Luận văn Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

UBND tỉnh cần chỉ đạo thực hiện tốt giải pháp có tính tổng hợp và trực tiếp là, đổi mới nâng cao năng lực quản lý của các sở ban ngành và chính quyền các cấp, đặc biệt là Sở Xây dựng đối với hoạt động cấp nước; đổi mới mô hình và nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp cấp nước; chỉ đạo ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về thẩm định phương án giá nước, chống thất thoát nước; biện pháp kiểm soát và bảo vệ an toàn nguồn nước, hệ thống cấp nước; chính sách thu hút nguồn vốn xã hội tham gia đầu tư cấp nước; tuyên truyền thường xuyên liên tục để giáo dục cộng đồng và gây sự chú ý cho các cán bộ chính quyền hiểu về nước và ngành nước.

pdf111 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cơ cấu đối tượng tiêu thụ nước để xác định hệ số tính giá cho phù hợp theo nguyên tắc, tổng các mức giá bình quân gia quyền cho các đối tượng bằng mức giá tiêu thụ bình quân. Hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch tối thiểu bằng 0,8 và tối đa bằng 3; giá nước sạch sinh hoạt cho1m3 tối thiểu bằng 2.500 đồng, tối đa bằng 8.000 đồng. * Xác định giá bán nước: Căn cứ giá tiêu thụ nước sạch bình quân để xác định giá cho từng nhóm đối tượng cụ thể: - Đối với giá nước sạch do Công ty cấp nước Thanh Hoá đảm trách, cần áp dụng chính sách một giá nước. Bỏ cơ chế tính giá nước sinh hoạt theo hình thức luỹ tiến như thông tư 104/TTLT quy định vì không phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay đa số khách hàng dùng nước và mức sử dụng không nhiều so với năng lực cấp nước của công ty; những hộ nghèo sẽ được công ty hỗ trợ lại, kinh phí hỗ trợ được hạch toán vào phí. Giá nước áp dụng theo hình thức tăng luỹ tiến chỉ áp dụng khi cung nhỏ hơn cầu (như giá điện...), càng dùng số lượng nhiều giá càng tăng để hạn chế tiêu dùng. Mặt khác, Công ty đang tiến hành cổ phần hoá, việc áp dụng chính sách một giá là động thái tích cực nhằm xoá bỏ bao cấp về giá thông qua cơ chế bù chéo cho các đối tượng sử dụng nước với mục đích khác nhau, khuyến khích khách hàng sử dụng nước ngày càng nhiều hơn, tạo sự bình đẳng và công ty sẽ giữ được cân bằng về tài chính. - Đối với giá nước sạch tại các thị trấn huyện, trước mắt ngân sách tỉnh cấp bù kinh phí cho các trạm cấp nước trong một số năm nhất định vì doanh thu không đủ bù đắp chi phí trực tiếp. Bởi đối với nhóm dân cư đô thị loại 4, loại 5 ở các thị trấn huyện, nước sạch là sản phẩm công ích, ngân sách nhà nước cần tính đến việc bù lỗ cho các trạm; hiện tượng người dân chỉ dùng nước máy cho ăn uống, mỗi tháng một vài khối nước, còn lại dùng nước giếng. Về lâu dài, kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhu cầu dùng nước máy nhiều và mô hình cấp nước thị trấn loại này được tổ chức lại, giá nước sẽ như các đô thị lớn khác trong tỉnh. Nhà nước đã ban hành văn bản hướng dẫn nguyên tắc phương pháp xác định giá và khung giá tiêu thụ nước sạch và giao cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án giá, quyết định giá nước sinh hoạt; giám đốc doanh nghiệp quy định giá cho các đối tượng khác đảm bảo nguyên tắc không vượt quá hệ số tối đa theo khung. Xây dựng giá bán nước là yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới sự thành công hay thất bại của công ty. Giá bán nước là công cụ, là đòn bẩy khuyến khích ý thức đối tượng sử dụng có hiệu quả, bảo tồn và phát triển nguồn nước; giá bán nước có liên quan mật thiết với chương trình quản lý thất thoát nước. Nếu duy trì giá nước rẻ, không những công ty không thu hồi được vốn, suy yếu tài chính mà còn làm cho các đối tượng sử dụng lãng phí nước, công ty và ngành nước sẽ tốn thêm nhiều tiền bạc để xây dựng các nhà máy mới, quốc gia hao tổn thêm tài nguyên nước. Nếu duy trì giá bán nước hợp lý hơn sẽ tạo dựng ý thức sử dụng nước tiết kiệm của cả cộng đồng; công ty, ngành nước, xã hội có thể dùng nguồn lực tiết kiệm này để đầu tư nhiều mục tiêu sinh lợi khác. Do tầm quan trọng đặc biệt của nó, UBND tỉnh, các ngành Tài chính, Xây dựng Thanh Hoá là cơ quan tham mưu trực tiếp phải nhất quán trong chính sách định giá nước, làm cơ sở cho xác định giá bán nước. Xây dựng giá bán nước phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng giá nước; phải tuân thủ phương pháp xác định giá nước được quy định tại thông tư liên bộ số 104/TTLT và, giá nước phải nằm trong khung giá của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành tại quyết định số 38/2005/QĐ. Xây dựng giá bán nước có liên quan mật thiết tới tự chủ tài chính của công ty cấp nước, đến sự vững mạnh của ngân sách tỉnh, đến khả năng tiếp cận dịch vụ của người nghèo và đến chủ trương xã hội hoá việc cung ứng dịch vụ cấp nước. Mặc dù Nhà nước đã quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá bán nước; nhưng những đòi hỏi khác nhau đối với giá nước làm cho việc định giá nước trở nên phức tạp. Do đó, cần đến sự "trọng tài công minh" của chính quyền cấp tỉnh Thanh Hoá, để tạo nên sự đồng thuận khó khăn phải đạt được trong việc định giá đó là, hiệu quả kinh tế, công bằng và chấp nhận được. Xây dựng giá nước phù hợp, theo nguyên tắc, giá nước đảm bảo bù đắp mọi chi phí sản xuất kinh doanh không dễ thực hiện, vì phần lớn người tiêu dùng ở đô thị vẫn xem nước sạch là sản phẩm công ích mà nhà nước phải cung cấp nên khó chấp nhận giá cao. Chính vì lẽ đó, UBND tỉnh cần có lộ trình điều chỉnh tăng giá nước theo biên độ vừa phải để người dân dễ chấp nhận. Về lâu dài, giá nước cần điều chỉnh theo giá thị trường, coi trọng khả năng thu hồi vốn đầu tư để trả nợ vay và tái tạo lại tài sản của hệ thống sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Đồng thời xây dựng giá bán chỉ còn ba đối tượng: sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ. Giá bán cho đối tượng sinh hoạt do UBND tỉnh quyết định; nếu tỉnh quyết giá bán thấp hơn giá thành thì lấy giá nước của hai đối tượng kia để bù chéo; nếu bù chéo không đủ thì ngân sách phải cấp bù phần thiếu hụt. 3.2.5. Đổi mới mô hình tổ chức Nước là nhu cầu thiết yếu của xã hội kể cả trong đời sống sinh hoạt hay trong sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của nước, phát sinh hai vấn đề; một mặt, tạo ra thị trường ổn định, bền vững và ngày càng phát triển đối với sản phẩm nước; mặt khác, đòi hỏi phải bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên nước. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới cơ chế chính sách đối với hoạt động cấp nước đô thị, đồng thời phải đổi mới mô hình tổ chức, quản lý kinh doanh tại doanh nghiệp. Theo tinh thần nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, Chính phủ đã phân loại các doanh nghiệp cấp nước là doanh nhiệp hoạt động kinh doanh và sẽ cổ phần hoá loại hình doanh nghiệp này trong đó nhà nước nắm giữ trên 50% số cổ phần. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện mục tiêu tại quyết định số 3023/2006/QĐ của tỉnh, Thanh Hoá cần đổi mới tổ chức mô hình cấp nước đô thị hợp lý, đủ khả năng sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch trên địa bàn theo hướng phát triển bền vững. Trước mắt, trong giai đoạn đến năm 2010, tại Công ty cấp nước Thanh Hoá, về cơ bản vẫn duy trì hoạt động như hiện nay dù cuối năm 2008 chuyển đổi thành công ty cổ phần. Với việc đổi mới cơ chế chính sách trong đó có giá nước, Công ty cấp nước Thanh Hoá là "đầu tầu" hỗ trợ kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ... cho các trạm cấp nước huyện. Các huyện cần củng cố, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trạm cấp nước thị trấn, hoàn chỉnh quy trình quy phạm tác nghiệp, đồng thời tổ chức lại bộ máy quản lý, khai thác, vận hành để duy trì hoạt động, tránh hư hỏng xuống cấp; ngân sách nhà nước cấp bù kinh phí hợp lý một số năm đầu theo lộ trình do doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Về lâu dài, Thanh Hoá cần đổi mới mô hình tổ chức theo 3 phương án. - Phương án 1: Thành lập Tổng Công ty nước sạch trên cơ sở sắp xếp lại Công ty cấp nước Thanh Hoá. Các doanh nghiệp thành viên bao gồm, Công ty cấp nước Thành phố Thanh Hoá, có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, các huyện ven thành như Hoằng Hoá, Đông Sơn, Quảng Xuơng; Công ty cấp nước Miền Núi có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn 11 huyện Miền núi; Công ty cấp nước Miền biển, có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn 3 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Tĩnh Gia; Công ty cấp nước Miền Trung du & Đồng bằng đảm trách cấp nước các huyện còn lại; Công ty Xây lắp nước có nhiệm vụ lắp đặt các công trình cấp nước; ngoài ra còn một số công ty, xí nghiệp khác. Phương án này nước sạch nông thôn sẽ giao cho Tổng công ty quản lý. Như vậy trên địa bàn một tỉnh chỉ có một doanh nghiệp cấp nước, tổ chức sẽ tập trung được nguồn lực phát triển, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý vận hành, chất lượng dịch vụ; ngoài ra còn có ý nghĩa rất quan trọng là nước sạch đô thị sẽ hỗ trợ tích cực cho nước sạch nông thôn. - Phương án 2: Thành lập từ 2 đến 3 công ty sản xuất nước, nhiệm vụ của các công ty này là khai thác xử lý nước; thành lập một số các công ty phân phối và tiêu thụ nước, có nhiệm vụ mua nước của công ty sản xuất và cung cấp trực tiếp cho các hộ tiêu dùng. Phương án này chuyên môn hoá cao từng khâu, từng bộ phận trong hoạt động cấp nước. Mặt khác, áp dụng phương án này các công ty sản xuất mang tính độc lập cao giống như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác, sẽ có điều kiện phấn đấu giảm chi phí. Các công ty phân phối và tiêu thụ nước cũng sẽ giảm chi phí truyền tải, phân phối, giảm chi phí thất thoát, thất thu nước... Và điều quan trọng nữa là, với phương án này mọi thành phần kinh tế có thể góp vốn vào công ty phù hợp với sở trường; các công ty cùng loại hình cạnh tranh với nhau vì người tiêu dùng và vì quyền lợi của các cổ đông. Với cơ chế như vậy, người tiêu dùng có thể đặt hàng mua nước của bất kỳ công ty nào có chất lượng nước tốt, dịch vụ tận tình và giá cả rẻ. - Phương án 3: Đến năm 2020 tổ chức hoạt động cấp nước theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tốt nhất, với phương án này, tỉnh Thanh Hoá cần nghiên cứu xây dựng một nhà máy nước quy mô lớn trên thượng nguồn Sông Mã đủ cung cấp nước chủ yếu cho đô thị Thanh Hoá (giống như Nhà máy nước Sông Đà cung cấp nước sạch cho Hà Nội). Lúc đó, mô hình Công ty mẹ - Công ty con được hình thành từ việc tổ chức sắp xếp lại các công ty cấp nước hiện có với sự tham gia của các công ty khác thuộc nhiều thành phần, hoạt động đa ngành, đa nghề có liên quan đến cấp nước, trong đó nhiệm vụ sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch là mũi nhọn. Trong mô hình này chỉ có công ty mẹ trên 50% vốn nhà nước, đủ mạnh về năng lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị và các chuyên gia... đủ sức chi phối, hỗ trợ các công ty con cùng phát triển. Các công ty con bao gồm nhiều loại, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân... Công ty mẹ có thể góp vốn vào một số công ty con. Mối quan hệ "Mẹ-Con" chủ yếu được xác lập thông qua mối quan hệ sở hữu, đầu tư vốn. Khi áp dụng phương án, tỉnh Thanh Hoá cần mạnh dạn giao cho Công ty mẹ quản lý cả hệ thống thuỷ nông. Phương án 3 rất phù hợp, bởi trong tương lai không xa, nhiều nguồn cấp nước đô thị không còn trong địa giới đô thị đó, thậm chí tỉnh đó, không ngăn cách địa giới hành chính. Dịch vụ cấp nước cũng như nhiều dịch vụ công cộng khác chịu tác động của cái gọi là "hiệu quả theo quy mô", nghĩa là quy mô dịch vụ càng lớn thì giá thành càng hạ và hoạt động đó đứng trên góc độ kinh tế càng hiệu quả. Vai trò của Nhà nước: Việc đổi mới mô hình tổ chức quản lý đã hoạt động qua nhiều thập niên rất phức tạp, nhưng Thanh Hoá vẫn phải làm vì đó là xu thế tất yếu của tiến trình cải cách và hội nhập. Ba phương án nêu trên cũng chỉ là ý tưởng ban đầu, mỗi phương án cần có một đề án cụ thể và đặc biệt là có cơ chế vận hành riêng. Dù phương án nào, vai trò của Nhà nước cũng là thực hiện chức năng bảo vệ tài nguyên nước, kiểm tra giám sát chất lượng nước tuỳ từng đối tượng tiêu dùng; chỉ đạo quy hoạch phát triển các doanh nghiệp cấp nước sao cho phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển đô thị, tránh chồng chéo, lãng phí trong sử dụng nguồn lực của xã hội và của Nhà nước. 3.2.6. Đổi mới quản lý hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp 3.2.6.1. Tăng cường tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện nay Công ty cấp nước Thanh Hoá không thực sự tự chủ về tài chính, mặc dù hoạt động theo luật doanh nghiệp nhưng vẫn còn mang nặng tính bao cấp thể hiện qua việc Nhà nước tìm dự án, cấp vốn đầu tư, quyết định giá nước, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, giá nước chưa được tính đúng, tính đủ... Để công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, được tự chủ về tài chính đúng nghĩa, nguồn thu của công ty phải đủ bù đắp chi phí và có lãi. Muốn vậy, giá thành phải được tính đúng, tính đủ, vì giá thành là cốt lõi của giá tiêu thụ nước sạch; trong tính giá thành mức trích khấu hao thường gây tranh cãi nhiều nhất, do khung thời gian sử dụng tài sản theo quy định của Bộ Tài chính quá rộng, liên ngành thường áp dụng thời gian tối đa để có mức trích tối thiểu, điều này không phản ánh đúng thực tế hao mòn hữu hình và vô hình của tài sản cố định. Hiện nay, quy chế quản lý tài chính của các nước, trong đó có Việt Nam, khuyến khích doanh nghiệp khấu hao nhanh để thu hồi vốn, nhanh có nguồn tái đầu tư đổi mới công nghệ. Vì lẽ đó, phương án giá nước công ty lập, liên ngành thẩm định, tỉnh phê duyệt đều phải tuân thủ nguyên tắc, phương pháp tính giá thành, đặc biệt là mức trích khấu hao một cách khoa học, khách quan; có như vậy, nền tài chính của công ty mới vững mạnh, tự chủ, có điều kiện đổi mới công nghệ, duy tu, bảo dưỡng, giảm thất thoát nước, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh, bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp tỉnh quyết định giá nước thấp hơn giá thành cần có cơ chế bù giá thống nhất, rõ ràng (như tỉnh đã bù giá hàng năm xấp xỉ 20 tỷ đồng cho Công ty môi trường đô thị Thanh Hoá), và đây cũng là nguyên tắc trong nghị định 117/CP. 3.2.6.2. Đầu tư phát triển hệ thống cấp nước Đầu tư phát triển hệ thống cấp nước có tầm quan trọng đặt biệt không những có ý nghĩa chính trị xã hội liên quan trực tiếp đến người dân của tỉnh Thanh Hoá, mà còn có ý nghĩa quyết định về hiệu quả kinh tế (mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) đối với công ty cấp nước. Để đầu tư phát triển có hiệu quả liên quan đến hai yếu tố, mở rộng mạng lưới và sử dụng vốn đầu tư. - Mở rộng mạng lưới hệ thống cấp nước: Thanh Hoá quy mô cấp nước tại các đô thị lớn đã đảm bảo nhu cầu cấp nước, thậm chí còn dư thừa công suất (mới sử dụng 62,3%) do đón đầu quá xa. Vì vậy tỉnh Thanh Hoá cần chỉ đạo bàn giao các trạm cấp nước tại các thị trấn huyện cho Công ty cấp nước Thanh Hoá. Trong những năm đầu hoạt động có thể bị lỗ, vì khi tiếp nhận công ty sẽ gặp không ít khó khăn do công nghệ lạc hậu, khách hàng ít lại nghèo, tỷ trọng khách hàng công nghiệp dịch vụ không đáng kể, các trạm cấp nước dù công suất không lớn nhưng vẫn dư thừa, thậm chí còn nhiều hơn so với thành phố, thị xã. Bù lại về lâu dài công ty sẽ có một thị trường đầy tiềm năng, công ty không những cấp nước cho thành phố thị xã, thị trấn, mà còn mở độ bao phủ dịch vụ ra các thị tứ, các tụ điểm dân cư. Và như vậy, trong tương lai các khu dân cư, khu công nghiệp, dịch vụ không ngừng mọc lên, công ty sẽ giải quyết được bài toán dư thừa công suất một cách có hiệu quả. - Lựa chọn nguồn vốn và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư: Trong quá trình triển khai dự án, vấn đề công ty cần quan tâm nhất là tìm và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Vốn ODA suất đầu tư thường cao, nhiều ràng buộc, thời gian kéo dài, do đó tốt nhất công ty tìm nguồn vốn trong nước. Việc sử dụng nguồn vốn trong nước có nhiều ưu điểm, thủ tục vay vốn và giải ngân nhanh, bên cho vay không can thiệp vào quá trình thực hiện dự án, công ty chủ động được các bước thực hiện đầu tư, rút ngắn được thời gian thi công tiến độ đầu tư, đầu tư đến đâu đưa vào sử dụng ngay nên rất hiệu quả, suất đầu tư bằng vốn vay trong nước thấp, tỷ lệ lãi vừa phải. Mặt khác, các nhà thầu trong nước đến nay hoàn toàn đủ năng lực và kinh nghiệm để hoàn thành công trình một cách xuất sắc. 3.2.6.3. Chống thất thu, thất thoát Thanh Hoá tỉ lệ thất thu, thất thoát nước có xu hướng giảm dần. Năm 2007 so với năm 1992 tỉ lệ giảm 12,1%, đồng nghĩa với tiết kiệm được 1.397.477 m3, tương đương với nhà máy nước công suất 9.000 m3/ngày (phát huy công suất 62%, tỷ lệ thất thoát 29,7%),vốn đầu tư khoảng 40 tỉ đồng. Do đó, việc chống thất thu, thất thoát nước có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chính quyền và doanh nghiệp cấp nước Thanh Hoá. Để đảm bảo công tác quản lý chống thất thoát một cách có hiệu quả, Thanh Hoá cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau: - Về chỉ đạo của UBND tỉnh: tập trung xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy, chỉ thị về công tác chống thất thu thất thoát, đồng thời đẩy nhanh việc cải tiến tổ chức, tập trung chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến huyện và các doanh nghiệp cấp nước, nhằm quản lý khai thác tốt hệ thống cấp nước hiện có. Các doanh nghiệp cấp nước phải có kế hoạch giảm tỉ lệ thất thu thất thoát nước; trước mắt khoán tỉ lệ thất thu, thất thoát nước cho Công ty Cấp nước Thanh Hoá mỗi năm giảm không dưới 2%. - Về quản lí kinh tế kỹ thuật: các doanh nghiệp cấp nước phải ngăn chặn tình trạng xuống cấp của hệ thống cấp nước. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty Cấp nước Thanh Hoá, Viện Quy hoạch Xây dựng Thanh Hoá, các công ty tư vấn chuyên ngành cùng phối hợp nghiên cứu đưa ra cấu trúc mạng hợp lý, thuận tiện cho công tác vận hành, phân phối nước và dễ quản lý. - Về tổ chức tuyên truyền giáo dục: Các cấp chính quyền xây dựng kế hoạch chỉ đạo các cấp, ngành, phòng, ban song song với đổi mới quản lý, phải có biện pháp thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm trong sử dụng nước để có biện pháp xử lý nghiêm khắc; đồng thời tổ chức phong trào thi đua rộng khắp về chống thất thoát, thất thu bằng các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên liên tục, có chính sách khen thưởng thoả đáng. - Về thất thoát nước do nguyên nhân kỹ thuật: Phải phân vùng cấp nước, đo lưu lượng nước từng vùng, đồng thời tổ chức hệ thống theo dõi dữ liệu từ xa; thiết lập hệ thống đo lưu lượng nước sản xuất, hệ thống đo lưu lượng phân phối nước; phân chia giữa mạng cũ và mạng mới; sử dụng 100% đồng hồ đo nước và duy trì việc kiểm tra đồng hồ định kỳ; Tăng cường năng lực quản lý mạng, thành lập bộ phận sữa chữa rò rỉ trực 24/24 giờ trong ngày thông qua đường dây nóng; hoàn thiện lắp đặt các thiết bị vận hành trên mạng. Để thực hiện được các việc này cần phải có đầy đủ các thiết bị điều chỉnh, thiết bị đo lưu lượng, van đóng mở với kỹ thuật thao tác tiện lợi. - Về thất thu nước do nguyên nhân quản lý: Biện pháp cơ bản nhất là duy trì triệt để lắp đặt đồng hồ, loại bỏ hẳn hình thức khoán, dùng đồng hồ kết hợp có đường kính từ D50 trở lên để kiểm soát dải lưu lượng nhỏ do dùng nước mở nhỏ giọt để đồng hồ không quay. Song song với biện pháp lắp đặt đồng hồ là chính sách giá nước, đây được coi là biện pháp chống thất thoát nước, sử dụng tiết kiệm nước, bù chéo được giá nước, tạo nền tài chính vững mạnh, nếu giá nước hợp lý tuân theo quy luật thị trường. - Một số biện pháp khác: cũng cần được thực hiện như, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống dùng nước trước đồng hồ; có chính sách thưởng phạt công minh; xây dựng định mức khoán thất thoát, thất thu cho các đơn vị; nghiên cứu hình thức ghi thu tiền nước về cấp phường, các phường ghi hoá đơn và thu tiền nước đến từng hộ dân theo đồng hồ, công ty cấp nước ghi hoá đơn và thu tiền nước của phường căn cứ đồng hồ tổng. 3.2.6.4. ứng dụng khoa học công nghệ Thời đại kinh tế hội nhập, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, là nguồn lực rất quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Ngoài việc đầu tư nguồn lực cho phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ bằng nguồn vốn doanh nghiệp; tỉnh Thanh Hoá cần dành nguồn ưu tiên phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực cấp nước một cách thoả đáng, nhằm tài trợ cho nghiên cứu, phát minh, sáng kiến cải tiến, áp dụng công nghệ mới; kỹ thuật thông rửa các đường ống để nâng cao chất lượng nước; lắp đặt hệ thống mô phỏng tối ưu hoá để phân vùng theo dõi thất thoát nước, chương trình quản lý vận hành, bảo dưỡng; tin học hoá công cụ quản lý... Dành cho phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ một vị trí xứng đáng về nguồn vốn đầu tư, đồng thời luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với các doanh nghiệp hoạt động cấp nước là rất cần thiết, để khoa học công nghệ trở thành mũi nhọn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch phát triển. Rất nhiều nguồn lực trong xã hội cũng như trong doanh nghiệp là có hạn, nhưng nguồn lực về khoa học công nghệ là vô hạn; biết tận dụng và phát huy khoa học công nghệ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn cho ngành nước Thanh Hoá phát triển. Đây là vấn đề không mới nhưng cần phải đặt ra nghiêm túc trong các nhóm giải pháp về phát triển hoạt động cấp nước, vì nước "rẻ tiền" quá, không đặt ra rất dễ bị lãng quên. 3.2.6.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Ngày nay các doanh nghiệp đều công nhận, nguồn nhân lực là tài sản có giá trị nhất của một doanh nghiệp. Do vậy, đào tạo phát triển nguồn nhân lực là tất yếu đối với doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân của Công ty cấp nước Thanh Hoá hiện nay phần lớn được xây dựng trong cơ chế quản lý cũ, do đó có những hạn chế nhất định về tính năng động, tính tự chủ, khả năng phối hợp nhóm trong nền kinh tế thị trường. Để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tiến trình hội nhập sâu, rộng và yêu cầu phát triển của ngành nước, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trước hết cần tập trung vào các biện pháp chủ yếu sau: - Đào tạo, tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý, cần lựa chọn sàng lọc kỹ càng và có hình thức đào tạo phù hợp, gửi đào tạo trong nước, ngoài nước về các vấn đề phát triển, quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án, kỹ thuật, tài chính, ứng dụng tin học, ngoại ngữ... có liên quan đến lĩnh vực cấp nước. Sắp tới, Công ty cấp nước Thanh Hoá tiến hành cổ phần hoá; Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, ngoài việc UBND tỉnh lựa chọn bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc có kinh nghiệm quản lý điều hành kinh doanh, điều hành dự án đầu tư theo cơ chế thị trường. Số cán bộ quản lý khác do công ty tự quyết định. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc có thể lựa chọn để bổ nhiệm có định kỳ bằng hình thức thi tuyển, dựa trên các tiêu chí quản trị hiện đại, các tiêu chí khác như kinh nghiệm, thâm niên là thứ yếu. Không đặt ra quy hoạch nguồn cán bộ, mỗi chức danh dự thi tuyển ít nhất 2 người, tạo sự cạnh tranh của mỗi chức danh, để mọi cán bộ không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp trong quá trình công tác, nếu không sẽ bị thay thế. - Đào tạo, tuyển chọn đội ngũ công nhân, cần lựa chọn những công nhân tâm huyết, gắn bó với ngành để đào tạo hoặc đào tạo lại về các nghề như, lắp đặt mạng lưới phân phối; dịch vụ và kỹ năng vận hành bảo dưỡng các công trình cấp nước; kỹ năng giao tiếp trong thu ngân. Tổ chức thi tay nghề, nâng bậc thường xuyên cho công nhân; để nâng cao tay nghề công ty có thể tự đào tạo hoặc mời giảng viên đến công ty đào tạo. - Xây dựng chiến lược đào tạo: Công ty cấp nước Thanh Hoá phải lập một chiến lược đào tạo, đào tạo lại, trong đó có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; có chương trình cần đào tạo xoay quanh một số "chủ đề" chính như, chương trình lãnh đạo và thông tin ngành, chương trình quản lý tài chính, chương trình quản lý thất thoát nước, chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ cho công nhân vận hành, chương trình đào tạo tay nghề và quản lý bảo dưỡng, chương trình phát triển dịch vụ khách hàng... Mặt khác, đối với đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý thì ngoài gửi đi đào tạo cần tạo môi trường thuận lợi để họ phát huy sáng kiến ứng dụng thực tế, tham dự các cuộc hội thảo, học tập kinh nghiệm các nơi, mời các chuyên gia đến nói chuyện và nghiên cứu tạp chí chuyên ngành để củng cố kiến thức ngày một chuyên sâu. Với nguồn nhân lực dồi dào, nếu Công ty cấp nước Thanh Hoá đầu tư vào chiến lược đào tạo đúng đắn, sử dụng nguồn nhân lực hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng thiếu chuyên gia, cán bộ xuất sắc, công nhân giỏi như hiện nay, mà còn là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của công ty. 3.2.7. Xã hội hoá hoạt động cấp nước Quyết định số 63/1998/QĐ của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ "Thực hiện xã hội hoá ngành cấp nước đô thị, huy động sự đóng góp của thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của Chính phủ và các tổ chức Quốc tế"; Nghị quyết Trung ương 3 quy định, các công ty cấp nước không còn là doanh nghiệp công ích mà chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh; và gần đây nhất Quyết định số 38/2007/QĐ của Thủ tướng cũng quy định, doanh nghiệp cấp nước sạch thuộc diện cổ phần nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần. Như vậy, xã hội hoá hoạt động cấp nước, trong đó có cổ phần hoá doanh nghiệp cấp nước là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ bởi vì, mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, để sử dụng hiệu quả vốn, tài sản nhà nước và huy động thêm nguồn vốn xã hội cho phát triển sản xuất, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động. Hiện tại, Công ty Cấp nước Thanh Hoá cũng đang tiến hành cổ phần theo quyết định số 1870/QĐ của UBND tỉnh, là bước đi đúng đắn theo lộ trình. Tuy nhiên, cổ phần hoá doanh nghiệp cấp nước đang đứng trước một số trở ngại, trong đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp, là trở ngại lớn nhất. Tỷ suất lợi nhuận thấp làm cho việc góp vốn mua cổ phiếu cấp nước kém hấp dẫn. Ngoài ra, chính sách định giá nước như hiện nay cũng là một cản trở rất lớn khiến các nhà đầu tư phải đắn đo. Khi cổ phần hoá không có bên ngoài tham gia, chỉ có cổ đông trong công ty với sức mua hạn hẹp, thì mục tiêu cổ phần hoá không trọn vẹn và chỉ còn là hình thức. Để Công ty Cấp nước Thanh Hoá tiến hành cổ phần hoá được thuận lợi, và để xã hội hoá hoạt động cấp nước trên địa bàn, UBND tỉnh Thanh Hoá cần thực hiện các biện pháp: - Chỉ đạo toàn diện việc đánh giá tài sản đối với các công trình cấp nước đã đầu tư, trong đó có dự án cấp nước thị trấn huyện, tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, đặc biệt kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng đánh giá, thẩm định và phê duyệt (Thủ tướng ủy quyền) Dự án cấp nước Thanh Hoá-Sầm Sơn, tổng giá trị thực hiện 191.528 triệu đồng, hoàn thành sau 5 năm chưa phê duyệt quyết toán. - Ban hành Quy chế xã hội hoá đầu tư ngành cấp nước. Quy chế cần quy định chi tiết về đối tượng áp dụng; các hình thức đầu tư; quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư; chính sách và ưu đãi đầu tư. Trong chính sách và ưu đãi đầu tư của tỉnh, ngoài chính sách chung của Nhà nước theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác, tỉnh phải có chính sách hỗ trợ đầu tư giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật bên ngoài, hướng dẫn kỹ thuật cho nhà đầu tư, được sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của tỉnh. Kết luận Quản lý hoạt động cấp nước đô thị cũng không ngừng được đổi mới và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành, phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế trên tất cả các nội dung: quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; hệ thống quản lý, cơ chế chính sách; chính sách giá nước; mô hình tổ chức hoạt động cấp nước; quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; xã hội hoá hoạt động cấp nước; thanh tra kiểm tra, đảm bảo an toàn cấp nước... Công tác đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trong thời gian qua đã góp phần quan trọng để hoạt động cấp nước đô thị đạt được kết quả nêu trên và tạo tiền đề cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý nhà nước đối với đối với hoạt động cấp nước đô thị nói chung và của tỉnh Thanh Hoá nói riêng cũng bộc lộ những mặt hạn chế nhất định, chưa theo kịp với tốc độ đô thị hoá, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và dân sinh, tính thực thi còn nhiều bất cập, khó khăn. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cấp nước chưa đổi mới, hiệu quả còn thấp, nhất là cấp nước thị trấn; Thanh Hoá vẫn loay hoay tìm kiếm mô hình tổ chức doanh nghiệp cho phù hợp cơ chế thị trường... Do đó đòi hỏi quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị tỉnh Thanh Hoá cần tiếp tục đổi mới, nhằm hoà nhập với sự phát triển của ngành nước Việt Nam, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hoá, phù hợp với quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt. Để thực hiện tốt nội dung đổi mới hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cần thống nhất nhận thức và tập trung thực hiện một số vấn đề cơ bản sau: 1. Nước sạch phải được coi là sản phẩm tiêu dùng có tính chất đặc biệt, rất cần thiết cho đời sống con người và cho sản xuất kinh doanh. Cấp nước đô thị mang tính độc quyền tự nhiên, không có cạnh tranh; đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị đúng chính sách, chế độ cũng mang tính chất đặc thù. Do đó, Nhà nước phải quản lý, tăng cường kiểm soát để đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích, tạo hành lang pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnh vực cấp nước. 2. Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển cấp nước đô thị và công khai quy hoạch để tham khảo ý kiến cộng đồng. Lập quy hoạch cấp nước theo hướng tổng thể toàn tỉnh, không chia cắt địa giới hành chính; lưu ý cụm đô thị động lực, các tuyến đường giao thông và lưu vực sông. Đặc biệt quy hoạch cấp nước phải ăn khớp với quy hoạch phát triển đô thị trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thuận lợi về nguồn nước và hiệu quả kinh tế; có chế tài nhằm quản lý, bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước an toàn bền vững. 3. Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh phù hợp từng giai đoạn, nhằm cung cấp dịch vụ cấp nước được tốt hơn, nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cấp nước, các doanh nghiệp cấp nước có vị thế tài chính bền vững. Việc đổi mới mô hình tổ chức phải song song với đào tạo phát triển nguồn nhân lực để các doanh nghiệp cấp nước đủ năng lực quản lý hoạt động có hiệu quả. Tỉnh Thanh Hoá báo cáo Chính phủ thí điểm mô hình quản lý cấp nước tổng hợp; Nhà nước quản lý chặt chẽ nước dùng cho ăn uống, còn nước dịch vụ chung cho phép xã hội hoá; tiến tới nâng cao chất lượng nước để có thể uống được tại nguồn. Dù mô hình tổ chức nào UBND cũng phải có cơ chế thoả thuận dịch vụ cấp nước. 4. Trong quản lý hoạt động kinh doanh cần năng động và đổi mới. Sắp xếp lại các phòng ban, bộ phận quản lý thành một hệ thống hài hoà thuận lợi cho quản lý; có cơ chế tuyển chọn cán bộ thật sự có năng lực cho từng vị trí; áp dụng biện pháp chống thất thoát, thất thu nước hiệu quả như, sử dụng các loại ống phù hợp, lắp đặt 100% đồng hồ và quản lý đồng hồ tổng bằng hệ thống Telemetry (quản lý từ xa); thực hiện nối mạng vi tính giữa các đơn vị quản lý để tăng cường khả năng thông tin cặp nhật giúp công ty điều hành kịp thời công tác kinh doanh; thử nghiệm mô hình quản lý kinh doanh nước máy theo địa bàn phường; phải có đầu tư, cải tạo, sửa chữa thích đáng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc đầu tư để quản lý. 5. Cần có chính sách hấp dẫn khuyến khích xã hội hoá hoạt động cấp nước. Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, bao gồm cả góp vốn phát triển nhà máy cấp nước và phát triển mạng đường ống cấp nước. Những trạm cấp nước thị trấn, dân đô thị nghèo ngân sách cần hỗ trợ giá để vừa đảm bảo chính sách giá, vừa bù đắp doanh thu cho các nhà đầu tư. 6. UBND tỉnh cần chỉ đạo thực hiện tốt giải pháp có tính tổng hợp và trực tiếp là, đổi mới nâng cao năng lực quản lý của các sở ban ngành và chính quyền các cấp, đặc biệt là Sở Xây dựng đối với hoạt động cấp nước; đổi mới mô hình và nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp cấp nước; chỉ đạo ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về thẩm định phương án giá nước, chống thất thoát nước; biện pháp kiểm soát và bảo vệ an toàn nguồn nước, hệ thống cấp nước; chính sách thu hút nguồn vốn xã hội tham gia đầu tư cấp nước; tuyên truyền thường xuyên liên tục để giáo dục cộng đồng và gây sự chú ý cho các cán bộ chính quyền hiểu về nước và ngành nước. Giải pháp tổng hợp nếu được duy trì là cơ sở, điều kiện cho doanh nghiệp và cho ngành nước Thanh Hoá phát triển bền vững. 7. Tỉnh cần chỉ đạo đánh giá lại tài sản các trạm cấp nước huyện được đầu tư tư bằng nguồn vốn ngân sách trên 100 tỷ đồng để có biện pháp xử lý thích hợp, đồng thời bàn giao cho Công ty cấp nước thanh Hoá quản lý 8. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Dự án cấp nước Thanh Hoá-Sầm Sơn, tổng giá trị thực hiện gần 192 tỷ đồng; phần giá trị gói thầu trong nước 59,6 tỷ đồng UBND tỉnh đã phê duyệt từ năm 2003, phần giá trị gói thầu Quốc tế gần 132 tỷ đồng đến nay vẫn chưa được phê duyệt. 9. Về phía Chính phủ cần xem xét điều chỉnh thời gian cho vay, lãi suất vay theo hướng: tăng thời hạn vay từ 20 - 25 năm lên 30 - 40 năm, lãi suất vay không có chênh lệch đối với các dự án đầu tư vay vốn nước ngoài và tăng thời hạn vay trên 30 năm đối với vốn vay trong nước với lãi suất ưu đãi. Hưởng mức thuế VAT thấp, miễm thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng lợi nhuận định mức 5% thay cho 3% như hiện nay. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Ban Biên tập Địa chí Thanh Hoá (2000), Địa lý và lịch sử, tập I, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính- Bộ Xây dựng (2004), Thông tư liên tịch số 104/2004/TTLT/BTC- BXD ngày 8/11/2004, Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 38/2005/QĐ-BTC ngày 30/6/2005, Về khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (2007), Công văn số 15071/BTC-ĐT ngày 7/11/2007, V/v Hướng dẫn quyết toán, đánh giá tài sản đối với công trình cấp nước đã đầu tư, Hà Nội. 5. Bộ Xây dựng (1998), Thực trạng, các biện pháp chống thất thoát, thất thu trong công tác cấp nước đô thị, Báo cáo tại hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ III, Hà Nội. 6. Bộ Xây dựng - Ban Vật giá Chính phủ (1999), Thông tư số 03/1999/TTLT/BXD- BVGCP ngày16/6/1999, Hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn, Hà Nội. 7. Bộ Xây dựng (2005), Điều tra đánh giá thực trạng và tổ chức năng lực của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước phục vụ việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Hà Nội. 8. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02/1/2008, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 117/2007/NĐ, Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ, Về tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt, Hà Nội. 10. Bộ Y tế (1996), Quyết định số 505/BYT/QĐ, Về tiêu chuẩn vệ sinh cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt, Hà Nội. 11. Chính phủ (1996), Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 02/10/1996, Về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, Hà Nội. 12. Chính phủ (1999), Nghị định số 179/NĐ-CP ngày 30/12/1999, Quy định thi hành Luật Tài nguyên nước, Hà Nội. 13. Chính phủ (2001), Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 4/5/2001, Về việc Ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Hà Nội. 14. Chính phủ (2001), Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 5/10/2001, Về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị, Hà Nội. 15. Chính phủ (2004), Nghị định số 199/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội. 16. Chính phủ (2006), Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 09/8/2006, Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội. 17. Chính phủ (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội. 18. Chính phủ (2007), Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11/7/2007, Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, Hà Nội. 19. Công ty Cấp nước Thanh Hoá (2002), Phương án Quản lý hệ thống cấp nước sạch tại các huyện lỵ trong tỉnh, Thanh Hoá. 20. Công ty Cấp nước Thanh Hoá (2007), Báo cáo Tài chính các năm, từ năm 2002 đến năm 2007, Thanh Hoá. 21. Công ty Cấp nước Thanh Hoá (2007), Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch các năm, từ năm 2002 đến năm 2007, Thanh Hoá. 22. Công ty Cấp nước Thanh Hoá (2007), Công ty Cấp nước Thanh Hoá 75 năm xây dựng và phát triển, Lễ kỷ niệm ngày thành lập, Thanh Hoá. 23. Công ty Cấp nước Thanh Hoá (2008), Phương án Giá nước năm 2008, Tờ trình gửi liên ngành Tài chính-Xây dựng, Thanh Hoá. 24. Công ty Nước và Môi trường Việt Nam (2003), Dự án cải tạo, nâng công suất nhà máy nước Mật sơn - Thanh Hoá từ 20.000m3/ngày,đêm lên 30.000m3/ngày, đêm, Hà Nội. 25. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá (2006), Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội. 26. Phạm Văn Dũng (2006), "Chính sách tài chính cho phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam", Tạp chí Cấp thoát nước, (số tháng 7), tr.12-14. 27. I.Gotelli (2002), Đổi mới và quy định cho ngành nước, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, Hà Nội. 28. J.M. Hansen (2003), Những thách thức trong đổi mới tổ chức và phát triển nguồn nhân lực ngành cấp nước và vệ sinh Việt Nam, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, TP.Hồ Chí Minh. 29. Hội Cấp thoát nước Việt Nam (2007), Diễn đàn lãnh đạo ngành nước và vệ sinh đô thị Việt Nam, Tham luận diễn đàn, Hạ Long-Quảng Ninh. 30. Bùi Đức Hưng (2006), Đổi mới quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước đô thị ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 31. Trần Đình Lành (2007), "Kinh nghiệm quản lý thất thoát nước tại Đà Lạt", Tạp chí Cấp thoát nước, (số tháng 5), tr.24-27. 32. Phạm Sỹ Liêm (2005), "Đổi mới thể chế ngành cấp nước đô thị", Tạp chí Cấp thoát nước, (số tháng 9), tr.24-32. 33. G. Maclay (2003), Cải cách cơ cấu tổ chức-điều chúng ta cần sự thay đổi-nhưng phải thay đổi thế nào, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, TP.Hồ Chí Minh. 34. Ngân hàng thế giới (2006), Chiến lược cấp nước và vệ sinh- xây dựng trên một nền móng bền vững, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Hà Nội. 35. Nghiên cứu mô hình quy hoạch và quản lý hiệu quả hệ thống cấp nước đô thị Việt Nam, Vietnam/ Management. 36. Vũ Phong (2007), "Công ty Cấp nước Hải Phòng phát huy nội lực, tự chủ tài chính", Tạp chí Cấp thoát nước, (số tháng 3), tr.37-38. 37. Thang Văn Phúc (2003), Đổi mới quản lý nhà nước về lĩnh vực cấp nước theo tiến trình cải cách hành chính Nhà nước, đi đôi với cải cách doanh nghiệp Nhà nước, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, TP.Hồ Chí Minh. 38. A.L.Spencer (2002), Mục tiêu kinh doanh hướng về khách hàng đối với cấp nước và các chỉ số hoạt động, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, Hà Nội. 39. Tạp chí Cấp thoát nước (2003), Cục nước Liên tỉnh và những tổ chức nước khác tại Thái Lan, (số tháng 3), tr. 41. 40. Tạp chí Cấp thoát nước (2007), Cục Cấp nước Phnôm Pênh Đổi mới và phát triển, Hà Nội. 41. A.Thapan (2002), Đổi mới cơ chế, chính sách cho ngành cấp nước và về sinh đô thị Việt Nam trên quan điểm của Ngân hàng Châu á, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, Hà Nội. 42. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số 40/1998/CT-TTg ngày14/12/1998, Về việc tăng cường công tác quản lý và phát triển cấp nước đô thị đến năn 2020, Hà Nội. 43. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 63/1998-TTg ngày18/3/1998, Về việc phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020, Hà Nội. 44. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày25/8/2000, Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, Hà Nội. 45. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 24/2002-TTg ngày 01/02/2002, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001- 2010, Hà Nội. 46. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chỉ thị số 04/2004/CT-TTg ngày 20/1/2004, Về đẩy mạnh công tác quản lý cấp nước và tiêu thụ nước sạch, Hà Nội. 47. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007, Về việc Ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Hà Nội. 48. Nguyễn Văn Tình (2001), Tiếp tục hoàn thiện về quản lý và tổ chức nâng cao hiệu quả cấp nước đô thị, Tham luận hội thảo hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội. 49. Nguyễn Tôn (2003), Đổi mới cơ chế chính sách là điều kiện cần thiết để đổi mới tổ chức ngành cấp thoát nước, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, TP.Hồ Chí Minh. 50. Nguyễn Tôn (2007), Nước sạch là một sản phẩm hàng hóa, vì vậy giá tiêu thụ nước sạch phải được tính đúng tính đủ,Tham luận hội thảo chuyên đề về chất lượng nước sạch, TP.Hồ Chí Minh. 51. Tổ chức Y tế Thế giới (2002), Tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt, Hà Nội. 52. Nguyễn Ngọc Tuấn (2003), Định hướng đổi mới giá tiêu thụ nước sạch để thực sự chuyển các công ty nước sang kinh doanh, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, TP.Hồ Chí Minh. 53. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2006), Quyết định số 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006, Phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, Thanh Hoá. 54. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2008), Quyết định số 1870/QĐ-UBND ngày 27/6/2008, tiến hành cổ phần hóa Công ty TNHH 1 thành viên Cấp nước Thanh Hóa, Thanh Hoá. phụ lục Phụ lục 1: Tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt (Theo Quyết định 505/BYT/QĐ của Bộ Y tế) STT Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị Giá trị tối đa Với đô thị Với nông thôn 1 Độ PH 6,5 - 8,5 6,5 - 8,5 2 Độ trong C m > 30 > 25 3 Độ mầu (thang mẫu cơ bản) C o/ P t < 10 < 10 4 Mùi vị (sau khi đun 50 - 600 độ C) 0 0 5 Hàm lượng cặn hoà tan Mg / L 500 1000 6 Độ cứng Mg / l 500 500 7 Muôí mặn: - Vùng ven biển - Vùng nội địa Mg / L Na C l 400 250 500 250 8 Nitrat Mg / LN 10 10 9 Nitrit Mg / L 0 0 10 Amôniăc: - Nước mặt - Nước ngầm Mg / l Mg / l 0 3 0 3 11 Chì Mg / l 0,05 0,05 12 A sen Mg / l 0,05 0,05 13 Đồng Mg / l 1 1 14 Kẽm Mg / l < 5 < 5 15 Sắt Mg / l 0,3 0,5 16 Mangan Mg / l 0,1 0,1 17 Florua Mg / l 1,5 1,5 18 Độ oxy hoá Mg/ l O2 0,5 - 2 2 - 4 19 Sun phát Mg / l 400 400 20 Crôm Mg / l 0,05 0,05 21 Xiannua Mg / l 0,1 0,1 22 Nhôm Mg / l 0,2 0,2 23 Natri Mg / l 200 200 24 Hydrosulphua Mg / l 0 0 25 Cadmi Mg / l 0,005 0,005 26 Thuỷ ngân Mg / l 0,001 0,001 27 Sêlen Mg / l 0,01 0,01 28 Fecal Colioms N/100 ml 0 0 29 Fecal streptocus N/100 ml 0 0 Nguồn: [10, tr. 57]. Phụ lục 2: Tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) STT Tiêu chuẩn Giá trị quy định 1 Độ pH 6,5 - 8,5 2 Tổng cặn hoà tan 500 3 Amôniăc Chưa có quy định 4 Sắt toàn phần 0,1 5 Can xi 75 6 Manhê 30 - 150 7 Độ cứng CaCO3 100 8 Clo 200 9 Sun phat 200 10 Mangan 0,05 11 Nhôm Chưa có quy định 12 Asen 0,05 13 Bary Chưa có quy định 14 Bery Chưa có quy định 15 Cadmi 10 16 Crôm Chưa có quy định 17 Coban Chưa có quy định 18 Đồng 50 19 Cacbon Clorofom Chưa có quy định 20 Hydrosulphua Chưa có quy định 21 Chì 100 22 Thuỷ ngân 1 23 Niken Chưa có quy định 24 Phenol và các dẫn xuất 1 25 Senel 10 26 Kẽm 500 27 Bạc Chưa có quy định 28 Nitrat 45 29 Florua 0,6 - 1,7 30 Fecal Coliforms 0 Nguồn: [51, tr. 53]. Phụ lục 3 luật pháp và những quy định của việt nam trong hoạt động cấp nước sạch TT Số và ngày Cơ quan ra Quyết định Tóm tắt nội dung 1 Nghị định179/1999/NĐ-CP Thủ tướng Luật Tài nguyên nước thực ngày 30/12/1999 về Luật Tài nguyên nước Chính phủ hiện với mục đích chính là thiết lập chính sách, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về quản lý tài nguyên nước 2 Quyết định số 63/1998-TTg ngày18/3/1998 Thủ tướng Chính phủ Định hướng phát triển dịch vụ cấp nước đô thị đến 2020 3 Chỉ thị số 40/1998/CT-TTg ngày14/12/1998 Thủ tướng Chính phủ Nhấn mạnh vấn đề quản lý và phát triển dịch vụ cấp nước đô thị 4 Chỉ thị số 04/2004/CT-TTg ngày 20/1/2004 Thủ tướng Chính phủ Cải thiện quản lý và tiêu thụ nước 5 Quyết định số 104/2000/QĐ- TTg ngày25/8/2000 Thủ tướng Chính phủ Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 6 Quyết định số 604/BNN-TCCB ngày 5/3/2003 Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Nhiệm vụ của CE RWASS là ban thường trực cho chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn 7 Quyết định số 99/2002/QĐ-TTg ngày 23/7/2002 Thủ tướng Chính phủ Thành lập Uỷ ban Quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn 8 Thông tư liên bộ số 66/2003/TTLT ngày 03/7/2003 Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT Hướng dẫn quản lý, giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn 9 Thông tư liên bộ số 104/2004/TTLT/BTC-BXD Bộ Tài chính, Bộ Nguyên tắc, phương pháp và trách nhiệm trong việc ngày 8/11/2004 Xây dựng quy định và kiểm soát giá nước tại các vùng đô thị, nông thôn và khu công nghiệp 10 Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5943-1995 Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường Định rõ các thông số hàm lượng giới hạn trong nước mặt 11 Tiêu chuẩn 1329/2002/BYT/QĐ Bộ Y tế Chất lượng nước sinh hoạt 12 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy định quản lý và tiếp nhận sự hỗ trợ nguồn vốn ODA trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh như một ngành ưu tiên. Nghị định chỉ ra những nguyên tắc để nhận vốn vay của dự án ODA từ những bước đầu tiên như chào thầu, đàm phán đến những bước thực hiện và hoàn thành 13 Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cung cấp hướng dẫn thực hiện nghị định 17/2001/NĐ-CP 14 Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 Chính phủ Giao nhiệm vụ đối với dịch vụ công cộng cho các công ty của Nhà nước và phân trách nhiệm cấp nước là nhiệm vụ của các công ty cấp nước tỉnh, thành phố 15 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 Thủ tướng Chính phủ Phân chia các cấp đô thị 16 Thông tư số 40/2005/TT-BTC ngày 25/5/2005 Bộ Tài chính Cơ chế tài chính áp dụng cho các dự án cấp nước có sử dụng vốn ODA 17 Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11/7/2007 Chính phủ Tăng cường Quản lý Nhà nước đối với sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch 18 Quyết định số 38/2005/QĐ-BTC ngày 30/6/2005 Bộ Tài chính Quy định khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt 19 Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02/1/2008 Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 117/2007/NĐ 20 Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 Nguồn: Ngân hàng thế giới (2006), Chiến lược cấp nước và vệ sinh-xây dựng một nền móng bền vững, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Hà Nội. Phụ lục 4: một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Công ty Cấp nước Thanh Hoá Đơn vị tính: triệu đồng Danh mục các chỉ tiêu N.2002 N.2003 N.2004 N.2005 N.2006 N.2007 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) A/ Chỉ tiêu cân đối kế toán 1. Tổng tài sản 1.1. Tài sản ngắn hạn 1.2. Tài sản dài hạn 1.2.1.Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 1.2.2. Tài sản dài hạn khác 2. Tổng nguồn vốn 2.1. Nợ phải trả 2.1.1. Nợ ngắn hạn 2.1.2. Nợ dài hạn 2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.2.1. Vốn nhà nước 2.2.2. Nguồn kinh phí và quỹ B/ Chỉ tiêu kết quả hoạt động 3. Tổng doanh thu 3.1. Doanh thu cấp nước 3.2. Doanh thu khác 4. Tổng chi phí 25.537 11.907 13.630 9.103 16.905 7.802 4.527 25.537 14.471 11.171 3.300 11.066 10.879 187 19.176 8.003 11.173 18.259 16.693 1.274 292 917 115.650 15.553 100.097 99.990 111.738 11.748 107 115.650 93.434 11.199 82.235 22.216 21.736 480 29.965 12.323 17.642 28.693 16.693 3.841 604 1.272 224.051 30.259 193.792 190.222 208.551 18.329 3.570 224.051 93.628 9.784 83.844 130.423 129.864 559 33.535 15.634 17.901 32.155 16.693 6.388 695 1.380 233.775 36.593 197.182 185.052 212.048 26.996 12.130 233.775 82.477 12.738 69.739 151.298 150.963 335 40.684 20.084 20.600 39.286 28386 9.973 927 1.398 246.122 45.860 200.262 187.284 223.990 36.706 12.978 246.122 94.557 24.708 69.849 151.565 151.471 94 60.835 30.621 30.214 58.749 43.533 10.459 4.757 2.086 245.233 40.702 204.531 187.091 233.513 46.423 17.440 245.233 92.806 23.463 69.343 152.427 152.343 84 62.539 33.860 28.679 60.341 46.246 9.716 4.379 2.198 4.1. Các loại chi phí chủ yếu 4.2. Khấu hao tài sản cố định 4.3. Lãi tiền vay phải trả 5. Kết quả hoạt động (lãi lỗ) 5.1. Kết quả cấp nước 5.2. Kết quả khác C/ Chỉ tiêu đánh giá tỷ suất 6. Tỷ suất doanh thu 6.1.Doanh thu/ tổng tài sản 3/1 6.2.Doanh thu/vốn nhà nước3/ 7. Tỷ suất lợi nhuận 7.1. Lợi nhuận/ doanh thu (5/ 3) 7.2. Lợi nhuận/ tổng tài sản 5/ 1 7.3. Lợi nhuận/TSCĐ hữu hình 7.2. Lợi nhuận/ vốn nhà nước D/ Nộp ngân sách và thu nhập 8. Tổng các khoản đã nộp 8.1. Thuế giá trị gia tăng 8.2. Thuế thu nhập doanh 401 516 75,1% 176,3% 4,8% 3,6% 10% 8.42% 2.640 949 280 1.411 1,16 560 712 25,9% 137,9% 4,2% 1,1% 1,3% 5,85% 2.166 1.279 316 571 1,37 614 766 15,0% 25,8% 4,1% 0,62% 0,73% 1,06% 2.743 2.269 400 74 1,47 629 769 17,4% 26,9% 3,4% 0,60% 0,76% 0,93% 3.308 2.753 450 105 1,58 960 1.126 24,7% 40,2% 3,4% 0,85% 1,1% 1,38% 6.323 4.554 550 1.219 1,88 1.020 1.178 25,5% 41,1% 3,5% 0,89% 1,2% 1,44% 7.097 4.868 561 1.568 2,21 nghiệp 8.3. Các khoản nộp khác 9.Thu nhập bình quân/người/tháng Nguồn: [20, tr. 6].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.pdf
Luận văn liên quan