Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt với những thành tựu của
sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hệ thống truyền thông đại
chúng của chúng ta đã có nhiều thời cơ rất quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình, xứng đáng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội,
là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, thách thức đối với hệ thống truyền
thông đại chúng của chúng ta cũng nhiều, nhất là với âm mưu "diễn biến hòa bình",
các thế lực thù địch đang dùng nhiều tiền của, con người, phương tiện kỹ thuật hiện
đại phục vụ cho mặt trận thông tin, tuyên truyền của chúng. Điều đó đòi hỏi Đảng ta
phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, thông
tin - tuyên truyền, tăng cường sự quan tâm đầu tư đi đôi với quản lý của Nhà nước đối
với truyền thông đại chúng.
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6572 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch và vấn đề đặt ra đối với hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Diễn biến hòa bình của các thế lực thù
địch và vấn đề đặt ra đối với hệ thống các
phương tiện truyền thông đại chúng của
nước ta hiện nay
Mở đầu
Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Nhà nước
XHCN ở nước Nga đó mở ra con đường phát triển mới cho nhân loại. Đó là con đường
giải phóng các dân tộc, giải phóng con người khỏi ách thống trị của CNĐQ và các giai
cấp bóc lột. Thắng lợi đó có ý nghĩa mở đầu một thời đại mới trong lịch sử và đặt ra
những thách thức đối với địa vị lịch sử của CNTB.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, CNXH từ một nước nằm trong vòng vây của
CNTB đã trở thành một hệ thống thế giới. Sự phát triển của CNXH và cao trào giải
phóng dân tộc đã thu hẹp đáng kể phạm vi thống trị thế giới của CNĐQ.
Thực tế của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II buộc CNĐQ và các
thế lực phản động phải điều chỉnh chiến lược. Mục tiêu cuối cùng của CNĐQ là xóa
bỏ CNXH khỏi đời sống nhân loại.
Để thực hiện mục tiêu này, CNĐQ và các thế lực phản động đã không từ bỏ một
âm mưu nào, "diễn biến hòa bình" với tư cách là một thủ đoạn, biện pháp cụ thể của
CNĐQ để thủ tiêu CNXH.
Cuối thập kỷ 80, sau khi Liên Xô và nhiều nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, chủ
nghĩa đế quốc tiếp tục ráo riết triển khai chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm xóa bỏ
Chủ nghĩa xã hội ở những nước Xã hội chủ nghĩa còn lại mà Việt Nam là một trọng
điểm.
Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và trong văn
kiện Đại hội Đảng VIII, Đại Hội Đảng IX, Đảng ta xác định "diễn biến hòa bình" là
một trong 4 nguy cơ, đe dọa đến sự sống còn của chế độ ta. Hiểu và nhận thức đúng về
âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch để đề ra những biện pháp hữu
hiệu ngăn chặn, phá tan âm mưu đó,là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng ta, của mọi
cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm bảo vệ thành quả cách mạng mà các
thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh máu xương để xây dựng nên; bảo vệ lý tưởng cách
mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Truyền thông đại chúng là một
trong những vũ khí sắc bén để tấn công, làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của
các thế lực thù địch, nhất là trên mặt trận tư tưởng-văn hóa.
Trong khuôn khổ phạm vi của một tiểu luận của môn học "Truyền thông đại
chúng", với đề tài " Diễn biến hũa bỡnh" của cỏc thế lực thự địch và vấn đề đặt ra
đối với hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ta hiện nay ",
em xin trình bày các nội dung cơ bản sau:
I. Nhận thức chung về "diễn biến hòa bình"
II. Chống "diễn biến hòa bình" của CNĐQ ở Việt Nam
III. Các phương tiện truyền thông đại chúng nước ta với việc đấu tranh chống
"diễn biến hòa bình"
I. nhận thức chung về "diễn biến hòa bình"
1. Sự ra đời của "diễn biến hòa bình".
Các nước phương tây trước sau vẫn coi sự tồn tại của Chủ nghĩa xã hội là mối đe
dọa lớn nhất đối với chế độ Tư bản chủ nghĩa. Các thế lực phản động từ trước đến nay
chưa bao giờ từ bỏ lập trường căn bản thù địch và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Lúc
đầu, hòng dùng vũ lực để "bóp chết" Chủ nghĩa xã hội non trẻ từ trong nôi, năm 1918,
14 nước đế quốc gồm Anh, Mỹ, Pháp, Nhật,... đã tiến hành cuộc chiến tranh không
tuyên chiến chống Liên Xô - Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Nhưng
Chủ nghĩa xã hội không những không bị tiêu diệt, mà trái lại ngày càng lớn mạnh. Đến
sau chiến tranh thế giới thứ hai, một hệ thống các nước Chủ nghĩa xã hội ra đời. Vào
đầu những năm 50, các nước Tư bản chuyển trọng điểm của chính sách sang "diễn
biến hòa bình". Các nước Xã hội chủ nghĩa đã đề cập đến âm mưu "diễn biến hòa
bình" của các thế lực thù địch và coi đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" là một nội
dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Chủ nghĩa xã hội.
2. Đặc trưng, bản chất của "diễn biến hòa bình":
"Diễn biến hòa bình" là chiến lược tiến công trên quy mô toàn cầu của CNĐQ và
các thế lực thù địch do Mỹ khởi xướng nhằm chống phá, tiêu diệt CNXH và phong
trào cộng sản quốc tế trong điều kiện không thể giành thắng lợi, bằng biện pháp quân
sự. Chiến lược này được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp các phương thức,
thủ đoạn hành động, phá hoại thâm độc, tinh vi trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư
tưởng, văn hóa... kết hợp với biện pháp răn đe quân sự.
Đặc trưng của "diễn biến hòa bình" là tác động vào bên trong và thực hiện cuộc
vận động phản cách mạng trong lòng các nước Xã hội chủ nghĩa để làm sụp đổ Chủ
nghĩa Xã hội từ bên trong. Bằng thủ đoạn, phương thức này, chủ nghĩa nghĩa đế quốc
âm mưu tạo dựng nên trong lòng các nước Xã hội chủ nghĩa những yếu tố và lực
lượng chống Chủ nghĩa xã hội, chống các Đảng cộng sản và công nhân để thông qua
chúng mà tiến hành lật đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa bình", các thế lực đế quốc và phản động
chủ trương sử dụng toàn bộ sức mạnh chính trị, tư tưởng, kinh tế, khoa học, công nghệ
và quân sự hiện đại của Chủ nghĩa tư bản. Chúng dùng các biện pháp tư tưởng, chính
trị, kinh tế, khoa học và công nghệ tác động vào bên trong Liên xô và các nước Xã hội
chủ nghĩa nhằm gây dựng, nuôi dưỡng các lực lượng phản động và sử dụng các lực
lượng này tiến hành cuộc vận động phản cách mạng trong các nước Xã hội chủ nghĩa,
tiến tới lật đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa. Đồng thời chúng tăng cường gây sức ép về
quân sự, kinh tế và chính trị từ bên ngoài đối với các nước Xã hội chủ nghĩa, tạo nên
môi trường quốc tế bất lợi đối với cải tổ, cải cách theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và
qua đó làm suy yếu các lực lượng kiên định con đường Xã hội chủ nghĩa. Trong việc
thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa bình", các thế lực đế quốc và phản động đề ra
phương châm chiến lược là: bám sát diễn biến tình hình ở mỗi nước Xã hội chủ nghĩa
để "sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách" từng lực tác động trên 6 lĩnh vực ưu
tiên là tư tưởng, ngoại giao, kinh tế, viện trợ, quân sự và hoạt động ngầm. Trong các
lĩnh vực đó, thì lĩnh vực tư tưởng là lĩnh vực quan trọng nhất, mấu chốt nhất.
"Diễn biến hòa bình" trước hết là "diễn biến" về tư tưởng và cũng bắt đầu từ
"diễn biến" về tưởng. Chỉ khi nào tư tưởng Xã hội chủ nghĩa đã bị "diễn biến hòa
bình" thành tư tưởng tư sản, thì mới có thể hoàn tất "diễn biến hòa bình" trên các lĩnh
vực đời sống chính trị và kinh tế của xã hội Xã hội chủ nghĩa.
Từ những nhận thức trên đây về "diễn biến hòa bình" của Chủ nghĩa đế quốc,
chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình"
quyền chủ động là thuộc về Chủ nghĩa xã hội, thuộc về Đảng cộng sản cầm quyền và
nhân dân lao động ở các nước Xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là thuộc về Chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực phản động. Sự vững mạnh và ổn định bên trong của Chủ nghĩa
xã hội, người lao động thực sự làm chủ đất nước, sự vững vàng của Đảng cộng sản
trong việc lãnh đạo quá trình phát triển đất nước đi lên theo con đường Xã hội chủ
nghĩa vì lợi ích của nhân dân lao động là những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc
đấu tranh chống "diễn biến hòa bình".
II. Chống "diễn biến hòa bình" của CNĐQ ở Việt Nam
1. Âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình" của Mỹ và các thế lực thù
địch chống Việt Nam
Âm mưu cơ bản và lâu dài của các thế lực thù địch là xóa bỏ chế độ Xã hội chủ
nghĩa ở nước ta, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, làm suy
yếu, chia rẽ Đảng rồi đi đến thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Để thực hiện âm mưu cơ bản trên, chúng đã áp dụng lần lượt hết chiến lược này đến
chiến lược khác. "Diễn biến hòa bình" là "thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi", là
cuộc "cách mạng nhung", "chiến thắng không cần chiến tranh". Trong chiến lược
này, tấn công trên mặt trận tư tưởng văn hóa được coi là "mũi đột phá" làm tan rã
niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để dần dần đưa hệ
tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ hệ tư tưởng Xã hội chủ nghĩa. Chính Tổng
thống Mỹ Ních-xơn đã nhiều lần nhắc lại trong cuốn sách "Năm 1999 - chiến thắng
không cần chiến tranh" rằng: "Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất"; "toàn
bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không
đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng". Chính vì vậy mà các thế
lực thù địch cho rằng, để lật đổ Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cần phải điều chỉnh
biện pháp và phương thức, thay đổi các thủ đoạn để tiến hành "diễn biến hòa bình"
cho thích hợp, vì tình hình Việt Nam không giống như các nước Đông Âu hay Liên
Xô trước đây. Chủ trương của chúng là phá hoại trên tất cả các lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, tư tưởng, văn hóa, xã hội, ngoại giao, khoa học, giáo dục và khi cần thì dùng
cả biện pháp quân sự. Song trọng tâm then chốt vẫn là phá hoại về tư tưởng-văn hóa.
Bởi vì chúng xác định rằng, tước bỏ vũ khí tư tưởng của nhân dân là khâu đột phá
quan trọng trong "diễn biến hòa bình".
Để thực hiện âm mưu của mình, các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều hoạt
động, nổi lên là:
- Trước hết chúng tập trung dùng các phương tiện thông tin đại chúng, mạng
Internet, các sách, báo, tạp chí từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam và cho cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá Đảng
và Nhà nước Việt Nam. Với luận điểm: "Làn sóng điện thay thế thanh gươm; cây bút
là phương tiện đi vào trái tim, khối óc con người"... các thế lực thù địch triệt để sử
dụng các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu có nội dung xấu chống Việt Nam.
Cụ thể, chúng sử dụng 46 dài phát thanh và truyền hình có chương trình Việt ngữ, 415
tờ báo và tạp chí tiếng Việt, 74 nhà xuất bản để tuyên truyền chống chúng ta, đó là
chưa kể hàng vạn tài liệu chiến tranh tâm lý, phản động được chúng tuồn vào nước ta.
Chúng còn dùng điện thoại trực tiếp phỏng vấn, kích động, tâng bốc, lôi kéo một số
người có quan điểm sai trái... Bên cạnh đó, từ khi chúng ta "mở cửa" mở rộng giao lưu
quốc tế, các thế lực thù địch đã lợi dụng tung vào nước ta một lượng lớn sách báo, văn
hóa phẩm có nội dung độc hại qua nhiều con đường như bưu điện, các đoàn khách
quốc tế, người du lịch, Việt kiều về thăm quê hương, gửi qua hệ thống fax, Internet...
Đa số các sách báo trên có nội dung rất phản động như những cuốn hồi ký của những
kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân; những sách phản bác chủ nghĩa Mác - Lênin
tuyên truyền cho các học thuyết tư sản của các học giả phương Tây; các tuyên ngôn,
thậm chí cả truyền đơn kêu gọi lật đổ chế độ của các tổ chức phản động. Bên cạnh đó
là các sách báo, băng hình, đĩa CD, tranh ảnh,... có nội dung đồi trụy như phin sex, ảnh
sex, nhạc kích dục... cổ vũ cho lối sống thực dụng, hưởng lạc, bạo lực và quảng cáo
cho sự hào nhoáng của nền văn minh phương Tây. Ví dụ như sáu tháng đầu năm 1998,
Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thu giữ 350 băng video trong đó có 182 băng sex,
1042 đĩa CD trong đó có 40 đĩa sex, 8 tạp chí và 20 kg sách báo phản động.
Về nội dung tuyên truyền, chúng thường tập trung vào các luận điệu sau:
+ Phủ nhận truyền thống cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Chúng ra sức truyền bá
quan điểm cho rằng ta lựa chọn con đường Xã hội chủ nghĩa là sai lầm.
+ Chúng cho rằng "kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là 4
đòn đột phá khẩu, 4 mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng, chính trị". Do đó,
chúng kích động sự đòi hỏi cải cách chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng đối lập,
cho rằng như thế mới thực sự là dân chủ. Chúng vu cáo ta vi phạm nhân quyền, vu
khống ta trấn áp những người không cùng tư tưởng, đàn áp tôn giáo, dân tộc thiểu số...
+ Xuyên tạc cơ quan lãnh đạo ta có phái này, phái kia hòng gây hoang mang
trong nhân dân.
+ Phê phán chúng ta cải cách kinh tế, mở cửa nửa vời, không triệt để; cổ vũ
những cải cách kinh tế theo lối tư nhân hóa, thị trường tự do theo kiểu Tư bản chủ
nghĩa.
Thủ đoạn rất xảo quyệt của các thế lực thù địch là tìm cách phân hóa, chia rẽ nội
bộ Đảng ta, tranh thủ lôi kéo những người bất mãn, cơ hội, tạo ra những phần tử thoái
hóa, những nhóm đối lập từ bên trong. Chúng cho rằng, "không một nước lớn nào trực
tiếp lật đổ được chế độ cộng sản ở Việt Nam mà chỉ có cộng sản lật đổ cộng sản mà
thôi. Vì vậy, phải thúc đẩy chính những người cộng sản chống đối lẫn nhau từ nhận
thức lý luận đến phương hướng chỉ đạo thực tiễn, trên cơ sở đó để lật nhau từ trong
Đảng". Chúng lợi dụng những thông tin công khai về chống tham nhũng, tiêu cực,
chống các tệ nạn xã hội để xuyên tạc, thổi phồng nhằm đả kích sự lãnh đạo của Đảng,
làm mất lòng tin vào Đảng, vào chế độ. Đồng thời chúng còn khuyếch đại những sai
lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội của ta để phủ nhận con
đường Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
- Về kinh tế, chúng cô lập và phá hoại chúng ta bằng mọi cách. Đồng thời lợi
dụng việc chúng ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế và khu vực,
thu hút đầu tư để đưa những thế lực không thiện chí vào làm ăn với ta với ý đồ phá
hoại về chính trị như làm gián điệp, tình báo, móc nối cơ sở, tuyên truyền các quan
điểm sai trái, kích động, lừa gạt, dụ dỗ những người nhẹ dạ, cả tin, nhất là đồng bào
các vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo.... chống lại chế độ ta. Hoặc thông qua viện
trợ, đầu tư gây sức ép đòi ta chấp nhận đa nguyên chính trị, để cho đảng phái hoạt
động công khai, tìm cách hướng nền kinh tế của ta lệ thuộc vào bên ngoài, làm cho
kinh tế quốc doanh suy yếu, kinh tế tư nhân phát triển không theo định hướng Xã hội
chủ nghĩa.
- Về lực lượng, chúng móc nối, xây dựng và phát triển lực lượng phản động ở
trong nước, đồng thời tổ chức những toán vũ trang phản động lưu vong ở ngoài nước
thâm nhập về hòng gây bạo loạn, lật đổ khi có thời cơ. Chúng tăng cường hoạt động
gián điệp, tình báo. Chúng nuôi dưỡng và chỉ đạo bọn phản động người Việt Nam lưu
vong ở nước ngoài hình thành các tổ chức phản động để chống phá ta.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của Chủ
nghĩa đế quốc rất nham hiểm. Song, thủ đoạn này có được kết quả đến mức nào hoàn
toàn không phải do bọn chúng và các thế lực bên ngoài quyết định. Chúng ta đang có
những thuận lợi cơ bản để đánh bại âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các
thế lực thù địch. Đó là:
2. Nhiệm vụ chống "diễn biến hòa bình"
Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 20 năm qua, là
nguồn lực rất quan trọng của công tác tư tưởng. Bất cứ ai muốn nói xấu Đảng cộng sản
Việt Nam, nói xấu dân tộc và đất nước Việt Nam cũng không thể quay lưng làm ngơ
với những thành tựu to lớn trong gần 20 năm đổi mới. Trong điều kiện bị Mỹ bao vây,
cấm vận suốt 20 năm; trong khi Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp
đổ, việc Việt Nam vững vàng phát triển, đi lên như ngày hôm nay là một thành tựu to
lớn; đông đảo cán bộ, nhân dân ta có bản lĩnh chính trị vững vàng, được tôi luyện và
ngày càng được nâng cao, nhận rõ đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa, đâu là điều vu
cáo xấu xa. Khối đại đoàn kết dân tộc của chúng ta ngày càng được tăng cường là
động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước; sự nghiệp cách mạng của Đảng ta là sự
nghiệp chính nghĩa, được bạn bè thế giới ủng hộ.
Để chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình" của CNĐQ, chúng ta cần quán triệt
quan điểm chỉ đạo sau:
- Nhiệm vụ chống "diễn biến hòa bình" là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, của các ngành các cấp.
- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây
dựng phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với bảo vệ an ninh quốc gia.
- Quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, kết hợp chặt chẽ chủ động tiến công
với chủ động phòng ngừa, lấy chủ động phòng ngừa giữ vững bên trong là chính.
- Giữ vững nguyên tắc chiến lược, có sách lược mềm dẻo, linh hoạt xử lý các vấn
đề một cách cương quyết và khôn khéo, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi.
- Xây dựng phòng tuyến bảo vệ từ xa, chủ động phát hiện đấu tranh ngăn chặn vô
hiệu hóa hoạt động của địch.
- Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ
quốc, thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng về xây dựng nền an ninh nhân dân.
Vận mệnh, tương lai của đất nước ta do nhân dân ta quyết định! Với những quyết
sách đúng nhằm giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mà
trung tâm là phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, đồng thời củng cố an ninh,
quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại, đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng và mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân, chúng ta nhất định có đủ
sức mạnh bảo đảm cho đất nước đứng vững trước những thử thách của thời đại và âm
mưu của các thế lực thù địch, tiếp tục tiến lên.
III. Những vấn đề đặt ra đối với các phương tiện thông tin đại chúng của
nước ta trong cuộc đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế
lực thù địch
1.Vai trò, vị trí của truyền thông đại chúng đối với sự nghiệp cách mạng của
Đảng
Truyền thông đại chúng có tác động rất lớn đối với chiều hướng và tính chất của
dư luận xã hội trên phạm vi quốc gia, tác động mạnh mẽ đến quá trình nhận thức và sự
hình thành hệ tư tưởng. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học,
công nghệ, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng có nhiều điều kiện cơ sở
vật chất, kỹ thuật, công nghệ để hiện đại hóa, phát triển, thâm nhập vào tất cả mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Thực tiễn của thế kỷ XX, nhất là những biến cố dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô cho thấy truyền thông đại chúng có
vai trò xã hội vô cùng to lớn, là vũ khí vô cùng sắc bén và lợi hại mà các thế lực thù
địch đã sử dụng để chống Chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, từ trước đến nay Đảng
ta luôn coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền, coi các phương tiện thông tin đại
chúng là công cụ quan trọng để củng cố Xã hội chủ nghĩa. Lê - Nin đã chỉ rõ: "Không
có báo chí thì không tiến hành tuyên truyền, cổ vũ toàn diện và kiên định."
Được sự lãnh đạo sâu sát, toàn diện của Đảng, sự quan tâm đầu tư của Nhà
nước, các phương tiện truyền thông đại chúng của chúng ta ngày càng có nhiều tiến
bộ, nhất là từ khi chúng ta thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước. Các phương tiện
truyền thông đại chúng của chúng ta phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng,
cả về công nghệ thông tin và trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ
những người làm báo. Hiện nay, cả nước có gần 500 đơn vị báo chí (báo và tạp
chí), với trên 600 ấn phẩm báo chí in các loại, lượng phát hành 600 triệu bản
báo/năm; có 68 đài phát thanh-truyền hình, trong đó có 1 đài phát thanh quốc gia
(Đài tiếng nói Việt Nam), 1 đài truyền hình quốc gia (Đài truyền hình Việt Nam) và
4 đài truyền hình khu vực, 61 đài phát thanh-truyền hình địa phương ở các tỉnh,
thành phố. Hiện sóng truyền hình đã phủ trên 85%, sóng phát thanh đã phủ trên
95% diện tích cả nước và đưa đến nhiều nơi trên thế giới. Cả nước có trên 40 nhà
xuất bản, hàng năm xuất bản trên 10 nghìn đầu sách với gần 200 triệu bản. Hệ
thống Internet đã được khai thông và có sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, mở ra sự
trao đổi thông tin với thế giới, góp phần không nhỏ vào sự giao lưu văn hóa, nâng
cao kiến thức và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động của các
phương tiện truyền thông đại chúng của chúng ta cũng còn nhiều yếu kém. Nghị
quyết TW V (khóa VIII) nhận định: "Còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp; chưa
kịp thời phát hiện và lý giải những vấn đề to lớn do cuộc sống đặt ra. Báo chí chưa
biểu dương đúng mức những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cũng như thiếu sự
phê phán kịp thời những việc làm sai trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và đạo đức xã hội, không ít trường hợp thông tin đại chúng thiếu chính xác làm
lộ bí mật quốc gia. Khuynh hướng "thương mại hóa làm dụng quảng cáo để thu lợi
còn khá phổ biến. Một số nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu
trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội nhưng chưa được xử lý kịp thời theo
pháp luật". Các cơ quan báo chí còn chậm và thiếu sắc bén trong cuộc đấu tranh
chống âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng-
văn hóa; chưa thật chủ động và tích cực trong việc phê phán các luận điểm sai trái,
phản động.
2. Truyền thông đại chúng với nhiệm vụ chống âm mưu "diễn biến hòa
bình" của các thế lực thù địch.
Nếu như các thế lực thù địch tập trung vào mặt trận tư tưởng-văn hóa và ưu tiên
sử dụng công cụ truyền thông, xem đó là "cây cầu thay thế thanh gươm" thì chúng ta
cũng cần phải xây dựng, phát triển hệ thống thông tin đại chúng đủ mạnh, đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hiện nay; trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận
tư tưởng-văn hóa, đánh bại âm mưu của các thế lực thù địch.
Trong phương hướng đổi mới, phát triển hoạt động hệ thống thông tin đại
chúng, cần chú ý những vấn đề sau:
- Trước hết, chúng ta cần tổ chức sắp xếp và quy hoạch lại hệ thống phát thanh,
truyền hình, thông tấn, báo chí, xuất bản, thông tin mạng cho hợp lý nhằm tăng hiệu
quả thông tin, tránh lãng phí, trùng lặp.
- Đẩy mạnh xây dựng và từng bước thực hiện chiến lược truyền thông quốc gia.
- Tăng cường đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại cho các phương tiện truyền
thông đại chúng.
- Chăm lo đặc biệt đến đội ngũ những người làm báo. Đội ngũ này không những
cần tăng cường về số lượng mà chủ yếu phải mạnh về chất lượng, vững về chính trị,
giỏi về chuyên môn, kỹ thuật, trong sáng về đạo đức...
- Công tác thông tin đối ngoại của Đảng cần phải được tăng cường cả về số
lượng, chất lượng và phương thức thông tin, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp
với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Về nội dung tuyên truyền, cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Tuyên truyền kịp thời và sâu rộng các sự kiện chính trị lớn của Đảng, đất nước,
góp phần tổ chức thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng. Tăng cường tuyên
truyền những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Bác Hồ, đường lối đổi mới
toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao tình cảm cách mạng,
tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố ý chí xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nắm
bắt thời cơ, vượt qua thách thức để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong
thời kỳ mới.
- Tiếp tục phát hiện, cổ vũ nhân rộng những điển hình tiên tiến trong phong trào thi
đua yêu nước, động viên mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế vươn lên lao
động, sáng tạo, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa... đóng góp vào sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước. Tuyên truyền, cổ vũ mạnh mẽ truyền thống đại đoàn kết toàn
dân tộc, phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, vượt qua khó
khăn, kiên trì phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dựng nước và giữ nước của
dân tộc, về giá trị cao đẹp của nền văn hóa qua hàng nghìn năm lịch sử, về tính thống
nhất và đa dạng trong nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam, về chính sách đoàn kết
tôn giáo của Đảng, Nhà nước theo Nghị quyết của Bộ Chính trị. Qua đó, khơi dậy và
phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần quật
cường không cam chịu tụt hậu, đói nghèo, quyết tâm xây dựng nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
- Phản ánh, cổ vũ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc ; chủ động tiến công và kiên
quyết phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Đảng và Nhà nước ta. Các phương tiện
truyền thông đại chúng cần xây dựng những loạt bài có tính hệ thống để vạch trần
những luận điệu của các thế lực thù địch vu cáo chúng ta vi phạm nhân quyền. Những
loạt bào đó phải đảm bảo các yêu cầu sau: Gắn chặt giữa lý luận và thực tiễn; Có tính
chiến đấu cao; có tính thuyết phục bằng những việc vụ thể, con người cụ thể, vùng đất
cụ thể...
- Tăng cường công tác đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái của các
phần tử cơ hội, bất mãn; đặc biệt là trong khi giới thiệu các Nghị quyết của Đảng phải
gắn với việc đấu tranh chống các luận điểm sai trái, các hành động phao tin, đồn nhảm
gây chia rẽ nội bộ.
- Đầu tư và tăng thời lượng phát sóng tiếng dân tộc thiểu số đối với Đài truyền hình
Trung ương và đài ở các địa phương có đồng bào dân tộc ít người.
- Các báo điện tử nối mạng Internet cần tăng bài giới thiệu về thành tựu kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh, đối ngoại của Việt Nam, giới thiệu các chủ trương, chính
sách mới để thu hút đầu tư và du lịch vào Việt Nam.
- Đẩy mạnh, tạo bước chuyển mới trong công tác thông tin đối ngoại, làm cho
đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè và nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về những quan
điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta; những thành tựu to lớn mà
nhân dân ta đạt được; những đóng góp xứng đáng của cách mạng Việt Nam đối với
phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, góp sức
thúc đẩy cuộc đấu tranh vì hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội trên thế giới; tạo sự
đồng tình và tích cực ủng hộ, giúp đỡ của chính phủ, nhân dân các nước đối với Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kết luận
"Diễn biến hòa bình" là âm mưu thâm độc và cực kỳ nguy hiểm của các thế lực
thù địch nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; làm suy yếu,
chia rẽ Đảng rồi đi đến thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đấu
tranh chống "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta, trong đó hệ thống truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt với những thành tựu của
sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hệ thống truyền thông đại
chúng của chúng ta đã có nhiều thời cơ rất quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình, xứng đáng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội,
là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, thách thức đối với hệ thống truyền
thông đại chúng của chúng ta cũng nhiều, nhất là với âm mưu "diễn biến hòa bình",
các thế lực thù địch đang dùng nhiều tiền của, con người, phương tiện kỹ thuật hiện
đại phục vụ cho mặt trận thông tin, tuyên truyền của chúng. Điều đó đòi hỏi Đảng ta
phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, thông
tin - tuyên truyền, tăng cường sự quan tâm đầu tư đi đôi với quản lý của Nhà nước đối
với truyền thông đại chúng. Các cơ quan truyền thông đại chúng cũng cần phải nỗ lực
phấn đấu vươn lên, tự khẳng định mình để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nói
chung cũng như đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực
thù địch, góp phần đưa đất nước chúng ta tiến lên Chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt
Nam-Nxb Lý luận chính trị, Hà nội 2004.
2. Tạ Ngọc Tấn: Truyền thông đại chúng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
3. Bàn về chống diễn biến hòa bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
4. Đảng cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996
5. Đảng cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38_3473.pdf