-Tiếp tục phát triển các loại thiếp theo xu hướng hiện đại đáp ứng cho cầu
rất lớn cho nhóm khách hàng sinh viên học sinh.
-Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sang các địa phương
lân cận, các thành phố (như Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định , Thái Bình.),
đưa sản phẩm đi xa hơn.Mở thêm các đại lý tại Vinh , Đà Nẵng và TP HCM.
-Chuyên môn hóa sản xuất, bằng cách thuê thêm nhà xưởng, chuyên môn
hóa công nhân trong các khâu sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng
tăng.
-Mở thêm các cửa hàng thiếp vàng handmade tại nhiều nơi trong và ngoài
Hà Nội.
35 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dự án phát truyển thị trường công ty thiếp vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời gian tham gia vào cửa hàng.
1.4 Nhu cầu của khách du lịch nước ngoài
14.1 Nhu cầu của khách du lịch đến từ các nước Châu Á:
7
Khi đưa ra sản phẩm quà lưu niệm (các loại thiếp handmade) để khách du
lịch Châu Á xem, họ rất thích và muốn mua chúng, đặc biệt là du khách Nhật
Bản họ có thể đặt ra mức giá từ 5$-15$ cho sản phẩm của thiếp vàng. Tôi có
đưa ra mô hình cửa hàng sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ mà tại đó du khách có
thể tự làm ra các sản phẩm dưới sự hướng dẫn của nhân viên của cửa hàng và họ
rất ủng hộ, nếu có họ sẽ là những khách hàng của cửa hàng đó.
1.4.2 Nhu cầu của các khách du lịch đến từ các nước Châu Âu:
Nhu cầu của các khách du lịch đến từ Châu Âu, họ đều thích các loại thiếp
đơn giản không cần cầu kì quá, giá bán vừa phải nhu cầu về các loại thiếp cầu kì
là không cao.
Khách du lịch là "tây ba lô " họ không thích những thứ quá cầu kì, càng
đơn giản càng tốt và do nắm được giá thị trường ở Việt Nam, nên xu hướng họ
muốn mua những thứ hết sức rẻ tiền làm kỉ niệm.
Khách du lịch đi theo đoàn thì cầu về loại hàng có lớn hơn một chút và trả
giá vừa phải cho sản phẩm.
Nhưng đặc biệt khi giới thiệu về mô hình cửa hàng thiếp vàng handmade
họ đã rất thích thú và ủng hộ, họ nói rằng: đấy là một ý tưởng tuyệt vời và họ rất
thích được như thế. Họ sẵn sàng trả với mức giá cao cho sản phẩm do chính tay
mình làm ra tại cửa hàng.
2-Phân nhóm theo nhu cầu
Trên cơ sở những phân tích trên tôi phân khách hàng thành từng nhóm
theo từng nhu cầu.
Bảng II-1: Bảng phân nhóm khách hàngtheo nhu cầu
Đơn vị tính là 1.000VND
Nhóm khách hàng
Nhu cầu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Nhóm
IV Nhóm V
Sản phẩm thiếp của công ty
TNHH thiếp vàng + + + +
Sản phẩm của cửa hàng thiếp
vàng handmade + + +
Giá của sản phẩm :
-Thiếp không gian
-Thiếp trổ thủng, bưu thiếp
-Thiếp theo nhu cầu riêng
-Thiếp đặt hàng handmade
12-20
6-12
20-50
30-80
10-15
8-10
20-25
50-100
20-50
30-80
100-300
50-100
5-10
5-10
100-300
15-25
10-20
20-50
50-100
Giá của sản phẩm handmade 30-80 100-300 100-300 50-100
*Chú ý: -Không có sản phẩm riêngtheo nhu cầu và sản phẩm handmade
cho nhóm II, vì nhóm II chủ yếu là sử dụng sản phẩm thiếp lịch, hoặc quảng cáo
mà thôi.
8
- Sản phẩm cho nhóm IV sẽ chủ yếu là các loại bưu thiếp (giá rẻ), do
tập tục văn hóa của nhóm này là thích đơn giản, không thích cầu kì.
Nhóm I: Học sinh, sinh viên, người có thu nhập, có gia đình.
Nhóm II: Các doanh nghiệp, cuộc thi.
Nhóm III: Khách du lịch Châu Á.
Nhóm IV: Khách du lịch Châu Âu.
NhómV: Khách du lịch trong nước.
Dấu “+” thể hiện cho nhu cầu của khách hàng cao.
3-Xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới
Trong thời gian tới xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thiếp chủ yếu của
giới trẻ là các sản phẩm mẫu mã phong phú đa dạng, những hình ảnh funny in
trên các loại thiếp. Xu hướng tiêu dùng cho những sản phẩm thiếp nhiều hơn
cho những sản phẩm thiếp chuyên môn như: tặng bạn đồng nghiệp khi lên chức,
dùng để xin lỗi bạn bè cho một sự việc nào đó.
II-Phân tích cung thị trường:
1-Phân tích ngành:
1.1-Phân tích đối thủ cạnh tranh:
Qua tìm hiểu khu vự thị trường của dự án.Tôi thấy thị trường thiếp, quà
lưu niệm nổi lên một số đối thủ cạnh tranh như sau:
- Một số hãng sản xuất thiếp có tiếng của nước ngoài, đặc biệt là hãng sản
xuất thiếp hallmark.
- Các hãng sản xuất thiếp của Việt Nam, đặc biệt là hãng kiến vàng.
- Các sản phẩm thiếp từ Trung Quốc.
- Các sản phẩm thiếp tự làm của các bạn sinh viên.
- Các hãng chuyên in sản phẩm lịch, các loại thiếp năm mới.
Nhìn chung các sản phẩm hiện có trên thị trường là rất đa dạng. Hướng đi
của các sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm thiếp cổ điển (thiếp gập và được in
các câu ngạn ngữ, câu nói ý nghĩa, các hình thù funny ...). Một số các loại thiếp
của Trung Quốc có hình thức đặc biệt như thiếp chuông (khi mở ra là một bản
nhạc được phát ra từ trong thiếp)...
Hầu hết các sản phẩm thiếp trên thị trường hiện nay đều tập trung vào các
ngày đặc biệt như sinh nhật, Valentin, 8-3... Do vây thị trường về thiếp trong các
ngay này gần như là bão hòa. Các hãng sản xuất vẫn chưa tập chung nhiều vào
các loại thiếp phục vụ các nhu cầu khác như: Mừng giám đốc mới, mừng con
đầy tháng, mừng bạn bè người thân đỗ đại học hay đơn giản chỉ là để làm quen,
để xin lỗi một việc gì đó với bạn bè... Đây sẽ là chỗ trống thị trường để thiếp
vàng có thể lấp vào chiếm lĩnh thị phần trong miếng bánh ngọt của thị trường.
1.2 Các sản phẩm thay thế:
Theo như nhu cầu tiêu dùng hiện nay về sản phẩm quà lưu niệm trên thị
trường, một xu hướng trong tiêu dùng lá sử dụng các loạidầu gội, sữa tắm, đồ
trang điểm, mĩ phẩm để làm quà (đặc biệt là quà sinh nhật )dành cho bạn bè. Do
vậy sản phẩm thay thế ở đây là của các hãng sản xuất hàng mĩ phẩm trên thị
9
trường, sẽ là đối thủ cho các sản phẩm handmade khác. Nhưng hầu như cũng
không gây ảnh hưởng lớn đến thị phần sản phẩm của thiếp vàng, do hầu hết đó
là sản phẩm quà tặng sinh nhật.
Được biết công ty Huy Hoàng cũng đang sản xuất các sản phẩm quà lưu
niệm dành cho các cuộc thi các giải thể thao... Tuy vậy cũng không gây ảnh
hưởng lớn lắm đến các sản phẩm thiếp của thiếp vàng.
1.3 Đối thủ tiềm ẩn:
Là các công ty ra đời sau thiếp vàng và các cửa hàng mở ra với các tiêu
chí như của thiếp vàng handmade. Do đặc tính của sản phẩm là dễ bắt chước
làm theo. Các dòng sản phẩm mới của các hãng sản xuất thiếp trên thị trường
nhằm phân chia thị phần trên thị trường.Tuy vậy nhưng nếu các công ty hay các
cửa hàng ra sau thì khi đó các sản phẩm của handmade đã có mặt trên thị trường
một khoảng thời gian đủ để tạo thành một thương hiệu mạnh trong lòng khách
hàng tiêu dung.
Một số các loại thiếp nhập khẩu từ Hàn Quốc (hiện nay vẫn chưa thấy
xuất hiện trên thị trường Hà Nội ) cũng sẽ là đối thủ tiềm ẩn của thiếp vàng. Vì
xu hướng tiêu dùng của giới trẻ hiện nay đang chuộng các sản phẩm của Hàn
Quốc.
Bảng II-2: Bảng tổng hợp ngành
Các hãng sản xuất Điểm mạnh Điểm yếu
Hãng hallmark -Thương hiệu lớn, uy tín lâu
năm, thu hút được khách hàng
nhiều tiền.
-Mẫu mã đa dạng, sang trọng.
-Năng lực sản xuất lớn.
-Gía bán cao.
-Hình thức chủ yếu là thiếp gấp,
thiếp in.
Kiến vàng -Sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp
hình ảnh dễ thương (funny).
-Là thương hiệu được nhiều bạn
trẻ biết đến.
-Chưa hướng nhiều vào các đối
tượng khác chủ yếu là sinh viên
học sinh.
Sản phẩm của Trung
Quốc
-Giá bán rẻ.
-hình thức đa dạng (thiếp gập,
thiếp nhạc).
-Số lượng sản phẩm trên thị
trường lớn.
-Chất liệu không tốt.
-Mẫu mã ít thay đổi chủ yếu vẫn là
các loại thiếp dành cho sinh nhật,
giáng sinh.
Các doanh nghiệp in -Có thương hiệu lâu năm.
-Đội ngũ marketing chuyên
nghiệp.
-Máy móc, thiết bị hiện đại.
Mẫu mã ít thay đổi, chủ yếu dựa
vào các catalo có sẵn.
-Không hướng nhiều vào các đối
tượng khách hàng khác chủ yếu
vẫn là các doanh nghiệp.
Thiếp vàng -Phân loại sản phẩm hướng vào
từng đối tượng khách hàng.
-Có kiểu dáng mới, độc đáo thu
hút khách hàng.
-Mẫu thiết kế thay đổi liên tục.
-Là thương hiệu mới trên thị
trưòng.
10
2-Cung của dự án:
2.1 -Mô tả sản phẩm:
Sẽ có hai dòng sản phẩm:
- Thứ nhất là các sản phẩm thiếp: được làm từ các chất liệu chủ yếu là
giấy, đây là nguyên liệu dễ gia công, được nhập của Trung Quốc, có giá thành
rẻ, là sản phẩm chủ yếu của công ty. Kiểu dáng của các sản phẩm luôn luôn
được cải tiến liên tục hợp với nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của khách hàng
Ngoài ra các sản phẩm sẽ tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới trên thị trường.
_Thứ hai là các sản phẩm handmade: được làm ngay tại cửa hàng thiếp
vàng handmade, đây là các đồ tặng phẩm, nguyên liệu đa dạng tùy từng loại
sản phẩm: đèn ngủ, các loại nón (nón bài thơ)…
2.2-Cơ hội - thách thức
-Thị trường Hà Nội là một thị trường rộng lớn và sôi động. Dân cư ngày
càng có nhu cầu cao cho các dịch vụ.
-Hầu hết các hãng sản xuất thiếp đều chú ý nhiều đến các loại thiếp dùng
cho sinh nhật, hay những ngày lễ lớn (Valentin, 8-3) mà chưa chú ý nhiều đến
các loại thiếp với các nhu cầu khác (như mừng giám đốc mới, mừng con đầy
tháng, hay chi là làm quen, xin lỗi bạn bè về một việc gì đó. Do vậy đây sẽ là cơ
hội dành lấy thị phần lớn trong sản xuất thiếp cho các nhu cầu này.
-Hiện nay hàng loạt các công ty, doanh nghiệp mới ra đời do vậy nhu cầu
về quảng cáo maketing sẽ tăng cao. Xu hướng họ muốn tìm các chiến lược
maketing quảng cáo đọc đáo để thu hút khách hàng.
-Xu hướng chung của khách nước ngoài hiện nay là rất thích cùng tham
gia sản xuất các mặt hàng thủ công mĩ nghệ ở Việt Nam, và họ sẽ trả giá rất cao
cho sản phẩm đó.
-Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các sản phẩm thiếp trên thị trường
hiện nay.
-Đối mặt với hàng giả hàng nhái
-Xu hướng tiêu dùng ngày càng đòi hỏi phải cải tiến mẫu mã liên tục để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
11
CHƯƠNG III
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
I-Xác định thị trường
1-Thị trường mục tiêu:
1.1 Quan điểm lựa chọn thị trường mục tiêu.
-Phải là thị trường sôi động.
-Có lượng cầu về hàng hóa dich vụ mà công ty cung cấp cao.
-Thuân tiện cho thu mua nguyên liệu đầu vào.
-Thuê được nhân công có tay nghề.
-Trên thị trường vẫn còn khoảng trống cho sản phẩm dịch vụ của công ty
len lỏi vào được.
1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
*Quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu là Hà Nội.
- Đây là thị trường có nguồn cung rồi dào cho các nguyên liệu làm ra sản
phẩm.
-Có thể tìm thấy laođộng có taynghề cao ở các vùng ngoại thành. Cũng có
thể thuê gia công với giá rẻ là các sinh viên của các trường thuộc khối mĩ thuật.
-Cầu về sản phẩm của công ty ở đây là rất dồi dào, do thunhập người dân
ngày càng tăng gần các nhóm khách hàng mà công ty hướng tới.
-Ngoài ra Hà Nội là thủ đô lên là trung tâm văn hóa lớn của cả đất nước, là
thành phố du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thu hút được nhiều
du khách nước ngoài.
-Các cơ chế chính sách cũng khá thuận lợi để thành lập doanh nghiệp để
thanh lập doanh nghiệp.
1.3 Những mặt có thể khai thác được trên thị mục tiêu:
- Nhu cầu về các sản phẩm handmade ở đây là rất cao, khách hàng rất
thích tự mình làm ra các sản phẩm để tặng người thân, nhưng lại chưa có nơi
nào có đủ dụng cụ cũng như được hướng dẫn để làm.
-Cung các sản phẩm "độc" được giới trẻ yêu thích.
-Cung các sản phẩm thiếp cho các nhu cầu khác nhau.
-Cung các sản phẩm thiếp không gian đa chiều, mới lạ đẹp mắt.
2. Khách hàng mục tiêu:
Khách hàng của công ty sẽ rất rộng, tùy vào từng sản phẩm có các đặc
tính khác nhau mà lựa chọn khách hàng mục tiêu khác nhau. Sau đây là bảng lựa
chọn khách hàng mục tiêu cho từng nhóm sản phẩm:
Nhóm I: Học sinh, sinh viên, người có thu nhập, có gia đình.
Nhóm II: Các doanh nghiệp, cuộc thi.
Nhóm III: Khách du lịch Châu Á.
Nhóm IV: Khách du lịch Châu Âu.
NhómV: Khách du lịch trong nước.
Dấu + thể hiện cho nhu cầu của khách hàng cao.
12
Bảng III-1: Bảng phân nhóm khách hàng mục tiêu theo sản phẩm
Nhóm
Sản phẩm Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V
Thiếp không gian + + + +
Thiếp trổ thủng ,bưu thiếp + + + + +
Thiếp theo nhu cầu riêng theo
đối tượng khách hàng +
Thiếp đặt hàng handmade +
Các sản phẩm handmade + + + +
Theo như bảng phân nhóm khách hàng theo nhu cầu khách hàng mục tiêu
của công ty chính là các sinh viên học sinh, những người có nhu cầu về tất cả
các sản phẩm thiếp vàng sản xuất ra cũng như cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó
công ty vẫn phát triển thị trường rộng do đó tất cả các nhóm khách hàng đều
được qua tâm đặc biệt, để tìm ra các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho các nhóm
khách hàng mà giá cả vẫn phù hợp.
II-Chiến lược kinh doanh
1. Chiến lược công ty chuyên môn hóa
Đi sâu vào chuyên môn hóa sản xuất các loại thiếp với nhiều mẫu mã
khác nhau, đa dạng và phong phú, phù hợp với từng đối tượng.
_Thiết kế các mâu mới.
_ Gia công lắp ráp các mẫu thiếp.
2. Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa
Sử dung chiến lược trên hai sản phẩm
-Đối với các sản phẩm thiếp: nghiên cứu đưa ra các mẫu thiếp không gian
đa chiều, mới một cách liên tục (Sự khác biệt chính là các sản phẩm thiếp không
gian đa chiều).
-Đối với các sản phẩm handmade: khách hàng có thể đặt thiếp, các đồ
handmadetheo yêu cầu. Khách hàng có thể tự mình làm ra các sản phẩm dưới sự
giúp đỡ của nhân viên cửa hàng (Sự khác biệt ở đây là sản phẩm dịch vụ cung
ứng cho khách hàng)
3. Chiến lược tạo cầu
Kích thích nhu cầu, tạo ra các nhu cầu mới cho khách hàng .Sử dung chiến
lược này cùng chiên lược maketing sẽ tạo ra cầu trong những tháng không có
ngày lễ lớn.
Ví dụ: Làm các tấm bưu thiếp dành riêng để xin lỗi, bưu thiếp để cảm ơn
một việc gì đó, bưu thiếp chuyên để mừng bạn đồng nghiệp lên chức, thiếp
chuyên để mừng đám cưới vàng… Chia thành từng nhóm khách hang với chính
sách giá linh hoạt.
4.Chiến lược xây dưng thương hiệu
Từng bước xây dựng thương hiệu thiếp vàng thành một thương hiệu mạnh
trên thị trường, với sản phẩm đặc trưng là thiếp, tạo long tin ở thương hiệu nay.
13
CHƯƠNG IV
KẾ HOẠCH KINH DOANH
I-Kế hoạch maketing
1- Mục tiêu maketing.
_Xây dựng thương hiệu "thiếp vàng "trở thành một thương hiệu
mạnh được nhiều người biết đến trong thời gian 2 năm.
_Tạo lập uy tín thu hút khách hàng.
2-Chính sách marketing
2.1 Sản phẩm.
2.1.1 Chủng loại
Có 2 dòng sản phẩm chính:
- Thứ nhất là các sản phẩm thiếp: (Sản phẩm chủ yếu được làm sẵn tại xưởng).
1(A). Thiếp để đáp ứng các nhu cầu trong các dịp lễ tết... dùng cho sinh
viên học sinh.
2 (A).Thiếp dành cho các nhu cầu đặc biệt khác (mừng lên chức; mừng
bạn đồng nghiệp...).
3 (A).Thiếp dành cho khách du lịch nước ngoài (Các khách du lịch đến từ
các nước Châu Á).
4 (A).Thiếp dành cho các công ty, cuộc thi muốn quảng bá thương hiệu
của mình.
- Thứ hai là các sản phẩm, dịch vụ handmade.
2.1.2 Mẫu mã.
-Dòng sản phẩm thiếp:
1(A) Các sản phẩm đơn giản không quá cầu kì ,thường là các loại thiếp
có cỡ nhỏ 8-10cm ,10-15cm (khi mở ra bên trong có thể là một chiếc bánh sinh
nhật, một hình trái tim, hoặc có thể là hình một con giống để chúc mừng năm
mới). Đối với các loại thiếp dành cho ngày tết sử dụng gam màu tươi tắn, chủ
yếu là tông màu đỏ để đem lại sự may mắn.
2(A) Các sản phẩm nhỏ gọn, trông bề ngoài trang nhã, lịch sự, nhiều
kích cỡ khác nhau. Loại sản phẩm kiểu này đòi hỏi phải sử dụng các loại giấy
xịn in phun các màu "độc" hơi lạnh một chút để tạo vẻ lịch sự, sẽ đi kèmtheo
những câu nói hết sức ý nghĩa bằng các loại chữ nghệ thuật (chữ hán nôm), hoặc
các câu ngạn ngữ của nước ngoài.
3(A) Đối với du khách đến từ các nước Châu Á, đặc biệt là từ Nhật Bản,
các sản phẩm đòi hỏi phải có độ tinh xảo cao, mang phong cách của dân tộc (Ví
dụ: khi mở tấm thiếp ra sẽ hiện lên một cô gái Việt Nam trong tà áo dài truyền
thống, một ngôi chùa một cột cổ kính). Đối với du khách Châu Âu, thì không
cần cầu kì, các sản phẩm có thể giống với nhóm 2 nhưng chất liệu không cần tốt,
không quá phức tạp.
4(A).Các loại thiếp này sẽ được cắt trổ, in bằng máy là chủ yếu, đơn
giản nhưng trang nhã, vẫn dựa trên mô hình thiếp không gian dành cho các đơn
đặt hàng cho năm mới, gam màu chủ đạo là màu đỏ.Các cuộc thi muốn quảng bá
14
cũng có thể lựa chọn mô hình thiếp kiểu này, hoặc các loại thiếp được trổ thủng
mang biểu tượng của cuộc thi.
-Dòng sản phẩm dịch vụ handmade:
1(B).Thực hiện ngay tại nơi bán hàng (tại cửa hàng thiếp vàng handmade
ở trong phố cổ), Các sản phẩm thủ công mĩ nghệ truyền thông của dân tộc (Mây
tre đan, đồ gốm...), và kể cả các sản phẩm thiếp.
2(B).Các sản phẩm dịch vụ handmade chủ yếu là các ý tưởng của các
bạn sinh viên, học sinh: ví dụ như đèn ngủ, hoa giả các loại ...dùng nguyên vật
liệu tự nhiên rẻ tiền sẵn có, dưới sự tư vấn của nhân viên cửa hàng.
3(B).Khách hàng đặt hàng hanmade theo nhu cầu, do nhóm khách hàng
hầu hết là ít thời gian để thực hiện (do còn phải đi làm), các sản phẩm trực tiếp
họ làm ra và được tư vấn của nhân viên.
2.1.3 Chất liệu.
Các sản phẩm thuộc nhóm 1(A), 2(A), 3(A), 4(A) dựa trên chất liệu chủ
đạo là giấy chuyên dùng (giấy dùng để làm thiếp), dùng các loại bút nhũ để
trang trí.
Các sản phẩm thuộc nhóm 1(B), 2(B), 3(B) chất liệu một phần là giấy (có
thể cả giấy phế của công đoạn sản xuất bằng máy), các chất liệu tự nhiên sẵn có,
đặc biệt sản phẩm cho nhóm 1(B) sẽ là các chất liệu truyền thống, mây tre, sơn
mài, gốm…
2.1.4 Bao gói.
Các sản phẩm thiếp được đựng trong một phong bì màu trắng, tạo vẻ trang
nhã, và bên ngoài là một lớp nylon.
Các sản phẩm handmade sẽ được đựng trong các túi màu in logo và nhãn
hiệu của công ty.
2.2 Giá cả:
Mức giá bán được tính theo phương pháp, công lãi vào giá thành. Bên
cạnh đó còn sử dụng phương pháp giá linh hoạt đáp ứng nhu cầu của từng đối
tượng khách hang, nhưng mức giá đưa ra sẽ cao hơn đối thủ cạnh tranh nhằm
tận dụng lợi thế so sánh về sản phẩm.
Bảng IV-1: Bảng giá so sánh sản phẩm thiếp.
Đơn vị tính 1.000VND
Nhóm
Các hãng
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V
Hãng hallmark 20-40 20-40 20-40 20-40 20-40
Kiến vàng 5-20 5-20 5-20 5-20 5-20
Sản phẩm của Trung Quốc 1-20 1-20 1-20 1-20 1-20
Sản phẩm của các bạn sinh
viên ,học sinh
2-10 2-10 2-10 2-10 2-10
Các doanh nghiệp in 5-40
Thiếp vàng 6-100 8-25 20-300 5-300 15-100
15
*Chú ý:-Giá các sản phẩm của thiếp vàng sẽ cụ thể hơn trong bảng II-1.
-Bảng trống không ghi gì tức là doanh nghiệp không cung ứng hàng hóa
cho nhóm khách hàng đấy, hoặc nếu có thì rất ít.
Nhóm I: Học sinh, sinh viên, người cóthu nhập, có gia đình.
Nhóm II: Các doanh nghiệp, cuộc thi.
Nhóm III: Khách du lịch Châu Á.
Nhóm IV: Khách du lịch Châu Âu.
NhómV: Khách du lịch trong nước.
Mức giá như vậy là phù hợp, vì sản phẩm của thiếp vàng là các sản phẩm
mới, mẫu mã đẹp chắc chắn sẽ được người tiêu dùng chấp nhận, ngoài ra do đã
bán thử hàng, và khách hàng đều chấp nhận với mức giá đó nên sản phẩm của
thiếp vàng sẽ dần dần tạo ra xu hướng tiêu dùng mới cho khách hàng.
Đối với các sản phẩm của thiếp vàng handmade mức giá đưa ra cho các
sản phẩm handmade sẽ cao hơn do chi phí nhân công cao, nhưng chủ yếu là
lượng khách này chấp nhận mức giá cao cho chính sản phẩm theo yêu cầu của
họ. Theo như dự báo của tôi mức giá trung bình cho một sản phẩm handmade
theo yêu cầu chung là 80.000VND (dựa trên các câu hỏi thăm dò ý kiến của các
phiếu câu hỏi trên webside: thekingly.cm/webform1. aspx và các ý kiến thăm dò
trực tiếp trên thị trường của du khách trong và ngoài nước).
2.3. Kế hoạch bán hàng
Bán hàng theo 2 kênh phân phối:
*Kênh gián tiếp:-Các sản phẩm 1(A), 3(A) dự định bán tại 100 cửa hàng
quà lưu niệm tại Hà Nội, 10 cửa hàng quà lưu niệm tại Hải Phòng.
-Các sản phẩm 1(B), 2(B), 3(B) phân phối ở hệ thông cửa
hàng thiếp vàng handmade.
-Sản phẩm 2(A) được phân phối chủ yếu shop quà tặng
thiếp tại Hà Nội, Tràng Tiền Plaza, Vincom.
Bảng IV-2: Dự toán số lượng sản phẩm bán được tháng đầu (tháng9)
Sản phẩm
Nhóm
Thiếp không
gian
Thiếp trổ
thủng, bưu
thiếp
Thiếp theo nhu
cầu riêng
(nhu cầu mới)
Thiếp đặt
hàng
handmade
Các sản
phẩm
handmade
Nhóm I 5000 6000 300 60 30
Nhóm II 0 0 0 0 0
Nhóm III 60 100 10 10 30
Nhóm IV 0 90 30 0 30
Nhóm V 600 1000 30 0 0
Tổng số 5660 7190 370 70 90
Mức tiêu thụ trên là căn cứ vào mức tiêu thụchung của các của hàng quà
lưu niệm, shop quà tạicác địa điểm trên địa bàn Hà Nộitheo điều tra mẫu thấy
được. Khi sản phẩm của handmade ra đời có thể các sản phẩm còn có số lượng
16
bán được nhiều hơn mức dự báo, vì các đặc trưng của nó và hướng vào từng đối
tượng khách hàng.
Mức tăng tiêu thụtheo các tháng:
-Khi bắt đầu khai trương là đầu tháng 9 lúc này sản phẩm tiêu thụ sẽ rất
mạng, vì các chiến lược maketing của công ty bắt đầu có hiệu quả, gây chú ý
đến khách hàng vì sự mới mẻ của sản phẩm này trên thị trường, và khách hàng
chủ yếu trong thời gian đầu sẽ là lương sinh viên học sinh trên khu vực thị
trường Hà Nội.
Bảng IV-3:
Bảng doanh thu tháng (9-06 đến 12-07)
Đơn vị tính 1.000VND
Tháng 9/2006 10/2006 11/2006 12/2006 1/2007 2/2007 3/2007 4/2007
Doanh
thu 200950 259775 258125 334375 254500 370600 389575 164887.5
Tháng 5/2007 6/2007 7/2007 8/2007 9/2007 10/2007 11/2007 12/2007
Doanh
thu 219375 188125 145700 161000 278450 360000 348469 451406
-Các tháng 9, 10, 11, 12 doanh thu tăng khoảng 30% mỗi tháng, chỉ có
tháng 11 doanh thu có giảm, vì trong tháng 11 không có ngày lễ đặc biệt như
trong tháng 10 và tháng 12 (20-10, giáng sinh và tết tây).
-Các tháng 1, 2, 3 doanh thu tăng mạnh do trong các tháng này có các
ngày đặc biệt như valentin hay quốc tế phụ nữ 8-3, đặc biệt tháng 2 tăng mạnh
đến 45,6% so với tháng 2. Tháng 3 doanh thu tăng 53.07% so với tháng 1.
-Bắt đầu từ tháng 4 doanh thu có xu hướng giảm hơn so với các tháng
trước, tháng 5 có tăng hơn so với tháng 4 do tháng năm nhu cầu thiếp cho sinh
viên học sinh tăng (mùa chia tay), tháng 6 vẫn còn một chút dư âm của tháng 5
nên sản lượng có giảm đôi chút so với tháng 5 nhưng lại cao hơn tháng 4. Tháng
7, 8, 9 doanh thu tiếp tục tăng đều, một phần là do chiến lược tạo cầu. Một phần
là tháng hè nhiều khách du lịch, nên tỷ trọng chuyển một phần sang khách du
lịch trong và ngoài nước, và một phần là của các cuộc thi được tổ chức nhiều.
-Mức tăng trưởng của tháng 9 cùng kỳ là 38.57%, mức tăng nhanh, do sản
phẩm đã được nhiều khách hàng biết đến thông qua các chiến lược Marketing và
các chiến lược kinh doanh.
-Dự đoán mức tăng trưởng của các quý cùng kì trong các năm sẽ vào
khoảng 35%.
2.4 Quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
2.4.1 Xúc tiến quảng cáo
Được chia làm 3 phần
a. Thời gian đầu (khi dựán bắt đầu hoạt động)
17
Đây là khoảng thời gian quan trọng để tạo ấn tượng tới khách hàng đối
với một thương hiệu mới, một sản phẩm mới, thương hiệu Thiếp vàng ra đời.
Các cộng việc sẽ thực hiện:
-Làm biển quảng cáo, với hình ảnh thu hút khách hàng, tạo sự tò mò với
khách hàng.
-In phát tờ rơi với nội dung tương tự tạo sự tò mò của khách hang.
-Chuẩn bị gửi hàng bán tại tất cả các cửa hàng quà lưu niệm trên địa bàn
Hà Nội.
-Gửi Email quảng cáo tới các địa chỉ trên mạng Internet.
-Khuyến mãi đặc biệt: mua sản phẩm tặng sản phẩm đi kèm.
-Quảng cáo trên một số trang web điện tử miễn phí.
-Đồng loạt bán hàng của thiếp vàng trên toàn thị trường (Ngày 1-9-
2005)
Thời gian: Bắt đầu trước khi Các cửa hàng thuộc thiếp vàng handmade
mở được 10 ngày.
b. Thời gian tiếp sau (khi dự án đã đi vào hoạt động).
Thời kì này đãthu hút được khách hàng, các mãu mã thời gian này sẽ
được cải tiến liên tục phù hợp với từng ngày quan trọng trong thời gian này.
Các công việc thực hiện:
-Vẫn tiếp tục quảng cáo qua các địa chỉ Email, và trang web (tạo cho
khách hàng một ấn tượng về sản phẩm thông qua các hình ảnh cũng như từ ngữ
quảng cáo).
- Đưa nhân viên Marketing tới các doanh nghiệp, cuộc thi giới thiệu sản
phẩm mẫu và bán hang.
Thời gian: trong khoảng 4 tháng.
c. Thời gian phát triển và mở rộng.
Khi đã bắt đầu có lợi nhuận cao, và khả năng đầu tư quay vòng vốn nhanh.
Các công việc thực hiện:
- Vẫn quảng cáo qua các Email.
- Đưa nhân viên Marketing tới các doanh nghiệp, cuộc thi giới thiệu sản
phẩm mẫu, các catalo sản phẩm về chính doanh nghiệp cuộc thi đó.
- Liên hệ với một số các công ty du lich để giới thiệu cho du khách về địa
chỉ cửa hàng tại phố cổ.
- Lập một webside riêng để quảng cáo, và bán hàng qua mạng (VD: www.
thiepvang.com.vn).
- Thông qua bạn bè ở bên nước ngoài, để quảng cáo sản phẩm của mình.
- Đăng kí thông qua niên giám trang vàng về webside.
- Đưa nhân viên đi phát triển thị trường, chuẩn bị đầu tư mở chi nhánh ở
TP HCM, gửi hàng bán tại các shop quà tặng siêu thị lớn ở các thành phố lớn
Thời gian thời gian tiếp sau...
*Thời gian này bắt đầu tiến hành chiến lược tạo cầu:
Các công việc sẽ thực hiện:
18
- Sưu tầm các câu nói, câu ngạn ngữ của cả Việt Nam và nước ngoài về tất
cả các mặt nhưng phải theo chủ đề nhất định (chủ đề xin lỗi, chủ đề chúc mừng
có nhà mới, làm quen kết bạn... ).
- Thiết kế các mẫu sản phẩm theo các mô tuyp đó.
- In, phát tờ rơi giới thiệu về các sản phẩm đó tới khách hàng.
2.4.2 Xúc tiến bán hàng
- Đối với hình thức phân phối gián tiếp qua hệ thống cửa hàng thiếp vàng
handmade.
- Làm các biển hiệu đặc trưng của thiếp vàng, để khách hàng quen dần với
logo của công ty.
- Trưng bày sản phẩm tại các cửa hàng theo từng khu vực riêng (nhằm tạo
cầu hàng hóa): ví dụ khu vực thiếp chuyên về công sở (mừng đồng nghiệp lên
chức, mừng giám đốc mới...) khu vực chuyên để thiếpbạn bè (để xin lỗi một việc
làm gì đó hay lâu ngày không liên hệ với nhau, nay muốn bắt lại liên lạc lên
chưa biết dùng cách nào, có thể gửi thiếp chào bạn...).
- Niêm yết giá rõ ràng, để khách hàng có thể lựa chọn cho phù hợp với
mức tiêu dùng của mình, Ví dụ: sinh viên học sinh chọn các loại sản phẩm ngộ
nghĩnh mức giá tương đối khoang 12.000VND-15.000VND, những người là
khách hàng có thu nhập muốn mua thiếp tặng sinh nhật con xếp chẳng hạn thì
mức giá cao hơn chất liệu mẫu mã sang trong thì mức gía sẽ là 30.000-50.000
(đây chính là chiến lược giá linh hoạt của thiếp vàng).
- Đội ngũ bán hàng nhiệt tình là sinh viên của các trường ĐH, nhân viên
hướng dẫn có tay nghề cao, đặc biệt đối với cửa hàng ở khu phố cổ nhân viên
phải là những người am hiểu về văn hóa của nhiều nước, biết nhiều thứ tiếng…
- Mở các chương trình khuyến mại: khi mua một sản phẩm tăng ngay một
sản phẩm cùng giá trị trong những khoảng thời gian nhạy cảm cần thu hút
khách.
- Đối với hình thức phân phối gián tiếp qua hệ thống các cửa hàng lưu
niệm, các shop quà tặng, kí hợp đồng gửi hang tạo một số các ràng buộc khi
nằm trong hệ thông phân phối hàng của thiếp vàng.
II-Kế hoạch sản xuất
1-Thiết kế
-Các mẫu thiết kế của thiếp vàng sẽ do nhân viên thiết kế riêng của công
ty, bao gồm: thiết kế trên máy vi tính, và thiết kế trên bản giấy. Các mẫu thiết kế
trên máy sẽ chuyên dùng cho các sản phẩm sản xuất hàng loạt, số lượng lớn, đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng tức thời, các doanh nghiệp làm lịch, thiệp...
Các mẫu thiết kế trên bản vẽ, đòi hỏi mức độ tinh xảo, thủ công nhiều, sẽ
chuyên dùng cho sản xuất hàng "độc" hoặc sản xuất với số lượng ít nhưng phân
tán cách xa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng có thu nhập cao, thích hàng độc.
-Các mẫu thiết kế là sự kế hợp giữa nhân viên phân tích thị trường, chính
là các nhân viên của thiếp vàng handmade (quan sát nhu cầu hàng ngày, thị
hiếu của khách tiêu dùng). Các nhân viên thiết kế sẽ thấy được nhu cầu khách
19
hàng qua đó điều chình mẫu mã thiết kế cho phù hợp. Bên cạnh đó, còn phải
nắm bắt thị trường, tạo ra những sản phẩm mới đi trước đối thủ cạnh tranh.
-Dự định ban đầu khi bắt đầu cho ra thị trường sẽ khoảng 100 mẫu thiếp
khác nhau, sau đó mỗi tháng sẽ có thêm khoảng 2 sản phẩm mẫu mới, để kịp
thời đáp ứng nhu cầu khách hàng. Dự định tuổi thọ của mỗi mẫu thiếp trên thị
trường khoảng 2 tháng, vì vậy việc cải tiến liên tục cũng giúp cho giảm áp lực từ
hàng nhái, hàng giả (Đây là mặt hàng rất dễ làm nhái làm giả).
-Các mẫu thiết kế của khách hàng, thể hiện cho những xu hướng tiêu dùng
đặc biệt, thiếp vàng cũng có trách nhiệm giữ kín các mẫu thiết kế này cho khách
hàng, giữ lòng tin nơi khách hàng.
2. Nguồn cung ứng:
- Nguyên vật liệu chủ yếu của thiếp vàng là các loại giấy chuyên dung, các
loại bút nhũ, màu nhũ.
3. Quy trình sản xuất
*Tại công ty
Các bước tiến hành:
*Tại thiếp vàng handmade
Tìm hiểu thị
trường
Thiết kế sản
phẩm
Marketing và
phân phối sản
phẩm
Sản xuất sản
phẩm
Tiếp nhận ý
kiến của khách
hàng
Sản xuất sản
phẩm
Thành phẩm
và chuyển tới
khách hàng
Chuẩn bị
nguyên vật liệu
dụng cụ
20
CHƯƠNG V
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
I-Phân tích tài chính
1. Dự án đi vào hoạt động trong điều kiện bình thường
1.1 Các điều kiện:
- Chu kỳ sản xuất trong vòng một tháng.
- Lãi suất vay 12% một năm.
- Hình thức lưu thông: + kí gửi hàng bán.
+Bán hàng trực tiếp tại thiếp vàng handmade.
Nguồn vốn: -Vốn chủ sở hữu: khoảng 120.000 .000 VND
-Vốn vay dài hạn: 200.000.000VND
*Sử dụng vốn tại công ty :
Đơn vị tính là 1.000VND
STT Sử dụng vốn Phân bổ đối tượng Số tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Chi phí trả cho tiền thuê văn phòng nhà xưởng
Mua sắm thiết bị máy móc
Mua nguyên vật liệu
Chi đặt hàng gia công
Marketing bán hàng và quảng cáo
Nhân sự
Chi tạo và thiết kế sản phẩm
Chi vân hành
Chi thanh toán nợ lãi
Chi dự phòng
6.000
74.540
22.000
15.000
16.700
4.000
500
0
0
11.260
Tổng 150.000
21
*Bảng sử dụng vốn tại cửa hàng :
Đơn vị tính là 1.000VND
STT Sử dung vốn Phân bổ cho các đối tượng Số tiền
1
2
3
4
5
6
7
Chi trả tiền thuê cửa hàng
Chi mua sắm thiết bị máy móc
Chi mua Nguyên vật liệu
Chi quảng cáo
Nhân sự
Chi vận hành
Chi dự phòng
3.000
26.500
300
1.000
2.700
200
1.300
Tổng 40.000
Đơn vị tính là 1.000VND
Mục Số tiền
Sử dụng vốn tại công ty
Sử dụng vốn tại 4 cửa hàng
150.000
160.000
Tổng 320.000
* Chi mua sắm ban đầu tại công ty :
Đơn vị tính là 1.000VND
Hạng mục chi Số lượng Giá Tổng
Sửa chữa lại văn phòng ,nhà xưởng 15.000 15.000
Mua bàn ghế mua tủ tài liệu 5 1.500 7.500
Mua két giữ tiền 01 4.000 4.000
Mua máy tính 04 5.000 20.000
Mua máy cắt vi tính 02 7.000 14.000
Mua máy in 02 3.000 6.000
Mua máy fax ,máy điện thoại 03 300 900
Mua dụng cụ văn phòng 1.000
Phí đăng kí doanh nghiệp 500 500
Giới thiệu doanh nghiệp 1.000 1.000
Thiết bị cưu hỏa 03 150 450
Chi khác 5.000
Tổng 74540
*Chi mua sắm tai cửa hàng
Đơn vị tính là 1.000VND
Hạng mục chi Số lượng Giá Tổng
Sửa chữa lại văn phòng nhà xưởng 3.000 3.000
Mua giá gương đèn 10.000 10.000
Chi phí lắp đặt giá đèn giá gương 200 200
Mua bàn ghế ,tủ đồ 02 1.500 3.000
Mua máy tính 01 5.000 5.000
Mua máy điện thoại 01 300 300
Thiết bị khác 2.000 2.000
Tổng 26.500
22
1.2 Các bảng phân tích tài chính của dự án
1.2.1 Tổng hợp về doanh thu chi phí
2.Xác định điểm hoà vốn
2.1 Xác định thời gian hòa vốn
Xác định theo phương pháp trừ lùi: Lấy vốn đầu tư ban đầu trừ dần đi lợi
nhuận sau thuế thu nhập hàng tháng đến khi bằng không
Như vậy thời gian hoàn vốn là khoảng 4 tháng tính từ khi dự án chính thức
đi vào hoạt động.
2.2 Xác định điểm hòa vốn
Giả định hoạt động trong điều bình thường, sau 17 tháng sẽ có kết quả
sau:
Các chỉ tiêu 2006(16 tháng)
Tổng doanh thu 4376338
Tổng chi phí cố định 706000
Tổng chi phí khả biến 1566473.44
Tổng doanh thu hòa vốn 1099588.454
Doanh thu trung bình hòa vốn 68724.28
Công thức xác định doanh thu hòa vốn là :
Tổng doanh thu hòa vốn =F/(1-v/g)
F: Tổng chi phí cố định
V:Tổng chi phí khả biến
g:Tổng doanh thu
3 Dự báo tăng trưởng
Với mức tăng trưởng 35% doanh thu các quý của 3 năm sẽ là :(năm 2006,
2007 và 2008)
Đơn vị tính 1.000VND
Quý Quý IV-06 Quý I-07 Quý II-07 Quý III-07 Quý IV-07
Doanh thu 852275 1014675 572387.4 585150 1150571.25
Quý Quý I-08 Quý II-08 Quý III-08 Quý IV-08
Doanh thu 1369811.25 772722.99 789952.5 1553271.88
4 Đánh giá dự án trong các trường hợp
4.1 Trong trường hợp tốt
Trong trường hợp dự án có mức doanh thu cao hơn 40% so với dự đoán
ban đầu thì thời hạn hoàn vốn sẽ là: 3 tháng với mức doanh thu trung bình hòa
vốn sẽ là 59.282.000VND.
4.2 Trong trường hợp xấu
Trong trường hợp dự án có mức doanh thu thấp hơn 30% so với dự báo
ban đầu thì thời hạn hoàn vốn sẽ là: 6 tháng với mức doanh thu trung bình hòa
vốn sẽ là 90.299.000VND
23
II-Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
1 .Lợi ích kinh tế:
-Sau 4 tháng dự án hòa vốn và bắt đầu thu lợi nhuận .
-Với mức lãi suất 12% một năm sẽ cần đến hơn 8 năm để thu được lợi
nhuận gấp đôi, nhưng bỏ tiền đầu tư vào dự án thì chỉ cần 4 tháng là sẽ hoàn
vốn, và sau 16 tháng sẽ thu được lợi nhuận gấp nhiều lần, mức bỏ ra ban đầu.
2. Lợi ích xã hội:
-Dự án sẽ đem lại một xu hướng tiêu dùng mới, tặng quà handmade. Bên
cạnh đó một sản phẩm mới thẩm mĩ sẽ ra đời đáp ứng ngày càng cao tính thẩm
mĩ của toàn xã hội.
-Quảng bá được hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới.
-Đối với doanh nghiệp, thu được nguồn lợi nhuận lớn cho bản thân và đối
tác.
-Mang lại việc làm cho sinh viên (sinh viên khối mĩ thuật có thể gia công
hàng, hoặc bất cứ sinh viên nào có thể làm).
24
Chương VI
Kế hoạch hành động
Sau khi đã nghiên cứu kĩ thị trường, liên hệ với tấ cả các đầu mối sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Tôi quyết định chia thành các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng kí kinh doanh và sản xuất hàng:
-15-30/7 Liên hệ thuê nhân viên, công nhân, đăng kí mắc điện thoại tại
Bưu điện.
- Ngày15/7 nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh tại phòng đăng kí kinh doanh.
- Ngày 1/8 Liên hệ các bạn sinh viên trường Mĩ thuật công nghiệp và
trường kiến trúc, đặt hàng gia công 200 sản phẩm đầu tiên.
- Ngày 2-5/8 Liên hệ với các cửa hàng, shop quà tặng đưa sản phẩm mẫu,
kí kết hợp đồng, chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường. Đồng thời nhân viên thiết
kế đưa sản phẩm mẫu thiết kế hàng loạt và các mẫu mới xuống cho các công
nhân bộ phận in và cắt thiếp.
- Ngày 15/8 Làm biển quảng cáo, phát tờ rơi.
- Các công việc khác trong tháng 8:
- Đăng kí bản quyền thương hiệu tại cụ sở hưu trí tuệ Việt Nam.
- Liên hệ in bao bì, giấy gói tại cơ sở "Đỗ Minh Thùy " 95 hàng Điếu. Sửa
chữa, trang trí lại địa điểm đặt công ty và các cửa hàng thiếp vàng handmade.
- Mua nguyên vật liệu và dung cụ cần thiết tại một số các cơ sỏ: 23 Hàng
Mã-Hà Nội, chuyên bán buôn các loại dụng cụ, bút nhũ, giấy làm thiếp, Cơ sở
27 Phùng Hưng -Hà Nội chuyên kinh doanh các loại giấy làm thiếp, cửa hàng
Nhật Ánh 20c Hàng Lược.
- Công nhân sản xuất gấp rút sản xuất 500.000 sản phẩm.
- Ngày 29/8 đưa sản phẩm tới các cửa hàng shop lưu niệm.
- Ngày 1/9 Công ty chính thức đi vào hoạt động, khai trương các cửa hàng
thuộc thiếp vàng handmade. Tung các sản phẩm ra thị trường một cách đồng
loạt, trên toàn thị trường Hà Nội.
Bước 2: Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động
Hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh theo các kế hoạch đã đề ra.
Chương VII
Rủi ro và biện pháp khắc phục
1-Rủi ro không bán được hàng
Khi mới đi vào hoạt động điều này rất có thể xảy ra .Hoặc sẽ không có các
đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
Biên pháp khắc phục:
+Thúc đẩy việc quảng cáo tiếp thị sản phẩm thông qua các tờ rơi
+Tiếpcân thị trường, phân tích để tìm ra xu hướng thay đổi mẫu mã
kịp thời.
25
+Đưa nhân viên Maketing giỏi đến các doanh nghiệp, làm các sản
phẩm mẫu về chính các doanh nghiệp đó.
+Hạ giá các sản phẩmtheo mức thị trường tiêu thụ được (chỉ trong
các trương hợp bức thiết).
+Tích cực sử dụng biện pháp tạo cầu thông qua nhân viên bán hàng.
2-Rủi ro về mất mẫu mã
Các sản phẩm được tung ra thị trường có thể sẽ bị các đối thủ cạnh tranh
ăn cắp mẫu mã do tính chất đặc thù của sản phẩm.
Biện pháp khắc phục:
+Các mẫu mã được nhân viên thay đổi liên tục ,chu kì sông của mỗi
sản phẩm khoảng 2 tháng chính vì vậy dù xuất hiện sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh thì công ty cũng đã đưa ra các sản phẩm mới.
+Trả lương xứng đáng cho nhân viên, với những gì họ làm ra để họ
tiếp tục công hiến cho công ty (sử dụng biện pháp quản lý con người).
+Thuê thêm nhân viên thiết kế để tăng số sản phẩm mới được ra đời
trong tháng làm cho đối thủ không theo kịp.
Rủi ro này nhất định sẽ xảy ra vì vậy công ty luôn có một đội ngũ thiết kế
có chuyên môn cao và luôn thay đổi mẫu má sản phẩm (2 tháng 1 sản phẩm mới
ra đời).
3-Rủi ro trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
Nguồn giấy làm thiếp sẽ không đáp ứng kịp trong những tháng tiêu thụ
mạnh, hay nguồn cung găm hàng không bán ra.
Biện pháp khắc phục:
+Liên hệ tìm nhiều nguồn nguyên vật liệu mới.
+Cho nhân viên marketing trực tiếp sang Trung Quốc tìm nguồn hàng.
+Thay thế các nguyên vật liệu cũ bằng các nguyên vật liệu mới hơn (cói,
gỗ...).
Nhưng rủi ro này không đáng lo ngại vì thị trường nguyên liệu hiện nay
rất dồi dào, phong phú, nguồn đầu vào cũng rất nhiều cơ sở cung cấp.
26
Chương VIII
Chiến lược phát triển trong tương lai
I-Chiến lược trong ngắn hạn
-Tiếp tục phát triển các loại thiếp theo xu hướng hiện đại đáp ứng cho cầu
rất lớn cho nhóm khách hàng sinh viên học sinh.
-Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sang các địa phương
lân cận, các thành phố (như Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định , Thái Bình...),
đưa sản phẩm đi xa hơn.Mở thêm các đại lý tại Vinh , Đà Nẵng và TP HCM.
-Chuyên môn hóa sản xuất, bằng cách thuê thêm nhà xưởng, chuyên môn
hóa công nhân trong các khâu sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng
tăng.
-Mở thêm các cửa hàng thiếp vàng handmade tại nhiều nơi trong và ngoài
Hà Nội.
II-Chiến lược trong dài hạn
-Ngoài việc chuyên môn hóa sản xuất thiếp, đầu tư sản xuất thêm các mặt
hàng quà lưu niệm khác.
-Tiến hành điều tra thị trường đồ chơi cho trẻ em, và tiến đến sản xuất các
mặt hàng này.
-Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi (Mức lãi lớn) chuyển dần sang công ty cổ
phần để dễ thu hút vốn đầu tư chuyển sang nhiều mặt hàng mới thu lại lợi nhuận
cao.
27
Kết Luận
Dự án" Công ty trách nhiệm hữu hạn thiếp vàng " và hệ thống cửa
hàng "Thiếp vàng handmade" ra đời và đi vào hoạt động sẽ mang lại cho xã
hội một sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao của khách hàng.
Đồng thời dự án khi đi vào hoạt đọng cũng tạo ra một địa điểm giao lưu của các
ban trẻ muốn được thể hiện mình qua các sản phẩm handmade, mang lại niềm
vui hạnh phúc và sự bất ngờ cho những người thân yêu của mình.
Trong quá trình làm dự án chắc chắn em không thể tránh khỏi các thiếu
sót. Vì vậy rất mong thầy cô quan tâm và có ý kiến đóng góp để dự án của em
được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn.
28
Phụ lục 1
Hệ thống các câu hỏi
STT Câu hỏi Trả lời Có Không Bình thường
1 Bạn có nhu cầu làm đồ
handmade không?
98% 0 2%
2 Nếu có một địa chỉ mà bạn có
thể làm đồ handmade thi bạn có
tới đó làm không ?
80% 2% 18%
3 Bạn có thường xuyên mua quà
tặng hay đồ sinh nhật không ?
82% 5% 13%
4 Bạn có tặng thiếp kèm theo quà
không?
100% 0 0
5 Bạn thường mua thiếp với mức
giá bao nhiêu?
-Sinh viên học sinh
-Người có thu nhập cao
-Khách du lịch
3000-10000
20000-30000
Khách châu Á >50
Khách Chấu Âu 5000-10000
6 Bạn có thích thiếp của chúng
tôi đưa ra không
100% 0 0
7 Bạn sẽ đặt giá bao nhiêu cho
chiếc thiếp của chúng tôi
Sinh viên
15-20
Người đi
làm 25-40
Khách du lịch 5-
15$
8 Bạn thường mua quà ở đâu ? 45% mua
ở khương
Thượng
5% mua ở
shop
50% các hàng quà
lưu niệm trên
đường
29
Phụ lục 2: Tổng hợp chi phí giá thành cho từng nhóm sản phẩm
(Đơn vị tính là VND )
Nhóm I :
Khoản mục
Thiếp
không
gian
Thiếp trổ
thủng
,bưu
thiếp
Thiếp theo nhu
cầu riêng của
từng đối tượng
khách hàng
Thiếp đặt
hàng
handmade
Các sản
phẩm
handmade
-Chi phí nguyên vật liệu .
-Chi phí gia công sản
phẩm:
+ Gia công bằng máy
+Gia công bằng tay (thủ
công)
-Chi phí lắp ráp sản phẩm ,
khâu đứng .(1sp/công nhân
)
-Chi phí bao bì (1bb/1sp)
-Chi phí vận chuyển
1.500
500
300
50
500
700
500
300
50
500
3.000
1.500
300
100
500
5.000
4.000
300
100
500
15.000
7.000
1.500
1.000
Tổng 2.850 2.050 5.400 9.900 25.500
Nhóm II :
Khoản mục
Thiếp
không
gian
Thiếp
trổ
thủng
,bưu
thiếp
Thiếp theo
nhu cầu riêng
của từng đối
tượng khách
hàng
Thiếp đặt
hàng
handmade
Các sản
phẩm
handmade
-Chi phí nguyên vật liệu .
-Chi phí gia công sản
phẩm:
+ Gia công bằng máy
+Gia công bằng tay (thủ
công)
-Chi phí lắp ráp sản phẩm
, khâu đứng .(1sp/công
nhân )
-Chi phí bao bì (1bb/1sp)
-Chi phí vận chuyển
1.500
500
300
50
500
700
500
300
50
500
0 5.000
4.000
300
100
500
0
Tổng 2.850 2.050 9.900
Nhóm III :
Khoản mục
Thiếp
không
gian
Thiếp
trổ
thủng
Thiếp theo
nhu cầu riêng
của từng đối
Thiếp đặt
hàng
handmade
Các sản
phẩm
handmade
30
,bưu
thiếp
tượng khách
hàng
-Chi phí nguyên vật liệu .
-Chi phí gia công sản phẩm:
+ Gia công bằng máy
+ Gia công bằng tay (thủ
công )
-Chi phí lắp ráp sản phẩm,
khâu đứng .(1sp/công nhân )
-Chi phí bao bì (1bb/1sp)
-Chi phí vận chuyển
1.500
500
300
50
500
700
500
300
50
500
3.000
1.500
300
100
500
8.000
10.000
300
100
500
20.000
15000
1.500
1.000
Tổng 2.850 2.050 5.400 18.900 37.500
Nhóm IV :
Khoản mục
Thiếp
không
gian
Thiếp trổ
thủng
,bưu
thiếp
Thiếp theo nhu
cầu riêng của
từng đối tượng
khách hàng
Thiếp đặt
hàng
handmade
Các sản
phẩm
handmade
-Chi phí nguyên vật liệu .
-Chi phí gia công sản phẩm:
+ Gia công bằng máy
+Gia công bằng tay (thủ
công)
-Chi phí lắp ráp sản phẩm ,
khâu đứng .(1sp/công nhân )
-Chi phí bao bì (1bb/1sp)
-Chi phí vận chuyển
1.500
500
300
50
500
700
500
300
50
500
3.000
1.500
300
100
500
8.000
10.000
300
100
500
10000
10000
300
50
500
Tổng 2.850 2.050 5.400 18.900 20.850
Nhóm V :
Khoản mục
Thiếp
không
gian
Thiếp trổ
thủng
,bưu
thiếp
Thiếp theo nhu
cầu riêng của
từng đối tượng
khách hàng
Thiếp đặt
hàng
handmade
Các sản
phẩm
handmade
-Chi phí nguyên vật liệu .
-Chi phí gia công sản phẩm:
+ Gia công bằng máy
+Gia công bằng tay (thủ
công)
-Chi phí lắp ráp sản phẩm ,
khâu đứng .(1sp/công nhân )
-Chi phí bao bì (1bb/1sp)
1.500
500
300
50
500
700
500
300
50
500
3.000
1.500
300
100
500
8.000
10.000
300
100
500
10000
10000
300
50
500
31
-Chi phí vận chuyển
Tổng 2.850 2.050 5.400 18.900 20.850
32
Phụ lục 3
Tất cả các cửa hàng được hỏi đều chấp nhận công ty Thiếp Vàng kí gửi hàng
bán tại đó
Các cửa hàng đã liên hệ:
STT Tên cửa hàng,hoặc chủ cửa hàng Địa chỉ
1 Chị Thương Cửa hàng Thiên tiên Đền Bà Kiệu -Bờ Hồ Hoàn Kiếm
2 Chị Lan 43 hàng Bè
3 Chị Ngân 83 Mã Mây
4 Cô An 109 Lê Hồng Phong
5 Cửa hàng Quỳnh Nga 107 Lê Hồng Phong
6 Cửa hàng Anh Béo Khâm Thiên
7 Nhật Ánh 20c hàng Lược
8 Chị Phuơng 14 Tạ Quang Bửu
9 Chị Thảo Kiốt 13 Bách Khoa
10 Cô Hoa 206 Nguyễn Trãi
11 Cửa hàng Silk Trần Nhân Tông
12 Cửa hàng số 68 Nguyễn Trãi
13 Cô Loan 27 Phạm Phú Thứ Hải Phòng
14 Cô Hương 25 PPT _Hải Phòng
............
33
Phụ lục 6
Đầu vào của công ty
STT Nguyên vật liệu Cơ sở cung ứng
1 Giấy làm thiếp -27 Phùng Hưng
-21 Hàng Mã
2 Mực in các loại -Tic 123 Lê Thanh Nghị
-Còn rất nhiều các cơ sở khác...
3 Bút nhũ ,chỉ kim tuyến
,các nguyên liệu đầu
vào tương tự ...
-21 Hàng Mã
-20c Hàng lược
-Và rất nhiều cơ sở cung ứng khác trên địa
bàn Hà Nội .
4 Các loại phụ phẩm cao
cấp : óng ánh màu nhũ
,các màu cao cấp dùng
vẽ ,màu thơm ...
-Hàng mã
Đầu vào của các cửa hàng thiếp vàng handmade .
STT Nguyên vật liệu Cơ sỏ cung ứng
1 Gốm -Bát tràng -Gia Lâm
2 Sơn Mài -Thường Tín _Hà Tây
3 Lá làm nón -Ứng Hòa -Hà Tây
4 Khảm Thường Tín -Hà Tây
5 Các nguyên vật liệu làm
thiếp handmade
Tại các cơ sỏ ở trên
34
MỤC LỤC
Lời mở đầu.................................................................................................... 1
Chương I: Khái quát về dự án ..................................................................... 2
I. Tên dự án và ý tưởng kinh doanh ............................................................... 2
1. Tên dự án ................................................................................................... 2
2. Ý tưởng kinh doanh ................................................................................... 2
II. Động lực kinh doanh ................................................................................. 4
1. Động lực bản thân ...................................................................................... 4
2. Động lực xã hội .......................................................................................... 4
III. Giới thiệu về dự án ................................................................................... 4
1. Giới thiệu ................................................................................................... 4
2. Hình thức pháp lý ....................................................................................... 5
3. Quy mô dự án ............................................................................................. 5
Chương II: Phân tích thị trường ................................................................ 7
I. Phân tích cầu thị trường ............................................................................. 7
1. Nhu cầu của các nhóm khách hàng ............................................................. 7
2. Phân nhóm theo nhu cầu ............................................................................. 9
3. Xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới ....................................................... 9
II. Phân tích cung thị trường ........................................................................ 10
1. Phân tích ngành ........................................................................................ 10
2. Cung của dự án ......................................................................................... 12
Chương III: Chiến lược kinh doanh ......................................................... 15
I. Xác định thị trường .................................................................................. 15
1. Thị trường mục tiêu .................................................................................. 15
2. Khách hàng mục tiêu ................................................................................ 16
II. Chiến lược kinh doanh ............................................................................ 17
1. Chiến lược công ty chuyên môn hoá ......................................................... 17
2. Chiến lược cạnh tranh khác biệt ............................................................... 17
3. Chiến lược tạo cầu .................................................................................... 17
Chương IV: Kế hoạch kinh doanh ........................................................... 18
I. Kế hoạch marketing .................................................................................. 18
1. Mục tiêu marketing .................................................................................. 18
2. Chính sách marketing ............................................................................... 18
II. Kế hoạch ................................................................................................. 27
1. Thiết kế .................................................................................................... 27
2. Nguồn cung ứng ....................................................................................... 28
3. Quy trình sản xuất ................................................................................... 28
III. Tổ chức nhân sự ..................................................................................... 28
1. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................... 28
2. Thay đổi nhân sự trong các trường hợp .................................................... 30
Chương V: Đánh giá dự án ........................................................................ 31
I. Phân tích tài chính ..................................................................................... 31
35
1. Dự án đi vào hoạt động trong điều kiện bình thường ................................ 31
- Kế hoạch doanh thu chi phí ........................................................................ 34
- Kế hoạch doah thu chi phí sau vay vốn ...................................................... 35
- Kế hoạch lưu chuyển tiền mặt vay vốn ....................................................... 36
- Kế hoạch lưu chuyển tiền mặt sau vay vốn ................................................ 37
2. Xác định điểm hoà vốn ............................................................................. 38
3. Dự báo tăng trưởng .................................................................................. 38
4. Đánh giá dự án trong các trường hợp ........................................................ 39
II. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội ............................................................. 39
1. Lợi ích kinh tế ......................................................................................... 39
2. Lợi ích xã hội ........................................................................................... 39
Chương VI: Kế hoạch hành động.............................................................. 40
Chương VI: Rủi ro và biện pháp khắc phục ............................................. 41
1. Rủi ro không bán được hàng ..................................................................... 41
2. Rủi ro về mất mẫu mã .............................................................................. 41
3. Rủi ro trong cung ứng nguyên liệu đầu vào .............................................. 42
Chương VIII: Chiến lược phát triển trong tương lai ............................... 43
Kết luận ....................................................................................................... 44
Phụ lục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- duanok_sua__5947.pdf