Luận văn Đánh giá viên chức các bảo tàng thuộc sở văn hóa và thể thao thành phố Hồ Chí Minh theo kết quả công việc

Xây dựng hệ thống đánh giá viên chức các bảo tàng theo kết quả công việc là cần thiết đối với yêu cầu nhiệm vụ của bảo tàng trong hiện tại và tương lai. Trong xu hướng hội nhập, chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng không chỉ đóng khung trong việc giới thiệu lịch sử dân tộc, mà còn hướng tới cộng đồng, phục vụ cộng đồng. Trước thực tế đó, các bảo tàng với tư cách là các thiết chế văn hóa đa chức năng, tồn tại để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đội ngũ viên chức bảo tàng phải được đào tạo, phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao trong công việc. Khi các bảo tàng đang từng bước chuyển sang thực hiện chế độ tự chủ theo tinh thần Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, nhà nước chỉ thực hiện giao vốn (cấp kinh phí) để thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo tàng phải tính đúng, tính đủ chi phí để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thu hồi chi phí đầu tư và đảm bảo đời sống cho người lao động. Từ đó thúc đẩy hoạt động của các bảo tàng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, số lượng khách tham quan, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận về đánh giá viên chức theo kết quả công việc, luận văn đề cập đến những nội dung đánh giá viên chức ngành bảo tàng theo kết quả công việc, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá theo kết quả công việc và sự cần thiết đánh giá viên chức bảo tàng theo kết quả công việc. Luận văn cũng đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá viên chức bảo tàng theo kết quả công việc và quy trình để thực hiện đánh giá. Trên cơ sở đó tác giả đã thực hiện phân tích thực trạng viên chức ở các bảo tàng, tập trung phân tích thực trạng đánh giá viên chức các bảo tàng thuộc Sở hiện nay trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn triển khai Luật Viên chức. Từ thực tiễn đánh giá viên chức các bảo tàng thuộc Sở, tác giả đã116 nêu lên những tồn tại (và nguyên nhân) của công tác đánh giá, đề xuất những giải pháp để thực hiện đánh giá viên chức bảo tàng theo kết quả công việc. Trong đó, nhấn mạnh đến việc đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu; xây dựng hệ thống đánh giá viên chức các bảo tàng theo kết quả công việc; đưa ra bảng giao việc, cách thức đánh giá và xác định mức độ hoàn thành công việc theo vị trí chức danh của từng viên chức; đề xuất trả lương theo kết quả, các chính sách có liên quan trong việc sử dụng kết quả đánh giá. Tuy nhiên để triển khai thực hiện đánh giá viên chức bảo tàng theo kết quả công việc, cần có sự quyết tâm và nỗ lực thực hiện của các cấp, các ngành, sự ủng hộ thực hiện của lãnh đạo các bảo tàng thì các giải pháp đánh giá theo kết quả đã nêu mới có thể triển khai thực hiện được. Qua kết quả nghiên cứu về đánh giá viên chức các bảo tàng theo kết quả công việc và thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ của bảo tàng, có thể nói, đánh giá viên chức các bảo tàng theo kết quả công việc là công cụ quản lý hiệu quả theo mục tiêu/ kết quả của bảo tàng, phù hợp với những định hướng về công tác đánh giá của Đảng, nhà nước và lãnh đạo Thành phố. Việc đánh giá được thực hiện theo hướng chú trọng đến kết quả thực hiện công việc, đánh giá theo tiêu chí, công khai, dân chủ, công bằng và chính xác về kết quả thực hiện công việc của viên chức, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong bảo tàng. Kết quả đánh giá vừa giúp viên chức nâng cao năng lực thực hiện công việc, cải thiện được kết quả làm việc vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các bảo tàng thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Tp.HCM. Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, không chỉ các bảo tàng tại Tp.HCM có thể áp dụng mà một số loại hình bảo tàng ở các điạ phương khác cũng có thể nghiên cứu vận dụng để nâng cao hiệu quả việc đánh giá viên chức theo kết quả công việc.

pdf181 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá viên chức các bảo tàng thuộc sở văn hóa và thể thao thành phố Hồ Chí Minh theo kết quả công việc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa đẹp 2,4% 139 5 Hành vi ứng xử Tốt 81,1% Chưa tốt 0 Tốt 96,9% Chưa tốt 0 6 Chưa được nghe thuyết minh 31,2% 38,6% 7. Cảm nhận của bạn sau khi tham quan Bảo tàng: Thú vị 80 Bình thường 79 Chưa thích 1 8. Bạn đánh giá nhƣ thế nào khi tham quan bảo tàng: Stt Nội dung Rất hài lòng (%) Hài lòng (%) Chưa hài lòng (%) Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài 1 Bảo tàng Hồ Chí Minh 42,8 28,6 57,2 71,4 0 0 2 Bảo tàng Tôn Đức Thắng 60 44.4 40 55,6 0 0 3 Bảo tàng Lịch sử 15 95,2 85 4,8 0 0 4 Bảo tàng Thành phố 35,7 16,7 64,3 83,3 0 0 5 Bảo tàng Mỹ Thuật 57,1 85,7 35,7 14,3 7,2 0 6 Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 59,4 77,4 37,5 22,6 3,1 0 Bảo tàng Phụ Nữ 26,7 66,7 60 33,3 13,3 0 9. Bạn có ý kiến nào khác đóng góp cho Bảo tàng: Không có ý kiến đóng góp 140 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5 BẢNG HỎI (PHỎNG VẤN) Kính chào anh/chị. Để thực hiện luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công về đề tài “Đánh giá viên chức các bảo tàng thuộc Sở Văn hóa và Thể Thao Thành phố Hồ Chí Minh theo kết quả công việc”. Tôi muốn được tham khảo ý kiến của anh/chị một số vấn đề liên quan đến việc đánh giá viên chức và việc quản lý sử dụng viên chức tại bảo tàng nơi anh/chị đang làm việc hiện nay. Anh/chị là những người đã/đang làm công tác quản lý bảo tàng, vì vậy những ý kiến của anh/chị sẽ góp phần quan trọng vào việc đánh giá kết quả công việc của viên chức trực thuộc, hiệu quả hoạt động của bảo tàng, việc quản lý sử dụng viên chức bảo tàng trong thời gian sắp tới. Nguồn thông tin sẽ chỉ sử dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong anh/chị quan tâm chia sẻ. 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức tại đơn vị có đáp ứng được không? 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. 141 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/ chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh được kết quả công việc của viên chức chưa? Vì sao? 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/ chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? 8. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? 9. Anh/ chị đã có định hướng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Chân thành cảm ơn các anh/chị đã cung cấp thông tin. 142 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5.1 BIÊN BẢN RÃ BĂNG PHỎNG VẤN Bà Võ Thị Hòa - Phó Giám đốc (Phụ trách) Bảo tàng Hồ Chí Minh- Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về nguồn nhân lực của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì nguồn nhân lực có đáp ứng được không? Hiện nay, nguồn nhân lực của bảo tàng được tuyển nhận từ nhiều nguồn với các chuyên ngành – trong đó chủ yếu là chuyên ngành: Bảo tàng học, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng, Với nguồn nhân lực hiện có, tạm thời đáp ứng được yêu cầu công việc của bảo tàng. 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. Nhân sự được phân bố hiện nay ở các bộ phận của bảo tàng tương đối phù hợp về số lượng và chuyên môn. Việc phân bố nhân sự ở các bộ phận của Bảo tàng hiện nay phù hợp về số lượng và các bộ phận chuyên môn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có một số trường hợp một người kiêm nhiệm nhiều công việc. Do đặc thù của Bảo tàng trong những đợt tổ chức sự kiện lễ hội hoặc tổ chức hoạt động chuyên môn như trưng bày lưu động, trưng bày chuyên đề thì cần phải huy động nhiều người ở các bộ phận khác cùng tham gia phối hợp thực hiện. 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? Bảo tàng thực hiện đánh giá viên chức hàng tháng từ các phòng ban, bộ phận. Cuối tháng các phòng ban có tổ chức họp phòng đánh giá, bỏ phiếu bình bầu thi đua cho từng cá nhân trong phòng và lãnh đạo đơn vị. Sau đó hội đồng thi đua của đơn vị sẽ họp đánh giá trên cơ sở kết quả đánh giá từ các phòng. Cuối năm thực hiện đánh giá viên chức theo hướng dẫn của Sở. 143 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. Thuận lợi: Có văn bản hướng dẫn của Sở VHTT hàng năm để đơn vị dựa vào thực hiện. Khó khăn: Không có 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/ chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh được kết quả công việc của viên chức chưa? Vì sao? Chưa phản ánh được vì còn chung chung 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/ chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? Chưa xây dựng tiêu chí riêng chỉ theo hướng dẫn của Sở và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? Có, tùy theo bộ phận công tác\ 8. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? Có trả lương tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ, có khen thưởng đột xuất cho những người làm tốt, nhưng cũng hạn chế vì nguồn thu ít. 9. Anh/ chị đã có định hướng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? Bảo tàng có chính sách khuyến khích viên chức nâng cao trình độ, đơn vị hỗ trợ 20% học phí và thời gian để viên chức tham gia các khóa đào tạo. 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Có, dựa vào sổ ghi cảm tưởng và ý kiến phản hồi của khách để đánh giá chất lượng công việc của viên chức. 144 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5.2 BẢNG TRẢ LỜI Của Ts. Trần Xuân Thảo – Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức tại đơn vị có đáp ứng được không? - Đội ngũ viên chức của bảo tàng hiện nay đa số được đào tạo đúng chuyên ngành bảo tàng, tận tâm, yêu nghề, chấp hành tốt luật viên chức cũng như quy định của các cấp, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, có tinh thần choàng gánh, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ, có tinh thần cầu tiến. - Một số viên chức chưa sắp xếp bố trí đúng chuyên ngành đào tạo (do năng lực, sở trường công tác và đặc thù của đơn vị được phân bổ còn quá ít định biên), một số ít phải kiêm nhiệm về chuyên môn cũng như vai trò quản lý, do đó, hiệu quả, hiệu suất công tác chưa được tối ưu như mong muốn. Câu 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. Phân bố nhân sự ở các bộ phận hiện nay phù hợp về số lượng nhưng chưa hoàn toàn phù hợp về chuyên môn. Có trường hợp 1 người kiêm nhiệm nhiều công việc. Có trường hợp đảm nhiệm công việc chưa phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Có trường hợp trên là do: - Định biên được giao của đơn vị nhiều năm liền không tăng, năm 2017 bị giảm 1 định biên, số viên chức có mặt làm việc chỉ tương đương với số lượng định biên được giao nên nhiều công việc phải kiêm nhiệm vì không đủ người. 145 - Công tác quy hoạch, đào đạo có chú trọng nhưng vẫn còn bất cập. Một bộ phận thiếu quản lý cấp phòng nhiều năm liền nhưng không thực hiện bổ nhiệm được do nhân sự được quy hoạch vẫn còn thiếu và yếu. - Công tác đào tạo vẫn chưa theo sát khả năng và sở trường của người được cử đào tạo, ví dụ cử bảo vệ đi học cử nhân bảo tàng, sau khi tốt nghiệp và bố trí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn không đạt yêu cầu phải chuyển lại làm bảo vệ. - Về cơ cấu số lượng người làm việc hành chính quản trị và chuyên môn tương đối hợp lý trên tổng số người được giao (mỗi mảng công việc khoảng 50 % số lượng), nhưng chưa hoàn toàn phù hợp về chuyên môn (kể cả bằng cấp và sở trường công tác) do nhiều bộ phận còn thiếu và yếu. Đội ngũ cán bộ chuyên môn tâm huyết với nghề thì có nhưng giỏi, cấp chuyên gia thì chưa có. Cơ cấu bộ máy vẫn chưa hoàn thiện. Câu 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? Đánh giá theo xếp loại hàng tháng của các phòng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ trong cả năm. 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. * Thuận lợi: - Có sẵn mẫu tiêu chí đánh giá của cơ quan chủ quản. - Có quy chế của đơn vị được xây dựng và rà soát hàng năm trên nguyên tắc công khai, dân chủ, viên chức được đánh giá xếp loại hàng tháng. * Khó khăn: Đánh giá viên chức dựa vào tập thể đơn vị nhận xét hàng tháng vừa là thuận lợi, kịp thời nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế: ví dụ có 1 vài tiêu chí còn chung chung và có khi còn khó phát hiện nếu có vi phạm như: đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc, thái độ phục vụ nhân dân. * Nguyên nhân: - Viên chức còn nể nang trong nhận xét đánh giá và xếp loại. 146 - Lãnh đạo chưa sâu sát hết mọi trường hợp. Câu 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/ chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh được kết quả công việc của viên chức chưa? Vì sao? Các tiêu chí đánh giá cơ bản phản ánh được kết quả công việc của viên chức. Tuy nhiên chưa được chi tiết và lượng hóa hoàn toàn. Ví dụ: cán bộ trưng bày hoàn thành được 2 cuộc trưng bày chuyên đề tại bảo tàng/năm là hoàn thành chỉ tiêu được giao, nhưng để đánh giá sâu hơn về mức độ hấp dẫn, thu hút khách tham quan, mức độ hứng thú/ hài lòng/không hài lòng của khách đối với trưng bày đó thì còn chưa được cụ thể và chi tiết trong đánh giá. Câu 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? Tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức của đơn vị hiện nay là vận dụng theo hướng dẫn đánh giá viên chức của Sở VH&TT, gồm các tiêu chí chính như sau: - Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc. - Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. - Thái độ phục vụ nhân dân. - Nhận xét ưu, khuyết điểm chính và xếp loại. Câu 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? Có cần thiết, có thể có những tiêu chí riêng ở từng bộ phận do tính chất công việc đặc thù. Câu 8. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? Không có chính sách trả lương theo kết quả công việc nhưng có chính sách khen thưởng đột xuất nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có chính sách trừ lương 147 tăng thêm hàng tháng nếu vi phạm qui định hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao, bị nhắc nhở. 9. Anh/ chị đã có định hướng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? - Về đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo có trọng tâm, đúng chuyên ngành và sở trường công tác về chuyên môn và bồi dưỡng trình độ chính trị theo quy hoạch, tùy trường hợp thực tế nhưng đều có hỗ trợ về thời gian và/hoặc kinh phí. Bên cạnh đào tạo dài hạn, có chú trọng các chương trình tập huấn ngắn hạn. Chú ý các tiêu chí: đúng nhu cầu sử dụng của đơn vị, đúng nguyện vọng và sở trường công tác/ chuyên môn của người được cử đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực chất hơn là chú trọng bằng cấp. - Về quy hoạch và phát triển: quy hoạch đội ngũ kế thừa các chức danh để không bị khủng hoảng nhân sự khi có biến động, điều động, luân chuyển. Gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và phát triển để ngày càng chuẩn hóa các chức danh. Có 1 số khó khăn trong công tác này: + Do nhân sự ít, người đi học phải có người choàng gánh công việc thay thế nên nhân sự đã thiếu càng thiếu thêm. + Trình độ của viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo 1 số lớp chuyên môn chuyên ngành cần nâng cao, chuẩn hóa. + Kinh phí đào tạo và thời gian đào tạo. Câu 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Đó là một nội dung để tham khảo và đánh giá viên chức dựa trên sổ ghi cảm tưởng và phản ánh trực tiếp là chính, chưa là một tiêu chí quan trọng. 148 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5.3 BẢNG TRẢ LỜI Của Ts. Hoàng Anh Tuấn – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức tại đơn vị có đáp ứng được không? Đánh giá chung về viên chức tại Bảo tàng Lịch sử: - Hầu hết có trình độ chuyên môn đại học các ngành nghề liên quan đến lịch sử văn hóa, di sản (Bộ phận chuyên môn) - Tốt nghiệp một số ngành nghề khác nhau: kinh tế, tài chính,luật, hành chính (Cao đẳng và Đại học). Bước đầu đáp ứng những công việc hiện tại của đơn vị. 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. - Phân bổ nhân sự ở các bộ phận chưa thật sự phù hợp về chuyên môn, có người tốt nghiệp ngành nghề này làm ở bộ phận chuyên môn khác. VD: tốt nghiệp Bảo tàng làm việc ở Phòng HC. Do việc sắp xếp bộ máy nhân sự trước đây chưa hợp lý, chắp vá do thiếu nhân sự và theo cảm tính, chưa sắp xếp theo vị trí việc làm như hiện tại.. - Nhân sự ở hầu hết các bộ phận phòng ban Bảo tàng hiện đều trong tình trạng thiếu người do phân bổ biên chế quá ít so với nhu cầu thật sự ( 40 biên chế/ 70 biên chế đề xuất của BT hạng I.) 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? 149 Đánh giá viên chức trong các bộ phận theo tháng (bình bầu thi đua) theo quý, cuối năm. Quy trình thực hiện từ các Phòng, đến Hội đồng thi đua. 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. - Thuận lợi: dựa trên kế hoạch công tác đánh giá việc thực hiện. - Khó khăn: vẫn có tình trạng nể nang, bao che khuyết điểm, chạy theo thành tích. - Nguyên nhân của những khó khăn trên là do cơ chế của việc tuyển dụng và thôi việc. 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/ chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh được kết quả công việc của viên chức chưa? Vì sao? Các tiêu chí đánh giá hiện tại chưa phản ánh hết được kết quả công việc của viên chức. Nguyên nhân: nhiều công việc của viên chức kết quả đánh giá phải dựa trên thời gian dài, ví dụ việc thực hiện xong một cuộc trưng bày, kết quả của trưng bày khả quan hay không lại phải chờ một thời gian mới thẩm định, đánh giá được. 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/ chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? Có xây dựng tiêu chí đánh giá viên chức: Công việc được giao, thái độ tinh thần trách nhiệm đối với công việc, tính đoàn kết phối hợp trong bộ phận và với các phòng ban đơn vị khác, kết quả công việc đạt được. 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? Cần thiết. 8. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? Có tính việc đánh giá viên chức vào việc tính thu nhập tăng thêm với các mức: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình 150 9. Anh/ chị đã có định hướng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? Ban Giám Đốc có định hướng bồi dưỡng quy hoạch và phát triển đội ngũ viên chức tại bảo tàng trong giai đoạn 2015-2025. 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Đây là tiêu chí gắn với công tác chuyên môn của Phòng Trưng bày - Giáo dục -Truyền thông, quan trọng trong việc đánh giá viên chức bộ phận này song không phải là tiêu chí để đánh giá chung các viên chức. 151 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5.4 BẢNG TRẢ LỜI Của Ths. Nguyễn Khắc Xuân Thy – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch Sử Thành phố Hồ Chí Minh 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức tại đơn vị có đáp ứng được không? Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh được giao chỉ tiêu biên chế: 40 người. Với số lượng người được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước phân đều ra ở các vị trí việc làm thì không thể đáp ứng được khối lượng công việc tính bình quân trong một năm như: đón tiếp và phục vụ chu đáo trên dưới 350.000 lượt khách tham quan, thực hiện thi công từ 1 đến 2 cuộc trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng và từ 15 đến 20 cuộc trưng bày, triển lãm lưu động ở các tỉnh và vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của khách tham quan và nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, giáo dục trong những năm qua, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh đã ký hợp đồng ngoài quỹ lương. Tuy nhiên, nguồn thu có hạn, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong việc chi trả lương cho hợp đồng ngoài quỹ lương. Để giúp đơn vị giải quyết khó khăn và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, Bảo tàng luôn mong muốn được xem xét tăng chỉ tiêu thêm biên chế. 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. Việc phân bố nhân sự ở các bộ phận của Bảo tàng hiện nay phù hợp về số lượng và các bộ phận chuyên môn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có một số trường hợp một người kiêm nhiệm nhiều công việc. Do đặc thù của Bảo tàng trong những đợt tổ chức sự kiện lễ hội hoặc tổ chức hoạt động chuyên môn như trưng bày lưu 152 động, trưng bày chuyên đề thì cần phải huy động nhiều người ở các bộ phận khác cùng tham gia phối hợp thực hiện. 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? Bảo tàng thực hiện đánh giá viên chức hàng tháng từ các phòng ban, bộ phận. Cuối tháng các phòng ban có tổ chức họp phòng đánh giá, bỏ phiếu bình bầu thi đua cho từng cá nhân trong phòng và lãnh đạo đơn vị. Sau đó hội đồng thi đua của đơn vị sẽ họp đánh giá trên cơ sở kết quả đánh giá từ các phòng. Cuối năm thực hiện đánh giá viên chức theo hướng dẫn của Sở VH&TT TP.HCM. 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. Thuận lợi: Căn cứ kết quả đánh giá viên chức để hội đồng thi đua có cơ sở đánh giá xếp loại viên chức thực hiện bình xét thi đua hàng năm. Căn cứ kết quả bình xét thi đua lãnh đạo xem xét quyết định đề cử đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng; hoặc theo dõi hướng dẫn giúp đỡ đối với viên chức hoàn thành nhiệm vụ hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ. Khó khăn: Công tác đánh giá viên chức còn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất; chưa lấy hiệu quả công việc trong đánh giá viên chức; đôi khi còn cảm tính, chiếu lệ; thiếu tinh thần xây dựng trong đánh giá viên chức. 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/ chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh được kết quả công việc của viên chức chưa? Vì sao? Các tiêu chí đánh giá viên chức hiện tại về cơ bản vẫn còn mang tính hình thức, nội dung các tiêu chí áp dụng chung cho các đối tượng ở nhiều công việc khác nhau nên chưa phản ánh được kết quả cụ thể của từng viên chức. 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/ chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? Tại Bảo tàng Lịch sử chưa xây dựng tiêu chí đánh giá công việc đối với viên chức. Hàng tháng chỉ đánh giá dựa vào thành tích đóng góp hoặc những việc làm tiêu biểu của viên chức để đánh giá. 153 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? Việc xây dựng tiêu chí đánh giá viên chức ở các bộ phận là cần thiết. Tuy nhiên phải xây dựng tiêu chí cụ thể cho từng đối tượng phù hợp với chức năng nhiệm vụ được phân công và phải có sự đánh giá một cách chính xác, cụ thể mang lại hiệu quả cao không nên làm theo hình thức. 8. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? Ngoài hưởng lương theo quy định Nhà nước thì Bảo tàng còn có thu nhập tăng thêm hàng tháng từ nguồn thu của đơn vị. Căn cứ kết quả bình xét thi đua hàng tháng sẽ thưởng thêm hệ số 0,2 (nếu được đánh giá loại xuất sắc) hoặc hạ xuống 0,05 (nếu bị loại khá). 9. Anh/ chị đã có định hướng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? Bảo tàng luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại Bảo tàng. Hàng năm đều thực hiện rà soát bổ sung nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn (Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ), lý luận chính trị (Trung cấp, Cao cấp), quản lý nhà nước (chuyên viên, chuyên viên chính), ngoại ngữ 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Bảo tàng Lịch sử TP.HCM luôn đặt tiêu chí sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và đổi mới hệ thống trưng bày nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan lên trên hết. Vì đây là bộ mặt của Bảo tàng. Do đó Bảo tàng có đặt hộp đựng phiếu lấy ý kiến khách tham quan và Sổ ghi nhật ký các đoàn tham quan có phần nhận xét, đánh giá của người dẫn đầu đoàn. Từ đó làm cơ sở đánh giá viên chức của bảo tàng. 154 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5.5 BẢNG TRẢ LỜI Ths. Phạm Dƣơng Mỹ Thu Huyền – Giám đốc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức tại đơn vị có đáp ứng được không? Đội ngũ viên chức của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay khá đồng đều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng thực hành công việc, đáp ứng khá tốt yêu cầu công việc cũng như nhiệm vụ được giao. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn tại đơn vị, còn phối hợp, hỗ trợ và tổ chức thực hiện một số dịch vụ từ hoạt động chuyên môn (tư vấn, thiết kế trưng bày, tu sửa, bảo quản, giám định hiện vật). 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. Nhân sự được phân bố phù hợp về số lượng, trình độ chuyên môn và qua rà soát bố trí theo Đề án vị trí việc làm của đơn vị. 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? Việc đánh giá viên chức thực hiện theo quy định và yêu cầu về công tác tổ chức cán bộ; đánh giá qua kết quả, hiệu quả công việc và bình xét thi đua hàng tháng từ cấp phòng đến Hội đồng thi đua (mở rộng) của đơn vị. 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. - Thuận lợi: Trước nhất là căn cứ quy định và hướng dẫn về công tác đánh giá viên chức; tổ chức bộ máy khá ổn định nên việc đánh giá gần như một nề nếp sinh 155 hoạt thường xuyên và định kỳ ngoài yêu cầu của công tác tổ chức cán bộ; sự công bằng, khách quan, toàn diện trong đánh giá. - Khó khăn: Mặc dù không phổ biến ở đơn vị nhưng có tình trạng chung là quan điểm, nhận thức về công tác đánh giá cán bộ còn cảm tính, chưa khách quan, không toàn diện; trong đánh giá có lúc còn chủ quan, duy ý chí hoặc e dè, cả nể, xuề xòa, dễ dãi nên không tạo động lực để cán bộ tích cực rèn luyện phấn đấu. 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/ chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh được kết quả công việc của viên chức chưa? Vì sao? Tiêu chí đánh giá chung là cơ bản, cần phải có sự vận dụng vào mỗi cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ để đề ra tiêu chí cụ thể phù hợp thì mới phản ánh được kết quả công việc của cán bộ viên chức. 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/ chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh có xây dựng tiêu chí để đánh giá kết quả công việc đối với viên chức tại đơn vị. Nội dung của các tiêu chí: - Mức độ hoàn thành công tác chuyên môn, cũng như kiêm nhiệm (kể cả công tác đột xuất hay công tác khác) do lãnh đạo đơn vị phân công. - Ý thức tổ chức k luật, thực hiện văn hóa công sở. - Tinh thần đoàn kết, xây dựng nội bộ. - Các quy định khác (tham gia các hoạt động phong trào của đơn vị và của cấp trên, .) 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? Tùy vào phạm vi, tính chất, mức độ, khối lượng công việc, số lượng nhân sự của bộ phận để xem xét có cần thiết xây dựng tiêu chí đánh giá hay không (lưu ý liên quan đến vấn đề cải cách hành chính). 8. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? 156 Bảo tàng có khen thưởng cho cá nhân, tập thể phòng hoặc bộ phận có thành tích đặc biệt nổi trội, đột xuất; việc khen thưởng, trả lương theo quy định và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 9. Anh/ chị đã có định hướng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? Việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ viên chức là công tác thường xuyên trên cơ sở định hướng và quy hoạch của đơn vị là đào tạo đội ngũ cán bộ viên chức đạt chuẩn, có kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có chuyên môn sâu có thể hỗ trợ chuyên môn theo yêu cầu của cá nhân, đơn vị và nhiệm vụ được giao; có kỹ năng điều hành, quản lý nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy tại đơn vị, đồng thời có thể chia sẻ công tác cán bộ với cơ quan chủ quản và Ngành. 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Đây là một trong những tiêu chí quan trọng cùng với các tiêu chí khác, vì ngoài công tác trưng bày thì các công tác khác trong hoạt động Bảo tàng cũng không kém phần quan trọng và thuyết minh là một trong các vị trí việc làm. 157 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5.6 BẢNG TRẢ LỜI Của Ths. Hồ Thị Ngọc Bình – Phó Giám đốc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức tại đơn vị có đáp ứng được không? - Đội ngũ viên chức hiện nay của bảo tàng đáp ứng đủ các yêu cầu về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao, trẻ, năng động, có phẩm chất đạo đức tốt. - Theo từng vị trí công việc, hầu hết viên chức của đơn vị hiện đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. - Việc phân bố nhân sự ở các bộ phận hiện nay tương đối phù hợp, cả về số lượng lẫn chuyên môn. 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? - Đơn vị tổ chức đánh giá viên chức vào cuối mỗi tháng và cuối năm, theo các bước: Viên chức thực hiện tự đánh giá hiệu quả công việc của bản thân, sau đó tổ chức cuộc họp tập thể phòng lấy ý kiến nhận xét, đánh giá viên chức của phòng. Tổ chức cuộc họp tập thể từng phòng lấy ý kiến nhận xét, đánh giá hiệu quả làm việc của từng viên chức. 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. 158 - Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay vẫn được tiến hành thường xuyên theo qui định và không gặp khó khăn nào. 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/ chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh được kết quả công việc của viên chức chưa? Vì sao? - Công tác đánh giá viên chức của Bảo tàng với các tiêu chí đánh giá hiện tại phản ánh được kết quả công việc, ý thức tổ chức k luật, ý thức xây dựng và bảo vệ đoàn kết nội bộ, tinh thần trách nhiệm, và mức độ cống hiến của viên chức đối với đơn vị. 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/ chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? - Hiện Bảo tàng thực hiện đánh giá kết quả công việc đối với viên chức dựa trên cơ sở nội dung quy chế làm việc, qui định chung của đơn vị. 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? Ngoài quy chế làm việc chung của đơn vị, mỗi phòng chuyên môn có tính chất công việc khác nhau, có những quy định riêng, do vậy, việc đánh giá viên chức ở các bộ phận của Bảo tàng hiện nay nên đồng thời dựa trên quy chế làm việc do từng phòng chuyên môn xây dựng. 8. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? Hàng tháng đơn vị đều tổ chức họp bình bầu thi đua ở mỗi phòng và ở cuộc họp Hội đồng thi đua của cơ quan. Từ kết quả bình bầu thi đua, đơn vị xét thưởng cho cá nhân và tập thể, lương được trả theo quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 9. Anh/ chị đã có định hướng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? Cấp ủy, ban giám đốc luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị cho viên chức để từ đó tạo nguồn, quy hoạch và phát triển nguồn nhân sự cho đơn vị. 159 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày là một trong những cơ sở trong đánh giá viên chức. Và còn những tiêu chí khác để việc đánh giá viên chức mang tính toàn diện, khách quan như: trình độ nghiên cứu khoa học, đề xuất các sáng kiến khoa học, ý thức tự học tập, trau dồi kiến thức về chuyên môn và lý luận chính trị, ý thức tổ chức k luật, tinh thần tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể 160 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5.7 BẢNG TRẢ LỜI Của Ông Trịnh Xuân Yên – Phó Giám đốc (Phụ trách) Bảo tàng Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức tại đơn vị có đáp ứng được không? Về tổng thể viên chức đáp ứng được nhiệm vụ theo kế hoạch đơn vị đề ra. Tuy nhiên để đạt hiệu quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì còn nhiều vấn đề phải quan tâm như: môi trường đào tạo; chính sách đại ngộ; hoàn cảnh điều kiện sống; tinh thần trách nhiệm.vv 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. Phân bổ nhân sự các bộ phận phù hợp ở mức tương đối ổn định, đa số viên chức làm việc có kiêm nhiệm tùy vào từng thời điểm, các nhiệm vụ được giao. Vì đặc thù hoạt động của Bảo tàng. 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? Đánh giá viên chức thường thực hiện theo kế hoach sáu tháng hoặc một năm công tác, đánh giá theo mẫu quy định, cá nhân tự đánh giá, phòng chuyên môn góp ý , chuyển về Hội đồng thi đua cơ quan cho ý kiến. 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. Công tác đánh giá thuận lợi là viên chức cùng làm việc, cùng phối hợp thương xuyên, cùng trong môi trưừng công tác với nhau nên dễ nhận rõ nhưng ưu 161 khuyết của nhau. Khó khăn là đánh giá theo mẫu không linh hoạt, cứng nhắc và nễ nang, thiếu tinh thân đấu tranh xây dựng. 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/ chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh được kết quả công việc của viên chức chưa? Vì sao? Tiêu chí đánh giá chưa phản ánh hết thực chất được kết quả vì như phần trả lời câu 4 đã nêu. 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/ chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? Chưa xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? Rất cần thiết 8. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? Chưa trả lương theo kết quả công việc, đang cào bằng. 9. Anh/ chị đã có định hướng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? Việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng bảo tàng đã chú ý và có kế hoạch quy hoạch cụ thể, cũng đang thực hiện nhiều chương trình đào tạo. 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Tiêu chí đánh giá viên chức ở bộ phận nào đánh giá theo chuyên môn bộ phận đó, công tác hướng dẫn khách, công tác trưng bày là những bộ phận để đánh giá cho những người thực hiện chuyên môn đó. 162 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5.8 BẢNG TRẢ LỜI Của Bà Huỳnh Ngọc Vân – Giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức tại đơn vị có đáp ứng được không? - Có tinh thần trách nhiệm; - Có khả năng chuyên môn tốt; - Ý thức tổ chức k luật tốt. 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. - Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn. - Có trường hợp kiêm nhiệm nhiều công việc. Lý do: nhiều kiêm nhiệm để giảm chi phí con người. 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? - Hàng quý xét hệ số TNTT từ Phòng đến Hội đồng cơ quan. - Hàng năm xét thi đua và đánh giá viên chức người lao động từ Phòng đến Hội đồng cơ quan. 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. - Thuận lợi: Đánh giá chính xác gắn liền với quyền lợi vật chất. - Khó khăn: CBVC – NLĐ còn nể nang 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/ chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh được kết quả công việc của viên chức chưa? Vì sao? 163 Có, tiêu chí đã được xây dựng từ cơ sở, bổ sung theo thực tế, xét cả lý lẫn tình. 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/ chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? Có 1 bảng điểm thi đua A - B 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? - Không, nên xây dựng tiêu chí chung cho toàn cơ quan. Khi xét về chuyên môn sẽ chú ý đến đặc điểm của từng bộ phận. 8. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? Bảng điểm thu nhập tăng thêm 9. Anh/ chị đã có định hướng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? Bảo tàng xây dựng kế hoạch đào tạo – bồi dưỡng giai đoạn 2016 - 2020 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Cũng là một tiêu chí quan trọng vì Bảo tàng rất đông khách 164 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5.9 BẢNG TRẢ LỜI Của Th.S Nguyễn Trần Tâm Hà - Phó Giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức tại đơn vị có đáp ứng đƣợc không? Nhìn chung, đại bộ phận viên chức của BTCTCT khá vững về trình độ chuyên môn, đáp ứng cơ bản yêu cầu về chất lượng công việc. Tuy nhiên, đôi lúc họ còn thiếu tính chủ động nên chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ. 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lƣợng và chuyên môn không? Có trƣờng hợp nào một ngƣời kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trƣờng hợp nhƣ trên? Nhìn chung hiện nay nhân sự được phân bố ở từng bộ phận khá phù hợp về số lượng và chuyên môn, mặc dù vẫn còn tình trạng trình độ của các viên chức không đồng đều, có trường hợp đáp ứng tốt yêu cầu của nhiều công việc, trái lại vẫn có một số ít chỉ có thể phân công một số công việc nhất định. Ngoài ra vẫn có một số trường hợp phải kiêm nhiệm nhiều công việc nhằm hạn chế việc tăng số lượng người làm việc, giảm chi phí hành chính. 3. Bảo tàng thƣờng thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận nhƣ thế nào? Hiện nay việc đánh giá viên chức hàng năm được thực hiện theo trình tự như sau: do thủ trưởng trực tiếp nhận định, đánh giá. dựa vào kết quả của cá nhân viên chức tự kiểm điểm kết quả học tập, công tác trong năm; tập thể phòng nơi viên chức đang công tác góp ý, trưởng phòng nhận xét, đánh giá và thủ trưởng đơn vị kết luận. 165 Đối với kết quả thực hiện công việc hàng ngày, việc đánh giá do lãnh đạo quản lý trực tiếp viên chức nhận xét, đánh giá. 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. Không chỉ riêng Bảo tàng mà tất cả các đơn vị khi đánh giá viên chức đều dựa vào Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời hàng năm Sở chủ quản cũng đều có hướng dẫn quy trình. Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn này, các tiêu chí phân loại đều chỉ được quy định khái quát; trong khi đó đơn vị chưa có tiêu chí cụ thể đối với tình hình, đặc thù riêng của đơn vị nên việc đánh giá vẫn còn thiên về “định tính”. 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/ chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh đƣợc kết quả công việc của viên chức chƣa? Vì sao? Như đã nêu trên, các tiêu chí đánh giá hiện nay còn “chung chung”, “định tính”, chưa phản ánh cụ thể được kết quả công việc của viên chức. Nhưng dù vậy, thực tế kết quả đánh giá viên chức cũng phản ánh được phần nào kết quả công việc của từng viên chức. Bởi lẽ lãnh đạo đơn vị nắm khá sâu sát tính chất công việc, kết quả công việc hàng ngày nên khi đưa ra kết quả phân loại cũng có sự phân hóa rõ ràng, đánh giá theo đúng thực chất, ai nổi trội thì được phân loại xuất sắc, ai tốt thì được phân loại tốt, v.v 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/ chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh vẫn chưa xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức. 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? 166 Rất cần thiết nhưng đây là việc khó, cần thời gian và công sức đầu tư; thậm chí cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với từng vị trí việc làm cụ thể. 8. Bảo tàng có chính sách khen thƣởng, trả lƣơng theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? Hàng quý, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đều họp Hội đồng cơ quan (gồm cấp ủy, ban giám đốc, người đứng đầu hai đoàn thể) để xét hệ số thu nhập tăng thêm của từng cá nhân căn cứ trên kết quả công tác của quý trước (trên cơ sở kết quả họp nhận xét, đánh giá của từng bộ phận). Cá nhân nào có thành tích vượt trội, hoặc cá nhân nào có sai phạm trong quý đều được xem xét cộng/trừ điểm để tính thu nhập. Đây có thể xem là chính sách trả thu nhập theo kết quả công việc mà Bảo tàng đang áp dụng. 9. Anh/ chị đã có định hƣớng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? Do mới chuyển công tác về Bảo tàng không lâu nên cần thêm thời gian để có định hướng phù hợp. 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về ngƣời thuyết minh và công tác trƣng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Hiện nay công việc phục vụ khách tham quan và công việc trưng bày được xem là “bề nổi” trong các hoạt động của Bảo tàng. Chính vì vậy nên mặc dù chưa quy định thành tiêu chí nhưng một khi thực hiện thành công các triển lãm, thu hút khách tham quan đông đảo hơn thì những cá nhân tham gia vào những công việc này cũng được đánh giá cao, chứng tỏ được thành tích vượt trội hơn so với những bộ phận khác. 167 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5. 10 BẢNG TRẢ LỜI Của Ths. Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức có đáp ứng được không? Viên chức và người lao động hiện đang công tác tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ hầu hết có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, am hiểu và tâm huyết với hoạt động của bảo tàng. Với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng được Quy định cụ thể trong Qui chế làm việc của mình thì đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc và hướng phát triển của bảo tàng trong thời gian sắp tới. 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. Nhân sự các phòng phân bố hiện nay phù hợp với yêu cầu và chức năng nhiệm vụ hoạt động của từng phòng. Viên chức bảo tàng và người lao động được Ban giám đốc giao nhiệm vụ phải đạt yêu cầu: “giỏi một việc, biết nhiều việc”, nhằm đáp ứng cho việc sắp xếp đội ngũ cán bộ khi cần thiết và hỗ trợ nhau trong công việc giữa các phòng chuyên môn, giữa viên chức với viên chức. 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? Căn cứ vào ba tiêu chí: - Một, là cơ sở hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của phòng, của tập thể mà viên chức đang làm việc. Đánh giá tập thể trước. 168 - Hai là, vai trò của viên chức trong việc thực hiện và góp phần thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của phòng mình. - Ba là sáng kiến và những giải pháp cụ thể mà viên chức đăng ký và hiệu quả cụ thể. Khuyến khích các sáng kiến mang tính đột phá. 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. Thuận lợi và cũng chính là khó khăn cơ bản, đó là, tinh thần làm việc theo nhóm (phòng chuyên môn) phát huy tính đoàn kết, choàng việc cho nhau. Chính điều nay cũng là khó khăn cơ bản khi xem xét đánh giá sáng kiến, giải pháp của viên chức. Tinh thần hỗ trợ, tạo bệ phóng (nhường) sáng kiến trong thi đua cản trở việc phát huy sáng kiến của viên chức. 5. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì? Bảo tàng chỉ có chính sách khen thưởng đột xuất cho viên chức có những sáng kiến đột phá và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, việc khen thưởng này được thực hiện cuối năm. Ngoài ra, do nguồn thu hạn chế nên Bảo tàng không có hình thức khen thưởng nào khác. 169 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA SAU ĐẠI HỌC Phụ lục 5.11 BẢNG TRẢ LỜI Của Ts. Nguyễn Thị Hiển Linh – Phó Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ 1. Anh/chị vui lòng cho biết những đánh giá chung về viên chức của bảo tàng nơi anh/chị đang công tác hiện nay? Theo yêu cầu của công việc thì viên chức tại đơn vị có đáp ứng được không? Viên chức tại bảo tàng được đào tạo khá bài bản, có thể đáp ứng yêu cầu với công việc, nhưng đam mê nghề nghiệp thì chưa 2. Phân bố nhân sự ở các bộ phận có phù hợp về số lượng và chuyên môn không? Có trường hợp nào một người kiêm nhiệm nhiều công việc không? Vì sao có những trường hợp như trên. Phân số nhân sự tại bảo tàng hiện nay phù hợp về mặt số lượng (dựa trên số lượng viên chức điều phối) nhưng chưa phù hợp về chuyên môn, vì cơ quan thiếu nhân sự 3. Bảo tàng thường thực hiện việc đánh giá viên chức trong các bộ phận như thế nào? Các bộ phận đề cử nhân sự sau khi thảo luận xem xét kết quả công việc trong năm, đánh giá, nhận xét. 4. Công tác đánh giá viên chức của bảo tàng hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn. Thuận lợi có tiêu chí rõ ràng, không thuận lợi bị khống chế số lượng phần trăm. 5. Trong công tác đánh giá viên chức của đơn vị, theo anh/chị các tiêu chí đánh giá hiện tại có phản ánh được kết quả công việc của viên chức chưa? Vì sao? Theo tôi thì chưa, vì quy định của t lệ % được đề cử 170 6. Tại cơ quan đơn vị của anh/chị, có xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc đối với viên chức không? Nếu có thì đó là những tiêu chí gì? Dựa trên luật lao động và quy chế của bảo tàng để đề ra tiêu chí đánh giá. Ví dụ: Có sáng kiến sáng tạo trong công việc.... 7. Theo anh/chị trong công tác đánh giá viên chức, việc xây dựng tiêu chí để đánh giá viên chức ở các bộ phận có cần thiết không? Cần thiết. 8. Bảo tàng có chính sách khen thưởng, trả lương theo kết quả công việc không? Nếu có, những chính sách đó là gì ? Có, khen thưởng đột xuất, theo dự án và chương trình 9. Anh/chị đã có định hướng gì cho bảo tàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển viên chức tại bảo tàng? Quan điểm của tôi là chọn cán bộ bảo tàng ngay từ khâu đầu tiên phải là người được đào tạo đúng chuẩn và chức năng nghề nghiệp, nên tôi không đào tạo nữa. Riêng phần bồi dưỡng hàng năm bảo tàng sẽ cử cán bộ học thêm những kỹ năng về thực hành (một cách chuyên nghiệp). Quy hoạch và phát triển viên chức về chuyên môn cũng phải theo tiêu chí này và điểm cộng cho niềm đam mê nghề nghiệp. 10. Trong thời gian qua sự hài lòng của khách tham quan về người thuyết minh và công tác trưng bày có là tiêu chí quan trọng trong đánh giá viên chức hàng năm không? Vì sao? Với viên chức phòng Tuyên truyền chịu trách nhiệm về công tác giáo dục và quảng bá bảo tàng thì có, nhưng với viên chức thuyết minh và trưng bày thì chưa. Vì trong quy chế lao động của bảo tàng chưa đặt ra quy định này. 171 PHỤ LỤC 6 THỐNG KÊ SỐ LIỆU Stt Đơn vị Số biên chế giao Số có mặt tính đến 31/12/2016 Kết quả đánh giá viên chức 2012 2013 2014 2015 2016 1 Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM 38 46 7 XS 38 HTT 7 XS 44 HTT 8 HTXS 41 HTTNV 3 HTNV 7 HTXS 41 HTTNV 6 HTXS 40 HTTNV 2 Bảo tàng Tôn Đức Thắng 29 30 24 XS 5 HTT 7 XS 22 HTT 4 XS 26 HTT 5 HTXS 26 HTTNV 9 HTXS 18 HTTNV 1 HTNV 3 Bảo tàng Lịch sử TPHCM 40 36 12 XS 30 HTT 11 XS 29 HTT 02 HT 14 HTXS 27 HTTNV 7 HTXS 34 HTTNV 15 HTXS 21 HTTNV 4 Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh 50 61 19 XS 27 HTT 14 HT 16 XS 26 HTT 18 HT 15 HTXS 47 HTTNV 3 HTNV 10 HTXS 39 HTTNV 14 HTNV 9 HTXS 39 HTTNV 13 HTNV 5 Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM 34 42 6 XS 31 HTT 7 HT 6 XS 31 HTT 7 HT 5 HTXS 31 HTTNV 8 HTNV 4 HTXS 39 HTTNV 1 HTNV 39 HTTNV 3 HTNV 6 Bảo tàng Chứng tích chiến tranh không giao 62 15 XS 43 HTT 14 XS 43 HTT 01 HT 14 HTXS 27 HTTNV 18 HTNV 11 HTXS 43 HTTNV 6 HTXS 56 HTTNV 7 Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ 34 31 12 XS 23 HTT 12 XS 23 HTT 15 HTXS 20 HTTNV 5 HTXS 27 HTTNV 5 HTXS 25 HTTNV 1 HTNV Tổng cộng 308 172

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_vien_chuc_cac_bao_tang_thuoc_so_van_hoa_va.pdf
Luận văn liên quan