Nhận thức được vai trò và lợi ích của TMĐT, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những hoạt động mà doanh nghiệp cần chú trọng tới là e_marketing nói chung và xúc tiến TMĐT nói riêng. Xúc tiến TMĐT có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả ứng dụng TMĐT cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều cốt yếu là doanh nghiệp ứng dụng, kết hợp những công cụ xúc tiến TMĐT như thế nào cho phù hợp với chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh chung của mình nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
72 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng triển khai xúc tiến thương mại điện tử tại sàn giao dịch Vnemart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân tích phương sai nhiều chiều, phân tích nhân tố, phân tích nhóm tổ).
SPSS có một giao diện giữa người và máy rất đơn giản để tạo ra các đồ thị và khi đã tạo được một đồ thị, nhờ giao diện này mà người sử dụng có thể tuỳ ý hiệu chỉnh đồ thị cũng như hoàn thiện chúng. Các đồ thị có chất lượng rất cao và có thể dán vào các tài liệu khác, thí dụ như Word hoặc Powerpoint.
Nhược điểm:
SPSS không có những công cụ quản lý dữ liệu thật mạnh.SPSS xử lý mỗi file dữ liệu ở một thời điểm và không phải là rất mạnh khi thực hiện các nhiệm vụ phân tích cần làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc. Các file dữ liệu có thể có đến 4096 biến và số lượng bản ghi chỉ bị giới hạn trong dung lượng của đĩa cứng.
Cái yếu nhất của SPSS là khả năng xử lý đối với những vấn đề ước lượng phức tạp và do đó khó đưa ra được các ước lượng sai số đối với các ước lượng này. SPSS cũng không hỗ trợ các công cụ phân tích dữ liệu theo lược đồ mẫu.
Yếu về một số thủ tục thống kê như phương pháp ước lượng mạnh và thiếu vắng phương pháp phân tích dữ liệu theo lược đồ mẫu.
Sử dụng phần mềm SPSS với các tiêu chuẩn đo lường: trọng số trung bình, tần suất xuất hiện, độ lệch tiêu chuẩn.
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart.
3.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart.
Vnemart được thành lập bởi VCCI nhằm mục tiêu tạo cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông qua internet. Doanh nghiệp có thể thực hiện toàn bộ giao dịch trực tuyến từ những bước đầu tiên là tìm kiếm thông tin, hỏi hàng cho tới bước đặt hàng và thanh toán. Các doanh nghiệp tham gia sàn được cung cấp thông tin về thị trường và các vấn đề về luật pháp, thực tiễn thương mại tại mỗi quốc gia để qua đó tìm kiếm thêm đối tác thương mại và cơ hội kinh doanh. VNemart cung cấp thông tin thương mại qua 40.000 trang thông tin về mô hình kinh doanh, đầu tư, pháp lý Việt Nam; CSDL luật thương mại Việt Nam và quốc tế; hồ sơ các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU, ASEAN. Đồng thời, VNemart cũng có thông tin về thị trường Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài (buying from Vietnam) giới thiệu đất nước, con người, các quy định về thuế, hải quan, ngân hàng, đặc điểm văn hóa của người Việt..., giúp khách hàng nước ngoài hiểu rõ hơn về kinh tế và con người Việt Nam.
Hiện nay Vnemart đang sử dụng một số công cụ xúc tiến TMĐT và đạt được những thành công nhất định. Những công cụ xúc tiến TMĐT Vnemart đang sử dụng là: quảng cáo trực tuyến dưới các hình thức thư điện tử, banner tương tác, tài trợ nội dung, lựa chọn vị trí; marketing trực tiếp dưới các hình thức email marketing, marketing lan truyền; marketing quan hệ công chúng điện tử dưới hình thức tổ chức các sự kiện trực tuyến; xúc tiến bán hàng điện tử dưới hình thức tổ chức chương trình khuyến mại. Tuy nhiên, hiện tại sàn vẫn chưa có chương trình xúc tiến TMĐT hỗn hợp, những công cụ xúc tiến TMĐT mà sàn áp dụng còn rời rạc nên chưa thực sự đạt được hiệu quả trong hoạt động xúc tiến. Chỉ khi các công cụ xúc tiến TMĐT được triển khai một cách đồng bộ thì các công cụ này mới có thể hỗ trợ, tác động lẫn nhau mới phát huy được hết hiệu quả thực sự của cả chương trình xúc tiến TMĐT.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động xúc tiến, sàn giao dịch Vnemart luôn chủ trương tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả. Chính vì vậy một số hoạt động xúc tiến với chi phí thấp đã được triển khai. Trong đó có hình thức quảng cáo trực tuyến thông dưới hình thức banner quảng cáo tương tác. Vnemart trao đổi các banner quảng cáo tương tác với các thành viên, đối tác của mình. Vnemart sẽ giành 1 vị trí banner trên trang web của mình cho đối tác và ngược lại, đối tác cũng sẽ giành 1 vị trí đặt banner tương tự cho Vnemart trên trang web của họ. Đối với các thành viên, Vnemart sẽ thỏa thuận với thành viên đặt banner của mình trên trang chủ website của thành viên. Thỏa thuận này được đưa ra trong bản đăng ký làm thành viên tham gia sàn giao dịch. Bằng cách thức này, Vnemart tiết kiệm được chi phí quảng cáo khá lớn khi mà chi phí quảng cáo trên các báo điện tử có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra Vnemart cũng cho thuê vị trí đặt banner quảng cáo trên website của mình nhằm tăng doanh thu.
Một công cụ xúc tiến nữa cũng được áp dụng thường xuyên tại sàn giao dịch Vnemart là email marketing. Vnemart thường gửi những newsletter, thông tin về các chương trình khuyến mại, miễn phí của sàn thông qua email đến các doanh nghiệp thành viên cũng như tập khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Vnemart cũng đăng ký quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo. Tuy nhiên việc ứng dụng chưa thực sự hiệu quả. Khi bạn đánh chữ vnemart vào các công cụ tìm kiếm này thì website của sàn sẽ hiện ở vị trí đầu tiên. Tuy nhiên khi đánh các cụm từ như “sàn giao dịch TMĐT” hay “sàn b2b” thì không thấy hiện trang web của sàn.
Đối với hình thức marketing lan truyền, Vnemart thường gửi email tới các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng mỗi khi có chương trình khuyến mãi, miễn phí hay có những thông tin về triển lãm, hội chợ. Các hiệp hội, ngành hàng sẽ forward lại cho các doanh nghiệp thành viên.
Các hình thức xúc tiến còn lại như tài trợ nội dung, tổ chức sự kiện trực tuyến cũng đã và đang được sàn ứng dụng nhưng còn ít và chưa thực sự hiệu quả như mong đợi.
3.2.2. Đánh giá các nhân tố môi trường tác động đến khả năng ứng dụng và hiệu quả ứng dụng xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart.
3.2.2.1. Môi trường bên ngoài:
Nhân tố luật pháp:
Tới cuối năm 2008 khung pháp lý cho TMĐT tại Việt Nam có thể nói đã tương đối hoàn thiện, với nền tảng chính là những văn bản quy phạm pháp luật thuộc hệ thống Luật Giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng tạo nên một hành lang pháp lý khá thuận lợi cho việc triển khai các khía cạnh liên quan đến hạ tầng công nghệ thông tin của hoạt động ứng dụng TMĐT. Ngoài Luật và những Nghị định khung, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang tiếp tục nghiên cứu để ban hành các văn bản dưới Luật nhằm điều chỉnh từng lĩnh vực ứng dụng TMĐT đặc thù của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy đã có những bước tiến mới như vậy nhưng theo giới kinh doanh, hành lang pháp lý vẫn còn là rào cản cho sự phát triển TMĐT nói chung và xúc tiến TMĐT. Do đặc thù là một bên trung gian kết nối giữa các doanh nghiệp, dù ít hay nhiều Vnemart cũng không tránh khỏi những rủi ro gặp phải trong quá trình hoạt động. Sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp giúp Vnemart có thể hoàn thiện được các hoạt động của mình, giảm thiểu các rủi ro và có cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các bên nếu có.
Đối với xúc tiến TMĐT nói riêng thì sự hoàn thiện về mặt luật pháp là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay ngoài Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác, Việt Nam chưa có thêm Nghị định nào quy định tính pháp lý của các hoạt động xúc tiến.
Công nghệ:
Công nghệ là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới TMĐT nói chung và xúc tiến TMĐT nói riêng. Các yếu tố kỹ thuật công nghệ trong TMĐT bao gồm: đường truyền, tích hợp các phương tiện truyền thông đa phương tiện tốc độ cao, sự phát triển của các hệ thống phần mềm.
Là một sàn giao dịch B2B, Vnemart cung cấp cho thành viên một website độc lập có quyền quản trị và cập nhật nội dung liên tục, có giao diện và tính năng như một website độc lập và nhiều dịch vụ tiện ích khác. Vì vậy nền tảng công nghệ tốt là yếu tố sống còn đối với sàn Vnemart. Nền tảng công nghệ tốt không chỉ giúp Vnemart duy trì hoạt động của sàn, đảm bảo mức độ bảo mật, an toàn ở mức tốt nhất mà còn giúp sàn giảm chi phí trong hoạt động xúc tiến. Tuy nhiên công nghệ lại luôn thay đổi với tốc độ rất nhanh nên chi phí cho ứng dụng công nghệ thông tin mới lại tăng cao.
Kinh tế:
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thực sự hội nhập thị trường toàn cầu. Trong môi trường toàn cầu rộng lớn như vậy, việc ứng dụng TMĐT là một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Nó không những giúp doanh nghiệp giảm thiểu các loại chi phí mà còn có thêm nhiều cơ hội kinh doanh với các đối tác trên toàn cầu. Hơn nữa trong nền kinh tế đang suy thoái hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng chuyển sang tham gia sàn giao dịch và thực hiện các hoạt động xúc tiến trực tuyến nhằm tiết kiệm chi phí.
Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay ở Việt Nam còn có khoảng hơn 20 sàn giao dịch khác (Theo kết quả rà soát hơn 40 sàn TMĐT B2B được liệt kê trong năm 2007, đã có 16 sàn ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh trong năm 2008) trong đó có 1 số sàn giao dịch được thành lập chưa lâu nhưng đã có những thành công đáng kể như ECVN(thành lập năm 2005), Gophatdat (thành lập năm 2006) với hơn 33000 thành viên... Ngoài ra Alibaba_một trong những sàn TMĐT B2B hàng đầu thế giới với tổng tài sản lên tới 2,5 tỷ USD, trong đó Yahoo chiếm 40% cũng quan tâm mở rộng thị trường tại Việt Nam. Alibaba đã lựa chọn Vinalink là đối tác chính thức tại Việt Nam, được quyền cung cấp các công cụ của Alibaba trên hệ thống website của mình. Như vậy bối cảnh cạnh tranh trong ngành kinh doanh cổng thông tin ngày càng gay gắt. Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như vậy yêu cầu đặt ra đối với Vnemart là cần phải cải tiến chất lượng, mở rộng tính năng và nâng cao tính chuyên nghiệp của dịch vụ đồng thời phải có những chương trình xúc tiến TMĐT thật sự nổi bật để quảng bá sâu rộng hình ảnh của sàn tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3.2.2.2. Môi trường bên trong:
Nguồn nhân lực:
Trong năm 2008, một vấn đề có ảnh hưởng xuyên suốt từ mức độ sẵn sàng, triển khai và hiệu quả ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp là nguồn nhân lực TMĐT. Theo báo cáo TMĐT năm 2008, xét mối tương quan giữa cán bộ chuyên trách và doanh thu từ TMĐT, 77,2% trong số doanh nghiệp có xu hướng doanh thu giảm và 70% trong số doanh nghiệp có doanh thu không thay đổi không có cán bộ chuyên trách về TMĐT. Trong khi đó 56% trong số doanh nghiệp có doanh thu từ TMĐT tăng là các doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT có xu hướng tăng doanh thu từ TMĐT một cách rõ rệt.
Hình 3.1: Tầm quan trọng của cán bộ chuyên trách TMĐT thể hiện trong xu hướng doanh thu của doanh nghiệp (nguồn: báo cáo TMĐT 2008).
Như vậy có thể thấy việc có cán bộ chuyên trách về TMĐT đem lại lợi ích thực sự đối với các doanh nghiệp trong việc ứng dụng TMĐT. Không nằm ngoài quy luật đó, trong xúc tiến TMĐT của doanh nghiệp cũng rất cần một đội ngũ cán bộ chuyên trách có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
Hiện tại, tại sàn giao dịch Vnemart mới chỉ có 4 cán bộ thuộc phòng TMĐT đảm nhiệm tất cả các công việc trên sàn. Do lượng cán bộ chuyên trách ít, lại đảm nhiệm nhiều công việc, chưa có chuyên môn sâu về lĩnh vực xúc tiến TMĐT nên ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả của các xúc tiến TMĐT.
Tài chính:
Nguồn lực tài chính có ảnh hưởng lớn tới việc triển khai, thực thi và hiệu quả xúc tiến TMĐT tại mỗi doanh nghiệp. Tại sàn giao dịch Vnemart, chi phí cho các xúc tiến TMĐT chiếm khoảng 10% tổng doanh thu.
3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm
Phiếu điều tra bao gồm 17 câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế nhằm thu thập thông tin về thực trạng xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart. Đối tượng điều tra là các nhân viên phòng TMĐT tại Viện tin học doanh nghiệp và các cán bộ phụ trách các sàn giao dịch khác của Viện như: Việt Nam_Trung Quốc, Việt Nam_Châu Phi…
Hiện nay tại sàn giao dịch Vnemart đã có văn bản chính thức về việc áp dụng chương trình xúc tiến TMĐT. Sàn đã áp dụng thư điện tử và email marketing trong xúc tiến TMĐT của mình. Có 56,3% số nhân viên được phát phiếu điều tra có chung ý kiến cho rằng việc áp dụng các công cụ này chưa đạt hiệu quả như mong đợi, 43,8% còn lại cho rằng việc triển khai các công cụ xúc tiến đã đạt được hiệu quả cao.
Thư điện tử
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Vvalid
Triển khai nhưng chưa hiệu quả
9
56.3
56.3
56.3
Triển khai đạt hiệu quả cao
7
43.8
43.8
100.0
Total
16
100.0
100.0
Bảng 3.1:Đánh giá hiệu quả ứng dụng thư điện tử tại sàn giao dịch Vnemart
Thư điện tử
Hình 3.2: Đánh giá hiệu quả ứng dụng thư điện tử tại sàn giao dịch Vnemart
Xu hướng quảng cáo trực tuyến không dây và qua SMS đang ngày càng phổ biến trên thế giới và bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên những hình thức xúc tiến này chưa được Vnemart triển khai trong xúc tiến TMĐT của sàn. Trong hình thức quảng cáo không dây chỉ có 18.7% số người được điều tra có ý kiến cho rằng sẽ triển khai hình thức quảng cáo này trong tương lai, còn hình thức SMS thì sàn vẫn chưa có định hướng triển khai trong tương lai.
Quảng cáo không dây
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
VValid
Chưa triển khai
13
81.3
81.3
81.3
Định hướng
3
18.7
18.7
100.0
Total
16
100.0
100.0
Bảng 3.2: Đánh giá hiệu quả ứng dụng quảng cáo không dây tại sàn giao dịch Vnemart
Quảng cáo không dây
Hình 3.3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng quảng cáo không dây tại sàn giao dịch Vnemart
Với hình thức quảng cáo trực tuyến qua hình thức banner tương tác thì cũng có 75% ý kiến cho rằng việc triển khai vẫn chưa đạt hiệu quả cao, 25% còn lại thì lại cho rằng có hiệu quả cao. Nhìn chung thì việc triển khai hình thức này của sàn vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong đợi.
banner tương tác
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
VValid
Triển khai nhưng chưa hiệu quả
12
75.0
75.0
75.0
Triển khai đạt hiệu quả cao
4
25.0
25.0
100.0
Total
16
100.0
100.0
Bảng 3.3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng banner tương tác tại sàn giao dịch Vnemart
Hình 3.4. Đánh giá hiệu quả ứng dụng banner tương tác tại sàn giao dịch Vnemart
Lựa chọn vị trí
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Triển khai nhưng chưa hiệu quả
11
68.8
68.8
68.8
Triển khai đạt hiệu quả cao
5
31.2
31.2
100.0
Total
16
100.0
100.0
Bảng 3.4: Đánh giá hiệu quả ứng dụng công cụ xúc tiến lựa chọn vị trí tại sàn giao dịch Vnemart
Với hình thức quảng cáo trực tuyến bằng công cụ lựa chọn vị trí và quan hệ công chúng điện tử thông qua việc tổ chức sự kiện trực tuyến thì lại có 2 chiều ý kiến trái ngược nhau, 68.8% cho rằng việc triển khai các hình thức này thực sự có hiệu quả cao, 31.2% còn lại lại cho rằng chưa đạt hiệu quả.
Ngân sách chi cho xúc tiến TMĐT hàng năm chiếm khoảng 5% - 10% tổng doanh thu của sàn theo ý kiến của 62.5% số nhân viên được phát phiếu điều tra. 37.5% còn lại cho rằng khoản chi phí này chiếm trên 10% tổng doanh thu của sàn. Doanh thu của sàn thu được từ các nguồn: phí tham gia thành viên và phí quảng cáo. Mức phí thành viên được thu hàng năm áp dụng với thành viên Pro và thành viên Gold. Mức phí cụ thể đối với từng loại thành viên: Pro là 50USD/ năm, Gold là 150USD/ năm. Có thể nói đây là mức phí khá mềm so với các sàn giao dịch khác.
Ngân sách
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
5%-10%
10
62.5
62.5
62.5
>10%
6
37.5
37.5
100.0
Total
16
100.0
100.0
Bảng 3.5: Ngân sách chi cho xúc tiến TMĐT
Mục tiêu của sàn khi ứng dụng các công cụ xúc tiến TMĐT nhằm tăng doanh thu, tăng số lượng thành viên tham gia sàn và quảng bá hình ảnh của sàn trong và ngoài nước.
3.4. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
Doanh thu của sàn thu được từ các nguồn: phí tham gia thành viên và phí quảng cáo. Mức phí thành viên được thu hàng năm áp dụng với thành viên Pro và thành viên Gold. Mức phí cụ thể đối với từng loại thành viên: Pro là 50USD/ năm, Gold là 150USD/ năm. Có thể nói đây là mức phí khá mềm so với các sàn giao dịch khác. Phí đặt banner quảng cáo trên sàn dao động từ 20 – 550 USD/ tháng tùy theo loại là logo hay banner, kích cỡ banner, webpage đặt banner.
Hình 3.5: Mối tương quan giữa doanh thu và chi phí xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh)
Thông qua đồ thị trên ta có thể thấy khi sàn tăng chi phí cho xúc tiến TMĐT thì doanh thu của sàn cũng tăng lên.
Tháng 3/2009, Vnemart đã tiến hành triển khai chương trình miễn phí: “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ”. Vnemart đã tiến hành gửi 215 email tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có trụ sở tại Hà Nội. Trong số 215 email gửi đi thì có 36 email hồi đáp đăng ký tham gia chương trình. Như vậy:
Số email trả lời của khách hàng
Tỷ lệ phản hồi của khách hàng =
Số email doanh nghiệp gửi tới khách hàng
Tỷ lệ phản hồi = 36/215 = 0.1674 tức 16,74%
Theo kết quả nghiên cứu của Business 2.0 được công bố cuối năm 2008, các bức thư quảng cáo tiếp thị dựa trên sự cho phép đã nhận được tỷ lệ trả lời là 11,5 %. Như vậy, với tỷ lệ phản hồi là 16,74% thì chương trình email marketing đã được Vnemart ứng dụng mang lại hiệu quả khá tốt.
Vnemart cũng đặt banner quảng cáo trên website của các thành viên và đối tác. Trong đó có website Đây là website hàng đầu về thông tin kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều doanh nghiệp Việt Nam truy cập. Vì vậy đây là 1 website thích hợp để đặt banner của Vnemart. Theo thống kê, trong tháng 3 năm 2009, có 5238 lượt truy cập vào website trong đó có 161 lượt click vào banner của Vnemart. Như vậy:
số lượt click vào quảng cáo
CTR =
số người truy cập website
hay CRT = 121/5238 = 0.0231 hay 2.31%
Thường thì một banner quảng cáo được xem là tốt khi có tỷ lệ nhấn chuột lớn hơn 5%. Sở dĩ tỷ lệ click chuột vào banner của Vnemart còn thấp như vậy là vì banner của Vnemart còn rất đơn giản, chỉ có logo chữ “Vnemart” mà không có thêm bất kì thông tin nào về lĩnh vực hoạt động của sàn. Hơn nữa vị trí đặt banner khá khiêm tốn, nằm ở vị trí cuối cùng của phần dành cho quảng cáo, banner chỉ được thấy khi kéo thanh cuốn xuống
CHƯƠNG 4:
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI SÀN GIAO DỊCH VNEMART
Các phát hiện và kết luận qua quá trình nghiên cứu việc triển khai xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart.
4.1.1. Những kết quả đã đạt được từ triển khai xúc tiến TMĐT.
Thời gian gần đây, Vnemart rất chú trọng tới việc ứng dụng và triển khai xúc tiến TMĐT nhằm tăng số lượng thành viên tham gia sàn, tăng doanh thu và quảng bá hình ảnh sàn.
Vnemart thường xuyên gửi những newsletter đến các doanh nghiệp thành viên. Các newsletter thường là các bản tin về tình hình xuất nhập khẩu có liên quan đến ngành hàng của doanh nghiệp, các thông tin về thị trường xuất nhập khẩu, các chương trình hội chợ, triển lãm, các chương trình miễn phí của Vnemart như miễn phí chuyển đổi thành viên... Điều này làm tăng uy tín của sàn và tăng mức độ trung thành của khách hàng đối với sàn. Ngoài ra Vnemart còn gửi thông tin về các chương trình khuyến mại, miễn phí của sàn thông qua email tới tập khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Việc định hướng khách hàng mục tiêu đối với từng chương trình và cá nhân hóa nội dung email đối với từng doanh nghiệp của Vnemart góp phần làm tăng tỷ lệ thư hồi đáp. Đối với các doanh nghiệp thành viên thì tỷ lệ phản hồi vào khoảng 90%. Tỷ lệ thư hồi đáp của các doanh nghiệp tiềm năng là 16,74% cao hơn so với mức trung bình là 11,5%.
Ngoài việc đặt banner tại mạng lưới cổng TMĐT của Viện tin học doanh nghiệp(ITB): Việt Nam – China, Việt Nam – Korea, Việt Nam – Africa, Vnbiz; và tại các cổng TMĐT mà ITB hợp tác xây dựng như: Cà Mau, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh, Lào Cai, Tiền Giang, Quảng Nam Vnemart còn trao đổi banner tương tác với website của các đối tác, thành viên cũng góp phần làm giảm chi phí, tăng tỷ lệ truy cập.
Các chương trình khuyến mãi và miễn phí dành cho thành viên cũng như khách hàng tiềm năng thường xuyên được tổ chức. Đó có thể là chương trình miễn phí chuyển đổi mức thành viên, miễn phí tham gia vào các chương trình xúc tiến vào các thị trường mới hay các chương trình quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp... Việc thường xuyên tổ chức các chương trình này cũng góp phần tăng số lượng thành viên tham gia sàn trong thời gian qua.
Đối với hình thức marketing lan truyền, Vnemart thường gửi email tới các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng mỗi khi có chương trình khuyến mãi, miễn phí hay có những thông tin về triển lãm, hội chợ. Các hiệp hội, ngành hàng sẽ forward lại cho các doanh nghiệp thành viên. Các thành viên muốn tham gia các chương trình do Vnemart tổ chức có thể đăng ký với hiệp hội hoặc đăng ký trực tiếp với sàn. Bằng phương pháp này Vnemart có thể tiết kiệm được thời gian gửi email tới cho từng doanh nghiệp mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
Vnemart cũng đã liên kết được với các trung tâm xúc tiến thương mại, các sở thương mại tại các tỉnh, các trang web xúc tiến thương mại và nhiều kênh thông tin khác. Vnemart cũng liên kết với sàn giao dịch ec21.com của Hàn Quốc để tìm kiếm cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra Vnemart cũng ứng dụng các công cụ xúc tiến TMĐT khác như: tổ chức sự kiện trực tuyến, tài trợ nội dung, chương trình khuyến mại, miễn phí. Nhờ đó, đến nay Vnemart đã thu hút được hơn 8000 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia làm thành viên trên sàn. Mỗi ngày có trung bình khoảng hơn 100000 lượt truy cập trên sàn trong đó có khoảng 26.5% truy cập từ Việt Nam, 24% truy cập từ Mỹ, 10.9% từ Anh, 1.8% từ Pháp, 36.4% từ các nước khác (theo thống kê của Alexa tính tới ngày 6/4/2009). Giá trị giao dịch tăng trung bình 200-300%/ năm.
4.1.2. Tồn tại và hạn chế
Trong quá trình ứng dụng và triển khai các công cụ xúc tiến TMĐT, Vnemart vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như:
Một số công cụ xúc tiến TMĐT ứng dụng chưa thực sự hiệu quả như mong đợi. Vnemart đã đăng ký trên các công cụ tìm kiếm Google, Yahoo tuy nhiên chưa hiệu quả do website chưa được cập nhật một cách thường xuyên, từ khóa tìm kiếm ít. Các sự kiện trực tuyến như tổ chức hội thảo cũng đã được tổ chức tuy nhiên còn ít và chỉ với quy mô nhỏ. Các banner, logo của Vnemart còn đơn giản, không nêu bật được lĩnh vực kinh doanh của sàn, hơn nữa vị trí của các banner, logo ở đa phần các site chưa hợp lý nên hạn chế tỷ lệ kích vào banner, logo. Một số công cụ xúc tiến khác như xây dựng cộng đồng điện tử, quảng cáo qua các phương tiện di động, SMS chưa được nghiên cứu ứng dụng.
Các công cụ xúc tiến áp dụng vẫn còn rời rạc, chưa được áp dụng 1 cách đồng bộ nên chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả.
Chưa có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến nên chưa đo lường được hiệu quả thực sự của các chương trình xúc tiến.
Theo thống kê của Alexa (tính tới ngày 6/4/2009), Vnemart xếp hạng thứ 8442 trong số các website tại Việt Nam, thấp hơn rất nhiều so với 1 số sàn giao dịch B2B khác như: ECVN xếp thứ 2210, Gophatdat xếp thứ 879. Hơn nữa, so với các sàn giao dịch B2B trên thì số lượng thành viên của Vnemart tăng trưởng chậm.
4.1.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
Các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã nhận thức được những lợi ích khi tham gia TMĐT nhưng vẫn còn tâm lý e ngại, chưa muốn tham gia do lo ngại về vấn đề an toàn, bảo mật.
Hệ thống pháp lý tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Hệ thống các văn bản pháp luật, các nghị định hướng dẫn thi hành ban hành còn chậm chạp đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến lĩnh vực TMĐT.
Tình trạng an ninh mạng ở Việt Nam vẫn trên đà bất ổn và tiếp tục được coi là ‘năm báo động đỏ’ khi có nhiều lỗ hổng an ninh nghiêm trọng được phát hiện, hình thức tấn công thay đổi và có rất nhiều cuộc tấn công của giới tội phạm công nghệ cao vào các hệ thống thông tin của doanh nghiệp và chính phủ. Trong ba tháng đầu 2009 có 42 Website bị tấn công các lỗ hổng bảo mật.
Nguyên nhân nội tại:
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng của 1 sàn giao dịch quốc tế. Sàn cũng chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực e_marketing.
Nguồn tài chính còn hạn chế ảnh hưởng đến việc tổ chức các chương trình xúc tiến quy mô lớn.
Việc nghiên cứu để tìm ra các chương trình xúc tiến mới, khác biệt hóa chưa được chú trọng.
4.1.4. Vấn đề cần giải quyết/nghiên cứu tiếp theo
Do hiện tại chưa có chương trình xúc tiến TMĐT hỗn hợp, các công cụ xúc tiến áp dụng rời rạc nên phần nào hạn chế hiệu quả của các chương trình xúc tiến của sàn Vnemart. Vì vậy vấn đề cấp thiết cần được tiến hành ngay là phải xây dựng chương trình xúc tiến TMĐT hỗn hợp để thực thi trong thời gian tới. Trong quá trình xây dựng và thực thi chương trình cần phải nghiên cứu kỹ các nhân tố ảnh hưởng đến xúc tiến TMĐT cũng như các xu hướng trong xúc tiến TMĐT tại Việt Nam và trên thế giới. Song song với hoạt động này, Vnemart cũng cần phải xây dựng bộ tiêu chí chuẩn đo lường hiệu quả xúc tiến TMĐT đối với từng công cụ xúc tiến.
Do cạnh tranh ngày càng gay gắt nên sàn Vnemart cũng cần phải cải tiến giao diện, đa dạng hóa dịch vụ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành viên có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp xúc với thị trường cũng như gia tăng khối lượng giao dịch thì mới có thể trụ vững.
4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart.
4.2.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới
4.2.1.1. Sự phát triển của mô hình kinh doanh cổng thông tin tại Việt Nam.
Theo báo cáo TMĐT năm 2008, trong tổng số 1638 doanh nghiệp tham gia trả lời phiếu điều tra, 12% doanh nghiệp đã tham gia sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước, so với tỷ lệ 10,2% của năm 2007 và 7,9% của năm 2006. Tỷ lệ tăng trưởng này chưa tương xứng với việc ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp (Kết quả điều tra với 1600 doanh nghiệp trên cả nước của Bộ Công Thương trong năm 2008 cho thấy hầu như 100% doanh nghiệp đều có máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11–20 đạt trên 20% năm 2008. Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm 2007, 99% số doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng chiếm 98%.). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư lớn cho việc ứng dụng TMĐT thì tiềm năng phát triển cho các sàn giao dịch là rất lớn.Chưa 69.
Tỷ lệ doanh nghiệp ký được hợp đồng từ sàn TMĐT cũng tăng lên so với năm 2007. Năm 2008, trong số các doanh nghiệp đã tham gia sàn giao dịch TMĐT có 69,7% doanh nghiệp ký được hợp đồng từ sàn giao dịch TMĐT, cao hơn so với tỷ lệ 63% của năm 2007. Điều này cho thấy việc tham gia sàn TMĐT đã mang lại hiệu quả thực sự đối với một số doanh nghiệp.
Hình 4.1:Quy mô doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT (báo cáo TMĐT 2008)
So sánh về quy mô doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT, có thể thấy mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa quy mô và số lượng doanh nghiệp tham gia sàn. Các doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ thì tỷ lệ tham gia sàn giao dịch TMĐT càng lớn. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết đến lợi thế của sàn giao dịch TMĐT trong việc xây dựng hình ảnh và tăng cường khả năng cạnh tranh.
4.2.1.2. Xu hướng phát triển xúc tiến TMĐT trên thế giới và Việt Nam.
Tại Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng của quảng cáo trên báo giấy chỉ tăng 1,6% trong khi tỷ lệ này ở quảng cáo trực tuyến là 26,7%, doanh thu năm 2005 lên tới 13,5 tỉ USD.
Quảng cáo thông qua phương tiện di động cũng phát triển mạnh. Theo thống kê của hãng Yankee (Mỹ), thế giới hiện có 2,5 tỷ người dùng điện thoại di động, trong đó hơn 90% có nhu cầu nhắn tin hoặc tiếp nhận thông tin dưới dạng SMS chứ không đơn thuần chỉ nghe và gọi. Đây cũng là phương tiện gần gũi nhất, luôn "sát cánh" với chủ sở hữu 24/24 giờ, hơn cả máy tính và ti vi. Kênh tiếp thị này đang được khai thác thành công tại châu Âu, Mỹ và một số nước châu Á. Đồng thời nó cũng như thu hút sự chú ý của nhiều tập đoàn có uy tín như đồ ăn nhanh Wheat Crunchies, cafe Dunkin Donuts cùng những chiến dịch quảng cáo sản phẩm của Sony Ericson, Nokia, LG…Theo dự đoán doanh thu của thị trường quảng cáo di động toàn cầu sẽ tăng chóng mặt, từ con số 1,4 tỷ USD khiêm tốn năm 2007 lên hơn 10 tỷ USD sau 5 năm nữa.
Nhiều nhà tiếp thị đang nhìn nhận giải pháp truyền thông luân phiên và lựa chọn với các phương tiện quảng cáo khác nhau là cách thức tốt nhất để tiếp cận hiệu quả các khách hàng và đạt được các kết quả tiếp thị như mong đợi. Chi tiêu cho các phương tiện truyền thông mới được đánh giá sẽ có bước tiến nhảy vọt khi các nhà quảng cáo dần chuyển đồng tiền của mình sang internet, điện thoại di động cùng nhiều hướng đi công nghệ mới khác. Hãng Veronis Suhler Stevenson dự đoán ngành công nghiệp quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên điện thoại di động sẽ tăng trưởng trung bình 23% từ năm 2006 tới năm 2011, trong khi quảng cáo truyền thống chỉ duy trì tỷ lệ tăng trưởng hàng năm xung quanh mức 1%.
Theo dự đoán của Forrester Research, chi tiêu cho Tiếp thị tương tác (Interactive marketing) trên thế giới sẽ tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm tới, và đạt con số 61 tỷ USD trong 2012. Hiện ngân sách dành cho tiếp thị tương tác chỉ chiếm khoảng 8% tổng ngân sách tiếp thị nói chung, song một vài năm tới, con số này sẽ tăng lên 18%.
Trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới. Một điểm khá thú vị là Việt Nam có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới (giai đoạn 2000-2008), tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai. Theo số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện có 19.774.809 người, chiếm 23,5% dân số Việt Nam thường xuyên tiếp cận với lnternet. Một nghiên cứu của IDC tại Việt Nam cũng cho biết trong vòng bốn năm tới số người sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ lên tới con số 27 triệu, nói cách khác cứ ba người dân thì sẽ có một người sử dụng Internet. Doanh thu của quảng cáo trực tuyến cũng đã tạo nên con số hấp dẫn: 30 tỷ trong năm 2005, 65 tỷ đồng năm 2006, 160 tỷ VND năm 2007. Các số liệu thống kê trên cho thấy tiềm năng lớn trong phát triển xúc tiến TMĐT tại Việt Nam.
Theo thống kê của VNPT tính đến đầu 2008, Việt Nam có hơn 30 triệu người dùng điện thoại di động, mở ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng nhằm theo kịp xu hướng marketing trên thế giới. Quảng cáo di động hiện được biết đến nhiều nhất qua các chương trình gameshow tương tác, tải trò chơi, nhạc chuông... Ngoài ra, mobile marketing còn được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng.
Hiện nay, marketing tại Việt Nam vẫn chưa thực sự lớn mạnh do nhiều khách hàng, thậm chí doanh nghiệp lầm tưởng rằng quảng cáo trên điện thoại di động có nghĩa là gửi tin nhắn tràn lan (spam). Bên cạnh đó, hạ tầng mạng trong nước chưa thực sự ổn định, dẫn đến hạn chế trong quá trình triển khai dịch vụ qua WAP và tin nhắn đa phương tiện. Ngoài ra, những bất cập từ phía các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như quy định về tin nhắn rác, giá cước sử dụng SMS để quảng cáo chưa rõ ràng cũng là tác nhân gây nên sự chậm trễ trong tiến trình triển khai dịch vụ marketing.
Đối với tổ chức sự kiện trực tuyến, đã có một số công ty Việt Nam tiến hành hội họp qua Internet từ lâu, nhưng chủ yếu vẫn mang tính nội bộ hoặc ban giám đốc họp với đối tác nước ngoài. Hình thức hội thảo khoa học trực tuyến có sự tham gia của đại biểu từ nhiều nước vẫn chưa diễn ra ở Việt Nam mặc dù về mặt công nghệ, Việt Nam hoàn toàn có thể hội thảo trực tuyến ở quy mô lớn. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa quen với hình thức này.
Hiện nay tại Việt Nam, các công cụ xúc tiến được áp dụng phổ biến là banner quảng cáo, lựa chọn vị trí, google Adsense, email. Tuy nhiên hiệu quả các chương trình xúc tiến trực tuyến ở Việt Nam còn rất thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam thiếu lòng tin vào TMĐT.
Định hướng phát triển của sàn giao dịch Vnemart
Mục tiêu phấn đấu của sàn giao dịch Vnemart trong 5 năm tới là một trong ba sàn TMĐT lớn và có uy tín trong khu vực Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, Vnemart đang từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Mục tiêu ứng dụng các công cụ xúc tiến TMĐT tại sàn Vnemart nhằm tăng doanh thu, tăng số lượng thành viên tham gia sàn và quảng bá hình ảnh của sàn trong và ngoài nước.
Vnemart có những điều kiện thuận lợi để có thể đạt được mục tiêu trên. Với lợi thế là người đi tiên phong, Vnemart chiếm được sự tin tưởng của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
Thiết lập được các mối liên hệ chặt chẽ với các hiệp hội, ngành hàng tại Việt Nam và trên thế giới. Đây là một lợi thế lớn vì thông qua các hiệp hội, ngành hàng này Vnemart có nhiều cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp thành viên hơn.
Hiện nay nước ta đang có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển TMĐT nói chung và mô hình kinh doanh cổng thông tin nói riêng nhằm theo kịp với sự phát triển của thế giới nên Vnemart cũng nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các đơn vị, tổ chức xúc tiến và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam như Bộ Công thương…
Tuy nhiên khó khăn cũng rất nhiều đòi hỏi Vnemart phải vượt qua. Khó khăn lớn nhất là hành lang pháp lý về TMĐT tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Sàn cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các sàn giao dịch trong và ngoài nước. Hơn nữa nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về TMĐT chưa cao, đa phần các doanh nghiệp chưa tham gia TMĐT đều e ngại về vấn đề an toàn, bảo mật…
Quan điểm giải quyết.
Các chiến lược xúc tiến TMĐT đưa ra phải đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển chung của sàn, có khả năng thực thi và mang tính chiến lược dài hạn.
Xây dựng chương trình bao gồm các mục tiêu tổng thể, kế hoạch triển khai và chương trình ứng dụng các công cụ xúc tiến TMĐT.
Đảm bảo vừa nâng cao hiệu quả xúc tiến TMĐT mà vẫn tiết kiệm chi phí.
4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart.
4.3.1. Mục tiêu của xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart.
Tăng trưởng doanh thu, tiết kiệm chi phí.
Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam đối với TMĐT nói chung và sự nhận biết đối với sàn nói riêng.
4.3.2. Giải pháp nâng cao xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart.
Công nghệ web cho phép tiến hành các mô hình quảng cáo đa phương tiện rất phong phú và thú vị. Tuy nhiên yếu tố mang đến thành công cho xúc tiến TMĐT là việc tiếp cận đúng đối tượng với các thông điệp phù hợp và thời gian chính xác. Vì vậy sàn giao dịch Vnemart cần phải lập một kế hoạch triển khai chương trình xúc tiến TMĐT để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Thông qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại Vnemart tôi xin đề nghị một số giải pháp như sau :
4.3.2.1. Quảng cáo trực tuyến :
Với tình hình thực tế tại Vnemart hiện nay, trong số các công cụ quảng cáo trực tuyến tôi xin đề xuất tiếp tục sử dụng hai công cụ là banner tương tác và lựa chọn vị trí. Ưu điểm của 2 phương pháp này là khách hàng chỉ cần nhấp chuột vào mẫu quảng cáo hoặc đường link tìm kiếm là sẽ đến ngay được website của DN mà không bị hạn chế bởi không gian và thời gian, dễ đo lường hiệu quả triển khai.
Đối với banner tương tác, cần đặt banner trên website, cổng thông tin của các hiệp hội, ngành hàng trong và ngoài nước, cổng thông tin của các sở Công thương tại các tỉnh, thành trong nước. Tại các hiệp hội, sở này thường có rất nhiều các doanh nghiệp cùng nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh tham gia làm thành viên và thường xuyên truy cập website để tìm hiểu các thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình. Hơn nữa Vnemart cũng đã tạo lập được mối quan hệ với một số hiệp hội trong nước nên việc hợp tác sẽ gặp thuận lợi hơn. Vì vậy đây là những website thích hợp nhất để Vnemart có thể thực hiện các chương trình quảng cáo của mình.
Đối với lựa chọn vị trí, Vnemart cần đăng ký vị trí tìm kiếm trong phạm vi trang thứ nhất với hai công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay là Google và Yahoo trong một khoảng thời gian nhất định. Theo thống kê thì có tới 78% người sử dụng truy cập vào top 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên được xuất hiện vì vậy nên đây là một nhân tố quan trọng giúp gia tăng số lượng người truy cập vào website.
Kế hoạch triển khai :
Trước hết cần phải thiết kế lại banner, logo nhằm đổi mới giao diện để tăng lượng truy cập.
Liên hệ với các hiệp hội, sở Công thương tại các tỉnh thành để đàm phán và thỏa thuận về việc đặt banner tại các site của họ đồng thời phối hợp thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT.
Đăng ký với nhà quản trị của Google và Yahoo vị trí tìm kiếm trong khoảng vị trí số 1 đến số 5 trong thời gian từ 3-6 tháng 1 năm với các từ khóa lựa chọn cả tiếng Việt, tiếng Anh. Trao đổi đường link với các website của các đối tác, hiệp hội để tăng thứ hạng.
4.3.2.2. Marketing quan hệ công chúng điện tử(MPR)
Marketing quan hệ công chúng điện tử là một cách thức quảng bá nhãn hiệu khá hữu hiệu. Trong số các công cụ của MPR tôi xin đề xuất phương án xây dựng nội dung trên website của sàn. Giao diện, nội dung của website là một phần rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo thỏa mãn nhu cầu khách hàng mục tiêu, tạo sự phong phú và đa dạng cho website và hơn nữa có thể tăng được thứ hạng tìm kiếm cho website .
Trước hết, Vnemart cần phải thực hiện một cuộc điều tra tổng thể để xem xét xem doanh nghiệp mong muốn gì ở các sàn giao dịch, có nhu cầu cần những dịch vụ gia tăng nào… để từ đó cải tiến giao diện website, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
4.3.2.3. Xúc tiến bán hàng trên mạng và marketing điện tử trực tiếp.
Xúc tiến bán là một phương thức cũng đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay nhằm nâng cao sự nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Trong số các công cụ xúc tiến bán tôi xin đề xuất phương án tổ chức chương trình khuyến mại. Việc tổ chức các chương trình khuyến mại, miễn phí cho các doanh nghiệp tham gia sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp nhận biết và tham gia sàn.
Đối với marketing trực tiếp, tôi đề xuất tiếp tục áp dụng email marketing và marketing lan truyền. Hai phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí (30$ cho 1000 cái), rút ngắn thời gian từ khi gửi đến khi nhận thư, khả năng hồi đáp trực tiếp nhanh.
Vnemart cần đưa ra các chương trình khuyến mại, miễn phí mới trong thời gian tới. Đồng thời thực hiện soạn nội dung email cho các chương trình này thật sự hấp dẫn và lôi cuốn, đề cập trực tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia vào các chương trình này…, định rõ khách hàng mục tiêu cho mỗi chương trình cụ thể và gửi email với nội dung đã được cá nhân hóa cho từng doanh nghiệp tới các doanh nghiệp đã định. Vnemart tiếp tục gửi các email chứa đựng nội dung các chương trình khuyến mãi tới các hiệp hội trong và ngoài nước, khuyến khích họ forward lại cho các doanh nghiệp thành viên.
4.3.3. Kiến nghị đối với Viện tin học doanh nghiệp
Trong thời gian tới, để có thể thực thi các giải pháp đề xuất trên cũng như đạt được mục tiêu đề ra, Viện tin học doanh nghiệp cần:
Nâng cao đội ngũ nhân sự cả về mặt số lượng và chất lượng chuyên môn để có thể đảm trách công việc của sàn giao dịch Vnemart một cách hiệu quả.
Hoạch định lại ngân sách đầu tư cho hoạt động của sàn giao dịch Vnemart nói chung và xúc tiến TMĐT nói riêng.
4.3.4. Các kiến nghị với các cơ quan nhà nước:
- Hoàn chỉnh các văn bản pháp lý về giao dịch TMĐT và đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về TMĐT.
Cho đến hết năm 2008, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được ban hành. Các Bộ, ngành hữu quan cũng đã ban hành nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghị định này. Tuy nhiên, hệ thống văn bản luật vẫn chưa hoàn chỉnh. Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của TMĐT nói chung và xúc tiến TMĐT nói riêng. Hơn nữa, TMĐT là lĩnh vực còn mới mẻ lại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đa ban hành. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định đã ban hành, xem đây là một khâu then chốt giúp triển khai và hoàn thiện môi trường pháp lý về TMĐT.
Nhà nước cần nhanh chóng triển khai một số dịch vụ công trực tuyến quan trọng khác như dịch vụ khai, nộp thuế điện tử.
Hơn nữa, trong thời gian tới các cơ quan nhà nước cần tiến hành rà soát những quy định đã ban hành để tìm ra những điểm không phù hợp với giao dịch TMĐT nhằm loại bỏ những quy định chưa hợp lý, sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết theo hướng không phân biệt đối xử giữa giao dịch truyền thống và giao dịch điện tử.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với TMĐT.
Do TMĐT có nhiều rào cản nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự mình không thể vượt qua để tham gia ngay thương mại điên tử. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật và công nghệ của TMĐT, huấn luyên cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp chỉ cần máy tính có kết nối internet và cán bộ nhân viên có trình độ tin học văn phòng là có thể tham gia TMĐT ở tất cả các cấp độ.
- Đẩy mạnh hoạt động phổ biến và tuyên truyền về TMĐT.
TMĐT mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, trong việc mở rộng thị trường, hợp tác tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Việt Nam đã gia nhập WTO, vì thế TMĐT cũng là xu thế tất yếu của Việt Nam khi tham gia vào môi trường kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được những lợi ích mà TMĐT có thể đem lại cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có kiến thức về TMĐT, cũng như sự hiểu biết về các mô hình TMĐT có thể phù hợp với doanh nghiệp mình. Do vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm phổ biến và tuyên truyền kiến thức TMĐT cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện ứng dụng TMĐT vào doanh nghiệp. Nhà nước có thể tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo…
Tăng cường hợp tác quốc tế về TMĐT
Việc xây dựng, ban hành, phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển TMĐT nước ta thời gian tới. Do đó Việt Nam cần tham gia tích cực vào hoạt động của Tổ chức hỗ trợ thương mại và TMĐT của Liên Hợp quốc (UN/CEFACT). Hợp tác song phương với các quốc gia tiên tiến về TMĐT và có quan hệ thương mại đầu tư lớn với Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v… cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch, hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm hiện nay. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết về TMĐT trong các hiệp định khu vực mậu dịch tự do, trước mắt là triển khai việc công nhận lẫn nhau về chứng nhận xuất xứ điện tử với Hàn Quốc trong khuôn khổ AKFTA.
KẾT LUẬN
Nhận thức được vai trò và lợi ích của TMĐT, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những hoạt động mà doanh nghiệp cần chú trọng tới là e_marketing nói chung và xúc tiến TMĐT nói riêng. Xúc tiến TMĐT có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả ứng dụng TMĐT cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều cốt yếu là doanh nghiệp ứng dụng, kết hợp những công cụ xúc tiến TMĐT như thế nào cho phù hợp với chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh chung của mình nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trong quá trình hoạt động của mình, sàn giao dịch Vnemart đã đạt được những thành công đáng kể nhờ triển khai các xúc tiến TMĐT. Tuy nhiên sàn cũng vẫn còn không ít khó khăn cũng như hạn chế trong triển khai. Dựa trên thực trạng ứng dụng xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart, đề tài luận văn này đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến TMĐT tại sàn Vnemart. Để các giải pháp đề xuất thực hiện có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của phía sàn Vnemart thì còn cần sự hỗ trợ vĩ mô của nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS. TS Nguyễn Bách Khoa, Giáo trình Marketing TMĐT, nhà xuất bản thống kê 2003.
Bộ môn quản trị chiến lược (Trường đại học Thương mại), Bài giảng E-marketing.
Phan Lan, Bí quyết kinh doanh trên mạng, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 2005.
Kim Anh, Kĩ thuật chào hàng trên mạng, Nhà xuất bản Lao động xã hội 2005.
Bộ Công thương, Báo cáo TMĐT 2008
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
Câu 1: Sàn Vnemart đã có văn bản chính thức về việc áp dụng chiến lược xúc tiến TMĐT hay chưa?
Chưa có Đã có Định hướng
Câu 2: Sàn giao dịch Vnemart đã thực hiện hoạt động xúc tiến dưới hình thức thư điện tử chưa?
Chưa triển khai
Đã triển khai nhưng chưa có hiệu quả
Đã triển khai và đạt hiệu quả cao
Định hướng
Câu 3: Sàn giao dịch Vnemart đã triển khai hình thức quảng cáo không dây
Chưa triển khai
Đã triển khai nhưng chưa có hiệu quả
Đã triển khai và đạt hiệu quả cao
Định hướng
Câu 4: Sàn giao dịch Vnemart đã triển khai hình thức Banner tương tác?
Chưa triển khai
Đã triển khai nhưng chưa có hiệu quả
Đã triển khai và đạt hiệu quả cao
Định hướng
Câu 5: Sàn giao dịch Vnemart đã triển khai hình thức tài trợ.
Chưa triển khai
Đã triển khai nhưng chưa có hiệu quả
Đã triển khai và đạt hiệu quả cao
Định hướng
Câu 6: Sàn giao dịch Vnemart đã triển khai hình thức lựa chọn vị trí trên các công cụ tìm kiếm?
Chưa triển khai
Đã triển khai nhưng chưa có hiệu quả
Đã triển khai và đạt hiệu quả cao
Định hướng
Nếu có thì Vnemart đã liên kết với những công cụ tìm kiếm nào?
Câu 7: Sàn giao dịch Vnemart đã triển khai hình thức cộng đồng điện tử(blog, forum...)?
Chưa triển khai
Đã triển khai nhưng chưa có hiệu quả
Đã triển khai và đạt hiệu quả cao
Định hướng
Câu 8: Sàn có tham gia vào các forum, blog… khác trên mạng không?
Có Không
Nếu có thì đó là những trang nào?
Câu 9: Sàn giao dịch Vnemart đã triển khai hình thức tổ chức các sự kiện trực tuyến?
Chưa triển khai
Đã triển khai nhưng chưa có hiệu quả
Đã triển khai và đạt hiệu quả cao
Định hướng
Câu 10: Sàn giao dịch Vnemart đã triển khai hình thức marketing lan truyền?
Chưa triển khai
Đã triển khai nhưng chưa có hiệu quả
Đã triển khai và đạt hiệu quả cao
Định hướng
Câu 11: Sàn giao dịch Vnemart đã triển khai hình thức Email marketing?
Chưa triển khai
Đã triển khai nhưng chưa có hiệu quả
Đã triển khai và đạt hiệu quả cao
Định hướng
Câu 12: Sàn giao dịch Vnemart đã triển khai hình thức SMS?
Chưa triển khai
Đã triển khai nhưng chưa có hiệu quả
Đã triển khai và đạt hiệu quả cao
Định hướng
Câu 13. Mục tiêu của sàn giao dịch khi ứng dụng các phương pháp xúc tiến TMĐT?
Tăng doanh thu Tăng thành viên
Quảng bá hình ảnh Tất cả
Câu 14: Ngân sách chi cho xúc tiến TMĐT?
10% doanh thu
5% - 10% doanh thu
Câu 15. Doanh thu của Vnemart thu được từ các nguồn nào?
Phí tham gia Phí giao dịch
Khác………………………………… Phí quảng cáo
Câu 16: Sàn giao dịch Vnemart đã có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả triển khai các xúc tiến TMĐT chưa?
Có Chưa
Câu 17: Sàn có tham khảo ý kiến chuyên gia TMĐT bên ngoài trong quá trình thực thi các hoạt động xúc tiến?
Có Không
CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Câu 1: Các nhân tố: nhân lực, môi trường pháp lý, công nghệ, tài chính, kinh tế, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của Vnemart.
Luật pháp: Sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp giúp Vnemart có thể hoàn thiện được các hoạt động của mình, giảm thiểu các rủi ro và có cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các bên nếu có.
Công nghệ: Nền tảng công nghệ tốt không chỉ giúp Vnemart duy trì hoạt động của sàn, đảm bảo mức độ bảo mật, an toàn ở mức tốt nhất mà còn giúp sàn giảm chi phí trong hoạt động xúc tiến
Kinh tế: Trong nền kinh tế đang suy thoái hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng chuyển sang tham gia sàn giao dịch và thực hiện các hoạt động xúc tiến trực tuyến nhằm tiết kiệm chi phí.
Đối thủ cạnh tranh: cạnh tranh trong ngành kinh doanh cổng thông tin ngày càng gay gắt nên yêu cầu đặt ra đối với Vnemart là cần phải cải tiến chất lượng, mở rộng tính năng và nâng cao tính chuyên nghiệp của dịch vụ đồng.
Nhân lực: Hiện tại, tại sàn giao dịch Vnemart mới chỉ có 4 cán bộ thuộc phòng TMĐT đảm nhiệm tất cả các công việc trên sàn. Do lượng cán bộ chuyên trách ít, lại đảm nhiệm nhiều công việc, chưa có chuyên môn sâu về lĩnh vực xúc tiến TMĐT nên ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả của các xúc tiến TMĐT.
Tài chính: Tại sàn giao dịch Vnemart, chi phí cho các xúc tiến TMĐT chiếm khoảng 10% tổng doanh thu.
Câu 2: Các website mà Vnemart liên kết để quảng cáo trực tuyến?
Một số Cổng TMĐT của các tỉnh như: Quảng Nam, Cà Mau, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh…
Một số hiệp hội trong nước: hiệp hội DN nhỏ và vừa
Các website thuộc phòng CN và TM Việt Nam
Câu 3: Những khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động xúc tiến?
Nhận thức của doanh nghiệp về thương mại điện tử còn hạn chế
Nguồn tài chính còn hạn hẹp
Không có cán bộ chuyên trách để triển khai
Câu 4: Những vấn đề còn tồn tại khi thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử?
Các công cụ xúc tiến áp dụng vẫn còn rời rạc, chưa được áp dụng 1 cách đồng bộ nên chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả.
Chưa có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến nên chưa đo lường được hiệu quả thực sự của các chương trình xúc tiến.
Câu 5: Định hướng của sàn giao dịch Vnemart để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại điện tử trong thời gian tới?
Nghiên cứu và đưa ra chương trình xúc tiến TMĐT đồng bộ.
Câu 6: Phương hướng và mục tiêu phát triển của sàn giao dịch Vnemart trong 5 năm tới?
Trở thành 1 sàn giao dịch lớn tại Đông Nam Á
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
865, 569, 625
1, 156, 425, 954
1, 335, 461, 350
Chi phí
383, 516, 564
512, 466, 250
602,648,198
Lợi nhuận trước thuế
482, 053, 061
643, 959, 704
732, 813, 152
Thuế
134, 974, 857
180, 308, 717
205, 187, 683
Lợi nhuận sau thuế
348, 078, 204
463, 650, 987
527, 625, 469
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenthiduyen_vnemart_chienluoc_2028.doc