công ty. - Chính sách thưởng phạt trong thanh toán một mặt giúp giảm rủi ro trong thu hồi nợ một mặt làm giảm sự gắn bó giữa đại lý với công ty bởi vì một số đại lý có nguồn tài chính mạnh sẽ trả nợ sớm để được hưởng lãi suất thưởng dẫn đến số tiền thanh toán trước hạn tăng lên ( là dấu hiệu tốt ) thế nhưng một số đại lý khác có tình hình tài chính yếu, bán chịu nhiều → không có khả năng thanh toán đúng hạn nên bị công ty phạt lãi → Số tiền lời từ bán hàng của các đại lý này phải bị chia sẽ bớt bởi phần lãi bị phạt → Các đại lý bất mãn và giảm sự gắn bó với công ty. - Sự quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở và gửi giấy xác nhận công nợ hàng tuần, hàng tháng của chi nhánh đến các đại lý cũng là nhân tố quan trọng trong thu hồi nợ bởi vì nó tạo ra sự quan tâm nhiều hơn của các đại lý đối với các món nợ của họ đối với công ty. Đều này sẽ giúp giảm tỷ lệ nợ quá hạn bởi vì theo như sự tìm hiểu của tôi thông qua các đại lý thì đa số các đại lý đồng thời vừa là đại lý cấp một của Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang vừa là đại lý cấp một của nhiều công ty khác, do đó công việc của các đại lý thì nhiều nhưng ít người quản lý do họ thường là những doanh nghiệp tư nhân nhỏ hoặc ở dạng hộ kinh doanh cá thể cho nên đôi khi công việc bề bộn đã làm cho họ quên mất rằng họ đang có khoản nợ đến hạn đối với công ty, cần phải thanh toán ngay, lúc này sự đôn đốc và nhắc nhở của chi nhánh là rất cần thiết. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -50- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang - Qua thăm dò, tìm hiểu các đại lý và tham khảo ý kiến của Lãnh Đạo chi nhánh Hậu Giang tôi nhận thâý sự đúng hẹn và cách ứng xử của nhân viên thu nợ đối với các đại lý cũng là yếu tố ảnh hưởng không ít tới việc thu hồi nợ. + Sự đúng hẹn ở đây thể hiện ở chỗ khi đại lý điện cho chi nhánh để yêu cầu cho người xuống nhận tiền thì chi nhánh phải cử người đi đúng ngày mà đại lý yêu cầu, không nên để trễ hẹn bởi vì sự chậm trễ sẽ không thu được tiền từ đại lý với lý do họ đã chi cho việc khác vì chi nhánh không cử người xuống đúng hẹn ( đây là kinh nghiệm thu tiền của lãnh đạo chi nhánh Hậu Giang sau nhiều năm công tác ). + Vấn đề ứng xử là vấn đề tâm lý nhưng nếu xử lý không khéo sẽ dẫn đến những bất đồng về quan điểm và có thể dẫn đến những tình huống không mong muốn. Trên thực tế có những đại lý có nợ quá hạn lâu ngày thường có sự lẫn tránh hoặc có những biểu hiện không tự nhiên khi phải tiếp chuyện với nhân viên thu nợ của chi nhánh, do vậy vấn đề quan trọng lúc này là phải làm sao tạo được sự thoải mái cho đại lý khi tiếp chuyện với nhân viên thu nợ và làm cho họ cảm thấy họ vẫn đáng tin cậy và rất cần thiết đối với công ty, muốn thế nhân viên thu nợ cần phải lịch sự, hoà nhã trong khi thu nợ và tuyệt đối không nên có những biểu hiện bất cần đối với đại lý. Làm được những điều vừa nêu không những sẽ giúp chi nhánh thu hồi hết những khoản nợ xấu mà còn có thể giữ được những mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đại lý. - Khả năng tài chính và sự sẵng lòng trả nợ của các đại lý cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nợ tại chi nhánh: Một đại lý không thể coi là thanh toán tốt nếu đại lý đó không có khả năng tài chính vững mạnh hoặc một đại lý có tài chính tốt nhưng luôn trì trệ và không sẵn lòng trả nợ sẽ chính là nhân tố làm cho dư nợ và nợ quá hạn tại chi nhánh tăng lên. Do vậy việc lựa chọn đối tác trong kinh doanh là hết sức quan trọng. - Sự trúng mùa và thất mùa của bà con nông dân cũng là yếu tố hàng đầu tác động tới các khoản nợ phải thu tại chi nhánh bởi vì quá trình thanh toán giữa nông dân với đại lý cấp hai, giữa đại lý cấp hai với đại lý cấp một, giữa đại lý cấp một với công ty và giữa công ty với các đối tác cung cấp hàng cho công ty tạo nên những mắc xích không thể tách rời nhau được. Nếu một trong các mắc xích bị hỏng thì nó sẽ tác động đến toàn bộ dây chuyền. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -51- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang - Chính sách bán hàng – thu tiền và quá trình đôn đốc thu nợ của các đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến thu nợ của chi nhánh và công ty. Nếu các công ty đối thủ lơ là hoặc ở thế bị động trong việc thu nợ thì việc thu nợ của chi nhánh nói riêng và của công ty nói chung sẽ khả quan hơn nếu các chi nhánh thực hiện tốt qui trình thu nợ và ngược lại. 4.2. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. - Hiện nay nền nông nghiệp nước ta, chủ yếu là canh tác theo kiểu nhỏ lẻ thiếu tập trung, không đồng bộ. Chính đều này đã tạo điều kiện cho sâu rầy, dịch hại có điều kiện phát triển đặc biệt đối với hiện tượng bùng phát rầy nâu, Bộ Nông Nghiệp chủ trương nên cắt bớt một vụ lúa để cắt đứt nguồn thức ăn của chúng nhằm đập tan dịch rầy nâu thế nhưng do điều kiện về khí hậu, đất đai, lũ lụt đã làm cho các địa phương xuống giống không đồng loạt Æ Lúc nào rầy cũng có thức ăn do sự di trú và phát tán nhanh của chúng Æ Dịch rầy bộc phát ở nhiều nơi, nông dân phải phun nhiều thuốc cho đồng ruộng nhưng vẫn bị mất mùa dẫn đến một số bà con mất khả năng thanh toán cho đại lý và đại lý thì không thể làm tròn nghĩa vụ với công ty cho nên dù doanh số bán thì có tăng nhiều nhưng thu nợ tại chi nhánh Hậu Giang gặp rất nhiều khó khăn. Điểm khởi đầu cho những khó khăn này bắt đầu vào vụ Đông Xuân 2006-2007, có thể nói đây là vụ mà nợ phải thu biến động theo chiều hướng xấu nhất trong các vụ qua ba năm khảo sát. - Mặc dù có nhiều chương trình khuyến nông hỗ trợ cho bà con nông dân như: Nhịp cầu nhà nông, gặp gỡ và đối thoại, gặp gỡ 4 nhà, cùng nông dân bàn cách làm giàu, cùng nông dân ra đồng… Do công ty và một số công ty khác thực hiện. Các chương trình này đã chuyển tải một khối lượng kiến thức không nhỏ đến với bà con nông dân, tuy nhiên bên cạnh một số nông dân tiến bộ vẫn còn không ít nông dân bảo thủ, thiếu tin tưởng vào các nhà khoa học và các cán bộ kỹ thuật của công ty cho nên đã làm theo ý mình dẫn đến mất mùa do phòng trị bệnh và sâu hại không đúng cách. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là một số nông dân ở rạch rồi do không nghe theo sự chỉ dẫn của lãnh đạo chi nhánh Hậu Giang ( là một kỹ sư nông nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm thực tế về làm ruộng trước khi đến với lĩnh vực nông dược ) về cách phun thuốc trị rầy, lẽ ra phải phun thuốc ở phần nửa thân cây lúa thuốc trở xuống gốc thì mới diệt được rầy ( theo lời khuyên của lãnh đạo chi nhánh Hậu Giang ) thế nhưng một số bà GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -52- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang con lại cười nhạo ngay trong buổi hội thảo nông dân và vẫn kiên quyết làm theo ý mình bằng cách phun trên ngọn lúa Æ Hiệu quả diệt rầy chẳng được là bao và làm cho đồng ruộng bị cháy rầy, đến lúc này bà con mới vỡ lẽ ra là sai và đồng ruộng thì vô phương cứu chữa khi nhìn thấy những đám ruộng lân cận vẫn xanh tốt do tuân thủ cách phun rầy đã được khuyến cáo bởi lãnh đạo chi nhánh Hậu Giang. Qua ví dụ nêu trên ta thấy rằng sự thiếu hiểu biết của một số bà con nông dân cũng là một một yếu tố cấu thành sự mất cân đối trong dây chuyền thanh toán, mà sự mất cân đối của dây chuyền thanh toán chính là kết quả của việc tồn tại những khoản nợ quá hạn tại các chi nhánh của công ty. - Một thực trạng đáng buồn đã, đang và sẽ tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng lớn đến những bà con nông dân thiếu hiểu biết và thiếu vốn đó là: Hiện nay trên thị trường nông dược có rất nhiều hàng nháy, hàng kém chất lượng vẫn đang tồn tại song song với các mặt hàng chính hiệu mà không phải bà con nào cũng nhận ra được, một số mặt hàng nháy được đặt tên gần giống như hàng thiệt gây ngộ nhận cho bà con trong quá trình mua thuốc để phun xịt, những nông dân mua chịu thường không có hoặc có rất ít sự lựa chọn và chủ yếu phải lệ thuộc vào sự hướng dẫn, lèo lái của các đại lý, thông thường những mặt hàng nháy được bán với giá rẻ hơn hàng thiệt chút đỉnh nhưng nếu tiêu thụ được các mặt hàng nháy này các đại lý thường nhận được rất nhiều hoa hồng so với hàng thiệt cho nên nông dân dễ rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang” do mua nhằm thuốc kém chất lượng, một số loại thuốc được bán với giá rẻ hơn vì nồng độ loãng và nếu mua phải loại thuốc này nông dân phải phun 6 bình thuốc cho một công ruộng thay vì 4 bình cho một công và như vậy tính ra thì “ rẻ mà không rẻ “. Việc đưa ra vấn đề vừ nêu tuy không liên quan đến hiệu quả quản lý công nợ tại chi nhánh nhưng đó chính là cơ sở để chi nhánh đề nghị với công ty một số giải pháp liên quan nhằm hỗ trợ, nâng cao nhận thức cho bà con nông dân và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh cho toàn công ty. - Một vấn đề lớn hiện đang được xã hội rất quan tâm đó là vấn đề về môi trường, theo như chương trình Toàn Cảnh Đồng Bằng Sông Cửu Long mà tôi có dịp xem trên kênh CVTV thì hằng năm có khoảng 20.000 tấn phân bón, hoá chất được sử dụng cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đã, đang và sẽ huỷ hoại GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -53- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang nghiêm trọng môi trường sống của chúng ta, tình trạng này hiện nay khó có thể khắc phục được bởi lẽ nước ta là nước ta có diện tích đất nông nghiệp lớn mà trong nông nghiệp muốn trúng mùa thì phải sử dụng phân bón, hoá chất. Tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế sự ô nhiễm môi trường bằng cách nâng cao ý thức sử dụng phân bón và các loại nông dược cho bà con nông dân và do đó công ty đóng một vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường thông qua chương trình Sử Dụng Thuốc An Toàn Và Hiệu Quả. Thiết nghĩ công ty nên tiếp tục duy trì và phát triển những chương trình tương tự như thế để nhằm vừa góp phần phát triển kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường. 4.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ VÀ GIA TĂNG DOANH SỐ. 4.3.1. Về phía chi nhánh. - Thường xuyên thông báo tình hình công nợ cho các đại lý đặc biệt là những khoản nợ đến hạn và quá hạn nhằm tạo cho đại lý luôn có sự quan tâm đúng mức đối với các khoản nợ của họ đối với công ty. - Thực hiện đối chiếu công nợ định kỳ hàng tháng để phòng ngừa rủi ro tranh cãi bởi vì nếu lỡ các đại lý quản lý sổ sách không cẩn thận thì sẽ dễ dẫn đến sự quên lãng, khi đó biên bản đối chiếu công nợ sẽ là căn cứ pháp lý hữu hiệu. - Lãnh đạo chi nhánh cần phải truyền đạt kinh nghiệm cho các nhân viên mới và luôn nhắc nhở các nhân viên về những kinh nghiệm mà mình đã từng trãi trong quá trình thu tiền nợ của các đại lý để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công nợ tại chi nhánh nói riêng và toàn công ty nói chung. - Đối với những khoản nợ quá hạn của vụ Đông Xuân 2006-2007 thì chi nhánh phải đề nghị công ty cho phép các đại lý nằm trong vùng bị rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá nặng được gia hạn nợ bởi vì hầu hết các đại lý này phải bán chịu cho các nông dân bị thất mùa. - Đối với các đại lý có doanh số lớn thì chi nhánh nên đề nghị với công ty để có sự uyển chuyển, linh hoạt và hợp lý về chính sách thưởng phạt trong thanh toán. Đối với các đại lý này chúng ta có thể giảm nhẹ tiền phạt đối với các khoản nợ quá hạn và tăng tiền thưởng đối với các khoản nợ thanh toán trước hạn nếu doanh số bán của họ tăng lên so với kỳ trước để nhằm khích lệ họ, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa đại lý với chi nhánh và công ty. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -54- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang - Chi nhánh phải thường xuyên thu thập thông tin của các đối thủ thông qua các đại lý về chính sách bán hàng-thu tiền của họ để kịp thời báo cáo về công ty để công ty thực hiện các điều chỉnh hợp lý, hữu hiệu trong việc bán hàng và thu tiền. - Khi chi nhánh mở mới đại lý cấp một phải chọn lọc những đại lý có tình hình tài chính tốt và phải tiếp tục thực hiện thủ tục thế chấp nhằm đảm bảo an toàn cho những món nợ về sau. - Tiếp tục thực hiện tốt công tác chuyển giao kỹ thuật: Canh tác, phòng trị dịch bệnh sâu hại cho bà con nông dân ở địa bàn nhằm giúp cho bà con nông dân nắm bắt được kỹ thuật để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác được tốt hơn bởi vì nông dân có trúng mùa thì việc thu hồi nợ mới đạt hiệu quả cao. - Song song với việc chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân thì chi nhánh cần phải giúp cho bà con nhận dạng các loại hàng nháy, hàng kém chất lượng để bà con có thể chủ động trong việc mua thuốc phun xịt cho đồng ruộng để đảm bảo nâng cao hiệu quả phòng trừ và có được một vụ mùa bội thu. - Chi nhánh phải luôn tuân thủ thời gian giao hàng và thu nợ theo như yêu cầu đã thoả thuận đối với các đại lý nhằm góp phần nâng cao uy tín công ty và đảm thu hồi nợ được đúng hạn. 4.3.2. Về phía công ty - Tiếp tục giành một khoản ngân sách nhất định cho các chương trình khuyến nông để góp phần nâng cao khả năng nhận thức của nông dân trong quá trình canh tác đặc biệt là những nông dân ở những vùng sâu vùng xa, góp phần cùng nông dân làm giàu bởi vì nông dân có khá thì công ty mới vững. - Thực hiện gia hạn nợ cho các đại lý ở những vùng canh tác gặp phải thiên tai, dịch bệnh bởi vì nếu công ty làm được như vậy là công ty đã góp phần chia sẽ một phần khó khăn và rủi ro với nông dân và các đại lý, và đều này sẽ nuôi lớn dần sự gắn bó giữa nông dân và đại lý, giữa đại lý và công ty. - Trên cơ sở các thông tin do các chi nhánh cung cấp thì công ty cần phải đề ra những chính sách bán hàng – thu tiền sao cho phù hợp với từng vùng, từng miền, và từng vụ mùa. Đặc biệt là chính sách phạt lãi suất đối với các đại lý có nợ quá hạn sẽ tạo ra áp lực dẫn đến tình trạng phá giá đối với một số mặt hàng do GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -55- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang vậy có thể nói đây là con dao hai lưỡi, trong quá trình áp dụng công ty nên thận trọng và cần có sự điều chỉnh linh hoạt để chống lại tình trạng phá giá. Cụ thể hơn là công ty không nên áp dụng chính sách phạt lãi thanh toán trễ hạn ở những nơi thường xuyên xảy ra chuyện phá giá. - Phải tiếp tục phát triển mới các loại giống kháng rầy trong thời gian tới để giúp nông dân đối phó với dịch rầy đang hoành hành nghiêm trọng tại nước ta bởi vì góp phần giải quyết khó khăn của bà con nông dân chính là tháo gỡ khó khăn của công ty trong quá trình thu nợ. - Thay vì nổ lực gia tăng doanh số bằng “lực đẩy” thông qua các hình thức chi khuyến mãi như: Khuyến mãi cộng dồn cuối vụ, khuyến mãi từng lần nhận, khuyến mãi theo gói hàng thì tôi nghĩ công ty nên tăng cường “lực hút” bằng cách khuyến mãi trực tiếp đến nông dân, tăng cường quảng cáo, hội thảo và liên kết với các đài truyền hình địa phương để thực hiện các chương trình khuyến nông nhằm thu hút sự quan tâm của nông dân đối với các sản phẩm của công ty. Nếu làm được như vậy tôi tin rằng tình hình nợ quá hạn tại các chi nhánh nói riêng và tại công ty nói chung sẽ được cải thiện đáng kể bởi vì khi đó các đại lý sẽ bớt tích trữ hàng ( Việc tích trữ hàng là để được chi khuyến mãi nhiều hơn nhưng nợ quá hạn của các đại lý đối với công ty lại tăng cao do các đại lý không đủ khả năng thanh toán ) và doanh số của công ty vẫn có thể tăng cao bởi vì công ty đã kéo được nông dân về phía mình. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -56- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Qua việc phân tích, đánh giá tình hình quản lý công nợ tại chi nhánh Hậu Giang thông qua các chỉ tiêu tài chính và phân tích chi tiết tình hình nợ quá hạn của từng đại lý trong ba năm 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007 đã giúp chi nhánh có cái nhìn khái quát và chi tiết về thực tế hoạt động bán hàng, thu tiền bán hàng và nguồn tài chính của từng khách hàng cũng như thấy được sự khác biệt trong thu hồi nợ và doanh số bán giữa vụ Hè Thu và Vụ Đông Xuân. Ngoài ra việc xác định các nhân tố ảnh hưởng cũng như tồn tại và nguyên nhân và việc đưa ra các giải pháp tôi hy vọng có thể giúp được chi nhánh Hậu Giang nói riêng và Công ty nói chung tìm ra được những giải pháp hữu hiệu hơn cho chính sách bán hàng và thu tiền tại công ty, về phía chi nhánh tôi hy vọng với những đề xuất của mình chi nhánh có thể tham khảo vận dụng vào quá trình quản lý công nợ tại chi nhánh góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý công nợ và có thể đưa ra những quyết định linh hoạt, phù hợp với sự biến động liên tục của thị trường và mùa vụ. Nhìn chung kết quả kinh doanh và quản lý công nợ tại chi nhánh Hậu Giang qua ba năm nghiên cứu là tương đối tốt tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới đặc biệt là kể từ vụ Đông Xuân 2006-2007 trở đi do mùa vụ thất bát đã khiến cho dư nợ và nợ quá hạn tại chi nhánh tăng cao hơn bao giờ hết do đó chi nhánh cần phải giám sát chặt chẽ quá trình thu nợ, mặt khác cần phải hoạt động nhiều hơn để giúp nông dân bảo vệ mùa màng thông qua các chương trình “Hội Thảo Đầu Bờ” và chương trình “Cùng Nông Dân Ra Đồng”. Tóm lại quản lý công nợ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty. 5.2. KIẾN NGHỊ Tôi thấy hiện nay việc tổ chức vận chuyển thiết bị máy móc và tài liệu phục vụ hội thảo ở chi nhánh Hậu Giang vẫn còn rất khó khăn và dễ xảy ra rủi ro đỗ vỡ do việc vận chuyển chủ yếu được thực hiện bằng xe gắn máy, mặt khác việc vận chuyển bằng xe gắn máy như vậy cũng sẽ làm giảm vị thế của Công ty dưới cái nhìn của bà con nông dân và các đại lý do vậy chi nhánh Hậu Giang cần liên kết chặt chẽ với chi nhánh Cần Thơ trong việc sử dụng xe ô tô phục vụ cho công GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -57- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang tác hội thảo và kể cả công tác bán hàng. Bênh cạnh đó hai cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm tại chi nhánh trong đó có một người kim lãnh đạo chi nhánh cần phải sâu sát các nhân viên mới vào để phục vụ cho dự án “ Cùng Nông Dân Ra Đồng “ do công ty giao phó để thực hiện tốt mục tiêu mà dự án đã đề ra bởi vì các nhân viên mới vào này đều là những nhân viên mới ra trường nên kinh nghiệm và sự hiểu biết thực tế chưa cao do vậy sự nhắc nhở và hướng dẫn kịp thời của những người đi trước là rất quan trọng. - Kiến nghị công ty nên có những chính sách để hỗ trợ cho các đại lý đến nhận hàng tại chi nhánh bởi vì khi đó công ty đã tiết kiệm được khoản chi phí giao hàng cho đại lý. Khoản hỗ trợ này vừa có thể bù đắp một phần chi phí cho đại lý vừa tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa đại lý với công ty. Ngoài ra trong mọi chính sách của mình công ty cần phải luôn có sự linh hoạt hoá vấn đề dựa trên những diễn biến thực tế chứ không nên cứng nhắc. Áp dụng sự linh hoạt này vào thực tế công ty nên giảm lãi phạt chậm trả đối với một số đại lý có nhiều cải thiện trong thanh toán thay vì giữ nguyên mức phạt lãi như đã qui định trong chính sách thu tiền mà công ty đã công bố. - Phải có những chế độ đãi ngộ hợp lý cho các đại lý lớn vào những dịp lễ, tết để giữ chân họ bởi vì theo như được biết thì trong dịp tết nguyên đáng năm vừa rồi công ty chỉ tặng cho các đại lý cấp một mỗi đại lý một bộ tách trà. Nếu đem phần quà này so với quà của các công ty đối thủ giành cho đại lý thì thật không tương xứng, các đại lý bán hàng cho các công ty đối thủ với doanh số ít hơn nhiều so với doanh số mà họ bán cho công ty nhưng lại được nhận quà nhiều hơn. Việc tặng quà vào dịp tết mặc dù không có thoả thuận hay qui định trong bất kỳ một văn bản nào nhưng dần dần nó đã trở thành “ Luật bất thành văn “ không chỉ ở Việt Nam mà còn là thông lệ ở nhiều nước khác trên thế giới, do vậy tôi thiết nghĩ công ty nên lưu ý đến vấn đề này để nhằm gìn giữ và phát triển mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn giữa công ty và các đại lý. - Tiếp tục tìm kiếm đối tác nước ngoài đặc biệt là các đối tác cung cấp các loại thuốc bảo vệ thực vật dạng vi sinh và những dạng khác nhưng ít hoặc không gây ảnh hưởng đến môi trường nhằm thực hiện tốt chủ trương của đảng và nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -58- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang - Để khống chế cũng như khắc phục hậu quả của dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá chính phủ cần tăng cường ngân sách hỗ trợ cho các nông dân có đồng ruộng bị tiêu huỷ để nông dân an tâm tiếp tục canh tác, tiếp tục duy trì và tăng cường các chương trình khuyến nông để nâng cao nhận thức cho nông dân về kỹ thuật canh tác và phòng ngừa sâu rầy, dịch bệnh. Ngoài ra Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói chung và chính quyền địa phương nói riêng cần phải đẩy mạnh công tác khuyến cáo nông dân trong việc cắt bớt một vụ lúa và áp dụng luân canh vào trong sản xuất nông nghiệp để đập tan dịch rầy nâu đã và đang hoành hành tại nước ta. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -59- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................1 GIỚI THIỆU .....................................................................................................................1 U 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ: .......................................................................................................1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu...................................................................................1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiển..........................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu cụ thể................................................................................................2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:....................................................................................2 1.3.1. Không gian......................................................................................................2 1.3.2. Thời gian .........................................................................................................2 CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................4 U 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN........................................................................................4 2.1.1 Các khái niệm.................................................................................................4 2.1.2. Giới thiệu về kế toán phải thu .......................................................................5 2.1.3. Công thúc sử dụng để phân tích......................................................................7 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................8 U 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................8 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................8 CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................10 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG – CHI NHÁNH LONG MỸ, HẬU GIANG .........................10 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG. .10 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................10 3.1.2. Cơ cấu tổ chức..............................................................................................12 3.1.3. Lĩnh vực họat động .......................................................................................12 3.1.4. Đặc thù kinh doanh của ngành ......................................................................13 3.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG TẠI HẬU GIANG..................................................................................14 3.2.1.Lịch sử hình thành..........................................................................................14 3.2.2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................15 3.2.4. Thuận lợi và khó khăn...................................................................................15 3.3. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. .........................................................................................18 3.3.1.Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua ba năm 2004, 2005 và 2006 .18 3.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua ba năm 2004, 2005 và 2006. ..........................................................................................................18 3.4. CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VÀ THEO DÕI CÔNG NỢ TẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG. .............................................................................................................19 3.4.1. Mô tả trình tự và cách thức hạch toán...........................................................19 3.4.2. Đánh giá công tác hạch toán và theo dõi công nợ.........................................21 3.5. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM 2004, 2005 VÀ 2006. .......................................................................21 3.5.1. Sự cần thiết của chính sách bán hàng – thu tiền ...........................................21 3.5.2. Mô tả chính sách bán hàng và thu tiền..........................................................22 3.5.3. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của chính sách bán hàng và thu tiền của công ty.....................................................................................................................25 3.6. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HỒI NỢ TẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG QUA BA NĂM 2004, 2005 VÀ 2006. .................................................................................28 3.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG........................................................................................................................32 GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -60- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang 3.7.1.Phân tích sự biến động công nợ giữa hai vụ Hè Thu và Đông Xuân trong từng năm..........................................................................................................................32 3.7.2. So sánh công nợ cùng kỳ qua ba năm theo mùa vụ. .....................................40 3.7.3. Đánh giá tình hình thanh toán của các đại lý. ...............................................45 CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................48 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM...............................48 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ, ........................................................48 GIA TĂNG DOANH SỐ ................................................................................................48 4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THU HỒI NỢ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG................................48 4.2. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN.........................................................................52 4.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ VÀ GIA TĂNG DOANH SỐ. ....................................................................................54 4.3.1. Về phía chi nhánh..........................................................................................54 4.3.2. Về phía công ty .............................................................................................55 CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................57 5.1. KẾT LUẬN..........................................................................................................57 .........................................................................................................57 5.2. KIẾN NGHỊ GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -61-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật an giang-chi nhánh long mỹ, tỉnh hậu giang.pdf
Luận văn liên quan