Luận văn Dự án đầu tư xây dựng khu chung cư cao cấp Phú Thuận

o Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy theo mạng lưới vòng tại tất cả các khu nhà liên kế và đặt các đường ống cụt dẫn nước chữa cháy đến khu vực. o Các trụ nước chữa cháy phải bố trí dọc theo đường giao thông bên ngoài và đường nội bộ của dự án. Khoảng cách các trụ không quá 150m. Trụ nước chữa cháy phải đặt cách tường ít nhất 5m và nên bố trí ở ngã ba hay đường nội bộ của dự án. Đường đi nội bộ trong khu vực dự án phải rộng ít nhất 6m để phương tiện cứu hỏa có thể vô dễ dàng. o Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt, các thiết bị và phương tiện phòng cháy hiệu quả. Tiến hành kiểm tra và sửa chữa định kỳ các hệ thống có thể gây cháy nổ (hệ thống điện).

doc30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dự án đầu tư xây dựng khu chung cư cao cấp Phú Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ dốc khi san nền. Hướng thoát nước mưa trong Dự án theo phía rạch Bình Thung. Kết cấu của hệ thống: Tuyến cống thoát nước mưa sử dụng cống bê tông cốt thép đúc sẵn. Những đoạn cống qua đường sử dụng loại ống có kết cấu chịu lực. Kích thước cống từ D 400mm đến D 1.000mm. Hố ga được đúc bê tông cốt thép. * Giao thông Do là khu đô thị mới nên giao thông được thiết kế có diện tích khoảng 10.162 m2, chiếm tỷ lệ 24,2% trên tổng diện tích đất quy hoạch, gồm có giao thông nội bộ trong khu quy hoạch và đường giao thông đối ngoại đã được láng nhựa đi qua khu quy hoạch. Khu quy hoạch nằm trên đường Hoàng Quốc Việt, lộ giới 30m, theo quy hoạch đã được phê duyệt và đang được triển khai, tuyến đường này sẽ được đấu nối với đường 15B và đường Nguyễn Lương Bằng khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Giao thông chính được thiết kế theo quy hoạch chung của thành phố. * Giải pháp cấu tạo: Nguyên tắc thiết kế: Đảm bảo giao thông thuận tiện giữa các phân khu chức năng với nhau cũng như đối với các khu đất khác nhau và mạng lưới giao thông toàn khu vực, phù hợp với quy hoạch chung. * Giải pháp thi công: Đối với nền đường đào taluy đào 1:1. Trước khi đắp đất nền đường cần đào bỏ lớp đất hữu cơ trên bề mặt. Độ chặt yêu cầu của nền đường có hệ số K = 0,98. Trong quá trình thi công nếu phát hiện các khu vực đất yếu cục bộ cần thông báo ngay cho Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế phối hợp xử lý. Tuyến đường chính: được tráng xi măng Tuyến đường phụ : được tráng xi măng hoặc lát gạch nhằm phục vụ cho việc đi lại của các xe hai bánh. Tuyến đường dành cho người đi bộ: sẽ được lót gạch tạo cảm giác thoải mái, sang trọng cho người dânsinh sống tại chung cư. * Cấp nước Nguồn nước: nguồn nước từ nguồn cấp nước của thành phố trên đường Huỳnh Tấn Phát dẫn vào tuyến ống Þ = 150 thông qua đồng hồ nước. * Giải pháp cấp nước: Khu quy hoạch có quy mô dân cư dự kiến = 4.250 người cần một nhu cầu nước tối đa Qmax = 1.325 m3/ngày. Dự án nối mạng với đường ống cấp nước thành phố từ Nhà máy nước của thành phố đảm bảo nguồn nước lâu dài theo quy hoạch chung cấp nước thành phố. * Giải pháp xử lý nước thải: Nước thải của khu quy hoạch sẽ được thiết kế riêng hoàn toàn. Xây dựng tuyến cống thoát nước thải bố trí theo trục đường nội bộ. Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư phải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại ba ngăn, sau đó nước thải sẽ được đưa về các trạm xử lý nươc thải tập trung. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường quy định sẽ được thoát vào chung với hệ thống thoát nước mưa. Mạng lưới thoát nước thải: bố trí hai tuyến thu gom nước thải D300 – D400 dọc theo hai tuyến đường của khu dự án. Các tuyến thoát nước này sẽ thu gom nước thải từ các công tình sau khi được sử lý cục bộ, dẫn nước thải ra tuyến thoát nước. Trạm xử lý nước thải: được bố trí nằm tách biệt độc lập với khu dân cư. Tất cả các đường ống thoát nước thải của khu dân cư sau khi qua trạm xử lý nước thải tập trung, đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép được thoát ra ngoài thông qua hệ thống chung thải vào rạch Bình Thung. * Cấp điện Hiện trạng cung cấp điện: Hiện nay, khu dân cư hiện hữu đã có mạng lưới điện trung thế 15KV – 22KV trên đường Huỳnh Tấn Phát. * Thông tin liên lạc: Mỗi gia đình sẽ có một đường dây điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc qua điện thoại và Internet. * Vệ sinh môi trường: Các hộ tự trang bị thùng rác riêng. Lượng rác được thu gom theo lịch trình quy định của các đơn vị phụ trách vệ sinh công cộng của thành phố để đưa đến các bãi xử lý rác. Các căn hộ đều có trang bị hầm tự hoại đúng kỹ thuật. Nước thải sinh hoạt sau sử dụng được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung của khu vực, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào hệ thống thoát công cộng và ra sông rạch theo đúng quy định hiện hành. 1.2. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU Vị trí Dự án nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng có điều kiện khí hậu ôn hòa, biến động giữa các thời điểm trong năm không cao, độ ẩm không quá cao, không bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt. 1.3. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC 1.3.1. Môi trường không khí Bảng 1.2 : Kết quả đo đạc hiện trạng môi trường không khí tại khu vực TT Vị trí điểm đo SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Bụi lơ lửng (TPS) (mg/m3) 1 Điểm 1 0,006 0,007 4,86 0,11 2 Điểm 2 0,010 0,009 4,93 0,16 3 Điểm 3 0,012 0,015 5,12 0,19 4 Điểm 4 0,018 0,017 6,23 0,23 5 Điểm 5 0,021 0,011 6,50 0,25 QCVN 05 : 2009/BTNMT QCVN 06 :2009/BTNMT 0,35 0,2 30 0,3 TCVS 3733/2002 – QĐ/BYT 5 5 20 6 (Nguồn : Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký, tháng 04/2007) Ghi chú : Điểm 1,2,3 : Trong khu vực dự án Điểm 4,5 : Tại đường cách khu vực dự án 500m đầu và cuối hướng gió. QCVN 05 : 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh(trung bình 1 giờ). QCVN 06 : 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. TCVS 3733/2002 – QĐ/BYT : Tiêu chuẩn này quy định về hoá chất – giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc Nhận xét Từ kết quả đo đạc trên cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại vị trí giám sát trên đường Huỳnh Tấn Phát (mẫu số 4 và 5) cho thấy nồng độ bụi cao hơn so với các vị trí giám sát khác. Một trong những nguyên nhân chính là do đường Hoàng Quốc Việt là trục đường giao thông chính của phường Phú Thuận, quận 7, có mật độ xe lưu thông dày đặc. Ngoài ra, hiện nay, khu đất dự án còn là khu đất trống nên tại các vị trí giám sát chất lượng không khí trong khu vực Dự án (mẫu số 1, 2 và 3) có nồng độ các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép QCVN 05 và QCVN 06. Bảng 1.3. Kết quả đo đạc các điều kiện khí hậu và tiếng ồn tại khu vực TT Vị trí điểm đo Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Vận tốc gió (m/s) Tiếng ồn (dBA) 1 Điểm 1 31,5 63,2 1,0 – 1,4 60 – 65 2 Điểm 2 31,6 64,5 0,8 – 1,4 50 – 52 3 Điểm 3 31,0 63,5 0,8 – 1,2 45 – 50 4 Điểm 4 31,5 64,0 1,4 – 2,2 70 – 85 5 Điểm 5 32,3 65,0 1,2 – 2,0 73 – 85 TCVN 5949 – 1998 - - - 75 TCVS 3733/2002 – QĐ/BYT - - - 90 (Nguồn : Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký, tháng 04/2007) Ghi chú : Điểm 1,2,3: Trong khu vực dự án Điểm 4,5: Tại đường cách khu vực dự án 500m đầu và cuối hướng gió TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn này quy định mức ồn tối đa cho phép tại các khu công cộng và dân cư. TCVS 3733/2002 – QĐ/BYT: Tiêu chuẩn này quy định mức ồn tối đa cho phép và các qui định về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, cường độ bức xạ nhiệt tại nơi làm việc. Nhận xét: Từ kết quả đo đạc trên cho thấy, tiếng ồn tại khu vực còn rất thấp so với tiêu chuẩn cho phép. 1.3.2 Chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm Bảng 1.4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án STT Chỉ tiu phn tích Phương php Kết quả QCVN 08 : 2008/BTNMT A B Mẫu 1 Mẫu 2 A1 A2 B1 B2 01 pH Đo bằng máy MP 220 6,7 7,1 6 – 8,5 6 – 8,5 5,5 - 9 5,5 - 9 02 TSS (mg/l) SMEWW 2540 D 17 8 20 30 50 100 03 BOD5 (mg/l) SMEWW 5210 B & TCVN 6001- 1995 32 6 4 6 15 25 04 COD (mg/l) SMEWW 5220 C:1995 53 27 10 15 30 50 05 Nitơ tổng (mg/l) TCVN 5987 - 1995 16 1 - - - - 06 Phốtpho tổng (mg/l) SMEWW 4500 – P - 1995 7 0,4 - - - - 07 Coliform (MPN/100ml) SMEWW 9221B - 1995 7.600 5.700 2500 5000 7500 10000 (Nguồn : Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký, tháng 04/2007) Ghi chú : Vị trí lấy mẫu: Mẫu số 1: Chất lượng nước tại rạch Bình Thung. Mẫu số 2: Chất lượng nước trên sông Nhà Bè. Nhận xét: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong mẫu nước mặt lấy được tại rạch Bình Thung (mẫu số 1) – khu vực Dự án – là nguồn tiếp nhận nước thải từ Dự án đã bị ô nhiễm hữu cơ. Nguyên nhân ô nhiễm của rạch Bình Thung là do trao đổi nước kém nên chất ô nhiễm bị tích tụ không thoát ra rạch chính, đồng thời trên nhánh rạch này còn phải tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt của các hộ dân dọc rạch và khu vực xung quanh thải trực tiếp vào nguồn nước mặt. Khi dự án đi vào hoạt động nếu không có biện pháp quản lý và xử lý tốt lượng nước thải xả ra rạch Bình Thung sẽ làm cho chất lượng nước trên con rạch này càng xấu đi, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của dân cư xung quanh. Qua kết quả khảo sát và phân tích chất lượng nước tại sông Nhà Bè (mẫu số 2) – khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – là nguồn tiếp nhận nước thải từ rạch Bình Thung, cho thấy chất lượng nước vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại B1 (QCVN 08 : 2008/BTNMT). Chất lượng nước ngầm Bảng 1.5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm SỐ TT CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP THỬ KẾT QUẢ QCVN 09 : 2008/BTNMT (Gía trị tới hạn) 1 pH Máy MP220 7,05 5,5 – 8,5 2 Độ cứng (CaCO3)mg/l SMEWW 2340-C : 2000 93 500 3 TDS (mg/l) SMEWW 2540-C : 2000 498 1500 3 NO3- (mg/l) SMEWW 4500 – NO3- - 1995 0,045 15 6 Fe (mg/l) SMEWW 3500 – NO3- - 1995 2,18 5 7 TOC (mg/l) TCVN 6634 - 2000 29,3 - Ghi chú: Vị trí lấy mẫu: giếng sinh hoạt của người dân, cách khu đất dự án 500m (độ sâu giếng khoảng 25m) Nhận xét: Qua phân tích một số chỉ tiêu của mẫu nước ngầm được lấy ở gần khu vực dự án cho thấy đa số các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn nước ngầm QCVN 09 : 2008/BTNMT. Tuy nhiên mẫu nước có tổng hàm lượng cacbon hữu cơ khá cao (29,3 mg/l), so.Do đó, dự án sẽ không sử dụng nguồn nước ngầm vào sử dụng cấp nước. 1.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Do địa chất của khu vực dự án tương đối phức tạp, nên phải có giải pháp kết cấu phù hợp khi đầu tư xây dựng. Trong khu đất đầu tư chủ yếu là đất nông nghiệp, ao, rạch do đất rất thuận lợi cho việc bồi thường, giải tỏa, chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Tuy nhiên chủ đầu tư cần có phương án đền bù thỏa đáng đề người dân có điều kiện chuyển đổi ngành nghề, tái ổn định cuộc sống. Khu đất nằm gần hệ thống hạ tầng kỹ thuật các dân cư lân cận do đó có điều kiện thuận lợi cho việc kết nối với các khu vực xung quanh. CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1. TÁC ĐỘNG DO VIỆC DI DỜI, GIẢI TỎA TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ Dự án khu chung cư cao cấp Phú Thuận tại phường Phú Thuận, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh dự kiến xây dựng trên khu đất có diện tích 42.082m2. Trong khu đất dự án chủ yếu là đất ruộng, năng suất kém, gần sông rạch và mương nước, cách thành phố khoảng 7 km, do đó rất thuận lợi cho việc bồi thường, giải tỏa và chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Tuy nhiên chủ đầu tư cần có phương án đền bù thỏa đáng để người dân có điều kiện chuyển đổi ngành nghề, tái ổn định cuộc sống. 2.2. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG 2.2.1. Nội dung và qui mô xây dựng các hạng mục công trình Với diện tích tổng mặt bằng là 42.082 m2 cần xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng, các công việc xây dựng cơ bản tại khu vực Dự án có thể tóm tắt như sau: Các công trình đất Khối lượng đất san lấp là 67.331 m3 (gồm bờ đê và hẻm đất) Các công trình xây lắp Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ để tiếp cận với các trục đường giao thông hiện hữu của khu vực. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên toàn khu đất dự án. Xây dựng hệ thống cung cấp nước. Xây dựng hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc. Xây dựng một hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải. Các khu nhà chung cư cao tầng. Bảng 2.1. Các tác động tiềm ẩn trong giai đoạn thi công Các hoạt động chính yếu Nguồn tiềm ẩn tác động Kiểu tác động đặc trưng và cơ bản nhất Tập kết công nhân Lán trại tạm và sinh hoạt hàng ngày của công nhân · Các chất thải sinh hoạt của công nhân · Gia tăng mật độ giao thông đi lại trên tuyến giao thông trong khu vực. · An ninh và các vấn đề xã hội khác Tập kết vật liệu xây dựng và các phương tiện thi công đến hiện trường Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu và thiết bị · Các chất thải từ các phương tiện vận chuyển · Các sự cố và tai nạn giao thông · Tăng mật độ giao thông Vận chuyển đất, đào đắp đất Hoạt động của các phương tiện đắp đất. · Gây ra hiện tượng ngập lụt cục bộ do quá trình san lấp đất · Hủy diệt các tài nguyên sinh vật trong phạm vi bị san lấp mặt bằng · Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công · Tăng mật độ giao thông · Các sự cố thi công tiềm ẩn Xây dựng các hạng mục công trình chính Hoạt động của các phương tiện thi công · Chất thải từ xây dựng, chất thải sinh hoạt · Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công · Tai nạn lao động · Các sự cố thi công tiềm ẩn · Khả năng gây cháy nổ Việc thi công xây dựng các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng trong khu vực Dự án (bao gồm việc tập kết công nhân, tập kết vật liệu xây dựng đến hiện trường và thi công công trình) sẽ gây ra một số tác động đến các dạng tài nguyên và môi trường sinh thái trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án. 2.2.2. Tác động đến môi trường nước Trước tiên, việc tập kết công nhân đến hiện trường khu vực thi công sẽ kéo theo việc lán trại, xây dựng các khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của số cán bộ và công nhân xây dựng tại hiện trường sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm cục bộ môi trường nước, ước tính có khoảng 200 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm. Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và xử lý lượng nước này một cách hợp lý. Với cường độ mưa tương đối cao, lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có phương án quản lý tốt. Việc tập kết đất đắp, vật liệu xây dựng và phương tiện thi công đến hiện trường khu vực dự án cũng có nhiều khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường nước. Các hoạt động đào, đắp đất trong khu vực dự án trong quá trình thi công san lấp mặt bằng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong phạm vi công trường và có thể lan truyền ô nhiễm đến nguồn nước mặt là rạch Cầu Bông. Quá trình san lấp đất có thể gây ra hiện tượng ngập lụt cục bộ khi trời mưa lớn. Tóm lại: Tuy có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước, song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ tự biến mất sau khi công trình được thi công hoàn tất. 2.2.3. Tác động đến môi trường không khí Theo tính toán, công tác san nền được thực hiện nhằm tạo cao độ phù hợp, khối lượng đất đắp tính toán khoảng 67.331 m3. Ngoài ra còn có các hoạt động khác trong quá trình thi công như ban đất, vận chuyển đất đắp và vật liệu xây dựng… Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí và các tác động chính kèm theo đó có thể tóm lược như sau: Ô nhiễm bụi, khí thải từ quá trình phát quang, đào đất, thi công các hạng mục Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu từ khâu phát quang, sang lấp mặt bằng, đào đất đào móng công trình, hoạt động đào mương rãnh đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải và đường ống cấp nước…) có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư, hệ động thực vật), đặc biệt vào mùa khô. Hiện tại, nồng độ bụi trong khu vực dự án khá thấp (0,22 – 0,28 mg/m3), nhưng trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Việc thi công các hạng mục chính và có nhiều tác nhân ô nhiễm, bao gồm: Khối lượng xây dựng đường ống cấp nước. Khối lượng xây dựng hệ thống thoát nước mưa. Cống thoát nước thải Khối lượng xây dựng giao thông: gồm có các tuyến đường chính, các tuyến đường nội bộ. Thật khó để đánh giá tải lượng của ô nhiễm của các hoạt động từ các hạng mục nói trên. Trong thực tế cho thấy quá trình đào đất xây dựng đường xá, lắp đặt cống, cáp điện thoại đều phát sinh bụi. Kết quả đo đạc ở một số công trường tương tự khác trong thời gian thi công, thì ở vị trí cách 50 -100 m cuối hướng gió cho thấy nồng độ bụi ở mức 10 - 14 mg/m3, lớn hơn nhiều lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng bụi trong môi trường không khí xung quanh. Các ô nhiễm về bụi, khí sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp xây dựng và khu dân cư lân cận khu vực dự án. Hai tác hại chủ yếu có thể xảy ra đối với sức khoẻ công nhân là: bệnh bụi phổi và các loại bệnh khác như bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, khí quản, phế quản….), các loại bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da….), các loại bệnh về mắt (bụi bắn vào mắt gây ra kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt….), các loại bệnh đường tiêu hóa … Đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiễm bụi do thi công thường chỉ ảnh hưởng đến những khu vực dưới hướng gió chủ đạo. Tính chất tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao do cự ly phát tán bụi khá xa. Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải Trong quá trình thi công, khi các phương tiện giao thông vận tải chở nguyên vật liệu ra vào công trình sẽ phát thải một lượng khói chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, Cacbuahydro, Aldehyd, Bụi. Hướng phát tán ô nhiễm không khí bị ảnh hưởng sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng trong khu vực. Các thông số về khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến phát tán ô nhiễm là hướng gió và vận tốc gió. Hướng gió chủ đạo gồm 3 hướng chính : Đông Nam, Tây Nam và Tây. Các hướng gió này lần lượt xen kẽ nhau thổi từ tháng 5 đến tháng 10, không có hướng gió nào chiếm ưu thế hơn. Tốc độ gió chênh lệch từ 2,1 – 3,6 m/s (gió Tây) và từ 2,4 – 3,7 m/s (gió Đông Nam).Như vậy các vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm bụi và khói thải cũng sẽ thay đổi theo hướng gió như đã mô tả trên. Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động Bên cạnh nguồn ồn nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy phát điện… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng sau (chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời): Bảng 2.2. Mức ồn các thiết bị thi công STT THIẾT BỊ MỨC ỒN ( dBA ) 01 Xe ủi 92,0 02 Xe lu 72,0 – 74,0 03 Xe trộn bê tông 75,0 – 88,0 04 Cần trục (di động) 76,0 – 87,0 05 Búa chèn và khoan 76,0 – 94,0 06 Máy đóng cọc 90,0 – 94,0 07 Máy phát điện 82,0 – 92 Theo TCVN 6962 : 2001 : Rung động và chấn động – rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức tối đa cho phép dối với môi trường công cộng và khu dân cư thì loại ô nhiễm ny có mức độ nặng nhưng chỉ trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: công nhân trực tiếp thi công công trình, dân cư xung quanh khu đất dự án, người đi đường và động vật nuôi. Mức độ tác động có thể phân chia theo ba cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau: Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m); Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m); Nhẹ: Người đi đường và hệ động vật nuôi. Ô nhiễm nhiệt Từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường. 2.2.4. Tác động đến tài nguyên – môi trường đất Vì khu đất dự án nằm trong quy hoạch phát triển chung của phường Phú Thuận nên xem như không có tác động nhiều đến mục đích sử dụng, ngược lại nó có thể làm tăng giá trị sử dụng của tài nguyên đất vùng quy hoạch. Một lượng lớn đất được vận chuyển từ nơi khác đến để đắp nền đạt tới cao độ yêu cầu, điều này không ảnh hưởng đáng kể đến tài nguyên đất khu vực. Hiện tượng sạt lở hoặc cát chảy có khả năng xảy ra trong quá trình thi công các công trình quanh khu vực dọc theo rạch Bình Thung. Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh ra trong quá trình thi công công trình cũng như trong quá trình khai thác dự án, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất. Theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người lao động trên công trường là 0,3 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 200 người thì lượng rác thải ra là 60 kg rác/ngày. 2.2.5. Tác động đến các dạng tài nguyên sinh vật Đối với các dạng tài nguyên thủy sinh, thủy sản trong phạm vi dự án Các dạng tài nguyên thủy sinh, thủy sản hiện có trong phạm vi khu quy hoạch như đã đánh giá ở phần hiện trạng, là tương đối nghèo nàn và lại đặc trưng cho hệ sinh thái bị nhiễm bẩn nên không có nhiều những loài có giá trị kinh tế cao, hơn nữa do diện tích bị tác động không lớn nên các tác động của việc thi công các hạng mục công trình của dự án đối với chúng là không đáng kể. Đối với các dạng tài nguyên sinh vật trên cạn ở khu vực lân cận dự án Ở giai đoạn xây dựng cơ bản của dự án, do vận chuyển đất đá san lấp sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân lá cây cối, rau quả làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh. Ngoài ra có thể một số cây cối và thảm thực vật trên khu đất dự án bị mất đi do phải dọn dẹp bố trí mặt bằng các công trình. Hiện tại trên khuôn viên dự án, thảm thực vật gần như chẳng có gì ngoài cỏ dại, loài động vật quý hiếm trong khu vực dự án là không có cho nên ảnh hưởng của dự án đối với tài nguyên sinh vật là không đáng kể. Tuy nhiên, do khu đất dự án có diện tích tương đối lớn nên để đảm bảo cân bằng sinh thái và giảm bớt các tác động từ phía bên ngoài (bụi bặm, tiếng ồn...), dự án sẽ tính đến những khu vực cây xanh hiện hữu được giữ và kết hợp với việc trồng cây xanh mới để tạo vùng cách ly ô nhiễm với môi trường xung quanh. 2.2.6. Các tác động khác Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công cũng gây ra các ảnh hưởng nhất định tới môi trường xung quanh. Máy móc di chuyển có thể làm ảnh hưởng đến đường sá giao thông, gây ra tiếng ồn, bụi và thậm chí có thể làm hỏng một số con đường đang xuống cấp. Máy móc thiết bị chạy bằng xăng dầu còn tạo ra nguồn ô nhiễm từ các loại khói thải do các phương tiện vận chuyển. Công nhân di chuyển và tập kết trên công trường cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực. Việc cố định các khu nhà ở tạm của công nhân làm cho các tệ nạn xã hội có khả năng phát sinh nếu không ngăn chặn kịp thời. Các loại bao bì, phế liệu sản sinh ra trong quá trình thi công, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Việc để rơi vãi đinh sét, dây kẽm sét, lưỡi cưa… lên đường nội bộ khu vực dự án dễ làm cho người qua lại dẫm lên phải và hậu quả của nó, tùy từng mức độ, có thể đưa đến bệnh uốn ván - một trong những căn bệnh rất nguy hiểm đối với tính mạng con người. 2.3. CÁC TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 2.3.1. Nước thải Khi khu chung cư cao cấp Phú Thuận tại phường Phú Thuận, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động ổn định thì nước thải có thể phát sinh từ các nguồn như sau: Nước mưa; Nước thải từ khu dân cư; Nước thải từ công trình dịch vụ, trường học, giao thông; Nước mưa Ước tính lượng nước mưa chảy tràn từ khu vực dự án: 42.082m2 x 1,949 m/năm = 82.017,8 m3/năm (Tính trên toàn bộ diện tích dự án với tần suất mưa là 100%, số ngày mưa trong năm là 159 ngày). Chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước mưa. Đối với hoạt động của một khu dân cư thì có thể xảy ra tình trạng nước mưa chảy tràn trên mặt đất làm cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường. Thông thường nước mưa được xem là khá sạch, có thể xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý. Tuy nhiên, trong nội dung xây dựng khu chung cư cao cấp Phú Thuận quận 7 tại phường Phú Thuận, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống đường ống thoát nước mưa sẽ được thiết kế tách riêng với hệ thống đường cống thoát nước thải. Ngoài ra, đường cống thoát nước mưa sẽ có bộ phận chắn rác (song chắn rác) trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Nước thải từ hoạt động của khu dân cư Nước thải từ các hoạt động vừa nêu chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ khu dân cư và nước thải từ các hoạt động dịch vụ. Các chỉ tiêu ước tính lưu lượng nước thải như sau : Dân cư dự kiến = 4.250 người. Lượng nước cấp trung bình = 1.217 m3/ngày. Tổng lượng nước thải trung bình Qthải = 1.131 m3/ngày (95% Q cấp không tính lượng nước dùng trong tưới cây, rửa đường). Đặc trưng của loại nước thải này là có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao, nếu không được tập trung và xử lý thì cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước bề mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ bị phân hủy gây ra mùi hôi. Bảng 2.3. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt STT Chất ô nhiễm Nồng độ trung bình (mg/l) 1 pH 6,8 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 220 4 Tổng chất rắn (TS) 720 5 COD 500 6 BOD 250 7 Tổng Nitơ 40 8 Tổng Phospho 8 (Nguồn: Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga - Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 199) Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4, … chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. Chỉ số BOD5 biểu diễn lượng oxy cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy, chỉ số BOD5 càng cao cho thấy lượng chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, oxy hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất rắn lơ lửng có khả năng gây hiện tượng bồi lắng cho các nguồn sông, suối tiếp nhận nó, khiến chất lượng nước tại những nguồn sông suối này xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải sinh hoạt chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng này. Do vậy, toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của Dự án sẽ được xử lý thu gom về Trạm xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào cống thoát nước chung của khu vực. 2.3.2. Rác thải Chất thải rắn gồm chất thải rắn sinh hoạt của người dân, rác thải trong quá trình hoạt động của các dịch vụ, .... Thành phần rác thải bao gồm các loại rác vô cơ (bao bì, giấy, nylon, nhựa...) và các chất hữu cơ. Nếu chủ đầu tư dự án không có kế hoạch thu gom hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí tại khu vực và vùng lân cận . Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt : W = 1,2 kg/người/ngày Lượng rác thải sinh hoạt toàn khu (với lượng người tối đa là 4.250 người) W = 5.760 kg/ngày Bảng 2.4. Dự báo thành phần rác thải sinh hoạt THÀNH PHẦN BAO GỒM TỶ LỆ (%) Giấy Sách, báo, tạp chí và các vật liệu giấy khác 2 - 4 Thủy tinh Thủy tinh 0.5 - 1.5 Kim loại Lon sắt nhôm, hợp kim các loại 1.5 - 2.5 Nhựa Chai nhựa, bao nilon, các loại khác 4.5 - 7 Chất hữu cơ Thức ăn thừa, rau trái, các chất hữu cơ khác 70 - 82 Chất độc hại Pin, ắc quy, sơn, bệnh phẩm 0.2 - 0.5 Xà bần Sành sứ, bêtông, đá, vỏ sò 2 - 4 Chất hữu cơ khó phân hủy Cao su, da, giả da 2 - 5 Các chất có thể đốt cháy Cành cây, gỗ, vải vụn, lông gia súc, tóc 5 - 9 Trong thành phần rác thải sinh hoạt của dự án chủ yếu là các hợp chất hữu cơ và các loại bao bì khó phân huỷ như PVC, PE, vỏ lon nước giải khát... khi mức độ dịch vụ cao thì tỷ trọng của thành phần này trong rác thải sinh hoạt càng lớn. Ngoài ra, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải cũng là một loại chất thải rắn đáng lưu ý, cần được đánh giá và thu gom theo quy định hoặc chôn lấp đúng theo tiêu chuẩn. 2.3.3. Ô nhiễm không khí, bụi Dự án khu chung cư cao cấp Phú Thuận tại phường Phú Thuận, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành khu dân cư đông đúc. Ô nhiễm không khí và bụi sinh ra chủ yếu do hoạt động giao thông và sinh hoạt nấu ăn tại nhà bếp của các khu nhà và các khu dịch vụ. 2.3.4. Ô nhiễm do hoạt động của máy phát điện dự phòng Dự án sử dụng 2 máy phát điện dự phòng để cung cấp điện cho khu nhà ở trong thời gian mạng lưới điện quốc gia bị ngắt. Việc sử dụng máy phát điện chỉ trong thời gian ngắn và mang tính gián đoạn. Tuy nhiên, quá trình sử dụng máy phát điện cũng sẽ làm phát sinh ra các chất ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh. Nhiên liệu được sử dụng cho máy phát điện là dầu DO. Để tính toán mức độ ô nhiễm của máy phát điện, có thể sử dụng hệ số ô nhiễm như sau: Bảng 2.5. Hệ số ô nhiễm máy phát điện sử dụng dầu DO Chất ô nhiễm Hệ số (g/HP.giờ) HC 0,11 NO2 10,66 Bụi 0,15 SO2 0,57 CO 1,79 Căn cứ vào công suất 1 máy phát điện của dự án 1.600 KVA, tương đương 1.700Hp. Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện ước tính như sau: Bảng 2.6. Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện Chất ơ nhiễm Hệ số (g/HP.giờ) B. g/h g/s HC 187 0,052 NO2 18.122 5,03 Bụi 255 0,071 SO2 969 0,269 CO 3.043 0,85 Nhận xét : Vì hoạt động của máy phát điện không thường xuyên, do đó lưu lượng khí thải phát sinh không nhiều và gián đoạn. Tuy nhiên để hoạt động của máy phát điện không gây ra các tác động đến chất lượng môi trường không khí xung quanh, chủ đầu tư sẽ bố trí chụp hút, đường ống dẫn và quạt hút tại vị trí đặt máy phát điện dự phòng, đưa khí thải đến tháp hấp thụ xử lý phần khí gây độc hại và thoát ra ngoài môi trường không khí bên ngoài qua ống khói, đạt tiêu chuẩn cho phép QCVN 19 : 2009/BTNMT cột B. 2.3.5. Ô nhiễm tiếng ồn Các nguồn ồn điển hình nhất khi dự án hoạt động có thể kể đến là : Hoạt động của máy phát điện trong trường hợp điện lưới thành phố bị mất. Hoạt động của các phương tiện giao thông như xe chở khách, xe tải, xe máy... Hoạt động của các máy móc thiết bị phục vụ cho các công trình phụ trợ (các loại máy bơm nước, máy thổi khí phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải ...) 2.3.6. Nguy cơ gây cháy nổ Hoạt động của dự án có thể tồn trữ các loại nhiên liệu như xăng (chạy xe gắn máy, xe ô tô), các loại nhiên liệu đốt để nấu bếp như gas, dầu lửa v.v… Do đặc điểm của xăng, dầu, gas là các loại nhiên liệu dễ cháy, do vậy nguy cơ cháy nổ là khá lớn. 2.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 2.4.1. Những tác động đến môi trường nước Như phân tích ở phần trên nếu như khi dự án hoạt động, việc xử lý nước thải cục bộ và tập trung được thực hiện tốt, nồng độ các chất ô nhiễm nước được xử lý ở mức độ cao đạt giá trị an toàn theo qui định của nhà nước Việt Nam trước khi xả vào nguồn tiếp nhận không có chất độc hại vượt mức cho phép, khi đó có thể dự báo rằng, hoạt động của Dự án không tác động xấu đến nguồn nước ngầm và nước mặt ở đây. Trong trường hợp nước thải sau xử lý từ trạm xử lý nước thải tập trung không được xử lý tốt thì các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ tác động xấu đến môi trường nước, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt vốn đã có dấu hiệu bị ô nhiễm và môi trường bên trong khu nhà ở cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các loại nước thải ô nhiễm. Khi Dự án đi vào hoạt động, rạch Bình Thung là nguồn tiếp nhận chính nước mưa và nước thải từ Dự án và các khu vực dân cư lân cận. Tác động đầu tiên có thể nhận ra ở đây là sự ngập úng gây mất vệ sinh môi trường khu vực hoặc chảy tràn ra vùng lân cận: các chất bẩn bị phân hủy bốc hôi thối, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng phát triển nhanh chóng, ruồi muỗi cũng phát triển nhanh theo khi đó và hậu quả là rất dễ đưa đến các dịch bệnh lan truyền. 2.4.2. Đánh giá tác động của ô nhiễm không khí và tiếng ồn Nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn từ hoạt động của khu nhà ở là không đáng kể, chủ yếu là từ hoạt động giao thông, các máy lạnh, máy phát điện phục vụ cho các công trình công cộng. Đối với nguồn ô nhiễm này, nhìn chung không cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để khống chế mà chủ yếu dựa vào các giải pháp quản lý. 2.4.3. Đánh giá tác động do chất thải rắn Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động của khu nhà ở nếu không được xử lý tốt sẽ gây tác động xấu cho môi trường đất, môi trường nước và là môi trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển sẽ là nơi phát sinh và lây lan các nguồn bệnh do côn trùng (ruồi, chuột,...), mùi, bụi... ảnh hưởng trực tiếp đến con người và cảnh quan khu vực. So với nước thải và khí thải, tốc độ lan truyền tác hại đối với môi trường do chất thải rắn không cao bằng nhưng với khối lượng lớn và các thành phần khó xử lý, nó tiềm ần nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao mà nguy cơ bị ảnh hưởng đầu tiên là môi trường đất và kéo theo môi trường nước và không khí. 2.4.4. Tác động lên các tài nguyên môi trường khác Cấp thoát nước Theo qui hoạch cấp nước của dự án, tất cả các hoạt động sử dụng nước trong khu nhà ở đều lấy nước từ hệ thống cấp nước thành phố từ Nhà máy cấp nước. Do vậy, dự án không sử dụng nước ngầm, do vậy lưu lượng nước ngầm khai thác sẽ không có và không ảnh hưởng đến chất lượng và trữ lượng tầng nước ngầm. Hiện nay tại khu vực dự án chưa có cống thoát nước chung, do đó giai đoạn đầu của dự án, toàn bộ nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom về trạm xử lý tập trung. Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra hệ thống thoát nước của quận. Khu đất Dự án được san nền thoát nước phù hợp với cao trình của khu vực hiện hữu và sẵn có một số tuyến cống thoát nước trong khu vực nên không gặp khó khăn trong việc tiêu thoát nước hay bị ngập úng. Giao thông vận tải Hiện tại, mật độ lưu thông trong khu vực phường Phú Thuận còn khá thông thoáng. Về lâu dài với cường độ phát triển nhanh trong khu vực sẽ góp phần làm tăng hơn nữa mật độ xe trên các tuyến đường này, đặc biệt là mật độ xe tải vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của Cụm công nghiệp, xe đưa đón công nhân.... Mật độ giao thông trong khu vực tăng lên sẽ gây ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, chính sự phát triển của dự án cũng sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường giao thông cũng như thúc đẩy quá trình đô thị hoá trong khu vực. CHƯƠNG 3 : CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 3.1. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ MẶT BẰNG, THI CÔNG XÂY DỰNG 3.1.1. Khống chế ô nhiễm trong công tác chuẩn bị mặt bằng Giải phóng mặt bằng cần phải phát hoang, triệt hạ cây cối bụi rậm, dọn sạch mặt bằng trước khi san lấp. Cây cỏ được thu gom tập trung nơi khô ráo và đốt để tránh thối rữa gây ô nhiễm nguồn nước. Mặt bằng phải được san lấp theo thiết kế, chuẩn bị kỹ thuật có đường phân lưu để nhanh chóng thoát nước khi có mưa, không để nước tù đọng gây ô nhiễm môi trường. Quá trình đền bù giải tỏa hợp lý, tuân theo qui định của pháp luật. Giá đền bù được thỏa thuận giữa chủ đầu tư và các hộ dân trong khu vực dự án, đảm bảo dự án đầu tư có hiệu quả đồng thời những hộ đang canh tác, sử dụng trên khu đất dự án có điều kiện chuyển đổi ngành nghề phù hợp. 3.1.2. Khống chế ô nhiễm trong quá trình thi công Khống chế khói bụi trong quá trình thi công Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công ở mức tối đa. Khu vực công trường, khu chứa vật liệu xây dựng được che chắn bằng tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn). Để hạn chế bụi tại khu vực công trường xây dựng, chủ đầu tư sẽ có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp. Hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm. Khi thi công xây dựng, việc vận chuyển vật liệu xây dựng đi lại nhiều lần sẽ làm gia tăng lượng khói bụi ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí tại khu vực. Do đó, trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm khói bụi tại công trường, các sân bãi tập kết vật liệu xây dựng sẽ được phun nước thường xuyên nhằm hạn chế bụi, đất cát theo gió phát tán vào không khí. Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân bốc dỡ sẽ được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Khắc phục tiếng ồn, rung trong quá trình thi công Khu vực dự án nằm tại cách rất xa khu dân cư nên tiếng ồn và rung không ảnh hưởng đến người dân. Tuy vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn, rung của công trường, dự án sẽ có kế hoạch thi công hợp lý, các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn như máy khoan, đào, đóng cọc bêtông bằng búa thủy lực (nếu có) sẽ không hoạt động trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ. Khống chế nước thải từ quá trình thi công xây dựng Tại công trình sẽ bố trí các nhà vệ sinh tạm tại các lán trại của công nhân xây dựng. Các nhà vệ sinh tạm đều có hầm tự hoại được thiết kế có kích thước phù hợp với số lượng công nhân sử dụng tương ứng. Khi giai đoạn thi công kết thúc, bùn trong hầm tự hoại sẽ được hút lên bằng các xe hút chuyên dùng và tiến hành lấp hầm tự hoại. Khống chế chất thải rắn trong quá trình thi công Các loại chất thải trong quá trình xây dựng chủ yếu bao gồm đất, cát, đá, coffa, sắt thép… sẽ được tập trung tại bãi chứa quy định. Đất, đá cát sẽ được chuyển đi đắp các vùng trũng trong khu vực, còn coffa, sắt thép … sẽ được bán cho các đơn vị có nhu cầu tái sử dụng. 3.1.3. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cần tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động. Cụ thể là: Các máy móc, thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật; Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. Cần kiểm tra sự rò rỉ, các đường ống kỹ thuật phải sơn màu theo đúng tiêu chuẩn quy định (nhiên liệu, hơi nước, khí...) Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật; Thi công xây dựng, lắp dựng dàn giáo, thiết bị trên cao phải có trang bị dây neo móc an toàn. Các biện pháp để bảo vệ an toàn lao động cho người công nhân là không thể thiếu. Do vậy mà công nhân phải được trang bị đầy đủ các phục trang cá nhân cần thiết. Các trang phục này bao gồm: quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng... Bên cạnh đó, cũng cần phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường lao động cho người công nhân. Cụ thể là các vùng hoạt động thường xuyên của công nhân một mặt đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh: khí thở, bụi, tiếng ồn... mặt khác phải đảm bảo được các qui định về chiếu sáng cho công nhân lao động thích ứng với từng loại hình và tính chất công việc. Trong những trường hợp sự cố, công nhân vận hành phải được hướng dẫn và thực tập xử lý theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràng: Vòi nước xả rửa khi sự cố, tủ thuốc và dụng cụ rửa mắt, bình cung cấp ôxy… Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, cứu hỏa... 3.2. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 3.2.1. Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm không khí Dự án khu chung cư cao cấp Phú Thuận tại phường Phú Thuận, quận 7, Tp.HCM chỉ bao gồm các khu nhà chung cư cao cấp và các khu dịch vụ khác, không có chức năng sản xuất công nghiệp nên hoạt động của khu không làm phát sinh khí thải. Khí thải chỉ phát sinh do các phương tiện giao thông hoạt động trong khu vực, tuy nhiên đây là nguồn di động và tập trung không thường xuyên, hơn nữa khu dự án được quy hoạch rất thông thoáng với hệ thống cây xanh dày đặc kết hợp với lượng xây xanh được bố trí trong khu vực dự án sẽ góp phần làm trong sạch môi trường, do đó nguồn ô nhiễm này sẽ gây ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe con người và động vật. Trước mắt, khi Dự án đi vào hoạt động, để khắc phục và giảm thiếu mức ồn và rung do hoạt động của giao thông và sản xuất khu vực lân cận Dự án, trong qui hoạch toàn khu, chủ đầu tư đã chú trọng đến vấn đề bố trí cây xanh đã góp phần làm trong sạch môi trường tại đây, cụ thể như sau: Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí, một số loại cây có thể hấp thụ các kim loại nặng như chì, Cd.. Ngoài ra một số loại cây xanh rất nhạy với ô nhiễm không khí cho nên có thể dùng cây xanh để làm vật chỉ thị nhằm phát hiện chất ô nhiễm không khí. Vì vậy cần trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên và xung quanh chu vi các cơ sở sản xuất, dọc các đường giao thông, trong khu đệm giữa công nghiệp với khu dân cư. 3.2.2. Biện pháp xử lý chất thải rắn Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt : 1,2 kg/người/ngày Tổng lượng rác thải phát sinh : 5,8 tấn/ngày (ước tính khoảng 4.250 người) Quản lý hợp lý, tái sử dụng và tận dụng tối đa các chất thải rắn là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế mức độ ô nhiễm của nguồn thải này. Biện pháp xử lý rác thải qua các công đoạn sau: Đối với các chung cư cao tầng: rác thải từ các căn hộ được thu gom bằng ống geal về hầm chứa rác thải tập trung. Từ trạm tập kết rác thải tập trung của dự án, chủ đầu tư sẽ hợp đồng với Công ty dịch vụ công ích Quận 7 thu gom, vận chuyển và đưa đến bãi chôn lấp theo quy định. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh đường phố và hạn chế những mùi hôi khó chịu từ rác bay ra thì phương tiện vận chuyển không quá cũ kỹ, hệ thống xe phải kín, không để rác rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Bảng 3.1. Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt của Dự án Phân loại Phương pháp giảm thiểu Rác sinh hoạt Thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp Bao nilon, nhựa, giấy, thủy tinh Thu gom để tái chế Bùn sau quá trình xử lý Đưa đến bãi chôn lấp theo quy định 3.2.3. Biện pháp xử lý nước thải Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt Phân loại nước thải Xét theo tính chất, đặc thù và mức độ ô nhiễm của từng nguồn, có thể nhận thấy rằng nước thải của các khu dân cư được phân thành hai nhóm sau đây: a) Nhóm thứ nhất: Nước thải “qui ước sạch” Nhóm này bao gồm toàn bộ lượng nước mưa sạch rơi trên mặt bằng khuôn viên khu vực dự án. Loại nước thải này theo nguyên tắc có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận, không cần qua xử lý b) Nhóm thứ hai: Nước thải sinh hoạt Nhóm này bao gồm tất cả các loại nước thải từ khu vực dân cư, trường học và các khu dịch vụ khác Hệ thống thoát nước a) Hệ thống thoát nước mưa Sử dụng hệ thống cống bê tông cốt thép đặt ngầm dưới hè dọc theo 2 bên các trục giao thông để tổ chức thoát nước mưa triệt để, tránh ngập úng cục bộ. Hướng thoát của Dự án vào rạch Bình Thung. b) Hệ thống thoát nước bẩn Xây dựng hai hệ thống thoát nước riêng biệt, hệ thống thoát nước bẩn sẽ tập trung toàn bộ nước thải bẩn dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung. Trước khi thoát vào cống, nước thải sinh hoạt từ các hố xí phải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại xây đúng quy cách. Theo quy hoạch, nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép được thu gom thoát chung vào tuyến cống chính thu nước thải của dự án đổ vào rạch Bình Thung. Công ty CP Vạn Phát Hưng cam kết đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất khoảng 1.075 m3/ngày đêm, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào rạch Bình Thung. Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt Nước thải từ nhà vệ sinh ở các khu dân cư và các dịch vụ khác cần được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn (bể phân hủy cặn kỵ khí). Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 - 70% và theo BOD5 là 60 - 65%. Nước thải này tiếp tục được dẫn vào hệ thống thu và vào hệ thống xử lý nước thải tập trung . Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại được dẫn về hệ thống xử lý tập trung để xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14_2008 trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là rạch Bình Thung. Bảng 3.2. Tính chất nước thải đầu vào của trạm xử lý nước thải NỒNG ĐỘ (mg/l) Giới hạn Trung bình 1 pH 6,8 – 8 7,0 2 SS 100 – 800 400 3 COD 200 – 1300 750 4 BOD 100 – 600 350 5 Tổng Nitơ 20 – 110 60 6 Chất tẩy rửa 5 – 20 10 7 SO42- - 50 (Nguồn: Melcaf & Eddy, 1991) Bảng 3.3. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14_2008 Thông số Đơn vị Tiêu chuẩn xả thải QCVN 14 : 2008/BTNMT Loại A Loại B PH - 5 – 9 5 – 9 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20 BOD5(200C) mg/l 30 50 TSS mg/l 50 100 Coliform MPN/100 ml 3.000 5.000 Toàn bộ nước thải sau xử lý của khu dân cư một phần sẽ được tái sử dụng để tưới cây trong khu vực, phần còn lại sẽ được đổ ra rạch Bình Thung sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. 3.2.4. Các biện pháp khống chế ồn, rung và khí thải từ máy phát điện dự phòng Tiếng ồn sinh ra chủ yếu từ phương tiện giao thông, các hệ thống máy lạnh trung tâm phục vụ cho các công trình công cộng. Đối với nguồn ô nhiễm này, nhìn chung không cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để khống chế mà chủ yếu dựa vào các giải pháp quản lý, cụ thể như sau : Phân chia các khu vực có mức ồn khác nhau và có các khu đệm bằng cây xanh. Hiện đại hóa thiết bị: Sử dụng các loại thiết bị ít gây ồn và chấn động nhất. Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy lạnh trung tâm. Máy phát điện trung tâm cho khu chung cư cao tầng và các công trình công cộng đều được đặt tại tầng hầm của các công trình. Các biện pháp sau được áp dụng ngay khi bắt đầu lắp đặt máy phát điện: Bố trí máy phát điện trong buồng cách âm. Lắp đệm chống ồn trong quá trình lắp đặt máy phát điện Kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng. 3.2.5. Các biện pháp phòng chống cháy nổ Để đảm bảo an toàn cho Khu nhà ở, trong quá trình thiết kế và xây dựng, đơn vị thi công đã phải tuân thủ theo các quy định về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình (TCVN 2622-1995). Tuy vậy, trong thực tế khi dự án được đưa vào sử dụng cũng cần có các biện pháp hỗ trợ cho việc phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại người và của một khi có sự cố xảy ra. Các biện pháp này như sau: Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy theo mạng lưới vòng tại tất cả các khu nhà liên kế và đặt các đường ống cụt dẫn nước chữa cháy đến khu vực. Các trụ nước chữa cháy phải bố trí dọc theo đường giao thông bên ngoài và đường nội bộ của dự án. Khoảng cách các trụ không quá 150m. Trụ nước chữa cháy phải đặt cách tường ít nhất 5m và nên bố trí ở ngã ba hay đường nội bộ của dự án. Đường đi nội bộ trong khu vực dự án phải rộng ít nhất 6m để phương tiện cứu hỏa có thể vô dễ dàng. Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt, các thiết bị và phương tiện phòng cháy hiệu quả. Tiến hành kiểm tra và sửa chữa định kỳ các hệ thống có thể gây cháy nổ (hệ thống điện). 3.2.6. Một số biện pháp hỗ trợ Ngoài các biện pháp kỹ thuật và công nghệ chủ yếu và có tính chất quyết định để giảm nhẹ các nguồn ô nhiễm của dự án, các biện pháp hỗ trợ sau đây cũng có thể làm giảm mức độ ô nhiểm của các nguồn: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho toàn thể dân cư trong khu vực. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, tổ chức tốt mạng lưới y tế và quản lý chặt chẽ các nguồn ô nhiễm. Cùng với các bộ phận khác trong khu vực tham gia thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các quy định và các hướng dẫn chung cả các cấp chuyên môn và có thẩm quyền của Thành phố. Đôn đốc, giáo dục người dân thực hiện các quy định về an toàn điện, phòng chống cháy nổ kết hợp với các biện pháp thưởng phạt thích đáng với các cá nhân không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy đã ban hành. Việc xây dựng hạ tầng sẽ tiến hành theo quy hoạch, đảm bảo tốt việc tiêu thoát nước cho khu vực chung quanh, tránh hiện tượng ngập úng do việc san lấp không đúng quy định và không có hệ thống tiêu thoát nước tự nhiên. Tổ chức thực hiện trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các đường đi nội bộ của dự án để tạo bóng mát và tạo cảm giác mát mẻ cho người dân, ngoài ra còn điều hòa môi trường vi khí hậu. Đồng thời tổ chức tốt việc trồng tỉa cây xanh kết hợp với việc tưới cây, rửa đường trong khu vực nhằm hạn chế bụi và cải thiện điều kiện vi khí hậu trong khu vực. Trong khu vực dự án, diện tích cây xanh được quy hoạch là 12.294,28 m2, chiếm khoảng 29,04% tổng diện tích dự án. Chủ yếu là dạng cây xanh trồng hai bên đường nội bộ và cây xanh được bố trí trong các công viên, các khu vực công cộng theo từng cụm. Theo quy hoạch tổng thể của toàn khu, tỷ lệ cây xanh là đạt yêu cầu. KẾT LUẬN Dự án đầu tư xây dựng khu chung cư cao cấp Phú Thuận tại phường Phú Thuận, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở trong chương trình phục vụ giãn dân từ nội thành và các khu công nghiệp, khu chế xuất …Đồng thời dự án góp phần chỉnh trang đô thị, mang lại lợi ích cho xã hội. Vị trí xây dựng Dự án phù hợp với hướng qui hoạch phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh. Với những thuận lợi về giao thông và các mối liên quan hỗ trợ giữa các khu công nghiệp trong khu vực. Ngoài việc xây dựng các cơ sở hạ tầng (đường sá, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước .v.v...), Dự án đã có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Kết hợp với khâu xử lý ô nhiễm, Chủ đầu tư Dự án sẽ đề xuất các biện pháp quản lý chặt chẽ về vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa các chất thải, xây dựng cụ thể các biện pháp an toàn lao động, an toàn cháy nổ và sự cố. Trong quá trình đưa dự án vào hoạt động, Chủ đầu tư cam kết đảm bảo xử lý các chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường và thực hiện đúng chương trình giám sát chất lượng môi trường như báo cáo đã đề xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tieu_luan_moi_truong_9979.doc
Luận văn liên quan