- Doanh nghiệp nên chú trọng thuê các tài sản tạo giá trịgia tăng cao,
có hiệu quảthiết thực đến dựán phát triển của doanh nghiệp.
-Doanh nghiệp đi thuê nên lựa chọn phương thức thuê mua thuần vì
mức độrủi ro thấp, các bên trong giao dịch có trách nhiệm cao.
-Doanh nghiệp nên có mối quan hệchặt chẽvới các tổchức giám định
chất lượng đểcó những thông tin chính xác vềtình trạng kỹthuật, công nghệ
của máy móc, thiết bị được cung cấp trong hợp đồng thuê mua tài chính.
96 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư đi liền với việc nâng cao chất lượng tín
dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, khó đòi xuống mức 3%, có giải pháp cụ thể để
khai thác tài sản xiết, xử lý nợ khó đòi.
Trên nguồn vốn lớn, bám sát các định hướng của Nhà nước về chiến
lược phát triển kinh tế, tiếp cận với các dự án lớn , các chương trình kinh tế
trọng điểm, để trực tiếp tham gia đầu tư hoặc tiến hành đồng tài trợ. Dành một
tỷ lệ vốn thích đáng để đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là do
các tổng công ty 90-91 có vị trí quan trọng trong nền kinh tế . Phấn đấu tăng
dư nợ tín dụng hàng năm là 18 – 20% . Nâng tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài
hạn lên khoảng 35% tổng dư nợ so với 27,53% hiện nay.
Trong lĩnh vực sử dụng vốn, thực hiện phương châm đầu tư thận trọng,
đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao, đảm bảo an toàn vốn. Tăng trưởng khối
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
66
lượng tín dụng phải phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nâng cao
tỷ lệ vốn đầu tư trung và dài hạn cho các dự án có công nghệ tiên tiến , có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế như : Bưu chính viễn thông , Điện lực, Hàng
không, Dầu khí v.v...
3.2.3. Công tác tổ chức cán bộ
Xây dựng quy hoạch, mở rộng có trọng điểm mạng lưới tổ chức của
ngân hàng ngoại thương Việt Nam, tạo ra một cơ cấu các chi nhánh hợp lý
trên toàn quốc, tập trung khai thác tiềm năng kinh tế của đại bàn, đảm bảo
phục vụ cho các ngành kinh tế trọng điểm. Có chính sách đào tạo nguồn nhân
lực để không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nâng tổng số cán
bộ đến năm 2005 là 6000 cán bộ nhân viên so với 2700 người như hiện nay.
Cải tiến, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ để phát huy tốt năng lực của từng người.
3.2.4. Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ , đảm bảo tính cạnh tranh và giữ vị thế của ngân hàng Ngoại thương
là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ
xuất nhập khẩu,v.v... Đồng thời , hoàn thiện và mở rộng các dịch vụ mới , các
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, các dịch vụ của một ngân hàng hiện
đại như hoạt động thanh toán thẻ, hoạt động Cho thuê tài chính...
3.2.5. Nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Các chi nhánh
phấn đấu và Trung ương có biện pháp hỗ trợ để sẽ không còn một chi nhánh
nào bị lỗ . Kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong những năm tới tăng từ
15% trở lên.
3.2.6. Nghiên cứu quán triệt 2 Luật : Luật Ngân hàng Nhà nước và
Luật các tổ chức tín dụng, các nghị định của Chính phủ, các quy chế
hướng dẫn các luật này , nhằm đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng đi
đúng hành lang pháp lý. Các ngân hàng nhanh chóng có các quy định, thể lệ
trong các mặt nghiệp vụ chuyên môn hoặc rà soát, điều chỉnh các quy chế ,
quy định hiện hành của các ngân hàng cho phù hợp với Luật NHNN và các
văn bản luật của cấp trên.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
67
3.2.7. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát, kiểm tra
nội bộ giúp cho hoạt động của các ngân hàng đi đúng hành lang pháp lý , thực
hiện tốt các Nghị quyết, Quyết định của ban lãnh đạo các Ngân hàng .
3.2.8. Đổi mới công tác quản trị điều hành
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng , nâng cao vai trò của Công đoàn,
Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ trong việc giáo dục, động viên toàn thể cán bộ,
công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính trị của các Ngân hàng Việt Nam.
Đồng thời phải xây dựng quy chế làm việc nội bộ, chức năng, nhiệm vụ của
từng phòng nhằm xác định trách nhiệm của từng cấp lãnh đạo, từng phòng
ban trong bộ máy tổ chức của các Ngân hàng .
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
4.1. Tăng cường công tác quản lý và thực hiện hoạt động cho thuê
Môi trường pháp lý là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
dịch vụ cho thuê tài chính trong bối cảnh mức độ cạnh tranh trong thị trường
tài chính tiền tệ ngày càng cao. Kinh nghiệm từ các nước có thị trường thuê
mua phát triển cho thấy một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ sẽ đảm bảo
quyền và lợi ích cho các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này. Vì vậy, vấn đề đặt
ra với Việt Nam là phải hoàn thiện hành lang pháp lý hơn nữa, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động cho thuê tài chính phát triển.
Về vấn đề quản lý và thực hiện, đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan
hữu quan kiểm soát được hoạt động và tình hình cho thuê tài chính trên thị trường
để có được những biện pháp kịp thời và phù hợp khắc phục những khó khăn và
những bất cập để chế độ cho thuê tài chính được hoàn thiện hơn. Một biện pháp lâu
dài để quản lý dễ dàng hơn cho thuê tài chính ở Việt Nam có thể đưa ra là các cơ
quan chức năng nên nghiên cứu ban hành “Luật cho thuê tài chính” hay “Luật
khuyến khích công nghiệp cho thuê tài chính” (theo kinh nghiệm của các nước có
nền công nghiệp cho thuê tài chính phát triển).Tạo được một văn bản pháp quy cụ
thể và chi tiết sẽ khiến các doanh nghiệp không bị lúng túng trong vấn đề pháp lý
của hoạt động cho thuê tài chính, cũng thuận lợi hơn cho cơ quan chức năng khi xử
lý vi phạm, không phải dẫn chiếu đến văn bản này hay văn bản khác. Mặc dù ở Việt
Nam đã ban hành một số văn bản dưới luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính,
nhưng các văn bản này vẫn chưa hoàn chỉnh và còn một số bất cập chưa đủ để đảm
bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể. Bên cạnh đó, cũng phải tăng cường công tác
quản lý và thực hiện các văn bản pháp lý hiện hành của các chủ thể cho thuê tài
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
68
chính để đảm bảo tính nghiêm khắc của luật pháp và đảm bảo lợi ích xã hội, như
việc thành lập một Ban thanh tra về cho thuê tài chính để kiểm soát hoạt động kinh
doanh của các công ty cho thuê tài chính.
Chính phủ hay Nhà nước nên thành lập một Hiệp hội công nghiệp đủ
mạnh để các công ty cho thuê tài chính được gia nhập như là các Hội viên,
vừa thuận lợi cho việc quản lý, tạo một diễn đàn cho việc trao đổi kinh
nghiệm cùng các thông tin cập nhật về nhu cầu thị trường, giá cả của thiết bị
và sự đổi mới của công nghệ... giữa các công ty cho thuê tài chính, để tiếp cận
với các khách hàng tiềm năng cũng như là nơi mà các công ty cho thuê tài
chính có thể trực tiếp đề xuất những kiến nghị cùng những khó khăn cần được
tháo gỡ về mặt pháp lý cho Nhà nước. Từ đó, chính phủ và nhà nước nghiên
cứu và giải quyết.
Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đối
với các công ty cho thuê tài chính nhà nước, sự giúp đỡ hỗ trợ của Ngân hàng
mà công ty đó trực thuộc là hết sức quan trọng, cụ thể như có những hỗ trợ về
vốn cả ngoại tệ và nội tệ; Các bộ phận chức năng như Phòng kinh doanh
ngoại tệ, Phòng quản lý tín dụng, Phòng thanh toán nhập khẩu có những hỗ
trợ về mặt nghiệp vụ, có ưu đãi về biểu phí, mức ký quỹ... hay cung cấp thông
tin tín dụng chính xác, kịp thời, như vậy sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh của các công ty cho thuê tài chính nhà nước trên thị trường. Vì trên thực
tế về nguồn vốn lưu động cũng như sự cập nhật thông tin của các công ty cho
thuê taì chính này kém hơn các công ty nước ngoài, mà chính sách của Nhà
nước ta là ưu đãi trong nước hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên hỗ trợ các
công ty cho thuê tài chính khác, tạo một hành lang pháp lý thông thoáng
nhưng không lỏng lẻo để các công ty cho thuê tài chính có điều kiện cạnh
tranh một cách bình đẳng và an toàn.
Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước nên cho phép Các công ty
cho thuê tài chính được cho thuê nội ngành trong việc đầu tư, mua sắm tài sản
cố định của toàn hệ thống, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các công ty cho thuê
tài chính có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau và phát triển kinh doanh, đồng thời
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
69
cũng giúp các công ty cho thuê tài chính đỡ khó khăn hơn trong việc tìm
nguồn cung cấp, nguồn tiêu thụ và không bị bắt chẹt về giá cả...Hơn nữa, việc
cho thuê trong nội ngành cũng dễ quản lý.
4.2. Hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho thuê
tài chính
Có thể nói , trong thời gian qua Chính phủ cũng như các cơ quan quản
lý hoạt động cho thuê tài chính đã không ngừng nỗ lực tìm hiểu và hoàn thiện
chúng, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề xin đơn cử như sau:
*Về các phương thức cho thuê tài chính: Pháp luật hiện hành của
chúng ta thừa nhận cả bốn hình thức cho thuê tài chính được sử dụng phổ biến
ở nhiều nước trên thế giới. Cụ thể như đã được trình bày trong Chương II của
Luận văn. Tuy nhiên, trên thực tế để các bên tham gia giao dịch cho thuê tài
chính dễ dàng trong việc áp dụng các phương thức này thì cần phải có sự
hướng dẫn chi tiết hơn nữa của pháp luật. Như quy định về điều kiện áp dụng
từng phương thức, quyền và nghĩa vụ của các bên trong từng phương thức,
trình tự, thủ tục áp dụng từng phương thức. Đặc biệt với phương thức cho
thuê giáp lưng phải quy định rõ nghĩa vụ chịu trách nhiệm liên đới của bên
thuê trong việc cho bên thứ ba thuê lại tài sản và trong phương thức mua và
cho thuê lại cần đưa ra những nguyên tắc chung nhất trong việc định giá tài
sản thuê cũng như điều kiện về tài sản của bên thuê để được phép cho thuê
theo phương thức này.
* Về các văn bản pháp luật chi phối hoạt động cho thuê tài chính:
Thứ nhất, cần xác định rõ mức độ, phạm vi chi phối của các văn bản
pháp luật có liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính và nhanh chóng hoàn
thiện các văn bản này góp phần hoàn thiện quy chế pháp lý đối với hoạt động
cho thuê tài chính.
Thứ hai, với các quy định về khuyến khích đầu tư trong nước hiện nay,
cần có hướng dẫn cụ thể về việc ưu đãi nhằm khuyến khích các công ty cho
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
70
thuê tài chính đầu tư cho thuê đối với các dự án thuộc diện được khuyến
khích đầu tư theo pháp luật hiện hành. Như vậy, vừa tạo điều kiện thuận lợi
để hoạt động cho thuê tài chính phát triển vừa tạo thêm cơ hội để các chủ dự
án thuộc diện khuyến khích đầu tư có thêm nguồn vốn đầu tư trang thiết bị
khi triển khai thực hiện các dự án này. Vì trên thực tế do họ chủ yếu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy
động vốn trung và dài hạn từ bên ngoài.
Thứ ba, nên đưa quy chế đấu thầu vào hoạt động cho thuê tài chính.
Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty cho thuê tài chính, sự bình
đẳng trong môi trường đầu tư cũng như cơ hội lựa chọn, huy động tối đa
nguồn vốn đầu tư cho bên thuê khi có các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả,
cần khuyến khích. Xuất phát từ thực tế hiện nay là trong quan hệ cho thuê tài
chính quyền quyết định và ưu thế vẫn thuộc về các công ty cho thuê tài chính,
làm cho hoạt động cho thuê tài chính không sôi động, kém hiệu quả và trong
nhiều trường hợp quyền lợi chính đáng của bên thuê không được bảo đảm.
Trong khi đó xét về bản chất kinh tế thì cả công ty cho thuê tài chính và bên
thuê đều là những chủ đầu tư bình đẳng trong nền kinh tế.
Ngoài ra, cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật, các Bộ ngành
có liên quan cần phối hợp cho ra đời các quy định hướng dẫn thực hiện một
cách đồng bộ, phù hợp với thực tế, tránh hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn
thổi ngược”. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần ban hành quy chế xử
lý rủi ro trong hoạt động nhập khẩu đối với tài sản cho thuê tài chính một cách
cụ thể hơn. Với Quy chế hiện hành, công ty cho thuê tài chính vẫn có thể gặp
rủi ro trong quá trình xử lý nghiệp vụ của mình.
* Về các hoạt động nghiệp vụ của công ty cho thuê tài chính
Pháp luật hiện hành ở Việt Nam về hoạt động cho thuê tài chính không
coi hoạt động cho thuê vận hành là một hoạt động nghiệp vụ của các công ty
cho thuê tài chính mà mới chỉ coi đây là một trong những hướng để xử lý tài
sản sau khi chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
71
Trong khi đó, pháp luật của rất nhiều nước lại quy định coi đây là một
hoạt động nghiệp vụ của công ty cho thuê tài chính, làm cho hoạt động của
công ty cho thuê tài chính trở nên linh hoạt, mở rộng diện khách hàng và khai
thác tối đa công dụng của tài sản đã đầu tư. Đây có thể coi là một hướng
nhằm đa dạng hoá hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại thị trường
Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Nó sẽ không chỉ là một cách để xử
lý tài sản khi kết thúc hợp đồng mà còn là một trong các nghiệp vụ kinh
doanh chủ yếu để thu lợi nhuận của các công ty cho thuê tài chính. Thiết nghĩ
pháp luật nên quy định cụ thể vấn đề này làm cơ sở pháp lý cho các công ty
cho thuê tài chính triển khai hoạt động này trên thực tế.
* Về giới hạn mục đích của bên thuê
Việc quy định bên thuê trong quan hệ cho thuê tài chính trực tiếp sử
dụng tài sản thuê cho mục đích sản xuất kinh doanh của mình như hiện nay
trong khi mở rộng phạm vi chủ thể gồm cả các tổ chức có tư cách pháp nhân
nhưng không phải là doanh nghiệp dẫn đến những điểm không phù hợp. Cụ
thể, trên thực tế có rất nhiều tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng không phải
là đơn vị sản xuất kinh doanh, do vậy họ không thể tham gia vào giao dịch
cho thuê tài chính trong khi đó pháp luật lại quy định họ có thể là bên thuê
trong quan hệ cho thuê tài chính. Hơn nữa, có rất nhiều các tổ chức loại này
có nhu cầu tham gia vào quan hệ cho thuê tài chính với mục đích phục vụ cho
hoạt động hợp pháp của mình mà không phải là mục đích sản xuất kinh
doanh. Ví dụ, các cơ quan nhà nước, trường học thuê phương tiện vận tải để
đưa đón nhân viên, học sinh đi làm, đi học. Như vậy, quy định về mục đích
sản xuất kinh doanh là không phù hợp với loại chủ thể này. Tuy nhiên, trong
điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay thì quy định về mục đích phục vụ sản
xuất kinh doanh của bên thuê nói chung khi tham gia vào quan hệ cho thuê tài
chính là cần thiết. Vì vậy, nên có quy định riêng về vấn đề này đối với bên
thuê là các pháp nhân không phải là doanh nghiệp.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
72
* Về việc đăng ký tài sản cho thuê tài chính tại Trung tâm giao dịch
có bảo đảm:
Bộ Tư pháp nên có Thông tư hướng dẫn cụ thể cho các công ty cho
thuê tài chính về cách thức thực hiện việc đăng ký này. Các cơ quan trung
ương cũng nên công bố chức năng nhiệm vụ, quy chế đăng ký của Trung tâm
này để các công ty cho thuê tài chính có thể hiểu rõ và yên tâm đăng ký tài
sản cho thuê tài chính của mình tại Trung tâm.
* Về việc đăng ký tài sản thuê là phương tiện giao thông vận tải:
Cần có hướng dẫn và quy định cụ thể từ phía các cơ quan công chứng,
cảnh sát giao thông... để việc sử dụng bản sao đăng ký có công chứng khi lưu
hành không bị gặp trở ngại.
Việc xin cấp giấyđăng ký cho phương tiện giao thông vận tải nên có
quy định thông thoáng và thuận tiện hơn cho các công ty cho thuê tài chính.
Không nhất thiết cứ phải đăng ký theo địa điểm đặt trụ sở chính của công ty
cho thuê tài chính hoặc nếu như vậy thì nên thực hiện uỷ quyền thông qua các
phương tiện thông tin kết hợp với sự bảo đảm trách nhiệm từ phía trụ sở chính
của công ty, như vậy sẽ hạn chế được tổn phí về thời gian và công sức, hạ giá
thành cho thuê, đem lại lợi ích cho cả bên thuê và bên cho thuê. Ví dụ, công
ty chi nhánh có thể fax cho công ty trụ sở chính toàn bộ hồ sơ đăng ký, công
ty trụ sở chính có thể nhận uỷ quyền và cộng thêm với giấy bảo đảm trách
nhiệm có dấu đỏ của mình là có thể đăng ký được cho tài sản cho thuê là
phương tiện giao thông vận tải của bên thuê thuộc địa điểm công ty cho thuê
tài chính chi nhánh.
* Về vốn điều lệ:
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường vốn điều lệ của
Công ty cho thuê tài chính nhằm taọ điều kiện cho các công ty cho thuê tài
chính gia tăng sự lành mạnh về tình hình tài chính. Vì trên thực tế nhiều công
ty Cho thuê tài chính đã sử dụng hết số vốn điều lệ và chưa tự được phép huy
động tiền gửi trung và dài hạn, phát hành trái phiếu.... Để từ đó các Công ty
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
73
cho thuê tài chính có khả năng huy động vốn thông qua thị trường vốn, và
tham gia tài trợ cho các dự án lớn trong tương lai một cách dễ dàng.
4.3. Ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể các quy
định liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính:
Trong thời gian trước mắt các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng
ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định liên quan đến hoạt động
cho thuê tài chính nhằm đông bộ hoá các quy định trực tiếp điều chỉnh hoạt
động này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về cho
thuê tài chính ở Việt Nam. Cụ thể như:
- Việc nhập khẩu tài sản cho thuê (Điều 18 NĐ16CP) cần có hướng dẫn
của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan.
- Việc đăng ký tài sản cho thuê tài chính tại Trung tâm đăng ký giao
dịch có bảo đảm (Điều 19 NĐ16CP) cần có sự hướng dẫn của Bộ tư pháp.
- Việc công chứng và lưu hành bản sao giấy chứng nhận đăng ký
phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản (Điều 20NĐ16CP) cần
có sự hướng dẫn của Bộ Công an và Bộ Tư pháp.
- Nơi đăng ký và đăng kiểm phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt
thuỷ hải sản cần có sự hướng dẫn của Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải.
- Những vấn đề về thuế (Điều 22 NĐ16CP) cần có hướng dẫn của Tổng
cục thuế và tổng cục hải quan.
- Những vấn đề khác cần có sự hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà
nước...
4.4. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước để thúc đẩy
hoạt động cho thuê tài chính
a. Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan
thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính:
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
74
Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính
hoạt động đối ngoại và vay vốn trực tiếp nước ngoài, tiếp cận với nguồn vốn
ưu đãi của nước ngoài như nguồn vốn ODA, các dự án tài trợ của Chính phủ,
ngân hàng, các tổ chức quốc tế như hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trợ giúp
người hồi hương tạo công ăn việc làm... Ngân hàng Nhà nước chủ động tạo ra
môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hoạt động cho thuê tài chính và nghiệp
vụ cho vay thông thường của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà
nước và các cơ quan hữu quan nên có chính sách hỗ trợ đối với công ty cho
thuê tài chính về các khoản tiền cho vay với lãi suất ưu đãi,về cơ chế quản
lý... Mặt khác, do đây là nghiệp vụ mới nên Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kêu
gọi các tổ chức song phương, đa phương hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho các
công ty cho thuê tài chính.
b. Hình thành các liên kết hoạt động:
Cần tổ chức hợp tác chặt chẽ giữa các ngân hàng, các doanh nghiệp
lớn, các Bộ quản lý ngành có nhu cầu về thuê mua tài chính (như Bộ Giao
thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp...) và các chủ địa phương làm
chủ đầu tư. Việc hợp tác này đem lại nhiều ưu điểm quan trọng, tạo tiền đề
cho dịch vụ cho thuê tài chính phát triển chắc chắn:
Lợi ích của các doanh nghiệp và Bộ quản lý ngành
- Đảm bảo có thiết bị hiện đại, hiệu quả để tham gia đấu thầu mà chỉ
phải thuê sau khi thắng thầu.
- Lên kế hoạch chắc chắn về đầu tư đổi mới công nghệ mà không sợ bị
động về vốn vay.
- Tránh được thủ tục thế chấp và bảo lãnh phiền phức khi đầu tư vào
các thiết bị lớn.
Lợi ích của các ngân hàng:
- Thực hiện nhanh khâu thẩm định bởi vì một dự án được Bộ quản lý
ngành duyệt thường phải qua nhiêù hội đồng, có nhiều chuyên gia giỏi phản
biện nên những sai sót về kỹ thuật – kinh tế có thể hạn chế được.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
75
- Các dự án nằm trong các kế hoạch đầu tư dài hạn thường có nguồn tài
trợ chắc chắn (như nguồn ODA...) và do đó các ngân hàng có thể yên tâm.
- Cơ chế thực hiện các dự án qua đấu thầu thường được các ban quản lý
dự án kiểm tra kỹ nên việc hỗ trợ thu nợ đơn giản hơn so với cho thuê mua tài
chính nằm ngoài dự án.
* Do các lợi điểm trên, chúng ta nên áp dụng một hình thức hợp tác
theo trình tự như sau:
- Các Bộ quản lý ngành, các cơ quan quản lý đầu tư đưa ra các dự án
với các điều kiện tài chính kèm theo.
- Các ngân hàng tập hợp với các doanh nghiệp thực hiện dự án thành
một tập đoàn công nghiệp – tài chính (5-6 công ty xây dựng, 4-5 ngân hàng, 1
công ty tư vấn, 1-2 công ty thương mại, dịch vụ). Tập đoàn này tự lo về thiết
bị, vốn liếng để thực hiện dự án, sau đó thu hồi dần.
- Trong khuôn khổ của tập đoàn tài chính – côngnghiệp để thực hiện dự
án cụ thể đó, tổ hợp 4-5 ngân hàng sẽ hợp tác đồng tài trợ cho doanh nghiệp
cả thuê mua thiết bị và vốn lưu động thực hiện dự án.
- Trong quá trình thực hiện dự án, Bộ quản lý ngành sẽ chỉ đạo và điều
chỉnh tập đoàn tài chính – công nghiệp thông qua đại diện của mình trong tập
đoàn. Như vậy, dự án sẽ được đi đúng hướng theo chỉ đạo của trên.
Mô hình này có thể áp dụng để:
- Xây các công trình hạ tầng cơ sở vốn trên 50 triệu USD.
- Xây các khu công nghiệp, khu đô thị.
4.5. Về chính sách thuế đối với hoạt động cho thuê tài chính:
Chính sách thuế là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô rất quan
trọng của Nhà nước. Thuế không chỉ đơn thuần tạo ra khoản thu cho ngân
sách Nhà nước mà nó còn thể hiện sự ưu đãi cuả Nhà nước đối với từng
ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực nhất định. Thông qua việc đánh thuế, Nhà
nước có thể kích thích sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực nhất định
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
76
bằng cách dành cho ngành đó, lĩnh vực đó những mức thuế ưu đãi. Như vậy,
chúng ta có thể thấy rằng chính sách thuế của Chính phủ đối với ngành cho
thuê tài chính rất quan trọng, có tính chất quyết định tới sự phát triển của hoạt
động này, đặc biệt là trong giai đoạn sơ khai ban đầu.
Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, NĐ 16CP ra đời cùng với các
văn bản đi kèm đã làm cho chế độ thuế đối với các công ty cho thuê tài chính
được cởi mở rất nhiều. Hoạt động cho thuê tài chính không còn phải chịu thuế
giá trị gia tăng, thuế doanh thu và cũng không còn phải chịu hai lần thuế trước
bạ. Tuy nhiên, đối với thiết bị cho thuê tài chính có thuế giá trị gia tăng đầu
vào, Bên thuê phải khấu trừ dần trong suốt thời hạn thuê. Điều này như thể họ
phải thuê luôn cả thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT), trong khi nếu vay vốn
ngân hàng để mua thiết bị họ sẽ được khấu trừ thuế GTGT ngay một lần.
Trong khi đó, các công ty cho thuê tài chính khi mua tài sản cho thuê chỉ
được xuất hoá đơn và thu thuế GTGT theo từng kỳ trả tiền của Bên thuê. Vì
vậy, nên quy định cho công ty tài chính được khấu trừ ngay toàn bộ số thuế
GTGT đã nộp cho bên thuê.
Xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:
* Sau khi mua tài sản và nhận được hoá đơn thuế GTGT từ phía nhà
cung cấp, công ty cho thuê tài chính được sao lại hoá đơn đó đồng thời xác
nhận vào bản sao (nếu cần đề nghị cơ quan thuế chứng nhận) và cung cấp bản
sao hoá đơn thuế này cho bên thuê. Dựa trên hợp đồng thuê và bản sao thuế
đã được xác nhận nói trên, bên thuê sẽ được phép khấu trừ thuế GTGT đầu
vào đối với tài sản đi thuê khi tính thuế GTGT phải nộp.
* Để giúp bên thuê được phép khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tài
sản cho thuê, bên cho thuê được phép phát hành một loại hoá đơn đặc thù
dưới sự quản lý của cơ quan thuế. Số liệu hoá đơn dự kiến phát hành sẽ được
đăng ký với cơ quan thuế. Trên hoá đơn, ngoài những nội dung theo yêu cầu
của cơ quan thuế còn có những nội dung sau:
- Tên hoá đơn (Khác với tên hoá đơn thuế GTGT thông thường).
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
77
- Tên bên cho thuê
- Tên bên thuê
- Giá thiết bị (giá chưa có thuế GTGT)
- Thuế GTGT mà công ty cho thuê tài chính đã trả cho nhà cung cấp
Ghi chú: “Hoá đơn này không dùng để chuyển quyền sở hữu, không
dùng để yêu cầu thanh toán mà chỉ dùng để chuyển cho người thuê quyền
khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tài sản thuê”
Hoá đơn này sẽ được bên cho thuê phát hành cho bên thuê vào thời
điểm mà bên thuê thanh toán khoản tiền thuê đầu tiên. Cùng với hợp đồng
thuê, nó tạo thành căn cứ pháp lý đầy đủ để người thuê được phép khấu trừ
thuế GTGT đầu vào.
* Để bên thuê có thể khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tài sản thuê,
bên thuê phải trực tiếp trả tiền thuế GTGT đó cho nhà cung cấp và sẽ nhận
được hoá đơn thuế GTGT đứng tên mình. Nói cách khác, bên cho thuê trả tiền
thiết bị, còn bên thuê trả tiền thuế GTGT cho nhà cung cấp. Nhà cung cấp
phát hành hai hoá đơn riêng biệt, phần giá cả thiết bị cho bên cho thuê và
phần thuế giá trị gia tăng cho bên thuê.
4.6. Về mức lãi suất:
Thời gian qua lãi suất cho thuê cũng là một vấn đề làm đau đầu các
công ty cho thuê tài chính. Nên chăng, các công ty tập chung vào việc cung
cấp các dịch vụ kèm theo tài sản như là một phương pháp cạnh tranh với các
ngân hàng thương mại. Do đó, dù cho lãi suất cho thuê cao hơn lãi cho vay
trung bình dài hạn 2-3 %/năm thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chấp nhận.
Một số giao dịch cho thuê bằng đồng Việt Nam nên dựa trên cơ sở đảm bảo
bằng USD để lãi suất tương đương với cho thuê bằng USD mới có thể thực
hiện được trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam.
Là một tổ chức tín dụng, các công ty cho thuê tài chính phải chịu sự chi
phối chỉ đạo chung của về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng ứ
đọng vốn trong các Ngân hàng Thương mại đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
78
giữa các tổ chức tín dụng với nhau (các Ngân hàng Thương mại, công ty tài
chính trực thuộc các Tổng công ty lớn của Nhà nước, Công ty Cho thuê tài
chính..., ngoài ra còn có loại hình đầu tư của các công ty bảo hiểm và đặc biệt
là Quỹ Hỗ trợ Đầu tư với mức lãi suất hết sức ưu đãi (khoảng 0,6%/tháng), vô
hình chung đã tạo ra một áp lực nhất định đẩy lãi suất cho vay xuống thấp hơn
nhiều lãi suất trần. Vì vậy, Nhà nước nên có một quy định chống sự phá giá
của lãi suất bởi họ có những thuận lợi riêng.
Trong giai đoạn tạo dựng thị trường thuê mua, các ngân hàng cần mạnh
dạn tìm các phương thức phù hợp để giảm lãi suất tín dụng và giảm các thủ
tục bảo lãnh phiền phức. Ngân hàng nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ
đối với công ty cho thuê tài chính về các khoản tiền cho vay với lãi suất ưu
đãi.
4.7. Chính sách trợ giúp phát triển, tăng cường khả năng tiếp cận
thị trường vốn trong nước và vốn ngoài nước.
Về chính sách trợ giúp phát triển
Thứ nhất, Chính phủ yêu cầu các Bộ, các cơ quan ngang Bộ ban hành
các chính sách, các văn bản hướng dẫn xuống các doanh nghiệp về loại hình
tín dụng mới mẻ này. Nhằm thực hiện việc tuyên truyền cho các doanh nghiệp
trong nước hiểu rõ lợi ích và cách vận dụng cho thuê tài chính nhằm thư được
kết quả cao.
Có thể nói đây chỉ là một hình thức thông tin rộng rãi của các phương
tiện truyền thông, của các chuyên gia trong hoạt động tín dụng, nhưng nó có
một vai trò hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh sự phát triển của thị
trường cho thuê tài chính ở Việt Nam. Tạo điều kiện nâng cao hiểu biết về
hoạt động cho thuê tài chính cho các chủ doanh nghiệp. Như vậy, nên chăng
chúng ta tổ chức các buổi truyền hình, truyền thanh phổ biến các kiến thức cơ
bản về loại hình tín dụng này như đối với việc phổ cập các kiến thức cơ bản
về thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
79
Thứ hai, nhà nước nên nghiên cứu và trực tiếp đưa ra các loại hàng hoá
cho giao dịch cho thuê tài chính bao gồm các khoản mục với các quy định cụ
thể.
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đưa ra giải pháp này bởi vì thực tế
ở các nước áp dụng thành công loại hình cho thuê tài chính, điển hình như ở
Đức, cũng đã phải đưa ra các hàng hoá với các quy định cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả của loại hình hoạt động cho thuê tài chính, tránh hiện trạng hỗn
loạn trong thị trường còn mới mẻ này. Đồng thời tương ứng với mỗi loại sản
phẩm thì Nhà nước có những giúp đỡ về vốn, về kỹ thuật cho các công ty cho
thuê tài chính.
Thứ ba, mở các cuộc hội thảo khoa học có tầm cỡ quốc tế về cho thuê
tài chính nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và đối tác ở nước ngoài.
Đối với nước ta hoạt động cho thuê tài chính hoàn toàn còn mới mẻ
trong khi ở các nước phát triển thì hoạt động này đã thực sự trở thành kênh
huy động vốn trong nền kinh tế. Vì vậy việc mở các hội thảo quốc tế về lĩnh
vực cho thuê tài chính là hoàn toàn có lợi cho chúng ta không những nâng cao
trình độ nghiệp vụ mà còn tạo thanh thế, nâng cao uy tín của chúng ta trên
thương trường quốc tế. Trên cơ sở đó thu hút đầu tư của các công ty cho thuê
tài chính quốc tế và tìm đối tác cho công ty cho thuê tài chính trong nước.
Thứ tư, nhà nước cần có những biện pháp phát triển hoạt động của thị
trường đồ cũ để tạo điều kiện cho việc buôn bán những tài sản thuộc giao dịch
cho thuê hết hợp đồng. Ví dụ như có những quy định cụ thể của hoạt động thị
trường đồ cũ, có chính sách thuế trên tài sản cũ một cách hợp lý...Điều đó
không những thúc đẩy thị trường cho thuê tài chính mà còn thúc đẩy thị
trường hàng hoá cũ phát triển.
Tiếp cận thị trường vốn trong nước:
Việc thu hút đủ một lượng vốn trung và dài hạn từ thị trường vốn trong
nước là một thách thức lớn mà các công ty cho thuê tài chính gặp phải ở
những nước đang phát triển. Nhu cầu về vốn trong nước được đặt ra bởi vì rất
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
80
nhiều người đi thuê không muốn chấp nhận rủi ro về ngoại hối do xuất phát từ
việc thuê các tài sản được mua bằng ngoại tệ, đặc biệt là đối với những công
ty đi thuê mới thành lập, những công ty đi thuê nhỏ hoặc có mục tiêu bán sản
phẩm của mình ở thị trường trong nước. Để giải quyết được vấn đề này, các
công ty cho thuê tài chính cần chú ý xem xét các nguồn tài trợ trong nước
tiềm năng sau:
+ Từ các ngân hàng hay các tổ chức tài chính trong nước.
+ Các khoản tiền gửi có kì hạn của các quỹ tiết kiệm như: Công ty bảo
hiểm, quỹ lương hưu...
+ Từ các thị trường vốn trong nước, thông qua việc phát hành trái
phiếu.
+ Nhận tiền gủi trực tiếp ( kiến nghị với Chính phủ cho phép).
+ Các khoản vay nước ngoài mà có thể chuyển sang VNĐ.
Trong số các nguồn trên thì nguồn vay từ các ngân hàng trong nước là
nguồn quan trọng nhất đối với các công ty cho thuê tài chính. Một trong
những cách để giảm bớt rủi ro khi tiếp cận thị trường vốn trong nước là mời
một ngân hàng địa phương trở thành một trong những cổ đông chính của công
ty và do vậy công ty có thể có một nguồn cung cấp vốn bằng bản tệ một cách
dễ dàng. Công cụ này đã được sử dụng một cách khá thành công ở Inđônêsia,
Thổ Nhĩ Kì, Cộng hoà Séc, Ấn Độ, Gioócđani, Slovenia và Estonia.
Tiếp cận thị trường vốn ngoài nước:
Đối với một số nền kinh tế trong đó có Việt Nam, khi mà việc thu hút
các nguồn tài chính trung dài hạn trong nước trở nên khó khăn thì công ty cho
thuê tài chính vẫn có thể tiếp tục phát triển bằng cách thực hiện các khoản cho
thuê bằng ngoại tệ đối với những nhà xuất khẩu- những người cần nhập khẩu
máy móc thiết bị để mở rộng kinh doanh hàng xuất khẩu. Trong những trường
hợp như vậy, ngân hàng Nhà nước và bản thân các công ty cần phải tiếp cận
và nhờ sự trợ giúp của các tài chính, tín dụng quốc tế ( như IFC-International
Financial Company) để thu hút các khoản vay bằng ngoại tệ.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
81
4.8. Thành lập loại hình bảo hiểm tín dụng
Hiện nay ở Việt Nam chưa có dịch vụ bảo hiểm tín dụng nhằm phục vụ
cho hoạt động thuê mua tài chính và theo các chuyên gia trong ngành tài
chính thì điều này đang cản trở các công ty cho thuê tài chính mới phôi thai
hoạt động theo đúng nguyên tắc quốc tế.
Bảo hiểm tín dụng là loại hình bảo hiểm dành cho các ngân hàng, các
công ty tài chính hay các công ty cho thuê tài chính..., nhằm đảm bảo sẽ bồi
thường cho các tổ chức cho vay này trong trường hợp khách hàng của họ gặp
ruỉ ro, không có khả năng hoàn lại được số tiền đã vay. Cho đến nay, loại hình
bảo hiểm này chưa một lần xuất hiện ở Việt Nam mặc dù trong điều kiện
hiện nay, khi các hoạt động tín dụng hoạt động mạnh mẽ, loại hình bảo hiểm
này ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng và tính cấp thiết của nó. Cũng chính
vì không có bảo hiểm thuê mua tài chính mà các công ty cho thuê tài chính ở
Việt Nam buộc phải tự bảo hiểm cho mình bằng cách yêu cầu khách hàng
phải thế chấp hoặc được bảo lãnh. Nhưng vấn đề là ở chỗ, theo tiêu chuẩn
quốc tế, thuê mua tài chính là một loại hình tín dụng không kèm theo bất cứ
điều kiện thế chấp hay tín chấp nào. Vì vậy, có thể nói rằng, để tự hạn chế rủi
ro trong hoạt động kinh doanh của mình, các công ty cho thuê tài chính ở Việt
Nam đang hoạt động xa rời với những nguyên tắc cơ bản của nghiệp vụ này.
Đồng thời, sự cố gắng của các công ty cho thuê tài chính trong việc hạn chế
rủi ro bằng cách yêu cầu khách hàng phải thế chấp hay tín chấp cũng có thể
chẳng đem lại lợi ích gì vì chẳng thể nào mà biết được những gì mà khách
hàng đem ra thế chấp đã được bảo hiểm hay chưa.
Theo các chuyên ra trong ngành bảo hiểm thì nguyên nhân của việc
chưa có loại hình bảo hiểm tín dụng ở Việt Nam là các công ty bảo hiểm
trong nước còn chưa đủ già dặn để cung cấp nghiệp vụ bảo hiểm khá phức tạp
này. Đồng thời, các công ty bảo hiểm nước ngoài cũng không đủ can đảm để
tham gia vào thị trường bảo hiểm tín dụng cho các ngân hàng và công ty tài
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
82
chính của Việt Nam vì họ không có điều kiện thẩm định khách hàng đi vay
một cách kỹ càng.
Để khắc phục tình trạng này chúng ta nên thực hiện theo hai hướng
sau:
- Biện pháp trước mắt: Thành lập một quỹ giúp đỡ các công ty cho thuê
tài chính trong trường hợp gặp rủi ro. Đây là một giải pháp hữu hiệu để khắc
phục khó khăn trong khi còn chưa có dịch vụ bảo hiểm tín dụng ở Việt Nam.
- Biện pháp lâu dài: Nhanh chóng phát triển hệ thống tài chính, ngân
hàng một cách hoàn chỉnh để phục vụ cho hoạt động thẩm định các khách
hàng đi vay. Cần phải phát triển, đào tạo đội ngũ các chuyên gia thẩm định có
trình độ, có đạo đức, có khả năng tiến hành những đánh giá cẩn thận và kỹ
càng đối với tình hình tài chính của người đi vay. Ngoài ra, để phục vụ tốt cho
công tác thẩm định cũng cần xây dựng một ngân hàng thông tin và hệ thống
thông tin công nghệ, thông tin rủi ro trong hoạt động tài trợ thuê mua tài
chính.
4.9. Thiết lập thị trường mua bán thiết bị cũ:
Cần thiết lập một thị trường mua bán máy móc thiết bị cũ từ các nguồn
sẵn có trong nước để các công ty cho thuê tài chính có thể bán những máy
móc thiết bị cũ, hoặc tài sản cho thuê sau khi đáo hạn hợp đồng nhưng vẫn
còn giá trị sử dụng (hay đã bị lỗi thời so với công nghệ tiến tiến nhưng còn
phù hợp với nhu cầu của một số khách hàng ở những địa phương nào đó) đến
đúng với người cần chúng. Trong nhiều trường hợp, khi người đi thuê đã thuê
tài sản nhưng đến một thời điểm nào đó trong thời hạn thuê lại không có đủ
khả năng thanh toán nốt số tiền thuê còn lại thì người cho thuê sẽ thu tài sản
cho thuê về. Nếu không có một thị trường mua bán máy móc thiết bị cũ thì rất
có thể công ty cho thuê tài chính không thể thu hồi vốn bởi vì tài sản đó đã
quá cũ, không thể tiếp tục cho thuê được nữa.
4.10. Một số kiến nghị, giải pháp khác:
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
83
* Thực hiện rộng rãi cơ chế đồng tài trợ của các ngân hàng trong
triển khai dịch vụ cho thuê tài chính với các lý do:
- Đồng tài trợ sẽ tạo ra khả năng tài chính mạnh hơn. Thực hiện quy
chế này, ngân hàng có thể tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, đem lại lợi ích
kinh tế-xã hội cao.
- Tránh được các ràng buộc về quy mô tài trợ, hạn chế được rủi ro.
- Dễ thực hiện được tái thuê mua với các tổ chức tài chính quốc tế.
* Các ngân hàng nên hợp tác chặt chẽ với các công ty tư vấn để thẩm
định dự án ngay từ lúc dự án mới hình thành. Các ngân hàng nên tài trợ cho
công tác tư vấn để rút ngắn thời gian hình thành dự án, giá cả thiết bị hợp lý
và giải pháp tài chính phù hợp với khả năng của cả ngân hàng và doanh
nghiệp.
* Theo kinh nghiệm của Đức- nước có nền công nghiệp cho thuê tài
chính phát triển mạnh mẽ thì nhà nước ta nên khuyến khích thành lập các
công ty cho thuê tài chính liên doanh, vì như vậy sẽ làm tăng thêm tiềm lực
của các công ty cho thuê tài chính làm cho việc xử lý các dự án cho thuê dễ
dàng và có hiệu quả hơn, như vậy cũng có thể tiếp nhận các hợp đồng cho
thuê có quy mô lớn hơn. Chúng ta cũng nên ban hành các Nghị định trực
tiếp điều chỉnh việc thanh toán tiền thuê. Ngoài ra, nếu có thể, chúng ta có
thể vốn hoá tài sản đi thuê vào Bảng cân đối tài sản của người đi thuê và
chi phí đi thuê sẽ được khấu trừ vào thuế.
Để hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính thì về phía các công ty cho
thuê tài chính và các doanh nghiệp đi thuê cũng cần có những giải pháp thích
hợp thì mục đích của việc hoàn thiện mới có hiệu qủa.
Do cho thuê tài chính là một hoạt động kinh doanh rủi ro bởi vì bản
chất đây cũng là một hình thức cấp tín dụng. Muốn đạt được thành công trong
lĩnh vực này, công ty cho thuê tài chính cần phải tuân thủ các nguyên tắc cho
thuê và thực hiện một số các biện pháp nhằm tự hạn chế mức độ rủi ro như
sau:
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
84
Thiết lập sự cân đối trong hoạt động kinh doanh cho thuê:
- Nhà tài trợ cần thiết lập một cơ cấu cân đối giữa nguồn vay và tài trợ,
thể hiện trên hai mặt:
+ Cần đảm bảo sự ăn khớp chính xác giữa thời hạn của các nguồn vốn
vay và thời hạn của các hợp đồng tài trợ.
+ Xây dựng một cơ cấu lãi suất tài trợ phù hợp với lãi suất huy động
vốn, để nguồn thu từ phí tài trợ có thể đủ trang trải cho các khoản chi phí, dụe
phòng và có lợi nhuận ở mức hợp lý.
- Các nhà tài trợ nhỏ cần tránh tập trung vốn của mình vào một khách
hàng hay một giao dịch lớn. Điều này sẽ rất nguy hiểm, bởi nếu khách hàng
này mất khả năng chi trả thì giao dịch sẽ bị phá vỡ và người cho thuê có thể bị
phá sản theo khách hàng. Vì vậy, nếu nhận được những yêu cầu cho thuê
ngoài khả năng nguồn tài trợ của mình thì công ty nên giới thiệu những giao
dịch đó cho các nhà tài trợ lớn để hưởng hoa hồng.
Đánh giá định kỳ mức độ an toàn của các giao dịch:
Nhà tài trợ cần tiến hành đánh giá các giao dịch tài trợ theo định kỳ.
Những nội dung cần đánh giá là:
- Đánh giá độ lớn của hợp đồng tài trợ so với giá trị tài sản có và doanh
số hoạt động của khách hàng.
- Đánh giá khả năng trả tiền thuê của khách hàng trong từng giai đoạn
và sự tồn tại của họ trong thời hạn hợp đồng.
- Đánh giá người bảo lãnh ở tại thời điểm đó để xem xem khả năng của
họ so với những cam kết mà họ đã đưa ra.
Thiết lập sự bảo đảm:
- Công ty cho thuê tài chính thành lập quỹ dự phòng bằng cách trích lợi
nhuận hàng năm đưa vào quỹ này và nghiêm chỉnh tuân thủ quy chế sử dụng
quỹ đã được Nhà nước quy định đối với các định chế tài chính.
- Thực hiện các nghiệp vụ tự bảo hiểm bằng cách tạo ra sự bảo hiểm
cho các hoạt động kinh doanh từ tổ chức mẹ, hoặc nếu công ty thuê mua tài
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
85
chính là công ty lớn thì có thể thành lập một chi nhánh chuyên đảm nhiệm
việc bảo hiểm cho nó.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm chéo giữa các công ty cùng ngành
hay với các nhà cung cấp thiết bị để phân tán rủi ro trong kinh doanh.
Nhìn chung, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các hoạt động kinh
doanh cho thuê, công ty thuê mua tài chính cần áp dụng các biện pháp tự bảo
hiểm một cách nghiêm ngặt.
Ngoài ra đối với bản thân các bên cho thuê và bên thuê còn có một số
biện pháp sau:
* Các công ty cho thuê tài chính cần xây dựng một hệ thống các nhà
cung cấp thiết bị (nhất là bán thiết bị trả chậm). Tổ chức mạng lưới đại lý dịch
vụ nhằm tăng khả năng tiếp thị và chất lượng phục vụ, giảm phí quản lý tài
sản, giảm rủi ro.
* Các công ty cho thuê tài chính cần thiết lập quy chế làm việc, quy
trình nghiệp vụ phù hợp với bản chất của công tác cho thuê tài chính, để vừa
kiểm soát được tài sản cho thuê với tư cách là người sở hữu pháp lý, vừa phục
vụ tốt cho bên thuê. Bản thân các công ty cho thuê tài chính cũng phải có
những nỗ lực để kiện toàn tổ chức và tăng cường đào tạo nghiệp vụ chuyên
môn, xây dựng đội ngũ cán bộ thông thạo về nghiệp vụ cho thuê tài chính, am
hiểu về chuyên môn máy móc thiết bị cho thuê.
* Các công ty cho thuê tài chính nên thành lập một phòng Marketing để
thực hiện công tác Market và các hoạt động quảng cáo giới thiệu để đưa hoạt
động mới mẻ này giới thiệu với mọi người và các doanh nghiệp. Vì trên thực
tế ở Việt Nam, nhiều người còn chưa biết cho thuê tài chính là gì và sự hiểu
biết của bản thân các doanh nghiệp về hoạt động này cũng chưa thật sự thông
tường dẫn đến tâm lý ngại tiếp xúc. Nếu thực hiện được tốt công tác này thì
chắc chắn sẽ phát triển được hoạt động kinh doanh của công ty và vô hình
chung cũng đem lại lợi ích cho toàn ngành. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà
nước cũng nên có biện pháp hỗ trợ kết hợp để tăng cường hoạt động tuyên
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt
Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
86
truyền giới thiệu hoạt động cho thuê tài chính với các doanh nghiệp. Bản thân
các doanh nghiệp cũng nên tự tìm hiểu để tìm ra kênh huy động vốn hiệu quả
nhất cho doanh nghiệp của mình.
* Trong giao dịch thuê tài chính, doanh nghiệp đi thuê nên chú ý một
số vấn đề:
- Doanh nghiệp nên chú trọng thuê các tài sản tạo giá trị gia tăng cao,
có hiệu quả thiết thực đến dự án phát triển của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đi thuê nên lựa chọn phương thức thuê mua thuần vì
mức độ rủi ro thấp, các bên trong giao dịch có trách nhiệm cao.
- Doanh nghiệp nên có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức giám định
chất lượng để có những thông tin chính xác về tình trạng kỹ thuật, công nghệ
của máy móc, thiết bị được cung cấp trong hợp đồng thuê mua tài chính.
- Doanh nghiệp cũng nên tuân thủ các quy định của pháp luật về cho
thuê tài chính để bảo đảm được quyền lợi pháp lý của mình khi có vấn đề phát
sinh trong khi thuê tài sản.
* Trong giai đoạn đầu, để hạn chế rủi ro, cả hai bên (bên thuê và bên
cho thuê) cần tập trung thực hiện các giao dịch với giá trị nhỏ (vài trăm ngàn
USD), tài sản thuê thuộc loại dễ chuyển động (phương tiện vận tải, thiết bị thi
công, thiết bị lẻ...), giá cả ít biến động trên thị trường, có giá trị sử dụng
không lâu lắm, được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Ch¬ng III: Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn chÕ ®é cho thuª tµi chÝnh ë ViÖt Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
87
KẾT LUẬN
Cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng có rất nhiều ưu thế so
với các hình thức cấp tín dụng khác, đem lại những lợi ích không nhỏ cho nền
kinh tế và các bên tham gia quan hệ cho thuê tài chính. Qua phân tích cho thấy
đây là một hoạt động cấp tín dụng rất phù hợp với những đặc thù của nền kinh
tế Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động cho thuê tài chính chưa phát triển mạnh mẽ,
chưa phát huy hết khả năng, vai trò của nó đối với nền kinh tế ta do nhiều
nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến là nguyên
nhân chế độ cho thuê tài chính chưa thực sự hoàn thiện, hành lang pháp lý còn
thiếu đồng bộ, còn nhiều điểm chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế. Để
khuyến khích hoạt động cho thuê tài chính phát triển và đảm bảo việc quản lý
Nhà nước đối với hoạt động này cần thiết phải nhanh chóng hoàn thiện quy chế
pháp lý điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế và
điều kiện kinh tế – xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Với đóng góp nhỏ bé của mình qua khoá luận này, em hy vọng sẽ hữu
ích phần nào cho ngành công nghiệp cho thuê tài chính đang phát triển hết sức
khiêm tốn ở nước ta, cũng mong nhận được ý kiến quý báu từ các thầy cô giáo
và những người quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn được hoàn thiện hơn
nữa.
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2002
Sinh viên
Nguyễn Phương Huyền
Ch¬ng III: Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn chÕ ®é cho thuª tµi chÝnh ë ViÖt Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 Về tổ chức và hoạt động
của công ty Cho thuê tài chính.
3. Thông tư số 08/2001/TT- NHNN ngày 6/9/2001 Hướng dẫn thực hiện
Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của công ty Cho thuê tài chính.
4. Nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/1998 của Chính phủ ban hành vốn
pháp định của các tổ chức tín dụng.
5. Nghị định số 64 / CP ngày 9/ 10/ 1995 Ban hành Quy chế Tạm thời về
Tổ chức và hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính tại Việt Nam.
6. Thông tư của Bộ Tài Chính số 49/1999/TT/BTC ngày 6/5/1999 Hướng
dẫn thực hiện luật thuế GTGT đối với hoạt động Cho thuê tài chính.
7. Quyết định của thống đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam số 222/ QĐ-
NH2 ngày 14/7/1997 Về việc bổ sung , sửa đổi một số tài khoản vào hệ
thống tài khoản kế toán các tổ chức Tín dụng.
8. Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 03/ TT- NH2 ngày
14/7/1997 hướng dẫn hạch toán Nghiệp vụ Cho thuê tài chính.
9. Tài liệu “ Các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động Cho thuê tại Việt
Nam ( Tài liệu cho Hội thảo về hoạt động cho thuê ngày 27/3/1996, do
Công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng ngoại thương cung cấp).
10. Mạnh Tiến- Cho thuê tài chính một hướng đi mới (Tạp chí Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam số 8/1998).
11. Th.s Vũ Quốc Trung – Một số vấn đề trong hoạt động cho thuê tài chính
ở Việt Nam (Tạp chí Ngân hàng số 3/2000).
Ch¬ng III: Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn chÕ ®é cho thuª tµi chÝnh ë ViÖt Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
89
12. Trần Quốc Quýnh – Vì sao công ty cho thuê tài chính Nhật Bản (JLC)
bị phá sản (Tạp chí Ngân hàng Ngoại Thương số 4/1998).
13. Vũ Hà Cường- “ Thị phần hoạt động của các công ty cho thuê tài chính
còn nhỏ” ( Báo TBKTVN, 26/3/2001).
14. Anh Thi- “ Cho thuê tài chính còn xa lạ- Hành lang pháp lý chưa thuận
cho hoạt động” (TBKTVN, 19/2/2001).
15. Anh Thi- “Ký kết ba hợp đồng cho thuê tài chính mới” (TBKTVN,
18/4/2001).
16. Đoàn Thanh Hà- “ Cho thuê tài chính- Giải pháp về vốn để đổi mới công
nghệ cho các doanh nghiệp” (Tạp chí TÀI CHÍNH số 11(433)-2000,
trang 25 ).
17. Vũ Hà Cường- “ Kích thích cho thuê tài chính” (Tạp chí TÀI CHÍNH số
5 (439)-2001, trang 41).
18. Đoàn Thanh Hà- “ Đi tìm lời giải cho hoạt động cho thuê tài chính ở Việt
Nam hiện nay” (Tạp chí TÀI CHÍNH số 10 ( 444)-2001, trang 38).
19. Th.s Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó vụ trưởng các định chế tài chính,NHNN
Việt Nam – Vai trò của công nghệ cho thuê đối với công cuộc phát triển
kinh tế và khuôn khổ pháp luật đối với hoạt động cho thuê tài chính tại
Việt Nam – Bài phát biểu tại Hội thảo về “Bảo hiểm hoạt động Ngân
hàng và Cho thuê tài chính” do công ty Bảo hiểm Swire và NHNN đồng
tổ chức, Hà Nội 5/9/1996.
20. Đoàn Xuân Thanh- phó giám đốc Công ty cho thuê tài chính Việt Nam-
Tình hình cho thuê tài chính ở Việt Nam và ở công ty cho thuê tài chính
Ngân hàng Ngoại Thương, Đánh giá thực trạng và các kiến nghị về mặt
pháp lý.( Tài liệu lưu hành nội bộ công ty, năm 2001).
21. Bộ kế hoạch và đầu tư- Viện chiến lược phát triển- Một số ý kiến về định
hướng Công nghiệp hoá- hiện đại hoá của Việt Nam đến 2020- 10/1996.
Ch¬ng III: Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn chÕ ®é cho thuª tµi chÝnh ë ViÖt Nam
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D
90
22. Hoàng Thị Mai Hạnh, “ Cho thuê tài chính ở Hàn Quốc và giải pháp
đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam”, tài liệu của trường
Đại học Ngoại Thương.
23. Shawn D. Halladay, Sudhir P. Amembal – “The Hand-Book of
Equipmant Leasing”. Copyright 1995.P.R.E.P Institute of America,
Inc.Publisher Press.Utah.Volumn 1&2.
24. Asian Development Bank – LEASING in Developing Asia. Volumn
1&2.
25. Leasing in Emerging Markets ( Excutive Summary by Laurence
W.Carter, Teresa Barge, and Irving Kuczynski, order from the World
Bank Bookstore, 17/1/2000).
26. German Leasing market – Global situation in 2001 and prospects for
2002 & German leasing market-Customers and leasing assets.
(
verband.de/dbview/owa/assdoc.dpreview?pdid=656, 04/07/2002).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn-Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam.pdf