Trong chương này đưa ra các kết luận ban đầu về nghiên cứu của tác giả,
những đóng góp, hạn chế và hướng phát triển của đề tài.
Trong chương này, chúng tôi hướng đến phân tích những khó khăn của học
sinh gặp phải khi học phần thống kê ở lớp 10 Làm thế nào để học sinh tiếp thu tốt,
phát huy tính độc lập sáng tạo, nhằm phát triển năng lực tư duy thống kê thông qua
dạy phần thống kê cho HS lớp 10. Sẽ trả lời hai câu hỏi nghiên cứu.
Câu hỏi 1: Những khó khăn của HS gặp phải khi học thống kê ở lớp 10 là gì?
Làm thế nào để HS tiếp thu tốt, phát huy tính độc lập hơn khi học thống kê lớp 10?
Khi học phần thống kê ở lớp 10 HS thường gặp những khó khăn cơ bản sau:
- Khi đứng trước một bài toán HS khó khăn khi định hướng cách giải cho một
bài toán, học sinh thường theo thói quen các mẫu có sẵn, khi gặp tình huống mới cần
xử lí thì dễ đi vào bế tắc, kiến thức học sinh nắm được thường rời rạc, không có tính
hệ thống, liên hệ giữa các phần dẫn đến việc lúng túng khi xử lí một tình huống.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học thống kê theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hệ với thực tiễn chưa?
3.3.3. Kế hoạch bài học thực nghiệm sư phạm
Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng những câu hỏi, những bài toán thực
tiễn để đánh giá năng lực tư duy thống kê cho học sinh THPT. Luận văn dự kiến
tiến hành thực nghiệm trên 60 HS có học lực từ trung bình khá trở lên của hai
trường THPT Phan Châu Trinh và THPT Trần Hưng Đạo. Thời gian tiến hành thực
nghiệm từ ngày 10 tháng 03 đến 20 tháng 04 năm 2015 tại các lớp 10B1 trường
THPT Phan Châu Trinh, và lớp 10/1 Trường THPT Trần Hưng Đạo. Chúng tôi
quan sát, phỏng vấn quá trình học sinh làm việc cá nhân hay hợp tác theo nhóm để
thu thập thông tin, tìm hiểu quá trình tư duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề cho
học sinh. Bộ đề câu hỏi khảo sát gồm 5 câu, mỗi câu sẽ thể hiện được những dấu
hiệu khác nhau của năng lực tư duy thống kê. Quá trình này gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ tháng 1 năm 2015 đến 5/3/2015: Thiết kế bộ đề kiểm tra,
bảng hỏi.
Giai đoạn 2: Từ 10/3/2015 đến 20/4/2015: Tiến hành khảo sát đánh giá.
Với buổi khảo sát đầu tiên, chúng tôi giới thiệu một số nội dung cơ bản trong
nghiên cứu với học sinh tham gia thực nghiệm, đồng thời giới thiệu bài toán số 1 để
các em làm quen, hướng dẫn để các em có thể nắm bắt được yêu cầu bài toán và
thực hiện. Sau đó, chúng tôi phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện các
nhiệm vụ trong thời gian từ 10 đến 20 phút, theo cá nhân hoặc theo nhóm, mỗi
nhóm 4 học sinh để các em trao đổi ý tưởng. Trong quá trình HS làm việc, chúng tôi
quan sát, đưa ra các câu hỏi gợi ý cần thiết để tìm hiểu quá trình đặt vấn đề và giải
quyết vấn đề của HS với các dữ liệu thu thập được từ phiếu học tập, bảng hỏi, quan
sát, phỏng vấn chúng tôi tiến hành thống kê, phân tích nhằm giải thích cho câu hỏi
nghiên cứu, thái độ của HS đối với các bài toán thống kê.
38
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng phân tích kết quả nghiên cứu
4.1.1. Định hướng phân tích bài khảo sát 1
Đây là bài toán kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức cơ bản để giải toán, cho
thấy được biểu hiện đầu tiên của tư duy thống kê, bài tập này có thể còn gặp nhiều
trong quá trình giải toán thống kê, là bài tập cơ bản trong chương trình toán phổ
thông. Câu a) Phần lớn HS khi gặp bài này đều nghĩ tới việc đếm số học sinh trong
lớp, sau đó ghi lại toàn bộ “kích cỡ” của các bạn trong lớp,nhưng nhiều em khi gặp
dạng câu hỏi này cũng sẽ bỡ ngỡ không biết làm như thế nào đòi hỏi chúng ta phải
giải thích kỹ cho HS hiểu.
Câu b) đòi hỏi HS phải biết cách lập bảng phân bố tần số, bằng cách các em sẽ
phân loại các “kích cỡ” theo yêu cầu bài toán, rồi tính xem mỗi “kích cỡ” chiếm bao
nhiêu học sịnh, sau đó lập bảng phân bố tần số. Nhưng các em HS thường quen
thuộc với các bài toán đã được lập bảng tần số trước nên đến khi tự mình làm các
em sẽ gặp khó khăn không biết làm như thế nào đòi hỏi chúng ta phải quan sát
hướng dẫn các em.
Câu c) cho các em có khái niệm ban đầu về việc đọc số liệu và lập bảng tần số,
từ đó dựa vào bảng phân bố tần số để đưa ra kết luận theo yêu cầu của bài toán, ở
câu hỏi này HS sẽ thường mắc sai lầm trong việc sắp sếp các thứ tự cũng như chia
các khoảng ghép lớp.
4.1.2. Định hướng phân tích bài khảo sát 2
Mục tiêu của bài này là phát triển cho HS năng lực tính toán số liệu thống kê,
tự khám phá, phát triển các hướng suy nghĩ dựa vào giả thiết ban đầu và các số liệu
thống kê đã tính được.
Câu a) khá đơn giản đối với học sinh nó liên quan đến kỹ năng sử dụng các kỹ
thuật thống kê cơ bản để tính toán nhằm phát triển năng lực tính toán các số liệu
thống kê. Tuy đơn giản nhưng đòi hỏi HS phải nắm vững công thức các biến có
trong bảng số liệu, các em rất dễ tính nhầm lẫn rứa các giá trị, và khi tính toán sẽ
gặp phải nhiều sai sót, giáo viên phải quan sát để hỗ trợ kịp thời cho HS.
39
Câu b) nhằm đánh giá sự kết nối kiến thức của HS giữa số liệu thống kê và
thực tế giúp học sinh dựa vào số liệu để có nhận xét riêng cho mình, từ đó đưa ra
các kết luận có ý nghĩa để trả lời cho câu hỏi c). Ở phần này đòi hỏi HS phải tư duy
thống kê, so sánh làm sao để được kết luận ý nghĩa nhất.
4.1.3. Định hướng phân tích bài khảo sát 3
Rèn luyện khả năng đọc hiểu bảng biểu thống kê chúng ta sẽ đưa ra bảng câu
hỏi và giúp các em lí giải, tư duy thống kê theo các cấp độ từ thấp lên cao.
Câu hỏi a) yêu cầu các em phải đọc dữ liệu từ bảng biểu sau đó các em phải so
sánh giá trị để tìm ra giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. Ở loại câu hỏi này các em sẽ dễ dàng
trả được dựa vào bảng số liệu trên và sẽ không gặp khó khăn nào.
Câu b) HS phải hiểu và giải thích hợp lý từ bảng biểu thống kê. Đây là kỹ
năng đòi hỏi học sinh có thể hiểu, nhận biết được ý nghĩa của các con số trong bài
viết liên quan đến số liệu. Mặt khác học sinh có thể giải thích số liệu từ những biểu
diễn trực quan của thông tin thống kê dưới dạng bảng dữ liệu thống kê... Liên kết
các dữ liệu cho trong bảng biểu, đồng thời lí giải sử dụng kỹ năng tư duy thống kê
để tìm mối liên hệ giữa các thông tin thống kê để đưa ra phán đoán, kết luận có ý
nghĩa thống kê. Phần này nếu các em HS không nắm vững như thế nào là trung vị,
là mốt thì sẽ rất khó để trả lời, đòi hỏi các em phải biết tính các giá trị đặc trưng đó.
4.1.4. Định hướng phân tích bài khảo sát 4
Đây là bài toán rèn luyện khả năng đọc hiểu bảng biểu thống kê và vẽ đồ thị
thống kê, chúng ta sẽ đưa ra các câu hỏi và giúp các em lí giải, nhận xét phân tích,
tư duy thống kê theo các cấp độ từ thấp lên cao.
Câu a) giúp cho HS rèn luyện được năng lực nhận biết số liệu thống kê để vẽ
biểu đồ ở đây các em có thể sử dụng biểu đồ đường vì các số liệu trong bảng tăng
theo thời gian. Do các em HS thường có thói quen dùng biểu đồ cột cho nên ở câu
hỏi này suy nghĩ đầu tiên của các em sẽ là vẽ biểu đồ hình cột, giáo viên phải hướng
dẫn HS về ưu nhược điểm của từng loại biểu đồ cho HS nắm rõ.
Câu b) Ở đây, các em cần phân tích kĩ câu hỏi để thấy được rằng chúng ta phải
làm tăng độ dốc của biểu diễn thì lúc người xem có cảm giác lượng thuê bao tăng
rất nhanh theo từng tháng. Từ đó, các em sẽ nghĩ đến cách kéo dài tỉ lệ trên trục
thẳng đứng, các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm ra phương án giải
quyết vấn đề và việc chia tỉ lệ trên trục thẳng đứng sẽ không giống nhau, vì vậy sẽ
có nhiều biểu đồ đáp ứng yêu cầu bài toán.
40
Câu c) thì nó đối lập lại với câu b) cho nên các em phải giảm độ dốc lại bằng
cách thu nhỏ tỉ lệ trên trục thẳng đứng. Qua bài toán này các em biết được với số
liệu thống kê nào thì sử dụng biểu đồ nào là thích hợp, qua đó thấy được mục đích
của mỗi loại biểu đồ.
4.1.5. Định hướng phân tích bài khảo sát 5
Câu hỏi a), câu hỏi b) của bài toán rèn luyện cho HS năng lực đọc, giải thích
và rút ra các nhận xét, đánh giá về xu hướng chung của số liệu thống kê đựợc mô
hình hóa dưới dạng biểu đồ. Trước hết giúp HS nhận xét theo hàng ngang theo thời
gian lượng điện tiêu thụ của TP.Huế tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào. Sau đó
nhận xét qua hàng dọc, năm nào xếp thứ nhất, nhì, ba Hầu hết các em sẽ dễ dàng
trả lời được hai câu hỏi này và không gặp khó khăn gì. Câu hỏi c) rèn luyện năng
lực liên kết để từ đó phát triển năng lực tư duy thống kê cho HS, dựa trên năng lực
này các em sẽ tính toán và chọn ra kết quả đúng. Câu hỏi này thuộc dạng khó sẽ rất
nhiều em không hiểu được hai biểu đồ đó liên quan gì đến nhau, làm sao rút được
kết quả từ hai biểu đồ đó, giáo viên phải tích cực giải thích cho HS hiểu và cách liên
kết giữa hai biểu đồ cũng như ứng dụng của chúng trong thực tế.
4.2. Phân tích bảng hỏi, kết quả phỏng vấn
Khả năng tư duy thống kê của các em HS THPT còn nhiều hạn chế, HS gặp
nhiều khó khăn trong việc phát hiện các vấn đề liên quan đến thực tiễn và xây dựng
mối quan hệ giữa chúng. Các giáo viên chưa chú trọng đưa vào các bài toán có nội
dung thực tiễn nên trong quá trình dạy học, cho nên các em không có hứng thú với
các dạng toán này, và gặp khó khăn khi giải chúng. Chẳng hạn tìm hiểu về tình hình
dạy học môn Toán theo phát triển tư duy thống kê cho HS, thông qua điều tra, trao
đổi tìm hiểu một số GV dạy toán (9 GV) thuộc các trường THPT Phan Châu Trinh
(Đông Hà), THPT Trần Hưng Đạo (TP.Huế) về việc phát triển tư duy thống kê cho
HS THPT. Tôi xin trích một số đoạn phỏng vấn GV của các trường về vấn đề này
như sau:
Câu hỏi 1: Khi dạy phần thống kê, Thầy (cô) có thường xuyên yêu cầu HS mô
tả số liệu thực tế không?
GV Nguyễn Thị L: Không (Thường chỉ cho ví dụ).
GV Mai Xuân T: Không.
GV Nguyễn Thị Hồng N: Có. Vì như vậy sẽ làm cho học sinh hiểu cặn kẽ bài
toán đang nói gì.
41
Câu hỏi 2: Khi dạy phần thống kê Thầy (cô) có thường xuyên yêu cầu HS thu
thập số liệu về các vấn đề có liên quan đến thực tiễn không?
GV Hồ B: Không (Thường chỉ cho ví dụ).
GV Nguyễn Văn Đ: Không.
GV Nguyễn Thị Hồng N: Không. Vì chương trình chỉ yêu cầu học sinh làm đc
các bài toán thống kê có trong sách chứ ko yêu cầu HS phải tự thu thập số liệu.
Câu hỏi 3: Khi đưa ra một biểu đồ bất kì HS có biết cách đọc biểu đồ đó
hay không?
GV Nguyễn Văn Q: Đa số HS đều biết, chỉ một vài HS không biết thôi
(khoảng 10%).
GV Nguyễn Thị Mỹ Ph: Có (nhưng đọc theo những nội dung gì thì phải có
câu hỏi hướng dẫn).
Câu hỏi 4: Từ một bảng số liệu bất kì HS có biết cách biểu diễn bằng đồ thị
hay không? Có bao nhiêu phần trăm HS biết và bao nhiêu phần trăm HS không biết
biểu diễn số liệu bằng đồ thị?
GV Nguyễn Văn Đ: Đa số HS đều biết cách biểu diễn (Khoảng 85%).
GV Mai Xuân T: Có, 80% biết 20% không biết.
GV Nguyễn Thị Hồng N: Có, phần này thông thường học sinh tự đọc sách
cũng có thể làm được hầu như 90%.
Câu hỏi 5: Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ HS có rút ra được ý nghĩa của nó
hay không?
GV Nguyễn Văn Đ: Có, nhưng đa số chỉ thấy được ý nghĩa nhận được bằng
trực quan so sánh.
GV Nguyễn Thị L: Học sinh khó để rút ra ý nghĩa.
GV Nguyễn Thị Mỹ Ph: Khoảng 60%.
Câu hỏi 6: Khi dạy phần thống kê, GV cần chú ý cho HS nắm được điều gì?
GV Nguyễn Thị Hồng N: Nắm bắt được số liệu, công thức và có kỹ năng biểu
diễn biểu đồ.
GV Nguyễn Thị L: Phân tích số liệu
GV Nguyễn Văn Đ: Chủ yếu là thực hành, ít cho HS nắm ý nghĩa.
Qua quá trình thực nghiệm với những bài toán liên quan đến thực tiễn được
giới thiệu trong quá trình thực nghiệm, tôi thấy rằng HS hứng thú học thống kê hơn
42
khi thấy được sự hữu ích của nó, những khó khăn ban đầu dần được xóa bỏ thay vào
đó là không khí vui tươi, HS học toán với sự say mê, tinh thần chủ động sáng tạo,
khả năng tự học được cải thiện một cách đáng kể. Tôi xin trích một số đoạn phỏng
vấn em Nhung học sinh lớp 10B1 trường THPT Phan Châu Trinh như sau:
Câu 1: Em có thích học chương thống kê hay không?
HS: Em có.
Câu 2: Đứng trước một bài toán liên quan đến thực tiễn em có hứng thú
không? Vì sao?.
HS: Em rất thích,vì lúc đó em có thể tự đưa ra các giả thuyết, lập luận suy
nghĩ và tìm mối liên hệ giữa chúng, điều đó làm em thấy thích.
Câu 3: Em có hay thu thập số liệu thống kê liên quan đến thực tế hay không?
Khi học thống kê em thấy khó nhất là gì?
HS: Em thường xuyên thu thập số liệu có liên quan đến thực tiễn. Khó nhất là
phát hiện được các mối quan hệ giữa các yếu tố có trong bài toán.
Câu 4: Nếu cho em 1 bảng số liệu bất kỳ, em có thể biểu diễn nó được không?
Em sẽ làm gì để biểu diễn nó?
HS: Tùy vào bài toán nhưng em nghĩ là em biểu diển được, đầu tiên em sẽ xử
lý bảng số liệu đó, sau đó xem biểu đồ nào thích hợp để biểu diễn.
Câu 5: Dựa vào một đồ thị hoặc bảng biểu em có thể rút ra được ý nghĩa của
các số liệu hay không?
HS: Lúc được lúc không, các giá trị đơn giản thì em dễ dàng làm được, còn lại
em cũng phải tính toán và cũng hay gặp sai sót.
Phân tích bảng hỏi:
Bài 1. Để chuẩn bị may áo đồng phục cho học sinh trong lớp, có các “kích cỡ”
sau từ 32cm đến dưới 34cm, từ 34cm đến dưới 36cm, từ 36cm đến dưới 38cm, từ
38cm đến dưới 40cm. Chúng ta làm thế nào để xác định được số áo cần phải may
cho mỗi “kích cỡ”?
Câu a) Theo em định hướng trước tiên để giải bài toán này là gì? Theo kết quả
khảo sát có 30 HS khi gặp câu hỏi này đều cho rằng việc đầu tiên nghĩ đến là đếm
số lượng học sinh có cùng kích cỡ ở trong lớp, 15 HS cho rằng đếm số lượng HS có
cùng kích cỡ sau đó lập bảng đến thống kê lại, 5 HS không trả lời.
43
Bảng 4.1. Kết quả định lượng câu 1a)
Phương pháp Số lượng Tỉ lệ
Đếm số lượng học sinh có cùng kích cỡ. 30 60 %
Đếm số lượng HS có cùng kích cỡ sau đó lập bảng
đến thống kê lại.
15 30 %
Không có câu trả lời 5 10 %
Sau đây là đoạn phỏng vấn học sinh:
GV: Theo em khi thực hiện việc thu thập và xử lý số liệu thì thường sẽ gặp vấn
đề gì khó khăn?
Bình: Bình thường em thấy số liệu có sẵn nên tụi em không quen với việc này
nên không biết phải làm như thế nào.
GV:Cần làm gì để khắc phục khó khăn đó?
Bình: Em nghĩ mình sẽ thường xuyên làm hơn, sẽ tổ chức các nhóm học để từ
đó thành thạo hơn trong việc này.
Một số bài làm HS:
Hình 4.1. Câu trả lời của Sĩ Quý
Hình 4.2. Câu trả lời của Xuân Thu
Hình 4.3. Câu trả lời của Thủy Ngân
44
Câu b) Chúng ta làm thế nào để xác định được số áo cần phải may cho mỗi
kích cỡ?
Đa số các em học sinh chỉ đếm số lượng HS sau đó ghi lại theo các lớp theo
yêu cầu bài toán rồi đếm lại sau đó kết luận số áo cần phải may, một số em đã biết
lập bảng phân bố tần số, trong đó có 32 HS ghi lại theo các lớp theo yêu cầu bài
toán rồi đếm, có 10 HS lập được bảng phân bố tần số, 8 HS không làm bài.
Bảng 4.2. Kết quả định lượng câu 1b), c)
Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ
Ghi lại theo các lớp theo yêu cầu bài toán rồi đếm số lượng 32 64 %
Lập bảng tần số ghép lớp 10 20 %
Không trả lời 8 16 %
Một số bài làm HS:
Hình 4.4. Câu trả lời của Uyên Nhi
Hình 4.5. Câu trả lời của Quang Phong
Hình 4.6. Câu trả lời của Sĩ Quý
45
Câu c). Giả sử ta có được bảng số liệu “kích cỡ” của các em học sinh
như sau:
32 33 36 40 33 34
34 39 37 34 40 38
35 34 39 37 39 38
33 35 36 33 37 40
35 36 38 37 35 39
Hãy tính số áo cần phải may cho mỗi “kích cỡ”?
Ở câu này hầu hết các em đều đã làm được, và tính đúng số áo cần phải may,
nhưng theo nhiều cách khác nhau, có em thì lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép
lớp có em lại liệt kê đếm từng giá trị một, có 35HS đã biết lập bảng phân bố tần số,
có 15HS liệt kê từng kích cỡ rồi đếm chúng lại.
Một số bài làm của HS:
Hình 4.7. Câu trả lời của Thành Đô
Hình 4.8. Câu trả lời của Ngọc Thiện
46
Hình 4.9. Câu trả lời của Uyên Nhi
Bài 2. Người ta chọn một số pin tiểu của hai hãng sản xuất pin con Ó và pin
con Thỏ, và xem một pin trong bao nhiêu lâu (tính bằng giờ) thì hết pin, thu được
bảng số liệu sau.
Chọn lần 1 2 3 4 5
Pin con Ó 32 45 50 43 23
Pin con Thỏ 40 25 30 60 40
Giả sử hãng pin con Ó và pin con Thỏ có cùng giá. Dựa vào bảng số liệu trên
ta nên mua pin ở hãng nào? Hãy giải bài toán theo định hướng sau:
Câu a). Tính số trung bình cộng và độ lệch chuẩn về thời gian của pin mỗi hãng.
Qua khảo sát thì thấy rằng các em đã đều đã tính được trung bình và phương
sai độ lệch chuẩn bằng cách áp dụng công thức tính trung bình cộng và tính độ lệch
chuẩn thông qua công thức phương sai sau đây:
1 1 2 2
2 2 2 2
1 1 2 2
1
( ....... )
1
( ( ) ( ) ...... ( ) )
k k
x k k
X n x n x n x
n
S n x x n x x n x x
n
Nhưng phần lớn các em gặp khó khắn trong việc vận dụng công thức, vẫn còn
nhiều sai sót: 15HS chỉ dừng lại ở việc tính được trung bình, 17 HS đã tính được được
cả trung bình và độ lệch chuẩn nhưng sai, 15HS đã tính đúng, 3HS không trả lời.
47
Bảng 4.3. Kết quả định lượng câu 2a)
Số lượng Tỉ lệ
HS chỉ tính được giá trị trung bình 15 30%
HS tính được nhưng sai 17 34%
HS tính đúng 15 30 %
Không có câu trả lời 3 6%
Một số bài làm của HS:
Hình 4.10. Câu trả lời của Hồng Nhung
Hình 4.11. Câu trả lời của Uyên Nhi
Hình 4.12. Câu trả lời của Ngọc Thiện
48
Câu b) Dựa vào tính toán trên ta có nhận xét gì?
Có 30 em đều có chung nhận xét là thời gian trung bình của 2 pin là như nhau.
15 em nhận xét độ trung bình như nhau nhưng độ lệch chuẩn của pin con Thỏ cao
hơn con Ó và 5HS không có nhận xét gì.
Bảng 4.4. Kết quả định lượng câu 2b)
Nhận xét Số lượng Tỉ lệ
Thời gian trung bình của 2 pin là như nhau 30 60%
Độ trung bình như nhau nhưng độ lệch chuẩn của pin con
Thỏ cao hơn con Ó
15 30%
Không có câu trả lời 5 10%
Một số bài làm HS:
Hình 4.13. Câu trả lời của Đình Tiến
Hình 4.14. Câu trả lời của Uyên Nhi
Câu c) Vậy ta nên mua pin của hãng nào? Vì sao?
Các em đều nhất trí chọn pin con Ó nhưng chỉ một số em giải thích được, các
em có nhận xét rằng tuy thời gian trung bình của 2 pin là như nhau nhưng mật độ
phân tán của pin con Thỏ nhiều hơn con Ó nên ta nên mua pin con Ó.
Một số bài làm của HS:
Hình 4.15. Câu trả lời của Hồng Nhung
49
Hình 4.16. Câu trả lời của Sĩ Quý
Sau đây là đoạn phỏng vấn:
GV: Khi sử dụng công thức để tính toán số liệu thống kê em có gặp khó khăn
nào không?
Nhung: Em thấy công thức dài và khó nhớ, bản thân em khi làm cũng hay gặp
sai sót nên phải rất cẩn thận mới làm đúng được.
GV: Các kết qủa tính được em thấy có hữu ích cho đời sống không?
Nhung: Ban đầu em tính ra kết quả cũng không biết dùng để làm gì, nhưng sau
khi được Cô giải thích thì em thấy nó rất có ích, nó giúp cho em biết được nên chọn
sản phẩm nào tốt, lần sau em sẽ cố gắng áp dụng vào cuộc sống của mình xem thử.
Bài 3. Một shop áo quần trên đường Hùng Vương - TP. Huế mới nhập về loại
áo mới, họ thu thập số liệu về kết quả kinh doanh của cửa hàng khi bán loại áo này
trong một tháng như sau:
Cỡ áo 30 31 32 33 34
Số lượng 80 120 140 300 70
Câu a).Trong một tháng cỡ áo nào cửa hàng bán được nhiều nhất, cỡ nào
ít nhất?
Tất cả các em khi nhìn vào biểu đồ tần số trên đều đã trả lời được câu hỏi, các
em cho rằng trong một tháng cỡ áo 33 bán được nhiều nhất là 300 cái và cỡ áo 34
bán được thấp nhất là 70 cái.
Một số bài làm HS:
Hình 4.17. Câu trả lời của Hoàng Hải
50
Hình 4.18. Câu trả lời của Viết Nam
Câu b).Tìm số trung vị, mốt và rút ra ý nghĩa của nó, từ đó đưa ra lời khuyên
đối với các chủ cửa hàng nên nhập hàng như thế nào, nhiều cỡ áo nào, ít cỡ áo nào
để không bị thua lỗ?
Mục đích là các em khi nhìn vào biểu đồ thống kê sẽ thấy được ý nghĩa các
con số, trung vị là gì, mốt là gì dựa vào đó để đưa ra được các kết luận có ý nghĩa.
Các em phải tìm trung vị Me là số đứng giữa dãy số nếu số phần tử là lẻ và là trung
bình cộng của hai số đừng giữa dãy nếu là số phần tử chẵn, đồng thời phải biết được
mốt Mo là giá trị có tần số lớn nhất.
Qua phân tích bài làm của học sinh thì tôi thấy rằng đa số các em đã vận dụng
được công thức và tính được trung vị và mốt, nhưng bên cạnh đó có nhiều em đã
tính sai các giá trị mốt, trung vị, có nhưng nhiều em chưa rút ra được ý nghĩa của
các số liệu vừa tính được đó, nên đưa ra các kết luận mang tính cảm tính trực quan.
Có 23HS hoàn thiện được bài làm của mình, 15HS hoàn thiện được một phần,
10HS hoàn thiện nhưng sai và 2HS không trả lời.
Bảng 4.5. Kết quả định lượng câu 3b)
Kết quả bài làm HS Số lượng Tỉ lệ
Hoàn thiện 23 46 %
Hoàn thiện một phần 15 30 %
Lời giải sai 10 20 %
Không có câu trả lời 2 4 %
Một số bài làm của HS:
Hình 4.19. Câu trả lời của Bảo Nam
51
Hình 4.20. Câu trả lời của Thị Hương
Sau đây là đoạn phỏng vấn:
GV: Khi nhìn vào một bảng số liệu em có thể hiểu được ý nghĩa của các con
số hay không?
Hải: Tùy yêu cầu bài toán, lúc được lúc không, những cái cơ bản thì em cũng
rút ra được.
GV: Em thường rút ra được các giá trị nào từ bảng số liệu đó?
Hải: Em thường tìm được mốt, trung vị còn những giá trị khác em tính toán
một lúc may ra mới ra được.
Bài 4: Trong một cuộc điều tra về số lượng thuê bao Viettel đăng ký sử dụng
gói cưới 3G theo tháng của năm 2013 người ta thu được bảng số liệu như sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số thuê bao
đăng ký
(Triệu)
70,3 73,12 76,54 76,30 79,9 88,23 94,12 90,7 97,8 93,45 94,2 104,4
Câu a). Hãy lựa chọn biểu đồ thích hợp để biểu diễn bảng số liệu trên? Giải
thích lý do vì sao chọn như vậy?
Câu này giúp HS có khả năng biểu diễn mẫu số liệu bằng các dạng biểu diễn
dựa trên bảng biểu thống kê, qua câu hỏi này thì tôi thấy rằng HS chỉ dùng 2 loại
biểu diễn là biểu diễn biểu đồ hình cột và đường gấp khúc, có 30 HS biểu diễn biểu
đồ hình cột, 15 HS biểu diễn đường gấp khúc và 5 HS không có câu trả lời.
Bảng 4.6. Kết quả định lượng câu 4a)
Kết quả bài làm HS Số lượng Tỉ lệ
Biểu diễn biểu đồ hình cột 30 60 %
Biểu diễn theo đường gấp khúc 15 30 %
Không có câu trả lời 5 10 %
52
Tôi nhận thấy rằng tuy các em đã biểu diễn được nhưng không giải thích được
vì sao mình chọn loại biểu diễn đó, các em chỉ làm dựa trên cảm tính của riêng
mình. Chưa nhận biết được mình nên sử dụng loại biểu đồ nào là thích hợp.
Một số bài làm HS:
Hình 4.21. Câu trả lời của Đình Tiến
Hình 4.22. Câu trả lời của Xuân Thu
53
Câu b) Tổng công ty Viettel muốn nhấn mạnh với khách hàng rằng lượng thuê
bao đăng ký 3G trong năm 2013 tăng rất nhanh qua từng tháng. Hãy đưa ra giải
pháp vẽ lại dạng biểu đồ trên nhằm mục đích đó? Giải thích?
Ở câu hỏi này rất nhiều em gặp lúng túng, khó khăn trong việc giải quyết vấn
đề này, các em chưa biết cách làm như thế nào, qua định hướng của giáo viên thì
lúc này các em mới nhận ra được và có nhiều em đã bắt đầu làm bài. Qua khảo sát
chỉ có 20HS làm bài trong đó có 15 em làm đúng theo yêu cầu bài toán, còn 5 em
làm sai, 30HS không có câu trả lời.
Bảng 4.7. Kết quả định lượng câu 4b)
Kết quả bài làm HS Số lượng Tỉ lệ
Đúng theo yêu cầu 15 30 %
Làm sai 30 60 %
Không có câu trả lời 5 10 %
Một số bài làm của HS:
Hình 4.23. Câu trả lời của Thanh Thùy
54
Hình 4.24. Câu trả lời của Hữu Phong
Câu c) Nếu em là công ty đối thủ và muốn cho khách hàng thấy rằng lượng
thuê bao đăng ký trong năm 2013 tuy có tăng nhưng không đáng kể thì em hãy đưa
ra 1 giải pháp để vẽ lại dạng biểu đồ trên? Ở câu hỏi này HS thực sự gặp khó khăn,
và hầu hết đều trả lời sai hoặc không trả lời được chỉ có 2HS trả lời đúng.
Một số bài làm của HS:
Hình 4.25. Câu trả lời của Xuân Thu
Hình 4.26. Câu trả lời của Hữu Hùng
Sau đây là đoạn phỏng vấn:
GV: Em gặp khó khăn gì khi chọn các loại biểu đồ để biểu diễn một bài toán?
Hùng: Em thì hay dùng biểu đồ hình cột, bài nào em cũng dùng biểu đồ hình
cột hết ak em cũng không biết khi nào nên dùng loại biểu đồ nào cho phù hợp nữa.
GV: Cách khắc phục là gì?
Hùng: Em sẽ đọc lại bài giảng để hiểu rõ hơn từng loại biểu đồ, sau đó chắc là
nhờ Cô chỉ dạy thêm.
55
Bài 5: Xem hình 3.1 cho biết thông tin về lượng điện tiêu thụ của TP.Huế qua
các năm (đơn vị nghìn kWh). Và hình 3.2 biểu đồ cơ cấu lượng tiêu thụ điện theo
ngành năm 2009.
Câu hỏi a). Có nhận xét gì vì lượng điện tiêu thụ của TP.Huế từ năm 2006 đến
năm 2010. Và câu hỏi b). Năm nào có tổng lượng tiêu thụ điện là lớn nhất và tổng
giá trị đó là bao nhiêu?
(đơn vị nghìn kWh)
Thông tin về lượng điện tiêu thụ của TP.Huế qua các năm
Cơ cấu lượng tiêu thụ điện theo ngành năm 2009
Ở hai câu hỏi này tất cả các HS đều làm được đúng yêu cầu của bài toán, các
em đã biết cách đọc và rút ra nhận xét từ các biểu đồ.
33,62
39,29
48,72
63,67
55,35
0
10
20
30
40
50
60
70
2006 2007 2008 2009 2010
0,90%
50,60%
4,60%
40,10%
3,70%
Cơ cấu lượng tiêu thụ điện theo ngành năm 2009
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ (nhà hàng,ks)
Quản lý và tiêu dùng dân cư
Khác
56
Một số bài làm của HS:
Hình 4.27. Câu trả lời của Khánh Ngọc
Hình 4.28. Câu trả lời của Mỹ Phương
Hình 4.29. Câu trả lời của Lan Anh
Hình 4.30. Câu trả lời của Mộng Lành
Ở câu c).Lượng tiêu thụ điện theo ngành công nghiệp năm 2009 là bao nhiêu?
Câu hỏi này đòi hỏi HS phải biết liên kết dữ liệu giữa hai biểu đồ sau đó tính toán để
được câu trả lời, góp phần toán học hóa thực tiễn cho HS, có 10HS chỉ ghi đáp án
nhưng không giải thích, 5HS trả lời đúng và 35HS còn lại không có câu trả lời.
57
Bảng 4.8. Kết quả định lượng câu 5c)
Kết quả bài làm HS Số lượng Tỉ lệ
Có đáp án nhưng không giải thích 10 20 %
Trả lời đúng 5 10 %
Không có câu trả lời 35 70 %
Một số bài làm của HS:
Hình 4.31. Câu trả lời của Ngọc Mai
Hình 4.32. Câu trả lời của Hải Anh
Sau đây là đoạn phỏng vấn:
GV: Em có thường liên kết các số liệu thống kê với nhau hay không?
Mỹ Phương: Em không biết nhưng thỉnh thoảng cũng có.
GV: Có khi nào em liên hệ với thực tiễn chưa?
Mỹ Phương: Có nhưng không nhiều.
58
Chương 5. KẾT LUẬN
5.1. Trả lời các câu hỏi nghiên cứu
Trong chương này đưa ra các kết luận ban đầu về nghiên cứu của tác giả,
những đóng góp, hạn chế và hướng phát triển của đề tài.
Trong chương này, chúng tôi hướng đến phân tích những khó khăn của học
sinh gặp phải khi học phần thống kê ở lớp 10 Làm thế nào để học sinh tiếp thu tốt,
phát huy tính độc lập sáng tạo, nhằm phát triển năng lực tư duy thống kê thông qua
dạy phần thống kê cho HS lớp 10. Sẽ trả lời hai câu hỏi nghiên cứu.
Câu hỏi 1: Những khó khăn của HS gặp phải khi học thống kê ở lớp 10 là gì?
Làm thế nào để HS tiếp thu tốt, phát huy tính độc lập hơn khi học thống kê lớp 10?
Khi học phần thống kê ở lớp 10 HS thường gặp những khó khăn cơ bản sau:
- Khi đứng trước một bài toán HS khó khăn khi định hướng cách giải cho một
bài toán, học sinh thường theo thói quen các mẫu có sẵn, khi gặp tình huống mới cần
xử lí thì dễ đi vào bế tắc, kiến thức học sinh nắm được thường rời rạc, không có tính
hệ thống, liên hệ giữa các phần dẫn đến việc lúng túng khi xử lí một tình huống.
- Học sinh không phải lúc nào cũng có kiến thức về thực tế.
- HS đã quá quen thuộc với các bài toán đã được xử lý số liệu chỉ việc áp dụng
công thức tính toán, nên khi gặp bài toán chưa được xử lý số liệu thì HS gặp lúng
túng và không biết giải quyết như thế nào.
- Có ít học học sinh có sự liên hệ giữa các yếu tố trong một bài toán, phần lớn
học chỉ sử dụng được kiến thức, cộng cụ đã học vào bài học hiện tại mà ít có liên hệ
với các công cụ kiến thức khác, điều đó dẫn tới khó khăn khi yêu cầu học sinh giải
các bài tập ứng dụng liên hệ thực tế làm mất đi tính linh hoạt trong giải toán.
- Các công thức tính toán cồng kềnh, dễ nhầm lẫn, số liệu tính toán được HS
cũng không hiểu dùng để làm gì nên không tạo được hứng thú cho HS, HS dễ chán
khi học thống kê.
Từ những khó khăn đã nêu trên, chúng ta muốn HS tiếp thu tốt, phát huy tính
độc lập hơn khi học thống kê lớp 10 là:
59
- Tăng cường những hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh tiếp cận kiến
thức dễ dàng, hiệu quả hơn nâng cao năng lực tự học tự bồi dưỡng, tư duy sáng tạo
năng lực vận dụng kiến thức môn học, kiến thức chuyên môn giải quyết các tình
huống thực tiễn giúp học sinh có cơ hội được rèn luyện và hình thành các kỹ
năng hợp tác làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống.
- Khắc phục những hạn chế của chương trình và SGK hiện hành, khai thác có
hiệu quả tiềm năng của SGK coi trọng phát triển năng lực hợp tác, năng lực tư duy
vận dụng sáng tạo tác động tích cực đến nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy thống
kê của học sinh.
- Thay đổi cách tiếp cận bài học, không chỉ dừng lại ở những tính toán khô
khan mà luôn quan tâm tìm tòi số liệu, ý nghĩa của số liệu.
- Luôn cho HS liên hệ các số liệu thu thập được trong thực tế với bối cảnh của
vấn đề đang tìm hiểu.
- Cho HS thấy những biến thiên trong số liệu và tò mò tìm hiểu các cách sắp
xếp và diễn giải khác nhau đối với những số liệu đang có trong tay.
- Khi giải một bài toán phải quan tâm đến khả năng vận dụng bài toán đó trong
thực tế.
Câu hỏi 2: Phát triển năng lực tư duy thống kê cho HS lớp 10 thông qua dạy
học phần thống kê cần phải làm như thế nào để mang lại hiệu quả nhất?
- Bởi vì máy tính bỏ túi có thể thực hiện được tất cả các tính toán thống kê rồi
cho nên chúng ta phải thay đổi cách đánh giá, yêu cầu của bài toán.
- Giáo viên phải thường xuyên đưa ra các bài toán ứng dụng, giúp cho HS phát
huy được năng lực của mình sự linh hoạt trong từng tình huống, qua đó giúp HS có
hứng thú với môn học dễ tiếp thu bài và phát triển năng lực cho HS.
- Thường xuyên tạo tình huống có vấn đề giúp HS giữ vững mối liên hệ và sự
phát triển của mạch tri thức.
- Chú trọng khia thác những bài toán, tình huống giúp HS tập luyện khả năng
tìm tòi, phát hiện vá phát biểu các quy luật thống kê đơn giản.
- Tăng cường tổ chức cho HS hoạt động ngoại khóa có nội dung gắn liền với
thực tiễn.
- Thiết kế các tình huống mô tả số liệu thực tế, biểu diễn số liệu thực tế, đọc,
phân tích và hiểu số liệu thực tế, sử dụng biểu đồ, đồ thị phát triển năng lực tư duy
thống kê.
60
5.2. Đóng góp nghiên cứu và hướng phát triển đề tài
Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những khó khăn của học sinh gặp phải khi
học phần thống kê ở lớp 10. Năng lực tư duy thống kê khi dạy phần thống kê cho
HS lớp 10. Nghiên cứu cũng cho thấy thể chế dạy học của ta ở phần thống kê còn
nhiều hạn chế, các bài tập đưa ra thiên về quy trình tính toán, ít có tính liên hệ giữa
các phần để tạo sự suy luận của học sinh, rất ít bài toán tạo cho học sinh tình huống
mở để phát triển sự sáng tạo của HS, các bài toán chưa liên hệ được thực tiễn chưa
phù hợp với thực tiễn, chưa chú trọng đến việc phát huy năng lực tư duy thống kê
cho HS. Do thời gian có hạn và trong khả năng cho phép nên nghiên chưa thật sâu
rộng, kết quả nghiên cứu chủ yếu dựa trên 60 bài thực nghiệm khiêm tốn. Nghiên
cứu không quan sát học sinh trong thời gian dài nên dẫn đến khó khăn trong việc
đánh giá chính xác quá trình hình thành năng lực của học sinh. Hy vọng các đề tài
sau các tác giả sẽ có điều kện khắc phục lỗi này nhằm đạt được kết quả tốt hơn.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài Liệu Tiếng Việt
[1]. Lê Thị Hoài Châu (2011), Dạy học thống kê ở trường phổ thông và vấn đề
nâng cao năng lực hiểu biết Toán cho học sinh, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP
HCM.
[2]. Lê Thị Hoài Châu (2012), Dạy học Xác suất - Thống kê ở trường phổ thông,
NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Trần Đức Chiển (2008), Rèn luyện tư duy thống kê cho học sinh trong dạy
học thống kê - xác xuất ở môn Toán THPT, Luận án tiến sỹ Giáo dục học.
[4]. Hoàng Chúng (1969), Rèn luyện khả năng sáng tạo toán học cho học sinh ở
trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Đavưđov V. V. (2000), Các dạng khái quát hóa trong dạy học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội).
[6]. Lê Đình (2004), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự
nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành Vật lý, Đề tài khoa học công nghệ
cấp Bộ, Mã sốB2004.09.07, Trường Đại học Sư phạm Huế.
[7]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội.
[8]. Đào Thị Liễu (2013), Bồi dưỡng năng lực toán học hóa các thực tiễn cho HS
thông qua dạy học nội dung xác suất thống kê ở trường THPT. Luận văn
Thạc sĩ khoa học giáo dục, Truờng Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
[9]. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn
(1992), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[10]. Trần Văn Hạo, Vũ Tuấn (Chủ biên) - Doãn Minh Cường- Đỗ Mạnh Hùng -
Nguyễn Tiến Tài (2007), Đại Số 10, NXB Giáo dục.
[11]. Hoàng HảiNam (2014), Phát triển năng lực suy luận thống kê cho sinh viên
cao đẳng chuyên nghiệp, Đại học Đà Nẵng.
[12]. Nguyễn Danh Nam (2014), Tư duy thống kê trong dạy học toán ở trường phổ
thông. Báo cáo tại Hội thảo khoa học «Nghiên cứu giáo dục toán học theo
định hướng phát triển năng lực ngƣời học», Hải Phòng, Việt Nam.
62
[13]. Đoàn Quỳnh, Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng,
Trần Văn Vuông (2006), Đại số 10 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục.
[14]. Lê Văn Tiến (2005), Phương pháp dạy học môn Toán ở trường phổ thông,
Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
[15]. Nguyễn Văn Tuấn 2010, Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo
hướng tích cực, Trường ĐHSP kỹ thuật, TP HCM.
[16]. Lê Công Triêm (2001), Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh
viên đại học, Tạp chí giáo dục, số 8, tr 30 - 35.
[17]. Đỗ Thị Thanh Xuân (2012), Dạy học Toán gắn với thực tiễn thông qua nội
dung xác suất và thống kê ở trường Trung học phổ thông, Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội .
[18]. Từ điển triết học (1975), NXB Tiến bộ Mátxcơva (bản tiếng Việt), Hà Nội.
[19]. V.A.Crutexki (1973) Tâm lý năng lực Toán học của HS, NXB Giáo dục.
[20]. Sacđacov M. N. (1970), Tư duy của học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[21]. Iu. Xviregiev (1988), Các mô hình Toán trong sinh thái học, Toán học trong
hệ sinh thái, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội
Tài Liệu Nước Ngoài
[22]. Brian W. Sloboda (2005), Improving the Teaching of Statistics Online: A
Multi-faceted Approach, University of Phoenix, Maryland Campus.
[23]. Chance B, delMas R., and Garfield J. (2003), Web-based assessment resource
tools for improving Statistical thinking, Paper presented at the annual meeting
of the American Educational research association, Chicago.
[24]. Chris Wild and Maxine Pfannkuch, 1998 What is statistical thinking?the
University of Auckland, New Zealand.
[25]. Chris Wild and Maxine Pfannkuch, 2008 Towards an understanding of
statistical thinking the University of Auckland, New Zealand.
[26]. Beth L. Chance (2000). Components of statistical thinking. California
Polytechnic State University.
[27]. Dani Ben-Zvi and Joan Garfield (2004), The challenge of developing
Statistical literacy, reasoning and thinking, Kluwer academic publishers.
[28]. Dani Ben-Zvi Joan Garfield, (2008). Developing students’ statistical
reasoning: Connecting research and teaching practice. Springer.
63
[29]. Dani Ben-Zvi, Joan Garfield (2006). Statistical literacy, reasoning, and
thinking: Goals, definition, and challenges. University of Haifa Israel,
University ò Minnesota, USA.
[30]. James Nicholson (2003), Mathematics teachers teaching statistics: What are
the challenges for the classroom teacher?Belfast Royal Academy,
Department of Mathematics.
[31]. Lisa Bloomer Green,Scott N. McDaniel&Ginger Holmes Rowell(2005),
Online Resources for NonStatisticians Teaching Statistics Middle Tennessee
State University
[32]. Harasim, L., Hiltz, S. R., Treles, L. & Turoff, M. (1995). Learning networks:
A field guide to teaching and learning online. Cambridge, MA: MIT Press.
[33]. Hiltz, S. R. (1995). The virtual classroom: Learning without limits via
computer networks. Norwood, NJ: Ablex Publishing Corporation.
[34]. Larson, P. D. (2002). Interactivity in an electronically delivered marketing
course.Journal of Education for Business, 77(5), 265-269.
[35]. Marsh, H.W., and Roche, L.A. (1997). Making students’ evaluations of
teaching effectiveness effective.American Psychologist, 52(11), 1187-1197.
[36]. Mark C. Paulk, Elaine B. Hyder (2007) Common Pitfalls in Statistical
Tinking. Carnegie Mellon University, Carnegie Mellon University
PHỤ LỤC
P1
BẢNG CÂU HỎI
Họ và tên:....................................................
Trường:........................................................
Lớp:..............................................................
Bài 1. Để chuẩn bị may áo đồng phục cho học sinh trong lớp, có các “kích cỡ” sau
từ 32cm đến dưới 34cm, từ 34cm đến dưới 36cm, từ 36cm đến dưới 38cm, từ 38cm
đến dưới 40cm. Chúng ta làm thế nào để xác định được số áo cần phải may cho mỗi
“kích cỡ”?
a. Theo em định hướng trước tiên để giải bài toán này là gì? Vì sao?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b. Chúng ta làm thế nào để xác định được số áo cần phải may cho mỗi kích cỡ?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
c. Giả sử ta có được bảng số liệu “ kích cỡ” của các em học sinh như sau:
32 33 36 40 33 34
34 39 37 34 40 38
35 34 39 37 39 38
33 35 36 33 37 40
35 36 38 37 35 39
P2
Hãy tính số áo cần phải may cho mỗi “kích cỡ”?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Bài 2. Người ta chọn một số pin tiểu của hai hãng sản xuất pin con Ó và pin con
Thỏ, và xem một pin trong bao nhiêu lâu (tính bằng giờ) thì hết pin, thu được bảng
số liệu sau.
Chọn lần 1 2 3 4 5
Pin con Ó 32 45 50 43 25
Pin con Thỏ 40 25 30 60 40
Giả sử hãng pin con Ó và pin con Thỏ có cùng giá. Dựa vào bảng số liệu trên
ta nên mua pin ở hãng nào? Hãy giải bài toán theo định hướng sau:
a. Tính số trung bình và độ lệch chuẩn về thời gian của pin mỗi hãng.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b. Dựa vào tính toán trên ta có nhận xét gì?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
c. Vậy ta nên mua pin của hãng nào? Vì sao?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
P3
Bài 3. Một shop áo quần trên đường Hùng Vương - TP. Huế mới nhập về loại áo
mới, họ thu thập số liệu về kết quả kinh doanh của cửa hàng khi bán loại áo này
trong một tháng như sau:
Cỡ áo 30 31 32 33 34
Số lượng
(tần số)
80 120 140 300 70
Câu hỏi đặt ra là:
a. Trong một tháng cỡ áo nào cửa hàng bán được nhiều nhất, cỡ áo nào bán ít nhất?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b. Tìm số trung vị, mốt và rút ra ý nghĩa của nó, từ đó đưa ra lời khuyên đối với các
chủ cửa hàng nên nhập hàng như thế nào, nhiều cỡ áo nào, ít cỡ áo nào để không bị
thua lỗ?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 4. Trong một cuộc điều tra về số lượng thuê bao Viettel đăng ký sử dụng gói
cưới 3G theo tháng của năm 2013 người ta thu được bảng số liệu như sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sô thuê
bao
đăng
ký
(Triệu)
70,3 73,12 76,54 76,30 79,9 88,23 94,12 90,7 97,8 93,45 94,2 104,4
a. Hãy lựa chọn biểu đồ thích hợp để biểu diễn bảng số liệu trên? Giải thích lý do vì
sao chọn như vậy?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
P4
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b. Tổng công ty Viettel muốn nhấn mạnh với khách hàng rằng lượng thuê bao đăng
ký 3G trong năm 2013 tăng rất nhanh qua từng tháng. Hãy đưa ra giải pháp vẽ lại
dạng biểu đồ trên nhằm mục đích đó? Giải thích?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
c. Nếu em là công ty đối thủ và muốn cho khách hàng thấy rằng lượng thuê bao
đăng ký trong năm 2013 tuy có tăng nhưng không đáng kể thì em hãy đưa ra 1 giải
pháp để vẽ lại dạng biểu đồ trên?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 5. Biểu đồ dưới đây cho biết thông tin về lượng điện tiêu thụ của TP.Huế qua
các năm (đơn vị nghìnkWh).
(đơn vị nghìnkWh).
Biểu đồ hình cột về lượng điện tiêu thụ của TP.Huế qua các năm
33,62
39,29
48,72
63,67
55,35
0
10
20
30
40
50
60
70
2006 2007 2008 2009 2010
P5
Biểu đồ cơ cấu lượng tiêu thụ điện theo ngành năm 2009
a. Có nhận xét gì vì lượng điện tiêu thụ của TP.Huế từ năm 2006 đến năm 2010.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b. Năm nào có tổng lượng tiêu thụ điện là lớn nhất và tổng giá trị đó là bao nhiêu?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
c. Lượng tiêu thụ điện theo ngành công nghiệp năm 2009 là bao nhiêu?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
0,90%
50,60%
4,60%
40,10%
3,70%
Cơ cấu lượng tiêu thụ điện theo ngành năm 2009
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ (nhà hàng,ks)
Quản lý và tiêu dùng dân cư
Khác
P6
Bài làm của học sinh:
P7
P8
P9
P10
P11
Câu 5. Biểu đồ dưới đây cho biết thông tin về lượng điện tiêu thụ của TP.Huế qua
các năm (đơn vị nghìnkWh).
(đơn vị nghìnkWh).
Biểu đồ hình cột về lượng điện tiêu thụ của TP.Huế qua các năm
Biểu đồ cơ cấu lượng tiêu thụ điện theo nganh năm 2009
33,62
39,29
48,72
63,67
55,35
0
10
20
30
40
50
60
70
2006 2007 2008 2009 2010
0,90%
50,60%
4,60%
40,10%
3,70%
Cơ cấu lượng tiêu thụ điện theo ngành năm 2009
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ (nhà hàng,ks)
Quản lý và tiêu dùng dân cư
Khác
P12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenthithumo_7478.pdf