Do đó, việc xác định phương pháp xác định giá đất tính bồi thường hỗ trợ
cần phải phù hợp theo hướng liên kết giữa các địa phương, kết hợp giữa hạng đất và
vị trí thửa đất, khu đất trong cùng một đơn vị hành chính, hoặc một dự án.
+ Thực hiên cơ chế tư thỏa thuận và tham vấn về giá đất bồi thường, tạo cơ
hội cho người dân có thể thỏa thuận với nhà nước
+ Tổ chức thực hiện kịp thời ngay khi có Quyết định thu hồi đất của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, tránh việc kéo dài làm hiệu quả đầu tư thấp và phát sinh
những tình tiết mới gây khó khăn cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
+ Việc hỗ trợ bằng nhiều hình thức cần thực hiện nhất quán và đồng bộ như
giao đất dịch vụ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đào tạo, dạy nghề và giới
thiệu việc làm cho người lao động.
+ Trong quá trình thực hiện bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng sẽ phát
sinh khiếu nại, tố cáo đôi khi tụ tập đông người, khiếu kiện tập thể, cần giải quyết
dứt điểm và thống nhất quan điểm từ thành phố đến cơ sở. Xử lý nghiêm và công
khai các trường hợp chống đối, các trường hợp kích động gây rối. Bên cạnh đó cũng
cần phải tổ chức rà soát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn,
khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém.
90 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn xã Cự khê, huyện Thanh oai, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đình, cá nhân
Dự án được tiến hành trong năm 2013
Mục tiêu của dự án:
Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần
thiết và quan trọng. Một môi trường hoạt động sạch sẽ, thân thiện và an toàn, sự
giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi
trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nói lên
nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè. Nhờ đó mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ
hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn từ đó hiệu quả các hoạt động
cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè, thích được đi học.
Xác định rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp
sẽ là phương tiện, là điều kiện để trẻ phát triển phù hợp với lứa tuổi, làm tốt công
tác xã hội hóa để thu hút được sự tham gia của các bậc cha mẹ học sinh và sự đóng
52
góp của cộng đồng xã hội chung tay xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt
động ngày một tốt hơn.
3.4.2. Các văn bản pháp lý có liên quan đến 02 dự án
a. Các văn bản pháp luật sử dụng chung
Trong quá trình giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thực hiện các dự án
đầu tư cần phải vận dụng các quy định của phápluật để thực hiện công tác thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người bị thu hồiđất.
- Luật Đất đai năm 2013.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủquy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quyđịnh về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 69/2009 NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy
hoạchsử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/1/2010 của UBND thành phố
Hà Nội ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư
nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố
HàNội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố
Hà Nội;
- Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ
sởxác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành
phố Hà Nội;
53
- Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND thành
phốHà Nội về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Thông báo số 7218/STC-BG ngày 30/12/2015 của Sở Tài chính thông
báođơn giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước
phụcvụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016;
- Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 18/1/2010 của UBND thành phố
Hà Nội V/v sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo QĐ số
02/2010/QĐ-UBND ngày 18/1/2010 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy
định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực
hiện các dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa
bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
b. Các văn bản pháp lý riêng của từng dự án
Tại 02 dự án đã tuân thủ rất tốt các văn bản chỉ đạo của Thành phố và của
Nhà nước đề ra, còn có các quyết định riêng với từng dự án:
Dự án 1:
- Thực hiện Quyết định thu hồi đất số 3129/QĐ-UBND ngày 30/7/2008
củaUBND tỉnh Hà Tây (Trước đây) về việc thu hồi đất trên địa bàn xã CựKhê,
huyện Thanh Oai; chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp, Giaocông
ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu Đôthị
mới Thanh Hà A-Cienco5, Thanh Hà B-Cienco5 (Dự án BT);
- Căn cứ điểm c, khoản 2, mục II Thông báo số 297/TB-UBND
ngày15/9/2015 của Văn phòng UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai công tác
GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Căn cứ kết quả phiên họp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm
định phương án và dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án: Khu đô
54
thị Thanh Hà A, B - Cienco5 tại địabàn: Thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh
Oai, Tp Hà Nội ngày 28/4/2016.
-Quyết địnhsố 717/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2016 của UBND huyện
Thanh Oai phê duyệt phương án và dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Dự án 2:
- Thông báo 347/TB-UBND ngày 22/8/2013 của UBND huyện Thanh Oai
Vv thu hồi đất để giải phóng mặt bằn thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trường Mầm
non Cự Khê(Khu B) trên địa bàn thôn Cự Đà xã Cự Khê.
- Quyết định phê duyệt phương án và dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư
3.4.3. Tiến trình thực hiện 02 dự án
3.4.3.1. Quy trình thực hiện thu hồi đất tại 02 dự án
B1: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
B2: Thành lập tổ công tác giúp việc GBMB
B3: Lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và chi phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
B4: Điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm
B5: Định giá bồi thường. Lập phương án bồi thường
B6: Phê duyệt phương án
B7: Tổ chức niêm yết công khai, gửi đến từng hộ gia đình cá nhân
B8: Chi trả bồi thường
Về cơ bản cả 2 dự án đều thực hiện dầy đủ quy rình công tác GPMB,
BTHT&TĐC. Tuy nhiên vẫn còn một số hppk gia đình đòi hỏi giá cao hơn nên dự
án chậm tiến độ hơn so với dự án đề ra.
3.4.3.2. Xác đinh đối tượng và điều kiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Được quy định tại điều 75, 76 Luật đất đai
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê
đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
55
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận)
hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được
cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam
định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
2. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không
phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã
trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều
kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất
trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
56
6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp
Bảng 3.2: Xác định đối tượng thu hồi đất được bồi thường và không được bồi
thường tại 02 dự án
STT
Số hộ gia đình cá nhân nằm trong diện thu hồi đất các dự án
Tổng số hộ Được bồi thường
Không được bồi
thường
Dự án 1 263 263 0
Dự án 2 25 25 0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Trung tâm phát triển quỹ đất)
Qua bảng trên cho thấy 02 dự án nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của UBND
huyện, hội đồng BTHT&TĐC, kết hợp các phòng ban, ngành chuyên môn, UBND
xã, đã chú trọng kiểm tra, xét duyệt các đối tượng thu hồi đất, được bồi thường, hỗ
trợ theo đúng quy định.
Các hộ gia đình cá nhân có đất đai, tài sản nằm trong khu vực thuộc diên thu
hồi, GPMB đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, hướng dẫn kê khai, kiểm tra
rà soát, thực hiện kiểm kê theo đúng nguyên tắc, điều kiện của Nhà nước, có xác
nhận của thôn, xã, các bên liên quan.
Tại 02 dự án thu hồi đều là đất nông nghiệp nên không bố trí tái định cư, chỉ
bồi thường bằng tiền và hỗ trợ khác.
3.4.3.3. Bồi thường, hỗ trợ về đất tại 02 dự án: Giá đất thu hồi bồi thường, hỗ
trợ kết quả thực hiện
Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
a. Đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có một trong các điều kiện quy định
tại điều 5 của Quyết định 23/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của UBND
57
thành phố Hà Nội khi nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất
nông nghiệp do UBND thành phố quy định ban hành hàng năm (Điều 5, QĐ 23).
Giá bồi thường về đất nông nghiệp là: 162.000 đ/m2
b. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích xã, phường, thị trấn
không đươc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng được hỗ trợ bằng mức giá
đất nông nghiệp trong bảng giá đất của UBND thành phố; tiền hỗ trợ được nộp vào
Ngân sách Nhà nước và đưa vào Ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền
hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào
mục đích công ích xã nơi có đất thu hồi theo quy định.
Bảng 3.3: Tổng hợp số tiền được bồi thường, hỗ trợ
STT Loại đất Diện tích (m2) Thành tiền (đ)
Dự án 1: Khu đô thị Thanh Hà
1 Bồi thường đất nông nghiệp giao cho
hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử
dụng theo Nghị định 64/CP (Đất quỹ
I)
668.896,70 108.361.264.914
2 Hỗ trợ đất sử dụng vào mục đích
nông nghiệp do UBND xã quản lý
(Đất quỹ II)
35.994,56 5.831.119.206
Cộng 704.891,26 114.192.384.120
Dự án 2: Trường mầm non
1 Bồi thường đất nông nghiệp giao cho
hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử
dụng theo Nghị định 64/CP (Đất quỹ I)
2.388 386.856.000
2 Hỗ trợ đất sử dụng vào mục đích
nông nghiệp do UBND xã quản lý
(Đất quỹ II)
33,9 5.491.800
Cộng 2.421,9 392.347.800
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Ban bồi thường GPMB)
58
Qua bảng trên cho thấy mặc dù chính sách bồi thường rất rõ ràng, đã thực hiện
đung theo quy định ban hành, tuy nhiên giá bồi còn thấp gây bực xúc cho người dân
có đất thu hồi. Dẫn đến nhiều trường hợp người dân không hợp tác giao đất.
Ở cả 2 dự án, người dân luôn bị áp giá theo quy định của Nhà nước, dẫn đến
tình trạng thiếu tiếng nói chung giữa nhân dân và chính quyền về giá bồi thường.
Theo đây, tôi thấy chúng ta nên thực hiên cơ chế tư thỏa thuận và tham vấn
về giá đất bồi thường, tạo cơ hội cho người dân có thể thỏa thuận với nhà nước. Nếu
người dân đã tình nguyện giao đất thì nên có giá trị bồi thường xứng đáng hơn.
3.4.3.4. Bồi thường, hỗ trợ về cây, hoa màu, tài sản vật kiến trúc, di chuyển mộ
tại 02 dự án: Giá hồi bồi thường, hỗ trợ kết quả thực hiện
Phương án bồi thường, hỗ trợ
a. Đối với cây cối, hoa màu: Giá bồi thường thực hiện theo Thông báo số
7218/TB-BG ngày 30/12/2015 của Sở tài chính thông báo đơn giá bồi thường, hỗ
trợ các loại cây, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác GPMB
trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016.(Lúa tẻ 7.000đ/m2)
b. Đối với tài sản vật kiến trúc, di chuyển mộ: Giá bồi thường thực hiện theo
Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND thành phố Hà Nội
về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định
giá bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bảng 3.4: Tổng hợp kinh phí, giá trị bồi thường trợ về cây, hoa màu, tài
sản vật kiến trúc, di chuyển mộ tại 02 dự án
STT Tên dự án
Bồi thường tài sản VKT,
cây cối hoa màu, vật nuôi
trên đất có mặt nước
Bồi thường di
chuyển mộ
1 Dự án 1: Khu đô thị Thanh Hà 2.190.482.912 1.000.000.000
2 Dự án 2: Trường mầm non 16.716.000 0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Ban bồi thường GPMB)
59
Căn cứ vào tình trạng thực tế, phiếu điều tra, biên ban, giấy xác nhận của
UBND xã, Hội đồng BTHT&TĐC và các cơ quan có liên quan xây dựng và tính
toán áp dụng các đơn giá bồi thường hỗ trợ theo đúng quy định ban hành.
Một vài hộ gia đình cá nhân tuy đã có thông báo bồi thường nhưng vẫn tiến
hành tranh thủ trồng cấy, nên đến thời điểm thu hồi bị tổn thất không ít và giá bồi
thường còn khá thấp nên không đáp ứng nhu cầu ngồi dân.
3.4.3.5. Các chính sách hỗ trợ và kết quả thực hiện tại 02 dự án
Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp được giao thì hỗ trợ bằng tiền để tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
bằng 05 lần giá đất nông nghiệp đối với trường hợp hộ gia đinh, cá nhân chưa được
chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần; giao đất dịch vụ, đất ở,
bán chung cư; 3,5 lần đối với trường hợp các hộ gia đình, cá nhân đã được chuyển
đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán
chung cư (Khoản 01, điều 22, QĐ 23).
Đối với đất nông nghiệp nếu bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định thì
được hỗ trợ 3.000đ/m2 nhưng tối đa không quá 3.000.000đ/chủ sử dụng đất (Theo
điều 23 Quyết định 23)
Dự án 01:
Bảng 3.5: Kinh phí bồi thường, hỗ trợ & tái định cư chi tiết như sau:
TT Tên danh mục BT, HT
Tổng số tiền
(đồng)
1 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm 382.509.674.198
2 Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng: 768.852.684
3 Hỗ trợ 01 vụ lúa: 668.896,7m2x7.000đ/m2 4.682.276.879
4
Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất (Hỗ trợ gạo):
1.261 khẩu (1.261x 30kg/tháng x15.200đ/kg x12tháng)
6.900.192.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Ban bồi thường GPMB)
Dự án 02:
Riêng với dự án xây dựng trường mầm non dư án có được hỗ trợ ở các dự án
khác (3.5 lần giá đất nông nghiệp : 3.5 x 162.000/m2 = 567.000đ/m2)
60
Bảng 3.6: Kinh phí bồi thường, hỗ trợ & tái định cư chi tiết như sau:
TT Tên danh mục BT, HT Tổng số tiền (đồng)
1 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm 1.353.996.000
2 Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng: 7.164.000
3
Hỗ trợ ở các dự án khác(3.5 lần giá đất nông nghiệp : 3.5
x 162.000/m2 = 567.000đ/m2)
1.353.996.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Ban bồi thường GPMB)
Qua 2 bảng trên cho thấy việc áp dụng chính sách hỗ trợ tại 02 dự án đã được
thực hiện đầy đủ, thống nhất theo đúng chính sách của Nhà nước. Quá tình thực
hiện gặp một vài khó khăn nhất định nhưng đã được giải quyết kịp thười và được
người dân đồng tình ủng hộ.
3.5. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất tại dự án
3.5.1. Đánh giá của người bị thu hồi đất về chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tác động của việc thực hiện chính sách đó cho người có đất bị thu hồi trên địa
bàn huyện Thanh Oai
3.5.1.1. Đánh giá của người bị thu hồi đất về chính sách bồi thường, hỗ trợ
Để tìm hiểu sâu hơn về việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư của Nhà nước áp dụng cho người có đất bị thu hồi thì việc lấy ý kiến cũng
như quan điểm của người bị thu hồi đất cũng rất quan trọng. Cụ thể quan điểm để
xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường được thể hiện trong bảng 3.7
Bảng 3.7. Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng
và điều kiện được bồi thường
STT Loại sử dụng đất
Số phiếu
phát ra
Số phiếu thu
về
Số
hộ
đồng
ý
(hộ)
Số hộ
không
đồng
ý (hộ)
Tỷ lệ %
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Đồng
ý
Không
đồng ý
Tổng 70 61 87,14 56 5 91,8 8,2
1 Đất nông nghiệp 70 61 87,14 56 5 91,8 8,2
(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra)
61
Qua bảng cho thấy Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện
Thanh Oai và chính quyền địa phương nơi có đất thu hồi đã xác định và phân
loại được các đối tượng bồi thường, hỗ trợ theo từng mục đích sử dụng đất. Đối
tượng xét hỗ trợ cùng với việc kê khai, kiểm kê chi tiết đã góp phần thuận lợi
trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ. Tổ công tác đã phân loại các
đối tượng bồi thường, hỗ trợ theo từng loại hình sử dụng đất. Các đối tượng được
bồi thường, hỗ trợ đã nhất trí cao với việc xác định đối tượng và điều kiện được
bồi thường, hỗ trợ.
Bên cạnh đó để biết được tâm tư, nguyện vọng của người có đất bị thu hồi
trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước thì
việc lấy ý kiến của việc thực hiện các chính sách đó cũng rất quan trọng, đã hợp lý
chưa và đã công bằng chưa. Cụ thể được thể hiện trong bảng 3.8
Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến về các chính sách BTHT& TĐC của dự án
STT Các chính sách
Phiếu
ĐT
phát
ra
Số phiếu thu về
Số hộ
đồng
ý
Số hộ
không
đồng ý
Tỷ lệ %
Số
phiếu
Tỷ lệ
(%)
Đồng
ý
Không
đồng ý
1
Các chính sách
BTHT
150 115 76,66 103 12 89,57 10,43
(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất của dự án trên cho thấy:
Ưu điểm:
Qua bảng tìm hiểu quan điểm của người dân qua các chính sách hỗ trợ nhìn
chung các hộ đều nhất trí với các chủ trương thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ
trợ. Tuy nhiên cũng có một số các hộ có ý kiến nhất trí với chủ trương đầu tư xây
dựng dự án nhưng lại không đồng ý với chính sách BTHT&TĐC.
62
Nhược điểm:
Trong quá trình triển khai thực hiện công tác GPMB của dự án trên còn có
một số nhược điểm sau:
- Một số hộ không có giấy tờ về đất đai theo quy định, chưa được cấp giấy
chứng nhận QSD đất, người dân tự chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng cho
nhiều người không theo quy định do đó việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, loại
đất, thời điểm sử dụng đất, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ là rất khó khăn.
Về việc này, UBND huyện Thanh Oai đã chỉ đạo UBND xã Cự Khê căn cứ
theo hệ thống sổ giao ruộng năm 1993, hệ thống bản đồ, sổ mục kê đo đạc năm 1985,
1997, sổ địa chính để xác định chủ sử dụng đất làm căn cứ để bồi thường hỗ trợ, việc
các hộ tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng việc sử dụng đất khi chưa được cấp
GCNQSD đất là không đúng quy định của Luật Đất đai 2003.
- Bộ đơn giá bồi thường các loại đất còn thấp, chưa phù hợp với giá chuyển
nhượng thực tế trên thị trường dẫn đến có một số hộ không đồng ý với giá bồi
thường về đất dẫn đến khiếu kiện, gây bức xúc trong nhân dân.
- Các cơ chế chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo
việc làm cho người bị thu hồi đất chưa thiết thực, không khuyến khích được người
có đất bị thu hồi sớm bàn giao mặt bằng.
3.5.1.2. Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư cho người có đất bị thu hồi
a. Tác động về kinh tế
Tác động tới sự ổn định sản xuất nông nghiệp
Thực tế điều tra cho thấy chỉ trong phạm vi dự án với nhiều hộ gia đình cá
nhân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của
người dân trên địa bàn phường.
Về nhu cầu của việc bồi thường bằng đất nông nghiệp: Một hiện tượng phổ
biến là người có đất bị thu hồi phần lớn là chọn hình thức bồi thường bằng tiền,
không lựa chọn hình thức bồi thường bằng đất nông nghiệp mặc dù sau đó phải đối
mặt với vấn đề thiếu việc làm và thu nhập thường xuyên. Tất cả những điều trên cho
thấy: tác động gây mất ổn định cho hoạt động sản xuất và đời sống của người bị thu
hồi đất để phát triển kinh tế là rất lớn, cần được quan tâm tháo gỡ, giải quyết đề bảo
đảm ổn định đời sống, việc làm cho người bị thu hồi đất.
63
Tác động tới sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đòi hỏi phải có kiến thức, đặc biệt là
kinh nghiệm, tay nghề. Vì vậy không phải bất kỳ ai có vốn đều có thể đầu tư cho
sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được. Mặc dù vậy, đầu tư cho sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp là một trong những lựa chọn sử dụng vốn của khá nhiều
người, một phần nguồn vốn từ khoản tiền bồi thường đã được những người bị thu
hồi đất đầu tư vào sản xuất hoặc các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp. Tuy
quy mô không lớn nhưng đây cũng là một sự thay đổi cơ cấu trong hoạt động kinh
tế của những người được bồi thường do bị thu hồi đất.
Tác động tới mức độ tích lũy tiền tiết kiệm của người dân
Trong khi chưa sử dụng vào các mục đích cụ thể thì gửi tiết kiệm là một lựa
chọn tất yếu. Ðây là một cách sử dụng tiền an toàn, ít rủi ro hơn các kênh sản xuất
kinh doanh; vừa giữ được tiền vốn ban đầu vừa có lãi, khi cần cho các mục đích khác
có thể rút ra một cách dễ dàng. Có một khoản tiền tiết kiệm, người dân có thể an tâm
hơn khi đối phó với những rủi ro như bệnh tật, tai nạn, thiên tai; hoặc sẵn sàng sử
dụng cho những công việc quan trọng như xây dựng nhà cửa, chi phí các nghi lễ
truyền thống. Như vậy, dù lợi tác động kinh tế của việc gửi tiền tiết kiệm không lớn,
nhưng việc có tiền tiết kiệm có tác động tích cực tới tâm lý xã hội nông thôn.
Cụ thể về tình hình kinh tế của các hộ gia đình tại dự án được thể hiện trong bảng.
Bảng 3.9:Tổng hợp về tình hình kinh tế của các hộ gia đình tại dự án sau khi
thu hồi đất
STT Ðịa bàn
Số
phiếu
điều
tra
Tình hình kinh tế
Rất
tốt
Tỷ lệ
%
Tốt
Tỷ lệ
%
Bình
thường
Tỷ lệ
%
Kém
Tỷ lệ
%
1
Thôn Cự
Đà
50 45 90,0 5 10,0 0 0,0 0 0,0
2
Thôn
Khúc
Thủy
50 39 78,0 0 0,0 6 12,0 5 10,0
Tổng 100 84 84,0 5 5,0 6 4,0 5 5,0
64
Qua bảng trên cho thấy tình hình kinh tế của các hộ gia đình tại dự án sau khi
bị thu hồi đất phần lớn có điều kiện tốt hơn, đời sống khá giả và ổn định hơn trước,
điều này chứng tỏ việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước ngày
một hoàn thiện hơn, tạo điều kiện giúp người có đất bị thu hồi nhanh chóng ổn định
cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận hộ gia đình có tình hình
kinh tế bị suy giảm, nguyên nhân chính là do nguồn thu nhập chính của các hộ gia
đình này là sản xuất nông nghiệp, khi bị thu hồi đất sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc
làm cũng như thu nhập của họ.
b. Tác động tới lao động, việc làm
Một trong những vấn đề trở thành mối quan tâm hàng đầu của người có đất
bị thu hồi là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp bị mất đất.
Đối với những lao động bị thu hồi đất nhưng tuổi đã cao, khó chuyển đổi
nghề, thành phố xác định hướng giải quyếtlà tạo việc làm tại chỗ. Để làm được điều
này, một mặt, thành phố chú trọng đến công tác quy hoạch, phát triển các làng nghề
truyền thống, các nghề thủ công, tiểu thủ công Huy động Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ vào cuộc, nhằm định hướng, dạy nghề, tạo việc làm cho những đối tượng phù
hợp, có nhu cầu. Mặt khác, một mô hình được dư luận đánh giá có tính “đột phá” đã
và đang được thành phố áp dụng rộng rãi. Đó là mô hình “đổi đất lấy dịch vụ”.
3.5.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư tại dự án nghiên cứu
3.5.2.1. Một số thành công
- Quán triệt các ý kiến chỉ đạo, điều hành sâu sát của huyệnủy, HĐND,
UBND huyện Thanh Oai, Hội đồng BTHT&TĐC đã chỉ đạo trực tiếp Trung tâm
phát triển quỹ đất, Ban Bồi thường GPMB và các phòng, ban theo từng chức năng,
nhiệm vụ chuyên môn đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, tích cực chủ động, phối
hợp với UBND các phường triển khai quyết liệt, đồng bộ có hiệu quả nhiều giải
pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB của dự án. Đồng thời, UBND các
phường đã có nhiều nỗ lực, tập trung tích cực trong việc tổ chức thực hiện công tác
bồi thường, hỗ trợ tại dự án.
65
- Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND thành phố nên các phòng, ban, ngành,
đoàn thể, đơn vị của Quận đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ
GPMB, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động giải thích các chế độ chính
sách, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để người dân nhận thấy rõ quyền lợi
và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung. Vì vậy đại đa số
nhân dân thông hiểu chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và ủng hộ chủ trương
GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế. Các chính sách của
Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời. Do đó trong quá trình
lập phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tại Dự án luôn đảm bảo đúng chế độ
chính sách của Nhà nước và các quy định của Pháp luật. Công khai dân chủ, minh
bạch đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy
nhanh tiến độ và bàn giao bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư được kịp thời.
- Việc thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
đã thực hiện đúng theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định
số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 của Chính Phủ; Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của
UBND thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó UBND thành phố Hà Nội và UBND huyện
Thanh Oai đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong quá
trình xây dựng và phát triển các dự án trên địa bàn huyện. Các văn bản được ban
hành trong thời gian này thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo và sát với thực
tế nên đã tạo một bước phát triển mới trong công tác quản lý Nhà nước về GPMB của
thành phố cũng như củahuyện.
- Qua quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ tại Dự án cho thấy:
Quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, đã giảm được
việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực quản lý đất đai.
3.5.2.2. Một số hạn chế
Bên cạnh những thành công trên. Quá trình triển triển khai thực hiện công tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng
đến tiến độ dự án làm chậm so với thời gian yêu cầu.
66
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của dự
án đảm bảo đúng quy định, công khai minh bạch, được đa số các hộ gia đình, cá nhân
nằm trong chỉ giới GPMB của dự án đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn
tồn tại một số hộ tái lấn chiếm canh tác. UBND huyện Thanh Oai đã chỉ đạo UBND
xã phối hợp với chủ đầu tư tổ chức bảo vệ để thi công thực hiện dự án. Sớm có mặt
bằng để giao đất dịch vụ cho các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi đất, sớm ổn định
sản xuất. Đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phường cũng như huyện.
- Có lúc, có nơi hệ thống chính trị cơ sở chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ
trong công tác thu hồi đất GPMB, chưa cụ thể hoá và phân công trách nhiệm rõ ràng,
phù hợp với vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ
chức thực hiện nhiệm vụ GPMB.
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bình thường đã rất phức tạp, việc
cơ quan chức năng mập mờ trong quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện đã gây ra
nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, đồng thời gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhận dân.
- Do trình độ quản lý còn nhiều bất cập, phương pháp, kinh nghiệm làm việc
của một số cán bộ chuyên trách về GPMB còn hạn chế cùng với tinh thần thực hiện
pháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong
việc xác định chính xác, công bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Do một số chính sách còn nhiều mâu thuẫn giữa quy định và hướng dẫn gây
ra lúng túng cho cơ quan khi vận dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người thu
hồi đất.
- Dự án gặp khó khăn trong quá trình xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của các
hộ vì các hộ sử dụng đất không có giấy tờ, hoặc đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất
không đúng quy định.
- Một số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi vẫn nhận thức chưa
đúng về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước.
- Về giá bồi thường, hỗ trợ:
67
+ Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất tại dự án tập trung chủ yếu là đất
nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống, sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp,
không có ngành nghề hoặc thu nhập khác, tại địa phương cũng không còn quỹ đất
nông nghiệp để giao bù lại diện tích bị thu hồi. Vì vậy quá tŕnh bồi thường GPMB
cũng gặp rất nhiều khó khăn.
+ Đối với tài sản trên đất: Giá bồi thường đối với các tài sản trên đất là giá
tương ứng mức thiệt hại thực tế, nghĩa là bị thu hồi đến đâu thì được bồi thường đến
đó và được bồi thường hoàn toàn theo giá trị xây mới.
- Công tác tổ chức thực hiện của một số phòng, ban, đơn vị chức năng chuyên
môn liên quan đôi khi còn chưa thực sự quyết liệt, thiếu năng động, sáng tạo, thậm
chí có lúc, có nơi còn máy móc, đùn đẩy trách nhiệm.
- Sự phối hợp giữa một số chủ đầu tư với các phòng, ban đơn vị chức năng của
huyện thiếu chặt chẽ, đặc biệt chủ đầu tư của dự án chưa tích cực trong triển khai dự
án, gây lãng phí về hiệu quả sử dụng đất và tạo bức xúc cho người bị thu hồi đất về
chủ trương GPMB.
- Đối với đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của nông dân khi bị thu hồi đất
với quy mô lớn, người dân sẽ không còn tư liệu sản xuất, không còn nghề nghiệp,
không đảm bảo sinh kế cho người dân. Do vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công
ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất là trách nhiệm của Nhà nước và của
chủ đầu tư.
3.6. Đề xuất một số giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất
3.6.1. Quan điểm, mục tiêu và yêu cầu đối với công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
3.6.1.1. Quan điểm
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là công việc
hết sức khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo các qui
định của pháp luật trên nguyên tắc đảm bảo công khai, dân chủ, và công bằng:
68
a. Công khai về các chính sách chính sách về giá, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ
tạm cư) và chính sách liên quan đến tái định cư (điều kiện được mua nhà TĐC,
giá bán nhà TĐC) đến từng đối tượng trong diện phải di dời. Phải tuyên truyền
phổ biến, giải thích chính sách, công khai qui hoạch, xác nhận về tài sản, phương án
đền bù, hỗ trợ cho mọi đối tượng.
b. Dân chủ trong bố trí vị trí các hộ dân vào các khu TĐC, dân chủ trong việc
xem xét ý kiến, kiến nghị của nhân dân một cách kịp thời, hợp lý để kịp thời tổng
kết, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời phải biết lắng nghe ý kiến của
người dân và giải thích cho nhân dân hiểu.
c. Công bằng trong áp dụng chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái
định cư cho người dân khi bị thu hồi đất.
3.6.1.2. Mục tiêu
a. Đảm bảo giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu triển khai dự án theo đúng
tiến độ, quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Đảm bảo ổn định đời sống và việc làm cho các hộ gia đình có đất bị thu hồi.
c. Đảm bảo hài hoà các lợi ích của Nhà nước, Chủ đầu tư và các hộ gia đình
có đất bị thu hồi.
3.6.1.3. Yêu cầu
a. Về giá đền bù: sát với giá thị trường tại thời điểm tính toán đền bù, đạt
được sự thoả đáng và tuân theo định hướng chung của cơ chế kinh tế thị trường hiện
nay, tránh tình trạng làm cho người dân quá thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất để
đầu tư xây dựng các công trình lợi ích quốc gia, công cộng.
b. Về chính sách hỗ trợ: có sự hỗ trợ về nghề nghiệp cho những hộ dân bị
mất phương tiện sản xuất. Không nên chỉ đền bù thoả đáng rồi để cho họ tự đi tìm
công việc, mà phải có sự hướng dẫn hỗ trợ của Nhà nước để tạo cơ hội cho người
dân sau khi bị mất đất canh tác có công ăn việc làm.
c. Về tái định cư: đáp ứng được các nguyện vọng của người dân bị di dời
theo quy định của pháp luật và dựa trên kết quả điều tra xã hội học. Các khu tái định
69
phải có mô hình ở phù hợp với yêu cầu về loại hình nhà ở, diện tích, chất lượng
sống v.v
3.6.2. Một số giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất
3.6.2.1. Chế độ chính sách, pháp luật và các quy định của địa phương:
3.6.2.1.1. Xây dựng cơ chế chính sách bồi thường sát thực tế
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc khiếu kiện của người dân tại khu vực thu
hồi đất thực hiện dự án là do cơ chế chính sách bồi thường, nhất là giá bồi thường.
Nghiên cứu xây dựng giá đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp tương đối sát với
giá thi trường phù hợp với khung giá đất quy định tại Nghị định 123/2007/NĐ – CP
ngày 27/7/2007 của Chính phủ là điều hết sức cần thiết. Trong đó, đặc biệt chú ý
đến việc xây dựng giá đất nông nghiệp theo khu vực, vị trí, không theo hạng đất
như hiện nay (giá bồi thường đất nông nghiệp hiện nay thấp so với khung giá quy
định của Chính phủ). Kèm theo đó là điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện bộ đơn giá
bồi thường, hỗ trợ về cây cối, hoa màu, vật kiến trúc đảm bảo theo nguyên tắc đầy
đủ về danh mục, đơn giá tương đối sát với thị trường, giảm các thiệt hại đối với
người dân được bồi thường, hỗ trợ trong tình hình giá cả thị trường thường xuyên
biến động.
Hoàn thiện chính sách về giá đất
- Hoàn thiện phương thức tính giá đất nông nghiệp theo hướng xác định giá
đất nông nghiệp theo hạng đất. Hiện tại giá đất nông nghiệp tại huyện được xác
định theo các khu vực khác nhau; không có sự phân biệt về hạng đất.
- Nên xác định giá đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng, theo hạng đất,
còn việc sử dụng đất đai hiện nay ở từng tỉnh thành, từng khu vực khác nhau, nơi
nào có điều kiện lợi thế để kinh doanh, thì nên tăng khoản hỗ trợ của Nhà nước.
Với cách xác định như vậy, người dân sẽ thấy được sự quan tâm khách quan của
Nhà nước khi thu hồi đất ở những vùng, miền khác nhau tùy theo đặc điểm, điều
kiện của từng nơi, không còn tình trạng so bì về giá đất cùng loại.
70
3.6.2.1.2. Xây dựng chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân bị
thu hồi đất
Người dân bị thu hồi đất thì kéo theo đó là không còn diện tích canh tác và
hoạt động sản xuất. Thể chế các khoản hỗ trợ đã được quy định cụ thể tại Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ thì phải tiếp tục hoàn chỉnh, bổ
sung, ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và hướng nghiệp cho lao động nông
nghiệp mất đất canh tác. Xây dựng cơ chế giải quyết việc làm cho các độ tuổi, các
khu dịch vụ giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động không đủ điều kiện vào làm
việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế giữa
Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của
người dân trong việc tự giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng
cao thu nhập, đảm bảo ổn định đời sống trước mắt cũng như lâu dài.
Nâng cao trình độ, tính chủ động để người dân để họ tìm kiếm việc làm
Giải quyết tốt vấn đề “ hậu thu hồi đất” cụ thể tái định cư, ổn định cuộc sống
cho người dân, đào tạo và bố trí việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định tâm
lý, tập quán, lối sống, các dự án gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra cần nghiên cứu
giải quyết một số việc như: Việc làm đối với những hộ thu hồi đất trên 80% diện
tích đất nông nghiệp; vấn đề thu nhập, cơ hội làm ăn bị ảnh hưởng khi thu hồi đất.
Một trong những đặc điểm của lao động nông nghiệp là trình độ học vấn tay
nghề thấp. Điều này trở thành rào cản đối với người lao động nông nghiệp sau thu
hồi đất trong việc tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp. Chính vì vậy các
cấp chính quyền cần phải có giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn.
Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người dân sau khi bị thu hồi
đất, các cấp chính quyền địa phương, huyện, Ủy cần tập trung các biện pháp như:
+ Địa phương xác định số lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất nông nghiệp
để có kế hoạch đào tạo, sử dụng: số hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp chia theo
diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, lao động chia theo độ tuổi trình độ, giới tính,
tình trạng việc làm nhu cầu đào tạo việc làm và nhu cầu tuyển dụng của các doanh
nghiệp trên địa bàn.
71
+ Trong quá trình thực hiện dự án có thu hồi đất nông nghiệp địa phương cần
đảm bảo một số cơ sở đào tạo nghề để thu hút người lao động.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí đối với người bị thu
hồi đất nông nghiệp
Cần nghiên cứu, triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí
cho lao động nông nghiệp cao tuổi bị thu hồi đất. Phí bảo hiểm có thể trích từ tiền
bồi thường. Thay vì trả hết tiền bồi thường, Nhà nước có thể quy định trích một
phần tiền bồi thường đó để đóng bảo hiểm, đảm bảo khi thất nghiệp sẽ được trợ cấp,
khi hết tuổi lao động, người đóng bảo hiểm được chi trả trợ cấp hưu trí hàng tháng,
tương tự như lương hưu của người lao động trong các doanh nghiệp.
3.6.2.2. Đổi mới tuyên truyền, tích cực phổ biến, giáo dục chính sách, pháp
luật đất đai, nâng cao nhận thức của người dân.
Bên cạnh công tác đền bù bằng vật chất cần phải có giải quyết vấn đề về lòng
dân, sự đồng thuận của dân. Do vậy, công tác tuyên truyền phải được xác định là
khâu then chốt nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người có đất bị thu hồi, đất
trong dự án. Do đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, các cấp chính
quyền, các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị từ cơ sở đến thành phố
tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới toàn thể cán bộ đảng viên, nhân dân, đến từng
thôn xóm, đến từng tổ dân cư về nhu cầu sử dụng đất, cơ cấu lại quỹ đất phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố, hiểu được chủ trương, đường lối,
chính sách pháp luật của Nhà nước và ý nghĩa, sự cần thiết phải thu hồi đất để thực
hiện các công trình phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhất là Luật Đất đai, các Nghị định Chính phủ,
Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành hướng dẫn thi hành pháp luật đất đai, các
chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tuyên truyền, vận động, thuyết phục bằng
nhiều hình thức tới các đối tượng có đất bị thu hồi, trước hết là những cán bộ, đảng
viên, quần chúng gương mẫu nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong
việc chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước
72
Tại địa phương, cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên mạnh
có kiến thức pháp luật, làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, thực hiện việc bồi
thường, giải phóng mặt bằng, phát hành các loại tài liệu tuyên truyền gọn nhẹ, dễ
dọc, dễ hiểu tới tận tay người dân ở những khu vực triển khai dự án.
Đối với chủ đầu tư cần tăng cường kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu với chính
quyền địa phương và tổ chức làm công tác bồi thường, tổ chức tư vấn thực hiện đầy
đủ quy trình công khai, minh bạch để khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất những
thắc mắc, khiếu kiện của người có đất bị thu hồi.
3.6.2.3. Về tổ chức thực hiện
Việc cung cấp thông tin cho những người bị ảnh hưởng của dự án và các cơ
quan liên quan là một phần quan trọng của việc lập và thực hiện dự án. Tham vấn
những người bị ảnh hưởng và đảm bảo họ sẽ tham gia tích cực sẽ góp phần làm
giảm những xung đột tiềm tàng và giảm thiểu nguy cơ gây chậm trễ trong thực hiện
dự án. Điều này cũng giúp dự án thiết kế chương trình tái định cư và khắc phục một
cách toàn diện phù hợp với các nhu cầu và ưu tiên của những người bị ảnh hưởng,
và do đó tối đa hoá các lợi ích kinh tế và xã hội của khoản đầu tư. Mục tiêu của việc
cung cấp thông tin cho công chúng và chương trình tham vấn công chúng như sau:
Cung cấp thông tin cho người bị ảnh hưởng và tham vấn người bị ảnh hưởng
trong suốt quá trình thực hiện dự án
Cập nhật đơn giá đền bù, các khẳng định giải phóng mặt bằng và tác động
đối với các tài sản thông qua Khảo sát đo đạc chi tiết trong quá trình tham vấn
người bị ảnh hưởng.
Tăng cường về các cuộc đối thoại giữa lạnh đạo cơ quan chuyên môn với các
hộ bị thu hồi đất để giải thích về chế độ chính sách và ý kiến thắc mắc của các hộ
gia đình.
Về tư tưởng cần quán triệt nguyên tắc công bằng, dân chủ công khai và đúng
pháp luật; nâng cao nhận thức; tăng cường đối thoại giữa chính quyền và người dân.
Tăng cường sự tham gia của công đồng trong thực hiện, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
73
3.6.2.4. Phát triển nâng cao, trình độ đội ngũ cán bộ
Kiện toàn lại bộ máy làm việc chuyên trách của các tổ chức tham gia thực
hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cứ đảm bảo đội ngũ chất lượng về công
tác giải phóng mặt bằng.
Vận dụng và hoàn thiện cơ chế bồi thường theo giá thị trường nhằm đảm bảo
lợi ích của các bên liên quan. Việc áp dụng giá tính bồi thường cần được điều chỉnh,
bổ sung theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng dự án và từng thời điển. Cần xây
dựng cơ chế chia sẻ lợi ích khi thực hiện thu hồi đất, giao đất giữa các bên liên quan.
Cần hoàn thiện công tác quy hoạch đồng bộ và thống nhất từ quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội đến các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch ngành hàng, quy hoạch xây dựng,..)
Quá trình giải quyết phải đảm bảo đúng trình tự quy định của pháp luật được
Nhà nước quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý hiện hành từ bước lập quy hoạch,
thu hồi đất và thực hiện bồi thường , hỗ trợ và niêm yết công khai phải đảm bải
minh bạch.
Công tác điều tra, xác minh phải chặt chẽ đảm bảo đúng đối tượng để áp
dụng chính sách cho phù hợp và không làm ảnh hưởng của người bị thu hồi đất.
Các hộ gia đình cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi thực
hiện đầy đủ các bước theo trình tự thì phải kiên quyết xử lý.
Nghiêm khắc xử lý, những đơn vị cá nhân vi phạm trong việc làm sai lệch hồ
sơ, thiếu trách nhiệm trong việc điều tra xác minh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của
nhân dân và Nhà nước.
74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài tôi rút ra một số kết luận sau:
(1) Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Thanh Oai
còn bộc lộ một số tồn tại đó là việc xác định giá đất bồi thường chưa theo sát giá thị
trường (giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường từ 5 đến 7,5 lần). Các khoản hỗ
trợ cũng đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng song chưa giải quyết
triệt để những vấn đề về việc làm và ổn định cuộc sống.
(2) Thực trạng công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện
Thanh Oai nói chung và tại Dự án, thấy rằng:
+ Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Các dự án đều bám sát các
chủ trương, chính sách và các quy định của Nhà nước, tiến độ thực hiện công tác
bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cơ bản đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
Việc xác định đối tượng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo tính công khai,
minh bạch, chính xác và đúng pháp luật. Trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư trên địa bàn còn bộc lộ những điểm bất cập trong chính sách như: một số
quy định về bồi thường, hỗ trợ về đất đai còn có sự chênh lệch dẫn đến thắc mắc, khiếu
kiện và chây ỳ trong giải phóng mặt bằng.
Việc hỗ trợ đã được huyện và các ngành tham mưu cho UBND thành phố
vận dụng tối đa theo hướng có lợi nhất cho người sử dụng đất bị thu hồi cụ thể là hỗ
trợ bằng giao đất dịch vụ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cho những hộ bị thu
hồi trên 80% diện tích đất nông nghiệp, cùng với những khoản hỗ trợ khác đã góp
phần tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng.
2. Kiến nghị
Để công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện
các dự án đầu tư nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất, lợi ích của Nhà
nước và lợi ích của chủ đầu tư, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
+ Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thường thấp hơn so với giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất tên thị trường, có trường hợp sự chênh lệch này tỷ lệ còn
75
khá cao; Giá đất bồi thường ở các địa phương lại khác nhau, mỗi nơi một kiểu, áp
dụng khung giá đất riêng dẫn đến thắc mắc, trong cư dân ở những địa bàn giáp danh
giữa tỉnh này với tỉnh kia, giữa huyện này với huyện kia.
Do đó, việc xác định phương pháp xác định giá đất tính bồi thường hỗ trợ
cần phải phù hợp theo hướng liên kết giữa các địa phương, kết hợp giữa hạng đất và
vị trí thửa đất, khu đất trong cùng một đơn vị hành chính, hoặc một dự án.
+ Thực hiên cơ chế tư thỏa thuận và tham vấn về giá đất bồi thường, tạo cơ
hội cho người dân có thể thỏa thuận với nhà nước
+ Tổ chức thực hiện kịp thời ngay khi có Quyết định thu hồi đất của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, tránh việc kéo dài làm hiệu quả đầu tư thấp và phát sinh
những tình tiết mới gây khó khăn cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
+ Việc hỗ trợ bằng nhiều hình thức cần thực hiện nhất quán và đồng bộ như
giao đất dịch vụ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đào tạo, dạy nghề và giới
thiệu việc làm cho người lao động.
+ Trong quá trình thực hiện bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng sẽ phát
sinh khiếu nại, tố cáo đôi khi tụ tập đông người, khiếu kiện tập thể, cần giải quyết
dứt điểm và thống nhất quan điểm từ thành phố đến cơ sở. Xử lý nghiêm và công
khai các trường hợp chống đối, các trường hợp kích động gây rối. Bên cạnh đó cũng
cần phải tổ chức rà soát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn,
khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ánh Tuyết (2002), “Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số
nước”, Thời báoTài chính Việt Nam, (131), tr.10-17 ngày 01/11/2002.
[2]. Bộ Tài chính (2004): Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 về
hướng dẫn thi hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
[3]. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 về
sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 116/2004/TT-BTC.
[4]. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), Báo cáo kết quả
tổng hợp về tăng cường quản lý sử dụng đất quy hoạch cà dự án đầu tư trong phạm
vi cả nước.
[5]. Chính phủ, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP,Hướng dẫn thi hành Luật đất
đai, Hà Nội, 2014.
[6]. Chính phủ, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP, Về phương pháp xác định
giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội, 2004.
[7]. Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội, 2004.
[8]. Chính phủ (2007), Nghị định 123 /2007/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
[9]. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ – CP, Quy định bổ sung về
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
[10]. Chính phủ (1998), Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc
đến bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,
[11]. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ – CP, Quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư năm (2006).
77
[12]. Chính Phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy
định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
[13]. Đặng Thái Sơn (2002), Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù
giải phóng mặt bằng và tái định cư, Viện Nghiên cứu Địa chính - Tổng cục Địa chính.
[14]. Giáo trình Luật Đất đai năm 2005, Trường Đại học Luật Hà Nội.
[15]. Luật Đất đai, (1988), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[16]. Luật Đất đai, (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[17].Luật Đất đai, (2003), NXB Bản đồ, Hà Nội.
[18]. Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai (1998), NXB Bản
đồ, Hà Nội.
[19]. Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai (2001), NXB Bản
đồ, Hà Nội.
[20]. Luật đất đai, (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[21]. Mai Mộng Hùng (2003), “Tìm hiểu pháp luật đất đai của một số nước
trên thế giới”, Tạp chí địa chính, (1), tr 6-12 tháng 1/2003.
[22]. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2005), Cẩm nang về tái định cư.
[23]. Phạm Đức Phong (2002), Mấy vấn đề then chốt trong việc đền bù và
giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam.
[24]. Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành
phố Hà Nội về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
[25]. Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 09/6/2008 của UBND tỉnh Hà
Tây về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ GPMB Dự án Khu đô
thị mới Phú Lương, thành phố Hà Đông.
78
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngoc_396_2085170.pdf