Luận văn Đẩy mạnh họat động thông tin với việc cải cách nền hành chính quốc gia trong giai đọan hiện nay

Trong thời gian qua, cải cách hành chính đó đạt được những kết quả nhất định, điển hỡnh là việc khai trương Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ - đánh dấu bước phát triển quan trọng trong cải cách hành chính của Chính phủ, trong việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin - truyền thông, xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, thực hiện quyền cung cấp thông tin của nhân dân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Cùng với việc đưa hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, việc khai trương Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hoà Xó hội chủ nghĩa Việt Nam đó đánh dấu bước tiến quan trọng của phát triển hoạt động thông tin phục vụ cho cải cách hành chính.

pdf121 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh họat động thông tin với việc cải cách nền hành chính quốc gia trong giai đọan hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÀNH CHÍNH 3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thực hiện cải cách hành chính. Một là, tiếp tục đổi mới tư duy chiến lược về cải cách hành chính. Chính phủ đó đưa ra chương trỡnh tổng thể cải cỏch hành chớnh đến năm 2010, với những yếu tố: Thể chế hành chính, Bộ máy hành chính, Công chức và công vụ và Tài chính công. Nói cải cách hành chính là nói đến cả 4 nội dung đó, không thể chỉ nói có một nội dung là thủ tục hành chớnh, vỡ thủ tục hành chớnh tuỳ thuộc vào thể chế. Thể chế cạnh tranh lành mạnh và đúng luật của nền kinh tế thị trường sẽ khắc phục dần được những bất cập của nền kinh tế tập trung, bao cấp trước đây. Cải cách thủ tục hành chính là cần thiết, nhưng cái gốc là vấn đề thể chế. Trên cơ sở đổi mới thể chế mà sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước, không sắp xếp lại bộ máy thỡ bộ mỏy ngày càng đông, bộ máy lại đẻ ra các thủ tục hành chính. Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế “một cửa liên thông” gần giống với mô hỡnh “one stop” của phương Tây. Theo đó, người dân chỉ việc đến một nơi để đưa yêu cầu, sau đó giải quyết thế nào là việc của các cơ quan công quyền, dù yêu cầu của người dân có thể liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau. Nói cách khác, các bộ, các cơ quan phải thông suốt với nhau, phải thoả thuận được luồng công việc (work flow), định nghĩa được quy trỡnh và thời hạn giải quyết. Để làm được việc này, hệ thống hành chính phải chấp nhận bớt đi một số nét đặc thù, và phải mạnh dạn tước bỏ đặc quyền không chính đáng của nhiều cán bộ, công chức. Nếu không cải cách hành chính mạnh mẽ, sẽ không có chính phủ điện tử. Ngược lại, nếu không xây dựng chính phủ điện tử thỡ khụng cải cỏch hành chớnh mạnh mẽ được. Hai là, tiếp tục nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy về hiện đại hoá nền hành chính quốc gia. Hiện đại hoá nền hành chính quốc gia ở Việt Nam là xu thế tất yếu và đũi hỏi cấp thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoỏ và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vai trũ quản lý của nhà nước ngày càng bộc lộ rừ nột và việc xõy dựng một nền hành chớnh chuyờn nghiệp theo hướng phục vụ, đáp ứng cao nhất yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xó hội trở thành một đũi hỏi và là một thỏch thức lớn khụng chỉ của Việt Nam. Thành tựu và tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong thời gian qua đó mở ra một hướng đi mới trong việc xây dựng nền hành chính quốc gia vững mạnh và hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để hiện đại hoá nền hành chính quốc gia đó và đang là xu hướng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay. Ở nước ta, Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó thể hiện quyết tõm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này: “Công nghệ thông tin - truyền thông là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xó hội của thế giới hiện đại”. Chỉ thị cũng đó chỉ rừ: “Ứng dụng và phỏt triển cụng nghệ thụng tin - truyền thụng ở nước ta nhằm góp phần giải phũng sức mạnh vật chất, trớ tuệ và tinh thần của toàn dõn tộc, thỳc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh chóng và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trỡnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phũng và tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt của hệ thống các cơ quan hành chính là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm mục tiêu hiện đại hoá hoạt động của bộ máy công quyền và toàn bộ nền hành chính quốc gia. Ba là, tiếp tục đổi mới tư duy chiến lược về xây dựng chính phủ điện tử. Trong thời gian qua, Việt Nam đó tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế để tiếp thu ý kiến đóng góp cho quá trỡnh xõy dựng chớnh phủ điện tử. Gần đây nhất, hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử Việt Nam lần thứ 6 (e-Gov 2008) được tổ chức vào giữa tháng 12 năm 2008 lần đầu tiên đó nờu vấn đề thay đổi tư duy, chiến lược tổ chức và xây dựng chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử không chỉ dừng ở việc tin học hoá hoạt động quản lý hành chớnh một cỏch thụ động, biệt lập, tràn lan, mà phải là một phần trong chiến lược cải cách thủ tục hành chính, hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ và chính quyền các cấp, giúp cho quan hệ tương tác giữa chính phủ với người dân và doanh nghiệp trở nên nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Hướng tư duy này cần được áp dụng một cách chủ động và linh hoạt trong thực tiễn xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam. Chương trỡnh chớnh phủ điện tử không phải là chương trỡnh cụng nghệ thụng tin mà là một chương trỡnh cải cỏch hành chính sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ. Ngành công nghệ thông tin không thể đơn phương cải cách hành chính. Trong việc xây dựng chính phủ điện tử, vai trũ đứng đầu của người đứng đầu hệ thống hành chính rất quan trọng, mang tính chất quyết định. Bốn là, quyết tâm thực hiện thành công giai đoạn 2, 3 của Đề án 30. “Việc gỡ cú lợi cho dõn ta nờn làm, việc gỡ hại đến dân ta phải hết sức tránh”. Cải cách thủ tục hành chính là cách thiết thực nhất học tâp và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đó tuyờn bố sẽ tập trung mọi nỗ lực cải cỏch hành chính mà khâu đột phá là Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính hay cũn gọi là Đề án 30. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu cải cách tốt thủ tục hành chính, có thể giảm chi phí kinh doanh, chi phớ xó hội, ước tính khoảng 3% GDP, tức khoảng 2 tỷ USD/năm, trong khi đất nước ta cũn nghốo, GDP bỡnh quõn đầu người chỉ khoảng 1.000 USD /người/năm. Cải cách hành chính là vấn đề sống cũn, gúp phần thỳc đẩy kinh tế - xó hội. Theo cỏc chuyờn gia phân tích, nếu thực hiện tốt việc đơn giản hoá thủ tục hành chính theo đúng yêu cầu của Đề án 30 thỡ sẽ cắt giảm được trên 10.000 tỷ đồng chi phí tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính mỗi năm. Thực hiện có kết quả các mục tiêu của Đề án 30 cũng là tiền đề để từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Đề án 30 đó kết thỳc thành cụng giai đoạn 1, với việc các bộ, ngành, địa phương công bố công khai bộ thủ tục hành chính để dân tra cứu. Điều này giúp người dân tiếp cận được thông tin, giám sát hoạt động của bộ máy hành chính, rút ngắn được thời gian, giảm thiểu các chi phí không chính thức, góp phần chống tham nhũng, tiêu cực. Cơ quan hành chính cũng nâng cao được tính chuyên nghiệp, cải thiện quan hệ với người dân. Thủ tục hành chính là một bộ phận tất yếu trong đời sống hàng ngày, là công cụ của Nhà nước trong việc quản lý và phục vụ cỏ nhõn, tổ chức. Nhưng nếu thủ tục hành chính không được công khai, không minh bạch, phức tạp, khó hiểu, khó thực hiện, sẽ trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế và xó hội, là gỏnh nặng đối với cá nhân, tổ chức, đi ngược với bản chất nhà nước của dân, do dõn, vỡ dõn. Cụng bố cụng khai Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trên Internet là một thành quả lớn, đánh dấu bưởc trưởng thành của nền hành chính nước nhà. Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính là một kết quả lớn nhưng vẫn chưa đủ. Việc làm cú ý nghĩa sõu sắc hơn là tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính hiện có nhằm phát hiện những thủ tục khụng cần thiết, khụng hợp lý và khụng hợp phỏp để tiến hành cắt bỏ, đơn giản hoá theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, giảm chi phí và rủi ro cho mọi người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải rà soát các thủ tục bất hợp lý, không cần thiết để giảm ít nhất 30% các loại thủ tục hành chính hiện hành. Tuy các giai đoạn cải cách thủ tục hành chính cũn ở phớa trước nhưng người dân và doanh nghiệp đó và đang hưởng nhiều lợi ích từ việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. 3.2.2. Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính Hệ thống công nghệ thông tin cần được xây dựng thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa những người nghiên cứu triển khai cải cách hành chính với các chuyên gia công nghệ thông tin, mà những người nghiên cứu, triển khai cải cách hành chính là trụ cột cho việc thiết kế, tổ chức hệ thống thông tin, chuẩn hoá thông tin, xác định nguyên lý vận hành của hệ thống, các khả năng hài hoà của hệ thống với hiện trạng thực tiễn,... kết hợp những nguyên lý của khoa học hành chớnh, những dự đoán về các khả năng do kết quả và yêu cầu, đũi hỏi của quỏ trỡnh cải cỏch hành chớnh kết hợp với cỏc yếu tố thực trạng hoạt động của bộ mỏy quản lý hành chớnh nhà nước, yếu tố con người tham gia sử dụng hệ thống,... Với phương thức này, hệ thống được xây dựng theo từng giai đoạn và thông qua từng phần của hệ thống công nghệ thông tin, hỡnh thành khả năng hài hoà của hệ thống với thực tiễn quản lý. Việc lựa chọn quan điểm xây dựng hệ thống, phương thức tổ chức triển khai, trỡnh tự cỏc giai đoạn tiếp theo, phương thức và chương trỡnh đào tạo,... sẽ là những yếu tố cần được hết sức chú trọng để đảm bảo tính khả thi của toàn hệ thống. Một số giải pháp trước mắt: Một là, tiếp tục xây dựng và củng cố kết cấu hạ tầng thông tin để đẩy mạnh tin học hoá các hoạt động quản lý hành chớnh nhà nước - Củng cố và kiện toàn hạ tầng cơ sở thông tin, viễn thông, Internet, mạng truyền số liệu quốc gia để tạo hạ tầng cho chính phủ điện tử, quá trỡnh số hoỏ thụng tin, chuẩn dữ liệu, thỳc đẩy sự liên thông và tích hợp thông tin giữa các cơ quan nhà nước, gắn kết và duy trỡ sự kết nối mạng giữa chớnh quyền trung ương và chính quyền địa phương cũng như giữa chính quyền các địa phương với nhau,... Đây là những yếu tố thực sự cần thiết, là nền tảng để hiện thực hoá mô hỡnh chớnh phủ điện tử của Việt Nam trong giai đoạn tới. - Xõy dựng cỏc hệ thống tin học hoỏ quản lý hành chớnh nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, điều hành của lónh đạo tỉnh, thành phố. - Tiếp tục xây dựng “Mạng Chính phủ” (CPNet), các mạng nội bộ, các mạng liên kết giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân; - Thiết lập các mạng thông tin có năng suất cao và hiệu quả, bảo đảm an toàn – an ninh thông tin và độ tin cậy cao, có biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và bí mật quốc gia. - Thường xuyên nâng cấp các công cụ kiểm toán và đánh giá; - Xây dựng môi trường văn phũng phự hợp với việc đẩy mạnh tin học hoá hành chính. - Đẩy mạnh tin học hoỏ quản lý hành chớnh phự hợp với tiến độ tin học hoá trong toàn xó hội thụng qua mạng Internet, xõy dựng chớnh phủ điện tử. Công nghệ thông tin - viễn thông chính là hạ tầng cơ sở trợ giúp đắc lực cho việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử. Hiến chương Okinawa về xó hội thụng tin toàn cầu đó nhấn mạnh: “Cụng nghệ thụng tin và viễn thụng là một trong những yếu tố tỏc động mạnh mẽ nhất tới việc định hỡnh thế kỷ XXI. Những ảnh hưởng mang tính cách mạng của nó tác động tới cách thức con người sống, học tập và làm việc cũng như mối quan hệ qua lại giữa chính phủ với xó hội núi chung. Cụng nghệ thụng tin đang nhanh chóng trở thành một động lực sống cũn trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế thế giới... Do đó, chúng tôi phải bảo đảm rằng công nghệ thông tin phục vụ cho các mục đích mang tính hỗ trợ lẫn nhau như tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững, khuyến khích phúc lợi xó hội, thỳc đẩy liên kết xó hội, huy động mọi tiềm năng của xó hội để củng cố dân chủ, tăng tính minh bạch trong trỏch nhiệm quản lý nhà nước, khuyến khích nhân quyền, tính đa dạng xó hội cũng như thúc đẩy hoà bỡnh và ổn định quốc tế”1. Nền hành chính hiện đại là nền hành chính ở đó tồn tại hạ tầng kỹ thuật dưới dạng các hệ thống thông tin mang tính toàn cầu. 1 Tuyên bố của G8 về xó hội thụng tin toàn cầu - Hội nghị Thượng đỉnh G8, từ ngày 21-23/7/2000, Okinawa, Nhật Bản. Hai là, đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử góp phần phát triển dân chủ ở nước ta. Chính phủ điện tử là phương tiện hữu hiệu thúc đẩy dân chủ góp phần thực hiện Chỉ thị số 30 – CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện chỉ thị trên do Đồng chí Trương Tấn Sang ký ngày 4 thỏng 3 năm 20101. Chính phủ điện tử thực sự làm cho chính phủ trở nên thân thiện hơn, cởi mở và gần gũi với dân. Những tác động một chiều mang tính mệnh lệnh trước đây đó được thay thế bằng sự tác động trực tiếp, cởi mở, hai chiều giữa dân và chính phủ. Sự “bao cấp về thông tin” trước đây đó bị thay thế bằng sự truy cập, tớch hợp và giao dịch thụng tin trờn diện rộng. Ngoài ra, chớnh phủ điện tử đó thực sự làm minh bạch hoá các hoạt động của chính phủ, góp phần chống tham nhũng, quan liêu, độc quyền, giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả hơn trong quản lý và phục vụ người dân. Chính vỡ vậy, chớnh phủ điện tử được xem là một phương thức, một công cụ hữu hiệu để người dân khẳng định và thực hiện các quyền làm chủ của mỡnh một cỏch tốt nhất. - Trước hết, các hoạt động áp dụng, sản xuất, cung cấp thông tin trong khu vực quản lý nhà nước là rất lớn và đa chiều. Điều đó đũi hỏi khả năng tích hợp (kết hợp theo chiều ngang) các hệ thống thông tin được xây dựng. Đồng thời phát triển theo bộ, ngành (chiều dọc) là yêu cầu tất yếu. Khả năng kết hợp theo chiều ngang và chiều dọc phải trở thành hiện thực trong xó hội thụng tin hiện đại. - Triển khai rộng khắp việc ứng dụng cổng thụng tin thực chất và hiệu quả trong việc thực hiện mụ hỡnh một cửa, một dấu tại tất cả cỏc cơ quan công quyền. - Tăng cường các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp thông tin của Chính phủ. - Xây dựng các mạng lưới ứng dụng cho các giao dịch với dân, đồng thời nâng cấp các chức năng và mối liên kết các mạng lưới (hay hệ thống) dịch vụ công tương ứng. - Nâng cao khả năng quản lý hệ thống và thực hiện việc trao đổi tài liệu điện tử một cách thường xuyên và rộng khắp. Triệt để sử dụng các biện pháp điện tử để giải quyết các đơn, thư và thực hiện báo cáo, giao ban, hội họp, v.v.... 1 Báo Hà Nội mới chủ nhật, ngày 7 tháng 3 năm 2010. - Tăng cường chia sẻ thông tin để khai thác tốt nhất nguồn tài nguyên thông tin nhằm phục vụ tất cả các hoạt động quản lý hành chớnh nhà nước. - Nâng cao hiệu quả quản lý hành chớnh nhà nước bằng việc thường xuyên nâng cấp và sử dụng hợp lý kết cấu hạ tầng thụng tin. 3.2.3. Nhóm giải pháp về xây dựng cở sở dữ liệu thông tin Một là, đẩy mạnh hoạt động thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin tạo đà cho việc thực hiện có hiệu quả “Chương trỡnh quốc gia về ứng dụng cụng nghệ thụng tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011- 2015” hiện đang được dự thảo và xin ý kiến nhõn dõn trờn Website của Bộ Thụng tin và Truyền thông tại địa chỉ www.mic.gov.vn. Theo dự thảo này, từ nay đến năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có 15 dịch vụ hành chính công được ưu tiên cung cấp trực tuyến tối thiểu mức 3. Trong đó có hệ thống đăng ký cấp phép tần số qua mạng; giấy phép mua tin kinh tế; giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp. Công bố sự phù hợp đối với công trỡnh kỹ thuật chuyờn ngành viễn thụng. Dịch vụ khiếu nại. Cấp mó số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn. Gia hạn mó số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn; nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử và nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet. Đăng ký hoạt động nhà đăng ký tờn miền quốc tế tại Việt Nam....1 Cần từng bước xây dựng các cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu cung ứng các dịch vụ công một cách công khai và hiệu quả. Đưa lên mạng những dịch vụ mà các cơ quan hành chính cung cấp. Sử dụng các phương tiện điện tử để giúp quy trỡnh giao tiếp của cơ quan hành chính với người dân được thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm hơn. Hai là, xây dựng các kho tài nguyên thông tin điện tử khoa học, hợp lý, thống nhất, tuõn thủ theo chuẩn quốc gia và quốc tế. Thông tin là chủ thể, công nghệ là công cụ. Việc dùng công nghệ nào, thiết bị nào không quan trọng, mà quan trọng nhất là tính nhất quán của dữ liệu được đảm bảo, các hệ thống con phải giao tiếp được với nhau, tránh tạo nên tỡnh trạng mỗi tỉnh là một tiểu vương quốc. Kiến trúc công nghệ thông tin quốc gia đặc biệt quan trọng để đáp ứng yêu 1 Báo Hà Nội mới chủ nhật, ngày 8 tháng 3 năm 2010. cầu trên. Cần xây dựng các chuẩn thông tin trong giao dịch điện tử, hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành đồng bộ “để người dân có thể đi một cửa thực sự” và các hệ thống thông tin nghiệp vụ quốc gia phục vụ hoạt động điều hành. - Trước hết, chú trọng xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và điều hành và sử dụng chung cho toàn bộ hệ thống. - Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu dùng chung trên toàn bộ hệ thống các cơ quan quản lý hành chớnh nhà nước trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành (cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, cơ sở dữ liệu về hạ tầng, cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ sở dữ liệu về kinh tế - xó hội,...). Ba là, xây dựng các hệ thống đo lường thông tin một cách có hiệu quả là việc rất quan trọng để tăng hiệu quả quản trị đất nước. Đây là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng thông tin có vai trũ hết sức to lớn trong sự phỏt triển của mọi nền kinh tế. Theo Cục Thống kê Lao động thuộc Bộ Lao động Mỹ, số chỗ làm việc bị mất (ngoài ngành nông nghiệp) của Mỹ trong tháng 2/2009 là 651 ngàn người (tháng 1/2009) lên 12 triệu 467 ngàn người (tháng 2/2009). Cơ quan này cũng công khai số liệu từng tháng của nhiều năm. Và điều quan trọng là số liệu này rất dễ dàng tiếp cận trên mạng. Ở Việt Nam chưa có hệ thống đo lường như vậy. Hiện đó cú trang web www.vieclamvietnam.gov.vn nhưng thực ra chỉ là trang dịch vụ việc làm với chất lượng chưa tương xứng. Các con số thống kê về kinh tế - xó hội cũn quỏ sơ sài và ít ỏi. Nhiều loại thông tin chúng ta đó bỏ ra khỏ nhiều tiền để thu thập, xử lý nhưng việc công bố chậm khiến cho không cũn hoặc kộm hiệu quả. Những thụng tin về mức sống hộ gia đỡnh, về thất nghiệp, về doanh nghiệp,.... là những thụng tin rất có giá trị để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, song chưa được cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác. Cần có cơ chế thông thoáng để tiếp cận đến thông tin đó được thu thập và đo lường này để những dữ liệu ấy không là những dữ liệu “chết” mà thực sự là nguồn tài nguyờn quý giỏ cần được khai thác hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Các hệ thống đo lường thông tin kinh tế - xó hội, việc cụng bố thụng tin, cơ chế tiếp cận thông tin, sử dụng hữu hiệu và tránh phung phí tài nguyên thông tin là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của đất nước, đó được chương trỡnh quốc gia về cụng nghệ thụng tin đề xuất từ cả chục năm nay, nhưng chưa được chú ý đúng mức. Cần khẩn trương xây dựng hạ tầng thông tin bao gồm các hệ thống đo lường, xử lý, cung cấp thông tin như vậy. Bốn là, xây dựng khung giám sát, đánh giá mang tính chiến lược để cung cấp số liệu thường xuyên, có hệ thống và tin cậy về những tiến bộ đạt được và những khiếm khuyết cần khắc phục trong quá trỡnh cải cỏch hành chớnh. 3.2.4. Nhóm giải pháp về yếu tố chuẩn hoá của nền hành chính nhà nước. Một là, để thực hiện công cuộc cải cách hành chính thỡ phải cú những hệ thống chuẩn, hoàn chỉnh về thụng tin trong hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước các cấp một cách hệ thống, chi tiết, khoa học và hiệu quả. Muốn vậy, phải tiến hành cải tổ lại, sắp xếp lại cỏc quy trỡnh nghiệp vụ hành chớnh trờn cơ sở khoa học hoá và hiệu quả hoá quản lý hành chớnh của từng cấp, từng cơ quan trong bộ máy quản lý hành chớnh nhà nước. Ở đây đũi hỏi phải cú những quy trỡnh chuẩn mực về hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm tính thống nhất của toàn hệ thống. Muốn có được những yếu tố này, một trong những khâu quan trọng là là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh; phải có được những kết quả của quỏ trỡnh cải cỏch được đúc kết thành quy định mang tính pháp lý, thống nhất trong nền hành chớnh nhà nước. Yếu tố này sẽ tác động lên quy mô tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý hành chớnh nhà nước theo yêu cầu khoa học hoá và hiệu quả hoá. Hai là, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về chính phủ điện tử, tạo cơ sở pháp lý cho việc xõy dựng và triển khai chớnh phủ điện tử ở Việt Nam. Nhà nước cần ban hành Luật về chính phủ điện tử, trong đó quy định rừ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong đó chính phủ điện tử, quyền và nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp và các đối tượng khác khi tham gia vào chính phủ điện tử, cũng như xác định rừ những phương thức cung cấp dịch vụ hành chính qua mạng. Đồng thời cần xây dựng và hoàn thiện các luật cơ bản khác như: luật giao dịch điện tử, luật tiếp cận thông tin, luật về tội phạm công nghệ thông tin, v.v... Cùng với các luật này, cần xây dựng và ban hành: Nghị định về chữ ký điện tử và xác thực điện tử; Nghị định về thanh quyết toán điện tử trong ngân hàng; Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động thương mại; Nghị định về giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước; Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, v.v... Việt Nam đang thay đổi nhanh trên tất cả các lĩnh vực. Pháp luật cũng phải thay đổi theo, bắt kịp với đũi hỏi của cuộc sống. Sẽ khụng thể tạo ra một mụ hỡnh lý tưởng, điều chỉnh tất cả các lĩnh vực mà pháp luật phải giải quyết từng vấn đề cụ thể. Muốn vậy, cần tăng cường cơ chế tiếp cận thông tin, cơ chế tham vấn, đưa ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xó hội vào luật phỏp. Ba là, cần tăng cường củng cố công tác tổ chức phục vụ tin học hoá hành chính, cụ thể là công tác tổ chức trong từng tỉnh, thành phố, trong từng bộ, ngành; giải quyết tốt vấn đề nguồn nhân lực thông tin ở từng cơ sở. Bốn là, cần nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh các chuẩn về tài liệu điện tử, các mó dữ liệu,v.v... tuõn theo quy định tiêu chuẩn chung của quốc gia và quốc tế. Nghiên cứu và hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc tế cho phù hợp điều kiện xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam. Để có được một chính phủ điện tử hoàn chỉnh, các website của các cơ quan nhà nước phải không ngừng hướng tới việc hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như: công bố thông tin, cơ sở dữ liệu, âm thanh, video clip, hỗ trợ ngôn ngữ thứ hai, không có quảng cáo, không thu phí thuê bao, không thu phí sử dụng, hỗ trợ người khuyết tật, có chính sách bảo đảm quyền riêng tư, có chính sách bảo mật, hỗ trợ chữ ký số trong cỏc giao dịch trực tuyến, có khả năng thanh toán phí dịch vụ bằng thẻ tín dụng, cho phép góp ý trực tuyến, cho phép cập nhật thông tin qua email, cho phép tuỳ biến cá nhân và có thể truy cập từ PDA. 3.2.5. Nhóm giải pháp về đào tạo cán bộ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính Cán bộ thông tin là một trong những yếu tố cấu thành của hệ thống thông tin quốc gia, là nguồn lực tổ chức, triển khai và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống nói chung và của mỗi tổ chức thông tin nói riêng. Do vậy, vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ thông tin là một việc làm cần thiết, cấp bách và không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược xây dựng nguồn lực thông tin. Để có nền hành chính tốt, hệ thống pháp luật tốt, điều Việt Nam cần nhất là có một đội ngũ cán bộ với năng lực điều hành tốt, thể hiện ở 5 điểm: - Khả năng nhận biết quan hệ xó hội nào cần được điều chỉnh. Pháp luật chỉ điều chỉnh những gỡ xó hội cần đến, chứ không phải những gỡ nhà quản lý muốn. - Khả năng đánh giá tác động xó hội đối với mỗi hành vi, mỗi văn bản pháp lý. - Khả năng tiếp cận xó hội, khả năng thông tin và tạo điều kiện cho xó hội tham gia vào chu trỡnh thụng tin, thể hiện chớnh kiến đối với các chủ thể quản lý. Đây chính là quỏ trỡnh tham vấn xó hội rộng rói. - Sự sẵn sàng chấp nhận của người lónh đạo, khả năng xử lý thông tin sau khi nắm bắt. - Khả năng chuyển tải hành vi, chuyển tải các quy định tới xó hội và cụng chỳng. Cải cách hành chính đang đặt ra những yêu cầu mới, đũi hỏi cỏn bộ thụng tin phải biết tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ hiện đại để thu thập, xử lý và bảo quản tốt nhất vốn tài liệu, các nguồn tin ở trong nước và quốc tế để xây dựng được hệ thống thông tin cải cách hành chính phục vụ công tác lónh đạo, quản lý và điều hành, đồng thời chính họ là những người tuyên truyền, phổ biến thành tựu của cải cách hành chính đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Để có được đội ngũ cán bộ thông tin đáp ứng được yêu cầu đó, cần có những giải pháp tích cực và đồng bộ về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin trong thời gian tới. Thứ nhất, đối với việc đào tạo nguồn nhân lực cho mạng lưới Trước hết, cần xây dựng kế hoạch tổng thể về đào tạo cán bộ thông tin cấp đại học và sau đại học kèm theo lộ trỡnh khả thi trong từng giai đoạn (về số lượng đào tạo mỗi cấp, về chương trỡnh, nội dung, giỏo trỡnh, về đội ngũ giảng viên, về đào tạo cả trong nước và nước ngoài...). Cố gắng phấn đấu để có thể đào tạo bậc tiến sĩ chuyên ngành thông tin ở trong nước. Đồng thời cần đổi mới nội dung, chương trỡnh đào tạo ngành thông tin theo hướng hiện đại, gắn với công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu CHUẨN HOÁ, HỘI NHẬP, PHÁT TRIỂN. Thứ hai, đối với công tác bồi dưỡng, đào tạo lại Nét đặc trưng của thế kỷ mới là con người phải học tập suốt đời mới không bị lạc hậu với sự phát triển của thực tiễn. Do vậy, bài toán đặt ra với các cơ quan thông tin là phải tiến hành đào tạo lại bằng cách thường xuyên mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao trỡnh độ nghiệp vụ cho cán bộ thông tin, giúp họ trong thời gian ngắn nhất, tiếp cận được với những thành tựu mới nhất của lý thuyết thụng tin học hiện đại và công nghệ thông tin. Cải cách hành chính ở nước ta được tiến hành trong điều kiện thiếu kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về quản lý hành chớnh, cú nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vỡ vậy, rất cần được cung cấp kịp thời những thông tin về các vấn đề lý luận và thực tiễn về hành chớnh nhà nước và cải cách hành chính; các thành quả phát triển của khoa học hành chính, khoa học tổ chức, khoa học quản lý trờn thế giới; những kinh nghiệm xõy dựng và cải cách bộ máy hành chính thành công ở các nước cũng như những bài học thành công và chưa thành công trong hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Để đáp ứng được yêu cầu đó, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thông tin, các cơ quan thông tin cũn cần chỳ trọng tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng giỳp họ nõng cao trỡnh độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, hiểu biết sâu sắc hơn cả lý luận và thực tiễn về nền hành chính nhà nước, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại trong khai thác, xử lý thông tin. Để triển khai công tác này, xin đề xuất một số nội dung sau: Một là, cần phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng với chương trỡnh, nội dung bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, với xu thể phát triển của hoạt động thông tin và đáp ứng đũi hỏi của cụng cuộc cải cỏch hành chớnh nhằm nõng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Hai là, kết hợp nhiều hỡnh thức đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng đào tạo lại và đào tạo tiếp tục bằng hỡnh thức tập trung ngắn hạn hoặc tại chức. Ngoài đào tạo theo chính khoá, cần tăng cường sinh hoạt khoa học, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp thông qua hỡnh thức hội nghị, hội thảo chuyờn đề, trao đổi tài liệu kết quả nghiên cứu, tham quan khảo sát trong và ngoài nước. Cần đẩy nhanh việc tạo lập công cụ đào tạo từ xa nhằm giúp cán bộ thông tin có thể thường xuyên cập nhật kiến thức mới và tự nâng cao trỡnh độ qua các mạng trao đổi trên Internet. Điều quan trọng ở đây không phải là tạo lập các mạng tin học hoá mà là thông qua các mạng đó cung cấp thường xuyên nội dung đào tạo, nhất là kiến thức mới, phương pháp đào tạo cũng như kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin trong toàn hệ thống. Các cơ quan thông tin nên tăng cường việc lồng ghép công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của mỡnh trong cỏc chương trỡnh, dự ỏn hợp tỏc quốc tế. Cần thường xuyên tổ chức các buổi báo cáo thời sự về tỡnh hỡnh trong nước và quốc tế, về tiến trỡnh thực hiện cải cỏch hành chớnh qua từng giai đoạn và những khó khăn, trở ngại đang đặt ra. Đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác thông tin được tham dự các buổi toạ đàm khoa học về cải cách hành chính cũng như đi tham quan, khảo sát thực tế tỡnh hỡnh cải cỏch hành chớnh ở địa phương. Ba là, cần xây dựng đội ngũ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đều khắp ở các ngnàh, các cấp. Đây là đội ngũ nũng cốt làm đầu mối liên kết về công tác nghiệp vụ và tổ chức các lớp nâng cao trỡnh độ, tập huấn trong phạm vi bao quát của cơ quan. Mỗi ngành, địa phương đều nên có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm đầu mối tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin trong phạm vi của mỡnh. Đội ngũ này cần được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cũng như kinh nghiệm thực tiễn một cách thường xuyên hơn. Bốn là, cần nghiên cứu, tham khảo các công trỡnh nghiên cứu lý luận, thực tiễn các nước đi trước về cải cách hành chính quốc gia cũng như công nghệ thông tin, vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để triển khai công tác biên soạn, bổ sung tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn một cách bài bản, chất lượng, đồng bộ và kịp thời ở cả phạm vi vĩ mô và vi mô theo phương châm phối hợp tốt giữa các cơ quan thông tin các ngành, các cấp thông qua những cơ quan đầu mối; tận dụng nhiều nguồn kinh phí, trong đó, nguồn kinh phí nhà nước vẫn phải là chủ đạo. Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc, “nhân lực thông tin là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại để thực hiện một chính sách thông tin đối với một quốc gia”. Xây dựng đội ngũ cán bộ thông tin vững mạnh, có đủ năng lực và phẩm chất sẽ góp phần quan trọng trong việc thiết lập hệ thống thông tin tin cậy và đáp ứng kịp thời cho quản lý và điều hành của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. 3.2.6. Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực xây dựng chính phủ điện tử Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc xây dựng chính phủ điện tử thông qua nhiều hỡnh thức khỏc nhau như kêu gọi viện trợ nước ngoài, vay vốn nước ngoài, huy động vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các dự án liên kết với nước ngoài, tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về chính phủ điện tử (với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, các tập đoàn, công ty phần mềm lớn trên thế giới,...), tranh thủ kinh nghiệm và sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam, cử cán bộ Việt Nam ra nước ngoài học tập,v.v... kết luận Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển bền vững đều chú trọng cải cách hành chính. Mục đích của cải cách hành chính là nâng cao hiệu suất hoạt động hành chính, thích ứng với những thay đổi, đũi hỏi của mụi trường trong nước và quốc tế. Có thể nói, các khâu hoạt động kinh tế, văn hóa, xó hội đều phải qua khung cửa bộ máy hành chính nhà nước thỡ mới thành hiện thực. Vỡ vậy, nếu khụng kịp thời đổi mới hoạt động hành chính cho phù hợp thỡ nhịp độ và chất lượng của sự nghiệp phát triển đều bị ảnh hưởng, phát triển càng nhanh, càng rộng thỡ ảnh hưởng đó lại càng nghiêm trọng. Việt Nam đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu húa và cỏch mạng khoa học, cụng nghệ mới, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, nhiệm vụ cải cỏch hành chớnh càng trở nờn nặng nề và cấp bỏch, cú ý nghĩa quan trọng đối với tiến trỡnh phỏt triển và đổi mới. Chớnh vỡ vậy, cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước ta xác định là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xó hội giai đoạn 2001 – 2010. Trong giai đoạn sắp tới, với tốc độ và quy mô phát triển ngày càng cao hơn thỡ cải cỏch hành chớnh càng trở thành khâu quan trọng và quyết định thành bại của chiến lược phát triển. Trong thời gian qua, cải cách hành chính đó đạt được những kết quả nhất định, điển hỡnh là việc khai trương Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ - đánh dấu bước phát triển quan trọng trong cải cách hành chính của Chính phủ, trong việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin - truyền thông, xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, thực hiện quyền cung cấp thông tin của nhân dân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Cùng với việc đưa hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, việc khai trương Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hoà Xó hội chủ nghĩa Việt Nam đó đánh dấu bước tiến quan trọng của phát triển hoạt động thông tin phục vụ cho cải cách hành chính. Đồng thời, trong gần 4 năm hoạt động vừa qua, Trang tin điện tử Chính phủ, nay được nâng cấp thành Cổng Thông tin điện tử, đó mở 11 cửa giao tiếp với nhõn dõn, doanh nghiệp; mỗi năm nhận gần 10.000 thư điện tử của công dân, chuyển đến các cơ quan liên quan xử lý, trả lời hơn 2.000 thư; hỡnh thành kờnh thụng tin hai chiều, làm cầu nối online giữa Chính phủ với nhân dân. Hoạt động thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quản lý hành chớnh nhà nước được chú trọng phát triển đúng hướng, đáp ứng yêu cầu của người dân và các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, và đời sống hàng ngày, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý của cỏc cơ quan công quyền. Có thể thấy rằng, với chủ trương, hướng đi đúng đắn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, phát triển hoạt động thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin dùng chung cho toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước, hoạt động thông tin trong thời gian qua thực sự góp phần thúc đẩy cải cách hành chính. Các dự án, đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính đó khụng chỉ dừng lại ở mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà đó thực sự chỳ trọng xõy dựng hệ thống thụng tin điện tử, xuất phát từ việc thiết lập lại và thay đổi quy trỡnh, thay đổi cách thực hiện các thủ tục hành chính, thay đổi cách thức giao tiếp, làm việc giữa các cơ quan với nhau và giữa các cơ quan với công dân, doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của cải cách hành chính, 3 mặt của 1 vấn đề là: công nghệ thông tin - truyền thông, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, cải cách hoạt động hành chính nhà nước phải thực sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng được quyết định bởi phần “ứng dụng” , tức là phần thiết lập các hệ thống thông tin, phần xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin, cỏc quy trỡnh vận hành và luân chuyển thông tin do bộ máy hành chính thực hiện. Phần công nghệ (gồm phần cứng, phần mềm, mạng, đào tạo sử dụng) chỉ là phương tiện để chuyển các quy trỡnh vận hành bằng phương thức hành chính truyền thống thành quy trỡnh điện tử. Nếu không xuất phát từ cách tiếp cận này, rất có thể những sai lầm cũ sẽ tiếp tục lặp lại. Tin tưởng rằng với sự nhận thức lại, với cách tiếp cận, bước đi đúng đắn, cựng ý chớ và quyết tõm cải cỏch hành chớnh, với những bài học kinh nghiệm rút ra từ sau thất bại của Đề án 112, Chính phủ Việt Nam sẽ gặt hái những thành công từ việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, đẩy mạnh hoạt động thông tin thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước, mà một trong những kết quả quan trọng là những thành công bước đầu trong thực hiện giai đoạn 1, tiếp tục triển khai giai đoạn 2, 3 của Đề án 30. Hiện tại và trong tương lai, đất nước càng hội nhập phát triển thỡ nền hành chớnh quốc gia luụn phải được chú trọng tiến hành cải cách để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong suốt tiến trỡnh tiến hành cải cỏch, đổi mới nền hành chính quốc gia cần luôn chú trọng đẩy mạnh hoạt động thông tin. Cải cách hành chính càng tiến hành sâu rộng đũi hỏi thụng tin luụn phỏt triển để phục vụ cải cách hành chính phát triển. Hai vấn đề này luôn tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng phải giải quyết hài hoà, hợp lý, để nó luôn là động lực thúc đẩy đất nước ta phát triển nhanh mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá./. tài liệu tham khảo I. TÁC PHẨM KINH ĐIỂN 1. C. Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H., 1997, T. 37. II. VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC 1. Ban Chấp hành Trung ương. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2. Ban Chấp hành Trung ương. Công văn số 5035-CV/VPTW của Văn phũng Trung ương Đảng về việc hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000. 3. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương. Ban Khoa giáo Trung ương. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. CTQG, H., 2001, tr.27. 4. Cộng hoà Xó hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP ngày 4/8/1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 1990. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII số 01/NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về “Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000”. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, Nxb. Chính trị quốc gia. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X. Nxb. Chính trị quốc gia. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiên Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2009. 10. Chương trỡnh tổng thể cải cỏch hành chớnh nhà nước giai đoạn 2001-2010. 11. Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010. Ban hành kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ. 12. Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ). 13. Luật Công nghệ thông tin do Quốc hội nước Cộng hũa XHCN Việt Nam ban hành ngày 29/6/2006 và cú hiệu lực thi hành từ 01/01/2007. 14. Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 15. Nghị định số 101/CP ngày 23-9-1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 16. Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trỡnh tổng thể cải cỏch hành chớnh nhà nước giai đoạn 2001-2010. 17. Quyết định số 211/TTg ngày 07/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trỡnh quốc gia về cụng nghệ thụng tin. III. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 1. A. Toffler. Thăng trầm quyền lực, T.1, Nxb. Thanh niên, H., 2002. 2. A. Toffler. Làn sóng thứ ba, Nxb. Thanh niên, H., 2002. 3. B. Melijansev. Cuộc cách mạng thông tin của nền kinh tế mới. Tạp chí kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, tiếng Nga, số 2/2001; 4. Ban Từ điển. Từ điển an toàn thông tin Anh - Việt và Việt – Anh. Nxb. Khoa học và kỹ thuật, H., 2001. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ. Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Các xu hướng lớn và những công nghệ mới đang và sẽ làm thay đổi thế giới. Tổng luận khoa học, công nghệ, kinh tế. số 9/2003. 6. Bộ Khoa học và Công nghệ. Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Chính phủ điện tử - Lý luận và thực tiễn. Tổng luận khoa học, công nghệ, kinh tế. số 11/2004. 7. Bộ Khoa học và Công nghệ. Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Hệ thống đổi mới quốc gia của các nền kinh tế. Tổng luận khoa học, công nghệ, kinh tế. số 4/2006. 8. Bộ Khoa học và Công nghệ. Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Không gian điện tử ASEAN (ASEAN E-Space). Tổng luận khoa học, công nghệ, kinh tế. số 5/2003. 9. Bộ Khoa học và Công nghệ. Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Tổng luận khoa học, công nghệ, kinh tế. số 4/2006. 10. Consultative Committee on International Telegraphy and Telephony. Recommendation X. 509: The Directory – Authentication Framework, 1998. 11. Nguyễn Tiến Đức. Bàn về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin khoa học và công nghệ ở nước ta. Thông tin & Thư viện, số 4/2006. 12. E.A. Tikhonovich. Tạp chí Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, số 4/2005, tiếng Nga. 13. Eliacov. Tạp chí Đối thoại (Nga), số 11/2001. 14. Nguyễn Hữu Hải. Hành chính nhà nước trong xu thế toàn cầu hoá. Nxb. Tư pháp, H., 2007. 15. Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên). Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2001. 16. Đinh Duy Hoà. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ mỏy nhà nước, 17. Trần Đỡnh Hoan. Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2020, Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2008. 18. Howard F. Didsbury. Truyền thông và tương lai. 19. Nguyễn Hữu Hùng. Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Nxb. Văn hoá Thông tin, H., 2005. 20. Lê Ngọc Hưởng. Khoa học thụng tin trong cụng tỏc quản lý. Nxb. Hải Phũng, 2003. 21. Trần Đỡnh Huỳnh. Vượt qua lực cản, xây dựng nền hành chính quốc gia thực sự vỡ dõn. Viện Thông tin khoa học, Thông tin tư liệu chuyên đề “Một số vấn đề về cải cách hành chính”. 22. I.Freigenberg. R. Rovinxki. Mụ hỡnh thụng tin của tương lai với tư cách là một chương trỡnh phỏt triển, Tạp chí “Những vấn đề kinh tế”, số 5/2000, tiếng Nga. 23. I.Shiscov. Chủ nghĩa tự do quá khứ, hiện tại và tương lai, Tạp chí “Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế” (Nga, số 11/2004). 24. James SL Yong, “E-Government in Asia”. 25. Klitgard Robert. Sự đột phá của khoa học thông tin trước thế kỷ XXI, Trung tâm Thông tin khoa học và nhân văn quốc gia. 26. Nguyễn Văn Mạnh. Cải cách hành chính ở Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI: kết quả, hạn chế và giải pháp. Viện Thông tin khoa học, Thông tin tư liệu chuyên đề “Cải cách hành chính ở Nhật Bản và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam”. 27. Văn Mạnh. Luật Tiếp cận thông tin: Bảo đảm hài hoà với pháp luật quốc tế, Báo Pháp luật, ngày 13/8/2009-19/8/2009. 28. Mary Maureen Brown. “Electronic Government”. Jack Rabin (ed.). Encyclopedia of Public Administration and Public Policy, Marcel Dekker, 2003, pp. 427-432. 29. Đỗ Mười. Phấn đấu làm chủ thông tin, đổi mới, đa dạng hoá thông tin, đấu tranh trên mặt trận thông tin trong tỡnh hỡnh mới, Nhân dân, 10/1/1995. 30. Ngân hàng Thế giới. Nhà nước trong thế giới đang thay đổi. Báo cáo phát triển thế giới năm 1998 của Ngân hàng Thế giới (sách dịch). 31. Vũ Thị Nhài. Bàn về các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy hành chính hiện nay. 32. Ngô Hải Phan. Phát biểu tại Hội nghị thường kỳ giữa VCCI và các Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam về “Cải cách thủ tục hành chính”. 33. Phõn ban về hành chớnh cụng và quản lý phỏt triển. Ban về các vấn đề kinh tế và xó hội của Liờn Hiệp Quốc. Chính phủ điện tử vỡ sự phỏt triển. 34. Đinh Hữu Phí. Tin học hoỏ quản lý hành chớnh nhà nước với quá trỡnh cải cỏch hành chớnh hiện nay. Thụng tin khoa học xó hội. 35. Thang Văn Phúc. Thông tin hành chính và vấn đề xây dựng hệ thống thông tin hành chính ở nước ta. Thụng tin khoa học xó hội. 36. Nguyễn Xuân Phúc. Bài phát biểu khai mạc Lễ Khai trương Giao diện Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 10/10/2009. 37. Phạm Ngọc Quang. Một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá – điều cần thiết của chúng ta. Viện Thông tin khoa học, Thông tin Tư liệu chuyên đề “Một số vấn đề về cải cách hành chính hiện nay”, số 1/2005. 38. R. Svulev. Sự biến đổi của nền kinh tế công nghiệp, vấn đề đo lường kinh tế. T/c Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, tiếng Nga, 2/2001. 39. Satyanarayana, J. E-Government. The Science of the Possible. India: Prentice Hall, 2004. 40. Nguyễn Đỡnh Tấn, Lờ Ngọc Hựng. Xó hội học hành chớnh – Nghiờn cứu giao tiếp và dư luận xó hội trong cải cách hành chính nhà nước, Nxb. Lý luận chớnh trị, H., 2004. 41. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu. Luật Hành chính Việt Nam. Nxb. Giao thông vận tải. 42. Tinh Tinh (chủ biên). Cải cách chính phủ. Cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX, Nxb. Công an nhân dân. 43. Lưu Đạt Thuyết. Kết quả Dự án nâng cao năng lực của cán bộ Chính phủ trong cải cách hành chính. Viện Thông tin khoa học. Thông tin tư liệu chuyên đề “Cải cách hành chính ở Nhật Bản và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam”. 44. Trần Thành Trai. Phân tích và thiết kế hệ thống thụng tin quản lý. Thống kê, H., 2003. 45. Phạm Thanh Trung. Đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh cải cách hành chính. 46. Trung tõm Nghiờn cứu khoa học tổ chức và quản lý. Cải cách hành chính. Vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy nhà nước. Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 47. Đoàn Trọng Truyến. Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xó hội chủ nghĩa Việt Nam. Nxb. Tư pháp, H., 2006. 48. Đoàn Trọng Truyến (chủ biên). So sánh hành chính các nước ASEAN. Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2006. 49. Hoàng Tuỵ. Trí tuệ cộng đồng: Chỡa khoỏ vào kinh tế tri thức. Báo Người Lao động, Số Xuân Tân Tỵ, 2001. 50. Ngô Trung Việt. Cụng nghệ thụng tin và quản lý đối với người lónh đạo. Thống kê, H., 2005. 51. Ngô Trung Việt. Phỏt triển hệ thống thụng tin – gúc nhỡn của người quản lý. Nxb. Khoa học kỹ thuật, H., 2001. 52. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn Bỏo Tin tức, Thụng tấn xó Việt Nam, số Xuõn Canh Dần 2010 (số 6+7, 11-2 đến 24-2-2010), tr.5. 53. Cổng Thông tin điện tử nước Cộng hoà Xó hội chủ nghĩa Việt Nam. 54. Cuộc cách mạng thông tin đang tiếp tục, T/c Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (tiếng Nga), số 5/2006. 55. Đại từ điển tiếng Việt. Nxb. Văn hoá thông tin, H., 1998. 56. Đi sâu cải cách thể chế quản lý hành chính, đẩy nhanh việc thực hiện đổi mới quản lý chớnh phủ. Bài phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Lớp Nghiên cứu chuyên đề về đổi mới quản lý chớnh phủ và chính phủ điện tử cho cán bộ cấp bộ, tỉnh tại Học viện Hành chính quốc gia Trung Quốc, T/c Tân Hoa văn trích (Trung Quốc), số 5/2004. 57. Đi sâu cải cách hành chính theo yêu cầu của “Ba đại diện”, www.ccyl.org.cn 58. Đường lối, chủ trương của Đảng về cải cách hành chính trong tiến trỡnh đổi mới. 59. Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử Việt Nam 2008, ngày 17/12/2008. 60. “Khái niệm và thực trạng xây dựng Chính phủ điện tử ở nước ta”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 11/8/2005. 61. Kiên quyết khắc phục khuyết điểm, khẩn trương hành động với trách nhiệm cao nhất. Bỏo cỏo giải trỡnh và trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XII, Hà Nội mới, Chủ nhật, 1/6/2008. 62. Một số văn bản pháp luật về quản lý hành chính, cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xó hội. Nxb, Chính trị quốc gia, H., 2001. 63. Một số văn bản về cải cách hành chính (ban hành từ tháng 6-2007 đến tháng 3- 2008). Nxb. Chính trị quốc gia. H., 2008. 64. Nghị định số 101/CP ngày 23-9-1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 65. Quy định mới về cải cách hành chính nhà nước. Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2007. 66. Thụng tin khoa học xó hội, số 2002 – 76 và 77, tr.3. 67. “Top 50 countries UN’s 2008 e-Government Readiness Index”, 68. Tuyờn bố của G8 về xó hội thụng tin toàn cầu - Hội nghị Thượng đỉnh G8, từ ngày 21-23/7/2000, Okinawa, Nhật Bản. 69. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hà Nội – Đà Nẵng, 1997, tr.988. 70. “Việt Nam với nỗ lực thành lập Chính phủ điện tử”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 14/1/2006. 71. Website của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. MụC LụC Mở đầu 2 Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia 14 1.1. Một số khái niệm cơ bản 14 1.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia trong điều kiện kinh tế tri thức 27 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về cải cách hành chính quốc gia và đẩy mạnh hoạt động thông tin 30 1.4. Một số vấn đề chủ yếu về cải cách hành chính quốc gia ở Việt Nam 36 1.5. Vai trũ của thụng tin đối với cải cách hành chính ở nước ta 47 Chương 2. Thực trạng hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia ở Việt Nam 55 2.1. Thực trạng hoạt động thông tin góp phần thúc đẩy cải cách hành chính ở nước ta 55 2.2. Hoạt động thông tin với việc hiện đại hoá nền hành chính quốc gia và xây dựng chính phủ điện tử 89 Chương 3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính ở Việt Nam 112 3.1. Phương hướng chủ yếu đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính 112 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính 116 Kết luận 134 Danh mục tài liệu tham khảo 137 Phụ lục 1 142 Phụ lục 2 153 Phụ lục 3 161 Phụ lục 4 171

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Đẩy mạnh họat động thông tin với việc cải cách nền hành chính quốc gia trong giai đọan hiện nay.pdf
Luận văn liên quan