Dành nguồn tài lực (chi NSNN) hợp lý để nâng cao năng lực thể chế,
nhất là năng lực của bộ máy Nhà nước ở các cấp (như các cơ quan Đảng,
Chính phủ, Quốc hội và Tư pháp ) trong lãnh đạo, hoạch định chính sách,
quản lý và điều hành nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nhằm đảm
bảo tránh và giả m thiểu các vấn đề “thất bại của hội nhập”. Điều này tạo điều
kiện giảm gánh nặng thuế đánh vào các doanh nghiệp và người dân.;
Trong giai đoạn tới, chúng ta rất cần đội ngũ cán bộ và chuyên gia giỏi
trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Trên thực tế, trong
tình hình hiện nay, chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo
luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư
vấn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được
mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra đến năm 2020, Việt nam cơ bản trở
thành một nước công nghiệp, thì vấn đề đào tạo cán bộ, chuyên gia và thợ
lành nghề giỏi cần phải có chiến lược cụ thể để đáp ứng như cầu trong giai
đoạn mới.
96 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước sẽ giảm tới vài chục phần trăm trong vòng mấy năm sau ngày gia nhập
WTO, trong khi nhập khẩu tăng nhanh hơn thế. Tiêu thụ sút giảm sẽ buộc
các nhà sản xuất phải hạ giá và tạo ra một cuộc chạy đua về giá. Người ta
cũng dự đoán rằng chỉ có một số rất ít liên doanh sản xuất ôtô sẽ trụ lại và
phát triển được, trong khi hầu hết các doanh nghiệp nội địa sẽ bị phá sản,
hoặc phải chuyển sang sản xuất phụ tùng vì ngành công nghiệp ôtô vẫn cần
mua (một phần) phụ tùng sản xuất trong nước vì lý do giá thành, thời gian
giao nhận… Kể cả các doanh nghiệp nội địa đã có chỗ đứng trong liên doanh
66
với một nhà sản xuất lớn của nước ngoài cũng vẫn phải chịu rủi ro phá sản
hoặc biến mất vì các đối tác nước ngoài sẽ tìm cách mua lại cổ phần trong
các liên doanh này, sau khi gia nhập WTO, để tăng cường tính linh hoạt, đặc
biệt khi phải lựa chọn đối tác cung cấp phụ tùng và linh kiện.
Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và hạ giá thành
sản xuất nhờ phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp linh kiện, phụ kiện sản
xuất trong nước do đó sẽ là điều kiện đặc biệt quan trọng đối với những liên
doanh lớn, trước khả năng phải cạnh tranh với những đối thủ mới tham gia
thị trường và ôtô nhập khẩu. Các liên doanh nhỏ hơn cũng phải trải qua quá
trình sàng lọc mạnh mẽ của thị trường về hiệu quả và năng lực sản xuất,
trước sự đổ bộ ồ ạt của ôtô nhập khẩu với giá rẻ hơn và chất lượng cao hơn.
2.2.3. Hàng da, giầy
Ngành da giầy là một trong những ngành có lợi thế khi Việt Nam gia
nhập WTO. Tính toán định lượng cũng cho thấy mức tăng trưởng cao của
ngành này khi Việt Nam thực hiện hội nhập đa phương. Với việc gia nhập
WTO, ngành da giầy có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, khai
thác lợi thế nhờ quy mô do có nguồn lao động dồi dào và rẻ. Hiện tại ở nước
ta điều kiện để cho ngành da giầy phát triển là tương đối thuận lợi: đã có
nhiều hãng nổi tiếng thế giới đầu tư ở Việt Nam, ở khu vực sản xuất quy mô
lớn nhất thế giới. Hàng da giày của Việt Nam đã được các nước biết đến, đặc
biệt là thị trường EU, chiếm tới 70% xuất khẩu giầy da của cả nước. [ 30].
Bên cạnh những thuận lợi, khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành này
cũng phải đối phó với một số khó khăn, thách thức. Thứ nhất, việc loại bỏ
trợ cấp xuất khẩu, mở rộng sẽ làm cho các sản phẩm da giầy ở nước ta ngày
càng phải cạnh tranh quyết liệt hơn. Thứ hai, sự phân biệt đối xử với các
Công ty tư nhân trong hệ thống tài chính làm cho việc mở rộng chiến lược
theo hướng FOB và phát triển công nghiệp nguyên vật liệu trở nên khó khăn.
67
Thứ ba, người mua có thể chuyển các hoạt động sang các nước khác có chi
phí nhân công rẻ hơn như Trung Quốc, Indonesia ... Thứ tư, nếu tham gia thị
trường giầy dép với sản phẩm chất lượng cao cấp thì khong cạnh tranh được
với sản phẩm của các quốc gia như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức.
Còn nếu chọn sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại không
cạnh tranh được với sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc do công
nghiệp vật liệu đã phát triển và năng suất lao động ở Trung Quốc cao hơn.
Thứ năm, các nước sản xuất có chi phí thấp khác có thể vượt lên Việt Nam
tại các thị trường mới nổi do có sự hỗ trợ mạnh của Nhà nước và thành phần
tư nhân. Thứ sáu, nguy cơ bị áp thuế bán phá giá là rất cao. Gần đây EU đã
áp thuế bán phá giá đối với mũ giày của Việt Nam.
Những khó khăn xuất phát từ sự yếu kém của bản thân ngành da giày
cũng rất lớn. Theo nhiều chuyên gia thì nguyên phụ liệu và hệ thống phân
phối của ngành Da giầy đang là vấn đề nan giải. Trước hết về nguyên phụ
liệu, phần lớn nguyên phụ liệu sản xuất đều phải nhập khẩu từ nước ngoài,
do vậy tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu rất cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp,
giá trị gia tăng chỉ chiếm 25%. Vậy nên, việc phát triển ngành công nghiệp
phụ trợ cho ngành Da giầy là hết sức cần thiết. Còn về hệ thống phân phối,
do có đến hơn 60% các sản phẩm da giầy Việt Nam là gia công cho phí đối
tác nước ngoài dưới hình thức làm theo đơn đặt hàng, với giá nhân công rẻ
nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao hàng đến các nhà buôn mà không
xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Đây cũng là điểm yếu của
ngành Da giầy vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh
nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất. Trong khi
đó việc tập trung quá lớn vào thị trường EU cũng làm cho ngành Da giầy gặp
nhiều khó khăn lúng túng khi thị trường này có biến động bất thường do
tranh chấp thương mại. Theo thống kê của Hiệp hội Da Giầy Việt Nam, hiện
68
tỷ lệ xuất khẩu vào EU của ngành Da giầy Việt Nam chiếm tới hơn 70% vì
thế khi xảy ra vụ kiện cả ngành Da giầy rơi vào thế bị động. Đó là hậu quả
của việc không xây dựng được hệ thống phân phối chiến lược. Dự báo trong
2 năm tới, ngành Da giầy Việt Nam sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bởi
không thể chuyển đổi thị trường nhanh chóng được.
Một khó khăn nữa đối với ngành Da giầy Việt Nam gia nhập WTO là
do quá chú trọng vào xuất khẩu nên phần lớn các doanh nghiệp da giầy vẫn
chưa có được một chiến lược đầu tư dài hạn nhằm phát triển thị trường nội
địa. Điều này đã khiến cho ngành Da giầy bị mất đi nguồn thu đáng kể ngay
tại chính sân nhà. Có những doanh nghiệp da giày thay vì phải vạch ra
hướng phát triển mới cho thị trường trong nước đã lựa chọn những sản phẩm
xuất khẩu thừa hoặc lỗi mốt để đem tiêu thụ nội địa, điều này đã khiến cho
giầy dép nội địa trở nên kém hấp dẫn hơn. Nếu không giải quyết tốt những
vấn đề hiện đang tồn tại thì việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời
gian tới của ngành Da giầy chắc chắn sẽ rất khó khăn.
69
CHƢƠNG 3
TÁC ĐỘNG CUẢ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN
HÀNG CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THUẾ
QUAN HÀNG CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1.1. Những tác động tích cực
Một trong những nguyên tắc của WTO là mở của thị trường hàng hoá
nói chung và hàng công nghiệp nới riêng thông qua việc cắt giảm thuế quan
và xoá bỏ hàng rào phi thuế quan; đảm bảo công bằng, không phân biệt đối
xử, dễ tiên liệu trong dài hạn và thúc đẩy cạnh tranh. Việc thực hiện những
nguyên tắc cơ bản này có những tác động trực tiếp (ngắn hạn) và gián tiếp
(dài hạn) khác nhau đối với thơng mại quốc tế (cả xuất khẩu và nhập khẩu),
tăng trởng kinh tế và các nhân tố trong nớc liên quan khác. Nhiều kênh tác
động từ việc thực hiện cam kết WTO là quan hệ tơng hỗ, qua lại lẫn nhau.
3.1.1. 1. Tác động từ việc cắt giảm thuế quan tạo luồng hàng
thương mại tăng lên.
Sau khi gia nhập WTO, việc cắt giảm thuế quan của các nớc thành
viên WTO nói chung và Việt nam nói riêng thường tạo hiệu ứng tạo mở
thương mại, nghĩa là luồng thương mại tăng lên. Xuất khẩu sẽ tăng đối với
các mặt hàng công nghiệp có lợi thế tuyệt đối về chi phí, lợi thế so sánh và
có nhân tố đầu vào ban đầu nhiều hơn. Mức tăng xuất khẩu này càng mạnh
nếu sự khác biệt ban đầu về lợi thế càng lớn, nhất là giữa các nớc đang phát
triển và các nớc phát triển. Đồng thời, nhập khẩu sẽ tăng đối với những mặt
hàng không có những lợi thế kể trên.
70
Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại khác như hạn chế định lượng, trợ
cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước, hài hoá hoá các tiêu chuẩn … cũng có
tác dụng làm tăng luồng thương mại. Chẳng hạn việc dỡ bỏ hạn ngạch dệt
may làm tăng xuất khẩu mặt hàng này đối với các quốc gia có lợi thế như
Trung quốc, Ấn độ.
Tác động dễ nhận thấy nhất đối với thương mại của việc cắt giảm thuế
quan và hàng rào phi thuế quan là nó làm thay đổi giá cả tương đối, giảm chi
phí sản xuất là lưu thông, làm cho nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu
qủa nhất, do đó làm tăng năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất nhân tố
tổng hợp (TEF). Tất cả những yếu tố nói trên góp phần làm tăng luồng thư-
ơng mại giữa các nớc thành viên WTO cũng như ở trong nền kinh tế các n-
ước thực hiện cam kết. Sau gần 12 năm kiên trì đàm phán, Việt Nam đã đạt
được mục tiêu của mình là gia nhập WTO. Theo cam kết, trong vòng 5-7
năm, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế quan trung bình (giản đơn) xuống 4 điểm
phần trăm, từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% xuống còn 13,4% ,
hay cắt giảm gần 23%. Mức cắt giảm này không lớn so với mức cắt giảm của
Trung Quốc là trên 5 điểm phần trăm. Mức cắt giảm hàng nông sản so với
mức MFN hiện hành là 10,6% và hàng công nghiệp là 23,9%. Những ngành
có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may (63%), gỗ và giấy (33%),
hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử (24%). [ 29 ].
Tuy nhiên, mức độ cắt giảm và thời gian chuyển tiếp theo các dạng trợ
cấp của Việt Nam là không quá lớn, ít nhất là so với Trung Quốc. Việt Nam
đã duy trì và bảo lưu được một số điều khoản tương đối có lợi cho việc bảo
hộ ngành hàng và phù hợp với điều kiện và khả năng trợ cấp của mình. Việc
Việt Nam ràng buộc 100% dòng thuế quan, tương tự như Trung Quốc, thể
hiện các nước thành viên WTO mới chịu nhiều cam kết chặt chẽ, so với
nhiều nước đang phát triển trước đó (chẳng hạn, Ấn Độ, Hàn Quốc,
71
Malaixia, Phillipin, Xingapo đã ràng buộc khoảng 60 – 89% tổng số dòng
thuế quan).
Với những cam kết cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO, việc đánh
giá định lượng tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với sự phát
triển của các ngành hàng công nghiệp, hàng công nghiệp xuất khẩu, hàng
công nghiệp nhập khẩu, thu NSNN là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
3.1.1.2. Cắt giảm thuế quan tạo thuận lợi phát huy lợi thế so sánh
Tác động trực tiếp của việc dỡ bỏ các rào cản thương mại làm tăng
thương mại trong ngắn hạn, tạo thuận lợi cho việc khai thác lợi thế có sẵn ,
đặc biệt đối với các hàng hoá có điều kiện tự nhiên và lao động rẻ. Đây là cơ
hội cho Việt nam ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển xuất khẩu để phát
triển các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và thâm dụng tài nguyên
như khoáng sản, dệt may, da giầy và lắp ráp điện tử, các ngành chế tạo sử
dụng công nghệ trung bình. Lợi thế có được từ việc cắt giảm các hàng rào th-
ương mại khi gia nhập WTO là lợi thế so sánh tĩnh, lợi ích thương mại sẽ rất
hạn chế và giảm dần theo thời gian nếu không có các cải cách kinh tế khác đ-
ược thực hiện nhất quán và liên tục trong nước.
Tác động của việc cắt giảm các rào cản thương mại cũng có thể mang
lại lợi ích thương mại trong dài hạn. Cắt giảm thuế quan và phi thuế quan tạo
điều kiện phân bổ lại các nguồn lực trong nước có hiệu quả hơn; giảm giá cả
của đầu vào sản xuất công nghiệp, hàng trung gian và hàng tiêu dùng; tăng
nhập khẩu công nghệ tiên tiến; tiếp nhận trình độ quản lý cao; nâng cao trình
độ tay nghề, áp dụng công nghệ kinh doanh tiên tiếp ( qua các doanh nghiệp
FDI ) ; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng công
ngiệp (do tạo ra áp lực cạnh tranh xuất phát từ việc giảm bảo hộ sản xuất và
tạo bình đẳng cho các thành phần kinh tế, cắt giảm ưu đãi cho các doanh
nghiệp Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân), nhất là những ngành
hàng công nghiệp hướng xuất khẩu qua đố thức đẩy xuất khẩu. Bên cạnh đó
72
việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp
nâng cao lợi thế nhờ quy mô, qua đó giảm giá thành sản xuất nâng cao năng
lực xuất khẩu.
Thuận lợi hoá thương mại do việc cắt giảm các rào cản thương mại có
tác động tích cực đối với cán cân thương mại, ngân sách, tỉ giá hối đoái, chỉ
số giá tiêu dùng, hệ thống phân phối. Do đó ảnh hưởng đến ổn định kinh tế
vĩ mô trong ngắn hạn, luồng nhập khẩu có thể gia tăng nhanh hơn xuất khẩu,
do vậy có thể làm thâm hụt cán cân thơng mại ( nhập siêu ). Tuy nhiên trong
dài hạn, tăng xuất khẩu sẽ bù đắp được thâm hụt này. Nhập khẩu cạnh tranh
là yếu tố quan trọng cải thiện cán cân thương mại.
Mục tiêu của WTO là thông qua cải cách thương mại do việc thực
hiện các cam kết để nâng cao năng lực thể chế của các quốc gia thành viên,
đặc biệt đối với các nước mới gia nhập như Việt nam, các nước có đang và
chậm phát triển, các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Đây là tác động
mạnh mang tính chất dài hạn đối với nền kinh tế quốc gia mới gia nhập.
3.1.1.3. Điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp làm
tăng khả năng dự báo về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
Cải cách chính sách thương mại theo yêu cầu WTO có tác dụng, (i)
hạn chế các hành vi vụ lợi gắn với việc can thiệp thong mại, (ii) giảm chi phí
giao dịch ngăn cản nội bộ hoá công nghệ và ngoại ứng phi tài chính, (iii) hạn
chế rủi do va lựa chon sai lầm do thông tin không hoàn hảo. Điều chỉnh
chính sách thương mại theo WTO làm tăng khả năng dự báo về tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn. Cụ thể:
Thứ nhất, chính sách thương mại minh bạch, dễ tiên liệu, là kết quả
thực hiện cam kết gia nhập WTO, tạo điều kiện các doanh nghiệp có kế
hoạch, chiến lược sản xuất và xuất khẩu trong dài hạn. Các hiệp định về
thuận lợi hoá thương mại cũng tạo điêù kiện giảm chi phí ( thời gian và tiền
73
bạc) cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Quy chế thành viên
WTO tăng vị thế cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế , nhất là trong
việc giải quyết các tranh chấp và thương thảo, qua đó giảm rào cản / chi phí
tiếp cận thị trường thế giới cho các doanh nghiệp.
Thứ hai, tự do hoá thơng mại có tác động tích cực gián tiếp với tăng
trưởng kinh tế nói chung (thông qua cải thiện năng suất và các nhân tố sản
xuất (TFP). Qua đó tăng năng lực xuất khẩu và sản xuất. Ngoài ra chính sách
thương mại công khai, minh bạch, dễ tiên liệu, có trách nhiệm giải trình cũng
như là có điều kiện quan trọng để giảm thiểu tham nhũng và hạn chế các hoạt
động tìm kiếm đặc lợi từ chính sách bảo hộ.
Thứ ba, việc gia nhập WTO thường làm gia tăng luồng FDI vào Việt
nam. Lý do như đã đề cập việc gia nhập WTO tạo cơ hội mới mở rộng thị
trường xuất khẩu, thị trường tiêu thụ; kết gắn thị truờng thành viên vào chuỗi
sản xuất, giá trị toàn cầu cũng nh khu vực; tăng cờng minh bạch, bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ, qua đó cải thiện lòng tin vào chính sách của nước thành
viên. Việc làm tăng nguồn FDI vào nớc thành viên cũng tạo điều kiện để
thúc đẩy thương mại giữa khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
trong nước và phần còn lại của Thế giới.
Các các mối tác động trực tiếp và gián tiếp của việc gia nhập WTO đối
với thương mại quốc tế của thành viên mới như Việt nam (thông qua các yếu
tố trung gian) có thể được trình một cách ngắn gọn ở Biểu 3.1.
Trên đây là những tác động tích cực chính do việc điều chỉnh chính
sách thương mại theo các cam kết trong WTO đối với Việt nam. Phân tích
trên không tính đến các tác động khác đối với thơng mại có liên quan đến
cách thức hiệu quả thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô, điều chỉnh chính
sách vĩ mô sau hội nhập và cải cách cơ cấu mà các nước thành viên thực hiện
trong giai đoạn hậu WTO. Những tác động dự kiến đối với việc gia nhập
74
WTO có thể làm mức giá cả trong nước giảm, đồng nội tệ lên giá, thâm hụt
ngân sách trong giai đoạn đầu… đây là những nhân tố có thể tác động rất
đáng kể lên những hiệu ứng của việc gia nhập WTO (nhất là chính sách tỉ
giá) làm giảm hay nhân lên những lợi ích mà quy chế WTO mang lại nói
chung và đối với thương mại quốc tế .
75
GIA NHẬP WTO
Dỡ bỏ các rào
cản thương mại
( cắt giảm thuế
quan, mở cửa
thị trường hàng
công nghiệp )
Bảo đảm
thương mại
công bằng
(MFN, NT,
TRIMS,
TRIPS …)
Hướng tới thúc
đẩy cạnh tranh,
minh bạch,
tính tiên liệu
Tăng vị thế
trong giải
quyết các
tranh chấp
trong thương
mại quốc tế
Giảm chi phí đầu vào sản
xuất, tăng trình độ công
nghệ, quản lý trong ngành
công nghiệp ( tăng TFP)
Tăng luồng FDI vào
ngành công nghiệp
Tăng năng lực cạnh các ngành hàng
công nghiệp , quốc gia
Mở rộng năng lực sản xuất và năng
lực xuất khẩu hàng công nghiệp
Ghi chú : Tác động 1 chiều Tác động tương hỗ
Nguồn : Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW – Bộ Kế hoạch Đầu tư
Tăng xuất khẩu
Tăng nhập khẩu
76
Biểu 3.1. Tác động của việc cắt giảm thuế quan hàng công nghiệp khi gia
nhập WTO
3.1.2. Những tác động phi tích cực
Cùng với việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế, việc Việt Nam thực
hiện các cam kết gia nhập có thể có tác động tiêu cực nhất định đối với thu
ngân sách. Lập luận này dựa trên các cơ sở dưới đây:
Một là, Đánh giá của Bộ Tài chính và ADB (2005) về tác động của
việc cắt giảm thuế suất 20% đồng đều đối với 16 mặt hàng (mức cắt giảm
trung bình trong cam kết là gần 23%) đối với tăng trưởng và kim ngạch nhập
khẩu và thu từ thuế nhập khẩu cho thấy, kim ngạch nhập khẩu có thể giảm
0,5% hay gần 19 triệu USD, kéo theo giảm 16% thu thuế nhập khẩu (Bảng
3.1) từ 16 nhóm mặt hàng này.
Có thể thấy đây chỉ là ví dụ minh hoạ (chẳng hạn, hạng mục quan
trọng là thuốc lá là loại hàng chịu hạn ngạch thuế quan, song theo Bảng 3.1,
mặt hàng này chịu cắt giảm thuế quan, kéo theo thất thu ngân sách tới 1/3
tổng thất thu từ nhập khẩu) song cũng có ý nghĩa tham khảo.
Bảng 3.1: Tác động đối với kim ngạch nhập khẩu và thu thuế nhập khẩu khi
cắt giảm thuế quan một sô hàng công nghiệp xuống mức 20% đồng đều đối
với tất cả hàng nhập khẩu.
Miêu tả SITC
Thuế
quan hiện
tại
Thuế
quan đề
xuất
Thay đổi
kim
ngạch
(%)
Thay đổi
giá trị
(1000
USD)
Thuế
nhập
khẩu
(%)
Toa tàu và xe tải 732,3 68,8 55,0 1,7 -5.126 -11,0
Xe máy 732,9 3,8 3,0 -0,7 -4.366 -20,0
Thiết bị sưởi trung tâm 812,1 36 28,8 8,0 -14 -9,0
Thuốc lá 122,2 34,3 27,4 -3,7 -6.638 -19,0
Thiết bị chiếu sáng 812,4 23,9 19,2 4,7 -186 -13,0
77
Gỗ tấm 632,4 4,5 3,6 0,3 -60 -19,0
Da bò, da ngựa 611,4 7,6 6,1 0,3 -1.190 -19,0
Đồ uống không cồn 111,0 50,0 40,0 18,9 10 2,0
Sản phẩm từ gỗ 633,0 8,3 6,7 -0,9 -5 -20,0
Nguồn: Bộ Tài chính và ADB (2005)
Tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính cho thấy, việc 35,5% số dòng thuế
trong biểu thuế phải cắt giảm theo lộ trình sẽ làm số thu hàng năm từ hoạt
động nhập khẩu giảm 10%, tức tương đương 132 triệu USD. Tuy nhiên, tính
toán của Bộ Tài chính cũng cho thấy, việc cắt giảm các khoản ưu đãi thuế và
trợ cấp hàng năm có thể tạo ra 30-40 triệu USD, bù đắp rất đáng kể cho
khoản thất thu từ hoạt động xuất khẩu.
Như vậy, nếu chỉ tính tác động tĩnh của việc cắt giảm thuế quan và
không tính đến các khoản thu bổ sung (rất có thể) (nhờ gia tăng thu thuế
VAT, thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp), mức thất thu NSNN
trong những năm đầu sau khi gia nhập WTO ước vào khoảng 90 – 100
triệu USD [ 29 ]
Với mức tăng trưởng kinh tế được dự báo tương đối cao trong thời
gian tới (chẳng hạn, xem Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
(2006)) cùng với xu thế tăng mức thu từ các loại thuế như thu nhập doanh
nghiệp, VAT và thu nhập cá nhân tăng tương đối nhanh trong những năm
2000, tác động (lan toả) của việc gia nhập WTO đối với thu NSNN có thể bù
đắp đáng kể mức thất thu từ thuế xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn 2000 –
2005, số thu từ 3 loại thuế quan trọng ngoài thuế xuất nhập khẩu đã tăng
hàng năm trung bình hơn 10 nghìn tỷ đồng (tương đương 600 triệu USD)
(xem Bảng 3.2). Sau khi gia nhập, số thu thuế từ ba loại thuế này, nhất là
VAT có thể tiếp tục tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Bên cạnh
78
đó, với việc Luật Thuế thu nhập cá nhân dự kiến có hiệu lực năm 2008, số
thu từ thuế này có thể tăng do tác động của quy chế thành viên WTO (tăng
thu nhập) và do cơ sở thuế được mở rộng.
Bảng 3.2: Tăng trưởng của thu thuế từ 3 loại thuế quan trọng nhất (không kể
thuế xuất nhập khẩu, 2001 – 2005)
2001 2002 2003
2004
(ƣớc
tính)
2005
(dự
toán)
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
25,8 29,3 32,6 37,3 41,6
Tăng trưởng về giá trị
(nghìn tỷ đồng)
3,6 3,5 3,3 4,7 4,3
Tốc độ tăng trưởng (%) 16,2 13,6 11,3 14,4 11,5
Thuế thu nhập cá nhân 2,1 2,3 2,9 3,7 4,1
Tăng trưởng về giá trị
(nghìn tỷ đồng)
0,3 0,2 0,6 0,8 0,4
Tốc độ tăng trưởng (%) 16,67 9,52 26,09 27,59 10,81
Thuế VAT 19,3 25,9 32,7 41,1 47,2
Tăng trưởng về giá trị
(nghìn tỷ đồng)
2,2 6,6 6,8 8,4 6,1
Tốc độ tăng trưởng (%) 12,87 34,20 26,25 25,69 14,84
Tăng trƣởng về giá trị 3
loại thuế (%)
6,1 10,3 10,7 13,9 10,8
79
Nguồn: IMF, 2006
Thứ hai, trên đây là trường hợp Việt Nam áp dụng mức thuế thuộc
diện cắt giảm (35,5%) bằng các mức thuế trần ràng buộc. Việt Nam có thể áp
đặt mức thuế thực tế tốt nhất theo nghĩa tăng nguồn thu từ nhập khẩu thông
qua áp dụng một mức thuế tương đối đồng nhất. Như đã đề cập, việc cắt
giảm các mức thuế quan cao, nhất là thuế đỉnh, đồng nhất hoá mức thuế quan
áp dụng có thể làm tăng nhập khẩu chính thức, qua đó làm tăng thu thuế
nhập khẩu (và cả thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT) (và giảm thiểu các vấn đề có
liên quan tới cán cân thanh toán, vận động hành lang, tham nhũng), tuy
nhiên, điều này đã không được tính đến trong các ước tính trên. Ngoài ra, với
30% số dòng của Biểu thuế cam kết mức trần cao hơn mức thuế suất (FMN)
hiện hành với 3.170 dòng thuế (chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng
dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải), Việt Nam có thể nâng
mức thuế thực tế lên mức “kịch trần”, điều này, ngược lại có thể làm tăng số
thu thuế nhập khẩu từ nhóm dòng thuế này.
Tóm lại, Việt Nam không nên lo ngại quá mức về tác động tiêu cực
của việc cắt giảm thuế quan đối với thu NSNN. Về ngắn hạn, trong 1-2 năm
đầu, sự sụt giảm nhẹ trong thu NSNN có thể xảy ra song khi tác động (lan
toả) của tự do hoá thương mại bắt đầu “bén” thì sự thất thu có thể dần được
bù đắp. Hơn nữa, nếu chỉ nhằm giảm mức thất thu NSNN mà không tính đến
các tác động khác, Việt Nam nên có những điều chỉnh, cải cách thích hợp hệ
thống thuế của mình để tối thiểu hoá tác động tiêu cực của việc thực thi các
cam kết gia nhập.
Theo cam kết về cắt bỏ trợ cấp, do lượng hỗ trợ trong nước bị cấm là
tương đối nhỏ, trong khi Việt Nam được quyền duy trì các dạng hỗ trợ khác.
Với thông tin về trợ cấp công nghiệp chưa có đầy đủ, xu hướng có thể thấy
80
là Việt Nam buộc phải điều chuyển các khoản trợ cấp bị cấm và có thể bị đối
kháng sang trợ cấp được phép.
Sự tác động của quy chế thành viên WTO đối với sự phát triển của các
ngành hàng trong nước cần được đánh giá một cách tổng hợp và sâu sắc do
chưa có đánh giá định lượng một cách tổng thể với số liệu được cập nhật.
Theo Phạm Lan Hương (2004), nếu Việt Nam áp dụng đồng đều mức thuế
quan cho mọi mặt hàng ở mức 5% thì tác động của việc gia nhập WTO đối
với sản lượng các ngành hàng có thể không quá tiêu cực, nhất là khi hai mặt
hàng quan trọng được đưa vào mô hình (đường ăn và thuốc lá), theo cam kết
gia nhập, được duy trì áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Tuy nhiên, thực tế và hiệu quả hoạt động một số ngành hàng lại cho
thấy một số vấn đề đáng lo ngại, thậm chí là đối với những ngành hàng được
coi là có lợi thế cạnh tranh nhất định như dệt, may và xe máy.
Theo cam kết, ngành dệt may là ngành bị cắt giảm thuế quan lớn nhất
(63%) và phải cắt giảm trợ cấp mất sớm nhất và nhiều nhất. Việc xoá bỏ ưu
đãi theo Quyết định 55/2001/QĐ-TTg có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành
dệt, nhuộm. Lý do là việc đầu tư vào các dự án dệt thường cần vốn đầu tư
lớn và sự ưu đãi, hơn nữa, nếu đầu tư vào ngành dệt thì phải đầu tư vào lĩnh
vực nhuộm và xử lý nước thải. Bên cạnh đó, hiện nay ngành dệt đang phát
triển rất chậm so với ngành này. Phần lớn các doanh nghiệp dệt trong tổng số
27 đơn vị đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn và thị trường, đặc biệt nhiều
đơn vị đang thua lỗ nặng vì sản phẩm làm ra kém chất lượng, không đáp ứng
được yêu cầu của ngành may và đang trên bờ vực phá sản. Báo cáo kiểm
toán Nhà nước niên độ ngân sách năm 2004 cho thấy Tổng Công ty Dệt may
Việt Nam đến 31/12/2004 có lỗ luỹ kế rất lớn, lên tới 328 tỷ đồng [ 10 ] .
Năng lực cạnh tranh hàng dệt may yếu kém cạnh tranh được thể hiện rõ nét,
nhất là trong năm 2005, tại thị trường EU, khi hạn ngạch cho Việt Nam và
các đối thủ cạnh tranh khác được dỡ bỏ (theo Hiệp định về Hàng dệt, may),
81
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này giảm trong 9 tháng
đầu năm 2005. Chỉ đến khi Trung Quốc bị EU áp đặt biện pháp tự vệ thì kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này mới thoát khỏi tình trạng
tăng trưởng âm, đạt tốc độ 15% trong cả năm 2005. Sau năm 2008, tình hình
có thể sẽ tồi tệ hơn do các rào cản về tăng trưởng hàng nhập khẩu từ Trung
Quốc vào thị trường EU và các thị trường khác như Mỹ và một vài thành
viên WTO khác được dỡ bỏ, sự sụt giảm xuất khẩu của Việt Nam vào các thị
trường này có khả năng càng “đậm nét” hơn.
Trường hợp điển hình khác là ngành công nghiệp xe máy. Như đã
phân tích, ngành công nghiệp xe máy tuy được coi là bảo hộ tương đối thành
công nhờ hiệu quả kinh tế về quy mô (có được một thị trường đủ lớn với
khoảng 2 triệu xe/năm) với tỷ lệ nội địa hoá ngày càng tăng, đặc biệt, đã
“sống sót” sau cuộc “đổ bộ” của xe máy Trung Quốc giá rẻ vào thị trường và
hiện đã bắt đầu xuất khẩu.
Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, ngành công nghiệp xe máy Việt
Nam chắc chắn sẽ đối mặt với không ít khó khăn, khiến không ít doanh
nghiệp có thể bị phá sản hoặc phải chuyển sang làm công nghiệp phụ trợ.
Trong tổng số 52 doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy ở Việt Nam,
trong đó có 22 DNNN và 7 xí nghiệp liên doanh, chỉ có các liên doanh là
thực sự có năng lực sản xuất có hiệu quả. Đa số các DNNN hiện đang hoạt
động cầm chừng và tồn tại được chủ yếu nhờ sự trợ giúp của Nhà nước. Các
doanh nghiệp tư nhân thì hoạt động phân tán, có quy mô nhỏ, thậm chí chưa
có chiến lược dài hạn. Quy mô và nguồn vốn nhỏ dẫn đến một hệ quả tất yếu
là hầu hết các nhà sản xuất đều không thể đầu tư một cách bài bản, chắp vá
và thiếu hụt từ khâu nghiên cứu thị trường, xây dựng và quảng bá thương
hiệu, tổ chức hệ thống kinh doanh – bán hàng, và đặc biệt là thiết kế mẫu mã
– sản phẩm và thương hiệu.
82
Trong bối cảnh phải tuân thủ các cam kết gia nhập WTO, mở cửa thị
trường xe máy (từ 2009) và mức sống của người dân ngày càng được cải
thiện, các nhà sản xuất xe máy giá rẻ trong nước, nhất là tư nhân vốn thiếu khả
năng thiết kế mẫu mã, thương hiệu, nhãn mác của mình khó có thể cạnh tranh
và phát triển bền vững trên thị trường.
Tóm lại, tác động phi tích cực đối với Việt Nam sau khi thực hiện cam
kết cắt giảm thuế quan hàng hoá nói chung và hàng công nghiệp nói riêng
khi gia nhập WTO là không nhỏ. Thách thức lớn nhất trong điều chỉnh chính
sách thuế và trợ cấp không phải là làm thế nào để thực hiện theo cam kết mà
làm thế nào để sử dụng nguồn trợ cấp hiện hữu và huy động thêm các nguồn
khác để ngoài việc không vi phạm các quy định của WTO đồng thời, đạt các
mục tiêu là bảo hộ, nâng cao năng lực các ngành hàng một cách hữu hiệu,
thúc đẩy thương mại, nhất là xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm
thiểu những phí tổn mà việc gia nhập WTO có thể tạo ra. Điều này đòi hỏi
Việt Nam phải có những nhóm giải pháp chính sách quyết liệt, hữu hiệu và
với quyết tâm chính trị lớn để đạt được những mục tiêu chính yếu kể trên.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA
VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG CÔNG
NGHIỆP
3.2.1. Tiếp tục quán triệt quan điểm điều chỉnh chính sách thuế
quan hàng công nghiệp
Nhìn chung, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong quá
trình cải cách, điều chỉnh chính sách thuế quan nói chung và thuế quan hàng
công nghiệp nói riêng và trợ cấp trong những năm qua. Với những cam kết
gia nhập tương đối “mạnh bạo” so với nhiều thành viên WTO trước đây và
so với năng lực (sản xuất và cạnh tranh) của nhiều ngành hàng công nghiệp
trong nước, việc hoạch định điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp trong thời
gian tới đòi hỏi phải dựa trên một nhóm quan điểm toàn diện, có tính đến đầy
83
đủ các quy định của WTO, kinh nghiệm thành công lẫn chưa thành công của
một số nước, thực trạng cải cách và năng lực trong nước. Các nhóm giải
pháp điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp trong thời gian tới
cần dựa trên các quan điểm và phương hướng điều chỉnh chủ đạo dưới đây.
Một là, Việt Nam nên coi việc gia nhập WTO là bước cải cách tiếp theo
và chưa phải là bước cuối cùng trong tiến trình cải cách kinh tế và là tiền đề
quan trọng để thực hiện một cách “thông suốt” và có hiệu quả những cải cách
mạnh mẽ trong nước khác, do vậy, cần thực hiện một cách nghiêm túc các
cam kết gia nhập, nhất là thực hiện cắt giảm các rào cản thương mại và trợ
cấp.
Hai là, trong khuôn khổ các “dư địa” (trong sử dụng các công cụ thuế
quan) chưa dùng đến và được WTO cho phép, Việt Nam vẫn cần bảo hộ một
số ngành công nghiệp một cách hợp lý, có hiệu quả, nhất là ngăn chặn sự đổ
vỡ hàng loạt của những ngành yếu kém, đồng thời nâng cao năng lực những
ngành non trẻ có tiềm năng phát triển trong quãng thời gian chuyển tiếp được
phép (5-7 năm).
Ba là, một số ngành công nghiệp chiến lược hiện hữu còn yếu kém
vẫn cần được bảo hộ, song trong bối cảnh mới, tư duy, cách thức và mức độ
bảo hộ các ngành hàng cần thay đổi bằng các cách thức hiệu quả hơn, linh
hoạt hơn và “hợp thời” hơn.
Bốn là, sau khi gia nhập WTO, việc điều chỉnh chính sách thuế và trợ
cấp phải mang tính đồng bộ, bổ trợ các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Cuối cùng, song không kém phần quan trọng, trong điều chỉnh chính
sách thuế và trợ cấp, cần lưu ý là mức phí tổn điều chỉnh trong thời kỳ
chuyển tiếp tuỳ thuộc vào tốc độ và lộ trình điều chỉnh và có thể tác động lên
mức ủng hộ/kháng cự tự do hoá thương mại và cải cách trong nước khác.
84
Chính vì vậy, việc xây dựng lộ trình điều chỉnh chính sách thuế quan
và trợ cấp trong bối cảnh mới cần được quan tâm đúng mức. Việc điều chỉnh
chính sách thuế và trợ cấp nên hướng tới bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn
thương và giảm thiểu những phí tổn có liên quan tới quá trình điều chỉnh của
nền kinh tế nói chung và của những người lao động nói riêng. Đây là những
vấn đề rất quan trọng để đảm bảo ổn định xã hội, tạo điều kiện để quá trình
tự do hoá thương mại không bị cản trở mà diễn biến thuận lợi, qua đó nâng
cao hiệu quả và sự ủng hộ đối với quá trình tự do hoá thương mại và các cải
cách khác.
3.2.2. Xác định đúng phƣơng hƣớng tiếp tục điều chỉnh chính sách
thuế quan trong thời gian tới.
Dựa trên các tư tưởng chủ đạo đã phân tích, việc điều chỉnh chính sách
thuế và trợ cấp của Việt Nam trong thời gian tới nên được triển khai thực
hiện theo các phương hướng cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, để đảm bảo tối thiểu hoá thất thu NSNN từ thuế nhập khẩu,
xây dựng lộ trình cắt giảm thuế quan hàng công nghiệp thực tế hợp lý trên cơ
sở tính đến lợi ích tổng thể quốc gia, với độ linh hoạt (chênh lệch giữa mức
thuế quan cam kết và thực tế) cần thiết để bảo hộ một cách hữu hiệu một số
ngành hàng có thể bị tổn thương và có tiềm năng phát triển trên nguyên tắc
chung là mức thuế quan áp dụng phải không cao hơn mức thuế trần cam kết.
Thứ hai, thực hiện việc cắt bỏ các hàng rào thương mại và các công cụ
thuế khác theo hướng tăng các nguồn thu NSNN để bù đắp sự giảm sút có
thể trong thu từ nhập khẩu; thực hiện cắt giảm và điều chỉnh có hiệu quả các
loại thuế giảm chi NSNN, góp phần kiểm soát mức thâm hụt NSNN ở mức
an toàn. Trong chi NSNN, các chi phí có liên quan tới thực chi các cam kết
gia nhập và tăng hiệu quả hội nhập cũng cần lưu tâm đúng mức.
Thứ ba, trên cơ sở các quy định của WTO và hiện trạng các ngành và
hàng công nghiệp trong nước, điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp để bảo
85
hộ ngành một cách thích hợp và có hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực
(có thể) đối với những đối tượng dễ bị tổn thương. Để làm tốt điều này, trước
hết, Việt Nam cần thực hiện rà soát, thống kê đầy đủ tình hình trợ cấp theo
các nhóm ngành hàng và đánh giá một cách tổng thể tác động của việc điều
chỉnh các chính sách này đối với nền kinh tế để có những điều chỉnh thích
hợp và hữu hiệu.
Thứ tư, việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nên thực hiện theo hướng
cắt bỏ các dạng trợ cấp bị cấm hay có thể bị trả đũa theo đúng lịch trình
chuyển tiếp; tăng nguồn trợ cấp được phép thông qua tăng các quỹ trợ cấp
hiện có và điều chuyển các quỹ trợ cấp khả dụng hiện hữu không bị cấm
sang. Để thực hiện các trợ cấp cần thiết cho các ngành hàng công nghiệp, cần
xây dựng một lộ trình điều chỉnh trợ cấp với việc xác định lại những ngành
hàng cần tăng hoặc giảm trợ cấp và mức tăng, giảm trợ cấp tương ứng.
Thứ năm, sau khi gia nhập WTO, việc nhận dạng những dạng thất bại
thị trường (ví dụ, thiếu vắng thị trường tín dụng cho các nghiệp vụ vừa và
nhỏ, mạng lưới an sinh xã hội,…) để đối phó và giảm thiểu chúng là rất cần
thiết. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng cần phòng tránh “thất bại của Chính phủ”
và “thất bại của hội nhập” – những rủi ro có liên quan tới những yếu kém
trong năng lực hoạch định chính sách và điều hành quản lý Nhà nước trong
bối cảnh mới. Để phòng chống và giảm thiểu những dạng rủi ro này, Việt
Nam cũng cần khoản chi NSNN thích hợp cho các quỹ/chương trình trợ cấp
để nâng cao năng lực thể chế nói chung và năng lực nhận thức của Chính
phủ, Quốc hội và Đảng nói riêng, cũng như để thực hiện có hiệu quả những
cải cách cơ cấu, tự do hoá tài chính và hội nhập sâu và rộng hơn vào nền tài
chính và thương mại toàn cầu.
3.2.3. Nhóm giải pháp cụ thể về phía Nhà nƣớc
o Các giải pháp điều chỉnh chung
86
Trên cơ sở các cam kết về cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường,
nghiên cứu để đưa ra các lộ trình cắt giảm các hàng rào thuế quan (mức thuế
quan áp dụng), phi thuế quan, thuế quan hoá và các thực hiện cam kết hội
nhập khác;
Tiếp tục điều chỉnh, cải cách hệ thống thuế nhằm tăng tính hiệu quả
và tính năng của từng loại thuế;
Xác định nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong thực thi các cam kết hội nhập
theo các cam kết gia nhập WTO, kể cả đào tạo bộ máy thực thi; qua đó cân
chỉnh NSNN để tài trợ cho việc thực thi các cam kết hoặc kêu gọi tài trợ/ vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế và trong nước;
Rà soát, xác định các phạm vi, giá trị trợ cấp một cách hệ thống và
phân loại chúng theo ba nhóm (bị cấm, không cấm song có thể bị khiếu kiện
và được phép) và theo các khu vực xuất khẩu, ngành hàng công nghiệp; qua
đó, đưa ra lộ trình cắt giảm một cách cụ thể;
o Các giải pháp cụ thể.
Giảm thiểu mức thâm hụt NSNN
Nghiên cứu, hoạch định lộ trình cắt giảm thuế quan thực tế (áp
dụng) một hợp lý nhất theo nghĩa vừa đảm bảo nâng cao năng lực ngành
hàng công nghiệp vừa tránh sự sụt giảm quá mức trong thu từ thuế nhập
khẩu (chẳng hạn, việc áp dụng mức thuế suất nhập khẩu đồng đều thường
giúp giảm mức thiểu thất thu từ thuế nhập khẩu);
Từng bước, kịp thời chuyển dịch cơ sở thuế từ thuế xuất nhập khẩu
sang một cơ sở thuế rộng hơn như thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt;
chuẩn bị chu đáo để triển khai có hiệu quả Luật Thuế thu nhập cá nhân; thực
hiện việc thuế quan hoá, cắt giảm diện miễn thuế;
87
Cắt giảm và nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách không thực
sự cần thiết thông qua việc rà soát cơ chế chi ngân sách hiện tại và có cơ chế
kiểm tra, giám sát và phê duyệt các khoản chi NSNN trong những năm tới.
Thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp
Thông qua các khoản trợ cấp, thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu để
tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhập khẩu
đủ sức “trụ vững” và cạnh tranh được trên thị trường trong nước và thị
trường quốc tế, đồng thời, hoạt động tín dụng này cũng cần được chuyển
biến cho phù hợp với lộ trình cam kết;
Xây dựng các cơ chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, đặc biệt là hỗ trợ
trước khi bán hàng. Song hành với việc tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, Chính phủ
cần quan tâm tới việc hỗ trợ hình thành và phát triển các mối quan hệ hỗ trợ
các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng;
Thúc đẩy xuất khẩu thông qua các biện pháp như tín dụng xuất khẩu,
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; hỗ trợ dịch vụ thông tin công cộng cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ các nhà xuất khẩu trong việc khai thác thị
trường quốc tế; hỗ trợ (một phần) các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổ chức
cuộc triển lãm, hội chợ, cung ứng thông tin và các dịch vụ tư vấn;
Đánh giá một cách khách quan hiệu quả của chính sách hỗ trợ xuất
khẩu nói chung và công tác xúc tiến thương mại nói riêng; đánh giá hiệu quả
hoạt động của Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam nhằm phát huy thế mạnh,
khắc phục hạn chế của mô hình hiện tại.
Đẩy mạnh công tác cung ứng thông tin (cung ứng và quản lý các
ngân hàng dữ liệu thương mại) và hỗ trợ thông tin cho các nhà xuất khẩu
tiềm năng và các nhà nhập khẩu tiềm năng;
Khuyến khích xuất khẩu thông qua các chương trình bảo hiểm và tín
dụng xuất khẩu với lãi suất thấp.
88
Nâng cao năng lực của các ngành hàng công nghiệp
Nghiên cứu, áp dụng (trong giai đoạn chuyển tiếp là 5 năm) các cơ
chế khuyến khích, hỗ trợ phù hợp các quy định WTO để thúc đẩy phát triển
các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, công nghệ cao,
công nghệ mới, các ngành có giá trị gia tăng cao để thúc đẩy xuất khẩu và
đẩy mạnh công nghiệp hoá (tính đến vai trò quan trọng của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài);
Nghiên cứu các nhu cầu hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần trong khu chế xuất, khu công nghiệp,… và khả năng áp dụng các thông
lệ quốc tế như hỗ trợ đầu tư; hoàn trả chi phí vận tải dành cho xuất khẩu;
cung ứng kết cấu hạ tầng và các dịch vụ khác ở dưới mức chi phí chung;
giảm thuế lợi tức/ công ty/ thu nhập/ bán hàng; miễn/giảm thuế cho hàng
nhập khẩu/ hoàn thuế VAT cho hàng nhập khẩu; đơn giản hoá thủ tục nhập
khẩu …);
Tranh thủ khi Việt Nam chưa là thành viên GPA, sử dụng các hoạt
động mua sắm của Chính phủ để thúc đẩy công nghệ, phát triển năng lực các
ngành hàng có tiềm năng phát triển nhất là công nghệ thông tin, tuy nhiên,
hoạt động mua sắm phải dựa trên cơ sở công khai, minh bạch và công bằng;
Nghiên cứu áp dụng các cơ chế thuế và trợ cấp để khuyến khích để
thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, nhất là
doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong
chuyển giao công nghệ, các thông lệ quản trị, marketing tiên tiến… và tăng
cường khả năng hấp thu của các doanh nghiệp trong nước; có cơ chế khuyến
khích phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp phụ trợ;
Nghiên cứu khả năng và hiệu quả của các biện pháp áp thuế xuất
khẩu và hoàn thuế VAT (ít hơn và bằng mức thực chi cho nhập khẩu đầu vào
sản xuất) để sử dụng chúng như các công cụ cân đối cung – cầu sản xuất
89
trong nước, nhất là những ngành có mức độ lan toả lớn và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, thúc đẩy những ngành có tiềm năng phát triển;
Đối với các ngành công nghiệp “lỡ” được bảo hộ cao mà có hiệu quả
hoạt động thấp thì xây dựng một lộ trình bảo hộ thuế quan và trợ cấp phù
hợp với các cam kết gia nhập và phù hợp với đặc thù phát triển/ thế mạnh
của từng ngành hàng, có tính đến bối cảnh chuỗi giá trị toàn khu vực và toàn
cầu cũng như chiến lược của các MNCs. Đối với ngành công nghiệp ô tô cần
nghiên cứu khả năng thành công của chiến lược trên cơ sở năng lực trong
nước, kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh mới. Đối với các ngành như mía
đường, xi măng…: những nhà máy đã “chọn sai” công nghệ, vùng nguyên
liệu… thì nên đẩy mạnh cổ phần hoá, bán nợ/ tài sản Nhà nước, có hỗ trợ
thích hợp để đổi mới công nghệ, quy hoạch lại vùng nguyên liệu để nâng cao
hiệu quả sản xuất của những nhà máy này;
Tăng chi NSNN/ trợ cấp cho hoạt động và nâng cao hiệu quả công
tác hoạch định chiến lược phát triển ngành hàng có tính đến bối cảnh của đất
nước, tránh đầu tư theo phong trào, thiếu tính toán kỹ lưỡng chi phí – lợi ích
của từng dự án trong dài hạn;
Hỗ trợ đào tạo tại chỗ, thông qua hoàn trả thuế thu nhập cá nhân là
trợ cấp, cũng như hỗ trợ những tổ chức đào tạo Nhà nước hoạt động theo nhu
cầu thị trường;
Nghiên cứu các cơ chế trợ giúp kỹ thuật thích hợp và “khôn khéo”
(để không bị kiện vì vi phạm NT) cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận
công nghệ và kỹ năng thiết kế và để phát triển thị trường ngoài nước.
3.2.4. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp sản xuất hàng
công nghiệp
Gia nhập WTO, Việt nam cam kết cắt giảm thuế quan đối với các loại
hàng hoá nói chung và hàng công nghiệp nói riêng. Điều này tác động không
90
nhỏ tới nền kinh tế nước ta, mà thực tế là ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh
nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
3.2.4.1. Giải pháp chung đối với doanh nghiệp Việt nam
Một là, từng doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế so sánh đã có và tạo ra
lợi thế so sánh mới cho mình.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, ngoài những lợi thế về tài nguyên
thiên nhiên và vị trí địa lý là những yếu tố thuộc về lợi thế so sánh do thiên
nhiên ban tặng cho mỗi nước, mà các doanh nghiệp được sử dụng; nước ta
còn có một yếu tố được coi là lợi thế so sánh quan trọng, đó là giá công lao
động rẻ so với nhiều nước trong khu vực và nhất là so với các thành viên
phát triển. Công lao động ở nước ta giá chỉ bằng một nửa của họ, thậm chí có
ngành còn thấp hơn, trước mắt chúng ta có thể tận dụng cao nhất khả năng
này trong cạnh tranh với các doanh nghiệp thành viên WTO khác. Mặt khác,
trong những năm tới, lao động kỹ thuật trình độ cao mới là loại lao động mà
“nền kinh tế tri thức cần đến”. Do vậy, đông và rẻ không còn là lợi thế cho
lực lượng lao động của ta. Cần phải tự tạo ra lợi thế so sánh mới, lợi thế mới
này mỗi doanh nghiệp phải tự tìm và tạo ra cho mình từ chính những nguồn
lực của mình.
Hai là, biết kết hợp tự mình nâng cao khả năng cạnh tranh và hợp tác
với các doanh nghiệp khác trong hệ thống. Các doanh nghiệp cần hiểu rằng
để có thể thắng trong cạnh tranh, để nâng cao năng lực cạnh tranh phải chọn
cách cạnh tranh cho mình, thay vì mạnh ai nấy làm. Mỗi doanh nghiệp đều
phải nỗ lực tiến nhanh hơn đồng đội, đó là yêu cầu của cạnh tranh; nhưng
đồng thời cũng sẵn sàng hợp tác với đồng đội vào lúc cần thiết do yêu cầu
của hợp tác cạnh tranh. Làm được điều đó, chúng ta sẽ tận dụng được cả hai
ưu điểm của cạnh tranh và hợp tác. Cạnh tranh để có được sản phẩm tốt nhất
và giá thành hạ nhất (điều kiện sống còn của doanh nghiệp), hợp tác để hỗ
91
trợ các doanh nghiệp trong và ngoài hệ thống đều cùng phát triển (điều kiện
sống còn của hệ thống doanh nghiệp). Thực tế các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp của ta còn non yếu, hàng hoá không nhiều, chất lượng hàng công nghiệp
sản xuất ra còn hạn chế, do vậy các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần liên
kết tạo ra sức mạnh về vốn, con người, công nghệ để nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng công nghiệp của Việt nam trong giai đoạn mới.
Ba là, các doanh nghiệp cần đầu tư vốn, có chiến lược cụ thể trong
việc tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới trong quá trình sản xuất .
Bốn là, nâng cao vai trò công tác quản lý trong điều hành doanh
nghiệp, chống thất thoát, lãng phí, giảm thiểu chi phí đầu vào để tăng lợi
nhuận.
3.2.4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của
Việt nam
Một là, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng công nghiệp của doanh
nghiệp mình trên cơ sở lựa chọn mặt hàng chủ lực, có sức cạnh tranh cao.
Hiện nay, nước ta đã có một số mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh ở thị
trường một số nước trên thế giới như: Cao su, cà-phê, sản phẩm công nghệ
thông tin.
Hai là, nhiều mặt hàng như dệt may, giầy da, tuy có thế mạnh sản
xuất, song chất lượng chưa cao, mẫu mã đơn điệu… do đó chưa cạnh tranh
được ở thị trường thế giới, nhất là thị trường các thành viên WTO có nền
công nghiệp tiên tiến, đông dân cư và có sức tiêu thụ lớn. Để chiếm được thị
phần tại các quốc gia có sức cạnh tranh cao ở thị trường WTO, các doanh
nghiệp phải tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường các biện pháp
quản lý để đạt mục tiêu chất lượng cao, giá thành hạ và tương đối ổn định,
thương hiệu rõ ràng, hấp dẫn, dễ nhớ để thu hút khách hàng. Từ thực tế cho
thấy doanh nghiệp nào chọn hướng đầu tư đúng và biết cách quảng bá
92
thương hiệu, chiếm được niềm tin của khách hàng thì đó là sức mạnh của
doanh nghiệp để cạnh tranh ở cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
Kinh nghiệm cho thấy thương hiệu hàng hóa mạnh là một trong những
giải pháp cơ bản thực hiện cạnh tranh lành mạnh, giúp cho doanh nghiệp
giành thắng lợi lớn.
Ba là, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phải xây dựng được một
chiến lược đào tạo toàn diện nguồn nhân lực cho bản thân doanh nghiệp.
Trong dài hạn, cần cử cán bộ, thợ lành nghề đi đào tạo, thực tập tại nước
ngoài để về phục vụ doanh nghiệp. Trong ngắn hạn,
Bốn là, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp
thông qua cạnh tranh giá cả bằng cách đầu tư xây dựng, khai thác các nguồn
nguyên liệu dựa trên các vùng, miền có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong
phú phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp.
3.2.5. Nhóm giải pháp khác
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các chính sách liên quan đến phát
triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nghiên cứu, phát
triển và phổ biến công nghệ, các chính sách xã hội, y tế và môi trường. Đây
cũng là nhân tố cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của
hàng hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện phúc lợi xã
hội.
Dành một nguồn trợ cấp hợp lý cho việc hỗ trợ, thúc đẩy cải cách
khu vực ngoài quốc doanh, đảm bảo rằng khu vực này được hưởng lợi từ tự
do hoá thương mại, nghĩa là hỗ trợ tiếp cận các thị trường nhân tố sản xuất,
nhất là thị trường tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp, tăng tiếp cận thị trường nước ngoài, hỗ trợ các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong tiếp cận hệ thống thông tin trong
và ngoài nước về pháp luật, giá cả và thị trường; xác định nhu cầu trợ cấp
93
để giúp khu vực tư nhân trong nhiều hoạt động, trong đó có việc tuân thủ
các tiêu chuẩn quốc tế (về chất lượng, lao động, môi trường).
Dành nguồn tài lực (chi NSNN) hợp lý để nâng cao năng lực thể chế,
nhất là năng lực của bộ máy Nhà nước ở các cấp (như các cơ quan Đảng,
Chính phủ, Quốc hội và Tư pháp ) trong lãnh đạo, hoạch định chính sách,
quản lý và điều hành nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nhằm đảm
bảo tránh và giảm thiểu các vấn đề “thất bại của hội nhập”. Điều này tạo điều
kiện giảm gánh nặng thuế đánh vào các doanh nghiệp và người dân.;
Trong giai đoạn tới, chúng ta rất cần đội ngũ cán bộ và chuyên gia giỏi
trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Trên thực tế, trong
tình hình hiện nay, chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo
luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư
vấn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được
mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra đến năm 2020, Việt nam cơ bản trở
thành một nước công nghiệp, thì vấn đề đào tạo cán bộ, chuyên gia và thợ
lành nghề giỏi cần phải có chiến lược cụ thể để đáp ứng như cầu trong giai
đoạn mới.
Có cơ chế thích hợp nhằm tăng cường tính phối – kết hợp giữa các
cấp ngành công nghiệp, nhất là giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong
thực thi các nhóm giải pháp nói trên.
94
KẾT LUẬN
Sau hơn 11 năm đàm phán , đến nay Việt nam đã chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đây là
một sự kiện trọng đại đối với nước ta, một đất nước mà sau 20 năm đổi
mới được đánh giá là đã có những bước phát triển về kinh tế – xẫ hội một
cách ngoạn mục.
Trong công cuộc phát triển và xây dựng đất nước, quá trình công
nghiệp hoá và hiện đại hoá luôn được đặt lên hàng đầu. Một đất nước có phát
triển khi có một nền công nghiệp hiện đại. Thấm nhuần tư tưởng đó, việt
nam đang phấn đấu mạnh mẽ đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp
phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện cắt giảm thuế quan hàng hoá nói chung và hàng công
nghiệp nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho phù hợp với
quy định cuả GATT/WTO đã cho thấy Việt nam quyết tâm trên con đường
hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mặc dù ngành công nghiệp còn non trẻ,
các mặt hàng công nghiệp còn hạn chế, nhưng Việt nam đã phát huy được
những thế mạnh của mình trong quá trình xuất, nhập khẩu các mặt hàng
công nghiệp trong bối cảnh cắt giảm thuế quan thời hội nhập. Hậu gia nhập
WTO, Việt nam đang thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của mình đối với
việc cắt giảm thuế quan hàng công nghiệp với tư cách là thành viên chính
thức của WTO.
Nghiên cứu của tác giả trong luận văn này nhằm cố gắng phác hoạ quá
trình cắt giảm thuế quan hàng công nghiệp của nước ta theo GATT/WTO để
thấy rõ tác động của nó tới sự phát triển kinh tế đất nước, các ngành sản xuất
công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và
hàng công nghiệp của Việt nam trong quá trình hội nhập giai đoạn 1995 đến
95
nay. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích
cực và hạn chế các tác động không tích cực trong quá trình hội nhập và hậu
gia nhập WTO của Việt nam.
Gia nhập WTO, vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với những thách
thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trong thị
trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức
tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ
lực vươn lên của chúng ta. Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá
trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế trong những
năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước gia nhập
WTO trước Việt nam, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn
toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để trở thành một nước “ dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3136_7726.pdf