Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan
thông thuờng khi hàng nhập khẩu hàng từbên ngoài EU. Nếu không có hiệu
lực của một hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệthống thuếnhập khẩu chung
được áp dụng. Tuy nhiên một số hiệp định thương mại ưu đãi được áp dụng
cho nhiều quốc gia đang phát triển, ví dụnhư:
Hệ thống GSP – Generalized System of Preferences áp dụng từ1-1-1995
được thay thế bằng RGSP – Renewed Generalized System of Preferences.
Hiệp định Lomé lần thứ4 cho các quốc gia Châu Phi, Caribbean và Thái
Bình Dương.
105 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổphần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo hệ thống tiêu chuẩn, cử các cán bộ tham gia các lớp huấn luyện về xây
dựng và tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn, có những điều chỉnh hợp lý và phù
hợp sau khi được cấp phép để duy trì hệ thống tiêu chuẩn đã xây dựng và
đăng ký.
- Tiến hành đầu tư cho công tác thiết kế thời trang. Thiết kế thời trang là
một xu hướng tất yếu của ngành may mặc trên thế giới. Thiết kế thời trang đối
với các doanh nghiệp dệt may sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Sự đầu tư cho công tác thiết kế thường không mất nhiều chi phí của doanh
nghiệp song mang lại giá trị rất lớn. Đối với Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng
Không tham gia gia công xuất khẩu thì thiết kế thời trang trước hết là để Công
ty nâng cao giá trị xuất khẩu, dần chiếm ưu thế trong sản phẩm gia công và
tạo đà cho sự chuyển dịch sang hình thức xuất khẩu trực tiếp. Công tác thiết
kế thời trang của Công ty cần tập trung vào việc thành lập phòng thiết kế thời
trang, tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong công tác thiết kế
thông qua hình thức cử đi học tập, tập huấn tại nước ngoài, gửi đi đào tạo tại
các trường và trung tâm tạo mốt chuyên nghiệp trong nước; đầu tư về tài
chính để các cán bộ có cơ hội đi thăm quan thị trường, học hỏi kỹ năng thiết
kế để quan sát sự thay đổi về thị hiếu khách hàng; đầu tư cho hoạt động thiết
kế về thông tin thị hiếu, catalogue, thiết bị phục vụ cho công tác thiết kế…
- Tiến hành đa dạng và mở rộng các mặt hàng gia công xuất khẩu. Đa
dạng và mở rộng các mặt hàng gia công không chỉ giúp cho doanh nghiệp
đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, đem lại lợi nhuận cao mà
còn giúp doanh nghiệp tham gia hơn nữa vào quá trình xuất khẩu, đáp ứng
được nhu cầu của nhiều thị trường, thâm nhập thị trường nhanh chóng dễ
76
dàng, lựa chọn được mặt hàng lợi thế phù hợp với khả năng của công ty và
học tập được nhiều kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Đối với Công ty hiện
nay để mở rộng mặt hàng gia công một cách chủ động Công ty cần nâng cao
chất lượng các sản phẩm khăn vốn đang cung cấp sản phẩm cho Tổng Công
ty Hàng Không Việt Nam để làm sản phẩm đưa ra đàm phán, ký kết hợp đồng
gia công xuất khẩu. Đây là sản phẩm Công ty nhập nguyên liệu trong nước,
có sẵn dây chuyền sản xuất, hệ thống máy dệt và trình độ công nhân lành
nghề do đó giá trị gia công sẽ cao. Về lâu dài, Công ty cần tiến hành tìm hiểu
cách thức, quy trình sản xuất các sản phẩm dệt may, tạo ra sản phẩm mẫu có
chất lượng tốt làm lợi thế để tìm kiếm đối tác đa dạng và mở rộng mặt hàng
gia công.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị trường quốc tế đòi hỏi Công ty cổ phần Cung ứng Dịch
vụ Hàng không nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói chung
cần phải tiến hành chuyên môn hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nhằm tạo ra
bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Điều này trước hết là sự đầu tư vào
thiết bị và công nghệ để gia tăng giá trị sản phẩm từ khâu thiết kế cho đến
khâu bán hàng, nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng
trong nước cũng như cho xuất khẩu. Trong đó, tính thời trang của sản phẩm
dệt may phải tăng lên và ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong chiến lược phát
triển của các doanh nghiệp thì các sản phẩm dệt may mới có thể cạnh tranh
với các sản phẩm dệt may của các nước vốn đã có uy tín và tạo lập được quan
hệ làm ăn lâu dài, giữ vai trò chi phối trên thị trường thế giới.
3.2.1.3. Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường
Mở rộng thị trường là chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp
trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, các đối thủ cạnh tranh ngày
càng tạo thêm được những ưu thế mới trong hoạt động kinh doanh và cách
77
thức chiếm lĩnh thị trường. Mở rộng thị trường của doanh nghiệp bao gồm
hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường hiện có để nâng cao thị phần
và hoạt động tìm kiếm mở rộng sang các thị trường mới, tiềm năng. Thị
trường được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho Công ty có nhiều lựa chọn về đối
tác kinh doanh, tìm hiểu nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng chính xác,
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tăng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy,
để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình đặc biệt là mở rộng sang các thị
trường có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may lớn và tiềm năng, Công ty cần
thực hiện một số biện pháp sau:
- Mở rộng kênh phân phối trong và ngoài nước để nâng cao thị phần, tạo
dựng thương hiệu sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu. Theo đó, Công ty cần tiến
hành nghiên cứu, sản xuất theo nhu cầu trong nước và ngoài nước, tìm kiếm
nhà cung ứng, đặc biệt là những công ty lớn có uy tín chi phối hệ thống phân
phối lớn tại các thị trường, mở đại lý phân phối sản phẩm trong nước, xây
dựng và hoàn thiện website trở thành kênh thông tin hữu hiệu giới thiệu
nhanh nhất tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty cần củng cố và tạo lập
thêm các mối quan hệ với các doanh nghiệp dệt may trong nước để tìm kiếm
khách hàng, học hỏi kinh nghiệm sản xuất xuất khẩu và thu thập thêm thông
tin về thị trường.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm đối tác kinh
doanh, quảng bá giới thiệu về công ty về sản phẩm, thu thập thông tin về thị
hiếu, nhu cầu, chính sách, rào cản và tiêu chuẩn kỹ thuật, tập quán kinh doanh
của nước nhập khẩu từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội, mở
rộng sản xuất và xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty cần
tập trung vào các vấn đề đó là: chủ động tìm kiếm đối tác thông qua việc cử
các cán bộ đi công tác ở nước ngoài, liên hệ với các cơ quan và tổ chức
thương vụ của nước ngoài ở trong nước; tích cực và thường xuyên tham gia
78
các hội chợ triển lãm về ngành hàng trong và ngoài nước, chủ động liên hệ và
tìm sự giúp đỡ về thông tin, chính sách từ các cơ quan thương vụ, đại sứ quan
của Việt Nam tại nước ngoài, từ Hiệp hội dệt may Việt Nam; đầu tư về công
nghệ, kinh phí và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực tham gia vào hoạt
động xúc tiến thương mại.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh ở nước
ngoài để chủ động hơn về thông tin, tiếp cận thị trường nhanh chóng, tạo lập
uy tín và tên tuổi công ty ở nước ngoài đồng thời tham gia vào hệ thống phân
phối rộng lớn tại thị trường nước ngoài. Mặc dù hiện tại Công ty đã mở chi
nhánh hoạt động ở nước ngoài tại Moscow (Liên Bang Nga) và Mông Cổ
nhưng hoạt động của chi nhánh chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh
dịch vụ trong khi hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty lại tập trung
vào một số thị trường khác. Do đó, hoạt động của chi nhánh phục vụ cho công
tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may không hiệu quả. Các thông tin tìm kiếm về khách hàng, về thị
trường chỉ mang tính hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, khách
hàng nước ngoài không thể tiếp cận được với Công ty thông qua hoạt động
chi nhánh. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần mở rộng hoạt động của các
chi nhánh ở nước ngoài bằng cách thành lập thêm chi nhánh tại các thị trường
mà Công ty xuất khẩu hàng dệt may như tại thị trường EU, Nam Mỹ. Để làm
được điều này Công ty trước hết cần mở văn phòng đại diện của Công ty tại
các thị trường xuất khẩu hàng dệt may nói trên để đảm bảo tiếp cận nhanh
nhất với khách hàng, nhu cầu thị trường từ đó có chiến lược phát triển hợp lý.
Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài đòi hỏi Công ty cần có sự
tuyển chọn kỹ lưỡng đội ngũ cán bộ đi công tác hoạt động tại nước ngoài đảm
bảo có sự am hiểu sâu về thị trường, khả năng làm việc với đối tác nước ngoài
và kiến thức chuyên sâu. Ngoài ra, việc thành lập văn phòng đại diện ở nước
79
ngoài cần được xác định dựa trên tiềm năng phát triển của thị trường, khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó và sự cân nhắc về khả năng
tài chính của công ty. Công ty nên mời chuyên gia trong và ngoài nước ngoài
tư vấn để tham khảo ý kiến, tạo lập mối quan hệ vững chắc và sự ủng hộ từ
các đối tác kinh doanh hiện có của Công ty ở nước ngoài trước khi mở văn
phòng đại diện.
3.2.1.4. Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và năng lực quản lý
Hiện nay, chất lượng nguồn lao động của Công ty không cao, số lượng
lao động có trình độ lành nghề thấp, thường xuyên có sự thay đổi về đội ngũ
lao động, số lượng lao động phổ thông chiếm phần lớn. Bên cạnh đó, đội ngũ
cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm, nghiệm vụ, trình độ đặc biệt là đội ngũ
tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, marketing đã ảnh hưởng rất lớn tới năng
lực sản xuất của Công ty và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy, phát
triển nguồn nhân lực là tất yếu của Công ty để đứng vững trên thương trường
và tạo sự tăng trưởng trong kinh doanh. Phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng cao, Công ty cần:
- Tiến hành rà soát lại chất lượng nguồn lao động, tổ chức các khóa đào
tạo về tay nghề cho người công nhân về máy móc, kỹ thuật và thao tác làm
việc kết hợp với sự nhận thức về chất lượng lao động có ảnh hưởng tới năng
lực sản xuất và quyền lợi của họ. Công ty nên tiến hành cử những công nhân
đi tham gia các khóa học tại các trường, trung tâm dạy nghề hay tại các doanh
nghiệp.
- Thường xuyên tổ chức cho các cán bộ đi tập huấn về nghiệp vụ, tìm
hiểu về thương mại quốc tế, các quy định về kinh doanh xuất nhập khẩu tại
các trường đại học trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Công ty cần tìm sự hỗ
trợ, giúp đỡ từ phía Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trong đào tạo, tập
huấn, bổ sung nguồn nhân lực để lực lượng lao động của Công ty không
80
ngừng được nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh
tế thị trường.
3.2.1.5. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm
Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, qua đó khách hàng có
thể cảm nhận, đánh giá và phân biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đối với người tiêu dùng, thương hiệu
được coi là một sự đảm bảo về chất lượng từ phía nhà sản xuất, là sự xác nhận
của doanh nghiệp đối với khách hàng về nguồn gốc và giá trị của sản phẩm,
dịch vụ cung cấp. Đối với doanh nghiệp, một thương hiệu mạnh là công cụ
marketing hữu hiệu, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế: giúp khách hàng
nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn về sản phẩm dịch vụ, góp phần duy trì và giành
được niềm tin của khách hàng, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận hấp dẫn
hơn, giảm thiểu ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu tác động
xấu trong điều kiện khủng hoảng thị trường và là sự đảm bảo tốt có lợi thế
trong đàm phán, hợp tác kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam, xây dựng thương hiệu là để tạo cho đứng riêng cho
hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, nâng cao khả năng tiếp cận
với thị trường, quảng bá sản phẩm dệt may Việt Nam đến tận tay người tiêu
dùng, giảm dần tỷ trọng gia công xuất khẩu nâng cao tỷ trọng xuất khẩu trực
tiếp.
Thực tế cho thấy, vấn đề thương hiệu cho các sản phẩm dệt may Việt
Nam nói chung và Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không nói riêng
mới chỉ được quan tâm trong một vài năm trở lại đây và hầu hết đều chưa có
sự đầu tư tương xứng cho hoạt động này. Điều này thể hiện qua ngân sách của
Công ty đầu tư cho hoạt động này còn quá thấp và chưa có một chiến lược dài
hạn trong xây dựng thương hiệu. Hiện nay, thương hiệu AIRSERCO của
Công ty được xây dựng bước đầu mới chỉ là xây dựng thương hiệu công ty
81
mà chưa phải là thương hiệu sản phẩm. Thương hiệu công ty chỉ chủ yếu
được dùng để quảng bá đến đối tượng là các nhà cung ứng và đặt hàng. Mục
tiêu là xây dựng hình ảnh một đơn vị có khả năng quản lý tốt và tin cậy, đảm
bảo giao hàng đúng chất lượng và tiến độ, có khả năng đáp ứng nhanh các yêu
cầu của người đặt hàng. Còn thương hiệu sản phẩm thì chủ yếu được quảng
bá đến người sử dụng cuối cùng. Mục tiêu là xây dựng hình ảnh một sản
phẩm có chất lượng tốt và mang đến nhiều giá trị gia tăng cho người sử dụng.
Với đặc điểm chủ yếu là gia công xuất khẩu hàng dệt may cho các đối
tác nước ngoài mà không có sự tiếp cận trực tiếp đối với người tiêu dùng nên
việc thương xây dựng thương hiệu của Công ty mới chỉ dừng lại ở xây dựng
thương hiệu công ty. Song trước những điều kiện kinh doanh mới đặt ra trong
quá trình hội nhập, với mục tiêu nâng cao giá trị gia công xuất khẩu và
chuyển dần sang hình thức xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may, Công ty cần tiến
hành đồng thời việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp với xây dựng thương
hiệu sản phẩm. Thương hiệu được xây dựng sẽ góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh đồng thời mở rộng các cơ hội hợp tác kinh doanh trên thị trường
quốc tế của Công ty. Vì vậy, để xây dựng được một thương hiệu mạnh Công
ty cần tiến hành:
- Xây dựng thương hiệu gắn liền với nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp
ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu. Một
thương hiệu mạnh được xây dựng và phát triển khi được đảm bảo về chất
lượng và được người tiêu dùng tin dùng và thường xuyên lựa chọn. Bên cạnh
đó, các sản phẩm dệt may của Công ty sản xuất ra đòi hỏi cần có những ưu
điểm vượt trội so với các doanh nghiệp trong nước cũng như các đối thủ cạnh
tranh nước ngoài trong đó vấn đề thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm hiện
đóng vai trò quyết định và chi phối lớn đến khả năng cạnh tranh của sản
phẩm. Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ là việc đáp ứng đầy
82
đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn là sự nâng cấp, không ngừng học hỏi và tạo
những đột phá về mẫu mốt sản phẩm phù hợp với xu hướng và thị hiếu của
người tiêu dùng.
- Công ty cần đầu tư hơn nữa cho công tác xây dựng thương hiệu trước
hết là đầu tư cho việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ Công ty về
thương hiệu và vai trò của thương hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Để xây dựng một thương hiệu có hiệu quả, Công ty nên thuê các
chuyên gia tư vấn để xây dựng một chiến lược xây dựng và phát triển thương
hiệu từ khâu đăng ký xây dựng đến quản lý và phát triển thương hiệu. Sau khi
đã xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường, Công ty cần đầu tư
cho công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng để
không ngừng khẳng định và tạo lập uy tín đối với khách hàng thông qua việc
thông tin trên các thương tiện truyền thông và phát triển dịch vụ sau bán hàng.
3.2.2. Giải pháp từ phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Hiệp hội Dệt may Việt Nam trong những năm qua đã phát huy tốt nhiệm
vụ của mình là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước.Trước sự phát triển
mới, những thách thức mới đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam đòi hỏi không
chỉ nhà nước, các doanh nghiệp mà cả Hiệp hội Dệt may cũng không ngừng
nâng cao hoạt động của mình. Do đó, để hoạt động của Hiệp hội Dệt may Việt
Nam ngày càng hiệu quả trước những thách thức đặt ra đòi hỏi Hiệp hội trong
thời gian tới cần:
- Thực hiện cơ chế tổ chức nghiêm ngặt, có tiêu chuẩn và quy định riêng
đối với từng ngành hàng và mặt hàng, đóng vai trò là tham vấn cho nhà nước
về vấn đề dệt may, cung cấp đầy đủ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và
bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
83
- Nâng cao khả năng quản lý, trình độ, kiến thức về xuất nhập khẩu, về
các quy định trong thương mại quốc tế… để thông tin tới doanh nghiệp, đóng
vai trò ngăn ngừa rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình mở rộng thị trường.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm hội thảo cho các doanh nghiệp
để các doanh nghiệp có điều kiện tìm hiểu thị trường, trao đổi kinh nghiệm
cho nhau và đưa ra những giải pháp hợp lý. Đồng thời tiến hành xây dựng hệ
thống thông tin tại các địa phương để thông tin kịp thời chính xác đến các
doanh nghiệp và nắm bắt thông tin về tình hình dệt may trong cả nước.
- Xây dựng và điều phối trung tâm giao dịch nguyên phụ kiện ngành dệt
may dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước để nhằm tạo nguồn nguyên liệu
đầu vào ổn định cho quá trình sản xuất xuất khẩu.
3.2.3.Giải pháp từ phía nhà nước
3.2.3.1. Đầu tư phát triển nguyên phụ kiện phục vụ ngành dệt may
Phát triển nguồn nguyên phụ kiện không chỉ góp phần vào việc ổn định
nguồn cung cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam mà còn làm tăng giá trị
xuất khẩu, tạo điều kiện cho sự phát triển của một số ngành liên quan đến
hoạt động dệt may. Hiện nay, nguyên phụ kiện ngành dệt may Việt Nam nhập
khẩu trên 70% là một bất lợi lớn cho sự phát triển của ngành. Nhập khẩu với
lượng lớn nguyên phụ kiện khiến cho Việt Nam trở thành một nhà gia công
khổng lồ chủ yếu dựa vào nguồn nhân công rẻ, dồi dào trong nước, giá trị
xuất khẩu thấp chỉ chiếm từ 20 -30% giá trị kim ngạch xuất khẩu, khả năng
cạnh tranh của sản phẩm bị hạn chế đặc biệt là thương hiệu của sản phẩm dệt
may Việt Nam ít được biết đến trên thị trường, chủ yếu là thương hiệu của
những nhà cung cấp mà Việt Nam nhận gia công. Điều này sẽ là một hạn chế
lớn cho hàng dệt may Việt Nam khi tiếp cận thị trường khi chúng ta đã dần
chuyển hướng từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy, để phát
triển ngành dệt may trở thành một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Việt
84
Nam, nâng cao giá trị xuất khẩu từ hoạt động xuất khẩu dệt may trong thời
gian tới Việt Nam cần đầu tư, phát triển nguyên phụ kiện phục vụ cho hoạt
động xuất khẩu dệt may, nâng dần tỷ lệ nội địa trong sản phẩm dệt may. Để
làm được điều này trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện đồng bộ các biện
pháp sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nguyên phụ kiện quốc tế
mang sản phẩm tới Việt Nam tiêu thụ để doanh nghiệp Việt Nam có khả năng
tiếp cận được với một nguồn nguyên liệu lớn từ đó có cơ hội lựa chọn giữa
nhiều nhà cung cấp khác nhau về chất lượng, giá cả, chủng loại….từ đó nâng
dần năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Để thực hiện được điều này, về phía
nhà nước, Hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm các
nhà cung cấp nước ngoài thông qua hệ thống các đại sứ quán, cơ quan thương
vụ tại nước ngoài; chủ động tiếp cận, đàm phán và mời các nhà cung cấp
tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về hàng dệt may trong và ngoài nước;
tiến hành hỗ trợ chi phí tham gia và đầu tư vốn cho hoạt động tổ chức. Đồng
thời, nhà nước và hiệp hội cần hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp, tiến
hành hợp tác và liên kết mối quan hệ kinh doanh lâu dài giữa doanh nghiệp và
nhà cung cấp để vừa đảm bảo nguồn cung cho xuất khẩu vừa tạo điều kiện
cho ngành nguyên phụ kiện dệt may trong nước học tập kinh nghiệm của
nước ngoài tạo đà phát triển.
- Nâng cao tỷ lệ trồng bông nội địa tạo nguồn cho chế biến nguyên phụ
kiện cho sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa trong sản
phẩm. Hiện nay ở Việt Nam trồng bông cung cấp cho ngành dệt may chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là phân tán theo hộ
gia đình có truyền thống lâu đời và ít có vùng chuyên canh lớn. Số lượng
bông cung cấp cho chế biến hàng dệt may nhỏ lẻ là nguyên nhân dẫn tới tình
trạng Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguồn nguyên liệu ở nước ngoài làm giảm
85
giá trị xuất khẩu. Do đó, để phát triển nghề trồng bông trên một diện rộng trở
thành một ngành sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, nhà nước cần khuyến khích
người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng bông; hỗ trợ bước đầu về
phân bón, giống cây; hỗ trợ kỹ thuật canh tác; tuyên truyền nâng cao nhận
thức về giá trị cây bông trong sản xuất và trồng trọt để mở rộng diện tích
trồng bông trong cả nước đảm bảo nguồn cung ổn định về số lượng và chất
lượng cho sản xuất, tạo lợi thế so sánh cho sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt
Nam trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, cần tiến hành quy hoạch các vùng
nguyên liệu một cách hợp lý, gần các cơ sở chế biến và dựa trên lợi thế của
từng địa phương để tạo ra các vùng chuyên canh lớn phục vụ cho hoạt động
xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước.
- Đối với các doanh nghiệp dệt may, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ
về vay vốn tín dụng cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy chế biến
nguyên liệu đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm
nước ngoài về tổ chức và quản lý quy trình sản xuất xuất khẩu và phát triển
ngành nguyên phụ liệu dệt may. Trong thời gian đầu khi nguồn cung nội địa
chưa đáp ứng đủ, công nghệ chế biến còn hạn chế thì nhà nước cần đẩy mạnh
thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất xuất khẩu
hàng dệt may, đưa các thiết bị sản xuất vải, nhuộm… vào quá trình sản suất
trong nước.
3.2.3.2. Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là một biện pháp hữu hiệu để doanh nghiệp đẩy
mạnh xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp hỗ
trợ, trợ cấp đối với doanh nghiệp mang tính bảo hộ, không phù hợp với thông
lệ quốc tế đều bị hủy bỏ. Do đó, xúc tiến thương mại là một biện pháp được
các quốc gia lựa chọn và đẩy mạnh hoạt động để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
86
Đây là một hình thức hỗ trợ vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa mang tính
chất tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh.
Trong những năm gần đây, hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam
xuất khẩu đã và đang từng bước được bãi bỏ trên hàng loạt các thị trường xuất
khẩu. Điều này là một cơ hội lớn cho hàng dệt may Việt Nam gia tăng khối
lượng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài nhưng đồng thời cũng đặt ra
một thách thức lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt, chỉ những sản phẩm quốc gia
nào có khả năng cạnh tranh được mới có thể đứng vững trên thị trường. Điều
này đỏi hỏi sản phẩm dệt may trong thời gian tới không chỉ có chất lượng cao
mà hoạt động xúc tiến thương mại cũng phải ngày càng hiệu quả đáp ứng
được yêu cầu của sự phát triển đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản
phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Công tác xúc tiến thương mại của nhà
nước hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa hoạt
động xuất khẩu của mình sang thị trường nước ngoài, mở rộng quy mô sản
xuất và tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều này, công tác hỗ trợ xúc tiến
thương mại của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và ngành dệt may
xuất khẩu nói riêng cần tập trung thực hiện đồng bộ các vấn đề sau:
- Tích cực và tiếp tục tổ chức các hội nghị, diễn đàn kinh tế trong và
ngoài nước để giới thiệu về thị trường, ngành hàng và mặt hàng xuất khẩu.
Trong đó, các hội nghị, diễn đàn cần thực hiện theo hướng: một là, tổ chức
hội nghĩ, diễn đàn về ngành hàng cho các đối tác nước ngoài để họ có cơ hội
tìm hiểu về thông tin chính sách của Việt Nam, mặt hàng xuất khẩu, thông tin
về doanh nghiệp trong đó các cơ quan thương vụ ở nước ngoài và hiệp hội
ngành hàng nên chủ động thông báo và trực tiếp đến tiếp cận với các đối tác
kinh doanh trong ngành đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn, qua đó tìm hiểu
thông tin về yêu cầu đối tác, nhu cầu thị trường. Hai là, tổ chức hội nghị, diễn
đàn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước hội thảo về kinh nghiệm xuất
87
khẩu, về nguyện vọng và những vấn đề mà doanh nghiệp còn vướng mắc
trong quá trình sản xuất xuất khẩu. Đồng thời thông qua các hội nghị, diễn
đàn kinh tế nhà nước sẽ phổ biến thêm thông tin về thị trường, bạn hàng, tiến
hành tư vấn pháp luật thương mại quốc tế, chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản
kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu,
thông tin về những hỗ trợ và thay đổi chính sách kinh tế của Việt Nam liên
quan đến sản xuất xuất khẩu hàng dệt may…. Các hội nghị cần thực hiện một
cách thường xuyên, học tập kinh nghiệm tổ chức của các nước, ban tổ chức
cần thông báo đầy đủ và chi tiết tới đối tác nước ngoài, doanh nghiệp về thời
gian tổ chức, địa điểm và chương trình.
- Thường xuyên tổ chức các hội trợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm
giới thiệu mặt hàng, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, tìm hiểu thị trường, tìm
kiếm đối tác kinh doanh, tìm hiểu về các mặt hàng xuất khẩu của các quốc gia
có thế mạnh trong sản xuất xuất khẩu dệt may. Để tổ chức có hiệu quả, khoa
học các hoạt động này, nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp cần thông tin tới
bạn hàng, đối tác nước ngoài thông qua hình thức trực tiếp cử cán bộ đi mời,
thông báo trên các phương tiện truyền thông kết hợp với gửi giấy mời đến
từng đối tác. Đối với các doanh nghiệp trong nước, nhà nước nên thông qua
Hiệp hội dệt may gửi giấy mời tới các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu dệt
may trong cả nước đặc biệt là các doanh nghiệp mới tham gia hoạt động xuất
khẩu dệt may. Bên cạnh đó, nhà nước cần có sự hỗ trợ về chi phí, địa điểm tổ
chức đối với các doanh nghiệp và bạn hàng tham gia đặc biệt đối với bạn
hàng, đối tác nước ngoài chúng ta cần thực hiện thông thoáng về chính sách
khi đem hàng đi triển lãm, hỗ trợ về kinh phí trong thời gian tham gia triển
lãm, hội chợ. Các gian hàng và địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm cần được
thiết kế tổ chức một cách khoa học, tạo được ấn tượng tốt khi tham gia và
trưng bày sản phẩm. Các sản phẩm đem đi trưng bày tại triển lãm hội chợ cần
88
được lựa chọn một cách kỹ càng, phù hợp với mục đích tham gia, cần có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng về catalogue, quà tặng và các tài liệu liên quan đến việc
giới thiệu sản phẩm, gian hàng đến các khách hàng…
- Thành lập các cơ quan thương vụ tại nhiều vùng miền, địa phương tại
nước ngoài để hỗ trợ thông tin về nhu cầu, bạn hàng cho doanh nghiệp một
cách chính xác, nhanh chóng đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán với đối
tác. Ngoài ra, chúng ta cần đẩy mạnh quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế với
các quốc gia trên thế giới để phát triển quan hệ ngoại thương, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa thông qua việc ký kết các hiệp
định thương mại song phương và đa phương.
Tóm lại, các hoạt động xúc tiến thương mại cần triển khai theo các
chương trình cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại giữa Việt
Nam với các nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư và hợp tác kinh
doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dệt may. Việc cung cấp
thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ trong và ngoài
nước, phát triển thương hiệu,… cần tập trung vào các thị trường trọng điểm
có kim ngạch nhập khẩu lớn và quan tâm tới các mặt hàng có tiềm năng sản
xuất trong nước tạo ra lợi thế riêng có so với các đối thủ cạnh tranh. Nhà nước
cần có chương trình cụ thể mở rộng thị trường, nhất là các thị trường trọng
điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản và có chính sách cụ thể cho từng khu vực thị
trường để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra
các thị trường quốc tế.
3.2.3.3. Chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực
Hàng năm, ngành dệt may thu hút trên 2 triệu lao động song nguồn lao
động trong quá trình sản xuất là vấn đề gặp nhiều khó khăn của ngành dệt
may. Lao động trong ngành dệt may chủ yếu là lao động phổ thông và có
trình độ tay nghề thấp, lương nhân công thấp, tình trạng đình công thường
89
xuyên xảy ra, sự dịch chuyển nguồn lao động qua các vùng thiếu sự đồng bộ,
quy hoạch là yếu tố làm giảm năng lực sản xuất của ngành dệt may hiện nay.
Trong khi đó, dệt may lại là một ngành xuất khẩu có kim ngạch lớn, tiềm
năng và là lợi thế xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, để phát
triển ngành dệt may Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp hiện đại,
đóng góp lớn vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời
gian tới đòi hỏi nhà nước cần có một chính sách nguồn nhân lực hợp lý. Để
giải quyết vấn đề này, nhà nước nên áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giúp doanh nghiệp hạn chế sự ứ
đọng về tiền ở cơ quan thuế, thực hiện tốt chính sách tiền lương tiền thưởng
từ đó nâng cao mức lương cho người lao động phù hợp với mức sống hiện tại.
Bên cạnh đó, nhà nước nên có chính sách hỗ trợ người lao động thông qua
việc quy hoạch các khu công nghiệp nhà máy hợp lý, xây dựng và có chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp xây nhà cho công nhân thuê với giá ưu đãi đồng
thời tìm hiểu về nguyện vọng và nhu cầu người lao động nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho công nhân từ đó giảm thiểu rủi ro về đình công, bỏ
việc, hạn chế sự dịch chuyển nguồn lao động sang các ngành khác, tạo sự gắn
kết giữa công nhân và doanh nghiệp.
Trong tương lai, nhu cầu về tạo mốt sẽ trở thành xu hướng chính trong
ngành dệt may là yếu tố cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy, để có một chiến
lược phát triển lâu dài cho ngành dệt may nhà nước cần tiến hành nâng cấp
các trường đào tạo và thiết kế mẫu mốt, trường đào tạo nghề để có lực lượng
lao động tốt và có đội ngũ thiết kế theo kịp thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh
đó, cần có chính sách liên kết với các trường và tổ chức đào tạo nước ngoài để
nâng cao trình độ sản xuất trong nước.
Nhìn chung, để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực dồi dào có chất
lượng cao phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt
90
Nam, nhà nước và các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các biện pháp từ
đào tạo nghề, kỹ năng thực hành máy, các nhà thiết kế mẫu, thiết kế công
nghiệp ( thiết kế nguyên liệu vải sợi) cho đến công tác quản lý và tổ chức sản
xuất trên các dây chuyền, chăm lo nâng cao đời sống công nhân.
91
KẾT LUẬN
Đẩy mạnh xuất khẩu là một vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia và
doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Trong bối cảnh
hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra một cách gay gắt đã đặt ra nhiều thách thức
đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu giữa vai
trò quan trọng trong quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và
tạo đà cho sự phát triển kinh tế.
Quá trình thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong những năm qua đã đạt
được những thành công lớn đưa dệt may trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất
Việt Nam nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức cần phải
giải quyết. Trưởng thành từ một Công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần Cung
ứng dịch vụ Hàng không đã từng bước khẳng định mình trong hoạt động xuất
khẩu dệt may với kim ngạch ngày càng tăng cao, thị trường ngày càng mở
rộng. Đứng trước những thách thức của sự phát triển và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế về sự cạnh tranh từ công nghệ sản xuất, yếu tố chất lượng sản
phẩm… đã cho thấy hoạt động xuất khẩu dệt may của Công ty còn nhiều hạn
chế về thị phần và hoạt động xúc tiến thương mại. Những hạn chế của Công
ty xuất phát chủ yế từ những nguyên nhân về: thiếu nguyên phụ liệu cho quá
trình sản xuất, giá trị gia công thấp, chất lượng các sản phẩm chưa cao, chưa
có sự đầu tư cho hoạt động thiết kế thời trang, trình độ của đội ngũ cán bộ
chưa đáp ứng được hết các yêu cầu… Đây sẽ là những khó khăn và thách
thức rất lớn đặt ra đối với Công ty trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
trong thời gian tới.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tìm hiểu phân tích thực trạng hoạt động
xuất khẩu hàng dệt may, bài luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung ứng
Dịch vụ Hàng Không. Trong đó, các giải pháp về phía Công ty được đề xuất
92
tập trung vào các vấn đề: nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, nâng cao chất
lượng sản phẩm, chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường và đào tạo nâng cao
tay nghề cho người lao động, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.
Các giải pháp về phía nhà nước chủ yếu đi sâu vào các vấn đề: phát triển
nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương
mại và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.
Hy vọng rằng, trong tương lai Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng
không sẽ luôn phát triển, kinh doanh một cách hiệu quả, trở thành một công ty
xuất khẩu dệt may uy tín, thành công và tạo lập được chỗ đứng vững chắc
trên thị trường trong và ngoài nước.
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không (2008), Báo cáo Bán
hàng chi tiết theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2007
2. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không (2008), Báo cáo Tài
chính giai đoạn 2003 – 2007
3. PG.TS.Tô Xuân Dân, Giáo trình Chính sách Kinh tế Đối ngoại, NXB
Thống kê
4. GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (2002), Giáo
trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội
5. GS.TS. Võ Thanh Thu (2005), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống
Kê.
6. Nguyễn Thành Danh, Thương mại quốc tế, NXB Lao động – Xã hội
7. Tổng cục Thống kê, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi
mới 1986 – 2005, NXB Thống kê - Hà Nội
8. Nguyễn Bá Ngọc, WTO – Thuận lợi và thách thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội
Tạp chí:
1. Bộ Công thương - Tạp chí thương mại, số 3, 4, 5, 13, 14 (2008)
2. Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương, Bản tin xuất khẩu,
số 36, 39,57, 64 – tháng 2/2008.
3. Niêm giám thống kê năm 2005, 2006
4. Thời báo kinh tế Việt Nam
5. Tạp chí Kinh tế phát triển
6. Tạp chí Kinh tế thế giới
94
Website:
1.Năm 2008, Bộ Công Thương
Link:
2.Năm 2007,Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không.
Link:
3.Năm 2008, Hiệp hội dệt may Việt Nam
Link:
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Link:
5. Năm 2007,Tổng công ty Hàng Không Việt Nam.
Link:
6. Năm 2008, Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương
Link:
95
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành Việt
Nam giai đoạn 2015 – 2020
Định hướng phát triển
Để phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa để tạo ra
bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho ngành dệt
may tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả trong giai đoạn 2015 –
2020, ngành dệt may đã đề ra định hướng như sau:
Về sản phẩm
- Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may
xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng
cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác
thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao,
từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh
việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập
trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
- Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng
hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp
cho các doanh nghiệp trong ngành.
- Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt
May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này.
- Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây
dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ
của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt.
96
Về đầu tư và phát triển sản xuất
- Đối với các doanh nghiệp dệt may:
Từng bước đi dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao
động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang,
các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu
và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành
phố lớn.
- Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải:
+ Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở
hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng
mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều
kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường.
+ Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ
điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng
suất và chất lượng bông xơ.
Về vấn đề bảo vệ môi trường
- Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến
lược phát triển ngành Dệt May và các quy định pháp luật về môi trường.
- Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý
nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có
nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp.
- Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt may,
khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo
ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn
SA 8000.
97
- Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt
May theo hướng thân thiện với môi trường.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường.
- Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập
kinh tế quốc tế.
Mục tiêu phát triển
Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp
trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng
trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội
nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
Mục tiêu cụ thể
Tốc độ tăng trưởng
Giai đoạn 2008-
2010
Giai đoạn 2011-
2020
- Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 - 18% 12-14%
- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15%
98
Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt
Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Mục tiêu toàn ngành đến
2010 2015 2020
1. Doanh thu Triệu USD 14.800 22.500 31.000
2. Xuất khẩu Triệu USD 12.000 18.000 25.000
3. Sử dụng lao động Nghìn người 2.500 2.750 3.000
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 50 60 70
5. Sản phẩm chính:
- Bông xơ
- Xơ, Sợi tổng hợp
- Sợi các loại
- Vải
- Sản phẩm may
1000 tấn
1000 tấn
1000 tấn
1000 tấn
Triệu m2
Triệu SP
20
120
350
1.000
1.800
40
210
500
1.500
2.850
60
300
650
2.000
4.000
99
Phụ lục 2: Các quy định ngành dệt may của EU
1.Các nhãn sinh thái Ecolabel
Nhu cầu cho các sản phẩm mang tính môi trường ngày càng tăng, đặc
biệt trong lĩnh vực hàng tiên dùng; người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm
dễ dàng được nhận diện và được gắn nhãn theo sự khuyến khích của luật
pháp. Những dấu xác nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm mang tính môi trường
thường được biết đến như một nhãn sinh thái. Những dấu xác nhận chỉ ra rằng
sản phẩm giảm ảnh hưởng đến môi trường so với các sản phẩm tương tự. Các
nhãn sinh thái mang tính chất tự nguyện tuy nhiên có thể cho rằng đây là một
công cụ cạnh tranh mạnh. 4 nhãn hiệu quan trọng tại EU được áp dụng cho
các sản phẩm may mặc thông thường là EU Ecolabel, nhãn OKO-Tex, SKAL
EKO và nhãn SG
- EU ecolabel: Nhãn hiệu EU Ecolabel được áp dụng cho drap trải dường
và áo thun (Theo Quyết định 96/304/EC). EU Ecolabel được áp dụng cho áo
thun dệt kim, áo thun trơn, cổ tròn, áo tay ngăn hoặc tay dài, được thiết kế để
mặc ngoài trời. Hàng thêu và hàng in, ngoại trừ hàng in nền nhựa. Chỉ sử
dụng chỉ may cho hàng thêu. Áo thun để bán không được chỉnh sửa.
- Milieukeur: Dutch Stichting Milieuker (Nền tảng khảo sát môi trường –
environmental Review Foundation) đã được xây dựng các tiêu chuẩn cho
ngày dệt may. Các tiêu chuẩn tập trung vào tiến trình chế biến/tinh chế các
sản phẩm dệt. Các yêu cầu quy định về chất thải vào không khí và nước.
Không cho phép sử dụng cloride trong tẩy sản phẩm. Ngoài ra cũng quy định
mức tối đa cho phép đối với các loại kim loại nặng có trong sản phẩm cuối
cùng và cũng có những giới hạn đối với thuốc trừ sâu orgnochloride, EOX,
các chất tạo mầu và formaldehyde.
100
- OKO-Tex: Nhãn tiêu chuẩn OKO- Tex 100’ (theo Các tiêu chuẩn Châu
âu Điều hoà EN45014) không kiểm tra toàn bộ quá trình chế biến sản phẩm,
chỉ tập trung vào sản phẩm cuối cùng. Nhãn hiện này rất thông dụng tại Đức.
- SKAL: SKAL là một cơ quan kiểm định quốc tế độc lập đối với các
phương pháp sản xuất hữu cơ và cơ quan này sở hữu dấu xác nhận nhận đăng
ký chính thức EKO. SKAL được Chính phủ Hà Lan và Đức ủy quyền theo
quy định ECC 2092/91. Hệ thống kiểm định của SKAL áp dụng trên toàn bộ
dây truyền sản xuất từ thu hoạch bông cho đến sản xuất ra sợi. Hệ thống tập
trung vào các giai đoạn sản xuầt và kiểm tra giai đoạn nào được cho phép,
giai đoạn nào không. Và hệ thống cũng có những tiêu chuẩn cho các tiến trình
hoàn tất được cho phép như sử lý không thấm nước, sử lý không co, phủ bên
ngoài, tạo độ bền, thấm nước hoặc không thấm nước… SKAL cũng định rõ
những yêu cầu đối với sản phẩm cuối cùng và đóng gói cho hàng dệt.
- Nhãn SG: Nhãn SG (Schadstoffgepruft-Zeichen) viết tắt từ nghĩa ‘kiểm
tra các chất nguy hiểm’, không chỉ áp dụng cho ngành dệt may, mà còn áp
dụng cho nhiều nhóm sản phẩm khác. Nó quy định những mức giới hạn cho
các chất nguy hiểm như formaldehyde, pentachlorophenol (PC), chlorified
phenols (non –PCP), thuốc trừ sâu, arsen, chì, cadmium, thủy ngân, nickel,
chromium…
Các điều kiện lao động :”Schone Keren Kampagne”/”Chiến dịch Quần
áo Sạch”: Bên cạnh các nhãn hiệu sinh thái trên sản phẩm, EU cũng thực hiện
những chương trình với nội dung cải thiện các điều kiện lao động trong ngành
công nghiệp may. Với mục đích này Quy tắc Đạo đức – Code of Conduct đã
được phát triển : the “Eerlijk Handels handvest voor kleding” – EHH, Các
Quy định Thương mại Công Bằng cho ngành may mặc. Các vấn đề được xem
xét là:
- Thanh toán lương thực
101
- Tự do trong tổ chức và đàm phán lương tập thể
- Không bắt buộc làm thêm giờ
- Không phân biệt đối xử
- Không sử dụng lao động trẻ em
- Các điều kiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc
Các tiêu chuẩn được đưa ra dựa trên cơ sử các hiệp định của Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO).
d. Các tiêu chuẩn về môi trường
Các tiến trình thực hiện nhãn sinh thái nhắm tới các sản phẩm và chỉ ra
rằng sản phẩm có nhãn có một hiệu ứng với môi trường thấp hơn so với các
sản phẩm khác. Nếu một nhà sản xuất muốn chỉ ra cho mọi người biết rằng
mình sản xuất theo phương pháp bảo vệ môi trường, nhà sản xuất có thể tuân
thủ theo các tiêu chuẩn được đặt ra cho mục đích này. Hiện tại 2 hệ thống tiêu
chuẩn mang tính chất tự nguyện và chung nhất là ISO 14001 và EMAS. Cả
hai tiêu chuẩn này đều dựa trên các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000.
EMAS chủ yếu được áp dụng cho các công ty sản xuất tại EU vào
EMAS chỉ được áp dụng rộng rãi tại Đức. Hệ thống EMAS tương đối khó đối
với các doanh nghiệp và tốn nhiều chi phí do vậy các công ty nên sử dụng
ISO 14001.
e. Các vấn đề liên quan đến sản phẩm
Các vật liệu chính sử dụng cho sản xuất các sản phẩm may mặc thông
thường là bông và sợi nhân tạo. Trong quá trình sản xuất nhiều chất độc hại
được thải ra. Quá trình sản xuất có nhiều ảnh hưởng đến môi trường:
Chế biến sản xuất: ảnh hưởng lớn nhất chủ yếu trong giai đoạn trồng trọt
nguyên liệu thô và giai đoạn sản xuất vải. Các quá trình này tiêu thụ một
lượng nước rất lớn và nhiều hoá chất được sử dụng trong quá trình sử lý ướt
và tạo ra nhiều chất thải. Rất nhiều nước được sử dụng trong quá trình chế
102
biến tinh lọc vài. Sau đó nước được bỏ đi dưới dạng nước thải sau khi đã qua
nhiều tiến trình sử lý nhiều chất khác nhau. Một lượng lớn các chất có oxygen
được thải ra trong nước thải khi tạo khổ và làm sạch sợi vải. Trong vài trường
hợp, có một lượng nhỏ chất biocide được tìmthấy trong các nguyên liệu
cotton thô. Nhiều chất độc không thể hủy bằng phương pháp vi khuẩn cũng có
thể tìm thấy trong quá trình giặt tẩy phi i-ong. Các chất tẩy rửa này có thể là
nguyên nhân gây nên các vấn đề trên bề mặt nước. Chất ảnh hưởng đến môi
trường quan trọng nhất là hypochloride thải ra trong quá trình tẩy trắng. Một
lợi thế của quần áo bằng sợi nhân tạo là sử dụng ít hoá chất trong quá trình
sản xuất. Tuy nhiên điểm bất lợi là sử dụng nguồn dự trữ dầu mỏ.
In và nhuộm: Nhuộm là 1 giai đoạn chính làm ô nhiễm nước thải trong
quá trình in và nhuộm. Tỉ lệ phần trăm nhuộm không cố định trên vải, thay
đổi từ 1-2% đối với thuốc nhuộm mầu và crom và từ 30-40% đối với thuốc
nhuộm phản ứng và phosphorus. Trong 1 nghiên cứu trên 300 loại thuốc
nhuộm, kết quả cho thấy 2% chất nhuộm vải rất độc khi kết hợp với nước. Đa
số các loại thuốc nhuộm có tính bền vững và có thể được coi là không manh
tính sinh thái hoặc khá nguy hiểm đối với môi trường. Nhiều loại thuốc
nhuộm cho cấu trúc hoá học có một số chất gây ung thư như hợp chất di, tri
và poly-azo. Một số loại thuốc nhuộm còn chứa các kim loại nặng như đồng,
crom hoặc cobalt. Các loại thuốc nhuộm phản ứng mầu và thuốc nhuộm trực
tiếp thường không độc. Các chất mang độc tố được tìm thấy trong phần dư
của bồn nhuộm và trong nước thải; tuy nhiên các chất này được coi là ít độc
đối với các tổ chức nước tuy nhiên vẫn có tính bền vững.
Nhuộm mang sắc thái môi trường hơn: Kế hoạch sản xuất và quy mô
thích hợp sẽ tạo hiệu quả cao hơn trong quá trình nhuộm. Một số hướng dẫn
là:
- Cho nhiều sợi vào một bồn nhuộm
103
- Tránh sử dụng 1 bồn chứa đầy thuốc nhuộm cho 1 số nhỏ sợi
- Kiểm tra khả năng nhuộm những lô sau với cùng hoặc với mầu tối hơn
Việc sử dụng lại bồn nhuộm là một phương pháp có thể được thực hiện
nhằm giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng và giảm sử dụng nguồn nước, trong
một vài ứng dụng sử lý ướt đối với vải.
Một phương pháp nhuộm cải tiến là nhuộm bồn đệm – pad batch dyeing
(phương pháp chân không). Biện pháp này đã được thực hiện thành công đối
với nhiều ứng dụng. Đối với phương pháp này, sợi đã được chuẩn bị được
nhúng vào một dung dịch chứa thuốc nhuộm sợi phản ứng, được chộn trước
với alkali. Dung dịch dư sẽ được vắt ra khỏi bằng máy cán. Sợi được xếp theo
cuộn hoặc trong hộp và bọc trong bao film nhựa nhằm ngăn cản sự hấp thụ
của carbon dioxide từ không khí hoặc sự bay hơi nước. Tiếp theo sợi được giữ
từ 2 đến 12 tiếng. Sau đó sợi được rửa bằng nhiều phương pháp, phụ thuộc
vào thiết bị sẵn có của từng nhà sản xuất.
Thuốc nhuộm sạch: Các loại thuốc nhuộm từ thực vật mang tính môi
trường hơn là các loại thuốc nhuộm từ nguyên liệu hoá thạch.
Xử lý nước: Sử dụng hiệu quả nước là một trong những yếu tố quan
trọng trong sản xuất sạch khi sử lý vải sợi. Có nhiều phương pháp tái sử lý
nước:
- Nhuộm hồ nước lạnh – cone-dye cooling water;
- Tái sử lý nước từ hệ thống điều hoà nhiệt độ;
- Cải thiện việc cải tạo lại nước cứng và dịch vụ;
- Kế hoạch bảo trì các cửa hơi;
Nhuộm Azo và các chất độc hại khác: Các loại thuốc nhuộm Azo được
sử dụng trong quá trình tạo mầu cho vải sợi. Một số chất tạo mầu azo có chứa
tính chất gây ung thư hoặc có thể hình thành các chất amin mà có các chất
gây ung thư và các chất dễ biến đổi. Nhiều loại thuốc nhuộm azo bị cấm tại
104
Đức, lệnh cấm các loại thuốc nhuộm azo được áp dụng cho tất cả các sản
phẩm tiếp xúc với da trong thời gian dài. Tại Hà Lan, lệnh cấm thuốc nhuộm
azo chỉ áp dụng đối với giày dép, grap trải giuờng và quần áo. Nhìn chung
khoảng 120 loại thuốc nhuộm azo bị cấm. Một số chất khác cũng bị cấm tại
một số các quốc gia thành viên EU là pentachlorophenol, một số chất làm
chậm cháy, PCB và PCT, asbestos, cadmium, formaldehyde và nickel.
2. Đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn
a. Đóng gói
Cần phải quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu sang EU.
Cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề bao bì để đảm bảo bảo vệ hàng hoá trong quá
trình vận chuyển qua nhiều quốc gia. Các sản phẩm phải được bảo vệ chống
lại thời tiết, những thay đổi nhiệt độ, sử lý không cẩn thận và ăn cắp.
Một số nhà nhập khẩu có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến bao bì.
Vì những lý do về môi trường, bao bì đóng gói từ những vật liệu như PVC…
ít thông dụng đối với người tiêu dùng và trong vài trường hợp, chính phủ có
thể cấm sử dụng loại vật liệu này. Các nhà xuất khẩu từ những quốc gia đang
phát triển cần phải thảo luận về vấn đề này với các khách hàng tiềm năng của
mình và nên dự trù trước các chi phí đóng gói đặc biệt trong giá bán sỉ nếu
được yêu cầu.
- Kích cỡ mark : Các số đo cho con người được sử dụng: chiều dài, vòng
ngực, vòng hông. 3 số đo cơ bản này xác định kích cỡ cho hàng may mặc.
- Ghi nhãn: Việc ghi nhãn phải đảm bảo thông tin cho người tiêu dùng về
tương lai và sản phẩm thực sự mua được. Thông tin cung cấp được ghi trên
nhãn từ thành phần sợi vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thông tin an toàn
tiêu dùng. Thông thường có 2 lại phương pháp:
- Các yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy;
105
- Các yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu quan tâm/hướng dẫn giặt tẩy và
kích cỡ của nhãn.
Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều
quốc gia tại EU. Chương trình sử dụng 5 loại biểu tượng là mã mầu; các biểu
tượng liên quan đến tính bền vững của mầu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh
hưởng của cloren (trong chất tẩy), nhiệt độ ủi an toàn nhất và một vài đặc tính
khác.
3.Thuế nhập khẩu và hạn ngạch
Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan
thông thuờng khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngoài EU. Nếu không có hiệu
lực của một hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung
được áp dụng. Tuy nhiên một số hiệp định thương mại ưu đãi được áp dụng
cho nhiều quốc gia đang phát triển, ví dụ như :
Hệ thống GSP – Generalized System of Preferences áp dụng từ 1-1-1995
được thay thế bằng RGSP – Renewed Generalized System of Preferences.
Hiệp định Lomé lần thứ 4 cho các quốc gia Châu Phi, Caribbean và Thái
Bình Dương.
RGSP: hiệp định này cho phép các sản phẩm từ các quốc gia có liên quan
có thể nhập khẩu theo biểu suất thuế ưu đãi hoặc sản phẩm từ các quốc gia
kém phát triển được miễn thuế nhập khẩu. Nhà xuất khẩu phải điền vào
‘Chứng nhận Xuất xứ Form A’, được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ
thống thuế tình cờ và thuế trần không tồn tại.
Hiệp định Lomé: Các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia ACP có
thể được nhập khẩu miễn thuế, khi nhà xuất khẩu điền vào “Chứng nhận Vận
chuyển EUR.1” và do Hải quan của nước xuất khẩu cấp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10448_538.pdf